Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012

Những lý luận về nghề kiến trúc

GS. Trương Quang Thao
Kiến trúc là một nghệ thuật có tính khoa học
Nhà kiến trúc không làm nên tác phẩm kiến trúc theo kiểu nhà họa sĩ vẽ tranh. Họa sĩ chọn đề tài cho bức tranh tương lai hoàn toàn tự do, không ai đặt hàng cả. Đối diện với chính tâm thức của mình trước khung lụa, nhà họa sĩ nhanh chóng hoàn thành bức tranh. Và nó là tác phẩm: dù to dù nhỏ, dù đẹp dù xấu, dù có người mua hay vĩnh viễn nằm ở góc tối căn nhà, mọi thứ ấy không hề làm "suy suyển" với tư cách tác phẩm của bức tranh. Còn nhà kiến trúc, phải có ai đấy đặt hàng và nêu ra những đòi hỏi cho công trình tương lai thì nhà kiến trúc mới "sáng tác" ra các bản vẽ. Mà bản vẽ kiến trúc đâu phải là kiến trúc, trong trường hợp tốt nhất cũng chỉ là hình ảnh của kiến trúc tương lai. Còn phải qua giai đoạn xây dựng, tức là dùng vật liệu và với bàn tay người thợ, kiến trúc mới thành hình và chính những người thợ này mới là những người tạo nên chất lượng của kiến trúc. Chất lượng đó được làm nên bởi các kết cấu xây dựng, bởi cái không gian được tạo ra có đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng, vừa như một công cụ sử dụng, vừa như một vật thể nghệ thuật hay không. Cái vật thể nghệ thuật này không nằm riêng rẽ bên ngoài mà ở trong chính kết cấu xây dựng, cho nên tách rời kiến trúc với xây dựng là sai lầm, nếu không là vô ơn đối với những đồng tác giả góp công sức và tài năng tạo nên hình hài và dáng dấp cho công trình kiến trúc.



Hơn thế, nhà họa sĩ hành nghề tự do, còn hành nghề kiến trúc là một hệ thống các tổ chức và cơ chế phức tạp có liên quan đến hầu hết các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa..., bởi không có bất kỳ hoạt động nào mà không cần đến không gian kiến trúc - xây dựng, cho nên kiến trúc là một bộ phận của một thiết chế kinh tế to lớn: xây dựng cơ bản. Và kiến trúc sư (KTS) không chỉ hoạt động ở lĩnh vực "sáng tác", mà còn cả lập dự án, tư vấn thiết kế, nghiên cứu khoa học và quy hoạch giảng dạy đào tạo, thi công công trình và trùng tu di sản. Thử hỏi trong tất cả các khâu ấy trong bộ máy đồ sộ của xây dựng cơ bản, có nơi nào không có kiến trúc sư hoạt động, trong đó có các cơ quan quản lý từ Trung ương tới tỉnh, thành. Những người ấy đã làm gì để giảm nhẹ cái cơ chế "xin - cho", "vừa đá bóng - vừa thổi còi", "tự biên tự diễn", "khép kín chu trình" đang hành hạ ngành xây dựng cơ bản và nhân dân?

Xin nói thẳng rằng cái cơ chế "vừa đá bóng - vừa thổi còi" và "xin cho" lại là nguyên lý hoạt động của Hội trong việc xét chọn giải thưởng Kiến trúc hai năm một lần: sao lại có chuyện lạ đời là người gửi công trình lên Hội xét giải, người chấm giải và người trúng giải nhiều khi chỉ là một? Thiết nghĩ, việc để các cá nhân gửi "công trình" dự giải là không đúng. Công trình gửi lên tham dự giải phải do cơ quan, tập thể hay cộng đồng dân cư sử dụng công trình giới thiệu, còn Hội đồng chấm giải phải gồm những người không dính dáng chút gì tới quá trình tạo ra công trình ấy. Có thể mới bảo đảm tính khách quan cho các giải thưởng và chỉ có các công trình được người sử dụng tin dùng và có hiệu quả xã hội mới được đưa ra đấu giải.

Ở các thành phố đều có các Hội đồng Kiến trúc thường bao gồm các kiến trúc sư có chân trong Ban Chấp hành Hội làm nhiệm vụ xét chọn các giải pháp kiến trúc cho các công trình của thành phố ấy. Ông kiến trúc sư trưởng thành phố là người chủ trì Hội đồng, lại là người thay mặt lãnh đạo TP ra quyết định chọn phương án, lại cũng là Chủ tịch Hội KTS TP quản lý hàng chục các xưởng kiến trúc ăn theo con dấu của Hội với số phần trăm "đóng thuế" cho Hội. Thì, xin hỏi ngài KTS quan chức kia có khách quan được hay không khi ra quyết định?


Kiến trúc cần phải quan tâm tới nhu cầu của người dân

Quan điểm "kiến trúc vị nghệ thuật" của Hội đã biểu lộ rất rõ trong cuộc thi tìm phương án cho Tháp truyền hình ở Hà Nội vừa qua. Phương án do Hội đồng chấm giải (được Hội KTS Việt Nam bảo lãnh) chọn và trao giải nhất... có quá nhiều điều để... bàn cãi. Như trên đã đề cập, kiến trúc vừa mang tính công cụ vừa mang tính biểu trưng, nhưng đó không thể là hai vật thể tách rời nhau, mà phải quyện vào nhau, cái này vừa là cái kia. Đằng này, có đến hai công trình khác nhau, cái thứ nhất là cái tháp bình thường, cái tháp công cụ mà chỉ riêng mình nó không thôi đã hoàn toàn đủ để bảo đảm cho yêu cầu đề ra đối với công việc truyền hình; còn vật thể thứ hai chỉ dùng để... biểu trưng (!?) Lẽ ra cái chức năng biểu trưng ấy phải toát ra từ chính cái vật thể thứ nhất kia, chứ đâu phải chỉ vì để cho công trình "đậm đà bản sắc dân tộc" mà tạo ra cái con hạc (có phải bằng thép và dát vàng?!) hoàn toàn vô dụng và 100% không khả thi. Với kết quả cuộc thi mà các quan chức của Hội nguyện gánh vác trách nhiệm ấy đã phản ánh không những quan điểm "kiến trúc vị nghệ thuật" sai lệch mà còn cả quan điểm được gọi là "quyết định luận không gian" - tức là không gian quyết định hết thảy mà Le Corbusier - nhà kiến trúc lỗi lạc nhất thế kẻ 20 - đã chủ trương, hồi ông còn trẻ.

Bị phê phán nhiều bởi các nhà xã hội học và nhân học văn hóa về quan điểm nói trên, về già, trở lại thăm thị trấn công nghiệp Pessac, nơi ông đã từng "áp đặt" cho công nhân gốc Bắc Phi một thứ kiến trúc đậm mầu hiện đại chủ nghĩa, ông đã phải ngậm ngùi nhìn những ngôi nhà bị người ở thay đổi đến không nhận dạng ra được và công khai thừa nhận sai lầm của mình: "Các anh biết không, chính là cuộc sống luôn luôn có lý, còn nhà kiến trúc thì mãi mãi sai lầm". Nhưng đó là Le Corbusier, một lương tâm lớn của kiến trúc thế giới, còn ở ta thì sao? Tuy biết rất rõ rằng chung cư cao tầng không thích hợp cho người nghèo đô thị ở các khu vực bị giải tỏa, bởi cách đây hai năm có nhà xã hội học đã cảnh báo rằng 80% nhà ở căn hộ nhiều tầng đã "bị" các hộ nghèo "bán" cho các hộ có tiền, để đổi lấy đôi đồng dôi ra đi tìm nơi ở mới trên những đoạn kênh rạch ở ven ngoại... Dù biết tỏng tòng tong rằng nhà ở nông thôn là nhà tự xây, rằng tự cổ chí kim có người nông dân nào mua thiết kế của các nhà kiến trúc đâu, ấy vậy mà triển lãm về giải pháp nhà ở cho nông thôn đồng bằng sông Cửu Long, viện nghiên cứu kiến trúc nọ đã đưa ra những mẫu nhà không rõ xây cất bằng vật liệu gì song "cực kỳ" hiện đại trong cách ở và thơ mộng trong cảnh trí sông nước. Có công ty còn giới thiệu cả nhà bằng xi-măng lưới thép, nhà bằng hợp kim nhẹ, v.v... nhưng đó là những công nghệ chưa và còn lâu mới ở trong tầm với của nông dân nước ta. Vấn đề là cần có một công nghệ thích hợp đối với kỹ thuật tự xây và vừa túi tiền của nông dân để họ có thể dựa vào đó mà tự làm lấy nhà ở cho mình.

Trong cuộc chạy đua vì tiền người ta không hề đếm xỉa tới nhu cầu chính đáng của người dân. Một kiến trúc sư nọ vẽ ra ngôi chợ cho các tiểu thương tại khu Văn Thánh... dưới dạng một "đại siêu thị" ba tầng cực kỳ hiện đại với đầy đủ thang cuốn, thiết bị bốc xếp... để cuối cùng các tiểu thương phải ngậm bồ hòn nhận chỗ trên tầng rồi bỏ đấy, vì tiền đã trao... và chợ hóa thành chợ "thanh vắng". Hình như giữa những nhà quản lý và nhà kiến trúc có sự móc nối để "tự kích cầu". Công trình càng to, càng hiện đại thì các người thiết kế và thi công càng nhận được nhiều tiền "công" và các nhà quản lý cũng nhận được món lại quả khấm khá. Cũng nằm ở xu thế "sáng tác" này là chuyện các nhà quản lý và kiến trúc sư đã lên hai tầng mái ngói đỏ tươi, đậm đà mầu dân tộc(!) cho chợ tình Bắc Hà, cách nay độ vài năm gì đó. Chắc chắn rằng cái chợ ấy đã bị từ chối, bởi cái không gian hiện đại kia làm sao chứa nổi nét đặc sắc của chợ văn hóa các dân tộc ít người? Cách đây độ một năm, sau Nghị quyết Trung ương về văn hóa, các nhà quản lý và kiến trúc sư hăng hái bắt tay vào xây dựng nhà Rông cho Tây Nguyên. Nhiều món tiền lớn bỏ ra để mua gỗ, vật liệu lợp, lập thiết kế... và thuê thợ thi công..., để rồi nhận lấy sự hờ hững của nhân dân các sắc tộc Tây Nguyên. Bởi đó không phải là nhà Rông của họ vì chúng được dựng lên để kiếm tiền bởi các KTS theo kiểu hội trường cấp xã, còn nhà Rông thật lại là nơi ở của các Thần Linh và được xây dựng bằng tâm thức ngưỡng mộ - hay bằng vô thức tập thể như các nhà phân tâm học khẳng định - của cư dân nền văn minh thực vật, lấy rừng làm môi sinh. Mà rừng Tây Nguyên thì chúng ta đã tàn phá để lấy gỗ, để trồng cà-phê... hết cả rồi, đâu còn là môi sinh cho họ, cho nền văn hóa của họ, cho các vị Thần Linh của họ. Đây quả là một thực trạng đáng buồn!

Văn hóa phương Đông vốn là văn hóa được dựng xây trên nền tảng của Tam giáo: Lão giáo cho ta Đạo, Nho giáo cho ta Lễ và Phật giáo cho ta Tâm. Đạo - Lễ - Tâm phối hợp sẽ tạo nên cái văn hóa ứng xử đúng đắn cho mọi người, với chức phận của từng cá thể trong công việc mình đảm nhận, với thiên chức của nghề nghiệp mình dấn thân. Tuy vậy khái niệm Đạo vẫn bao trùm hơn cả. Có đạo sẽ tạo ra Tâm, ra Lễ trong mọi hoạt động sao cho đúng với đạo làm người (nhân đạo), với bổn phận (đạo làm con, đạo thầy trò), với trách nhiệm sử dụng vũ khí (kiếm đạo, thương đạo) với lòng yêu nghệ thuật (thi đạo, vũ đạo, thư đạo) với thưởng thức cái đẹp (hoa đạo, trà đạo). Đạo của kiến trúc cũng không nằm ngoài những điều vừa nói
http://pdarchitects.blogspot.com/2008/06/nhung-ly-luan-ve-nghe-kien-truc_05.html
----------------

Thành phố đẹp và 12 cái xấu xí

Thời cổ Hy Lạp, có một người, có vẻ muốn tìm đến bản chất sâu xa của mọi sự vật, hỏi nhà hiền triết: "Tại sao người ta lại thích phụ nữ đẹp?". Câu trả lời: "Đó là câu hỏi của người khiếm thị!". Bây giờ, nếu có ai hỏi: "Tại sao anh lại cần thành phố của anh đẹp?". Thì chắc ta cũng phải giật mình, không biết người này có bị…điên không?
Không biết từ bao giờ, Hà Nội được coi là thành phố đẹp. Nhiều phẩm chất của cái đẹp lắm. Năm 1981, sau chiến tranh, là đỉnh cao của khó khăn. Thành phố rất xập xệ. Tôi có một người bạn Ái Nhĩ Lan, anh Paddy Farrington. Anh ta yêu Hà Nội. Tôi cũng muốn khen Hà Nội của mình đẹp, nhưng nghĩ những cảnh làm mất vẻ đẹp chỉ dám khiêm tốn: "Ngày trước Hà Nội đẹp lắm Paddy ạ". Trả lời: "Even now" - Bây giờ vẫn đẹp!
Đúng là Hà Nội đẹp. Không đẹp, thì làm sao mà có tới vài trăm ca khúc về Hà Nội, nhiều hơn hẳn mọi thành phố khác, mà gần như ca khúc nào về Hà Nội cũng hay (mà lại chắc chắn không phải nhạc "nhái", vì làm sao "nhái" nhạc để ca ngợi được thành phố này). Hàng ngàn bức ảnh, bài thơ, tranh vẽ về thành phố này, mà vẫn chưa hết.
Người Trung Quốc là một dân tộc giỏi giang. Ai cũng biết. Nhưng người ta viết cả một cuốn sách "Người Trung Quốc xấu xí" để tự thấy và sửa những cái chưa hay của mình. Người Mỹ, người Nhật cũng làm như thế. Sao ta không theo gương ấy mà mạnh dạn nói về "thành phố ta xấu xí”.
Cái xấu xí đầu tiên, là sự lộn xộn, không quy hoạch. Không nói phố cổ. Đó là sản phẩm của mấy trăm năm trước. Nhưng không quá tệ đâu. Nó có sự hợp lý và cái duyên của nó. Ở Lon don cũng có hình ảnh ấy, vì cũng là quá khứ mấy trăm năm. Tuy to tát hơn nhiều, nhưng cũng thấy những ô phố chia lung tung thoải mái, không rõ trục. Cũng không nói các phố cũ. Ba đại lộ nổi tiếng Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo (cùng Tràng Thi, Nguyễn Du) chủ đạo hướng Đông - Tây, cắt ngang bởi Lê Thánh Tông, Phan Chu Trinh, Ngô Quyền, Bà Triệu, Quang Trung, Lê Duẩn, chủ đạo hướng Bắc - Nam, tạo thành khuôn khổ đàng hoàng, quy hoạch thành phố ô cờ rành rẽ. Phố xá, vỉa hè, hàng rào chín chu, cây xanh mát rượi. Quy hoạch nghiêm.
Cái đáng phàn nàn là những thứ mới mọc lên. Toàn bộ vùng vành đai rộng lớn, gồm các làng mạc danh tiếng, kể cả các hồ đầm trước đây: Lương Yên, Minh Khai, Quỳnh Lôi, Tương Mai, Làng Tám, Thịnh Liệt, Định Công, Đại Kim, Kim Giang, Thái Hà, Ba Mẫu, Kim Liên, Chợ Dừa, Thành Công, Láng, Làng Cót, Bưởi, Vạn Phúc, Cống Vị, Đại Yên, Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Thụy Khuê, Trích Sài, Võng Thị, Bái Ân, Xuân La, Xuân Đỉnh, Nhật Tân, Quảng An, Nghi Tàm, Tứ Liên, cả dải bờ sông xuống tới Phà Đen, tất cả nhất loạt "đồng khởi", tất cả biến thành "đô thị". Nhưng "đô thị" kiểu gì mà kinh khủng thế?
- Chắc chắn là 95% không quy hoạch, mà tự phát, cho nên có hàng ngàn (hàng ngàn) ngõ, ngách, hẻm, kiểu sừng trâu, càng vào càng hẹp, xe máy xe đạp phải ngồi lên yên mới luồn vào được. Xe cứu thương, cứu hỏa thì đừng có mà hòng tiếp cận. Tuy kinh tế có đỡ hơn, từng căn nhà không phải ổ chuột, nhưng cách cư trú ấy là hang chuột.
- Còn lại 5% có thể có quy hoạch, nhưng quy hoạch thụ động, chấp nhận, tạo nên những phố không ra phố, ngõ không ra ngõ, chật hẹp quanh co, với 3 đặc điểm nổi bật: Đường bê tông, phố không hè, hè không cây.
- Kiến trúc thì 100% là tự phát. Đơn giản vì xin phép thì không ai cho, mà cho phép thì cho theo phép nào, luật nào, quy hoạch nào. Nên phải tự cho phép, kèm theo "cho" gì đấy cho người có trách nhiệm quản lý. Quản lý không theo kịp cuộc sống thì cuộc sống nó tự chảy theo dòng của mình. Cấp điện, thông tin, nhất là cấp và thoát nước cũng lần mò theo dòng tự chảy đó. Hãy chụp một bản đồ không ảnh, thì thấy thật là đáng sợ. Ung thư di căn, tràn lan, không còn thuốc nào trị bệnh được nữa, từ nay không còn ai hy vọng can thiệp để cải thiện được nữa.
Hoặc lấy tấm bản đồ Hà Nội, tô mầu da cam các địa danh trên đã nói, xem nó to hơn cả Hà Nội trước đó mấy lần?. Ai là người phải chịu trách nhiệm về việc này?.
Cái xấu xí thứ hai là Quy hoạch lúng túng. Những đại lộ Liễu Giai, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Văn Huyên... thì to đẹp quá rồi, đáng ngưỡng mộ, dù nhà cửa hai bên phố mới chỉ đáng gọi là tạm được.
Nhưng nhiều con phố mở theo quy hoạch hẳn hoi, song, chắc bị coi là phố bé, lại có nhiều hạn chế, ức chế nào đó nên phải quy hoạch cong queo, như phố Vạn Bảo, phố Giang Văn Minh, kéo dài sang Đội Cấn, hoặc không những cong queo, mà còn bị lạc đi đâu mất, như phố Lê Thanh Nghị, rõ ràng đi từ trại Găng sang Đồng Tâm, mà đi một lúc lại thấy ra Đại Cồ Việt.
Mỗi một con đường được quy hoạch là một ca mổ đau đớn, cả về vật chất lẫn tinh thần. Mà trước đó đã rình rập cả trăm mưu đồ như những loài vi khuẩn, ém sát hai bên rồi. Quán xá lập tức mọc lên như nấm sau cơn mưa đầu hạ. Đường Đại Cồ Việt xong lâu năm rồi, bây giờ mới lo bóc bỏ quán xá, lập các dự án xây dựng cho đúng là đại lộ của Thủ đô.
Cái xấu xí thứ ba là Kiến trúc tạp nham. Phố cổ Hà Nội cũng như phố cổ Hội An, phố Tiên Yên…xây dựng từ hồi chưa có 5000 kiến trúc sư, chưa có các Văn phòng, các Sở quản lý, hóa ra lại có bài bản, có phong vị, nói gọn là đẹp. Các phố thời còn dưới ách thực dân, cũng có bài bản, cũng đẹp. Chỉ có các "phố mới", khi người dân có nhiều tiền hơn bao giờ từng có, khi thành phố có đủ bộ máy quản lý, mới thể hiện rõ cái "quyết tâm phản đối mỹ thuật".
Điều này thì các anh "Sắc màu không gian" cũng đã góp nhiều tiếng nói rồi. Báo chí, dư luận cũng mỏi miệng rồi, có lẽ không cần bàn thêm.
Riêng vấn đề nhà chia lô căn phố, tôi đã có dịp nói ở trên, nó là sản phẩm tất yếu của một cuộc sống còn quá nhiều chất "tiểu nông, tiểu công, tiểu thương". Muốn hay không, cấm hay không, thì nó vẫn cứ mọc ra. Không những thế, quy luật "3 tiểu” còn biến cả biệt thự lẫn nhà căn hộ cao tầng thành nhà căn phố chia lô, đúng yêu cầu của nó. Không quy cái án "làm xấu” cho nó được, có nhất thiết nhà chia lô là xấu đâu.
Cái xấu thứ tư là Giao thông lộn xộn. Bế tắc, nguy hiểm. Cái này báo nào cũng viết, ai cũng biết, cũng kêu, cũng kinh.
Nói cho khách quan, sự cố gắng đầu tư mở rộng, nâng cao hạ tầng giao thông những năm qua là rất lớn, đáng trân trọng. Nhưng tình trạng giao thông đô thị hiện nay là không chấp nhận được. 50% lỗi của giao thông, quản lý; 50% do trình độ, ý thức quá kém của người tham gia giao thông. Nhưng suy cho cùng thì là lỗi của người quản lý cả. Đến cái nắp cống cũng không làm chu đáo, cái đèn báo mở nắp cống cũng không có; quản lý, giáo dục, hướng dẫn, kiểm tra lại buông lỏng nhiều năm, thì lấy đâu ra ý thức tôn trọng giao thông, tôn trong luật lệ giao thông của người dân.
Cái xấu xí thứ năm là nhiều Diện tích chẳng là gì cả. Một cái khác của đô thị do với nông thôn, rừng núi là mặt bằng được xử lý triệt để, tới từng mét vuông. không thể có những con đường làm dở dang, những trảng đất bỏ không, sinh bụi, những bãi trại, xà bần ngổn ngang, những diện tích hoang phế mọc đầy rền gai, xấu hổ và cỏ hôi. Mặt bằng của một thành phố đẹp đẽ, chỉn chu chỉ có thể có các thành phần: quảng trường lòng đường, vỉa hè, sân, đáy nhà, mặt nước sông, hồ, bể nước, còn lại là cỏ, hoa được trồng tỉa, cắt xén, chăm sóc chu đáo, có chủ ý. Bao giờ cho đến ngày ấy nhỉ?
Cái xấu xí thứ sáu là Tầm cao không quản lý. Những building mới cao vọt lên làm cho các phố cổ, phố cũ, kể cả phố biệt thự, trong vòng 500m trở hành lúp xúp như chuồng gà, lều vịt. Trong cả hai góc nhìn: từ dưới đất nhìn lên và từ tầng 20 nhìn xuống. Nó đột ngột, trơ trẽn và ngạo mạn, như một cao bồi một mét chín lăm đứng chống nạnh giữa một bầy các cháu lớp mầm.
Đáng lẽ nên tập trung các anh ngất nghểu ấy lại thành một quần thể mới, phong cách hiện đại cao thấp hài hòa, hạ tầng đáp ứng, tạo nên một si - lu - ét mới mẻ của một thành phố vươn lên. Vài chục tòa cao trong phạm vi năm chục héc ta đủ để người ta bị hấp dẫn tới khu vực mới đó và đủ để chụp những bức ảnh đẹp.

Cái xấu thứ bảy là Những ngôi nhà biến dạng. Trước hết là những khu tập thể 4 - 5 tầng. Nó vốn là những nỗ lực phi thường của một thời gian khó. Tự nó không đến nỗi tệ, nhưng hầu hết đã bị biến dạng, chung quanh đeo bám đủ các thứ hỗn tạp, han gỉ, lem nhem, có mùi, không hình, không mầu. Giống như người bán rong áo mũ giầy dép cũ bằng cách đeo tất cả hàng hóa đó quanh thân mình.
Cùng với Đà Lạt, quận 3 thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội có thể tự hào vì những khu biệt thự đẹp. Nhưng đã lâu rồi, trừ những biệt thự cho người nước ngoài, sứ quán hoặc công thự cao cấp, còn thì cũng trở thành anh bán hàng cũ trên kia.
Và cả khu tập thể, cả biệt thự cũng chịu chung một căn bệnh thời đại là biến dạng thành căn
Cái xấu xí thứ tám là Biến chất toàn khu. Những diện tích rất lớn, vốn để dành cho sự phát triển lâu dài của những cơ cấu hoàn chỉnh, như cơ quan, trường đại học, lại hóa ra cùng số phận với các làng ven đô. Điển hình là khu Đại học Bách khoa, Đại học Thủy lợi, thay vì được quy hoạch đẹp đẽ, thành những trung tâm giáo dục kiểu mẫu thì lại thành các khu dân cư chen chúc. Cả những khu đất quân đội nữa, như 28 Điện Biên Phủ, sân bay Gia Lâm, sân bay Bạch Mai.
Cái xấu xí thứ chín là Chợ búa lung tung. Đâu cũng chợ xanh, chợ cóc, với các xúc tu là các gánh hàng rong rau quả, quần áo, giầy dép, tạp hóa, bơm ga, bả chuột…Ngay các chợ chính quy cũng đậm một mầu lam nham, lộn xộn. Không thể chấp nhận hệ thống cung ứng nhu yếu phẩm cho một đô thị mấy triệu dân theo phương thức chợ làng, chợ ven đê.
Thực tình, lắm khi mua bán vặt vãnh cũng thấy tiện việc. Nhưng tiềm ẩn sau phương thức cung ứng ấy, được sinh ra từ sự buông lỏng quản lý từ ý thức thiếu trách nhiệm, gần như "mặc kệ nó", là bao nhiêu tai họa khôn lường về an toàn, an ninh và nhất là an toàn thực phẩm.
Cái xấu xí thứ mười là Thiếu vẻ đẹp. Cây xanh, mặt nước, tượng đài, đài phun nước... là những thứ đem đến vẻ duyên dáng, sự thanh bình, nét văn hóa cho một thành phố. Cây xanh có, nhưng phần nhiều ở phố cũ. Bình quân cho đầu người, cho diện tích còn quá thấp. Cây xanh còn thiếu ý tưởng, chủ đạo. Đài phun nước chưa có gì đáng kể. Mặt nước ở Hà Nội mà không nổi tiếng thì bị lấp hết rồi. Số còn lại (vì đã có tên tuổi không lấp được) thì ô nhiễm, trở thành túi vi trùng. Hai dải bờ sông Hồng, thay vì được viền cạp chu đáo, trồng cây xanh mát thì lại trở thành hai bãi trạt khổng lồ. Tượng đài thì đã quá ít cho một thành phố lịch sử và văn hiến, lại phần lớn không thành công.

Cái xấu xí thứ mười một là Mất vệ sinh. Quá nhiều bụi, khói tiếng ồn. Giải quyết bụi là khó, nhưng giải quyết hợp lý, có hiệu quả như: Trồng cỏ hoặc lát hết mặt đất hở, quản lý xe chở đất cát (thường phủ bạt một cách tắc trách, bạt bay phần phật còn vẩy ra nhiều cát hơn là không phủ), nhằm lúc mưa nhỏ xong nhân tiện cho xe rửa đường…còn có tác dụng hơn là "xài sang" kiểu xe hút bụi thời Seagames, thứ đó chỉ có tác dụng ở nơi rất ít bụi, chứ làm sao lại được với đất cát ngập chân tường.
Nhà vệ sinh công cộng thì ít quá, nên nhiều người thoải mái ở những nơi hơi khuất hoặc cả không khuất. Cái này thì ngày xưa đã có, phố Tô Tịch ngày xưa dân gian gọi là "ngõ bắt đái". Nhưng giờ này còn để nhiều nơi thoang thoảng mùi "nhà ga xe lửa" thì thật không phải. Đã sang thế kỷ XXI rồi.
Cái xấu xí thứ mười hai bao gồm hai tính từ: Nham nhở, loằng ngoằng. Quá nhiều bề mặt nham nhở, đáng lẽ dược xử lý với một xe cải tiến vữa trát và hai xô vôi, thì lại bị làm nham nhở thêm với anh khoan giếng, khoan phá bê tông. Sao không xây cho mỗi cụm dân cư một bảng thông tin như ngày trước, một nửa để thông báo (thay vì cho loa nén vào mọi cửa sổ lúc 7 giờ sáng), còn một nửa để làm dịch vụ cho dán giấy quảng cáo, rao vặt, bán xe, mất chó...
Kể cả biển quảng cáo cửa hàng, lẽ ra phải có người nhìn ngó và can thiệp nếu chữ không nghiêm (chữ đẹp lấy từ vi tính quá dễ), nếu viết sai chính tả, nội dung thiếu thanh lịch.
Làm loằng ngoằng là hai đồng nghiệp quan trọng bậc nhất cho thành phố. Điện lực và Bưu điện. Các vị chạy từng bó, từng mớ dây rối ren, loằng ngoằng khắp phố xá, hàng cây, khắp "bầu trời, mặt đất", mắc võng khắp nơi, hồn nhiên vô tư như thể thành phố của riêng mình, vũ trụ của riêng mình. Thấy nhiều dây cắt đứt, buông thõng, rõ ràng là dây không dùng nữa nhưng không thu lại. Không ít người bị dây quăng vào cổ, người lăn xuống đất, xe văng ra xa. Có thanh niên đã chết treo cổ ở một dây như thế. Không ít xe tải, xe cẩu kẻo đứt dây. Muốn tìm chỗ chụp một bức ảnh mà không bị "xóa ảnh" bởi các đường dây là rất khó.
Các vị thu phí không rẻ lắm đâu. Đã đến lúc nên đầu tư để trả lại không gian cho thành phố. Trục điện vào thành phố là đường dây cao áp, đi ngầm thì quá đắt, có thể tạm hoãn. Nhưng dây hạ áp, đường vào các hộ, và đường điện thoại, cáp ti vi nên bỏ vốn ra để đi ngầm. Vừa đẹp, vừa an toàn. Nên học tập anh cấp nước, anh cấp nước có đi ống trên trời đâu, dù đi trên trời thì nhàn quá

Một ngàn năm dân ta xây dựng nên một Hà Nội lúc nào cũng đẹp. Nhưng 12 cái xấu xí đang gặm nhấm thủ đô của ta. Có một nhận xét thế này: Trừ một vài không gian quan trọng nhất, còn thì khắp thành phố này, không có một điểm nào, để ta đứng đó làm tâm, mà trong bán kính 100m lại không có một nghịch mắt nhỏ, trong 200m không có một nghịch mắt lớn.
Những người quản lý và xây dựng Thủ đô, những người sống ở Thủ đô, lẽ nào không muốn có một thành phố xinh đẹp, chỉn chu, xứng đáng với lòng yêu của cả nước, xứng đáng với công định đô ở nơi đắc địa của Đức Lý Thái Tổ.
Hoàng Đạo Cung
Thoại - NXB Văn học
http://www.baymau.net/index.php?option=com_content&view=article&id=2139:thanh-pho-dep-va-12-cai-xau-xi&catid=60:ly-luan&Itemid=37

Bài toán khó – Lời giải đơn giản

GS.TS.KTS Hoàng Đạo Cung
Trong kiến trúc – xây dựng, quy hoạch và quản lí đô thị là thứ nhiều lí luận nhất, lí luận cao siêu nhất, nhiều lí thuyết nhất. Đương nhiên thôi. Vì một nét vẽ quy hoạch có thể ảnh hưởng tới vài thế kỷ sau, lâu gấp nhiều lần một nét vẽ kiến trúc, kết cấu, càng gấp nhiều lần hơn một nét vẽ nội thất hay cảnh quan.
Một sai lầm kết cấu có thể làm một cây dầm nứt, một cái nhà lún, tốn kém bạc tỉ. Một nét thẳng hay cong trong kiến trúc có thể làm một công trình đẹp hay xấu. Nhưng một nét thẳng hay cong trong quy hoạch có thể làm tốt, hay hỏng hàng trăm công trình, làm nghiêng lệch cuộc sống của hàng ngàn người. Một giải pháp quy hoạch – quản lí đô thị thiếu lý luận, kém tầm nhìn có thể để lại hậu quả không sửa chữa được, và thiệt hại không thể tính bằng bạc tỉ. Về cái việc quy hoạch – quản lí đô thị trước hết cần giải quyết lí thuyết, lí luận. Cách đây mười bốn năm, tôi có dịp viết rằng tôi với KTS Nguyễn Luận có sự gặp nhau trong nỗi băn khoăn rằng: Hiện nay, toàn bộ nền quy hoạch Việt Nam đang đi theo dòng lí thuyết – quy hoạch nào?
Thế nhưng lại cũng có hàng loạt vấn đề bức bối của quy hoạch và đô thị mà để gỡ rối thì không cần lí luận, lí thuyết, nghiên cứu luận văn, luận án khoa học là gì. Chỉ cần quan tâm, suy nghĩ và giải quyết theo con đường tư duy phổ biến nhất, bình thường nhất.
Ví như câu chuyện “nhà siêu mỏng, siêu méo”. Tại sao cần 30m để mở rộng đường thì đền bù đúng 30m? Trả giá cho mặt tiền rất đắt, thường chiếm phần lớn trong vốn đầu tư mở rộng đường. Nhà nước, nhà đầu tư lo vốn đền bù hơn lo vốn xây dựng đường mới. Những nhà mặt tiền cũ nhận đền bù cũng không đủ để mua mặt tiền khác tương đương. Nhà nước, nhà đầu tư và nhà mặt tiền cùng thiệt thòi lớn. Khoản đó “tự dưng trên trời rơi xuống” các anh ở mặt trong, tự nhiên trở thành mặt tiền, tự dưng có bạc tỉ. Nhà “siêu mỏng, siêu méo” cũng từ đó mà ra.
Sao không đền bù sâu vào 100m, giá mặt trong rất rẻ, sau đó Nhà nước, nhà đầu tư sở hữu cả một dải mặt tiền mới, giá trị cao hàng ngàn tỉ, lập dự án nhà lớn, cao ốc đàng hoàng, kinh doanh thắng lớn, mà đường phố lại đẹp đẽ. Các anh bên trong chỉ không được khoản “tự dưng giàu lên” thôi, không ảnh hưởng gì đến cuộc sống, vì ở bên trong và ở căn hộ giá cũng như nhau, phương thức kiếm sống cũng như nhau. Anh mặt tiền cũ nhận đền bù giá mặt tiền, đợi hai năm lại mua mặt tiền mới. Khỏi phải lo “cấm xây nhà dưới x mét vuông, x mét sâu…”
Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và nhiều đô thị khác đang chịu những vết “bạch biến” khổng lồ bao bọc hết vòng quanh. Vì các làng xóm ven đô đã “đô thị hóa tự phát”. Nhà 3 – 4 – 5 tầng kiểu phố, những đường làng quanh co, chật hẹp như mê cung, không hạ tầng, chịu không cứu thương cứu hỏa được.
Hà Nội là rõ nhất, cả một vành đai rộng lớn theo kiểu “nhà phố, đường làng” như vậy. Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh có khoảng 3.000 – 5.000 con hẻm. Thật khó xử. Nguy hiểm hơn là giờ này quá trình đó lại đang tiếp diễn ở vành đai ngoài nữa. Những nơi có thành công lớn về quy hoạch (như Mỹ Đình), thì các dự án cũng chỉ lấy ruộng (giá rẻ), còn cố tránh làng, cứ để làng tự phát thành “phố làng”. Sao không vẽ quy hoạch luôn các làng thành đường phố, giải thích sớm với bà con rằng, bác xây lùi vào 5m, thiệt một ít mét vuông nhưng nhà bác sẽ là nhà mặt phố, giá trị cao hơn nhiều lần (trừ làng nào có giá trị di tích, văn hóa thì bảo tồn, khi đó phải có giải pháp và đầu tư bảo tồn. Nhân tiện cũng muốn nói luôn rằng, tất cả mọi làng xã nông thôn đang cần được quy hoạch ngay, có lường trước sự phát triển của nông nghiệp lớn, trang trại, máy nông nghiệp, và – tại sao không – cả xe hơi của các hộ nông thôn. Vì mươi mười lăm năm nữa bà con không chỉ có xe đạp và xe máy Trung Quốc).
Ta thấy nhiều nơi làm lại đường, bà con hai bên làm nhà “đón lọng”. Ai cũng làm đúng chỉ giới, vì ai dám làm sai để mà bị cắt nhà. Nhưng có một việc mà nhiều người thất bại, là làm đường xong thì tầng trệt cao hơn đường hoặc thấp hơn đường tới cả mét. Có phải là ta đã không thông báo sớm cốt mặt đường, vỉa hè?
Lâu nay ta gần như bảo đảm được việc cấm xây nhà trên đất thổ canh, trừ phi có dự án được phê duyệt theo quy hoạch. Sao ta không bảo đảm được việc cấm xây nhà ôm hai bên các con đường cao tốc mới làm, để cho có con đường làm xong thì mất ngay tính “cao tốc”, và coi như thất bại?
Hoặc là vấn đề nhà hai ba chục tầng. Các nhà đầu tư giàu có mua đất đắt giá ở trung tâm, tất nhiên họ muốn xây nhà cao tầng để thu lại hiệu quả. Họ chỉ thích Hoàn Kiếm, Ba Đình với Quận Nhất, Quận Ba… Bhà ba mươi tầng thì nhu cầu hạ tầng (năng lượng, giao thông, cấp thoát nước…) gấp 10 lần nhà ba tầng. Thế là để đáp ứng phải đào đường, dựng “lô cốt” khắp mọi ngả. Chưa nói đến việc phá vỡ sự ổn định của không gian kiến trúc đô thị. Đáng lẽ từ đầu ta nên tập trung họ vào các khu trung tâm mới như Mỹ Đình, Nguyễn Văn Linh… các nơi đó sẽ nhanh chóng trở thành trung tâm thương mại mới, đầy hấp dẫn, và cũng rất cao giá, như kiểu khu La Défense ở Paris.
Hoặc là vấn đề cung ứng thực phẩm an toàn cho thành phố. Không thể nào để dăm bảy triệu người sống tập trung mà được cung ứng thực phẩm bởi “tiểu nông”, “tiểu thương”, với hàng vạn người sản xuất riêng lẻ, hàng ngàn người vận chuyển tùy ý, gần như kiểm soát không thể nào xuể (ta vẫn thường nghe kêu ca có 200 nhân viên kiểm tra an toàn thực phẩm thì làm sao kiểm tra nổi hàng trăm ngả đường, hàng nghìn phương tiện, hàng vạn tấn lương thực, thực phẩm mỗi ngày). Phương thức duy nhất có thể hiểu được là phải có một số giới hạn các công ty cung ứng có trách nhiệm và chịu đầy đủ trách nhiệm (vì thế họ sẽ có đủ chuyên viên và thiết bị kiểm định an toàn). Mỗi cân hàng thực phẩm, kể cả thịt cá, rau quả bán trong thành phố phải có bao bì, nhãn mác, kèm theo trách nhiệm. Rồi các công ty đó sẽ phát triển, sẽ tổ chức luôn cả các trang trại để cung ứng sản phẩm an toàn. Cứ vận động trồng rau an toàn, nhưng rồi ai chứng minh và ai tin mớ rau đắt hơn kia là an toàn?
Một thành phố bốn, năm triệu người trở lên không thể không có một phương tiện giao thông công cộng có tác dụng chiến lược, nhanh nhất, chở được nhiều người nhất, an toàn nhất, giải quyết cơ bản nhất bài toán giao thông, đó là tàu điện ngầm. Tại sao ta còn cứ né tránh mãi bài toán cơ bản đó?
Hoặc là một việc “có vẻ nhỏ” trong quản lí đô thị, đó là các thứ phạt, phạt trật tự, kể cả phạt giao thông. Phạt là để nhắc nhở, giáo dục, răn đe, nhưng mức phạt đã cao, mà cách nộp phạt lại rất rắc rối, phiền phức thì gần như đương nhiên vạch ra khe hở cho người xử phạt và người bị phạt tìm cách thỏa thuận cho “hai bên cùng có lợi”. Sao không phát cho mỗi người có trách nhiệm một tập “vé phạt”, động tác thực hiện trôi chảy, dễ dàng, sòng phẳng và dễ kiểm tra?
Tóm lại là có nhiều việc, nhiều việc hơn là những việc vừa kể có thể làm để cải tiến tình trạng đô thị của chúng ta với những giải pháp khá đơn giản mà có hiệu quả, được “tâm phục khẩu phục”.
http://nhathonguyentrongtao.wordpress.com/2012/04/05/nha-ki%E1%BA%BFn-truc-hoang-d%E1%BA%A1o-cung-qua-d%E1%BB%9Di/
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tỉ lệ & Nhịp điệu: hai yếu tố của cái đẹp (P.1)

Có một hiện tượng tưởng như chẳng có ý nghĩa gì quan trọng lắm mà ta chứng kiến trong đời thường, và khiến cho ta  ngạc nhiên.

alt
 Nhịp điệu của những hàng cột ở đền Louxor (Ai Cập), xây dưới triều Aménophis III, 1401-1363 tr. C.N.)

>>Tỉ lệ và nhịp điệu: hai yếu tố của cái đẹp (p2)

Đó là hiện tượng một đứa bé mới chỉ ở tuổi vừa biết nói thôi, nhưng đã biết thích thú khi nhìn thấy một bông hoa, hay một vật thể có màu sắc, mà chắc hẳn người lớn đã bảo cho nó là “đẹp”. Đứa bé đã biết lồng cái cảm giác mà nó có được trước hiện tượng nó nhìn thấy với lời khen “đẹp” mà nó nghe được từ người lớn, cũng như khi nó ngắt được một bông hoa dại, nhặt được một hòn cuội, một vỏ sò, vỏ hến, hay khi nó được phép dùng bút chì màu để vẽ nguệch ngoạc trên tờ giấy.
Điều này cho thấy, không phải tự nhiên mà đứa bé nhận biết được cái đẹp, bởi vì cái đẹp thật ra không nằm ở trong bông hoa, mà nằm ở trong đầu óc con người (Kant). Ở đây, nó nằm trong khái niệm “đẹp” mà người lớn đã “truyền đạt” cho đứa bé qua câu khen cửa miệng kia. Vô hình trung, đó chính là một hình thức “giáo dục”, một cách “khai tâm” cho đứa bé. Thực ra, người lớn cũng chỉ lặp lại những điều mà chính họ đã “đồng thuận” với nhau về cái đẹp. Cũng như bao đứa trẻ khác, nó thường hay hỏi tại sao, hỏi vậy thôi, nhưng rồi nó cũng quên đi. Dù thế nào, mỗi lần như thế cũng là một cuộc “trải nghiệm” đối với chính nó về cái “đẹp”. Có được “thao luyện” như thế, thì khi nhìn thấy những bông hoa khác tương tự, nó mới lại biết.

Cái đẹp của tỉ lệ và của nhịp điệu
Đứng trước một lăng mộ cổ Ai Cập ở Karnak, hay ở Louxor (thiên niên kỷ II tr. C.N.), hoặc đứng trước một ngôi đền Hy Lạp cổ, như đền Parthenon ở Athènes (Athínai, thế kỷ V tr. C.N.), một người dù không hiểu biết gì mấy về khái niệm tỉ lệ, cũng vẫn có thể thấy được một vẻ đẹp toát ra từ những công trình kiến trúc này, mỗi công trình có một vẻ đẹp riêng: ở Karnak hay Louxor, đó là một vẻ đẹp hoành tráng, thâm nghiêm; ở Athènes, hay ở Paestum, cái đẹp của những hàng cột tuy cũng trang nghiêm không kém, nhưng gần gũi với kích thước của con người hơn. Sự khác nhau giữa hai phong cách kiến trúc này chủ yếu là ở kích thước, tỉ lệ, hình dạng, rồi đến vật liệu, cùng các chi tiết chạm khắc, xẻ rãnh trên mặt cột để làm cho cây cột sinh động dưới ánh mặt trời.

alt
Karnak (Ai Cập - thiên niên kỷ II tr. C.N.) 


Lại có những người, tuy chưa biết đến khái niệm nhịp điệu, nhưng đứng trước những công trình kiến trúc hiện đại như cung Opera ở Sydney (Úc), hay viện bảo tàng Guggenheim ở Bilbao (Tây Ban Nha), đều thấy rằng có một cái gì đó mới mẻ về mặt thẩm mỹ làm cho họ xúc động. Nhưng thực ra, họ không cảm nhận hết được cái đẹp ấy, một khi mà họ chưa lần đến ngọn nguồn của nó, để biết rằng cái lộ trình nghệ thuật và nhất là kỹ thuật đã dẫn đến sự sáng tạo ra những tác phẩm độc đáo ấy tính ra đã dài đến vài ngàn năm nay.
Có người thấy cung Opera ở Sydney, nhìn chung là đẹp, song cũng có một số khuyết điểm về mặt thẩm mỹ. Điều này cũng có những nguyên nhân của nó. Lẽ ra toà nhà này còn đẹp hơn nhiều. Chỉ vì vào những năm 1956-57, điều kiện kỹ thuật và tài chính đã không cho phép Nhà nước Úc thực hiện y chang dự án thiết kế đã chiếm giải nhất này của Jorn Utzon, kiến trúc sư người Đan Mạch, do đó đã đề nghị sửa đổi, song Jorn Utzon đã phản đối, và cuối cùng đã phải rút lui khỏi dự án, bỏ ngang công trình đang được thi công dở dang. Sau đó, công trình đã được tiếp tục bởi những kiến trúc sư khác, nhưng những người này đã không thực hiện đúng nguyên tác của Jorn Utzon.

alt
Sydney Opera

Thoạt tiên, trên những bản vẽ của Jorn Utzon, các vòm bê tông mỏng đã được quan niệm mỏng hơn, với những đường cong khác nhau, những hình khối cũng bay bướm hơn, nhịp điệu phong phú hơn. Song, vì kỹ thuật tính toán kết cấu vòm mỏng lúc đó chưa phát triển đến độ có thể cho phép thực hiện những công trình có những kích thước khổng lồ như vậy với một giá có thể chấp nhận được. Cũng như, thời đó chưa có những phương tiện máy tính điện tử tối tân để nghiên cứu, tính toán, vẽ một cách chính xác và nhanh chóng các hình khối trong không gian ba chiều, cho nên dự án của Jorn Utzon cuối cùng đã phải thay đổi giữa chừng: các vòm bê tông mà chúng ta nhìn thấy hiện nay có cùng một đường vòng cung hình cầu, và đã bị xén cụt đi một phần, do đó trông đơn điệu và cục mịch hơn, cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa tỉ lệ và nhịp điệu: chỉ cần thay đổi tỉ lệ, là nhịp điệu cũng thay đổi, đôi khi bị mất hẳn đi.
Điều này cho thấy rằng quan niệm về nhịp điệu của Jorn Utzon ở cung Opera - Sydney, tuy rằng đã có một bước tiến nhảy vọt, so với công trình Nhà ga hàng không ở New York của Eero Saarinen vào đầu những năm 60, nhưng vẫn còn bị hạn chế, vì chưa hội đủ một số điều kiện, chủ yếu là điều kiện kỹ thuật và tài chính.
Một thí dụ khác về cái đẹp của nhịp điệu trong kiến trúc: đó là viện bảo tàng Guggenheim ở Bilbao, do kiến trúc sư Frank O. Gerhy thiết kế (1991-97), mà hầu hết mọi người có đôi chút kiến thức về nghệ thuật đều công nhận là đẹp và độc đáo.

alt
Viện Bảo tàng Guggenheim ở Bilbao

Nếu ở cung Opera ở Sydney, cảm hứng của Jorn Utzon khi ông vẽ những bức phác thảo đầu tiên có thể chỉ là nhịp điệu thuần tuý (của các đường cong), nhưng cũng có thể đó là hình tượng của những cánh hải âu tung bay, hay những cánh buồm căng gió - vì công trình nằm sát ngay trên mặt biển - thì cảm hứng của Frank O. Gerhy là gì khi ông quan niệm về hình khối chung của viện bảo tàng Guggenheim ở Bilbao?
altThực ra, trong các tác phẩm trước đó, tác giả cũng vẫn thường hay bố trí các hình khối và không gian kiến trúc theo chức năng, cho nên nhịp điệu chung toát ra từ những công trình kiến trúc của ông thường hơi có vẻ lộn xộn, song bao giờ cũng sinh động (Vitra Center, ở Bâle, Thụy Sĩ, 1988 - 1994). Điều này không có gì là khác thường cả, vì trong kiến trúc đương đại, đã từng có một lúc, vào những năm 50 - 60 của thế kỷ trước, có cả một trào lưu đi theo xu hướng này (xu hướng chức năng, hay biểu hiện), nhưng đồng thời cũng có một trào lưu khác coi kiến trúc chủ yếu là cái vỏ ngoài bao che cho những chức năng được bố cục một cách kín đáo hơn ở bên trong.
Frank O. Gerhy chắc hẳn đã phải dung hoà cả hai xu hướng này, cho nên ông đã chỉ nhịp điệu hoá một số bộ phận của công trình mà thôi để tránh những khó khăn, rắc rối về mặt thực hiên. Cách làm ấy của ông ở Bilbao, thực ra cũng hoàn toàn phù hợp với quan niệm vốn có của ông về sự tương phản đôi khi chỉ cần rất nhẹ nhàng giữa các hình khối kiến trúc, để đạt được hiệu quả thẩm mỹ tối đa.
  
Nếu ta quan sát những mô hình nghiên cứu và những phác thảo vẽ bằng máy vi tính của Frank O. Gerhy, ta sẽ thấy rằng ông đã không lạm dụng trình độ kỹ thuật cũng như khả năng của máy vi tính điện tử, để thiết kế những hình khối quá rắc rối cho việc thực hiện. Mặt khác, ông đã không ngần ngại sử dụng những hình khối vuông, và thay đổi vật liệu, để khai thác sự tương phản giữa các hình khối – đây cũng là một khái niệm thẩm mỹ gần gũi với khái niệm nhịp điệu. Nhờ ở máy vi tính tối tân, các giao điểm của các hình khối đã được thể hiện một cách chính xác, rõ ràng, trong không gian ba chiều, điều mà cách đây hơn 40 năm Jorn Utzon đã không có được để thực hiện cho đến cùng những ý tưởng thẩm mỹ của mình.


 
Bài viết của Văn Ngọc trên Tạp chí Tia Sáng

http://artmedia.edu.vn/chuyen-de/ly-luan-phe-binh-nghe-thuat/260-ti-le-va-nhip-dieu-hai-yeu-to-cua-cai-dep.html

Tỉ lệ & nhịp điệu: hai yếu tố của cái đẹp (p.2)

alt













Nguồn gốc và định nghĩa của hai khái niệm tỉ lệ và nhịp điệu
 Từ khi nghệ thuật kiến trúc ra đời, con người đã biết vận dụng khái niệm tỉ lệ để có được sự cân xứng, hài hoà giữa các bộ phận của một công trình, hoặc một tổng thể công trình. Cả hai khái niệm đều được sử dụng cả trong các nghệ thuật điêu khắc và hội hoạ. 
>> Tỉ lệ & nhịp điệu: hai yếu tố của cái đẹp (p1)

Người Ai Cập cổ đại (thiên niên kỷ II - III tr. C.N.) đã tìm ra những con số vàng, tỉ lệ vàng, và đã sáng tạo ra một thang tỉ lệ, dựa trên sự hài hoà của các bộ phận trên cơ thể con người (bàn tay có kích thước bằng 1/9 chiều cao của cơ thể, v.v.). Còn người Hy Lạp cổ đại (thế kỉ VII-IV tr. C.N.) cũng đã biết áp dụng tỉ lệ một cách chính xác vào hệ thống thức cột, và vào các tác phẩm điêu khắc (Phidias, thế kỷ V tr. C.N.).
Không những thế, cả hai nền văn hoá cổ đại này đều đã biết đến khái niệm nhịp điệu. Người Ai Cập cổ đại thể hiện khái niệm này chủ yếu trên những bức phù điêu, với nhịp điệu song song thẳng đứng của những cây cói ở bờ sông Nil, và những chuỗi người và vật di chuyển theo chiều ngang (như trong nền nghệ thuật ở Lưỡng Hà, thiên niên kỷ III tr. C.N.).
Trong kiến trúc, đó là nhịp điệu của những hàng cột và gối cột vĩ đại ở Karnak, Louxor, v.v. (Ai Cập). Người Hy Lạp cổ đại, đương nhiên đã chịu ảnh hưởng của nền kiến trúc cổ đại Ai Cập, nhưng đã có những đóng góp nhất định về tỉ lệ và nhịp điệu, với những hàng cột ở các ngôi đền ở Acropole, Athènes (Hy Lạp) và ở một vài nơi khác, đã từng là thuộc địa cũ của đế quốc Hy Lạp, như: Paestum (Ý, gần Salerme), Agrigente (đảo Sicile, nay thuộc Ý).
Nhìn từ góc độ thẩm mỹ, tỉ lệ là quan hệ so sánh về mặt kích thước giữa các bộ phận của một tổng thể, trong thiên nhiên cũng như trong nghệ thuật. Chẳng hạn như cơ thể con người là một tổng thể. Nếu cơ thể đó lành mạnh, cơ bắp phát triển đều đặn, thì nó thường có những tỉ lệ cân xứng, hài hoà, giữa những bộ phận của nó. Tỉ lệ thay đổi, thì hình dạng cũng thay đổi.
alt































  • Ảnh trên : Nhịp điệu thẳng đứng của những cây cói trên một bức phù điêu thể hiện cảnh đi săn của Ti, vua Ai Cập (thiên niên kỷ III tr. C.N.) 
Điều này chỉ là logic. Song, chúng ta sẽ thấy rằng, tỉ lệ có thể thay đổi đến mức tạo ra nhịp điệu, một yếu tố thẩm mỹ khác. Thí dụ điển hình nhất là các tác phẩm hội hoạ của El Greco, hoạ sĩ người Tây Ban Nha (1541-1614), trên đó hình dạng các nhân vật được cố ý kéo dài ra. Cũng như các nhân vật gầy đét và dài lòng thòng của Giacometti (điêu khắc), hoặc ngược lại, các nhân vật béo mũm mĩm của Botero, họa sĩ người Colombia (Nam Mỹ), hoặc các bức tượng phụ nữ khổng lồ của Niki de Saint Phalle, tất cả những tác phẩm này đều giàu nhịp điệu và tạo nên một không khí sinh động, đượm chất tinh nghịch, hài hước.
Vậy, nhịp điệu là gì? Tại sao nó lại là một yếu tố của cái đẹp?
Nhịp điệu là biểu hiện của sự chuyển động, của sự sống của một vật thể. Nó thể hiện cái cốt lõi (hay cấu trúc) của một vật thể trong sự chuyển động theo một hướng nhất định, thường là do một  một áp lực nào đó thúc đẩy. Nó cũng nói lên cái bản chất, hoặc cái thần của vật thể đó.
Chẳng hạn như: những cây cói mọc ở bờ sông Nil (Ai Cập), thân thẳng đứng, mọc song song, sát nhau, mặc dầu đứng im nhưng cũng tạo nên một nhịp điệu thẳng đứng, cũng như cây tre trước gió, lá tre bị thổi bạt theo một hướng, cũng tạo nên nhịp điệu. Mỗi loài hoa, mỗi loài cây cỏ, đều có một cấu trúc đặc thù, do đó mỗi loài đều có một hình dạng và một nhịp điệu riêng biệt. Cấu trúc của cây táo, chẳng hạn, khác với cấu trúc của một cây sung; hình dạng và nhịp điệu của cây đa khác với hình dạng và nhịp điệu của cây gạo, v.v...
altCả hai khái niệm tỉ lệ và nhịp điệu đều đã được người Ai Cập biết đến ngay từ lúc khởi đầu của các nền nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc, muộn nhất là ở thiên niên kỷ II tr. C.N., mặc dầu những khái niệm này chưa được lý thuyết hoá một cách rõ ràng, ngoại trừ những con số vàng (hay tỉ lệ vàng – còn được gọi là proportio divina, chữ của Luca Pacioli, một nhà tu hành người Ý, 1509 – Từ này rất có thể đã được chính Leonardo da Vinci sử dụng cùng vào thời kỳ này. Tỉ lệ vàng cho phép chia một đoạn thẳng ra làm hai phần không bằng nhau, theo một tỉ lệ chính xác; xuất xứ của nó là hình tam giác vuông, mà một cạnh dài bằng 1/2 cạnh kia... Chúng ta sẽ không đi sâu thêm vào chi tiết này, chỉ cần biết rằng, tỉ lệ vàng đã được áp dụng rất nhiều trong kiến trúc và điêu khắc, không chỉ ở Ai Cập mà còn ở Hy Lạp vào thời cổ đại.
Ngoài ra, người Ai Cập cũng đã sáng tạo ra một thang tỉ lệ, kẻ ô vuông, lấy cơ thể của con người làm điểm xuất phát: chiều dài của bàn tay người bằng 2 ô vuông. Chiều cao của thân thể con người bằng 18 ô vuông.
Về nhịp điệu, người Ai Cập cổ đại đã biết đến nhịp điệu của những đường song song thẳng đứng, cũng như những chuỗi người và vật di chuyển theo chiều ngang. Còn nhiều khái niệm thẩm mỹ quan trọng khác đã có ảnh hưởng đến các nền nghệ thuật của nhiều nền văn hoá đến sau, như cách thể hiện trên một mặt bằng thẳng đứng những hiện vật lẽ ra nằm ngang trên một mặt bàn, vì luật viễn cận khiến cho vật đằng trước che lấp vật đằng sau, con mắt người nhìn theo chiều ngang, không thể thấy rõ hết được.
Trong nền kiến trúc cổ đại Hy Lạp, tỉ lệ đã được quy ước hoá đến cao độ. Chúng ta biết rằng, kiến trúc của các ngôi đền cổ Hy Lạp đã được thiết kế dập theo những kích thước chuẩn, đã được đo đạc, tổng hợp, điều chỉnh và ghi chép lại rất tỉ mỉ từ những công trình kiến trúc cổ được coi là đẹp, từ tỉ lệ của các thức cột, đến các mô típ trang trí ở mặt tiền. Tuy nhiên, hệ thống tỉ lệ này cũng không phải là bất di bất dịch. Ở thời kỳ cổ điển (thế kỷ V tr. C.N.), tỉ lệ của các thức cột có khác với tỉ lệ ở thời kỳ sơ khai (thế kỷ VI - VII tr.C.N.). So sánh ngôi đền Parthénon (thế kỷ V tr.C.N.), ở Acropole, Athènes, với ngôi đền ở Paestum (thế kỷ VII tr. C.N.), thuộc địa cũ của Hy Lạp (nay thuộc nước Ý), người ta thấy vẻ đẹp của hai ngôi đền khác hẳn nhau. Đối với con mắt của người ngày nay, thì cái đẹp sơ khai đôi khi lại độc đáo, đậm đà hơn cái đẹp cổ điển, trong kiến trúc cũng như trong điêu khắc.
Tỉ lệ đã đóng một vai trò quan trọng trong các nền kiến trúc Ai Cập và Hy Lạp cổ đại. Trong kiến trúc Ai Cập, do tính chất hoành tráng và thiêng liêng của các công trình, các thức cột cũng được quan niệm trong tinh thần này. Các nghệ sĩ Ai Cập đã sáng tạo ra những hàng cột vĩ đại, với những gối cột dựa theo mẫu mực có sẵn trong môi trường thiên nhiên của vùng sông Nil: đó là hình tượng cây cói thân thẳng, mọc ở bờ sông này, cây cói mà người Ai Cập cổ đại dùng làm nguyên liệu để sản xuất ra giấy.
Người Hy Lạp cổ đại chắc hẳn đã học được ở nền văn hoá Ai Cập quan niệm về các thức cột này, nhưng đã khai thác nó một cách khác, với những tỉ lệ khiêm tốn hơn, phù hợp với kích thước con người hơn, lược bỏ những ý nghĩa tượng trưng có tính chất thần bí, đồng thời kiến trúc của người Hy Lạp cổ cũng logich hơn, sáng sủa và tiện dụng hơn. Những hàng cột xung quanh các ngôi đền Hy Lạp, tạo ra một không gian cách ly và che mưa nắng, chính là một mẫu mực cho các nền kiến trúc ở phương Tây sau này trong nhiều thế kỷ. 
alt
Đền Parthénon, trên đỉnh Acropole (Athènes, Hy Lạp, thế kỷ V tr.C.N.) 

Truyền thống thức cột sẽ còn đeo đẳng nền kiến trúc ở phương Tây mãi cho đến tận ngày nay, với phong cách tân cổ điển.
Nền kiến trúc Hy Lạp - La Mã, mà ta quen gọi là Hy-La, đã được chuẩn hoá đến triệt để. Người đầu tiên đã có công sắp xếp, ghi chép lại các tiêu chuẩn và quy ước là Vitruvius, một kiến trúc sư người La Mã sống ở thế kỷ I tr. C.N. Đến thế kỷ XVI, những tiêu chuẩn và quy ước này lại được Vignole, một kiến trúc sư người Ý cải biên lại, và tác phẩm của Vignole sau này sẽ là ngọn đuốc soi đường cho nhiều thế hệ kiến trúc sư cổ điển ở phương Tây, trong suốt mấy thế kỷ.

Tầm quan trọng của yếu tố nhịp điệu
Nền kiến trúc của Ai Cập cổ đại và của hai nền văn hoá Hy-La cổ đại, với những thức cột, và nói chung, với những hình khối vuông góc - thi thoảng về sau này mới có những vòm cuốn - sở dĩ đã lưu truyền được mãi cho đến chúng ta, chủ yếu là do, trong nhiều thế kỷ, kỹ thuật và khoa học xây dựng chưa phát triển, vật liệu duy nhất là gỗ, đá, gạch, đất, v.v... Vòm cuốn xây bằng những vật liệu truyền thống và kỹ thuật sơ khai chỉ đạt được những kích thước rất giới hạn. Do đó, hình khối và thẩm mỹ kiến trúc trong những thời kỳ này đã phụ thuộc hoàn toàn vào giới hạn của vật liệu xây dựng và của các phương tiện kỹ thuật. Người ta không làm sao thoát ra khỏi được sự khống chế của những điều kiện tự nhiên, cho nên kỹ thuật xây dựng chủ yếu là kỹ thuật rầm cột (tải trọng được truyền xuống tới móng theo đường thẳng đứng, theo hệ thống rầm cột và tường chịu lực), và thẩm mỹ kiến trúc, nhất là ở những công trình có kích thước lớn, chủ yếu là thẩm mỹ của góc vuông và của đường thẳng “thước thợ”.

alt
Colosseum

Bởi vậy, đem khái niệm tỉ lệ áp dụng vào hệ thống thức cột và các không gian kiến trúc bên ngoài và bên trong của một công trình, là điều duy nhất mà người xưa có thể làm được vào những thời ấy về mặt thẩm mỹ.
Nếu tỉ lệ là một yếu tố của cái đẹp tĩnh, thì nhịp điệu là yếu tố của cái đẹp động, nó nói lên sự chuyển động, và một cách chung hơn, sự sinh động, hay sự sống. Cái đẹp của cây đa là cái đẹp tĩnh, cái đẹp của ký hiệu. Trong khi cái đẹp của cây tre trước gió, là cái đẹp của nhịp điệu.
Tuy nhiên, những hàng cột, dù cho là ở Karnak (Ai Cập), hay ở Acropole, Athènes (Hy Lạp), với những đường rãnh được khắc trên mặt cột để bắt nắng một cách sinh động, đều là những biểu hiện bước đầu của sự áp dụng khái niệm nhịp điệu trong kiến trúc.
Khái niệm nhịp điệu ngày càng phổ biến cùng với sự phát triển của các nền kiến trúc ở phương Tây, bắt đầu từ thời trung cổ, trải qua các nền kiến trúc Roman, và nhất là Gothic, với những hàng cột chống thẳng đứng cao vút, cùng các đường vòm cong ở bên trong nhà thờ, và các vòm chống ở bên ngoài. Kiến trúc Gothic có thể được coi là nền kiến trúc giàu nhịp điệu nhất, ở bên ngoài cũng như bên trong, nhờ ở chính cái cấu trúc của nó.
Kiến trúc Baroque và Rococo cũng là những nền kiến trúc giàu nhịp điệu, và mặc dầu đó chỉ là nhịp điệu của các chi tiết trang trí, chứ không phải là của cấu trúc, nhưng nó đã đem đến cho các công trình một sự sinh động mà ít nền kiến trúc nào có thể đạt được.

alt
Capitol, Rome - scheme by Michelangelo 

Nhịp điệu cũng là một nét nổi trội trong các nền kiến trúc Hồi giáo, sử dụng vòm cuốn một cách phổ biến, như ở các nước Trung Cận Đông, Ấn Độ Hồi giáo, Bắc Phi, Tây Ban Nha (đặc biệt là Andalousie, vùng ảnh hưởng mạnh nhất của nền văn hoá Hồi giáo của người Ả Rập trong nhiều thế kỷ).
Phải chờ đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khái niệm nhịp điệu mới thực sự có điều kiện để nảy nở và để được áp dụng một cách rộng rãi trong hội hoạ, điêu khắc, cũng như trong kiến trúc, một mặt với sự ra đời của nền hội hoạ hiện đại, mặt khác, trong lãnh vực kiến trúc, với sự ra đời của các vật liệu mới (bê tông, sắt thép, v.v.) và các kỹ thuật xây dựng mới, với cách tính toán kết cấu theo những phương pháp hiện đại, sau này lại còn nhờ vào những máy vi tính tối tân nhất và những hiểu biết khoa học mới nhất về vật liệu xây dựng.
Kỹ thuật vòm mỏng bằng bê tông cốt sắt cũng như các kỹ thuật cấu trúc nhẹ bằng khung sắt thép ngày càng phát triển trong những thập niên cuối của thế kỷ XX. Lần đầu tiên, người ta đã thực hiện được những công trình mà trước đây không bao giờ mơ tưởng tới được, những công trình mà trong đó, nhịp điệu là nét nổi bật nhất.
Ở trên, chúng ta đã nêu lên hai thí dụ điển hình là: cung Opera ở Sydney, tác phẩm của KTS Jorn Utzon (1956-76) và viện bảo tàng Guggenheim ở Bilbao, do KTS Gerhy thiết kế (1991-97). Đương nhiên, trong nền kiến trúc đương đại không chỉ có hai tác phẩm ấy.

alt
Islamic architecture

Có thể nói rằng, trong kiến trúc, về phương diện thẩm mỹ thuần tuý, cả hai khái niệm tỉ lệ và nhịp điệu đã được người xưa khám phá ra ngay từ thời cổ đại ở các nền văn hoá Lưỡng Hà, Ai Cập, và  Hy Lạp, nhưng về phương diện kỹ thuật, thì từ kỹ thuật rầm cột đến kỹ thuật kết cấu vòm mỏng bêtông, hay kết cấu khung sắt thép nhẹ, nhân loại đã phải trải qua trên dưới 3.500 năm.  
Điều không thể tưởng tượng được, mặc dầu suy cho cùng, thì cũng chỉ là logic, là cái nền kiến trúc dựa trên các thức cột và tỉ lệ ấy, đã kéo dài ngần ấy thế kỷ dưới nhiều hình thức biến tướng, và trải qua nhiều thời kỳ nghệ thuật, mà đến nay vẫn chưa chấm dứt được! Sở dĩ như vậy, là vì trong kiến trúc, không chỉ có vấn đề thẩm mỹ như hội hoạ, hay điêu khắc, mà còn có vừa cả vấn đề kỹ thuật lẫn kinh tế.
Ngay cả ngày nay, hoạ hoằn lắm, người ta mới có được một vài công trình mà thẩm mỹ thiên về nhịp điệu. Nhưng đó chỉ là những trường hợp ngoại lệ, vì những lý do kỹ thuật và kinh tế kể trên.
Nhìn dưới góc cạnh này, cung Opera ở Sydney do Jorn Utzon thiết kế quả là đã đi quá cái mức có thể thực hiện được so với trình độ kỹ thuật ở thời của Jorn Utzon. Ngược lại, ở viện bảo tàng Guggenheim ở Bilbao, tác phẩm của Frank O. Gerhy, tác giả đã dung hoà được thẩm mỹ hiện đại và kỹ thuật tân tiến một cách chừng mực hơn để đạt hiệu quả tối ưu.


Bài viết của Văn Ngọc trên Tạp chí Tia Sáng
 http://artmedia.edu.vn/chuyen-de/ly-luan-phe-binh-nghe-thuat/262-ti-le-va-nhip-dieu-hai-yeu-to-cua-cai-dep-p2.html

A.M.C STUDIO



........ 
 
.......
Khóa học 1 tháng
.......

 

 
 

Nghệ thuật bố cục tạo hình

Trong các ngành nghệ thuật tạo hình như hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc… các nghệ sĩ thường áp dụng những nguyên tắc bố cục để sắp xếp chủ thể vào đúng vị trí “hợp nhãn”  với người xem.

alt

 
Bố cục đối xứng. Ảnh: Eugkyr 
 
Trong nghệ thuật nhiếp ảnh người nghệ sĩ nhiếp ảnh phải làm việc theo quy trình ngược lại. Đứng trước một phong cảnh thiên nhiên lãng mạn hoặc hùng vĩ, ít có người nghệ sĩ nào cầm máy và bấm máy ngay được liền. Mà trước đó đã có sự cân nhắc vị trí chủ thể, sắp xếp chủ đề rồi mới bấm máy.
Nguyên tắc bố cục không phải là giáo điều cứng nhắc mà nó là những thủ pháp giúp nghệ sĩ đặt chủ đề đúng vào những vị trí xứng đáng và thích hợp trên khung ảnh. Hoặc cũng thể là những thủ pháp bố cục tạo hình theo những quy luật mỹ học.

Bố cục tạo hình theo nguyên tắc vần luật (bố cục theo mô thức)
Vần luật là nghệ thuật tạo hình theo quy luật sắp xếp các hoạ tiết, mảng màu, đường nét, hình khối hoặc những hình tượng biểu thị cảm xúc theo nguyên tắc lặp đi lặp lại có nhịp điệu hoặc biến tấu. Có 4 thể loại vần luật là vần luật liên tục, vần luật tiệm biến, vần luật biến tấu và vần luật giao thoa. Một khi chủ đề được sắp xếp theo đúng thủ pháp vần luật, bức ảnh sẽ tạo ra được một cảm xúc hợp nhãn, ưa nhìn. Cung bậc của vần luật sẽ dẫn dắt người xem, nhờ đó tác phẩm tạo được sự lôi cuốn.

alt 
Vần luật liên tục hoặc còn gọi tiết điệu là nguyên tắc bố cục các hoạ tiết lặp đi lặp lại thay đổi có nhịp điệu. Ảnh: belu gheorghe

alt 
Vần luật tiệm biến là nguyên tắc bố cục các hoạ tiết lặp đi lặp lại có thay đổi theo quy luật (tăng dần, giảm dần hoặc biến thể theo một dạng hình học, màu sắc). Ảnh: Therese Aldgard

alt 
Vần luật biến tấu là nguyên tắc bố cục các hoạ tiết lặp đi lặp lại có biến tấu (có thay đổi đột biến). Ảnh: Zahra Delavari 


alt 
Vần luật giao thoa hoặc còn gọi là vần luật đan xen là thủ pháp hoà trộn, đan xen các hệ vần luật. Ảnh: Allard One

Bố cục chủ đề trên “đường mạnh - điểm mạnh”
Trên các thể thức ảnh theo tỉ lệ 1:1 (ảnh vuông) hoặc 3:2 hoặc 4:3 (ảnh hình chữ nhật) luôn tồn tại 5 điểm ảnh có sức hút mãnh liệt với tâm lý thị giác của người xem. Một điểm nằm ở trọng tâm bức ảnh và bốn điểm còn lại là giao điểm của các trục tỉ lệ vàng với khung ảnh. Năm điểm này được gọi là 5 điểm mạnh (điểm nhấn). Các trục tỉ lệ vàng với khung ảnh được gọi là đường mạnh.

alt 
Bằng cách dùng option “rule of thirds” khi crop ảnh, Photoshop CS5 hỗ trợ hiển thị điểm trọng tâm và 2 cặp đường mạnh. Ảnh: Phan Hồ 

Bố cục đối xứng
Là kiểu bố cục kinh điển đặt chủ thể trên đường trung trực của ảnh, chia không gian ảnh ra thành hai phần đối xứng nhau. Áp dụng thể loại bố cục này “dễ mà khó” vì khi không gian ảnh chia làm đôi, ảnh đánh mất sự linh hoạt, hai phần ảnh chia đều nhau nên không có mảng chính phụ, khó tạo sức thu hút thẩm mỹ cho bức ảnh. Sự lôi cuốn tạo được cô đọng trong nội dung, ý nghĩa, giá trị thẩm mỹ của chủ đề. Sự thu hút thị giác ở thủ pháp này thường thoả hiệp với nghệ thuật bố cục.

alt
Bố cục đối xứng. Ảnh: Therese Aldgar



Nguyên tắc cân đối hai phần ba.
Cân đối không phải là đối xứng, tâm lý thị giác có thể phán đoán được “trọng lượng thị giác“. Một bức ảnh được gọi là cân đối khi phần “sắc nặng” và phần “sắc nhẹ” hoặc các thành phần trong chủ đề tỉ lệ vàng với nhau. 


alt 
Hai thành phần trong chủ đề (2 đứa bé) có chiều cao tỉ lệ vàng với nhau. Ảnh: Ario Wibisono 

Nguyên tắc bố cục này cơ bản dựa vào quy luật tạo hình từ “tỉ lệ vàng”. Từ trước công nguyên, các hoạ sĩ cổ đại đã khám phá ra rằng mọi kiến tạo tự nhiên cho là “cân đối” hoặc có tỉ lệ “đẹp” đều gắn liền với tỷ số 2/3. Trên cơ thể con người (vật tạo hoá đẹp nhất trong vũ trụ), mọi bộ phận đều tỉ lệ 2/3. Trục mắt nằm ở vị trí 2/3 so với khuôn mặt, chiều dài bàn tay tỉ lệ 2/3 so chiều dài từ khuỷu tay đến bàn tay, từ vai đến khuỷu tay tỉ lệ 2/3 so toàn bộ cánh tay, rốn (trọng tâm của cơ thể) nằm ở vị trí 2/3 so với chiều cao cơ thể... Chính vì quy luật tự nhiên như vậy mà “tỉ lệ vàng” đã gắn liền với “tâm lý thị giác thẩm mỹ” tự nhiên của con người.

alt 

Các mảng màu liên tục tỉ lệ vàng với nhau tạo nên sự hài hoà cân đối. Ảnh: Batikart 
 
 

Bố cục xiên (bố cục chéo góc).
Không phải để máy ảnh nghiêng gọi là bố cục theo đường xiên mà nó là nghệ thuật sắp xếp các thành tố hoạ tiết theo hướng từ “góc ảnh tới góc ảnh” theo quy luật đường xoáy phát triển Fibonacci. Theo đó, trọng tâm của bức ảnh sẽ ở một góc ảnh này và phát triển theo đường xiên tới góc ảnh kia. Đường chéo luôn là đường dài nhất, nhờ vậy nếu các hoạ tiết bố trí theo đường xiên thì nội dung và số lượng hoạ tiết sẽ được gia tăng.

alt
 
Bố cục xiên. Ảnh: Hardibudi

Bố cục tạo hình trong khung
Thủ pháp này nhằm cô đọng nội dung chụp, hạn chế được sự trống trải, dư thừa, nhờ đó hấp dẫn được tâm lý thị giác vào chủ đề.  Ngoài ra, khung hình còn mang giá trị ngữ cảnh, người xem có thể hình dung được bối cảnh hoặc địa điểm chụp, nhờ đó mà bức ảnh mang thêm thông tin.

alt 
Bố cục chủ đề trong khung. Ảnh: Chris
alt
Bố cục chủ đề trong khung. Ảnh: Phan Hồ

 Bố cục tạo hình trên đường dẫn, đường tựa.




 
Liên kết chủ thể với đường chuyển động hoặc tựa chủ thể vào đường dẫn không chỉ làm cho bố cục chặt chẽ hơn mà còn giúp chủ thể bật ra khỏi quy luật hai chiều của bức ảnh, nhờ đó mà bức ảnh sinh động, cuốn hút.

alt 
Dùng đường tựa để nhấn mạnh cho chủ đề. Ảnh: Piotr Krol 

alt 
Liên kết chủ đề với đường dẫn. Ảnh: Phan Hồ

Phá bố cục
“Cân đối là đẹp, nhưng hy sinh thế cân đối sẽ tìm được cái đẹp hơn”.
Phá bố cục không phải là không có bố cục, mà có bố cục rồi phá vỡ nó đi để tìm được cái đẹp hơn. “Nguyên tắc” này không phải là sự vô ý thức trong sắp xếp hoạ tiết mà nó là bản lĩnh của người nghệ sĩ phá vỡ thế cân đối hoặc các thể thức bố cục nhằm tạo thêm ấn tượng cho chủ thể.

alt 
Phá thế vần luật luật liên tục. Ảnh: Vincent Chung 

alt 
 Phá vỡ tỉ lệ cân đối cũng như điểm đặt chủ thể. Ảnh: Karina Marandjian

Bố cục không phải là giáo điều mà nó là nghệ thuật. Nghệ thuật bố cục tạo hình có từ rất lâu được xem như một thủ pháp căn bản của mỹ học nhằm lôi cuốn thị giác thẩm mỹ. Trong mọi tình huống, nhiếp ảnh luôn tồn tại một hoặc nhiều dạng bố cục, vận dụng thủ pháp bố cục sẽ giúp cho tác phẩm hoàn chỉnh và lôi cuốn người xem.



Phan Hồ biên soạn
Theo news.goonline.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.