Một thoáng Việt Nam
được xây dựng tại xã An Phú huyện Củ Chi quê tui, cái tên này thì nghe
lâu rồi, cách đây vài năm có khai trương một lần nhưng thất bại rồi im
bặt luôn, vậy mà năm nay ti vi báo chí khen ngợi hết mực. Hôm rồi đọc
được bài phỏng vấn cô chủ nơi này, cô í rất tâm huyết về bản sắc văn
hoá của dân tộc Việt Nam, lang thang tìm kiếm thêm thông tin trên net
thì lòi ra website nơi đây, nhưng hình ảnh và thông tin sơ sài lắm.
Mùng 4 Tết về Củ Chi, rủ cả ku Phong và bé Hạnh cùng thẳng tiến Một
thoáng Việt Nam.
Ảnh chụp ở nhà các dân tộc Tây Nguyên
Từ
nhà ngoại tui chạy lên nơi này có vài cây số, vậy mà bà con hàng xóm
khu nhà ngoại chẳng ai biết thế mới lạ. Lên đến nơi gửi xe, mua vé mới
hiểu được nguyên nhân: 120K/vé. Ặc ặc!!! Sốc nặng! Mua 4 vé hết 480K.
Cô kiểm soát vé và các chú phụ trách tại cửa ngõ đề nghị quý khách nên
gửi lại hành lý và dặn dò cẩn thận là tuyệt đối không mang đồ ăn và
thức uống vào khu du lịch. Mỗi khách được … mượn 01 cái nón lá cho đỡ
nắng và được nhắc nhở nhớ trả lại sau khi tham quan
Ảnh Sa bàn đất nước Việt Nam
Cổng
vào được trang trí bằng hồ nước với vòi phun hình con cá, phía trên là
giàn dây leo để tạo bóng mát bằng … nhựa! Xung quanh có những quả
trứng thật to màu trắng được trồng hoa sen, nhưng lại … héo weo.Toà nhà
chính hình quả trứng màu trắng thật to và đẹp, cổng vào có hình dạng
của quả trứng vỡ lỗ nhỏ ngụ ý cho sự phát triển từ thời hoang sơ. Tui
cũng chụp được vài tấm ảnh, nhưng về xem lại thấy ức ức vì cái cổng to
đẹp thế kia, lại treo cái băng rôn đỏ có dòng chữ Chúc mừng năm mới,
được chống bằng hai cái cây giống như hội chợ lô tô, mất thẩm mỹ nên
bỏ.
Toà nhà hình quả trứng trưng
bày các vật dụng từ thời đồ đá trải dài đến hôm nay, giơ máy ảnh lên
chụp bị nhắc nhở không được phép chụp ảnh. Sốc tập hai! Quê quá ra
ngoài đứng, có anh hướng dẫn đợi sẵn, để trả bài
Chẳng cần hỏi mình gì cả anh í thao thao về hai cây cọc trong trận
đánh lịch sử trên sông Bạch Đằng. móc máy ảnh ra chụp bị ngăn lại vì đó
là vật linh thiêng, không được chụp ảnh Chú í nói qua khu vực linh thiêng này sẽ được chụp thoải mái.
Sa
bàn đất nước Việt Nam được xây dựng khá công phu, mỗi màu sắc của từng
khu vực địa lý được lấy bằng chính màu cát của khu vực đó, không có
pha chế màu mè gì cả, một mặt giáp biển Đông, mặt còn lại giáp các nước
láng giềng. Chỉ tiếc là khu nhà thưởng ngoạn lại quá thấp, tầm nhìn
không hết được sa bàn, mà máy ảnh lại giới hạn wide nên chỉ chụp được
từng góc.
Để ý mấy cái hòn sỏi, đó là tượng trưng cho các khu đảo: Trường Sa, Hoàng Sa, Phú Quốc…
khu
du lịch này có diện tích đến 20ha, được chia làm nhiều khu vực: làng
nghề, khu nhà các vùng miền, resort, nhà hàng.. dọc hai bên sa bàn là
các công cụ về nông nghiệp theo từng vùng miền hồi xa xưa: ruộng bậc
thang, các công cụ lao động… hết khu này là các bia đá khắc Bảng Tuyên
ngôn độc lập qua các thời kỳ, gồm có 03 bảng (có chụp hình nhưng hổng có
up lên )
Lối vào khu nghề nông, có cô nông dân đứng kế bên
Bài thơ học từ lớp 1 được khắc trên đá và con trâu đá
Các công cụ nghề nông
Buồng chuối khủng
Ku Phong và em Hạnh dệt chiếu
cô gái này dệt thổ cẩm, nhìn con thoi chạy qua chạy lại chuyên nghiệp như nghệ sĩ xiếc
Mỗi
một hoa văn hay một màu chỉ được thay đổi bằng chân, chân đạp trên các
cần thế này nhìn đẹp hơn cả thả phím trên piano. Có rất nhiều làng
nghề như làm nón, chạm trổ, điêu khắc, làm gốm… được tận mắt chứng kiến
các nghệ nhân làm tại chỗ với các sản phẩm bắt mắt, nhưng cũng .. hông
post lên tự suy nghĩ thêm hoặc đi lên đoá mà coai nha (nhớ rủ tui theo)
Đây
là ngôi nhà 3 gian Nam Bộ, ngôi nhà này được mua nguyên căn từ Bến
Tre, đã trải qua 4 đời, nghe đâu mua về cũng tỉ tỉ gì á, thế mới biết
cô chủ nơi này đã tâm huyết đến thế nào
Mặt
trước của ngôi nhà Nam Bộ, nói là nhà nam bộ, chứ thật ra ông nam bộ
nào có được ngôi nhà này cũng thuộc hàng địa chủ, chức sắc khủng khủng
lắm à nha
Gian bên phải
gian chính
vì nhà mua ở Bến Tre, miền tây mà, nên phải hứng nước mưa để nấu ăn, xung quanh nhà từ trước ra sau đều lu là lu
đây là gian bếp, đồng thời cũng là gian dành cho người ở
có ba cái giường, nghi vụ này là bà ba, bà tư với người ở mới hợp lý
miễn bàn
ở
gian chính có hai phòng, phòng phía phải này dành cho con gái chưa
chồng, phòng phía trái dành cho cha mẹ. Tiếng kẽo kẹt trong nhà xuất
phát ra từ phòng này
Đây
là lối vào nhà của người Bình Định, nhà Bình Định theo giải thích của
hướng dẫn viên thường có nhà chờ, để khách vãng lai có chỗ trú nắng
hoặc nghỉ chân. Người miền trung thường mến khách, nên khi cất nhà họ
cũng nghĩ đến những việc này.
Đây là nhà Bình Định, nhà đẹp nhưng dính cái đầu đinh
Dân
miền Trung hay nội tâm, nên nghĩ ra những việc như thế này, cũng rất
hay. Dành cho những thằng cứng đầu vô nhà cũng phải cúi đầu nhìn xuống
chớ không vấp té gãy răng
Gian nhà chính
Miền
trung thường gánh chịu những thiên tai khắc nghiệt: nóng, gió, bão
lụt.. nên nhà ở đây cũng có những đặc trưng riêng : mái nhà được làm
nhiều lớp, mùa lạnh vào nhà thì ấm, mùa nắng vào nhà thì mát.
Đây
là rương xe, bình thường để đồ và làm bàn, khi có sự cố bỏ chạy mà
không có đàn ông ở nhà, thì mấy bà mấy cô cũng đẩy được gia sản mà dzọt
theo lới hướng dẫn viên, cái lỗ này được khoét để khách tham quan tin là trần nhà được làm từ nhiều lớp
ku Phong phấn khởi dữ
Nơi chứa lúa, khác với miền nam là chứa trong bồ sau nhà, đặt dưới đất.
đây là lối vào nhà miền Bắc, cũng nhà ba gian, nơi đây đang hát quan họ phục vụ nên không có chộp ảnh
chui ra bên hông giã gạo
ku Phong cũng giã
nhà Bana nhìn từ nhà miền Bắc
ngõ vào nhà của người dân Huế
nhà người Huế thì xây dựng tấm bình phong chắn trước cửa
đây là chức năng tấm bình phong. Nhà có tấm bình phong thì chỉ để ở, chớ mần ăn mà chặn thế này có mà nhe răng để đếm
phía sau tấm bình phong là một hồ nước nhỏ có trồng hoa sen
cũng .. miễn bàn
gian bên hông phía trái
gian bên phải
nhà
Huế theo phong tục tập quán là trên gian nhà chính, phía tay phải và
trái mỗi bên có 1 cái giường, bên trái chỉ dành cho đàn ông ngồi, bên
phải là của đàn bà con gái, ngồi nhầm là bị nhắc nhở ngay. Phong kiến
cũng bắt đầu từ Huế mà: Nam tả Nữ hữu
cổng vào nhà Huế
đứng ở cổng vào nhà Huế
đây là đường vào các nhà dân tộc
đây
là nhà của người Bana, phía trước có một cây nêu với các cây cắm xung
quanh, mỗi cây cắm xung quanh tượng trưng cho tuổi của ngôi nhà này.
Mỗi khi có sự kiện trọng đại thì cây nêu sẽ được treo gì gì lên trên đó
các
vật dụng trong ngôi nhà này đều là vật linh thiêng đối với buôn làng.
Theo người hướng dẫn thì mỗi buôn làng chỉ có một ngôi nhà thế này,
dùng làm nơi tổ chức các sự kiện lớn, người ta có thể nhìn vào những
ngôi nhà thế này để đánh giá buôn làng này giàu có hưng thịnh hay không
mái nhà rất cao được xây dựng như thế này nên mát lắm, mặc dù trời nắng chang chang nhưng vô đây thì mát rượi
đây
là hai cầu thang chính để vào ngôi nhà này, cầu thang nhỏ dành cho đàn
ông còn cầu thang lớn dành cho phụ nữ. Cấu trúc cầu thang thế này phải
ôm mà leo lên, khi xuống thì phải đi lùi, tránh việc chổng mông vào
chốn thiêng liêng. Mỗi một dân tộc hoa văn ở đầu cầu thang khác nhau.
Đây là nhà của người Bana, hướng dẫn viên giải thích đầu cầu thang cuốn
lại theo ngọn dây leo của riêng người Bana
vì
đây là nhà linh thiêng, mà người dân tộc thường theo chế độ mẫu hệ,
nên nhà này chỉ có đàn ông chưa vợ hoặc goá vợ mới được ngủ lại đây. Vụ
này chắc giống gái đồng trinh nè
cầu thang thế này thì luôn quay mặt về hướng nhà, quay mông mà xuống té một phát là nhan sắc phá huỷ ngay
đây là nhà của người Ê đê
cũng là nhà sàn
còn nhiều nhà của các dân tộc khác, nhưng đi tới đây đúi quớ, nên chỉ nhiu đó. 12 giờ trưa: đi bộ, nắng, đói, khát
lúc
tham quan khu nhà dân tộc, cứ nghe tiếng đàn vang vọng rất hay, cứ
nghĩ là có ban nhạc dân tộc phục vụ, nhưng không phải. Tiếng đàn xuất
phát từ cây đàn nước này, âm thanh cực đã, mặc dù không có tiếng vọng
lại từ vách núi, nhưng do thiết kế, âm thanh nghe rất hay, cứ như chụp
headphone nghe với ipod
mỗi một cung nhạc có một đống ống tre, lại ngã nghiêng theo mực nước nên âm thanh trầm bổng, du dương
nước chỉ cần đầy ống tre bé tí tẹo thế này là đủ cho cả dàn .. nhạc
lúc
đầu thấy giá vé hơi bị chát, nhưng so với một trời kiến thức thì thật
sự rẻ, chỉ có điều cách quản lý nơi này có vẻ đuối, chưa mang phong
cách chuyên nghiệp. Lực lượng hướng dẫn viên chắc làm thời vụ, giới
thiệu như trả bài, thắc mắc hỏi thêm thì tịt, không tịt thì nổ cho qua
chuyện
Thêm nữa không cho mang thức ăn thức uống vào, nhưng giá cả không có
thoáng tí nào: ly trà đá bé tí tẹo, uống đúng 1 hơi :5K, chè 10K chén
nhựa … Đói khát nên quay về, hy vọng sẽ có dịp trở lại với máy quay
phim, chỉ quay lại thì vào làng nghề mới không tiếc nuối.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.