Kho báu Chăm ở Lâm Đồng
Có một ngày cách đây lâu lắm, ở vùng Phan Rang, Phan Rí
có chiến tranh. Cả vùng rừng núi Tà In, Tà Năng cũng xôn xao thức dậy
khi vua Chăm dẫn theo vô số quân lính và người nhà chạy qua lánh nạn.
Sau khi làm nhà để đồ đạc và những hộp Klon, họ gửi lại tất cả cho đồng
bào Churu rồi tiếp tục ra đi, về đâu không rõ. Đó là những gì dân làng
Sóp ở xã Tà In nay thuộc huyện Đức Trọng, Lâm Đồng còn nhớ được về lịch
sử những ngôi đền chứa báu vật Chăm nơi đây…
Số phận những kho báu Chăm ở Lâm Đồng
Lần theo sử liệu
Cũng như các kho tàng bảo vật của các vua Chăm ở Bình Thuận, các kho tàng chứa bảo vật Chăm ở Lâm Đồng (Tuyên Đức cũ) cũng đã nhiều lần được các nhà bác học Pháp tới thăm trong những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
Năm 1905, qua bài khảo cứu “Le trésor des rois Chams” trong tập kỷ yếu École Francaise d’extrême-Orient (BEFEO) tập 5, tác giả H.Parmentier. I.M. E.Durand đã viết về các kho tàng nói trên. Theo tài liệu này, ông gọi kho tàng Krayo là Kajon và kho tàng Sópmadronhay là kho tàng Lavan.
Năm 1929-1930, ông Mner có tới thăm các kho tàng trên đã viết về các bảo vật trong tờ trình đăng ký trong kỷ yếu của BEFEO, tập 30.
Năm 1955 trong cuốn sách của tác giả Jacques Doumes, En suivant la piste des hommes sur les hauts-plateaux du Vietnam, cũng có nói đến những kho tàng này.
Đến giữa tháng 12-1957, ông Nghiêm Thẩm – chánh sự vụ, Viện Khảo cổ phụ trách bảo tồn cổ tích của chính quyền Sài Gòn – cùng một số chuyên viên được cử đến Tuyên Đức để xem xét các bảo vật của các vua Chăm. Trong chuyến đi khảo sát thực tế này, đoàn của ông Nghiêm Thẩm đã tới cả ba địa điểm: làng Lơbui, đền Krayo và đền Sópmadronhay.
Theo sự miêu tả của ông Nghiêm Thẩm, ở Lơbui có ba điểm cất giữ các báu vật Chăm: một nơi chứa các đồ vật quý, một nơi để đồ sứ và một nơi để y phục.
Bảo vật ở đây cũng không có nhiều. Đựng trong một giỏ tre đan có bốn cái chén bằng bạc, hai cái có chân, hai cái không có chân và mấy chiếc chén nhỏ bằng đồng và bằng ngà. Ngoài ra còn có hai cái vành mũ của vua, một cái bằng bạc và một cái bằng vàng pha nhiều đồng.
Riêng kho tàng Sópmadronhay, theo các báo cáo của ông Nghiêm Thẩm, các bảo vật ở đây có thể chia làm năm loại: binh khí, tự khí (trong loại này có những đồ bằng vàng bạc có chạm trổ), dụng cụ giao thông và y phục, trong đó có đồ Chăm và triều phục của triều đình Việt Nam màu lam và màu hoa lý.
Ai là chủ nhân của các kho báu?
Sau khi so sánh thực tế với tài liệu “Le trésor des rois Cham” của I.M.E.Durand, đoàn đã khẳng định kho tàng này chính là kho tàng Lavan mà hai nhà bác học đã tới thăm hồi năm 1902.
Đối chiếu với tài liệu trên, phái đoàn Viện Khảo cổ còn phát hiện thiếu sáu hay bảy đồ vàng. Nhưng những đồ vàng này mất trong trường hợp nào thì dân làng Sóp cũng không ai nhớ rõ.
Ngoài các báu vật kể trên ở đền Sópmadronhay còn thấy có một số con dấu và triện khắc bằng chữ Hán. Các con dấu và triện này có thể chia làm hai loại: loại thứ nhất là những con dấu thuộc về hành chính thường dùng cuối đời Lê đầu đời Nguyễn như: vi chấp bằng, trình, phó, thái, tam… Loại thứ hai là những con dấu có mang chức tước và tên của người được phép sử dụng con dấu đó như: Khâm sai chưởng cơ tín sự, Phan trân đình cai cơ chiêu Nguyễn ân sự, Chiêu hầu Nguyễn tông chi chương, Cai cơ diệu thuận thành trấn Nguyễn hầu ấn sự, Bản trấn tiền thắng phiên vương tử tín chương, Nguyễn Cân tin ký.
Từ những thông tin trên các con dấu và ấn tín tìm thấy trên đền, sau khi tra cứu sử liệu phái đoàn khảo cổ của ông Nghiêm Thẩm đã cho rằng những con dấu và ấn tín trên đây là của một phiên vương Chăm tên là Môn Lai Phu Tử sau được lấy tên Việt là Nguyễn Văn Chiêu.
Thật vậy trong lịch sử nhà Nguyễn, Đại Nam thực lục chính biên, quyển 5 và Đại Nam chính biên liệt truyện (sơ tập quyển 33) có chép rằng: trong năm Canh Tuất 1790, con vua Chăm ở Thuận Thành là Môn Lai Phu Tử đem liên thuộc và dân chúng theo Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn. Sau được phong chức chưởng cơ và lấy tên là Nguyễn Văn Chiêu. Nhưng sau đó ít lâu, Nguyễn Văn Chiêu phạm tội và bị cách chức. Có lẽ sau khi bị cách chức, Môn Lai Phu Tử dòng dõi phiên vương đã mang theo những người thân thuộc lên miền núi ở với đồng bào Churu. Vì vậy mới thấy các ấn tín, triều phục và đồ dùng bằng vàng bạc của phiên vương Nguyễn Văn Chiêu ở đền Sóp tại làng Sóp của người Churu.
Theo ĐOÀN BÍCH NGỌ (Báo Tuổi trẻ)
http://dalat360.net/dalat-360/so-phan-nhung-kho-bau-cham-o-lam-dong-ky-1.html
Chính vì thế, đoàn cán bộ Bảo tàng Lâm Đồng đã phối hợp với Phòng Văn hóa huyện Đức Trọng quyết định tiến hành khảo sát, kiểm kê phổ thông đối với hai ngôi đền này.
Đến làng Sóp
Sau khi đã chuẩn bị các vật dụng đi rừng cần thiết, từ thị trấn huyện Đức Trọng đoàn chúng tôi bắt đầu xuất phát. Bấy giờ đã chớm đầu mùa mưa, đường vào Tà In vốn đã khó khăn nay thỉnh thoảng lại thêm mấy vũng lầy của những cơn mưa trái mùa nên lại càng khó hơn. Vất vả mãi tới xế chiều đoàn chúng tôi cũng vào được trụ sở ủy ban xã Tà In bằng chiếc xe Zeep cà tàng của bảo tàng.
Tối hôm đó chúng tôi tranh thủ gặp gỡ với già làng và bà con Churu ở làng Sóp. Cũng chính nhờ buổi gặp gỡ này, chúng tôi thu được không ít thông tin quan trọng liên quan tới lịch sử và các báu vật trong đền Sóp và đền Krayo.
Sáng hôm sau, theo chân anh công an xã Za Hiên và thầy cúng Za Tang, chúng tôi đến thăm đền Sóp, điểm cất giữ cổ vật Chăm đầu tiên. Vượt qua một cánh đồng nhỏ và đi theo con đường mòn chừng 1km chúng tôi mới tới nơi. Đền nằm giữa lưng chừng đồi, xung quanh cây cối rậm rạp. Đền được làm bằng những cây gỗ tròn nhỏ, mái lợp lá tranh. Xung quanh được che bằng những liếp lồ ô đan rất sơ sài, trông giống như một chiếc lán nhỏ giữa rừng. Phía trong đền có hai gian, có gác ở hai bên (bên phải thờ ông, bên trái thờ bà). Ngăn giữa không có gác, được kê một tấm phản ván mỏng để bày đồ thờ.
Sau khi lễ xong, thầy cúng Za Tang kéo từ gầm phản ra một giỏ tre đựng những cổ vật của đền còn cất giữ được cho chúng tôi xem.
Ở đây chúng tôi thấy ngoài hai cái bát lớn (trông giống như hai cái nắp) bằng đồng màu đen thường dùng để đựng nước cúng, còn có 15 hiện vật bằng gốm sứ (chủ yếu là gốm hoa lam). Đặc biệt trong đó có một tô bên ngoài có những ô viết chữ Hán (có thể là một bài thơ vịnh) và một liễn sứ men trắng vẽ lam.
Thầy cúng Za Tang còn kể trước đây có nhiều đồ dùng bằng vàng bạc của vua Chăm, có cả kho y phục bằng lụa của người Chăm. Hằng năm vào dịp lễ cúng (tháng chạp âm lịch) các thầy cúng lấy đồ ra mặc, xong lại cất trả trong kho. Nay mất hết, họ phải tự sắm đồ Chăm để mặc trong những ngày đó.
Chúng tôi còn được biết trước khi đến địa điểm này, đền Sóp đã được chuyển chỗ đến năm lần. Vì theo tục lệ cứ 50 năm đền lại được chuyển chỗ một lần. Các điểm đều nằm trong khu vực quanh đây. Vào năm 1960 chính quyền Sài Gòn đã cho xây đền mới bằng gạch lợp tôn ở một địa điểm cách Đà Loan chừng 3km. Nhưng rồi cuối năm 1968, sư đoàn 23 của quân đội Sài Gòn đã tới càn quét cướp đi những hiện vật quý trong đền, đồng thời cho máy bay thả bom xăng đốt đền. Sau sự kiện này đồng bào đã gom lại những hiện vật còn sót và làm lại đền.
Krayo và dấu tích đền xưa
Rời đền Sóp, chúng tôi đến thôn Klongbông. Anh Za Hiên dẫn chúng tôi đến gặp già làng và thầy cúng Za Theng, người phụ trách việc cúng lễ ở đền Krayo. Thầy cúng Za Theng và mọi người ở đây đều yêu cầu chúng tôi phải chuẩn bị lễ cúng mới được vào đền xem các đồ vật.
Theo tục lệ muốn vào đền phải cúng dê, gà, nhưng thông cảm với hoàn cảnh của chúng tôi, thầy cúng Za Theng và dân làng ở đây đồng ý cho chúng tôi chuẩn bị gà rượu để cúng. Sáng hôm sau, khi lễ vật đã chuẩn bị xong, thầy cúng Za Theng và một số người làng dẫn chúng tôi đi. Cả đoàn đi bộ chừng một tiếng rưỡi trong rừng thì tới đền. Cũng giống như đền Sóp, đền Krayo được làm từ các loại vật liệu tự nhiên: gỗ, tre và kiến trúc khá sơ sài. Đền có hai nhà, nhà lớn rộng chừng 24m2, có chín cột gỗ tròn. Xung quanh vách được che bằng phên lồ ô đập dập. Chỉ riêng vách phía tây (nơi để bàn thờ) là được làm bằng ván ghép. Bên trong đền cũng có hai bàn thờ đơn giản ở hai bên. Phía dưới có kê một sạp ván làm nơi ngồi cúng lễ và ăn uống của thầy cúng và dân làng.
Bên cạnh nhà lớn này là một nhà sàn nhỏ với tám cột gỗ tròn, hai gian được nối với nhau bằng hai thanh gác sàn bằng gỗ. Ở mỗi gian có một rương bằng gỗ đựng đồ đạc của vua và hoàng hậu. Phần gác sàn thì để súng.
Đền Krayo thờ vua Chăm Poklongkahul và hoàng hậu Poklongnaiqua. Theo lời kể của dân làng và thầy cúng Za Theng, trước đây đền có cả kho đựng đồ bạc và y phục của vua Chăm. Ngày đó có những hộp klon bằng vàng, mỗi hộp có ba lớp từ lớn đến nhỏ đựng tro và xương trán của vua và hoàng hậu, 500 chén và bốn mâm thờ bằng bạc. Một vương miện bằng vàng, ngoài ra còn có bốn rương quần áo có viền vàng và 52 cây súng. Nhưng tất cả đều bị mất dần. Đặc biệt sau năm 1968-1969 đền bị binh lính Sài Gòn cướp phá và cho máy bay ném bom sập đền (lúc này đền đã được xây lại và cố định ở đồi Kryo). Những báu vật quý giá của vua Chăm mất từ ngày đó.
Khi cúng, chúng tôi tiến hành kiểm kê chỉ thấy 18 cây súng dài và ngắn (chỉ còn lại phần nòng sắt). Một chiếc bình bằng bạc bị bẹp giúm, năm cái bát lớn nhỏ men trắng vẽ lam. Đặc biệt có một chén nhỏ men màu trắng đục xung quanh có trang trí hoa văn hình cánh sen, giữa thân có vẽ rồng ba móng. Ngoài ra không còn vật nào có giá trị nữa.
Hỏi thăm, đồng bào cho biết đền cũ bị ném bom (1968-1969) ở núi Kryo cách đây không xa, chúng tôi đã đề nghị anh Za Hiên và mấy người trong làng dẫn đi thăm. Sau khi cắt rừng đi chừng 3km về hướng tây thì đến nơi đền cũ. Trước mặt chúng tôi là một nền ximăng loang lổ dài 6m, rộng 1m, tường gạch đổ nát hoang tàn và cây rừng mọc đè lên. Phía trước là một bể nước dài 2,5m. Dạo quanh nền đền, giữa đám gạch vụn và cỏ cây, chúng tôi nhặt được một chiếc lục lạc nhỏ bằng đồng xung quanh trang trí hoa văn hình chữ Thọ rất sắc sảo. Theo lời kể của dân làng, trước đây đền được xây bằng ximăng lợp tranh, đền có hai tầng, tầng trên là kho chứa đồ đạc, còn tầng dưới đặt đồ cúng. Đền được tổ chức cúng lớn vào 15-5 dương lịch. Hằng năm vào ngày này dân làng tụ tập đông đủ, thầy cúng đều bận y phục Chăm để tế lễ theo phong tục Chăm.
Số phận những kho báu Chăm ở Lâm Đồng
Kỳ 1: Vén mở bức màn
Theo các tài liệu cũ, trước đây ở Lâm Đồng có ba địa điểm chứa bảo
vật của các vua Chăm. Đó là làng Lơbui, đền Krayo và đền Sópmadronhay.
Tất cả đều nằm trên địa phận của quận Dran, tỉnh Tuyên Đức cũ.
Đây là nơi sinh sống tập trung của đồng bào dân tộc Churu.Lần theo sử liệu
Cũng như các kho tàng bảo vật của các vua Chăm ở Bình Thuận, các kho tàng chứa bảo vật Chăm ở Lâm Đồng (Tuyên Đức cũ) cũng đã nhiều lần được các nhà bác học Pháp tới thăm trong những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
Năm 1905, qua bài khảo cứu “Le trésor des rois Chams” trong tập kỷ yếu École Francaise d’extrême-Orient (BEFEO) tập 5, tác giả H.Parmentier. I.M. E.Durand đã viết về các kho tàng nói trên. Theo tài liệu này, ông gọi kho tàng Krayo là Kajon và kho tàng Sópmadronhay là kho tàng Lavan.
Năm 1929-1930, ông Mner có tới thăm các kho tàng trên đã viết về các bảo vật trong tờ trình đăng ký trong kỷ yếu của BEFEO, tập 30.
Năm 1955 trong cuốn sách của tác giả Jacques Doumes, En suivant la piste des hommes sur les hauts-plateaux du Vietnam, cũng có nói đến những kho tàng này.
Đến giữa tháng 12-1957, ông Nghiêm Thẩm – chánh sự vụ, Viện Khảo cổ phụ trách bảo tồn cổ tích của chính quyền Sài Gòn – cùng một số chuyên viên được cử đến Tuyên Đức để xem xét các bảo vật của các vua Chăm. Trong chuyến đi khảo sát thực tế này, đoàn của ông Nghiêm Thẩm đã tới cả ba địa điểm: làng Lơbui, đền Krayo và đền Sópmadronhay.
Theo sự miêu tả của ông Nghiêm Thẩm, ở Lơbui có ba điểm cất giữ các báu vật Chăm: một nơi chứa các đồ vật quý, một nơi để đồ sứ và một nơi để y phục.
Bảo vật ở đây cũng không có nhiều. Đựng trong một giỏ tre đan có bốn cái chén bằng bạc, hai cái có chân, hai cái không có chân và mấy chiếc chén nhỏ bằng đồng và bằng ngà. Ngoài ra còn có hai cái vành mũ của vua, một cái bằng bạc và một cái bằng vàng pha nhiều đồng.
Các đồ sứ: chén, bát, đĩa được đặt trong một cái hố đào sẵn ở trong
một căn nhà riêng biệt. Chủ yếu ở đây là những chén bát sứ thông dụng
của người Chăm. Còn y phục, quần áo phần nhiều bị mục nát. Trái với các
nơi khác, những y phục, quần áo này được để ngay trong nhà đồng bào
Churu.
Đồng bào Churu ở đây còn cho biết hằng năm đến tháng 7, tháng 9 của
người Chăm (tức tháng 9 và tháng 11 dương lịch), những đại diện của
người Chăm lên làm lễ cúng tại các nơi chứa vàng bạc, nơi chứa xiêm y và
đồ sứ. Bảo vật ở đền Krayo, tức kho tàng Kajon, chỉ có ông I.M.E.
Durand tới xem qua loa vào năm 1903. Khi đoàn của ông Nghiêm Thẩm tới
đây khảo sát và kiểm kê các báu vật, đã so sánh đối chiếu với số liệu
của I.M.E. Durand viết trước đây thì thấy có một số không khớp.
Trong khi I.M.E.Durand thấy có bảy chiếc hộp Klon bằng vàng và khoảng
60 đồ bạc, trái lại đoàn khảo cổ thấy tới 20 hộp Klon bằng vàng. Có lẽ
tại I.M.E.Durand không được xem hết những hộp vàng trong đó đựng những
hộp nhỏ hơn.
Theo I.M.E.Durand, có tám giỏ tre đựng đồ vàng bạc nhưng lúc này chỉ
còn sáu giỏ (1957). Ngoài ra còn có ba miếng vàng lá hình chữ nhật có
chạm trổ hoa văn, trong đó có một miếng chạm trổ rất đẹp và tinh vi để
phủ lên trên hia và một số vật dụng khác bằng kim khí gồm 56 chiếc và 24
khẩu súng thần công dài, một khẩu thần công ngắn.
Ngoài các đồ kim khí kể trên còn có nhiều đồ vải vóc gồm có triều phục Việt Nam và áo kiểu Chăm đựng trong ba chiếc rương gỗ.Riêng kho tàng Sópmadronhay, theo các báo cáo của ông Nghiêm Thẩm, các bảo vật ở đây có thể chia làm năm loại: binh khí, tự khí (trong loại này có những đồ bằng vàng bạc có chạm trổ), dụng cụ giao thông và y phục, trong đó có đồ Chăm và triều phục của triều đình Việt Nam màu lam và màu hoa lý.
Súng thần công ở đền Krayo – Ảnh tư liệu Bảo tàng Lâm Đồng |
Sau khi so sánh thực tế với tài liệu “Le trésor des rois Cham” của I.M.E.Durand, đoàn đã khẳng định kho tàng này chính là kho tàng Lavan mà hai nhà bác học đã tới thăm hồi năm 1902.
Đối chiếu với tài liệu trên, phái đoàn Viện Khảo cổ còn phát hiện thiếu sáu hay bảy đồ vàng. Nhưng những đồ vàng này mất trong trường hợp nào thì dân làng Sóp cũng không ai nhớ rõ.
Ngoài các báu vật kể trên ở đền Sópmadronhay còn thấy có một số con dấu và triện khắc bằng chữ Hán. Các con dấu và triện này có thể chia làm hai loại: loại thứ nhất là những con dấu thuộc về hành chính thường dùng cuối đời Lê đầu đời Nguyễn như: vi chấp bằng, trình, phó, thái, tam… Loại thứ hai là những con dấu có mang chức tước và tên của người được phép sử dụng con dấu đó như: Khâm sai chưởng cơ tín sự, Phan trân đình cai cơ chiêu Nguyễn ân sự, Chiêu hầu Nguyễn tông chi chương, Cai cơ diệu thuận thành trấn Nguyễn hầu ấn sự, Bản trấn tiền thắng phiên vương tử tín chương, Nguyễn Cân tin ký.
Từ những thông tin trên các con dấu và ấn tín tìm thấy trên đền, sau khi tra cứu sử liệu phái đoàn khảo cổ của ông Nghiêm Thẩm đã cho rằng những con dấu và ấn tín trên đây là của một phiên vương Chăm tên là Môn Lai Phu Tử sau được lấy tên Việt là Nguyễn Văn Chiêu.
Thật vậy trong lịch sử nhà Nguyễn, Đại Nam thực lục chính biên, quyển 5 và Đại Nam chính biên liệt truyện (sơ tập quyển 33) có chép rằng: trong năm Canh Tuất 1790, con vua Chăm ở Thuận Thành là Môn Lai Phu Tử đem liên thuộc và dân chúng theo Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn. Sau được phong chức chưởng cơ và lấy tên là Nguyễn Văn Chiêu. Nhưng sau đó ít lâu, Nguyễn Văn Chiêu phạm tội và bị cách chức. Có lẽ sau khi bị cách chức, Môn Lai Phu Tử dòng dõi phiên vương đã mang theo những người thân thuộc lên miền núi ở với đồng bào Churu. Vì vậy mới thấy các ấn tín, triều phục và đồ dùng bằng vàng bạc của phiên vương Nguyễn Văn Chiêu ở đền Sóp tại làng Sóp của người Churu.
Từ xa xưa, các bảo vật Chăm vẫn do con cháu các vua Chăm giữ. Nhưng
khi Lê Văn Khôi nổi lên chống lại triều đình nhà Nguyễn vào năm 1831,
chiếm cứ ba tỉnh Phan Rang, Phan Rí và Phan Thiết, một số đông con cháu
của vua Chăm cộng tác với Lê Văn Khôi đã bị quân triều đình tàn sát. Một
phần người Chăm phải di cư sang Chân Lạp (Campuchia ngày nay), còn một
phần đã dẫn nhau lên núi sống với đồng bào Churu và mang theo các bảo
vật của vua Chăm tổ tiên của họ. Đến năm 1840, vua Thiệu Trị mới ra
chiếu chiêu an và truy phong cho một dòng dõi vua Chăm là Poklongkahul.
Tuy vậy con cháu vua Chăm vẫn gửi cho đồng bào Churu ở đây cất giữ
những hộp Klon. Theo phong tục của người Chăm (đạo Bà La Môn), thi hài
người chết được thiêu và chỉ giữ lại chín mảnh xương trán. Những mảnh
xương này được để trong các hộp Klon.Theo ĐOÀN BÍCH NGỌ (Báo Tuổi trẻ)
http://dalat360.net/dalat-360/so-phan-nhung-kho-bau-cham-o-lam-dong-ky-1.html
Sau một thời gian nghiên cứu tìm hiểu sử liệu, kết hợp với
việc điều tra trên thực tế, chúng tôi biết rằng những địa điểm chứa báu
vật Chăm ở làng Lơbui không còn nữa. Nhưng hai ngôi đền cổ là Sóp và
Krayo vẫn còn.
>> Số phận những kho báu Chăm ở Lâm Đồng (kỳ 1)Chính vì thế, đoàn cán bộ Bảo tàng Lâm Đồng đã phối hợp với Phòng Văn hóa huyện Đức Trọng quyết định tiến hành khảo sát, kiểm kê phổ thông đối với hai ngôi đền này.
Đoàn khảo sát dự lễ cúng ở đền Krayo – Ảnh tư liệu Bảo tàng Lâm Đồng |
Sau khi đã chuẩn bị các vật dụng đi rừng cần thiết, từ thị trấn huyện Đức Trọng đoàn chúng tôi bắt đầu xuất phát. Bấy giờ đã chớm đầu mùa mưa, đường vào Tà In vốn đã khó khăn nay thỉnh thoảng lại thêm mấy vũng lầy của những cơn mưa trái mùa nên lại càng khó hơn. Vất vả mãi tới xế chiều đoàn chúng tôi cũng vào được trụ sở ủy ban xã Tà In bằng chiếc xe Zeep cà tàng của bảo tàng.
Tối hôm đó chúng tôi tranh thủ gặp gỡ với già làng và bà con Churu ở làng Sóp. Cũng chính nhờ buổi gặp gỡ này, chúng tôi thu được không ít thông tin quan trọng liên quan tới lịch sử và các báu vật trong đền Sóp và đền Krayo.
Sáng hôm sau, theo chân anh công an xã Za Hiên và thầy cúng Za Tang, chúng tôi đến thăm đền Sóp, điểm cất giữ cổ vật Chăm đầu tiên. Vượt qua một cánh đồng nhỏ và đi theo con đường mòn chừng 1km chúng tôi mới tới nơi. Đền nằm giữa lưng chừng đồi, xung quanh cây cối rậm rạp. Đền được làm bằng những cây gỗ tròn nhỏ, mái lợp lá tranh. Xung quanh được che bằng những liếp lồ ô đan rất sơ sài, trông giống như một chiếc lán nhỏ giữa rừng. Phía trong đền có hai gian, có gác ở hai bên (bên phải thờ ông, bên trái thờ bà). Ngăn giữa không có gác, được kê một tấm phản ván mỏng để bày đồ thờ.
Sau khi lễ xong, thầy cúng Za Tang kéo từ gầm phản ra một giỏ tre đựng những cổ vật của đền còn cất giữ được cho chúng tôi xem.
Ở đây chúng tôi thấy ngoài hai cái bát lớn (trông giống như hai cái nắp) bằng đồng màu đen thường dùng để đựng nước cúng, còn có 15 hiện vật bằng gốm sứ (chủ yếu là gốm hoa lam). Đặc biệt trong đó có một tô bên ngoài có những ô viết chữ Hán (có thể là một bài thơ vịnh) và một liễn sứ men trắng vẽ lam.
Thầy cúng Za Tang còn kể trước đây có nhiều đồ dùng bằng vàng bạc của vua Chăm, có cả kho y phục bằng lụa của người Chăm. Hằng năm vào dịp lễ cúng (tháng chạp âm lịch) các thầy cúng lấy đồ ra mặc, xong lại cất trả trong kho. Nay mất hết, họ phải tự sắm đồ Chăm để mặc trong những ngày đó.
Chúng tôi còn được biết trước khi đến địa điểm này, đền Sóp đã được chuyển chỗ đến năm lần. Vì theo tục lệ cứ 50 năm đền lại được chuyển chỗ một lần. Các điểm đều nằm trong khu vực quanh đây. Vào năm 1960 chính quyền Sài Gòn đã cho xây đền mới bằng gạch lợp tôn ở một địa điểm cách Đà Loan chừng 3km. Nhưng rồi cuối năm 1968, sư đoàn 23 của quân đội Sài Gòn đã tới càn quét cướp đi những hiện vật quý trong đền, đồng thời cho máy bay thả bom xăng đốt đền. Sau sự kiện này đồng bào đã gom lại những hiện vật còn sót và làm lại đền.
Krayo và dấu tích đền xưa
Rời đền Sóp, chúng tôi đến thôn Klongbông. Anh Za Hiên dẫn chúng tôi đến gặp già làng và thầy cúng Za Theng, người phụ trách việc cúng lễ ở đền Krayo. Thầy cúng Za Theng và mọi người ở đây đều yêu cầu chúng tôi phải chuẩn bị lễ cúng mới được vào đền xem các đồ vật.
Theo tục lệ muốn vào đền phải cúng dê, gà, nhưng thông cảm với hoàn cảnh của chúng tôi, thầy cúng Za Theng và dân làng ở đây đồng ý cho chúng tôi chuẩn bị gà rượu để cúng. Sáng hôm sau, khi lễ vật đã chuẩn bị xong, thầy cúng Za Theng và một số người làng dẫn chúng tôi đi. Cả đoàn đi bộ chừng một tiếng rưỡi trong rừng thì tới đền. Cũng giống như đền Sóp, đền Krayo được làm từ các loại vật liệu tự nhiên: gỗ, tre và kiến trúc khá sơ sài. Đền có hai nhà, nhà lớn rộng chừng 24m2, có chín cột gỗ tròn. Xung quanh vách được che bằng phên lồ ô đập dập. Chỉ riêng vách phía tây (nơi để bàn thờ) là được làm bằng ván ghép. Bên trong đền cũng có hai bàn thờ đơn giản ở hai bên. Phía dưới có kê một sạp ván làm nơi ngồi cúng lễ và ăn uống của thầy cúng và dân làng.
Bên cạnh nhà lớn này là một nhà sàn nhỏ với tám cột gỗ tròn, hai gian được nối với nhau bằng hai thanh gác sàn bằng gỗ. Ở mỗi gian có một rương bằng gỗ đựng đồ đạc của vua và hoàng hậu. Phần gác sàn thì để súng.
Đền Krayo thờ vua Chăm Poklongkahul và hoàng hậu Poklongnaiqua. Theo lời kể của dân làng và thầy cúng Za Theng, trước đây đền có cả kho đựng đồ bạc và y phục của vua Chăm. Ngày đó có những hộp klon bằng vàng, mỗi hộp có ba lớp từ lớn đến nhỏ đựng tro và xương trán của vua và hoàng hậu, 500 chén và bốn mâm thờ bằng bạc. Một vương miện bằng vàng, ngoài ra còn có bốn rương quần áo có viền vàng và 52 cây súng. Nhưng tất cả đều bị mất dần. Đặc biệt sau năm 1968-1969 đền bị binh lính Sài Gòn cướp phá và cho máy bay ném bom sập đền (lúc này đền đã được xây lại và cố định ở đồi Kryo). Những báu vật quý giá của vua Chăm mất từ ngày đó.
Khi cúng, chúng tôi tiến hành kiểm kê chỉ thấy 18 cây súng dài và ngắn (chỉ còn lại phần nòng sắt). Một chiếc bình bằng bạc bị bẹp giúm, năm cái bát lớn nhỏ men trắng vẽ lam. Đặc biệt có một chén nhỏ men màu trắng đục xung quanh có trang trí hoa văn hình cánh sen, giữa thân có vẽ rồng ba móng. Ngoài ra không còn vật nào có giá trị nữa.
Hỏi thăm, đồng bào cho biết đền cũ bị ném bom (1968-1969) ở núi Kryo cách đây không xa, chúng tôi đã đề nghị anh Za Hiên và mấy người trong làng dẫn đi thăm. Sau khi cắt rừng đi chừng 3km về hướng tây thì đến nơi đền cũ. Trước mặt chúng tôi là một nền ximăng loang lổ dài 6m, rộng 1m, tường gạch đổ nát hoang tàn và cây rừng mọc đè lên. Phía trước là một bể nước dài 2,5m. Dạo quanh nền đền, giữa đám gạch vụn và cỏ cây, chúng tôi nhặt được một chiếc lục lạc nhỏ bằng đồng xung quanh trang trí hoa văn hình chữ Thọ rất sắc sảo. Theo lời kể của dân làng, trước đây đền được xây bằng ximăng lợp tranh, đền có hai tầng, tầng trên là kho chứa đồ đạc, còn tầng dưới đặt đồ cúng. Đền được tổ chức cúng lớn vào 15-5 dương lịch. Hằng năm vào ngày này dân làng tụ tập đông đủ, thầy cúng đều bận y phục Chăm để tế lễ theo phong tục Chăm.
Vào những năm trước 1930 còn có bà Ma Thèm (vốn dòng dõi con cháu của
vua Chăm) ở Bình Thuận vẫn mang lễ vật lên thờ cúng ở đền, nhưng sau
này con cháu của bà chắc không còn nhớ nổi chỗ nào mà đi thờ cúng nữa.
Dừng chân giữa rừng dầu bên ngôi đền đổ nát, lòng chúng tôi không khỏi
xúc động, tiếc nuối.
Những báu vật của triều đại Chăm tuy không còn, nhưng đền Krayo và
Sópmadronhay vẫn còn đó. Đồng bào Churu vẫn không vì thế mà lãng quên
trách nhiệm của mình trong việc thờ cúng vua Chăm, cũng như lời ủy thác
của đồng bào Chăm trong cơn hoạn nạn.
Theo ĐOÀN BÍCH NGỌ (Báo Tuổi trẻ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.