Thứ Năm, 21 tháng 3, 2019

ĐỒI CAO 1526- DINH THỊ TRƯỞNG



 Cảnh quan ban sơ- 1902 Dalat

Elephant - Brousse
Elephant - Brousse


Sur le plateau de Dalat- "T.D.M. Mme Vassal, Trois ans d'Annam"- 1905 Trên Cao nguyên Dalat  



ĐỒI CAO 1040-Trại linh- Trich từ:1906 PLAN CHAMPOUDRY

1914-1919 DALAT
Làng người Việt và trên đồi cao là nhà ở của Toàn quyền- 1911- "H. Maitre, Les jungle Moiis"- 

1919- Cảnh quan ban sơ trung tâm Dalat: Làng người Việt và trên đồi cao là nhà ở của Toàn quyền
1919- Cảnh quan ban sơ trung tâm Dalat- Cầu gỗ trên dòng suối Dalat, con suối của người Lat.



1914- Đi săn về.
1914- Đi săn về
1914- Đi săn về.



Dalat ban sơ có khách sạn đầu tiên kiểu nhà sàn gỗ 

1919 MAP  -Chalet du Résidence
Ancient Résidence- Nhà Toàn quyền cũ ( 1923- Hébrard Plan).


1928

1932- Résidence de l'Administrateur Mairie,
1934- Hôtel de Résidence Mairie


1929










Lúc này chưa có Ấp Ánh Sáng. Bên phải hình là Nhà Quản Đạo, phía sau, cạnh đó là Khu Chợ xưa đầu tiên của người Việt trước khi dời lên Khu Chợ Cây ( Khu Hòa Bình). Trên đồi cao là Dinh Thị trưởng và Bể chứa nước sạch #500 m3 (Từ 1920) cung cấp nước theo thế năng cho Trung tâm TP, Có thể nói đây cũng là di sản kỹ thuật đô thị của Dalat. Hiện nay, trên đồi Dinh TT có 3 bể thông nhau 1700 m3 đang cung cấp nước cho Khu TT F.1, F.2,,, Các bể này phải được bảo vệ an toàn tuyệt đối!!




1929
 DALAT SPORT


1952 Dalat map -Marché-1494; Đồi dinh- 1525,6

ĐỈNH CAO 1526/ KHU HÒA BÌNH 1494 - (1963 Map)

ĐỒI TT: 1532- KHU HÒA BÌNH:  1505, THÁP NHÀ THỜ: 1539,4- DINH 2:1539-TÒA HÀNH CHÁNH: 1514
Trên đồi cao là Dinh Thị trưởng và Bể chứa nước sạch #500 m3 (Từ 1920) cung cấp nước theo thế năng cho Trung tâm TP, Có thể nói đây cũng là di sản kỹ thuật đô thị của Dalat. Hiện nay, trên đồi Dinh TT có 3 bể thông nhau 1700 m3 đang cung cấp nước cho Khu TT F.1, F.2,,,(TK: Địa chí Đà Lạt) Các bể này phải được bảo vệ an toàn tuyệt đối!!

HIỆN TRẠNG






Thứ Tư, 20 tháng 3, 2019

Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt




Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 
Xây dựng phát triển thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 trở thành một vùng đô thị hiện đại, đẳng cấp quốc tế; có đặc thù về khí hậu, cảnh quan tự nhiên, văn hóa lịch sử và di sản kiến trúc tầm quốc gia, khu vực và có ý nghĩa quốc tế.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định 704/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 12/5/2014)
Theo đó,  phạm vi điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận bao gồm: Thành phố Đà Lạt và các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng và một phần huyện Lâm Hà với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 335.930 ha. Trong đó, thành phố Đà Lạt có tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 39.440 ha.
Hiện trạng dân số năm 2011 khoảng 529.631 người; dự báo đến năm 2030 tăng lên khoảng 700.000 – 750.000 người, trong đó dân số đô thị khoảng 450.000-500.000 người. Dự báo khách du lịch khoảng 9-10 triệu người.
Mô hình và cấu trúc không gian
Về mô hình phát triển thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận, Quyết định nêu rõ sẽ phát triển thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận theo mô hình chuỗi các đô thị liên kết theo tuyến vành đai và xuyên tâm; kết nối với các vùng du lịch sinh thái, các vùng cảnh quan rừng, cảnh quan nông nghiệp; phát triển bền vững; bảo tồn và phát huy tính đặc thù về tự nhiên và văn hóa - lịch sử.
Cấu trúc không gian là cấu trúc khung lưu thông bao gồm tuyến vành đai vùng đô thị, các tuyến xuyên tâm và hướng tâm kết nối với vùng thành phố Hồ Chí Minh, vùng duyên hải Nam Trung bộ (Nha Trang, Phan Rang - Tháp Chàm, Phan Thiết) và Tây Nguyên (thành phố Buôn Mê Thuột).
Quy hoạch Đà Lạt điều chỉnh nêu rõ, Đà Lạt trong tương lai sẽ gồm 6 đô thị vệ tinh lấy Đà Lạt hiện hữu là trung tâm. Các đô thị vệ tinh đảm nhiệm các chức năng khác nhau và cùng kết nối. Đà Lạt (5.900 ha) là đô thị đảm nhiệm chức năng của một trung tâm hành chính, nghỉ dưỡng cao cấp, bảo tồn các di sản kiến trúc.
Huyện Đức Trọng sẽ hình thành các khu đô thị là Liên Nghĩa - Liên Khương (2.600 ha) và FiNôm - Thạnh Mỹ (1.700 ha), Đại Ninh (350 ha) được định hướng trở thành trung tâm thương mại, giải trí và phát triển kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao. Huyện Lâm Hà với đô thị Nam Ban (500 ha) sẽ là trung tâm du lịch hỗn hợp, chế biến nông sản, công viên chuyên đề nông nghiệp công nghệ cao.
Định hướng phát triển không gian thành phố Đà Lạt theo mô hình tuyến vành đai và các trục hướng tâm theo hình nan quạt, kết nối với các trục cảnh quan mặt nước, cảnh quan rừng, cảnh quan địa hình và hệ thống công viên cây xanh; với mục tiêu nhằm bảo tồn và phát triển Đà Lạt thành đô thị đặc thù về quy hoạch, kiến trúc, văn hóa, lịch sử, cảnh quan tự nhiên; xây dựng Đà Lạt trở thành đô thị du lịch - văn hóa - khoa học, xanh và hiện đại có đẳng cấp quốc tế.

Phát triển du lịch, nông nghiệp
Quyết định nêu rõ, các không gian và hoạt động du lịch trong đô thị bao gồm: Phát triển du lịch di sản, văn hóa, lịch sử tại khu vực trục di sản; du lịch sinh thái, cảnh quan, văn hóa, Festival hoa tại các công viên đô thị và theo các tuyến cảnh quan suối, hồ và các công viên chuyên đề; du lịch cảnh quan nông nghiệp và trang trại giáo dục trong không gian nông nghiệp sạch; du lịch hội nghị - hội thảo tại khu đô thị trung tâm và khu du lịch hồ Chiến Thắng; du lịch nghỉ dưỡng cao cấp các khu du lịch hỗn hợp; du lịch điều dưỡng, chữa bệnh tại khu du lịch hồ Chiến Thắng và các trung tâm y tế cấp vùng.
Tại huyện Đơn Dương sẽ hình thành đô thị Đ’Ran (350 ha) có chức năng phát triển du lịch cảnh quan hồ. Đô thị Lạc Dương (300 ha) được định hướng hình thành vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và chuyển giao công nghệ. Diện tích đất nằm ngoài quy hoạch đô thị được tính toán để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tập trung vào sản xuất nông sản xuất khẩu vào thị trường các nước phát triển. 
Bên cạnh đó, các vùng nông nghiệp lớn sẽ được bảo tồn những nét đặc trưng bao gồm khu vực trồng rau và hoa ở Đà Lạt, khu vực hoa màu rộng lớn phía Nam, vùng trồng cà phê phía Tây và vùng trồng chè phía Đông thành phố Đà Lạt.
Ngày 23/10/2014 Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định 2221/QĐ-UBND về việc ban hành quản lý theo đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định 2221/QĐ-UBND)
Kytucxáinhvien
Bộ Xây Dựng
Công khai ngân sách
Công khai TTHC
Thủ tục hành chính
Kiểm định - Giám định chất lượng
Học tập làm theo tấm gương đạo đức HCM
http://www.lamdong.gov.vn/vi-VN/a/sxd/kientrucquyhoach/Pages/Quyhoachdalat.aspx

Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2019

KHU TRUNG TÂM ĐÀ LẠT




Công bố bản đồ quy hoạch sử dụng đất TP Đà Lạt đến năm 2020 

Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 









PHÁT TRIỂN KHU TRUNG TÂM HÒA BÌNH ĐÀ LẠT – KHÔNG THỂ LÀ ĐÔ THỊ NÉN.
Trong quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận được phê duyệt theo quyết định 704/QD-TTg/ ngày 12 tháng 5 năm 2014 của thủ tướng chính phủ nêu rõ:
1. Định hướng không gian thành phố Đà Lạt:
- Mục tiêu phát triển: Bảo tồn và phát triển Đà Lạt thành đô thị đặc thù về quy hoạch, kiến trúc, văn hóa, lịch sử, cảnh quan tự nhiên; xây dựng Đà Lạt trở thành đô thị du lịch - văn hóa - khoa học, xanh và hiện đại có đẳng cấp quốc tế….
2.Tính chất:
Là Trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế - văn hóa, khoa học - kỹ thuật của tỉnh Lâm Đồng; Trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp và du lịch văn hóa di sản tầm quốc gia, khu vực và quốc tế; Trung tâm nghiên cứu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cấp quốc gia và quốc tế; Trung tâm nghiên cứu khoa học, giáo dục - đào tạo và chuyển giao công nghệ đa ngành cấp quốc gia; Trung tâm bảo tồn rừng cảnh quan và đa dạng sinh học cấp quốc gia; Trung tâm thương mại dịch vụ, hội chợ triển lãm; Trung tâm văn hóa - nghệ thuật, thể dục - thể thao và giải trí cấp vùng; có vị trí quan trọng về quốc phòng và an ninh đối với khu vực Tây Nguyên và cả nước.
3. Mục tiêu phát triển:
Xây dựng phát triển thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 trở thành một vùng đô thị hiện đại, đẳng cấp quốc tế; có đặc thù về khí hậu, cảnh quan tự nhiên, văn hóa lịch sử và di sản kiến trúc tầm quốc gia, khu vực và có ý nghĩa quốc tế.
4. Mô hình phát triển và cấu trúc không gian thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận:
Phát triển thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận theo mô hình chuỗi các đô thị liên kết theo tuyến vành đai và xuyên tâm; kết nối với các vùng du lịch sinh thái, các vùng cảnh quan rừng, cảnh quan nông nghiệp; phát triển bền vững; bảo tồn và phát huy tính đặc thù về tự nhiên và văn hóa - lịch sử.
Trung tâm thương mại dịch vụ cấp vùng tập trung khu vực trục di sản và khu vực chợ Hòa Bình có tổng diện tích khoảng 75 ha. Bố trí một trung tâm thương mại dịch vụ cấp vùng tại khu du lịch hỗn hợp gần sân bay Cam Ly.
5. Định hướng bảo tồn di sản kiến trúc và cảnh quan đô thị:
+ Tôn tạo giá trị “trục di sản”; bảo tồn, tái cấu trúc và chuyển đổi chức năng cho các cụm, điểm công trình để trục di sản trở thành trục đi bộ với các dịch vụ du lịch cao cấp; bảo tồn các khu biệt thự, dinh thự có giá trị, các công trình có giá trị lịch sử, kiến trúc như trường Cao đẳng sư phạm, nhà ga Đà Lạt...
+ Bảo tồn hệ thống hồ Xuân Hương gắn với đồi Cù, hồ Chiến Thắng, hồ Than Thở, hồ Mê Linh, hồ Vạn Kiếp, hồ Đa Thiện, hồ Tuyền Lâm và hệ thống suối Cam Ly.
Hướng dẫn về tầng cao: Khu đô thị trung tâm có tầng cao trung bình tối đa là 3 - 5 tầng (một số công trình điểm nhấn cao trên 05 tầng). Khu đô thị phía Đông và Tây có số tầng cao tối đa là 5 - 7 tầng. Khu đô thị phía Bắc có số tầng cao tối đa là 5 tầng.
6. Hướng dẫn về không gian bảo tồn di sản kiến trúc và cảnh quan đô thị:
- Khu vực bảo tồn di sản kiến trúc cảnh quan bao gồm: Khu vực trục di sản, khu vực trung tâm, khu hỗn hợp phía Đông Hồ Xuân Hương, khu đồi Cù, đại học Đà Lạt, chợ Đà Lạt, tuyến mặt nước và cây xanh cảnh quan từ Hồ Xuân Hương, kết nối với hồ Than Thở, hồ Chiến Thắng, trục suối Cam Ly.
- Bảo tồn khung cảnh quan đô thị đặc thù bao gồm: Bảo tồn và khai thông hệ thống mặt nước lịch sử; bảo tồn hệ thống rừng tự nhiên trong đô thị, hệ thống công viên, tuyến cây xanh và không gian mở, không gian nông nghiệp sinh thái đô thị; bảo tồn các góc nhìn lịch sử và hiện tại; bảo tồn đường tới hạn của bình nguyên và rừng tự nhiên ngoài đô thị
- Bảo tồn hệ thống di sản kiến trúc.
Qua đó cho ta thấy phần lớn không gian khu trung tâm hiện hữu là bảo tồn di sản kiến trúc và cảnh quan. Việc phát triển đô thị ra vùng ven, đặt biệt là kết nối các chuỗi đô thị trong vùng. Chưa bao giờ thành phố Đà Lạt đặt kỳ vọng xây dựng đô thị nén như ở Sài Gòn và Hà Nội. Vì vậy việc chất thêm công trình thương mại, dịch vụ vào khu lỗi trung tâm thành phố Đà Lạt phá vỡ cấu trúc đô thị lịch sử vốn có của Đà Lạt, làm xô lệch, mai một quỹ di sản kiến trúc công trình mà khó co đô thị nào ở việt nam có được. Là làm tăng áp lực về hạ tầng cho khu trung tâm, chưa nói đến chức năng thương mại dịch vụ hiện nay ở một số nơi đã đầu tư nhưng chưa khai thác được hoặc khai thác kém hiệu quả.
Quy hoạch Đà Lạt không thể tư duy mét vuông như ở các đô thị đồng bằng. Đà lạt cần có những không gian sinh hoạt cộng đồng để mọi người người dân Đà Lạt, du khách có thể thưởng ngoạn không gian cảnh quan khí hậu và các công trình kiến trúc có bề dày lịch sử. Đà Lạt không thể của riêng Đà Lạt.

Hiện trạng:
Khu dinh tỉnh trưởng bị những căn nhà không chung ngôn ngữ thiết kế cụ thể áp sát, thu hẹp mảng xanh xung quanh - Ảnh: M.VINH


Không ảnh B.75




Thất vọng với đồ án quy hoạch trung tâm Đà Lạt.
 http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/that-vong-voi-do-an-quy-hoach-trung-tam-da-lat-3376486/?fbclid=IwAR00i4RNBqJOmFyg88cLQAkwFm5OPTJmRizcAT-qjKjHRsIAcYsGIkFteVk
https://www.facebook.com/tran.c.hoa/posts/10205757322570302?notif_id=1552880198380905&notif_t=feedback_reaction_generic
Quy hoạch Đà Lạt: đừng để tham vọng kinh tế nhất thời chi phối
https://tuoitre.vn/quy-hoach-da-lat-dung-de-tham-vong-kinh-te-nhat-thoi-chi-phoi-20190317220256822.htm?fbclid=IwAR3xBapi4X1RwGrXfV8I6zjcGRgHUiHW5cdnaaNso48RiXlD19Drm8qj9wI

- Đồ án quy hoạch trung tâm Hòa Bình quá xa lạ với Đà Lạt
https://thanhnien.vn/van-hoa/do-an-quy-hoach-trung-tam-hoa-binh-qua-xa-la-voi-da-lat-1061406.html

Đà Lạt dời dinh tỉnh trưởng, xóa rạp Hòa Bình để làm những gì?
Mặt bằng tổ chức không gian Khu trung tâm Hòa Bình - Đà Lạt sau khi quy hoạch - Ảnh: HTT
Mặt cắt khu vực chợ Đà Lạt - rạp Hòa Bình, theo đó nhiều công trình ngầm sẽ được xây dựng tại đây - Ảnh: H.TT
-----------------------------


-----------

Dinh thự hơn 100 tuổi sắp bị di dời khỏi 'cao điểm long mạch' Đà Lạt















http://www.thongtindalat24h.com/2019/03/dinh-thu-hon-100-tuoi-sap-bi-di-doi-khoi-cao-diem-long-mach-da-lat.html?fbclid=IwAR3qVdSC-5HiWP8bZi1ip59xLkwYyq-BA6erVq26Oar-UpPq9gWP9c0FhpE
---------------
https://news.zing.vn/quy-hoach-da-lat-khong-chi-cham-cham-phuc-vu-du-khach-post927555.html

'Quy hoạch Đà Lạt không chỉ chăm chăm phục vụ du khách'

KTS. Trần Công Hòa cho rằng khu Hòa Bình với nguồn đất công sản thì nên xây dựng công trình có tính chất công cộng cho mọi người tiếp cận được chứ không chỉ phục vụ du khách.
Xoay quanh bản đồ "Quy hoạch chi tiết và thiết kế tỷ lệ 1/500 khu vực trung tâm Hòa Bình, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng” vừa công bố, việc dỡ bỏ khu Hòa Bình và di dời Dinh tỉnh trưởng để xây các công trình cao tầng, trung tâm thương mại vẫn đang tạo ra nhiều ý kiến tranh cãi.
Zing.vn có cuộc trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc đô thị, bàn về câu chuyện này.

Đô thị nào cũng phải chỉnh trang nhưng...

KTS, giảng viên Khoa Kiến trúc trường Đại học Yersin (Đà Lạt) Trần Công Hòa cho rằng về quy luật thì bất cứ đô thị nào cũng phải chỉnh trang, làm đẹp hơn. Nhưng vấn đề ông băn khoăn là liệu đề xuất làm mới có hay hơn hay đảm bảo yêu cầu thực tế của địa điểm khu vực hay không?
"Quy hoạch là cần thiết, chỉnh trang là cần thiết, nhất là với thành phố nhận được nhiều sự yêu mến như Đà Lạt. Nhưng có chắc làm đẹp hơn không hay vừa tốn tiền mà không đẹp?", KTS. Trần Công Hòa nói.
'Quy hoach Da Lat khong chi cham cham phuc vu du khach' hinh anh 1
KTS. Trần Công Hòa, thành viên Hội Kiến trúc sư Đà Lạt, giảng viên Khoa Kiến trúc trường Đạ học Yersin. Ảnh: Lê Quân.
Việc quy hoạch Đà Lạt đã được đặt ra từ rất lâu, thường xuyên theo chu kỳ và gần đây nhất là năm 2014. Theo thành viên Hội Kiến trúc sư Đà Lạt, trong đồ án chỉ ra định hướng chung mà các chuyên gia và kiến trúc sư thấy hợp lý. Trong đó có ý chung là cố gắng giãn khu trung tâm ra, hạn chế việc chất tải, xây dựng dồn nén ở trung tâm.
Tuy nhiên, với đồ án chi tiết mới vừa công bố, theo KTS. Trần Công Hòa là đang đi ngược lại định hướng "giãn khu trung tâm".
Đối với khu Dinh tỉnh trưởng, ông Hòa cho rằng đây là mảng xanh duy nhất và là khu vực đất có giá trị di sản thời kỳ đầu. Cái hay của địa điểm này về mặt địa lý là khu cao nhất vùng của trung tâm, đi đâu cũng thấy.
Hiện nay, sau nhiều thời kỳ thay đổi chức năng, Dinh tỉnh trưởng trở thành nơi lưu giữ ký ức của Đà Lạt, do Sở Văn hóa quản lý. Du khách tới đây có thể tìm hiểu về những nét xưa của Đà Lạt. Tuy nhiên, chức năng này chỉ mới hình thành 1-2 năm nay thì nhà đầu tư đã muốn biến nơi này thành khách sạn trên cao.
"Mảng xanh thành phố sẽ mất đi và thay bằng khối bê tông. Tôi nghĩ phải biết cái xưa thì mới làm cho cái nay phát triển. Phát triển phải tiếp nối, liên tục và có tính kế thừa", vị KTS chia sẻ.
Ông cho rằng nếu làm khách sạn thì làm nơi đâu cũng được. Với một thành phố phát triển như Đà Lạt thì chỉ cần xây dựng ở nơi đủ đất đai, mà như thế sẽ còn nhiều vùng tương tự, đẹp hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, KTS. Trần Công Hòa lo ngại khách sạn xây dựng trên cao thì vấn đề thoát nước thải cũng là bài toán nan giải.
"Nhiệm vụ của công tác chỉnh trang là quan tâm đến cộng đồng, những người dân lưu trú ở khu vực đó mà gần hơn là khu bị tác động đến. Công trình có tác động đến đời sống sinh hoạt thì phải có tính toán cẩn thận", giảng viên Khoa Kiến trúc nhấn mạnh.

Khu Hòa Bình đã quá chật để dồn nén

Về cụm rạp Hòa Bình, PGS.TS. Nguyễn Minh Hòa nhận định: "Nhìn một cách công bằng, đây không phải là công trình kiến trúc đặc sắc gì. Nó chỉ là cái nhà, hội trường được xây vào năm 1958, tuổi cũng chưa cao lắm nên việc dỡ bỏ nếu cần thì cũng được. Nhưng vấn đề quan trọng là phải xây công trình nào cho xứng đáng".
'Quy hoach Da Lat khong chi cham cham phuc vu du khach' hinh anh 2
Khu trung tâm Đà Lạt được đánh giá đã quá tải để xây thêm. Ảnh: Lê Quân.
Ông đánh giá vị trí địa lý khu Hòa Bình chỉ nên xây nhà thấp tầng (khoảng 2-3 tầng). Đó có thể là nhà triển lãm mỹ thuật, trung tâm thiếu nhi,... quy mô không lớn. PGS.TS. Nguyễn Minh Hòa nêu ý kiến cần có cuộc thi thiết kế để chọn ra công trình đặc sắc.
Theo bản vẽ, nơi này sẽ xây tòa nhà khối tròn cao 5-6 tầng. Chuyên gia quy hoạch đô thị này cho rằng xây dng trung tâm thương mại thì phải cao tới 40 m. Nếu vậy sẽ phá vỡ không gian và công trình lớn như vậy "thật sự xấu".
"Một công trình có thể đẹp hay xấu tùy theo vị trí. Có thể chỗ này đẹp nhưng đặt chỗ khác là xấu. Không gian xung quanh Hòa Bình đường quá hẹp, nếu thêm trung tâm thương mại to thì sẽ không có chỗ gửi xe, người ta ra vào đông quá sẽ làm hỏng đi", PGS.TS. Nguyễn Minh Hòa nhận định và cho rằng nên chuyển chỗ khác để không dồn nén khu trung tâm.
"Đà Lạt nên giãn bớt ra ngoài. Trung tâm thương mại kết hợp giải trí thì người ta sẽ đến thôi. Quy hoạch như đồ án sẽ đè nén khu trung tâm. Không nên. Bản thân khu trung tâm đã quá chật chội rồi. Một công trình đẹp nên đặt ở chỗ xứng đáng hơn, có khoảng trống, rộng lớn hơn thì người ta mới nhìn được", ông nói.
KTS. Trần Công Hòa cũng cho rằng khu Hòa Bình với nguồn đất công sản thì nên xây dựng công trình nào có tính chất công cộng cho mọi người dân có thể tiếp cận được chứ không chỉ chăm chăm phục vụ khách du lịch.
"Khu Hòa Bình xưa nay được hiểu là trung tâm của TP Đà Lạt. Thời kỳ những năm 1930, logo Đà Lạt có nguồn gốc là chữ la-tinh, có nghĩa là cho người này niềm vui cho người kia sức khỏe, mấy chữ đầu ghép lại thành chữ Đà Lạt. Qua đó thấy rằng vị trí khu vực này đảm đương nhiệm vụ là bộ mặt của đô thị, nơi mà mọi người đều phải trân trọng nó", giảng viên Khoa Kiến trúc nói.

Đà Lạt cần xanh hơn chứ không phải "cao tầng hóa"

Việc Đà Lạt nhận được đầu tư, các chuyên gia cho rằng người dân nào cũng rất mừng. Tuy nhiên, phải làm sao cho đúng cách và giữ gìn được những gì đã có, tốt hiện nay để làm cái mới tốt hơn, giá trị hơn.
Qua đồ án này, KTS. Trần Công Hòa nhận định có nhiều điểm chưa phù hợp. Cụ thể, kế hoạch xây ở khu Hòa Bình 2 khu phức hợp, tổ hợp công trình thương mại buôn bán, theo ông là "bị thừa". Thay vào đó, chỉ cần một công trình bề thế đảm đương nhiệm vụ đại diện cho đô thị là phù hợp.
"Ở các đô thị khác, công trình biểu tượng cho thành phố thường là chợ, nhà hát lớn hay công trình khác mà có tính chất công cộng. Hội trường Hòa Bình đã đảm đương nhiệm vụ đó, là bộ mặt của khu trung tâm. Bây giờ thông qua chỉnh trang, việc bỏ cái cũ để làm cái mới thì cần đúng tầm. 2 công trình cùng một chỗ là bị lỗi. Những người làm đồ án có suy nghĩ, tìm ra giải pháp hay hơn chưa? Tôi nghĩ là chưa", ông Hòa nêu quan điểm.
'Quy hoach Da Lat khong chi cham cham phuc vu du khach' hinh anh 3
Theo đồ án, Dinh tỉnh trưởng sẽ phải di dời. Ảnh: Lê Quân.
Theo ông Hòa, điều khiến Đà Lạt khác biệt với những đô thị đồng bằng là thiên nhiên, định hướng phát triển thành phố này cũng sẽ là xanh. Tuy nhiên trong quá trình quản lý dân cư vì nhiều lý do khiến thành phố sương ngày càng "bê tông hóa". Do vậy, khi chỉnh trang lại thì cần làm cho Đà Lạt xanh, sạch, giảm tải khu trung tâm, đầu tư ra phía lân cận.
Bên cạnh đó, giá trị đáng quý của Đà Lạt còn là di sản. Nơi đây có bề dày giá trị về mặt lịch sử, kiến trúc. Đà Lạt phấn đấu trở thành 1 trong những đô thị di sản. Như vậy, khu trung tâm phải là khu trung tâm của đô thị di sản, nét đó phải rõ chứ không phải khu làm ăn buôn bán vì du khách tới đây họ không cần đi vào khu trung tâm mua sắm.
"Những việc cần làm là mở mang ngõ, chỉnh trang đường công cộng cho việc đi lại dễ dàng. Khu Hòa Bình hiện tại chưa được kiểm soát, hướng dẫn, quản lý dẫn tới rảc thải nhiều, nhếch nhác. Do đó, cần hướng dẫn người dân và nhất là khách du lịch sống xanh, sạch. Hình ảnh của một đô thị là hình ảnh của nhà dân. Sự thay đổi của hình bóng của đô thị bắt nguồn từ sự thay đổi hình bóng của người dân là chính, mảng đó lớn lắm", ông Hòa nêu.
Các chuyên gia cho rằng nếu có điều kiện thì làm quảng trường rộng hơn, công trình khang trang hơn và đảm bảo chức năng đô thị để ký ức hiện nay là ký ức tiếp nối của thành phố có nhiều di sản. Việc nghiên cứu đồ án được đánh giá chưa sâu, cần có thời gian tính toán lại quy hoạch để tạo dựng khu trung tâm mới đẹp hơn, đàng hoàng hơn, giải quyết được vấn đề giao thông nổi cộm chứ không phải công trình thương mại, mua bán.
01:21|01:21
Toàn cảnh khu trung tâm Hòa Bình, chợ Đà Lạt nhìn từ trên cao Nhìn từ trên cao, khu trung tâm TP Đà Lạt với các công trình rạp Hòa Bình, chợ Đà Lạt, Dinh tỉnh trưởng bị bao vây bởi nhiều khối nhà đủ hình dáng.