Monday, December 17, 2012
Cảng hàng không Phú Quốc – Ảnh: internet
Kienviet.net – BBT: Kiến Việt trân trọng giới thiệu tới bạn đọc bài viết phản biện của TS.KTS. Phó Đức Tùng về quy hoạch Phú Quốc nhân dịp anh tham gia hội thảo Kiến trúc du lịch biển đảo Việt Nam. Bài viết có những kiến giải độc đáo về vị thế và đề xuất cho hòn đảo được đánh giá là có tiềm năng phát triển của Việt Nam.
Hôm nay, chúng ta họp nhau ở đây, có một mục đích rất rõ là cùng nhau hội ý về những giải pháp hay nhất cho tương lai Phú Quốc. Tham luận này của tôi được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu và phân tích đồ án quy hoạch chung Phú Quốc đã được phê duyệt và thực tế thực hiện quy hoạch cho tới nay. Trên cơ sở đó, ý kiến tập trung chủ yếu vào những vấn đề chính của công tác QH để cùng suy nghĩ tiếp xem nên giữ cái gì, thay đổi cái gì để có được một định hướng hiệu quả hơn. Và đương nhiên, đây là ý kiến chủ quan, cá nhân, mong góp vào trao đổi.
Trước hết, chúng ta đều biết Phú Quốc là một hòn đảo rất đặc biệt ở Việt Nam, có một vị trí thuận lợi về nhiều mặt trong khu vực, và có nhiều tiềm năng về sinh thái, cảnh quan, nhân văn xã hội v.v. Với tiềm năng này, Phú Quốc được nhà nước cũng như tỉnh đặc biệt ưu tiên và đặt kỳ vọng rất lớn. Cả nước xôn xao về quốc đảo, đặc khu Phú Quốc từ hàng chục năm nay. Quy hoạch toàn đảo lần đầu tiên đã được phê duyệt từ năm 2005, với đầy khí thế phát triển. Tới nay, hầu như toàn bộ diện tích trên đảo đã được phủ kín bởi quy hoạch chi tiết. Hàng ngàn dự án đầu tư với mọi cấp độ đã đổ dồn về đăng ký ở đảo, trong đó hàng trăm dự án đã được phê duyệt, mấy tram dự án đang nằm chờ mà hết chỗ. Tuy nhiên, thực tế là sau hơn một chục năm khởi động, số tiền thực sự đổ vào Phú Quốc chưa đáng để. Các dự án đã phê duyệt gần như không được triển khai. Về cơ bản Phú Quốc chưa có được những bước tiến như mong muốn. Vậy vấn đề nằm ở đâu?
1- Vấn đề nằm ở mục tiêu tổng thể không khả thi:
Trong báo cáo ngày 14.02.2008, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng , nay là Chủ tịch Quốc hội khẳng định mục tiêu tương lai của Phú Quốc là: “Phát triển du lịch ở đẳng cấp cao, trở thành trung tâm kinh tế mạnh tầm cỡ khu vực, dựa vào khai thác dịch vụ tài chính, ngân hàng, giải trí, thương mại…” Mục tiêu này được coi như đề bài cho quy hoạch Phú Quốc hiện nay. Việc định hướng mục tiêu trên chủ yếu dựa vào hai lý do:
- Thứ nhất là Phú Quốc có vị trí địa lý và diện tích khoảng như Singapor, vậy cũng có thể đảm nhiệm vai trò tương tự Singapor, tức là trung tâm thương mại, dịch vụ, tiền tệ quốc tế.
- Thứ hai là Phú Quốc có xuất phát điểm tương tự như Kosamui của Thái Lan, cả về thời gian lẫn tài nguyên, vậy có thể định hướng tương tự Kosamui về hình thức và số lượng khách du lịch. Tuy nhiên, cả hai lập luận này đều không có cơ sở.
Khu nghỉ dưỡng La Veranda Resort Phú Quốc
- Vị trí và diện tích của Phú Quốc không thể nói lên điều gì khi so sánh với Singapor. Sự khác biệt là quá lớn. Singapor là một quốc đảo, với gần 4 triệu dân, từng có một vai trò đặc biệt trong hệ thống thông thương quốc tế của Anh Quốc ở đông nam á. 4 triệu dân đó là người tàu, đa số làm chủ hai ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới là tiếng Anh và tiếng Trung, có quan hệ thân cận, ruột thịt với hai đại cường quốc là Trung Hoa và Anh Quốc cũng như những dây mơ rễ má của hai hệ thống này. Trình độ văn hóa và chuyên môn của họ thuộc loại cao trên thế giới. Mức thu nhập bình quân đầu người của họ gấp hơn 20 lần dân Phú Quốc. Lượng khách du lịch quốc tế của họ gấp 3 lần cả nước Việt Nam. Vì vậy, tiềm lực kinh tế xã hội thực sự của 100 ngàn ngư dân, nông dân Phú Quốc có thể nói chỉ tương đương với khoảng 5 ngàn dân Singapor là cùng. Như vậy, cho dù có cùng vị trí địa lý và độ lớn, tiềm lực thực của Phú Quốc hiện tại chỉ có thể tính tương đương với 1/100 của Singapor. Với thực lực đó, Phú Quốc không thể chen vào thị trường của Singapor được.
Mục tiêu “trung tâm thương mại, ngân hàng, dịch vụ tài chính quốc tế” của Phú Quốc rất cần được xét lại.
- Về tiềm năng du lịch, Phú Quốc được so sánh với Kosamui của Thái Lan, vì Kosamui có cùng xuất phát điểm mà đã đạt 3 triệu lượt du khách/năm. Nhiều ý kiến tỏ ra rất ngạc nhiên khi thấy Phú Quốc thực tế không đạt nổi 1/10 mức của Kosamui. Trên thực tế, thành công của Kosamui lại không phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện nội tại trên đảo, mà là kết quả kinh doanh du lịch toàn quốc của Thái Lan. Tổng lượng du lịch của Thái Lan vốn đã hơn hẳn Việt Nam, gấp gần 4 lần. Mặt khác, chuỗi du lịch của Thái Lan rất chặt chẽ, phối hợp các loại hình từ đại đô thị Bangkok, tới các điểm du lịch miền núi như Chieng Mai, Chieng Rai, rồi vài điểm ở bờ biển. Mỗi loại sản phẩm du lịch chỉ có 1-2 điểm, đều rất đặc sắc, có những sản phẩm bổ trợ cho nhau. Vì vậy, tour du lịch Thái Lan sẽ liên kết được tất cả các điểm này, và điểm nào cũng đông khách. Trong khi đó, ở Việt Nam, lượng khách du lịch vốn ít ỏi lại bị lôi kéo tới hàng mấy trăm điểm trên núi, các khu rừng quốc gia, vườn bảo tồn, lại mấy tram điểm dưới biển, vài chục đô thị lớn nhỏ. Phú Quốc tuy có tính đặc biệt là đảo, nhưng sản phẩm du lịch cũng không có gì khác cơ bản so với hàng trăm điểm khác trong đất liền, vì vậy không thể nói tiềm năng của Phú Quốc tương đương Kosamui. Tuy nhà nước và tỉnh chấp thuận mức ưu đãi tối đa cho Phú Quốc, nhưng lại không thể khống chế các điểm khác không được phát triển để chỉ tập trung vào vài điểm như ở Thái Lan hay Malaysia. Hoạt động miễn thuế chủ yếu chỉ được gói gọn trong một khu vực như khu dutyfree chứ không thể bao gồm tất cả mọi hoạt động kinh tế trên đảo.
2- Vấn đề nằm ở quy trình quy hoạch duy ý chí:
Theo phương pháp quy hoạch hiện nay trên thế giới, mỗi đồ án quy hoạch đều bắt đầu bằng khâu phân tích hiện trạng và bối cảnh vùng rất kỹ lưỡng. Trên cơ sở đã làm rõ những tiềm năng, thách thức của khu vực quy hoạch, nhà quy hoạch mới cùng các bên tham gia đưa ra quyết định về tầm nhìn dài hạn hay là mục tiêu chung của khu vực đó. Như vậy, tầm nhìn được đưa đã gắn liền với hiện trạng cũng như đã là cam kết của các bên tham gia về một mục tiêu chung. điều này có thể nói là cốt yếu nhất cho tính sát thực và khả thi của mục tiêu. Trong trường hợp Phú Quốc nói riêng và đại đa số các quy hoạch đô thị ở Việt Nam nói chung, mục tiêu tổng thể thường được áp đặt từ ý chí chính trị trung ương. Đây là cách tiếp cận mang nặng tinh thần kinh tế kế hoạch cũ, chưa được thay đổi trong khi nền kinh tế đã chuyển sang cơ chế thị trường. Mục tiêu cho trước này rất có thể thiếu thực tế, và cho dù có thực tế đi chăng nữa cũng không thật sự khả thi, vì nó không phải kết quả của đồng thuận giữa các bên có trách nhiệm thực hiện sau này.
Do mục tiêu đã cho trước, mọi việc phân tích bối cảnh, điều kiện hiện trạng, tiềm năng, thách thức v.v. đều được làm một cách hình thức, cố gắng biện minh cho mục tiêu này, chứ không còn là những nghiên cứu khách quan, nhằm tìm ra hướng đi, tầm nhìn hợp lý cho Phú Quốc nữa. Có thể nói, hiện nay chúng ta chưa có một bản phân tích thực sự có giá trị. Từ mục tiêu chính trị cho trước ở trên, chứ không phải từ phân tích những tiềm năng thực sự, các nhà quy hoạch đưa ra định hướng về khách du lịch khoảng 3 triệu người một năm. Và để đáp ứng nhu cầu phục vụ cho từng ấy khách, dân số đảo sẽ cần khoảng 500 – 600 ngàn người. Trên cơ sở lượng khách, số dân, loại hình du lịch, xác định quy mô diện tích cho đô thị và các công năng khác trong tương lai của Phú Quốc. Như vậy cho thấy rõ, một sai lầm trong định hướng mục tiêu ban đầu sẽ nhân rộng dần trong toàn bộ quy hoạch mà không hề có một cơ chế kiểm soát nào. Từ đó ta thấy giải pháp quy hoạch là một mô hình lý thuyết được xây dựng trên một nền móng hoàn toàn có thể thiếu thực tế và không ngạc nhiên gì khi thấy phương án quy hoạch không thể được thực thi. Việc định hướng quy mô quá lớn sẽ dẫn đến việc dàn trải tiềm lực kinh tế vốn đã ít ỏi. Những giá trị văn hóa xã hội hiện hữu, tuy nhỏ nhoi nhưng thực ra có thể củng cố, phát huy, thì bị coi là không đáng kể, có thể xóa sạch, vì rõ ràng với quy mô ghê gớm kia thì những thứ tài sản hiện hữu có đáng gì. Cái mới chưa thấy đâu, nhưng cái mất thì rõ ràng. Ngoài ra, toàn bộ diện tích đất, nhất là dải ven biển quý giá nhất, đã bị chia xẻ, tư hữu hóa hết cho các dự án ảo, trong khi đó có thể có người thực sự làm được việc thì không còn đất để làm. Cái ấn tượng hoang sơ, vốn là một nét hấp dẫn của Phú Quốc, nhanh chóng mất đi chỉ riêng với ý đồ quy hoạch, trong khi đó, cái hiện đại, cao cấp còn chưa thấy đâu.
3- Vấn đề ở chỗ các giải pháp quy hoạch chưa tốt:
Cho dù mục tiêu đề ra có là không tưởng, nhưng nếu các giải pháp quy hoạch đều rất tốt thì kết quả thu được vẫn có thể tốt. Trong gần một thế kỷ qua, ngành thiết kế đô thị đã tích lũy được một số kinh nghiệm và bài học quý báu, có thể coi là những tiêu chí cơ bản cho mọi đô thị tốt. Những tiêu chí này ví dụ như là: “phát triển bền vững”, ”ý thức về biến đổi khí hậu”, “giảm khí thải và ô nhiễm”, “tiết kiệm nước”, “tiết kiệm năng lượng”, “bảo tồn thiên nhiên”, “tham gia cộng đồng”, “quan tâm đến lợi ích chung của cộng đồng”, “tạo khu công cộng có tác động lẫn nhau”, “láng giềng sáng tạo”, “phát triển thận trọng”, “hạn chế dàn trải”, “giữ đất nông nghiệp” v.v. Tất cả những tiêu chí này đều đã được nêu lên thành nguyên lý quy hoạch trong đồ án quy hoạch Phú Quốc. Tuy nhiên, những giải pháp hiện nay được đưa ra chưa thuyết phục là đã ý thức được hay đạt được các tiêu chí trên.
1- Chỉ riêng việc quy hoạch liền một lúc 5 khu sân Golf, với tổng diện tích gần 1000 ha, đã là một giải pháp đủ để phá hủy tất cả các khẩu hiệu nêu trên cùng một lúc.
2- Đất nông nghiệp trước mắt giảm từ 12000 ha xuống còn khoảng 6000 ha, và bản than 6000 ha đó được định nghĩa luôn là dự trữ phát triển đô thị. Lý do được nêu ra là đã đủ đất nông nghiệp, nếu xét theo tiêu chuẩn mỗi người nông dân một sào bắc bộ như ở miền bắc hiện nay. Trong khi đó, số lượng nông dân Phú Quốc được dự tính sẽ tăng gấp 6 lần hiện tại vào thời điểm 2030, và thu nhập đầu người của họ cũng phải gấp hàng chục lần hiện nay.
Muốn như vậy, năng suất nông nghiệp trên cùng diện tích đất phải tăng gấp hàng trăm lần hiện tại. Làm thế nào để đạt năng suất này?
3- Đồ án nhận định vấn đề phát triển của Phú Quốc trong quá khứ là các dự án quá nhỏ lẻ, manh mún, không hoành tráng, cần tập trung vào số ít hơn các dự án cực lớn. Có lẽ đây là một nhận định phi lý nhất về hiện trạng kinh tế và nguy hiểm nhất về mặt xã hội học. Nó phản lại tất cả những nhận thức tiến bộ về lĩnh vực xã hội học và kinh tế học đô thị mà chính đồ án cũng hô hào như “đa dạng”, “đô thị nén”, “bản sắc”, “lịch sử”, “tham gia cộng đồng” v.v.
4- Casino được coi là một giải pháp thần diệu, có khả năng thu hút khách nhiều tiền đặc biệt, làm tăng lượng du khách tới mấy chục phần trăm. Chúng ta cần biết rằng Casino là một dịch vụ được cho phép gần như khắp thế giới. Nhưng trên thực tế, dân cờ bạc chỉ thích tập trung ở một số điểm như Las Vegas, Monte Carlo, Macao v.v. Những nơi khác có mở ra cũng chẳng mấy khách. Việc cho phép mở Casino không hề đảm bảo người ta sẽ đến đó chơi.
5- Mặc dù đồ án phân tích quy hoạch cũ năm 2005 là quá dàn trải, đánh giá tiềm năng phát triển hơi quá lạc quan, cần phải thận trọng hơn. Nhưng trong đồ án này, tất cả các khu đô thị đều mở rộng hơn nhiều so với đồ án 2005. Tất cả mọi khu đô thị đều có diện tích phình ra gấp từ 15-25 lần quy mô hiện trạng.
6- Về các giải pháp từ phân khu chức năng tới quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan chưa thấy nổi rõ được những lý luận nào nhằm đạt được những khẩu hiệu nêu trên. Nhìn chung, quy hoạch vẫn dựa trên những công thức cũ về “trục hoành tráng”, “khu cao cấp”, “ khu phức hợp” v.v. với một hỗn hợp đủ các thể loại cấu trúc đô thị thường gặp trong mọi đồ án hiện nay. Và nhìn chung, quy hoạch vẫn nặng về các chỉ tiêu, viễn cảnh tưởng tượng kiểu thời bao cấp như “nơi đây sẽ là”, “phải trở thành” v.v. mà không tập trung giải quyết câu trả lời cho các vấn đề: Làm thế nào để những điều đó có thể trở thành hiện thực? Làm thế nào để tăng trưởng kinh tế, thu hút nhà đầu tư?, làm thế nào để có được công bằng xã hội? Giải pháp gì cho người dân hiện hữu? Ai sẽ là công dân tương lai của Phú Quốc, làm sao thu hút được họ về? Không gian đô thị tương lai sẽ hấp dẫn ở chỗ nào?
KIẾN NGHỊ:
- Cần phải nghiêm túc xem xét lại từ mục tiêu chiến lược của đảo.
- Phải đánh giá nghiêm túc và khách quan tiềm năng, thách thức hiện trạng, trong bối cảnh khu vực, từ đó mới đề ra được chiến lược chính cho đảo là gì. đánh giá hiện trạng không nên quá dàn trải, nếu những đánh giá này không dẫn đến giải pháp quy hoạch, mà tập trung vào đánh giá sức chịu tải môi trường và độ thích hợp của từng vùng đất (capability and suitability assessment).
- Về phần xác định tiềm năng điều quan trọng nhất là không phải những gì có thể thực hiện đều nên thực hiện, cần phải tìm ra những lỗ hổng của thị trường. Cần phải thay đổi hoàn toàn tư duy kinh tế kế hoạch, cho là ta có thể làm gì thì thị trường sẽ theo như vậy bằng tư duy kinh tế thị trường, tức là chỉ những gì thị trường thiếu, và cần, và ta có khả năng đáp ứng, thì mới là tiềm năng thực sự.
- Sau đó, cần tập trung vào đề xuất và thực hiện một số giải pháp, một số dự án có tầm chiến lược quan trọng, không nên dàn trải ra rất nhiều tiêu chí, rất nhiều khu vực. Những giải pháp được đề ra cần bám thật sát vào những nguyên lý quy hoạch đã được đúc rút từ kinh nghiệm quốc tế để có tính khả thi và hiệu quả cao nhất. Chẳng hạn Singapor đưa ra tiêu chí chính là quy hoạch lấy nước ngọt làm trung tâm. 70% diện tích quốc đảo được quy hoạch thành catchment area. Tuy thế họ vẫn phải nhập 40% nước. Phú Quốc đã có quy hoạch thêm nhiều hồ chứa. Nhưng hồ chứa chưa phải tất cả, còn rất nhiều vấn đề liên quan đến quy hoạch một khi lấy nước ngọt làm trung tâm. Về nguyên tắc, chúng ta đang ở trong một giai đoạn quá độ, và những kiến thức cũng như kinh nghiệm của chúng ta về lĩnh vực quy hoạch theo hướng hiện đại, từ khâu lập quy hoạch tới quản lý, thực hiện đều còn rất mỏng. Không có lý do gì để quyết định đặt nền móng cho 100 năm sau tại thời điểm này cả. Có lẽ nên cố gắng để dành càng nhiều càng tốt những mảnh đất và tài sản nguyên vẹn cho quyết định của những thế hệ tương lai.
TS.KTS Phó Đức Tùng
Tham luận tại Hội nghị Ban chấp hành và hội thảo Kiến trúc du lịch biển đảo Việt Nam tại Phú Quốc
http://kienviet.net/2012/12/06/suy-nghi-ve-quy-hoach-phu-quoc/
-------------------
Phu Quoc 2007.12.28 (70)
Kienviet.net – Bài viết với tiêu đề “Xây dựng các giải pháp phát triển du lịch bền vững cho Phú Quốc” ra đời trong bối cảnh Hội thảo quốc tế do Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức sắp diễn ra tại Phú Quốc và phản ánh quy hoạch tổng thể đã được thực hiện gần đây cho Phú Quốc. Chủ đề hội thảo là thiết kế kiến trúc, thiết kế đô thị và quy hoạch cho du lịch vùng biển.
Bài viết này thể hiện các cơ hội và hạn chế, xu hướng du lịch toàn cầu và tác động của nó đến Đảo Phú Quốc. Một số dự án và các nghiên cứu liên quan được sử dụng để minh họa sự phức tạp của việc phát triển đảo Phú Quốc theo định hướng du lịch,tiếp theo đó là các đánh giá, tóm tắt các điểm chính và các đề xuất cần thiết để đảo Phú Quốc trở thành một hòn đảo phát triển du lịch bền vững và đóng góp tích cực cho GDP Quốc gia.
Trong bối cảnh của bài viết này, để xây dựng các giải pháp du lịch bền vững cho đảo Phú Quốc chúng ta cần xác định nó như một chương trình hành động thống nhất có tác dụng thúc đẩy lĩnh vực du lịch, tăng cường kinh tế địa phương, quản lý sinh thái và các nguồn lực tự nhiên, bảo tồn bản sắc văn hóa với mục tiêu nâng cao toàn bộ chất lượng sống cho cộng đồng địa phương và các thế hệ tương lai.
Lĩnh vực du lịch
Du lịch là một lĩnh vực có sự khác biệt trong nền kinh tế bởi vì nó không được xác định bởi một hàng hóa hay dịch vụ cụ thể nào. Đúng hơn, nó là một cụm các ngành công nghiệp liên quan lẫn nhau,là một ngành tổng hợp. Du lịch bao gồm đa dạng các hoạt động kinh tế mở rộng các lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất và dịch vụ – bao gồm:chăm sóc sức khỏe, thực phẩm và đồ uống, đồ gỗ và dệt may, đồ trang sức – mỹ phẩm, và dịch vụ vận tải /logistics và truyền thông, trong số nhiều lĩnh vực khác. Ngoài ra ,du lịch cũng bao gồm phạm vi rộng các loại khách du lịch với những kỳ vọng khác nhau và đôi khi độc đáo, nhu cầu và loại hình chi tiêu.
Du lịch là một ngành công nghiệp có tính cạnh tranh cao và dựa trên hàng hóa, phải thay đổi nhanh chóng do các yếu tố bên ngoài không thể kiểm soát được.Ví dụ như các nguy cơ về đình công của các hãng hàng không, các mối đe dọa khủng bố, bùng phát dịch bệnh, v..v.. Một đặc tính khác của điều kiện thị trường hiện nay, đặc biệt là trong bối cảnh hòn đảo Phú Quốc chịu sự cạnh tranh tăng dần giữa du lịch kết hợp khu vực, các điểm đến nghỉ dưỡng và độ bão hòa sản phẩm ở mức độ nhất định cũng như nguồn cung quá mức trong khu vực Châu Á. (Đảo Hải Nam, Bali, Đảo Bintan, Phuket, Langkawi, Macau, v..v..). Xu hướng hiện nay để tiếp cận tới thị trường du lịch kết hợp, chẳng hạn như Phú Quốc, là hướng đến việc liên tục đổi mới, và tái xác định vị thế thông qua việc tung ra sản phẩm mới, tăng cường cung cấp các dịch vụ và chiến dịch quảng cáo mới, để duy trì sự quan tâm, nâng tầm thị trường và xây dựng thương hiệu. Ngoài ra các khu nghỉ dưỡng kết hợp hiện tại trong khu vực xây dựng các chương trình với quy mô ngày càng tăng liên kết với các hoạt động phụ trợ khác, các chương trình khuyến mãi và các dịch vụ có thể hỗ trợ phát triển du lịch. Ví dụ như Cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ, mời các nhà thiết kế, chương trình triển lãm biển và ngoài trời, các sự kiện thể thao lớn v..v..
Khi người dân toàn cầu có thêm thời gian, thu thập và hiểu biết hơn, nhu cầu về trải nghiệm chất lượng và giá trị, sự tái tạo và đổi mới thích hợp và liên tục, các dịch vụ thiết kế độc đáo sẽ tăng đáng kể và sẽ trở thành các thành phần thiết yếu cho điểm đến du lịch thành công. Ngoài ra sự giao thoa trong các lĩnh vực công nghiệp khác là một xu hướng sẽ tiếp tục mở rộng trong tương lai, có thể làm mờ ranh giới các lĩnh vực du lịch. Những ví dụ này minh họa một cách rõ ràng những điểm mà du lịch là một ngành công nghiệp năng động rất phức tạp , trong trạng thái thay đổi liên tục và các dự án trong lĩnh vực công nghiệp này sẽ phải được phát triển và quản lý phù hợp.
phu-quoc-que-toi-
Cơ hội cho Phú Quốc
Với các làng chài ven biển, hàng hải và lịch sử đảo Phú Quốc là điểm thu hút khách du lịch, những yếu tố tuyệt vời và là cơ sở cho một điểm đến thành công. Điều tối quan trọng để thiết kế, nâng cấp và củng cố những tài sản này – bao gồm cả hệ thống vệ sinh – một tầm nhìn để làm cho chúng hấp dẫn và dễ tiếp cận đối với khách du lịch trong nước hoặc nước ngoài. Điều hết sức quan trọng để sử dụng những tài sản vốn có như cốt lõi cho sự phát triển tương lai tạo nên “linh hồn của nơi chốn” (genius loci) – cảm nhận độc đáo do địa điểm mang lại. Vì Phú Quốc sẽ được phát triển như là một điểm đến du lịch kết hợp, như đặt ra trong quy hoạch tổng thể, điều quan trọng là cơ hội mang lại doanh thu trong chuỗi giá trị du lịch đầy đủ sẽ được thu tại địa phương, càng nhiều càng tốt. Nếu được phát triển với mục tiêu đúng đắn, du lịch nói chung báo hiệu tiềm năng đa dạng hóa kinh tế. Hiện tượng này bắt nguồn từ thực tế rằng cách hành xử của khách du lịch quốc tế khác so với người tiêu dùng trong nước ở chỗ họ đòi hỏi những nhu cầu tinh tế hơn, giá trị cao hơn, và cùng loại / tiêu chuẩn hàng hóa và dịch vụ mà họ sẽ được hưởng khi ở nhà. Thực tế, khách du lịch có những sở thích khác so với người tiêu dùng địa phương, kết quả là, khách du lịch tạo ra hai tuyến nhu cầu phụ trợ tại một điểm đến, một là gắn liền với sở thích du lịch bản chất, và tuyến khác liên quan đến văn hoá địa phương hoặc hàng hóa và kinh nghiệm kỳ lạ. Vì vậy, trong quá trình phục vụ sở thích của khách du lịch và thiết lập các mối liên kết sản xuất với kinh tế du lịch, nước chủ nhà trải qua một quá trình đa dạng hóa sản phẩm một cách hiệu quả. Vì Phú Quốc đang ở điểm khởi đầu của chu kỳ phát triển du lịch, vì thế để thu hẹp khoảng cách kiến thức ,tìm kiếm quan hệ đối tác tri thức và phát triển thông minh, để đảm bảo con đường học tập được rút ngắn và đưa ra một quá trình phát triển , đổi mới để tối đa hóa khả năng tăng tốc các cơ hội giá trị, phát sinh các cơ hội cung cấp mới cho các doanh nghiệp địa phương.
Một cách khác để suy nghĩ về việc nắm bắt các cơ hội kinh tế du lịch mang đến cho đảo Phú Quốc sẽ đi xa hơn biên giới địa lý và du lịch. Trường hợp của Phú Quốc, những cơ hội này có thể được nắm bắt bằng cách thiết lập các liên kết mạnh mẽ và kết nối với các khu vực lân cận ở miền Nam- Việt Nam và đặc biệt TP Hồ Chí Minh nói riêng cũng như một phần được phản ánh theo mức độ tiềm năng của các liên kết hình thành giữa du lịch và các lĩnh vực sản xuất phụ trợ khác tại Việt Nam hoặc thậm chí toàn cầu (đóng tàu, thủy sản, các ngành công nghiệp nghiên cứu & phát triển, v..v..)
Yếu tố quan trọng cho sự thành công trong tất cả các “Giải pháp phát triển du lịch” đã đề cập ở trên là một tổ chức đầy sáng tạo, sơ đồ đường bộ rõ ràng và sự hỗ trợ cần thiết từ Chính phủ sẽ có thể cân bằng và từng bước phát triển du lịch gắn với nhu cầu thị trường, đầu tư cơ sở hạ tầng và với sự linh hoạt để thích ứng với các thay đổi trong điều kiện thị trường.
Xu hướng toàn cầu
Xu hướng chính trong năm 2011:
• Nhu cầu du lịch quốc tế vẫn đang duy trì được đà phát triển trong năm 2011. Khách du lịch quốc tế tăng 4,6% đạt 983 triệu trên toàn thế giới (tăng từ 940 triệu trong năm 2010).
• Châu Âu, chiếm hơn một nửa tất cả khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới, là khu vực phát triển nhanh nhất, cả trong điều kiện tương đối (tăng 6% tại châu Á và Thái Bình Dương) và trong điều kiện tuyệt đối (29 triệu du khách).
• Tại Trung Đông (giảm 8%) và Bắc Phi (giảm 9%) là những khu vực duy nhất cho thấy sự suy giảm lượng khách, do các quá trình chuyển đổi chính trị trong khu vực.
• Nguồn thu từ du lịch quốc tế trong năm 2011 được ước tính khoảng 1.030 tỷ USD trên toàn thế giới (tăng từ 928 tỷ USD trong năm 2010-tăng 3,9% về thực tế), thiết lập kỷ lục mới tại hầu hết các điểm đến bất chấp những thách thức kinh tế trong nhiều thị trường nguồn.
Sự phát triển hiện tại và triển vọng:
• Theo số liệu hàng tháng và hàng quý năm 2012 của Tạp chí UNWTO PhongThế
giới vũ biểu du lịch, khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới đã tăng trưởng với tỷ lệ 5% bốn
tháng đầu năm 2012, củng cố xu hướng tăng trưởng đã bắt đầu trong năm 2010.
• Tổng số khách quốc tế dự kiến sẽ đạt 1 tỷ USD lần đầu tiên trong lịch sử vào năm 2012.
Xu hướng dài hạn:
• Hơn sáu thập kỷ qua, du lịch đã trải nghiệm mở rộng liên tục và đa dạng hóa, trở thành một trong các thành phần kinh tế lớn nhất và phát triển nhanh nhất trên thế giới. Nhiều điểm đến mới đã xuất hiện đặc biệt trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, thách thức các điểm đến truyền thống của Châu Âu và Bắc Mỹ.
• Ngoài những thay đổi đột ngột ít khi xảy ra, lượng khách du lịch quốc tế đã cho thấy sự tăng trưởng hầu như không bị gián đoạn – từ 277 triệu USD trong năm 1980 lên 528 triệu trong năm 1995, và 983 triệu vào năm 2011.
• Theo Du lịch hướng đến năm 2030 (Tourism Towards 2030) được cập nhật gần đây của UNWTO, triển vọng dài hạn và đánh giá các xu hướng du lịch trong tương lai, số lượng khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới dự kiến sẽ tăng 3,3%/ năm ,trung bình từ 2010 đến 2030. Điều này cho thấy khoảng 43 triệu lượt khách du lịch quốc tế mỗi năm, đạt tổng cộng 1,8 tỷ lượt khách vào năm 2030.
• Trước đây, các điểm đến kinh tế mới nổi đã phát triển nhanh hơn các điểm kinh tế tiên tiến, và xu hướng này được thiết lập sẽ tiếp tục trong tương lai. Trong khoảng thời gian giữa năm 2010 và năm 2030, lượng khách đến các nền kinh tế mới nổi được dự kiến sẽ tăng với tốc độ gấp đôi (tăng 4,4 % một năm) đến các nền kinh tế phát triển (tăng 2,2% một năm).
• Kết quả là, thị phần của các nền kinh tế mới nổi đã tăng từ 30% năm 1980 đến 47% vào năm 2011, và dự kiến sẽ đạt 57% vào năm 2030, tương đương với hơn một tỷ lượt khách du lịch quốc tế.
Yếu tố Trung Quốc:
Theo tờ People’s daily trực tuyến, chi tiêu từ Khách du lịch Trung Quốc ra nước ngoài đạt mức cao mới là 55 tỷ đô la Mỹ vào năm 2011. Đến năm 2020 dự kiến số khách du lịch Trung Quốc ra nước ngoài sẽ vào khoảng 100 triệu USD, chi tiêu gần một 100 tỷ USD hàng nămvà là một trong những đóng góp lớn nhất thế giới. Khách du lịch Trung Quốc ra nước ngoài sẽ tiếp tục là một yếu tố quan trọng trong du lịch quốc tế trong Khu vực trong nhiều năm tới.
Các yếu tố cần cân nhắc chính cho đảo Phú Quốc
Sự gia tăng tiêu chuẩn sống, sự giàu có cá nhân và thời gian rảnh rỗi đã tăng lên đáng kể giao thông du lịch trên toàn cầu và đặc biệt là trong Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và những năm qua Việt Nam đã có được sự tăng trưởng liên tục trong lĩnh vực này. Tuy nhiên Việt Nam không được đánh giá cao như là một điểm đến du lịch hấp dẫn và vì thế chúng ta cần phải rất nỗ lực cải thiện vấn đề này. Đảo Phú Quốc, nếu đưa ra thị trường và phát triển một cách đúng đắn, có thể đóng góp quan trọng trong việc nâng cao nhận thức này.
ban-do-phu-quoc
Cơ hội: các yếu tố thu hút khách du lịch/nhà đầu tư
1- Du lịch là một đóng góp đáng kể vào GDP và tổng số việc làm ở Việt Nam . Phú Quốc sẽ phải tìm một chỗ thích hợp rõ ràng để tạo ra sự hứng thú cho các nhà đầu tư và nhờ đó mà cơ hội doanh thu cần được tối ưu hóa cho các cộng đồng địa phương;
2- Du lịch thể hiện cơ hội quan trọng để bảo tồn các nguồn tài nguyên sinh thái và tự nhiên – Việt Nam nói chung và Phú Quốc nói riêng .Đồng thời Phú Quốc sẽ phải đưa ra kế hoạch bền vững hiệu quả lâu dài để tận dụng điều này và biến đảo trở thành một trường hợp điển hình toàn cầu về phát triển du lịch bền vững.
Thách thức: các yếu tố làm chệch hướng khách du lịch/nhà đầu tư
1- Không quản lý: Du lịch đặt áp lực chưa từng có lên các khu đất du lịch vượt quá khả năng thực của mình – kế hoạch quản lý và cơ chế rà soát hiệu quả;
2- Không kiểm soát: Thu nhập từ du lịch có thể không đến với cộng đồng địa phương – nắm bắt các chuỗi giá trị đầy đủ.
3- Không nâng cấp và không hấp dẫn: Do khả năng cạnh tranh thị trường cao doanh thu du lịch có thể trở nên đình trệ hoặc thậm chí sụt giảm.
4- Không thể tiếp cận: khả năng tiếp cận hạn chế giới hạn số lượng du khách và hạn chế tốc độ phát triển – phát triển sân bay quốc tế và các phương tiện của phương thức vận tải thường xuyên và đáng tin cậy khác để thúc đẩy khách du lịch.
Các xem xét chính: cho “Xây dựng các giải pháp phát triển du lịch bền vững trong bối cảnh đảo Phú Quốc hiện nay” có thể được tóm tắt như sau:
1- Lĩnh vực du lịch: một trong những lĩnh vực kinh tế tăng trưởng nhanh nhất và thể hiện các cơ hội quan trọng đối với các nguồn lực và phát triển kinh tế đất nước lâu dài, tuy nhiên thị trường có vẻ bị bão hòa, và để Phú Quốc khai thác chuỗi giá trị đầy đủ, khả năng tiếp cận thị trường, việc cung cấp và xúc tiến các sản phẩm sẽ được cải thiện rất nhiều.
2- Mô hình mới cho quy hoạch du lịch bền vững: với việc tập trung vào thực hiện chất lượng, phát triển liên tục, những trải nghiệm vàsản phẩm thị trường mới được định hướng bằng các địa danh được thiết kế độc đáo, phươngpháp tiếp cận cộng đồng cụ thể và đổi mới công nghệ để bảo tồn sự đa dạng và thúc đẩy cải tạo sinh thái và tái sinh. Du lịch sinh thái là một trong các hạng mục du lịch phát triển nhanh nhất và sẽ có thể để hỗ trợ các ngành công nghiệp nước nhà mới phát triển.
3- Thu hẹp Khoảng cách Tri thức: là một môi trường mở không hạn chế cho việc chuyển giao kiến thức, trao đổi thông tin, danh mục và sử dụng các bài học kinh nghiệm thông qua một mạng lưới tri thức toàn cầu và quan hệ đối tác thông minh trong một chiến dịch xây dựng lâu dài.
4- Nhận thức của cộng đồng: Tăng cường giáo dục liên tục và nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương thông qua các nhóm hỗ trợ để tạo sự hiểu biết và hỗ trợ mang lại xu thế chủ đạo cho Phú Quốc và Phát triển Nam Việt Nam.
5- Cơ hội kinh tế cho Cộng đồng Địa phương: Xây dựng chương trình hỗ trợ cộng đồng địa phương nắm bắt chuỗi giá trị du lịchđầy đủ, xác định các công nghệ mới và các cơ hội thương mại cho các ngành kinh doanh sángtạo và các ngành kinh doanh giá trị cao sản sinh hàm lượng carbon thấp có khả năng thực hiệnđược liên quan đến phát triển du lịch.
6- Xây dựng liên minh và các hoạt động du lịch thay thế / bổ sung: Kết nối Phú Quốc trực tiếp tới khách du lịch tại thành phố Hồ ChíMinh và phát triển các điểm đến mới đa dạng , bổ sung với năng lực thực hiện cao để đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng tăng ở Châu Á và đưa áp lực ra khỏi các khu vực nhạy cảm với môi trường.
Tóm lại
Phú Quốc, với tư cách là một điểm đến du lịch ,đòi hỏi cần phải cung cấp một loạt các sản phẩm hấp dẫn, các trải nghiệm và các điểm đến giá trị đẳng cấp thế giới. Điều này cần được hỗ trợ với một Tầm nhìn Vững chắc (Bold Vision) và Chiến dịch Thương hiệu và Marketing tích cực để nắm bắt những cơ hội, cạnh tranh với các điểm đến tương tự trong khu vực và áp dụng một tầm nhìn dài hạn và chiến lược hướng tới đổi mới, sáng tạo liên tục, và tái lập trình liên tục. Chính phủ nên hỗ trợ và thúc đẩy đầu tư du lịch bằng cách giới thiệu các chương trình khuyến khích tạo ra sự hứng khởi cho nhà đầu tư và sẽ cung cấp các dự án du lịch bền vững và các dòng thu nhập cho người dân địa phương.
Chúng bao gồm:
• Ưu đãi (thuế)
• Rào cản quan liêu (loại bỏ)
• Vốn nhân lực và nâng cao nhận thức cộng đồng (phát triển)
• Cơ sở hạ tầng và sinh thái (phát triển)
• Cộng đồng địa phương (bao gồm): Do sự phức tạp và cường độ phát triển Đảo Phú Quốc, những yêu cầu tổ chức cần phải được coi là yếu tố trọng yếu và độc đáo; sẽ phải nắm lấy các cơ hội quan hệ hợp tác thông minh với một loạt các tổ chức các công ty và các chuyên gia có cùng khuynh hướng để thu hẹp khoảng cách tri thức, và phát triển tổng thể các thành phần, loại hình dịch vụ và các trải nghiệm.
Các ví dụ nghiên cứu du lịch gần đây
Một loạt các ví dụ dự án tương tự, do Tư vấn Hyder thực hiện tại Ma-rốc, Ca-ri-bê và Trung Đông được sử dụng để minh họa sự phức tạp và các yếu tố chính cho các dự án du lịch triển khai thành công, mỗi dự án được phát triển với các điểm chú trọng và cân nhắc khác nhau. Một số ví dụ dự án có thể không phù hợp với Đảo Phú Quốc nhưng rất có ích trong việc chỉ ra được sự phức tạp và sự cần thiết của một phương pháp tiếp cận độc đáo và toàn diện, và có thể đưa các giải pháp bền vững thích hợp liên quan đến Đảo Phú Quốc.
- Nghiên cứu Du lịch Ma-rốc: Tầm nhìn 2020 – Một Chiến lược Du lịch bền vững ở cấp độ Quốc gia
Mục tiêu:Đưa Ma-rốc trở thành “một trong 20 điểm đến toàn cầu và nổi lên như một trường hợp tham khảo về phát triển bền vững tại khu vực Địa Trung Hải.” (Được xác nhận bởi Vua Mohammed VI) Với mục tiêu này, Chính phủ Ma-rốc thiết lập một bộ phận đặc biệt để liên kết Chính phủ và Thành phần Tư nhân để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu và các hoạt động theo dõi.
Chiến lược:
- Một kế hoạch hành động phát triển du lịch quốc gia cho Ma-rốc để tăng số lượng khách du lịch đến từ 10 triệu đến 20 triệu vào năm 2020;
- Nhu cầu tiếp theo để nâng cấp cơ sở hạ tầng, tài sản du lịch và nguồn nhân lực để đáp
ứng sự gia tăng nhu cầu và nhu cầu của các thế hệ tương lai;
- Các kế hoạch quản lý tính bền vững và quản lý du lịch có trách nhiệm để bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa và sự đa dạng các thành phần quan trọng trong dự án này. Morocco có một vị trí địa lý tương tự như Việt Nam với đường bờ biển dài khoảng 3000km, lịch sử văn hóa đa dạng phong phú, cảnh quan và các nhóm dân tộc thiểu số. Tổng dân số khoảng 35 triệu người. Nghiên cứu này ban đầu thiếu cơ sở dữ liệu. Điều quan trọng cho Quá trình Nghiên cứu để thực hiện lập bản đồ GIS mở rộng (chất lượng, sử dụng, sự liên quan và phù hợp cho phát triển du lịch) và xây dựng một cơ sở dữ liệu toàn diện về:
- Khu vực Du lịch hiện có
- Sự thiếu hụt về phòng nghỉ
- Cơ sở hạ tầng thiếu hụt (đường / cơ sở tiện ích / sân bay)
- Nguồn nhân lực
- Nhu cầu cộng đồng cơ sở dữ liệu này sẽ rất quan trọng cho ý tưởng của các giải pháp và quá trình ra quyết định, cũng như giám sát tiến độ thực hiện chương trình.
Quá trình Nghiên cứu được hình thành bằng việc:
- Xác định các hạn chế và cơ hội du lịch của 24 địa điểm ưu tiên có tiềm năng lớn nhất
cho du lịch.
- Phân tích các tài sản hiện có bao gồm cả cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, môi trường
và nguồn nhân lực.
- Tối ưu hóa sức chứa của khu vực, đồng thời nhấn mạnh các loại hình cảnh quan đa dạng của đất nước, khu vực nông nghiệp và công nghiệp cụ thể, các khu rừng, hồ và sông, núi cao và trung bình, Đại Tây Dương và Địa Trung Hải, khu vực Sahara ở phía nam và các làng mạc và thành phố.
- Giới thiệu các điểm du lịch thu hút mới trong các khu vực sẽ hạn chế cơ hội du lịch
để đảm bảo phân bổ công bằng.
- Với sự trợ giúp của công nghệ hệ thống thông tin địa lý, tài nguyên du lịch và phát triển tài sản đã được lưu lại trong một cơ sở dữ liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý vận hànhtoàn diện và kế hoạch hành động cho phát triển du lịch.
- Dựa trên các đặc điểm của văn hoá, cảnh quan tự nhiên khác nhau và năng lực sức chứa tiềm năng, một chính sách du lịch theo lãnh thổ đã được xây dựng để đảm bảo việc phân bổ các tài nguyên du lịch được tối ưu hóa và bền vững.
- Những vùng lãnh thổ xác định sự đa dạng của các khu vực xung quanh mà trong đó tài sản hiện có đã được phát triển và sự phát triển sản phẩm du lịch mới có thể được chú trọng. Những lãnh thổ này không phụ thuộc ranh giới hành chính và bao gồm tất cả các vùng và khu vực địa lý độc đáo của đất nước.
- Sử dụng định dạng phân khu vùng lãnh thổ chứ không phải là ranh giới hành chính cho phát triển du lịch sẽ đảm bảo:
- Duy trì sự đa dạng tự nhiên và Văn hóa cho việc cung cấp du lịch Ma-rốc;
- Phân bổ công bằng tài sản du lịch và các sản phẩm của đất nước;
- Tăng cường cơ sở hạ tầng du lịch và nguồn nhân lực sẽ giải phóng, tạo lợi ích và đoàn kết toàn dân tộc.
Các cân nhắc nghiên cứu cuối cùng được tóm tắt như sau:
• Phân bổ thu nhập du lịch công bằng trong phạm vi cả nước;
• Tối ưu hóa nhu cầu nguồn lực và tìm nguồn thay thế, cơ sở hạ tầng, chỗ ở và sinh thái với các khu vực phát triển du lịch xác định và các chương trình triển khai;
• Bảo vệ sự đa dạng sinh thái, nông nghiệp và rừng từ thay đổi đất sử dụng trong tương lai;
• Chính sách ràng buộc pháp lý cho sự đa dạng văn hóa / sinh thái và bảo tồn và phục hồi thiên nhiên;
• Các cơ sở giáo dục để thúc đẩy việc làm trong ngành công nghiệp ,du lịch và khách sạn;
• Thực hiện một phạm vi đa dạng của cả khu vực phát triển du lịch hạn chế và ưu đãi tùy thuộc vị trí trên năng lực thực hiện;
• Công nghệ xây dựng đổi mới để đảm bảo các giải pháp nhạy cảm thích hợp và xây dựng các ngành công nghiệp mới; Nghiên cứu này được ủng hộ bởi Chính phủ và hiện đang được triển khai
- Pitons, St Lucia, Quy hoạch Quản lý Du lịch Vùng – Bảo tồn thông qua truyền thông
Các vấn đề chính:
- Thu nhập của Cộng đồng địa phương phụ thuộc hoàn toàn vào du lịch.
- UNESCO thể hiện sự quan tâm về mức độ thiệt hại và loại hình phát triển tại Khu vực di sản Thế giới.
- Thiếu một kế hoạch gắn kết và sự hỗ trợ cộng đồng.
Mục tiêu: vạch ra một chiến lược phát triển du lịch, bảo tồn các tài sản sinh thái và tự nhiên và cải thiện thu nhập và chất lượng sống cho cộng đồng địa phương, dài hạn.
Quá trình nghiên cứu:
• Công việc khảo sát khu đất mở rộng;
• Tham vấn với các bên liên quan, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng địa phương;
• Xác định các lĩnh vực:
Bảo vệ ‘tổng thể’
Các khu vực hạn chế xây dựng mới
Khu vực dành cho nhà ở địa phương và việc làm có liên quan;
• Tối đa hóa các cơ hội du lịch và cân bằng đối với những cảnh quan ấn tượng của Pitons, bao gồm các di sản văn hóa của khu vực; và
• Áp dụng các nguyên tắc phát triển bền vững.
Yếu tố mang lại Thành công chính: cộng đồng địa phương cuối cùng là người hưởng lợi chính và kế hoạch thu được thành công và được ủng hộ, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng địa phương liên kết chặt chẽ thông qua truyền thông và tham gia liên tục.
- Dự án Du lịch tích hợp tại Socotra, Cộng hòa Yemen – Thay đổi thái độ hướng đến du lịch bền vững
Hội thảo “Kiến trúc du lịch biển Việt Nam ” 154
Mục tiêu: giới thiệu du lịch sinh thái, bền vững với quy mô nhỏ cho đảo như một phương tiện cải thiện thu nhập cho cả cộng đồng người nông thôn và thành thị. Điều này đã được tính toán và cư xử nhạy cảm để đáp ứng các nguồn lực tài chính hạn chế có sẵn và tránh những tác động bất lợi với văn hóa và kinh tế – xã hội và bằng cách không ảnh hưởng đến hệ thống-sinh thái vô cùng mong manh cũng không vượt quá năng lực thực hiện của các môi trường sống quan trọng của đảo. ‘Mảnh đất mà thời gian lãng quên –Socotra là câu trả lời cho Galapagos của ẤnĐộ Dương – một hòn đảo tách rời khỏi phần cònlại của thế giới, với một hệ thực vật và động vậthoang dã đang bị tuyệt chủng ở những nơi kháctrên hành tinh’.
Kiến nghị:
1- Mang tới du lịch sinh thái, bền vững cho đảo như một phương tiện cải thiện thu nhập cho cả cộng đồng nông thôn và thành thị;
2- Điều này cần được tính toán và cư xử một cách nhạy cảm để tránh những tác động tiêu cực về văn hóa và kinh tế – xã hội và bằng cách không vượt quá năng lực thực hiện của các môi trường sống quan trọng của đảo;
3- Để xây dựng và thiết kế chỗ nghỉ du lịch thích hợp được tích hợp tốt với môi trường tự nhiên và xây dựng;
4- Để đạt được mục tiêu, một “Quy hoạch quản lý đảo tích hợp” được xây dựng bao gồm nông nghiệp, ngư nghiệp, hạ tầng cơ sở và công trình tiện ích. Quy hoạch tổng thể cho Socotra và báo cáo sau đó được trao Giải Nhất tại cuộc thi British Consultants Bureau. Dubai – Thương hiệu của một điểm đến mới.
Trong 15 năm qua, Dubai đã trải qua một sự chuyển đổi lớn, từ một thị trấn tẻ nhạt 200.000 người trở thành một đô thị nhộn nhịp 2 triệu người vào năm 2007 và thu hút hơn 10 triệu du khách mỗi năm. Dubai là một ví dụ cổ điển, theo đó quy hoạch thông minh, tiếp thị và hỗ trợ đầu tư của Chính phủ , mặc dù còn tính đầu cơ cao và dư thừa, nhưng bước đầu đã tạo ra một giá trị gia tăng chưa từng có, thậm chí một số khu vực đất có giá trị tăng gấp 100 lần. Việc này đã tạo ra một thành phố toàn cầu mới, thu hút các nhà đầu tư, các tập đoàn và các nhà thiết kế và nhân viên từ tất cả các nơi trên thế giới. Tại một số thời điểm, hơn 50% cần cẩu xây dựng của thế giới đã hoạt động ở Dubai và thành phố bây giờ thật tự hào là chủ sở hữu của tòa nhà cao nhất thế giới.
Thành công này đã đóng góp rất nhiều cho tầm nhìn của các nhà lãnh đạo và tạo ra một môi trường thuận lợi thông qua thuế, cơ sở hạ tầng chất lượng, dễ dàng thâm nhập thị trường và tiếp thị tích cực, tận dụng vị trí và điều kiện kinh tế toàn cầu. Kết quả là mang lại các sản phẩm du lịch độc đáo và sáng tạo với một loạt các trung tâm mua sắm chất lượng, công viên chủ đề, kiến trúc điểm nhấn và các biểu tượng toàn cầu như Palm Island và Burj Khalifa.
Kết luận:
- Việc xây dựng các “Giải pháp phát triển du lịch bền vững cho đảo Phú Quốc” đã học được rất nhiều từ cách tiếp cận thông thường, xây dựng trước và xem những gì sẽ xảy ra tiếp theo. Sự thành công của Phú Quốc như một điểm đến Du lịch sẽ không xảy ra một sớm một chiều, nhưng sẽ đạt được bởi một loạt các hoạt động nhỏ kéo dài và đều đặn để tạo ra một môi trường thuận lợi sẽ định hình tương lai lâu dài cho Đảo Phú Quốc. Dựa trên kinh nghiệm thu được và như được phản ánh chủ yếu trong các ví dụ dự án đã đề cập ở trên, yếu tố thành công chính cho việc phát triển đảo Phú Quốc là một điểm du lịch bền vững đẳng cấp thế giới sẽ bao gồm nhiều nhiệm vụ tổ chức phức tạp với một tập hợp các sáng kiến đồng thời:
- Tạo ra tầm nhìn vững chắc (Vision Bold) về định vị thị trường và thực hiện các dự án thí điểm bằng cách sử dụng mô hình cạnh tranh quốc tế và kết hợp với một “Chiến dịch tiếp thị và xây dựng thương hiệu” tích cực – kiến nghị của chúng tôi sẽ được thực hiện bằng một nghiên cứu chi tiết để xác định vị thế cho Phú Quốc.
- Thiết lập các mối quan hệ đối tác thông minhgiữa lĩnh vực tư nhân và các chuyên gia tốt nhất để: 1 – phát triển sáng kiến, tiếp thị và dịch vụ vận hành với một loạt các tổ chức, các tập đoàn có cùng khuynh hướng,và 2 – lập kế hoạch và các sáng kiến đánh giá và đảm bảo truyền thông và sự tham gia hiệu quả ( TUYỂN TẬP CÁC BÀI THAM LUẬN 155)của các cổ đông – điều này bao gồm các quan hệ
đối tác với các tập đoàn khách sạn lớn, các nhà đầu tư, tổ chức, các chuyên gia chuyên nghiệp
hàng đầu và đồng thời tổ chức các phiên họp, hội nghị và xuất bản ấn phẩm.
- Phát triển hiệu quả quá trình kích thích đa dạng hóa sản phẩm, sử dụng các làng chài tuyệt vời của Phú Quốc, môi trường bãi biển, hàng hải và lịch sử đảo như cốt lõi (DNA) để xác định “Tinh thần của nơi chốn “ – Cảm nhận độc đáo của địa danh” . Bảo vệ, khai hoang, phục hồi nguồn lực tự nhiên và văn hóa vốn có và phù hợp với cơ hội du lịch sinh thái hợp lý, nguồn lực
địa phương, đầu tư, doanh thu, nguồn nhân lực và tạo ra các mối liên kết sản xuất liên vùng.
- Tạo một môi trường đầu tư và hoạt động thuận lợi thúc đẩy đầu tư du lịch hỗ trợcộng đồng địa phương bằng cách mang lại cácchương trình khuyến khích thu hút sự quan tâmcủa các nhà đầu tư; điều này sẽ mang tới các dựán du lịch bền vững. Đồng thời cơ hội thươngmại ưu đãi cho đổi mới công nghệ và dịch vụ,và các ngành kinh doanh giá trị cao sản sinhhàm lượng carbon thấp có khả năng thực hiệnđược liên quan đến phát triển du lịch xây dựngcác dòng thu nhập cho cộng đồng địa phương.Chúng bao gồm:
• Ưu đãi (thuế)
• Rào cản quan liêu (loại bỏ)
• Vốn nhân lực và Nâng cao nhận thức
Cộng đồng (phát triển)
• Cơ sở hạ tầng và sinh thái (phát triển)
• Cộng đồng địa phương (bao gồm) Sự hạn chế trong mỗi kế hoạch thực hiện là việc phát triển du lịch đòi hỏi một quá trình dài hạn, thống nhất, đòi hỏi một sự đánh giá lien tục, thông tin chặt chẽ, và điều chỉnh linh hoạt để thích nghi với các thay đổi về thị trường, để có thể mang lại các lợi thế cạnh tranh. Với tầm nhìn xa trông rộng và quan hệ đối tác thông minh cùng với việc cung cấp các mục tiêu, một Chính phủ hoạt động đúng đắn sẽ thiết lập được một môi trường đầu tư và vận hành thuận lợi, và lập hệ thống các giải pháp, sáng kiến , qua thời gian, Đảo Phú Quốc và Việt Nam nói chung, có thể trở thành một Dự án điểm nhấn toàn cầu về Xây dựng các Giải pháp Du lịch Bền vững.
Tài liệu tham khảo:
- Hồ sơ Quy hoạch Phú Quốc – WATG, 2009;
- UNWTO Tourism Highlights 2012: Ấn phẩm Tổ chức Du lịch Thế giới;
- Nghiên cứu Du lịch Ma-rốc – Tầm nhìn 2020: Báo cáo Nghiên cứu của Tư vấn Hyder;
- Dự án Du lịch Tích hợp tại Socotra, Cộng hòa Yemen – Thay đổi thái độ hướng đến Du lịch Bền vững: Báo cáo Nghiên cứu của Tư vấn Hyder;
- Pitons, St Lucia, Quy hoạch quản lý du lịch vùng – Bảo tồn thông qua truyền thông:
Ths. KTS Robbert VAN NOUHUYS / Ths. KTS Thái Lan Anh /Công ty tư vấn Hyder Việt Nam
http://my.opera.com/trchoa/blog/2012/12/17/phu-quoc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.