Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

DALAT Hình Thành và Phát Triển

Sự Hình Thành và Phát Triển Thành Phố Đà Lạt

“Có một học giả Việt Nam cần mẫn và lương thiện, một cựu Giáo sư phân khoa Nhân văn Đại học Đà Lạt, một người say mê tìm tài liệu khoa học, tính tình hiền hòa, nhã nhặn… đó là học giả Hứa Hoành! Trong bốn mươi năm sinh hoạt văn hoá, ông đã dâng trọn đời mình cho việc nghiên cứu Nam kỳ lục tỉnh. Ông viết ra do nhu cầu tri thức của chính mình hơn là vì tài lộc, danh vọng phù du, nhưng anh vừa mới qua đời tại San Antonio Texas (Mỹ) rạng sáng ngày 11/07/2003 vì bệnh ung thư phổi”. Đó là lời tâm tình của ông Phạm Hải (nguyên giáo viên công tác tại Đà Lạt, một nhà báo khóa đầu tiên của Sài Gòn cách đây 33 năm) đã gửi về cho Dalatnews kèm theo một tác phẩm, tư liệu quý về Đà Lạt… theo tâm nguyện của người bạn tri âm khi đang trên giường bệnh: hãy nhớ về Dalatnews, nhớ về Đà Lạt!

Lập trên cao nguyên Lâm Viên đồi núi chập chùng, Đà Lạt là một đô thị nghỉ mát xinh đẹp nằm giữa những khu rừng thông, thác nước thơ mộng. Đà Lạt là thành phố của tuổi trẻ, tình yêu và kỷ niệm. Ai đã đến đó một lần, chắc chắn sẽ giữ lại trong lòng những hình ảnh và kỷ niệm thân thương.

Thuở còn đi học, tôi cũng có đến Đà Lạt vài lần. Sau nầy ra trường đi dạy học, thỉnh thoảng tôi cũng ra Đà Lạt vào những ngày hè. Khi cầm tờ lịnh gọi nhập ngũ trong tay, tôi còn gần 20 ngày thu xếp chuyện gia đình trước khi giã từ cuộc sống dân sự. Nghĩ rằng, rồi đây đời quân ngũ sẽ không cho phép mình nhàn nhã tới lui thành phố đáng yêu ấy nữa, nên tôi lại đưa cả gia đình lên thăm Đà Lạt lần cuối. Định mệnh trớ trêu một cách đáng yêu, sau khi mãn khóa học ở Thủ Đức, tôi lại được lên Đà Lạt sống cuộc đời vừa là quân nhân vừa là một nhà giáo, gắn bó với Đà Lạt gần suốt 7 năm. Do đó đối với tôi, Đà Lạt có nhiều kỷ niệm khó quên. Khung cảnh Đà Lạt là một thế giới đầy cảm hứng, trong đó có sự hài hòa giữa thiên nhiên và sự kiến tạo của con người. Đà Lạt luôn luôn phơi bày nét đẹp lãng mạn đầy huyền thoại. Sau nầy, xa Đà Lạt nhưng hình ảnh Đà Lạt vẫn còn là những dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn tôi, trong những suy nghĩ hằng ngày của tôi. Nó ám ảnh tôi, theo đuổi tôi những buồn vui có lẽ đến suốt cuộc đời còn lại của tôi. Ai từng ở Đà Lạt khi đi xa cũng nhớ về nó. Nhiều người viết về Đà Lạt, về kỷ niệm vui buồn ở đó. Tôi cũng vậy. Nhưng có điều, mỗi lần tìm thêm được tài liệu mới tôi lại cầm bút ghi vội những cảm hứng, những suy nghĩ miên man khi kỷ niệm cũ một thời đã chôn vùi trong quá khứ sống dậy. Đề tài về Đà Lạt rất phong phú, đa dạng, cũ mà rất mới.... Chắc chắn Đà Lạt sẽ còn là đề tài mời gọi muôn đời cho những ai đã từng sinh sống ở đó hay tới đó như một khách nhàn du. Đà Lạt đẹp. Đà Lạt thơ mộng, Đà Lạt thành phố của sương mù, của tình yêu, của trăng mật. Trăng Đà Lạt , hoa Đà Lạt, núi đồi Đà Lạt, hồ thác Đà Lạt... mỗi người khi xa Đà Lạt đều giữ lại cho mình một kỷ niệm đáng yêu, đáng nhớ. Đà Lạt là đất của vua chúa, là hoàng triều cương thổ. Không kể Huế, cựu độ của nhà Nguyễn, không nơi nào trên đất nước Việt Nam in đậm dấu vết của nhà vua, của hoàng gia bằng Đà Lạt. Đà Lạt có hoàng cung, có trường học Bảo Long, trường nữ học Phương Mai, có biệt thự của hai bà Phi Ánh, Phi Loan.....Hồi trước Đà Lạt cùng với cao nguyên chỉ dành riêng cho người Pháp. Người Kinh không được phép lên đây lập nghiệp, trừ các nhà quý tộc như ông bà quận công Long Mỹ, An Định Vương Lê Phát An, bá tước Didelot... Chứng tích các ấp Hà Đông, Nghệ Tĩnh... là những biệt lệ để phục vụ cho nhu cầu những người Pháp.

Tài liệu để viết bài nầy, ngoài quyển sách “Những đứa con của núi rừng” (The sons of mountains) của Gerald Cannon Hickey, còn nhiều tài liệu khác mà chúng tôi sưu tầm được rải rác trong sách báo cũ. Tôi cũng xin cám ơn chị Tôn Nữ M. L. là người trực tiếp kể lại sự tích Cầu Ông Đạo. Dĩ nhiên tôi tránh viết lại những điều đã viết về Đà Lạt từ trước tới nay để tránh sự nhàm chán. Trong chương viết về Đà Lạt, tác giả Gerald C. Hickey có nhắc đến các tác phẩm, bài báo kê cứu hiếm như:

- Báo Indochine năm 1943 - 1944.

- Monegraphie de la province Dalat do trường Viễn Đông Bác Cổ Hà Nội in năm 1931.

- Tạp chí Bulletin de Amis du vieux Huế (1938)...

Trong các toàn quyền Đông Dương chỉ có Paul Doumer, Pasquier và Decoux để lại nhiều kỷ niệm trên đất nước ta hơn hết. Mặc dầu khi tạo lập đường sá, cầu cống, tiện nghi công cộng người Pháp không nghĩ đến phúc lợi cho người bản xứ, nhưng dầu sao đi nữa các cơ sở hạ tầng ở các thuộc địa cũng đem đến lợi ích lâu dài.

Chúng tôi còn nhớ ngày 10/12/1896, toàn quyền Rousseau lâm trọng bịnh và từ trần ở bệnh viện Hà Nội, thì Paul Doumer được lịnh qua Đông Dương kế vị. Ngày 13/2/1897 Paul Doumer tới Việt Nam. Đối với Pháp, giai đoạn bình định thuộc địa chấm dứt, nên vừa mới tới nhậm chức, Paul Doumer liền nghĩ đến một chương trình kiến thiết đầy tham vọng. Mục đích của các chương trình tốn kém nầy nhằm khai thác kinh tế Việt Nam. Paul Doumer là người tính tình cứng rắn đến độc tài, nhưng có được tính thanh liêm và siêng năng. Làm việc gì ông cũng theo dõi tới cùng, đến tận nơi quan sát, không cả tin vào các báo cáo của viên chức địa phương. Paul Doumer là toàn quyền đầu tiên đến Nam Kỳ, xuống tận Hậu Giang dự Lễ khánh thành Kinh xáng Xà No năm 1900. Lúc đó ở Nam Kỳ có Paul Blanchy, Chủ tịch Hội đồng quản hạt là người dám chống đối ý kiến của Paul Doumer, vì Paul Blanchy chủ trương khai thác kinh tế Nam Kỳ trong khi Paul Doumer lại chú trọng đến Bắc Kỳ. Tuy nhiệm kỳ có 5 năm (1897 - 1902) nhưng Paul Doumer để lại nhiều công trình đáng ghi nhớ, tồn tại đến ngày nay. Hai dự án lớn lao nhứt của Paul Doumer là:

- Tìm các địa điểm lập các đô thị nghỉ mát ở miền núi Trung Kỳ.

- Lập đường xe lửa xuyên Việt. Riêng một dự án khác, đề nghị mở một đường xe lửa từ Qui Nhơn lên cao nguyên Attopeu, không được quốc hội Pháp chấp thuận
Năm 1897, Paul Doumer gặp bác sĩ Yersin là người đã hướng dẫn nhiều cuộc thám hiểm sâu vào vùng rừng núi Tây Nguyên để thảo luận việc tìm kiếm những địa điểm thuận tiện có thể lập khu nghỉ dưỡng. Nơi đó phải có khí hậu mát mẻ để kiều dân Pháp và các viên chức Pháp ở Đông Dương đến nghỉ hè thay vì mỗi năm phải về bên Pháp. Bác sĩ Yersin khuyến cáo nên chọn đỉnh Lâm Viên (Langbian). Sau đó Paul Doumer ra lịnh cho một đoàn thám hiểm quân sự tìm kiếm một con đường từ miền duyên hải lên Lâm Viên. Lần này đại úy pháo binh Thouard cầm đầu phái đoàn, có chuyên viên địa chất làm thành viên, đó là Cunhac, người sau nầy trở thành công sứ đầu tiên ở Đà Lạt. Ngoài ra có một tỉnh nhỏ mới thành lập ở Tánh Linh, nằm trên con đường mòn trao đổi hàng hóa giữa cao nguyên và đồng bằng.

Một đoàn thám hiểm khác do đại úy Guinet hướng dẫn, khởi hành vào năm 1898 để phát quang dọn dẹp con đường mòn từ đồng bằng lên cao nguyên. Công việc này hoàn tất năm 1899. Với sắc luật ngày 1/11/1899, người Pháp lập ra tỉnh Đồng Nai Thượng với trung tâm hành chánh đặt tại Đà Lạt. Một tỉnh nhỏ hơn là Tánh Linh với cơ sở hành chánh tại Djirinh (Di Linh) do Ernest Outrey làm công sứ. Năm sau, Ernest Outrey cất ngôi nhà sàn lợp thiếc được coi như ngôi nhà nghỉ dưỡng đầu tiên tại đây. Mấy năm sau, do nhận định vùng rừng núi này có nhiều vách đá dốc đứng, cheo leo, khó thiết lập đường xe lửa, nên họ chọn cách làm đường lộ cho xe hơi chạy. Từ đó, họ hủy bỏ tỉnh Đồng Nai Thượng, còn đại lý hành chánh Djiring sáp nhập vào tỉnh Phan Thiết và Đà Lạt nhập vào Phan Rang. Cunhac, một thành viên của đoàn thám hiểm Thouard trở thành công sứ đầu tiên Đà Lạt. Công việc đang tiến hành thì vào năm 1902, toàn quyền Paul Doumer đột ngột về Pháp, khiến cho nhiều chương trình kiến thiết bị đình trệ,. Cunhac vẫn làm công sứ đến năm 1903 đổi qua Djiring cho đến năm 1915.

Tuy là một thành phố sanh non, nhưng nhiều người Pháp có đầu óc làm giàu chú ý ngay đến Đà Lạt. Lợi dụng sắc luật đặc nhượng đất đai của chính phủ, vào ngày 1/4/1900, Gresieu được cấp cho không 885 mẫu đất thuộc Đồng Nai Thượng. Vào ngày 18/10/1901, một người Pháp khác tên Armavon, được cấp 3000 mẫu ở gần Đà Lạt.

Thành phố nghỉ mát Đà Lạt không phải là một chương trình duy nhứt của Paul Doumer. Năm 1901, Paul Doumer còn gởi nhiều đoàn thám hiểm đi sâu vào vùng rừng núi phía Tây tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi. Mục đích các đoàn thám hiểm nầy cũng tìm ra những vị trí thuận tiện lập ra các khu nghỉ dưỡng để phục vụ cho người Pháp ở Việt Nam. Đại úy Dubay là người đã khám phá địa điểm lập khu nghỉ mát Bà Nà ở phía nam đèo Hải Vân. Paul Doumer dự tính đến thăm Bà Nà năm 1901, nhưng chuyến đi ấy bị hoãn lại rồi ông phải lên đường về Pháp, nên kế hoạch lập khu nghỉ dưỡng Bà Nà phải xếp lại.

Tuy các cao nguyên miền Nam mới được thám hiểm và nhiều chương trình kiến thiết đầy tham vọng đã bắt đầu, mà nhiều nhà quý tộc từ Âu Châu tới Sàigòn được dân bản xứ Sài Gòn (Lê Phát An) hướng dẫn đi du lịch, săn bắn khắp các khu vực rộng lớn và nhiều muông thú đó.

Trong quyển “Henri D'orlean mort à Saigon” tác giả A.Bandrit cho biết năm 1901 hoàng tử Henri D'orlean khởi hành từ Kraties bên Cao Miên, theo đường mòn qua Đồng Nai Thượng bằng xe bò, rồi xuống tới Nha Trang. Trong suốt cuộc hành trình nầy, hoàng tử gặp nhiều mãnh thú như voi, cọp, bò sát, nai...và tiếp xúc với nhiều dân Mọi có đời sống bán khai dọc theo hai bên đường. Tuy là một chuyến du lịch săn bắn, nhưng Henry phải trả bằng một giá rất đắt. Ông ta bị nhiễm bịnh sốt rét trong cuộc hành trình này và chết tại Sài Gòn năm 1901 lúc mới 33 tuổi.

Cùng năm đó, Tournier công sứ ở Lào, cũng theo lộ trình ấy qua Đà Lạt rồi tới Nha Trang. Năm 1903 đại úy Cottes cũng đi một vòng qua tới trung tâm hành chánh Darlac tức Ban Mê Thuột hiện nay.

Bốn năm sau, bá tước De Montpensier, con trai hầu tước Paris cùng người anh họ của vị hoàng tử bất hạnh kể trên, được nhà triệu phú bản xứ Lê Phát An hướng dẫn đi săn ở khu vực giữa Djiring và Phan Thiết tất cả 7 lần. Sau đó, bá tước De Montpensier lái chiếc xe Lorrain-Dietrich từ Sài Gòn đi Đế Thiên Đế Thích mất hết 29 ngày. Năm đó ở Sài Gòn có độ 40 chiếc như thế. Lê Phát An là con trai của ông Huyễn Sĩ Lê Phát Đạt, từng mở tiệc tùng khoản đãi các nhà quý tộc Âu Châu tại Sài Gòn. Ông Lê Phát An là cậu vợ hoàng đế Bảo Đại sau nầy. Năm 1934 ông Lê Phát An có tặng cho cháu gái là Nguyễn Thị Hữu Lan tức Nam Phương Hoàng hậu 1 triệu đồng bạc tiền mặt, để làm của hồi môn. Vua Bảo Đại đã phong cho ông Lê Phát An tước An Định Vương là tước hiệu cao quý nhứt triều đình, chỉ phong cho hàng hoàng thân mà thôi.

Ngày nay du khách đi chơi Đà Lạt thường theo quốc lộ 20, từ ngã ba Dầu Giây lên Định Quán, Bảo Lộc rồi lên Di Linh tới Đà Lạt, hay dùng quốc lộ 11 từ Phan Rang đi lên, chớ ít ai ngờ rằng con đường lộ đầu tiên nối liền giữa Sài Gòn với Đà Lạt đi qua ngả Phan Thiết. Đường ấy bắt đầu từ Nha Mân, qua đèo Datrum (670m) đến Di Linh, rồi từ đó mới đi tiếp lên Đà Lạt. Từ năm 1914 - 1915, Phan Thiết là trạm dừng chân của lữ khách đi Đà Lạt. Chính bá tước De Montpensier thường nghỉ ở Phan Thiết nhiều lần trước khi khởi hành đi săn ở vùng Bảo Lộc, Di Linh, nên ông ra lịnh cho xây dựng một ngôi nhà lầu đồ sộ ở Phan Thiết vào năm 1908, mà dân địa phương gọi đó là ”Lầu Ông Hoàng”. Lầu ông Hoàng cũng là nơi hò hẹn của thi sĩ Hàn Mặc Tử với người yêu là Mộng Cầm. Từ năm 1908, Đà Lạt mới có ngôi nhà gạch đầu tiên là tòa công sứ Pháp. Năm, 1912 toàn quyền Albert Sarraut kế tục chương trình dang dở của Paul Doumer, phát triển Đà Lạt thành một trung tâm nghỉ dưỡng. Ban đầu người Pháp khởi công làm con đường từ Phan Rang lên Đà Lạt qua Đa Nhim và đèo Ngoạn Mục (Bellevue). Con đường ấy sau nầy mở rộng thành quốc lộ 11. Từ năm 1914 hãng xe hơi chở khách “Société des Correspondance Automobile du Langbian” cho chạy những chiếc xe hiệu Lorraine-Dietrich trên lộ trình Sàigòn Phan Thiết Di Linh tới Đà Lạt. Người cố cựu cho biết rằng hồi đó người ta gọi tắt hãng xe đò nầy bằng các chữ “SCAL”. Năm sau tỉnh Langbian hình thành vẫn lấy Đà Lạt làm tỉnh lỵ. Đà Lạt bắt đầu thu hút du khách đến nghỉ mát và săn bắn vào mùa hè. Năm 1916, Langbian Palace Hotel là khách sạn đầu tiên được xây dựng theo kiểu nhà sàn, nhưng có hành lang rộng, có mái che. Cũng năm đó Đà Lạt có trạm bưu chính, sở công chánh và trắc địa, tòa công sứ, cảnh binh. Còn những người Việt Nam (Kinh) đầu tiên đến cư ngụ Đà Lạt là những người phu khuân vác trắc địa hay những người buôn bán. Năm 1920, Pháp tái lập tỉnh Đồng Nai Thượng, tỉnh lỵ đặt tại Djiring, trong khi Đà Lạt trở thành một khu vực tự trị về hành chánh do một Tổng ủy viên tên Garnier cai trị. Năm 1922, Đà Lạt bước qua một giai đoạn phát triển mới. Theo toàn quyền Maurice Long chỉ thị, kiến trúc sư Hébard về đồ án Đà Lạt mở rộng thành một đô thị tân tiến. Đặc biệt, theo đồ án Hébard giữ nguyên thảm cỏ chỗ sân cù ngày nay nhìn lên đỉnh Lâm Viên, không được xây cất che khuất, để giữ vẻ đẹp cho thành phố thơ mộng trong tương lai: Đồ án Hébard cũng dự trù “Đà Lạt sẽ là một đô thị tân tiến; một góc nước Pháp ở miền núi Alpes của Á Châu” với:

- Hồ nhân tạo

- Hàng trăm biệt thự rải rác trên các sườn đồi

- Xây dựng ngôi chợ trung ương hình khối chữ nhựt với tháp chuông vươn cao. Đó là vị trí rạp hát Hòa Bình hiện nay.

Kể từ năm 1930 trở đi, Đà Lạt phát triển thành một đô thị có vườn hoa xinh đẹp, nhiều công viên cây xanh. ngàn hoa khoe sắc thắm vào mùa xuân. Người Mỹ đầu tiên có mặt tại Đà Lạt là vợ chồng nhà truyền giáo Tin Lành Hebert Jackson. Ông ta đến Đà Lạt đầu năm 1930, lập nhà truyền giáo đầu tiên cho đồng bào Thượng, có một mục sư Việt tên Nam làm thông ngôn.

Ngoài Đà Lạt, toàn quyền Paul Doumer còn ra lịnh tìm kiếm, khảo sát các vị trí khác để làm chỗ nghỉ hè cho người Pháp. Tại Quảng Nam, đại úy Dubay được lịnh Paul Doumer dẫn một đoàn thám hiểm đi về phía Tây Đà Nẵng, khám phá đỉnh núi chúa, tức Bà Nà là nơi có khí hậu mát mẻ, thích hợp làm nơi nghỉ dưỡng. Bà Nà là tên một làng Thượng ở đó. Bà Nà nằm trên cao độ gần 1000 mét, có khí hậu tương tự như Đà Lạt. Năm 1901, Paul Doumer dự tính lên thăm thành phố tương lai nầy, nhưng có lịnh về nước nên chương trình ấy phải gác lại. Tại phía Tây tỉnh Quảng Nam, từ lâu, người Thượng có truyền thống hiềm khích với người kinh, nên Pháp cho lập một tiền đồn tại An Điềm, bảo vệ người Việt cư ngụ trong lưu vực sông Bung. Năm 1912, Pháp quy hoạch khu Bà Nà, ra lịnh bảo vệ thực vật và động vật, rồi ra lịnh cho Sogny, người chỉ huy đồn An Điềm điều tra dân chúng chung quanh khu vực Bà Nà. Công việc nầy bị gián đoạn vì thế chiến thứ nhứt. Sau đó, người Pháp tiếp tục xây dựng khu nghỉ mát Bà Nà để kiều dân Pháp lên đó tránh cái nóng oi bức của mùa hè miền Trung. Năm 1919, công sứ Tourane, Galtie ra lịnh làm một con đường nối Bà Nà với quốc lộ số 1. Cuối năm đó, Bà Nà hoàn tất 5 nhà nghỉ mát bằng gỗ. Đến năm 1923, công ty khách sạn Morin ở Tourane xây xong một khách sạn nhỏ với 22 phòng tại Bà Nà. Vị trí khu nghỉ mát Bà Nà rất khó lên vì đường núi dốc đứng. Buổi đầu, xe hơi chạy qua đèo Đại La, tới đốn điền Phú Thượng bây giờ thì dừng lại cây số 28. Đoạn cuối họ đi bằng cáng hoặc ngựa mất từ 3 đến 4 giờ. Mãi đến năm 1928, đoạn cuối cùng mới hoàn tất. Ở dưới chân núi phong cảnh khô khan, nhiều cỏ tranh. Càng lên cao, càng có nhiều cây lớn, bụi rậm và nhiều thông mọc thành rừng. Nơi đây cũng là chỗ ẩn náu của các loại dã thú như cọp, nai, heo rừng. Trước đây, khu Bà Nà là khu săn bắn lý tưởng nhứt. Đỉnh Bà Nà là một khu đất rộng lớn, bằng phẳng, nhiều thông như Đà Lạt. Từ năm 1937 trở đi, Bà Nà phát triển thành một khu nghỉ mát nổi tiếng khắp miền Trung. Theo thống kê năm 1925, có 120 du khách, năm 1937 đột ngột tăng lên 1000 du khách phần lớn là người Pháp và quan lại người Việt.

Năm 1932, Girard kỹ sư công chánh khởi sự tìm kiếm một vị trí lập khu nghỉ mát khác ở gần Huế cho kiều dân Pháp vì Đà Lạt thì quá xa, mà Bà Nà thì phải qua đèo Hải Vân. Ngày 29/7/1932, Girard đến một địa điểm phía bắc đèo Hải Vân, đó là Bạch Mã và báo cáo chọn nơi nầy làm khu nghỉ mát. Cùng năm đó, Pháp cho làm con đường và xây cất nhà nghỉ mát tại đây. Con đường mòn từ quận lỵ Phú Lộc lên Bạch Mã được nới rộng, cán đá mãi đến năm 1938 mới hoàn tất. Tuy nhiên, vào mùa mưa, xe chạy theo đường trôn ốc nầy rất nguy hiểm vì nước tuôn xuống và cây ngả dọc đường. Năm đó, Bạch Mã có 40 nhà nghỉ dưỡng.. Thế chiến thứ hai làm cho con đường hàng hải qua Âu Châu bị gián đoạn, Bạch Mã phát triển thêm. Khách sạn Morin được xây dựng xong, có hồ bơi, sân quần vợt, bưu điện. (Bài về Bạch Mã chúng tôi có viết riêng, đăng trong “Sau bức cấm thành nhà Nguyễn”, do Đại Nam xuất bản).

Trở lại Đà Lạt, năm 1925, Sở công chánh đưa ra một công trình gắn điện các đường phố chính bằng cách xây đắp thủy điện Ankroet. Dự án nầy không thực hiện được vì thiếu ngân sách. Năm 1929, một nhà trồng tỉa người Pháp, ông O'niel làm một máy phát điện nhỏ, sử dụng thác nước Cam Ly để cung cấp điện lực cho Đà Lạt. Tháng 7 năm 1932, con đường quốc lộ 20 từ Sài Gòn lên Bảo Lộc đi Đà Lạt hoàn thành. Trong khi làm đường nầy, có một biến cố xảy ra: Theo Touneh Han Dang thì trong khi làm đường có xảy ra va chạm đến truyền thống tín ngưỡng của dân địa phương. Tri huyện Tân Khai bấy giờ là Banahra Ya Hau, có nhiệm vụ tập trung dân Thượng làm phu đắp đường trong khu vực Djiring đi Đà Lạt. Trong khi phát quang khu rừng dọc theo đường lộ, dân phu Thượng phát giác một thân cây to lớn nhiều người ôm không hết mà dân địa phương gọi là “cây rắn thần”, bởi vì trong hang bộng cây có vô số rắn, lớn nhỏ lúc nhúc đủ màu sắc. Viên kỹ sư làm đường yêu cầu phải triệt hạ cây ấy, nhưng người thượng cho đó là một cây linh thiêng, nên từ chối thi hành lịnh trừ phi cây ấy phải được giữ lại vì nó không làm hại ai. Tri huyện Ya Hau, theo lời khuyên của Han Dang đến yết kiến công sứ Đà Lạt để xin chỉ thị. Viên công sứ trả lời theo lời kỹ sư làm đường: cây ấy gây trở ngại, cần phải đốn. Các kỹ sư Pháp lấy cỏ khô phủ quanh gốc cây rồi tẩm xăng đốt. Hàng trăm con rắn bò ra lổn ngổn, khiến mọi người chạy tán loạn. Khi ngọn lửa cháy lên cao, rắn tập trung lên ngọn, huýt gió nghe rợn người. Từ các cành cây cao, những con rắn vặn mình đau đớn, phun ra những giọt nước như phóng tên. Dân Thượng giải thích, đó là hiện tượng rắn thần Naga rời khỏi cây thiêng ấy. Rồi tất cả dân Thượng từ các làng lân cận bỏ đi sâu vào rừng, từ chối làm đường, mặc dầu người Pháp hăm dọa sẽ bỏ tù họ. Cuối cùng, viên công sứ miễn cưỡng cho làm con đường tránh sang một bên. Theo Touneh Han Tho cho biết, vào năm 1972, khi công binh Mỹ tân trang quốc lộ 20, dùng máy ủi san bằng gốc cây thành một đống lớn bên vệ đường...
Các nhà giáo dục khoa học đều nhận định rằng môi trường khí hậu Đà Lạt trong lành, mát mẻ rất thích hợp cho hoạt động của trí tuệ. Từ đó, Đà Lạt sớm phát triển thành một Trung tâm giáo dục quan trọng nhứt trong nước. Năm 1927, nhằm phục vụ cho con em người Pháp và một số gia đình người Việt giàu có, Pháp cho lập ra Petit lycée de Dalat. Ngôi trường Việt Nam đầu tiên do cụ Bùi Thúc Bàng mở ra năm 1927, gần rạp Ngọc Lan. Cùng năm đó, dòng nữ tu Soeur St. Paul (Sister of St. Paul) mở trường Crèche de Nazareth, dành riêng cho trẻ em. Trước năm 1975, trường này tọa lạc trên đường Yersin qua khỏi nhà thờ và bưu điện. Năm 1932, trường Petit Lycée de Dalat đổi thành Grand Lycée de Dalat, và chương trình học dạy tới bực Tú Tài Pháp. Năm 1935, trường này lấy tên Lycée Yersin cho tới nay, để kỷ niệm bác sĩ Yersin, ân nhân của Việt Nam và cả nhân loại nữa.

Cuối năm 1932, người Pháp xây dựng cơ sở giáo dục cho nhà dòng sư huynh (trường Christian Brothers) và trường Collège D'Adran cho các chủng sinh. Năm 1935 nhà dòng Notre Dames de Langbian và sau nầy chúng ta quen gọi trường ấy là Couvent des Oiseaux. Trường nữ Couvent des Oiseaux dành riêng cho các thiếu nữ con các gia đình Pháp, Việt giàu có cùng các gia đình quan lại. Trường nầy thu nhận các nữ sinh từ Miên và Lào theo học nữa.

Đến ngày 27/6/1939, Đà Lạt có thêm trường Thiếu Sinh Quân đầu tiên dành cho các thiếu nhi và thiếu niên các gia đình quân nhân Pháp Việt. Theo thống kê, một số thiếu sinh quân là những đứa con lai, bị gia đình bỏ rơi: cha về Pháp, còn mẹ không nhìn vì bị xã hội khinh rẻ. Chúng được nhà cầm quyền Pháp nuôi dạy tử tế. Trường Thiếu Sinh Quân thu nhận trẻ em và thanh niên tuổi từ 12 tới 20. Sau khi học huấn luyện quân sự căn bản, chúng được theo học văn hóa. Những người đủ khá năng sẽ cho vào Lycée Yersin học tiếp để rồi qua Pháp học trường võ bị St. Cyr. Năm 1941, trường thiếu sinh quân Đà Lạt có 150 học sinh. Năm 1936, bác sĩ Yersin lập ra viện Pasteur ở Đà Lạt. Đồng thời các nơi như Sàigòn, Huế, Nha Trang đều có thành lập viện Pasteur, lấy tên nhà bác học Pháp Louis Pasteur. Năm 1941 phòng in bản đồ từ Gia Định dời lên Đà Lạt, sau nầy trở thành Nha Địa Dư, nằm trên một ngọn đồi gần trường Yersin, và ga xe lửa Đà Lạt. Có một điều đáng lưu ý là nhà cách mạng Nguyễn Thế Truyền cùng vợ về Việt Nam năm 1927. Buổi đầu gia đình ông Truyền ở ngoài Bắc, nhưng sau mấy năm bà Truyền trở lên Đà Lạt làm y tá cho trường Yersin. Bà Truyền là một người đàn bà đẹp, dáng quý phái, được nhiều người tặng cho là công chúa nước Bỉ. Sự thật bà là con một gia đình bình dân Pháp, thân phụ là Armant Jean Auguste Latour, làm thợ sắp chữ nhà in ở Paris, và thân mẫu là bà Joséphine Elisabeth Paillac. Bà Nguyễn Thế Truyền khuê danh là Madelen Marie Clarisse Latour. Từ năm 1934 đến 1937, ông Truyền qua Pháp hoạt động chính trị bà Truyền cùng các con ngụ tại biệt thự số 22 đường Sài Gòn, thành phố Nam Định, và sống nhờ lợi tức của 40 mẫu ruộng bên chồng. Do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế, gia đình túng quẫn, bà Truyền đưa các con Nguyễn Trưng Trắc, Nguyễn Trưng Nhị, Nguyễn Quốc Tuấn, Nguyễn Thế Hào theo bà lên Đà Lạt. Các con ông bà Nguyễn Thế Truyền được nhà trường cho ăn học miễn phí. Về sau, bà Truyền mất ở Đà Lạt mà ông Nguyễn Thế Truyền và gia đình đều không hay biết vì người Pháp giấu kín tin tức nầy. Năm 1965 ông Nguyễn Thế Truyền được biết tin chính xác về các con:

- Nguyễn Trưng Trắc làm nữ tu sĩ một nhà dòng ở Pháp.

- Nguyễn Trưng Nhị làm giáo sư triết tại Anh quốc.

- Nguyễn Quốc Tuấn học âm nhạc tại Tây Đức.

- Nguyễn Thế Hào học cơ khí tại Pháp.

Ngày 1/1/1953 trường Quốc Gia Hành Chánh thành lập tại Đà Lạt, để đào tạo công chức cao cấp cho chính phủû... Trong năm 1952, quốc trưởng Bảo Đại ký sắc lịnh thành lập Hội Đồng Kinh Tế Xã Hội tại cao nguyên, thành phần gồm 4 người Việt, 4 Pháp, 4 người Thượng và bổ ông Tôn Thất Hối làm chủ tịch hội đồng. Trường trung học Trần Hưng Đạo khởi thủy lập gần chợ Hòa Bình, có hoàng tử Bảo Long theo học, nên sau lấy tên trường Bảo Long. Còn trường nữ trung học Bùi Thị Xuân, lúc mới thành lập lấy tên công chúa Phương Mai, sau đổi thành trường Quang Trung. Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam nguyên thủy là trường Sĩ Quan Huế, thành lập năm 1948 bên cạnh sông Hương. Năm 1950, trường nầy di chuyển lên Đà Lạt, lấy cơ sở trường chỉ huy tham mưu sau nầy làm địa điểm. Dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm trường nầy lấy tên trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt. Đến năm 1960, trường nầy đổi tên thành trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam cho tới năm 1975, Ngô Đình Diệm là người đặt viên đá đầu tiên xây cất trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam trên ngọn đồi 1515. Đến năm 1967, trường nầy có cơ sở hiện đại nhất so với các trường võ bị ở Đông Nam Á. Áp dụng chương trình huấn luyện quân sự và một phần lớn chương trình văn hóa của trường võ bị West Point, trường Võ Bị Quốc Gia dạy văn hóa bậc đại học 4 năm, đào tạo sĩ quan hiện dịch đủ trình độ kiến thức chỉ huy và kiến thiết sau nầy. Khi tốt nghiệp, ngoài bằng cấp tốt nghiệp do trường võ bị cấp phát, mỗi sinh viên còn được cấp bằng cử nhân khoa học ứng dụng. Cho đến tháng 4/1975, trường Võ Bị Quốc Gia đào tạo được 29 khóa sĩ quan hiện dịch. Viện đại học Đà Lạt thành lập năm 1957. Tiền thân của Viện Đại Học Đà Lạt là trường Sư Huynh công giáo ở Huế do giám mục Ngô Đình Thục thành lập với sự giúp đỡ của Hồng Y Spellman ở New York. Viện Đại Học Đà Lạt lại xây cất trên khu đất rộng 38 mẫu tây, có khoảng 1500 sinh viên theo học các phân khoa chính trị, kinh doanh, sư phạm, khoa học......nằm tại số 1 đường Phù Đổng Thiên Vương, ở góc Đinh Tiên Hoàng. Từ xa, có thể nhận thấy dấu hiệu của trường là cây thánh giá vươn cao.

Thật là một sự ngạc nhiên đến lạ lùng, Đà Lạt trước năm 1975 có độ 80.000 dân mà có đến 4 cơ sở giáo dục đại học: Viện đại học Đà Lạt, Đại học Chiến Tranh Chính Trị, Trường Võ Bị Quốc Gia. Phía giáo hội còn có Giáo Hoàng học viện Pio.

Ngoài ra còn 15 trường trung học đệ nhị cấp, và 56 trường tiểu học!

Chế độ quản đạo ở các tỉnh cao nguyên:

Kể từ khi nhà Nguyễn thống nhứt năm 1802, đất nước ta vẫn tiếp tục phân chia các đơn vị hành chánh khác tên gọi giữa miền núi và đồng bằng. Ở miền Bắc có phủ, huyện. Ở đồng bằng và châu ở miền núi. Cai trị mỗi châu có quan Lang (Thái – Mường) và Tri Châu (Nùng – Thổ). Đến thời Pháp thuộc, cao nguyên thuộc lãnh thổ Trung Kỳ, là đất của triều đình Huế, nhưng Pháp nắm hết mọi quyền hành. Bên cạnh các công sứ, đứng đầu mỗi tỉnh, triều đình bổ một người Việt làm quản đạo. Các tỉnh cao nguyên hình thành rất sớm:

- Đồng Nai Thượng (1896), tỉnh lỵ tại Djiring.

- Kontoum (1907), tỉnh lỵ nằm bên bờ sông Dakla.

- Darlac, tình lỵ là Ban Mê Thuột (1923)

- Pleiku (1924).

Trong số các quản đạo do triều đình Huế bổ nhiệm cai trị cao nguyên, người ta còn nhớ các ông:Tôn Thất Hối, Tôn Thất Toại, Phạm Khắc Hòe, Trần Văn Lý....

Toại và Hối là con của Tôn Thất Hân, phụ chính đại thần của nhiều triều vua hồi đầu thế kỷ nầy. Tôn Thất Toại làm quản đạo ở Kontoum nhiều năm. Còn Tôn Thất Hối đầu tiên giữ chức quản đạo Djiring, rồi sau đổi lên làm quản đạo Darlac. Có thời gian Hối làm quản đạo tại Đà Lạt. Kế nhiệm cho Hối ở Đà Lạt là Phạm Khắc Hòe, cai trị từ năm 1940 - 1944.

Tôn Thất Hối sinh trong một gia đình thế gia vọng tộc. Thân phụ là Tôn Thất Hân, quê quán tại Lạc Thú, Thừa Thiên (1854), thuở nhỏ theo học Quốc Tử Giám. Bắt đầu cuộc đời làm quan bằng chức tri huyện thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Hân bò lần trên nấc thang danh vọng đến Thượng thư bộ Hình (1906). Năm 1917, Hân làm phụ chính đại thần, kiêm Cơ mật viện trưởng dưới triều Khải Định. Chính Tôn Thất Hân đề nghị với Pháp lưu đày hai cha con Thành Thái và Duy Tân.

Tháng 4 - 1943, Tôn Thất Hân ăn lễ thượng thọ (90), có đến 200 cháu tham dự. Năm sau (1944), Hân từ trần. Hối còn làm quản đạo ở Ban Mê Thuột, Tôn Thất Hối có nhiệm vụ trông coi khám đường tức nhà tù, giam giữ chính trị phạm do Pháp lập ra. Từ năm 1944 khám nầy có hơn 1000 tù, gồm nhiều người yêu nước, chống Pháp đủ mọi thành phần, đảng phái. Thời gian ấy, điều kiện sinh sống trong tù rất tồi tệ. Nhiều lần tù nhân biểu tình, tuyệt thực để phản đối.

Tôi được một người cháu gọi Tôn Thất Hối bằng ông chú, là chị Tôn Nữ M. L. cho biết: “Năm 1935 hồ Xuân Hương bị ngăn lại và làm một cây cầu bắc ngang qua để vào chợ Hòa Bình. Cây cầu nầy hồi năm 1919 chỉ là một cái cống nhỏ. Dòng nước ở dưới cầu chảy qua ấp Ánh Sáng, để đổ vào thác Cam Ly. Vì cây cầu nầy được xây dựng dưới thời Tôn Thất Hối làm quản đạo, nên dân chúng quen gọi “Cầu Ông Đạo”. Tôi còn nghe một nguồn tin khác cho biết vì cây cầu nầy nằm gần dinh quản Đạo, (chỗ khám đường trước năm 1975), nên dân chúng Đà Lạt quen gọi là “Cầu ông Đạo”. Tôi không dám quả quyết thuyết nào đúng hơn. Trong buổi lễ chấm dứt chế độ Hoàng Triều Cương thổ ngày 24/3/1955, tổ chức tại trước tòa hành chánh Kontum, với sự hiện diện của hàng ngàn đồng bào Thượng, Tôn Thất Hối đại diện quốc trưởng Bảo Đại đọc lời tuyên bố: “Tôi đại diện cho đức quốc trưởng Bảo Đại, long trọng tuyên bố kể từ khi Thế Tổ Cao Hoàng nhà Nguyễn lập quốc đến nay.....tới đây là chấm dứt chế độ hoàng triều cương thổ. Thay mặt hoàng tộc nhà Nguyễn, thay mặt quốc trưởng Bảo Đại, tôi xin từ giã đồng bào...”

Một quản đạo Đà Lạt khác được nhắc tới khá nhiều là Phạm Khắc Hòe. Ông Hòe quê ở Nghệ Tỉnh, học trường Hành chánh Hà Nội, có vợ là một công chúa, được sự tin cậy của triều đình. Do bà vợ năn nỉ với Hoàng hậu Nam Phương, nên Hòe được tiến cử làm quản đạo Đà Lạt. Thật sự Đà Lạt là nơi đất rộng, phì nhiêu, dân cư thưa thớt (vì sự hạn chế người Kinh lên lập nghiệp), nên vào năm 1942, Hòe có xin với Pháp chiếu cố một số gia đình nghèo khổ từ quê quán ông thuộc hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh lên đó lập nghiệp. Những người nầy đến đây chuyên canh rau cải, sống tập trung gọi là ấp Nghệ Tĩnh. Riêng ấp Hà Đông do tổng đốc Hoàng Trọng Phu, mộ dân miền Bắc lập ra năm 1938, theo lời yêu cầu của Pháp. Hoàng Trọng Phu (1872 - 1945) là con trai thứ của tổng đốc Hoàng Cao Khải, học trường thuộc địa Pháp. Lúc mới về nước, vì có cha đang làm quan, nên Phu chỉ làm thông ngôn cho vua Thành Thái ít tháng, rồi ra làm Án Sát tại một tỉnh Bắc Kỳ năm 1897. Lúc kế vị cha làm tổng đốc Hà Đông, Phu mộ dân các làng Quảng Hoa, Ngọc Hồi, Nghi Tăm......là nơi chuyên trồng hoa để lên Đà Lạt canh tác theo lời yêu cầu của viên công sứ Đà Lạt. Từ năm 1938, chỉ có 7 gia đình lên lập nghiệp. Hồi khởi sự lập vườn hoa, Pháp có giúp đỡ bằng cách cho vay tiền của Quỷ tương trợ hỗ tương. Sau một năm, phân nửa bỏ Đà Lạt trở về quê quán vì trồng hoa không kết quả như ý muốn. Số còn lại tiếp tục trồng hành tây, củ cải, măng tây, artichaut, củ hành, cải bắp và đậu.....Từ năm 1941, ấp Hà Đông bắt đầu làm ăn phát đạt nhờ nghề trồng hoa và rau cải nầy. Cuối năm 1941, có tất cả 28 gia đình ở ấp Hà Đông, tổng số 100 nhân khẩu.

Ông Trần Văn Lý (1901 - ?) là một nhân vật có tiếng tăm ở miền Trung, quê ở Quảng Trị, tốt nghiệp cao đẳng hành chánh Hà Nội. Ra trường, ông Lý làm quan trong ngạch quan lại của Pháp, với chức tham tá tại Qui Nhơn. Sau đó, cũng như Phạm Khắc Hòe, do sự giới thiệu và giúp đỡ của Khâm sử Trung Kỳ, ông Lý trở lại ngạch quan lại Nam triều với chức Thương tá Trung Phước (Bình Định). Ông Lý giữ chức quản đạo Đà Lạt từ năm 1926 - 1935. Khi chức vụ này được Phạm Khắc Hòe thay thế, ông Lý làm Ngự Tiền văn phòng cho Hoàng đế Bảo Đại.

Vài nhân sĩ Thượng ở Đà Lạt:

Đà Lạt nguyên thủy là quê hương của người Thượng. Khi nói về Đà Lạt nhưng không nhắc qua vài tên tuổi lớn người Thượng thì thật là thiếu sót. Từ cuối năm 1920, Đà Lạt phát triển bề rộng lẫn chiều sâu, mà vài người Thượng đã đóng các vai trò quan trọng. Tại thung lũng Đa Nhim, có bộ tộc Churu (Chru) tuy dân số ít (độ 1500 người) nhưng được coi là bộ lạc tiến bộ nhứt ở cao nguyên Lâm Viên, vì lịch sử của họ có liên hệ với lịch sử người Chiêm Thành.

Là thị dân Đà Lạt, tôi chắc nhiều đồng hương còn nhớ con đường Ya Gut, nằm giữa đường Trần Bình Trọng và Hoàng Diệu, gần trung tâm y tế toàn khoa?

Theo Touneh Han Tho, thì Banahria Ya Gut được coi như lãnh tụ người Churu (Chru) nhiều thập niên đầu thế kỷ 20. Sinh năm 1870 tại một buôn làng thuộc vùng Đơn Dương ngày nay, Ya Gut kết hôn với một người chị bà con của thân phụ Han Tho. Ya Gut có một đứa con gái tên Ame Mabo, cho đến năm 1975, vẫn còn sống tại làng Diom, là quê hương của ông ta. Ông bà Ya Gut cũng có một người con trai làm trung úy trong quân đội viễn chinh Pháp. Ya Gut là một người có tâm hồn nghệ sĩ, một Nguyễn Du của người Churu, từng sáng tác nhiều thiên anh hùng ca cho dân tộc Churu. Tài năng ấy Ya Gut thừa hưởng của tổ tiên. Năm 1909, Pháp lập một đồn hành chánh tại Dran (Đơn Dương) và phong cho Ya Gut làm tri huyện, cai trị vùng nầy, giống như trường hợp tù trưởng có thế lực Khunjenob cai trị tại Ban Mê Thuột. Hồi đó Ya Gut đóng vai trò trung gian giao thiệp giữa Pháp và dân chúng. Ngoài chức vụ hành chính, Ya Gut còn đóng vai thẩm phán hòa giải các vụ xung đột, làm trọng tài giải quyết các cuộc tranh chấp của đồng bào ông ta. Theo Touneh Han Din, một người bà con với Han Tho, thì trong thời gian làm tri huyện ở Dran, nhiệm vụ căn bản của Ya Gut là chiêu mộ dân Thượng làm phu đấp đường giao thông. Dân Thượng cũng bị bắt buộc phải khiêng cáng cho các viên chức Pháp, Việt và vợ con của họ. Đối với các bà vợ công chức Việt Nam, những người Thượng này gọi đùa rằng đó là các “bà đầm mũi tẹt.”

Bắt đầu từ năm 1910, tại vùng cao nguyên, người Pháp ra lịnh bắt đồng bào Thượng tuổi từ 16 đến 60, đàn ông, mỗi năm phải làm sưu cho nhà nước 20 ngày không lương. Công việc rất nặng nhọc mà còn bị các giám thị người Pháp hay Việt đối xử bằng roi vọt, nên nhiều người tìm cách trốn tránh. Theo Touneh Han Din, cò hàng trăm gia đình sống ở buôn Diom bỏ trốn vào rừng để khỏi đi làm phu đắp đường. Theo Monseign Cassaigne khi đắp con đường từ Phan Thiết lên Di Linh, có hàng trăm phu người Thượng và hai kỹ sư Pháp bỏ mạng.

Một lãnh tụ khác là Touneh Han Đang, sinh năm 1880 tại Diom, trong một gia đình có 7 anh em. Ba mẹ là người thuộc chi tộc Banahria. Cũng như cha, thuở nhỏ Han Dang theo cha làm rẫy. Thời gian nhàn rỗi, cậu thường đi săn bắn thú rừng. Đến tuổi 15, Han Đang tháp tùng theo các thương nhân người Churu buôn chuyến từ Phan Rang lên Dran. Chuyến xuống họ đem mật ong, thịt rừng phơi khô, vài loại măng......xuống Phan Rang đổi lấy muối, nước mắm, vải vóc. Là một thanh niên cường tráng, có chí tự lập, chỉ mấy năm sau Han Dang tự mình tổ chức các chuyến hàng riêng biệt. Tại Phan Rang có làng An Phước là nơi nổi tiếng văn vật của người Chàm, có trường tiểu học. Nhờ vậy Han Dang được theo học các môn Pháp, Việt và Chàm ngữ. Thấy việc học thích thú và có lợi, Han Dang rất tích cực trau giồi. Nhưng có một điều làm cho Han Dang lo lắng đó là cha mẹ cậu sợ cậu ở mãi dưới An Phương, sẽ lưu lạc rồi bỏ rơi ông bà. Vì thế ông bà thu xếp cho hai người anh lớn đang làm giáo viên, dạy kèm tiếng Việt và Chàm cho Han Dang tại nhà ở Diom. Hàng ngày, sau khi tập ca hát cùng với ban hợp ca trong hai giờ, Han Dang học kèm với anh, và sau đó, học võ với một võ sư người Việt.

Năm 1905, Pháp bắt đầu làm con đường từ Phan Rang lên Đà Lạt. Han Dang và cha đều bị bắt đi làm sưu. Thấy cha già yếu, Han Dang tình nguyện làm việc cho cả hai người, nhưng lại từ chối khiêng cáng cho “các bà đầm mũi tẹt”. Con đường từ Krong Pha lên Đà Lạt có nhiều dốc cao, mỗi ngày Han Dang chỉ mang vác vượt khoảng đường 15km thôi. Hàng hóa thường là những két rượu vang dành cho công chức Pháp ở Đà Lạt. Trong thời gian ấy, Han Dang dành dụm được một số tiền, bắt đầu mua ngà voi, mật ong ở Roglai đem xuống Phan Rang bán. Năm 1907, Han Dang có ý nghĩ sẽ cải tiến đời sống người Churu. Đầu tiên Han Dang yêu cầu một người đàn bà Chàm đến Đa Nhim dạy bộ lạc Churu dệt vải. Kế tiếp, Han Dang gởi cô em họ là Ba Cam xuống Phan Rang học kỹ thuật làm nồi đất nung. Khi trở về, Ba Cam bắt đầu làm toàn bộ nồi đất mới cho cả làng. Han Dang còn học được kỹ thuật cày ruộng: cày sâu và hiệu quả hơn. Có một điều không thành công lắm là bắt đàn bà Churu mặc quần thay vì mặc váy. Năm 1910, Han Dang được bổ làm lý trưởng Diom. Năm sau Pháp lập huyện Tân Khai, sau nầy gọi là Djiring và Han Dang trở thành thông ngôn cho Ya Gut. Đến năm 1919, tri huyện Ya Gut hưu trí và Han Dang được cử thay thế chức tri huyện của Ya Gut. Mãi đến ngày 22/2/1922, triều đình Huế (Khải Định) mới bổ Han Dang làm “Thổ huyện Tân Khai” và gọi là “tri huyện Mọi”. Trong thời gian nầy, Han Dang đề nghị mở trường học ở Đa Nhim, bị công sứ Cunhac và quản đạo Trần Văn Lý phản đối với lý do “người Mọi không cần giáo dục, vì họ chỉ làm những việc nặng nhọc, không cần đến sự khéo léo”. Dù thất bại, Han Dang không nản, tiếp tục tranh đấu để cải tiến mức sống của đồng bào ông. Năm 1922, người Pháp làm đường Sàigòn đi Đà Lạt qua ngả Bảo Lộc, cần nhiều phu người Thượng. Với tư cách tri huyện Mọi, Han Dang có bổn phận cung ứng dân phu, nhưng đồng thời cũng nhắc lại yêu sách mở trường học. Lần nầy có kết quả. Tại các buôn người Lat, người Chil, người Churu, bắt đầu có trường sơ cấp, nhưng mỗi trường chỉ có độ 10 học sinh. Cho đến năm 1927, quản đạo Trần Văn Lý liên tục bất đồng ý kiến với Han Dang, và bỏ qua các đề nghị của Han Dang về những cải cách nâng cao mức sống của đồng bào Thượng. Khi quản đạo Trần Văn Lý đi rồi, tình hình người Thượng được cải thiện hơn: Han Dang tranh đấu để tỉnh cấp tiền bạc cho học sinh, tăng chương trình học lên 4 năm, và lúc ấy có 40 học sinh theo học. Những học trò giỏi, được gởi lên Đà Lạt sẽ ở trọ nhà Hàn Giang đi học. Những học sinh ưu tú sau khi tốt nghiệp sẽ được gởi đi Qui Nhơn học tiếp “Collège de Quinhơn”.

Ngày 2/9/1925, toàn quyền Đông Dương ban tặng cho Han Dang huy chương Bắc Đẩu Bội Tinh. Theo Touneh Han Tho, trong khi khánh thành đường xe lửa từ Krong-Pha lên đèo Ngoạn Mục, công sứ Đồng Nai Thượng có ban cho Han Dang huy chương “Kim tiền hạng 3”. Sau đó, Han Dang còn liên tiếp nhận được các huy chương Bắc Đẩu Bội Tinh (1929), mề đay Kim Khánh hạng 3 (1933).

Theo Touneh Han Tho, Han Dang tiếp tục tranh đấu để cải tiến mức sống của đồng bào Thượng quanh vùng Đà Lạt. Ông tranh đấu cho dân làm đường được lãnh lương cao hơn. Mỗi khi có những thắc mắc ông khiếu nại với các viên chức cao cấp Pháp tại Đà Lạt, nếu như không được giải quyết, không nản, ông làm đơn gởi lên hoàng đế Bảo Đại, thủ tướng Pháp Léon Blu, và cả tổng thống Pháp. Năm 1937, để phản đối viên công sứ Pháp lạm quyền, Han Dang từ quan, về làng Diom làm lãnh tụ cho bộ lạc của ông đến ngày mãn phần.

Djiring tuy ở gần, nhưng mãi đến năm 1927, mới có cha Cassaigne đến lập nhà truyền giáo. Hai năm sau, chính cha đã lập ra trại cùi để săn sóc cho những người bị chứng bịnh nan y nầy, tồn tại cho đến nay.
jimmi is offline
 
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2
Tuổi
31-08-2004, 03:05 PM


 
Không thể quên Bác sĩ Alexandre Yersin (1863 - 1943)


Cách đây 125 năm, ngày 22.IX.1863. Alexandre John Emile Yersin đã ra đời tại một vùng quê miền núi ở Lavaux, thuộc Tổng Vaud, nước Thụy Sĩ…
Năm 1865, vua Louis XIV hủy bỏ chỉ dụ Nantes không còn đối xử bình đẳng với những người theo giáo phái Calvin như trước. Tổ tiên Yersin bị khủng bố phải rời bỏ quê cha đất tổ vùng Languedoc (miền nam nước Pháp) di cư sang Thụy Sĩ.
Cha của Yersin là một giáo viên sinh học. Mẹ quê ở Paris, Yersin là em trai trong một gia đình chỉ có hai chị em.
Vốn khiêm tốn trầm lặng, thích sống ẩn dật, Yersin ít nói về đời mình nên hiện nay người ta biết rất ít về những ngày thơ ấu của ông.
Năm 20 tuổi (1883), Yersin học ngành y tại Lausanne (Thụy Sĩ), sau đó tiếp tục học tại Marbourg (Đức) và tốt nghiệp đại học Paris (Pháp).
Từ năm 1886, ông làm việc tại Viện Pasteur Paris và cộng tác với bác sĩ Roux tìm ra độc tố vi khuẩn bạch hầu.
Năm 1890,Yersin được chuyển trở lại quốc tịch Pháp.
Trong những năm miệt mài nghiên cứu tại Viện Pasteur, Yersin đã chứng tỏ một thiên tài hiếm có, một con người giàu nghị lực, thông minh, ham tìm tòi học hỏi. Tương lai tươi sáng mở ra trước mắt ông. Nhưng Yersin lại hướng về những chân trời mới, muốn tìm ra lối thoát khỏi cuộc sống hiện tại. "Tôi luôn luôn mơ ước khám phá đất lạ, thám hiểm; khi còn trẻ, ta luôn luôn tưởng tượng những điều kỳ lạ sẽ đến, không có gì là không thể làm được".
Bác sĩ Vallerey - Radot, cháu nội của nhà bác học Pasteur, đã nhận xét về Yersin: "Từ nhà ông nội tôi, tôi thấy ông ấy nhìn bản đồ hàng giờ".
Thế rồi, Yersin bất ngờ tạm thời rời bỏ ngành vi trùng học, sống đời thủy thủ và nhà thám hiểm, mở đầu một quãng đời khác kéo dài 50 năm.
Trước hết, Yersin nhận làm bác sĩ trên một con tàu của Công ty vận tải đường biển đến Viễn Đông. Sau 6 tháng hoạt động trên tuyến đường Sài Gòn - Ma-ni-la (Phi-líp-pin), Yersin chuyển sang làm việc trên con tàu "Sài Gòn" chạy từ Sài Gòn đến Hải Phòng và ngược lại.
Những tháng đầu tiên trong nghề hàng hải đối với Yersin thật quyến rũ! Yersin chưa từng tiếp xúc với biển cả, nhưng trong thời thanh niên, Yersin đã quen với nước hồ Léman. Khi thuyền lênh đênh trên đại dương, Yersin nhìn lên bầu trời và học cách xác định tọa độ; khi tàu cặp bến, Yersin tập sự dùng kính thiên văn. Trong những năm sau, Yersin say mê thiên văn học và về sau tìm hiểu cả điện khí quyển, quang phổ mặt trời.
Tàu chạy trên tuyến đường Hải Phòng - Sài Gòn, khi tiến lại gần bờ biển, lúc vượt sóng ra ngoài khơi xa. Dãy Trường Sơn hùng vĩ ở phía tây hiện ra trước mắt Yersin gợi lại kỷ niệm tuổi học trò. Ngày ấy, Yersin đã cùng các bạn leo lên sườn núi Valais. Dãy Trường Sơn tuy không có những đường nét và màu sắc giống như dãy Alpes nhưng có những hấp dẫn kỳ lạ. Yersin muốn tìm lại những cảm giác thành thực và thân thiết khi khám phá được những điều bí ẩn, đặt chân lên miền đất lạ.
Tháng 7 năm 1891, Yersin cập bến Nha Trang. Ông lên bờ, đi dọc miền duyên hải đến Phan Rí và theo các con đường mòn vượt qua một ngọn đèo cao 1.200 m gần Di Linh. Từ Di Linh ông định băng rừng đến Sài Gòn tìm ra con đường bộ nối liền Nha Trang với Sài Gòn, nhưng không kịp chuyến tàu đi Hải Phòng nên ông đành bỏ dở cuộc hành trình, xuống Phan Thiết dùng thuyền buồm ra Nha Trang.
Chuyến thám hiểm đầu tiên ngắn ngủi này đã giúp nhà thám hiểm 30 tuổi này làm quen với những khó khăn trên miền núi vùng nhiệt đới, với gió núi, mưa rừng, chịu đựng những con vắt hút máu người, vượt qua những con suối nước chảy như thác đổ... Lần tiếp xúc đầu tiên với núi rừng Tây Nguyên cũng đã kích thích Yersin ham muốn thực hiện những chuyến thám hiểm khác.
Ngày 29.III.1892, từ Nha Trang ông ra Ninh Hòa, tiến thẳng về hướng tây đến Stung-treng trên bờ sông Mê Kông.
Nhờ sự giúp đỡ của Pasteur và Bộ trưởng Bộ giáo dục Pháp, năm 1893, Yersin thực hiện nhiệm vụ thám hiểm vùng núi nằm giữa bờ biển miền Trung và sông Mê Kông, vùng thượng nguồn sông Đồng Nai và Sê-băng-can mà trước nay ít người biết đến. Rời Sài Gòn ông đã vượt thác Trị An, đến Tánh Ninh, vượt sông La Ngà đến Di Linh. Men theo một con đường mòn gần giống như con đường 20 hiện nay, ngày 21.VI.1893, ông đến thác Prenn và sau đó, đặt chân lên Lang-bi-an:
"Trên đường đi, cao nguyên nhấp nhô cao từ 900 đến 1.200m. Khoảng 15 đến 20 km trước khi đến chân núi, tôi ra khỏi rừng. Tôi đứng trên một vùng hoàn trơ trụi và cây cỏ. Đất đồi mấp mô khiến tôi có cảm giác như đang đi một đại dương sao động vì những ngọn sóng khổng lồ. Núi Lang-bi-an đứng sừng sững ở giữa như một hòn đảo và hình như ngày càng xa dần khi tôi tới gần. Dưới chỗ trũng, đất mầu đen và đầy than bùn. Những đàn Nai lớn để yên cho chúng tôi đến gần vài trăm mét. Đàn Nai vụt chạy ra xa rồi ngoái cổ lại tò mò nhìn chúng tôi".
Cuối năm 1893, Yersin lại lên cao nguyên Lang-bi-an, thám hiểm cao nguyên Đắc Lắc, A-tô-pơ (Lào) và ngày 7.V.1894, về Đà Nẵng.
Năm 1890, bác sĩ Albert Calmette thiết nhập chi nhánh viện Pasteur ở Sài Gòn.
Năm 1894, bệnh dịch hạch lan tràn trên khắp miền đông Trung Quốc. Bác sĩ Calmette đề nghị Yersin đi Trung Quốc để nghiên cứu tại chỗ bệnh dịch hạch.
Ngày 15.VI.1894, Yersin đến Hồng Công và gặp một đối thủ - bác sĩ Kitasatô - đã đến Hồng Công trước Yersin 3 ngày. Bác sĩ người Nhật này đã nổi tiếng về công trình khoa học tìm ra vi trùng bệnh uốn ván.
Yersin dựng một túp lều tranh bên cạnh bệnh viện và làm việc trong điều kiện thiếu thốn. Chỉ sau 5 ngày làm việc, ngày 20.VI.1894, ông đã tìm ra vi trùng bệnh dịch hạch. Qua hệ thống bưu điện của Anh, ông gửi những ống nghiệm đựng trực trùng sang Pháp. Trực trùng bệnh dịch hạch đến viện Pasteur Paris nguyên vẹn và được xác minh, mang tên Yersin (Yersinis Pestis).
Năm 1895, Yersin thành lập Viện Pasteur ở Nha Trang và điều chế huyết thanh chữa bệnh dịch hạch.
Một năm sau, bệnh dịch hạch tái phát ở Trung Quốc, Yersin lại sang Trung Quốc và cứu được nhiều nguời thoát khỏi căn bệnh hiểm nghèo đã giết 50 triệu người từ thời thượng cổ.
Yersin trở về Nha Trang. Một cuộc đời mới bắt đầu. Nhiều vấn đề được đặt ra.
Nhận thấy thành phố Nha Trang xây dựng trên một vùng cát trắng không tiện mở rộng những cánh đồng cỏ để nuôi ngựa dùng cho việc điều chế huyết thanh, ông khai phá vùng Suối Dầu, cách Nha Trang hơn 10km về hướng nam, thành lập một trại chăn nuôi và trồng trọt.
Theo gương các bậc tiền bối, ông lao vào nghiên cứu huyết thanh trị bệnh dịch hạch cho trâu bò. Từ đó, Viện Pasteur Nha Trang nghiên cứu vi trùng động vật và các bệnh nhiễm trùng gia súc.
Trong một chuyến dừng chân tại Ma-lai-xi-a và In-đô-nê-xi-a, Yersin rất chú ý đến trồng cao su. Năm 1897, ông bắt đầu trồng cao su ở Suối Dầu và 8 năm sau, năm 1905, hãng Michelia (Pháp) nhận được 1.316 kg mủ cao su đầu tiên. Quan tâm đến phương pháp trồng, khai thác và chế biến cao su, ông đã thiết lập một phòng thí nghiệm nông hóa. Tại đây, những biện pháp chọn giống, cạo mủ và làm đông mủ cao su được nghiên cứu có hệ thống đã giúp rất nhiều cho những người trồng cao su ở Đông Dương.
Thời gian trôi qua ... Trại chăn nuôi và trồng trọt tại Suối Dầu ngày càng mở rộng. Yersin nhận chức viện trưởng 2 Viện Pasteur ở Sài Gòn và Nha Trang.
Năm 1902 và 1903, ông ra Hà Nội để thành lập trường đại học y Đông Dương và làm hiệu trưởng đầu tiên.
Năm 1924, ông giữ chức tổng thanh tra các viện Pasteur ở Đông Dương.
Năm 1933, ông làm viện trưởng danh dự viện Pasteur ở Paris.
Trong thời gian sống ở Xóm Cồn (Nha Trang), ông là một người hàng xóm đôn hậu, thường giúp đỡ những cụ già và những người chài lưới, thương yêu trẻ con, ông sống rất giản dị, giàu lòng nhân ái.
Sau chuyến công du ở Ấn Độ, toàn quyền Pháp Paul Doumer muốn xây dựng một nơi nghỉ dưỡng cho Pháp kiều như những nơi nghỉ dưỡng như Ấn Độ. Yersin đề nghị nên chọn Đăng Kia, cách Đà Lạt hiện nay hơn 10 km về phía bắc.
Năm 1900, ông đã tháp tùng Paul Doumer lên Đà Lạt. Sau khi quan sát tại chỗ, Paul Doumer không chọn Đăng Kia làm nơi nhỉ dưỡng nhưng chọn vị trí Đà Lạt hiện nay theo đề nghị của bác sĩ Emile Tardif vì:
1- Đà Lạt ở độ cao hơn Đăng Kia;
2- Độ dốc của Đà Lạt thoai thoải, không khí ở Đà Lạt hợp vệ sinh hơn ở Đăng Kia có những ngọn đồi nhỏ cách nhau bằng những thung lũng lầy lội;
3- Không khí ở Đà Lạt mát lành và ít ẩm hơn ở Đăng Kia vì Đăng Kia nằm gần đỉnh Lang-bi-an, sườn núi hứng gió ẩm, nhận lượng mưa nhiều hơn, sương mù dày hơn (đến 10 giờ sáng sương mới tan);
4- Về thực vật, Đăng Kia chỉ toàn đồi cỏ, trong khi Đà Lạt gần rừng thông, không khí vừa mát mẻ vừa thơm ngát hương thông;
5- Về giao thông vận tải, Đà Lạt thuận tiện hơn Đăng Kia.
Năm 1914, chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ. Lúc bấy giờ, Hòa Lan chiếm độc quyền sản xuất quinin - phương thuốc duy nhất chữa bệnh sốt rét. Yersin gieo thử hạt canh-ki-na ở Suối Dầu và Đăng Kia. Ông gặp thất bại hoàn toàn ở Suối Dầu, nhưng ở Đăng Kia cần tốn nhiều công sức.
Năm 1917, Yersin trồng cây canh-ki-na ở Hòn Bà - một ngọn núi gần Suối Dầu. Lúc đầu cây tăng trưởng tốt nhưng về sau chết dần vì đất đai không thích hợp.
Tháng VII.1923, ông mang những cây canh-ki-na tốt nhất ở Hòn Bà mang lên trồng ở Đrăng và thu được kết quả tốt. Ông tiếp tục trồng trên cao nguyên LangBiang nhỏ và Di Linh.
Năm 1936, cây canh-ki-na được trồng với quy mô lớn ở Lán Tranh và Di Linh, thu hoạch được 30 tấn vỏ với tỷ lệ quinin sunfat 7,42%. Năm 1938, thu được 21 tấn vỏ với tỷ lệ quinin sunfat cao hơn (8,5%).
Ngày 28.VI.1935, Trường Trung học Yersin được khánh thành ở Đà Lạt, Yersin trở về Đà Lạt lần cuối cùng trước khi mất. Nhân dịp này, đáp lại lời phát biểu của một học sinh, ông đã trình bày cảm tưởng khi lần đầu đặt chân lên cao nguyên Lang-bi-an: "Không khí mát mẻ đã làm tôi quyên đi mệt nhọc và tôi nhớ lại niềm vui được chạy hết tốc lực lên xuống những ngọn đồi như một cậu học sinh trung học trẻ tuổi".
Trong những năm cuối đời, Yersin vẫn say mê nghiên cứu khoa học, ngành thiên văn, vô tuyến điện. Vài tuần trước khi mất, tuy bệnh ngày càng tăng, ông vẫn còn tiếp tục theo dõi mực thủy triều.
Ngày 1.III.1943, Yersin thanh thản qua đời, hưởng thọ 80 tuổi, để lại một niềm thương tiếc sâu sắc. Hàng ngàn người dân Nha Trang đã đưa linh cữu ông đến an nghỉ cuối cùng ở Suối Dầu.
--------------------
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
THÀNH PHỐ ÐÀ LẠT
 
Lập trên cao nguyên Lâm viên đồi núi chập chùng, Ðà lạt là một đô thị nghỉ mát xinh đẹp nằm giữa những khu rừng thông, thác nước thơ mộng: Ðà lạt là thành phố của tuổi trẻ, tình yêu và kỷ niệm. Ai đã đến đó một lần, chắc chắn sẽ giữ lại trong lòng những hình ảnh và kỷ niệm thân thương.
Tài liệu viết bài này ngoài quyển sách "Những Ðứa Con của Rừng Núi" (The Sons of Mountains) của Gerald Cannon Hickey, còn nhiều tài liệu khác mà chúng tôi sưu tầm rải rác trong sách báo cũ. Trong chương viết về Ðà lạt, tác giả G. Hickey có nhắc đến tác phẩm, bài báo kê cứu hiếm như:
- Báo Indochine năm 1943-1944
- Monographie de la province Dalat do trường Viễn Ðông bác cổ Hà nội in năm 1931.
- Tạp chí Bulletin des Amis du vieux Hué năm 1938...

Trong các Toàn quyền Ðông Dương chỉ có P. Doumer, Pasquier và Decoux để lại nhiều kỷ niệm trên đất nước ta hơn hết. Mặc dù khi tạo lập đường xá, cầu cống, tiện nghi công cộng, người Pháp không nghĩ đến phúc lợi cho người bản xứ, nhưng dầu sao đi nữa các cơ sở hạ tầng ở các thuộc địa cũng đem lại lợi ích lâu dài.
Chúng tôi còn nhớ ngày 10 tháng 12 năm 1896, Toàn quyền Rousseau lâm trọng bện và từ trần ở bịnh viện Hà nội thì P. Doumer được lịnh qua Ðông Dương kế vị. Vừa đến Việt nam, P. Doumer liền nghĩ đến một chương trình kiến thiết đầy tham vọng. Mục đích nhằm khai thác kinh tế Việt nam. Hai dự án lớn lao nhất của P. Doumer là:
- Tìm các địa điểm lập các đô thị nghỉ mát ở miền núi Trung kỳ.
- Lập lại đường xe lửa xuyên Việt.
Năm 1879, P. Doumer gặp bác sĩ Yersin là người đã hướng dẫn nhiều cuộc thám hiểm sâu vào vùng rừng núi Tây nguyên để thảo luận việc tìm kiếm những địa điểm thuận tiện có thể lập khu nghỉ dưỡng. Nơi đó phải có khí hậu mát mẻ để các kiều dân Pháp và các viên chức Pháp ở Ðông dương đến nghỉ hè thay vì mỗi năm phải về Pháp. Bác sĩ Yersin khuyến cáo nên chọn đỉnh Lâm viên (Langbian). Sau đó P. Doumer ra lệnh cho một đoàn thám hiểm quân sự tìm kiếm một con đường từ miền duyên hải lên Lâm viên. Năm 1898, Pháp lập ra tỉnh Ðồng Nai thượng, cơ sở hành chánh đặt tại Ðà lạt. Ngoài ra, còn có một tỉnh nhỏ mới thành lập ở Tánh linh, nằm trên đường mòn trao đổi hàng hóa giữa cao nguyên và đồng bằng.
Một đoàn thám hiểm khác khởi hành vào năm 1908 để phát quang dọn dẹp con đường mòn từ đồng bằng lên cao nguyên. Công việc này hoàn tất năm 1899. Với sắc lệnh 1-11-1899, người Pháp lập ra tỉnh Ðồng nai thượng với trung tâm hành chính đật tại Ðà lạt. Một tỉnh nhỏ hơn là Tánh linh với cơ sở hành chánh tại Djirinh (Di linh). Một ngôi nhà bằng thiếc đầu tiên được thiết lập coi như ngôi nhà nghỉ mát đầu tiên tại đây. Mấy năm sau, nhận thấy rằng vùng rừng núi này có nhiều vách đá dốc đứng, cheo leo, khó thiết lập đường xe lửa, nên họ chọn cách làm đường lộ cho xe hơi chạy. Từ đó, Pháp bỏ tỉnh Ðồng nai thượng, còn đại lý hành chánh Djirinh sát nhập vào tỉnh Phan thiết và Ðà lạt nhập vào Phan rang. Công việc đang tiến hành thì năm 1902, Toàn quyền P. Doumer đột ngột về Pháp, khiến nhiều chương trình kiến thiết bị đình trệ.
Tuy là một thành phố sinh non, nhưng nhiều người Pháp có đầu óc làm giàu chú ý ngay đến Ðà lạt. Lợi dụng sắc luật nhượng đất đai của chính phủ, vào ngày 1-4-1900, một người Pháp tên Gresieu được cấp cho không 885 mẫu đất thuộc Ðồng nai thượng. Ngày 18-10-1901, một người Pháp khác tên Armavon được cấp 300 mẫu ở gần Ðà lạt...
Ngày nay du khách đi chơi Ðà lạt thường theo quốc lộ 20, từ ngả ba Dầu giây lên Ðịnh quán, Bảo lộc, rồi Di linh tới Ðà lạt, hay dùng quốc lộ 21 từ Phan rang đi lên, chớ ít ai ngờ rằng con đường lộ đầu tiên nối liền giữa Sài gòn và Ðà lạt đi qua ngả Phan thiết. Ðường ấy bắt đầu từ Ma lâm, qua đèo Datrum đến Di linh, rồi từ đó mới đi tiếp lên Ðà lạt. từ năm 1914-1915, Phan thiết là trạm dừng chân của lữ khách đi Ðà lạt. Từ năm 1908, Ðà lạt mới có ngôi nhà gạch đầu tiên là toà Công sứ Pháp. Năm 1912 Toàn quyền Albert Sarraut kế tục chương trình dang dở của P. Doumer, phát triển Ðà lạt thành một trung tâm nghỉ dưỡng. Ban đầu người Pháp khởi công làm con đường từ Phan rang lên Ðà lạt qua Ða nhim và đèo Ngoạn mục (Bellevue). Con đường ấy sau này mở rộng thành quốc lộ 21. Từ năm 1914, hãng xe hơi chở khách "Société des Correspondances Automobiles du Langbian" cho chạy những chiếc xe hiệu Lorraine-Dietrich trên lộ trình Sài gòn - Phan thiết - Di linh tới Ðà lạt. Người cố cựu cho biết rằng hồi đó người ta gọi tắt hãng xe đò này bằng chữ "SCAL". Năm sau, tỉnh Langbian thành hình vẫn lấy Ðà lạt làm tỉnh lỵ. Ðà lạt bắt đầu thu hút du khách đến nghỉ mát và săn bắn vào mùa hè. Năm 1916, Langbian Palace Hotel là khách sạn đầu tiên được xây dựng theo kiểu nhà sàn, nhưng có hành lang rộng và mái che. Cũng năm đó, Ðà lạt có trạm Bưu chính, sở Công chánh và trắc địa, toà Công sứ, Cảnh binh. Còn người Việt nam (kinh) đầu tiên đến cư ngụ Ðà lạt là những người phu khuân vác trắc địa hay những người buôn bán. Năm 1920, Pháp tái lập tỉnh Ðồng nai thượng, tỉnh lỵ đật tại Di linh, trong khi Ðà lạt trở thành một khu vực tự trị về hành chánh, do một Tổng ủy viên cai trị. Năm 1922, Ðà lạt bước qua một giai đoạn phát triển mới, kiến trúc sư được chỉ định vẽ đồ án nới rộng Ðà lạt, mở rộng thành phố thành một đô thị tân tiến. Ðặc biệt theo đồ án này không được xây cất gì che khuất đỉnh Lâm viên để giữ vẻ đẹp cho thành phố thơ mộng. Pháp muốn thành phố Ðà lạt sẽ là một góc của nước Pháp ở miền núi Alpes của A¨ châu. Do đó Ðà lạt phải có:
- Hồ nhơn tạo
- Hàng trăm biệt thự rải rác trên các sườn đồi
- Xây dựng ngôi chợ trung ương hình khối chữ nhật với tháp chuông vươn cao. Ðó là vị trí rạp hát Hòa bình hiện nay.

Kể từ năm 1930 trở đi, Ðà lạt phát triển thành một đô thị có vườn hoa xinh đẹp, nhiều công viên cây xanh, ngàn hoa khoe sắc thắm vào mùa xuân. Người Mỹ đầu tiên có mặt tại Ðà lạt là vợ chồng nhà truyền giáo Tin Lành Hebert Jackson. Ông này đến Ðà lạt năm 1930, lập nhà truyền giáo đầu tiên cho đồng bào Thượng, có một mục sư Việt nam làm thông ngôn.
Năm 1925, Ðà lạt có chương trình gắn điện các đường phố chính bằng cách xây đập thủy điện Ankroet. Dự án này không thực hiện được vì thiếu ngân sách. Năm 1929 một nhà trồng tỉa Pháp làm một máy phát điện nhỏ sử dụng thác nước Cam ly để cung cấp điện lực cho Ðà lạt. Tháng 7 năm 1932, con đường quốc lộ 20 từ Sài gòn lên Bảo lộc đi Ðà lạt hoàn thành.

ÐÀ LẠT, MỘT TRUNG TÂM GIÁO DỤC
Các nhà khoa học đều nhận định rằng môi trường, khí hậu trong lành, mát mẻ rất thích hợp cho các hoạt động trí tuệ. Từ đó, Ðà lạt sớm phát triển thành một trung tâm giáo dục quan trọng nhất nước. Năm 1927, nhằm phục vụ cho con em người Pháp và số gia đình người Việt giàu có, Pháp cho lập ra Petit Lycée de Dalat. Ngôi trường Việt nam đầu tiên do cụ Bùi Thúc Bàng mở ra năm 1927, gần rạp Ngọc Lan. Cùng năm đó, dòng nữ tu Soeur St. Paul mở trường Crèche de Nazareth, dành riêng cho trẻ em. Trước năm 1932, trường Petit Lycée de Dalat đổi thành Grand Lycée de Dalat và chương trình học dạy tới bực Tú tài Pháp. Năm 1935, trường này lấy tên Lycée Yersin cho tới nay, để kỷ niệm bác sĩ Yersin, ân nhân của Việt nam và cả nhân loại nữa.
Cuối năm 1932, người Pháp xây dựng cơ sở giáo dục cho nhà dòng sư huynh (trường Christian Brothers) và trường Collège d'Adran cho các chủng sinh. Năm 1935, nhà dòng Notre Dames mở rộng thêm bằng cách thiết lập chương trình giáo dục đệ nhị cấp, còn gọi là "Notre Dames de Langbian" và sau này chúng ta quen gọi trường ấy là Couvent des Oiseaux. Trường nữ này dành riêng cho các thiếu nữ con các gia đình Pháp, Việt giàu có cùng các gia đình quan lại. Trường này thu nhận các nữ sinh từ Miên, Lào theo học nữa.
Ðến ngày 27-6-1939, Ðà lạt có thêm trường Thiếu Sinh quân đầu tiên dành cho các thiếu nhi và thiếu niên các gia đình quân nhân Pháp Việt. Năm 1936 bác sĩ Yersin lập ra viện Pasteur ở Ðà lạt, sau này trở thành nha Ðịa dư, nằm trên ngọn đồi gần trường Yersin và ga xe lửa Ðà lạt. Ngày 1-1-1953, trường Quốc gia Hành chánh thành lập tại Ðà lạt để đào tạo công chức cao cấp cho chính phủ. Nhiều người Việt nam tốt nghiệp khoa này, về sau đều làm tỉnh trưởng, phó tỉnh trưởng và giám đốc các công sở. Trường trung học Trần Hưng Ðạo khởi thủy lập gần chợ Hoà bình, có hoàng tử Bảo Long theo học , nên sau lấy tên là trường Bảo Long. Còn trường nữ trung học Bùi Thị Xuân, lúc mới lập lấy tên công chúa Phương Mai, sau đổi thành trường Quang Trung. 
Trường Võ bị Quốc gia Việt nam nguyên thủy là trường Sĩ quan Huế, thành lập năm 1948 bên cạnh sông Hương. Năm 1950, trường này di chuyển về Ðà lạt, lấy cơ sở trường Chỉ huy Tham mưu sau này làm địa điểm. Dưới thời Tổng thống Ngô Ðình Diệm, trường này lấy tên trường Võ bị Liên quân Ðà lạt. Ðến năm 1960, trường này đổi tên thành Trường Võ bị Quốc gia Việt nam trên ngọn đồi 1515. đến năm 1967, trường này có cơ sở hiện đại nhất so với các trường võ bị Ðông Nam A¨. A¨p dụng chương trình huấn luyện quân sự và phần lớn chương trình văn hóa của trường Võ bị West Point (Hoa kỳ), trường Võ bị Quốc gia Việt nam dạy văn hóa bậc đại học 4 năm, đào tạo các sĩ quan hiện dịch đủ trình độ kiến thức chỉ huy và kiến thiết sau này. Khi tốt nghiệp, ngoài bằng cấp tốt nghiệp do trường Võ bị cấp phát, mỗi sinh viên còn được cấp bằng Cử Nhân Khoa Học Ư¨ng Dụng. Cho tới ngày Cộng sản chiếm miền Nam, trường Võ bị đã đào tạo được 29 khóa sĩ quan hiện dịch (khóa 30 và 31 đang trong thời kỳ huấn luyện) làm nòng cốt cho Quân đội VNCH. Viện Ðại học Ðà lạt thành lập năm 1957. Tiền thân của viện Ðại học này là trường Sư huynh công giáo ở Huế do giám mục Ngô Ðình Thục thành lập với sự giúp đỡ của Hồng y Spellman ở New York. viện Ðại học Ðà lạt xây cất trên khu đất rộng 38 mẫu tây, có khoảng 1500 sinh viên theo học các phân khoa Chính trị Kinh doanh, Sư phạm, Khoa học... nằm tại số 1 đường Phù đổng Thiên vương.
Thật là một sự ngạc nhiên lạ lùng, Ðà lạt trước năm 1975 có độ 80,000 dân mà có đến 4 cơ sở giáo dục đại học: Viện Ðại học, trường Ðại học Chiến tranh Chính trị, trường Võ bị Quốc gia Việt nam. Phía Giáo hội còn có trường Giáo hoàng Pio X Ngoài ra còn có 15 trường trung học đệ nhị cấp và 56 trường tiểu học!

VÀI NHÂN SĨ THƯỢNG Ở ÐÀ LẠT
Ðà lạt nguyên thủy là quê hương của người Thượng. Khi nói đến Ðà lạt mà không nhắc qua vài tên tuổi lớn người Thượng thì thất là thiếu sót. Từ cuối năm 1920, Ðà lạt phát triển bề rộng lẫn chiều sâu, mà vài người Thượng đã đóng vai trò quan trọng. Tại thung lũng Ða nhim, có bộ tộc Churu (Chru) tuy dân số ít (độ 1500 người) nhưng được coi là bộ lạc tiến bộ nhất cao nguyên Lâm viên, vì lịch sử của họ có liên hệ với lịch sử người Chiêm thành.
Là thị dân Ðà lạt, tôi chắc nhiều đồng hương còn nhớ con đường Ya Gut, nằm giữa đường Trần Bình Trọng và Hoàng Diệu, gần Trung tâm Y tế toàn khoa?
Theo Touneh Han Tho thì Banahria Ya Gut được coi như lãnh tụ người Churu nhiều thập niên đầu thế kỷ 20. Sinh năm 1870 tại một buôn làng thuộc vùng Ðơn dương ngày nay, Ya Gut kết hôn với một người chị bà con của thân phụ Han Tho; Ya Gut có một đứa con gái tên Ame Mabo, cho đến năm1975 vẫn còn sống tại làng Diom là quê hương của ông ta. Ông Ya Gut là một người có tâm hồn nghệ sĩ, môt Nguyễn Du của người Churu, từng sáng tác nhiều thên anh hùng ca cho dân tộc Churu. Tài năng ấy Ya Gut thừa hưởng của tổ tiên. Năm 1909, Pháp lập một đồn hành chánh tại Dran (Ðơn dương) và phong cho Ya Gut làm tri huyện cai trị vùng này, giống như trường hợp tù trưởng có thế lực Khunjenob cai trị tại Ban Mê Thuột. Hồi đó Ya Gut đóng vai trò trung gian giao thiệp giữa Pháp và dân chúng. Ngoài chức vụ hành chánh, Ya Gut còn đóng vai thẩm phán hoà giải các vụ xung đột, làm trọng tài giải quyết các cuộc tranh chấp của đồng bào ông ta. Theo Touneh Han Din, một người bà con với Han Tho, thì trong thời gian làm tri huyện ở Dran, nhiệm vụ căn bản của Ya Gut là chiêu mộ dân Thượng làm phu đắp đường giao thông. Dân Thượng cũng bị bắt buộc phải khiêng cáng cho các viên chức Pháp Việt và vợ con của họ. Ðối với các bà vợ công chức Việt nam, những người Thượng này gọi đùa rằng đó là các "bà đầm mũi tẹt".
Một lãnh tụ khác là Touneh Han Dang, sinh năm 1880 tại Diom, trong một gia đình có 7 anh em. Ba mẹ là người thuộc chi tộc Banahria. Cũng như cha, thuở nhỏ Han Dang theo cha làm rẫy. Thời gian nhàn rỗi cậu thường đi săn bắn thú rừng. Ðến tuổi 15, Han Dang tháp tùng theo các thường nhân người Churu buôn chuyến từ Phan rang lên Dran. Chuyến xuống họ mang mật ong, thịt rừng phơi khô, vài loại măng... xuống Phan rang đổi lấy muối, nước mắm, vải vóc. Là một thanh niên cường tráng, có chí tự lập, chỉ mấy năm sau, Han Dang tự mình tổ chức các chuyến hàng riêng biệt. Tại Phan rang có làng An phước là nơi nổi tiếng văn vật của người Chàm, có trường tiểu học. Nhờ vậy Han Dang được theo học các môn Pháp Việt và Chàm ngữ. Thấy việc học thích thú và có lợi, Han Dang rất tích cực trau dồi. Nhưng có một điều làm cho Han Dang lo lắng đó là cha mẹ cậu sợ cậu ở mãi dưới An phước sẽ lưu lạc rồi bỏ rơi ông bà. Vì thế ông bà thu xếp cho hai người anh lớn đang làm giáo viên, dạy kèm tiếng Việt và Chàm cho Han Dang tại nhà ở Diom. Hàng ngày, sau khi tập ca hát cùng các ban hợp ca trong hai giờ, Han Dang học kèm với anh, và sau đó, học võ với một võ sư người Việt.
Năm 1905, Pháp bắt đầu làm con đường từ Phan rang lên Ðà lạt. Han Dang và cha đều bị bắt đi làm sưu. thấy cha già yếu, Han Dang tình nguyện làm việc cho cả hai người, nhưng lại từ chối khiêng cáng cho các "bà đầm mũi tẹt". Con đường từ Krong Pha lên Ðà lạt có nhiều dốc cao, mỗi ngày Han Dang chỉ mang vác vượt 15 cây số thôi. Hàng hóa thường là những két rượu vang dành cho các công chức Pháp ở Ðà lạt. Trong thời gian ấy Han Dang dành dụm được một số tiền, bắt đầu mua ngà voi, mật ong ở Roglai đem xuống Phan rang bán. Năm 1907, Han Dang có ý nghĩ sẽ cải tiến đời sống người Churu. Ðầu tiên, Han Dang yêu cầu một người đàn bà Chàm đến Ða nhim dậy bộ lạc Churu dệt vải. Kế tiếp, Han Dang gởi cô em họ là Ba Cam xuống Phan rang học kỹ thuật làm nồi đất nung. Khi trở về, Ba Cam bắt đầu làm toàn bộ nồi đất mới cho cả làng. Han Dang còn học được kỹ thuật cày ruộng: cày sâu và hiệu quả hơn. Có một điều không thành công lắm là bắt đàn bà Churu mặc quần thay vì mặc váy. 
Năm 1910, Han Dang được bổ làm lý trưởng Diom. Năm sau Pháp lập huyện Tân khai, sau này gọi là Di linh và Han Dang trở thành thông ngôn cho Ya Gut. Ðến năm 1919, tri huyện Ya Gut hưu trí và Han Dang được cử thay thế chức tri huyện của Ya Gut. Mãi đến ngày 22-2-1922, triều đình Huế (Khải Ðịnh) mới bổ Han Dang làm "Thổ Huyện Tân khai" và gọi là "tri huyện Mọi". Trong thời gian này, Han Dang đề nghị mở trường ở Ða nhim bị công sứ Cunhac và quản đạo Trần Văn Lý phản đối với lý do "người Mọi không cần giáo dục, vì họ chỉ làm những việc nặng nhọc, không cần đến sự khéo léo". Dù thất bại, Han Dang không nản, tiếp tục tranh đấu để cải tiến mức sống của đồng bào ông. Năm 1922, người Pháp làm đường Sài gòn đi Ðà lạt qua ngả Bảo lộc, cần nhiều phu người Thượng. Với tư cách tri huyện Mọi, Han Dang có bổn phận cung ứng dân phu, nhưng đồng thời cũng nhắc lại yêu sách mở trường học. Lần này có kết quả. Tại các buôn người Lat, người Chil, người Churu, bắt đầu có trường sơ cấp, nhưng mỗi trường chỉ có độ 10 học sinh. Cho đến năm 1927, quản đạo Trần Văn Lý liên tục bất đồng ý kiến với Han Dang, và bỏ qua các đề nghị của Han Dang về những cải cách nâng cao mức sống của đồng bào Thượng. Khi quản đạo Trần Văn Lý đi rồi, tình hình người Thượng được cải thiện hơn: Han Dang tranh đấu để tỉnh cấp tiền bạc cho học sinh, tăng chương trình học lên 4 năm, và lúc ấy có 40 học sinh theo học. Những học trò giỏi được gửi lên Ðà lạt sẽ ở trọ nhà Han Dang đi học. Những học sinh ưu tú, sau khi tốt nghiệp sẽ được gửi đi Qui Nhơn học tiếp "Collège de Quinhon".
Ngày 2-9-1925, toàn quyền Ðông dương ban tặng cho Han Dang huy chương Bắc Ðẩu bội tinh. Theo Touneh Han Tho, trong khi khánh thành đường xe lửa từ Krong Pha lên đèo Ngoạn mục, công sứ Ðồng nai thượng có ban cho Han Dang huy chương "Kim Tiền hạng 3". Sau đó, Han Dang còn liên tiếp nhận được các huy chương Bắc Ðẩu bội tinh (1929), mề đay Kim Khánh hạng 3 (1933).
Theo Touneh Han Tho, Han Dang tiếp tục tranh đấu để cải thiện mức sống của đồng bào Thượng quanh vùng Ðà lạt. Ông tranh đấu cho dân làm đường được lãnh lương cao hơn. Mội khi có những thắc mắc ông khiếu nại với các viên chức cao cấp Pháp tại Ðà lạt, nếu như không được giải quyết, không nản, ông làm đơn gởi lên hoàng đế Bảo Ðại, thủ tướng Pháp Léon Blum và cả tổng thống Pháp. Năm 1937, để phản đối viên công sứ Pháp lạm quyền, Han Dang từ quan, về làng làm lãnh tụ cho bộ lạc của ông đến ngày mãn phần.
 
ÐÀ LẠT:  KHUNG TRỜI KỶ NIỆM
Ðà lạt năm nay vừa tròn 100 tuổi (1893-1993). Thành phố Ðà lạt cũng có cuộc sống riêng của nó. Một thế kỷ qua Ðà lạt chào đời, phát triển, phồn thịnh như một cô gái xuân đài các, bây giờ bước vào giai đoạn suy tàn.
NGUYỄN THÔNG HAY YERSIN, AI  ÐÃ TÌM RA VỊ TRÍ  ÐÀ LẠT?
Ðúng 100 năm trước, vào lúc 3 giờ chiều ngày 21-6-1893, vừa từ một khu rừng rậm chui ra, bác sĩ Yersin và đoàn thám hiểm ngạc nhiên đến sững sờ trước một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú mà họ chưa bao giờ nhìn thấy trước đó. Trong nhật ký, bác sĩ Yersin đã ghi lại: "Một cao nguyên rộng lớn, không cây cối, đó đây thấp thoáng những trái đồi thấp, phủ một lớp cỏ xanh mịn màng".
Vào năm 1905,một du khách người Anh có dịp đật chân đến Ðà lạt, đã ghi lại khung cảnh thành phố buổi sơ khai: "Nhiều đồi núi thấp nằm trên một diện tích rộng lớn, không cây cối, chỉ phủ một lớp cỏ ngắn. Tất cả cùng một cao độ, tựa hồ như những đợt sóng màu xanh nhấp nhô. Ở chính giữa, đỉnh Lâm viên vượt lên như một hòn đảo lởm chởm. Ðăng kia (Dankia) nằm dưới chân dãy núi ấy, ở phía bên kia cao nguyên. Cao nguyên thật yên tĩnh và mát mẻ, không dốc đứng, không một bụi rậm. Trong các thung lũng hẹp là những rừng thông nằm xen giữa những ngọn đồi."
Mới đây, bên nhà, trên tạp chí Du Lịch Lâm Ðồng, tác giả Nguyễn Diệp có viết bài "Ai là người đầu tiên thám hiểm và tìm ra Ðà lạt?" nêu lên ý kiến cho rằng chính Nguyễn Thông (1827-1884) trong khi làm chức Dinh điền sứ đóng ở Bình thuận, đã có lần lên thăm vùng rừng núi cao nguyên Lâm viên ngày nay. Ông tìm ra vị trí Ðà lạt 25 năm trước khi bác sĩ Yersin đật chân tới.
Bài viết có vẻ là một phát kiến mới lạ, làm thỏa mãn tự ái người Việt, nhưng thiều những bằng chứng xác thực. Dù cho sau này chúng ta có thể tìm được thêm những chứng cớ nào đáng tin cậy hơn nữa để kết luận Nguyễn Thông là người đã khám phá cao nguyên Lâm viên, cũng không quan hệ đến sự ra đời của đô thị này. Cho dù Nguyễn Thôngtrong lúc làm Dinh điền sứ lo việc khẩn hoang có đến cao nguyên Lâm viên thực sự, rồi sau đó báo cáo về triều đình nhà Nguyễn, thì việc thực hiện công cuộc di dân lên khai phá, đặt nền tảng cho một đô thị như Ðà lạt hiện nay cũng không thể nào có được. Các khái niệm về thành phố nghỉ mát, trung tâm điều dưỡng, phải đợi người Pháp du nhập. Ngoài người Tây phương, không triều đại nào ở nước ta có thể thực hiện được.
Các thế kỷ trước khi chinh phục các quốc gia nhiệt đới làm thuộc địa, người Âu châu thường gặp phải vấn đề khí hậu oi bức so với đất nước họ. Hàng năm, các công chức thuộc địa phải về chính quốc để nghỉ hè. Việc ấy rất tốn kém thì giờ và tiền bạc. Chính vì lẽ đó mà người Anh lập thành phố Darjeeling ở Ấn độ,người Mỹ lập Baguio ở Philippines, người Hoà lan lập Bogor, rồi Thái mở rộng Chiengmai, và Pháp ở Ðông dương tìm kiếm những vị trí trên núi cao mát mẻ như Sapa, Tam đảo, Bạch mã, Bà ná, và Ðà lạt ở Việt nam ra đời.
Ðà lạt được khai sinh dưới thời Toàn quyền Paul Doumer. Khi đọc báo cáo của bác sĩ Yersin về cao nguyên Lâm viên, Doumer tỏ ra thích thú. Trong một chuyến du hành bằng ngựa từ Bắc vào Nam, Toàn quyền Paul Doumer đã yêu cầu bác sĩ Yersin dẫn mình đi quan sát địa điểm nói trên. Ðến nơi, thấy địa thế lý tưởng, khung cảnh mát mẻ, Doumer tỏ ra hài lòng. Về Hà nội, Paul Doumer liền ký sắc lệnh thành lập đô thị nghỉ mát Ðà lạt.
Một nhà nghiên cứu khác có mặt rất sớm ở Ðà lạt, đã viết trong một hồi ký nhan đề Connaissance de Dalat như sau: "Ở nơi hồ nước, có dòng suối của bộ tộc Lat chảy qua, người ta gọi là Dalat."
Lúc đó thác Cam ly (ở cuối đường Yersin trước năm 1975) là một dòng suối nhỏ, mùa mưa nước chảy khá mạnh. Tên Cam ly ngày nay bắt nguồn từ tên người tù trưởng bộ lạc Koho. Ông ta tên là K'mly, sau khi chết, bộ lạc này dùng tên ông mà đật tên cho con suối đó mà họ xem như là quê hương của người Koho ở cao nguyên Lâm viên. Về sau người Việt đọc trại thành Cam ly. Trong một tấm bưu ảnh hồi thập niên 1950 chụp thác Cam ly, phía dưới có hai câu thơ:
Cam ly nước chảy về đâu?
Cho ta nhắn gửi mối sầu cố hương.

Thác Cam ly trở thành một thắng cảnh để du khách thăm viếng bắt đầu từ năm 1912. Nằm trên ngọn đồi lộng gió gần đó là lăng ông bà Nguyễn Hữu Hào, tức ông bà Quận công Long Mỹ, nhạc phụ hoàng đế Bảo Ðại. Ông Hào là một người theo đạo công giáo, có quốc tịch Pháp, người quê ở Gò công, có nhiều đồn điền ở Ðà lạt, Cầu Ðất. Ông Hào là rể của ông Huyện Sĩ, thân phụ bà Nam Phương hoàng hậu, mất năm 1939. Trong các bài "Hoàng Triều Cương Thổ", "Nam Phương Hoàng Hậu", chúng tôi có nhắc đến chi tiết này, nay xin miễn kể thêm.
Con đường nối liền cao nguyên Lâm viên với đồng bằng Phan rang hoàn tất năm 1899, chỉ dùng cho voi, ngựa chở đồ và người đi bộ. Năm 1912 ngôi chợ đầu tiên Ðà lạt được xây cất bằng gỗ, ngay vị trí rạp hát Hòa bình bây giờ. Năm 1936 chợ Hoà bình mới với hình tháp chuông nhô lên một góc, được xây dựng lại. Ngôi chợ mới Ðà lạt do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ vẽ kiểu, xây dựng hồi năm 1958.
Khi thế chiến thứ nhất bùng nổ bên Âu châu, con đường hàng hải qua lại bị gián đọan, nên các công sứ, tham biện, thống sứ ngưòi Pháp thường lên nghỉ hè trên Ðà lạt. Năm 1923 Toàn quyền Maurice Long giao cho kiến trúc sư Hébrard vẽ đồ án mở rộng thành phố, giữ lại bối cảnh sân cù nhìn lên đỉnh Lâm viên, không cho xây dựng.
Con đường xe lửa Ðà lạt - Tháp chàm phải xây dựng trong nhiều năm, vì đèo Ngoạn mục dốc đứng, cao 980m trên mặt biển. Do đó người Pháp phải thuê kỹ sư Thụy điển là những chuyên viên làm đường sắt có răng cưa trên các triền núi cheo leo bên nước họ, qua xây dựng con đường rầy. Khởi công từ năm 1928, con đường phải chia làm nhiều đoạn, có răng cưa ở giữa cho xe leo dốc khỏi tuột, cuối cùng khánh thành vào năm 1933 cùng một lượt với nhà ga Ðà lạt. Ðó là một kiến trúc độc đáo hoàn toàn kiểu Âu châu màu đỏ, có những cửa kính hình vuông, xa trông như một toà lâu đài. Ngày khánh thành đường xe lửa Ðà lạt - Phan rang, có mặt Toàn quyền Pasquier và Khâm sứ Trung kỳ Thibaudau. Từ đó Pháp chở nhiều vật liệu nặng cho việc xây dựng các biệt điện.
Cũng như nhiều thành phố khác, tới đâu Pháp cũng lo hưởng thụ các tiện nghi. Khu vực xây dựng đầu tiên gọi là "khu phố Tây" nằm trên đồi, thuộc khu vực rạp hát Ngọc Lan, chạy qua khách sạn Thủy Tiên, tới đường Phan Ðình Phùng, với nhiều nhà phố kiểu Tây phương, trên lầu có ban công nhìn xuống đường lộ để chiều chiều họ ra đó nhìn xuống đường phố. Dinh Toàn quyền, còn gọi là Biệt điện số 2, nằm trên một ngọn đồi gần ngã tư đường Nguyễn Tri Phương và Trần Hưng Ðạo, khởi công năm 1933 có 25 phòng, ba năm sau mới hoàn thành. Biệt điện quốc trưởng dành riêng cho vua Bảo Ðại gọi là dinh số 3, nằm cuối con đường Huyền Trân công chúa. Từ lúc xây cất xong cho đến năm 1945, biệt điện được gọi là Hoàng cung Ðà lạt. Ðây cũng là chỗ để hoàng đế tổ chức lễ Vạn thọ (sinh nhật), tiếp tân các toàn quyền, khâm sứ, và sau này là Cao ủy Pháp.
Trong biệt điện chia ra nhiều phòng:
- Văn phòng Hoàng đế, có bức tượng hình người thật của nhà vua bằng thạch cao và một bức tượng khác nhỏ hơn, bằng vàng, của vua Khải Ðịnh. Sau năm 1975 tượng này đã bị VC lấy mất.
- Trong phòng này cũng có ngọc tỉ, ấn tín. Phía trên lò sưởi, ngay giữa phòng là bức chân dung hoàng đế mặc triều phục, hoàng tử Bảo Long và Nam Phương hoàng hậu.
- Tầng lầu thứ hai dành riêng cho hoàng gia họp mặt. Phòng màu vàng dành cho thái tử Bảo Long. Phòng hình bán nguyệt dành cho hoàng hậu và các con, nơi cả gia đình họp mặt.

Ngoài ra, còn Dinh số 1 nằm trên một ngọn đồi từ ngả ba Trại Hầm đi lên. Những biệt điện kể trên xây cất cách nay hơn nửa thế kỷ, nhiều chỗ hư mục nhưng không được tu bổ.VC bán vé cho du khách vào xem nhưng không bỏ tiền để tái thiết, sau khi đã vơ vét hết những tài sản qúy giá ở những nơi đó cũng như trong cấm thành ngoài Huế hồi năm 1945.
Dưới thời Ðệ nhất Cộng hoà (1955-1963), vợ chồng ông Ngô Ðình Nhu có xây một biệt thự nghỉ mát gọi là "biệt điện mùa hè" ở Ðà lạt. So với các dinh số 2, dinh số 3, biệt điện này nhỏ hơn, nhưng là một công trình kiến trúc nghệ thuật, vật liệu mua từ ngoại quốc, trang bị tối tân hơn. Lần đầu tiên, một hồ tắm kiểu vua chúa Tây phương được du nhập dành cho cấp lãnh đạo thụ hưởng. Biệt điện xây trên một ngọn đồi nhìn xuống một thung lũng thơ mộng, và đồi ấy được đật tên là Châu Lâm (Jewel Forest). Mùa hè năm 1964, khi chế độ Ngô Ðình Diệm sụp đổ, gia đình chúng tôi có ra thăm biệt điện này, chứng kiến cảnh sống vương giả của gia đình họ Ngô. Biệt điện được trang hoàng theo sở thích của từng người. Phần bà Nhu là hồ tắm bằng cẩm thạch, nước trong vắt, có máy làm nuớc nóng về mùa đông. Trong nhà, phòng ngủ, bếp nấu ăn đều trang bị những tiện nghi đắt tiên vì bà là một trưởng giả khó tánh. Phòng khách có đến năm lò sưởi. Tường, trần nhà, sàn nhà đều lót bằng những phiến gỗ tếch hình vuông, đánh bóng. Khu vườn hoa là của ông Ngô Ðình Nhu, có trên một trăm loài hoa hiếm qúy được mua từ ngoại quốc đem về. Mỗi lần ra thăm, tổng thống Ngô Ðình Diệm thường bước ra sân im lặng ngắm hoa, như theo đuổi một ý tưởng riêng. Biệt điện chỉ có độ 12 phòng nhưng phải xây dựng mất năm năm mới hoàn thành vì nhiều chỗ phải đập đi làm lại nhiều lần mới vừa lòng bà Nhu. Riêng chiếc cổng vào, phải xây lại đến lần thứ năm.
Cũng trong thập niên 1930, Pháp xây dựng nhiều dinh thự khác như toà công sứ, dinh quản đạo (cho tỉnh trưởng người Việt), trường trung học Yersin, trường Couvent des Oiseaux, khách sạn Du Parc, nhà thờ chính tòa gần Ðà lạt Hotel được xây dựng sớm hơn, nhưng mãi đến năm 1942 mới hoàn thành. Cây thánh giá trên nóc tháp chuông, cách mặt đất tới 47 mét, dáng dấp một giáo đường thời trung cổ bên Âu châu. Khách sạn lớn nhất là Ðà lạt Hotel nằm cùng khu vực với nhà thờ, trên đường Yersin, được xây dựng sớm nhất, từ năm 1907, có 65 phòng. Sau năm 1945 khách sạn ấy bị hỏa hoạn làm hư hại một phần.
Tới đầu thập niên, Ðà lạt trở thành một đô thị tân tiến với các dinh thự to lớn, hơn 800 biệt thự, nhà nghỉ của tư nhân, các gia đình qúy tộc, giàu có khắp nơi trong nước. Mỗi biệt thự kiến trúc khác nhau nhưng đều giống nhau ở chỗ có sân cỏ, vườn hoa, và chỗ để xe hơi. Thuở đó, người Pháp hãnh diện coi Ðà lạt như "La Petite Paris" (tiểu Paris). Năm 1949 Quốc trưởng Bảo Ðại từ Hồng kông về chấp chánh. Ðà lạt là nơi quốc trưởng cư ngụ nên trở thành thủ đô hành chánh, các chính khách rộn rịp lên xuống yết kiến ngài. Lúc đó, Ðà lạt cũng còn là một địa điểm săn bắn hấp dẫn. Chỉ cách Ðà lạt chừng hai giờ lái xe, chúng ta sẽ lạc vào những khu rừng có đầy nai, mễn, heo rừng, chim phụng hoàng, gà rừng, gấu và cọp nữa. Năm 1972 có lần chúng tôi gặp bốn người Thượng khiêng một con cọp vừa mới bẫy được, đem ra chợ Ðà lạt bán. Món thịt nai gần như ngày nào cũng có, nhất là khi trời bắt đầu mưa cho đến tháng 11 hàng năm.
Theo thời gian, chế độ Hoàng triều Cương thổ bị bãi bỏ, Ðà lạt thu hút thêm nhiều người Việt từ ba miền lên lập nghiệp. Vì có khí hậu miền ôn đới nên Ðà lạt là nơi thích hợp cho các loại hoa và rau cải, trái cây xứ lạnh. Hồi đầu thập niên, người Pháp muốn mở rộng nghề trồng rau cải và trồng hoa để phục vụ nhu cầu của họ, nên cho phép một số người có kinh nghiệm trồng rau lên Ðà lạt lập nghiệp. Theo lệnh Pháp, tổng đốc Hà đông Hoàng Trọng Phu tuyển mộ mấy mươi gia đình từ các làng chuyên canh rau cải, trồng hoa ở Ngọc Hà, Nghi Tam, Quang Ba, Tây Từ... lên Ðà lạt, được cấp đất trồng hoa. Lớp người này lập ra ấp Hà Ðông để tưởng nhớ quê hương của họ. Ấp Nghệ Tĩnh do Phạm Khắc Hoè khi làm quản đạo Ðà lạt lập ra năm 1942, cũng tập họp những người phát xuất từ hai tỉnh đó.
Dưới thời Ðệ nhất Cộng hòa, chính phủ Ngô Ðình Diệm cho thiết lập nhiều cơ sở văn hoá tại Ðà lạt. Viện Ðại học Ðà lạt thành hình năm 1957, xuất phát từ chủng viện công giáo thuộc giám mục địa phận Huế cai quản. Viện Ðại học Ðà lạt ra đời với sự đỡ đầu của Tổng giám mục Ngô Ðình Thục và sự giúp đỡ của Hồng y Spellman ở New York, phát triển liên tục cho đến năm 1975.
Về tôn giáo, một trong các ngôi chùa cổ nhất là chùa Linh Phong trên đường đi Trại Hầm, chùa Linh Sơn, chùa Thiên Vương, chùa Sư Nữ. Nhà thờ Domain là nơi tu hành của các bà sơ, chuyên làm bánh kẹo, trồng hoa để bán. Vợ của toàn quyền Ðông Dương Jean Decoux tên Suzanne Humbert là bạn của hoàng hậu Nam Phương, là người đóng góp nhiều tiền bạc cho nhà thờ này. Bà bị tai nạn xe hơi trên đường Ðà lạt nhân một chuyến lên chơi với bà Nam Phương. Thi hài được chôn phía sau nhà thờ. Nói đến chùa Linh sơn Ðà lạt, người ta nhớ đến một thầy trụ trù từ năm 1945. Thầy là người cha Nhật mẹ Việt, sinh năm 1926. Khi Nhật vào Ðông dương, thầy bị bắt đi làm thông ngôn một thời gian. Năm 1951 thầy tốt nghiệp trung học yersin. Trong thời gian trụ trì ở chùa Linh sơn, thầy vẫn cầu học, dịch kinh sách, và ghi danh theo học ở viện Ðại học Ðà lạt, phân khoa văn chương và triết học. sau đó thầy chuyên về môn văn chương Anh Mỹ, tốt nghiệp cử nhân với đề tài tiểu luận "William Faulkner" vào năm 1975!
Ngoài ra, ở Ðà lạt còn có Trung tâm Nguyên tử lực do chương trình "Nguyên tử phụng sự Hòa bình" của Mỹ viện trợ.Trung tâm này sử dụng lò phản ứng nguyên tử Triga Mark II do Hoa kỳ chế tạo, áp dụng chất phóng xạ đồng vị trong nông nghiệp. Trung tâm được khánh thành dưới sự chủ tọa của Tổng thống Ngô Ðình Diệm trước sự hiện diên của đại sứ Henry Cabot Lodge. Hai công trình quân sự tốn kém khác nhưng có tính cách văn hóa hơn là trường Võ bị Quốc gia Việt nam, nằm trên một ngọn đồi cao, kiến trúc tối tân, gồm hàng chục dãy nhà lầu ba, làm cư xá cho sinh viên, khu văn hoá, bộ chỉ huy, nhà thí nghiệm nặng... để phục vụ chương trình giáo dục bốn năm cho các sinh viên sĩ quan hiện dịch. Khi tốt nghiệp, ngoài bằng cấp quân sự, các sinh viên còn được cấp phát văn bằng Cử nhân khoa học ứng dụng. Kế đến là trường Ðại học Chiến tranh Chính trị, trường Chỉ huy Tham mưu, cung cấp kiến thức chuyên nghiệp về quân sự cho các sĩ quan.

ÐÀ LẠT, THÀNH PHỐ HOA NỞ BỐN MÙA
Mới viếng Ðà lạt, du khách sẽ ngạc nhiên không phải vì cái khung cảnh của một thành phố Âu châu nằm lọt trong lòng một vùng rừng núi xích đạo nước ta, mà chính là cái cảm giác khoan khoái, lâng lâng như vừa bước vào một căn phòng gắn máy lạnh. Xung quanh Ðà lạt là rừng thông hai lá và thông ba lá. Tiến vào rừng sâu, người ta còn tìm thấy một vài loại cây xứ lạnh khác như tùng, tắc bá diệp, bạch đàn.
Sống ở Ðà lạt nhiều năm, tôi nghiệm ra rằng mỗi năm ở đây có hai mùa rõ rệt. Mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10. Lúc đó, ra đường chỉ cần khoác một chiếc áo len mỏng nhẹ. Nhưng nếu phải đi bộ lên dốc xuống đồi thì chắc chắn cảm thấy nực vì mồ hôi. Mùa lạnh từ tháng 11 trở đi, khí hậu lạnh dần cho đến hết tháng 12 là cực điểm. Mùa Giáng sinh có những đêm ở phi trường Cam ly nhiệt độ xuống đến số 0. Ban ngày, bầu trời trong vắt, nắng hanh vàng, tuy nhiên nếu ra khỏi nhà phải mặc đồ đủ ấm, nếu không sẽ bị cảm lạnh. Trời lạnh đi bộ là một cái thú, cũng là một cách nạp lại năng lượng cho cơ thể. Trước cửa nhà, nhìn qua bên kia đồi, mấy biệt thự mái ngói đỏ au. Theo một con đường đất đỏ ngoằn ngoèo đẫm ướt sương đêm là hình ảnh quen thuộc mỗi buổi sớm mai. Buổi sáng hay chiều đều có cái thú riêng của nó mà những người ở Ðà lạt lâu năm mới tìm thấy riêng cho mình. Mùa mưa, vừa thức giấc, sương mù còn tỏa trên các thung lũng một màu trắng đục. Thấp thoáng xa xa, mấy cái nhà sàn ẩn hiện như trong bức tranh thủy mạc. Trên mặt hồ Xuân hương là một màn mỏng lờ mờ cho đến khi nắng lên, sương tan dần.
Những buổi sáng mù sương là những đề tài cho các nhà săn ảnh mỹ thuật. Ở đây sương mỏng và hiền, không phải sương muối như nhiều nơi khí hậu khắc nghiệt khác. Những người làm nghề trồng tỉa cho biết lớp sương mù buổi sớm rất cần thiết cho cây trà, mà ở Cầu Ðất, trên đường từ Trạm hành đến Ðơn dương, nhiều đồn điền trà dầm dià những giọt sương sớm, lắng đọng trên cành lá. Cầu Ðất cũng có nhà máy pha chế trà của ngưới Pháp.
Có bạn ở Ðà lạt lâu năm nói với tôi rằng: "Một ngày Ðà lạt có đủ bốn mùa: sáng sớm trời lạnh, nhiệt độ còn thấp, nhiều sương phủ mờ trên thung lũng hay mặt hồ. Ðó là mùa xuân, cỏ hoa vươn mạnh, sau một đêm dầm dìa những giọt sương. Buổi trưa, mặt trời lên cao, nóng ấm, cũng là lúc giống mùa hè. Vào buổi xế, mặt trời Ðà lạt lặn sớm vì nhiều đồi núi, gió hiu hiu se lạnh, ta có cảm giác như trời vào thu. Về đêm, nhiệt độ xuống thấp nhất vào lúc nửa đêm, lạnh ngắt, đó là mùa đông." Ban đêm nhà nào cũng kéo lớp cửa kính lên để giữ nhiệt độ trong nhà được ấm. Hàng năm, trường Võ bị Quốc gia Việt nam làm lễ mãn khóa vào tuần thứ ba của tháng 12 trong không khí giá buốt. Khách đến dự lễ truy điệu vào ban đêm, súng sính trong những bộ dạ phục mùa đông đất tiền, chẳng khác gì ở những quốc gia ôn đới.
Nhưng cái hấp dẫn khác của Ðà lạt có lẽ là xứ hoa nở bốn mùa. Mùa xuân, nhiều loài hoa nở rộ, khoe hương sắc. Hoa mai nở quanh năm. Có nhiều loại hoa mai như mai đỏ, mai tứ qúy, mai hồng, và nhất chi mai. Vào tháng chạp có hoa đào báo hiệu ngày Tết. Hoa đào thuộc loại hoa qúy tộc, mầu hồng đậm nhạt. Những gia đình trung lưu ở Ðà lạt, ngày tết thường chưng một bình hoa có cành đào trong phòng khách. Còn hoa anh đào, một món quà tặng từ xứ Phù tang, được trồng ven bờ hồ Xuân hương. Hoa đào nở rộ vào hai tuần lễ cuối tháng 12. Hoa đào phơn phớt trắng hồng như má thiếu nữ khuê các. Con đường từ trước khách sạn Palace ra đến cầu ông Ðạo là cả một rừng hoa anh đào rực rỡ, tô điểm cho thành phố Ðà lạt vào xuân.
Ðà lạt đẹp một cách kiêu kỳ lãng mạn. Nhiều thi nhân, văn sĩ về đây không tiếc lời ca ngợi Ðà lạt. Mùa này, khi nắng lên, thị dân và du khách đổ ra đường, rồi đến trưa mọi người đều đổ về công trường chợ Hoà bình. Chợ Hòa bình tràn ngập giai nhân với muôn màu áo, hãnh diện khoác tay những chàng trai kiêu hùng trong bộ quân phục với chiếc alpha màu đỏ hay đen. có những buổi sáng, khi làn sương mù còn bao phủ trên ấp A¨nh sáng, tôi thường theo vợ con đi chợ. Trong khi nhà tôi dẫn con đi mua sắm, tôi thường vào cà phê Tùng, nhâm nhi tách cà phê nóng bốc khói cho ấm lòng. Ở đây cũng là chỗ hẹn hò của các văn nhân, thi sĩ, nhạc sĩ từ Sài gòn tới. Họ thường trầm ngâm, thả hồn qua khói thuốc để tìm ý thơ. Còn nhà Thủy tạ nằm trên một doi đất trước khách sạn Palace, là chỗ hẹn hò của các tình nhân, vì cái không khí tĩnh mịch lại nên thơ. Trước năm 1954 nhà Thủy tạ còn gọi là La Grenouillière.
Hồi ở Ðà lạt tôi cũng có anh bạn thân, nhà văn Ðặng Ðình Tòng, có dáng dấp một triết gia với cặp kính cận, thường mặc bộ đồ veste, che cây dù đen dạo phố. Có lần anh về thăm ông bà nhạc ở Long xuyên, bị ông nhạc nói với con gái: "Tao không gả mày cho thằng cha thầy bói đó."
Chúng tôi có cái thú uống cà phê vào những buổi chiều cuối tuần để nhìn thiên hạ dạo phố. Từng cặp, từng cặp tay trong tay, chầm chậm trên các nẻo đường. Sở thích chúng tôi là cà phê pha đậm, uống bằng tách sành (không dùng ly thủy tinh). Còn nước trà phải nấu bằng nước suối múc trên nguồn thác Datanla, hoặc không thì cũng là nước mưa. Không biết cái không khí se lạnh buổi sáng hay cái nắng hanh vàng buổi chiều thoi thóp trên cành cây làm chúng tôi thú vị như thế nào, nhưng thói quen ấy chúng tôi không bỏ trong nhiều năm. Cũng có thể chúng tôi ghiền cái không khí bạn bè của người đồng điệu. Núi rừng cao nguyên chùng xuống. Mặt hồ gợn sóng lăn tăn. Ở phía xa hướng trường Yersin và Nha địa dư, trên mặt hồ có mấy cánh buồm sọc đỏ trắng, uể oải về bến. Trước hàng rào nhà chúng tôi là một hàng cây mimosa. Ðến mùa, hoa lấm tấm vàng, nở rực theo theo suốt con đường Nguyễn Tri Phương, Trần Hưng Ðạo, Pasteur... Hoa lưu ly thảo có người nói chính "forget-me-not", cánh mỏng như giọt sương. Còn hoa pensée hay hoa tư tưởng là hoa học trò, nở vào dịp gần gãi trường. Ai đã từng đi học mà không có lấn mơ mộng, ép hoa pensée vào trang giấy học trò kỷ niệm thời cắp sách. Ngoài ra, còn có nhiều loại hoa lạ như uất kim hương, glaieul (lay ơn) hoa croquelic.
Ở Ðà lạt nhiều năm, nhưng tôi cũng không ngờ các loại hoa mimosa, hồng nhung, glaieul... do chính bác sĩ Yersin du nhập vào nước ta. Ngoài các loại hoa, bác sĩ Yersin còn mang đến nhiều giống cây lạ như cà phê, canh ky na, ca cao. Bác sĩ Yersin cũng là ân nhân của Việt nam và cả nhân loại khi tìm ra được thuốc chích ngừa bệnh dại, bệnh dịch hạch.
Người qúy phái thích hoa hồng. Tuy gọi hoa hồng nhưng thực sự nó có đủ màu sắc. Hoa hồng phấn còn mện danh là Grace Monaco, hồng vàng gọi là Joséphine, hồng nhung gọi là Brigite Bardot. Hoa cúc cũng nhiều thứ, đủ màu sắc khác nhau. Có người trồng hoa ở Liên khàng nói với chúng tôi có đến 19 loại hoa cúc cùng họ compositae như cúc vàng, cúc trắng, cúc Nhật bản, cúc đồng tiền, cúc đại đóa, cúc hoàng anh, hoa thủy, cúc qùy, thược dược, marguerite, souce... Hồi xưa, mỗi năm hoa cúc nở rộ vào tháng 9, đó cũng là mùa chia ly vì lính thú từ giã gia đình lên đường ra biên cương giữ nước.Ðến tháng 9 năm sau lại được về. Vì lẽ đó, thời kỳ đi lính thú thời xưa gọi là "hoàng hoa", và rượu để tiễn người lên đường cũng là rượu hoàng hoa. Trần Ðình Lượng, quan nhà Nguyễn, trên đường đi sứ qua Pháp đã viết bài "Như Tây Nhựt Trình" trong đó có câu:

Ðường mây sớm giục sứ trời
Paris muôn dặm, mấy lời hoàng hoa

Ngoài ra, Ðà lạt còn là quê hương của hàng trăm loại lan rừng. Theo các sách nghiên cứu về hoa lan cho biết, có đến hàng ngàn loại khác nhau. Nhiều lần đi cắm trại ở các sườn núi cao hoặc vùng thac Datanla, chúng tôi gặp một loại hoa màu đỏ tím, đó là hoa đỗ quyên nở rực cả khu rừng. Ở trên đường từ lăng Cô di Bạch mã có thác Ðỗ quyên vì trên đường đi vào thác có hoa đỗ quyên rực rỡ. Ở trên đèo Ngoạn mục về phía Sông Pha có lan cẩm bác, hoa màu vàng nhạt đốm nâu. Hoa kim châm có lá dài, cọng nhỏ, màu vàng, có thể trang hoàng hay chưng cá, xào thịt, pha chế nước sốt để ăn vịt quay rất ngon. Ðà lạt vào xuân là thiên đàng của các loài hoa nở rộ. Nào hồng lan, hoàng lan, đoản kiếm, thanh lan, hạc đĩnh, hoàng phi hạc, kim điệp, long tu, nhất điểm hồng, nhất điểm hoàng, ý hảo, tuyết ngọc, kim hài, thủy tiên... Qua mùa thu, các loại hoa như cẩm báo, tuyết nhung, bò cạp, mỹ dung, dạ lý hương, hoa đuôi cáo. Hồi đó, về đêm chúng tôi thường vô trường để trực, lúc đi ngang qua con đường từ nhà ga vô tới Chi lăng, hoa dạ lý hương nở về đêm thơm ngào ngạt. Mùa hè là thời kỳ của hoa giả hạt, lọng tán.
Ðà lạt cũng có nhiều trái cây nổi tiếng như mận Trại Hầm, su Trại Mát, Trạm Hành, đào lông...
Ðà lạt cũng là quê hương của hồ và suối. Gần thì có hồ Xuân hương, xa hơn có hồ Than thở, hồ Mê linh, hồ Ða thiện, đập Suối Vàng... mỗi hồ có một vẻ đẹp riêng. Nước chảy róc rách có thác Cam ly về mùa khô, hoặc như một bức tường mỏng màu trắng đục từ trên cao phủ xuống như thác Prenn, hoặc ầm ầm từng bọt trắng xóa như thác Gougah. Hùng vĩ nhất có thác Pongour nằm sâu trong rừng, cách Ðà lạt 60km về phía nam. Nơi đây có nhiều phong lan mọc trên các ngọn cây cao. Thác Liên Khương nằm dọc theo phía trái quốc lộ 20, gần phi trường Liên khương, dòng nước chảy tràn lan trên một địa thế gãy sụp. Phía dưới thác Prenn là một cây cầu nhìn qua bức màn nước trắng xóa từ trên cao chảy xuống như một tấm màn voan mỏng. Phía dưới thác cũng là vườn thú thành lập dưới thời tổng thống Ngô Ðình Diệm. Hồ Than thở nằm trên đường từ Chi lăng vào trường Võ bị. Có lẽ vì qua lại lắm lần nên tôi không còn thấy vẻ đẹp và thơ của hồ. Nơi đây cũng chứng kiền một mối tình thơ mộng ngang trái, đầy nước mắt. Hồ Xuân hương hồi trước gọi là Grand Lac. Năm 1919 chính phủ đắp đập ngăn chỗ cầu ông Ðạo. Phía cuối sân cù là vườn Bích câu, có hàng trăm loại hoa đài các hiếm qúy. Những du khách đến Ðà lạt không ai không nghe nhắc tới thung lũng Tình Yêu nằm về phía hồ Ða thiện. Ban đầu chỗ này có tên thung lũng Hoà bình, tương truyền do chính vua Bảo Ðại đặt cho vào năm 1950. Thung lũng Tình Yêu, địa danh thơ mộng là do các sinh viên viện Ðại học Ðà lạt đặt ra, vì họ thường đưa người yêu ra đó làm chỗ hẹn hò. Tên này có từ năm 1972. Còn rừng Ái Ân nằm phía cuối con đường lên viện Pasteur, từ phía Hoàng cung nhìn qua, cũng là một nơi hò hẹn lý tưởng của những cặp nhân tình. Hồi trước, nơi đây vào những ngày cuối tuần thấp thoáng bóng tài tử giai nhân.
Cuốn băng video Ðường Về Quê Hương II của đài truyền hình Vietnam Program phát hành đem đến cho khán giả hải ngoại một thời sống ở Ðà lạt một nỗi buồn riêng khi nhìn thấy thành phố thân thương bây giờ tiều tụy. Các dinh thự, biệt thự loang lổ một màu xám xịt ảm đạm, đường phố dơ dáy, bẩn thỉu... Bây giờ Ðà lạt như một cô gái xế chiều, cố tô son trét phấn, nhưng không dấu được vẻ mệt mỏi, già nua, như nuối tiếc thời vàng son xuân sắc của mình. Bây giờ cảnh sắc Ðà lạt nhìn đâu cũng thấy ủ rũ u hoài. cũng vẫn cảnh trí thiên nhiên đó nhưng Ðà lạt bây giờ bị chính bàn tay con người phá hoại không chút xót thương. Bao nhiêu công viên bị đào bới để trồng khoai, rau muống. Cuộc chiến tranh Việt Pháp kéo dài hơn mười năm nhưng Ðà lạt vẫn không bị tàn phá. Cuộc chiến Quốc Cộng chỉ gây hư hao nhẹ, nhưng chỉ năm sau vết tích chiến tranh bị xóa mờ. Rồi Ðà lạt lại xây dựng thêm, tươi mát hơn ngày trước. Trải qua 18 năm hoà bình, Ðà lạt xuống dốc thê thảm. Nhiều kiến trúc già nua sụp đổ, thật là một sự nghịch lý khó hiểu. Cộng sản đến đâu, đất nước tan hoang đến đó. Chứng kiến cảnh Ðà lạt tiều tụy, còm cõi ngày nay, những kỷ niệm êm đềm ngày xưa sống lại mãnh liệt trong lòng người viết bài. Nhìn hình ảnh trên cuốn phim, chúng tôi xúc động nghẹn ngào,không ngờ Ðà lạt tàn tạ như vậy. Còn đâu mặt nước hồ Xuân hương trong xanh, phẳng lặng, in bóng thuở thanh bình! Còn đâu những rặng thông già cao vút, tấu khúc nhạc rừng triền miên! Bây giờ hàng thông còn đó, u buồn cúi đầu lặng im như nuối tiếc những ngày tươi đẹp đã qua. Nhớ ngày trước Ðà lạt như một thiếu nữ xuân thì đài các, từng làm cho biết bao thi nhân, văn sĩ, nhạc sĩ say đắm,để rồi khi chia tay lại bịn rịn. Bây giờ còn đâu những con đường hun hút ánh trăng với những cặp tình nhân âu yếm dìu nhau đi trong gió lạnh!
HỨA HOÀNH
LINK: http://www.bacbaphi.com.vn/entertainment/showthread.php?t=8033

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.