Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012

KTS KENZO TANGE

KENZO TANGE

1. Đề tài luận án tiến sĩ năm 1959 “ Cấu trúc không gian trong một thành phố lớn”. Ông lý giải về một cấu trúc đô thị trên cơ sở những vận động lặp đi lặp lại của con người trong cuộc sống và trong công việc. “Plan for Tokyo 1960” là một sự trả lời cho vấn đề này, cho phép thiên nhiên và cấu trúc đô thị một sự tăng trưởng và phát triển. Kế hoạch đó lập tức gây được sự chú ý của toàn thế giới về những hình ảnh mới mẻ về sự tăng trưởng của đô thị vươn ra ngoài vịnh, sử dụng cầu, những hòn đảo nhân tạo, xe điện ngầm và bến đậu xe. Những dự án thiết kế và quy hoạch đô thị khác được bắt đầu vào năm 1967 cho khu Fiera ở Bologne, và một đô thị mở 60.000 dân ở Catania, Ý. Với tất cả những hoạt động đó tại Ý, không có gì ngạc nhiên là ông được Olivetli giữ lại để thiết kế Japanesen Headquater của họ.
2. Khi thiết kế nhà thờ lớn thánh Marry ông đã đi thăm quan một vài ví dụ về kiến trúc Gothic thời trung cổ. Sau những trải nghiệm về sự hùng vĩ, khát vọng hướng tới thiên đàng, và những không gian thần bí. Ông bắt đầu hình dung ra những không gian mới và muốn sáng tạo ra chúng trong hình thái của công nghệ hiện đại”. Trung tâm phát thanh và báo chí Yamanishi tại Kofu của Nhật Bản. Sử dụng nhiều những lý thuyết mới của Tange, những cầu thang nhà hình trụ thang máy, điều hoà, hệ thống thiết bị điện. Những không gian kết nối nhau như những toà nhà dọc theo phố. Khía cạnh quan trọng nhất là tiềm năng mở rộng. Những không gian mở giữa các tầng bây giờ đóng vai trò như những sân trời và vườn mái có thể được bao che khi cần.

3.Trong tất cả các dự án của mình, có một vấn đề mang tính định kỳ mà đã được động từ hoá rằng kiến trúc phải có một cái gì đó kêu gọi tới trái tim của con người, nhưng vì vậy các cấu trúc cơ bản, những không gian, những sự xuất hiện thì phải logic. Công việc sáng tạo được biểu thị trong thời đại của chúng ta như một sự tổng hợp giữa công nghệ và loài người. Vai trò của truyền thống chỉ như một chất xúc tác trong một phản ứng hoá học, nó không có trong kết quả cuối cùng. Truyền thống có thể tham gia chắc chắn trong một sự tạo thành. Nhưng nó không thể là sự sáng tạo chân chính.

4. Khi chuẩn bị cho một thiết kế ông hướng tới những hình dạng làm nâng lên “ triệu triệu con tim” mỗi chúng ta, dường như chúng nảy sinh từ một thế giới cổ xưa nào đó và lờ mờ nhớ ra rằng nó đã qua, và đó chính là hơi thở của ngày hôm nay. Ông nói rằng “ đã hơn 1/4 thế kỷ trước đây ông đã bắt đầu nói về sự truyền thông và thông tin trong xã hội hiện đại, tầm quan trọng của nó đã vượt qua sự quan trọng mà chúng ta đã đặt trên sự sản xuất. Năm 1970, cơn khủng hoảng năng lượng, những giá trị của chúng ta, ít nhất ở Nhật Bản, chuyển từ vật chất sang phi vật chất, thậm chí cả những tinh thần xem xét, những sự biến chuyển đó không phải xảy ra chỉ trong kiến trúc mà cả bên trong cuộc sống hằng ngày, những người hướng tới sự vô hình hơn nữa hữu hình – vật chất, với mạch hậu giảm của công nghiệp hoá, và sự phát triển của xã hội thông tin truyền thông”, sự hợp lý căn bản của thời kỳ trước biến đổi, chức năng của triết học, và những thứ mà người ta kêu gọi tới cảm xúc và cảm giác. Trong kiến trúc sự đòi hỏi không còn nằm trong một cấu trúc như cái hộp, những toà nhà phải có một cái gì đó nói nên cảm xúc của con người. Những đòi hỏi trên đã có một hiệu ứng trên tất cả mọi thiết kế, từ sự trình bày một ô cửa nhỏ tới cả một dãy phố. Chủ nghĩa hậu hiện đại nói chung thường được sử dụng để diễn tả khuynh hướng này. Tôi cảm thấy như vậy, tuy nhiên, nó nằm trong sự biểu hiện thực tế của nó. Chủ nghĩa hậu hiện đại không hơn chỉ là một sự pha trộn chiết trung giữa các phần tử thẩm mĩ, hiện đại hoặc cổ xưa, hoặc phương Đông hoặc phương Tây, mà đã đi đến ngõ cụt. Lòng tin của tôi đối với Post- mordenism là chưa tìm thấy, nhưng phải tìm thấy một cách đi ra khỏi ngõ cụt đó. Và từ đó tôi đi tìm một đầu mối, thậm chí rất nhỏ thôi, khả dĩ có thể rơi rụng trở lại một câu trả lời. Nhiệm vụ đó không dễ. tôi biết và ý thức được những sự biến đổi đang diễn ra trong những thiết kế của chính mình như một phần trong suy nghĩ của tôi về vấn đề này. Bộ chỉ huy Tokyo của trường đại học United Nations và tổ hợp văn phòng Tokyo, phản chiếu cách suy nghĩ này. Cả hai cách thể hiện có một sức mạnh cần thiết biểu hiện cho chủ nghĩa tượng trưng ( symbolism ) và có ý nghĩa rằng kiến trúc phải có một cái gì đó kêu gọi tới trái tim của con người. Tuy vậy, những cấu trúc cơ bản, những không gian phải xuất hiện logic. Những thiết kế áp đặt tiêu chuẩn một cách thuần tuý không thể kéo dài lâu. Sự xem xét nghiêm túc về kỹ thuật có một ý nghĩa quan trọng lớn tới kiến trúc và đô thị trong khía cạnh thông tin về xã hội. Sự phát triển của cái gọi là “ những toà nhà thông minh” là một hệ quả của tự nhiên và xã hội, ngày nay sự yêu cầu đã là một khu vực, một thành phố trở thành “ thông minh” giống như những toà nhà riêng lẻ, chúng ta rồi sẽ yêu cầu, chờ đợi, sự tiến bộ của hình thức bên ngoài công trình, được thực hiện như một phần của sự che đậy những chức năng bên trong.

5. Một khía cạnh khác của kiến trúc và các thành phố trong xã hội thông tin và truyền thông của chúng ta đó là mối quan hệ liên kiến trúc ( inter- architicture ). Trong xã hội công nghiệp, các giá trị được nhấn mạnh một cách mạnh mẽ, yêu cầu sự đa chức năng của những toà nhà riêng biệt, có nghĩa là một tư duy tối thiểu đưa lại những chức năng lớn bao gồm cả cấu trúc láng giềng bao quanh toà nhà. Tôi nghĩ rằng khó có thể xác định một trong cái nào quan trọng hơn, trong một xã hội đặt trên sự phát triển của truyền thông, những mối quan hệ xung quanh có lẽ xứng đáng hơn nhiều sự xem xét về sự đa chức năng của toà nhà riêng lẻ. Tôi tin tưởng sự phát triển của một kiểu kiến trúc sẽ phát triển thông qua sự nghiên cứu và làm việc trên 3 yếu tố mà tôi đã thảo luận: con người cảm xúc, và những yếu tố thuộc về cảm quan. Những phần tử thông minh mang tính kỹ thuật, những sự tập hợp cấu trúc xã hội của phần tử không gian. Theo tôi sự nghiên cứu hơn nữa giữa góc độ đó sẽ giúp chúng ta ra khỏi ngõ cụt hiện tại, lộ ra cho chúng thấy những toà nhà, những thành phố được yêu cầu bởi một hệ thống bao gồm các yếu tố mà tôi đã đề cập, là lúc chiến thắng chủ nghĩa triết trung sự hiện hữu của các hình thức kiến trúc chuyển tiếp. 6. Kenzo Tange giải thưởng Prizker năm 1987. Tôi nhận phần thưởng này với một sự khiêm tốn bởi vì bằng nhiều cách tôi vẫn còn đang tìm kiếm sự trả lời cho các toà nhà sẽ phục vụ tốt nhất bên trong cái mà tôi gọi là thông tin và sự truyền thông cho xã hội. Và thực sự thoả mãn nhìn nhận sự ghi nhận này của một ban giám khảo đặc biệt, đặc biệt trong không gian kiến trúc tuyệt vời này. Tôi có nghĩa trong không gian bởi Louis Kahn, người mà công việc của ông làm tôi say mê, cho đến khi ông chết đi, ông vẫn là một trong số những người bạn tâm phúc của tôi.
7. Sự nhận xét của Funkko Maki. Sau hơn 300 năm cô lập dưới Tkugawa Shogunate, Nhật Bản phát triển trên một quá trình đáng chú ý của sự hiện đại hoá với sự phục hồi Meiji. Quá trình này không biến đổi rõ ràng những khía cạnh của đất nước, nhưng là sự biến đổi sâu sắc trong tinh thần người Nhật. Cho đến khi cảm giác về quá khứ đã ẩn sâu trong khái niệm người Nhật hiện thời. Sự hiện đại hoá đem đến một thời đại mới. Ở đây và bây giờ trở nên nhuốm màu của sự tiên liệu cho tương lai. 120 năm trước được đánh dấu một sự thay đổi căn bản và liên tục, các kiến trúc sư Nhật Bản đã thử vẽ lên những biểu đồ tương lai theo cách riêng của mình. Kiến trúc sư đã cho một sự nhìn nhận có sức mạnh và đáng tin cậy nhất là Kenzo Tange, người Nhật của kỷ nguyên Meiji sớm. Phương Tây đã là tương lai được tạo ra một cách hiển nhiên, nhưng có không cơ hội cho Tange? Một năng lực đi đến kết tinh mà chính bản chất của tinh thần hiện đại đang hôn phối với tinh thần Nhật Bản một cách sâu sắc. Hai khía cạnh này đã được biểu thị trong những kiệt tác rất sớm như Trung Tâm Hoà Bình Hiroshima và văn phòng chính phủ Kagawa Pryectual. Phòng tập thể dục quốc gia cho Olimpic Tokyo (1964 ) là một sản phẩm lộng lẫy của công nghệ cấu trúc thế kỷ 20, cũng là một quan niệm chân chính già dặn về không gian, nó là một trong những điểm sáng trong buổi bình minh của kiến trúc hiện đại và đảm bảo một cách chắc chắn về danh tiếng của Tange. Vào những năm 20, Tange đã tích cức trên cả năm lục địa và đã thực thi nhiều dự án quan trọng. Bây giờ trong thập niên thứ 8 của mình, vẫn còn lại một sự kinh ngạc – là một trong những kiến trúc sư hiệu quả nhất trên thế giới. Năng lượng bí mật của Tange, tinh thần vững vàng trẻ trung luôn tin tưởng và hi vọng, ông luôn lưu tâm tới tương lai. 8. Tiểu sử và những công trình tiêu biểu. Sinh ra tại một thành phố nhỏ Imabari, thuộc hòn đảo Shekoku của Nhật Bản. Đoạt giải Prizker ở tuổi 74. Mặc dầu việc trở thành một kiến trúc sư nằm ngoài cả trong những giấc mơ hoang dã nhất của tuổi trẻ, chính là Le Corbusier ( người cha tinh thàn của kiến trúc sư thế kỷ 20 ) đã kích động tới tâm tưởng của ông để vào năm 1935 ( sinh năm 1913 ) ông trở thành sinh viên khoa kiến trúc trường đại học Tokyo. Năm 1940 ông trở thành giáo sư trợ giảng tại trường đại học Tokyo. Thời gian đó sinh viên của ông bao gồm Fumihiko Maki, Koji Kaniya, Arata Isozaky, và Taneo oky, những cái tên cùng với ông đã làm nên bộ mặt của kiến trúc Nhật Bản hiện đại, tư tưởng của họ là điều mà cả thế giới biết đến. Trong sự tích hợp cải tạo Hiroshima, công trình Peaupark có tính chất tượng trưng cho khát vọng vươn tới hoà bình của con người. Vào năm ông đoạt giải Prizker, ông đã bộc lộ những kế hoạch cho một tổ hợp một toà đại sảnh lớn mới cho Tokyo. Từ đó sự xây dựng được bắt đầu, một tổ hợp bao gồm một phòng hội đồng lớn, một trung tâm mua sắm, một công viên và một toà nhà tháp. Ông là giáo sư danh dự tại viện công nghệ Masrachuset, cũng như giảng viên tại Harvard, Yake, Princeeton, đại học washington, viện công nghệ Illinois, trường đại học Caliornia ở Berkeley, và những đại học ở Alabama và Torondo. Dự án duy nhất hoàn thành tại Mĩ là sự mở rộng nhà bảo tàng nghệ thuật Mineapolis, trước đó được thiết kế vào năm 1911 bởi Mc. Kim Mead và White theo trường phái tân cổ điển ( neo – classic ). Hoàn thành năm 1975, sự mở rộng gần gấp đôi 12.000 m2 . Với nhiều cánh đối xứng lớn. Ở Singapo một vài công trình chính được hoàn thành như: ngân hàng liên hiệp hải ngoại, toà nhà Nhật Bản, trung tâm viễn thông và khu công nghiệp Nayang. Tiếp đến khách sạn Akasake prince ở Tokyo đã trở thành một đỉnh cao quan trọng. Và những công trình khác như: trung tâm Sogitsu, tòa nhà Hana Mori, Higogo prefectural ruceseum history, cải tạo một phần Hiroshima peace memorial. Trường Tohin, Ehine pryfectural culture center và trụ sở mới của United nations university. Tange có một số phận hạnh phúc, ai là người trong 8 thập niên được kỷ niệm như một kiến trúc sư danh tiếng quốc tế. Cùng với một sự thực hành, ông còn là một nhà lý luận, một nhà lãnh đạo và là một giáo viên truyền cảm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.