Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

Sài gòn 1969: Đô thị hóa và ứng phó – một hồi ức cá nhân

8308190039_2e54519283_o
Bài viết của tác giả Michael Seltz vốn được đăng trên tạp chí Quy hoach của Hội Quy hoạch Hoa Kỳ năm tháng 9, 1970. Tác giả vốn tốt nghiệp ngành quy hoạch tại Viện Công nghệ Massachussett (MIT) và sau làm việc tại Cơ quan Phát triển Đô thị của bang New York trước bị gọi nhập ngũ đi chiến trường Việt Nam vào năm 1968. Tại Việt Nam, Seltz làm việc với tư cách là một quy hoạch sư trong Nhóm Hỗ trợ Dân sự, phụ tá cho thị trưởng thành phố Sài Gòn.
Bài viết được dịch bởi Phạm Ngọc Phương, kiến trúc sư tốt nghiệp tại Đại học Kiến trúc Hà Nội và là thạc sĩ Thiết kế Đô thị tại Đại học Oxford Brookes (Anh Quốc).
Ngay trong nội đô Sài Gòn, hàng ngàn người đang sống trong những khu vực không không hề được có dịch vụ cơ bản của thành phố. Nơi đây không được cấp nước sinh hoạt, điện, hệ thống thoát nước thải, đường không được trải nhựa, không có trường học và không có dịch vụ thu gom rác thải. Phần còn lại của thành phố, ngay cả những khu dân cư cao cấp hay những khu thương mại, cũng không được cấp điện ổn định hay hệ thống nước sạch và phải tự trang bị phương tiện giao thông cá nhân. Bài viết dưới đây nêu lên những nguyên nhân của thực trạng trên và bàn chi tiết về những lực cản hạn chế biện pháp của chính phủ (đương thời) trong việc đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của đô thành Sài Gòn.
Hình 2
Nguyên nhân
Những vấn đề nổi cộm của đô thị bắt nguồn trực tiếp từ hệ quả của làn sóng di cư trong lịch sử và những hoàn cảnh ngăn cản Sài Gòn mở rộng thành phố để đáp ứng gánh nặng tăng trưởng. Trong hai mươi năm vừa qua, nông dân di cư từ vùng quê lên thành phố không phải vì việc làm mà là vì  tìm chỗ trú tránh chiến tranh (1). Không phải do cơ khí hóa nông nghiệp đẩy nông dân ra khỏi đất quê, cũng không phải cơ hội việc làm kéo họ tới đô thị như bao lý do thông thường khác của việc di cư từ nông thôn lên thành phố. Nguyên nhân chính của làn sóng di cư này lại là do hệ quả của đấu tranh chính trị. Sơ tán ra khỏi hoặc vào trong thành phố vì chiến tranh không còn là chuyện bất thường kể từ giữa thế kỉ mười bảy, khi Sài Gòn ra đời và mới chỉ là một ngôi làng giữa rừng (2). Khi nước Pháp dành được quyền cai trị thuộc địa vào năm 1859, dân số Sài Gòn giảm đột ngột xuống còn dưới 8.000 người từ số dân 180.000 trong những năm đầu thế kỷ. Sau năm 1900, Sài Gòn tiếp nhận một làn sóng nhập cư ồ ạt từ Trung Quốc do một bộ phận lớn người Hoa chạy trốn khỏi cuộc chiến tranh Trung – Nhật (3). Trong thế chiến thứ hai, khi quân đội Nhật chiếm đóng Sài Gòn, rất nhiều người phải bỏ thành phố sơ tán về nông thôn. Tới khi chiến tranh tăng cường và quân đội Pháp quay trở lại, dân cư lại ồ ạt chuyển ngược về thành phố vì nông thôn không còn an toàn nữa. Năm 1954, khi đất nước chia cắt, Sài Gòn lại đón nhận thêm một làn sóng di cư, ước tính khoảng gần một triệu người, tới định cư ở vùng ngoại ô thành phố. Trong những năm gần đây, đặc biệt là trong dịp Tết Mậu Thân 1968, hàng ngàn người đã bị cuộc chiến liên qua đến nước Mỹ đẩy ra khỏi nhà và phải di chuyển sang khu vực khác do nhiều nơi của thành phố bị tấn công và tàn phá.
Dù thành phố đang đối mặt với sự tăng trưởng mạnh về dân số như vậy, Sài Gòn lại bị kìm hãm về diện tích và không gian do gặp nhiều cản trở trong những điều kiện vật chất, kinh tế và chính trị (Xem hình 1). Những cánh trồng lúa lại là vùng đất tâm điểm của chiến tranh và thiếu thốn cơ sở hạ tầng là siết chặt thành phố ở ba trong năm mặt. Về phía Bắc, tỉnh Gia Định, căn cứ không quân khổng lồ tại Tân Sơn nhất chặn hướng thứ tư. Cuối cùng, đất đai dưới sự quản lý của quân đội Việt Nam (Cộng Hòa) hiện nằm ngoài ranh giới cho phép phát triển đô thị.
Tuy nhiên những rào cản trên không làm cho Sài Gòn tránh khỏi tình trạng chen chúc đến nghẹt thở vì dân số vẫn tăng mạnh do làn sóng nhập cư vẫn ồ ạt và tỉ lệ tăng tự nhiên không có số liệu giám sát. Hậu quả là mật độ dân số đã lên tới 600 người trên một mẫu đất  (khoảng gần 1.500 người/ ha). Mặc dù đây không phải là điều bất thường với một thành phố châu Á, nhưng mật độ này cao gấp 5 lần so với Harlem[3] và Sài Gòn không hề có nhà hai hay ba tầng (4). Nhà tạm lợp mái tôn chen vào sân những ngôi biệt thự cổ mái ngói đỏ của Pháp. Không gian ở hiếm hoi đến mức không còn ai xa lạ với cảnh những hộ gia đình phải sống chung trong không gian sáu-phút-vuông (tương đương 3.3 m2), nền gỗ tạm và mái cũng lợp tạm bằng miếng chăn choàng bằng cao su hay tấm vải lấy từ mảnh dù khẩn cấp bị bỏ rơi của quân Mỹ. Trong không gian sống chật hẹp ấy, đường phố trở thành nhà tắm và lề đường trở thành nhà bếp và cũng là nơi người ta kiếm kế sinh nhai, ví dụ như những tiệm sửa xe đạp. Một chiếc ô tô quên đóng cửa sẽ trở thành nơi ngủ tạm cho những người lạ trong đêm.
Đại lộ Hàm Nghi sau một cơn mưa. Ảnh của Brian Wickham
Đại lộ Hàm Nghi sau một cơn mưa. Ảnh của Brian Wickham
Ứng phó
Từ năm 1963 trong chế độ Ngô Đình Diệm (Đệ nhất Cộng Hòa), các nhà quy hoạch đã nhận ra rằng phải có các bước làm cụ thể để giải quyết tình trạng sống quá chen chúc. Một nhà quy hoạch đã đề xuất phương án di dời khu Chợ Trung tâm và các tòa nhà thuộc chính phủ, kể cả dinh tổng thống ra khỏi khu vực trung tâm để tránh tình trạng giá đất tăng dần từ ngoại ô vào trung tâm theo hình xoắn ốc. Giá đất càng vào trung tâm càng tăng làm giảm tính khả thi của việc tái phát triển khu ổ chuột (5). Phương án di dời ấy không bao giờ được thực hiện và giá một mét vuông đất trong khu chợ trung tâm đã tăng vọt lên tới 60.000 đồng bạc Đông Dương (khoảng 600 USD) trong năm 1969 (6).
Chính phủ thời đó luôn bận tâm tới những vấn đề an ninh, nhiều tới mức an ninh trở thành nhân tố căn bản cho bất kỳ phương án quy hoạch (kế hoạch) nào. Vì vậy, vào thời Ngô Đình Diệm (Đệ nhất Cộng Hòa) các nhà quy hoạch đã thu thập thông tin về các loại đường trong thành phố phân loại theo khả năng tiếp cận của từng loại phương tiện như đường xe hơi, xe đạp hay bộ hành. Xe có thể truy đuổi nghi phạm trong khoảng bao xa? Họ biên soạn bản đồ hiển thị chiều cao của các tòa địa ốc. Dinh tổng thống có thể bị phóng hỏa từ chỗ nào? Chính sách giao thông vận tải khuyến khích những phương tiện giao thông lớn để giảm thiểu số lượng Honda hiện không kiểm soát được và cũng không tiên đoán được. Để đơn giản hóa thông tin liên lạc qua các chuỗi lệnh (từ trung ương) tới mỗi hộ dân, thành phố được chia thành hệ thống phân cấp theo khu vực (khu phố, tiểu khu và các nhóm gia đình) (7).
Các nhà quy hoạch cũng đã thu thập rất nhiều tài liệu hữu ích về Sài Gòn như: tên chủ sở hữu nhà ở; tên người cư ngụ; số người trong gia đình; nghề nghiệp; loại nhà (nhiều tầng, xây gạch và mái ngói hay dựng gỗ và lợp mái tôn); thông tin sử dụng đất phân loại theo chủ sở hữu (chính quyền, thành phố, ngoại quốc hay tư nhân); mật độ dân số; và địa chỉ trường học, nhà thờ, chùa chiền, đền quán, không gian công cộng ngoài trời và các khu chợ bán hàng đặc biệt theo nhu cầu như sữa đóng hộp hay hàng hóa PX (8). Sau cuộc đảo chính năm 1963, các biểu đồ và bản đồ đã bị phá hủy. Cho tới nay (1969) chúng vẫn chưa được làm lại.
Đường Trần Hưng Đạo. Ảnh của Brian Wickham.
Đường Trần Hưng Đạo. Ảnh của Brian Wickham.
Vì vậy, yếu điểm của quy hoạch thành phố hiện nay (1969) chính là ở chỗ thiếu thông tin. Ước tính dân số thành phố không phải là một con số xác thực. Theo số liệu của Bộ Nội Vụ và Viện Thống Kê Quốc Gia, dân số năm 1968 là 1.750.606 người. Số liệu này dựa trên số người có thẻ căn cước. Tuy nhiên mỗi khi thành phố có hỏa hoạn thì lại phát hiện thêm nhiều người không có thẻ căn cước. Điều này cho thấy con số hơn 1,7 triệu người trên là không thực tế. Không hề có nghiên cứu hoạt động kinh tế cơ bản để có thể trả lời được những câu hỏi đang treo lơ lửng về thông tin chồng chéo về ngành nghề và lao động; hoặc ngay những câu hỏi chính sách đơn giản cũng chưa có câu trả lời ví dụ như mức độ phụ thuộc vào quân đội Mỹ và cơ sở dân sự cho việc làm. Không hề có phân tích ở cấp đôn khu dân cư trong chính quyền thành phố hay quốc gia để thấy được điều kiện của nhà ở hay cơ sở vật chất cho cộng đồng. Rất ít bản đồ tốt về thông tin thuế. Không hề có chương trình (sử dụng) tài chính và thông tin sử dụng đất mới đang ở giai đoạn khởi đầu. Và tệ hơn, khả năng thu thập thông tin khả dĩ hơn là rất nhỏ trong thời gian tới vì chiến tranh và chính sách cắt giảm khắt khe đã trói buộc Nha Tái Thiết và Quy Hoạch Thị Thôn – bộ phận trong Chính Phủ Việt Nam phải chịu trách nhiệm quy hoạch cho tất cả 52 thành thị của miền Nam Việt Nam.
Ngay cả khi có thông tin đầy đủ, quy hoạch Sài Gòn vẫn là nhiệm vụ bất khả thi. Một nhà quy hoạch, đã từng làm việc trong chính phủ Ngô Đình Diệm, nói với tôi rằng ông không thể làm việc độc lập như bác sỹ hay luật sư. Ông cần hợp tác với nhiều nhóm trong thành phố. Nhưng việc hợp tác đó ngày nay (1969) không hề tồn tại ở Sài Gòn. Mặc dù Chính phủ Việt Nam là một chế độ độc tài quân sự, nhưng những trung tâm quyền lực trong guồng máy hành chính không chịu nhường bước cho nỗ lực phối hợp liên ngành. Ví dụ điện năng là do một công ty tư nhân cung cấp; công ty này là một cá thể độc lập trong Bộ Công Chính, Truyền Thông và Giao thông vận tải Quốc gia. Công ty cấp nước Sài Gòn (cũng như Đà Nẵng) cũng là cơ quan độc lập trong Bộ nói trên.
Người ta thường nói về nỗi lo sợ của người Việt Nam về sự thống nhất rất nhiều cơ quan riêng rẽ và tập trung quyền lực vì các cá nhân nắm quyền có thể kiếm được rất nhiều tiền bằng việc ăn đút lót. Dù điều này có thật hay không thì ở một quốc gia nghèo, làm việc trong chính quyền cũng là một cách kiếm tiền nuôi sống gia đình. Những gì có thể bị coi là tệ tham nhũng từ một góc nhìn thì lại được coi là sự trung thành hay sự cần thiết từ một góc nhìn khác vì Việt Nam không hề có phúc lợi chống nghèo đói. Người Việt Nam cho rằng chẳng có gì là xấu nếu đi ăn cắp của người giàu (hoặc người Mỹ hay Trung Quốc). Vì thế, nhà ở được ưu tiên trước hết cho quan chức. Trước khi trường học mới khai giảng, những gia đình quan chức sẽ nhận được thư mời để ghi danh cho con đi học (9). Cảnh sát nhận tiền từ công đoàn tài xế taxi để lờ đi việc xe taxi chở quá số người qui định (10). Nhiều lần nợ thuế được xóa bằng cách đút lót chút tiền cho nhân viên thu thuế (11). Bất chấp những nỗ lực ngăn chặn của Mỹ, những phần quà mua bằng số tiền trích từ quỹ của Mỹ, lẽ ra dùng để tặng người nghèo trong dịp lễ công cộng, thì lại được mang tới tặng con em quan chức (12).
Một thực tế rằng thành phố Sài Gòn không hề được vận hành độc lập là một yếu điểm nữa thêm vào những sự thiếu hụt thông tin quy hoạch, nạn tham nhũng và phân tán quyền lực trong bộ máy hành chính của Việt Nam. Trên thực tế thị trưởng chỉ là một viên chức nhỏ trong chính quyền Việt Nam, báo cáo công việc trực tiếp lên tư lệnh quân khu. Bộ tài chính vừa kiểm soát ngân sách của thị trưởng vừa lưu giữ sổ thu chi, đây là nguyên nhân của sư chậm trễ trong việc thanh toán cho các chủ nợ. Các bộ ngành của chính phủ quốc gia kiểm soát các chức năng quan trọng của chính quyền thành phố, ví dụ như giáo dục bậc trung học cơ sở và công chính. Đôi khi người ta cho rằng những bộ ngành này cố giữ các dự án thành phố để cuối năm giữ lại một khoản ngân sách trong hầu bao, vốn có thể sẽ lại bị bộ ngành khác trưng dụng (13). Thành phố không nhận được khoản tiền nào từ chính phủ ngoại trừ trường hợp thỉnh thoảng cần chi tiêu cho những mục đích đặc biệt. Chính quyền thành phố vẫn bị chính phủ quốc gia đánh thuế để trả các khoản chi phí cho cảnh sát ở Sài Gòn.
Thiếu vốn, vì thế, đã thêm một lực cản kìm chế nỗ lực của thành phố trong việc đối mặt với những vấn đề đô thị hóa. Năm 1969, ngân sách thành phố chỉ có vỏn vẹn 13 triệu dollar Mỹ nhưng phải chi trả tất cả cho giáo dục tiểu học, y tế công cộng, vệ sinh môi trường và một số dịch vụ khác. Thêm vào đó, khoảng ba phần tư ngân sách quốc gia được sử dụng cho mục đich quân sự (theo phân tích của một nhóm phát triển chung Mỹ – Việt).
Không có hy vọng một sớm một chiều về khả năng gây thêm quỹ cho ngân sách. Dù là những người sở hữu đất đai lâu đời – nạn nhân thực sự của công cuộc cải cách ruộng đất hay những kẻ “nhảy dù” trên những mảnh đất có giá trị đều từ chối nộp thuế. Trước khi thành phố có thể tăng các nguồn thu thuế, bản đồ nhà đất phải được hoàn thiện lại. Hiện tại, nó chỉ dựa vào mã số thuế trên giấy phép kinh doanh hay “giấy đăng ký”, một dạng mã thuế tương đối dễ quản lý nhưng lại chỉ có thể dùng trong phạm vi hẹp vì nó chỉ ảnh hưởng chủ yếu tới các thương gia. Hệ thống pháp luật, mặc dù được hoàn thành đã lâu trong cơ quan lập pháp từ thời Pháp thuộc, lại có quá nhiều thiếu sót nên không thể hợp thức thành chính sách để thực thi nghiêm chỉnh.
Đường Lý Thái Tổ, Quận 10. Ảnh của  John Rellis.
Đường Lý Thái Tổ, Quận 10. Ảnh của John Rellis.
Hậu quả là trong khi đô thị hóa tăng, dịch vụ/cơ sở hạ tầng của thành phố lại giảm và vai trò của công chính lại càng thiếu vắng trong việc cung cấp những gì dân cần từ thành phố hay chính phủ. Báo cáo của Bộ Giáo dục cho thấy chỉ có 69% số dân trong độ tuổi đi học ở Sài Gòn đến trường, trong số đó 57% học trường công. Tại những trường này, tỉ lệ học sinh – giáo viên là 67:1, lớp chia 2-3 ca học, và hai phần ba số giáo viên thiếu bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (14). Ở Sài Gòn, thời gian từ lúc sở cứu hỏa xử lý một cuộc báo cháy là 30 phút tới 1 giờ đồng hồ. Khi xe cứu hỏa tới được điểm hỏa hoạn, máy bơm chỉ bơm được 100 tới 200 gallon (400 – 700 lít) nước mỗi phút so với 1000 tới 3000 gallon/phút ở Mỹ (15). Hệ thống giao thông công cộng xuống cấp và bị bỏ hoang. Người dân buộc phải sử dụng mạng lưới mini-bus tư nhân hay còn gọi là xe lam ba bánh (tri-Lambrettas). Mỗi xe chỉ có thể chở được 8 tới 10 khách và mạng xe lam này phục vụ toàn bộ thành phố trên hơn 50 tuyến đường.
Sản phẩm cuối cùng của sự suy giảm công chánh chính là sợi dây liên hệ nhân dân với chính phủ chỉ xoay quanh vấn đề an ninh và nỗi lo sợ thường trực của người dân khi bị lính vũ trang đe dọa căn vặn hay lục soát thẻ căn cước trên đường.
Cũng nên bàn thêm về những liên đới (có thể xem là hiển nhiên) của Hoa Kỳ đã tác động như thế nào đến sự suy giảm dịch vụ thành phố ở Sài Gòn. Tuy nhiên, yếu tố góp phần vào sự thiếu hiệu quả của chính phủ Việt nam mà Mỹ đã làm lại khó có thể định lượng sau bao nhầm lẫn về mục tiêu – xin viện trợ nước ngoài, các trận chiến lớn nhỏ trong chiến tranh hay đạt được tầm ảnh hưởng chính trị trong nội bộ Hoa Kỳ.
Người Việt Nam thường nói rằng “ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật”. Từ những gì tôi chứng kiến, những gì Hoa Kỳ làm còn quá ít ỏi trong việc giúp Việt Nam vượt qua những khó khăn từ tàn tích thuộc địa và đạt được khả năng tự vận hành độc lập. Nói rằng ít ỏi là bởi vì những nhà cố vấn Mỹ luôn có sẵn vật chất và nhân lực, nhưng họ lại thiên về đưa ra những lời khuyên, hơn là việc làm thực tế. Thêm nữa, mỗi bậc trong bộ máy hành chính đều có đối tác từ phía Mỹ, những đối tác này lại có xu hướng tăng thêm hố sâu rạn nứt trong chính phủ Việt Nam chứ không giúp việc gắn liền những chia rẽ. Tuy nhiên khía Mỹ đóng góp vào sự sụp đổ (thiệt hại do chiến tranh, thế hệ tị nạn hay thường xuyên vắng mặt) hoặc giúp giảm bớt khó khăn (bằng việc làm đường, cung cấp việc làm, trả tiền cho dịch vụ thu gom rác thải) lại là một chuyện khác, vượt quá khuôn khổ bài viết này.
Một tuyến đương bị ngập sau mưa vào năm 1967. Ảnh của Donald Jellema.
Một tuyến đương bị ngập sau mưa vào năm 1967. Ảnh của Donald Jellema.
Kết luận
Cho dù là lý do gì đi chăng nữa, bức tranh minh họa cuộc sống hiện tại (1969) của người dân Sài Gòn khá ảm đảm. Sự tăng trưởng không kiểm soát nhưng lại bị kìm hãm dẫn tới tình cảnh sống chen chúc, cùng với sự yếu kém trong phản ứng của chính phủ do thiếu hụt thông tin, phân tán quyền lực, thiếu ngân sách kèm với nạn tham nhũng và chính sách chỉ xoay quanh vấn đề an ninh. Không một cơ quan công chính nào tỏ ra nỗ lực nghiên cứu hay đề ra chiến lược đối đầu với quá trình đô thị hóa. Chắc hẳn dần dần người dân sẽ phải chấp nhận sự suy sụp (của chất lượng sống) như là cách sống ở một thành phố lớn.
Chú thích:
  1. Một điều kiện đươc báo cáo là đã tác động đến Rome trong thế chiến thứ hai
  2. Dữ liệu trong tài liệu bản dịch của Tổng cục Tái thiết và Quy hoạch đô thị quốc gia của chính phủ Việt Nam
  3. Số người Hoa hiện nay đã chiếm khoảng ¼ dân số thành phố
  4. Số liệu thống kê cung cấp từ Robert Mott, Chi nhánh chính phủ tại địa phương, phòng công chính, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Việt Nam, từ Bộ Nội Vụ, Tổng cục địa chính và Viện thống kê quốc gia
  5. N. Khương, chi nhánh cải cách ruộng đất, cơ quan công chính, USAID, trước đây là một nhà quy hoạch trong chính phủ Việt Nam.
  6. Joseph Marlow, nghiên cứu giao thông Sài Gòn, 1969. Giá trị bất động sản khó định giá vì giao dịch bị đánh thuế nặngđã lèo lái thực tin ngầm.
  7. Không giống như Mỹ, ranh giới thường được lập trên những điều kiện làm cho sự phản hồi trở nên dễ dàng hơn.
  8. Tổng cục địa chính
  9. Thông tin tổng kết sau cuộc họp nhóm giữa thành phố và ban cố vấn, Nhóm hỗ trợ dân sự Sài Gòn
  10. Quan chức của Liên đoàn lao động Việt Nam thực hiện yêu cầu bồi thường, hội thoại cá nhân
  11. Trích dẫn theo lời cố vấn thuế trung ương USAID cho ban giám đốc tổng cục thuế
  12. Buổi họp nhân sự trong nhóm hỗ trợ dân sự Sài Gòn
  13. Robert M. Hoisington, cố vấn công chính, Nhóm hỗ trợ dân sự Sài Gòn, hội thoại cá nhân
  14. A. Cruz-Gonzales, Nhóm hỗ trợ dân sự Sài Gòn
  15. John Burnham, nhóm hỗ trợ dân sự Sài Gòn, cố vấn tạm thời mượn từ sở cứu hỏa Los Angeles

[3] Một khu vực tại trung tâm thành phố New York.
http://dothivietnam.org/2013/03/25/sai-gon-1969/

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

QUY HOẠCH VÀ KIẾN TRÚC DALAT

DALAT DIA CHI-QUY HOẠCH VÀ KIẾN TRÚC

PHẦN THỨ TƯ: VĂN HÓA XÃ HỘI  
CHƯƠNG II: QUY HOẠCH VÀ KIẾN TRÚC.
 QUY HOẠCH
 1. QUY HOẠCH QUA CÁC THỜI KỲ  
1.1 Thời kỳ trước năm 1945.
 1.1.1 Chương trình xây dựng đầu tiên. Khi còn ở Hà Nội, Toàn quyền Paul Doumer đã cho thiết lập một “Chương trình xây dựng đầu tiên cho Đà Lạt” với chức năng:
 - Đà Lạt sẽ trở thành nơi nghỉ dưỡng cho những kiều dân và công chức với đường giao thông thuận lợi và dễ dàng.
- Đà Lạt là một trung tâm hành chính và doanh trại quân đội quan trọng, sẽ quy tụ một phần quân đội dự bị để được huấn luyện có đầy đủ sức khỏe, phòng khi cần đến.
 Theo chương trình này, Đà Lạt sẽ là một thành phố hoàn chỉnh với đầy đủ các công trình kiến trúc, các trụ sở hành chính, các trường học, doanh trại quân đội,…
 Những đường nét ban đầu của thành phố tương lai đã được vạch ra dựa theo những con đường mòn có sẵn của người dân tộc ở trong vùng.



Bố cục chính của thành phố được sắp xếp dọc theo bờ phía nam suối Cam Ly trong vùng cao nguyên rộng lớn với cao độ trung bình 1500m.
 Vùng phía bắc suối Cam Ly được dành cho doanh trại quân đội. Đã có bản đồ cụ thể bố trí các công trình: dinh Toàn quyền, toà công sứ, khu công chính, đồn cảnh sát, bệnh viện, nhà ở công chức, khu giải trí, trường học, doanh trại quân đội. Nguồn nước được dự trù cho 10.000 dân (tương lai lên đến 40.000 dân), được lọc bằng phương pháp ozon. Điện được cung cấp từ một nhà máy thủy điện công suất 2.760 mã lực ở vùng thác Ankroët.
 Năm 1902, Toàn quyền Paul Doumer thuyên chuyển về Pháp, tất cả các chương trình phát triển bị đình trệ, lãng quên và kinh phí bị cắt. Những công trình xây dựng tại Đà Lạt bị ngưng lại, chỉ còn mươi căn nhà gỗ nghèo nàn, đơn sơ. Thời gian này kéo dài khoảng hơn 10 năm.
 1.1.2 Đồ án quy hoạch đầu tiên (1906.
 Năm 1906, ông Paul Champoudry - Thị trưởng Đà Lạt - đã thiết lập một họa đồ tổng quát cho Đà Lạt kèm theo Dự án chỉnh trang và phân lô cho thành phố trong tương lai. Do ông Champoudry đã có ít nhiều kinh nghiệm về vấn đề đô thị (ông đã từng là Chủ tịch Hội đồng thành phố Paris), nên đồ án thiết lập đã phân định được quy mô diện tích, ranh giới giữa những khu đất có chức năng khác nhau và ấn định vị trí cho các công trình tương lai.

 Đây là một áp dụng của phương pháp quy hoạch “Zonning” (quy hoạch phân khu chức năng) rất hiện đại lúc bấy giờ, theo đó thành phố tương lai được bố trí thành các khu chức năng như sau: - Trại lính nằm ở phía bắc cao nguyên, hữu ngạn suối Cam Ly. Thành phố tương lai nằm ở phía nam, tả ngạn suối Cam Ly, nơi có nhiều ngọn đồi nối tiếp nhau, tương đối cao ráo, cho phép dễ dàng xây dựng các công trình cần thiết của đô thị. - Trung tâm dịch vụ công cộng và hành chính hợp thành một khu để thuận tiện phục vụ, bảo đảm an ninh, đồng thời dễ tạo dựng bộ mặt đô thị khang trang. - Trung tâm thương mại được thiết lập gần chợ và gần trung tâm thành phố. Trong vùng này còn có khách sạn và khu giải trí (casino). - Nhà ga được dự trù không xa vị trí hiện nay và gần đó có trụ sở bưu điện và các công trình phục vụ đô thị khác. - Đường sá được thiết kế với bề rộng 20m cho đường chính, 16m cho đường hạng hai và 12m cho các nhánh đường phụ. Một phần lớn đồ án này đã được thực hiện và hình thành hệ thống khung sườn chính cho thành phố hiện nay. Tuy nhiên chưa có những quy định có tính pháp lý bắt buộc để hướng dẫn cho sự phát triển thành phố. Từ những năm 20 của thế kỷ XX, thực dân Pháp tăng cường mở rộng khai thác thuộc địa trên quy mô lớn với mục đích nhanh chóng ổn định và phát triển kinh tế ở chính quốc bị kiệt quệ nặng sau chiến tranh. Người Pháp sang Đông Dương nhiều hơn và mở rộng các hoạt động kinh tế. Người ta không dừng lại ở những vị trí từng công trình, mà đã bắt đầu ý thức phải nghiên cứu tổng thể các công trình, kể cả thiết kế các đồ án mở rộng trong tương lai của các đô thị cùng với việc áp dụng những nguyên tắc thiết kế đô thị hiện đại thịnh hành trên thế giới. Trước sự chuyển biến này, bản sơ phác của ông Champoudry có lẽ đã không còn phù hợp nữa. Toàn quyền Đông Dương nhận thấy cần phải có một “Chương trình chỉnh trang tổng quát” cho Đà Lạt để quản lý, điều hành việc phát triển xây dựng thành phố một cách hợp lý và thẩm mỹ.


 1.1.3 Đồ án quy hoạch Hébrard (1923).
 Năm 1921, Toàn quyền Maurice Long đã giao trách nhiệm cho kiến trúc sư Ernest Hébrard thiết lập đồ án với nhiệm vụ thiết kế: Phát triển Đà Lạt từ một nơi nghỉ dưỡng thành một thủ đô hành chính Đông Dương khi cần thiết, bao gồm các công sở của chánh quyền trung ương, ngoài ra còn phải đáp ứng đủ các nhu cầu của việc thiết lập các doanh trại quân đội.
 Sau hai năm nghiên cứu, đến năm 1923, KTS Hébrard hoàn tất công tác, đồ án được Toàn quyền phê duyệt và ban hành áp dụng vào tháng 8-1923. Theo đó, Đà Lạt sẽ là một thành phố nghỉ mát trên cao (station d’altitude) kiểu mẫu; thành phố được thiết kế theo quan điểm của các nguyên tắc về “Quy hoạch thành phố vườn“ và “Quy hoạch thuộc địa”. Lần đầu tiên các vấn đề phức tạp để phát triển đô thị Đà Lạt đã được đặt ra, được nghiên cứu một cách tổng hợp và nhiều giải pháp có ý nghĩa trong định hướng phát triển thành phố đã được đề xuất. Vấn đề bảo vệ, tôn tạo cảnh quan và bố cục không gian mỹ cảm cho thành phố được tác giả quan tâm đặc biệt. Ý tưởng chính xuyên suốt là: Xây dựng cho được một “thành phố trong cây cỏ và cỏ cây trong thành phố”, một thành phố sinh thái không có ống khói của ngành công nghiệp.

 Trên một vùng thiên nhiên rộng lớn của cao nguyên Lang Biang, thành phố được bố trí, sắp đặt trong một phạm vi có diện tích vừa phải khoảng 30.000 ha (bề ngang 7km theo hướng đông - tây, bề sâu 4,3 km theo hướng bắc - nam). Đây là một diện tích hợp lý cho một thành phố vườn với quy mô dân số từ 30.000 đến 50.000 dân (lúc đó dân số Đà Lạt khoảng 1.500 người). Việc cho phép xây dựng chỉ gói gọn trong ranh giới này. Ngoài phạm vi của thành phố là cảnh quan của đồi núi và rừng thiên nhiên được giữ gìn như lúc ban sơ với con đường vòng Lâm Viên vừa là đường giới hạn vừa là đường giao thông phục vụ nhu cầu du lịch, ngoạn cảnh và săn bắn, không được phép làm nhà ở.
 Nét nổi bật của đồ án là cách giải quyết vấn đề tạo dựng cảnh quan cho thành phố nghỉ dưỡng du lịch. Dòng suối tự nhiên Cam Ly được tôn tạo tích cực để trở thành một trục cảnh quan trung tâm hấp dẫn cho thành phố, với hệ thống các hồ cảnh nhân tạo lớn nhỏ, uyển chuyển theo địa hình, có các tuyến đường dạo bao quanh, men theo sườn dốc, nối kết liên lạc với nhau theo sơ đồ hình mạng nhện. Bố cục chính của thành phố nghỉ mát và thủ đô tương lai được tổ chức quanh trục cảnh quan này, mỗi hồ là một trung tâm cảnh quan của các công trình trong một phân khu chức năng. Nối với quốc lộ là trục đường xương sống của thành phố kéo dài từ nhà ga xe lửa đến thác Cam Ly, dựa theo đường đỉnh của địa hình khu vực (đường Hùng Vương, Trần Hưng Đạo, Trần Phú, Hoàng Văn Thụ,… ngày nay). Tầm nhìn từ trục đường này lướt qua hồ Xuân Hương, đồi Cù, rừng dự trữ thiên nhiên,... hướng về phía núi Lang Biang ở cuối chân trời đặc biệt rất sinh động và ấn tượng. Trung tâm công cộng của thành phố được ưu tiên bố trí trên một đoạn của trục lộ này gồm có trung tâm hành chính địa phương với các công trình sắp xếp xung quanh một quảng trường công cộng: toà thị sảnh, ngân khố, bưu điện, cảnh sát, công chánh,… Ngoài ra còn có nhà thờ, trường học, thư viện, khách sạn hạng 2, khu thương mại người Âu, văn phòng du lịch,… Xa hơn về phía tây nam, trên ngọn đồi cao là dinh Toàn quyền, Cao ủy phủ và cạnh đó là Viện điều dưỡng (khu Dinh 3).
 Khu vực phân lô biệt thự cho người Pháp được bố trí phía nam suối Cam Ly (đường Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Cô Giang, Phan Chu Trinh, Hoàng Văn Thụ, Huyền Trân Công Chúa ngày nay) được phân lô thành 3 hạng: - Hạng 1: từ 2.000m2 đến 2.500m2. - Hạng 2: từ 1.000m2 đến 1.200m2. - Hạng 3: từ 500m2 đến 600m2. Khu vực dân cư dành cho người Việt Nam được bố trí một số về phía đông khu trung tâm và phần lớn được bố trí tập trung ở các khu vực có dòng chảy tự nhiên thuộc hạ lưu hồ (giới hạn bởi đường phân thủy qua đồi dinh thị trưởng đổ về suối Phan Đình Phùng) gồm có: chợ, trường học, bệnh viện, chùa, công viên, lò sát sinh, các khu nhà phố thương mại, các khu nhà ở,… Khu dân cư này được dự trù với nhiều nhà biệt lập với luật lệ hạn chế những dãy nhà liền căn, loại nhà chỉ được cho phép xây cất trong khu thương mại (phân khu chức năng rõ rệt). Về công trình kỹ thuật, đường xe lửa và nhà ga được bố trí gần lối vào của quốc lộ 20B, cạnh đó là khu vực dự kiến dành cho khách sạn, kho hàng, khu tiểu công nghệ và công xưởng. Các giải pháp về cấp nước, cấp điện, thoát nước, xử lý rác, nghĩa địa, lò sát sinh,… cũng được đề ra sao cho phù hợp với quy mô của thành phố. Lộ giới và khoảng cách bắt buộc từ ranh giới đất đến công trình (khoảng lùi) đã được quy định cho từng cấp hạng đường. Luật lệ xây dựng trong nội thị Đà Lạt được áp dụng chặt chẽ với các quy định về sử dụng đường và quy định về xây cất công trình. Sau gần 10 năm áp dụng, tình hình có nhiều biến đổi, cuộc khủng hoảng năm 1933-1935 xảy ra, tình hình kinh tế tài chính khó khăn khiến người ta phải xem xét lại giá trị áp dụng của đồ án Hébrard. Những vấn đề mới được đặt ra: Vì lý do kinh tế, việc thực hiện đồ án rất tốn kém (chủ yếu là hệ thống cảnh quan chuỗi hồ). Nét đẹp cảnh quan từ tầm nhìn toàn cảnh bị đe dọa bởi ý định phân lô xây dựng biệt thự ven Hồ Lớn ở trung tâm (phía trên một phần đồi Cù hiện nay). Cần có một đồ án chỉnh trang mới, chính xác, cụ thể hơn, kèm theo những quy định có hiệu lực pháp lý để hướng dẫn mọi công tác xây dựng, nhất là những sáng kiến tư nhân khi họ có yêu cầu xây dựng công trình, nhà cửa.
1.1.4 Đồ án quy hoạch Pineau (1933)
 Vào năm 1933, kiến trúc sư Louis Georges Pineau (1898 - 1987) trình bày một nghiên cứu mới về “Chỉnh trang thành phố Đà Lạt” có quan niệm thực tế hơn Hébrard: Trước mắt Đà Lạt chưa là thủ đô hành chính hay là thủ đô nghỉ hè của Đông Dương, chương trình phát triển đựợc giới hạn lại, chỉ chỉnh trang một nơi nghỉ dưỡng với mức phát triển tương đối vừa phải. Những nguyên tắc định hướng cho nghiên cứu này là vấn đề bảo vệ cảnh quan thành phố: - Mở rộng hơn nữa hồ nước và các công viên. - Thiết lập những khu vực xây dựng phù hợp với cảnh trí và phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương. - Bảo vệ “tầm nhìn toàn cảnh cao nguyên với cảnh quan tuyệt vời” bằng cách đề nghị thành lập một vùng bất kiến tạo rộng lớn hình rẽ quạt có gốc từ Đà Lạt hướng về núi Lang Biang, trong đó là công viên rừng săn bắn hoặc là công viên rừng quốc gia. Những ý tưởng của đồ án Pineau rất có giá trị, đặc biệt hấp dẫn và đã được những người kế nhiệm quan tâm nghiên cứu trong các dự án chỉnh trang thành phố Đà Lạt kế tiếp. Trong thời gian này, Đà Lạt thay đổi rất ít, cuộc khủng hoảng đã lên đến cao độ, ngân sách bấp bênh, tình thế chung không được ổn định. Công việc của Pineau đương nhiên bị ảnh hưởng ít nhiều. Tuy vậy cũng có một số công tác được thực hiện gắn liền với việc chỉnh trang các công trình hiện hữu và cảnh quan được giữ gìn với những khoáng địa (đất trống) rộng rãi, để chờ đón một khả năng tốt hơn trong tương lai.


1.1.5 Đồ án quy hoạch Mondet (1940)
  Vào những năm 1940, kiến trúc sư Mondet trình bày một “Tiền dự án chỉnh trang và phát triển Đà Lạt”. Kiến trúc sư Mondet nhận xét rằng: “Đà Lạt kéo dài quá mức từ tây sang đông, về cơ cấu chưa tạo thành một thể thống nhất. Điều này được lý giải vì người ta cảm thấy dễ dàng xây dựng dọc theo các con đường chính. Có một sự e ngại quá đáng khi người ta muốn bảo vệ cảnh quan bằng biện pháp mở rộng vùng cấm xây dựng quá lớn ở trung tâm thành phố. Đó là một nghịch lý cần xem xét. Muốn phát triển thành phố mà lại ngăn cấm xây dựng”. Do vậy, kiến trúc sư Mondet đã đề nghị một phương án không kéo dài thành phố nữa mà tổ chức hợp nhóm lại, mở rộng ra bằng cách ưu tiên sử dụng những lô đất gần trung tâm và được phát triển chung quanh một trục. Những khoáng địa được dành cho tương lai chiếm một phần quan trọng ở ngay trung tâm đô thị. Sự phân lô được tính toán khoảng 6.000 lô, trong đó khu người Âu khoảng 1.000 lô, kể cả các lô có sẵn. Khu người bản xứ đáp ứng khoảng 5.000 lô, khu ngoại ô gồm những khoáng địa rộng lớn được phân tách khoảng 1.500 – 2.000 lô. Ngoài ra công tác chỉnh trang cụ thể những công trình hiện có được chia thành 4 phần : - Giao thông tổng quát. - Cải tạo vệ sinh môi trường. - Khoáng địa và kế hoạch trồng cây. - Trung tâm công cộng. Thành phố trở nên chật hẹp với sự phát triển quá độ và vô trật tự, một vài khu vực dân cư được dựng lên một cách gấp rút, tạm bợ, mặc dù Đà Lạt đã là một thành phố xinh đẹp, hài hòa với những viễn cảnh rộng rãi và những khu vực được xây dựng hoàn hảo. Trước tình hình này, Toàn quyền Decoux quyết định phải thiết lập ngay một “Chương trình chỉnh trang và phát triển Đà Lạt” có hiệu lực pháp lý để điều chỉnh sự phát triển của thành phố theo một trật tự hợp lý và hài hòa. Theo tinh thần nghị định ngày 3-9-1941, công tác này được giao cho Sở Quy hoạch Đô thị và Kiến trúc Trung ương nghiên cứu thực hiện. Trong lúc đó, những biện pháp bảo vệ được áp dụng để chờ đợi ngày công bố đồ án chỉnh trang: bãi bỏ những nhượng địa trong vùng nội thành, giám sát khai thác hầm đá, bổ sung các quy định về phân lô ở vùng vành đai và trong tỉnh Lang Bian, bãi bỏ vùng ngoại ô.


 1.1.6 Đồ án Lagisquet (1943)
 Ngày 27-4-1943, đồ án chỉnh trang mới của Đà Lạt do kiến trúc sư Lagisquet chủ trì nhóm nghiên cứu đồ án đã được Toàn quyền Decoux chấp thuận và ban hành áp dụng. “Chương trình chỉnh trang và phát triển Đà Lạt” đã được nghiên cứu theo nguyên tắc tổng quát hướng dẫn việc thiết lập các tài liệu, những quy định có tính chất pháp lý để phát triển thành phố một cách hài hoà, từ tổng thể đến chi tiết các thành phần. Chính nhờ sự tham khảo những nguyên tắc này mà các vấn đề khác nhau đặt ra cho Đà Lạt đã có được lời giải đáp hấp dẫn.

 Người ta đã thấy rằng Đà Lạt có một hình thể kéo dài quá mức, kéo dài từ tây sang đông trên một đường mảnh mai. Khu gia cư không có bề sâu, thành phố thiếu sức sống, không có trung tâm hoạt động và hấp dẫn để thu hút dân chúng. Những khu vực thương mại, những trung tâm hành chánh thì phân tán và hầu như không đáp ứng được nhu cầu hiện thời. Trái lại, theo họa đồ chỉnh trang mới Đà Lạt sẽ được tổ chức thành một thể thống nhất, tập trung xung quanh hai trục đường khung sườn của thành phố. Sự phát triển được dự trù về phía nam, tây và tây bắc thành phố (thuộc hạ lưu Hồ Lớn). Khu dân cư được dự trù phát triển thật rộng rãi. Diện tích xây dựng khoảng 180 ha, sẽ được mở rộng đến 300%, gồm khoảng 2.200 lô đất. Những khu gia cư sắp xếp thứ tự xung quanh một trung tâm đã được chọn lựa. Trên bờ phía nam của Hồ Lớn có những khách sạn, khu giải trí, khu thương mại,... Những cực phát triển được sắp xếp gần đó sẽ tạo thành một tổng thể hoàn chỉnh. Trung tâm hành chính được bố trí phân tán hay tập trung lại tùy theo chuyên ngành, được sắp xếp xung quanh hồ tạo nên một điểm nhấn trung tâm lớn và lộng lẫy sẽ làm nổi bật cảnh trí chung của thành phố. Ở phía bắc, tòa thị sảnh mới vươn lên trên nền cây xanh che phủ những biệt thự sáng sủa với đường nét giản dị. Phía tây là khu thương mại sống động, phía nam có những khách sạn lớn, một khu giải trí (casino), có thể phản chiếu ánh đèn trên mặt hồ trong suốt vào ban đêm. Về phía đông, tháp chuông của trường Lycée Yersin, tòa nhà vĩ đại của văn phòng Toàn quyền, giới hạn đường chân trời, tạo thành một điểm sáng. Nhà thờ, dinh Toàn quyền, trụ sở hành chánh nổi lên ở chân trời thứ hai. Tác giả đồ án cũng quan tâm giải quyết vấn đề gia cư cho dân lao động Việt Nam. Những cư dân này chỉ được bố trí ở những khu có tính cách phụ thuộc. Những vùng rộng lớn đã được sung dụng tùy theo tính chất khác nhau của các tầng lớp cư dân. Trước hết, một khu thương mại quây quần xung quanh chợ, tiếp theo là khu biệt thự song lập và nhà liên kết đặc biệt dành cho thợ thủ công, người lao động mà công việc của họ cần được bố trí gần trung tâm thành phố. Một vùng đất rộng được xác định cho những thôn ấp Việt Nam với dáng dấp nông thôn và tiểu thủ công. Ở đó sẽ quần tụ những người làm nghề thủ công, sản xuất nhỏ hay trồng trọt. Khu vực này được ấn định ở vành đai thành phố. Những tính chất của vùng này đã được chỉ định, cho phép mỗi cư dân có một khoảnh đất để làm ăn sinh sống, vừa nuôi sống gia đình vừa đóng góp sản phẩm thặng dư cho thành phố. Như thế, đặc tính của thành phố vườn cũng sẽ được thấy rõ trong vùng này. Những gia cư sẽ biểu hiện tính cách nông thôn và những điều khoản được dự trù để ngăn chặn những chuồng trại lợp tôn rỉ. Đất đai được sung dụng cho dân lao động làm nông nghiệp có diện tích đủ tiếp nhận một số dân gấp 5 lần dân số đương thời (gần 11.000 ha). Cuối cùng, đồ án cố gắng đánh dấu đặc tính riêng của Đà Lạt là thành phố nghỉ dưỡng, thành phố trường học, trung tâm tuyển chọn huấn luyện thanh niên, trung tâm văn hoá,… Một khu bệnh viện được dự trù ở tây nam thành phố để đảm đương nhiệm vụ phục vụ cho yêu cầu lúc bấy giờ. Các trường học được phân đều trong thành phố tùy theo điều kiện thích hợp. Những cơ sở chính có đủ đất để phát triển. Những không gian mới đã được dành cho những trường học trong tương lai. Một khu thể thao với khoáng địa rộng lớn được chỉnh trang dành cho sân vận động, sân golf, sân thể thao, sân chơi các loại,... Một nơi cắm trại dành cho thanh niên được phát triển về phía tây. Trung tâm văn hoá được thiết lập ngay ở trung tâm thành phố có thể bao gồm Trường Viễn Đông Pháp và cả nhà bảo tàng.
1.2 Thời kỳ 1945 - 1954
 Năm 1945, Đà Lạt đã có trên 1.000 biệt thự với muôn vàn kiểu dáng khác nhau, đa số được thiết lập theo trường phái kiến trúc địa phương Pháp, sử dụng vật liệu tại chỗ như gạch, ngói, đá, gỗ,... Mỗi biệt thự đều được phân lô có sân vườn rộng rãi thành từng khu vực (cité), tạo nên một tổng thể duyên dáng rất đặc thù. Công việc xây dựng trong giai đoạn này kể như không có kết quả bao nhiêu ngoài một số khu nhà ở và một số trường học.
 
1.3 Thời kỳ 1954 – 1975
 Sau Hiệp định Genève (1954), người Pháp ra đi khỏi Việt Nam, đất nước tạm thời bị chia cắt, Đà Lạt bắt đầu bước phát triển mới với dân số đông hơn.
1.3.1 Giai đoạn 1954 - 1963
 Ngô Đình Diệm làm Tổng thống, vấn đề chỉnh trang Đà Lạt được đặc biệt quan tâm. Với các điều kiện tự nhiên độc đáo, Đà Lạt được xác định không còn là nơi nghỉ mát dành riêng cho giới thượng lưu, tư sản, mà là cho mọi người dân đến đây để định cư làm ăn sinh sống. Thành phố được định hướng trở thành thành phố nghỉ mát nổi tiếng, một trung tâm giáo dục lý tưởng từ bậc tiểu học – trung học đến đại học, một nơi huấn luyện quân sự tốt, một vùng đất ẩn cư để đào tạo và phát triển cơ sở tôn giáo, cũng như là nơi sản xuất đặc sản rau hoa quả cung cấp cho toàn vùng và xuất khẩu. Trong khi chờ đợi thiết lập đề án chỉnh trang mới cho Đà Lạt, đồ án Lagisquet (1943) kèm theo một “Chương trình địa dịch” đã được chính quyền đương thời dựa theo, nghiên cứu biên soạn lại cho phù hợp với điều kiện thực tế để giải quyết nhu cầu xây dựng, công nhận và đảm bảo tính liên tục của quyền tư hữu đất đai, nhà cửa. Công tác xây cất các cơ sở công cộng được tính toán trên các phần đất công sản còn lại. Có thể kể đến một số công trình mới đã được xây dựng trong giai đoạn này như sau: Khu Chợ Mới Đà Lạt và quảng trường trước chợ, Khu Hội trường Hòa Bình, Giáo hoàng Chủng viện, Viện Đại học Đà Lạt, Trường Võ bị Đà Lạt, Trường Đại học Quân sự, Thao trường, Lữ quán Thanh niên, Trung tâm Nghiên cứu Nguyên tử,... Có thể nói bộ mặt thành phố Đà Lạt đã được bổ sung bằng các công trình mang dáng dấp hiện đại do các kiến trúc sư Việt Nam thiết kế.
1.3.2 Giai đoạn 1963 – 1975
 Đà Lạt ít nhiều chịu tác động của tình hình chính trị không ổn định với sự can thiệp Mỹ, các tướng lĩnh Sài Gòn thi nhau tranh giành quyền lực. Nhất là vào năm 1965, Mỹ trực tiếp đưa quân tham chiến tại Việt Nam, tiến hành xây dựng trước tiên các cơ sở hạ tầng phục vụ ý đồ quân sự: các trung tâm huấn luyện quân sự, thiết lập trạm radar trên núi Lang Biang, một trạm khác ở Cầu Đất, sân bay Cam Ly, sân bay Liên Khương. Bên cạnh đó, nhiều công trình dân dụng cũng được đầu tư xây dựng: Làng cô nhi SOS, Trung tâm trẻ khuyết tật, Trường Kỹ thuật Lasan, Trường Don Bosco, Trường Phao- lồ,... Các công trình dịch vụ thương mại, các khách sạn, nhà hàng mọc lên ở khu trung tâm thành phố. Các dự án quốc tế đầu tư xây dựng như: Dự án cải tạo nguồn nước mới cho thành phố lấy từ hồ Dankia do Đan Mạch tài trợ; Dự án khai thác du lịch “Trung tâm nghỉ mát hồ Suối Vàng“ ở Dankia do công ty Sanyei -(Hongkong) thiết lập,…
Đáng chú ý, vào năm 1967, vấn đề bảo vệ môi sinh của Đà Lạt (qua tiến trình bồi lắng nhanh hồ Xuân Hương) đã được các học giả đương thời lên tiếng báo động. Đến năm 1973, đề án quy hoạch chỉnh trang Đà Lạt đã được cơ quan chuyên môn lập xong có đề ra biện pháp bảo vệ môi sinh ven sông suối ở Đà Lạt, nhất là các lưu vực đổ về hồ Xuân Hương. Ở các vùng này, theo khuyến cáo, chỉ được trồng cây gây rừng, không được khai thác trồng rau làm nông nghiệp, vì đó là tác nhân gây ra ô nhiễm và bồi lấp các hồ ở hạ lưu. Trong khi đó, việc xây cất bất hợp pháp xảy ra dưới nhiều hình thức đã làm mất vẻ mỹ quan của thành phố. Có hai hình thức chủ yếu: Một số quan chức có quyền thế trong chính quyền Sài gòn tranh thủ thời cơ chiếm đất trục lợi. Loại nhà tạm bợ gỗ tôle xuất hiện sau Tết Mậu Thân (1968) và nhiều nhất vào cuối năm 1971 do thương phế binh ngụy đòi hỏi quyền lợi đua nhau lấn chiếm, đa số ở ngay khu vực trung tâm. Đồng thời với sự chiếm đất làm nhà cũng có người chiếm đất làm vườn như khu ấp Ánh Sáng, khu Thao Trường,... Đây là một hiện tượng xã hội của sự phát triển đô thị đặt ra những vấn đề nan giải trong công tác chỉnh trang bảo vệ nét đặc thù, vẻ thẩm mỹ của thành phố Đà Lạt và vẫn còn tồn tại cho đến nay.
1.4 Thời kỳ từ năm 1975 đến nay
 1.4.1 Giai đoạn 1975 – 1985
Năm 1977, Đoàn Quy hoạch Bộ Xây dựng đã được cơ quan chuyên môn Trung ương cử vào để thiết lập quy hoạch chung cho thành phố Đà Lạt. Công trình để lại cho thành phố là hồ sơ “Sơ phác quy hoạch chung thành phố Đà Lạt” bao gồm tài liệu thuyết minh và các sơ đồ kèm theo. Từ năm 1983, cơ quan chuyên môn địa phương là Uỷ ban Xây dựng cơ bản tỉnh Lâm Đồng được giao nhiệm vụ phối hợp với các ban ngành, nghiên cứu tiếp quy hoạch chung cho Đà Lạt với các vấn đề thực tế mới phát sinh. Đến tháng 3-1985, đoàn cán bộ quy hoạch Trung ương đã tiếp tục đến Đà Lạt phối hợp với địa phương để thiết lập “Luận chứng kinh tế kỹ thuật quy hoạch và cải tạo thành phố Đà Lạt”.
1.4.2 Giai đoạn từ năm 1985 đến nay
Quy hoạch tổng thể thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2010 do Viện Quy hoạch Đô thị - Nông thôn (Bộ Xây dựng) lập đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 620/TTg ngày 27-10-1994. Theo quyeát ñònh naøy, thaønh phoá Ñaø Laït coù caùc chöùc naêng vaø tính chaát ñoâ thò: - Trung taâm nghæ döôõng - du lòch cuûa caû nöôùc, coù yù nghóa lieân quoác gia. - Trung taâm vaên hoaù, tænh lị tænh Laâm Ñoàng vaø ñaàu moái giao löu kinh teá quan troïng cuûa tænh. - Trung taâm giaùo duïc, ñaøo taïo vaø nghieân cöùu khoa hoïc - kyõ thuaät cuûa tænh vaø vuøng phía Nam. Từ khi quy hoạch chung Đà Lạt được phê duyệt, chính quyền địa phương đã cho tiến hành quy hoạch chi tiết các khu chức năng chính của thành phố như khu trung tâm, các khu nhà ở, quỹ đất xây dựng nhà ở, chỉnh trang các khu du lịch,… Đồng thời hệ thống kỹ thuật hạ tầng cũng được nâng cấp một bước với các dự án đầu tư về cấp thoát nước, giao thông, cải tạo lưới điện, bưu điện,… Tình hình phát triển kinh tế xã hội với tốc độ cao đã tác động ít nhiều đến việc xây dựng và phát triển thành phố theo quy hoạch được duyệt từ năm 1994. Đến ngày 27-5-2002, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2020 theo Quyết định số 409/QĐ-TTg. Theo quyết định này, thành phố Đà Lạt được bổ sung chức năng và có 5 tính chất cơ bản: - Là trung tâm chính trị – hành chính, kinh tế, văn hóa, dịch vụ và đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng, là tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng. - Là một trong những trung tâm du lịch, đặc biệt là tham quan, nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo và sinh thái của vùng và cả nước. - Là một trong những trung tâm đào tạo đa ngành, trung tâm nghiên cứu khoa học lớn của cả nước. - Là khu vực sản xuất chế biến rau và hoa chất lượng cao để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. - Có vị trí quan trọng về an ninh và quốc phòng. Đây là cơ sở quan trọng để Đà Lạt được chỉnh trang, xây dựng và phát triển có định hướng, xứng danh là thành phố du lịch xinh đẹp và thơ mộng trên cao nguyên.
 http://www.dalat.gov.vn/web/books/diachidalat/phan4/chuong2.htm

10 revolving architecture

10 revolving architecture designs for a lovely spin

Creativity and aesthetics are hallmarks of modern day architecture. Another spectacle achieved in this century is the rotating constructions that move around giving a complete view of the sites outside. Many buildings, especially towering skyscrapers are being designed to spin around. Such a panoramic view can also be enjoyed from individual houses that swivel around. There is even a lighthouse and wind tower in the list that can accomplish this feat. A hotel in Europe is also being constructed with the ability to spin around giving guests a chance of get different views from the room. Let’s take a look at a few such dynamic architectural wonders.
Rotating Wind Tower
Rotating Wind Tower
1. Michael Jantzen’s Revolving R-House
Revolving R-House
Revolving R-House
Constructed from Accoya, a new variety of sustainable and high performance wood, this vacation home can be assembled on site. On the exterior are rotating walls that shelter from wind and the sun while the central room is encased by four screens which can have multiple arrangements. It uses eco friendly technology like wind turbines, rainwater harvesting and photovoltaic cells, etc.
2. Environmentally Friendly Rotating House
Rotating House
Rotating House
Designed to rotate around the central axis, this creation of Rolf Disch is powered by solar energy. The front of this house has a triple-glazed glass while the back is insulated to keep the interiors cool during warm climate conditions.
3. Rotating Tower Planned For Dubai
Rotating Tower
Rotating Tower
Penthouses that turn around is an amusing mechanism that is under construction at the Jumeirah Village in Dubai. The 15 story tower will have the top 5 floors spinning around at a speed preset by the residents. At the summit of the tower is a villa that will rotate and also accommodate parking space for three vehicles and a car lift.
4. Spinning Lighthouses
Spinning Lighthouses
Spinning Lighthouses
The brainchild of Don Dunick in New Zealand, it took about 18 years to develop this idea and come up with a working plan. Now, he has even taken up contracts for similar such projects in North America. A crane mounted on a pedestal rotates the construction all the way round to 360 degrees.
5. Revolving House
Revolving House
Revolving House
A beautiful building with an aesthetic construction is designed to circle around. All the floors of this building will spin around. The building has a magnificent white hue and a posh modern construction.
6. Rotating Wind Power Tower
Rotating Wind Tower
Rotating Wind Tower
Reaching for the sky, this towering grandeur structure in Dubai built by the eminent Italian-Israeli architect David Fisher will swivel gloriously. It has self sufficient energy producing mechanism powered by sun and wind.
7. The Rotating Dubai Tower
Rotating towers
Rotating towers
Yet another project by the inventive and farsighted David Fisher, this is the first building that will stay in motion. The building is about 1,380 feet tall and will accommodate around 80 floors. There will be apartments as well as villas inside the building with parking space inside them.
8. Rotating skyscraper in Moscow
Architectural designs
Architectural designs
Another such rotating skyscraper is being built by David Fisher in Moscow. This structure will be a gigantic 1312 feet in height and accommodate around 70 floors. An extremely elite structure, there will be very few similar structures the world over. It will cost around 400 million dollars to construct the building.
9. Dubai Time Residence Rotating Tower
Time Residence Rotating Tower
Time Residence Rotating Tower
Another building that will rotate a full 360 degrees is under construction in Dubai. Powered by solar energy, the building also has huge sized motors that will enable it to turn around a whole 360 degrees over a course of seven days.
10. Solta Island Resort First Rotating Hotel
Solta Island Resort
Solta Island Resort
With so many residential building incorporating a revolving design, hotels couldn’t be left far behind. This structure in Europe will give all its rooms a chance to have a view of the breathtaking Adriatic Sea. It will complete around 1.3 revolutions in a day ensuring that every room gets alternate view of the sea, countryside and fish farm each day. The building will not be very massive; it has three stories and is about 60 meters in diameter.
http://www.designbuzz.com/entry/10-revolving-architecture-designs-lovely-spin/
--------------------------------------------------------------------------------------------

Rotating Architecture: 16 Sweet Spinning Structures


Architects have always aimed towards building bigger, wider and higher (and, recently, more sustainable as well). Now technology has made a fourth design dimension possible: movement. These 15 amazing structures shift their shapes, put a new spin on style!
(image via: Everingham Rotating House)
Don’t like the view out the window? Change it! That’s what the designers of the Everingham Rotating House had in mind when designing this quaintly styled spinning cottage. Thanks to perfect balancing around a precisely located center of gravity, a motor no bigger than one used to power an average washing machine can turn the house a full 360 degrees in about 2 hours.
(image via: RotatingHome.com)
Al and Janet Johnstone of Mountain Helix, CA, think their rotating home is so cool, they’ve patented their plans. The heart of what the Johnstones call – wait for it – the RotatingHome is a SWIVEL mechanism that allows rotation in either direction without disturbing utility connections. A RotatingHome can be set to spin once every 30 minutes to once a day.
(image via: Inhabitat)
The Orchid House takes kinetic housing to the next level. While its outer walls, supporting members and central core are fixed, the interior non-loadbearing walls can be shifted in a number of directions so that each room is just large enough for the owner’s needs. The home includes a sun deck that fans out over the water, supported by pontoons. The Orchid House may look somewhat rustic but it utilizes the latest in green technology – geothermal heating. Very much a work in progress, the beautiful orchid House is set for completion in 2011 and recently sold to an anonymous buyer for a whopping $14.2 million!
(image via: Trendhunter)
Revolving is another way of injecting a little kinetics into a structure, as demonstrated by artist John Körmeling’s house in Tilburg, The Netherlands. Check out the house in action here:
John Körmeling’s house in Tilburg, The Netherlands
Körmeling’s house is affixed to the edge of a large turntable powered by solar panels on the house’s roof. It makes one full circuit every 24 hours, which is (hopefully) slow enough for passing drivers not to be overly distracted. Körmeling’s house is strictly art – it’s not designed to be lived in.
(image via: msnbc)
Scaling things up, here is the Heliotrope House in Freiburg, Germany. Designed by visionary “solar architect” Rolf Disch, the Heliotrope House rotates very slowly, just enough to track the sun and ensure the sail-shaped solar energy collector on the roof receives the optimum amount of sunlight.
(image via: Wired New York)
Dense urban settings lend themselves to highrise buildings and even though the engineering is more complex, designers have still found ways to add motion to their creations. Take the Suite Vollard apartments in Curitiba, Brazil. Completed in 2001, the modernist edifice features 11 rotating stories that turn 360 degrees independently of one another. The apartments at the Suite Vollard are sold by the floor, which eliminates any squabbles with the neighbors over who gets the best view. Pricing is surprisingly reasonable as well, just $300,000 for each unit.
(image via: High Rise Properties)
Even more spectacular designs are leaping of the drawing board; nowhere more so than in Dubai. The oil-rich city has become the poster child for megaprojects and futuristic schemes like palm tree shaped artificial islands and, most notably, truly monumental buildings. The Rotating Residences shown above may not bear the most exciting name but they do promise a living experience that will move you – literally.
(image via: Jaunted)
Any mention of Dubai would have to touch on the amazing Rotating Tower in Motion (above), a 68-story wonder by architect David Fisher. Each of the 59 moving floors of the 313 meter (1,027 feet) high skyscraper move at a comfortable 6 meters (about 18 feet) per minute around a central utility spine while integral wind turbines capture the breeze to provide clean, green power. The building will feature a designated parking area on every floor, with the owners’ vehicles being raised and lowered as required by special elevators.
(image via: Dynamic Architecture)
David Fisher has designed a similar spinning skyscraper for the world’s most expensive city to live in, Moscow. Using many of the same design features as Dubai’s Rotating Tower in Motion, the Moscow Rotating Skyscraper is slightly larger – 70 stories towering 400 meters (1,312 feet) high. The building is expected to be completed in the year 2010 and will be constructed much like a familiar infant’s toy, with each pre-constructed module being placed onto the central utility spine.
(image via: Luxique)
Now not all spinning structures are ritzy digs and not all of them actually move – sometimes just the illusion of movement is enough to suit the designer’s purpose. That’s the case with the Jumbo Hostel, brainchild of Swedish entrepreneur Oscar Dios. Having bought an old 747 jumbo jet from a bankrupt airline, Dios plans to park it near Stockholm’s Arlanda airport and rent out rooms to those who are board with plain hotels. The “plane hotel” will have 25 small rooms and a suite to stretch in place of the old flight deck.
(image via: BLDG Blog)
This artistic endeavor in Liverpool, UK, employs motion in an eye-catching way. Richard Wilson cut a 24-foot diameter circle into the facade of an otherwise nondescript downtown building and attached the slice to a rotating pivot mechanism. The result is an odd juxtaposition of 2D and 3D – proof once and for all that “England swings like a pendulum do.”
(image via: DeputyDog)
Also from Liverpool is this pastoral arrangement of seemingly ordinary trees… yet things are not quite what they seem. Called Arbores Laetae, Latin for “joyful trees”, the project features 17 trees of which 3 rotate into different positions as the day goes by. The trees are a popular attraction at the British city’s biennial arts festival.
(image via: Ebaum’s World)
Luigi Colani has designed what very well may be the home of the future, and rotation is what makes it work. The home is compact and modular from the outside but it’s the spin within that gives the house a unique appeal. Central to the plan is a cylindrical section that rotates via a remote control to present a bedroom, a bathroom and a kitchen. The house, says Colani, “was designed for young professionals who need minimal space while they focus on (their) career.”
(image via: Blog Wired)
What better place to have a rotating home than in an actual rotating city? Believe it or not, there’s one on the drawing boards. And yes, it’s in Dubai. Contractor High Rise Real Estate submitted an expansive (and no doubt expensive) plan that would see an entire city spring up from the desert landscape. While the new urban center itself wouldn’t rotate, most every structure in it will: stylish villas, ultramodern apartments, swanky restaurants, mega-star hotels and more will be able to swivel, turn and re-position themselves to take best advantage of the sun or shade.  Hospitals weren’t mentioned but if they were, you’d find them staffed by spin doctors!
(image via: Blog Wired)

Next: 12 Unbelievable Buildings in Motion

http://weburbanist.com/2008/09/20/rotating-architecture-16-sweet-spinning-structures/

"Kinetower + exclusive interview with Kinetura"

Link: http://blog.kineticarchitecture.net/2011/02/kinetura_kinetower/
----

...Kinetura brings flexibility to life....

The Kinetower is Kinetura's concept for a building whose façade elements responds to the sunlight or for the user inside. Kinetura is design team of Barbara van Biervliet and Xaveer Claerhout established 2006. Meanwhile they both run the architectur
Bookmark Buttons



Foster House for sale!

photo by http://www.zillow.com



Wer sich in den Zeiten der Immobilienkrise Amerikas nun ein Schnäppchen ergattern möchte, kann nun den Foster House für 1,1 Millionen anstatt 2,3 Millionen Dollar kaufen.
photo by http://www.zillow.com


1967 errichtete Richard T. Foster, Schüler von Philip Johnson, sein eigenes Haus in Wilton, Connecticut. Es handelt sich hierbei um eine runde Stahlbetonstruktur mit Stahl-Glas-Fenstern, die sich jederzeit komplett um 360° drehen kann. Im Centrum befinden sich eine Wendeltreppe und eine dünnes Stahlrohr, indem sich ein Teil der Haustechnik befindet. Das Haus wird mittels einem kleinen Elektromotor, der eigentlich für Baustellenkräne konzipiert wurde, angetrieben. Die Außenverkleidung besteht aus Holzschindeln und Cor-Ten Stahl.

2005 wurde das Foster House saniert und steht nun zum Verkauf.
Hier ist ein Video vom Makler.














photo by http://www.zillow.com


photo by http://www.zillow.com


photo by http://www.zillow.com


photo by http://www.zillow.com


photo by http://www.zillow.com






„I didn’t plan the house so that we could go riding. It was planned so that we could take advantage of the varied and beautiful views. We didn’t try to capture the sun. There didn’t seem to be any point to it”.
Nachdem ich mir die Sattelitenbilder und das Maklervideo angesehen hatte, war ich sehr enttäuscht vom Standort. Ich sehe nämlich die primäre Zielsetzung, wobei die Rotation einem die Möglichkeit geben soll, in jedem Raum einen angenehmen Ausblick zu genießen, als nicht erfüllt an. Denn obwohl das Gebäude eine sehr gute architektonische Gestaltung aufweist, verliert es ihre Kraft bezüglich ihres Standorts. Trotz allem sollte man sich die Mühe machen dieses Gebäude näher anzuschauen und die Details studieren, denn leider bei vielen drehenden Gebäuden ist die architektonische Ausführung vernachlässigt worden.
photo by "Revolving Architecture" Chad Randl ISBN 978-1-56898-681-4





KineticArchitecture.net auf einer größeren Karte anzeigen

http://www.blogger.com/blogger.g?blogID=5622515678797137261#editor/target=post;postID=4661317171294261949