Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

Đại học Kiến trúc Sài Gòn




http://tmddesign.multiply.com/journal?&=&page_start=0
http://tmddesign.wordpress.com/
http://xaydungqh.blogspot.com/2008/08/c-rt-nhiu-kiu-hn-m-c-th-bn-cha-tng-mng.html
Duong Manh Tien KT 70
Nhìn lại lịch sử đại học Kiến trúc Sài Gòn qua ảnh.
Trong một lần tham quan trường đại học Kiến trúc thành phố Hồ chí Minh tôi được bàn bè kể khá nhiều về lịch sử phát triển của trường -nhiều ý kiến trái ngược nhau. Thời gian gần đây qua trao đổi với bạn bè chúng tôi đã dành nhiều thời gian nghiên cứu và quyết định chuyển một phần qua blogkientruc.com chia sẻ cùng các bạn




Ban Kiến trúc thuộc Trường Mỹ thuật Đông Dương

  • Năm 1926: Một ban đặc biệt về kiến trúc được mở thêm trong phạm vi trường Mỹ thuật Đông Dương tại Hà Nội (N.Đ. 1-10-1926).
  • Năm 1942: Ban Kiến trúc thuộc trường Cao đẳng Mỹ thuật trường Mỹ thuật Đông Đương được chia làm 2 mảng riêng biệt:
    • Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương
    • Trường Mỹ nghệ Thực hành Hà Nội
      Ban Kiến trúc thuộc trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (N.Đ. 22-10-1942).

Trường Kiến trúc thuộc Trường Mỹ thuật Đông Dương

  • Năm 1944: Ban Kiến trúc được nâng lên thành Trường Kiến trúc và vẫn nằm trong phạm vi Trường Cao đẳng Mỹ thuật (N.Đ. 22-2-1944).
Để tránh hiểm họa chiến tranh, Trường Kiến trúc được di chuyển vào Đà Lạt.
  • Năm 1945: Chính phủ Pháp công nhận văn bằng Kiến trúc sư của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương có giá trị để hành nghề tại PhápĐông Dương (N.Đ. 6-2-1945).
Sau khi dời vào Đà Lạt được mấy tháng, vì thời cuộc, Trường Kiến trúc phải ngưng hoạt động.
  • Năm 1947: Trường Kiến trúc Đông Đương, sau mấy niên học ngưng hoạt động được mở lại tại Đà Lạt kể từ ngày 1 tháng 2 năm 1949.

Trường Kiến trúc thuộc Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris

  • Năm 1948: Được coi là một trường kiến trúc địa phương của Pháp. Trường Kiến trúc tại Đà Lạt phải chịu lệ thuộc Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris về chương trình áp dụng, hệ thống kiểm soát, thi cử, cấp văn bằng (N.Đ. 6-9-1948).

Trường Cao đẳng Kiến trúc Đà Lạt

  • Năm 1948: Cuối năm 1948, Trường Kiến trúc tại Đà Lạt được nhập về Viện Đại học Đông Dương và được nâng lên hàng trường cao đẳng. Kể từ đây Trường Cao đẳng Kiến trúc tách riêng ra khỏi các Trường Cao đẳng Mỹ thuật nhưng vẫn giữ một thể lệ như một trường địa phương thuộc Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris.

Trường Cao đẳng Kiến trúc Sài Gòn

  • Năm 1950: Cuối năm 1950, Trường Cao đẳng Kiến trúc được chuyển từ Đà Lạt về Sài Gòn.
  • Năm 1954 và về sau: Theo Hiệp định Genève, Viện Đại học Hà Nội chuyển thành Viện Đại học Quốc gia Việt Nam và sau cùng lấy danh hiệu là Viện Đại học Sài Gòn.Trường mở thêm Ban thiết kế đô thị, thời gian đào tạo là 2 năm và Ban cán sự Kiến trúc thời gian đào tạo là 3 năm .
    Trường Cao đẳng Kiến trúc thuộc Viện Đại học Sài Gòn đã mở thêm:
  1. Ban Thiết kế Đô thị (từ niên khóa 1955-1956)
  2. Ban Cán sự Kiến trúc (từ niên khóa 1958-1959)
1967: Trường cao đẳng Kiến trúc trở thành trường Đại học Kiến trúc thuộc Viện Đại học Sài gòn. Từ năm 1967 ngưng đào tạo Ban cán sự Kiến trúc
1969: Ngưng tuyển sinh vào Ban thiết kế đô thị
1972: Nghiên cứu thành lập phân khoa thị tứ.
1976: Thành lập Trường Đại học Kiến trúc Tp. Hồ Chí Minh ( tên trường vẫn được duy trì tới ngày nay )
(Thông tinban cán sự trườngblogkientruc tổng hợp từ wikipedia )



Thầy Bùi quang Hanh , Phạm văn Thâng và các kiến trúc sư tương lai.
Ảnh : Bác Tmd design – chụp năm 1972 .

Giáo sư Ban Cao đẳng Kiến trúc

  • TRẦN VĂN TẢI, Kiến trúc sư Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris
  • BÙI QUANG HANH, Kiến trúc sư Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris
  • PHẠM VĂN THÂNG, Kiến trúc sư Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris
  • LOUIS PINEAU, Kiến trúc sư Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris, Văn bằng Thiết kế Đô thị
  • NGUYỄN QUANG NHẠC, Kiến trúc sư Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris
  • HUỲNH KIM MÃNG, Kiến trúc sư Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris
  • TÔ CÔNG VĂN, Kiến trúc sư Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris
  • VÕ DOÃN GIÁP, Họa sư tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương
  • NGUYỄN BÁ LĂNG,Kiến trúc sư DPLG PARIS



Trưởng khoa thầy Phạm văn Thâng chụp ảnh cùng các sinh viên mới ra trường
Ảnh : Bác Tmd

Nhiệm giáo Ban Cao đẳng Kiến trúc
  • TRẦN VĂN BẠCH, Kỹ sư Dân sự Kiều lộ Trường Quốc gia Kiều lộ Paris
  • PHAN ĐÌNH TĂNG, Kỹ sư Dân sự Kiều lộ Trường Quốc gia Kiều lộ Paris
  • LÊ KIM ĐÍNH, Cử nhân Toán, Chứng chỉ Cao học Thiên văn Thẩm cứu (Certificat d’étude supérieures d’Astronomie approfondie)
  • NGUYỄN ĐÌNH HẢI, Tốt nghiệp Viện Anh ngữ của Đại học Michigan, Hoa Kỳ (English Language Institute, University of Michigan)
  • LÊ VĂN HỢI, Kỹ sư trường Cao đẳng Công chánh Eyrolles Paris
  • NGUYỄN VĂN KIẾT, Cử nhân Văn khoa và Văn chương Cao học
  • TRỊNH HỮU ĐỊNH, Trang trí gia tốt nghiệp Truờng Quốc gia Cao đẳng Trang trí Paris
  • VÕ ĐỨC DIỂN, Kỹ sư Trường Bách khoa Montréal
  • NGÔ KHẮC TRĂM, Kiến trúc sư tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương
  • NGUYỄN HỮU THIỆN, Kiến trúc sư tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương
  • PHẠM MINH CẢNH, Kỹ sư tốt nghiệp Viện Kỹ thuật Normandie
  • MAI HIÊP THÀNH, Kỹ sư Công chánh
Giảng viên
  • NGUYỄN HUY,Kiến trúc sư Viện đại học SAIGON
  • VÕ ĐÌNH DIỆP,Kiến trúc sư Viện đại học SAIGON
  • NGUYỄN TRỌNG KHA,Kiến trúc sư DPLG PARIS
  • TRẦN PHONG LƯU,Kiến trúc sư Viện đại học SAIGON
  • CỔ VĂN HẬU,Kiến trúc sư Viện đại học SAIGON
  • KHƯƠNG VĂN MƯỜI,Kiến trúc sư Viện đại học SAIGON
  • HỒ THIỆU TRỊ,Kiến trúc sư Viện đại học SAIGON
Giáo sư Ban Thiết kế Đô thị
  • LÊ VĂN LẮM, Kiến trúc sư Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris, Văn bằng Thiết kế Đô thị
  • HUỲNH KIM MÃNG, Kiến trúc sư Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris
  • TRẦN PHI HÙNG, Kiến trúc sư Viện Đại học Sài Gòn, Master of Regional Planing (Hoa Kỳ)
Giáo sư Ban Cán sự Kiến trúc
  • NGUYỄN HỮU THIỆN, Kiến trúc sư tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương
  • VŨ ĐÌNH HÓA, Kiến trúc sư tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương
  • NGUYỄN VĂN ĐỨC, Kỹ sư Công chánh Đông Dương
  • NGUYỄN ĐĂNG LINH, Kiến trúc sư tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương
  • LÊ VĂN HỢI, Kỹ sư Trường Cao đẳng Công chánh Eyrolles Paris
  • NGUYẼN VĂN LONG, Họa sư tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương
  • NGUYỄN VĂN ANH, Họa sư tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương
  • ĐAN HOÀI NGỌC, Họa sư tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương
  • NGÔ KHẮC TRĂM, Kiến trúc sư tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương
  • ĐỖ BÁ VINH, Kiến trúc sư tốt nghiệp Trường Cao đẳng Kiến trúc Đà Lạt, Chứng chỉ Kiến trúc Nhiệt đới (London)


H/a hai sinh viên trên nóc trường ddh Kiến Trúc SG
Ảnh :Bác Tmd Design:”
hình như lúc đó mới xong tầng phòng chấm bài, nên cột sắt vẫn còn chờ lên tiếp những tửng trên, hình như lúc đó là năm 73




Thầy Thâng và sinh viên Tiến ( với đồ án tốt nghiệp )

Một vài dòng nhật ký hồi bác Tmd còn là sinh viên trường đại học Sài Gòn :
“Một buổi tối đầu năm 76, sau khi hẹn trước với thầy Thâng, tôi và mẹ đến thăm thầy cô và gia dình tại nhà, biệt thự số 3 đường Hồ xuân Hương, gần ra góc Bà Huyện Thanh Quan. Bước vào nhà, còn đi qua chiếc xe sport Ford Mustang của thầy. Mẹ tôi muốn đích thân đến nói lời cám ơn thầy, vì bà có 2 người con trai tốt nghiệp kts, mà thầy Thâng là Giáo sư hướng dẫn đồ án ra trường cho cả hai, buổi tối đó, thầy giới thiệu cô và toàn gia đình.
Lần đầu tiên đến nhà thầy là vào năm 75, nhờ thầy ký tên trên esquisse đồ án tốt nghiệp, nhưng lần đó, không làm bài ra trường.
Lúc đậu vào trường năm thứ nhất, 70, thầy Thâng bắt đầu nhiệm kỳ Khoa Trưởng 4 năm, năm đó thầy dậy năm thứ nhất, bài nói chuyện lần đầu của thầy tới tên cốt đột 17 tuổi, giờ vẫn còn nhớ.
“Tụi bay, nếu muốn làm kts thì phải ráng giữ hai cái : con mắt để dòm, và những ngón tay để vẽ .. và phải chú tâm tới chuyện mình làm, thầy kể : ở dưới quê thầy, hồi còn nhỏ, thầy biết có một thằng bắn ná thun rất giỏi, bắn đâu trúng đó .. thầy tìm ra là : tên đó chỉ tập bắn ná thun vào ban đêm, thắp một nén nhang lên, trong đêm tối chỉ thấy đốm đỏ để bắn .. cho nên ban ngày, khi bắn, tên đó chỉ nhi thấy mục tiêu mà không bị chia phối bởi cảnh vật chung quanh ..”




Bản vẽ tay năm thứ nhất tương đương với đồ án số 1 bây giờ



Tấm hình khi bác Tmd qua Mỹ học ở trường đại học Oregon



Kiến trúc năm nhất – giờ học họa thất -1970
“Xưởng họa thất 4, trường đại học kiến trúc, nay không còn nữa. Tôi thích ngôi nhà này, thông thoáng trên dưới hai từng, ánh sáng tràn lan, mở rộng 4 mặt. Trong hình trên, có: Trần ngọc Lâm, Trương thanh Vàng, Dương mạnh Tiến, Nguyễn ngọc Dziễm, Nguyễn tri Kiệm, Trầm xuân Hiếu, Phạm minh Toàn ..”


Bài thiết kế nhanh : ” Nhà trú ẩn trong công viên “



Bữa ăn trưa tập thể của sinh viên kiến trúc khóa 1970 quán chú Năm sau trường .




Ảnh : Hoàng văn Phố k69

“Không biết anh Phố mượn bài năm thứ nhất của Tâm như thế nào mà chắc hơn 40 năm sau, mới lên Biên Hòa làm lễ trao trả kỷ vật này rất long trọng. Còn giữ được bài năm thứ nhất là cho vô viện bảo tàng trường đại học KT SG được rồi.”
KTS DMT
Thời gian trôi qua biết bao thế hệ sinh viên đã được đào tạo nơi đây để trở thành những người đi xây tương lai .Người còn người đã xa , nhưng gặp nhau họ vẫn như những sinh viên ngày nào nhiệt huyết và cháy bỏng .Đây cũng chính là lời kết ban quản trị blogkientruc muốn gửi tới các bạn .
--------------
Trường Đại học Kiến trúc TP. HCM được hình thành từ năm 1976 trên cơ sở của trường Đại học Kiến trúc Sài Gòn ( thành lập 1951 do tách ra từ Khoa Kiến trúc của Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương 1927), được tổ chức lại qua từng thời kỳ và qua từng giai đoạn phát triển:

  • 1976 đến 1995 trường ĐHKT TP. HCM trực thuộc Bộ Xây Dựng.
  • 06/ 1996 đến 10/ 2000 là thành viên của ĐHQG TP.HCM.
  • 10/2000 đến 03/2003 trực thuộc Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
  • Từ 04/ 2003 thuộc Bộ Xây Dựng.
Qua nhiều lần thay đổi cơ quan chủ quản, hiện nay trường Đại học Kiến trúc TP.HCM đã ổn định cơ cấu tổ chức hợp lý từng bước được đầu tư xây dựng trở thành một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học để cung cấp nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực Kiến trúc – Xây dựng – Mỹ thuật công nghiệp có trình độ cao phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa ở các tỉnh phía Nam. Nằm trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam , trường Đại học Kiến trúc Tp.HCM là một trường Đại học công lập có quá trình hình thành và phát triển lâu dài. Đào tạo trình độ đại học với 5 chuyên ngành Kiến trúc, qui hoạch đô thị, xây dựng, Mỹ thuật công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị. Đào tạo trình độ sau đại học bao gồm Thạc sĩ, Tiến sĩ với các chuyên ngành kiến trúc và quy hoạch đô thị. Đào tạo Đại học hệ không chính quy một số ngành thích hợp tại các địa phương Vĩnh Long, Lâm Đồng, Thủ Đức và Long An. Ngoài đào tạo nguồn nhân lực theo các lĩnh vực chuyên môn, trường còn tiến hành các công tác nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất phục vụ các yêu cầu của xã hội, tăng cường liên kết, hợp tác với các trường đại học trong nước và trên thế giới. Với quy mô đào tạo gần 3800 sinh viên bậc Đại học hệ chính quy và hơn 1000 sinh viên không chính quy, hiện nay mỗi năm trường cung cấp cho xã hội khoảng 500 sinh viên tốt nghiệp các ngành kiến trúc, quy hoạch đô thị, xây dựng và mỹ thuật công nghiệp.Trong tương lai gần, một số chuyên nghành cần được mở rộng, phát triển nhằm đa dạng hoá loại hình đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển như :thiết kế nội thất, thiết kế cảnh quan, kinh tế xây dựng và môi trường đô thị. Với những nỗ lực và phấn đấu không ngừng, đại học kiến trúc TP.HCM mong muốn trở thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học có uy tín trong nước và khu vực.
VÀI NÉT LỊCH SỬ TIỀN THÂN CỦA ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HCM
1926
Ban Kiến trúc thuộc trường Mỹ thuật Đông Dương
(Ecole des Beaux Arts) tại Hà Nội
1942
Ban Kiến trúc thuộc trường Cao đẳng Mỹ thuật
1944
Trường Kiến trúc thuộc Cao đẳng Mỹ thuật,
di chuyển từ Hà Nội vào Đà Lạt
1945
 Văn bằng Kiến trúc sư của Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương
được công nhận có giá trị hành nghề tại Pháp và Đông Dương.
1945
Ngưng hoạt động do chiến tranh
1947
Hoạt động trở lại từ 01/02/1947.
1948
Trường Cao đẳng Kiến trúc tách khỏi Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương nhưng quy chế, văn bằng... như là Trường địa phương thuộc trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris
1950
Trường Cao đẳng Kiến trúc không trực thuộc vào Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris . Cuối năm 1950 Trường cao đẳng Kiến trúc chuyển từ Đà Lạt về Sài gòn.
1954
Trường Cao đẳng Kiến trúc trực thuộc Viện Đại học Sài gòn. Trường mở thêm Ban thiết kế đô thị, thời gian đào tạo là 2 năm và Ban cán sự Kiến trúc thời gian đào tạo là 3 năm.
1967
Trường cao đẳng Kiến trúc trở thành trường Đại học Kiến trúc thuộc Viện Đại học Sài gòn.
Từ năm 1967 ngưng đào tạo Ban cán sự Kiến trúc.
1969
Ngưng tuyển sinh vào Ban thiết kế đô thị
1972
Nghiên cứu thành lập phân khoa thị tứ.
1976
Thành lập Trường Đại học Kiến trúc Tp. Hồ Chí Minh
GIÁM ĐỐC, KHOA TRƯỞNG, HIỆU TRƯỞNG CÁC THỜI KỲ
1950-1954
Giám đốc O. Arthur Kruze. Kiến trúc sư (KTS) trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris (QGCĐMT)
1955-1966
Giám đốc Trần Văn Tải, Giáo sư, KTS trường  QGCĐMT Paris.
1967-1970
Khoa Trưởng Nguyễn Quang Nhạc, Giáo sư, KTS trường QGCĐMT Paris.
1971-1973
Khoa Trưởng Phạm Văn Thâng, Giáo sư, KTS trường QGCĐMT Paris.
1974-1975
Khoa Trưởng Tô Công Vân, Giáo sư, KTS trường QGCĐMT Paris.
1976-1978
Hiệu Trưởng Trương Tùng, PGS, Phó Tiến sĩ, KTS trường ĐH Kiến trúc Moscow .
1979-1995
Hiệu trưởng Mai Hà San, PGS, Kỹ sư trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
1995-2005
Hiệu trưởng Hoàng Như Tấn, KTS trường ĐH Xây dựng Hà Nội, PTS trường Đại học Kiến trúc Moscow .
  -------------

Đào tạo kiến trúc sư ở VN 50 năm giữa thế kỷ XX

KTS ĐOÀN ĐỨC THÀNH

Lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta có những biến đổi lớn lao, đặc biệt là trong 50 năm giữa thế kỷ XX (1925-1975). Vào thời điểm này, lần đầu tiên ở nước ta đã đào tạo kiến trúc sư thế hệ đầu tiên và cũng trải qua những bước thăng trầm nhất trong quá trình hình thành và phát triển giới nghề. Bài viết này nêu lên quá trình đào tạo kiến trúc sư ở nước ta trong các giai đoạn với những biến đổi nhiều nhất, trước khi được ổn định và phát triển mạnh mẽ đông đảo như ngày nay.

Giai đoạn tiền Cách mạng (1925- 1945)
Kiến trúc truyền thống nước ta dù rộng lớn như mái đình, mái chùa hay nhỏ như ngôi nhà ở ba gian cũng xây dựng theo cây thước tầm của bác thợ cả. Từ bao đời nay ông cha ta vẫn xây dựng theo phương cách ấy. Phải đến năm 1925, khi hoạ sĩ người Pháp Victor Tardieu (1876-1937) sáng lập và là Hiệu trưởng đầu tiên Trường Mỹ thuật Đông Dương, đào tạo kiến trúc sư (Khoa Kiến trúc được thành lập thêo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 1-10-1926) với phong cách nghệ sĩ thiên về nghệ thuật sáng tạo, thì đến năm 1931 nước ta lần đầu tiên mới có kiến trúc sư người Việt Nam và công trình bắt đầu được xây dựng theo bản vẽ trên giấy do kiến trúc sư nước ta vẽ. Từ ấy nội dung và hình thức công trình bắt đầu phong phú hơn, đa dạng hơn, kiến trúc ở nước ta thực sự sang một trang mới. Có thể coi đây là khởi điểm của kiến trúc hiện đại Việt Nam.
Trong 20 năm - từ 1925 đến 1945 - Trường Mỹ thuật Đông Dương đã đào tạo tốt nghiệp được 11 khoá kiến trúc sư, với trên 50 kiến trúc sư. Danh tính kiến trúc sư trong thời gian này như sau:
Theo nhà nghiên cứu kiến trúc Christian Pedelahore de Loddis (Pháp), cuốn 40 năm và cuốn 45 năm truyền thống đào tạo của Trường đại học Kiến trúc Hà Nội thống kê thời gian này có 29 kiến trúc sư. Khoá 1925-1930: Nguyễn Xuân Phương, Lê Quang Tỉnh; 1926-1931: Nguyễn Văn Ninh, Nguyễn Tường Tam (tức nhà văn Nhất Linh); 1927-1932: Nguyễn Cao Luyện, Hoàng Như Tiếp; 1928-1933: Trần Hữu Tiềm, Nguyễn Gia Đức; 1929-1934: Đoàn Ngọ, Bạch Văn Chụ, Phan Văn Hoá (có thể nhầm với Vũ Đình Hoá- T G); 1930- 1935: Đoàn Văn Minh, Võ Đức Diên; 1931-1936: Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Ngọc Điệp; 1932-1937: Đỗ Hữu Dư (tức Hoàng Linh), Phạm Khắc Hệ (tức Phạm Hoàng); 1934-1939: Nguyễn Ngọc Chân, Nguyễn Nghi, Tạ Mỹ Duật, Nguyễn Ngọc Ngoạn, Nguyễn Ngọc Diệm; 1938- 1943: Ngô Huy Quỳnh, Khổng Toán, Lương Tấn Khoa, Phạm Khắc Nhu (có thể nhầm với Huỳnh Văn Nhu - T G); 1940-1945: Huỳnh Soàn, Trần Văn Đường, Đỗ Bá Vinh, khoá này năm cuối làm đồ án tốt nghiệp và nhận bằng kiến trúc sư tại Đà Lạt.
Qua quá trình tìm hiểu, tôi thấy còn những kiến trúc sư sau đây tốt nghiệp trong giai đoạn này mà chưa thấy tên trong danh sách ở trên, không biết các ông học khoá nào. Xin ghi lại để gia đình các kiến trúc sư và ai có nguồn tư liệu nào khác mong được bổ sung hoặc đính chính cho rõ hơn:
KTS Phạm Quang Bình, một trong 8 kiến trúc sư đã dự Hội nghị thành lập Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam tại Việt Bắc (ngày 24 đến 27- 4- 1948) và Hội nghị Kiến trúc sư Việt Nam lần thứ II tại Hà Nội (ngày 26 đến 27- 4- 1957).
KTS Phan Nguyên Mậu, trước năm 1945 đã từng mở chung Văn phòng Kiến trúc với KTS Trần Hữu Tiềm ở Đà Lạt. Hội nghị thành lập Hội Văn nghệ Việt Nam lần thứ nhất tại Việt Bắc (ngày 23 đến 25-7-1948) đã mặc niệm tưởng nhớ đến những văn nghệ sĩ hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, trong đó có hai kiến trúc sư: Huỳnh Tấn Phát và Phan Nguyên Mậu (1).
KTS Nguyễn Xuân Tùng, người từng cộng tác với KTS Nguyễn Ngọc Ngọan thiết kế chùa Quán Sứ và KTS Võ Đức Diên thiết kế nhà Thuỷ Tạ bên hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Năm 1954, làn sóng dân Bắc di cư vào Nam đã xáo trộn đến giới nghề, nhiều kiến trúc sư ở trong vùng địch tạm chiếm đã rời Hà Nội vào Sài Gòn như : Võ Đức Diên, Nguyễn Gia Đức, Đỗ Bá Vinh, Vũ Đình Hoá, Đào Trọng Cương, Phạm Gia Hiến, Nguyễn Thuỵ, Nguyễn Mạnh Bảo, Bạch Văn Chụ, Vũ Bá Đính, Lê Văn Cấu, Nguyễn Đăng Linh, Ngô Khắc Trăm, Hồ Đắc Cáo, Nguyễn Khắc Siêu, Đỗ Đức Trung, Nguyễn Xuân Nghị, Phạm Khánh Chù,...(trong số này có 14 kiến trúc sư chưa có tên trong danh sách thống kê ở trên). Những kiến trúc sư này đã cùng với kiến trúc sư Sài Gòn là Huỳnh Tấn Phát, Trần Văn Đường, Huỳnh Văn Nhu, Nguyễn Hữu Thiện, Nguyễn Hữu Phi, Hoàng Hùng, Huỳnh Ẩn, Nguyễn Văn Nhị, Lâm Du Tốt,…(có 6 kiến trúc sư chưa ghi tên trong danh sách nêu trên) hợp lại thành lực lượng sáng tác lớn mạnh. Như vậy, tôi thống kê chưa đầy đủ thì trước Cách mạng Tháng Tám nước ta đã có 51 kiến trúc sư tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Đông Dương, chứ không phải 29 kiến trúc sư như các nguồn trong và nước ngoài lâu nay.
Năm 1942, nhà điêu khắc Hiệu trưởng mới là Evariste Ronchere - người kế tục hoạ sĩ Victor Tardieu từ năm 1937- chủ trương đào tạo kiến trúc sư thực hành và hoạ sĩ sản xuất mỹ nghệ nên đã chia Trường Mỹ thuật Đông Dương làm hai trường riêng biệt: Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, trong đó có Khoa Kiến trúc và Trường Mỹ nghệ thực hành Hà Nội (Nghị định ngày 22-10-1942 của Toàn quyền Đông Dương).
Năm 1944, Khoa Kiến trúc được nâng thành Trường Kiến trúc, nhưng vẫn trực thuộc Trường cao đẳng Mỹ Thuật Đông Dương (Nghị định 22-2-1944). Nhật đảo chính Pháp nên Toàn quyền Đông Dương ra quyết định chuyển Trường Kiến trúc vào Đà Lạt.
Đầu năm 1945, Chính phủ Pháp công nhận văn bằng kiến trúc sư của Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương có giá trị để hành nghề tại Pháp và Đông Dương (Nghị định 6-2-1945). Cuối năm 1945 thì nhà trường ngưng hoạt động do Nhật đảo chính Pháp, tình hình chính trị không ổn định.
Với 3 năm - từ 1942 đến 1945 - Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đào tạo 3 khoá học dở dang, có trên 20 sinh viên đang học phải nghỉ học do chiến tranh.

Giai đoạn Cách mạng và kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)
Mùa Thu năm 1945, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời. Ngay sau khi giành chính quyền, ngày 8-10-1945, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục đã ra Nghị định khai giảng Trường Mỹ thuật Việt Nam dưới chính thể nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ngày 15-11-1945, Trường Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lớp học và chiêu sinh. Khoa Kiến trúc được thành lập, các kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện, Nguyễn Văn Ninh, Hoàng Như Tiếp, Tạ Mỹ Duật,… bắt đầu chuẩn bị chương trình giảng dạy và soạn thảo giáo án đào tạo kiến trúc sư. Nhưng tình hình an ninh không bảo đảm, Lễ khai giảng phải trì hoãn nhiều lần.
Ở Đà Lạt, cuộc chiến tạm yên, chính phủ Pháp chủ trương tiếp tục cho Trường cao đẳng Kiến trúc hoạt động trở lại từ 01- 02-1947. Năm 1948, Trường Kiến trúc Đà Lạt nhập vào Viện Đại học Đông Dương và nâng lên thành hệ cao đẳng. Từ đó, Trường cao đẳng Kiến trúc Đà Lạt tách riêng ra khỏi Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Tuy vậy, mọi thể lệ vẫn như một trường địa phương thuộc Trường Quốc gia cao đẳng Mỹ thuật Paris (Nghị định 6-9 -1948).
Năm 1950 ở Việt Bắc, Bộ Giao thông- Công chính thành lập Vụ Kiến trúc, tổ chức thiết kế kiến trúc đầu tiên của Nhà nước ta. Các kiến trúc sư được tập trung thành một tổ chức lớn mạnh. Từ Vụ Kiến trúc đã cử hai kiến trúc sư Ngô Huy Quỳnh và Hoàng Linh sang Liên Xô (cũ) tu nghiệp, đồng thời tổ chức cho các sinh viên kiến trúc học dở dang ở Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương một kỳ thi làm đồ án tốt nghiệp kiến trúc sư. Dương Hy Chấn, Đàm Trung Lãng, Đàm Trung Phường, Vương Quốc Mỹ đã được bảo vệ đồ án và được xếp ngạch kiến trúc sư. Tuy vậy cũng còn những sinh viên kiến trúc vì ở xa không có điều kiện học tiếp như Nguyễn Sanh Kha, Võ Như Tỷ, Nguyễn Văn Long. (Các ông này cũng được mời dự Hội nghị Kiến trúc sư Việt Nam lần thứ II tại Hà Nội).
Năm 1950 ở miền Nam, chính phủ Pháp quyết định Trường cao đẳng Kiến trúc Đà Lạt không còn trực thuộc Trường Quốc gia cao đẳng Mỹ thuật Paris. Giám đốc mới là KTS người Pháp Arthur Kruze, ông vốn là Chủ nhiệm Khoa Kiến trúc từ thời Trường Mỹ thuật Đông Dương trước đây. Do tình hình chính trị trong nước thời gian này chưa ổn định nên rất ít sinh viên theo học, kể cả những sinh viên kiến trúc đang học dở dang. Trường phải chuyển từ Đà Lạt về Sài Gòn với tên gọị mới là Trường cao đẳng Kiến trúc Sài Gòn. Trong năm này chỉ có vài sinh viên đang học dở dang trước đây nhập học như Võ Minh Nghiệm, Nguyễn Bá Lăng,... còn hầu hết các sinh viên kiến trúc ở Sài Gòn có gia đình khá giả đều sang Pháp học tiếp ở Trường Quốc gia cao đẳng Mỹ thuật Paris, như: Nguyễn Quang Nhạc, Huỳnh Kim Mãng, Phạm Văn Thâng, Trần Văn Tải, Tô Công Văn, Bùi Quang Hanh, Lê Văn Lắm, Ngô Viết Thụ, Võ Thành Nghĩa, Nguyễn Mỹ Lộc, Nguyễn Văn Hoa, ...

Giai đoạn đất nước chia cắt hai miền Nam Bắc (1954 - 1975).
Năm 1954, Hiệp định Geneve chia đất nước làm hai miền, cách nhau bởi dòng sông Bến Hải nằm trong vĩ tuyến 17.
Ở miền Bắc, năm 1956 Trường đại học Bách khoa thành lập tại Hà Nội, ngay từ khoá đầu tiên đã chiêu sinh một lớp kiến trúc sư với 26 sinh viên. Nhưng chưa đủ điều kiện về cơ sở vật chất và giáo viên giảng dạy nên học được một học kỳ phải chuyển đổi nội dung trở về ngành xây dựng. Một số kỹ sư sau khi ra trường đã làm công việc của kiến trúc sư như Tôn Thất Đại, Nguyễn Đức Thiềm, Lê Văn Lân, Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, Trần Hùng. Các anh chị đã và đang làm tốt những công việc của kiến trúc sư trong sáng tác, giảng dạy, lý luận phê bình,...
Năm 1960, KTS Nguyễn Cao Luyện, Thứ trưởng Bộ Kiến trúc và KTS Nguyễn Nghi sang Trường đại học Thanh Hoa (Bắc Kinh) và Đồng Tế (Thượng Hải), hai cơ sở đào tạo kiến trúc sư ở Trung Quốc khảo sát, nghiên cứu, tìm hiẻu về chương trình đào tạo, kinh nghiệm giảng dạy để chuẩn bị mở trường tại Việt Nam.
Năm 1961, Bộ Kiến trúc được Chính phủ cho phép mở Lớp đào tạo Kiến trúc sư, số lượng tuyển sinh năm đầu là 100 người (Quyết định số 1927 CN ngay 8-6-1961). Bộ Kiến trúc đã bổ nhiệm Ban Lãnh đạo gồm KTS Nguyễn Cao Luyện (Trưởng ban), KTS Nguyễn Nghi (Phó ban, phụ trách giáo vụ). Tháng 9-1961, khai giảng khoá I, Lớp đào tạo Kiến trúc sư tại Khoa Xây dựng thuộc Trường đại học Bách Khoa Hà Nội. Một số kiến trúc sư, hoạ sĩ trực tiếp giảng dạy từ khoá đầu như Nguyễn Cao Luyện, Hoàng Như Tiếp, Nguyễn Nghi, Nguyễn Văn Ninh, Đoàn Văn Minh, Nguyễn Ngọc Chân, Trần Hữu Tiềm, Tạ Mỹ Duật, Đoàn Ngọ, Khổng Toán, Vương Quốc Mỹ, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Đức Nùng, Lương Xuân Nhị,... (Trường Mỹ thuật Đông Dương); KTS Vũ Tam Lang, Nguyễn Kim Luyện, (Trường Thanh Hoa- Bắc Kinh)...
Tháng 10-1963, Bộ Giáo dục và Bộ Kiến trúc thống nhất chuyển Lớp đào tạo Kiến trúc sư từ Trường đại học Bách khoa về cơ sở mới ở Bãi Phúc Xá với tên gọi mới là Lớp đại học Kiến trúc trực thuộc Bộ Kiến trúc. Thời điểm này Lớp có trên 200 sinh viên hệ chính quy (khoá 1, khoá 2) và 30 sinh viên khoá 2 hệ tại chức (riêng 30 sinh viên khoá 3 thuộc về Khoa Xây dựng thuộc Trường đại học Bách khoa). Từ khoá 4 giảm xuống còn 25 sinh viên, các khoá 5, 6, 7 ổn định 40 sinh viên. Từ khoá 6 (1966) lớp Chuyên tu Kiến trúc đầu tiên ra đời. Các khoá học vào những năm cuối đều có phân ngành kiến trúc dân dụng, kiến trúc công nghiệp, quy hoạch đô thị và nông thôn. Mỗi ngành học thêm một số chuyên đề và làm đồ án tốt nghiệp.
Năm 1966, Trường đại học Xây dựng thành lập theo Quyết định số 144/CP ngày 8-8-1966 của Hội đồng Chính phủ trên cơ sở Khoa Xây dựng Trường đại học Bách khoa Hà Nội. Hiệu trưởng là nhà giáo Nguyễn Sanh Dạn. Chủ nhiệm Khoa Xây dựng là nhà giáo Đỗ Quốc Sam. Bộ môn Kiến trúc trong Khoa Xây dựng được tách thành Khoa Kiến trúc Đô thị. Chính phủ quyết định sáp nhập Lớp đại học Kiến trúc sư vào Trường đại học Xây dựng. Tháng 11-1967, bàn giao và di chuyển Lớp đại học Kiến trúc vào Khoa Kiến trúc Đô thị thuộc Trường đại học Xây dựng, KTS Nguyễn Nghi làm Chủ nhiệm khoa.
Năm 1969, Chính phủ ra quyết định thành lập Trường đaị học Kiến trúc trên cơ sở Khoa Kiến trúc Đô thị tách ra từ Trường đại học Xây dựng (Quyết định số 181/CP ngày 17-9-1969). Phó tiến sĩ- KTS Vương Quốc Mỹ làm Hiệu trưởng, KTS Đoàn Văn Minh làm Chủ nhiệm Khoa Kiến trúc đến năm 1972 thì nghỉ hưu. Năm 1972, KTS Dương Hy Chấn được đề bạt làm Hiệu trưởng thay KTS Vương Quốc Mỹ giữ cương vị Thứ trưởng Bộ Kiến trúc, KTS Khổng Toán Chủ nhiệm Khoa Kiến trúc. Năm 1974 ông Lê Đình Cương, năm 1975 ông Hoàng Quốc Minh thay nhau làm Hiệu trưởng.
Trường đại học Xây dựng tiếp tục duy trì Khoa Kiến trúc và chiêu sinh từ năm học 1969-1970, KTS Nguyễn Nghi tiếp tục làm Chủ nhiệm khoa. Từ đó đến ngày thống nhất đất nước mỗi khoá học chiêu sinh khoảng trên dưới 30 sinh viên kiến trúc.
Ở miền Nam, năm1954, Trường cao đẳng Kiến trúc không còn trực thuộc Viện đại học Sài Gòn. Trường mở thêm Ban Thiết kế đô thị, thời gian đào tạo là 2 năm và Ban cán sự Kiến trúc thời gian đào tạo là 3 năm. Từ năm 1955, lần đầu tiên một kiến trúc sư người Việt Nam làm Giám đốc Trường cao đẳng Kiến trúc tại Việt Nam, đó là GS Trần Văn Tải. Năm 1967, GS.KTS Nguyễn Quang Nhạc làm Khoa trưởng (2). Thời điểm này Trường cao đẳng Kiến trúc trở thành Trường đại học Kiến trúc thuộc Viện Đại học Sài Gòn và ngưng đào tạo Ban cán sự Kiến trúc, sau đó hai năm tiếp tục ngưng tuyển sinh vào Ban thiết kế đô thị. GS. KTS Phạm Văn Thâng đảm nhiệm Khoa trưởng từ năm 1971, sau đó một năm ông cho nghiên cứu thành lập phân khoa thị tứ. Năm 1974, GS. KTS Tô Công Văn được giao trọng trách Khoa trưởng Trường đại học Kiến trúc Sài Gòn cho đến khi giải phóng miền Nam 30-4-1975.
50 năm giữa thế kỷ XX, trải qua những thăng trầm của lịch sử dựng nước và giữ nước, trong hai chế độ, với hai thế hệ kiến trúc sư đầu tiên đã được đào tạo bằng nhiều nguồn khác nhau từ trong nước. Các kiến trúc sư đàn anh của nước ta đã đoàn kết một lòng, xây dựng nền tảng cho sự phát triển nền kiến trúc đất nước sang một giai đoạn mới ngày một hiện đại có bản sắc.
( Tạp chí Kiến Trúc, Số 145, 5-2007)
----------------------------

(1) Xem bài " Diễn văn khai mạc Hội nghị Văn nghệ Toàn quốc" ngày 23-7-1948 của nhà văn Hoài Thanh, Tạp chí "Văn nghệ", số 4, tháng 8-1948.
(2) Người đứng đầu Nhà trường, tương đương với Hiệu trưởngvà Giám đốc trước và sau đó.

http://xaydungqh.blogspot.com/2009/04/ao-tao-kien-truc-su-o-vn-50-nam-giua-ky.html?zx=1253fb29a2c9d76f
http://forum.ashui.com/index.php?topic=2025.0
 

KIẾN TRÚC- TRƯỜNG MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG

SINH VIÊN KIẾN TRÚC TRƯỜNG MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG



* Giảng viên và sinh viên Trường Mỹ thuật Đông Dương, thập niên 30, thế kỷ XX. Sv Nguyễn Văn Ninh hàng thứ 3, thứ 2, bên trái (áo đen) Ảnh tư liệu của gia đình KTS Nguyễn Văn Ninh. Đoàn Đức Thành sưu tầm.
SINH VIÊN KIẾN TRÚC TRƯỜNG MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG

ĐOÀN ĐỨC THÀNH

doanducthanh-KIẾN TRÚC VIỆT: NHÂN KỶ NIỆM 85 NĂM TRƯỜNG MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG (TIỀN THÂN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM), TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU MỸ THUẬT CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM & VIỆN MỸ THUẬT RA SỐ ĐẶC BIỆT KỶ NIỆM SỰ KIỆN NÀY (SỐ 3(35).9.2010). NGOÀI NHỮNG BÀI VIẾT VỀ ĐÀO TẠO HỌA SĨ CÒN CÓ BÀI VỀ SINH VIÊN KIẾN TRÚC THẾ HỆ ĐẦU TIÊN. DƯỚI ĐÂY LÀ BÀI CỦA ĐOÀN ĐỨC THÀNH.

Nền kiến trúc truyền thống Việt Nam đã để lại một kho di sản phong phú với những đền đài, cung điện, thành quách, nhà ở, đình chùa... nhờ bàn tay khéo léo của những nghệ nhân tài hoa. Các tác phẩm kiến trúc được hình thành từ những suy tư nghệ thuật, những kinh nghiệm tích lũy đời này qua đời khác. Đặc điểm bao quát của sáng tạo kiến trúc thời kỳ này là các công trình xây dựng trên cơ sở những ký hiệu trong cây thước tầm của bác thợ cả.
Kiến trúc mới Việt Nam tiếp thu phương pháp sáng tạo của nền kiến trúc hiện đại phương Tây, tức là kiến trúc có bản vẽ đã mở ra giai đoạn mới của kiến trúc Việt Nam với tư duy sáng tạo mới, phương pháp thiết kế mới và đã làm nên những tác phẩm kiến trúc mới. Gắn với sự hình thành nền kiến trúc mới Việt Nam là những kiến trúc sư được đào tạo theo phương pháp của phương Tây tại Trường Mỹ thuật Đông Dương.

* Cổng Trường Mỹ thuật Đông Dương trước năm 1945 (nhìn ra đường Lê Duẩn, Hà Nội ngày nay)
Tham vọng khai thác thuộc địa của thực dân Pháp không chỉ dừng ở việc bóc lột tài nguyên thiên nhiên và lao động rẻ mạt mà còn cả ở việc huy động nhân lực có học vấn, được đào tạo nghề nghiệp để phục vụ cho các bộ máy của chính quyền thực dân. Từ đó nền giáo dục phổ thông, dạy nghề, cao đẳng kỹ thuật... đã dần được triển khai. Nha học chính Đông Dương lập vào năm 1906 đã định ra ba bậc học cơ sở là ấu học (ở thôn xã), tiểu học (ở phủ huyện) và trung học (ở các tỉnh). Một số trường cao đẳng được thành lập và đến năm 1906 thì mở ra Trường Đại học Đông Dương. Nền văn hóa Pháp qua đó được chuyển hóa vào Việt Nam đã tạo nên sự tiếp xúc giữa văn hóa truyền thống nước ta với văn hóa hiện đại phương Tây.
* Họa sĩ Victor Tardieu (1876-1937) Hiệu trưởng Trường Mỹ thuật Đông Dương từ năm 1925 đến năm 1937
* KTS Ernest Hébrard và sinh viên kiến trúc Việt Nam. Ảnh: Đoàn Đức Thành sưu tầm.
* Giảng viên và sinh viên Trường Mỹ thuật Đông Dương, thập niên 30, thế kỷ XX. Ảnh tư liệu gia đình KTS Nguyễn Ngọc Ngoạn. Ngô Huy Giao sưu tầm.
* Giảng viên và sinh viên Trường Mỹ thuật Đông Dương, thập niên 30, thế kỷ XX. Sv Nguyễn Văn Ninh hàng đầu bên trái.Ảnh tư liệu gia đình KTS Nguyễn Văn Ninh. Đoàn Đức Thành sưu tầm.
Ảnh hưởng của văn hóa phương Tây ở Việt Nam được thể hiện rõ nhất tại các đô thị, trước tiên là các đô thị lớn như Hà Nội và Sài Gòn. Tại đây, bên cạnh những cấu trúc đô thị truyền thống, những “khu phố Ta” đã thấy có những “khu phố Tây” với những cách thức về xây dựng đô thị của châu Âu đã được đưa vào Việt Nam. Tại những không gian đô thị mới này đã mọc lên những tòa nhà uy nghi của chính quyền thực dân như để chứng tỏ sự hiện diện của một thế lực đang áp đặt lên xã hội thuộc địa. Chính quyền thực dân đã cử những kiến trúc sư người Pháp có năng lực để thực hiện những công trình này, họ đã mang được nhiều nét tinh hoa văn hóa và kiến trúc Pháp đã rất phát triển tới những đô thị này. Vượt lên trên những mưu đồ bóc lột và nô dịch của Chủ nghĩa thực dân, nhiều kiến trúc sư người Pháp đã có những đóng góp đáng kể cho sư tiếp xúc và hòa hợp của hai nền văn hóa Đông – Tây với những kiến trúc có sự kết hợp những yếu tố của hai nền văn hóa.

Khoa Kiến trúc trong Trường Mỹ thuật Đông Dương


* Sinh viên Trường Mỹ thuật Đông Dương, thập niên 30, thế kỷ XX. Từ phải sang trái: Tô Ngọc Vân, Nguyễn Cao Luyện, Đoàn Ngọ,... Ảnh gia đình KTS Nguyễn Cao Luyện. Đoàn Đức Thành sưu tầm.
Tháng 11-1925 trường khai giảng khóa đầu (1925-1930) với 12 sinh viên (tuyển từ 270 thí sinh toàn Đông Dương), trong đó 10 sinh viên học hội họa: Lê Văn Đệ, Nguyễn Tường Tam, Mai Trung Thứ, Nguyễn Phan Chánh, Lê Phổ, Công Văn Chung, Lê Ăng Phan, Georgeo Khánh, Nguyễn Xuân Phương, Lê Quang Tỉnh… Khoa Kiến trúc được thành lập (Nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 1-10-1926), là một khoa của Trường Mỹ thuật Đông Dương, cơ sở đào tạo kiến trúc sư của Pháp duy nhất ở nước ngoài.
Ngay khi thành lập Khoa Kiến trúc thì Nguyễn Xuân Phương và Lê Quang Tỉnh được chuyển chuyển sang học kiến trúc. Nguyễn Tường Tam và Lê Ăng phan đang học dở dang thì bỏ, chuyển sang làm nghề khác.
V. Tardieu là một nghệ sĩ có tư tưởng tiến bộ, vượt ra khỏi quan điểm hẹp hòi của Chủ nghĩa thực dân. Trong suốt 12 năm làm Hiệu trưởng Trường Mỹ thuật Đông Dương (1925-1937) ông đã xây dựng nhà trường thành một trung tâm đào tạo các họa sĩ, nhà điêu khắc và kiến trúc sư Việt Nam, được học theo chương trình của Trường Mỹ thuật Quốc gia Paris. Trong thời gian này, nhà trường đã mời các thầy dạy là kiến trúc sư người Pháp có tài năng đã từng sáng tác nhiều công trình ở Pháp và Đông Dương như: KTS Ernest Hébrad (là một trong hai kiến trúc sư đoạt Giải Prix de Rome được giao nhiệm vụ phụ trách quy hoạch - kiến trúc Đông Dương từ năm 1921, người khởi xướng Phong cách Kiến trúc Đông Dương) kiêm Chủ nhiệm Khoa Kiến trúc của Trường. GS Athur Kruze – một người thầy dạy nhiệt tình, có phương pháp sư phạm về chuyên môn kiến trúc độc đáo: Phương án của sinh viên được treo lên, thầy trò cùng bình luận ưu khuyết điểm, sau đó sinh viên sửa chữa bổ sung, nên kết quả học tập tiến bộ nhanh. Các kiến trúc sư vừa giảng dạy vừa sáng tác đã mở mang kiến thức cho sinh viên kiến trúc nhiều mặt như: Gaston Roger; Louis Gaerges Pineau; Jacques Lagisquet,… các kiến trúc sư có xu hướng tiến bộ này đã đào tạo kiến trúc sư thiên về nghệ thuật sáng tạo.
* Bằng kiến trúc sư Trường Mỹ thuật Đông Dương, năm 1939 cấp cho sinh viên Nguyễn Văn Nghi. Chụp lại từ bằng gốc do gia đình KTS Nguyễn Văn Nghi cung cấp. Ngô Huy Giao sưu tầm.
Ngoài môn mỹ thuật học chung còn có các môn khác cho sinh viên kiến trúc: GS Batteur, là Ủy viên Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp, hướng dẫn sinh viên kiến trúc đi vẽ ghi các công trình kiến trúc đình chùa ở Hà Nội và các tỉnh Sơn Tây, Bắc Ninh, Nam Định, Thái Bình,…những tài liệu được hoàn chỉnh và lưu giữ làm tài sản quốc gia. Các giáo trình giảng dạy kiến trúc do Violet le Duc soạn thảo. Sách nghiên cứu chủ yếu của Pháp, có khai thác thêm sách kiến trúc của Trung Quốc và Nhật Bản.
Trong quá trình học tập, một số sinh viên kiến trúc đã bắt đầu sáng tác những công trình biệt thự, nhà ở hàng phố đạt yêu cầu thẩm mỹ cao.
Nằm trong khuôn khổ của những ý đồ “Khai hóa thuộc địa” của Chủ nghĩa thực dân thì không tránh khỏi quan điểm đào tạo có những ý tưởng thiên về thực dụng, chỉ đào tạo những nghệ nhân làm hàng mỹ nghệ chứ không phải những nghệ sĩ có năng lực sáng tạo. Điều này gây phản ứng ở nhiều người và đôi lúc nhà trường có nguy cơ bị đóng cửa. Vì thế rất cần ghi nhận người có công dẫn dắt nhà trường hướng tới việc đào tạo các nghệ sĩ sáng tạo chính là ông Hiệu trưởng V. Tardieu, với sự cộng tác của họa sĩ Nam Sơn đã kiên định quan điểm cho rằng người bản xứ hoàn toàn có khả năng được đào tạo để trở thành những nghệ sĩ tạo hình chân chính.
Nhà điêu khắc Evariste Ronchere - người kế tục hoạ sĩ V. Tardieu làm Hiệu trưởng từ năm 1937 - năm 1942 chủ trương đào tạo kiến trúc sư thực hành, với mục đích để kiến trúc sư người Pháp tìm ý tưởng, còn kiến truc sư Việt Nam vẽ kỹ thuật. Còn hoạ sĩ người Việt thì chuyên sản xuất mỹ nghệ, nên đã chia Trường Mỹ thuật Đông Dương làm hai trường riêng biệt: Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, trong đó có Khoa Kiến trúc và Trường Mỹ nghệ thực hành Hà Nội (Nghị định ngày 22-10-1942 của Toàn quyền Đông Dương). Từ đây, nội dung đào tạo được chuyển đổi và thấp hơn so với chương trình đào tạo kiến trúc sư tại Trường Mỹ thuật Quốc gia Paris.
Tháng 12 năm 1943, lực lượng đồng minh thuộc quân đội Mỹ trong Chiến tranh Thế giới lần thứ II ném bom xuống Hà Nội. Theo chủ trương của Nha Học chính Đông Dương, các trường học phải sơ tán khỏi Hà Nội. Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã chia thành ba bộ phận, sơ tán ở ba nơi:
- Các lớp Mỹ nghệ sơ tán về Phủ Lý, do Georges Khánh và Bùi Tường Viên phụ trách.
- Khoa Kiến trúc và một phần lớn Lớp Điêu khắc vào Đà Lạt, do E.Jonchere phụ trách.
- Khoa Hội họa và một phần nhỏ Lớp Điêu khắc lên Sơn Tây, do giáo sư Inguimberty cùng các họa sĩ Nam Sơn và Tô Ngọc Vân phụ trách.
Năm 1944, Khoa Kiến trúc ở Đà Lạt được nâng thành Trường Kiến trúc, nhưng vẫn trực thuộc Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (Nghị định ngày 22-2-1944).
Sau cuộc đảo chính của Nhật hất cẳng Pháp khỏi xứ Đông Dương ngày 9-3-1945, Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương giải thể vào cuối năm 1945.
Từ năm 1942 đến 1945, Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đào tạo 3 khoá học dở dang, có trên 20 sinh viên kiến trúc không có điều kiện tiếp tục học tập ở trường này.
Trong 20 năm (1925-1945), Trường Mỹ thuật Đông Dương sau này là Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã tổ chức đào tạo được 18 khoá học (trong đó 11 khóa có sinh viên kiến trúc), đã đào tạo tốt nghiệp tạo trên 150 sinh viên ngành Mỹ thuật và trên 77 sinh viên ngành Kiến trúc, có trình độ vững vàng, được học tập theo chương trình giảng dạy và phương pháp đào tạo khoa học của Trường Mỹ thuật Quốc gia Paris ở Pháp.
Kiến trúc sư đào tạo từ Trường Mỹ thuật Đông Dương vẫn hành nghề bó hẹp trong phạm vi các nước Đông Dương, mãi đến đầu năm 1945, Chính phủ Pháp mới công nhận văn bằng kiến trúc sư của Trường Mỹ thuật Đông Dương có giá trị hành nghề ở Pháp và Đông Dương (Nghị định 6-2-1945).
Những sinh viên học dở dang vì đất nước có chiến tranh, việc học bị ngưng trệ, sau đó đã được làm đồ án tốt nghiệp hoặc học tiếp (ở vùng kháng chiến Việt Bắc, ở thủ đô Paris của nước Pháp hoặc ở Sài Gòn). Phần lớn họ đã trở thành người làm nghề và có nhiều đóng góp cho nền kiến trúc mới Việt Nam.

Sáng tác kiến trúc phục vụ dân sinh của thế hệ kiến trúc sư đầu tiên
Những kiến thức nghề nghiệp được nhà trường trang bị đã mở ra chân trời mới cho hoạt động sáng tạo của kiến trúc sư Việt Nam vốn có mong muốn đem sức mình tạo dựng những công trình kiến trúc trên đất nước mình. Không chỉ là học nghề để kiếm sống, các kiến trúc sư hiểu rõ đất nước còn trong vòng nô lệ, cuộc sống người dân còn chịu bao thiếu thốn và đang đòi hỏi những bàn tay tài năng chăm lo việc xây cất nhà cửa cho họ. Học nghề và làm nghề lúc đó không thể tính đến việc cạnh tranh làm các công trình lớn, đặc biệt là các công trình của nhà nước thực dân vốn chỉ dành riêng cho những kiến trúc sư người Pháp từ “chính quốc” sang. Nhiệt huyết làm nghề thôi thúc nên ngay từ khi còn trên ghế nhà trường, nhiều sinh viên đã bằng cách này hay cách khác có được những tác phẩm qua những cuộc thi sáng tác kiến trúc, thiết kế phục vụ dân sinh, dịp để thể hiện tinh thần tìm về nền kiến trúc dân tộc. Nhiều kiến trúc sư đi vào nghề đã chứng tỏ bản lĩnh nghề nghiệp của mình. Giai đoạn đầu (trước những năm 1940) sáng tác của các kiến trúc sư còn chịu ảnh hưởng của văn hoá Pháp, lệ thuộc vào kiến thức của các thầy. Giai đoạn sau, tư tưởng sáng tác đã định hình, các kiến trúc sư đã tìm về cuội nguồn dân tộc, do vậy mà tạo nên những công trình kiến trúc gần gũi với tình cảm người dân hơn.
* Nhà Thủy Tạ bên hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, xây dựng năm 1937 do KTS Võ Đức Diên và KTS Nguyễn Xuân Tùng thiết kế. Ảnh: Đoàn Đức Thành sưu tầm.
Rất nổi trội vào thời kỳ này phải kể đến bộ ba kiến trúc sư đã mở văn phòng kiến trúc đầu tiên ở Hà Nội. Các ông đã đóng góp cho xã hội nhiều công trình đáng ghi nhận. Kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện học rất giỏi, được học bổng đi tu nghiệp tại Pháp, ra nghề không làm việc cho chính quyền thực dân mà mở phòng kiến trúc tư với các bạn học gồm kiến trúc sư Hoàng Như Tiếp cùng khóa và kiến trúc sư Nguyễn Gia Đức học khóa sau. Mỗi người đều đã có sáng tác để lại nhiều ấn tượng tốt ở Hà Nội (Nguyễn Cao Luyện có các biệt thự 65 Lý Thường Kiệt, 77 Nguyễn Thái Học, 215 Đội Cấn, 7 Thuyền Quang... Hoàng Như Tiếp có biệt thự 14 Phạm Đình Hồ… Nguyễn Gia Đức có biệt thự Lê Đình H ở phố Hàng Đẫy, Bình Minh trang ở khu Quần Ngựa...). Công trình mang tính khoa học mang tên Nhà ánh sáng (kiểu nhà ở bình dân không đắt tiền nhưng có môi trường ở tiện nghi, nhiều ánh sáng...) đã làm cho các ông được cảm phục nhờ tính nhân văn, hướng nghề nghiệp vào việc phục vụ đời sống dân nghèo thành thị.
Ở Sài Gòn cũng nổi bật nhiều tác phẩm: Biệt thự của bác sĩ Trần Văn Chương của kiến trúc sư Hoàng Hùng; Câu lạc bộ Thuỷ quân, các biệt thự 40/40 Lò Heo, 150 đường Nguyễn Đình Chiểu, số 6 Nguyễn Huy Lượng, nhà bác sĩ Dương Quỳnh Hoa (góc đường Bà Huyện Thanh Quan - Nguyễn Thị Minh Khai)…của kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát. Một số biệt thự ở Đà Lạt của các kiến trúc sư Phan Nguyên Mậu, Trần Hữu Tiềm, Nguyễn Văn Ninh, Nguyễn Ngọc Chân, Huỳnh Tấn Phát...được dư luận thời bấy giờ đánh giá cao.

Sáng tác kiến trúc phục vụ Cách mạng
Vốn là những kiến trúc sư giàu lòng yêu nước, ngay từ trước Cách mạng Tháng Tám, các kiến trúc sư đầy sức trẻ và tài năng cũng đã đóng góp những công trình thật sự có ý nghĩa lớn cho Cách mạng. Đó là Kỳ đài cao 15 mét được xây dựng giữa đô thành Sài Gòn vào ngày 25-8-1945 phục vụ cuộc mít tinh khổng lồ chào mừng Cách mạng Tháng Tám do kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát (lúc đó 32 tuổi) thiết kế và tạo dựng. Còn ở thủ đô Hà Nội người dân được chứng kiến Lễ đài Độc Lập ở Quảng trường Ba Đình, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc Lập vào ngày 2-9-1945, khai sinh Nhà nước Dân chủ Cộng hòa đầu tiên ở Đông- Nam Á. Công trình do kiến trúc sư Ngô Huy Quỳnh thiết kế và chỉ huy việc xây dựng.* Hồ Chủ tịch xét duyệt quy hoạch thủ đô Hà Nội, 1959, do thế hệ kiến trúc sư đầu tiên thiết kế.
Toàn quốc kháng chiến ngày 19-12-1946, tin tưởng vững chắc vào tiền đồ dân tộc, theo tiếng gọi của Hồ Chủ tịch, nhiều kiến trúc sư đã từ bỏ cuộc sống giàu sang ở đô thị đưa gia đình ra vùng tự do, lên chiến khu Việt Bắc, vượt qua khó khăn gian khổ để hoà vào công cuộc kháng chiến kiến quốc của toàn dân. Các kiến trúc sư đã tự nguyện làm bất kỳ công tác gì có lợi cho cách mạng.
Cuộc sống mới yêu cầu những loại hình kiến trúc mới như hội trường, trụ sở ủy ban, lớp bình dân học vụ, nhà triển lãm, khu giao tế, nhà thông tin...vật liệu chủ yếu bằng tre, gỗ, nứa, lá, khai thác tại chỗ. Các kiến trúc sư đã sáng tác đáp ứng với nội dung sử dụng, tạo nên những hình thức mới, đường nét kiến trúc giản dị, ẩn mình trong rừng cây Việt Bắc, cấu tạo theo kỹ thuật truyền thống được gia công kỹ lưỡng, với vẻ đẹp nao lòng, đã phục vụ đắc lực cho nhiều yêu cầu hoạt động của chính quyền non trẻ, củng cố thêm niềm tin đối với quần chúng nhân dân. Đặc biệt quần thể công trình kiến trúc khu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II đã gây tiếng vang lớn.
Hiệp định Geneve 1954 lập lại hòa bình ở Việt Nam, đất nước bị chia cắt thành hai miền tạo những bối cảnh kinh tế xã hội khác nhau đối với hoạt động kiến trúc. Khung cảnh hòa bình xây dựng đất nước ở miền Bắc, xóa dần vết thương chiến tranh và phát triển kinh tế để tiến tới một xã hội phồn vinh trong sự giúp đỡ chí tình của các nước XHCN khi đó là mảnh đất thuận lợi cho những sáng tạo kiến trúc.
Thủ đô Hà Nội được giải phóng đã tưng bừng đón đoàn quân chiến thắng trở về, gấp rút chuẩn bị cho cuộc đại lễ đón chào Bác Hồ, Đảng và Chính phủ. Địa điểm tiến hành lễ nghi này cũng chính là Quảng trường Ba Đình, nơi 9 năm trước từng có Lễ đài Độc Lập. Việc xây dựng công trình phục vụ đại lễ được giao cho kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh gồm hai công trình là Lễ đài và Đài Liệt sĩ. Trong thời gian rất ngắn, với vật liệu chủ yếu bằng gỗ, hai công trình đã được tạo dựng theo đường nét kiến trúc dân tộc rất bề thế và hoành tráng. Cũng với tinh thần phải làm gấp rút cho những hoạt động của Thủ đô mới giải phóng, một nhà hát và sân khấu ngoài trời cũng bằng gỗ đã nhanh chóng được xây dựng đủ chỗ cho 3000 người, đó là Nhà hát Nhân dân theo thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện.
Hội nghị Kiến trúc sư toàn quốc lần thứ II vào ngày 26,27-4-1957 là dịp để tập hợp lực lượng sau 9 năm kháng chiến giữa các kiến trúc sư từ chiến khu về và các kiến trúc sư trong Hà Nội bị tạm chiếm. Nhiệm vụ to lớn nhưng lực lượng tập hợp lại cũng chẳng lớn lao gì, tất cả chỉ có 20 người. Họ làm việc trong các cơ quan Nhà nước ở Trung ương (Bộ Thủy lợi- Kiến trúc, về sau là Bộ Kiến trúc) và ở Hà Nội (Sở Kiến trúc). Về chuyên môn ở Bộ có 2 cơ quan là Cục thiết kế Dân dụng (sau là Viện thiết kế Kiến trúc) và Cục Đô thị – Nông thôn (sau là Viện quy hoạch Đô thị và Nông thôn). Những kiến trúc sư có năng lực nhất làm việc ở đây đã là trụ cột của hoạt động kiến trúc thời kỳ này.
Nằm ở vị trí đối diện với Hội trường Ba Đình, quần thể kiến trúc gắn với vị Chủ tịch nước, Bác Hồ kính yêu không chỉ thể hiện lòng tôn kính vô hạn của toàn Đảng toàn dân đối với Người mà còn là tâm huyết cháy bỏng của các kiến trúc sư mong được đóng góp sức mình vào công việc cao cả này. Có vinh dự hàng đầu phải kể đến kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh đã được giao nhiệm vụ sáng tác ngôi nhà bằng gỗ dạng nhà sàn làm nơi ở và làm việc của Bác. Công trình giản dị như chính cuộc đời của Bác nay đã trở thành vật lưu niệm linh thiêng về vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.
Năm 1960, Nhà nước chủ trương xây Lễ đài Ba Đình bằng gạch kiên cố hơn, kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh vẫn thiết kế theo tinh thần lễ đài gỗ trước đây, nhưng thể hiện đúng bản chất của vật liệu gạch và bê tông, hiện đại hơn nhưng vẫn mang phong cách kiến trúc truyền thống.
Bước vào cuối những năm 1950 đầu những năm 1960 cho tới ngày đất nước thống nhất, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội tiến hành ở miền Bắc đòi hỏi những cố gắng lớn lao để xây dựng một hệ thống hạ tầng cho xã hội mới, các kiến trúc sư lúc này đứng trước những nhiệm vụ cực kỳ to lớn và họ đã hết sức nỗ lực cho sự nghiệp đó.
Cơ quan Chính phủ từ vùng kháng chiến về Thủ đô tất yếu phải có chỗ làm việc, các kiến trúc sư đã thiết kế nhiều trụ sở cơ quan làm việc. Khởi đầu là Trụ sở Bộ Kiến trúc ở Vân Hồ do kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Chân thực hiện. Công trình có hình khối chắc, khỏe nhìn về phía công viên Thống Nhất đánh dấu bước phát triển mới khu vực phía Nam của Hà Nội. Cùng với nhiều trụ sở cơ quan khác, công trình có kiến trúc gây ấn tượng vào lúc này là Trụ sở Tổng cục Thống kê do kiến trúc sư Đoàn Văn Minh thiết kế. Công trình có vị trí đẹp góc phố Hoàng Diệu và Hoàng Văn Thụ đã được tác giả khai thác khéo léo với mặt nhà cong như để ôm lấy một quảng trường trong tương lai. Tầng một là tầng đế vững chắc cho các tầng trên với các trụ giả suốt ba tầng tạo vẻ hoành tráng theo phong cách Kiến trúc Cổ điển (phương Tây). Cũng ở khu Vân Hồ và nằm không xa trụ sở Bộ Kiến trúc còn có tòa nhà dùng làm Trụ sở Liên cơ quan của Hà Nội do kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Ngoạn thiết kế cũng tạo được một hình ảnh kiến trúc bề thế và nhẹ nhõm.
Kiến trúc trường học cũng là đòi hỏi lớn vào thời gian này. Ngoài một số trường đã có cơ sở cũ thì nhiều trường mới thành lập phải xây dựng cơ sở mới. Gây ấn tượng mạnh về kiến trúc trường học thời kỳ này phải kể đến công trình Trường đại học Thủy lợi, một quần thể kiến trúc lớn trên một khu đất rộng mà tác giả thiết kế là kiến trúc sư Đoàn Văn Minh, thêm một lần nữa chứng tỏ tài năng kiến trúc của mình. Mặt chính tổng thể kiến trúc dàn ra cả một đoạn phố, chính giữa được nhấn mạnh bằng khối cao gắn bó chặt chẽ với các khối bên theo một tỷ lệ và nhịp điệu hài hòa. Cũng nằm trên một không gian bề thế về phía Tây của Thủ đô, kiến trúc Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc do kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Chân thiết kế cũng gây được ấn tượng tốt bởi tính trang nghiêm và không kém phần trong sáng của tổng thể kiến trúc mà trung tâm là khối nhà Hội trường đặt trước một không gian quảng trường ấm cúng. Đóng góp cho thể loại kiến trúc trường học còn phải kể đến công trình của Trường trung cấp Thương nghiệp là sáng tác của kiến trúc sư Tạ Mỹ Duật với nhiều nét nhẹ nhàng, thanh thoát có phong cách mới mẻ.
Kiến trúc các công trình công cộng xây dựng vào thời kỳ này được xem là đóng góp vô cùng quan trọng của bàn tay các kiến trúc sư lớp đầu của nền kiến trúc mới Việt Nam. Có ý nghĩa lớn về chính trị và xã hội phải kể đến công trình Hội trường Ba Đình được sử dụng làm nơi họp Quốc hội và các đại hội lớn của Đảng và Nhà nước, trong lúc chưa xây dựng được trụ sở chính thức của Quốc hội. Các tác giả thiết kế là kiến trúc sư Trần Hữu Tiềm và kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện (khi đó là Thứ trưởng Bộ Kiến trúc có vai trò chỉ đạo). Việc xác định địa điểm xây dựng dựa theo phác thảo nhanh về Quy hoạch khu Ba Đình của kiến trúc sư Ngô Huy Quỳnh (với ý tưởng gắn kết hội trường với trụ sở của các bộ kề bên). Vào lúc mà điều kiện đầu tư xây dựng rất hạn hẹp và phải làm nhanh để sớm phục vụ, các tác giả đã phải vượt qua nhiều khó khăn để làm nên một kiến trúc có quy mô khá lớn vào lúc đó...Một tác phẩm kiến trúc công cộng khác được đánh giá cao vào thời kỳ này là nhà Bảo tàng Việt Bắc ở Thái Nguyên do kiến trúc sư tài hoa Hoàng Như Tiếp thiết kế. Công trình có diện tích tới 2000m2, trên một đỉnh đồi, với 5 khối trưng bày được liên kết khéo léo bằng hành lang và tiền sảnh, có những sân trong làm vườn cảnh rất sinh động. Tác phẩm được đánh giá là thành công trong sự hài hòa giữa tính hiện đại và tính dân tộc.
Cùng với những đóng góp về kiến trúc công trình như nêu trên thì về mặt quy hoạch đô thị các kiến trúc sư lớp đầu tiên cũng có những đóng góp không nhỏ. Được chuyên gia các nước bạn XHCN khi đó giúp đỡ, việc lập quy hoạch các đô thị được triển khai mạnh, trước tiên là thủ đô Hà Nội. Kiến trúc sư Ngô Huy Quỳnh đã có nhiều năm học tập ở Liên Xô (cũ), nay cùng với các chuyên gia Liên Xô tạo bước khởi đầu về nghiên cứu quy hoạch của đô thị quan trọng nhất của cả nước này. Sau Thủ đô, nhiều thành phố công nghiệp mới cũng đã được làm quy hoạch như các thành phố Thái Nguyên, Việt Trì, Vinh... với công sức đóng góp của các kiến trúc sư Đàm Trung Phường, Khổng Toán.
Ở cương vị lãnh đạo cơ quan chuyên môn quy hoạch đô thị, kiến trúc sư Hoàng Như Tiếp dành tâm huyết cho công việc này không chỉ ở việc chuyên môn cụ thể mà ở cả tầm nhìn chiến lược đối với ngành khoa học mới mẻ này. Cũng như vậy, kiến trúc sư Tạ Mỹ Duật khi nhận nhiệm vụ lãnh đạo cơ quan quy hoạch của Hà Nội cũng đã có nhiều đóng góp lớn lao trong việc triển khai công việc này trên địa bàn Thủ đô.
Những bản phác thảo quy hoạch cho các đô thị nêu trên đã có vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo và quản lý các hoạt động xây dựng tại các đô thị trong giai đoạn đầu của công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta. Rất nhiều khu công nghiệp đã hình thành theo quy hoạch, kèm theo đó là hệ thống giao thông, cầu cống, các hệ thống kỹ thuật cung cấp điện, cấp nước và thoát nước cho các khu đô thị mới phát triển. Nhiều khu dân cư được chỉnh trang có môi trường sống tốt hơn cùng với việc phát triển hệ thống hạ tầng xã hội về văn hóa, giáo dục, thương nghiệp, y tế…
Nhu cầu phát triển nhanh nhà ở cho cán bộ và nhân dân đòi hỏi việc xây dựng những khu ở tập trung tại các đô thị lớn Hà Nội, Hải Phòng, Vinh... Các kiến trúc sư ở Cục Đô thị – Nông thôn với sự giúp đỡ của nước bạn đã lập quy hoạch các khu ở theo cấu trúc quy hoạch tiểu khu, tạo cơ sở cho việc hình thành các khu ở mới như Kim Liên, Trung Tự, Giảng Võ ở Hà Nội, An Dương ở Hải Phòng, Quang Trung ở Vinh.
Quy hoạch và kiến trúc các khu ở mới đã thể hiện mối quan tâm của xã hội tạo chỗ ở cho đông đảo người dân lao động. Trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn, việc xây dựng phải hết sức tiết kiệm nhưng các kiến trúc sư đã hết sức cố gắng để kiến trúc có thể “đẹp trong điều kiện có thể” như phương châm cho việc thiết kế vào lúc đó. Hướng vào việc xây dựng kiểu công nghiệp hóa, nhà ở được thiết kế cho kỹ thuật nhà lắp ghép là loại kỹ thuật trước đây chưa từng làm, nhưng việc thiết kế đã vượt qua nhiều khó khăn, đã tạo dựng nhiều khu nhà ở tập thể đủ khang trang cho đông đảo người dân lao động ở các đô thị.
Kiến trúc xây dựng ở miền Bắc vừa qua giai đoạn khôi phục kinh tế sau chiến tranh, bước sang kế hoạch xây dựng 5 năm là thứ nhất thì cũng là lúc đế quốc Mỹ gây ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ ngày 5-8-1964 và leo thang gây chiến tranh phá hoại miền Bắc. Phần lớn thành quả của giới kiến trúc sư thực hiện trong 10 năm hoà bình và trước đó đã bom đạn phá huỷ. Để đời sống đáp ứng với cuộc chiến tranh huỷ diệt, giới kiến trúc sư miền Bắc một lần nữa đi tìm loại hình kiến trúc mới để bảo vệ thành quả cách mạng, chống lại các loại bom đạn phá huỷ. Đó là loại “nhà hầm” để Bác Hồ, Bộ Chính trị ở và làm việc trong lúc máy bay bắn phá. Đó là các cơ sở làm việc của Đảng và Nhà nước sơ tán ở trong các rừng sâu thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc. Đó là hàng chục đài phát thanh, cơ quan thông tấn, các kho tàng xây dựng trong các hang động cao đến 5-7 tầng… kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Chân tuổi ngót 60 vẫn chủ trì thiết kế vượt qua những làn bom đạn đến những công trường theo dõi thi công những công trình tuyệt mật ấy trong nhiều năm.
Để đánh dấu chiến công của quân và dân Nam Định bắn rơi nhiều thần sấm, con ma- những không lực Hoa Kỳ- kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện có một tác phẩm kiến trúc rất độc đáo. Đó là công trình Bảo tàng Cổ vật, mà tư duy sáng tạo dường như có phần “đi trước thời gian” nên đã không được chấp nhận ngay khi nó xuất hiện. Kiến trúc này được xem là thuộc “phong cách biểu hiện” mà thế giới đã làm nhiều nhưng ở nước ta mới có lần đầu. Tinh thần đổi mới phong cách kiến trúc của kiến trúc sư lão thành đã là tấm gương để nhiều kiến trúc sư trẻ học tập.
Sau khi Bác Hồ qua đời, Đảng và Chính phủ quyết định xây dựng Lăng để bảo quản thi hài cho con cháu muôn đời sau được chiêm ngưỡng Người. Việc thiết kế công trình Lăng Bác Hồ được các chuyên gia Liên Xô (cũ), nơi có nhiều kinh nghiệm giúp đỡ, có sự phối hợp của các kiến trúc sư thế hệ đầu tiên trong quá trình phác thảo tìm ý cũng như quá trình hoàn thiện, như các kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện, Nguyễn Văn Ninh, Hoàng Như Tiếp, Vương Quốc Mỹ,…Đặc biệt là kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Chân là người chủ trì về phía Việt Nam thiết kế Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông đã thiết kế phương án Lăng theo gợi ý của Bộ Chính trị Việt Nam, kiên trì thuyết phục các chuyên gia Liên Xô thiết kế kỹ thuật theo phương án Việt Nam như đã xây dựng.
Vào thời điểm miền Bắc khôi phục kinh tế, tiến lên XHCN và sau đó xảy ra chiến tranh phá hoại, thì ở miền Nam nước ta đang tiếp tục sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc tiến tới thống nhất Tổ quốc. Tại các thành thị, bộ máy chính quyền thực dân mong muốn duy trì vai trò thống trị dựa vào nguồn lực từ bên ngoài cũng tạo được khung cảnh yên ổn làm ăn cho người dân. Trên đất Sài Gòn mọc lên nhiều công trình mới và dần có bộ mặt kiến trúc mới, trong đó có sự đóng góp tài năng của nhiều kiến trúc sư thuộc thế hệ đầu tiên.

Đóng góp của kiến trúc sư miền Nam
Trong số các gương mặt kiến trúc sư có nhiều hoạt động nghề nghiệp đóng góp vào sự phát triển nền kiến trúc mới Việt Nam trên địa bàn phương Nam, chủ yếu là ở Sài Gòn, thì kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát là một trường hợp đặc biệt nổi trội.
Sau năm 1954, đất nước chia hai miền, kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát được phân công hoạt động bí mật ở Sài Gòn. Để hoạt động hợp thức, ông hợp tác làm việc tại văn phòng của kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thiện, thiết kế nhiều công trình có giá trị. Trong cương vị Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, với bề bộn công việc lãnh đạo, ông vẫn dành nhiều thời gian cho kiến trúc, trực tiếp vẽ kiểu hoặc chỉ đạo xây dựng các công trình ở căn cứ cách mạng, trong đó có Hội trường để phục vụ đại hội Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam ở Lò Gò, phác thảo phương án quy hoạch thủ phủ tạm thời của Chính phủ Cách mạng ở Lộc Ninh.
Lực lượng sáng tác kiến trúc ở miền Nam lúc này được tập hợp từ nhiều nguồn: Kiến trúc sư quê miền Nam ra Hà Nội học ở Trường Mỹ thuật Đông Dương đã tốt nghiệp hoặc sinh viên kiến trúc đang học thì xảy ra chiến tranh, sau đó sang Pháp học tiếp tại Beaux – Arts de Paris (khi tốt nghiệp được nhận bằng của chính phủ Pháp: bằng DPLG, diplomé par le gouvernemet). Những sinh viên không có điều kiện du học thì sau này học tiếp và tốt nghiệp ở Trường đại học Kiến trúc Sài Gòn. Kiến trúc sư ngoài Bắc tốt nghiệp ở Trường Mỹ thuật Đông Dương đã di chuyển vào trong Nam khi đất nước bị chia cắt, năm 1954. Lực lượng kiến trúc sư ở Sài Gòn khá đông đảo, trên 50 người.
Nổi bật nhất giữa trung tâm đô thành Sài Gòn là công trình Dinh Độc Lập do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế, được xây dựng trên nền móng của Dinh Norodom xưa (xây dựng vào năm 1868, sau này bị bom phá sập). Công trình có quy mô bề thế trên khuôn viên đất rộng 13 hecta, trên một trục không gian kéo dài qua đại lộ tới khu cây xanh lớn Thảo Cầm Viên. Ông cũng là tác giả của nhiều công trình kiến trúc được xã hội đánh giá cao như khu Đại học Thủ Đức, Đại học Nông – Lâm – Súc ở Thủ Đức, Trụ sở Hàng không Việt Nam ở Sài Gòn, Viện Hạt nhân ở Đà Lạt, Trường Sư phạm Huế, Khách sạn Hương Giang (I và II) ở Huế…
Kiến trúc trường học chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động sáng tác của các kiến trúc sư ở phía Nam, tập trung chủ yếu ở Sài Gòn, Thủ Đức và một phần ở Huế, Cần Thơ như: Đại học Thủ Đức nằm cạnh xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa. Công việc thiết kế được giao cho nhiều kiến trúc sư, ngoài Đại học Nông – Lâm – Súc còn có Trường Bách khoa, Trường Kinh tế, Vũ Tòng là người thiết kế. Kề bên khu giảng dạy còn có khu biệt thự (làng đại học) là nhà ở của các thầy giáo (khoảng 200 biệt thự). Kiến trúc các biệt thự rất đa dạng, phần lớn do các kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng, Nguyễn Duy Đức, Tô Công Văn, Lê Văn Lắm thiết kế.
Trong số các công trình kiến trúc phục vụ văn hóa, nổi bật nhất là nhà Thư viện Quốc gia (nay là Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh) nằm ở một vị trí khá đẹp tại trung tâm thành phố (góc phố Lý Tự Trọng và Nguyễn Trung Trực). Các tác giả thiết kế (Nguyễn Hữu Thiện, Bùi Quang Hanh) đã tạo hình khéo léo kết hợp khối nhà nằm ngang của các phòng đọc với khối đứng là kho sách, đem lại những hình ảnh sinh động từ nhiều góc nhìn. Đặc biệt mặt nhà khối phòng đọc được trang trí bằng mạng lưới hoa văn bê tông kết hợp những panô vuông, đúc nổi hình rồng phượng đã gây được hiệu quả tốt về sự kết hợp tính hiện đại của khối nhà với những chi tiết trang trí khai thác từ kiến trúc truyền thống.
Kiến trúc ngân hàng là một phạm vi hoạt động nghề nghiệp mà các kiến trúc sư ở miền Nam đã có những đóng góp đáng kể. Ngân hàng Việt Nam Thương tín cao 11 tầng ở vị trí góc phố Tôn Thất Đạm và đại lộ Hàm Nghi đã cho thấy dấu hiệu về sự tìm đến kiến trúc hiện đại thế giới với sự đóng góp của nhiều kiến trúc sư. Phương án được chọn để thực hiện là của kiến trúc sư Phạm Văn Thâng. Cùng theo tinh thần khai thác kiến trúc hiện đại thế giới có thể kể đến kiến trúc của nhiều ngân hàng khác như Ngân hàng Trung Nam (góc phố Nguyễn Công Trứ và Nam Kỳ Khởi Nghĩa) của Văn phòng Kiến trúc sư Hoa - Thâng - Nhạc. Việt Nam Công thương Ngân hàng do kiến trúc sư Trần Văn Ba thiết kế cũng như các công trình dịch vụ về thương mại, tài chính như: Trụ sở Công ty Bảo hiểm V.A.R (Lê Văn Lắm), Thương xá Crystal Palace (Ngô Viết Thụ).
Vào các năm 1965 – 1970 còn có các công trình Trung Nam Ngân hàng (Phạm Văn Thâng).
Về khách sạn và nhà ở, sớm nhất là Khách sạn Caravelle (nay là Khách sạn Độc Lập) khởi đầu do kiến trúc sư Masson người Pháp thiết kế, nhưng sau khi Pháp rút lui khỏi miền Nam thì Văn phòng Kiến trúc Hoa - Thâng - Nhạc thiết kế, xây dựng năm 1956, khánh thành năm 1962. Khách sạn 11 tầng này từng được coi là “tối tân và đẹp nhất ở Sài Gòn”.
Không thua kém về mức độ trang bị hiện đại, công trình REX hotel của kiến trúc sư Lê Văn Cấu và Crystal Palace hotel (nay là Khách sạn Hữu Nghị) ở góc đường Nguyễn Huệ - Ngô Đức Kế là sáng tạo của kiến trúc sư Vũ Bá Đính được đánh giá là hiện đại và trang nhã.
Kiến trúc nhà ở không phải là lĩnh vực được quan tâm nhiều, tuy cũng có xây dựng nhiều khu cư xá như Phú Lâm, Trương Minh Giảng, Tân Thuận Đông... Một số khu ở của công chức thuộc tầng lớp trên trong xã hội, đặc biệt là các cư xá của cán bộ ngành ngân hàng với các kiểu biệt thư đơn lập và song lập: Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (đường Trương Minh Giảng, Thoại Ngọc Hầu) kiến trúc sư Phạm Văn Thâng thiết kế. Cư xá Thanh Đa là hiện tượng cá biệt xây dựng nhà ở cho dân cư đông đảo trên khu đất rộng 36 hecta nằm cạnh kênh Thanh Đa và sông Sài Gòn, cấu trúc khu nhà gồm hai phần (giống như hai nhóm nhà ở trong một tiểu khu nhà ở) cho trên 5000 gia đình.
Sau năm 1975, đất nước thống nhất, phần lớn kiến trúc sư tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Đông Dương tuổi đã cao, song bằng kinh nghiệm và sự từng trải, các ông vẫn tiếp tục sự nghiệp cao cả của kiến trúc sư là làm đẹp đất nước. Các ông đã chủ trì hoặc tham gia thiết kế nhiều đồ án quy hoạch đô thị ở Thủ đô và các tỉnh thành trong cả nước. Nhiều công trình lớn như Bảo tàng Hồ Chí Minh, Nhà hát Hoà Bình, Sân bay Quốc tế Nội Bài, Cung Thiếu nhi Thủ đô, các trụ sở Tỉnh uỷ, Uỷ ban Nhân dân, khách sạn, Trường đại học lớn… đã được các ông chủ trì, thiết kế hoặc chỉ đạo thực hiện đã đạt chất lượng cao. Do sớm được tiếp cận với những thành tựu của kiến trúc hiện đại thế giới, mặt khác có sự khai thác nhuần nhuyễn kiến trúc truyền thống và yếu tố khí hậu nên kiến trúc mang được sắc thái địa phương, thể hiện những đặc trưng phong cách kiến trúc hiện đại – dân tộc – nhiệt đới hóa, tao nên những tác phẩm rất phong phú, đa dạng đáp ứng với yêu cầu cách mạng và tạo được nhiều hình ảnh sinh động.
Sự đóng góp của các kiến trúc sư thế hệ đầu tiên cho bộ mặt kiến trúc ở khắp nước ta là rất đáng kể. Những hoạt động nghề nghiệp nêu trên, tuy không phải là tất cả, nhưng có thể xem là tiêu biểu cho sự nghiệp chuyên môn của thế hệ kiến trúc sư đầu tiên đã đóng góp cho nền kiến trúc mới Việt Nam.
Sự đóng góp của kiến trúc sư thế hệ đầu tiên cho Tổ quốc là vô cùng quý báu, các ông đã để lại cho hậu thế một tấm gương sáng ngời. Các ông đã đặt những viên gạch bằng công sức của mình xây dựng ngôi nhà Việt Nam, ngôi nhà - Tổ quốc của chúng ta ở thời đại vươn tới phồn vinh và hoà đồng với thế giới văn minh. Tổ quốc ghi công của các ông bằng những tấm huân chương, huy chương cao quý. Về sáng tạo văn học – nghệ thuật, thế hệ kiến trúc sư đầu tiên đã có những gương mặt tiêu biểu, được Chủ tịch nước tặng những giải thưởng cao quý:
Giải thưởng Hồ Chí Minh, đợt 1, năm 1996 cho tác phẩm của các kiến trúc sư: Nguyễn Cao Luyện, Huỳnh Tấn Phát, Hoàng Như Tiếp.
Giải thưởng Nhà nước, đợt 1, năm 2001 cho tác phẩm của các kiến trúc sư: Nguyễn Văn Ninh, Nguyễn Ngọc Chân, Đoàn Văn Minh, Ngô Huy Quỳnh, Nguyễn Hữu Thiện, Nguyễn Quang Nhạc, Đàm Trung Phường.

LỜI KẾT
Thế hệ kiến trúc sư đầu tiên của nền kiến trúc mới Việt Nam trong lịch sử có nhiều nét đẹp, thể hiện rõ nhân cách lớn, bản lĩnh lớn, giàu sức sống, là gương sáng cho các kiến trúc sư hậu thế noi theo.
Với tay nghề và kiến thức vững vàng, giàu tính sáng tạo, song thế hệ kiến trúc sư đầu tiên lại sống trong hoàn cảnh nước mất, nhà tan. Làm kiến trúc mà không có hoà bình, đó là thiệt thòi lớn cho một thế hệ, lại là thế hệ đầu tiên. Khát vọng làm nghề cháy bỏng, ý thức dân tộc và lòng yêu nước cao, nhiều kiến trúc sư đã theo tiếng gọi của Bác Hồ, rời chốn thị thành phồn hoa lên chiến khu Việt Bắc, vào bưng biền, vượt khó khăn gian khổ để phụng sự Tổ quốc. Không ít bỡ ngỡ đứng trước cảnh bom đan tàn phá tiêu điều, vườn không nhà trống, rừng thiêng nước độc, thiếu thốn đủ bề ở chiến khu. Thư Bác Hồ gửi Hội nghị Kiến trúc sư ở Thản Sơn soi sáng: "Chúng ta phải tuỳ hoàn cảnh mà xây dựng ngay trong khi kháng chiến và sau khi kháng chiến thành công. Các kiến trúc sư đã hoàn thành sứ mệnh cao cả của Tổ quốc giao. Gia tài để lại cho các thế hệ sau chính là những nỗ lực trong quá trình hoạt động nghề nghiệp. Đó là những viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho sự nghiệp kiến trúc Việt Nam./.
Trich từ Blog của Bác Đoàn Đức Thành
http://my.opera.com/doanducthanh/blog/show.dml/23859612 


Nhân ngày KTS VN 27/4/2011 Tản mạn về Kiến trúc sư Sài Gòn


Nay ngành nghề kiến trúc có được một ngày của riêng mình, cho tất cả anh em kiến trúc sư (KTS) khắp mọi miền đất nước. Đây thực sự là một điều đáng quý, một ước mơ chỉ một đất nước độc lập và thống nhất mới làm được. Là một người dân Việt, một KTS Việt, ở trong nước hay nước ngoài, không ai là không hãnh diện về điều này. Nhân đây, xin ghi lại một vài suy nghĩ tản mạn về nghề kiến trúc ở Sài Gòn thời cũ cũng như về tương lai đội ngũ KTS nước nhà.

Nghề kiến trúc ở Sài Gòn trước 1975

Trước đây, nghề kiến trúc Sài Gòn không có ngày của mình. Cả  trường kiến trúc Sài Gòn cũng không có ngày truyền thống riêng. Anh em trong nghề chỉ gặp gỡ nhau qua ngày họp hành Đoàn KTS hoặc về trường dịp vũ hội Giáng sinh cuối năm Dương lịch. Ra nước ngoài, dân kiến trúc cũ tìm gặp lại nhau hàng năm qua một ngày nào đó vào mùa hè. Nay việc đi lại dễ dàng cũng lôi cuốn cả anh em kiến trúc cũ trong nước ra chơi.
 
Dinh Độc Lập. KTS Ngô Viết Thụ

Sài Gòn là thành phố lớn thời Pháp thuộc nên các KTS Pháp cũng quy tụ nhau trong một chi hội của Đoàn KTS Pháp để hành nghề và bênh vực quyền lợi người làm nghề thiết kế. Số KTS người Việt quá ít, hoạt động rất tản mạn. Ít người biết nghề thiết kế kiến trúc là gì!

Sau năm 1954, Trường Cao đẳng Kiến trúc (Ecole Superieure d’Architecture) vẫn còn hoạt động như một chi nhánh của Trường Mỹ thuật Pháp (Ecole des Beaux-Arts de Paris), với giáo sư người Pháp hoặc người Việt tốt nghiệp ở Pháp về. Bài vở vẫn còn gửi về Paris chấm. Sau đó giáo sư người Việt (phần lớn tốt nghiệp từ Pháp hoặc Trường Mỹ thuật Đông Dương Hà Nội cũ) tự đảm nhận việc giảng dạy khi Viện Đại học Sài Gòn được thành lập, tuy vậy giáo trình vẫn bám sát chương trình tiếng Pháp. Chỉ đến giữa những năm ’60 mới dần chuyển sang chương trình tiếng Việt.

Đoàn KTS Việt Nam (chủ yếu tập trung ở Sài Gòn) ra đời từ đầu những năm 60, đến năm 1975 đã qui tụ được khoảng 150 KTS. Rất đông sinh viên kiến trúc dang dở việc học do chiến tranh nên chưa kịp ra trường. KTS tốt nghiệp sau 2 năm tập sự ở một văn phòng kiến trúc được phép đăng ký gia nhập Đoàn, KTS rồi mới được hành nghề. Đoàn viên cứ 3 năm bầu ra Hội đồng Quốc gia KTS đoàn (Đoàn trưởng kiêm Chủ tịch Hội đồng). KTS nước ngoài muốn hành nghề ở Việt Nam phải được Hội đồng Đoàn chấp nhận, hoặc họ phải hợp tác với KTS trong nước để thiết kế.
Các KTS Nguyễn Hữu Phi, Trần Văn Tải, Võ Tòng… từng là Đoàn trưởng Đoàn KTS Sài Gòn. Và KTS Nguyễn Quang Nhạc là người đoàn trưởng cuối cùng đắc cử vào năm 1974.

Giảng đường đại học Cần Thơ. KTS Huỳnh Kim Mãng  
Văn bằng cấp phát ở đại học chỉ là một chứng chỉ xác nhận trình độ đào tạo chuyên môn, Đoàn nghề nghiệp mới là tổ chức quyết định việc hành nghề tư vụ. Tốt nghiệp bất cứ một môn học đại học nào, sau một thời gian thực tập ta có thể thi để lấy chứng chỉ hành nghề, do tổ chức nghề nghiệp đó cấp phát. Đây là một dạng thi tuyển làm nghề, do nhà nước ủy quyền cho Đoàn nghề nghiệp thực hiện theo đúng Luật hành nghề chuyên môn nào đó. Đoàn KTS trước năm 1975 tổ chức và hoạt động giống như các Đoàn Luật sư, Đoàn Bác sĩ... Nghề kiến trúc nhờ vậy mà đi vào ổn định, có kỷ cương và uy tín.  
 
Thư việnQuốc gia. KTS Nguyễn Hữu Thiện

Tình hình KTS Sài Gòn hành nghề ở nước ngoài

Ra nước ngoài sau năm 1975, đa phần KTS Việt Nam không hành nghề được. Một phần do các quy định về bằng cấp và hành nghề khắt khe ở phương Tây, phần khác phải nhìn nhận là cách đào tạo cũ của ta không mấy phù hợp với bối cảnh làm việc và sự tiến bộ kỹ thuật ở xứ người. Phần lớn chỉ đi làm họa viên, hoặc phải đổi nghề. Một số còn trẻ thì quyết tâm đi học lại, nhưng số ra trường mở được văn phòng kiến trúc riêng chỉ đếm trên đầu ngón tay, đa số phải vào làm nhân viên cho các công ty kiến trúc.
Tuy vậy, dẫu có hành nghề kiến trúc hay không, anh em KTS Sài Gòn cũ vẫn giữ mối quan hệ  bạn bè. Hàng năm, họ đều tìm dịp gặp gỡ nhau, hoặc ở Pháp hoặc tại Mỹ. Có lần dự kiến tổ chức gặp gỡ nhau trong nước nhưng chưa làm được.

Chỉ gần đây, qua các đợt di dân mới ra nước ngoài, đã xuất hiện lớp KTS Việt Nam trẻ trung, được đào tạo bài bản tại các trường kiến trúc phương Tây. Họ thực sự là nguồn chất xám chuyên ngành kiến trúc gốc Việt đạt trình độ quốc tế. Lác đác đã có một số về Việt Nam làm ăn với đà mở cửa ngày càng rộng của đất nước.

Tôi đặc biệt chú ý lớp KTS từng được đào tạo trong nước, hành nghề một thời gian rồi ra nước ngoài học tập tiếp, bám trụ làm ăn được ở bên ngoài. Họ sẽ là nguồn vốn quý nhất của nghề kiến trúc trong giai đoạn đất nước hội nhập và phát triển.

Nghĩ về đội ngũ KTS VN lớn mạnh

Đất nước thống nhất về một mối, trong đó có cả sự thống nhất về đào tạo và hành nghề của đội ngũ KTS.

Ngân hàng Việt Nam Thương Tín. KTS Phạm Văn Thắng
Phải nhìn nhận hiện nay nước ta có một đội ngũ làm nghề kiến trúc lớn mạnh, nhanh chóng tiếp cận với kỹ thuật tiên tiến. Nói về mặt học thuật và trường phái, rõ ràng đất nước ta là nơi hội tụ đủ các nguồn chất xám kiến trúc đến từ khắp nơi trên thế giới, ít có nơi nào bằng. Đây là tiềm năng và lợi thế rất lớn nếu chúng ta biết tận dụng và khai thác.

Tôi đang nghĩ về nguồn chất xám rất lớn từ các KTS Việt kiều, KTS nước ngoài đến từ phương Đông và phương Tây. Cơ hội và thách thức trong hoạt động và làm nghề ở trong nước là rất lớn.
 
Khách sạn Carevelle. KTS Nguyễn Văn Hoa
 
Theo tôi, trước thực tế đó, các tổ chức nghề nghiệp kiến trúc-xây dựng, các cơ sở đào tạo, văn phòng tư vấn kiến trúc-đô thị nên nhanh chóng thu hút nguồn chất xám trẻ trung Việt đang ở nước ngoài này để tăng cường cho đội ngũ kiến trúc trong nước. Như gương Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore đã làm. Nếu làm được như vậy, tôi nghĩ Việt Nam sẽ sớm mạnh dạn bước vào câu lạc bộ những nước phát triển trong khối ASEAN vậy.
KTS Nguyễn Hữu Thái
 ------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.