NHÀ Ở DÂN TỘC
THỊ TRẤN ĐẠTẺH – TỈNH LÂM ĐỒNG
NỘI DUNG
A - Con người và phong tục dân tộc Mạ
I- Giớí thiệu:
1. Gốc tích và địa vực cư trú.
2. Nhân dạng.
3. Tính tình.
II- Đời sống cá nhân:
1. Ăn uống.
2. Hút thuốc.
3. Y phục.
4. Trang sức.
III- Sinh hoạt xã hội:
1. Xã giao.
2. Hôn nhân.
3. Giáo dục – Y tế.
4. Việc ma chay.
IV- Đời sống tinh thần:
1. Tín ngưỡng.
2. Âm nhạc.
V- Đời sống kinh tế:
1. Trồng trọt.
2. Chăn nuôi.
3. Săn bắn, hái lượm.
4. Tiểu thủ công nghệ.
5. Thương mại.
B - Kiến trúc
I- Buôn làng.
II- Những yếu tố cơ bản thuộc về ngôi nhà.
1. Nhà 1 hộ riêng lẽ.
2. Nhà dài.
3. Vật liệu xây dựng.
4. Kết cấu.
5. Không gian bên trong.
III- Nhà kho
IV- Nhà rẫy (nhà chòi)
V- Nhà làng.
VI- Nghiã địa
VII- Thần thoại về nhà ở.
C - Phương hướng nghiên cứu
* Nhà ở
I- Phương hướng.
II- Giải pháp đề nghị.
1. Cải tạo ngôi nhà sàn hiện tại.
2. Mẫu nhà sàn cải tiến
3. Mẫu nhà mới.
III- Bố cục không gian ăn, ở cho 1 hộ.
IV- Vệ sinh ăn, ở.
V- Kỹ thuật xây dựng:
1. Vật liệu.
2. Kết cấu.
3. Mái.
4. Sàn.
5. Vách tường.
----------
KIẾN TRÚC NHÀ Ở DÂN TỘC MẠA
THỊ TRẤN ĐẠTẺH - HUYỆN DATEH - TỈNH LÂM ĐỒNG
I- GIỚI THIỆU:
1.Gốc tích và địa vực cư trú:
Rất ít người biết rằng trước đây cả vùng Đồng Nai thượng thuộc Tỉnh Lâm Đồng có một "Tiểu quốc" của người Mạ nằm giữa Chân Lạp và Chiêm Thành. Tiểu quốc này mờ dần trên con đường Nam tiến của người Việt và bị xoá nhòa vào thế kỷ 17 khi cả Chân Lạp và Chiêm Thành thuộc về Việt Nam.
Hiện nay sắc tộc Mạ có hơn 30.000 người. Tuy ít nhưng chiếm cứ cả vùng Đồng Nai thượng rộng lớn chạy từ vùng Đơn Dương xuống tới Bảo Lộc, đông nhất ở Di linh, một số ít ở Long Khánh.
Mạa còn gọi là Cqâu Mạ, Châu Mạ, Chi Hạ. Mạa là một sắc tộc Thượng, có gốc tích Indonésien. Ngôn ngữ thuộc ngành Môn-K'hmer.
2.Nhân dạng:
Người Mạ thường nhỏ người, cao trung bình 1m60, nặng từ 50kg đến 55kg, da ngăm đen hoặc nâu thẩm, tóc đen cứng, thỉnh thoảng lại hung hung do thiếu vitamin, có người lại có tóc loăn xoăn. Họ đi bộ rất khoẻ, gùi được nhiều. Nhưng nếu ta bắt họ khuân vác hay xách nặng thì họ không quen.
3. Tính tình:
Thật thà, mộc mạc trong nếp sống bình dị sơ khai. Họ trở nên cộc cằn khi đụng chạm đến đời sống của họ.
- Tính tình lười nhát, không thích suy nghĩ sâu xa, đầu óc họ thực tế hướng về cụ thể hơn là trừu tượng, không cần lợi vì ít nhu cầu.
- Có tính di truyền bảo thủ, câu nệ tập tục.
- Thích sống và hoạt động tập thể.
- Tình cảm quyến luyến làng xóm, nhà ở, nương rẫy của mình.
- Người đàn ông Mạ can đảm, hăng say chiến đấu, ảnh hưởng của những thế hệ trước.
1- Ăn uống:
Lúc
ăn uống, người Mạ quen ăn bốc, họ cũng biết dùng chén, đũa. Một ngày,
họ chỉ ăn hai bữa cơm; Một bữa lúc 7 giờ sáng, trước khi đi làm việc hay
đi rẫy, chiều về dùng bữa tối trước khi đi ngũ. Món ăn chính là cơm nấu
bằng gạo tẻ hay nếp, cũng có thể ăn độn trừ bữa. Thức ăn thông dụng là
muối sống đâm nhỏ. Gia vị là ớt, tiêu. Họ thích ăn măng, cà, mướp nấu
với muối. Cơm hay món ăn nấu một lần buổi sáng, để dành cả ngày. Họ nấu
trong những cái nồi đất miệng hơi loe ra, đậy bằng là chuối. Ngày nay,
họ dùng nồi đồng hay xoong chảo bằng nhôm mua ở chợ.
Rượu
cần là một món ưa thích nhất của họ. Rượu ủ bằng cơm gại tẻ hay nếp,
cũng có thể ủ bằng ngô, sắn hay khoai lang, bo bo. Men rượu làm bằng bột
bắp củ riềng và vài thứ lá rừng. Rượu cần có vị chua chua ngọt ngọt,
uống nhiều rất say. Rượu được hút bằng những cần trúc đã thông mắt..
2- Hút thuốc:
Hút
thuốc là một thói quen của người dân tộc Mạ cũng như uống rượu. Đàn bà,
đàn ông, trai gái cho chí những em bé vài tuổi cũng biết hút thuốc. Họ
hút bằng ống điếu, quấn lá, đàn bà ưa ăn thuốc.
3- Y phục:Không kể những lối phục sức phức tạp mà đồng bào Thượng trong nhiều năm gần đây đã chịu ảnh hưởng người Kinh, lối ăn mặc thuần túy của người Mạ rất đơn giản.
- Đàn ông đóng khố và ở trần. Khố là một miếng vải hẹp, bề rộng từ 15cm – 20cm , dài 2m, đôi khi mặc thêm áo cánh cụt tay rộng, tay choàng thêm khăn về muà lạnh.
- Đàn bà mặc "yêng" (váy). Đó là một tấm vải quấn nữa mình, dài tới đầu gối, khi mặc giao hai múi tới trước rồi quấn cho chặt. Mình để trần hoặc có thêm áo cánh cụt hay dài tay với những vết sọc ngang.
- Cà răng: Thanh niên đến tuổi trưởng thành phải cà răng, vừa để biểu lộ lòng can đảm. Chỉ cà sát nướu 6 răng cửa hàm trên.
- Căng tai: Thành những lổ thật rộng bằng những khoanh ngà hay những vòng đồng. Ngày nay, ở những nơi gần người kinh, tục lệ này đã được hủy bỏ dần dần.
- Những đồ trang sức: cả đàn ông, đàn bà đều thích đeo những vòng đồng, những khoanh ngà, vòng cườm, xâu chuỗi cườm. Đàn ông thích cắm lên búi tóc những lông chim rừng.
III-SINH HOẠT XÃ HỘI:
1. Xã giao:
Hiếu khách, phòng khách của họ là một bếp lửa ở giữa nhà. Bất kỳ khách lạ hay quen đến nhà cũng được chủ nhà ngồi bên bếp lửa, mời hút thuốc uống rượu cần rồi nói chuyện.
2. Hôn nhân :
Trước đây theo chế độ mẫu hệ, ngày nay đã chuyển sang phụ hệ. Người con trai đi hỏi cưới vợ, nhưng lại ở rể nhà vợ. Nếu không muốn ở rể thì phải nộp của hồi môn (tổn phí, trâu, rượu…) và được sự đồng ý của nhà gái. Con gái lấy họ Mẹ.
Lễ hỏi chỉ có đơn sơ đôi sợi cườm, vòng đeo tay, chiếc nhẫn.
Lễ cưới theo nghi thức tín ngưỡng và vậ phẩm gồm có heo, dê, rượu cần.
Người Mạ cũng có chế độ đa thê với sự chấp thuận của người vợ cả.
Nếu cuộc sống gia đìng trở ngại cũng có thể ly dị.
3. Giáo dục – Y tế:
Đối với họ chỉ là bước đầu, đa số mù chữ ngôn ngữ tiếng Mạ và tiếng Việt. Đồng bào Thượng bị bệnh rất nhiều, thuốc men không có. Họ chữa bệnh theo phù phép, cúng tế và lá cây rừng. Tại xã có trạm xá nhưng họ ít đến.
Khi có một sản phụ sắp sinh, họ để ở góc nhà chờ đợi phó mặc thiên nhiên. Do vậy số trẻ sơ sinh bị chết khá nhiều. Hiện tại y tế xã không quản lý được điều này.
Vấn đề vệ sinh trong buôn thượng là cả một vấn đề, trên nhà rận rệp, ruồi muỗi đầy rẫy, trong nhà tối om, xung quanh nhà rác rưới tràn ngập, nước sinh hoạt thiếu thốn nhất là về muà hạ khi sông suối cạn nước.
4. Việc ma chay:
Khi có người chết, thân quyến lo khâm liệm, ngã trâu bò làm lễ cúng. Xóm làng vào rừng kiếm cây to (thường là cây bằng, gạo)đem về đục lỗ khoét rỗng bên trong như hình chiếc mõ dài, trên có nắp đậy. Khi liệm, để nghiêng người chết cho lọt vào, đến khi chôn thì lật ngữa xác người lên. Áo quan được đục lỗ ở phiá dưới và đưa để trên một cái vại. Hàng ngày, họ mang đi để ở nghiã địa, khi nào xác chết không chảy nước nữa mới mang đi chôn.
IV- ĐỜI SỐNG TINH THẦN:
1-/ Tín ngưỡng:
Do điều kiện kém văn minh nên họ có rất nhiều lễ lộc và cúng tế. Tất cả hành động từ sự canh tác, gặt hái, săn bắn, cưới hỏi, đình đám, ăn ở và mọi sinh hoạt trong xã hội bị bao trùm bởi những tín ngưỡng, dị đoan. Họ tin tưởng ở thần linh , núi sông, cây cối, đất đai. Tế lễ là một hình thức mua chuộc thần thánh qua trung gian thâỳ cúng (bojou). Một số lễ chính: lễ đâm trâu; cúng mồ mã; cúng ruộng nương; lễ tạ ơn; lễ cúng tại những nơi mà họ cho là có thần linh. Đau ốm cũng cúng bái.
Ngày nay, họ đã cố gắng khắc phục bỏ dần khi tiếp xúc nhiều với người Kinh.
2-/ Âm nhạc:
- Đơn giản kết hợp những ăm thanh man dại của núi rừng, vẫn giữ được bản chất nguyên vẹn buổi ban đầu.
- Những bài ca là những điệu hát thần thoại truyền khẩu.
- Nhạc cụ được chế biến từ những vật liệu thảo mộc tự nhiên, công chiêng…
- Vũ khúc bình dị như tâm hồn họ, đơn giản hòa với lời ca tiếng nhạc.
Ngày nay, nhạc mới cũng khá phổ biến, cây đàn guitar rất được thanh niên dân tộc sử dụng thành thạo và ưa thích đặc biệt.
V- ĐỜI SỐNG KINH TẾ:
1-/ Trồng trọt:
Người Mạ sinh sống bằng nghề làm rẫy, kỹ thuật rất đơn giãn. Về muà nắng họ đốn cây để cho khô rồi đem đi đốt, tro còn lại dùng làm phân bón đất. Khi muà mưa bắt đầu, họ lấy cây tre nhọn chọc lỗ và gieo lúa. Đến mùa gặt, đàn bà ra tuốt lúa bằng tay, cho vào gùi đem về cất trong nhà sàn. Lúa trồng trên đồi nên rất đễ bị nước cuốn trôi đi và thế nên cứ vài ba năm họ lại chọn nơi khác làm rẫy.
Kỹ thuật thô sơ, năng suất lúa rẫy kém, mỗi năm làm một mùa lúa nên không đủ dùng.
Họ còn trồng thêm hoa màu phụ như: bắp, sắn, khoai, đâu, chuối, miá, thuốc lá...
2-/ Chăn nuôi:
Có tính cách cá thể: heo, dê, gà trâu…
Trước đây họ nuôi trâu giống rất mập và thả đi tự do.
3-/ Săn bắn, hái lượm:
Những nơi gần sông suối, người Mạ cũng biết đánh bắt cá.
Họ vào rừng săn thú, thu lượm những lâm sản như quế, mật ong, sáp ong, dầu chai, củ măng rừng…
4-/ Tiểu thủ công nghệ:
Thường là thô sơ, có tính cánh gia đình.
- Đan gùi mây, đồ dùng bằng tre, mẫu nhà sàn nhỏ, cà nồi đất gia dụng.
- Dệt vải để mặc và trao đổi.
5-/ Thương mại:
Thu nhặt lâm sản để đem trao đổi với miền xuôi
B. KIẾN TRÚC
– Buôn làng– Nhà ở
– Nhà kho
– Nhà rẫy
– Nghiã địa
– Nhà công cộng
I- BUÔN LÀNG:
Làng là đơn vị quan trọng trong xã hội người Thượng (người Mạ gọi là BON). Những người đã sống trong một làng có sự liên đới cổ truyền với nhau một cách mạnh mẽ và cả với những người ở khác làng mà cùng một sắc dân, toàn thể coi nhau như là phần tử trong một gia đình.. Sự cách nhau của các buôn làng tùy theo vị trí địa dư của từng bộ lạc và tùy theo sự canh tác của họ. Thường thì cách nhau 1,2,3 cây số. Những ngôi làng Châu Mạa thường được xây dựng ven bờ suối, ở chân núi, dọc theo những thung lũng nhỏ hẹp hoặc nằm rãi rác ở các sườn đồi hẻo lánh. Khu đất dựng buôn được khai hoang sạch sẽ chỉ chừa những cây lớn.
Nhà ở trong buôn bố trí tùy tiện, không theo một quy hoạch nào cả. Thường thì người nào chiếm được chổ nào thì làm nhà ở đó, thành ra sự đi lại trong buôn rất tự do và lộn xộn. Ở những khoảng trống là những nơi sinh hoạt lẽ tẻ, cũng là sân thả heo, gà…giếng nước chung. Xung quanh buôn làng có hàng rào với cổng đơn sơ. Những ngày lễ ở đầu buôn có treo vật biểu tượng như đầu trâu, cành lá, rua…
Đặc điểm buôn người Mạ không có nhà rông (nhà làng). Họ chỉ lấy nhà vị chủ làng làm nơi hội họp, tiêp khách.
Có những bộ lạc hướng nhà của họ về nhà chủ làng hoặc là hướng nhà về phiá con đường lớn hay dòng suối chảy ngang đó.
Thường ngày cả làng đi làm rẫy hay về chợ đổi chác thực phẩm, trong làng còn lại người già đau yếu và trẻ con.
NHÀ SÀN DÀI-DATEH
NHÀ SÀN -DATEH
Qua khảo sát thực tế chúng tôi thấy có nhiều loại nhà nhưng thực tế có 2 loại chính:
1-/ Nhà cho hộ riêng rẽ, thường được lợp lá RSÔI
- Nhà sàn cao cẳng (1m-1,5m), kho ở bên ngoài nhà.
- Nhà sàn thấp cẳng (0,5m – 0,8m), kho ở bên ngoài nhà.
- Nhà có 1 phần hạ xuống đất, kho ở bên trong nhà.
2-/ Nhà hẹp và dài (sàn thấp) hơn 50m, có khi đến 70m – 80m dành cho nhiều hộ gia đình trong tôn tộc, kho lúa ở ngoài nhà.
- Loại chỉ lợp lá RSÔI.
- Loại lợp tranh hoặc vật liệu khác.
Kiểu nhà sàn thông thường cao cách mặt đất từ 0,8m tới 1m2, chiều cao trung bình của nhà là 4,5, dài khoảng 7m. Họ ở trên sàn là do nhiều lý do:
· Đất có độ dốc nên làm nhà sàn để giải phóng mặt bằng.
· Điều kiện khắc nghiệt của khí hậu miền núi, chống khí độc, thú dữ.
· Đất dể thấm nước, đất tơi xốp, mùa mưa thì lầy lội, mùa nắng thì bụi mù nên họ ở nhà sàn cho sạch sẽ.
· Nhà sàn là sản phẩm kế thừa của tổ tiên, ít chịu suy nghĩ cải cách, họ hành động theo thói quen.
3-/ Vật liệu xây dựng:
- Là thảo mộc địa phương: tranh, tre, nưá, lá, vầu, hóp,mai bương dùng làm bộ xương mái.
- Khung nhà: cột, quá giang, sà dọc, dầm sàn bằng gỗ tốt như : êrăng (cẩm lai), cà te (gụ), săn drao (giổi), Hlok (đinh hương) để làm cột. Grat (trám) làm quá giang, Kpang truột (ổi rừng) , hrat làm sà dọc và dầm sàn.
- Lạt buộc : ngoài tre còn phải kể đến song, mây và các dây rừng như đùng đình, thèm bép.
- Những vật liệu để làm vách: tre hay lồ ô đan thành phên hay là thanh tre chẻ nhỏ buộc khít vào nhau.
4-/ Kết cấu:
- Cấu trúc bộ sườn đơn giản. Mỗi vì gồm 2 cột cái (Kneh) đẽo tròn, chân cột chôn sâu xuống đất (1 heh = 0,4m) , đầu cột được khoét để ôm lấy xà dọc. Ngoài ra bên cạnh cây quá giang chính cũng có thể có 1 quá giang phụ cho mỗi vì cột, cây này cũng được ngàm ở hai đầu để giữ xà dọc.
- Không có vì kèo thật mà chỉ có những hàng kèo giả mặt kèo giả cách nhau 2 heh = 0,8m).
- Kết cấu sàn: dầm ngang được ốp vào cột cái bằng ngàm khoét vào dầm và cột xiết chặt bằng dây mây, cột theo hình chữ thập.
- Mái nhà thường có 2 mái, đôi khi có thêm 2 mái phụ ở đầu hồi, trên mái cũng như trên đường nóc không có trang trí gì cả.
- Vách phên ở 2 đầu hồi thẳng đứng, còn vách phên 2 bên thì ngã ra ngoài so với mặt sàn (hạ thu thượng thách).
- Nhà có 2 cửa đi đặt gần chính giữa 2 hồi. Cửa trước nhìn ra lối xuyên thôn dành cho khách và đàn ông, cửa sau dành cho đàn bà và người nhà. Chổ góc hai hồi nhà có sàn nước, dùng để rửa chân.
- Lên nhà bằng cầu thang bằng gổ hay tre.
- Nhà không có cửa sổ trông rất bưng bít, tối tăm.
5-/ Không gian bên trong:
Bước vào nhà chúng ta dễ để ý đến cái Bếp, nhà nhỏ thí, 2 cái.Nhà dài thì nhiều bếp, mỗi bếp một hộ, cạnh bếp có chổ để củi, phiá trên bếp là dựa treo bằng tre đan để hun khói thực phẩm (sấy thóc). Ché rượu đặt ở góc nhà, nơi dễ thấy nhất.
- Không có tủ, quần áo treo , móc rất luộm thuộm.
- Cả nhà sàn chổ nào cũng có thể ngũ được, chân quay về bếp lửa, đầu hướng về vách phiá trên. Vách bên kia để gùi đựng quần áo, nhà không có vách ngăn gì cả.
- Đôi khi trên xà ngang họ làm cái dàn để đựng đồ lặt vặt.
Ở những ngôi nhà dài chứa khoảng 10 gia đình, sống quây quần trong đó. Ở giữa nhà, là một dãy bếp đặt theo chiều dọc của nhà sàn, mỗi gia đình một bếp. Dọc theo mặt vách là một dọc chổ ngũ chạy từ đầu nhà đến cuối nhà và được chia thành từng ngăn cho mỗi gia đình, bên kia vách người gia đình để ché rượu, gùi thóc, gùi đựng quần áo và trên vách treo chiêng, còng, rìu, xà gạo, chổ để củi, đồ linh tinh.
III - NHÀ KHO:
Tại xã Đạ tẻh, người Mạ cất thêm 1 nhà sàn nhỏ để chứa lương thực, phiá dưới là chổ để công cụ, củi thô. Họ bố trí cách xa nhà ở từ 5m – 10m vì sợ nhở cháy nhà thì lương thực ăn quanh năm vẫn còn.
Kiến trúc cũng giống như nhà ở, chỉ có 1 cửa và vách không nghiêng ra, quy mô nhỏ và cao hơn nhà ở.
VI - NHÀ RẪY (CHÒI):
Ngoài nhà ở, Người Mạ còn cất thêm 1 chòi nhỏ nơi họ làm nương rẫy. Hiện nay có những lúc mà những gia đình sống ở trên rẩy luôn trong thời gian làm luá, vì rẫy của họ ở cách xa buôn làng, có chổ tít phiá bên kia sông Đồng Nai. Mỗi lần đi là họ dùng xuồng độc mộc xuôi theo dòng Đạ tẻh mà lên trên ấy. Lúc đó nhà cửa họ để trống như nhà hoang. Ta có thể thấy:
- Nhà: nơi ở chính thức, nơi thờ cúng, đón tiếp khách và tổ chức các nghi lễ trong năm (chức năng xã hội, tôn giáo và che đậy bảo vệ).
- Chòi: Dựng ở nơi sản xuất trong vòng vài ba năm. Khi nào đất hết màu mở, họ dời chòi đi nơi khác (chức năng liên quan đến sản xuất).
Khi vào 1 làng, ta ít gặp vườn tược, trái lại khi đến chòi rẫy, cây cối hoa màu rất nhiều. Chòi là nơi ở người sản xuất, đồng thời là nơi chăn nuôi. Khi cuộc sống đã định cư, nhưng sản xuất vẫn còn du canh thì cái chòi vẫn còn tồn tại.
V - NHÀ LÀNG:
Người Mạ không có nhà Rông như phần lớn các dân tộc khác. Thay vào đó họ coi nhà của vị chủ làng là nơi đại diện cho làng. Phần lớn sinh hoạt của làng được tổ chức nơi đây.
VI - NGHĨA ĐỊA:
Chổ ở cuối cùng, thường được đặt ở cuối làng, cây xanh cách ly chưa đủ bảo đảm.
VII- THẦN THOẠI VỀ NHÀ Ở:
Thuở ban đầu, loài người không có nhà, người ta ở trên cây rừng. Thấy cây nào được thì ở. Một hôm thần NDU thấy một người tên DOÊ đang ẩn núp trên ngọn cây MƠHI là cây thần thường trú ngụ. Muốn che chở người đó, thần Ndu làm cho lá cây không thấm nước mưa và mưa không ướt được. Từ ngày đó người đó kiếm cây MƠHI làm cây trú ẩn.
Sau đó BUNG về âm phủ đem tre, rồi rạ lên, BUNG dạy cho người ta làm nhà bằng tre, mái lợp rạ. Từ ngày cây đa lấy sắt cho con người ta, người ta mới làm ra dao, rìu, rựa. BUNG cho người ta tất cả cây to trên rừng, đủ các thứ gỗ để xây cất. BUNG còn dạy cách thức đẽo cột nhà.
Con mọt dạy cho người ta cách đục gỗ bằng cái khoan để chắp nối gỗ với nhau. Từ đó người ta mới bắt chước con mọt đẻo gỗ. Mỗi khi cần chắp nối thì đục 1 cái lổ trong khúc gỗ để đút một khúc gỗ khác vào.
C - PHƯƠNG HƯỚNG NGHIÊN CỨU
Nhằm
mục đích cải tạo khu vực cư trú và nhà ở cho đồng bào dân tộc Mạ, chúng
tôi thử đề nghị các giải pháp về ngôi nhà ở, sao cho phù hợp với sinh
hoạt, phong tục tập quán của họ, dựa trên nghiên cưu về:1-/ Con người và đặc tính dân tộc:
- Về hoàn cảnh địa lý, điều kiện thiên nhiên.
- Ngôi nhà truyền thống và mối quan hệ đối với con ngưới ấy
Để tìm ra:
- Những đặc điểm tiềm ẩn.
- Những bước phát triển và chiều hướng phát triển.
- Mối tương quan giữa nó với quá trình phát triển kinh tế xã hội. Từ đó chọn lọc, kế thừa và phát huy những điều tốt đẹp và cụ thể hoá qua ngôi nhà.
2-/ Ngôi nhà vẫn giữ được mối quan hệ truyền thống chặt chẽ với một số nhà khác trong nhóm tạo thành một đơn vị sinh hoạt và sản xuất tại điểm dân cư.
Sau đây có một số điều kiện làmtiền đề cho các giải pháp đề nghị:
VỀ QUY HOẠCH:
- Là một điểm định canh, định cư, bố cục không gian phải thể hiện tổ chức sản xuất mới (tập đoàn sản xuất, tiến lên hợp tác xã).
- Thể hiện được nếp sống nông thôn mới miền núi.
- Thể hiện được tính truyền thống về những sinh hoạt của người dân tộc.
Quy hoạch 1 Buôn
VỀ KIẾN TRÚC:
- Kiến trúc phù hợp với khung cảnh địa phưong, gần gũi với tâm lý dân tộc của người địa phương.
- Tận dụng vật liệu địa phương, có biện pháp kỹ thuật kéo dài niên hạn sử dụng.
- Ngôi nhà là nhân tố tích cực trong việc cải tạo và nâng cao đời sống cho người dân tộc.
- Giải pháp nhà nữa sàn nữa đất là một dạng trung gian trong quá trình phát triển hợp lý của ngôi nhà.
VỀ KỸ THUẬT:
- Phát huy và hợp lý hoá kinh nghiệm dân gian.
- Ban lắp ghép, cơ động, thi công đơn giản, dễ thực hiện với quy mô lớn.
- Hướng nghiên cứu dễ dàng để đi đến sản xuất hàng loạt.
- Sẵn sàng sử dụng vật liệu mới mà vẫn phù hợp với bao cảnh.
NHÀ Ở:
I -PHƯƠNG HƯỚNG NGHIÊN CỨU:
Qua tìm hiểu phong tục tập tập quán và thực tế tham quan đời sống của người Mạ ở Đạ tẻh, chúng tôi cố gắng nghiên cứu theo phương hướng sau:
- Nêu lên một số mặt không hợp lý của ngôi nhà dân, tìm cách cải tạo tốt hơn, đồng thời còn giữ lại những gì còn phù hợp để người sử dụng cảm thấy nét thân thuộc, không bỡ ngỡ cái mới lạ.
- Phát huy những kinh nghiệm dân gian theo hướng tiến bộ của khoa học kỹ thuật, bố trí lại nội ốc phù hợp với nhu cầu sử dụng và điều kiện thiên nhiên.
- Đáp ứng nhu cầu xây dựng trước mắt, làm phong phú mặt đứng, tránh đơn điệu, thống nhất kết cấu, tiện lợi chế tạo thi công.
II- CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ:
Theo tình hình thực tế tại Đạ tẻh hiện nay, có 3 hướng giải quyết:
1-/ Cải tạo ngôi nhà sàn hiện tại:
Đối với nhà trong buôn chưa dời đi, sẽ sắp xếp chổ ăn, chỗ ngũ cho hợp lý, có chú ý cải tạo cái bếp trong nhà sao cho khó bắt cháy và thoát khói dễ dàng.
2-/ Mẫu nhà sàn cải tiến:
Từ ngàn năm nay, người dân tộc tự bằng lòng với ngôi nhà sàn, xem như là một tổ ấm quen thuộc bảo vệ họ chống lại sức hủy hoại của thiên nhiên. Nhà sàn có những đặc điểm:
- Cao ráo tránh được ẩm thấp của núi rừng.
- Giải phóng mặt bằng không bị ảnh hưởng của thế đất.
- Tránh được thú dữ quấy phá.
- Tự bản thân nhà sàn sạch sẽ hơn nhà đất.
Và nhà sàn cũng có những khuyết điểm không tránh khỏi:
- Tốn gỗ nhiều hơn nhà đất.
- Bất tiện trong sinh hoạt và đi lại.
Sau khi chọn lựa chúng tôi thấy ở những vùng đất dốc hoặc có khả năng ngập nước thì mẫu nhà sàn cải tiến được xây dựng là thích hợp.
- Nhà được cải tiến trên cơ sở sinh hoạt truyền thống có bố trí buồng riêng cho phụ nữ. Nhà có trổ cửa sổ lấy ánh sáng và thông gió.
- Bếp tách riêng ra khỏi nhà và có hành lang che mưa nắng.
- Cầu thang lên nhà có mái che mưa nắng.
Nhà phù hợp cho 2 hai đoạn phát triển ít người và nhiều người.
NHÀ Ở CHO HỘ ÍT NGƯỜI (1-5)
BẾP CẢI TIẾN
3-/ Mẫu nhà mới:
Thời đại đã đổi thay, truyền thống của một dân tộc, thể hiện trong bất cứ lãnh vực văn hoá nào cũng phải đổi thay, tức là phát triển lên. Ngay về mặt kiến trúc, tổ tiên ta đã phải giải quyết một loạt vấn đề để tự bảo vệ chống lại sức tàn phá của thiên nhiên rồi sau đó chống lại chính đồng loại. Và cho đến nay, ngôi nhà sàn tồn tại trong thời gian qua có lẽ không còn thích hợp với môi trường đồng bằng đã khai thác tương đối thành thục ổn định, thiên nhiên không còn trở lại sau mỗi lần bị con người tác động nữa. Ngôi nhà đất ra đời với nhiều ưu thế hơn. Và để có một bước chuyển tiếp thích hợp trong vấn đề giải quyết nhà ở cho đồng bào dân tộc sao cho vẫn dung hòa được các yếu ố môi trường, vật tư, kỹ thuật, quan hệ xã hội, tâm lý con người. Chúng tôi đề nghị mẫu nhà: "vừa sàn vừa đất", có những đặc điểm sau:
- Được xây dựng ở vùng đất tương đối bằng phẳng.
- Vẫn giữ được tính "cao ráo chống ẩm thấp" của ngôi nhà dân tộc, thể hiện ở 2 phần:
· Phần sàn ngũ thay giường (điều kiện trước mắt chưa có giường mà lại tạo nét quen thuộc cho người dân tộc) có thể sử dụng làm mặt bàn, mặt ghế, mặt phẳng sinh hoạt. Mặt sàn cách mặt đất tự nhiên bên ngoài khoảng 1m, cách mặt lối đi trong nhà khoảng30 phân.
· Phần sàn phiá trong nhà được bịt kín chỉ chừa những lổ nhỏ để thông gió. Lối đi lại đắp cao 50 phân, chỉ cần ít đất đắp mà vẫn bảo đảm tính cao ráo , thoáng mát.
- Gầm sàn coi như ở ngoài nhà, sáng sủa, thoáng đãng, dễ quét dọn. Chỉ cần nền đất nện chặt.
- Giữa những hàng cột được đóng thành những kệ tủ để đồ đạc, vừa gọn ghẽ, vừa là vách ngăn. Ngoài ra còn làm cho liên kết ngôi nhà thêm bền vững.
- Nhà phù hợp cho 3 giai đoạn phát triển.
III- BỐ CỤC KHÔNG GIAN ĂN, Ở CHO MỘT HỘ:
Từ khi rời bỏ nhà sàn vùng rừng núi với chức năng cư trú, sinh hoạt là chính, để tiến về khai thác đồng bằng phì nhiêu, người dân tộc thiên về săn bắn, hái lượm, làm nương rẫy sẽ càng nhận ra được ưu thế của các yếu tố "đất", "nước" dưới sự tác động của năng lượng mặt trời và sức lao động của người khai thác biết lợi dụng thiên nhiên một cách có lợi nhất. Việc tạo nên 1 không gian cư trú gồm nhà ở, vườn, ao, chuồng được xem như một vòng khép kín về chuỗi thức ăn hay là mối cân bằng tự nhiên về sinh thái ở quy mô nhỏ là căn hộ 1 hộ. Điển hình gồm có:
* Nhà chính:
- Phòng chung:
. Nơi tiếp khách sang trọng, chổ để trưng bày, trang trí của chủ nhà.
. Nơi sinh hoạt gia đình.
. Góc làm việc học tập.
. Chổ ăn cơm.
. Có chổ ngũ cho con trai và khách khứa.
Sinh hoạt của gia đình dân tộc truyền thốngđược gợi lại ở không gian sinh hoạt chung. Phần riêng được dự trù nhưng đó chỉ là để ngũ, không bó buộc là không gian riêng của cá nhân nào.
- Phòng riêng:
. 1 phòng ngũ của cha mẹ.
. 1 phòng ngũ dành cho những sinh hoạt kín đáo cần thiết cho con gái lớn, sẽ trở thành nơi ngũ cho cặp vợ chồng mới, trong khi chờ ra riêng.
- Bếp:
Tách riêng nhưng vẫn gần nhà chính, được nối bởi nhà cầu. Đối với người dân tộc bếp lửa có ý nghiã đặc biệt. Một nhúm lửa con con đã thay đổi cách sinh hoạt của loài người từ địa vị loài thú lên ngôi bá chủ các sinh vật. Lửa là công cụ lợi hại.
Nấu nướng thức ăn.
Rèn đúc vật dụng, làm đồ thủ công.
Xưa kia lữa đã từng vật đổ cây cối lớn, san bằng những khu rừng rậm rạp, âm u thành nương rẫy, đưổi các con vật làm hại người, từ con nhỏ bé như muỗi đến con to lớn như mãnh thú…
Phương thế đắc lực và đơn giản để chống lại sơn lam chướng khí
Lữa mang lại ấm áp, ánh sáng cho con người, có người là có lữa. Bởi thế người dân tộc dùng lữa và biết sợ lữa.
Theo thói quen, người già thích sống gần bếp lữa (bếp coi như là một lò sưởi).
Là chổ thuận tiện để sinh hoạt, tiếp khách thân mật.
Chổ để sinh hoạt, sản xuất phụ như đan gùi , giỏ…
Vì vậy bếp được bố trí sàn ngũ cho người già ở bên cạnh. Chung quanh có tường bao che bằng đất để chống cháy. Bếp cao ngang mực sàn, dưới có chổ để củi chẻ. Trên bếp có "dựa" dùng để sấy khô thực phẩm. Riêng khói được rút lên trên mái và thoát ra ở cửa mái.
- Nhà cầu: Không gian đệm giữa nhà và bếp, có thể giành cho sinh hoạt ban ngày như ăn cơm, tiếp khách, trẻ em chơi đùa hoặc làm nghề phụ như đan lát, dệt vải.
- Sân phơi: Dù to hay nhỏ, nhà nào cũng có sân. Sân là nơi để đập lúa, phơi phóng , đan lát, làm các nghề phụ. Ngoài tác dụng kinh tế, sân còn là nơi để tụ tập đông người mỗi khi gia đình có tang ma cưới xin. Hoặc những ngày đẹp trời cả gia đìng ra ngắm cảnh gío mát, trăng thanh, giải trí sau một ngày lao động mệt nhọc.
- Sân nước; giếng; nơi tắm giặt:
Bố trí hợp lý cạnh bếp, vừa kín đáo vừa thuận tiện sử dụng.
- Cầu tiêu gia đình: kiểu hố xí hai ngăn, dùng khạp ủ phân bón vườn. Với gia đình 6 người, mổi người 7lít phân/tháng, thời gian ủ là 2 tháng, thì chỉ cần 2 khạp 80 lít là tổ chức được nhà cầu này. Ngoài ra nhà cầu có thể bố trí gần, tiện lợi đi lại đêm hôm.
- Chuồng trại: phục vụ chăn nuôi gia đình, bảo đảm khoảng cách ly xa nhà, nguồn nước uống, có trồng cây xanh cách ly.
- Ao cá: Được đề nghị vì thấy có những tiện lợi sau:
. Lấy đất đào ao làm nền nhà, vách bếp.
. Lấy nước ao tưới vườn, rửa chuồng.
. Nước thải cho chảy xuống ao.
. Nuôi cá cải thiện bửa ăn.
Ngoài ra là các phần phụ thuộc linh tinh.
IV- VỆ SINH ĂN Ở:
1-/ Nước ăn và nước sinh hoạt:
- Nước ăn: nước giếng, nước mưa dự trữ.
- Nước sinh hoạt: giếng, suối.
2-/ Năng lượng nấu nướng:
- Trước mắt vẫn tạm dùng củi đốt, than, dầu lửa, thắp sáng thì xài đèn dầu, măng sông.
- Tương lai khi tiến lên sản xuất lớn, chăn nuôi của cụm hoặc buôn sẽ sử dụng hầm tự hoại cung cấp khí đốt cho các nhà. Khi có điện về đây sẽ thắp sáng bằng đèn điện.
3-/ Xử lý phân rác:
a- Nhà cầu gia đình: được đề nghị kiểu hố xí hai ngăn, vừa vệ sinh, vừa ủ được phân trồng vườn.
b- Phân chuồng và nước thải nhà bếp cho chảy xuống ao, phân sẽ tự rã tạo thức ăn cho cá.
c- Chất thải khác được xử lý tùy theo loại:
- Đốt lấy tro dùng cho hố xí hai ngăn.
- Chế biến làm thức ăn cho heo hoặc làm phân bón.
- Chôn lấp dưới đất.
4-/ Cải tạo vi khi hậu:
- Chọn nhà theo hướng tốt để đón gió mát.
- Dùng biện pháp nâng sàn đón gió.
- Trồng cây, làm dàn cây leo để giảm bức xạ nhiệt.
- Nắng mùa đông lấy trực tiếp vào nhà.
- Gió lạnh hoặc nắng chói được che đóng bằng cửa chống
V- KỸ THUẬT XÂY DỰNG:
1-/ Vật liệu xây dựng:
Đạ tẻh là vùng có nhiều vật liệu dùng được vào việc xây dựng, cho nên trước mắt sử dụng vật liệu sẵn có địa phương. Tương lai dự trù vật liệu địa phương có gia công, công nghiệp hoá chế tạo.
Trước mắt phải kể đến tre, không những nhiều về số lượng mà còn rất phong phú về chủng loại: tre, vầu, hóp, nứa, mai, hương, lồ ô…
- Gỗ rừng có nhiềi loại để làm nhà rất tốt như êrăng (cẩm lai), Gụ ( kate), săn drao ( giổi), hkok (đinh hương), opat ( trâm), kpang truột ( ổi rừng)
- Gỗ trồng có mít, xoan.
- Lạt buộc: tre, dang, mây song, và các loại dây rừng như đùng đình, thèm bép….
- Vật liệu lợp bằng thực vật: rơm, rạ, cỏ tranh, lá cọ, lá rsôi, nứa…
- Vật liệu làm tường vách: tre, gỗ, nứa, đất.
Các vật liệu kể trên được sử dụng kết hợp.
Vật liệu thảo mộc thường không bền, để có tuổi thọ cao, người ta tìm cách ngâm, tẩm chúng trước khi sử dụng. Kẻ thù nguy hiểm nhất của vật liệu này là mối mọt. Nhà làm bằng tre, nứa hay gỗ, nếu không ngâm chỉ được 4 – 5 năm. Nhưng nếu được ngâm kỹ có thể bền bằng mấychục năm. Tre nứa gỗ đem ngâm trong nước, tốt nhất trong bùn khoảng 1,2 năm mới vớt lên sử dụng.
Riêng lạt buộc thì không ngâm phải sấy khói ở dựa bếp, mối mọt không phá hoại mà độ bền dẽo lại tăng lên.
Ngoài ra nên khuyến khích các gia đình dân tộc tự chuẩn bị một phần nguyên liệu xây dựng bằng cách tự sãn xuất tại nhà để tăng thêm của cải xã hội trên đất thổ cư và đất kinh tế phụ như xoan, mít, rơm rạ, trấu, vôi…
2-/ Kết cấu:
Cải tiến và hợp lý hoá kết cấu nhà tre gổ cổ truyền theo hướng tiết kiệm và sản xuất cấu kiện điển hình hoá dựa theo module. Ở đây chúng tôi đề nghị module 2, có đặc điểm:
- Là tầm với tay của một người cao trung bình (1m65).
- Là khoảng cách làm việc thích hợp cho các cấu kiện như tre, gỗ.
- Bảo đảm không gian sử dụng phù hợp kích thước con người.
a- Cột: là bộ phận cơ bản tạo thành bộ khung nhà. Hệ khung cột biểu thị sức mạnh của ngôi nhà nên phải chọn cột kỹ càng.
- Muốn làm nhà cột chôn thường phải phải lấy gỗ có lõi chắc. Nhưng loại gỗ này chôn xuống đất hàng mấy chục năm vẫn không mối mọt, phần cột chôn cần ngâm tẩm hoá chất.
- Muốn làm nhà cột kể trên đá tảng, phải chọn gỗ mập, chắc.
b- Vì kèo: Do chất liệu lợp là thảo mộc cho nên vì kèo tam giác là thích hợp. Có thể sử gỗ và tre để làm vì kèo. Trong trường hợp muốn làm vì kèo hoàn toàn với tre thì theo hướng dẫn sau đây:
- Cột bằng diểu hoặc vầu Þ = 120mm, lỗ luồn quá giang nên đục trên đốt cột chừng 5 cm, đục vừa khít.
- Kèo: 2 cây diễn (vầu) Þ = 10cm, Phiá gốc cắt dưới đốt 5 cm đặt ngược lên trên, vì phần gốc phải cắt một nữa để nối đầu kèo cho nên phải khoẻ, không được đặt phía ngọn lên nóc kèo vì thân ngọn mỏng.
- Quá giang: tốt nhất là cây hop Þ = 6 –8 cm, thẳng đầu. Phiá gốc cắt dưới đốt cây 5 cm. Luồn hop ở đầu cột 1 rồi lần lượt cho qua các lỗ cửa chống đứng, cuối cùng qua lỗ đầu cột 2. Ở đầu này ngọn cạy hộp làm quá giang thường bị hỏng trong lỗ cột, ta dùng nút chêm bằng ngọn hóp có đường kính nhỏ hơn chêm vào.
- Nối quá giang: khi không có họp dài, đoạn nối cần có đốt khoẻ và nên đặt ở chân chống đứng thứ 2 để lỗ của chống đứng cũng tham gia ghì giữ mối nối. Hai đầu đoạn nối oốp 2 nữa ống tre và kẹp giữ bằng chốt tre.
- Chống đứng – chống chéo:
Dùng cây diễn phần ngọn cắt còn lại khi làm kèo cột. Chân các chống đứng cắt dưới đốt 5 cm và đục lỗ trên đốt 12cm để luồn quá giang, đầu thanh luồn giữa 2 thanh kèo chốt bằng con sỏ. Đầu dưới chống chéo cắt vát 2 mặt để ăn khớp vào góc vuông giữa chống đứng và quá giang. Đầu trên cùng dùng con sỏ để nối với 2 thanh kèo.
- 2 chống chéo ở đầu cột, đầu chống chéo gần giáp đầu chống đứng phía trên, dưới quá giang và cột đều dùng chốt để liên kết.
- Để tránh biến dạng vì kèo còn được tăng cường thêm các chống đứng nhỏ ở 2 đầu quá giang, giằng đầu chống chéo ở cột với kèo.
- Ngoài ra còn được tăng cường thêm các giằng giữ các chông đứng và chống chéo song song với quá giang.
- Con sỏ bằng gốc tre đực già vót tròn đều va khi lắp vì kèo phải đóng thật chặt.
- Kèo tre nên làm 2 lớp được liên kết chắc bằng then cài hay buộc:
Lớp dưới là kèo lệ
Lớp trên là kèo ốp có đường kính lớn hơn đòn tay.
Phiá trên mỗi mấu có đục lỗ để đòn tay đi qua.
c-/ Mái:
Nhà lợp bằng chất liệu gì cũng phải có bộ khung để đồ vật liệu lợp. Bộ khung này gồm có đòn tay, rui, mè.
- Đòn tay làm bằng gỗ, tre, diễn hoặc hóp để nguyên cây. Đòn tay đặt trên lưng kèo, song song với nóc, cách nhau từ 50 cm – 70 cm.
- Rui: Đặt trên và thẳng góc với đòn tay, cách nhau từ 15cm – 20cm hoặc thưa hơn tùy theo cách lợp và số lượng lá. Rui có thể bằng vầu, nưá hoặc tre chẻ thành từng mảnh, bản to 4cm – 5cm.
- Mè: đè trên rui, song song với đòn tay, cách nhau 20cm – 30cm> Mè và rui tạo thành những ô chữ nhật 15cmx20cm hoặc 25cmx35cm.
Lợp mái:
Lợp bằng lá cọ, có 4 kiểu khác nhau:
. Đè mè – xé mép: người ngối lợp ngồi trên mái đưa đầu tàu lá chui xuống dời mè rồi xé 2 mép của nó vắt qua mè lên bên trên, hai mép lá đã là 2 cái móc giữ lấy tàu lá tại đây. Mỗi một ô chữ nhật được lợp 1 tàu lá theo kiểu như vậy. Bắt đầu lợp từ hàng mè dưới cùng đến hàng lá thứ 3, lấy một cái mè khác buộc lên hàng lá đó, rồi lại tiếp tục lợp.
. Khi 2 mái đã lợp lên tới đỉnh nóc thì người ta lợp phủ nóc theo kiểu cài găm và dóc lòng tôm là chắc chắn nhất.
. Đè mè: Kiểu lợp này mép lá không vắt qua mè mà cứ một hàng lá lại được buộc đè ra ngoài bằng một cái mè.
. Kiểu nảy mè: là sự kết hợp 2 kiểu trên: 1 đường mè xé mép lại đến một đường mè đè.
. Kiểu lợp chài: cho những công trình phụ, kiểu lợp lá này kém bền hơn mấy kiểu trên. Không cần rui, mè, tàu lá được buộc ngay vào đòn tay.
- Lợp bằng rơm rạ: có 2 cách là rũ rối hay xếp thành từng lớp, mái lợp xong thường phải được phủ lên bằng một lớp mành thưa, bên trên mành được đè bằng một số bộ kèo chống gió.
- Lợp bằng cỏ tranh: tranh được đánh thành từng phên. Mỗi phên được gọi là một con tranh dài khoảng 1m –1,2m.
- Lợp bằng nưá: Nưá được đập dập thành từng phên như phên tranh.
d-/ Sàn: có 2 hướng sử dụng
- Sàn gỗ: theo thứ tự từ trên xuống có:
. Ván gỗ sàn có chiều dày 25mm.
. Dầm đở sàn.
. Dầm ngang.
- Sàn tre:
. Mặt sàn dùng tre bổ làm 4, vát nah84n, ken dầy.
. Thanh tre lót sàn, đường kính 60mm –80mm cách khoảng 150mm.
. Dầm ngang.
e-/ Vách tường:
- Đan bằng tre nứa: nứa đập dập cả cây rồi phanh ra thành từng phá rồi đan thành vách. Vách có thể đan theo kiểu nong đôi, nong ba hay nong chiếc. Nếu là tre thì pha cây tre thành từng nan nhỏ (2-4cm), rồi đan lại với nhau.
- Đối với vách bep thì kết hợp giữa đất , tre, nứa, rơm, rạ hoặc trấu. Kiểu vách này trước hết phải làm một bộ xương bằng tre hoặc nứa nguyên cây gồm những thanh ngang cách nhau chừng 15cm-20cm và những thanh đứng cách nhau từ 10cm-15cm. Chúng tạo thành những ô hình chữ nhật 10cmx15cm hoặc 15cmx20cm. Đât bùn mhào với rơm (rạ) vắt qua các ô của bộ khung, rổ vuốt hoặcc xoa bằng bàn xoa cho phẳng cả 2 mặt, lần lượt làm từ thấp lên cao.
Một kiểu khác là các thanh đứng được đan khít với nhau, bên ngoài trút bằng đất trộn trấu hoặc vôi và cát.
- Vách ngăn: làm thành từng tấm 70x180. Các tấm vách này liên kết với nhau theo kiểu bình phong nhẹ, cơ động, dễ thay thế từng phần. Vách ngăn có thể làm bằng sản phẩm phế liệu nông nghiệp như thân cây đay rộng, sậy, thân cây bắp, bã miá…
3-/ Thi công và bảo trì:
a- Tổ chức thi công:
Từ bao đời nay, người dân tộc vẫn có truyền thống tương trợ giúp đở nhau để giải quyết lấy nhà ở, chúng ta cần phát huy truyền thống tốt đẹp này. Để xây dựng nhà ở, gia đình dân tộc sẽ đóng góp tiền của, công sức, thời gian…dưới sự hướng dẫn và hổ trợ của tậpthể, nhà nước về mặt kỹ thuật, nguyên vật liệu cho vay vốn. Áp dụng phương pháp bán lắp ghép. Dự kiến sẽ tiêu chuẩn hoá và công nghiệp hoá chế tạo.
b- Các giai đoạn thi công:
Chuẩn bị vật kliệu, dụng cụ, nhân lực
Lấy đất đào ao làm nền
Dựng khung nhà
. Đối với nhà cột kê:
Lắp vì
Nâng vì
Đặt mộng nối vì
Làm mặt sàn
Kiến tạo mái và lợp mái
Làm vách làm buồng, cửa sổ, cửa đi
. Đối với nhà cột chôn
Dựng các cột
Lắp quá giang và xà dọc để hình thành bộ khung nhà
Điều chỉnh góc vuông thẳng đứng tạo thế cân đối và lớp chân cột
Làm lớp mặt sàn
Kiến tạo mái và lợp mái
Làm vách, làm buồng, cửa sổ, cửa đi
c- Bảo trì:
- Hệ cấu trúc tre, gỗ có cấu kiện gọn nhẹ, dễ tháo lắp cơ động tiện lợi cho việc thay thế những bộ phận hư hỏng hay mục mọt.
- Các phần vách cửa được làm dễ dàng trong những thời gian rỗi rãnh và thay thế bất kỳ lúc nào cần.
- Mái lợp tranh, lá hàng năm sẽ dồn xuống dưới và chôn lớp lá mới lên trên với khối lượng bằng 1/4 số vật liệu lợp.
PHẦN KẾT LUẬN:
Trước
nhu cầu thực tế đang thôi thúc, chúng tôi hy vọng rằng những gì chấm
dứt ở đây sẽ là khởi đầu cho những cố gắng mới trong công cuộc góp phần
cải thiện và nâng cao đời sống cho người dân tộc.Nhà ở vừa sàn vừa đất- 2 hộ
KTS TRẦN CÔNG HÒA --------------
Kiến trúc của cư dân bản địa.
Cũng như các dân tộc thiểu số khác,dân tộc K’ho ở cao nguyên Lang Bian có một lối Kiến trúc đơn giản phù hợp với môi trường sống gần gũi thiên nhiên. Đó là kiểu kiến trúc nhà sàn với không gian sử dụng được đưa lên cao khỏi mặt đất một khoảng cách nhất định nào đó.
"Nhà sàn" là một khái niệm dùng để chỉ một căn nhà, mà trong đó, có mặt bằng sinh hoạt cao hơn mặt đất một khoảng cách nhất định nào đó. Thông thường, phần dưới sàn nhà để trống, hoặc có nơi sử dụng để chăn nuôi súc vật, hoặc là nơi chứa các vật dụng cần thiết khác.
Trong khi đó, nhà đất đã xuất hiện khá lâu trong kiến trúc của ngời thiểu số bản địa Đà Lạt, và trong thực tế, ngày càng tỏ ra lấn át loại hình "nhà sàn". Mặc dù vậy, theo nhiều nhà nghiên cứu thì, nhà sàn vẫn là loại hình kiến trúc tiêu biểu cho kiến trúc truyền thống của các dân tộc thiểu số nói chung bởi vì kiến trúc nhà cửa trước hết là một phản ứng tự nhiên của con người trước hoàn cảnh thiên nhiên. Trong môi trường sống tự nhiên của người thiểu số bản địa, chính nhà sàn là giải pháp tốt nhất về kiến trúc để họ có thể an toàn sinh sống, khắc phục được những hạn chế về khí hậu ẩm ướt, địa hình làm nhà không băng phẳng và có thể chống lại sự tấn công của các loại thú dữ.
Về độ cao của mặt nhà so với mặt đất trong loại hình kiến trúc nhà sàn của người thiểu số bản địa Đà Lạt, thường phổ biến từ 50 - 80cm, cá biệt có nhà mặt sàn chỉ cao chỉ khoảng 20 - 30cm. Đây cũng là một trong những đặc điểm khác với kiến trúc nhà sàn của một số dân tộc cư trú ở khu vực bắc Tây nguyên, nơi mà độ cao từ mặt sàn tới đất có thể 1,2 - 1,5m, thậm chí có nơi còn cao tới 2m. Mặt khác, một trong những đặc điểm về kiến trúc nhà ở truyền thống của người thiểu số bản địa là loại nhà dài, mà theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu thì đó là loại hình tiêu biểu cho kiến trúc truyền thống của các dân tộc thiểu số bản địa. Tuy nhiên, cũng như loại hình kiến trúc nhà sàn, kiến trúc nhà dài của đồng bào thiểu số ở Đà Lạt hiện cũng không còn thấy xuất hiện trong môi trường kiến trúc của khu vực này. Tại thôn Manlin (phường 7) và xã Tà Nung, nhà ở của đồng bào thiểu số ở đây cũng không khác nhiều so với nhà ở của người Việt. Sự biến dạng này cũng phù hợp với quy luật phát triển của xã hội người thượng nói chung và của người K'ho ở Đà Lạt nói riêng.
Cũng như những người thiểu số khác ở Lâm Đồng, người thiểu số Đà Lạt sử dụng kỹ thuật làm nhà cổ truyền rất đơn giản. Họ thường sử dụng cột ngoãm để gác cây hay chặt khấc rồi dùng dây mây buộc lại. Từng gia đình phải tự tìm kiếm vật liệu để làm nhà, đến khi dựng nhà thì có sự giúp đỡ của bà con trong buôn đến giúp đỡ. Trong từng ngôi nhà của người K'ho, kết cấu sàn thường gắn bó chặt chẽ với khung nhà, trong đó cột nhà giữ vai trò là cột sàn. Đây cũng là một kiểu kết cấu "sàn treo" mà theo nhiều nhà nghiên cứu thì đó cũng là một trong những đặc trưng của kiến trúc truyền thống của người Thượng nói chung.
Bên cạnh đó, sự liên kết giữ khung cột và bộ khung mái lại không được gắn chặt với nhau thành một kiến trúc hoàn chỉnh như trong kết cấu nhà của ngời Việt cổ truyền, trong khi đó thì mái nhà của người thiểu số bản địa Đà Lạt, cũng như của Lâm Đồng là dạng mái nhà hai mái nghiêng. Riêng phần hai đầu hồi nhà được lợp tranh thay cho việc che bằng vách nứa. Điều đáng chú ý nhất trong kiến trúc nhà ở của người thiểu số bản địa là ở những cửa ra vào chính, thường có kết cấu dạng vòm mà bà con dân tộc gọi là "m'pồng me". Ngoài ra, một đặc điểm khác trong kiến trúc nhà ở của ngời thiểu số bản địa là hầu như không có cửa sổ. Phía trong ngôi nhà lại không ngăn thành từng phòng, kết hợp với việc chỉ có một cửa chính mái vòm. Thành thử, khi vào nhà, người ta có cảm giác như đang ở trong một hang động nào đó vậy.
Trên đây chỉ là những nét rất khái quát về kiến trúc nhà ở cổ truyền của người thiểu số bản địa Đà Lạt. Những kiểu kiến trúc nh thế này ngày nay hầu như chỉ còn lại những vết tích đơn giản trong một số ít ngôi nhà của bà con ngời Lạch ở thôn Manline (phường 7) và xã Tà Nung mà thôi. Vì vậy, ngày nay, khi nói đến kiến trúc Đà Lạt thì hầu như ai cũng nghĩ đến loại hình kiến trúc của người Việt và điều đó cũng chỉ được xác định từ sau khi thành phố này đợc P. Doumer ký nghị định thành lập tỉnh Đồng Nai thượng và trạm hành chánh (poste administratif) trên cao nguyên Lang Bian (11.1899).
2. KIẾN TRÚC CỦA NGƯỜI VIỆT
Nói đến Đà Lạt, người ta vẫn thường nghĩ ngay đến một vùng du lịch mà trong đời của mỗi một con ngời, ai cũng đều có một ước mong được một lần đặt chân tới. Ẩn hiện giữa những rừng thông bạt ngàn, những vườn hoa muôn sắc màu là những công trình kiến trúc vừa duyên dáng lại vừa độc đáo. Cùng với cảnh quan thiên nhiên, kiến trúc Đà Lạt chính là hạt nhân hấp dẫn lòng người. Có lẽ không ở đâu trên đất nước ta, kiến trúc và môi trường đã được hòa nhập một cách tài tình và khéo léo như ở Đà Lạt. Các công trình kiến trúc ở Đà Lạt, nhất là những công trình cũ, đều rất xinh đẹp, không cái nào giống cái nào, nhưng vẫn tạo nên một phong cách rất thống nhất…
Thực tế đã chứng minh Đà Lạt là một vùng di sản kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên cực kỳ lý thú. Đó là một sự thật không thể phủ nhận. Và cũng phải thấy rằng, từ một vùng rừng núi hoang vu, hẻo lánh, Đà Lạt đã phát triển một cách nhảy vọt để trở thành một đô thị hiện đại. Có thể nói, nếu không có nhu cầu xây dựng trạm điều dưỡng của ngời Pháp ở Đà Lạt, để từ đó phát triển dần thành một thành phố du lịch và nghĩ dưỡng nổi tiếng, thì ngày nay, có thể Đà Lạt vẫn chỉ là một vùng rừng núi xa xôi hẻo lánh hoặc cũng chỉ là một thị trấn nhỏ thường thấy ở các vùng rừng núi của nước ta. Tuy nhiên, sự kiện này đều có hai mặt. Thủa ban đầu, đô thị Đà Lạt là sản phẩm của chủ nghĩa thực dân Pháp, và nó chỉ phục vụ cho lợi ích cá nhân của người Pháp ở thuộc địa. Nhưng mặt khác, đô thị Đà Lạt cũng là sản phẩm của nền văn hóa Pháp, sản phẩm của nền văn minh công nghiệp thế kỷ XX. Những tuyến đường giao thông được mở mang thuận tiện và hữu ích. Những đồ án thiết kế cùng những công trình kiến trúc hiện đại, độc đáo, những thắng cảnh nhân tạo … đều là những sản phẩm đáng cho chúng ta trân trọng, giữ gìn và phát huy. Đó cũng là những sản phẩm mà nhân dân lao động, người Kinh cũng như người Thượng, đã phải đổ biết bao mồ hôi, nước mắt và xương máu để tạo lập nên và góp phần làm cho vùng đất này trở thành một đô thị đẹp nổi tiếng của nước Việt Nam ta.
---------------
KIẾN TRÚC TRUYỀN THỐNG
Kiến trúc
dân gian của dân tộc thiểu số bản địaNói tới kiến trúc truyền thống ở Lâm Ðồng, trước hết phải đề cập tới mảng kiến trúc cổ xưa, đang bảo lưu nhiều giá trị cổ truyền, đó là bộ phận kiến trúc của các cư dân Cơ Ho, Mạ, Chu Ru, Rắc Lây, M’Nông, Xtiêng - những tộc người bản địa đã từng có mặt trên xứ sở này từ nhiều thế kỷ.
Nếu chỉ trông những mái lá đơn sơ, thậm chí xuềnh xoàng ở những căn nhà của các dân tộc thiểu số bản địa ở Lâm Ðồng, sẽ khó lòng nhận thấy những giá trị tiềm ẩn phía sau cái dáng vẻ bề ngoài không một chút hào nhoáng của những kiến trúc bình dị đó. Thế nhưng, một trong những di sản quý báu của nền văn hoá truyền thống ở các cư dân bản địa Lâm Ðồng chính là nền nghệ thuật kiến trúc dân gian với đặc trưng nổi bật là không phô trương, lặng lẽ tìm kiếm cho mình một mô thức phù hợp với môi trường sống.
Hình thức quần cư của các buôn làng ở Lâm Ðồng
Tương tự như các cư dân thiểu số Trường Sơn - Tây Nguyên khác, các tộc người bản địa Lâm Ðồng chưa biết, thậm chí không hề biết tới công tác “quy hoạch”, song quan sát cách bố trí các buôn làng của họ, có thể nói rằng họ đã cố gắng tìm cách tổ chức buôn làng mình một cách hợp lý nhất với môi trường sống và các hoạt động kinh tế - văn hoá của họ.
Ðã từ lâu, các dân tộc thiểu số Lâm Ðồng đã quần cư với nhau theo từng buôn làng (bon theo tiếng Cơ Ho, Mạ, Xtiêng, M’Nông; palei theo tiếng Rắc Lây; plây theo tiếng Chu Ru). Mỗi buôn làng bao giờ cũng gắn với một phạm vi lãnh thổ xác định. Ranh giới của mỗi buôn làng được xác lập thông qua những “mốc” giới hạn là những yếu tố địa hình tồn tại bền vững trong thời gian như dòng chảy của một con suối, một cánh rừng, một dãy núi và cũng có khi chỉ là một gốc cây cổ thụ hay một phiến đá to. Chính những đường ranh giới tự nhiên như vậy đã tạo nên những hình dạng cũng rất tự nhiên của các buôn làng các dân tộc thiểu số. Không ít nhà nghiên cứu đã căn cứ vào việc bố trí của những ngôi nhà ở và đường đi, lối lại trong các buôn làng để quy nó thành hình này, hình nọ (vuông, tròn, chữ nhật, bầu dục, vành khăn, bán khuyên, xương cá,...). Trên thực tế, rất khó có thể xác định hình dạng các buôn làng một cách rạch ròi. Ở đây, nổi lên là sự “thuận theo tự nhiên”, cố gắng tối đa khai thác những yếu tố địa hình, địa vật phục vụ cho cuộc sống của mình. Nếu có sự trùng hợp với một kiểu dáng hình học hay quy ước nào đó thì cũng thiên về ngẫu nhiên, chứ không phải do chủ ý.
Quy mô của các buôn làng các dân tộc thiểu số ở Lâm Ðồng rất khác nhau. Một trong những tiêu chí dễ nhận ra “tầm vóc” của các buôn làng ở đây là số lượng nóc nhà (thường là nóc nhà dài). Có bon chỉ bao gồm mấy nóc, thậm chí là một nóc nhà duy nhất. Ðó là trường hợp bon B’Su (huyện Ðạ Tẻh) chỉ vẻn vẹn có một dãy nhà dài. Bon B’Lạch B ở Lộc Bắc (huyện Lộc Lâm) cũng chỉ có 4 nóc nhà dài, bon B’Lạch A kề cạnh có “sầm uất” hơn chút ít với 6 nóc nhà dài và 4 nóc nhà ngắn. Ngược lại, cũng có bon hay plây lên tới hàng chục nóc nhà, phổ biến là 15 - 20 nóc nhà.
Mặt khác, tính ổn định của các buôn làng các dân tộc thiểu số ở đây không cao. Trừ nhóm Srê làm ruộng nước (tên gọi nhóm này - Srê cũng có nghĩa là “ruộng” hay “những người làm ruộng”) hầu như sống định cư, các nhóm còn lại sống chủ yếu bằng canh tác rẫy (mir) thì “du canh” gắn liền với “du cư” như là một “nếp sống”. Ðể nơi canh tác không quá xa chỗ ở, họ buộc phải dời bon đến địa điểm mới gần rẫy mới. Do vậy, hầu như các buôn làng vùng này đều rất “trẻ”, hiếm có buôn làng nào vươn tới một thế kỷ (trong khi đó, không ít các làng Việt ở đồng bằng Bắc Bộ có “tuổi” được tính bằng hàng trăm năm).
Nhà sàn dài - loại hình kiến trúc tiêu biểu ở các cư dân thiểu số bản địa
Với những nguồn tư liệu được ghi chép lại từ những thập kỷ cuối của thế kỷ trước và đầu thế thế kỷ này bởi các nhà truyền giáo, các sĩ quan và các nhà nghiên cứu Pháp, có thể nhận ra tổ tiên của các dân tộc thiểu số bản địa đã từng sống trong hai loại hình nhà vẫn được người Việt quen gọi là “nhà sàn” và “nhà đất”, và kiến trúc này về cơ bản vẫn được duy trì cho đến tận hôm nay. Nếu có bổ sung, thì cần nói thêm là kiến trúc nhà sàn ít gặp hơn so với kiến trúc nhà đất, nhất là ở những vùng ven đô, ven lộ hay tại những nơi hỗn cư với người Việt. Trong mối quan hệ giữa hai loại hình này, loại hình nào là tiêu biểu? Sự khác biệt chủ yếu giữa hai “loại hình” trên đây chỉ thể hiện ở vị trí mặt bằng sinh hoạt của kiến trúc vật so với mặt đất. Khái niệm “nhà sàn” dùng để chỉ loại hình nhà có mặt bằng sinh hoạt (sàn nhà) cao hơn và tất nhiên là phải cách mặt đất một khoảng cách nhất định. Khoảng không gian dưới sàn thường bỏ trống hoặc làm nơi nhốt súc vật, chứa củi hay công cụ sản xuất, nhưng tuyệt nhiên không phải là không gian sinh hoạt của con người (trừ một ngoại lệ không mấy thường xuyên và phổ biến ở một số vùng, việc sinh nở của sản phụ diễn ra ngay tại gầm sàn). Từ đó, khái niệm “nhà đất” là tương ứng với những kiến trúc vật có mặt bằng sinh hoạt nằm trực tiếp trên mặt đất, do vậy, có nơi người ta còn gọi chúng là “nhà trệt”. Mặc dù nhà đất đã có mặt trong kho tàng kiến trúc của các dân tộc thiểu số Lâm Ðồng đã từ lâu, và đang ngày càng chiếm ưu thế trong bức tranh kiến trúc của họ, song nhà sàn có ưu điểm nổi bật là nó khắc phục được hạn chế về điều kiện khí hậu ẩm thấp, địa hình không bằng phẳng (sườn đồi, triền núi) và chống được sự phá hoại của thú dữ.
Trong ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, không có từ tương ứng với loại hình “nhà đất” hay “nhà trệt”, mà chỉ có từ để chỉ “nhà” nói chung. Cho đến nay, khái niệm “nhà đất” trong tiếng Cơ Ho, Mạ là hìu trệt. Rõ ràng, trong thuật ngữ này có một thành tố thuộc tiếng Cơ Ho - Mạ (hìu) và một thành tố là từ tiếng Việt (trệt). Hiện tượng vay mượn từ ngữ này là một cứ liệu chứng tỏ loại hình nhà đất không tiêu biểu cho kiến trúc truyền thống của các tộc thiểu số. Ngoài ra, cũng cần nói thêm là, đại bộ phận những ngôi “nhà trệt” hiện nay không thuộc phạm trù “nhà cửa truyền thống” của họ, chúng là những ngôi nhà Việt, thậm chí do chính những hiệp thợ người Việt làm nên. Những trường hợp này chỉ nên xem là biểu hiện của giao lưu - tiếp xúc văn hoá.
Cũng cần nhấn mạnh một đặc trưng dễ nhận thấy trong kiến trúc nhà sàn ở các tộc thiểu số ở Lâm Ðồng là độ cao mặt sàn so với mặt đất thường không lớn lắm, phổ biến là 50 - 80cm, thậm chí có trường hợp chỉ 20 - 30cm, một đặc trưng khu biệt khá rõ nét giữa nhà sàn các dân tộc thiểu số vùng này với những kiến trúc vật cùng loại ở các tộc người thiểu số Bắc Tây Nguyên, nơi mà độ cao phổ biến của mặt sàn thường từ 1,2m đến 1,5m, thậm chí có nơi lên tới 2m.
Bên cạnh mối tương quan giữa mặt bằng sinh hoạt (mặt sàn) so với mặt đất, trong những kiến trúc truyền thống ở các dân tộc thiểu số ở Lâm Ðồng còn một mối tương quan khác về kích thước - độ dài của kiến trúc vật đó.
Thực tế là, cho đến nay vẫn có thể quan sát ở các dân tộc ít người Lâm Ðồng những ngôi nhà rất dài, có khi lên tới hàng chục mét. Ở bon B’Su (Ðạ Tẻh) vẫn còn có ngôi nhà dài tới 54m. Ðó là chưa kể tới trường hợp, theo một số người Pháp có mặt ở vùng này từ đầu thế kỷ, còn có những ngôi nhà dài tới hàng trăm mét. Ngược lại, trong các buôn làng ở đây, cũng có những ngôi nhà rất ngắn, độ dài của chúng chỉ chừng 3 - 4m. Do vậy, giữa các nhà nghiên cứu, khá phổ biến các khái niệm “nhà dài”, “nhà ngắn”. Các khái niệm này không hoàn toàn chính xác, bởi nó chỉ được xây dựng dựa trên cảm tính, mà không được định nghĩa một cách chặt chẽ với tư cách là một thuật ngữ khoa học. Bắt đầu từ độ dài bao nhiêu mét trở lên thì có thể gọi là “nhà dài” và ngược lại? Hiển nhiên, không ai có thể đưa ra một cái “chuẩn” để xác định điều đó. Cũng giống như các trường hợp tương đồng ở các cư dân bản địa khác trong khu vực Ðông Nam Á, khái niệm “nhà dài” (hìu rọt theo tiếng Cơ Ho, Mạ; sang prông theo tiếng Chu Ru) là để gọi những kiến trúc vật mà trong đó có nhiều gia đình hạt nhân cùng cư trú; và trái lại, “nhà ngắn” là những kiến trúc vật trong đó chỉ có sự cư ngụ của một gia đình nhỏ. Như vậy, dài hay ngắn trong trường hợp chúng ta đang xem xét không phải đo bằng đơn vị đo chiều dài thông thường mà lại “đo” bằng thiết chế gia đình ở những tộc người nói trên, tức thiết chế đại gia đình (extended family) và gia đình hạt nhân hay gia đình nhỏ (nucleal family). Và như vậy, vấn đề này lại thuộc một phương diện khác của văn hoá truyền thống của các cư dân thiểu số. Ở đây, xuất phát từ hệ quả nghiên cứu về thiết chế gia đình của các tộc người ở Lâm Ðồng, hình thức đại gia đình là thiết chế tiêu biểu cho chế độ hôn nhân và gia đình cổ truyền ở các tộc người này; loại hình nhà dài là dạng thức tiêu biểu cho kiến trúc truyền thống của các tộc người mà chúng ta xem xét.
Chung quy lại, về phương diện hình dáng, đặc trưng nổi bật kiến trúc của các dân tộc thiểu số Lâm Ðồng là loại hình nhà vẫn được chủ nhân của chúng gọi là nhà sàn dài; dẫu rằng, ngày nay, những kiến trúc như thế này ngày một trở nên ít gặp hơn trong những buôn dân tộc thiểu số.
Các đặc trưng cơ bản về hình dáng và kết cấu kỹ thuật của loại hình kiến trúc nhà sàn dài
Tương tự như các loại hình kiến trúc dân gian của nhiều tộc người bản địa trong khu vực, đặc trưng nổi bật về phương diện kết cấu kỹ thuật của nhà cửa truyền thống các tộc thiểu số ở Lâm Ðồng là những kiến trúc vật có kết cấu khung cột với hai thành tố chính cột + xà. Nét độc đáo trong kết cấu này là họ lấy liên kết dọc là chủ yếu. Trước tiên, người ta dựng hai hàng cột (jơ rong) đứng song song với nhau theo từng cặp. Khoảng cách giữa các cặp cột đứng song song thường là 1,5- 2m. Trên mỗi đầu cột có tạo sẵn ngoãm (kât). Kế đó, mới gác lên trên đầu cột những thanh xà dọc (jơ rong de) và cuối cùng mới đặt lên xà dọc những thanh xà ngang (dra). Vị trí của các dra thường cách một quãng nhất định so với giao điểm của cột và xà dọc nên khó tạo nên một sự liên tưởng tới vì kèo trong kết cấu bộ khung cột nhà Việt. Ngoài ra, trong thành phần bộ khung cột này, cần phải kể thêm vai trò của những dầm sàn (ngang - bia, dọc - rpas). Tuy được gá vào thân cột bằng cách dùng ngoãm kết hợp với dây buộc (k’năp), song chính những dầm dọc, dầm ngang của sàn nhà cũng tham gia vào việc đảm bảo độ ổn định, vững chãi cho toàn bộ kiến trúc vật. Do vậy, kết cấu sàn (rum) ở các kiến trúc truyền thống các dân tộc thiểu số vùng này gắn bó chặt chẽ với bộ khung nhà. Cột nhà cũng đóng luôn vai trò là cột sàn. Kết cấu “sàn treo” cũng là một nét đặc trưng trong kiến trúc dân gian các dân tộc thiểu số Trường Sơn - Tây Nguyên nói chung.
Nét đặc trưng thứ hai về phương diện kết cấu kỹ thuật là kết cấu khung cột và bộ khung mái không liên kết với nhau thành một chỉnh thể thống nhất như trong bộ khung nhà Việt cổ truyền. Thường bộ khung mái được gá lắp sau khi đã hoàn thành bộ khung cột. Cũng không hiếm các trường hợp, cả bộ mái được “chế tạo” độc lập, sau đó mới được khiêng “chụp” lên trên bộ khung cột. Bộ khung mái được tạo bởi hai thành tố chính là rơ kang tương tự như “kèo giả” hoặc “rui” ở mái nhà người Việt, nhưng nhặt hơn nhiều (15 - 25cm một cái), ốp - “đòn tay” đặt theo chiều dọc của mái, với khoảng cách 10 -15cm một thanh và lớp cỏ tranh hoặc lá mây (srôi) phủ trên cùng (ja).
Về cơ bản, dạng mái nhà (rơ kom) củûa các dân tộc thiểu số Lâm Ðồng là dạng nhà hai mái (hai mái nghiêng với mỗi mặt mái là một hình chữ nhật và hợp với nhau thành một góc nhọn dọc theo đường sống mái). Ngoài ra, phần hai đầu hồi nhà (kơ lik) cũng được lợp tranh thay cho việc thưng vách. Có khá nhiều trường hợp ở người Mạ, mái nhà không phải là những mặt phẳng mà hơi khum khum. Thêm vào đó, những bộ mái loại này thường buông sát mặt đất, hầu như che khuất hết phần vách nhà. Cả bộ mái trông tựa như những hangar dành cho máy bay. Cũng có một số trường hợp, phía hai đầu hồi nhà (phần chái) cũng được kết cấu theo dạng “vo tròn”, giống như một phần tư bán cầu (tạm gọi là chái vòm) “chụp” vào phần mái chính, làm cho hình dáng tổng thể của cả bộ mái trông tựa như một chiếc mai rùa “khổng lồ”. Có thể so sánh dạng mái này với các dạng mái nhà hình mai rùa vẫn thường gặp ở các tộc Giẻ - Triêng, Bru - Vân Kiều hay Tà Ôi. Riêng ở nhóm Mạ Bù Nông (Sông Bé), vào những năm 1940, 1950, J. Dournes còn bắt gặp hiện tượng nhà có chái vòm ở hai đầu hồi và hai đầu đỉnh nóc có gắn “cặp sừng” - rất gần với dạng mái của những ngôi nhà sàn Thái. Một sự trùng hợp thú vị nữa là mô-típ trang trí “cặp sừng” - một hiện tượng thường bắt gặp ở nhiều tộc người bản địa khác trong khu vực Ðông Nam Á (ở người Thái - Tây Bắc Việt Nam, mô-típ này gọi là khau kút), vẫn còn quan sát thấy ở hai đầu nóc mái ở một số vùng Mạ. Trên nóc nhà thờ Tin lành tại xã Lát (Lạc Dương), mô-típ trang trí trên đây lại là một cặp sừng trâu thật sự. Hiện tượng mái khum và mô-típ trang trí cặp sừng là những chứng cứ không thể phủ nhận về mối quan hệ giao lưu - tiếp xúc văn hoá giữa tổ tiên người Mạ với các tộc người khác trong khu vực Ðông Nam Á từ thời tiền sử.
Do chức năng chịu lực và đảm bảo độ ổn định của ngôi nhà Thượng là thuộc về bộ khung nhà nên trong những kiến trúc vật loại này, những bức vách (poner - Cơ Ho, nir - Mạ) chỉ đảm nhiệm vai trò ngăn cách các khoảng không gian trong và ngoài nội thất. Ở đây, vách được làm từ những tấm phên đan lóng mốt từ các thân lồ ô đập dẹp, dựng theo phương thẳng đứng dọc theo mép ngoài mặt sàn và liên kết với phần mái. Cửa ra vào (m’rung) có hai dạng, dạng trổ theo chiều dọc ngôi nhà (thường là lệch về một phía) và dạng trổ theo chiều ngang (mặt trước của ngôi nhà). Ðáng chú ý là ở những cửa ra vào chính (m'pồng me) lại thường có kết cấu dạng vòm, trông tựa như những lối vào hang động của người nguyên thuỷ. Cũng cần suy nghĩ thêm về vấn đề này, bởi trong các kiến trúc truyền thống của các dân tộc thiểu số vùng này, hầu như không hề có cửa sổ, không gian nội thất thường không ngăn ra thành từng “phòng”, do vậy khi người lạ bước vào thường sẽ có cảm giác như vào trong một hang động vậy.
Phía trước cửa ra vào của những ngôi nhà sàn bao giờ cũng có một khoảng sân sàn nhỏ không có mái che (gọi là m’prap). Diện tích của khoảng “sân” này thường là 1 x 2m. Ðộ cao của nó cũng ngang bằng với mặt sàn. Nối liền m’prap với mặt đất là cầu thang lên xuống bằng gỗ (n’tung). Theo Ia. V. Trexnôv, kết cấu “sân sàn” trên đây là một hiện tượng rất phổ biến trong kiến trúc dân gian ở Ðông Nam Á.
Vật liệu sử dụng trong việc kiến tạo nhà cửa ở các cư dân thiểu số Lâm Ðồng là những nguồn nguyên liệu sẵn có trên địa bàn cư trú, chủ yếu là khai thác từ rừng. Việc lựa chọn vật liệu chủ yếu là dựa vào chức năng của từng bộ phận trong ngôi nhà như gỗ để dùng vào những bộ phận giữ vai trò chịu lực như khung nhà, khung sàn; tre dùng vào những bộ phận không đòi hỏi tính chịu lực cao như xương mái, vách; cỏ tranh, lá mây vào việc lợp mái; các loại dây rừng để liên kết các bộ phận với nhau. Loại gỗ mà người cư dân thường chọn để làm nhà là thông, hoàng đàn, dẻ,... Nhìn chung, các nguyên liệu chủ yếu được họ sử dụng ở dạng nguyên thuỷ (trực tiếp) hoặc gia công rất sơ sài.
Sự lựa chọn trên đây là khách quan, tiết kiệm được chi phí cho việc kiến tạo chỗ ở, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của họ. Một chi tiết đáng chú ý ở đây là mặc dầu đá và nhất là đất là những thứ sẵn có vùng này, nhưng chúng hoàn toàn vắng mặt trong kiến trúc dân gian các dân tộc thiểu số. Chính điều này đã làm dấy lên một hướng giả thuyết về nguồn gốc của các tộc Thượng Trường Sơn - Tây Nguyên là tổ tiên xa xưa của họ đã thiên di đến vùng rừng núi này từ một hải đảo hay duyên hải nào đó.
Trong việc tạo ra các bộ phận khác nhau cũng như liên kết chúng với nhau trong các kiến trúc vật truyền thống, những cư dân ở đây mới chỉ dừng lại ở kỹ thuật tạo ngoãm kết hợp với việc dùng dây buộc. Cho đến nay, ở những tộc người này vẫn chưa xuất hiện những hiệp thợ mang tính chuyên nghiệp và các công cụ chuyên dùng trong kiến tạo nhà cửa. Vẫn là những con dao, cái rìu,... những công cụ sử dụng trong việc phát rẫy, làm nương cũng được dùng luôn vào việc chặt gỗ, đẽo cột,... Việc tạo dựng nhà cửa được xem là công việc chung của cả buôn làng. Sự phân công lao động ở lĩnh vực này mới chỉ thấp thoáng trên các phương diện giới tính, lớp tuổi và phần nào đó là mức độ khéo léo của từng người cụ thể. Những công việc nặng nhọc đòi hỏi cường độ lao động cao (chặt cây, khuân gỗ, đẽo xà, dựng cột,...) là thuộc về những đinh tráng khoẻ mạnh. Việc cắt cỏ tranh, lấy dây rừng, nấu nướng phục vụ,... là việc của nữ giới; còn với những chi tiết mang tính chất trang trí là phần việc của những người khéo tay.
Sử dụng không gian trong kiến trúc truyền thống của các dân tộc thiểu số
Một số nhà nghiên cứu trước đây cũng đã dành một sự quan tâm nhất định đến phương diện này của kiến trúc truyền thống; song, họ cũng chỉ dừng lại ở “mặt bằng sinh hoạt” của những kiến vật đó.
Nếu xét theo phương thẳng đứng, có thể chia không gian sinh hoạt của những ngôi nhà sàn dài ở các tộc người thiểu số vùng này làm 3 phần như sau: phần từ mặt đất lên đến mặt sàn; phần từ mặt sàn đến lưng chừng mái (tương ứng với mép trên của vách) và phần không gian vòm mái.
Phần không gian thấp nhất (tạm gọi là gầm sàn) là khoảng không gian không dùng cho con người. Hiện tượng ở một số vùng, sản phụ sinh nở ở gầm sàn hay trong những chòi nhỏ dựng cạnh nhà càng chứng tỏ điều đó; bởi theo quan niệm của các cư dân bản địa trong khu vực Ðông Nam Á, phụ nữ không được đẻ trong nhà nhưng phải hoặc là ở trong một cái chòi dựng tạm, hết một kỳ hạn kiêng cữ nhất định mới đưa con về nhà. Ở phần không gian này, trong trường hợp nhà sàn cao, có thể quan sát thấy sự ra vào của gia súc, gia cầm (chủ yếu là gà, lợn), củi đun và một số khúc gỗ.
Phần không gian nội thất của các kiến trúc truyền thống có thể chia ra thành hai khoảng “độc lập” với nhau, dẫu rằng giữa chúng không hề có một ranh giới hữu hình.
Khoảng không gian tính từ mặt sàn lên tới phần trên của vách được sử dụng cho những sinh hoạt chủ yếu của con người như ngủ, nghỉ ngơi, chuẩn bị thức ăn (nấu nướng) và ăn uống, tiếp khách, cúng tế, đan lát, may vá,... Tuy nội thất của các ngôi nhà sàn dài không được chia ra thành từng “phòng” chuyên biệt cho các chức năng trên đây, song, trên thực tế chúng vẫn tồn tại thông qua quy ước của chủ nhân các kiến trúc vật. Ở phần không gian này, cũng có thể quan sát thấy một vài giá nhỏ treo ở phía trên bếp lửa hay dọc vách nhà để bảo quản lương thực, thức ăn hay gác cất một số vật dụng nào đó.
Khoảng không gian cao nhất (tương ứng với phần vòm mái) là khoảng không gian “thiêng” - nơi trú ngụ của thần linh. Cũng giống như nhiều tộc thiểu số Trường Sơn - Tây Nguyên khác, trong nhà người thiểu số Lâm Ðồng không có bàn thờ, hương án và các “thiết bị tương ứng” như ở người Việt. Nao vẫn được nhiều người xem là bàn thờ thực ra chỉ là khái niệm dùng để chỉ những bông lúa khô quắt, những chùm lá cây hay những chùm tua chẻ từ ống tre cắm ở phần mái phía trên vách hậu hay đầu cột. Ở phần mái này, cũng có thể quan sát thấy những xương hàm thú. Tuy chưa thấy một “quy hoạch” cụ thể, song cũng hiểu rằng, Yàng Hìu - vị thần nhà, cũng “ngự” ở phần không gian này.
Nếu xét theo phương nằm ngang, phần không gian nội thất trong kiến trúc truyền thống của người thiểu số ở Lâm Ðồng phân biệt rạch ròi với phần không gian bên ngoài nội thất. Không gian bên ngoài của các kiến trúc truyền thống này thường không gắn với một khuôn viên cụ thể, có hàng rào bao quanh như ở người Việt, người Chăm, thậm chí cũng không có một bóng cây lớn nào, mà hầu như hoàn toàn trống trải, phần không gian nội thất là khoảng không gian “thiêng”.
Không gian nội thất là một “phòng” lớn không vách ngăn. “Căn phòng lớn” này lại được chia thành 3 phần chính:
1. Phần sinh hoạt chung - nơi thờ cúng, tiếp khách, nấu ăn và là chỗ ngủ của thanh thiếu niên chưa vợ + khách nam; phần dành cho các cặp vợ chồng và các con nhỏ của họ; chỗ ngủ của những thanh thiếu nữ chưa chồng + khách nữ. Ở phần sàn sát vách sau của phần sinh hoạt chung là một dãy ghè rượu, phía trên vách là chiêng và có thể là một số nhạc cụ khác (trống, khèn,...).
2. Phần mái sau tương ứng là nao - chỗ thờ các vị gia thần.
3. Trên khoảng giữa mặt sàn của phần này là một mha tơm (bếp chung) - nơi diễn ra tất cả những nghi lễ quan trọng (thờ cúng, tiếp khách) cũng như là chỗ vui chơi giải trí của cả đại gia đình. Tối tối, bên bếp lửa này, những người cao tuổi thường kể cho con cháu nghe những huyền thoại và mọi thứ chuyện mà họ biết được. Ðây cũng là nơi họ hướng dẫn cho lớp trẻ những kinh nghiệm sản xuất, các kỹ năng đan lát hay làm ná, bắn cung,... Phần này cũng dẫn ra phía cửa chính (m’pồngme) của ngôi nhà.
Phần dành cho các cặp vợ chồng được quy ước bằng chỗ nằm của họ vào buổi tối. “Lãnh thổ” của các “gia đình hạt nhân” này được bố trí song song và liền kề nhau theo thứ tự bắt đầu từ chỗ nằm của vợ chồng chủ nhà (pô hìu); kế đó, các cặp còn lại sắp xếp theo quan hệ trưởng thứ và thế hệ. Phần còn lại của ngôi nhà là một cái bếp chung, nơi chuẩn bị bữa ăn cho cả gia đình. Phần sàn dọc theo sát vách trước của ngôi nhà là một khoảng trống chạy suốt chiều dài của ngôi nhà, liên thông ra 2 cửa ở 2 đầu hồi nhà. Có thể xem đây là phần “hành lang” dành cho việc đi lại trong nội thất. Phía trên hành lang là một dãy giá gác (một phía gác vào vách, phía còn lại treo lên phần xương mái) - nơi đặt những gùi đựng quần áo, cung nỏ hay gậy chọc lỗ và nhiều thứ lặt vặt khác. Sát vách trước còn là nơi để củi đun.
Về sau này, do các gia đình hạt nhân có xu hướng tách ra thành những tế bào kinh tế độc lập nên có thể quan sát thấy một dãy bếp dọc theo một phía nhà, tương ứng với khoảng giữa của khu nằm ngủ của các cặp vợ chồng và dãy “hành lang”. Mỗi bếp (mha) ứng với một gia đình hạt nhân (do vậy, số lượng bếp riêng = số lượng gia đình hạt nhân).
Ở các tộc người thiểu số ở Lâm Ðồng trước đây không thấy hiện tượng “nhà chính”, “nhà phụ”. Ngoài kiến trúc vật để ở như trên, thường chỉ có thêm một đam (kho thóc) - nơi cất giữ lương thực chung cho cả đại gia đình và về sau này là một số hìu kòi, số lượng của chúng gần tương đương với số bếp trong ngôi nhà đó.
Như vậy, không gian nội thất của những ngôi nhà cổ truyền của các dân tộc thiểu số bản địa Lâm Ðồng tự nó đã nói lên tính chất đa năng, tổng hợp của nó. Ðặc tính này cũng có thể bắt gặp trong nhà cửa truyền thống của một số tộc người thiểu số khác trong khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên. Ở các tộc người có nhà công cộng (rông), những chức năng nói trên thường do những căn nhà này đảm nhiệm.
Trang trí nội - ngoại và gia cụ trong những ngôi nhà truyền thống của các dân tộc thiểu số Lâm Ðồng
Nhìn chung, những ngôi nhà truyền thống ở người thiểu số Lâm Ðồng rất đơn giản. Ở đây, nhu cầu về chỗ “chui ra, chui vào” lấn át các nhu cầu thẩm mỹ khác. Hơn thế nữa, do nếp sống “du canh, du cư”, chỗ ở thay đổi khá thường xuyên, nên những kiến trúc vật ở đây ít nhiều đều mang tính “tạm bợ” (thường chỉ duy trì chúng trong khoảng 10 - 15 năm); do vậy, chủ nhân của chúng ít quan tâm đến việc “làm đẹp” cho ngôi nhà của mình. Tuy vậy, vẫn có thể nhận ra một số mô-típ trang trí nhất định ở bên trong và bên ngoài của những kiến trúc vật loại này.
Ðiều dễ nhận ra ở bên ngoài nội thất là những kết cấu của cửa ra vào chính (mpoong me). Những cửa này thường được “cuốn” hình cung ngay từ tạo xương mái. Sau khi đã phủ tranh, người ta còn xén cho chúng thật sự có hình vòm cuốn. Ở một số vùng Mạ khác, trên hai đầu nóc nhà còn có gắn một chi tiết trang trí hình chữ “V”, trông tựa như những “cặp sừng”. Mô-típ trang trí này cũng còn quan sát thấy trong nhà cửa truyền thống của nhiều tộc người khác trong khu vực Ðông Nam Á. Ngoài ra, ở một số vùng Cơ Ho, có thể bắt gặp mô-típ chày cối ở cây cột sân sàn. Hình thức trang trí tương tự cũng quan sát thấy ở phần giữa thân cột vựa lúa trong một số ngôi nhà Mạ.
Nhìn chung, “danh mục” đồ dùng trong các gia đình người thiểu số Lâm Ðồng khá ít ỏi. Có thể chia chúng ra thành một số nhóm sau:
1. Các đồ dùng gắn liền với các hoạt động tín ngưỡng và tiếp khách như ché, chiêng và một số nhạc cụ khác (trống, khèn,...). Ðây là nhóm đồ vật thuộc về tài sản chung của mọi thành viên trong đại gia đình và được các cư dân bản địa vùng này xem là những tài sản quý giá nhất; số lượng của chúng còn là “tiêu chí” chủ yếu để phân định giàu nghèo, cao sang hay thấp hèn trong cộng đồng dân cư.
2. Các đồ dùng cá nhân như khố, váy, áo, vải vóc, kim chỉ, đồ trang sức,... thường được vắt trên những chỗ có thể móc, vắt được hay đặt trong những chiếc gùi treo hoặc gác trên những giá treo dọc vách.
3. Những đồ dùng cho việc nấu nướng và ăn uống như nồi, túi đựng cơm, bầu đựng nước, các loại đồ gốm,...
4. Công cụ sản xuất và săn bắt như dao, rựa, cung nỏ, đồ đánh bắt cá, xà gạc, gậy chọc lỗ,... (thường găm ở mái trước ngôi nhà hoặc gác trên giá treo dọc theo vách trước).
Rõ ràng, các đồ dùng trong nhà của các dân tộc thiểu số ở Lâm Ðồng còn rất đơn giản về chất lượng, nghèo nàn về chủng loại và số lượng. Phổ hệ gia cụ của họ cũng không có cách biệt lớn so với các tộc người bản địa khác trong khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên. Mặt khác, sự chênh lệch về đồ dùng sinh hoạt giữa các gia đình trong cùng buôn bản và toàn vùng với nhau không lớn - một cứ liệu quan trọng để khẳng định bức tranh phân hoá xã hội ở các tộc người này chưa rõ nét. Nói một cách khác, sự cách biệt về tài sản giữa các gia đình chỉ mới ở mức phân hoá giàu nghèo tương đối chứ chưa nói lên sự phân hoá giai cấp.
Nhà dài như là một thiết chế xã hội đặc biệt
Qua các phần trình bày ở trên, đã có thể hình dung ra một chức năng chủ yếu trùm lên toàn bộ kiến trúc vật dưới dạng nhà dài - chức năng cái “vỏ vật chất” chứa đựng trong đó một thiết chế xã hội đặc biệt - thiết chế đại gia đình.
Tất nhiên, đã từ nhiều thế kỷ nay, những cư dân thiểu số đã quần cư với nhau theo nguyên tắc quan hệ láng giềng trong các đơn vị cư trú được gọi là bon. Tuy vậy, hình thái quần cư này vẫn chưa xoá hết dấu vết của một dạng thức tập hợp người cổ xưa hơn - dạng thức tập hợp người dựa trên quan hệ huyết thống. Cho đến hiện nay, trong mỗi buôn làng thiểu số Lâm Ðồng, vẫn có thể nhận ra hình thức quần cư theo nao (dòng họ) - những gia đình có quan hệ ruột thịt với nhau thường vẫn làm nhà cạnh nhau, phân biệt với những người thuộc nao khác (bon = ( nao); thậm chí, cách đây chưa lâu, ở một số vùng trong một bon chỉ có một nao (bon = nao).
Mỗi nao là một tập hợp của một số gia đình lớn (extended family) và mỗi gia đình lớn lại cộng cư với nhau dưới một mái nhà dài (hìu rọt). Như vậy, một nao = ( hìu rọt; và có cả trường hợp, một nao chỉ là một hìu rọt (nao = hìu rọt). Ở đây xuất hiện mối quan hệ giữa thiết chế gia đình lớn với loại hình kiến trúc nhà dài. Thông thường dưới một mái nhà dài là một tập hợp các gia đình nhỏ (hay gia đình hạt nhân) thuộc 3 - 4 thế hệ có quan hệ huyết thống với nhau. Ðứng đầu mỗi hìu rọt là một vị pô hìu (gia trưởng). Pô hìu là người chỉ huy toàn bộ hoạt động của mọi thành viên trong nhà dài, từ việc làm nương rẫy, săn bắt, duy trì các hoạt động trong nhà,... cho đến cúng tế thần linh. Ông cũng là người chủ trì các cuộc họp gia đình trong những trường hợp xét thấy cần thiết, cũng như là người thay mặt đại gia đình trong các quan hệ “đối ngoại”. Quan hệ giữa các thành viên trong một hìu rọt là hoàn toàn bình đẳng. Trừ một số tư trang cá nhân, đại bộ phận tài sản còn lại trong nhà đều thuộc sở hữu chung của toàn thể đại gia đình. Biểu hiện rõ nét nhất trong mối quan hệ này là mọi thành viên cùng lao động chung trên những lô rẫy của đại gia đình và sự hiện diện của một kho thóc (đam) chung cũng như một bếp ăn chung. Như vậy, thiết chế đại gia đình đã tìm thấy một chỗ dựa vững chãi - cơ sở kinh tế thống nhất. Rõ ràng, hìu rọt cũng là một thiết chế xã hội hoàn chỉnh trên nhiều phương diện của xã hội cổ truyền của người thiểu số Lâm Ðồng. Ðó cũng chính là lý do để trong một quá khứ chưa quá xa, thiết chế này đã từng đóng vai trò là đơn vị tự quản độc lập (mỗi bon = 1 nao = 1 hìu rọt).
Cùng với sự vận động trong xã hội của người thiểu số Lâm Ðồng, ý thức tư hữu của các gia đình hạt nhân bắt đầu chớm nở. Một hiện tượng mới nảy sinh trong lòng hìu rọt - các gia đình nhỏ trong kiến trúc vật này có xu hướng tách ra thành những tế bào kinh tế độc lập. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất của hiện tượng này là sự ra đời của những bếp ăn riêng và kho thóc riêng. Tuy vậy, giữa họ vẫn còn nhiều điểm chung: pô hìu, khoảng không gian sinh hoạt chung với một bếp chính (mha tơm) và một số tài sản chung (ché, chiêng, nhạc cụ,...). Có thể xem hình thức trên đây là bước quá độ trong quá trình phân rã nhà dài thành những ngôi “nhà ngắn”.
Nhà dài không chỉ thấy ở các tộc thiểu số Lâm Ðồng, hiện tượng này còn bắt gặp ở hầu hết các tộc người thiểu số Trường Sơn - Tây Nguyên với những mức độ đậm nhạt khác nhau. Nhìn rộng ra, hình thái nhà dài cũng đã từng tồn tại ở nhiều tộc người bản địa trong khu vực Ðông Nam Á. Và như vậy, chúng ta lại có thêm một cứ liệu để chứng minh cho mối quan hệ giao lưu - tiếp xúc văn hoá của tổ tiên các cư dân bản địa hiện nay trong khu vực rộng lớn này của thế giới. Theo các nguồn tài liệu hiện có, hàng chục thế kỷ trở lại đây, giữa các tộc người thiểu số Việt Nam và các tộc người khác ở Ðông Nam Á hầu như không có các mối quan hệ qua lại. Vậy, nét tương đồng nói trên trong văn hoá truyền thống của họ chỉ có thể giải thích bằng các cuộc “gặp gỡ” hay chung đụng giữa tổ tiên họ từ thời tiền sử.
Những phong tục, tập quán liên quan đến nhà cửa truyền thống của cư dân bản địa Lâm Ðồng
Trước đây, các nhà nghiên cứu chỉ khảo sát nhà cửa thông qua cái “vỏ vật chất” của nó, và như vậy, họ đã bỏ qua đi một phương diện quan trọng của kiến trúc nói chung, kiến trúc dân gian nói riêng. Trong khi đó, những phong tục tập quán liên quan đến quá trình tạo dựng, sử dụng ngôi nhà là hết sức quan trọng, thậm chí có khi còn quan trọng hơn cả cái “phần xác” của nó. Ðã có không ít trường hợp, những quan niệm hoàn toàn “phi vật chất” đã tác động trực tiếp đến “vận mệnh”, “tuổi thọ” của kiến trúc vật. Ở người Việt, nhiều khi chỉ do sự chi phối bởi “hướng tốt”, “hướng xấu” hay “không hợp tuổi” với thân chủ, người ta sẵn sàng “khai tử” những vật kiến trúc (có khi là mới làm xong) để dựng lại một kiến trúc khác “hợp cách” với “mạng số” của chủ nhân. Khảo sát nhà cửa truyền thống của người thiểu số bản địa cần phải đặc biệt quan tâm đến phương diện này.
Người Cơ Ho, Mạ thường quy công sáng tạo ra ngôi nhà thuộc về thần Ndu- vị thần tối thượng trong phổ hệ các thần linh của họ, người đã dạy cho dân chúng mọi việc, trong đó có việc tạo nhà, dựng cửa. Mỗi ngôi nhà đều có một vị thần trông nom, cai quản mà họ gọi là Yàng hìu. Theo quan niệm của họ, Yàng hìu có thể phù trợ cho mọi thành viên chung cư dưới bộ mái của nó sức khoẻ và mọi điều may mắn, nhất là không bị thiếu đói.
Khác với một số tộc người thiểu số khác trong khu vực, người thiểu số Lâm Ðồng làm nhà chủ yếu là “thuận theo tự nhiên”, chứ không quá câu nệ vào việc phải theo hay không theo một phương hướng cố định nào cả. Việc định vị chủ yếu là dựa vào cảnh quan cụ thể của nơi dựng nhà, sao cho tiện việc đi lại, không bị che khuất tầm nhìn bởi những chướng ngại vật. Riêng với người Cơ Ho, hướng nhà thường phải tránh phía mặt trời lặn - hướng mà theo quan niệm của nhiều tộc người thiểu số Tây Nguyên là “hướng chết” (nghĩa địa cũng thường được lập ở phía tây làng).
Trong quá trình kiến tạo ngôi nhà, đồng bào các tộc thiểu số vùng này nhất thiết phải tuân thủ một số nghi lễ từ khâu chọn vật liệu, chọn đất cũng như trong suốt quá trình tạo dựng ngôi nhà.
Ðể có vật liệu làm nhà, trước hết, họ vào rừng lựa chọn những cây rừng thích hợp cho từng bộ phận của ngôi nhà, những cây chết khô tuyệt đối không dùng. Có người giải thích là những cây này do bị sâu đục, dễ bị mọt. Thực ra vấn đề này còn liên quan đến tín ngưỡng, bởi vì những kiến trúc ở đây không đòi hỏi một “tuổi thọ” công trình quá khắt khe. Phải chăng cây chết khô sẽ không đem lại cho gia chủ sự sinh sôi nảy nở - điều mà họ hằng khao khát, ước vọng ? Ngoài ra, nếu trên đường đi lấy gỗ mà nghe tiếng mang kêu bị xem là điềm xấu và buộc phải quay về.
Ðể chọn đất làm nhà, bên cạnh việc tìm kiếm những nơi cao ráo, gần nguồn nước, không quá xa nơi canh tác, họ còn phải “hỏi” ý kiến của thần linh. Cách “hỏi” như sau: trước lúc mặt trời lặn, trên lô đất ưng ý, họ đặt 7 hạt gạo, 7 hòn than và 1 chén nước đầy, sau đó lấy một cái rổ úp lên. Sáng hôm sau ra, nếu các thứ đó vẫn còn đầy đủ và không xê dịch vị trí - có nghĩa là đã được Yàng “phê duyệt dự án”. Trong trường hợp nếu thiếu hụt một trong những thứ đó hoặc vị trí của chúng thay đổi - điều đó chứng tỏ thần linh đã không chấp thuận dự án kiến tạo nhà chỗ đó, cần phải tìm một địa điểm khác và tiếp tục xin nơi mới. Hình thức “bói chọn đất” tượng tự còn có thể quan sát thấy ở người Rắc Lây, Chu Ru, cũng như ở những cư dân Ba Na, Cờ Tu, Vân Kiều - những người đồng ngữ tộc với họ ở Bắc Tây Nguyên và dọc dãy Trường Sơn, và xa hơn, ở những cư dân Tày - Thái ở Tây Bắc Việt Nam. Theo một số cụ già người Mạ, trước hôm làm nhà, nếu gia chủ mơ thấy điềm lành, hoặc không mơ, không mộng, thì việc khởi công hoàn toàn có thể tiến hành theo dự kiến. Trong trường hợp ngược lại, gia chủ mơ thấy điều dữ, việc khởi công buộc phải hoãn lại.
Khi ngôi nhà mới hoàn thành, chủ nhà tiến hành lễ khánh thành nhà mới. Mọi người trong buôn cùng đến chúc mừng và chia vui với chủ nhà. Lễ thức quan trọng là dùng máu của lợn hoặc gà bôi lên cột nhà để trừ ma quỷ, tăng tuổi thọ cho kiến trúc vật và buộc lên cây cột giữa những cành lá, chùm lá dơi (dexiêng). Sau lễ ăn mừng đó, gia chủ cữ 3 ngày không cho khách lạ vào nhà.
Trong quá trình sử dụng ngôi nhà, các cư dân thiểu số Lâm Ðồng cũng tuân thủ một số nguyên tắc nhất định. Trước đây, những sản phụ không được phép sinh đẻ trong nhà. Họ phải sinh trong một cái chòi dựng tạm cạnh nhà. Về sau, họ được phép sinh trong nhà, cạnh bên bếp lửa. Sau khi sinh xong, trong vòng 7 ngày, sản phụ không được phép ra khỏi nhà và người ngoài cũng bị cấm vào nhà, vì sợ họ sẽ mang tới cho đứa bé những điềm xấu, ốm đau, bệnh tật. Tới ngày thứ 8 - ngày làm lễ đặt tên cho đứa trẻ sơ sinh, mẹ nó mới bế ra khoảng sân sàn trước nhà và mọi người trong buôn làng cùng đến chúc mừng thành viên mới của mình. Người Cơ Ho tuyệt đối không cho phép người ngoài sinh nở trong nhà của họ. Với người Mạ, việc sinh nhờ trong nhà người khác cũng có thể được, nhưng sau khi sinh phải tiến hành lễ cúng gà rượu tạ ơn gia chủ và để đuổi điềm xấu ra khỏi nhà.
Trong hôn lễ Cơ Ho, Mạ, cô dâu, chú rể muốn “nhập thất” vào nhà chồng (đối với người Mạ) hay nhà vợ (đối với người Cơ Ho) phải qua một lễ thức “rửa chân”. Trước cửa vào nhà, người ta đặt sẵn một miếng sắt và một bát nước. Cô dâu hay chàng rể phải nện chân xuống miếng sắt đó và dùng nước ở bát để rửa chân (nhằm xua đuổi mọi sự rủi ro) trước lúc bước qua ngưỡng cửa vào nhà. Miếng sắt được họ giữ lại làm kỷ niệm để chứng tỏ sự trung thành.
Cũng giống như nhiều tộc người khác trong khu vực, người thiểu số ở Lâm Ðồng không cho phép đưa thi hài những người chết “bất đắc kỳ tử” vào nhà, mà phải để ngoài sân, thậm chí ngoài buôn làng. Ðối với những trường hợp chết “bình thường”, thi hài được phép “quàn” trong nhà trong vòng một tuần. Người ta đặt người chết ở giữa nhà, đầu quay về phía vách sau, chân hướng ra cửa chính. Lúc di quan, không được đưa quan tài qua cửa ra vào hàng ngày, mà phải phá vách sau để khiêng ra, sau đó mới thưng lại. Sau lễ an táng, tất cả những người tham dự phải đi tìm suối, tắm rửa, giặt dũ sạch sẽ xong mới về nhà. Những người ở nhà cũng đem hết quần áo, đồ đạc trong nhà ra giặt rửa. Chỗ nằm của người vừa quá cố được lau chùi rất kỹ. Những người đi đưa đám trở về không được phép vào nhà ngay. Họ phải ngồi trước nhà để chịu lễ “tẩy rửa tà khí”. Người ta chuẩn bị sẵn nước đun sôi trong ống tre có hoà lẫn tiết gà và dùng lá vẩy lên từng người một 7 lần để cầu cho mọi điều tốt trở về. Sau đó 7 ngày, người nhà không được phép vào rừng hay ra rẫy. Sang ngày thứ 8, sau khi làm một lễ “rửa” tương tự, mới được phép đi làm.
Như vậy, đặc trưng nổi bật của kiến trúc truyền thống người thiểu số Lâm Ðồng là bình dị, thiết thực, hoà hợp, thích nghi với môi trường sống và điều kiện kinh tế - xã hội của các tộc người đó. Sản phẩm tiêu biểu nhất của nền kiến trúc dân gian này là những ngôi nhà sàn dài (hìu rọt) được làm từ những nguyên liệu sẵn có tại chỗ, có bộ mái khum hay hình mai rùa, là nơi “trú ngụ” của những thiết chế đại gia đình. Mặt khác, chính ngôi nhà cổ truyền của các tộc người nói trên là một “phức hợp văn hoá”, trong đó chứa đựng nhiều phương diện khác nhau của văn hoá tộc người, phản ánh trung thực trình độ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống tâm linh của chủ nhân các kiến trúc vật đó. Cũng qua kiến trúc truyền thống của các dân tộc thiểu số, có thể quan sát thấy nhiều nét tương đồng cả về mặt hình dáng - kết cấu kỹ thuật lẫn phương diện xã hội, giữa những ngôi nhà dài của họ với những kiến trúc vật truyền thống ở các dân tộc thiểu số Trường Sơn - Tây Nguyên và ở nhiều tộc người khác trong khu vực Ðông Nam Á nói chung. Có thể xem đó là những cứ liệu chứng tỏ mối quan hệ văn hoá - lịch sử giữa tổ tiên các dân tộc thiểu số vùng này với các tộc người bản địa khác trong khu vực.
Hiện nay đã có một bộ phận cư dân thiểu số sống trong những ngôi nhà với nhiều tiện nghi sang trọng, hiện đại, song điều đó không có nghĩa là sự phủ nhận hoàn toàn với kiến trúc truyền thống. Trái lại, trong một nền kiến trúc Tây Nguyên hiện đại, những ngôi nhà dài ở các tộc người bản địa ở đây vẫn tìm được chỗ đứng xứng đáng của mình, chí ít là những nét đặc trưng cơ bản của nó vẫn thấp thoáng trong những kiến trúc tân tiến nhưng đậm đà bản sắc các dân tộc thiểu số.
Một số loại hình kiến trúc khác của các cư dân thiểu số Lâm Ðồng
Bên cạnh loại hình nhà ở trên đây, ở các tộc người thiểu số Lâm Ðồng còn có một số loại hình kiến trúc khác như kho thóc (đam), nhà, chòi trên rẫy để bảo vệ mùa màng, tránh sự phá hoại của muông thú (rnú, kop), nhà mồ (kút). Nhìn chung, các kiến trúc vật này cũng được kiến tạo theo cùng một “nguyên lý kiến trúc” với nhà ở, nhưng quy mô của chúng bé hơn, vật liệu đơn giản hơn, tính tạm bợ lớn hơn (ngoại trừ kho thóc thường khá kiên cố và có sàn cao); do vậy, chúng không tiêu biểu cho kiến trúc dân gian vùng này.
Kiến trúc ở các cư dân Việt định cư tại Lâm Ðồng
Vào đầu thập kỷ này, cùng với các chương trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, bắt đầu xuất hiện những cư dân Việt đầu tiên ở Lâm Ðồng. Tuy vậy, cho tới giữa thế kỷ này, số lượng của họ cũng không lớn lắm và họ cư trú chủ yếu ở các vùng thị xã, thị trấn. Từ sau năm 1975, với việc sắp xếp lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước, đặc biệt là phong trào xây dựng kinh tế mới, đã dẫn tới sự gia tăng dân số cơ học của bộ phận dân cư này khá nhanh. Chỉ sau vài thập kỷ, họ đã là bộ phận dân cư chủ yếu ở Lâm Ðồng.
Nhà cửa truyền thống của bộ phận dân cư này có hai loại hình cơ bản: loại hình nhà mặt phố và biệt thự của khối cư dân đô thị và loại hình nhà truyền thống của những cư dân sống tại các khu vực nông thôn.
Tuy nguồn gốc của bộ phận cư dân Việt ở Lâm Ðồng khá đa dạng, có bộ phận từ các tỉnh đồng bằng sông Hồng tới, có bộ phận từ các tỉnh miền Trung tới, song nhìn chung, nhà ở của họ khá thống nhất và không có khác biệt gì lớn so với nhà của những người đồng tộc của họ ở Bắc và Trung Bộ đất nước. Có thể gọi đó là loại hình nhà Việt mà họ đã mang “mẫu thiết kế” từ quê hương tới.
Ðặc trưng tiêu biểu của các kiến trúc loại này là nhà trệt có kết cấu khung cột. Bộ khung cột được tạo bởi các vì kèo với 3 thành tố liên kết ngang kèo + xà ngang (quá giang) + cột và sau đó là liên kết dọc bằng các xà dọc. Mỗi ngôi nhà Việt thường có số gian lẻ (3 hay 5) và hai chái phụ. Mái nhà có dạng hai mặt phẳng nghiêng “cắt” nhau dọc theo đường sống mái và có thể có thêm hai mái phụ - chái để che phần hai đầu hồi nhà. Tuy vậy, nhìn chung, quy mô của những “bản sao” này thường nhỏ hơn so với “bản gốc”- những ngôi nhà ở quê hương.
Vật liệu sử dụng trong những ngôi nhà này trước đây chủ yếu là tre, gỗ, cỏ, lá; song gần đây rất thịnh hành việc thay thế các loại vật liệu có tuổi thọ ngắn trên bằng gạch, ngói, tấm lợp bằng tôn hay fibrô - ximăng. Do nhu cầu thẩm mỹ và kỹ thuật liên kết các bộ phận trong ngôi nhà đòi hỏi sự khéo léo cao, nên sự phân công lao động trong quá trình tạo dựng ngôi nhà ở người Việt khá rõ - hầu như đều do nam giới đảm nhiệm, thậm chí ở các khâu tạo mẫu, vàm mộng,... phải do những hiệp thợ chuyên hoặc bán chuyên nghiệp phụ trách.
Kiến trúc truyền thống ở các nhóm thiểu số khác định cư tại Lâm Ðồng (Hoa, Tày, Nùng, Giáy,...)
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (7-1954), một bộ phận người thiểu số từ các tỉnh miền núi phía Bắc Tổ quốc đã vào định cư ở Lâm Ðồng. Trên miền đất mới, do cộng cư với những người Việt nên về cơ bản bộ phận cư dân này cũng kiến tạo cho mình những ngôi nhà ở theo kiểu người Việt. Ngày nay, hầu như hoàn toàn không thể căn cứ vào hình dáng nhà ở để có thể đoán định thành phần tộc người của chủ nhân các kiến trúc vật đó.
----------------------
Đặc điểm kiến trúc truyền thống trong buôn làng xứ Thượng
Ðược coi là miền đất của “các cao nguyên xếp tầng”, Tây Nguyên chất
chứa trong lòng mình khối di sản, di tích văn hóa phong phú và độc đáo.
Ðó là mảnh đất của văn hóa rừng, văn hóa nương rẫy, văn hóa cồng chiêng,
văn hóa trường ca và các chiến binh người Thượng; vùng đất của văn hóa
cafe và hạt tiêu , vùng đất của nghệ thuật điêu khắc gỗ thấm đẫm tính
nhân bản và triết lý cuộc đời
và cũng là vùng đất có nhiều biến động to
lớn về chính trị, nhưng ít ai biết tới.
Tây Nguyên được coi là “mái nhà”, có vị trí khống chế đối với cả vùng Nam Ðông Dương “với dòng chảy con người tạo nên một khu vực nhân văn rất phong phú, là nơi sinh tụ lâu đời của nhiều dân tộc thiểu số thuộc hai ngữ hệ Môn-Khơme và Malayo-Pôlinêdiêng, chủ nhân của những nền văn hóa độc đáo và đặc sắc” -Tây Nguyên là vùng đất có nhiều biến động ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống chính trị xã hội, nhưng không mấy ai biết đến. Trong những năm gần đây, nhiều dân cư đổ về Tây Nguyên, vì thế vùng đất này được coi là “vùng giãn dân của cả nước”.
Trong phạm vi của bài viết này, nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá kiến trúc nhà ở truyền thống đồng bào dân tộc Tây Nguyên tại 4 tỉnh (Kon Tum, Gia Lai, ÐăkLăk, Lâm Ðồng) với các dân tộc Êđê, Xơđăng, Mnông, Mạ, Cơho, Churu, Giẻ triêng, Bana, Giarai. Từ đó rút ra một vài đặc điểm trong kiến trúc Tây Nguyên. Kết cấu gầm sàn
Tên gọi và phân bố cư trú
Buôn, bon là từ dùng phổ thông để chỉ một địa điểm cư trú như làng của người Việt (buôn làng, bon làng); ngoài ra mỗi dân tộc còn có tên gọi theo thổ ngữ: pley, plơi, palây, đê, sruk. Tơ ring/Kring là tên gọi chung của đồng bào Thượng để chỉ một khu vực cư trú rộng. Buôn làng người Thượng bao giờ cũng được định vị hợp lý theo tập quán cổ truyền đều có nguyên tắc chung là gần nguồn nước sạch, cao ráo, thoáng đãng. Nước - yếu tố “âm”- biểu tượng cho người phụ nữ (mẫu hệ). Phân bố cư trú của các tộc người theo đặc điểm địa hình, chủ yếu là 2 dạng:
Làng có chiều hướng bố cục thoi dần về phía nguồn nước: Ðường vào > cổng làng > đường làng nhà Rông > nhà sàn > nhà kho >ruộng > sông và một số thành phần kiến trúc phụ trợ khác.
Nhà Rông Giẻ triêng (làng Nú Vai, h.ĐăkKley, t.Kon Tum)
Bến nước người Gia rai
Làng bố cục tự do (Bana)
Liên kết cột, đà dọc và đà ngang
Không thể thiếu các thành phần phụ trợ làm phong phú, sinh động và hài hòa cảnh quan buôn làng xứ Thượng như: cổng làng, hàng rào, nhà mồ, nhà cúng, nghĩa địa, kho thóc, lều, chòi trên rẫy, bến nước, suối, rừng, đất canh tác
Các dạng bố cục buôn làng
Tùy từng vùng, từng tộc người, với tập quán khác nhau tạo nên bố cục làng truyền thống người Thượng.
Các dạng mô hình làng mới : Làng phòng thủ; làng kháng chiến (phát huy tác dụng trong kháng chiến); làng kinh tế mới, làng tái định cư, làng văn hóa (thời kỳ đổi mới và hội nhập).
Hướng làng : hướng Nam được lựa chọn để xây dựng nhiều; hướng Ðông có ý nghĩa tốt cho sự sống; hướng Tây không tốt nên là vị trí đặt nghĩa địa. Nếu ở những khu vực sông suối nhà phân bố dọc theo chiều của dòng chảy; nếu ở sườn đồi thì nhà phân bố hàng ngang triền dốc và quay mặt xuống phía dưới; những chỗ bằng phẳng thì những căn nhà rìa ngoài thường mở cửa chính hướng vào trong làng vv. Có những làng chỉ gồm 1 hay 2-3 nóc cạnh nhau (Mạ, Giẻ chiêng)
Bố cục, cấu trúc không gian và vật liệu
Nhà sàn là đặc trưng văn hoá, kiến trúc của đồng bào xứ Thượng. Ngôi nhà sàn có những đặc trưng riêng của từng dân tộc, từng vùng nhưng cũng mang đặc trưng chung của cả vùng/khu vực. Những điểm chung và riêng này được thể hiện từ hình thức nhà, tập tục liên quan, kỹ thuật xây dựng, kết cấu. Ðiểm chung trong phân chia chức năng không gian ngôi nhà ở chỗ đó là ngôi nhà đa chức năng, sử dụng không gian sinh hoạt nhiều tầng.
Kết cấu mái khum vòm
Trang trí "sừng trâu" nội thất nhà Rông Bana
Trang trí "mặt trời" đầu hồi nhà sàn Êđê
Trang trí "rau rớn", "sừng trâu", "quả trám" trên nóc nhà Rông Bana
Thảo mộc là thứ vật liệu được sử dụng nhiều nhất bởi nó dễ tìm thấy ở trong rừng: gỗ (cà chít, cẩm lai, cămxe), tre, nứa, lồ ô, gianh và các loại; dây buộc, cỏ tranh hoặc một số loại lá khác để lợp nhà. Ðồng bào hạn chế sử dụng gỗ, sử dụng tối đa tre và lồ ô vì nhu cầu “tạm” của ngôi nhà trong điều kiện du canh, du cư.
Ngày nay, ngôi nhà của đồngbào đã chuyển từ nhà sàn xuống nhà đất (theo kiến trúc của người Kinh): loại nhà trệt bình dân và nhà biệt thự mái bằng vật liệu hiện đại.
Nghệ thuật trang trí chạm khắc và các biểu tượng
Ðiêu khắc gỗ là một nghệ thuật độc đáo và nổi bật của các vùng Tây Nguyên được hâm mộ và ca ngợi nhất. Ðó là sự kết hợp giữa trang trí và hội hoạ đều phản ánh tinh thần mẫu hệ. Tộc người ở mỗi vùng Tây Nguyên có phong cách trang trí khác nhau, có thể chia thành 2 nhánh: trang trí ở các dân tộc bắc Tây Nguyên và trang trí ở các dân tộc nam Tây Nguyên. Nhưng nhìn chung, các trang trí này từ dạng đơn giản (khắc chìm trên thân nỏ, cán rìu, chuôi dao, ống đựng tên, tẩu thuốc) đến phức tạp hơn là trên cột nhà, cầu thang, mái nhà, hiên, quá giang, nhà mồ).
Tạ Hoàng Vân, Vũ Ðình Thành, Nguyễn Minh Ðức và các cộng sự
http://mag.ashui.com/index.php/chuyenmuc/kientruc/67-kientruc/595-dac-diem-kien-truc-truyen-thong-trong-buon-lang-xu-thuong.html
Tây Nguyên được coi là “mái nhà”, có vị trí khống chế đối với cả vùng Nam Ðông Dương “với dòng chảy con người tạo nên một khu vực nhân văn rất phong phú, là nơi sinh tụ lâu đời của nhiều dân tộc thiểu số thuộc hai ngữ hệ Môn-Khơme và Malayo-Pôlinêdiêng, chủ nhân của những nền văn hóa độc đáo và đặc sắc” -Tây Nguyên là vùng đất có nhiều biến động ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống chính trị xã hội, nhưng không mấy ai biết đến. Trong những năm gần đây, nhiều dân cư đổ về Tây Nguyên, vì thế vùng đất này được coi là “vùng giãn dân của cả nước”.
Trong phạm vi của bài viết này, nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá kiến trúc nhà ở truyền thống đồng bào dân tộc Tây Nguyên tại 4 tỉnh (Kon Tum, Gia Lai, ÐăkLăk, Lâm Ðồng) với các dân tộc Êđê, Xơđăng, Mnông, Mạ, Cơho, Churu, Giẻ triêng, Bana, Giarai. Từ đó rút ra một vài đặc điểm trong kiến trúc Tây Nguyên. Kết cấu gầm sàn
Tên gọi và phân bố cư trú
Buôn, bon là từ dùng phổ thông để chỉ một địa điểm cư trú như làng của người Việt (buôn làng, bon làng); ngoài ra mỗi dân tộc còn có tên gọi theo thổ ngữ: pley, plơi, palây, đê, sruk. Tơ ring/Kring là tên gọi chung của đồng bào Thượng để chỉ một khu vực cư trú rộng. Buôn làng người Thượng bao giờ cũng được định vị hợp lý theo tập quán cổ truyền đều có nguyên tắc chung là gần nguồn nước sạch, cao ráo, thoáng đãng. Nước - yếu tố “âm”- biểu tượng cho người phụ nữ (mẫu hệ). Phân bố cư trú của các tộc người theo đặc điểm địa hình, chủ yếu là 2 dạng:
- Khu vực cư trú ở những nơi có nhiều rừng, tập trung ở vùng cao, vùng xa và hẻo lánh: bắc Tây Nguyên (Giẻ triêng, Xơ đăng); tây nam Ðăk Lăk: nhóm Mnông, Mạ, Chil (Lâm Ðồng)..
- Khu cư trú ở vùng thấp: gồm các địa hình cao nguyên, thung lũng, các dãy đồi đỉnh tròn, dốc thoải nơi cư trú của đồng bào Gia rai, Êđê, Bana, Cơho.
Làng có chiều hướng bố cục thoi dần về phía nguồn nước: Ðường vào > cổng làng > đường làng nhà Rông > nhà sàn > nhà kho >ruộng > sông và một số thành phần kiến trúc phụ trợ khác.
- Nhà Rông, nhà cộng đồng được coi là sản phẩm kiến trúc truyền thống biểu tượng cho giá trị của làng, còn kỹ thuật cất dựng đến trang trí đều thể hiện tài nghệ của người nghệ sĩ dân gian. Ngày nay, đồng bào gọi ngôi nhà công cộng, nhà Rông là nhà cộng đồng (community house) bởi các bon đã trở thành các làng văn hóa.
- Nhà ở: nhà sàn dài, nhà sàn ngắn, nhà trệt (nhà đất). Có dân tộc sống ở cả 3 dạng nhà này, cũng có dân tộc chỉ ở 1 hoặc 2 dạng. Cách sinh sống này còn phụ thuộc vào các nhóm khác nhau của mỗi tộc người. Mỗi làng có từ 10 đến vài chục nóc nhà. Xu hướng ngày nay, các tộc người ưa sinh sống trong những nhà sàn ngắn/nhỏ (gia đình nhỏ), một số vẫn thích ở nhà đất. Dạng nhà nửa sàn nửa đất (X đăng) ít gặp ở Tây Nguyên.
Nhà Rông Giẻ triêng (làng Nú Vai, h.ĐăkKley, t.Kon Tum)
Bến nước người Gia rai
Làng bố cục tự do (Bana)
Liên kết cột, đà dọc và đà ngang
Không thể thiếu các thành phần phụ trợ làm phong phú, sinh động và hài hòa cảnh quan buôn làng xứ Thượng như: cổng làng, hàng rào, nhà mồ, nhà cúng, nghĩa địa, kho thóc, lều, chòi trên rẫy, bến nước, suối, rừng, đất canh tác
Các dạng bố cục buôn làng
Tùy từng vùng, từng tộc người, với tập quán khác nhau tạo nên bố cục làng truyền thống người Thượng.
Các dạng mô hình làng mới : Làng phòng thủ; làng kháng chiến (phát huy tác dụng trong kháng chiến); làng kinh tế mới, làng tái định cư, làng văn hóa (thời kỳ đổi mới và hội nhập).
Hướng làng : hướng Nam được lựa chọn để xây dựng nhiều; hướng Ðông có ý nghĩa tốt cho sự sống; hướng Tây không tốt nên là vị trí đặt nghĩa địa. Nếu ở những khu vực sông suối nhà phân bố dọc theo chiều của dòng chảy; nếu ở sườn đồi thì nhà phân bố hàng ngang triền dốc và quay mặt xuống phía dưới; những chỗ bằng phẳng thì những căn nhà rìa ngoài thường mở cửa chính hướng vào trong làng vv. Có những làng chỉ gồm 1 hay 2-3 nóc cạnh nhau (Mạ, Giẻ chiêng)
TT | Không gian | Chức năng | Kỹ thuật tạo liên kết |
1 | Gầm sàn | Chăn nuôi, chứa củi, đồ đạc | Cao 0,40-1,5m.Chân cột hoặc kê chân tảng (đá, bê tông) |
2 | Thân nhà (Từ mặt sàn đến lưng chừng mái)sàn hiên vách hệ cột bộ khung | Sàn: ở, sinh họat Hiên: có mái che, lối vào chính Vách/bao che: bao toàn bộ phần kết cấu bên trong thên nhà | Sàn: dầm ngang (gỗ) > dầm dọc (gỗ,tre) > phên lót (tre,lồ ô) > ván sàn Hiên/sân trước/sàn ngoài: làm b"ng ván gỗ ghép lại. Cột hiên. Vách/bao che (tre, nứa, lồ ô): thượng thách hạ thu. Ðược định vị bởi 4 thành giếng ở góc. 4 góc có mộng khớp với nhau, có tác dụng liên kết khung sàn, khung nhà, định vị các thanh dầm ngang, dọc. Các phên trê có nẹp ngang, nẹp dọc bằng ống tre. |
3 | Mái (từ lưng chừng mái trở lên) | Không gian thần linh, nơi định vị bàn thờ. Bao che toàn bộ phần kết cấu và thân nhà. Lợp tranh, ngói | Kết
cấu tam giác gồm: đà ngang > cột hiên > xà dọc (giằng mái). Khong
cách giữa các kèo 1m, rui 0,60m. Ðộ dốc: 450.. Thanh chống chéo định vị
độ rộng và dốc của mái. Nóc mái (xà nóc) và các kèo có liên kết ngàm hoặc ngoàm. Nẹp gỗ ở đầu hồi mái. |
Bố cục, cấu trúc không gian và vật liệu
Nhà sàn là đặc trưng văn hoá, kiến trúc của đồng bào xứ Thượng. Ngôi nhà sàn có những đặc trưng riêng của từng dân tộc, từng vùng nhưng cũng mang đặc trưng chung của cả vùng/khu vực. Những điểm chung và riêng này được thể hiện từ hình thức nhà, tập tục liên quan, kỹ thuật xây dựng, kết cấu. Ðiểm chung trong phân chia chức năng không gian ngôi nhà ở chỗ đó là ngôi nhà đa chức năng, sử dụng không gian sinh hoạt nhiều tầng.
Kết cấu mái khum vòm
Trang trí "sừng trâu" nội thất nhà Rông Bana
Trang trí "mặt trời" đầu hồi nhà sàn Êđê
Trang trí "rau rớn", "sừng trâu", "quả trám" trên nóc nhà Rông Bana
Thảo mộc là thứ vật liệu được sử dụng nhiều nhất bởi nó dễ tìm thấy ở trong rừng: gỗ (cà chít, cẩm lai, cămxe), tre, nứa, lồ ô, gianh và các loại; dây buộc, cỏ tranh hoặc một số loại lá khác để lợp nhà. Ðồng bào hạn chế sử dụng gỗ, sử dụng tối đa tre và lồ ô vì nhu cầu “tạm” của ngôi nhà trong điều kiện du canh, du cư.
Ngày nay, ngôi nhà của đồngbào đã chuyển từ nhà sàn xuống nhà đất (theo kiến trúc của người Kinh): loại nhà trệt bình dân và nhà biệt thự mái bằng vật liệu hiện đại.
Nghệ thuật trang trí chạm khắc và các biểu tượng
Ðiêu khắc gỗ là một nghệ thuật độc đáo và nổi bật của các vùng Tây Nguyên được hâm mộ và ca ngợi nhất. Ðó là sự kết hợp giữa trang trí và hội hoạ đều phản ánh tinh thần mẫu hệ. Tộc người ở mỗi vùng Tây Nguyên có phong cách trang trí khác nhau, có thể chia thành 2 nhánh: trang trí ở các dân tộc bắc Tây Nguyên và trang trí ở các dân tộc nam Tây Nguyên. Nhưng nhìn chung, các trang trí này từ dạng đơn giản (khắc chìm trên thân nỏ, cán rìu, chuôi dao, ống đựng tên, tẩu thuốc) đến phức tạp hơn là trên cột nhà, cầu thang, mái nhà, hiên, quá giang, nhà mồ).
Tạ Hoàng Vân, Vũ Ðình Thành, Nguyễn Minh Ðức và các cộng sự
http://mag.ashui.com/index.php/chuyenmuc/kientruc/67-kientruc/595-dac-diem-kien-truc-truyen-thong-trong-buon-lang-xu-thuong.html
Độc đáo cách dựng nhà sàn cổ của người Mường
(Dân trí) - Về Hòa Bình, nhiều du khách ngỡ
ngàng khi bắt gặp hình ảnh những ngôi nhà sàn cổ và độc đáo. Qua bao thế
hệ, người dân tộc Mường vẫn giữ nguyên nét bình dị trong văn hóa xây
cất nhà sàn cổ. Trong đó chứa đựng những bí ẩn vô cùng độc đáo.
Theo cụ Nguyễn Văn
Nam, một cao niên người dân tộc Mường, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong kể
lại: “Xưa kia, ở xứ Mường cổ, hình thái tổ chức xã hội đặc thù là chế
độ Lang đạo, các dòng họ Lang đạo như: Đinh, Quách, Bạch, Hà… chia nhau
cai quản các vùng. Đứng đầu mỗi Mường có các Lang cun, dưới Lang cun có
các Lang xóm hoặc Đạo xóm, cai quản một xóm. Trong áng mo “Đẻ đất, đẻ
nước” của người Mường cũng có đoạn kể: Một hôm Lang Đá Cần, vị Lang đầu
tiên cai quản đất Mường đi bẫy và bắt được một con rùa. Con rùa van nài
Lang đừng giết thịt, bù lại rùa mách bảo cho cách làm nhà sàn. Rùa dạy:
“Bốn chân tôi là bốn cột cái/Hai mai tôi là hai mái nhà/Xương sống tôi
là đòn nóc/Chặt cây lim làm cột/Lạt buộc bằng cây giang/Cỏ gianh dùng để
lợp”.
Những nếp nhà sàn đơn sơ của người Mường
Câu chuyện này được coi như một điển tích về sự ra đời nhà sàn của
người Mường. Nó gắn liền với những phong tục tập quán, sinh hoạt thường
ngày của người dân bản. Và cho tới ngày nay, những nếp nhà sàn đó vẫn
còn vẹn nguyên với người dân nơi đây. Hình ảnh con rùa cho đến nay không
chỉ là con vật linh thiêng được người Mường tôn thờ mà còn sáng tạo ra
một cách tính ngày tốt, giờ tốt gọi là phương pháp “trừ đá Rò” (Rò ở đây
được hiểu là Rùa). Phương pháp này dùng để tiến hành dựng nhà hay cưới
hỏi và làm những việc quan trọng khác của làng và dân bản.
Trong truyền thống văn hoá của dân tộc Mường thì không cho phép
dựng nhà thành hàng, lối nhưng bao giờ, nhà sàn cũng đều ở vị trí dựa
lưng vào thế đất cao như sườn đồi, sườn núi để đón nhận tiết trời trong
lành và tiện cho việc sinh hoạt, săn bắn, đi rừng. Ở giữa màu xanh thiên
nhiên núi rừng, những nếp nhà sàn vẫn tồn tại như một minh chứng rõ nét
nhất về sức sống lâu bền của văn hoá Mường hàng nghìn năm qua.
Những ngôi nhà sàn nằm tựa lưng vào thế núi
Nhà sàn của người Mường thường phân ra ba mặt bằng: Mặt trên cùng là
gác để đựng lương thực, đồ dùng gia đình; sàn nhà là nơi sinh hoạt nghỉ
ngơi; còn gầm sàn nhà dùng để các dụng cụ sản xuất, nhốt gia súc, gia
cầm. Mỗi nhà có thể bày biện, trang trí khác nhau nhưng cấu trúc cơ bản
về gian, buồng giống nhau.
Nguyên liệu cơ bản được bà con sử dụng để dựng nhà sàn là gỗ,
thường là các loại gỗ trai, chò chỉ, nghiến, sến, táu, dổi, de, đinh,
lát...Ngoài gỗ để làm các chi tiết chính, nhà sàn của người Mường cần sử
dụng các loại tre, bương, hóp để làm đòn tay, đan vách... Cột nhà làm
bằng gỗ tròn hoặc vuông nhưng phổ biến là tròn; chân cột thường được
chôn xuống đất nhưng cũng có nơi dùng các hòn đá tảng để kê. Vì chân cột
nhà sàn thường được chôn sâu xuống đất từ 80cm - 1m nên phải làm cột
bằng thứ gỗ không bị mối ăn, không mục, không mọt.
Những bậc cầu thang của người Mường nhất thiết phải là số lẻ
Nhà sàn cổ truyền của người Mường thường cấu trúc một gian hai chái,
hai gian hai chái, ba gian hai chái... (tương đương ba gian, năm gian,
bảy gian...). Các cửa số, kể cả cửa voóng toong (cửa sổ chính) chỉ làm ở
phía trước của ngôi nhà. Giữa các gian thường không có cửa một cách
chắc chắn, chỉ có sự phân biệt có tính chất tượng trưng. Riêng buồng con
dâu, con gái lớn, mặc dù không có cửa nhưng những quy ước bất thành văn
rất chặt chẽ, được tuân thủ nghiêm ngặt rằng, ai khi nào được vào và ai
khi nào không được vào.
Đặc biệt, ở bất kỳ hướng cửa sổ nào với người Mường đều được coi là
thứ rất linh thiêng và là điều tối kỵ nếu phụ nữ ngồi lên cửa sổ. Cửa
sổ trong tiềm thức và phong tục lâu đời của người Mường là dùng để tiễn
đưa những người thân trong gia đình sang thế giới bên kia sẽ đi theo lối
này.
Từ ngôi nhà sàn qua cửa sổ có thể ngắm phong cảnh xung quanh
Trước đây nhà sàn cổ sử dụng đinh gỗ, đinh tre, chêm gỗ để cố định
mộng chính và dùng các loại dây leo bện để níu những mộc phụ theo hình
chữ X. Hiện nay bà con nơi đây đã biết sử dụng đinh sắt để thay cho dây
lạt, dây rừng có tuổi thọ không cao. Mái nhà sàn truyền thống thường
được lợp bằng cỏ gianh, lá cọ nên nhà người Mường ấm áp về mùa đông, mát
mẻ về mùa hè.
Người Mường xưa thể hiện sự giàu có, địa vị xã hội bằng cách làm
nhà to, làm nhiều nhà. Nhà sàn của nhà lang bậc trung hồi đầu thế kỷ XX
thường dài đến 100m. Với nhà lang nhỏ thường làm nhà dài 30 đến 40m, nhà
dân thường có khả năng kinh tế thì thường khoảng 20m. Vì thế, nhà sàn
là trung tâm trong không gian sống rất đặc trưng của người Mường.
Hàng bao năm nay nhà sàn của người Mường vẫn lưu giữ được nét xây dựng xưa
Trong nhà sàn của người Mường, không gian được chia theo cả chiều
dọc và chiều ngang. Từ cầu thang chính bước vào phần giữa sàn nhà phía
dưới bếp, phía ngoài là để tiếp khách, phía trong là nơi sinh hoạt của
cả gia đình. Trong nhà, theo chiều dọc, phía trên có các cửa sổ gọi là
cửa voóng, chỗ ngồi gần cửa voóng thường dành cho người cao tuổi, còn
phía dưới dành cho lớp trẻ. Theo chiều ngang, phía ngoài dành cho nam
giới, phía trong dành cho nữ giới.
Nhà sàn luôn là niềm tự hào của người Mường
Theo phong tục của người Mường khi làm cầu thang thì bậc thang nhất
thiết phải là số lẻ và được dựng ở các thế đất khác nhau. Theo quan niệm
của người Mường, số lẻ của bậc thang thể hiện ước nguyện quy luật vào -
ra - vào thì của cải sẽ không đi ra ngoài, gia đình luôn được êm ấm,
đoàn tụ, con cháu thành đạt. Số lượng bậc có thể là 3, 5, 7, 9… nhưng
tuyệt đối không được là số chẵn. Điều thú vị nhất trong tổng thể cách xây dựng nhà sàn của người Mường, thì đó là những kết cấu hoàn chỉnh không chỉ tạo dựng nên một ngôi nhà sàn đặc trưng từ cổ kim đến giờ vẫn nguyên vẹn. Lý thú hơn cả, là ở mỗi bộ phận cấu thành nên nhà sàn nó lại mang một ý nghĩa tâm linh sâu sắc gắn kết chặt chẽ với con người hàng nghìn năm không thay đổi.
Cao Châu - Duy Tuyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.