Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

DALAT SCHOOL



Ngôi Trường Mang Tên Dalat
Vị giáo sĩ chở chúng tôi trên chiếc xe khá chật chội chạy xuyên qua thành phố ... Chúng tôi chưa quen với dòng xe cộ ở đây vì người ta lái xe bên trái, lúc nào cũng thấy như chực tông vào nhau... Vị giáo sĩ tranh thủ giới thiệu vắn tắt đôi chút về thành phố cho chúng tôi:

- Đây là khu chợ sống về đêm. Đây là khu chung cư có một căn hộ của Michael Jackson ... Và đây là trường hai đứa con tôi đang học ...

Xe lướt rất nhanh vì cả người cả xe đều đang bận rộn, nhưng mắt tôi bắt gặp hai chữ quá thân thương trên cái bảng tên trường: "DALAT" ... Tôi năn nỉ vị giáo sĩ vòng xe lại cho tôi xem một lần nữa, không phải là tôi không tin, tôi chỉ muốn thấy rõ hơn ...



Nhiều người người Đà Lạt, tôi cũng là người Đà Lạt, nhưng không biết có ngôi trường này ... Ngôi trường mang tên Đà Lạt, tại thành phố Penang của nước Malaysia ... Nó mang tên Đà Lạt, đơn giản vì Đà Lạt là cái nôi sinh ra nó ... Tò mò, tôi về tìm hiểu thêm ..

Trường Đà Lạt có từ năm 1929 tại thành phố Dalat, lúc đó còn rất hoang sơ. Đây là một trường Cơ Đốc, được kiến trúc dưới hình thức một tòa biệt thự bằng kinh phí riêng của một cặp vợ chồng mục sư người Mỹ, E. F. Irwin. Tòa biệt thự được đặt tên là Villa Alliance:








Xem hình, tôi vẫn không "định vị" được nó ở đâu, nhưng theo một bài tự sự của 1 bạn nào đó thì "Từ ngã bao đầu dốc Prenn mới, qua Biệt Ðiện sẽ đến khúc Ðại lộ Trần Hưng Ðạo rộng gấp ba bốn lần những con đường trên Ðà Lạt, với những ngôi biệt thự hai bên đường sang trọng dẫn đến khu Villa Alliance của các nhà Truyền Ðạo Tin Lành ở ngay đầu dốc Prenn cũ, liền với ấp trại Hầm nổi tiếng với những khu vườn Mận ngọt lịm chớm vàng ươm hoặc màu tím sẫm đen..." (http://www.k16vbqgvn.org/dalatxuavanay.htm).
(Nơi đây giờ là Trường Chính trị Lâm Đồng, dường Mimosa, F. 10 Đà Lạt.)



.... Được biết tòa biệt thự này trở nên một trong những điểm giao tranh khốc liệt tại Đà Lạt năm Mậu Thân 1968:
"At Dalat, in the mountains of south central Vietnam, signalmen of the 362d Signal Company and Company E, 43d Signal Battalion, both attached to the 1st Signal Brigadés 73d Signal Battalion, were in continuous action from 1 through 6 February 1968. ... inside Dalat, Captain Donald J. Choy, the operations officer of the 362d, led a heavily armed convoy to the Villa Alliance Missionary Association compound, which was surrounded by Viet Cong."At Dalat, in the mountains of south central Vietnam, signal�men of the 362d Signal Company and Company E, 43d Signal Battalion, both attached to the 1st Signal Brigade's 73d Signal Battalion, were in continuous action from 1 through 6 February 1968. During the afternoon of 1 February members of the 218th Military Police Detachment were pinned down in their small compound by fire from an estimated two platoons of Viet Cong. Major William R. Crawford, the commander of 362d Signal Company, upon learning of the plight of the military policemen, immediately organized and led a 20-man rescue team. The small force of signal�men engaged the enemy with individual weapon and grenade fire, evacuated wounded military policemen, and laid down a base of fire that enabled the uninjured soldiers to withdraw. At the same time, inside Dalat, Captain Donald J. Choy, the operations officer of the 362d, led a heavily armed convoy to the Villa Alliance Missionary Association compound, which was surrounded by Viet Cong. The signalmen fought their way to the compound and successfully evacuated the thirty-four occupants. All told, the signal troops of the 362d Signal Company and Company E, 43d Signal Battalion, rescued and provided shelter for more than sixty non�combatants.
(http://www.history.army.mil/books/Vi...omm-El/ch9.htm)

Tuy vậy may mắn thay, năm 1965, khi chiến tranh bắt đầu lan rộng. Thấy tình hình không an ổn nên trường Dalat được lệnh tạm lánh dời về Bangkok Thailand bằng máy bay quân sự, trong vòng 48 tiếng đồng hồ, mang theo đội ngũ giáo viên, tất cả học sinh, và đồ dùng cá nhân, để lại toàn bộ sách vở, dụng cụ đồ đạc.... Tháng 6, năm 1971, trường Đà Lạt dời về Cameron Highlands, Malaysia ... Và cuối cùng, năm 2002, được xây dựng tọa lạc khang trang trên bán đảo Penang, Malaysia, với một tên mới đầy đủ là Dalat International School.

Trường Đà Lạt, từ lúc phôi thai thành lập cho đến bây giờ, nhằm mục đích giáo dục cho trẻ em trình độ từ 3 tuổi đến hết trung cấp, phần lớn các trẻ em này là con cái của các giáo sĩ Tin Lành trong toàn vùng Đông Nam Á. Trường sử dụng ngôn ngữ chung là tiếng Anh với giáo trình của trường phổ thông Mỹ. Hàng ngũ giáo viên đa số được đào tạo tại Mỹ Quốc. Điều khiến cho Đà Lạt là một trường khá đặc biệt, đó là trường cung cấp luôn phương tiện ăn ở nội trú cho học sinh trong khi cha mẹ chúng đi làm công việc thiện nguyện và truyền giáo ở phương xa ...

Hiện nay trường có khoảng 420 học sinh lưu trú đến từ 25 quốc gia khác nhau; 38% từ Bắc Mỹ, 31% đến từ Đại Hàn, 9% là người bản xứ Malaysia, 8% từ Đài Loan, 2% từ Úc, 2% từ Nhật, 5% từ Châu Âu, còn lại 4% đến từ các nước nhỏ khác. Trung bình cứ 8 học sinh thì có 1 giáo viên.

Và tháng 6 năm nay, 2009, trường Đà Lạt sẽ tổ chức kỷ niệm 80 năm thành lập trường. Họ kêu gọi cựu giảng sư và học sinh từ khắp nơi qui tụ về nơi đã sinh ra ngôi trường của mình: thành phố Đà Lạt...

Nước chảy ngược tìm về nguồn... nhưng không biết Đà Lạt có còn nhận ra đứa con "lạc loài" của mình không ...


YQ (2/2009)

History

history
Memories given by Ruth Kelck, a staff member who retired in September, 2002, after teaching at Dalat for 43 years.
Dalat School was founded in 1929 as a private Christian boarding school to provide a North American elementary and high school education for children of C&MA missionaries in Indo-China. Because of war conditions in 1965, the school moved from its original location in Dalat, Vietnam, to a temporary location in Bangkok, Thailand.
Eight months later, the school relocated to the Cameron Highlands of Malaysia where it remained for six years. In June 1971, Dalat moved to its present location in Penang, Malaysia where it became established as Dalat International School in 2002.
It is a pleasure for me to reflect on God's faithfulness to Dalat School. Ask any teacher what makes Dalat special and they will say it is the students. Ask any student what makes Dalat special and they will say it is the friends that they make and the fun they have with them. Ask any parent what makes Dalat special and they will say it provides a quality education in a safe environment. Positive togetherness, moments of camaraderie and satisfying relationships are the hallmarks of a Dalat education.
http://www.dalat.org/j2/index.php?option=com_content&view=article&id=87&Itemid=134


* Tổng hợp tư liệu từ:
http://www.dalat.org
http://en.wikipedia.org/wiki/Dalat_International_School
http://www.ttc.edu.sg/csca/rart_doc/...jf/jf1959w.pdf
----
Trần Ngọc Toàn
Ðà Lạt Ngày Xưa: 
"Khi mới lớn lên, tôi nghe ông Chú của tôi kể lại ông và tất cả học sinh của thành phố Ðà Lạt được chính quyền vận động đi trồng những cây thông quanh bờ Hồ Lớn, sau này được đặt tên là Hồ Xuân Hương".
Lúc bấy giờ người Pháp đã xây đập chặn nước của dòng suối lớn Ðà Lạt chảy từ hướng Bắc về, qua các ghềnh thác lớn nhỏ rồi đổ xuống tận sông Ðà Rằng ở vùng Bảo Lộc, Ðịnh quán. Trong khi đó, ho cũng ngăn đập ở thượng nguồn làm hồ nước Suối Vàng với đập Thủy Ðiện Ðan Kia bên dãy núi Bà ở phía Bắc thành phố. Trên đường mở vòng quanh thành phố, họ đã chặn nước tạo nên hồ Than Thở và hồ Saint Benoit, sau này được đổi tên là Chi Lăng. Xa hơn, về hướng chính Bắc là hồ nước nhân tạo ở ấp Ða Thiện với dòng nước chảy về Thác Cam Ly. Riêng với Hồ lớn, họ đã phải dùng cốt mìn để khoét sâu thêm trước khi làm đập ngăn dòng nước trên đoạn đường từ hướng Nhà Thờ Con Gà qua dốc lên phố chính thương mại được mang tên là Khu Hòa Bình. Chiếc cầu trên đập nước được gọi là cầu Ông Ðạo. Sau này, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã tức cảnh qua cầu nên thơ với tà áo trắng học sinh tung bay viết nên bản nhạc "Có một Dòng Sông". Khi ghé thăm Ðà Lạt, nhạc sĩ Lam Phương cũng viết bản nhạc "Thành Phố Buồn" góp mặt với một số bài ca của các nhạc sĩ khác như "Chiều Vàng", " Xứ Hoa Ðào" , "Ðà Lạt sương mờ" v.v...
Dòng suối từ cầu Ông Ðạo chảy xuôi theo thung lũng bên ấp Ánh Sáng mới được dựng lên sau năm 1955, mở rộng như một dòng sông nhỏ qua cầu Bá Hộ Chúc bằng gỗ, đến ấp nhỏ với vườn rau cải xanh mướt quanh năm rồi qua cầu Nhà Ðèn, khu "Abattoire" chuyên mổ lợn giết bò, qua xóm Lò Gạch rồi đổ về Thác Cam Ly với một ấp người Thượng gốc sắc tộc Kơ Ho với nhà sàn tập thể ở đầu nguồn. Với trợ cấp của một chủ nông trại người Pháp tên Farraut, còn chìm trong cảnh núi rừng hoang dã và nguồn nước chảy rất mạnh qua ghềnh đá nhấp nhô. Từ đây, người ta còn nghe tiếng nai bép xép và tiếng hổ gầm. Từ Thác đi về hướng Tây chừng hai trăm thước dẫn lên ngọn núi cao với rừng thông dày đặc xanh thẫm là lăng mộ của ông Nguyễn Hữu Hào, cha ruột của Nam Phương Hoàng Hậu, Chánh phi của Hoàng Ðế Bảo Ðại, cuối đời nhà Nguyễn. Chính phủ thuộc địa Pháp đã trao lại thành phố Ðà Lạt do Bác Sĩ người Pháp, tên Yersin khám phá và lập nên cho Nam Triều nên ông Vua Bảo Ðại đã lấy làm ỏõ Hoàng Triều Cương Thổ ỏõ dành cho Hoàng thân quốc thích và tất nhiên là người Pháp cai trị.
Ngược lên hướng Tây Bắc từ Thác nước là Phi trường Cam Ly, với đồi núi trùng điệp vây quanh, nhưng phi trường rất ít được sử dụng vì thời tiết mây mù và núi cao vây quanh. Từ đây, đi ngược về thành phố, trên một ngọn núi lớn với rừng thông già là khu trường nổi tiếng của các Bà Sơ là "Couvent des Oiseaux" với các nữ sinh xinh đẹp như mộng, trong bộ đồng phục váy đầm xếp nếp màu xanh Ðại dương từ những gia đình khá giả ở khắp miền Nam gửi đến nội trú. Ở phía Nam là ấp Du Sinh gồm những người Bắc di cư vào Nam trốn chạy Cộng Sản hồi năm 1954 lập nghiệp sinh sống tại đây. Qua một núi thấp với những ngôi biệt thự sang trọng nhìn về hướng thung lũng xóm Lò Gạch sẽ đến khu trường nội trú Tiểu học "Petit Lycée" với cơ sở khang trang nằm ẩn khuất trong rừng cây thơ mộng. Về hướng Ðông, qua nhà máy Ðiện thường được dân chúng gọi là Nhà Ðèn, qua Cầu Ðúc rồi leo dốc Duy Tân gần như thẳng đứng dẫn lên phố Hòa Bình. Nếu tiếp tục đi về hướng Ðông Nam sẽ qua những ngôi biệt thự lộng lẫy, kiêu kỳ hơn nữa trên con đường mang tên Bác Sĩ YERSIN với khu Tòa Án, rẽ vào Trung Tâm Thí Nghiệm Chủng Ngừa của Cố Bác Sĩ Yersin, vào Biệt Ðiện số 1 của Vua Bảo Ðại, gần bên rừng ái ân với cảnh trí thật thơ mộng và vắng vẻ.
Lúc còn học ở trường Tiểu Học Ðà Lạt, là trường Tiểu học duy nhất lúc ấy dạy tiếng Việt, vào năm 1951, tôi được đề cử cùng những học sinh khác vào Dinh Vua Bảo Ðại ở Biệt Ðiện số 1 để nhận quà Tết do chính tay ông Bảo Ðại trao cho. Dinh cơ nguy nga và tráng lệ như cảnh phim Vua Chúa của Tây Phương thời đó. Tôi cũng có được món đồ chơi duy nhất từ bé đến lớn là con gà con bằng nhựavới máy móc làm nó nhẩy từng bước trên hai chân.
Ở ngã ba rẽ vào Biệt Ðiện số 1 là cơ sở hành chánh của chính quyền, sau này có khi được lấy làm Tiểu Khu cho đến lúc dời lên cơ sở của Ðại Biểu Cao Nguyên Trung Phần do các ông Tôn Thất Hối và Nguyễn Văn Ðãi đảm trách đến ngày cuối cùng.
Ngay sau lưng đường Yersin là thung lũng sâu hẹp của ấp Xuân An, Dốc Nhà Bò, Suối Cát dẫn về Suối Tía xuống tận Núi Voi dưới chân đào Prenn. Một bên là trường Dòng Domaine de Marie tức là địa phận Ðức Bà, một bên là sân vận động nhỏ rồi đến ngôi Nhà thờ Con Gà với tháp chuông cao có hình con gà trên cùng.
Kế đến là khách sạn Du Parc với Tháp cao làm Ðài Phát Thanh, Ngân Khố, Bưu Ðiện và khách sạn Palace nằm trên đồi nhìn xuống hồ nước Xuân Hương với đường bậc cấp thoai thoải, rộng lớn đưa xuống đường vòng quanh Hồ với Nhà Thủy Tạ sơn trắng đứng trên doi đất chồm ra mặt nước. Một bên đường là Câu Lạc Bộ Thể Thao với sân quần vợt.Ở lưng đồi, có một khu biệt thự trước năm 1959 dành làm trường Quốc Gia Hành Chánh với khóa học đầu tiên.
Tòa Ðại biểu Chính Phủ Cao Nguyên Trung Phần là một dinh thự bề thế nằm ngay trên đỉnh đồi nhìn về phía Hồ nước với đường trải nhựa vòng cung và hàng rào sơn trắng uy nghi. Về hướng Ðông là ngã tư đầu dốc Prenn đổ dốc vào thành phố. Bên kia là ngọn núi dành cho Biệt Ðiện số 2 của Vua Bảo Ðại. Khoảng năm 1959, mới có cây xăng Kim Cúc được xây dựng ngay góc ngã tư này. Từ đây, đổ xuống dốc là hai dãy biệt thự đối mặt kéo dài xuống tận cuối dốc với khách sạn và nhà hàng PHÁP tên ỏõ Au sans soucis ỏõ. Khi ngược lên là mấy ngôi biệt thự nằm lẻ trong rừng thuộc tài sản của một người Pháp ở Ðà Lạt lâu đời tên là Farraut. Ngay tại đây, từ trước năm 1975, chính quyền đã phá núi làm bến xe cho các loại xe đò, xe chở hàng để giảm bớt lưu lượng trong thành phố. Quen thuộc nhất là Nghiệp đoàn xe đò Minh Trung với loại xe hiệu Peugeot của Pháp được biến cải để chở cả 9, 10 người khách.
Vào năm 52, gia đình tôi tạm trú ở căn biệt thự số 17 đầu dốc Preen, bên kia đường là nhà của Chỉ huy trưởng Trường Võ Bị Liên Quân lúc ấy là Trung Tá Nguyễn Văn Thiệu và tư dinh của Chỉ huy trưởng Ngự Lâm Quân là Thiếu Tá Trần Bá. Lúc ấy, đám con của láng giềng tôi đều có xe đưa rước đi học, chỉ có anh em tôi phải lội bộ điến trường. Hơn nữa, họ đâu có thèm học trường Việt. Người giàu sang phải học "trường Pháp".
Ðường đèo dốc Preen dài ngoằn ngoèo cả 10 cây số. Ðường hẹp với một bên là bờ núi đá và một bên là dốc sâu thăm thảm. Lúc còn đi Hướng Ðạo ở Ðà Lạt, bọn trẻ nhỏ chúng tôi từng nhiều lần đổ dốc bằng xe đạp khi đi cắm trại. Ở khoảng cây số thứ 4 là thác nước Ða Tăng La, lúc xưa gọi theo tiếng Kơ Ho là Dantania, với dốc đá cheo leo khuất trong rừng sâu dày đặc. Vừa hết đèo dốc là thác nước Preen ngay bên trái với màn nước chảy chồm qua mỏm đá trong cảnh rừng núi đầy thơ mộng.
Thoạt tiên, khi người Pháp mở đường lên Ðà Lạt, trên Quốc Lộ 20 sau này, từ Bảo Lộc, Di Linh đi lên họ đã mở một đường đèo ngắn hơn nhưng nguy hiểm hơn song song với đèo hiện hữu xuyên lên khu trại Hầm. Ngay ngọn đèo đã bỏ hoang ấy, với đường rải đá loang lỗ, có một ngôi Chùa Sư Nữ với những cây mít lâu năm cằn cỗi và vườn mận trái ngọt.
Từ ngã bao đầu dốc Preen mới, qua Biệt Ðiện sẽ đến khúc Ðại lộ Trần Hưng Ðạo rộng gấp ba bốn lần những con đường trên Ðà Lạt, với những ngôi biệt thự hai bên đường sang trọng dẫn đến khu Villa Alliance của các nhà Truyền Ðạo Tin Lành ở ngay đầu dốc Preen cũ, liền với ấp trại Hầm nổi tiếng với những khu vườn Mận ngọt lịm chớm vàng ươm hoặc màu tím sẫm đen. Từ đây dẫn xuống Biệt Ðiện số 3 nằm khuất trong rừng núi sâu là nơi Vua Bảo Ðại làm chỗ đi săn bắn. Ðầu dốc đường vào trại Hầm, có một biệt thự làm Nitgh Club, mãi đến tập niên 60 mới dẹp bỏ. Từ đây đi về hướng Ðông là đường đi Phan Rang với đèo qua Trại Mát, Trạm Hành, Ðơn Dương, đèo Ngoạn Mục, Sông Pha. Bên trái, trước khi đến khúc quan nhìn xuống hồ Than thở là một biệt thự lúc xưa làm chỗ "Mãi Dâm" công khai cho lính Viễn chinh Pháp ( Borden Militaire ). Bên phải là hai trụ sơ Ưcủa Hướng Ðạo Pháp để lại. Trại Mát là một làng nhỏ bên đường với ngôi nhà thờ Cao Ðài khá lớn và vườn cây cà phê, rau cải. Bên trong xa có ghền và thác nước nhỏ rất ngoạn mục nhưng chưa được khai thác thương mại và xóm dân gần đa số di cư từ Quảng Nam, Quảng Ngãi vào. Từ Trạm Hành phải đổ con dốc 4, 5 cây số mới đến Ðơn Dương với Hồ nước Ðập Ða Nhim do người Nhật xây dựng thời Tổng Thống Ngô Ðình Diệm.  
Song song với đường đi Trại Mát, nối dài đường vòng hồ Xuân Hương là con đường nằm ngang dưới chân biệt thự và phòng mạch của Bác sĩ Sohier, đã sống gần trọn đời tại nơi này, đưa vào Nha Ðịa Dư Quốc Gia và Trường Trung Học "Grand Lycée Yersin". Trường sở bề thế chiếm hẳn một chỏm núi rộng cả ngàn mét vuông với các dãy nhà hai tầng làm phòng ốc cho lớp học, nhà nội trú, phòng thể dục với sân rộng lớn hơn một sân bóng đá và một tháp chuông vươn lên khỏi chòm rừng thông, ở hướng Ðông, nhìn xuống hồ nước. Ðây là một cơ sở giáo dục lớn do Chính phủ Bảo hộ Thuộc địa Pháp xây dựng được đặt thống thuộc trực tiếp vớiBộ Giáo Dục của nước Pháp, với chương trình học, thi cử được sự công nhận của Mẫu Quốc với Chương trình học, Giáo sư và sách vở đến từ Pháp. Con em của dân Pháp thuộc địa và công chức Pháp đã gửi lên đây ở nội trú theo học cùng với các gia đình người Việt giàu có hoặc làm việc cho Pháp. Ngoài ra, còn có một số ít người Thượng của các sắc tộc trên Cao Nguyên được tuyển chọn cho vào học miễn phí trong kế hoạch lâu dài cho cuộc thống trị. Một số người Thượng gốc Kơ Ho, Ra Ðê còn được đưa qua Pháp du học để trở về phục vụ cho chính phủ thuộc địa Pháp. Ðây cũng là mầm mống đã nảy sinh ra Mặt Trận FULRO ở Cao Nguyên của người Thượng với sự tiếp tay của Lực Lượng Ðặc Biệt Mỹ sau này. Nơi này cũng thu hút nhiều nhà trí thức của Pháp muốn thay đổi không khí tìm đến dưới hình thức dạy học như Thi sĩ Jean O'Neil còn lăng mộ nằm sau lưng Nhà Thờ của địa phận Ðức Bà "Domaine de Marie" ở ấp số 4, Ða Nghĩa, trên một thế đất giữa thung lũng nhỏ với dòng nước bao quanh rất nên thơ.
Từ ngã ba vào Nha Ðịa Dư, đường vòng qua Ga Xe Lửa tọc lạc trên một mảnh đất khá rộng san bằng một chỏm núi với ấp Hồng Lạc nằm dọc theo khe nước. Ấp này mới thành hình từ năm 1951 với khu trại gia binh dành cho Ngự Lâm Quân đồn trú bảo vệ Hoàng Triều Cường Thổ. Ðường xe lửa chạy song song với đường bộ đi về Trại Mát đến Ðơn Dương. Ở những chặng đường đèo, xe lửa được giữ lại nbằng móc sắt ỏ giữa đường với thêm một đầu máy đẩy lúc lên dốc và hãm lại lúc xuống dốc. Sau này đường xe lửa ngưng chạy vì an ninh đã trở thành trụ sở của Hàng Không Air Việt Nam để lập thủ tục đưa hành klhách bằng xe ca về tận Phi trường Liên Khương ( cách 20 cây số về Nam ). Từ Ga xe lửa qua ấp Cô Giang, Cô Bắc là nơi có một biệt thự nghỉ mát cho Không Quân trước năm 75. Với nhiều biệt thự theo kiểu của Anh, Ý đến tận ngã rẽ vaò trường Võ Bị Ðà Lạt, trước khi vào khu phố Chi Lăng và hồ Than Thở ở phía Ðông, Trường Võ Bị được chính phủ Bảo Hộ Pháp thành lập để đào tạo cán bộ cho Quân đội thuộc địa. Bên cạnh là bệnh viện quân đội ỏõ Catroux ỏõ làm nơi chữa trị và dưỡng thương cho Sĩ quan Pháp từ các mặt trận chuyển về.
Bệnh viện với nhiều căn nhà trệt và một nhà lầu hai tầng bao quanh một sân rộng như sân bóng tròn, nằm trên một chỏm núi san bằng sâu vào bên trong, nối liền với cơ sở của trường Võ bị Liên Quân cũ. Bên ngoài là cơ ngơi của các Y sĩ, Sĩ quan phục vụ với gia đình. Vào năm 1960, trường Võ Bị Liên Quân được cải tổ thành trường Võ Bị Quốc Gia dưới thời Ðệ Nhất Cộng Hòa, với cơ sở bề thế, khang trang mới được xây dựng trên ngọn đồi 1515 san bằng bên cạnh trang trại của Farraut và gần hồ Than Thở. Với Chính phủ Quốc Gia và chương trình Ðại Học 4 năm lồng trong việc huấn luyện quân sự lấy theo khuôn mẫu của trường Võ Bị West Point bên Mỹ, đã thu hút nhiều thế hệ thanh niên ở miền Nam từ năm 60 đến 75.
Với 4 khóa học cùng một lúc trong trường, vào ngày nghỉ được ra phố cuối tuần, các sing viên Sĩ Quan đã tô điểm thêm cho vẻ sang trọng của Thành phố với các bộ quân phục mùa Hè và mùa Ðông thẳng nếp chỉnh tề, đẹp mắt. Bên trái của Trường Võ Bị nằm trên một ngọn Ðồi Cù, bên hồ là trung Tâm Nguyên Tử Lực Cuộc được xây dựng vào năm 1960, đã cung cấp một số giáo sư du học từ Mỹ về cho trường Võ Bị và Trường Ðại Học Chính trị Kinh Doanh, Văn Khoa và Sư Phạm ở Ðà Lạt.
Cơ sở của Khu Ðại Học Ðà Lạt ở ấp Ða Thiện vốn là trường ốc nội trú của Thiếu Sinh Quân Pháp sau năm 1955 được chuyển về Vũng Tàu. Cũng như cơ sở của Trường Trung Học Trần Hưng Ðạo bên hồ nước nhân tạo bên ấp Ða Thiện cũng từ cơ ngơi của Thiếu Sinh Quân giao lại từ năm 1952 với tên trường Bảo Long là Hoàng Tử của Vua Bảo Ðại. Nằm trên sân Cù là nền đất đỏ san bằng ngọn núi thấp là trường Nữ trung Học Bùi Thị Xuân nguyên thủy là trường Trung Học Phương Mai tên của Công chúa con Vua Bảo Ðại, rồi được đổi thành Quang Trung khi Thủ Tướng Ngô Ðình Diệm lên chấp chánh. Sau cùng, tất cả nam sinh được dồn về Trung học Trần Hưng Ðạo và cơ sở này dành cho Nữ sinh với tên trường là Bùi Thị Xuân với đồng phục áo dài màu xanh, quần trắng. Ðối diện với trường Bùi Thị Xuân là trường Ðại Học Chiến Tranh Chính Trị được lập năm 1961 đã cung ứng Sĩ quan CTCT cho các đơn vị quân đội. Ðây nguyên là cơ sở của trường Huấn luyện Hiến Binh của Quân Ðội Liên Hiệp Pháp, về sau giải thể nhập chung vào ngành Quân cảnh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Dưới thung lũng hẹp của ấp Ða Thiện gồm đa số người Việt di cư từ Nghệ An, Hà Tĩnh vào, chuyên trồng trái dâu tây. Kế đến là ngọn núi nghĩa trang thường được gọi là Mả Thánh được lập từ ngày có thành phố Ðà Lạt với mộ bia chồng chất từ dưới chân núi lên đến đỉnh phía Ðông là khu mộ Tử Sĩ của những thanh niên yêu nước chống Pháp đã hi sinh. Dưới chân núi phía Tây, theo đường lên núi Bà là làng Ða Nghĩa với ấp số 4, ấp số 6 gọi theo mốc cây số đường, lên đến Ðăng Kia, Suối Vàng với ngôi chùa Linh Sơn (1) lâu đời. Ở Ðan Kia, có một cao ốc Tu viện Thiên Chúa đồ sộ nổi lên giữa rừng núi của Dòng Ða Minh.
Cao sừng sững về phía Bắc là dãy núi Bà với hai chỏm núi gần như chìm trong sương mù quanh năm. Hàng năm, các khóa Võ Bị đã lần lượt vượt đồi núi chinh phục đỉnh Lâm Viên như một truyền thống trước khi chính thức trở thành Sinh viên Sĩ quan.
Từ ấp số 4 về khu phố Hòa Bình có hai đường gần như song song. Ðường trên các ngọnnúi nối liền chạy ngang trước mặt khu tu viện "Domaine de Marie" với ngôi nhà thờ Ðức Bà uy nghi trên đỉnh núi với bậc cấp rộng lớn, xoai xoải đưa lên cửa chính với các cơ sở nhà tu khang trang vây quanh dành cho các Nữ tu Dòng Thánh Mẫu Marie với cơ sở trường tiểu học đạo Thiên Chúa. Nằm khiêm nhừng bên dưới, bên đường Hai Bà trưng là trường Tiểu học Ða Nghĩa, bắt đầu bằng một ngôi nhà dành cho ba lớp sơ cấp từ năm 1945 đến 1959 mới phát triển thành trường Tiểu Học, Tiếp đến, trên đường Hai Bà Trưng bên dòng suối nhỏ chảy về Cam Ly là Cư xá công chức của Thị xã như Bưu Ðiện, Công chánh.v.v. . . Với các vườn rau cải dọc theo dòng nước tiếp liền qua đường Phan Ðình Phùng khởi đầu một khu phố buốn bán sầm uất. Gần nhà thờ Ðức Bà tọa lạc khu Nhà Thương dành cho quần chúng với sự chăm sóc nhân từ của các Sơ từ Tu Viện Domaine de Marie đến làm việc từ thiện bác ái.
Nhà Thương Ðà Lạt dành cho quần chúng nghèo và người Thượng từ các Buôn về. Dãy nhà lầu hai tầng rộng rãi cách khu nhà Thương chừng vài trăm mét về phía Nam là Bệnh viện Ðà Lạt với các Bác Sĩ, Y Tá người Pháp dành cho giới giàu sang. Về phía Tây, gần đấy là cơ sở nhà Ðoan đổ dốc nhỏ qua các biệt thự với vườn cây Mận dày đặc đưa lên ngọn núi với các cơ sở của Cảnh Sát và Công An đổ về miệt thác Cam Ly. Dưới chân núi Nhà Ðoan là xóm Lò Gạch, sau này đổi tên là đường Hoàng Diệu tiếp giáp đến khu nhà sàn định cư của một số người Kơ Ho làm việc cho Trang trị nhà Farraut. Các Bà Sơ dòng Tu cũng coÀ một thời mở một tiệm ăn ở đầu dốc gần nhà Ðoan để kinh tài với phong cách rất đặc biệt thu hút nhiều khách hàng từ xa đến.
Từ đường Phan Ðình Phùng, ở khoảng giữa, có ngả rẽ lên dốc với chùa Linh Sơn (2) trên lưng núi với cơ ngơi khá bề thế và trang trí đẹp mắt, hòa nhã nối tiếp qua con đường Võ Tánh đưa xuống hồ Ðội Có, là hồ nhỏ chứa nước dùng cho cả thành phố với nhà máy lọc nước. Từ đây đi ngược lên núi là đường độc đạo đưa lên Dinh Thị Trưởng, đường Hàm nghi dẫn vào phố chợ, trước được người Pháp bắt chước Tàu đặt tên là đường An Nam với ngôi nhà thờ Tin Lành hỏ gọn ở lưng chừng núi và rạp chiếu bóng nhỏ xíu nằm chênh vênh bên dốc đứng nhìn xuống đường Phan Ðình Phùng. Từ đây đi vào vào Bến xe cũ ngay dưới chân Dinh Thị Trưởng và Khu phố Chợ với Nhà Lồng Chợ ở giữa và tiêm buôn bán, nhà hàng bao quanh gồm một số đáng kể của người Tàu đã định cư lâu đời theo dân Pháp thuộc địa, nổi tiếng với những nhà hàng ăn sang trọng như Au Chic Sanghai, tiệm bánh mì Vĩnh Châu, tiệm thuốc Bắc, Tạp hóa xen lẫn một ít cơ sở buôn bán của người Việt vốn dòng dõi Hoàng tộc nhà Nguyễn. Các Ông thì đều là Tôn Thất và các Bà, các Cô đều là Tôn Nữ. Bà chủ tiệm vàng lâu đời Bùi Duy Chước vốn là Công Tằng Tôn Nữ. Ðấy là thời kỳ Hoàng Triều Cương Thổ. Ðến năm 54, những tiệm phở Bắc nổi lên với Phở Bằng ở đường Hàm Nghi, Phở Tín bên hông chợ và Càphê Tùng với cà phê Ban Mê Thuột và nhạc trào lưu mới quyện trong khói thuốc lá mịt mù. Vài năm sau có gia đình lưu lạc từ Nam Vang lên đây mở tiệm hủ tiếu Nam Vang lừng danh. Gần rạp chiếu bóng Ngọc Hiệp, đầu hẻm từ Phan đình Phùng đi qua đường Hai Bà Trưng là quán Mì Quảng với hương vị đặc biệt nổi danh lại do một ông người Bắc vào Nam từ những năm 1940 đứng nấu. Ngay góc đường đầu dốc Duy Tân có tiệm làm bánh mì Vĩnh Chân nóng giòn từ sáng sớm cho đến khuya. Sau này, vào khoảng năm 59, có người Do Thái "nhận nơi này làm quê hương" mở lò bánh mì ngon hơn hết. Về khuya, khi các tiệm tạp hóa đóng cửa, quanh khu chợ Hòa Bình và đường nhỏ trước mặt khách sạn Thủy Tiên đã mở ra các gánh bắp nướng, cháo gà, bún riêu, bún bò. . . cho khách đi chơi về đêm. Con đường nhỏ này chạy ngan cổng trường Tiểu học Ðà Lạt dẫn vòng theo triền núi qua Thư viện cũ, sân Quần Vợt, Cư Xá Sinh Viên Ðại Học Nữ và các biệt thự lên đến đỉnh núi với giao thông hào và hố chiến đấu còn sót lại từ thời quân Nhật chiếm đóng. Với một trang trại nhỏ của Farraut do mấy người Thượng ở trông coi. Ðầu dốc khu Hòa Bình, con dốc ngắn đổ xuống cầu ông Ðạo với hai hàng cây Mai Ðà Lạt nở hoa màu hồng tươi thắm rộ hai bên lề đường. Con đường phía trên qua dãy ỏõ Kiosque ỏõ nhỏ, đến rạp Ngọc Lan, với xe Phở Bắc nổi tiếng món phụ hành ngâm giấm và cải xà lách răng cưa, vòng ấp Ánh Sáng xuống cầu Bá Hộ Chúc. Năm 1958, Ấp này được lập cho dân nghèo với những căn nhà vách ván mái tôn. Ðầu ấp là Bến xe đò cũ sau ngày ngôi chợ mới được xây cất xong. Chợ mới này là công trình của Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, khởi công vào năm 1958 với khúc Ðại Lộ ngắn nguyên là hẻm núi giữa khu phố Hòa Bình và chân núi xoải dài từ Dinh Thị Trưởng ra đến hồ Xuân Hương. Trên núi là Nhà Giam Chính của Ðà Lạt, với một số biệt thự nhìn xuống hồ như biệt thự của Bảy Viễn, Luật sư Hoàng Cơ Ðịnh. . . Kiến trúc ngôi chợ hai tầng dựa lưng vào vách núi với bậc thang rộng rất ngoạn mục dẫn lên Khu Hòa Bình với Phòng Trà ỏõ La Tulipe Rouge ỏõ vang bóng một thời với các Ca sĩ Mỹ Thể và Khánh Ly thuở còn chưa nổi tiếng, cùng một vài khách sạn và nhà Kiosque làm tiệm ăn, bán hàng Len,vật Kỷ niệm. Ðường vòng hồ Xuân Hương được tô điểm thêm, năm 1959 với vườn Bích Câu trồng đủ các loại hoa đẹp, rực rỡ quanh năm thu hút khách du lịch từ phương xa tới với bầy ngựa núi làm cảnh.
Từ hồ Xuân Hương đi lên trường Nữ Trung Học Bùi Thị Xuân là đường Võ Tánh với xóm nhà nhỏ và vườn cây đào, cây mận. Nơi này là chỗ sinh trưởng của Nhạc sĩ Lê Uyên với những khúc tình ca khác lạ với dòng nhạc đương thời làm rung động nhiều con tim của tuổi trẻ đang bước vào cuộc chiến ngày càng khốc liệt ở Một thành phần khác nữa là người Pháp thuộc địa và những kẻ làm việc cho họ hầu như đếu mang quốc tịch Pháp. Anh dấ gia nhập nhóm Tao Ðản. Ðải Phãt Thanh Saigon với giọng ngâm thơ truyền cảm và nức nở cùng với giọng ngâm Nữ Hồ Ðiệp.
Về người Ðà Lạt, ngoài người sắc tộc Ko Ho nguyên thủy, dưới triều đại Hoàng Triều Cương Thổ đời Vua Bảo Ðại, dân cư ai cũng có dính dáng đến Hoàng Tộc nhà Nguyễn di dân vào từ Huế.
Một thành phần khác nữa là người Pháp thuộc địa và những kẻ làm việc cho họ hầu như đếu mang quốc tịch Pháp. Trước năm 60, thành phố có khá nhiều trẻ lai Pháp ở các trường dòng Ðạo Thiên Chúa như Adran, Domaine de Marie. Sau năm 60, dưới thời hòa bình của Tổng Thống Diệm, việc trồng trọt rau cải được người Pháp mang giống sang từ lâu như bắp cải,sà lách, cà rốt .v.v . .. được phát triển mạnh với từng đoàn xe vận tải chở về bán tại Saigon, Nha Trang, một số khá lớn người từ vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi nghèo khó đã đến định cư và tạo thành một khối nhân lực đáng kể. Với sức chịu đựng lâu bền, cần cù, họ đã chăm chỉ khai thác tối đa những thung lũng, hẻm núi để tạo nên thành những thửa vườn rau tươi tốt quanh thành phố từ Trại Mát, ấp Thái Phiên, cây số 6, Lò Gạch, Cam Ly Thượng đến Suối Cát, Suối Tía.
Trong cuộc chiến tranh khốc liệt ở miền Nam từ năm 1965 đến 1975, lớp thanh niên sinh trưởng ở Ðà Lạt đã vào quân đội đi chiến đấu và hi sinh khá nhiều ở các mặt trận. Phần lớn, vốn thích mặc đẹp và oai hùng, họ đã gia nhập vào Không Quân và Hải Quân của Việt Nam Cộng Hòa.
Nhắc đến Ðà Lạt, cũng không thể thiếu những địa danh ở ngoại ô. Dưới chân đèo Ðơng Dương là đập nước Ða Nhim. Bên dưới dốc Preen, ở cây số 17 là đường vào La Ba, Ðức Trọng với thảo nguyên rộng mênh mông trên cao và hồ nước trong xanh nổi tiếng với một loại khoai lang mật ngọt như mật đường được xẻ phơi khô và chuối trái nhỏ vỏ mỏng, quả thơm trái lớn.
Ngày xưa, tôi từng có mộng về hưu về đây mở trang trại trồng trọt với thú săn bắn về đêm. Vài cây số về phía Nam là Phi trường Liên Khàng về sau được đổi gọi là Liên Khương với thác nước rộng lớn đổ xuống khu làng Tùng Nghĩa của các sắc dân miền Bắc di cư vào năm 1954 lập nghiệp sinh sống. Thác nước hùng vĩ và ngoạn mục hơn nằm xa trên Quốc Lộ 20 về phía Nam độ 30 cây số là thác Gougah và Pongour nằm sâu vào bên trong phía Tây Quốc Lộ. Về phía Ðông Bắc của thành phố, bên ấp Thái Phiên là con đường đất bỏ hoang do người Pháp thiết lập để nối từ Ðà Lạt về Nha Trang. Về sau, có một Buôn người Thượng định cư ở đây gọi là Ða Rơ Hoa.
Một số không ít đã gia nhập vào trường Võ Bị Quốc Gia tại Ðà Lạt và đã có hai Thủ Khoa. Chiến tranh chỉ nhớm chân ngoài rìa thành phố và một vài biểu tượng từ các Phi Hành đoàn Trực thăng của Không Quân ghé lại với chiến phục và súng đạn. Ngoại trừ, một vài lần vào năm Mậu Thân 68, một lực lượng yếu kém của Việt Cộng xâm nhập từ Ðan Kia, Suối Vàng về đến rạp Chiếu bóng trên khu phố Hòa Bình đã bị quân đội ở địa phương đánh đuổi ngay ngày hôm sau. Còn lại là những vụ pháo kích nhỏ, lẻ tẻ vào một vài nơi đồn trú của Quân Ðội. Dù vậy, chiến tranh cũng không để lại dấu vết nào đáng kể trên thành phố thơ mộng, êm đềm này.
Có nhiều nghi vấn về ngôi chùa Linh Sơn (3) đồ xộ, tráng lệ đã được xây cất lên sau 1975 ở vùng Suối Tía, từ đầu dốc Preen đi vào là nơi vốn là địa bàn hoạt động của Du kích Việt Cộng ngày xưa và trong lúc dân chúng nghèo đói cực khổ của một quốc gia được Liên Hiệp Quốc xếp hạng gần chót của các nước nghèo trên thế giới.
 ÐÀ LẠT NGÀY NAY:
Sau năm 1945, trong cao điểm của thời kỳ chống Pháp với phong trào Việt Minh do Cộng Sản chủ mưu, một số thanh niên yêu nước đã hăng hái theo vào chiến khu rồi sau đó, ở thế kẹt, phải ra tận ngoài Bắc trong chiến dịch Tập Kết vào năm 1954. Một số lớn họ đã trở về Ðà Lạt sau năm 1975. Những người này với tinh thần ôn hòa đã cố giữ quê hương của họ tráng giai đoạn tàn sát của chủ nghĩa Cộng Sản cho đến thời kỳ được gọi là "Ðổi Mới".
Nhưng từ sau năm 1975 cho đến 79, 80, một số rất lớn những người có máu mặt, tiền của, trí thức đã chạy trốn khỏi Ðà Lạt. Ðặc biệt là những người có liên hệ đến chính phủ Pháp vốn có quan hệ ngoại giao tốt đẹp với Hànội đã lần lượt được ỏõ Hồi Cư ỏõ về Pháp, để lại đằng sau những biệt thự rộng lớn, nguy nga, tráng lệ không có người ở, chăm sóc và cửa tiệm đóng cửa.
Năm 1984, khi được thả về từ Trại Tù Cải Tạo, tôi đã trở về thăm gia đình và lòng tràn đầy chua xót khi thấy ỏõ quê hương của mình đã mất ỏõ. Bây giờ chỉ còn người dân Ðà Lạt lam lũ, tất bật. Những người ở lại là những người sống bám theo những mảnh vườn rau cải. Ngoài ra,hơn 20 ngàn người từ miền Bắc được chính quyền mới đưa vào Nam với chính sách di dân khống chế Cao Nguyên Miền Trung đã phá rừng ở quanh khu lân cận thành phố khiến cho các dòng nước bị cạn, và thời tiết cũng không còn mát mẻ như xưa. Con đường Phan Ðình Phùng buôn bán thuỏ xưa, nay đã trở nên đông đúc, chật hẹp và ồn ào náo nhiệt như một khu phố của thành phố SàiGòn ngày trước. Với mức dân số tăng vọt sau chiến tranh, thành phố đã phát triển vô tổ chức, không kế hoạch đưa đến tình trạng bát nháo, từ khu vực Phan Chu Trinh, Nhà Ðèn đến Chi Lăng ăn vào tận Hồ Than Thở. Cơ sở của Trường Võ Bị nay tiêu điều, xơ xác như bị bỏ hoang. Các dòng nước bị ngăn chặn và lám cho các hồ Than Thở, Xuân Hương muốn cạn khô khiến vẻ đẹp thiên nhiên không còn nữa. Các loại xe máy nổ cũng tăng vọt làm cho không khí yên tĩnh của Ðà Lạt ngày xưa biến mất. Ðến thời kỳ đổi mới,người Nhật, người Tầu Ðài Loan, Hồng Kông đã đổ tiền vào khai thác như tu sửa khách sạn La Palace, làm sân Golf, xây khách sạn nghỉ mát trên vùng đồi núi bên hồ nước Suối Vàng. Ðà Lạt bỗng chốc biến dạng như một thiếu phụ đã luống tuổi vội vàng tranh điểm, thay đổi xiêm y. Một giai cấp mới được thành hình vừa ỏõ Rởm ỏõ lại vừa "lai căng". Tây không ra Tây, Tầu không ra Tầu. Ðà Lạt diễm kiều của ngày xưa nay đã mất. Thay vào đấy là cô gái Xã Hội Chủ Nghĩa đi giầy cao gót, đồng phục công nhân và mái tóc cắt ngắn đã được nhuộm màu vàng, đỏ với đôi mắt láo liên và đôi môi cong cớn. Ngọn núi nghĩa trang của Ðằ Lạt có từ những năm 30 đến nay đang bị đào xới và san bằng cho chương trình kế hoạch của người tư bản Nhật. Ở đấy, có cả một nhóm mộ ngày xưa được gọi là Mộ Tử Sĩ, ngày nay không còn ai công nhận để bị dẹp bỏ cho con đường đổi mới.
Những người cầm quyền như lưỡng lự đứng giữa ngã tư đường không biết nên đi theo hướng nào. Một thành phố Du lịch và Nghỉ mát có mâu thuẫn với Xã hội Chủ nghĩa không? Bây giờ dân số Ðà Lạt đã gấp ba lần trước năm 1975, chưa rõ phải sống trên nền móng kinh tế nào?
Cuộc khai thác du lịch như nửa mùa, quê kệch ở hồ Xuân Hương, Thác Cam Ly, Thác Da Tan La, Preen, Suối Tía, Rừng Ái Ân, Biệt Ðiện vua Bảo Ðại chỉ làm cho bộ mặt Ðà Lạt càng thêm diêm dúa như "gái đĩ về già".
Ðà Lạt ngày nay càng xói mòn vì mưa lở và khí hậu ngày cáng nóng bức vì trơ trụi mất rừng cây thông bạt ngàn bao quanh.
TRẦN NGỌC TOÀN  


Tấm hình mang tên Dalat
Chào Tocdai ,
Tui có câu chuyên này cũng hơi hơi liên quan đến địa danh Dalat trên internet :
Có 1 lần tui giao dịch mua bán trên www.ebay.com , search key word Dalat ra 1 tấm hình này
,
Lúc đó nguòi Mỹ đó bán chỉ cho start bid đấu giá ở mức $5 mà thôi , anh ta chẳng biết gì về history tấm hình này gì hết.
Đây la nguyên văn trong description :"I do not have much information on this palace but the picture is fantastic. The color and the subjects are great. I'm not sure if I would have stayed at the Palace if this was the luggage label...If anyone knows more about this label I would be interested in knowing."
Tui mới email giải thích cho nguời seller tấm hình đó là biểu tượng về khách sạn Palace cua thành pho Dalat ngày xa xưa va 2 nguời trong hình đó là nguời Thuợng bản xứ thiểu số sinh sống trên cao nguyên Langbian .Sau đó nguoi seller mới hiểu ra nguồn gốc và anh ta đã viêt thư cám ơn ,anh ta còn cho biết nhũng tấm hình đó do ông bà nội đi du lịch các nươc Á Châu và còn giữ lại đến cho đến ngày nay .

Cuối cùng thì cuộc đấu giá tấm hình đó lên tới giá $356.99 với 16 bid .
http://cgi.ebay.com/ws/eBayISAPI.dll...m=120420538944

Sau này anh ta cũng bán thêm đuợc 1 tấm hình nũa với giá $423 9 bid .
http://cgi.ebay.com/ws/eBayISAPI.dll...m=120439262370

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.