Chủ Nhật, 18 tháng 4, 2021

THẠNH AN XÃ ĐẢO CẦN GIỜ.


Đảo Thạnh An hay xã Thạnh An là xã đảo duy nhất của TP.HCM. Đảo Thạnh An  nằm cách trung tâm thành phố khoảng 80km về hướng Đông Nam. Nơi đây không phải là khu du lịch, tuy nhiên chính là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích sự đơn sơ mộc mạc vùng sông nước. Cuối tuần này, nếu muốn “chạy trốn” khỏi cuộc sống ồn ào hối hả của thành phố, hãy đến với đảo Thạnh An.

Đảo Thạnh An có gì?

Đảo Thạnh An không nổi tiếng với những món ăn ngon hay sở hữu cảnh quan đẹp lộng lẫy như nhiều hòn đảo khác, nhưng Thạnh An mang đến những nét đẹp riêng của một xã đảo yên bình, thích hợp cho những ai muốn tìm đến một bầu không khí yên tĩnh, trong lành, tránh xa khói bụi và ồn ào của thành phố. Các bạn còn chần chờ gì nữa, xách ba lô lên và đi thôiHalo mọi người. Một chuyến đi ngắn chạy trốn khỏi thành phố. Không phải là Vũng Taù mình chọn Thạnh An cách SG 80km. Thích hợp cho những ngừoi muốn đổi gió. Không thích hợp nghỉ dưỡng sang chảnh.

huong-dan-di-dao-thanh-an-can-gio-5

Hướng dẫn đi đảo Thạnh An từ Hồ Chí Minh

 Để đến đảo Thạnh An các bạn có thể đi xe máy , xe riêng hoặc xe buýt;

 Đi đảo Thạnh An bằng Xe Buýt :

Từ Bến Thành, các bạn đi xe 20 đến bến cuối sẽ là bến phà Bình Khánh. Qua phà, các bạn đi tiếp xe 90 đến Cần Thạnh (nhớ dặn bác tài dừng ở bến tàu). Cả 2 tuyến xe buýt này đều có trợ giá, chạy rất nhiều chuyến trong ngày từ sáng đến tối nên rất linh hoạt cho các bạn khi di chuyển. Ngoài ra, các bạn còn có thể đi xe 75, từ Bến Thành đến thẳng Cần Thạnh. Tuy nhiên, đây là xe buýt không trợ giá, và có rất ít chuyến mỗi ngày.

Đến bến tàu Cần Thạnh, chỉ mất khoảng 45 phút di chuyển bằng tàu là các bạn sẽ đến được xã đảo Thạnh An. Tàu chỉ chạy vài chuyến mỗi ngày, vì thế các bạn cần tính toán thời gian di chuyển sao cho hợp lý.

Đi Đảo Thạnh An bằng xe máy :

Cứ đi thẳng theo đường Huỳnh Tấn Phát Q7 là gặp bến phà Bình Khánh giá qua phà : 5.500/ người + xe , ( phà mỡ lúc 5h sáng ) .Qua phà là tới Cần Giờ , đi thêm khoảng 50km đường Rừng Sác là tới . Lưu ý, đường khúc này trước đây hơi xấu có ổ gà nhiều , và buổi tối thì ko có đèn ( hiện tại đường đã được làm và sửa chữa khá đẹp)

Tới đây có thể hỏi dân địa phương đường tới bến đò đi đảo . ( kế coopmart ) Nên gửi xe kế bến đò vì đảo có diện tích rất nhỏ chỉ cần đi bộ là đc ( vì bọn mình không tìm hiểu kĩ nên vẫn gửi xe ngay bến đò luôn )

Giá gửi xe ở bến đò : ngày : 5k , đêm 10k

Tàu đi Đảo Thạnh An

Thời gian đò ra - vào đảo: 6h30 - 9h - 10h30 - 12h - 14h - 17h

Các bạn chú ý móc thời gian để cho kịp chuyến đò , hoặc có thể tới trc 20p vì khi đủ người là sẽ chạy ko đợi ai hết ( hôm mình đi trúng dịp lễ nên đông nghẹt đứng chờ đò sau cái cửa sắt mà hơi giống trong tù ha ha đứng đó hát hò túi bụi các kiểu rồi chờ đò)

vé đò : 20.000/ người ( 45p ) nhưng qua đảo tầm 30p

À quên bạn nào say sóng nên mua thuốc uống trước chứ ko kẻo ói nhé.

huong-dan-di-dao-thanh-an-can-gio-7

Một số câu hỏi thường gặp khi đi đảo Thạnh An

 Nên đi đảo Thạnh An thời gian nào?

Bạn có thể đi bất cứ ngày nào, tuy nhiên cần tránh những ngày mưa bão. Tháng 3, tháng 4 là thời điểm thích hợp nhất.

 Đi đảo Thạnh An về trong ngày được không?

Hoàn toàn được. Vì đảo khá gần, và nhỏ, nên chỉ cần 1 ngày là đủ để khám phá hết.

 Di chuyển trên đảo Thạnh An như thế nào?

Đảo Thạnh An rất nhỏ, nên chỉ cần đi bộ là được. đi bộ chừng 2km từ đầu đến cuối xã. Hoặc đi xe đạp của Home cho mượn.

 Chơi gì ở đảo?

Thạnh An còn khá nguyên sơ, do đó không có các hoạt động vui chơi, giải trí. Nhưng bạn có thể tận hưởng thiên nhiên trong lành nơi đây, đi dạo trên con đê đá ngắm cảnh biển, chụp hình trên con đường đá giữa biển khơi. Hoa giấy, hoa phượng đỏ, phượng vàng, bằng lăng đang nở,... Các bạn nên ở qua đêm để thấy được sự trong lành mát mẻ, và có thể đón bình minh ở đây.

 Ăn gì ở đảo Thạnh An?

Ở Thạnh An, bạn có thể mua hải sản trực tiếp của những ngư dân lúc thuyền mới vừa cập bờ. Hải sản ở đây rất tươi ngon vì mới được đánh bắt lên, giá cả thì khá rẻ. Nếu bạn là người thích ăn hải sản thì đây đúng là nơi dành cho bạn. Ra đảo ăn cháo sò vừa ngon vừa rẻ. Ngoài hải sản, ở đảo cũng có nhiều món ăn vặt khác:

  • Có quán ăn hải sản là Sáu Bo, Kiều Hương. ( Tụi mình không ăn hải sản trên đảo vì muốn ra chợ ở Cần giờ ăn )
  • Buổi tối có xiên que, chân gà nướng cánh gà nướng, 23k. Bánh tráng nướng. Trứng nướng. Ruột vịt nướng. Kem ly, chè.
  • Buổi sáng có tỷ thứ. Ngay chợ có bún phở, ngay bến tàu có bánh mì,.. Tô phở siêu to khổng lồ 17k
  • Tiệm tạp hoá có bán bánh gấu, mấy thứ đồ hồi nhỏ nên nhìn rất thích. 
  • xoài chấm. Ghẹ sữa chiên. Nước me dằm. Nước sâm 5k/ly
  • Cần giờ : Chợ Hàng Dương có rất nhiều hải sản. Lựa mua theo ký rồi chế biến 10k/món. Hoặc có thể lựa mua món chế biến sẵn. 
  •  Thuê ghế ngồi 10k/ ghế+ nước 10k/ly : Mát mẻ ngồi nhâm nhi .

 Người dân trên đảo Thạnh An thế nào?

Bạn yên tâm, mọi người đều rất thân thiện và hiếu khách.

huong-dan-di-dao-thanh-an-can-gio-8

 Nghỉ  ở đâu tại Đảo Thạnh An?

Trên đảo có một vài nhà nghỉ nhỏ nếu bạn muốn ở lại qua đêm. Nhưng nếu chỉ đi về trong ngày thì cũng không cần thiết lắm.

 Nhu yếu phẩm khác?

Có khá đầy đủ những thứ bạn cần. Ngoài ra cũng có trạm y tế, đồn biên phòng,.. nên bạn cứ yên tâm khi đến đảo.

Lịch trình đi Đảo Thạnh An 2 ngày 1 đêm

Day 1 : 

  • 12h di chuyển từ SG  Bến tàu uống nước đợi đúng giờ tàu chạy .đi chuyến tàu 5h( chuyến cuối). 
  •  Nhận phòng. Tắm rửa . Lòng vòng ăn uống. Ngồi bến tàu: đảo có tí teo thôi. Đi kiểu gì cũg sẽ tới bờ kè

Day 2 : 

  • Dậy sớm đón bình minh ( Nên dậy sớm bởi buổi sáng bến tàu tấp nập rất vui, hoàng hôn cũng cực kỳ đẹp) .ăn sáng lòng vòng chụp hình 
  • về phòng thu dọn  đi chuyến tàu 2h .Ghé chợ Hàng Dương mua hải sản. 
  • Ra biển cần giờ thuê ghế ngồi ăn hải sản.
  • Về lại SG

Chi Phí đi Thạnh An 2 ngày 1 đêm: 

  •  Xăng xe + gửi xe + phà+ tàu(40k/2ng/2v) :120k
  •  Phòng 150k
  •  Hải sản 280k + 50k( chế biến) : 330k
  •  Ghế + nước (bãi biển) + Uốg nước dọc đường : 100k 
  •  Ăn uống linh tinh trên đảo ( ăn tối+ăn sáng) :250k
  •  Chi phí phát sinh linh tinh: 50k

Tổng chi phí 500.000đ/ 1 người (Đó là chi phí trong chuyến đi của mình. Còn các bạn tuỳ thuộc vào cách thiết kế lịch trình nữa nhe)

huong-dan-di-dao-thanh-an-can-gio-3

Lịch trình Sài Gòn - Đảo Thạnh An - Đảo Khỉ 1 ngày

7h00: ăn sáng và xuất phát từ Quận 7, mình đi Huỳnh Tấn Phát qua phà Bình Khánh và thẳng xuống Cần Giờ.

  •  8h45: Đến nơi và tụi mình nghỉ ngơi tại quán nuớc Chị Muời ở dọc biển 30/4.
  •  9h20: Chúng mình dạo biển và chụp hình.
  •  9h45: Chúng mình dạo ra Chợ Hàng Dương mua hải sản tươi và hải sản chế biến sẵn. Giá cả hầu như là bình dân và như nhau không chặt chém gì cả.
  •  10h30: Mình quay về lại quán nước ăn uống nghỉ ngơi và di chuyển ra Đảo Thạnh An.
  •  11h45: Mình duy chuyển ra Bến tàu Thạnh An để ra đảo Thạnh An, bến tàu cách biển khoảng 15  20phút. Các bạn cứ tra map đến Coopmart Cần Giờ và chạy qua coopmart về phía trước có ngã tư quẹo phải chạy hết đường là tới bến tàu.
  •  13h10: Mình ra đến đảo Thạnh An và đi xung quanh khám phá.
  •  14h00: Mình quay về lại và di chuyển tham quan Đảo Khỉ trên dọc đường về, phía trên đường có bản chỉ dẫn nên các bạn rất dễ thấy, nếu từ Biển ra thì khỏang 5,5km và nằm ở phía tay trái.Các Cậu than quan đảo khỉ nhớ cẩn thận khỉ nó bạo lắm các cậu ạ, không được mang kính, cầm điện thoại,... với chúng đâu ạ.
  •  16h30: Chúng mình tham quan xong thì trên đường di chuyển về chúng mình ghé Trạm dừng chân 2 thưởng thức dừa nước đá và một số thức uống khác.

Di chuyển về Quận 7.

Chi phí đi đảo Thạnh An - đảo Khỉ 1 ngày

Các món ăn mình đã ăn trong chuyến đi tạiBiển 30/4  Chợ Hàng Duơng , Đảo Thạnh An và Đảo Khỉ.

  •  Cá Cam: 80k
  •  Ống móng tay: 60k
  •  Công chế biến: nướng cá + ống xào rau muống = 60k
  •  Ốc nướng phần: 50k/ phần
  •  Mực nướng: 80k/1 con cở 200g
  •  Xoài 1 trái cở trung 25k
  •  100g mực rim và 1 gói đậu phộng: 60k
  •  1 lốc sting: 90k
  •  4 ghế ngồi: 40k
 Các chi phí khác:
  • Gửi xe ra đảo: 20k/2 chiếc xe
  •  Vé tàu khứ hồi: 80k/4 người
  •  Kem chuối: 20k/4 cây
  •  Nước uống ngoài đảo: 20k ( 2 chai C2, 1 trà đường).
  •  Vé tham quan Đảo khỉ + xe điện: 200k/4 người.
  •  Trạm dừng chân 2 ăn dừa nước + nước suối: 95k/4 người.

 Tổng thiệt hại: 980:4 = 245k/ người.

huong-dan-di-dao-thanh-an-can-gio-6

Lưu ý khi đi đảo Thạnh An Cần Giờ

  • Các bạn muốn ăn ngon hơn thì nên mua loại tươi sau đó nhờ chế biến theo ý thích sẽ ngon hơn, phí chế biến cho 1 món là 20 - 30k.
  • Các bạn đi ra bến phà thì nên chạy thẳng ra gần bến phà luôn nha. Đừng có đọc review trên mạng kêu chạy ra coopmart gửi xe, từ Coopmart ra bến phà xa lắm chỉ có đi xe ôm ra thôi, đi bộ phê lòi . Tới bến phà thì nhìn bên tay phải sẽ có bải gửi xe máy. 10k/chiếc. Chú giữ xe dễ thương, muốn hỏi thêm thông tin gì thì cứ hỏi.
  • Giá vé tàu là 10k/người, tuy nhiên tùy chủ tàu, với lại người ta nhìn người thu nữa. Kinh nghiệm của mình là bạn đi bao nhiêu người, cứ cầm sẵn nhiêu đó tiền và đưa người ta thôi. Đừng hỏi giá, hỏi sẽ bị thu 20k ráng chịu . Tuy nhiên nếu tàu ít người, người ta thu 20k thì các bạn cũng đừng có khó chịu nha, theo mình biết thì thu bao nhiêu là tùy vào số người đi tàu / đầu người nữa. 
  • Tàu chạy từ phà ra đảo Thạnh An mất khoảng 30 - 45 phút tùy vào điều kiện thời tiết, con nước. Các bạn say tàu xe thì nhớ đeo khẩu trang nha, vì tàu không những lắc mà còn có mùi của xăng dầu nữa, 45 phút mà ngửi là bao phê . À mà còn nữa, đảo có cho đem xe máy lên (55k 1 chiếc thì phải), tuy nhiên đảo nhỏ xíu đem xe lên chi cho mệt đi bộ tầm 1 tiếng là hết 
  • Lên đảo thì có vài phòng cho nghỉ máy lạnh miễn phí, với điều kiện phải ăn hải sản của họ. 
  • 17h là chuyến tàu cuối nên các bạn canh tầm 16h30 đi bộ về là được. (Lúc đi thì mình mới vừa lên đảo vừa ăn kem xong tự dưng có chú xe ôm hỏi mấy đứa có về không chú chở ra phà chứ 15h30 là hết chuyến rồi. Các bạn đừng có nghe theo nha. 17h mới là chuyến cuối.)
  • À có 1 điều nữa là trên đường đi thì các bạn có thể ko thấy cây xăng nào đâu, nhưng đường về thì rất nhiều, nếu đi các bạn có lỡ gần hết xăng thì nên chạy sang bên kia đường mà hỏi cây xăng nha.
  • Về đảo Thạnh An thì mình cũng ko có review về cảnh vật nhiều để cho các bạn đi tự khám phá. Nếu đi như mình thì chỉ cần 1 buổi là chơi đủ rồi, còn nếu như muốn trải nghiệm cuộc sống người dân thì mới nên ở lại. Nghe nói có nhiều điều thú vị lắm như là đi câu mực, dăng lưới.... 

huong-dan-di-dao-thanh-an-can-gio-6

Review đảo Thạnh An

  • Trên này mình review nhẹ, dựa trên 1 số điều kiện thực tế ở địa phương để đánh giá, đảo còn khó khăn, thiếu thốn nhiều thứ. Nếu thích sang chảnh thì đi Phú Quốc, Mua vé máy bay qua Thái đi Phu Kẹt này kia nha, không có những resort bãi vàng cho nằm phơi mình đâu.
  • Điểm nữa mình thấy và rất hưởng ứng việc Đảo và người dân cùng nhau kêu gọi khách không đem túi nilong đến, thực hiện chương trình Cảm ơn vì Bạn không Xả rác do công ty PNJ phát động.
  • --------------------------------------

    TP.HCM: Đề xuất thành lập Khu bảo tồn biển Cần Giờ

      13:00 | Thứ sáu, 09/04/2021 0
    Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM vừa có văn bản gửi Tổng cục Thủy sản đề xuất thành lập Khu bảo tồn biển Cần Giờ, đưa Khu bảo tồn này vào danh mục các khu bảo tồn biển thuộc quy hoạch bảo vệ và khai thác thủy sản thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

     

    Kết quả nghiên cứu xác lập bản đồ nhạy cảm môi trường khu vực từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cần Giờ của GS-TS. Nguyễn Văn Phước và ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền cho biết: Cần Giờ là khu vực có nhiều khả năng chịu tác động với mức độ nhạy cảm môi trường khá cao. Ảnh: TL


    Văn bản số 549/SNN-CCTS ngày 7.4 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM gửi Tổng cục Thủy sản cho biết: Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ thuộc huyện Cần Giờ, có tổng diện tích trên 75.000 ha, được xem là một trong những khu rừng ngập mặn ven biển lớn nhất cả nước. Hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ có đa dạng sinh học cao, có nhiều loài động thực vật đặc hữu, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

    Phía ngoài Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ có đảo Thạnh An, thuộc xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ. Đây là hòn đảo nhỏ nằm cách TP.HCM khoảng 70 km về phía đông, nếu tính từ trung tâm huyện Cần Giờ thì đảo cách khoảng 8 km theo đường thẳng và nằm biệt lập với huyện Cần Giờ.

    Xã Thạnh An có ba ấp Thạnh Hòa, Thạnh Bình và Thiềng Liềng. Trong đó, ấp Thạnh Hòa và Thạnh Bình nằm trên đảo Thạnh An, ấp Thiềng Liềng nằm trên đảo Thiềng Liềng riêng biệt. Đây là nơi còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo, thuận lợi cho việc phát triển các mô hình du lịch văn hóa cộng đồng.

    Xã Thạnh An, huyện Cần Giờ có vị trí đặc thù là xã đảo nằm phía Đông TP.HCM, có diện tích 13.131 ha được bao bọc bởi sông nước, rừng phòng hộ. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã công nhận xã Thạnh An là xã đảo từ ngày 01.7.2021. Ảnh: Zing


    Theo nghiên cứu của TS. Nguyễn Xuân Dũng (năm 2012) đã xác định được 129 loài thuộc 12 bộ, trong các loài cá đã được xác định trong Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, có 5 loài cá đã được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam 2007 là: cá Cháo Biển (Elops saurus), cá Cháo Lớn (Megalops cyprinoids), cá Mang Rổ (Toxotes chatacus), cá Măng Sữa (Chanos chanos), cá Mòi Đường (Albula vulpes).

    Các công trình nghiên cứu gần đây cho thấy hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ có 178 loài cá, thuộc 111 giống, 56 họ, 19 bộ. Trong đó, có 13 loài cá nuôi làm thực phẩm (chiến 7,30%); 16 loài cá nuôi làm cảnh (chiếm 8,99%); 3 loài có giá trị làm thuốc (chiếm 1,69%); 9 loài trong Sách Đỏ Việt Nam thuộc 8 giống, 7 họ và 5 bộ trong Sách Đỏ Việt Nam ở mức phân hạng sẽ nguy cấp, chiếm 5,06% tổng số loài cá ở rừng ngập mặn Cần Giờ.

    Đến năm 2015, hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ được xác định có 282 loài cá, thuộc 180 giống, 83 họ và 24 bộ. Trong đó, có 32 loài cá kinh tế; 18 loài cá nuôi làm cảnh; 9 loài trong Sách Đỏ Việt Nam. Bổ sung cho các công trình nghiên cứu trước đây 67 loài, 44 giống, 21 họ và 4 bộ. Có 62,57% tổng số loài cá ở Cần Giờ có độ thường gặp ít, rất ít và không gặp; chỉ có trên 37,42% số loài có độ thường gặp rất nhiều và nhiều; 3 loài (chiếm 1,06%) đang bị giảm sút mạnh, cần được bảo vệ là cá Cháo Lớn (Megalops cyprinoids), cá Mang Rổ (Toxotes chatacus), cá Nhồng Vằn (Sphyraenajello).

    Theo nghiên cứu của PGS-TS. Tống Xuân Tám và các cộng tác viên (năm 2015); TS. Huỳnh Minh Sang (năm 2018), Cần Giờ có một số loài cần được bảo tồn như: cá Chìa Vôi (Proteracanthus sarissophorus) và cá Kẽm Mép Vảy Đen (Plectorhinchus gibbosus). Cá Kẽm Mép Vảy Đen là loài thuộc phụ lục danh mục các loài thủy sản cấm xuất khẩu của Nghị định số 26/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

    Vì vậy, vùng cửa sông ven biển ở Cần Giờ bao gồm cả rừng ngập mặn Cần Giờ có vai trò quan trọng không chỉ có nguồn lợi thủy sản phong phú và đa dạng, nhiều loài có giá trị kinh tế cao, giá trị khoa học, bảo tồn nguồn gen (trong Sách Đỏ Việt Nam) mà còn có hệ sinh thái thủy vực, hệ sinh thái rừng ngập mặn vô cùng quan trọng.

    Hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ có đa dạng sinh học cao, có nhiều loài động thực vật đặc hữu, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Ảnh: Trung Dũng


    Căn cứ các cơ sở pháp lý, thực trạng tài nguyên biển Cần Giờ và tổng quan tài liệu có liên quan về tài nguyên biển trong Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM đề nghị Tổng cục Thủy sản xem xét đưa Khu bảo tồn biển Cần Giờ vào danh mục các khu bảo tồn biển thuộc quy hoạch bảo vệ và khai thác thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để triển khai thực hiện trong thời gian tới, góp phần phát triển bền vững kinh tế biển, ven biển theo đúng chủ trương, mục tiêu mà Nghị quyết số 36-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra.

    Văn bản của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM cũng cho biết, trước đó, tại Thông báo số 642/TB-BNN-VP ngày 28.1.2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có yêu cầu: “điều tra bổ sung khu vực biển tiềm năng (các hệ sinh thái biển) để thành lập mới các khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung Quy hoạch bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, tổ chức quản lý hiệu quả các khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái”.

    Minh Hoàng

  • https://nguoidothi.net.vn/tp-hcm-de-xuat-thanh-lap-khu-bao-ton-bien-can-gio-28182.html

  • -------------

    TP.HCM đề nghị công nhận Thạnh An là xã đảo

    Xã Thạnh An có diện tích hơn 13.000 ha nằm ở cửa biển Cần Giờ. Hiện tại, nơi này có hơn 1.000 người dân và lực lượng vũ trang sinh sống, làm việc.

    Sáng 10/11, HĐND TP.HCM triệu tập kỳ họp chuyên đề lần thứ 22 để xem xét, thông qua 6 tờ trình của UBND TP.HCM. Tại phiên làm việc, toàn bộ đại biểu có mặt đã đồng ý thông qua việc ban hành Nghị quyết đề nghị công nhận xã Thạnh An (huyện Cần Giờ) là xã đảo.

    Theo UBND TP.HCM, ngày 11/6, việc tranh chấp cù lao Gò Gia (xã Thạnh An) giữa TP.HCM và Đồng Nai đã được giải quyết xong. UBND huyện Cần Giờ đã hoàn thiện hồ sơ, thủ tục pháp lý đề nghị công nhận xã đảo Thạnh An.

    Xa dao Thanh An HCM anh 1

    Xã đảo Thạnh An nằm ở cửa biển Cần Giờ. Ảnh: Lê Mạnh Linh.

    "Việc công nhận Thạnh An là xã đảo sẽ giúp thành phố có thêm chính sách hỗ trợ người dân, cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại đảo thời gian tới", Phó chủ tịch HĐND TP.HCM Phan Thị Thắng thông tin.

    Xã Thạnh An hiện có diện tích hơn 13.000 ha nằm tại cửa biển Cần Giờ. Nơi này có hơn 1.000 người dân cùng lực lượng vũ trang đang sinh sống, làm việc.

    Theo đó, UBND TP.HCM nhận định xã Thạnh An đã đảm bảo 2/2 tiêu chí và 2/3 điều kiện để đáp ứng quy định được công nhận là xã đảo.

    Sau khi HĐND TP.HCM có Nghị quyết thông qua, UBND TP sẽ tiếp tục trình Thủ tướng xem xét, chấp thuận việc công nhận đơn vị hành chính này là xã đảo.

    Tại kỳ họp, HĐND thành phố cũng thông qua 5 tờ trình khác của UBND TP.HCM về phát hành trái phiếu chính quyền địa phương năm 2020; Tờ trình về điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020; Tờ trình về điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn năm 2020; Tờ trình về huy động vốn đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước giai đoạn 2; Tờ trình về kế hoạch vay trả nợ chính quyền địa phương năm 2020.

    Ngoài ra, các đại biểu đã thống nhất miễn nhiệm chức danh Trưởng ban Đô thị HĐND TP.HCM đối với ông Trương Trung Kiên. Ông Trương Trung Kiên được Thành ủy TP.HCM điều động nhận công tác tại Quận ủy Thủ Đức và được HĐND quận bầu làm Chủ tịch UBND quận.

    Xa dao Thanh An HCM anh 2

    Đảo Thạnh An. Ảnh: Google Maps.

    00:08/06:09
    Đảo không có trộm cướp ở Sài Gòn Xã Thạnh An có lịch sử hơn 100 năm, nằm ở phía Đông thành phố thuộc huyện Cần Giờ, nơi thu hút du khách với sự thanh bình, con người hiền hoà.




 




TP.HCM quy hoạch Cần Giờ, BĐS Nhơn Trạch được hưởng lợi

 7518  29/03/2018

Cần Giờ là huyện giáp ranh với phía nam Nhơn Trạch đã được UBND Thành phố duyệt nhiệm vụ tuyển chọn ý tưởng quy hoạch phát triển huyện Cần Giờ với diện tích tự nhiên toàn huyện là 70.421,58ha và diện tích Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ là 2.870ha. Sau khi quy hoạch Cần Giờ tứ phía Nhơn Trạch đều là nền kinh tế sôi động.

quy-hoach-can-gio-1522251719

Trong tương lai, huyện Cần Giờ sẽ trở thành một cực phát triển kinh tế mạnh của Thành phố về du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng, M.I.C.E (hội thảo hội nghị kết hợp nghỉ dưỡng), đô thị thông minh, dịch vụ công nghệ cao, dịch vụ, resort, khách sạn…; hướng tới một khu vực kinh tế tri thức, thu hút hoạt động khoa học, nghiên cứu, giáo dục, đào tạo phục vụ hoạt động kinh tế công nghệ cao…

Đồ án quy hoạch cần tạo các không gian mở, kết nối các khu vực quy hoạch với hệ thống cây xanh sinh thái, mặt nước, khai thác ưu thế về điều kiện môi trường tự nhiên; nghiên cứu giải pháp quy hoạch cho việc bố trí khu vực nhà tái định cư và nhà ở xã hội, phù hợp với sự thống nhất của quy hoạch tổng thể; phát triển giao thông, hạ tầng kỹ thuật. phối hợp các nguồn lực kinh tế – xã hội vùng; xác định bán kính tiểu vùng TP.HCM lấy Cần Giờ làm trung tâm tiểu vùng, đề ra các giải pháp thực thi; bảo tồn và phát huy giá trị khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, xây dựng thương hiệu rừng Cần Giờ như là Amazon của Việt Nam; tích hợp hài hòa giữa các yếu tố di sản, hiện hữu và yếu tố mới; đề xuất các giải pháp chuyển đổi sinh kế, không gian văn hóa,… cho người dân góp phần hòa nhập vào tình hình mới.

Đồ án cũng cần đưa ra giải pháp và xác định rõ về phân khu chức năng như khoanh vùng phát triển và phân kỳ đầu tư; phát triển các khu chức năng nén, không phân tán, khu vực nằm sâu trong đất liền phải kết nối tốt với nhau và đồng bộ khu đô thị lấn biển; kiến trúc sáng tạo, tạo điểm nhấn đặc sắc để hấp dẫn du khách, tối ưu hóa cảnh quan và không gian, tạo nên thương hiệu cho địa phương Cần Giờ…

Quy hoạch Cần Giờ sẽ là 1 yếu tố quan trọng tác động đến giá đất Nhơn Trạch.

Định hướng phát triển Cần Giờ

 

 1. Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân khẳng định TP định hướng phát triển Cần Giờ theo hướng du lịch kinh tế biển, trong đó ưu tiên mô hình du lịch nghỉ dưỡng kết hợp sinh thái và phát triển dân số khống chế ở mức 100.000 dân. Trong đó, khẳng định TP tập trung đầu tư, xây dựng huyện Cần Giờ phát triển theo hướng du lịch, kinh tế biển.

 

2. Theo quy hoạch đến năm 2015, Cần Giờ sẽ có một số dự án, công trình trọng điểm như sau:

- Công trình xây dựng Cầu Bình Khánh (nối liền thành phố với huyện Cần Giờ).

- Công trình đường Vành đai (giai đoạn 1) và các cầu trên tuyến đường Vành đai (Vàm Sát, An Nghĩa, Rạch Lá, Tắc Tày Đen …) ven sông Soài Rạp – Nhà Bè – Lòng Tàu, nối liền các xã Lý Nhơn, An Thới Đông, Bình Khánh và Tam Thôn Hiệp.

- Hoàn thành các dự án: Khu Đô thị lấn biển Cần Giờ (856 ha, có 600 ha lấn biển).

- Các Khu du lịch – dân cư – nhà vườn Cần Thạnh – Long Hòa (1.000 ha),

 

3. UBND TpHCM xác định sẽ xây dựng Cần Giờ trở thành một khu đô thị du lịch biển có quy mô lớn nhất Việt Nam và mang tầm cỡ quốc tế.

Tại khu đô thị này, Thành phố sẽ phát triển nhiều mô hình sản phẩm du lịch độc đáo vừa gần gũi với thiên nhiên như: thủy cung để tận dụng khai thác nguồn sinh vật biển dồi dào, đa dạng; khai thác tuyến du lịch mang ý nghĩa lịch sử ở khu Rừng Sác; dự án xây dựng khu nuôi yến, khai thác thủy hải sản của Cần Giờ…

Ngoài ra, một sản phẩm du lịch độc đáo khác lần đầu tiên có ở Việt Nam là đường ngầm dưới biển để du khách tham quan, tìm hiểu đời sống sinh vật biển cũng được Thành phố chỉ đạo nghiên cứu triển khai. Thành phố cũng cho phép xây dựng bãi đáp trực thăng tại đây để phục vụ cho công tác cứu hộ và phục vụ du khách bằng trực thăng.

Tại khu đô thị du lịch này, các nguồn năng lượng sạch như năng lượng gió, năng lượng mặt trời… sẽ được nghiên cứu ứng dụng tối đa; hạn chế tối đa sản xuất công nghiệp tại khu vực để đảm bảo môi trường sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ…

 

http://nhadatcangio.vn/uploads/data/ksvb.jpg

 

Định hướng quy hoạch phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ đến năm 2010 và 2020.

* Mục tiêu:

Xây dựng Cần Giờ thành nơi du lịch sinh thái có hệ động thực vật đa dạng, văn hoá lịch sử phong phú vừa đảm bảo cân bằng sinh thái về môi trường, vừa hấp dẫn du khách, góp phần to lớn vào sự phát triển ngành du lịch của Thành phố.

* Mục tiêu:

Xây dựng Cần Giờ thành nơi du lịch sinh thái có hệ động thực vật đa dạng, văn hoá lịch sử phong phú vừa đảm bảo cân bằng sinh thái về môi trường, vừa hấp dẫn du khách, góp phần to lớn vào sự phát triển ngành du lịch của Thành phố.

* Quy hoạch phân khu chức năng du lịch sinh thái:

http://demo-cangio.icti-hcm.gov.vn/Hnh%20nh%20bn%20tin/2010-11/15-11-2010/tiemnang.jpgĐịnh hướng đến năm 2010 và 2020, huyện Cần Giờ sẽ phát triển du lịch sinh thái theo 3 phân khu chức năng chính: khu du lịch sinh thái biển, khu du lịch sinh thái rừng và khu du lịch sinh thái nông nghiệp. Cụ thể:

Khu du lịch sinh thái biển: là khu du lịch sinh thái chủ lực trong hệ thống các khu du lịch liên quan đến biển. Chức năng du lịch chính: là nghỉ mát, an dưỡng, hội thảo, hội nghị, tắm biển, thể thao dưới nước, mua sắm, vui chơi giải trí, đồng thời là cơ sở hậu cần cho toàn khu vực.

Khu vực này tập trung ở các điểm du lịch sau:

(1) Điểm du lịch sinh thái ven biển: nằm trải dài theo đường Duyên Hải, thuộc khu vực ven biển Cần Thạnh-Long Hoà. Khu vực này thuận tiện việc xây dựng cơ sở vật chất tập trung, thuận lợi về các điều kiện địa hình, hạ tầng cơ sở tương đối đủ nhất trong toàn huyện, thuận tiện cho việc đón khách và phân bố khách đến các điểm tham quan bằng đường bộ cũng như bằng đường thuỷ.

Chức năng du lịch: xây dựng khách sạn cao cấp, resort, bungalow, nhà nghỉ, biệt thự, chòi lều ven biển; khu Trung tâm dịch vụ tổng hợp và khu vui chơi giải trí tiêu biểu.

(2) Điểm du lịch sinh thái Cần Thạnh: thuộc thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, là điểm tập trung nhiều di tích văn hoá tín ngưỡng đặc sắc.

Chức năng du lịch : loại hình nghỉ dưỡng, cấm trại, thể thao biển; tìm hiểu các lễ hội truyền thống, văn hoá tín ngưỡng, tham quan các khu di tích, kỹ nghệ đóng tàu thuyền và tham quan vườn cây ăn trái...

(3) Điểm du lịch sinh thái Long Hoà: thuộc xã Long Hoà, huyện Cần Giờ. Bên cạnh hai khu du lịch sinh thái lớn là Lâm viên Cần Giờ, bãi biển 30/4, xã Long Hoà còn tập trung nhiều khu di tích khảo cổ, đình, làng và vườn cây ăn trái đặc trưng của địa phương.

Chức năng du lịch : tham quan, nghỉ dưỡng, tắm biển, nghiên cứu học tập di tích khảo cổ...

(4) Điểm du lịch sinh thái đảo Thạnh An: với diện tích khai thác du lịch khoảng 4 ha thuộc tiểu khu 14, xã Thạnh An, huyện Cần Giờ. Là đảo nhỏ nằm giữa sông và biển, thích hợp với du lịch bằng đường thủy.

(5) Điểm du lịch sinh thái núi Giồng Chùa:

Chức năng du lịch chính: thích hợp với loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển; du lịch dã ngoại kết hợp với các hoạt động câu cá, chèo thuyền, thả diều, leo núi... và tham quan các khu di tích lịch sử ...

Khu du lịch sinh thái rừng (diện tích 42.000 ha): thuộc các xã Long Hoà, An Thới Đông và Lý Nhơn. Rừng  ngập mặn là loại hình du lịch sinh thái trọng tâm ở Cần Giờ. Ở đây hội tụ gần như đầy đủ các yếu tố thiên nhiên, rất mang tính hoang sơ.

- Chức năng du lịch chính: nghỉ dưỡng, du lịch tìm hiểu và nghiên cứu các chuyên đề về sinh thái, di tích lịch sử đặc trưng của rừng ngập mặn (Đặc khu rừng sác); du lịch thám hiểm; du lịch dã ngoại kết hợp với các hoạt động giải trí như sinh hoạt lửa trại…

- Các điểm du lịch chính:

(6) Khu du lịch dã ngoại thanh thiếu niên thành phố, diện tích 1 ha, thuộc xã Long Hoà, huyện Cần Giờ.

(7) Khu du lịch Lâm viên Cần Giờ, diện tích 514 ha, thuộc xã Long Hoà, huyện Cần Giờ.

(8) Khu du lịch sinh thái Rừng Sác, thuộc xã Long Hoà, huyện Cần Giờ.

(9) Khu du lịch sinh thái Đông Bắc cầu dần xây, diện tích 50 ha, thuộc xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ.

(10) Khu du lịch sinh thái Vàm Sát, diện tích 500 ha, thuộc xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ.

(11) Khu du lịch sinh thái An Bình, diện tích 200 ha, thuộc xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ.

Khu du lịch sinh thái nông nghiệp (diện tích 28.710 ha): thuộc các xã Bình Khánh, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp và Lý Nhơn.

- Chức năng du lịch chính: nghỉ dưởng kết hợp với tham quan, học tập và nghiên cứu các mô hình nuôi trồng thủy sản, phương pháp lai tạo giống cho các loài thủy sản và các sản phẩm từ rừng; tham quan, tìm hiểu văn hoá tín ngưỡng.

- Các điểm du lịch chính:

(12) Khu du lịch sinh thái Nông trường Cholimex, xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ.

(13) Khu du lịch sinh thái Nông trường Duyên Hải-Gò Vấp, xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ.

(14) Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng ven sông Lòng Tàu, thuộc xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ.

(15) Khu du lịch sinh thái dọc sông Soài Rạp, thuộc các xã Bình Khánh, An Thới Đông và Lý Nhơn, huyện Cần Giờ.

Quy hoạch hạ tầng giao thông phát triển du lịch:

Giao thông bộ:

Trục chính là đường Rừng Sác nối trung tâm huyện Cần Giờ với thành phố Hồ Chí Minh dài 36,5 km đang được cải tạo, nâng cấp mở rộng 6 làn xe và 3 trục nhánh nối từ đường Rừng Sác đến trung tâm 3 xã còn lại là Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông, Lý Nhơn đang được nâng cấp láng nhựa 2 làn xe. Các tuyến đường trên sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng trước năm 2010.

Bên cạnh đó, định hướng đến năm 2020, huyện sẽ được đầu tư xây dựng đường vành đai kết nối 4 xã phía Bắc: Tam Thôn Hiệp, Bình Khánh, An Thới Đông, Lý Nhơn; xây dựng tuyến đường dọc biển Cần Thạnh - Long Hòa; xây dựng tuyến đường bộ nối trung tâm xã đảo Thạnh An với ấp Thiềng Liềng (xã Thạnh An) nhằm phục vụ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội huyện Cần Giờ nói chung và đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn nói riêng.

Giao thông thủy:

Với tiềm năng về địa hình sông rạch khá chằn chịt, giao thông thủy được xem là thế mạnh của huyện Cần Giờ. Việc lưu thông từ huyện, các xã, thị trấn đến các địa phương giáp ranh chủ yếu bằng các tuyến giao thông thủy. Trên địa bàn huyện Cần Giờ có 41 bến thủy nội địa được bố trí trãi đều ở các xã, thị trấn (trong đó, phục vụ vận chuyển hàng hoá và hành khách là 24 bến), với 48 phương tiện chở khách. Thủy lộ chính là sông Nhà Bè, Lòng Tàu, Soài Rạp.

Định hướng đến năm 2020, huyện sẽ nghiên cứu phát triển hệ thống các tuyến giao thông thủy như: Bến phà Bình Khánh 2 nối với Phước Khánh thuộc Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai; bến phà An Thới Đông nối với Hiệp Phước, huyện Nhà Bè và các huyện phía Nam thuộc tỉnh Long An để mở rộng giao thương, buôn bán giữa các vùng. Bên cạnh đó, đầu tư xây dựng thêm các bến tàu du lịch tại các điểm Tắc Xuất (thị trấn Cần Thạnh), Dần Xây, Tam Thôn Hiệp và Lý Nhơn để thu hút khách du lịch đến tham quan bằng đường thủy.

Tr.Hiếu

 ------------------------------------------

HỘI BIỂN TP. HỒ CHÍ MINH BÀN VỀ DU LỊCH BIỂN CẦN GIỜ

 

Sáng ngày 21/4/2019, tại  Trường Đại học GTVT Tp. HCM, Thường vụ Hội Khoa học Kỹ Thuật và Kinh tế Biển (Hội Biển Tp HCM) có tổ chức gặp đại diện Cty Cổ phần Du lịch Biển Cần giờ cùng các nhà tư vấn Môi trường của dự án.

Trong cuộc họp,  Hội Biển Tp HCM đã giải thích các cơ sỡ kỹ thuật trong tài liệu  “Góp ý về Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ”  và  mô hình “Khu du lịch rừng ngập mặn và tắm biển Cần Giờ”.

Những tài liệu trên đã chỉ rõ sự khác biệt trong tiếp cận  từ mục tiêu của dự án đến  quan điểm của Hội Biển Tp. HCM không trái ngược với Chủ trương của Chính phủ và các Tổ chức quốc tế xác định vùng dự trữ sinh quyễn Cần Giờ, từ chọn giải pháp xây dựng theo thiên nhiên đến  giải pháp dung hòa lợi ích giữa người dân địa phương và doanh nghiệp đầu tư.

Đại diện Cty Cổ phần Du lịch Biển Cần Giờ cho biết dự án “Khu đô du lịch biển Cần Giờ”  có vốn đầu tư đến 217.000 tỷ VND ( Hai trăm mười bảy ngàn tỷ VND ).

Với số vốn vô cùng lớn như trên, dù từ nguồn nào, mọi người liên đới với dự án đều  lo lắng với trách nhiệm của chính mình trong sự thành, bại của dự án.

Mỗi kết quả nghiên cứu là một lớp phù sa. Việc chọn lựa lớp phù sa nào để cho dự án thành công còn tùy thuộc các góc nhìn khác nhau. Vì vậy chuyển thông tin đến bạn đọc để mong có sự chọn lựa tối ưu là mục tiêu mà Hội Biển Tp. HCM luôn luôn hướng tới.

Vì vậy trước đây chúng tôi đã công bố “Khu du lịch rừng ngập mặn và tắm biển Cần Giờ” và hôm nay công bố tiếp  “Góp ý về Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ”.

Toàn văn bài viết Góp ý về Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ như sau:    

Hội Khoa học Kỹ thuật và Kinh tế biển Tp HCM có nhận công văn số 132/CV-CTC ngày 18/3/2019  của Công ty CP Đô thị du lịch Cần Giờ. Chuyên gia nghiên cứu độc lập trình bày quan điểm nhận xét như sau:

1-     Đặc điểm tự nhiên giồng đất ven biển Cần Giờ – Tp HCM:

1.1  Sự hình thành giồng đất cao ven biển Cần Giờ

Ở Nam Bộ có nhiều giồng đất cao theo hình vòng cung hướng về phía Tây. Các giồng đất trên có nguồn gốc động lực từ các dòng hải lưu ven biển. Vùng tiếp giáp biển Cần Giờ  là một dôi cát dài 12 km chạy theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam với phương vị 205 độ. Phía Bắc dôi cát là vùng  rừng ngập mặn. Giồng  cát này có cao độ khoãng 1m, phía Tây Nam  và khoãng 2m  phía Đông Bắc.

1.2  Bờ biển Cần Giờ chịu tác động trực tiếp dòng hải lưu tầng đáy hình thành do chênh lệnh nhiệt giữa Xích đạo và Bắc Cực  và trạng thái quay của trái đất từ Tây sang Đông. Dòng hải lưu tầng đáy tồn tại 365 ngày trong năm.

1.3  Bờ biển Cần Giờ chịu tác động trực tiếp bởi dòng hải lưu tầng mặt hình thành do gió Đông Bắc  trong 9 tháng/ năm.

1.4  Huyện Cần Giờ nằm ở hữu ngạn hạ lưu sông Lòng Tàu.

Sông Lòng Tàu hẹp và có tốc độ dòng chảy cao hơn sông Soài Rạp, đưa chất thải của Tp HCM ra biển và là luồng tàu chính cho tàu biển ra,vào Tp HCM và tỉnh Đồng Nai.

1.5  Huyện Cần Giờ nằm ở tả ngạn hạ lưu sông Soài Rạp.

Sông Soài Rạp rộng, tốc độ dòng chảy chậm hơn sông Lòng Tàu. Đây là cửa sông chính của dòng sông Đồng Nai và cũng có nhiệm vụ đưa chất thải từ Tp HCM ra biển.

1.6  Thủy triều tại Vũng Tàu

Khu vực Cần Giờ có biên độ thủy triều tương đương như Vũng Tàu. Thủy triều ở đây  có chế độ bán nhật triều không đều. Cao độ lớn nhất đến gần 5 m.Thủy triều cao trên 3,8 m chiếm đến 68% số ngày/năm, còn thủy triều  cao trên 3,4 m chiếm đến 96 % số ngày/năm.

2-     Những ý kiến nhận xét

2.1  Mục tiêu xây dưng đô thị tạo ra nguy cơ ảnh hưởng chiến lược vùng sinh thái Cần Giờ.

Phía Bắc Tp HCM có đô thị du lịch biển Vũng Tàu. Việc chọn mục tiêu dự án là Đô thị du lịch biển Cần Giờ là có xu hướng đi theo hướng phát triển của Tp Vũng Tàu. Tại Cần Giờ có rừng ngập mặn mà Vũng Tàu và các tỉnh Nam Trung Bộ không có. Vậy tại sao ta không hướng sự lựa chọn vào phân khúc thị trường du lịch sinh thái rừng ngập mặn. Sự lựa chọn này sẽ tạo ra sự khác biệt với du lịch biển vùng Nam Trung Bộ. Đây là phân khúc thị trường mà Tp HCM đang có thế mạnh để thu hút lượng lớn du khách.

Rừng ngập mặn Cần Giờ  đã  được  xác nhận là Khu  dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam nằm trong mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Vì vậy ý đồ xây dựng “đô thị du lịch biển Cần Giờ” là tạo nguy cơ, đi ngược lại chiến lược “Cần giờ là khu dự trữ sinh quyển của thế giới”. Việc chấp nhận Khu đô thị biển Cần Giờ sẽ tạo nền tảng để khuyến khích tập trung dân cư khu vực Cần Giờ và sẽ khó kiểm soát trong tương lai. Khi mật độ dân cư đông, thì tất yếu xuất hiện nguy cơ lấn vào diện tích rừng ngập mặn.

Từ hai tư duy trên, chúng tôi cho rằng cần giới hạn mục tiêu của dự án này là  Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ. Chỉ tạo điều kiện để khách vãng lai và hạn chế việc cư trú.  Vì vậy tên gọi của dự án nên là : Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ hoặc Khu du lịch rừng ngập mặn Cần Giờ.

2.2  Sự phá hủy bờ biển Đông Việt Nam trong tình hình biến đổi khí hậu

Hiện tượng trái đất ấm dần nên tốc độ dòng hải lưu tầng đáy và cả dòng hải lưu tầng mặt tăng lên. Tốc độ dòng hải lưu tăng lên đã làm tăng góc của lực tác động vào bờ biển Đông Việt Nam. Hiện tượng này gây ra trạng thái bất ổn định của bờ biển Đông. Đó là nguyên nhân sự xói lỡ nhiều đoạn bờ biển miền Trung và Nam Bộ.  Các kè đá của khu vực đô thị Hội An – Quảng nam  và vùng bờ Đông của Cà Mau hiện đang bị phá hủy là minh chứng cho nhận định trên.


Hình 1 : Tuyến bờ biển cực Nam của Cần Giờ đối diện với Biển Đông, Tuyến bờ biển cực Nam của Cần Giờ, màu đỏ, sẽ đối diện với sự phá hủy của dòng hải lưu.

2.3  Nguy cơ ngập sâu khi mưa lớn hay triều cường khu vực hành chính và dân cư Cần Giờ

Mặt đất tự nhiên của Tp HCM nghiêng và dốc theo hướng Bắc-Nam.

Tại Tp HCM, việc xây dựng con đường Nguyễn Văn Linh và Khu Phú Mỹ Hưng tương đương tạo ra con đê bê tông chạy ngang qua thành phố. Đó  là một trong các nguyên nhân chính gây cho Tp HCM ngập sâu khi mưa lớn, triều cường.

Tại Tp Nha Trang, dù rằng phía Bắc và Nam Nha Trang đều sông bao bọc nhưng khi mưa lớn thì Tp Nha Trang bị ngập sâu. Nguyên nhân dãy đường Trần Phú như con đê chắn ngang, ngăn chặn nước mưa thoát ra biển.

Với cả hai bài học trên, không khó để thấy rằng khu vực hành chính và dân cư Cần Giờ có nguy cơ ngập khi có mưa lớn sau khi hình thành Khu đô thị bị bê tông hóa (theo tuyến màu đen).




Hình 2 : Bê tông hóa tuyến màu đen sẽ gây ngập sâu khu vực hành chính và dân cư huyện Cần Giờ.

2.4 Khu đô thị mới ven biển vẩn bị ô nhiểm chất bẩn từ sông Lòng Tàu.

Tuy cả hai dòng sông Lòng Tàu và sông Soài Rạp đều đưa chất thải từ Tp HCM ra biển. Nhưng do đặc điểm dòng hải lưu ven biển nên sông Lòng Tàu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến bờ biển Cần Giờ.

Với mô hình Khu đô thị mới như hình vẽ thì những chất thải từ Tp HCM theo sông Lòng Tàu ra biển tiếp tục phủ xung quanh toàn bộ Khu đô thị mới như trạng thái hiện nay.

Hiện nay bờ biển Cần Giờ không thể thu hút khách tắm biển thì tương lai cũng không khác hiện nay. Khu mặt nước nằm phía Nam vạch đen cũng không thể tắm được vì đó là nước không  luân chuyển. Nếu khắc phục bằng cách tạo ra sự luân chuyển nước thì  mật độ nhà cửa định cư chung quanh cao sẽ khó duy trì nước sạnh như mong muốn. Nếu cố gắng làm vệ sinh và lọc thường xuyên thì vùng nước này cũng chỉ phục vụ cho khách du lịch có yêu cầu không cao về vệ sinh trong tắm biển.

2.5  Xung đột lợi ích giữa Doanh nghiệp đầu tư và nhân dân địa phương

Nhân dân địa phương đang sở hữu mặt tiền có biển. Dù rằng hiệu quả kinh doanh của người dân rất nhỏ nhưng khi một doanh nghiệp đến chiếm mặt tiền biển của họ thì khó tránh được sự phản ứng của người dân. Giải pháp nào để người dân có thể chấp nhận doanh nghiệp sử dụng mặt tiền biển của họ để lấn biển và xây dựng đô thị mới ? Sự xung đột giữa lợi ích doanh nghiệp và người dân đang có lợi ích trên tài nguyên mặt biển cần được sử lý công khai và minh bạch để giữ gìn uy tín của Chính quyền.

2.6 Các mô hình toán thủy lực còn hạn chế khi tính toán bờ biển Việt Nam

Trên thế giới hiện nay sử dụng nhiều mô hình toán nhưng chỉ có ý nghĩa cho các dòng chảy trong đất liền. Với các bờ biển, nhất là ở Việt Nam còn rất nhiều bí ẩn. Vì Việt Nam nằm ở bờ Tây của Đại dương nên khác xa với bờ Đông của đại dương. Trái đất hình tròn, Việt Nam lại nằm gần Xích đạo nên khác với vùng bờ biển gần Cực hay quá gần Xích đạo. Các dòng hải lưu ven bờ bị phụ thuộc rất nhiều vào địa hình khi tích lũy năng lượng. Ví dụ bờ biển phía Bắc miền Trung khác xa với bờ biển phía Bắc vịnh Florida. Những yếu tố trên đã tạo ra nhiều khác biệt về động lực tác động vào bờ biển. Vì vậy đưa các kinh nghiệm của châu Âu, Nhật, Singapore, Mỹ vào đây là không hợp lý.

Bài học quá khứ ở Việt Nam: Ở miền Trung Việt Nam, chỉ các vịnh quay cửa về phía Nam thì sâu. Trong khí đó nhiều trí thức có học vị cao đã ngộ nhận về độ sâu và ổn định độ sâu của vịnh Dung Quất và Chân Mây.

Bờ biển Cần Giờ có biên độ thủy triều cao đến 5 m trong khi bờ biển Rạch giá có biên độ thủy triều cao nhất là 1,8 m. Hơn nữa dòng hải lưu ở Rạch Giá giúp bờ biển Kiên Giang rất cạn và dể lấn biển. Còn dòng hải lưu qua Cần Giờ có xu hướng phá hủy mọi sự cản trở và đưa sa bồi về hướng Nam. Vì vậy không thể nói rằng ở Rạch Giá lấn biển được nên Cần Giờ có thể làm được. Vì vậy  vội vã xác định sự ổn định của tuyến  bờ cực Đông của Khu đô thị Cần Giờ  là sự phiêu lưu.

3–     Kết luận

Dự án Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ đã chưa lường hết những xung đột với thiên nhiên trong rủi ro bị xói lỡ  bờ biển Đông Cần Giờ khi trái đất ấm dần cũng như rủi ro bị ngập úng khu hành chính và dân cư huyện Cần Giờ khi mưa lớn. Khó khăn lớn nhất của Cần Giờ là bãi tắm bị dơ nhưng chưa có giải pháp căn cơ.

Dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ cần có giải pháp thõa đáng để giải quyết sự xung đột giữa dân địa phương và doanh nghiệp khi doanh nghiệp chiếm dụng mặt tiền biển của họ để kinh doanh. Việc đưa ra chiến lược xây dựng Khu đô thị du lịch Cần Giờ tạo ra nguy cơ tăng dân số về định cư tại bờ biển Cần Giờ và báo hiệu khó bảo vệ được quỹ đất đang dành cho rừng ngập mặn Cần Giờ trong tương lai.

4-  Lời hướng dẩn

Hội Khoa học Kỹ thuật và Kinh tế Biển sớm nghiên cứu “Ứng dụng đê bao bằng vãi địa kỹ thuật để xây dựng bãi tắm Cần Giờ” đã được Hội đồng Khoa học Tp. HCM ngày 10/10/2007  chấm 63,29/100 và nhận xét “Đề tài có tính cần thiết, nên thành lập thành dự án”. Hội KHKT & KT Biển đã nâng cấp dự án trên với tên gọi “Khu du lịch rừng ngập mặn Cần Giờ”. Dự án trên có bãi tắm cho cộng đồng dài 14.5 km, 5 km tuyến cầu tàu cho du thuyền, 250 ha cho sân bay trực thăng, có mặt bằng 492 ha xây dựng khu lưu trú cho khách vãng lai cao cấp, cùng các khán phòng cho Hội nghị, khắc phục được những mâu thuẩn với thiên nhiên và với nhân dân địa phương. Giải pháp của chúng tôi tiếp tục thực hiện bảo vệ vùng rừng ngập mặn như chủ trương của Chính phủ và các tổ chức sinh thái Quốc tế.  Vì vậy hy vọng  Chủ đầu tư có thể hợp tác với Hội KHKT và KT Biển Tp. HCM để phát triển dự án  Khu du lịch rừng ngập mặn Cần Giờ.

 

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 30/3/2019

                          Chuyên gia nghiên cứu độc lập                    

 

                                 KS Doãn Mạnh Dũng


-----------------------------

Mô hình cho Khu du lịch rừng ngập mặn và tắm biển Cần Giờ

 

Rừng ngập mặn Cần Giờ là trạng thái thiên nhiên hoang dã duy nhất của vùng Nam Trung Bộ. Nếu thị trường du lịch của các tỉnh Nam Trung Bộ là các đô thị ven biển thì Tp HCM nên chọn phân khúc thị trường du lịch rừng ngập mặn Cần Giờ. Sự khác biệt trên sẽ giúp Tp HCM tiếp nhận được một lượng du khách lớn có nhu cầu du lịch khám phá rừng ngập mặn.

Nhưng trong du lịch, nhu cầu tắm biển vẩn luôn luôn là nhu cầu mang tính phổ quát và thường xuyên đặc biệt với khí hậu Tp HCM cho phép du khách tắm biển quanh năm. Vì vậy tư duy Khu du lịch rừng ngập mặn và tắm biển Cần Giờ là hướng nghiên cứu nhiều năm của Hội Khoa học Kỹ thuật và Kinh tế Biển Tp HCM.

Hội đồng khoa học Tp HCM có văn bản ngày 10/10/2007 chấm điểm Dự án “Ứng dụng đê bao bằng vãi địa kỹ thuật để xây dựng bãi tắm Cần Giờ” được 63,29 /100 và nhận xét “Đề tài có tính cần thiết, nên thành lập thành dự án”.

Sau nhiều năm nghiên cứu, Hội Khoa học Kỹ thuật và Kinh tế Biển đưa ra mô hình như hình vẽ sau :



 


  • Giải pháp lấn biển với tổng diện tích: 3045 ha
  • Bãi tắm nhân tạo với chiều dài bãi tắm là 14,5 km (màu vàng)
  • Tổng diện tích mặt nước bãi tắm 2003 ha
  • Tuyến đê bao bằng vãi địa kỹ thuật dài 11,2 km (màu xanh lá cây)
  • Tuyến cầu tàu cho các tàu du lịch: 5,5 km. Đây là vị trí kín gió tốt nhất ở cửa sông Soài Rạp.
  • Diện tích lấn biển để làm khách sạn cao cấp và mặt bằng cho cầu tàu du lịch: 492 ha.
  • Các nhà nghĩ bình dân nằm trong rừng ngập mặn được làm bằng nhà sàn hoặc nhà nổi và đi lại bằng thuyền.
  • Khu vực cho sân bay trực thăng: 250 ha.
  • Khu vực cho thủy phi cơ : 300 ha.
  • Mô hình trên đáp ứng nhu cầu không tăng dân số vùng Cần Giờ, chỉ đón nhận khách vãng lai nhằm bảo vệ khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.
  • Đám ứng được nhu cầu tắm biển của nhân dân Tp HCM vì giải pháp giúp bãi tắm chống được sự ô nhiểm từ sông Lòng Tàu hay sông Soài Rạp.
  • Mô hình ít tác động nhất đối với thiên nhiên bờ biển Cần Giờ và bờ sông Soài Rạp.
  • Mô hình chống được xói lỡ bờ biển Đông và khi có gió bão vào Cần Giờ.
  • Mô hình trên hài hòa lợi ích giữa người dân đang có mặt tiền bãi biển và doanh nghiệp tham gia đầu tư.

Với sự hiểu biết sâu sắc thiên nhiên Cần Giờ và nguyên tắc “Xây dựng theo thiên nhiên”, hy vọng mô hình sẽ được Chính quyền Tp HCM nghiên cứu để giới thiệu với các nhà đầu tư.

Đây là sản phẩm trí tuệ của nhóm nghiên cứu trong Hội Khoa học Kỹ Thuật và Kinh tế Biển Tp HCM và được công bố để chào mừng Đại hội nhiệm kỳ III của Hội sẽ tiến hành vào Quý III năm 2019.
Ks Doãn Mạnh Dũng

 




-----------------------------------

RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ

http://climatechangegis.blogspot.com/2012/03/rung-ngap-man-can-gio_4370.html.
Giới thiệu: Rừng ngập mặn Cần Giờ đƣợc phát triển dựa trên sự lắng đọng và bồi tụ phù sa từ sông Sài Gòn, hạ lưu là sông Lòng Tàu, Ngã Bảy, sông Đồng Tranh và Soài Rạp, nằm ở cửa ngõ Đông Nam của thành phố Hồ Chí Minh.
http://i298.photobucket.com/albums/mm269/trantoan822003/Cangio_climategis1.png
Bản đồ sinh quyển Cần Giờ
Trước đây rừng ngập mặn Cần Giờ được xem là khu đa dạng sinh học. Trong chiến tranh chống đế quốc Mỹ, Cần Giờ được xem là đường giao thông huyết mạch, cửa ngõ chủ yếu vào Sài Gòn. Vì vậy mà Mỹ đã biến nơi đây thành “vùng đất chết” bằng bom đạn và chất độc hoá học. Đến nỗi nhiều nhà khoa học khi chứng kiến đã thốt lên rằng “phải hằng trăm năm sau rừng mới có thể phục hồi lại được”. Năm 1978, UBND thành phố Hồ Chí Minh phát động chiến dịch trồng lại rừng Cần Giờ, thành lập Lâm trường Duyên hải với nhiệm vụ khôi phục lại hệ sinh thái ngập mặn. Sau 30 năm vượt qua mọi thử thách và khó khăn, phải đổi bằng nhiều mồ hôi và nƣớc mắt của những người đi trước, rừng ngập mặn Cần Giờ đã trải một màu xanh đầy sức sống. Có tổng diện tích: 37.162,53 ha (rừng trồng: 19.448,36 ha; rừng tự nhiên: 11.043,11 ha; còn lại là diện tích đất khác).

Là một hệ sinh thái trung gian giữa nước mặn và nước ngọt, dưới sự ảnh hưởng của biển, thuỷ triều đã hình thành hệ thực vật phong phú, là nơi cung cấp thức ăn, nuôi dưỡng, là nơi cư trú của các loài thuỷ sinh và động vật. Đặc biệt, hệ thực vật rừng ngập mặn có nguồn gốc phát tán từ Indonesia và Malaysia. Ngày 21/01/2000 tổ chức UNESCO đã công nhận rừng ngập mặn Cần Giờ là “ Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ”. Đây là khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn đƣợc phục hồi sau chiến tranh hóa học đầu tiên trên thế giới và cũng là khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam, được xem là khu rừng được khôi phục, chăm sóc, bảo vệ và quản lý thuộc vào loại tốt nhất ở Việt Nam và thế giới. Ngày nay, “vùng đất chết” đã biến thành “lá phổi xanh” thành phố Hồ Chí Minh.

File đầy đủ cá bạn Download tại đây: Download

-

-------------------------------------------------

Lấn biển Cần Giờ 2.870 ha: Chưa đánh giá hết tác động nhưng vẫn trình Thủ tướng phê duyệt

  10:37 | Thứ sáu, 30/08/2019
https://nguoidothi.net.vn/lan-bien-can-gio-2-870-ha-chua-danh-gia-het-tac-dong-nhung-van-trinh-thu-tuong-phe-duyet-20253.html

 0
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án khu đô thị lấn biển Cần Giờ 2.870 ha đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt. Tuy nhiên, Bộ này đồng thời cũng đề nghị cần nghiên cứu tiếp các tác động dự án đến Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, đến xói lở, bồi tụ và dòng chảy các khu vực xung quanh dự án.  

LTS: Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng vừa ký Kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Nhìn nhận nhiều loại tài nguyên bị lạm dụng, khai thác cạn kiệt,… trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến nhanh hơn dự báo, gây hậu quả ngày càng lớn, một trong những nhiệm vụ cấp bách mà Kết luận của Bộ Chính trị yêu cầu là cần “quy định tiêu chí môi trường, quy chuẩn kỹ thuật về lựa chọn, quyết định đầu tư phát triển. Điều chỉnh cơ chế chấp thuận, quy trình, hình thức đánh giá tác động môi trường đối với các dự án phát triển kinh tế”.

Từ kết luận này, soi rọi vào Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ của TP.HCM, Người Đô Thị nhận thấy có rất nhiều vấn đề cần được làm sáng tỏ, cho dù dự án đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường.    

Ra đời cách đây hơn 17 năm, dự án lấn biển Cần Giờ (TP.HCM) ngay từ đầu đã vấp phải nhiều phản đối của giới chuyên gia do nguy cơ tác động xấu tới Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ. Từ quy mô ban đầu là 821 ha, trong đó có 600 ha lấn biển (15,5 ha biển đã được san lấp bỏ hoang nhiều năm), hiện nay dự án đã được mở rộng thành 2.870 ha với tên mới là Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ, do công ty cổ phần đô thị du lịch Cần Giờ (một công ty con trong chuỗi các công ty kinh doanh bất động sản của công ty cổ phần Vinhomes, thuộc tập đoàn Vingroup) làm chủ đầu tư.

Tại hội thảo khoa học "40 năm Cần Giờ (Duyên Hải), TP.HCM, thành quả và kinh nghiệm" - tháng 12.2018, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân đã phát biểu cần nghiên cứu kỹ dự án lấn biển Cần Giờ, "Nếu chúng ta quyết định sai, 5-10 năm có thể chưa thấy gì, nhưng sau này có thể tàn phá khủng khiếp và con cháu sẽ lên án chúng ta", ông Nhân nói.

Thế nhưng, giữa tháng 5.2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ký trình Thủ tướng Chính phủ Báo cáo kết quả thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư mở rộng Dự án Khu đô thị du lịch lấn biến Cần Giờ, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư.

Hàng loạt nguy cơ môi trường, chưa đánh giá hết tác động

Sau con đường Rừng Sác mở rộng xé đôi Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ gây nhiều tranh cãi, Dự án lấn biển Cần Giờ 2.870 ha, đang vấp phải nhiều phản đối của giới chuyên môn do lo ngại những nguy cơ tác động xấu tới Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.

GS. Lê Huy Bá, nguyên Viện trưởng viện Quản lý khoa học công nghệ và quản lý môi trường từng lo ngại, từ xưa đến nay độ mặn của khu vực rừng ngập mặn đã ổn định, việc xây bờ kè trong dự án dẫn luồng chảy sông ra xa thì độ mặn hoàn toàn có thể sẽ giảm xuống; và chỉ cần có sự thay đổi ở mức 2% độ mặn là rừng ngập mặn sẽ chết.

Văn bản Ban Quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ vào tháng 6.2018 ý kiến: “hệ sinh thái sinh ngập mặn Cần Giờ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường nguồn nước của hệ thống sông rạch kết nối Biển Đông. Tuy khu vực dự án không nằm trong ranh giới Rừng phòng hộ Cần Giờ, nhưng việc ô nhiễm môi trường (đặc biệt là nguồn nước) phát sinh trong quá trình thực hiện dự án có khả năng gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của các hệ động – thực vật rừng ngập mặn Cần Giờ vốn có tính nhạy cảm rất cao với các tác nhân thay đổi môi trường”.

Vị trí Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ trên bản đồ


Còn ý kiến của Sở Giao thông Vận tải TP.HCM: “khu vực nghiên cứu nằm ở cửa biển có nhiều tuyến giao thông thủy, hàng hải quan trọng của TP.HCM và khu vực lân cận, đặc biệt công trình lấn biển có thể ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên làm thay đổi dòng chảy”.

Trao đổi với Người Đô Thị về dự án, kỹ sư Vũ Hải, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Nước và Môi trường TP.HCM nhận định: vùng lấn biển và các cửa sông khác trong vùng hiện nay là vùng bồi lấp, nên khi lấn biển xây khu đô thị chắn ngang sẽ gây hiện tượng đưa phù sa tới các cửa sông/biển khác, khiến các cửa sông/biển này bị bồi lắng, nhất là sông Soài Rạp – Thị Vải, nguy cơ ảnh hưởng đến giao thông sông vận tải phía Nam là rất lớn.

Còn đánh giá tác động môi trường của việc lấn biển trong nghiên cứu tiền khả thi nhận định: “sự thay đổi địa hình bãi Cần Giờ làm vùng ngập triều mở rộng ra phía biển sẽ làm vùng bãi triều bị thu hẹp và độ ngập trên bãi tăng lên, thời gian ngập kéo dài cũng như thay đổi sự truyền sóng đến công trình và tốc độ dòng chảy - kéo theo sự bồi lắng hoặc xói mòn bãi biển. Việc xây dựng công trình sẽ làm cho dòng chảy, sóng gió tăng lên và dự báo một số khu vực có tốc độ xói tăng cao”...

Trong Hồ sơ tài liệu về Dự án khu đô thị lấn biển Cần Giờ mà chúng tôi đã tiếp cận được cho thấy, các văn bản quyết định, chỉ thị của Thành ủy TP.HCM, UBND TP.HCM đều tập trung vào yêu cầu cốt lõi: đảm bảo yêu cầu bảo tồn hệ sinh thái Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ; không ảnh hưởng đến chế độ dòng chảy, sa bồi làm ảnh hưởng địa hình lòng sông, không gây xói lở ven bờ và không ảnh hưởng đến giao thông đường thủy nội địa, hàng hải qua khu vực này kết nối với các cảng thành phố.

Đồng thời yêu cầu cần làm rõ tác động của từng quy mô dự án có ảnh hưởng đến độ mặn của nước, trước hết là khu vực nước rừng sinh thái ngập mặn, hạn chế tối đa đến toàn bộ hệ sinh thái của khu vực này,…

Vội vàng phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường 

Tuy nhiên, Quyết định số 220/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường do Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân ký ngày 28.1.2019, phê duyệt nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ, quy mô 2.870 ha lại cho thấy: những yêu cầu cốt lõi trên vẫn chưa được đánh giá đầy đủ. Dù phê duyệt, nhưng Quyết định 220/QĐ-BTNMT còn “đính” thêm tới 15 điều kiện kèm theo, trong đó có nhiều điều kiện là "tiếp tục nghiên cứu đánh giá tác động"!  

Điển hình nhất là điều kiện mục 3.1 của Quyết định: “tiếp tục nghiên cứu các giai đoạn tiếp theo tác động của việc thực hiện dự án đến Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, đến xói lở, bồi tụ và dòng chảy các khu vực xung quanh dự án và có biện pháp giảm thiểu thích đáng các tác động tiêu cực của dự án”.

TS. Vũ Ngọc Long, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Sinh thái miền Nam đánh giá, điều kiện 3.1 này chứng tỏ chủ đầu tư đã chưa đánh giá được hết tác động của dự án tới Khu dự trự sinh quyển Cần Giờ, đến xói lở, bồi tụ và dòng chảy khu vực xung quanh dự án, cũng như chưa hề tìm được những giải pháp giảm thiểu thích đáng. Về mặt chuyên môn, đây là một trong những vấn đề lớn nhất mà đánh giá tác động môi trường cần phải thực hiện được.

Hay tại mục 3.6 của Quyết định phê duyệt: “trường hợp xảy ra sự cố, gây tác động lớn đến hệ sinh thái và môi trường phải dừng ngay các hoạt động của dự án để khắc phục, điều chỉnh biện pháp bảo vệ môi trường”, TS. Long cho rằng đây là một điều kiện “không thể chấp nhận được”.  Lý do, một Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải dự báo được những điều có thể xảy ra và không xảy ra, đồng thời, phải đưa ra được những giải pháp giảm thiểu tác động thích đáng.

Dự án Khu đô thị biển Cần Giờ 2.870 ha, trong đó sẽ lấn biển 2.718 ha; nằm trên toàn bộ bờ biển của xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, TP.HCM; khoảng cách từ khu vực thực hiện dự án đến vùng lõi là 18 km, nằm kế cận vùng chuyển tiếp Khu dự trự sinh quyển Cần Giờ.

Tổng trữ lượng cát san lấp cần cho dự án là: 137,6 triệu m3. Quy mô dân số dự án là 228.000 người, với 8.887 triệu lượt khách du lịch/năm. Dự án có tổng vốn đầu tư 217.053,967 tỷ đồng (trong đó chủ đầu tư góp 15% tổng vốn đầu tư). Dự kiến dự án được thực hiện kéo dài 11 năm, kể từ ngày được cấp quyết định chủ trương đầu tư. Ảnh: Lê Quân


Phân tích với Người Đô Thị, một chuyên gia về đánh giá tác động môi trường với kinh nghiệm lâu năm trong quản lý môi trường cho biết: về bản chất, đánh giá tác động môi trường là đánh giá sự tác động qua lại, dự án sẽ có ảnh hưởng đến môi trường như thế nào, và ngược lại, môi trường sẽ ảnh hưởng đến dự án ra sao, chứ không phải chỉ đánh giá những ảnh hưởng một chiều. Có những vấn đề chưa từng xảy ra, nhà khoa học phải dùng kiến thức, kinh nghiệm để nhìn thấy trước được những ảnh hưởng, tác động đó; từ đó đưa ra được những biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tối đa, hoặc tránh không gây ảnh hưởng, xét ở mọi lĩnh vực góc độ, kể cả tính toán về hiệu quả kinh tế.

Trong trường hợp những giải pháp đưa ra vẫn không giải quyết được, thiếu khả thi thì dự án phải dừng lại, không được thông qua. Vì vậy, việc Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ chưa đánh giá xong hết các tác động mà vẫn được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt với điều kiện “cần tiếp tục đánh giá” là "ngược đời".

Bình luận về những điều kiện kèm theo trong Quyết định 220/QĐ-BTNMT, nhiều nhà khoa học nhấn mạnh, đây là một Quyết định phê duyệt vội vàng, không thỏa đáng và còn nhiều vấn đề mập mờ, khi những vấn đề rất lớn về môi trường vẫn chưa giải quyết được thì lại bị biến thành điều kiện kèm theo, “cần tiếp tục nghiên cứu”. Những điều kiện kèm theo trong Quyết định này cũng cho thấy việc thành lập Hội đồng khoa học thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường là vô nghĩa. Bởi ý nghĩa của việc thành lập Hội đồng là để xem xét Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được đánh giá đầy đủ chưa, đồng thời đánh giá dự án này có thể triển khai được hay không.

Nhiều chuyên gia đã cho rằng, chỉ riêng điều kiện 3.1 nói trên đã đáng để Bộ Tài nguyên và Môi trường phải quyết định cho làm lại Báo cáo đánh giá tác động môi trường, đánh giá lại toàn bộ tính khả thi của dự án.

Tìm hiểu của chúng tôi cũng cho thấy, tại cuộc họp Hội đồng thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường lập vào ngày 12.10.2018, với 21 thành viên, đã có nhiều ý kiến thành viên trong hội đồng nhận xét: Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án chưa thấy rõ và cần bổ sung những tác động của dự án đến Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, cũng như tác động đến xói lở, bồi tụ khu vực dự án, kể cả khu vực Gò Công, Vũng Tàu. Những giải pháp giảm thiểu các tác động này cũng cần được cụ thể làm rõ.  

Theo văn bản cuộc họp Hội đồng ngày 12.10.2018, ông Ngô Văn Quý, đại diện Cục Bảo tồn đa dạng sinh học đã không đồng ý thông qua Báo cáo đánh giá tác động môi trường vì những lý do trên. Tương tự, ông Trần Phong, Cục Bảo vệ môi trường miền Nam cũng đã đề nghị chưa thông qua Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án, không chỉ do những vấn đề trên mà còn do “các đánh giá tác động môi trường được nêu trong báo cáo là khá đơn giản, sơ sài, chưa thể hiện và gắn liền với các đặc thù của dự án. Vì vậy, các biện pháp giảm thiểu như đề xuất trong báo cáo cũng chưa đảm bảo hạn chế một cách triệt để các tác động ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực/vùng”.

Mặt dù sau đó, nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được chỉnh sửa, bổ sung 2 lần theo công văn số 925 ngày 17.12.2018 và văn bản ngày 7.1.2019 của công ty Cổ phẩn đô thị du lịch Cần Giờ, chủ đầu tư dự án.

Quyết định mâu thuẫn

Theo ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào năm 2017 về Dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ mở rộng 2.870 ha, do tổng vốn đầu tư dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ lớn hơn 5.000 tỷ đồng (217.053,967 tỷ đồng), và có hạng mục xây dựng và kinh doanh sân golf, nên theo quy định, thẩm quyền quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án thuộc Thủ Tướng Chính phủ.

Ngày 23.3.2019, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến đã ký văn bản số 1049/UBND-DA gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xem xét, thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư dự án.

Theo quy định tại Điều 25 Luật Bảo vệ môi trường, Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường là căn cứ để cấp có thẩm quyền (trong trường hợp này là Thủ tướng Chính phủ) quyết định chủ trương đầu tư dự án.

Đến ngày 16.5.2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Thủ tướng Chính phủ Báo cáo kết quả thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư mở rộng Dự án Khu đô thị du lịch lấn biến Cần Giờ, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư điều chỉnh Dự án Đầu tư mở rộng dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ của Công ty cổ phần Đô thị Du lịch Cần Giờ.

Tuy nhiên, bên cạnh nhiều điều kiện kèm theo trong Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường mà chúng tôi đã nêu trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đồng thời đưa ra điều kiện (mục 3.2): “chỉ được tiến hành triển khai dự án khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư”. 

Bình luận về điều này, nhiều nhà khoa học cho rằng đây là một quyết định nhiều mâu thuẫn. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan giúp việc, tham mưu cho Thủ tướng về chuyên môn. Thủ tướng chỉ đồng ý hay không về chủ trương, còn Bộ có trách nhiệm thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường có đủ giá trị khoa học hay không, đặc biệt về nguyên tắc trong các vấn đề về môi trường. Trong trường hợp còn lưỡng lự, trong vai trò là một cơ quan quản lý Nhà nước, tham mưu cho Chính phủ thì Bộ không nên trình Thủ tướng xem xét.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường cần được thực hiện độc lập, thay vì giao chủ đầu tư

Thực tế cho thấy, lâu nay nhà đầu tư làm quy hoạch dự án, và nhà đầu tư đứng ra thuê làm Báo cáo đánh giá tác động môi trường để hợp thức hóa quy hoạch; dựa trên đó, dự án được phê duyệt. Nhưng với một dự án quy mô khổng lồ, 2.870 ha, trong đó sẽ lấn biển 2.718 ha, có thời gian triển khai kéo dài tới 11 năm ở vùng biển thuộc khu vực nhạy cảm như Dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ, thì việc đánh giá tác động môi trường cần thực sự chặt chẽ, thấu đáo, dù nó mang tính là công cụ dự báo.

Không chỉ kèm theo hàng loạt điều kiện quan trọng cần nghiên cứu tiếp, mà theo Quyết định phê duyệt dự án, Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án được thực hiện trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi; vì vậy, một số hạng mục, biện pháp bảo vệ môi trường chưa thật chi tiết, cụ thể, chưa đủ thông tin đánh giá tác động môi trường sân golf, các khu vui chơi, cảng tàu du lịch quốc tế, khu nhà ga và đường sắt đô thị,…

Trao đổi với Người Đô Thị, TSKH-KTS. Ngô Viết Nam Sơn nhận định, việc đánh giá không đầy đủ, hay hẹn lại đánh giá tiếp (như Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường số 220/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường) là không đúng; làm rồi sửa rất khó và tốn kém vô cùng.

TSKH-KTS. Ngô Viết Nam Sơn cho rằng, với cơ chế đặc thù của TP.HCM hiện nay, thành phố nên chủ động thay đổi, không nên giao Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho chủ đầu tư thực hiện. Thay vào đó, nên áp dụng theo cách làm quốc tế: trong số các chi phí thủ tục để xin phê duyệt dự án, cần phải bao gồm khoản chi phí cần thiết đánh giá tác động môi trường - mà chủ đầu tư cần phải nộp cho thành phố.

Thành phố sẽ dùng kinh phí này để thuê một đơn vị chuyên nghiệp độc lập đánh giá tác động môi trường, tác động đến việc phát sinh cần thiết phải nâng cấp hạ tầng phục vụ cho dự án (bao gồm việc cải thiện giao thông, chống ngập, cấp điện nước,… và các xử lý tác động môi trường khác), làm cơ sở khoa học cho thành phố xem xét dự án có khả thi hay không. Sau đó là cần tính đến việc thương lượng về tỷ lệ trách nhiệm đóng góp của nhà đầu tư, như là một điều kiện được phê duyệt dự án – trong trường hợp dự án khả thi.

“Cơ chế” đánh giá tác động môi trường này, không chỉ áp dụng với Dự án Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ mà hoàn toàn có thể áp dụng cho những dự án lớn của thành phố hiện nay. 

Lê Quỳnh 

-----------------------------------------------------------------------

Lấn biển Cần Giờ 2.870ha: Chờ Thủ tướng quyết định

  11:01 | Thứ bảy, 30/03/2019 0
UBND TP.HCM vừa gửi văn bản cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có ý kiến về các nội dung liên quan đến dự án “Đầu tư mở rộng dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ” từ 600 ha lên 2.870ha, với tổng vốn đầu tư hơn 217.053 tỷ đồng, dự kiến triển khai trong 11 năm.

    Theo nhà đầu tư, mở rộng quy mô dự án lên 2.870ha để đáp ứng mục tiêu xây dựng Cần Giờ trở thành khu đô thị du lịch biển tầm cỡ quốc tế theo chủ trương của TP.HCM và chính phủẢnh: Huy Phong


    Cụ thể, tại văn bản số 1049/UBND-DA do Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến ký ngày 23.3.2019 có ý kiến về các nội dung liên quan đến dự án “Đầu tư mở rộng dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ” của Công ty cổ phần Đô thị du lịch Cần Giờ, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xem xét, thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư dự án, UBND TP.HCM cho biết:

    Khu vực lấn biển Cần Giờ 2.870ha theo đề xuất của nhà đầu tư, không có người dân sinh sống nhưng có các cơ sở kinh tế của người dân cần phải hỗ trợ, giải tỏa. Số người dân bị ảnh hưởng trực tiếp dự kiến khoảng 767 hộ (1.696 nhân khẩu) đang sản xuất nghêu, đánh bắt bộ (bắt ốc, kéo lưới tay...)

    Ngày 7.9.2018, Công ty cổ phần Đô thị du lịch Cần Giờ nộp hồ sơ đề nghị quyết định chủ trương đầu tư dự án “Đầu tư mở rộng dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ”, với quy mô từ 600 ha (đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua báo cáo tiền khả thi năm 2004; TP.HCM cấp phép xây dựng năm 2007, đã san lấp 15,5ha) tăng lên 2.870 ha tại xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, với tổng vốn đầu tư 217.053,967 tỷ đồng. Thời gian hoạt động của dự án 50 năm kể từ ngày được cấp quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư. Công trình dự kiến hoàn thành trong 11 năm, gồm 3 giai đoạn:

    Giai đoạn 1 (từ 2019 – 2022), thực hiện: hạ tầng khung (đê bao, tuyến giao thông chính đô thị mặt cắt 50m, đường trục chính ra mũi Hải Đăng, đường liên khu vực và đường khu vực…); Biển hồ, khu công viên chuyên đề, khu cây xanh chuyên đề - thể dục thể thao; Khách sạn và khu hỗn hợp trung tâm; Khu công cộng dịch vụ đô thị; Khu hỗn hợp và tháp điểm nhấn cao 108 tầng; Khu nhà ở; Khu khách sạn – resort du lịch nghỉ dưỡng;…

    Giai đoạn 2 (từ năm 2022 – 2027), thực hiện: hoàn thiện tiếp hạ tầng khung (đường nhánh, bến cảng, Monorail); Công viên công cộng, bệnh viện, cầu qua biển hồ; Khu nhà và khu khách sạn – resort du lịch nghỉ dưỡng; khu cao tầng hỗn hợp;…

    Giai đoạn 3 (từ 2027 đến 2030) thực hiện: hạ tầng khung (bãi biển, các đường nhánh còn lại…); Nhóm nhà ở còn lại và khu khách sạn – resort du lịch nghỉ dưỡng;…

    Dự án “Đầu tư mở rộng dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ” được đề xuất tại xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, dự kiến triển khai trong 11 năm. Ảnh: Huy Phong 


    Theo văn bản giải trình của nhà đầu tư, “qua quá trình triển khai nhận thấy tiềm năng to lớn của sự phát triển khu du lịch lấn biển Cần Giờ, nhằm phát triển thành một khu du lịch có tầm cỡ quốc tế, xứng đáng với sự phát triển kinh tế của TP.HCM, là đầu tàu kinh tế của cả nước, nên UBND TP.HCM đã chỉ đạo các sở ngành nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch và mở rộng phát triển khu đô thị du lịch Cần Giờ. Đến năm 2015, phương án điều chỉnh mở rộng hoàn tất và phương án mở rộng chính thức được đề xuất trình UBND TP.HCM, và được thành phố chấp thuận nguyên tắc cho triển khai nghiên cứu.

    Thực hiện chủ trương của thành phố và chính phủ nhằm xây dựng Cần Giờ trở thành khu đô thị du lịch biển tầm cỡ quốc tế, từ năm 2015 đến nay, UBND huyện Cần Giờ cùng với sự hỗ trợ của các bộ ngành đã tiến hành điều chỉnh quy hoạch và mở rộng quy mô dự án lên 2.870ha để đáp ứng mục tiêu trên...”.

    Theo văn bản 1049/UBND-DA, về Báo cáo đánh giá tác động môi trường, các bộ ngành từng có ý kiến dự án cần được cơ quan thẩm quyền quản lý môi trường thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định, tránh làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường khu vực, môi trường nước, hệ sinh thái rừng ngập mặn đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam nằm trong mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển của thế giới năm 2000.

    Ngày 28.1.2019, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quyết định số 220/QĐ-BTNMT phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Khu du lịch biển Cần Giờ, với quy mô 2.870ha tại xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh thuộc Cần Giờ.

    Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giớiTrong ảnh: những cây Đước  đánh dấu đỏ nằm trong khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, muốn chặt đi phải xin phép UNESCO. Ảnh: Như Hùng


    Theo UBND TP.HCM, trong công văn số 3715/BKHĐ-PC ngày 5.5.2017 Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có ý kiến thẩm quyền quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư thuộc Thủ tướng Chính phủ, do tổng vốn đầu tư là 217.053,967 tỷ đồng (lớn hơn 5.000 tỷ đồng) và có hạng mục xây dựng và kinh doanh sân golf.

    “UBND TP.HCM có ý kiến về một số nội dung nêu trên, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xem xét, thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư dự án”, văn bản số 1049/UBND-DA viết.

    Huy Phong

    -------


    Tìm hiểu bảng giá đất huyện Cần Giờ

    Nằm trong cơn “ sốt đất” của 24 quận huyện TP HCM, bảng giá đất huyện Cần Giờ cũng đồng thời tăng theo. Và các chuyên gia nhận định rằng, giá đất Cần Giờ được tăng vọt nhanh nhất, mạnh nhất lên tới 170%.

    bảng giá đất huyện Cần Giờ

    Bảng giá đất huyện Cần Giờ tăng “ cao nhất” tại Sài Gòn

    Theo như công bố mới nhất của Công ty TNHH Gachvang về diễn biến bảng giá đất TP HCM trong năm vừa qua dựa trên những so sánh bình quân tại các địa bàn thì biên độ giá đất của huyện Cần Giờ được đánh giá là tăng nhanh nhất, dẫn đầu 24 quận, huyện trong thành phố.

    Cụ thể, hiện nay, huyện Cần Giờ đang “ thống trị” và đứng top 5 địa phương dẫn đầu có giá đất tăng mạnh nhất tại UBND TP HCM, tỷ lệ gia tăng ở mức giá 167,5%. Ngoài ra, 4 vị trí dẫn đầu khác nằm trong top bao gồm các huyện là: Củ Chi, Gò Vấp, Bình Chánh, quận 12 với tỷ lệ tăng giá từ 66,69%- 140%. Điểm chung của huyện Cần Giờ với các quận huyện khác là đều nằm tại khu vực ngoại ô Sài Gòn, trong mức khoảng cách giao động trung bình từ 13-22km.

    Tại sao bảng giá đất của huyện Cần Giờ, TP HCM lại tăng cao như vậy?

    Lý giải về cú hích bảng giá tại Cần Giờ, các chuyên gia phân tích cho rằng, giá đất của huyện đảo này sẽ còn biến động mạnh và hứa hẹn sẽ dẫn đầu bởi sở hữu mặt bằng giá đất thấp nhất toàn khu vực TP HCM. Đồng thời, huyện Cần Giờ cũng được dự báo khá nhiều về khả năng sẽ trở thành huyện đảo duy nhất tiếp tục “ tăng giá” tích cực nhờ cơ sở hạ tầng.

    Cụ thể, cùng với các thông tin xung quanh vấn đề UBND TP sẽ xây hệ thống cầu Cần Giờ để thay cho phà Bình Khánh sẽ giúp cho khu vực huyện ngoại thành này đón thêm một phương tiện di chuyển mới là tuyến tàu cao tốc Sài Gòn-Cần Giờ- Vũng Tàu. Đây chính là một trong những ưu điểm khiến cho giá trị quỹ đất tại huyện Cần Giờ ngày càng được gia tăng bởi khi tuyến tàu cao tốc này được hình thành sẽ trở thành một trong một những phương tiện chính để vận chuyển hành khách có nhu cầu du lịch đường thủy, bắt đầu từ trung tâm thành phố đến huyện đảo Cần Giờ và Thành phố Vũng Tàu trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết.

    Huyện đảo Cần Giờ thu hút giới đầu tư bất động sản

    Bên cạnh đó, Cần Giờ cũng đang trở thành trung tâm và tâm điểm để thu hút các dòng vốn lớn từ các chủ đầu tư khắp nơi đổ về. Cơn sốt đất nền của toàn TP HCM đã khiến nhiều “ ông lớn” bất động sản cũng như những đội ngũ doanh nghiệp, cá nhân quy mô vừa và nhỏ tập trung tới đây.

    Lấy ví dụ điển hình nhất là quỹ đất tại xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, lúc đầu chủ yếu là đất thổ cư, đất nông nghiệp nhưng nhờ sở hữu vị trí đắc địa nên đã được không ít nhà đầu tư ở Sài Gòn gom góp lại với mục đích chính là để đầu tư bất động sản hoặc tích lũy tài sản dài hạn. Một số dự án cần phải kể đến là dự án La Maison De Cần Giờ của công ty Phước Lộc hay Vinpearl và cầu Cần Giờ…được giới truyền thông đưa tin rầm rộ. Chỉ tính riêng dự án nghỉ dưỡng La Mai son De Cần Giờ…với quy mô lớn gồm hơn 600 căn biệt thự, nhà phố cùng hệ thống tiện ích đa dạng cũng đã đủ khẳng định được “ sức hút” của bảng giá đất huyện Cần Giờ.

    Theo Giakhanhland.vn, giá đất của huyện Cần Giờ sẽ còn biến động khá lớn trong thời gian sắp tới. Quý vị nếu có nhu cầu quan tâm nên thường xuyên cập nhật thêm tình hình bảng giá đất.

    Bảng giá đất huyện Cần Giờ theo Quyết định số  51 /2014/QĐ-UBND

    BẢNG GIÁ ĐẤT Ở HUYỆN CẦN GIỜ

    (Ban hành kèm theo Quyết định số  51 /2014/QĐ-UBND
    ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố)

    Đơn vị tính: 1.000 đồng/m2

    STT

    TÊN ĐƯỜNG

    ĐOẠN ĐƯỜNG

    GIÁ

    TỪ

    ĐẾN

    1

    2

    3

    4

    5

    1

    AN THỚI ĐÔNG

    QUÃNG XUYÊN

    + 1KM

    560

    +1KM

    RỪNG SÁC

    430

    2

    BÀ XÁN

    RỪNG SÁC

    CẦU TẮC TÂY ĐEN

    430

    3

    ĐƯỜNG RA BẾN ĐÒ
    ĐỒNG HÒA

    CẦU ĐÒ ĐỒNG HÒA

    DUYÊN HẢI

    640

    4

    BÙI LÂM

    DUYÊN HẢI

    BIỂN ĐÔNG

    1,080

    5

    ĐẶNG VĂN KIỀU

    BẾN ĐÒ CƠ KHÍ

    DUYÊN HẢI

    1,080

    6

    ĐÀO CỬ

    DUYÊN HẢI

    TẮC XUẤT

    1,560

    TẮC XUẤT

    LÊ HÙNG YÊN

    1,500

    7

    ĐÊ EC

    RỪNG SÁC

    TRẦN QUANG QUỜN

    590

    8

    DƯƠNG VĂN HẠNH

    ĐÊ MUỐI ÔNG TIÊN

    AO LÀNG

    480

    AO LÀNG

    ĐÌNH THỜ
    DƯƠNG VĂN HẠNH

    740

    ĐÌNH THỜ
    DƯƠNG VĂN HẠNH

    ĐÊ SOÀI RẠP

    480

    9

    DUYÊN HẢI

    CHỢ CẦN GIỜ

    NGHĨA TRANG LIỆT SĨ RỪNG SÁC

    1,410

    NGHĨA TRANG LIỆT SĨ
    RỪNG SÁC

    CẦU RẠCH LỠ

    1,200

    CẦU RẠCH LỠ

    THẠNH THỚI

    1,230

    THẠNH THỚI

    NGUYỄN VĂN MẠNH

    1,060

    NGUYỄN VĂN MẠNH

    CHỢ ĐỒNG HÒA

    900

    10

    ĐƯỜNG CHÍNH VÀO KHU DÂN CƯ ĐỒNG TRANH

    BẾN ĐÒ ĐỒNG TRANH

    DUYÊN HẢI

    530

    11

    GIỒNG AO

    TẮC XUẤT

    GIỒNG CHÁY

    590

    12

    HÀ QUANG VÓC

    RỪNG SÁC

    CẦU KHÁNH VÂN

    480

    CẦU KHÁNH VÂN

    ĐÊ EC

    440

    13

    KHU DÂN CƯ AN PHƯỚC

    TRỌN KHU

    630

    14

    KHU DÂN CƯ
    BÌNH TRUNG

    TRỌN KHU

    220

    15

    KHU DÂN CƯ
    MỸ KHÁNH

    TRỌN KHU

    190

    16

    KHU DÂN CƯ
    BÌNH THẠNH

    TRỌN KHU

    380

    17

    KHU DÂN CƯ
    THẠNH BÌNH

    TRỌN KHU

    170

    18

    KHU DÂN CƯ
    THẠNH HÒA

    TRỌN KHU

    170

    19

    KHU DÂN CƯ
    THIỀNG LIỀNG

    TRỌN KHU

    170

    20

    LÊ HÙNG YÊN

    DUYÊN HẢI

    LƯƠNG VĂN NHO

    900

    21

    LÊ THƯƠNG

    DUYÊN HẢI

    ĐẶNG VĂN KIỀU

    1,140

    22

    LÊ TRỌNG MÂN

    ĐÀO CỬ

    CẦU CẢNG ĐÔNG LẠNH

    1,140

    23

    LƯƠNG VĂN NHO

    TẮC XUẤT

    GIỒNG CHÁY

    1,410

    24

    LÝ NHƠN

    RỪNG SÁC

    CẦU VÀM SÁT

    370

    CẦU VÀM SÁT

    DƯƠNG VĂN HẠNH

    370

    25

    NGUYỄN CÔNG BAO

    TAM THÔN HIỆP
    (KM 4+660)

    TAM THÔN HIỆP
    (KM 5+520)

    660

    26

    NGUYỄN PHAN VINH

    LÊ TRỌNG MÂN

    BIỂN ĐÔNG

    620

    27

    NGUYỄN VĂN MẠNH

    DUYÊN HẢI
    (NGÃ 3 ÔNG THỬ)

    DUYÊN HẢI (UBND XÃ CŨ)

    660

    28

    PHAN ĐỨC

    DUYÊN HẢI

    BIỂN ĐÔNG

    680

    29

    PHAN TRỌNG TUỆ

    DUYÊN HẢI

    TRỤ SỞ CÔNG AN HUYỆN

    710

    30

    QUẢNG XUYÊN

    RẠCH GIÔNG

    KÊNH BA TỔNG

    520

    31

    RỪNG SÁC

    PHÀ BÌNH KHÁNH

    RANH TRẠM ĐIỆN
    BÌNH KHÁNH

    1,840

    RANH TRẠM ĐIỆN
    BÌNH KHÁNH

    +0,5KM

    1,540

    +0,5KM

    TRƯỜNG CẤP THPT
    BÌNH KHÁNH

    1,320

    TRƯỜNG CẤP THPT
    BÌNH KHÁNH

    CẦU RẠCH LÁ

    740

    CẦU RẠCH LÁ

    NGÃ 3 LONG HÒA

    1,020

    32

    TẮC XUẤT

    BẾN TẮC XUẤT

    LƯƠNG VĂN NHO

    600

    LƯƠNG VĂN NHO

    BIỂN ĐÔNG

    970

    33

    TAM THÔN HIỆP

    RỪNG SÁC

    CẦU TẮC TÂY ĐEN

    700

    34

    THẠNH THỚI

    NGÃ 3 KHU DÂN CƯ
    PHƯỚC LỘC

    NGÃ 4 DUYÊN HẢI

    880

    NGÃ 4 DUYÊN HẢI

    BIỂN ĐÔNG

    880

    35

    TRẦN QUANG ĐẠO

    TẮC SÔNG CHÀ

    TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH MỸ

    1,190

    TRƯỜNG TIỂU HỌC
    BÌNH MỸ

    RẠCH LẮP VÒI

    1,190

    RẠCH LẮP VÒI

    RẠCH THỦ HUY

    1,060

    36

    TRẦN QUANG QUỜN

    RỪNG SÁC

    CẦU KHO ĐỒNG

    740

    CẦU KHO ĐỒNG

    ĐÊ EC

    440

    37

    KHU DÂN CƯ AN HÒA

    TRỌN KHU

    670

    38

    KHU DÂN CƯ AN LỘC

    TRỌN KHU

    590

    39

    KHU DÂN CƯ AN BÌNH

    TRỌN KHU

    480

    40

    KHU DÂN CƯ HÒA HIỆP

    TRỌN KHU

    440

    41

    ĐƯỜNG ĐÊ ẤP TRẦN HƯNG ĐẠO

    ĐƯỜNG TAM THÔN HIỆP (NHÀ NGUYỆN TAM THÔN HIỆP)

    QUA NGHĨA TRANG ĐẾN CUỐI TUYẾN – RẠCH TẮC TÂY ĐEN

    350

    42

    ĐƯỜNG ĐÊ SOÀI RẠP

    ĐƯỜNG LÝ NHƠN

    BỜ SÔNG SOÀI RẠP

    340

    BỜ SÔNG SOÀI RẠP

    DƯƠNG VĂN HẠNH

    280

    43

    GIỒNG CHÁY

    GIỒNG CHÁY

    DUYÊN HẢI

    1,200

    44

    HÒA HIỆP

     THẠNH THỚI

    CẦU NÒ

    900

    CẦU NÒ

     PHAN TRỌNG TUỆ

    660

               ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ

     

     


    1 nhận xét:

    1. Dalatarchi: Thạnh An Xã Đảo Cần Giờ. >>>>> Download Now

      >>>>> Download Full

      Dalatarchi: Thạnh An Xã Đảo Cần Giờ. >>>>> Download LINK

      >>>>> Download Now

      Dalatarchi: Thạnh An Xã Đảo Cần Giờ. >>>>> Download Full

      >>>>> Download LINK

      Trả lờiXóa

    Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.