Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

CÁC NƠI NGHỈ MÁT Ở ĐÔNG DƯƠNG-1931
Mar 30, 2010 12:00 PMPublicPageviews 1 0
Les stations climatiques
D'après un bulletin édité à l'occasion de l'exposition coloniale de 1931
Par le Docteur Gaide, Médecin Général Inspecteur, Inspecteur Général des Services Sanitaires et Médicaux de l'Indochine.

Dès la début de notre occupation en Indochine, il est apparu à l'autorité militaire qu'il y aurait intérêt à soustraire les troupes, tenant garnison dans les villes, à l'influence débilitante du climat pendant la saison chaude, en les plaçant dans des conditions de milieu se rapprochant le plus possible de celles de la métropole.[..] Ainsi, le Ministre des Colonies fixa en 1904 les directives favorisant l'installation de stations sanitaires maritimes et de stations sanitaires d'altitude.
C'est ainsi que furent décidé en 1905 la création et l'organisation du Cap Saint Jacques, destinée aux convalescents et anémiés de la Cochinchine, et de la station maritime de Samson pour les convalescents du Tonkin. Au même moment, des recherches furent entreprises en vu de déterminer les avantages des stations d'altitudes déjà choisies, comme le massif du Tam-Dao au Tonkin et le plateau de Dalat dans le sud Annam.
Grâce au développement économique du pays, à l'extension de son réseau routier et à la connaissance de plus en plus grande des sites, d'autres localités aussi bien placées que les premières ont retenu peu à peu l'attention des européens et sont devenues des stations fréquentées, remplissant parfaitement le but pour lequel elles ont été crées, c'est à dire diminuer le chiffre des rapatriements anticipés et assurer des séjours prolongés. C'est ainsi que le plateau de Lang Bian, la montagne de Bana et le massif du Bockor devinrent des stations maritimes et des stations d'altitude.
L'Administration  assuma la charge de la construction des premiers hôtels, dont un exploitant subventionné au début et affermé par la suite assurait le fonctionnement. Sur les terrains avoisinants concédés gratuitement, s'élèvent rapidement de nombreuses et coquettes villas. Ces stations sont, pour la plupart desservies pendant la saison par des services d'automobiles subventionnés.
Commentaires d'après le Docteur Gaide, Médecin Général Inspecteur, Inspecteur Général des Services Sanitaires et Médicaux de l'Indochine.

  Qui-Nhon, Vue générale de la station
Sam Son   
La création de cette station sanitaire maritime est contemporaine de celle de la station du Cap Saint Jacques. 
Après un essai qui dura les années 1905 et 1906, cette ambulance dont les bâtiments avaient été en partie démolis par un violent typhon, fut supprimé ; En effet, les convalescents de paludisme grave et d'affections intestinales se trouvèrent plutôt mal de l'air trop vif de la mer : un certain nombre virent leurs affections reparaître avec une nouvelle intensité et durent écourter leur séjour.
Depuis, Sam Son retient l'attention surtout comme lieu de repos. Baignée par une eau d'une grande pureté, balayée par l'air du grand large, garnie d'un sable fine, elle est une des plus belles plages de la cote indochinoise.
Cette plage convient à toute une catégorie de personnes, aux ressources modestes, qui désirent faire un séjour au bord de la mer sans trop se préoccuper des conventions mondaines.

Samson, les rochers
  

Samson, vue générale
  
Station du Cambodge - Le Bockor
Le Bockor, station climatique ouverte au Cambodge depuis 1917 par M. Baudoin, ancienne Résident Supérieur, se trouve à 42 km de Kampôt, sur le golfe de Siam. Situé sur les hauteurs du massif de l'Éléphant qui dominent la mer de 1000 mètres, le Bockor tire de cette exposition les avantages combinés de la mer et de la montagne, et une certaine rudesse du climat qui  n'est pas pour déplaire à ceux qui fréquentent la station.
La station est bâtie sur un terrain rocheux, mamelonné, présentant néanmoins de nombreux terre-pleins pour des maisons avec jardins, jeux en plein air, tennis etc.. Cet emplacement est souvent battu par les vents. On l'a choisi pour la beauté de son panorama. Les principaux bâtiments, Grand Hôtel et pavillon de la Résidence supérieure dominent les à-pics, face au sud ouest, et l'immense nappe d'eau, semée d'archipels, que rien sauf les nuées de passage, ne cache à la vue. C'est la "cote d'opale" bien nommée à cause de ses teintes.
A voir : 
- le site remarquable de Bellevista, panorama qui permet par temps clair d'embrasser d'un regard toute la cote du Cambodge, depuis la frontière de Cochinchine jusqu'à la frontière du Siam.
- A 6 km en arrière de Bockor, belle cascade : l'eau se précipite dans un gouffre de rochers dont on ne peut sonder la profondeur.
La station n'est habitable qu'en saison sèche, pendant 6 mois au maximum, de novembre à fin avril.
Le Bockor est actuellement fréquenté par les européens du Cambodge, de Cochinchine et quelques siamois à  qui on a donné des facilités par la création du port de Réam, est surtout une station de repos. D'autres endroits sur la montagne, mieux abrités, auraient été plus indiqués pour l'installation de la station principale, en particulier le km 22 et le plateau.

Le Bockor Palace

PALACE, vue générale
  

Bockor, un site du Bockor
  

Bockor, vue de l'hotel
  


 Bockor -  Carte touristique du massif de l'éléphant
Bokor a été un site jugé stratégique par les Khmers rouges et occupé pendant de nombreuses années; aujourd'hui, le site est à l'abandon. 
Vue de Bokor aujourd'hui
Article du New York Times sur Kep, Kampot et le Bokor (15 mars 2009)
La Cap Saint Jacques
Dès le début de l'occupation, l'attention fut attiré par cet endroit et le Cap Saint Jacques a été la première station crée en Indochine. 
Après quelques essais effectués avec des troupes fatiguées qui y contractèrent la diarrhée et la dysenterie, le Cap fut complètement abandonné jusqu'à la fin de 1904. A cette date, une circulaire ministérielle y prescrivit d'y envisager la création d'un sanatorium en même temps que des travaux locaux d'assainissement. Mais ce sanatorium ne fit pas ses frais et fut supprimé.
En 1912, l'un des immeubles du sanatorium fut acheté par l'Administration et aménagé pour servir l'hôtel de repos aux fonctionnaires désireux de s'y rendre en villégiature.
Le Cap Saint Jacques est relié à Saigon par 123 km de très bonnes routes. Il est devenu aujourd'hui une station balnéaire très recherchée par les Saigonnais, en même temps qu'un centre militaire important. La plage s'ouvre sur une jolie baie dite "baie des cocotiers", entre deux collines qui l'encadrent assez harmonieusement. Elle est balayée par la mousson  qui y apporte la fraîcheur et la ventilation à la saison d'été.

Cap Saint Jacques
  

Cap Saint Jacques
  

Cap Saint Jacques
  

Bana
La montagne de Bana à 1467 mètres d'altitude, fait partie d'un des contreforts orientaux de la chaine Annamitique. Sa masse imposante est à vol d'oiseau, à 25 km environ de la baie de Tourana. On y accède par une route de 28 km, puis, grâce à un service de chaise à porteur régulier pendant la saison de mai à septembre, sur 20 km de piste très bonne.
C'est en 1900 que M Doumer confia au Capitaine Debay une mission de reconnaissance en vue de l'implantation d'un sanatorium à 150 km maximum de Tourane et de Hué.
Pour des raisons diverses, notamment parce que cet emplacement n'était pas suffisamment étendu pour l'installation d'un grand sanatorium, ce projet fut abandonné. Un sanatorium vu finalement le jour en 1919. La ligne de crête se couvrit ensuite de chalets.
La station située à 1400 mètres d'altitude étend ses chalets sur une longue crête bosselée, d'ou l'on jouit d'un panorama d'une très grande beauté, qui constitue le charme principal de ce site. La vue s'étend très loin  au Nord sur toute la région montagneuse, et, au Sud Est le paysage est aussi captivant. Par une belle journée, la baie de Tourane, cerclée de sables et peuplée de barques qui ne sont que des points noirs et blancs se mouvant sur l'eau, constitue un très beau coup d'œil.


Bana - vue générale sur la baie de Tourane

Tam-Dao
Le Tam Dao est connu depuis 1904. On trouva à 912 mètres d'altitude un cirque, appelé la Cascade d'Argent,  favorable à l'implantation d'une station d'altitude. D'Hanoi, on accède facilement au Tam Dao, soit par voie ferrée jusqu'à Vinh Yên (54 km), soit par auto (85 km, 3 heures).
L'hôtel se trouve à l'entrée, perché sur un seuil rocheux, d'ou la cascade se précipite par un triple saut de 130 mètres.
Le séjour à la Cascade d'Argent est recommandé de juin à mi septembre.
Le climat du Tam Dao est celui des moyennes altitudes, plus tonique qu'excitant ; s'il n'est pas aussi bienfaisant que le  climat des hautes altitudes, il est en revanche mieux toléré dans la généralité des cas, surtout par les enfants et par les personnes anémiées. 

Tam Dao, vue de la station 

Tam Dao - Vue générale de la station
http://philippe.millour.free.fr/Photos/Indochine/Photos.htm
Le Delta Tonkinois, vue de la Station
  
Chapa
Cette station d'altitude date de 1915. Son organisation permis alors d'y envoyer pour la 1ere fois des militaires convalescents ou fatigués.
Chapa est au milieu d'un site alpestre entre 1500 et 1600 mètres d'altitude. On y accède par Lao Kay, ou passe la voie ferrée, par 33 km de route automobilable. La montée jusqu'au village se fait à travers des forêts de bambous géants et des clairières ou pousse surtout le bananier sauvage. Quelques sous bois peuplés de fougères arborescentes reposent agréablement la vue du voyageur.
Chapa (Tonkin), vue du Sanatorium militaire
  
Doson
Cette station, après avoir joui tout au début d'une vogue réelle, fut quelque peu délaissé à partir de 1904 et 1905 pour celle de Sam Son. Néanmoins cette station devait s'imposer peu à peu par sa situation et par de nombreux avantages qu'elle présente pour la population européenne du Tonkin, en particulier pour celle d' Haiphong (situé à 22 km)..
Cette presqu'île étroite, qui, dans l'ensemble, s'étend du nord au sud, est constituée par une ossature rocheuse de petits mamelons, séparés les uns des autres par des coupures profondes et arrondies délimitant plusieurs baies sablonneuses. On circulait autrefois de l'une à l'autre ainsi que sur les mamelons voisins, en chaise portées par des femmes. On ne peut que regretter la disparition de ce mode de transport illustré autrefois par la carte postale et qui ajoutait un agrément et une note pittoresque au séjour dans cette station.
 
Doson possède plusieurs hôtels confortables et des magasins achalandés, ou il est possible en toute saison de se ravitailler complètement.
Doson, Sampan de pêche
  


Doson, vue générale

Hongay
  

Dalat
C'est vers 1897 que la région du Lang-Bian fut visitée pour la 1ere fois par le Docteur Yersin et c'est à la suite de ce voyage que Paul Doumer décida la création d'un sanatorium pour Européens. Une mission spéciale, dite "mission du Lang Bian" fut confiée, en avril 1899, au Capitainre Guynet pour la construction de la route allant de la mer (Port de Ninh Chu, près de Phan-Rang) au Lang Bian. Le médecin de l'expédition, le Docteur Tardif, se prononça très nettement pour le choix de Dalat plutôt que de Dankia comme emplacement du futur sanatorium.
Malheureusement, pour des raisons diverses, la réalisation de ce projet ne fut pas poursuivie. Ce ne fut qu'en 1916 que le gouverneur Roume accorda les crédits nécessaires pour l'installation de la station d'altitude. 
La construction consécutive de deux routes carrossables a permis le développement rapide de la station et, en particulier, la construction d'un grand hôtel confortable et d'un hôtel secondaire comprenant plusieurs pavillons logements et de nombreuses villas privées et administratives.
Ainsi Dalat représente déjà [en 1931] actuellement une petite ville, coquette et propre, ou le service de l'Hygiène est bien assuré.
Avec l'achèvement très prochain du chemin de fer à crémaillère - de Krongpha à Dalat même -  l'accès du plateau complètement réalisé par la voie ferrée sera mis à la portée de tous les indochinois et même des étrangers. En effet; Dalat, qui est déjà la plus grande station d'altitude et la plus confortable de l'Indochine, deviendra sans doute la plus  moderne et la plus agréable de tout l'Extrême Orient.
Dalat
  

Le Grand Hotel
  
Carte d'accés au Lang Bian
In
(TT&VH) - LTS: Ai đã từng đi Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Ba Vì… cũng phải kinh ngạc trước những biệt thự, những nền móng biệt thự hoặc các phế tích kiến trúc mà người Pháp để lại. Sự hùng vĩ và đồ sộ của chúng, dù ở dạng phế tích, bị cây cỏ trùm lấp cũng đủ khiến cho nhiều người không thể ngờ rằng cách đây vài chục đến gần trăm năm, những nơi này đã "phồn vinh" đến như vậy.
Với loạt bài này, chúng tôi đã khảo cứu các tài liệu lưu trữ liên quan ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I mòng tìm kiếm lại lịch sử và diện mạo của các khu nghỉ mát trên núi thời thuộc Pháp.
Được đánh giá cao hơn Tam Đảo
Ngày nay, dù du lịch VQG Ba Vì đã tương đối phát triển, nhưng có lẽ không ít người, phần nào còn tưởng tượng quanh cảnh "trên đỉnh non Tản" vẫn đầy bí ẩn, huyền hoặc như trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Tuân. Thật ra, vào thời Nguyễn Tuân viết câu chuyện này, đỉnh non Tản đã đang được Người Pháp chinh phục.
 
Núi Ba Vì
Tuy không được khai thác sớm như các khu nghỉ dưỡng trên núi khác ở Việt Nam (Tam Đảo, Sa Pa, Đà Lạt) nhưng dãy núi Ba Vì thực sự được người Pháp quan tâm. Trong báo cáo ngày 30/8/1942 của Công sứ tỉnh Sơn Tây Fucat gửi Thống sứ Bắc Kỳ về dự án quy hoạch khu núi BaVì, ông đã đánh giá: “… khu núi Ba Vì sẽ trở thành khu nghỉ dưỡng mang lợi ích cao hơn Tam Đảo…”.
“Thứ nhất, đường từ Hà Nội lên Ba Vì rất thuận tiện. Khoảng cách từ Hà Nội đến cốt 1000 chỉ có 67 km gồm các đoạn: Hà Nội - Sơn Tây: 41 km, Sơn Tây - cốt 400: 19 km, cốt 400 -cốt 1000: 7 km) Toàn bộ chỉ có 12 km đường núi. Độ dốc của núi Ba Vì không quá 10% (trong khi đó ở Tam Đảo là 14 %, thậm chí 16 %).
Thứ hai, khí hậu ở Ba Vì không ẩm ướt như Tam Đảo. Nhiệt độ không thay đổi quá nhiều (thấp nhất là 17độ 8 và cao nhất là 29 độ 6).
Ngoài ra, Ba Vì là một vùng rộng lớn. Dưới chân dãy núi có một khách sạn của người Âu ở Tống. Trung tâm Tống được coi là thành phố thứ 3 của Bắc Kỳ vì ở đây tập trung đông người Âu. Hơn nữa, trang trại của Marius Borel ở đây có khả năng cung cấp nguồn bơ sữa chất lượng hàng đầu. Việc này rất quan trọng, đặc biệt với trẻ em…”
Vào những năm 40 của thế kỷ trước, việc quy hoạch khu nghỉ dưỡng Ba Vì được bắt đầu bằng dự án quy hoạch cốt 400 năm 1940. Tổng diện tích đất quy hoạch khu nghỉ dưỡng cốt 400 rộng 196 ha (theo Nghị định số 6139-A ngày 28/11/1939 của Thống sứ Bắc Kỳ ).
 
Một phế tích thời Pháp
Quy hoạch tổng thể khu nghỉ dưỡng trên núi Ba Vì gồm 3 khu nghỉ dưỡng tại cốt 400, cốt 600 và cốt 1000. Tuy nhiên, việc quy hoạch khu nghỉ dưỡng ở cốt 1000 được người Pháp đặc biệt quan tâm vì đây là độ cao lý tưởng cho du lịch nghỉ dưỡng.
Khu nghỉ dưỡng cốt 1000 được quy hoạch năm 1943 theo Nghị định số 2815 ngày 5/4/1943 của Toàn quyền Đông Dương phê chuẩn và thông báo bản đồ quy hoạch khu nghỉ dưỡng này. Khu nghỉ dưỡng cốt 1000 gồm 2 khu đất và được quy hoạch chi tiết theo hai nghị định:
“Nghị định số 2247-A ngày 19/4/1943 của Thống sứ Bắc Kỳ phê chuẩn bản đồ phân lô số 1 của khu nghỉ mát Ba Vì ở độ cao 1000 m theo bản đồ quy hoạch đã phê duyệt.
Khu số 1 gồm 5 khu vực: khu A dành để xây biệt thự, khu B dùng cho các đơn vị hành chính và các đơn vị dịch vụ công, khu C để xây khách sạn, khu D dành cho du lịch và rừng, khu E để làm khu vui chơi, giải trí
Nghị định số 5790 -A ngày 23/12/1943 của Thống sứ Bắc Kỳ phê chuẩn bản đồ phân lô số 2 của khu nghỉ mát Ba Vì ở độ cao 1000 m gồm 2 khu vực: khu A dành để xây biệt thự và khu E dùng làm công viên và khu vui chơi hoặc thể thao.”
Và dang dở
Ngay ra khi có quyết định về việc quy hoạch trên, chính quyền Pháp ở Đông Dương đã cho đấu giá các lô đất cho tư nhân để xây dựng biệt thự và khách sạn. Ngoài diện tích xây dựng biệt thự, khách sạn đưa ra đấu giá, Chính quyền quyết định cho xây dựng các công trình khác. Theo bản đồ quy hoạch, các công trình công dự kiến xây dựng gồm:
 
Bản quy hoạch Ba Vì của người Pháp những năm 40 của TK 20
 
1. Trường Thanh niên (Camp de Jeunesse): trường Thanh niên đã hoạt động từ mùa hè năm 1940 với sự tham gia của 20 người Pháp và 40 người bản xứ. Đến mùa hè năm 1941, con số người tham gia lên đến 170 người (70 người Pháp, 100 người bản xứ). Hai công trình của Trường xây dựng năm 1941. Năm 1942, người ta mong muốn cải tạo công trình này để có thể nhận được 400 thanh niên, do đó đã đề nghị xây dựng thêm 2 nhà lớn, 24 nhà nhỏ và khu phụ (bếp, phòng ăn tập thể, nhà tắm, nhà vệ sinh…). Khu trường có diện tích khoảng 10 ha từ Sơn Tây về phía Sông Đà, chạy từ độ cao 650 m lên đến 850 m.

2. Một trại nghỉ hè ở cốt 600 dành cho trẻ em từ 5 đến 10 tuổi. Trại trẻ này là thử nghiệm thành công đầu tiên ở Bắc Kỳ. Trại trẻ nhận 50 trẻ em người Pháp từ 5 đến 10 tuổi vào tháng 7, 40 trẻ khác vào tháng 8, 2/3 trong số đó từ các gia đình nghèo khó hoặc thu nhập thấp, 1/3 trẻ em là con công chức hoặc binh sĩ đông con có thu nhập 700 đồng trở lên. Lúc đầu, trại trẻ dùng một khu nhà rộng thuê của Marius Borel với giá 1500 đồng. Năm 1942, Công sứ Sơn Tây đề nghị xây dựng trại trẻ. Theo nguyện vọng, Trại cần phải có 1 nhà cho 30 trẻ em nam, một nhà cho 40 trẻ em nữ, phòng ăn tập thể vừa dùng làm phòng học chung, và các công trình khác...
 
Theo quy hoạch, trại sẽ được xây dựng ở độ cao 680-700 m.

3. Khu biệt thự dành cho viên chức người Âu trên độ cao 700-1000 m.

4. Khu nhà dành làm văn phòng của Cơ quan Bưu điện, Cảnh sát, Y tế... ở độ cao 1000-1140 m.

5. Khu cửa hàng buôn bán ở độ cao 1000 m

6. Khu dành cho công sở hành chính và sân vận động ở độ cao 1000-1100 m

7. Nhà tù: nằm trên đỉnh núi.

Để chuẩn bị phục vụ cho các công trình xây dựng, toàn bộ đường lên cốt 1000 đã được ưu tiên thi công. Năm 1943 chỉ còn 2 km cuối chưa kết thúc vì lý do thời tiết. Hệ thống cấp điện cũng được chú trọng. Đến 1942, hệ thống điện đã cung cấp được cho khu vực cốt 400. Tuy nhiên, năm 1943, việc dẫn điện lên cốt 1000 mới chỉ được nghiên cứu.
Trên thực tế, cho đến cuối năm 1944, hầu hết các công trình trong quy hoạch trên đều chưa được thực hiện được. Khu vực quy hoạch để xây khách sạn biệt thự tư nhân được đấu giá bán cho tư nhân. Ngày 15/5/1943, phiên đấu giá 16 lô đất trong khu đất phân lô số 1 trên cốt 1000 được tổ chức tại Hà Nội. Một trong những điều kiện bắt buộc là cá nhân phải xây dựng công trình trong 2 năm kể từ khi thông báo kết quả đấu giá. Do đó, tại các khu vực này có thế đã có nhiều công trình được khởi công xây dựng.
Dự án quy hoạch khu nghỉ dưỡng Ba Vì của Pháp mới bắt đầu đã bị dừng lại kể từ năm 1945. Do đó, ngày nay du khách đến đây hầu như không tìm thấy công trình do Pháp xây dựng, có chăng chỉ là một số phế tích của các công trình còn dang dở.
Đỗ Hoàng Anh (Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I)

Bài 2: Đà Lạt và một kế hoạch táo bạo của người Pháp

Đà Lạt và kế hoạch táo bạo của người Pháp.

(TT&VH) - Ai cũng biết, cuối thế kỷ 19 bác sĩ Yersin đã khám phá ra cao nguyên Langbian (Lâm Viên) rộng lớn (năm 1893) và là người đề xuất xây dựng Đà Lạt. Song không nhiều người biết rằng, trong thời kỳ thuộc địa, người Pháp từng có kế hoạch biến Đà Lạt thành "thủ đô hành chính của Đông Dương" thuộc Pháp.

>> Những bí ẩn "Trên đỉnh non Tản"

Ý tưởng đặt "thủ đô" Đông Dương ở Đà Lạt thời Pháp thuộc


Sau khi bác sỹ Yersin đặt chân lên cao nguyên Lâm Viên, một số công trình đã được xây dựng. Song vì lý do khủng hoảng tài chính và nhiều khó khăn khác nên khu vực này đã bị “quên lãng” trong nhiều năm. Đến năm 1921, Chính quyền Pháp mới khởi động lại kế hoạch xây dựng đường sắt lên cao nguyên Lâm Viên. Tuyến đường sắt răng cưa này hoàn thành vào năm 1931, đánh dấu bước khởi đầu cho phát triển du lịch tại đây. Năm 1923, bản đồ quy hoạch Đà Lạt của kiến trức sư Hébra được phê duyệt.  Sau đó, rất nhiều công trình xây dựng được thực hiện tại thành phố xinh đẹp, thơ mộng này… Đà Lạt trở thành nơi nghỉ mát lớn nhất Đông Dương thu hút nhiều du khách.
Trung tâm Đà Lạt (Theo đồ án của KTS J. LAGISQUET)
Vào những năm 30 của thế kỷ 19, báo chí đã đề cập rất nhiều về vấn đề đặt thủ đô của Liên bang Đông Dương ở Đà Lạt. Vào thời điểm đó, trụ sở của Phủ Toàn quyền Đông Dương đặt tại Hà Nội. Tuy nhiên trên thực tế, Toàn quyền Đông Dương vẫn thường làm việc tại cả 3 thành phổ (Sài Gòn, Hà Nội và Đà Lạt).

Trong bài viết “Đà Lạt, thủ đô hành chính của Đông Dương?”(*), tác giả Pineau đã phân tích rất chi tiết về những điều kiện để lựa chọn thủ đô của các quốc gia như: Các nhân tố về lịch sử, địa lý, chính trị; xu hướng phát triển theo chế độ tập trung, xu hướng phát triển ra biển… Theo đó, Đà Lạt cũng cần đáp ứng được các điều kiện chung mới có thể trở thành thủ đô hành chính của Liên bang Đông Dương.

Tác giả đề cập đến quá trình lịch sử hình thành Đà Lạt từ năm 1893 đến 1932. Trong suốt 40 năm hình thành và phát triển, Đà Lạt đã có nhiều thay đổi. Thành phố Đà Lạt đã được quy hoạch. Giao thông đường bộ và đường sắt được cải thiện rõ rệt.

Trong bản đồ quy hoạch và mở rộng Đà Lạt năm 1932 đã có kế hoạch biến Đà Lạt thành thủ đô hành chính của Đông Dương. Tuy nhiên, vào mùa hè năm 1932, để từ bỏ ý định trên, một chương trình quy hoạch mở rộng giới hạn ở việc chỉnh trang khu nghỉ mát trên núi đã được thực hiện.

Những con tính của người Pháp

Ý tưởng lập thủ đô tại Đà Lạt không hề bị người Pháp lãng quên. Vấn đề này vẫn luôn được người Pháp nghiên cứu, cân nhắc. Trong bài viết của Pineau, tác giả đề cập đến các điều kiện để lựa chọn thủ đô như chế độ tập trung, an ninh, đường ra biển, điều kiện vệ sinh, vị trí địa lý.

“Về vị trí, Đà Lạt nằm giữa Nam Kỳ và Nam Trung Kỳ, gần Cao Miên (Cambodge) và Bắc Lào và chỉ cách biển 150 km theo đường chim bay. Từ Sài Gòn lên Đà Lạt chỉ mất 5 giờ đi ô tô… Giao thông từ Đà Lạt lên cao nguyên Lâm Viên, sang Campuchia, Lào, xuống sông Mê Kông đều thuận lợi. Chỉ duy có Bắc Kỳ là nằm xa Đà Lạt.”

“Việc lựa chọn Đà Lạt đáp ứng được các điều kiện về xu hướng hiện đại theo chế độ  tập trung và liên bang…

Để đi ra biển, từ Đà Lạt người ta có thể đi qua Sài Gòn. Tuy nhiên, đường sắt Sài Gòn-Đà Lạt khá xa và tốn kém. Trong khi đó, người ta có thể ra biển từ vịnh Cam Ranh, một nơi tuyệt đẹp, kín đáo, an toàn và dễ phòng thủ.

Vấn đề an ninh ở đây không còn đặt ra từ đâu thế kỷ (thế kỷ 19)…. Đà Lạt an toàn hơn Hà Nội. Một thủ đô không chỉ là trung tâm chi phối tư tưởng và hoạt động chính trị mà còn  là một kho sức mạnh vất chất và tinh thần.

Ngoài yếu tố tự nhiên, khi lập thành phố, nhân tố con người vẫn mang tính quyết định… Điều quan trọng nhất là nguyện vọng và sự bền bỉ của con người. Đà Lạt, cũng như các thành phố khác, phụ thuộc chủ yếu vào nguyện vọng của con người”.

Toàn quyền Jean Decoux ngay sau khi mới nhậm chức (1940) đã bắt tay thực hiện ý tưởng của các vị tiền nhiệm đó là biến Đà Lạt thành thủ đô hành chính Đông Dương. Ông đã giao cho kiến trúc sư Lagisquet - trưởng phòng kiến trúc và quy hoạch đô thị - thiết lập đồ án chỉnh trang và mở rộng Đà Lạt.

Sau 20 năm kể từ đồ án quy hoạch lần đầu được thông qua, thành phố Đà Lạt được quy hoạch và chỉnh trang theo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 26/4/1943. Theo bản đồ quy hoạch, khu trung tâm Đà Lạt được chia thành 15 khu: Dinh Toàn quyền Đông Dương, Văn phòng, sòng bạc, khách sạn, trung tâm văn hóa và thư viện, ngân hàng, trung tâm thương mại châu Âu, nhà thờ, Sở cảnh sát, trung tâm hành chính địa phương, chợ, trung tâm thương mại bản ngữ, khách sạn thành phố, đạo (trụ sở của cơ quan quản lý bản xứ), rạp chiếu bóng. 
 
Người Pháp đã từng có ý định biến Đà Lạt thành thủ đô hành chính của Đông Dương. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, họ không thực hiện được.
*
Đến năm 1945, Đà Lạt đã trở thành một thành phố tuyệt đẹp của vùng Viễn Đông lúc bấy giờ. Cách mạng tháng Tám thành công, chấm dứt thời kỳ đô hộ của người Pháp ở đây. Mặc dù sau đó, người Pháp có chiếm đóng lại Đà Lạt nhưng họ không đủ can đảm để thực hiện giấc mơ của mình.
(*) Dalat, capitale administrative de I'Indinechine?, PIMEAU, Revue juridique et économique de I'Indochine, 1937, p.46-81.
Đỗ Hoàng Anh(Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I)

  Bài 3: Sapa, khu nghỉ tuyệt đẹp gợi nhớ đến dãy Alpes
Lật lại các khu nghỉ mát thời PhápThứ Tư, 29/10/2008 14:17    
In
(TT&VH) - Sapa, một thị trấn du lịch nổi tiếng thuộc tỉnh Lào Cai nằm ở độ cao trên 1500 m. Đây là một trong bốn khu nghỉ dưỡng trên núi do người Pháp phát hiện và khai thác (Đà Lạt, Tam Đảo, Ba Vì) ngày từ những năm đầu của thế kỷ 20 ở Việt Nam. Thời kỳ đó, người Pháp có mục tiêu xây dựng một “kinh đô nghỉ hè” thực sự tại đây.
 
 
Ví với dãy Alpes và Pyrenees

Năm 1903, trong chuyến đi thực tế ở Lào Cai để lập bản đồ, đoàn trắc địa của Sở Địa lý Đông Dương đã phát hiện ra một nơi có phong cảnh tuyệt đẹp và khí hậu dễ chịu trên cao nguyên Lồ Suối Tủng (cao nguyên Sa Pa) thuộc dãy Hoàng Liên Sơn. Ngay lập tức người ta nảy ra ý tưởng xây dựng ở nơi đây một trại điều dưỡng. Tuy nhiên, ý tưởng này phải đến năm 1909 mới được Công sứ tỉnh Lào Cai Toures đề xuất. Mieville là người Pháp đầu tiên đến ở Sa Pa vào tháng 7 năm 1909 tại vị trí sau này xây dựng khách sạn Metropole.
Ngay sau đó, có rất nhiều bài nghiên cứu về Sapa, đặc biệt là bài “Khu nghỉ dưỡng” của Hautefeuille trên tạp chí Đông Dương năm 1910 có đoạn viết “Tôi hoàn toàn bị quyến rũ ngay từ chuyến đi Sa Pa lần đầu tiên. Con đường dẫn đến Sa Pa chạy qua khu vực có phong cảnh tuyệt đạp. Hai phần ba quãng đường xuyên rừng với vẻ đẹp hiếm thấy… Thung lũng giữa dãy Phanxipăng và cao nguyên Sa Pa (còn gọi là cao nguyên Lồ Suối Tủng) đẹp như thể thung lũng của dãy Pyrenees ở Tây Ban Nha…”.

Cảnh đẹp Sa Pa đã thu hút rất nhiều người Pháp đến đây. Năm 1910, đoàn lính lê dương đầu tiên đến để mở đường và lập trại lính. Đến 1919 trại điều dưỡng dành cho quân đội đã được xây dựng. Từ 1910 đến 1920, đã có 6 toà nhà được xây dựng. Năm 1920-1930, Phủ Thống sứ Bắc Kỳ 3 khách sạn (Fansipan, Vaumousse, Morellon) và 28 ngôi nhà được xây dựng. Năm 1930-1940, 26 biệt thự, 1 nhà thờ và khách sạn Métropole được xây dựng. Năm 1940-1943, 8 biệt thự và 10 toà nhà được hoàn thành. Ngoài các công trình lớn, cho đến 1943 có rất nhiều công trình nhỏ khác. Cùng với việc xây dựng các công trình trên, người Pháp đã hoàn thiện hệ thống cung cấp điện, nước cho khu vực này. Hiện nay, công trình thuỷ điện Cát Cát vẫn còn hoạt động, cung cấp nước cho thị trấn Sa Pa.
"Thành phố - vườn bám vào sườn núi"
Năm 2004, bản Quy hoạch Sapa - với sự giúp đỡ của nhóm chuyên gia qui hoạch (QH) người Pháp đến từ Trường ĐH Bordeaux - đã được dư luận đánh giá cao, bởi sự trân trọng đối với vẻ đẹp của Phanxipăng. "Quy hoạch được triển khai trên 3 trục, trong đó trục 1 làm nổi bật giá trị của thị trấn trong phong cảnh của nó bằng việc cải tạo mặt tiền khu trung tâm cổ của thị trấn, mở ban công hướng đỉnh Phanxipăng".
Thật ra, ngay từ nửa đầu thế kỷ trước, khi xây dựng Sapa, người Pháp đã rất chú trọng đến quy hoạch khu nghỉ mát này. Để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, ngày 6/8/1942, Toàn quyền Đông Dương quyết định giao cho Sở Quy hoạch và Kiến trúc Đông Dương nghiên cứu lập bản đồ quy hoạch và mở rộng khu nghỉ dưỡng này. Vì lý do chiến tranh, dự án mở rộng trên không thực hiện được. Tuy vậy, cho đến nay, chúng ta đều biết đến sự phát triển mạnh mẽ của khu du lịch trong lịch sử.
Chánh Sở Quy hoạch Đô thị và Kiến trúc Trung ương CERUTTI, trên Tạp chí Đông Dương (số 164-165, ngày 28-10-1943) viết: Sapa, khu nghỉ tuyệt đẹp gợi nhớ đến dãy núi Alpes, được xếp vào hàng các khu nghỉ có sự phát triển hỗn hợp. Sơ đồ kèm theo đây(…) cho chúng ta thấy cái nhìn toàn cảnh về việc quy hoạch và mở rộng nó. Những khu vực khác được đề cập trên bản vẽ tuỳ thuộc vào địa hình, diện mạo và thời gian có nắng tại đó. Chính vì vậy mà những địa điểm đẹp nhất trông ra thung lũng Mường Hoa và đỉnh núi Phanxipăng (giờ đây được trồng rau) đã được sử dụng vào việc xây dựng các toà biệt thự theo bản đồ quy hoạch. Một chương trình với các quy định về thẩm mỹ và vệ sinh cũng như những mục khác kèm theo sơ đồ này sẽ giúp Sapa giữ được nét riêng biệt của một thành phố - vườn bám vào sườn núi tạo ra những cảnh sắc và góc nhìn tuyệt đẹp. Chính điều đó sẽ đảm bảo việc gìn giữ cảnh quan tạo nên nét hoa mỹ của khu nghỉ trên cao này.

"Kinh đô mùa hè"
Theo tài liệu của Sở VH-TT Lào Cai, từ năm 1914, người Pháp đã có mục tiêu xây dựng một “kinh đô nghỉ hè” thực sự trên vùng núi miền Bắc Kỳ, theo hướng dân sự hoá. Cùng mùa hè năm đó, các nguyên vật liệu cần thiết để phục vụ xây dựng khi dinh thự nghỉ mát cao cấp và các khu nhà dịch vụ kèm theo đã được vận chuyển từ Hà Nội lên Sa Pa. . Khoảng thời gian giữa năm 1924 và 1940, có khoảng 100 biệt thự nữa được xây lên, trong số này hiện nay còn thấy một vài dấu tích.
Theo TS Trần Hữu Sơn, Giám đốc Sở VH-TT Lào Cai thì vào đầu TK 20 "xây dựng Sa Pa thành kinh đô mùa hè là những kiến nghị trong các cuộc hội thảo, đăng trên các báo và tạp chí Đông Dương. Các nhà đầu tư liên tiếp đến Sa Pa. Năm 1916 Hiệp hội khuyến khích du lịch Sa Pa được thành lập. Từ năm cuối thập kỷ 20 đến đầu thập kỷ 40 của thế kỷ 20 , tốc độ xây dựng Sa Pa được đẩy mạnh nhanh chóng với 3 lần quy hoạch. Số khách du lịch lên Sa Pa tăng nhanh. tháng 8/1927 có 51 du khách đến Sa Pa nhưng tháng 8/1928 có 158 người đến Sa Pa . Cuối năm 1938 - 1939 có tới gần 3000 lượt du khách lên Sa Pa. Sa Pa thực sự là kinh đô mùa hè của du khách. Báo chí ở Hà Nội và Tạp chí Đông Dương, báo Đông Pháp ca ngợi Sa Pa là trạm điều dưỡng lý tưởng, là thần dược của kẻ liệt, là thiên đường của trẻ nhỏ, là bà chúa của khách du lãng, là cảnh quan xanh trong bất tận phơn phớt mây vờn".
 
***

Sapa đã kỷ niệm 100 năm du lịch được 5 năm. Đầu năm nay,dự án “đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã được khởi công. Đây là một dự án thực sự có ỹ nghĩa đối với việc phát triển kinh tế tỉnh Lào Cai nói chung, trong đó đặc biệt phải kể đến việc phát triển du lịch Sa Pa - nơi mà người Pháp cách đây gần 100 năm đã gọi là "kinh đô mùa hè".
 
Đỗ Hoàng Anh (Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I)

Bài 4: Tam Đảo - "hòn ngọc" Đông Dương
Lật lại các khu nghỉ mát thời Pháp:Thứ Năm, 30/10/2008 11:46    
In
(TT&VH) - Có lẽ không còn mấy ai nhớ rằng, người Pháp đã dùng cụm từ “hòn ngọc Đông Dương” để chỉ Tam Đảo ngót 100 năm trước. “Nhã hiệu” này đã chìm lấp theo thời gian, trong mây núi, cỏ hoang, dưới bước chân hàng triệu lượt người qua lại. 
 
 
* Lai lịch khách sạn cổ nhất Tam Đảo
Tài liệu thời Pháp ghi: Tam Đảo là một trạm nghỉ trên núi cao (930 mét) nằm trong vùng châu thổ Sông Hồng. Đây là khu nghỉ mát lý tưởng đối với các quan chức người Âu và gia đình của họ, nhất là vào những ngày nắng nóng. Trong suốt 15 năm, chính quyền thuộc địa đã chi vào đây khoảng 50.000 phơrăng mỗi năm.
Tài liệu lưu trữ về Tam Đảo tại Trung tâm lưu trữ quốc gia không nhiều, ngoại trừ một số thông tin như năm 1904, một phái đoàn quân sự được Phủ Toàn quyền giao nhiệm vụ tìm trong dãy núi Tam Đảo, một địa điểm thuận lợi để đặt một trạm nghỉ mát mùa hè. Phái đoàn đã báo cáo là ở độ cao 930 mét có một khoảnh đất hình vành chảo có thể đáp ứng những yêu cầu của dự án nói trên.
 Khách sạn Thác Bạc - cổ nhất ở Tam Đảo
Năm 1906, Phủ Toàn quyền quyết định xây dựng trạm nghỉ mát này. Một hợp đồng xây dựng đường sắt cáp kéo và một khách sạn lớn đã được ký kết giữa Chính quyền thuộc địa và một Công ty tư nhân. Nhiều công trình nghiên cứu tốn kém cũng đã được thực hiện nhưng việc thực hiện chương trình này ban đầu bị chậm lại và sau đó buộc phải từ bỏ hoàn toàn do chiến dịch Yên Thế và vì lý do tài chính. Ngay từ khi đó, người ta chỉ bằng lòng với việc nâng cấp con đường đi từ Vĩnh Yên lên núi và tiếp tục kéo dài thêm 300 - 400 mét rồi tới độ cao 930 mét.
Bên cạnh những căn nhà nghỉ của Công sứ Vĩnh Yên và của Phủ Thống sứ, cho đến tận năm 1912 ở Tam Đảo hầu như chỉ có nhà ở của lính gác chính, đồn lính khố xanh, một hoặc hai ngôi nhà nghỉ và hai hoặc ba hầm trú ẩn. Mặc dù vậy, lượng khách du lịch và khách nghỉ mát hàng năm đến đây ngày càng đông và vào năm 1913, một khách sạn đầy đủ tiện nghi với 16 phòng được mở, ngay lập tức khách sạn đó không còn một chỗ trống. Đó chính là Khách sạn - Nhà hàng Thác Bạc (Hôtel - Restaurant de la Cascade d’Argent) và là khách sạn đầu tiên và lớn nhất tại Tam Đảo.
Việc xây dựng Khách sạn - Nhà hàng Thác Bạc là dấu hiệu phát triển mang tính quyết định của trạm nghỉ. Vào đầu năm 1914, một ngôi làng được xây dựng gần khách sạn cùng với các toà biệt thự của tư nhân, của các Cty…
* Xây dựng ròng rã trong 40 năm
Từ 1907, Pháp “mộ phu” làm cầu cống và cho xây khu nghỉ mát trên một thung lũng tròn có đường kính khoảng 2km. Có vè rằng “Suốt năm làm ở đỉnh non/ Ở nhà cha mẹ vợ con mất nhờ/ Thân tôi khổ đến bao giờ…” Ròng rã trong khoảng 40 năm, Tam Đảo được xây dựng khá hoàn chỉnh với chừng trên 100 biệt thự lớn nhỏ, sân vận động, bể bơi, nhà thờ, dần dần hình thành 2 làng riêng: “làng Tây” và “làng An Nam”.
Có lẽ là do may mắn, chúng tôi có được trong tay một số ghi chép về quê hương Tam Đảo của Ban liên lạc đồng hương vùng đất này ở Hà Nội. Theo đó, từ năm 1902 trở về trước, Tam Đảo là một bản làng có hơn một chục hộ dân người Dao ở rải rác ven suối, lòng chảo thôn 1 và phía đông thôn 2 hiện nay. Khi Pháp xây dựng khu nghỉ mát, người Dao bỏ đi, sang Quân Chu (Thái Nguyên), xuống Lập Thạch(Vĩnh Phúc), một số sang Ba Vì (Hà Nội).
Sau Khách sạn- Nhà hàng Thác Bạc (năm 1913), từ năm 1914 trở đi, Pháp xây dựng các nhà bằng gạch đá ở Tam Đảo. Các thập kỉ 10, 20 thế kỷ trước, vật liệu xây dựng gồm đá khai thác tại chỗ, mái kết cấu gỗ và trần toóc xi. Nhà nhiều tầng có cầu thang gỗ, sàn dầm gỗ lát ván, hoặc sắt hình liên kết với gạch cuốn (nhà Toàn quyền, nhà ở của cha cố), ngói lợp chở từ Pháp sang như ngói nung Mác-xây, ngói đá mỏng (ác đoa), loại nhà này phần lớn nằm ở lòng chảo và ở sườn núi phía Tây (nhà Chánh xứ, nhà Hồ Đắc Điềm…)
Ông Nguyễn Hồng Hiệp – Chánh văn phòng huyện ủy, người sinh ra tại Tam Đảo nhận xét: “Sườn núi phía Tây về chiều nhiều ánh nắng, trong vùng không khí ẩm thì đó là một lựa chọn khôn ngoan”.
Đến thập kỷ 30, 40 đã xuất hiện nhiều nhà bê tông cốt thép kết hợp với tường gạch đá và được mở rộng về phía Đông Bắc. Tới năm 1945 có 143 biệt thự lớn nhỏ (lưu ý: chúng tôi vẫn đặt dấu hỏi về số biệt thự này), trong đó có dinh Toàn quyền, nhà kiểm lâm, nhà lục lộ…
Ban đêm ánh điện lấp lánh, rực sáng núi rừng.
Giữa lòng chảo là khu công viên – thể thao văn hóa: có bãi rộng, có bồn hoa, ghế đá, sân chơi trẻ em…Cây cỏ nhiều loại đưa từ Pháp sang (chỉ trồng được ở nơi mát); vào hè, trăm hoa đua nở, trăm màu khoe sắc; có bể bơi dành cho người lớn, có cả bể bơi dành cho trẻ con; có sân quần vợt, có nhà bắn bia; xa và cao hơn về phía Đông bắc có sân bóng đá… có các ki ốt (nhà lục lăng), ở những nơi có tầm nhìn rộng, gần khách sạn Metropole và gần nhà Toàn quyền, phía trước ki ốt có bàn đá hình cánh cung, mặt bàn vạch các mũi tên chỉ hướng và khoảng cách tới các địa danh trung du đồng bằng…
Toàn cảnh Tam Đảo thời Pháp thuộc
* Tam Đảo 2 và kế hoạch dang dở thời Pháp
Tam Đảo thời đó là một nơi thần tiên non bồng, chẳng thế mà người Pháp đã ví lòng chảo này là hòn ngọc Đông Dương.
Đầu những năm 1940, Pháp còn phát hiện về phía Tây và cách Tam Đảo hiện nay chừng 12km, còn một nơi nữa mà chúng gọi là Tam Đảo 2, cũng có thể lập thành khu nghỉ mát, rộng hơn lòng chảo hiện tại, cũng đẹp và cũng có nguồn nước sạch. Pháp đã bắt đầu mở đường, nhưng kế hoạch này dang dở.
Từ năm 1948, hoàn cảnh chiến tranh đã khiến Tam Đảo bị tàn phá. Tam Đảo – với mỹ tự “hòn ngọc Đông Dương” - đã bị lãng quên theo gió núi, sương rừng. Tuy nhiên, chỉ riêng năm 2007, đã có 919.900 lượt người đã đến Tam Đảo (914.000 trong nước, 5.900 nước ngoài). Nhưng có vẻ như còn không nhiều người biết về những gì đã diễn ra trên mảnh đất này. Thậm chí, rất ít người biết ai đã tìm ra Tam Đảo, cũng như đã từng có bao nhiêu biệt thự được xây dựng lên thời Pháp thuộc. Có đồng nghiệp của chúng tôi từng kể, ở lòng chảo này có từng có tròn 100 biệt thự Pháp cổ, và được bố trí xây dựng khéo đến nỗi, nếu đứng ở cửa bất kỳ biệt thự nào cũng có thể nhìn thấy 99 biệt thự còn lại xung quanh. Đó chỉ là một trong những câu chuyện được lan truyền đến mức trở thành… huyền thoại hóa về nghệ thuật quy hoạch lòng chảo Tam Đảo. Hỏi một vị lãnh đạo thị trấn này rằng, Tam Đảo từng có bao nhiêu biệt thự, chúng tôi nhận được câu trả lời: “Chưa từng đếm lại bao giờ. Cỏ hoang che hết còn đâu…”
Ghi chép của Việt Thường - Hoàng Hằng

Bài sau: Những “nô lệ” đã làm nên "hòn ngọc" Tam Đảo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.