Mộc bản triều Nguyễn một cách tiếp cận khác
"Xứ Hoàng Sa rất là hiểm yếu"
Tôi hỏi thăm Lê Khắc Niên thông qua cô gái hướng dẫn viên Lê Thị Lan. Lan nói: "Anh có thể gọi vào số máy...". Tôi bấm điện thoại. Đầu dây bên kia, Niên vui vẻ: "Buổi sáng, anh em ta ra càphê chắc thú vị hơn đấy!".
Tôi vui vẻ nhận lời mời của Niên - chàng trai còn khá trẻ, nhưng có thể nói anh hiện là một trong số ít người chuyên sâu nghiên cứu mộc bản triều Nguyễn tại Đà Lạt (Niên học ngành Hán Nôm tại Đại học Tổng hợp Huế). Niên không quên mang cho tôi những tài liệu cần thiết, trong đó có những bài viết mới nhất mang tính nghiên cứu khoa học của anh.
Vừa gặp Niên, tôi hỏi ngay: "Về vấn đề chủ quyền Hoàng Sa, từ trước đến nay, đã có nhiều nhà khoa học tiếp cận để khai thác và chứng minh từ khối tư liệu mộc bản triều Nguyễn này chưa?".
Niên nói: "Tôi là một trong số ít cán bộ tiếp cận kho tư liệu mộc bản ngay trong những ngày đầu thành lập Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV vào năm 2006 (còn trước đó, nó như "đống củi khô" chất trong kho của biệt điện Trần Lệ Xuân như trên vừa đề cập) và cũng là người có nhiệm vụ "trông coi" những giá trị khoa học của các tài liệu ấy từ đó đến... vừa rồi (hiện Niên đã chuyển sang làm việc ở một cơ quan khác).
Là người từng làm hướng dẫn viên cho du khách và các đoàn khách tham quan và tiếp cận mộc bản, nhưng từ trước đến giờ, tôi chưa thấy có nhà khoa học nào đặt vấn đề về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa thông qua con đường khoa học từ kho tàng mộc bản triều Nguyễn hiện đang lưu giữ tại trung tâm".
Vừa nói, anh vừa chứng minh cho tôi thấy: "Trong kho tàng mộc bản vô giá này, bản dịch ở quyển 165 - Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ - có ghi rõ: "Cương giới mặt biển nước ta có xứ Hoàng Sa rất là hiểm yếu. Trước kia đã phái vẽ bản đồ, nhưng do hình thể nó xa rộng nên mới chỉ vẽ được một nơi, nhưng cũng chưa rõ ràng. Hằng năm nên phái người đi dò xét cho khắp để thuộc đường biển. Xin từ năm nay trở về sau, mỗi khi đến hạ tuần tháng giêng, chọn phái biền binh thủy quân và vệ giám thành đáp một chiếc thuyền ô, nhằm thượng tuần tháng hai thì đến Quảng Ngãi, yêu cầu hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định thuê bốn chiếc thuyền của dân, hướng dẫn đi ra đúng xứ Hoàng Sa.
Không cứ là đảo nào, hòn nào, bãi cát nào, khi thuyền đi đến, cũng xem xét xứ ấy chiều dài, chiều ngang, chiều cao, chiều rộng, chu vi và nước biển bốn bên xung quanh nông hay sâu, có bãi ngầm, đá ngầm hay không, hình thế hiểm trở, bình dị thế nào, phải tường tất đo đạc, vẽ thành bản đồ...".
Cũng thông qua tư liệu về mộc bản mà cử nhân Lê Khắc Niên có trong tay thì trong "Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ", bản dịch ở quyển 154 còn nhắc đến chuyện "Dựng đền thờ thần ở đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi" và chép: "Hoàng Sa ở hải phận Quảng Ngãi, có một chỗ nối cồn cát trắng, cây cối xanh um, giữa cồn cát có giếng, phía tây nam có miếu cổ, có tấm bài khắc bốn chữ "Vạn lý ba bình" (cồn bạch sa (cát trắng) chu vi 1.070 trượng, tên cũ là núi Phật Tự, bờ đông, tây, nam đều đá san hô, sừng sững nổi lên, chu vi 340 trượng, cao một trượng ba thước, ngang với cồn cát gọi là Bàn Than thạch). Năm ngoái vua toan dựng miếu lập bia ở chỗ ấy, bỗng vì sóng gió không làm được.
Đến đây mới sai cai đội thủy quân là Phạm Văn Nguyên đem lính thợ giám thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định chuyên chở vật liệu đến dựng miếu (cách tòa miếu cổ bảy trượng). Bên tả miếu dựng bia đá, phía trước miếu xây bình phong. Mười ngày làm xong rồi về...".
Dẫn cho tôi thấy về vấn đề chủ quyền quần đảo Hoàng Sa được thể hiện trong "Đại Nam thực lục" mà kho mộc bản của triều Nguyễn hiện đang còn lưu giữ tại Đà Lạt nhắc đến, Lê Khắc Niên giải thích thêm: "Kho tài liệu mộc bản này có niên đại trên 200 năm. Trong đó, "Đại Nam thực lục" là bộ sách ghi chép lịch sử Việt Nam thời Nguyễn từ Chúa Nguyễn Hoàng đến Vua Khải Định. Đây là bộ sách có tính chân thực cao, là điều mà từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước đã khẳng định".
Nghe Lê Khắc Niên nói, tôi nghĩ bụng: Trước một vấn đề cực kỳ hệ trọng như thế này, các nhà khoa học chuyên ngành không thể không vào cuộc. Phần mình, tôi chỉ dám ghi lại những điều này để tham khảo mà thôi. Và, việc "vào cuộc" của các nhà khoa học chuyên ngành cũng chính là việc làm tôn thêm giá trị của kho tàng mộc bản triều Nguyễn sau khi được Uỷ ban Tư vấn quốc tế thuộc Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO công nhận là di sản tư liệu và xếp vào danh mục Chương trình "Ký ức thế giới" (Memory of the world) tại phiên họp diễn ra từ 29 - 31.7 vừa rồi.
Lao Động số 177 Ngày 07/08/2009 Cập nhật:
8:26 AM, 07/08/2009
Bản in giấy dó mộc bản triều Nguyễn. |
(LĐ)
- Vào những ngày đầu tháng 8 này, thông tin Uỷ ban Tư vấn quốc tế thuộc
Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO công nhận mộc bản triều Nguyễn
của Việt Nam là di sản tư liệu và xếp vào Danh mục chương trình Ký ức
thế giới đã khiến dư luận đặc biệt quan tâm.
Nhớ
ra là trên các diễn đàn, đã có một số bài viết về những tấm mộc bản
triều Nguyễn đang được lưu giữ tại Đà Lạt (Lâm Đồng), vậy thì trước sự
kiện này, tôi nên tiếp cận vấn đề ở một góc độ nào đây?
Theo gợi ý của cử nhân Lê Khắc Niên - một trong số ít người đầu tiên tiếp cận mộc bản triều Nguyễn sau năm 1975 dưới góc độ khoa học, tôi đã có hướng quan tâm khác: Vấn đề chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa qua mộc bản triều Nguyễn.
Theo gợi ý của cử nhân Lê Khắc Niên - một trong số ít người đầu tiên tiếp cận mộc bản triều Nguyễn sau năm 1975 dưới góc độ khoa học, tôi đã có hướng quan tâm khác: Vấn đề chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa qua mộc bản triều Nguyễn.
Buổi sáng ngày 5.8, tôi đến Trung tâm Lưu trữ quốc
gia IV tại Đà Lạt (thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước). Trung tâm
tọa lạc trên một quả đồi đắc địa ở thành phố cao nguyên sương mù Đà Lạt
- nơi nguyên là biệt điện Trần Lệ Xuân và sau đó là Bảo tàng Sắc tộc
Tây Nguyên.
Hành trình của những bản khắc gỗ
Đây là lần đầu tiên tôi đến Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV tại Đà Lạt. Và có lẽ vì lần đầu tiên nên tôi đã thực sự choáng ngợp trước những hiện vật được lưu giữ tại đây. Đó là những tài liệu tiêu biểu như mộc bản triều Nguyễn, phông tòa khâm sứ Trung Kỳ, phông tòa đại biểu Chánh phủ Trung nguyên Trung phần...
Theo thông tin của thạc sĩ Phạm Thị Huệ - Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV - cung cấp cho tôi: Tài liệu Hán Nôm thuộc triều Nguyễn bao gồm nhiều dạng, như: Châu bản, mộc bản, địa bạ, sách chính văn, chính sử, địa chí, thực lục...
"Tuy nhiên, điều đáng nói là cùng với sự suy tàn của triều Nguyễn trong lịch sử thì chữ Hán Nôm cũng đã rơi rụng dần và vì thế, những tài liệu bằng chữ Hán Nôm của triều Nguyễn cũng dần bị lãng quên. Và tại Đà Lạt, suýt nữa thì kho mộc bản triều Nguyễn này bị... tan biến thành tro; vì sau bảy lăm, nó được mang ra làm... củi đun" - thạc sĩ Pham Thị Huệ nói.
"Mộc bản triều Nguyễn là những bản gỗ khắc ngược chữ Hán và chữ Nôm dùng để in sách, tài liệu... được dùng phổ biến dưới triều Nguyễn. Vào năm 1960, nhiều tài liệu Hán Nôm và mộc bản quý hiếm này được chuyển từ cố đô Huế vào kinh đô Hoàng triều cương thổ Đà Lạt" - vừa đưa tôi đi tham quan qua các phòng trưng bày, cô Lê Thị Lan - phiên dịch tiếng Anh thuộc tổ công bố và giới thiệu của trung tâm - vừa nói.
Lan cho biết: "Sau một thời gian trùng tu, khu biệt điện Trần Lệ Xuân ngày trước đã trở thành Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, gồm 3 biệt thự: Hồng Ngọc, Bạch Ngọc và Lan Ngọc - nơi trước đây làm nơi giải trí của gia đình Trần Lệ Xuân và các tướng tá... Hiện tại, hệ thống trưng bày ở đây được chia thành hai mảng chuyên đề lớn: Lưu trữ Việt Nam từ năm 1962 đến nay (lịch sử ngành lưu trữ Việt Nam) và miền Trung - Tây Nguyên trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Mộc bản triều Nguyễn là mảng lưu trữ được xem là rất đặc sắc nằm trong chuyên đề thứ hai".
Cũng theo thông tin từ cô gái hướng dẫn viên này thì khi làm Quốc trưởng của Chính phủ thuộc Pháp, Vua Bảo Đại (trước đó) đã chọn Đà Lạt làm "Hoàng triều cương thổ". Năm 1960, toàn bộ những mộc bản ở cố đô Huế đã được chuyển vào Đà Lạt. Khi mới chuyển vào, kho tàng mộc bản được cất giữ tại Nha Ngân khố và sau đó được chuyển đến nhà dòng Chúa Cứu thế. Đến năm 1983, toàn bộ số mộc bản còn lại (khoảng hơn 32.000 bản, đã "rơi rụng" làm củi đun khoảng trên 20.000 bản) được chuyển về biệt điện Trần Lệ Xuân, nay là Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV.
Tuy không thật đầy đủ, nhưng những gì còn lại của kho mộc bản này vẫn chứng tỏ sự vô giá của nó: Bộ sách sử nổi tiếng "Đại Nam thực lục" được biên soạn và khắc in trong vòng 88 năm (1821 - 1909); bộ "Hoàng Việt luật lệ" (còn gọi là bộ luật Gia Long) được Vua Gia Long cho ban hành năm 1815 được xem là một trong hai bộ luật nổi tiếng nhất của thời phong kiến Việt Nam (cùng với bộ luật Hồng Đức thời Lê)... Hiện bản gốc của hai bộ tác phẩm này vẫn đang còn lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV.
Rồi nữa, từ kho mộc bản này cho thấy, nơi đây đang còn lưu giữ những bộ sách của những bậc danh thần hoặc các "cơ quan" triều Nguyễn như các bộ thơ văn Ngự chế thi sơ tập, Ngự chế văn tam tập, Ngự chế Việt sử tổng vịnh tập...
Và, đăc biệt, cũng tại kho mộc bản đang lưu giữ này còn chứa đựng một thông tin cực kỳ quan trọng: Vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa!
Hành trình của những bản khắc gỗ
Đây là lần đầu tiên tôi đến Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV tại Đà Lạt. Và có lẽ vì lần đầu tiên nên tôi đã thực sự choáng ngợp trước những hiện vật được lưu giữ tại đây. Đó là những tài liệu tiêu biểu như mộc bản triều Nguyễn, phông tòa khâm sứ Trung Kỳ, phông tòa đại biểu Chánh phủ Trung nguyên Trung phần...
Theo thông tin của thạc sĩ Phạm Thị Huệ - Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV - cung cấp cho tôi: Tài liệu Hán Nôm thuộc triều Nguyễn bao gồm nhiều dạng, như: Châu bản, mộc bản, địa bạ, sách chính văn, chính sử, địa chí, thực lục...
"Tuy nhiên, điều đáng nói là cùng với sự suy tàn của triều Nguyễn trong lịch sử thì chữ Hán Nôm cũng đã rơi rụng dần và vì thế, những tài liệu bằng chữ Hán Nôm của triều Nguyễn cũng dần bị lãng quên. Và tại Đà Lạt, suýt nữa thì kho mộc bản triều Nguyễn này bị... tan biến thành tro; vì sau bảy lăm, nó được mang ra làm... củi đun" - thạc sĩ Pham Thị Huệ nói.
"Mộc bản triều Nguyễn là những bản gỗ khắc ngược chữ Hán và chữ Nôm dùng để in sách, tài liệu... được dùng phổ biến dưới triều Nguyễn. Vào năm 1960, nhiều tài liệu Hán Nôm và mộc bản quý hiếm này được chuyển từ cố đô Huế vào kinh đô Hoàng triều cương thổ Đà Lạt" - vừa đưa tôi đi tham quan qua các phòng trưng bày, cô Lê Thị Lan - phiên dịch tiếng Anh thuộc tổ công bố và giới thiệu của trung tâm - vừa nói.
Lan cho biết: "Sau một thời gian trùng tu, khu biệt điện Trần Lệ Xuân ngày trước đã trở thành Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, gồm 3 biệt thự: Hồng Ngọc, Bạch Ngọc và Lan Ngọc - nơi trước đây làm nơi giải trí của gia đình Trần Lệ Xuân và các tướng tá... Hiện tại, hệ thống trưng bày ở đây được chia thành hai mảng chuyên đề lớn: Lưu trữ Việt Nam từ năm 1962 đến nay (lịch sử ngành lưu trữ Việt Nam) và miền Trung - Tây Nguyên trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Mộc bản triều Nguyễn là mảng lưu trữ được xem là rất đặc sắc nằm trong chuyên đề thứ hai".
Cũng theo thông tin từ cô gái hướng dẫn viên này thì khi làm Quốc trưởng của Chính phủ thuộc Pháp, Vua Bảo Đại (trước đó) đã chọn Đà Lạt làm "Hoàng triều cương thổ". Năm 1960, toàn bộ những mộc bản ở cố đô Huế đã được chuyển vào Đà Lạt. Khi mới chuyển vào, kho tàng mộc bản được cất giữ tại Nha Ngân khố và sau đó được chuyển đến nhà dòng Chúa Cứu thế. Đến năm 1983, toàn bộ số mộc bản còn lại (khoảng hơn 32.000 bản, đã "rơi rụng" làm củi đun khoảng trên 20.000 bản) được chuyển về biệt điện Trần Lệ Xuân, nay là Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV.
Tuy không thật đầy đủ, nhưng những gì còn lại của kho mộc bản này vẫn chứng tỏ sự vô giá của nó: Bộ sách sử nổi tiếng "Đại Nam thực lục" được biên soạn và khắc in trong vòng 88 năm (1821 - 1909); bộ "Hoàng Việt luật lệ" (còn gọi là bộ luật Gia Long) được Vua Gia Long cho ban hành năm 1815 được xem là một trong hai bộ luật nổi tiếng nhất của thời phong kiến Việt Nam (cùng với bộ luật Hồng Đức thời Lê)... Hiện bản gốc của hai bộ tác phẩm này vẫn đang còn lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV.
Rồi nữa, từ kho mộc bản này cho thấy, nơi đây đang còn lưu giữ những bộ sách của những bậc danh thần hoặc các "cơ quan" triều Nguyễn như các bộ thơ văn Ngự chế thi sơ tập, Ngự chế văn tam tập, Ngự chế Việt sử tổng vịnh tập...
Và, đăc biệt, cũng tại kho mộc bản đang lưu giữ này còn chứa đựng một thông tin cực kỳ quan trọng: Vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa!
Mộc bản triều Nguyễn hiện đang được lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, Đà Lạt. |
"Xứ Hoàng Sa rất là hiểm yếu"
Tôi hỏi thăm Lê Khắc Niên thông qua cô gái hướng dẫn viên Lê Thị Lan. Lan nói: "Anh có thể gọi vào số máy...". Tôi bấm điện thoại. Đầu dây bên kia, Niên vui vẻ: "Buổi sáng, anh em ta ra càphê chắc thú vị hơn đấy!".
Tôi vui vẻ nhận lời mời của Niên - chàng trai còn khá trẻ, nhưng có thể nói anh hiện là một trong số ít người chuyên sâu nghiên cứu mộc bản triều Nguyễn tại Đà Lạt (Niên học ngành Hán Nôm tại Đại học Tổng hợp Huế). Niên không quên mang cho tôi những tài liệu cần thiết, trong đó có những bài viết mới nhất mang tính nghiên cứu khoa học của anh.
Vừa gặp Niên, tôi hỏi ngay: "Về vấn đề chủ quyền Hoàng Sa, từ trước đến nay, đã có nhiều nhà khoa học tiếp cận để khai thác và chứng minh từ khối tư liệu mộc bản triều Nguyễn này chưa?".
Niên nói: "Tôi là một trong số ít cán bộ tiếp cận kho tư liệu mộc bản ngay trong những ngày đầu thành lập Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV vào năm 2006 (còn trước đó, nó như "đống củi khô" chất trong kho của biệt điện Trần Lệ Xuân như trên vừa đề cập) và cũng là người có nhiệm vụ "trông coi" những giá trị khoa học của các tài liệu ấy từ đó đến... vừa rồi (hiện Niên đã chuyển sang làm việc ở một cơ quan khác).
Là người từng làm hướng dẫn viên cho du khách và các đoàn khách tham quan và tiếp cận mộc bản, nhưng từ trước đến giờ, tôi chưa thấy có nhà khoa học nào đặt vấn đề về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa thông qua con đường khoa học từ kho tàng mộc bản triều Nguyễn hiện đang lưu giữ tại trung tâm".
Vừa nói, anh vừa chứng minh cho tôi thấy: "Trong kho tàng mộc bản vô giá này, bản dịch ở quyển 165 - Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ - có ghi rõ: "Cương giới mặt biển nước ta có xứ Hoàng Sa rất là hiểm yếu. Trước kia đã phái vẽ bản đồ, nhưng do hình thể nó xa rộng nên mới chỉ vẽ được một nơi, nhưng cũng chưa rõ ràng. Hằng năm nên phái người đi dò xét cho khắp để thuộc đường biển. Xin từ năm nay trở về sau, mỗi khi đến hạ tuần tháng giêng, chọn phái biền binh thủy quân và vệ giám thành đáp một chiếc thuyền ô, nhằm thượng tuần tháng hai thì đến Quảng Ngãi, yêu cầu hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định thuê bốn chiếc thuyền của dân, hướng dẫn đi ra đúng xứ Hoàng Sa.
Không cứ là đảo nào, hòn nào, bãi cát nào, khi thuyền đi đến, cũng xem xét xứ ấy chiều dài, chiều ngang, chiều cao, chiều rộng, chu vi và nước biển bốn bên xung quanh nông hay sâu, có bãi ngầm, đá ngầm hay không, hình thế hiểm trở, bình dị thế nào, phải tường tất đo đạc, vẽ thành bản đồ...".
Cũng thông qua tư liệu về mộc bản mà cử nhân Lê Khắc Niên có trong tay thì trong "Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ", bản dịch ở quyển 154 còn nhắc đến chuyện "Dựng đền thờ thần ở đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi" và chép: "Hoàng Sa ở hải phận Quảng Ngãi, có một chỗ nối cồn cát trắng, cây cối xanh um, giữa cồn cát có giếng, phía tây nam có miếu cổ, có tấm bài khắc bốn chữ "Vạn lý ba bình" (cồn bạch sa (cát trắng) chu vi 1.070 trượng, tên cũ là núi Phật Tự, bờ đông, tây, nam đều đá san hô, sừng sững nổi lên, chu vi 340 trượng, cao một trượng ba thước, ngang với cồn cát gọi là Bàn Than thạch). Năm ngoái vua toan dựng miếu lập bia ở chỗ ấy, bỗng vì sóng gió không làm được.
Đến đây mới sai cai đội thủy quân là Phạm Văn Nguyên đem lính thợ giám thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định chuyên chở vật liệu đến dựng miếu (cách tòa miếu cổ bảy trượng). Bên tả miếu dựng bia đá, phía trước miếu xây bình phong. Mười ngày làm xong rồi về...".
Dẫn cho tôi thấy về vấn đề chủ quyền quần đảo Hoàng Sa được thể hiện trong "Đại Nam thực lục" mà kho mộc bản của triều Nguyễn hiện đang còn lưu giữ tại Đà Lạt nhắc đến, Lê Khắc Niên giải thích thêm: "Kho tài liệu mộc bản này có niên đại trên 200 năm. Trong đó, "Đại Nam thực lục" là bộ sách ghi chép lịch sử Việt Nam thời Nguyễn từ Chúa Nguyễn Hoàng đến Vua Khải Định. Đây là bộ sách có tính chân thực cao, là điều mà từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước đã khẳng định".
Nghe Lê Khắc Niên nói, tôi nghĩ bụng: Trước một vấn đề cực kỳ hệ trọng như thế này, các nhà khoa học chuyên ngành không thể không vào cuộc. Phần mình, tôi chỉ dám ghi lại những điều này để tham khảo mà thôi. Và, việc "vào cuộc" của các nhà khoa học chuyên ngành cũng chính là việc làm tôn thêm giá trị của kho tàng mộc bản triều Nguyễn sau khi được Uỷ ban Tư vấn quốc tế thuộc Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO công nhận là di sản tư liệu và xếp vào danh mục Chương trình "Ký ức thế giới" (Memory of the world) tại phiên họp diễn ra từ 29 - 31.7 vừa rồi.
Khắc Dũng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.