Kỹ thuật cây cảnh(1)
Cây cảnh được bài trí có khi nhằm thể hiện một ý tưởng của người trồng qua cách xếp đặt mà vẫn giữ được vẻ tự nhiên của lá. Thân cây được uốn theo một hình dáng nào đó, còn gọi là thế, kết hợp với chậu, đất hay nước là môi trường dinh dưỡng cho thực vật ấy.
Cây cảnh được nghệ thuật hóa đã xuất hiện hàng nghìn năm về
trước do nhu cầu thưởng ngoạn của vua chúa, quan lại, địa chủ... Cây
cảnh có mặt trong các vườn thượng uyển, tiểu cảnh non bộ dưới dạng
những cây dáng thế được uốn tỉa cầu kỳ, chăm sóc, bảo vệ rất công phu
để đáp ứng nhu cầu hưởng lạc của chủ nhân.
Ở nước ta sau ngày thống nhất đất nước (30- 4- 1975), cùng với đà tăng trưởng kinh tế, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày một nâng cao, nhu cầu hưởng lạc thú về sinh vật cảnh đã dẫn đến hội Sivaca được thành lập từ địa phương tới trung ương, cuốn hút nhiều người yêu Sivaca (cảnh trần vật thế, nước non tiên) trong đó có những nghệ nhân sáng tạo cây cảnh nghệ thuật. Thí dụ hội Sivaca Hải Dương tiền thân là hội Sivaca thị xã Hải Dương thành lập từ cuối thập kỷ 80, thế kỷ 20, đã tập hợp hàng chục nghìn hội viên, tổ chức được nhiều triển lãm, Festival cây cảnh. Trong đó nổi bật là cây cảnh nghệ thuật có nhiều hơn, có những chậu bon-sai trị giá hàng tỷ đồng (như gốc sanh 150 tuổi bạt phong long dáng của nghệ nhân Nguyễn Mạnh Cường, TP Hải Dương, có giá khởi điểm 2 tỷ 235 triệu đồng, vườn cảnh nghệ thuật của nhà ông Ðiệp tiền sảnh nhà 25 tầng Nam Cường (Hotel) giá trị hàng trăm tỷ đồng...).
Cùng với sản phẩm hàng hóa khác, sinh vật cảnh nói chung, nổi bật là cây cảnh nghệ thuật ngày càng đạt tỷ lệ cao trong GDP nhưng cái mà hàng hóa khác không có được như ở sivaca - món ăn tinh thần không bao giờ vơi cạn...
Ðể có được những cây cảnh nghệ thuật, đúng như lời cổ nhân để lại là "nghề chơi cũng lắm công phu" đòi hỏi người chơi phải có cả khối óc và bàn tay thỏa mãn nhu cầu chiêm ngưỡng nghệ thuật tạo hình, tạo hình của cây cảnh nghệ thuật và đáp ứng nhu cầu tồn tại bền vững của chúng. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin nêu lên một số nét về nghệ thuật tạo tác và chơi cây cảnh nghệ thuật mà thôi.
Ðầu tiên là công đoạn chọn "phôi", chọn các cây thân gỗ lưu niên đã có hàng chục tuổi trở lên, nhưng khả năng sinh trưởng và phát triển vẫn tốt, chống chịu giỏi với mọi ngoại cảnh (từ nền đất tự nhiên đưa vào bồn, chậu, gặp nắng hạn, mưa gió, giá rét, v.v.) , dễ uốn, tỉa (định hình dáng thế theo ý muốn của chủ nhân). Nếu có công sưu tầm được những cây vốn có sẵn trong tự nhiên dáng kỳ lạ, lâu năm để làm phôi thì giá trị mỹ quan sivaca và kinh tế càng cao (bởi độ tuổi được xếp thứ hạng rất cao - "Lão mộc sinh hổ tử"), những cây trong các bộ tứ linh (đa, sung, sanh, si), tứ quý (tùng, trúc, cúc, mai), tam đa (vạn tuế, lộc vừng, sung mang quả) là những phôi thích hợp vì thỏa mãn "nhân văn", hợp thuần phong, mỹ tục.
Lưu ý: Vì độ tuổi, dáng thế được đánh giá cao trong loại hình cây cảnh nghệ thuật nên người ta không chọn cây ngắn ngày để tạo tác cây cảnh nghệ thuật.
Tiếp theo là khâu ươm trồng, chăm sóc , bảo vệ cần chủ động tạo môi trường sống (điều kiện ngoại cảnh), nhất là điều kiện sống như nhiệt, ẩm độ, độ phì nhiêu của đất, sâu bệnh... phải được hoàn tất với từng đối tượng bởi mỗi giống, loài cây đòi hỏi điều kiện sống đặc trưng, thích hợp với giải mã các gien trội trong cơ cấu di truyền (Thí dụ nếu lộc vừng thiếu nước sẽ rất khó trổ hoa, còn vạn tuế, ngọc lan bị sũng nước dài ngày từ 3 - 5 ngày trở lên sẽ "thâm rễ thối mầm").
Sau cùng là vận dụng kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn vào tạo tác phôi trở thành cây cảnh nghệ thuật. Ðây là công đoạn khó khăn nhất bởi đòi hỏi chủ nhân phải "biết làm và biết chơi"- có tâm hồn trong sáng, phóng khoáng (bay bổng) nhưng không được thoát ly thực tiễn sống động, phi nhân cách, vi phạm mỹ tục thuần phong. Cùng với hiểu biết hình học không gian (tạo phần nổi phải nắm vững phối kết hợp không gian ba chiều) và đôi bàn tay khéo, tính kiên trì, chờ đợi (rất đúng với lời dạy của cổ nhân: dục tốc bất đạt).
Cần lồng ý tưởng của con người vào quá trình tạo tác ra cây cảnh nghệ thuật ngay từ khi cây bén rễ chồi xanh phát cành, lộc mới. Chớ để già mới uốn tỉa như câu "bé không vin cả gãy cành" (do hóa gỗ tỷ lệ cuticun, lignhin (sừng) tăng cao sẽ cứng và giòn) khó có thể vào "khuôn".
Làm được như vậy là ta đã "thổi hồn" vào cây, biến chúng từ loài cây bình thường, tự nhiên thành cây cảnh nghệ thuật. Thân chính: thân chính là cơ sở của tạo hình của chậu cảnh cây xanh. Căn cứ vào thân chính ở dáng nào và đặc tính hình thái của từng loại cây mà người tạo dáng lựa chọn cho chủ đề tư tưởng. Do loài cây khác nhau mà có kiểu hình dáng thân khác nhau.
Thân thẳng (dáng trực): ở
dáng trực tùy loại cây mà người tạo dáng có thể tạo cây dáng trực với
các kiểu khác nhau. Dáng trực kiểu thô nặng: thể hiện sự ổn định vững
chắc của cây cổ thụ, ở kiểu này gốc rất to so với ngọn và cảm giác
“dán” chặt vào đất. Dáng trực với kiểu khỏe khoắn, có sức sống: ở kiểu
này cây có độ thon nhất định, hình thân giảm từ từ mà không giảm mạnh
như kiểu trên, đỉnh nhọn, biểu hiện sức sống vươn lên. Dáng trực kiểu
thanh tú nhẹ nhõm: ở kiểu này cây có độ thon nhỏ hơn kiểu khỏe khoắn.
Cây có thân thẳng nhưng “mảnh” cây cho ta cảm giác “nhu” mà “cương”,
đạt được “ Cương nhu” tương tề.
Thân xiêu: trọng
tâm của cây ra ngoài thân chính, gây cảm giác không ổn định, dễ gây
hình tượng sinh động. Khi thân xiêu thường kết hợp với cành, dễ để đạt
được sự ổn đinh, đạt được sự thống nhất. Có thể có các kiểu thân xiêu
như xiêu thẳng: toàn bộ thân xiêu đều đều từ gốc tới ngọn; xiên gấp
khúc, một đoạn gốc thẳng đến độ nhất định rồi gấp khúc thành xiêu, xiêu
hồi đầu và xiêu rủ đầu.
Thân uốn lượn:
thân chính uốn sang phải, sang trái nhiều lần, tạo thành hình S gây
cảm giác linh hoạt sinh động. Kiểu thân uốn lượn cũng có thể chia ra:
Uốn lượn dáng trực, dáng xiêu, dáng cung, dáng long (dáng Rồng)…
Thân huyền: tức
là thân mọc trúc xuống, thấp hơn gốc, gây cho ta cảm giác đẹp bay
bướm. Như trên đã nói thân dáng huyền có thể chia ra: bán huyền, toàn
huyền, huyền gấp khúc, huyền hói đầu, hồi đầu...
Thân chẻ: người ta có thể đục, chẻ làm cho cây có vẻ già lão. Thân chẻ cũng chia ra một số loại như: Chẻ một nửa (bán chẻ) nói lên sự tương phản giữa sống và chết. Chẻ nghiêng là chẻ ở chỗ đầu thân chính hoặc giữa thân chính, hoặc ở chỗ cành ngang. Thân chẻ nhưng vặn ở những cây tạo dáng thân vặn, sau đó dùng dụng cụ đục, đẽo 1 phần thân theo chiều vặn của cây trông lại càng già lão. Thân mục
đục đẽo làm cho thân chính mục, kết hợp u bướu sần sùi. Ngoài ra cón
có nhiều dạng khác như thân bám đá, liền thân, liền rễ, thân nằm ngang
(thân hoành), thân nằm gấp khúc…
Cành cây: cành
là sương cốt để tạo hình. Hình thân cho ta chiều hướng hình dáng, còn
cành kết hợp với thân tạo thành bộ thân hình dáng nó quyết định hình
dáng cơ bản của chậu cảnh, cũng là quyết định đến cái đẹp của chậu
cảnh. Bằng nhiều thủ pháp có thể là uốn, leo, buộc hoặc cắt tỉa để có
các kiểu cành khác nhau. Cành bay nhảy: cành chính hơi lượn
hình chữ S và vươn ra hơi chúc đầu xuống dưới, cành nhỏ hướng thiên;
nhìn toàn cảnh thì thấy bay, thanh nhẹ. Cành hồi đầu: cành chính có thể chúc xuống, cành nhỏ mọc theo hướng tương phản cho ta cảm giác hồi đầu. Cành nhảy nghiêng:
cành chính như ỏ trên nhảy chéo nghiêng xuống, nhưng cành nhỏ theo
quy luật tự nhiên lại mọc hướng lên trên tạo thành sự tương phản đầy
sức sống. Cành nằm ngang: cành chính nằm ngang uốn lượn, cành nhỏ dày xếp thành mặt phẳng có thể hơi lượn sóng, trông thanh tú. Cành gió thổi
(phong xuy): cắt tỉa hoặc uốn mà các cành đều bay sang một phía như
bị gió thổi (còn gọi là bạt phong) làm lệch trọng tâm, tạo mỹ cảm. Cái
khó là tuy ra công nhưng nhìn vào ta thấy hình dáng được ngay là do
gió thổi mà cành bạt về một phía. Cành rủ: một số loài cây có
cành rủ tưh nhiên như liễu. Xuân liễu, tràm bông đỏ… Cành chính hướng
lên trên, cành nhỏ rủ xuống theo chiều ngược lại. Kết hợp với dáng
thân xiên hoặc uốn vặn sẽ gây cho ta cảm giác yên tĩnh nhu hòa. Cành tự nhiên:
lá cành sinh trưởng tương đối tự do, bàn tay can thiệp của con người
không nhiều. Ở loại cành này cành chính mọc tự nhiên vươn ra, các cành
nhỏ mọc hai bên, phải và trái tuần tự đến đầu cành trông rất tự
nhiên, không lộn xộn biểu hiện sức sống thanh xuân tươi trẻ. Ngoài ra
còn có thể uốn hoặc cắt tỉa những kiểu cành uốn lượn sóng, hoặc cắt
thành kiểu cành gấp khúc. Cành chính biểu thị “Cương” cành nhu biểu
thị “nhu” một cách mềm mại, uyển chuyển để đạt được “cương nhu kết
hợp”.
Rễ cây: rễ
cây là cơ sở giúp cây đứng vững và thu hút dinh dưỡng, là tiềm lực
sống của cây, rễ cây còn có giá trị thưởng thức cao, một cây có bộ rễ
lộ ra ngoài là sự khác thường khiến người ta phải chú ý đến sự tồn tại
khác lạ của nó. Vì vậy nó đạt được giá trị thưởng thức. Có rất nhiều
kiểu rễ lộ như: rễ hình phóng xạ, lấy gốc cây chính làm trung
tâm, rễ mọc ra bốn phía bám chắc vào đất. Hệ rễ này thường dùng cho
cây dáng trực, biểu hiện sự vững chắc. Rễ nghiêng: thường áp
dụng cho các cây có dáng xiên. Hướng mọc của rễ thường mọc đối hướng
của thân vừa hợp lý về mặt lực vừa thuận mắt dễ nhìn, như có sự níu
kéo của rễ để cho cây khỏi đổ. Rễ vặn xoáy: đại bộ phận rễ lộ
ra ngoài, vặn những ròng uốn, nếu kiểu rễ kí đá lại vặn xoáy thì nhìn
lại càng gợi cảm thể hiện sự ngoan cường bất khuất của cây. Rễ hình nơm:
những cây rễ bàng phát triển cũng nuôi rễ mọc cao như hình cái nơm
(giống cây đước). Như vậy kiểu này không thích hợp với loại chạu cảnh
lớn mà thường cho các loài cây nhỏ dáng thanh thì đẹp hơn. Rễ rủ
hoặc rễ cuốn vào thân: loại này thường làm với cây họ Sung Si. Kiểu
rế rủ trông rất gợi cảm, yên tĩnh. Kiểu rễ quấn vào thân gây ấn tượng
không thể tách rời. Tùy theo chủ đề của tác giả và tùy theo hình thái
của cây, của rễ làm rễ quấn vào thân.
Tán cây:
tán cây là hình tượng trên cùng của chậu cảnh cây xanh. Tán cây có
thể xem là tướng mạo của tác phẩm tùy theo xương cốt (thân, cành), mà
quyết định tướng mạo cho vừa. Dù cho cây có biến hóa theo cách này hay
cách khác thì tán cây vẫn có đặc trưng tự nhiên là hướng thiên (như
rễ cây thì luôn đối diện) luôn là một chỉnh thể thống nhất và cân
bằng. Thông thường có mấy dạng tán dưới đây. Tán hình quạt: hình ngang tán có dạng như cánh quạt xòe ra, cành hai bên mọc xiêu khép hướng thiên quyết định dạng tán cây. Tán hình bán cầu: cành 2 bênh mọc ngang ra gần thẳng với thân chính, nhìn ngang như một nửa hình cầu. Tán hình ô: cành hai bên mọc chếch xuống dưới hợp với thân một góc tù ở phía trên hoặc góc nhọn ở dưới. Tán nhỏ hình tam giác:
nếu nhìn ngang thì tán cây có hình tam giác do đỉnh nhọn, cành hai
bên xòe ra hợp thành 3 đỉnh của tam giác. Dạng tán này biể hiện cây
trẻ đầy sức sống. Tán khô ngọn: ngọn cây khô chết nhưng như
một mũi giáo hướng thiên, ở dưới ngọn thì cành lá xum xuê, gây cảm
giác đối ngược giữa sinh và tử. Tán bằng và tán rủ: thể hiện
sự yên tĩnh suy tư càng gây linh cảm. Tán rủ thường thực hiện với các
cây liễu. Sơn liễu, còn tán bằng thực hiện được do cắt tỉa. Tán lệch một bên: lấy thân chính làm trực giữa thì tán chỉ phát triển một phía, gây cảm giác động, dáng bạt phong thường tạo theo cách này.
Lá:
lá tượng trưng cho sức sống của cây. Lá cây như chiếc áo khoác ngoài
dễ gây ấn tượng nhất, đồng thời lại thể hiện sức sống của cây rõ rệt
nhất, lá cây lại thay đổi theo mùa, ngay cả những cây thường xanh thì
mùa xuân cành lá non tơ màu xanh mỡ màng, mùa hạ cành lá màu lục sẫm,
mùa thu , mùa đông lá thường khô cứng. Những cây rụng lá thì vào mùa
thu, mùa đông lá chuyển sang màu vàng màu đỏ nhưng Sau, vàng vì thế có
thể coi là lá thời trang của cây. Lá của các loài cây l;á rộng thường
có hình dạng như; lâ hình tim, hình thuẫn, lá sẻ thùy; cũng có nhiều
loại lá xẻ thùy khác nhau như lá xẻ 3 thuy, 5 thùy… Xong để thích hợp
với việc trồng trong chậu (chậu cảnh cây xanh) thì những cây có lá nhỏ
thuận tiện hơn, vì cây cảnh trong chậu còn nhỏ, các cây đó là Cần
thăng, Ngâu, Nguyệt quế, Mai chiếu thủy, Duối, Sơn liễu, Trắc dây, Phi
lao… Các cây lá kim nói chung đều thích hợp cho việc làm cây thông
chậu như một số loài thông chắc bách, bách xanh… Thông 5 lá là cây đẹp
cụm có 5 lá vì vậy người Trung Quốc ghép thông 5 lá trên cây 2 lá
(cây 2 lá mọc nhanh hơn) để tạo ra cây Thông 5 lá đẹp nhất.
Các phong cách đối ngược trong tạo hình tổng thể cây xanh: tùy
theo chủ đề tác giả thể hiện mà sử dụng phong cách nào cho hợp lý.
Một tác phẩm chậu cảnh được gọi là thành công thì nó phải là một chỉnh
thể thống nhất, thống nhất giữa nội dung và hình thức, thống nhất
giữa cục bộ và tổng thể, sự thống nhất giữ các mặt đối lập. Từ “phong
cách” ở đây muốn chỉ cái tư thái biểu hiện bên ngoài. Trong chậu cảnh,
sự đối lập giữa cái biểu hiện bên ngoài khác nhau thường dễ gây được
cảm mỹ. Thông thường sử dụng phong cách dưới đây: Động và tĩnh:
động là sự thông qua sự đối kháng giữa lực ( chiều của lực) và hướng
của thân cành để thực hiện, từ sự không cân bằng để tìm sự cân bằng,
hình thái có biến động lớn. Tĩnh là thông qua dáng ổn định cân bằng
của thân cây, cành cây , cành cây( giá đỡ) mà đạt được. Kết cấu hình
thái nói chung không biến đổi lớn, lộ rõ tư thái ôn hòa. Cương và nhu:
cương thể hiện sự cứng rắn, rứt khoát. Thường qua việc sử lý thân,
cành, rễ để thực hiện ở các chỗ cắt tỉa cần thể hiện rõ các góc cạnh.
Còn nhu thể hiện sự dịu dàng, mềm dẻo, ít góc cạnh, giống như người tập
quyền sinh vậy. Ổn và dao (ổn định và dao động) thể hiện ổn
định thường dùng gốc cây to khỏe, hùng hậu kết hợp tỉa cành cân đối sẽ
gây cảm giác trên nhẹ dưới nặng để đạt được sự ổn định. Dao động thì
ngược lại làm sao cho có cảm giác trên nặng dưới nhẹ, thường thì gốc
cây không to, có khi làm rễ nổi, kết hợp tỉa cành không đều sẽ gây cho
ta cảm giác dao động, thiếu ổn định. Hư và thực: “Hư”
trong Hán khác với “vô” , “hư” không phải là không có mà là không dễ
nhận biết, không nhìn thấy được. Chậu cảnh cần tinh lược, giảm khiết,
lay ít nói nhiều như kiểu vẽ cách điệu. Còn thực thì chi tiết, được
khắc họa rõ ràng, đậm nét. Thưa và dày:
thưa tức là cành ít, thông thoáng. Ngoại hình thì phân tán nhưng ít
cành không thay đổi, không phân tán, sẽ gây cho người xem cảm giác đẹp
nhẹ nhàng, bóng bẩy. Dày thì cành lá rậm rạp, um tùm nhưng không lộn
xộn. Dày cũng gây cho ta cảm giác mạnh mẽ, đầy sức sống. Lộ và tàng:
lộ là phơi bày, cho người xem thấy chính diện. Tàng là dấu đi, người
xem còn có chỗ tưởng tượng. Trong một tác phẩm, lộ và tàng là sự thống
nhất đồng thời là sự so sánh tương hỗ. Lộ và tàng trong không gian là
thể hiện sự sắp xếp trước sau, độ sâu không gian. Già và trẻ:
phân biệt ở chỗ cây già thường khô nẻ, có u bướu, có hang hốc, thân
cành thường bị gấp khúc, rễ lộ ra ngoài. Cây non thân cành thường
nhẵn, phản quang. Nhẹ và nặng:
cảm giác nhẹ và nặng thì gốc cây chiếm phần chủ yếu. Nếu tán cây có
cành lá hợp lý, gốc cây thanh thoát thì có cảm giác nhẹ. Ngược lại, gốc
cây so với cành lá chiếm tỷ trọng lớn, gốc to thì có cảm giác “nặng”.
Phủ và ngưỡng:
phủ là cúi, ngưỡng là ngẩng. Bằng mắt nhìn ta cảm giác thấy sự cao
thấp khác nhau của sự vật. Trong chậu cảnh chủ yếu người ta thông qua
sự điều chỉnh hướng của cành lá để biểu hiện. Ngưỡng thể hiện sự hân
hoan, phấn khởi. Phủ thể hiện sự trầm lắng ung dung, tự tại. Khổ và vinh:
ở chậu cây cảnh cây xanh thường tạo dáng khô cằn, già cỗi, cành xù xì
thô ráp để biểu hiện khổ. Ngược lại, vinh thì nhấn mạnh sự cường
tráng của thân, cành lá rậm rạp xanh tươi, đầy sức sống. Phác và mị: phác
là chất phác, nền nã, mị là mĩ miều, bay bướm. Đặc điểm của phác là
đoan chính, trang nhã. Ngược lại , nết thanh tú, nhẹ nhõm, bay bướm là
mị. Sự khác biệt giữa phác và mị chủ yếu biểu hiện ở các cành nhỏ; cắt
tỉa sao cho cành ngắn, khỏe, cương trực làm chính thì đấy là biểu
hiện phác. Ngược lại, cành cắt dài, thanh, gấp khúc làm chính thì đấy
là biểu hiện mị. Trên đây là nói tới một số phong cách đối ngược trong
tạo hình tổng thể cây xanh, có thể người sáng tác còn nghĩ ra một số
phong cách khác nữa. Khi thực hiện thì các phong cách giữa nặng và
nhẹ, già và trẻ, lộ và tàng... thường dễ thể hiện hơn. Ngược lại,
những phong cách như cương và nhu, khổ và vinh, khổ và ngưỡng… thường
đòi hỏi có óc tưởng tượng lớn, tay nghề cao mới thể hiện được. Giống
như hội họa cùng một khuôn mặt người họa sĩ có thể thể hiện khi vui vẻ
hớn hở (ví như ngưỡng trong chậu cảnh cây xanh). Khác với khi trầm
lắng suy tư (ví như phủ trong chậu cảnh cây xanh).Bonsai
thường được gọi là cây cảnh thu nhỏ lại, thịnh hành tại Nhật cũng
như nhiều nước Đông Phương. Dưới con mắt của người Tây Phương, nghệ
thuật cây cảnh hay "nghệ thuật trồng cây thu nhỏ" là một điều kỳ lạ,
thậm chí được xem là "trái tự nhiên".
Tuy nhiên đối với người Nhật, nghệ thuật trồng cây cảnh thu nhỏ
là một khoa thẩm mỹ, đồng thời trong một chừng mực nào đó, cũng là
môn triết học. Người Nhật thường cho rằng: Trong khi giáo dục về đạo
đức, thì nghệ thuật chơi cây kiểng cũng đã góp phần bổ túc cho
nền giáo dục nầy. Thiếu niên nam nữ Nhật được giới thiệu, hướng dẫn
trồng cây thu nhỏ ngay ở cấp tiểu học và trung học. Quan sát, người
ta dễ dàng nhận biết được tính tình của một con người qua cây cảnh
người ấy trồng. Cũng theo chiều hướng đó, có thể biết được tính tình
của nhà hội họa qua bức tranh của họ. Trong thuật trồng cây, những cây
cổ thụ tí hon trồng trong những chiếc chậu cạn, thu gọn trong khuôn
khổ bé nhỏ, có nhiều giá trị. Người chơi cây cảnh loại nầy phải là
những tay làm vườn lành nghề, say mê trong nghề và khiếu thẩm mỹ
cao.
Một cây dù nhỏ bao nhiêu cũng là một "đài kỷ niệm thiên nhiên", có kích thước, vô cùng tinh tế, biến đổi tùy theo môi trường, tùy theo các loại rêu mọc dưới gốc, tùy theo mực nước ngập tràn bộ rễ, tùy theo bóng hòn non bộ được đặt bên cạnh. Đó là những chất liệu của Bonsai. Người phương Đông có truyền thống ca ngợi và tôn trọng tuổi già. Bonsai là cách thể hiện tuổi già cây cỏ được thu nhỏ và trang trọng. Không làm lạ khi thấy thuật chơi Bonsai thịnh hành khắp nhiều nước phương Đông. Người già lại rất thích Bonsai. Trong những gia đình danh vọng tại Nhật, người có nhiệm vụ chăm sóc cho những công trình Bonsai thường là chủ nhân ông. Vị nầy vừa là y sĩ của cây, đồng thời là một nhà luyện kim ngày nào cũng nghiêng mình trên mấy mẫu đất thử nghiệm nhỏ được dựng trong những lồng kính để nghiên cứu. Một người lương thiện không tránh khỏi những lời đàm tiếu của dư luận chung quanh khi bán một cây cảnh mà không có ý kiến của người đã ra công trồng và chăm bón. Người giữ cây có một quyền lực tinh thần vô cùng thiêng liêng đối với các tác phẩm của ông ta đã từng ra công vun quén. Phải được người giữ cây cho phép mới được định đoạt số phận của các chậu cảnh. Phân tán các cây cảnh chẳng khác gì bán mất con cái của người giữ cây. Cho nên tại Nhật không thấy những chợ bán cây cảnh và người mua cũng tự trọng khi tiếp xúc vói kẻ bán cây cảnh. Giá cây cảnh ở đây rất cao.Có nhiều cây cảnh tí hon sống hàng thế kỷ, truyền từ đời nọ sang đời kia. Cứ mỗi lần đông đến, vũ trụ lặng yên, người ta đem trồng xuống đất để chúng lấy lại sức. Đợi đến xuân về, lại đưa chúng vào chậu dành riêng. Để có được một chiếc chậu cho thật vừa ý của Bonsai, có khi người chơi phải tốn rất nhiều năm lục tìm khắp các cửa hàng đặc biệt, các tiệm bán đồ xưa.
Cây cảnh là một công trình nghệ thuật dài lâu, không chút gì giống cách trồng củ uất kim hương hay củ lan dạ hương. Cây trồng cảnh có khi lưu truyền từ đời cha đến đời con. Người ta thường thấy có người đã mất hết sự nghiệp trong làm ăn, mà vẫn không chịu bán mấy cây cảnh tí hon của cha để lại. Vì chính người cha cũng đã thừa hưởng cây cảnh nầy của tiền nhân.
Đối tượng trồng Bonsai
Ở tại Nhật Bản, cũng có những cây trồng chậu (hachiue) ra hoa thật đẹp, tuy nhiên, điều đó không quan hệ gì đến cây cảnh thu nhỏ của Bonsai cả. Hai cách trồng và cảm thụ không giống nhau. Cây cảnh thu nhỏ bất cứ mùa nào cũng đẹp cả, dù đang ra hoa hay trụi lá. Ra hoa có cái đẹp của hoa; trụi lá có cái đẹp của cảnh tiêu sơ. Thiên nhiên luôn luôn phơi bày vẻ đẹp hoàn thiện của nó; - nói theo G. Ohsawa -. Người nước ngoài khi đến thăm nước Nhật thường ngạc nhiên vì không thấy những hoa đẹp khắp nơi như họ thường tưởng tượng đến.
Họ thường suy nghĩ rằng: Nhật Bản vốn là xứ lý tưởng nhất của tất cả các loài hoa. Nhưng khi đến đây, tham quan nhiều nơi, ngay cả khu vườn của các gia đình vọng tộc, họ chẳng thấy mấy cành hoa, mà chỉ thấy nhiều lá, cỏ, rong rêu là những thứ ban đầu họ không để ý đến. Người Tây Phương thường nghĩ và thích màu sắc hoa rực rỡ; người Nhật thì đi tìm vẻ đẹp tiêu sái trong thiên nhiên, hoa lá, đá, sỏi, rong rêu. Dù thô sơ, nhưng nói lên nhiều điều. Một trong những lý do đặc biệt khiến người ta ít quan tâm đến hoa trong những chậu cảnh tí hon là không thể nào thu nhỏ kích thước của hoa, để hoà hợp với những thành phần khác của cây; hoa khó thu nhỏ hơn lá. Cây cảnh có đủ cỡ vì kích thước của chậu có cái rộng mỗi chiều đến 2m, nhưng phần lớn thì không quá cao hơn 30cm. Những năm gần lại đây, người ta lại có kiểu "chơi cây cảnh bỏ túi" với những cây tí hon trồng trong chậu, mỗi chiều chừng 3cm đến 4cm là cùng. Như vậy, những cây hoa trà trồng trong cảnh không hợp, vì quá lớn đã không thể thu nhỏ. Anh đào và hải đường (khaido) cũng bị loại vì lý do tương tự: công hoa quá dài không thu ngắn lại được. Tuy nhiên, một loại anh đào núi, mới được khám phá trong những năm gần đây - anh đào Phú Sĩ - lại có thể trồng làm cảnh. Vài loại cây khác, như bách nhật hồng (hồng tử vi) (sarusuberi) cũng không thích hợp, vì đến mùa hoa, cành vươn ra quá dài, phá mất đi thế thăng bằng của cây và lớp rêu phong cũng đã mất đi phần duyên dáng. Những ví dụ trên đây cho thấy vì chọn những cây nào có thể thu nhỏ lại mới trồng trong khung khổ Bonsai.
Nguyên tắc tạo dáng
Trong cấu trúc Bonsai, số cánh hoa, nhiều hoặc ít, cũng góp phần tạo dáng cho hoa. Cánh hoa càng nhiều thì càng dài và càng làm cho dáng hoa tăng phần tao nhã. Thông thường, Bonsai thường thích những cánh hoa lẻ; hoa chùm không quý bằng hoa đơn chiếc. Tính lẻ loi, cô độc thường đi đôi với tính khiêm nhường, suy tư và thận trọng. Hoa mai Nhật Bản thường được chọn trong chiều hướng đó. Trồng cây cảnh thu nhỏ là một nghệ thuật ít tốn kém mà một người kéo xe hay một người giàu có, dòng dõi quí tộc đều có thể thực hành được. Trong bất cứ phòng khách nào của người Nhật cũng có chỗ dành riêng cho chậu cảnh. Chậu cây đặt trên một chiếc bàn con, phải vừa tầm nhìn của khách ngồi trong phòng để khách thấy được toàn thể mà khỏi nhướn người lên hay phải ngước mắt. Như thế khách mới đủ bình tĩnh nhận xét nghệ thuật cây cảnh, đồng thời cũng xuyên qua đó biết được tâm tính và thị hiếu của chủ nhà, đả biểu hiện rõ nét trong chậu cây yêu quý của họ. Trong phòng khách dường như thiếu vắng những đồ đạc, tranh ảnh, sắc màu rực rỡ, mục đích là để cho khách để ý đến cây cảnh đặt nơi trang trọng của căn phòng. Những câu chuyện xã giao của họ cũng khởi đầu bằng chuyện cây cảnh. Thưởng thức một vật bé nhỏ như thế đòi hỏi phải có tầm nhìn tinh tế, sâu sắc. Thành thử người Tây Phương đến đây trong giao dịch, thù tiếp với phong cách nầy nếu không hiểu được chút gì về Bonsai, cũng là chuyện thiệt thòi, trở ngại. Chính vì thế, trong thị trường người Nhật không ghi danh mục Bonsai, vì theo họ, đưa một chậu Bonsai ra nước ngoài trong hoàn cảnh đó, khiến cho cây cô đơn vô cùng.
Phong cách đặc thù của Bonsai
Thật ra, Bonsai của Nhật cũng có những nét đặc thù. Nét nầy do ý thức của người trồng và sự quý mến cây cảnh. Người ta thường cho rằng nghệ thuật trồng cây cảnh nầy bắt nguồn từ Trung Quốc du nhập và đã có từ đời Đường, Tống. Người Nhật cũng thường du nhập văn hoá, nghệ thuật nước ngoài. Sự du nhập nầy nhiều khi quá đáng, theo quan sát nhiều người. Tuy nhiên, có một điều phải xác nhận là một khi du nhập, thì người Nhật đã biến đổi theo thần trí và hồn tính của mình. Bonsai cũng nằm trong phạm trù nầy. Những chậu cây cảnh Trung Quốc giống như những chậu diệp lan, thường thấy chưng bày trong nhiều khách sạn Âu Mỹ. Nhưng nhìn kỹ, sẽ thấy thiếu sinh khí, hỗn độn, không đặt đúng cách, thậm chí khôngai đoái hoài đến. Chậu cảnh của Nhật thì khác hẳn. Mỗi chậu đều tuân thủ quy luật chính xác, không lẫn lộn vào đâu được, nếu để bên cạnh Bonsai Trung Quốc. Nghệ nhân Bonsai rất am tường quy luật đó. Họ có thứ triết lý riêng cho Bonsai. Triết lý đó là: Chậu cây cảnh là tượng trưng cho sự khắc khổ và khôn ngoan. Hiểu được nghệ thuật đó đã không dễ. Cây cảnh thu nhỏ tiêu biểu cho một cây già lâu năm, đứng trơ trọi một mình trong vũ trụ bao la, có dáng dấp và phong thái rất đẹp. Tạo được hình ảnh như thế cho một cây bé nhỏ chỉ cao khoảng 30cm thường trồng bằng hạt quả là việc không phải dễ dàng gì! Nhưng đó lại là một điều cần thiết trong bước khởi đầu.
Theo người Nhật, bất cứ việc gì muốn được xem là toàn thiện thì không những phải hội đủ các đặc tính vật chất, mà còn mang một tính chất không thể cân lường, không thể nhìn thấy, hướng về cõi vô hình. Người Nhật gọi tên là "sabi". Thuật ngữ "sabi" thật khó dịch ra đúng nghĩa. Có người tạm dịch là "patine", tức là lớp meo mốc, rêu phong, bám vào vật bằng đồng cũ, vào tấm bia cổ. Nhưng "sabi" lại có tính chất tinh tế hơn. Những bậc thầy về Bonsai có nhiều bí quyết để tạo ra nét rêu phong như thế. Không thể dán vào tùy tiện được. Gọi đó là nghề gia truyền, quả không ngoa. Thị trường cây cảnh Mỹ cũng bán sabi! Nhưng đó là giả tạo. Họ không hiểu ý nghĩa của sabi trong nghệ thuật. Đừng nói đến việc tạo sabi đúng phẩm chất. Chúng ta có thể hiểu thêm, khi đi sâu vào. Trong Bonsai Nhật, đôi loại vỏ cây sù sì nhưng mềm tự nhiên có được rêu phong, nhưngphần đông lại không có. Một cây hoàn hảo về mọi mặt trong phép trồng nầy, nhưng thiếu điểm tạo rêu phong nầy tức là chưa đạt. Bonsai thường mang tính "già nua". Có nhiều đặc tính góp phần tạo ra cảm giác "già nua cực độ". Muốn vậy, cần có thời gian. Từ khimới mọc cho đến khi chết, không một bộ phận nào của cây cỏ giữ nguyên tỉ lệ kích thước, vóc dáng, màu sắc của lá, của rễ, của cành. Những thay đổi đó thường gây trở ngại trong việc tái tạo những đường nét chi li trong một mô hình thu nhỏ. Trong phạm vi nầy, người Nhật thường có những "mặc ước" gọi là "ngoại luật" (licences) về thẩm mỹ. Điều nầy cũng giống như ngoại luật trong thi ca. Chơi cây cảnh cũng là một nghệ thuật. Trong phạm vi Bonsai cũng thế. Chẳng hạn như người ta có thể châm chước một cây cảnh có lá không tương xứng với thân và cành vì tương đối lớn, mặc dù đã tìm mọi cách làm cho chúng nhỏ lại và tạo lớp rêu phong cần thiết. Người Nhật cũng chấp nhận một thân cây to đến độ nào đó, quá khổ nếu so với chiều cao của cây. Trong nghệ thuật Nhật, thường có những đột phá đó. Họ đã quen với tính "không tỉ lệ". Cũng như đọc thơ Haiku, xem loại kịch "Nôh". Thơ thì quá gọn, kịch có khi không lời. Cây cảnh Nhật không ra ngoài tính chất nghệ thuật đó.
Tính tự nhiên của Bonsai
Một cây cảnh toàn hảo không mang dấu vết gì, kể cả những vết uốn nắn mà nó phải trải qua. Người ta thường ví điều nầy như một người đàn bà từng sống trong khuôn khổ, luôn luôn giữ nụ cười đôn hậu, không để lộ nét khổ đau. Một hiệp sĩ từ chiến trường về phải quên đi những thương tích trên mình, không kể lể với ai. Cây cảnh cũng tương tự như vậy. Không để lại dấu vết nào về thương tích cả. Nghệ thuật Bonsai trọng về tự nhiên. Vỏ cây sần sùi, lồi lõm không đều, mặc dù phủ lớp rêu phong, nhưng phải là không có sự chắp nối, chiết cắt. Những cành vô dụng phải được cắt bỏ đi từ khi mới nhú ra, chẳng khác nào chữa trị tật xấu trẻ em. Tất cả thành phần trong cây cảnh phải hoà hợp, cành không nên già hơn rễ, rễ không già hơn cành. Khác đi, tức là giả tạo.
Một số nét kỹ thuật nhấn mạnh điểm nầy. Quan sát thì rõ. Đầu cây càng già thì càng tròn, trông giống như cái tán. Trái lại cây còn non thì đầu nhọn, được hiểu như tham vọng chưa được thoả mãn, trông thật trơ trẻn. Cũng như người, đến một lúc nào, cây cũng phải biết "an phận" của mình. Không gì khó coi hơn, một cây đã già nua mà "không biết nhẫn", cứ chìa đầu ra, hếch mặt lên trời. Đó là mất quân bình. Cũng là kém khôn ngoan, đã chống lại minh triết của tạo hoá. Chơi cây cảnh phải hiểu nguyên tắc nầy. Muốn tạo cho phần trên cùng của cây bé nhỏ có dáng tròn xinh xắn, cần phải tác động bằng nhiều cách. Hiệu quả tốt nhất là độ cạn của chậu. Các cành đều lệ thuộc ít nhiều vào rễ, vì rễ nuôi cành. Rễ đâm thẳng xuống, thì đầu cây phải nhọn. Rễ đâm ngang thì đầu bằng.
Khi mùa đông đến, người ta bứng cây ra đặt xuống đất trong vườn theo phương pháp hồi xuân, những cành trên thường chỉa lên trời vì đâm rễ xuống. Hiểu nguyên tắc nầy sẽ tạo nên tán tròn. Với những ý niệm kể trên, một cây cổ thụ hoàn toàn lý tưởng trong Bonsai phải thể hiện được thế quân bình thiêng liêng trong vũ trụ. Đầu trên của cây hơi cong tròn, trông vẻ khiêm tốn. Nếu không, cây sẽ mất hết ý nghĩa. Tuy nhiên, người ta cũng thấy đột phá một vài cây cổ thụ có những cành bên trên ngả mạnh về sau. Trông tưởng như những trận cuồng phong làm cho xô dạt về một phía. Đó là thể hiện sự khổ đau của những người không muốn an phận, thủ thường. Có những người vào tuổi xế chiều vẫn còn bon chen, mưu danh đoạt lợi. Họ sẽ bị đánh bạt như loại cây nầy. Ngũ hành trong vũ trụ bẻ gãy họ. Người Nhật ít thích kiểu dáng nầy.
Những cách trồng Bonsai
Ở tại Nhật Bản, cũng có những cây trồng chậu (hachiue) ra hoa thật đẹp, tuy nhiên, điều đó không quan hệ gì đến cây cảnh thu nhỏ của Bonsai cả. Hai cách trồng và cảm thụ không giống nhau. Cây cảnh thu nhỏ bất cứ mùa nào cũng đẹp cả, dù đang ra hoa hay trụi lá. Ra hoa có cái đẹp của hoa; trụi lá có cái đẹp của cảnh tiêu sơ. Thiên nhiên luôn luôn phơi bày vẻ đẹp hoàn thiện của nó; - nói theo G. Ohsawa -. Người nước ngoài khi đến thăm nước Nhật thường ngạc nhiên vì không thấy những hoa đẹp khắp nơi như họ thường tưởng tượng đến.
Họ thường suy nghĩ rằng: Nhật Bản vốn là xứ lý tưởng nhất của tất cả các loài hoa. Nhưng khi đến đây, tham quan nhiều nơi, ngay cả khu vườn của các gia đình vọng tộc, họ chẳng thấy mấy cành hoa, mà chỉ thấy nhiều lá, cỏ, rong rêu là những thứ ban đầu họ không để ý đến. Người Tây Phương thường nghĩ và thích màu sắc hoa rực rỡ; người Nhật thì đi tìm vẻ đẹp tiêu sái trong thiên nhiên, hoa lá, đá, sỏi, rong rêu. Dù thô sơ, nhưng nói lên nhiều điều. Một trong những lý do đặc biệt khiến người ta ít quan tâm đến hoa trong những chậu cảnh tí hon là không thể nào thu nhỏ kích thước của hoa, để hoà hợp với những thành phần khác của cây; hoa khó thu nhỏ hơn lá.
Cây cảnh có đủ cỡ vì kích thước của chậu có cái rộng mỗi chiều đến 2m, nhưng phần lớn thì không quá cao hơn 30cm. Những năm gần lại đây, người ta lại có kiểu "chơi cây cảnh bỏ túi" với những cây tí hon trồng trong chậu, mỗi chiều chừng 3cm đến 4cm là cùng.Như vậy, những cây hoa trà trồng trong cảnh không hợp, vì quá lớn đã không thể thu nhỏ. Anh đào và hải đường (khaido) cũng bị loại vì lý do tương tự: công hoa quá dài không thu ngắn lại được. Tuy nhiên, một loại anh đào núi, mới được khám phá trong những năm gần đây - anh đào Phú Sĩ - lại có thể trồng làm cảnh. Vài loại cây khác, như bách nhật hồng (hồng tử vi) (sarusuberi) cũng không thích hợp, vì đến mùa hoa, cành vươn ra quá dài, phá mất đi thế thăng bằng của cây và lớp rêu phong cũng đã mất đi phần duyên dáng. Những ví dụ trên đây cho thấy vì chọn những cây nào có thể thu nhỏ lại mới trồng trong khung khổ Bonsai.
Trong cấu trúc Bonsai, số cánh hoa, nhiều hoặc ít, cũng góp phần tạo dáng cho hoa. Cánh hoa càng nhiều thì càng dài và càng làm cho dáng hoa tăng phần tao nhã. Thông thường, Bonsai thường thích những cánh hoa lẻ; hoa chùm không quý bằng hoa đơn chiếc. Tính lẻ loi, cô độc thường đi đôi với tính khiêm nhường, suy tư và thận trọng. Hoa mai Nhật Bản thường được chọn trong chiều hướng đó. Trồng cây cảnh thu nhỏ là một nghệ thuật ít tốn kém mà một người kéo xe hay một người giàu có, dòng dõi quí tộc đều có thể thực hành được. Trong bất cứ phòng khách nào của người Nhật cũng có chỗ dành riêng cho chậu cảnh. Chậu cây đặt trên một chiếc bàn con, phải vừa tầm nhìn của khách ngồi trong phòng để khách thấy được toàn thể mà khỏi nhướn người lên hay phải ngước mắt. Như thế khách mới đủ bình tĩnh nhận xét nghệ thuật cây cảnh, đồng thời cũng xuyên qua đó biết được tâm tính và thị hiếu của chủ nhà, đả biểu hiện rõ nét trong chậu cây yêu quý của họ.
Trong phòng khách dường như thiếu vắng những đồ đạc, tranh ảnh, sắc màu rực rỡ, mục đích là để cho khách để ý đến cây cảnh đặt nơi trang trọng của căn phòng. Những câu chuyện xã giao của họ cũng khởi đầu bằng chuyện cây cảnh. Thưởng thức một vật bé nhỏ như thế đòi hỏi phải có tầm nhìn tinh tế, sâu sắc. Thành thử người Tây Phương đến đây trong giao dịch, thù tiếp với phong cách nầy nếu không hiểu được chút gì về Bonsai, cũng là chuyện thiệt thòi, trở ngại. Chính vì thế, trong thị trường người Nhật không ghi danh mục Bonsai, vì theo họ, đưa một chậu Bonsai ra nước ngoài trong hoàn cảnh đó, khiến cho cây cô đơn vô cùng. Thật ra, Bonsai của Nhật cũng có những nét đặc thù. Nét nầy do ýthức của người trồng và sự quý mến cây cảnh. Người ta thường cho rằng nghệ thuật trồng cây cảnh nầy bắt nguồn từ Trung Quốc du nhập và đã có từ đời Đường, Tống. Người Nhật cũng thường du nhập văn hoá, nghệ thuật nước ngoài. Sự du nhập nầy nhiều khi quá đáng, theo quan sát nhiều người.
Tuy nhiên, có một điều phải xác nhận là một khi du nhập, thì người Nhật đã biến đổi theo thần trí và hồn tính của mình. Bonsai cũng nằm trong phạm trù nầy. Những chậu cây cảnh Trung Quốc giống như những chậu diệp lan, thường thấy chưng bày trong nhiều khách sạn Âu Mỹ. Nhưng nhìn kỹ, sẽ thấy thiếu sinh khí, hỗn độn, không đặt đúng cách, thậm chí khôngai đoái hoài đến. Chậu cảnh của Nhật thì khác hẳn. Mỗi chậu đều tuân thủ quy luật chính xác, không lẫn lộn vào đâu được, nếu để bên cạnh Bonsai Trung Quốc. Nghệ nhân Bonsai rất am tường quy luật đó. Họ có thứ triết lý riêng cho Bonsai. Triết lý đó là: Chậu cây cảnh là tượng trưng cho sự khắc khổ và khôn ngoan. Hiểu được nghệ thuật đó đã không dễ. Cây cảnh thu nhỏ tiêu biểu cho một cây già lâu năm, đứng trơ trọi một mình trong vũ trụ bao la, có dáng dấp và phong thái rất đẹp. Tạo được hình ảnh như thế cho một cây bé nhỏ chỉ cao khoảng 30cm thường trồng bằng hạt quả là việc không phải dễ dàng gì! Nhưng đó lại là một điều cần thiết trong bước khởi đầu.
Theo người Nhật, bất cứ việc gì muốn được xem là toàn thiện thì không những phải hội đủ các đặc tính vật chất, mà còn mang một tính chất không thể cân lường, không thể nhìn thấy, hướng về cõi vô hình. Người Nhật gọi tên là "sabi". Thuật ngữ "sabi" thật khó dịch ra đúng nghĩa. Có người tạm dịch là "patine", tức là lớp meo mốc, rêu phong, bám vào vật bằng đồng cũ, vào tấm bia cổ. Nhưng "sabi" lại có tính chất tinh tế hơn. Những bậc thầy về Bonsai có nhiều bí quyết để tạo ra nét rêu phong như thế. Không thể dán vào tùy tiện được. Gọi đó là nghề gia truyền, quả không ngoa. Thị trường cây cảnh Mỹ cũng bán sabi! Nhưng đó là giả tạo. Họ không hiểu ý nghĩa của sabi trong nghệ thuật. Đừng nói đến việc tạo sabi đúng phẩm chất. Chúng ta có thể hiểu thêm, khi đi sâu vào.
Trong Bonsai Nhật, đôi loại vỏ cây sù sì nhưng mềm tự nhiên có được rêu phong, nhưngphần đông lại không có. Một cây hoàn hảo về mọi mặt trong phép trồng nầy, nhưng thiếu điểm tạo rêu phong nầy tức là chưa đạt. Bonsai thường mang tính "già nua". Có nhiều đặc tính góp phần tạo ra cảm giác "già nua cực độ". Muốn vậy, cần có thời gian. Từ khimới mọc cho đến khi chết, không một bộ phận nào của cây cỏ giữ nguyên tỉ lệ kích thước, vóc dáng, màu sắc của lá, của rễ, của cành. Những thay đổi đó thường gây trở ngại trong việc tái tạo những đường nét chi li trong một mô hình thu nhỏ. Trong phạm vi nầy, người Nhật thường có những "mặc ước" gọi là "ngoại luật" (licences) về thẩm mỹ. Điều nầy cũng giống như ngoại luật trong thi ca. Chơi cây cảnh cũng là một nghệ thuật. Trong phạm vi Bonsai cũng thế. Chẳng hạn như người ta có thể châm chước một cây cảnh có lá không tương xứng với thân và cành vì tương đối lớn, mặc dù đã tìm mọi cách làm cho chúng nhỏ lại và tạo lớp rêu phong cần thiết.
Người Nhật cũng chấp nhận một thân cây to đến độ nào đó, quá khổ nếu so với chiều cao của cây. Trong nghệ thuật Nhật, thường có những đột phá đó. Họ đã quen với tính "không tỉ lệ". Cũng như đọc thơ Haiku, xem loại kịch "Nôh". Thơ thì quá gọn, kịch có khi không lời. Cây cảnh Nhật không ra ngoài tính chất nghệ thuật đó. Một cây cảnh toàn hảo không mang dấu vết gì, kể cả những vết uốn nắn mà nó phải trải qua. Người ta thường ví điều nầy như một người đàn bà từng sống trong khuôn khổ, luôn luôn giữ nụ cười đôn hậu, không để lộ nét khổ đau. Một hiệp sĩ từ chiến trường về phải quên đi những thương tích trên mình, không kể lể với ai. Cây cảnh cũng tương tự như vậy. Không để lại dấu vết nào về thương tích cả.
Nghệ thuật Bonsai trọng về tự nhiên. Vỏ cây sần sùi, lồi lõm không đều, mặc dù phủ lớp rêu phong, nhưng phải là không có sự chắp nối, chiết cắt. Những cành vô dụng phải được cắt bỏ đi từ khi mới nhú ra, chẳng khác nào chữa trị tật xấu trẻ em. Tất cả thành phần trong cây cảnh phải hoà hợp, cành không nên già hơn rễ, rễ không già hơn cành. Khác đi, tức là giả tạo.
Một số nét kỹ thuật nhấn mạnh điểm nầy. Quan sát thì rõ. Đầu cây càng già thì càng tròn, trông giống như cái tán. Trái lại cây còn non thì đầu nhọn, được hiểu như tham vọng chưa được thoả mãn, trông thật trơ trẻn. Cũng như người, đến một lúc nào, cây cũng phải biết "an phận" của mình. Không gì khó coi hơn, một cây đã già nua mà "không biết nhẫn", cứ chìa đầu ra, hếch mặt lên trời. Đó là mất quân bình. Cũng là kém khôn ngoan, đã chống lại minh triết của tạo hoá. Chơi cây cảnh phải hiểu nguyên tắc nầy. Muốn tạo cho phần trên cùng của cây bé nhỏ có dáng tròn xinh xắn, cần phải tác động bằng nhiều cách. Hiệu quả tốt nhất là độ cạn của chậu. Các cành đều lệ thuộc ít nhiều vào rễ, vì rễ nuôi cành. Rễ đâm thẳng xuống, thì đầu cây phải nhọn. Rễ đâm ngang thì đầu bằng.
Khi mùa đông đến, người ta bứng cây ra đặt xuống đất trong vườn theo phương pháp hồi xuân, những cành trên thường chỉa lên trời vì đâm rễ xuống. Hiểu nguyên tắc nầy sẽ tạo nên tán tròn. Với những ý niệm kể trên, một cây cổ thụ hoàn toàn lý tưởng trong Bonsai phải thể hiện được thế quân bình thiêng liêng trong vũ trụ. Đầu trên của cây hơi cong tròn, trông vẻ khiêm tốn. Nếu không, cây sẽ mất hết ý nghĩa. Tuy nhiên, người ta cũng thấy đột phá một vài cây cổ thụ có những cành bên trên ngả mạnh về sau. Trông tưởng như những trận cuồng phong làm cho xô dạt về một phía. Đó là thể hiện sự khổ đau của những người không muốn an phận, thủ thường. Có những người vào tuổi xế chiều vẫn còn bon chen, mưu danh đoạt lợi. Họ sẽ bị đánh bạt như loại cây nầy. Ngũ hành trong vũ trụ bẻ gãy họ. Người Nhật ít thích kiểu dáng nầy.
NGHỆ THUẬT CẮM HOA
Trong thiên nhiên, hoa được xem là "sứ giả của cái đẹp" trong vạn vật; hoa biểu trưng cho sức sống nở rộ và sự sống tràn đầy. Cắm hoa là một nghệ thuật kết hợp khéo léo giữa nghệ thuật và những bông hoa; vì thế nghệ thuật cắm hoa trở nên thanh tao, lịch sự trong trang trí, phòng ăn, chính thất.
Ngày nay chiêm ngưỡng những tác phẩm cắm hoa, tìm hiểu và nắm vững được nghệ thuật cắm hoa đã trở thành ước muốn ngày càng mãnh liệt của nhiều người, nhất là phái nữ. Tuy nhiên, nắm vững được nghệ thuật cắm hoa đã không là chuyện giản đơn. Nó đòi hỏi người cắm hoa phải thông qua quan sát trong thực tế, nắm bắt được "cái thần" của hoa lá, hiểu được quy luật biến hoá của cây cỏ, hoà đồng của màu sắc.
Một tác phẩm cắm hoa có nghệ thuật cao là một tác phẩm truyền đạt được vẻ đẹp của hoa lá đến cho người thưởng thức. Từ trước, nghệ thuật cắm hoa có nhiều trường phái. Do có sự khác nhau về khu vực, môi trường, bối cảnh văn hoá, không gian phát triển, cho nên nghệ thuật cắm hoa cũng khác nhau. Nghệ thuật nầy bắt nguồn từ 3 nơi khác nhau: cắm hoa kiểu Nhật, cắm hoa kiểu Trung Quốc, cắm hoa kiểu Tây Phương.
Hoa trong tư tưởng Thiền thường mang tính đặc biệt. Trong cách hiểu và cách nhìn, đã có những tương thông đặc biệt.
Như Phật thoại "Niêm hoa vi tiếu". Khi đức Phật trên núi Linh Thứu xoay một bông hoa trên đỉnh đầu các ngón tay, rồi đưa ra trước tăng chúng. Hết thảy đều im lặng. Chỉ duy vị đại đệ tử của ngài là Ma Ha Ca Diếp (Maha Kasyapa) mỉm cười. Phật nói: "Ta có con mắt của Chánh Pháp, diệu tâm của Niết bàn, thực tướng của vô tướng. Pháp nầy siêu việt ngôn từ, nay trao truyền Ca Diếp". Từ đó khởi đầu việc truyền pháp từ đức Thích Ca Mâu Ni cho các đệ tử. Niêm hoa (Nenge) nghĩa là " cầm một bông hoa". "Cầm một bông hoa" tỏ ra rằng Phật tán thưởng bông hoa ấy; hoa với Ngài là một. Quan sát việc nầy Ma Ha Ca Diếp mỉm cười tán thưởng cái "nhất như" đó. Vô Môn phiếm bàn: "Nếu hết thảy Thánh chúng khi đó đều mỉm cười thì Phật trao cho ai? Hoặc hôm đó Ca Diếp không mỉm cười, thì đức Thích Ca làm sao trao Pháp?" Nhìn qua chỉ là việc cầm một bông hoa, không hơn, không kém. "Cứ làm đi!" là một Thiền ngữ quan trọng.
Nghệ thuật cắm hoa Trung Quốc
Lịch sử trồng hoa của người Trung Quốc vốn có từ lâu đời. Thời nào, vùng nào cũng có nhiều sách viết về hoa. Những ghi chép trong di tích cổ cũng có miêu tả về cách trồng hoa. Bên cạnh việc trồng hoa, nghệ thuật cắm hoa ở đây cũng có lịch sử và truyền thống lâu đời. Thoạt đầu, nghệ thuật về hoa chỉ hạn chế ở những khu trồng hoa cảnh, bó hoa, hoa cài lên tóc. Về sau, có tục dâng hoa cúng Phật, cúng Thần. Trong "Nam Sử" thời Lục Triều có ghi chép về nghệ thuật cắm hoa. Thời đó, các loại hoa và cây chính là: tùng, bách, trúc, thủy tiên.
Con người dùng hoa để nói lên một số đạo nghĩa. Thời đó, hoa chỉ được trồng trong các loại chậu; không có bình cắm. Vào đời Đường, nghệ thuật về hoa đã phát triển mạnh, nghệ thuật cắm hoa đã đi vào cung đình. Nhiều sách viết về nghệ thuật cắm hoa cũng được xuất bản; nổi tiếng là cuốn "Hoa cửu tích".
Đời Tống, nghệ thuật cắm hoa trong bình được cải thiện hơn. Đến đời Minh, thì nghệ thuật cắm hoa Trung Quốc đã lên đến tột đỉnh, lưu hành đến nay. Những sách nghiên cứu về nghệ thuật cắm hoa trong thời kỳ nầy phải kể đến "Bình hoa phổ", "Bình hoa tam thuyết", "Bình sử". Riêng về "Bình Sử" được truyền sang Nhật, dịch nhiều lần trở thành tài liệu hướng dẫn nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản.
Ngoài việc coi trọng về hình dáng, màu sắc và mùi hương của hoara, nghệ thuật cắm hoa kiểu Trung Quốc còn chú trọng đến "hoa đức". Theo họ, hình dáng, màu sắc và mùi hương chỉ là "hữu hình"; còn "hoa đức" thì lại trừu tượng, thường mang ý nghĩa tượng trưng; chẳng hạn như lấy sự mềm mại của hoa để so sánh với vẻ đẹp yểu điệu của nữ giới; đồng thời, cũng cách chọn hoa những để mô tả đức độ của bậc chính nhân, quân tử. Điều nầy đã trở thành một đặc tính riêng của nghệ thuật cắm hoa Trung Quốc.
Nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản
Hoa đạo Nhật Bản bắt nguồn từ Trung Quốc, vào nước nầy đồng thờivới nghi thức dâng hoa cúng Phật. Người Nhật đã nhanh chóng biến thành nghệ thuật riêng nước mình, trở thành nghệ thuật truyền thống. Trong thời gian lâu dài, nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản dùng trong tế tự đền miếu, đàn tế, lưu hành trong giới tăng lữ. Đến thế kỷ VII, việc dâng hoa thờ được phổ biến trong lễ cúng dân gian, nhưng nghệ thuật về hoa cỏ vẫn chưa thịnh hành. Vào thế kỷ X, dùng hoa chẳng những trong lễ hội, mà còn để trang trí nhà cửa. Vào thế kỷ XIII, trong các đền miếu đã bắt đầu xuất hiện phương pháp cắm hoa và tạo hoa hình sen.
Tới thế kỷ thứ XIV, giới quý tộc Nhật có những ngày lễ hội thưởng hoa hằng năm gọi là "Hoa ngự hội" (thi cắm hoa), coi cắm hoa như là một môn nghệ thuật tiêu khiển, nhàn dật; kể từ đó trở đi, cắm hoa đã thoát dần màu sắc tôn giáo thuần túy, bước vào cung đình và các gia đình võ sĩ, quý tộc, trở thành một sản phẩm nghệ thuật để trang trí và xuất hiện trong những lễ hội.
Cũng từ đó hình thức cắm hoa bắt đầu được quy phạm hóa, vừa coi trọng chủ đề tư tưởng, vừa tôn sùng thiên nhiên; họ thường dùng 7 - 9 cành hoa, kết hợp với một số lá: hình thức "lập hoa" thời kỳ đầu tiên tại Nhật.
Vào thế kỷ XV - XVI, cắm hoa đã được phổ cập rộng rãi, nghệ thuật cắm hoa có những bước phát triển mạnh mẽ, phong cách nghệ thuật nầy cũng đã có những bước biến đổi tuơng đối lớn; ngoài hình thức "lập hoa" đã hoàn thiện, lại còn có hình thức "sinh hoa". Đây là hình thức cắm 3 cành hoa chính, tượng trưng cho Trời, Đất, Người.
Tác phẩm thường đơn giản, trong sáng, thanh nhã, được phổ cập và phát triển mạnh mẽ. Như thế, triết lý và tư tưởng từng bước đi vào nghệ thuật cắm hoa. Vào cuối thế kỷ XVII, "Bình sử" xâm nhập Nhật Bản và được phát huy, tạo thành "trường phái Hoằng Ðạo". Sau thế kỷ XVIII, Nhật Bản tiếp tục xuất hiện trường phái cắm hoa "Tự do"; trường phái nầy không giống như "lập hoa" và "sinh hoa", mà dựa vào trực giác và cảm giác, kết hợp với nhau tùy ý niệm của mỗi người, không quá câu nệ vào hình thức nào. Đến thế kỷ XIX, nghệ thuật cắm hoa của Nhật vào giai đoạn thoái trào, do ảnh hưởng của xã hội và chính trị thời đó; mãi cho đến năm 1887, mới được hồi phục trở lại; tuy nhiên, trong giai đoạn nầy, với việc giao lưu cùng nhiều dòng nghệ thuật nước ngoài, nhất là ảnh hưởng của văn hoá Tây Phương cho nên phong trào cắm hoa của Nhật lại chuộng về kiểu "Thịnh hoa" (tức là kiểu Moribana).
Hoa đạo của Nhật từ đó cũngđã chuyển hướng, từ cắm hoa trong bình cao lại chuyển sang bình thấp và nông. Kiểu cắm hoa Moribana có thể được coi là bước đột phá trong lịch sử cắm hoa Nhật Bản; tuy nhiên bước đột phá nầy vẫn chưa làm cho giới thưởng thức hoa và nghiên cứu cắm hoa Nhật bản thoả mãn. Vào thế kỷ XX, hoa đạo Nhật Bản có chuyển hoá khác, mang tính chất lịch sử; đó là sự xuất hiện kiểu cắm hoa "Tự do" (Free style arrangement), hay còn gọi là kiểu cắm hoa "tiền vệ" (Avant - garde Ikebana). Ở một mức độ nào đó, kiểu cắm hoa nầy có những đường nét gần gủi với phong cách cắm hoa hiện đại của Tây Phương. Với người Nhật, chính lối nầy đã mang lại cho nghệ thuật cắm hoa Nhật trở nên rực rỡ, chói sáng. Người Nhật thường truyền tụng những giai thoại về nhìn hoa, thưởng hoa và vẽ hoa.
Một bậc thầy hoa cảnh Nhật Bản ngày nọ đi xem triển lãm hội họa. Ông đứng nhìn bức tranh vẽ nhánh hoa huệ giữa một khu vườn. Saukhi ngắm nghía hồi lâu, vị hoa sư bèn hỏi tác giả của bức tranh:
- Có phải ông vẽ phỏng theo một nhánh hoa mà người ta cắt bán cho ông không?
- Thưa thầy, đúng vậy. Nhưng sao thầy biết?
- Có cái gì thiếu vắng ở nhánh hoa của ông khiến tôi thấy được đây là hoa chết chứ không phải là hoa sống. Cái thiếu vắng đó là quầng sáng vô hình của sự sống, tuy tôi không cắt nghĩa được nhưng cảm thấy rõ ràng.
- Thưa thầy, quả cặp mắt của thầy không phải là mắt của người phàm. Trong giai thoại hoa Nhật, có hàng ngàn mẫu chuyện như vậy.
Nói chung, người sành về hoa có thể nhìn suốt từ trước đến sau, từ nội tâm ra ngoại cảnh.
Nghệ thuật cây cảnh Tây Phương
Nghệ thuật cây cảnh Tây Phương bắt nguồn từ khu vực ven Địa Trung Hải và phát triển đến ngày nay, đã trở thành một trong những trào lưu nghệ thuật cắm hoa chính - cắm hoa theo phong cách Tây Phương. Lịch sử cắm hoa ở đây vốn có từ lâu đời. Sách sử và di tích khảo cổ cho biết: Ngay từ những năm 2,000 trước Công nguyên, thời kỳ của nền "Văn minh sông Nil", tại Ai Cập đã có những bức họa trên tường đá, mô tả việc dùng hoa sen và hoa thủy tiên trong cách trang trí. Cũng có người dùng những loại hũ có miệng hẹp để cắm hoa. Trong Kim Tự Tháp của Ai Cập, người ta cũng đã phát hiện ra dấu tích của một loài hoa hoá thạch. Đó là loại tường vi, rất phổ biến trên đất nước nầy.
Phương pháp cắm hoa trong giai đoạn nầy còn thô sơ: vừa không có vẻ đẹp về đường nét, lại vừa không có những kết hợp nhiều loại hoa bên cạnh nhau. Từ thời kỳ Cổ Hy Lạp cho đến thời Hậu Kỳ Cổ La Mã, người ta thường dùng hoa vàng để trang trí trong những lễ hội. Thiếu nữ cũng thường đội những vương miện được kết bằng hoa hồng. Kiểu dáng nầy biểu trưng cholòng chung thủy trong thuật yêu đương. Thành thử trong nghệ thuật cắm hoa và kết hoa Tây Phương, kiểu nầy vẫn còn bảo lưu cho đến ngày nay, với những thay đổi qua từng thời đại. Có hai kiểu cắm hoa trong giai đoạn nầy: cắm hoa ở lọ và cắm hoa trong lẵng.
Vào thế kỷ XIX, hạng quý tộc, thượng lưu Tây Phương bắt đầu quan tâm và say mê nghệ thuật cắm hoa, từ việc xử lý nghệ thuật cắm hoa cho đến cách phối hợp màu sắc nhiều loại hoa. Ngoài ra, cũng có những nghệ nhân chế tác các bình hoa, chậu hoa đủ kiểu dáng; có người lại chuyên nghiên cứu về không gian cắm hoa. Họ đề ra những nguyên tắc về cắm hoa, với nhiều trường phái. Tính ra có 32 trường phái cắm hoa khác nhau. Nhờ phát triển, nên cắm hoa đã trở thành một lối trang trí và thưởng ngoạn trong bất cứ hội họp, tiệc tùng, nhàn đàm. Vào đầu thế kỷ XX, nhà nghệ thuật học Gertrude Jekyll cho xuất bản cuốn "Flower decoration in the home" có tác dụng gợi mở rấtlớn trong nghệ thuật cắm hoa sau nầy. Đây là nền tảng của nghệ thuật cắm hoa Tây Phương hiện đại. Những thập niên gần lại đây, nghệ thuật cắm hoa Tây Phương đã chịu ảnh hưởng của Hoa đạo Nhật cũng như Thiền Phái. Do đó, đã nẩy sinh những kiểu cắm hoa đa dạng, thiên về triết lý.
Nghệ thuật cắm hoa cổ điển chỉ hạn chế ở chỗ căm hoa vào bình. Người cắm hoa chỉ chọn một cành ít hoa, rồi tạo hình và chọn độ dài thích hợp. Hình thức cắm hoa trong thời đó còn đơn giản, thuần phác, thường chỉ giữ lại kiểu dáng của ho, chứ không gia công về mặt kỹ thuật và nghệ thuật. Lọ hoa đa phần bằng gốm; ngoài ra, trong giới quý tộc, vương tước thì dùng những thứ lọ bằng ngọc thạch, thủy tinh. Trong những bức hoa cổ điển cho thấy: màu sắc thiên về sự rực rỡ, chói chang.
Trong nghệ thuật cắm hoa cổ điển Trung Quốc thường tạo ra những khoảng trống thích hợp giữa các cành hoa với nhau; nhờ thế tạo nét thanh nhã. Nghệ thuật cổ điển Nhật thường tận dụng cành lá đơn giản, thể hiện rõ đường nét của cành hoa. Cắm hoa cổ điển Tây Phương thích sự đàng bệ, dùng hoa nhiều, bình to. Nghệ thuật cắm hoa hiện đại không những được sáng tác dựa theo nguyên tắc cắm hoa cơ bản, cũng không đơn thuần thể hiện sự hoà hợp của thiên nhiên, mà chủ đích là để biểu đạt quan niệm và tư tưởng của cá nhân mỗi người.
Sáng tạo là chủ điểm của nghệ nhân cắm hoa hiện nay; trong bất cứ cành lá được sắp xếp bên cạnh nhau, kể cả những khoảng trống không gian cũng đều muốn gửi gắm một ý tưởng riêng tư của mình. Ngôn ngữ của từng cây hoa cũng được họ chú tâm trong việc chọn lọc. Trong nghệ thuật cắm hoa hiện đại, cần phải có trí tưởng tượng lựa chọn cành hoa nào, thiết kế ra sao, cách tạo hình theo chủ điểm gì? Với họ, chậu hoa là nguồn thơ, là nguồn tư tưởng, triết học.Mỗi công trình cắm hoa phải là một giá trị biểu cảm. Phải bỏ nhiều thì giờ suy nghiệm, cân nhắc, trước khi bắt tay vào. Thành thử, những trường phái "cắm hoa tự do", "cắm hoa tiền vệ" và "cắm hoa trừu tượng" vốn là 3 khuynh hướng cắm hoa chính hiện nay.
XÂY DỰNG NON BỘ
Đá: Trong các lập vườn cảnh, hòn non bộ cũng là một trong những thể tài quan trọng và được truyền tụng từ ngàn năm lại đây. Non bộ còn được gọi là "núi giả" (giả sơn) hay "bồn cảnh", vì thông thường khi nào tạo non bộ cũng dựng trên bể nước. Nước lưu thông hay nước đứng. Đây cũng là một thành phần đặc sắc nhất của nghệthuật vườn hoa Việt Nam và Trung Quốc.
Theo Lâm Ngữ Đường thì: "Đá tượng trưng cho sự trường thọ, mà người TrungQuốc thì lại yêu tất cả cái gì trường tồn. Thứ nhất là về phương diện nghệ thuật, nó có vẻ khôi vĩ, hùng kỳ, chanh vanh, cổ nhã. Ngoài ra nó còn cho ta một cảm giác chon von. Một mỏm đá cao cả trăm thước dựng đứng trên mặt đất, nhìn nó ai mà không rùng rợn, như trước cảnh nguy hiểm, cho nên người Trung Hoa gọi đó là "nguy". Người chơi đá thường chú ý đến màu sắc, vân, mắt đá (mịn hay không mịn) và có khi cả tới tiếng kêu khi gõ vào đá nữa. Đá càng nhỏ thì lại càng chú ý đến cái vân và cái mặt mịn của nó. Nhiều người thu thập loại nghiên mực và con dấu bằng đá, thành thử nghệ thuật chơi đá càng phát triển thêm.
Người Trung Quốc, Nhật Bản cũng như Việt Nam trong khi bố cục cây cảnh Bonsai thường nhìn sự vật với con mắt tín ngưỡng. Cơ cấu đối với người xưa không ngoài ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Đá theo quan niệm của người Đông Phương được xem là "Thiên địa chi linh, chí khí kết nhi vi thạch, phụ thổ xuất, trang vi kỳ quái" nghĩa là: "Những chí tinh anh trong Trời, Đất, kết tinh lại làm thành đá. Đá đâm thủng đất mọc lên, có hình dáng kỳ quái".
Thành thử trong việc cấu tác non bệ chính là thể hiện toàn vẹncác nguyên khí đó được thu tóm trong một khung khổ nhỏ. Với quan niệm siêu hình và tín ngưỡng như vậy, cho nên người xưa hướng về việc dựng non bộ chẳng chỉ vì hình thái kết tinh của hòn đá với óc thẩm mỹ của họ, mà còn có ý nghĩa thần linh nữa. Những người chơi non bộ, chơi đá thích những loại đá vôi ở gần bờ, bị sóng gió dập vùi lâu ngày thành có lỗ, có bọng, ngấm nước đóng rêu hơn là viên đá tròn trịa. Ở Trung Quốc, có một số đá đẹp, danh tiếng, thường ghi trong sử sách hay của những người chơi cổ ngoạn như loại đá Côn Sơn, đá Linh Bích, đá Quế Xuyên, đá Thái Hồ, đá Anh, đá Dung, đá Xuyên... Nổi tiếng hàng đầu là đá Linh Bích ở Sơn Tây.
Cái thế của đá: Muốn hiểu rõ tất cả những công dụng của đá trong sự trang hoàng nhà cửa, sân vườn, thì phải nghiên cứu đến nghệ thuật "thư pháp” của Trung Hoa và Nhật Bản. Thư pháp chú trọng đến "cái thế", "cái vẻ nhịp nhàng" của nét chữ. Một khối đá cần gây được cảm giác hùng vĩ, bất tục, nhưng các đường nét của nó cũng phải có "thế", phải "nhịp nhàng" nữa, phải đường đột, tự nhiên, chứ không phải là hình tròn, hình tam giác.
Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử thường xưng tán những thứ đá quý không đục đẽo. Tuyệt nhiên không nên tô điểm thiên nhiên, và nghệ thuật hoàn toàn nhất thì không để lộ một chút gắng sức nào của nghệ sĩ, phải tự nhiên như mây bay, nước chảy, không có vết đục đẽo nào cả, như các nhà phê bình Trung Hoa thường nói. Quy tắc đó áp dụng cho tất cả các thể loại nghệ thuật. Cái đẹp của đá phải linh lung, hoạt bát, biến đổi. Cho nên hầu hết các giả sơn đều dùng những phiến đá không đục đẽo. Vườn hoa là sự thể hiện một cảnh lý tưởng, còn hòn non bộ là sự thu nhỏ lại cảnh núi rừng. Cảnh đó có thật hay chỉ trong tưởng tượng. Câu thơ tóm tắt lại ý nghĩa của hòn non bộ "Nhất lạp phiêu trung tàng thế giới" (Một hạt nhỏ tàng trữ cả thế giới).
Như thế, nghệ thuật của non bộ là loại điêu khắc thể hiện một cảnh núi rừng bằng chất liệu thật là đá, đất, nước và cây sống. Những hình tượng bằng sành hay bằng đất nung mà điêu khắc thường để kết hợp diễn tả một sự tích làm cho hòn non bộ có nội dung và sinh hoạt, sinh động thêm. Đã là một môn nghệ thuật, cho nên việc xây dựng nóiđòi hỏi nhiều công phu và nhất là tinh thần sáng tạo.
Thông thường khi dựng hòn non bộ phải trải qua 3 giai đoạn: (1) Chọn đá thích hợp cho thể tài của mình đã phác họa và xây dựng một hình thế đẹp và hợp với nội dung non bộ. (2) Phải trồng và sửa cây cho tương xứng. (3) Gắn những hình tượng bé để diễn tả một sự tích nào đó như đã hoạch định. Trước hết là vấn đề chọn đá. Điều nầy không phải đơn giản, tùy tiện, không thể lấy bất cứ loại đá nào của núi cũng làm non bộ được. Nó phải là một thứ đá vôi hút nước, có hình thể nhất định. Trong thực tế, để diễn tả cho đúng sự thật thì những đỉnh núi cao chót vót với những tảng đá nhô ra, có gân dọc trên vách đá dựng đứng, bên cạnh những hố sâu thăm thẳm, có hang, có động, tất cả đều nói lên vẻ lớn lao, nguy nga với con người. Đó là cảnh đẹp.
Thành thử muốn diễn tả hoàn chỉnh được những nét đặc thù như vậy, người chơi non bộ phải chọn hòn đá nào hợp với kích thước nhỏ bé, mà lại có đủ dáng dấp và chi tiết như thế (núi, hố, hang, động). Có thế mới có cảmtưởng như đứng trước cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Thực tế thật khó tìm kiếm được một hòn đá như ý muốn; phải ghép nhiều mảnh lại choăn khớp.
Trong thể loại điêu khắc nầy, người ta không thể và không cần thiết đục đá theo hình dáng đã định trước. Vì nếu làm như thế, chẳng những mất hết vẻ tự nhiên, mà mặt đá chắc nịch thì cỏ cây, rêu xanh cần thiết cho vẻ đẹp của hòn non bộ cũng khó mọc lên được. Thành thử, chọn được những hòn đá thích hợp chính là phần quan trọng trong việc dựng một hòn non bộ. Hàn Dũ cho rằng: "Cái thế của non bộ cũng giống như thư pháp, như kiếm thuật. Phải dứt khoát, phải sinh động. Cũng giống như Thiền định, nghệ nhân phải định tâm, có nội hàm, mới có thể chọn đượchình thể thích hợp". Hồ Thích cũng viết: "Non bộ là phần hồn, nhưng khởi động được phần hồn nầy là ý lực của nghệ nhân kết cấu ra nó. Cả hai liên hệ nhau. Không thể bỏ quên phần nào được".
Cái thế của non bộ:
Đã có được hòn đá như ý muốn và thích hợp cũng chưa đủ để tạo nên được hòn non bộ đẹp. Phải có nghệ thuật của nghệ nhân trong việc lắp ghép như thế nào cho thành một hình thế có ý nghĩa. Nghệ nhân non bộ Việt Nam có một số "thế" cổ truyền, do người xưa nghiên cứu thiên nhiên tìm ra. Cũng có thể do tinh thần sáng tạo mới. Người ta thường theo toàn bộ hay chỉ một phần của "thế" đó.
Chẳng hạn như: thế cao sơn, thế viễn sơn, thế kỳ phong, thế bích lập, thế hạc phong, thế huyền nham, thế nghênh tống. Bạch Cư Dị sưu tầm 108 thế khác nhau, làm nền tảng nghệ thuật xây dựng cảnh quan non bộ của Trung Quốc thời xưa. Muốn bố cục cho đẹp, nghệ nhân phải theo những nguyên tắc căn bản của nghệ thuật tạo hình, tức là toàn bộ phải chặt chẽ, có trọng tâm, cân đối, có gần, có xa. Phải có chủ thể và khách thể. Chủ thể làm điểm chính; khách thể để phụ hoạ. Núi cao dùng làm chủ thể, núi thấp ở xa làm khách thể, tạo nên phép viễn cận. Thiền phái Nhật lại còn đề ra những khoảng trống hư vô. Tuy là trống, nhưng nói lên rất nhiều. Phải thể hiện "vô thanh thắng hữu thanh".
Non bộ phải có nội hàm có sức sống mãnh liệt, có linh hồn "ý tại ngôn ngoại". Người sành điệu chỉ cần thoáng qua là biết được nghệ nhân đạt trình độ nào. Không phải tham lam, bạ gì cũng thêm thắt vào là đẹp, là phong phú. Trên đây là tinh thần cấu tạo. Đi sâu vào, phải nghiên cứu hình thể của non bộ sao cho hợp. Trung Hoa có 3 trường phái non bộ: trường phái tự nhiên, trường phái Lão Trang, trường phái Thiền. Cả ba đều lấy hình thể non bộ làm chuẩn.
Theo nhận định của ba trường phái đó, trước hết, nhắm vào chủ thể (hòn chủ). Hòn chủ phải có hình thế nguy nga, đứng sừng sững như một vách đá khổng lồ đối với mọi vật chung quanh. Đó là "bích lập" tức là "bức tường đứng". Tuy nhiên chỉ có được "bích lập" mà thôi, vẫn chưa đủ. Bích lập là chủ thể; còn phải có "khách thể" tức là các chi tiết phụ. Tuy là phụ, nhưng rất cần. Đá có nhiều thế. Đỉnh núi có những tảng đá nhô ra như được treo giữa chừng giống mái nhà, gọi là "huyền nham"; có nhiều đỉnh nhọn gọi là "tung nham", đỉnh đột khởi gọi là "kích nham". Chú trọng đến vách núi. Vách không được nhẵn nhụi trơn tru như bức tường. Phải có những "gân" dọc nổi lên; có thế mới diễn tả được cái hùng vĩ của thiên nhiên. Phía dưới chân núi cũng phải cân nhắc. Mặt đất không phải trơn tru, nhẵn nhụi, bằng phẳng, trông giả tạo. Phải có chỗ lồi, chỗ lõm do đá núi đổ xuống mà thành. Đó là "lạc thạch". Có lạc thạch, mới thấy được vẻ thương hải tang điền. Núi nào cũng có khe, có suối, có hang động, chẳng khác nào mạch máu của sinh vật, tạo sinh động. Thiếu đi là cảnh chết.
Trên đây là đại cương về "thế". Tuy nhiên những "thế" của non bộ được đề ra chỉ giúp cho nghệ nhân chú ý đến những điểm cơ bản trong nghệ thuật non bộ, vấn đề quan trọng nhất đối với họ vẫn là nghiên cứu thiên nhiên vô cùng phong phú, sinh động, để tạo ra những mẫu non bộ độc đáo, xuất sắc. Những đề tài cổ điển về lịch sử, về tôn giáo dùng làm nội dung xây dựng non bộ chung quy chỉ có được một số thể tài nhất định, còn những tác phẩm đầy sáng tạo của nghệ nhân mới có thể làm cho tác phẩm phong phú.
Sự hoà hợp: Cây trồng tạo cho non bộ gần với sự thật. Nhưng non bộ là núi thu nhỏ, cây trồng cho tương ứng, không là chuyện dễ. Trong quá trình cấu tác non bộ được đẹp, độc đáo, điểm chủ yếu là trồng cây, cắt xén, gắn tượng. Tất cả tạo nên nội dung của đề tài.
Việc trang điểm nầy chẳng khác là khoác y phục cho con người. Bí quyết đầu tiên về cây trồng cho non bộ là thuật làm cho cây bé nhỏ, cân xứng với kích thước của non bộ. Một cây nhỏ trong non bộ biểu hiện cho cây cổ thụ trong thực tế. Giảm chiều cao để nở chiều rộng, để cho cây không quá trẻ trung, non dại quá. Phải biết kỹ thuật trồng sửa cây cảnh, chọn cây có lá nhỏ bé, dáng đẹp, thân uốn, sao cho thích hợp với toàn cảnh.
Cây trong non bộ: Những cây thường dùng là: La hán tùng, bách xỉ tùng, trắc bá diệp, cây si, cây sung, bạch đầu ông, hổ nhĩ, thạch xương bồ, trân châu thảo, trường sinh, phượng vĩ, sa kê, dương liễu, ngự sử mai, trúc nhĩ, thủy tùng trúc, thiên vân, xương rồng, bông nổ, kê ốc, hồng tỷ muội, rong cẩm vân, xương cá, cây sến. Những cây nầy chẳng những có hình dáng đẹp mà có thể sống dễ dàng trên khe đá. Hơn thế nữa, những loại cây trồng trên non bộ thay đổi tùy theo phong thổ của từng vùng. Sự chọn lựa cây trồng non bộ cũng tùy thuộc vào sở thích của nghệ sĩ và nội dung của non bộ được đề ra, dựa theo hình dáng của đá.
Trong việc xây dựng non bộ, việc chọn cây trồng và cắt tỉa cây trồng còn chứng minh về trình độ nghệ thuật. Có những hòn non bộ do trồng một cây không thích hợp, cho nên loại bỏ đi. Chẳng hạn trong hòn non bộ chiều cao độ năm sáu phân tây mà lại trồng những cây to lá, thân khoẻ, như cây đề, cây đa, thì chẳng những lá to đã không phù hợp với hình thế của non bộ, mà trong một thời gian không lâu, cây phát triển lên cao, rễ cây sẽ bao trùm cả hòn non bộ.
Tượng: Gắn những tượng nhỏ bằng sành sứ cũng không thể thiếu trong một non bộ hoàn chỉnh.
Về phương diện nghệ thuật thì màu tươi sáng của những tượng nầy trên nền xanh thẫm của lá cây và rêu đá sẽ làm cho sắc thái non bộ thêm phong phú. Những pho tượng sành bé nhỏ trên bức tượng cũng như nhân vật trong một bức tranh phong cảnh, giúp cho tác phẩm thêm phần sinh động hơn. Trước đây những nghệ nhân chơi non bộ cũng như những người nghệ nhân tranh dân gian thường lấy những sự tích trong lịch sử hay huyền thoại Trung Quốc.
Nội dung những non bộ thường được chia ra làm hai loại: loại thứ nhất lấy sự tích phổ biến của lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc (Tam Quốc Chí, Đông Chu Liệt Quốc) hay những danh lam thắng cảnh Trung Quốc (Động Đình Hồ, núi Nga Mi, núi Phổ Đà...); loại thứ haicó tư tưởng Lão Giáo hay Phật Giáo lấy tên núi thần thoại đặt tên non bộ như Bồng Lai, Phương Trượng, Doanh Châu. Trong những núi thần thoại nầy có những hang động lấy tên theo truyện Tiên, truyện Phật như Tăng Tiên Động, Quan Âm miếu, Lôi Tổ...
Bồn nước: đây cũng là phần không thể thiếu của non bộ. Người Trung Quốc gọi là bồn cảnh. Non bộ phải là cảnh sơn thủy hữu tình được thu nhỏ lại, phải có đủ non, đủ nước. Nước tạo thêm tính sinh động của non bộ. Quả núi ở non bộ theo quan niện của người xưa, tượng trưng cho thế giới; bồn nước tượng trung cho bể cả vô tận; thành thử để tượng trưng cho cái vô tận của bể khơi, bồn nước thường có hình tròn. Một non bộ thiếu săn sóc một thời gian không lâu thì sẽ khô héo nếu gặp mùa hạn hán; còn săn sóc không đúng cách thì cây cối mọc lên um tùm, cảnh trí cũng sẽ biến dạng. Có những loại cây như cây si có thể bắt rễ đến chỗ đất tốt, phát triển khoẻ, sẽ làm hỏng cái hay đẹp của non bộ. Như thế, non bộ cũng như vườn hoa giúp cho chúng ta yêu thích cảnh vật, thiên nhiên, tạo niềm vui, tâm hồn bình thãn, giáo dục về thẩm mỹ. Cả một tập hợp những giá trị tinh thần trong thú chơi non bộ.Trần Hưng
Cấu trúc cây cảnh
Một cây cảnh đẹp cần có sự cân bằng toàn diện, từ sự tạo hình, uốn nắn kiểu dáng đến sự kết hợp giữa cây và chậu. Có ba nhân tố chính cần lưu tâm:
- Rễ cây ăn lan: Rễ cây lộ ra trên mặt đất làm tăng thêm ấn tượng về sự già dặn và tính chất của cây. Đây là một trong những nét đặc trưng thú vị nhất của nghệ thuật cây cảnh (khác với cây bonsai) Rễ cây cần lan ra nhiều hướng quanh thân và bò rộng ra, tạo cho thân cây chỗ tựa chắc chắn.
- Thân cây: Nét đặc trưng quan trọng nhất của thân cây là có ngọn đẹp , nhưng cây mọc thẳng tắp sẽ làm hỏng sự hài hòa trong kiểu dáng. Phải tìm loại vỏ cây có cấu tạo và màu sắc phù hợp với đường nét, kèm theo tuổi tác, vẻ dày dạn phong sương cũng là điều hấp dẫn của cây cảnh.
- Cành cây: Cành cây tạo nên cấu trúc căn bản của hình bóng cây. Phải điều chỉnh nó bằng phương pháp cắt tỉa và buộc uốn . Hãy ngắm kỹ sự sắp đặt của cành mọc lên và lan ra quanh cây như một cầu thang xoắn ốc, hình dung sự hài hòa cân đối quanh thân cây.
Với kỹ thuật uốn dây kẽm có thể tạo cây cảnh bằng cách thay đổi hướng của thân và nhánh cây. Những cành mọc chĩa lên có thể uốn ngang hay vuốt xuống để tạo ấn tượng già dặn, trưởng thành. Uốn kẽm loại cây xanh quanh năm ở thời điểm nào cũng được (nhưng với các loại như tùng bách thì thời điểm tốt nhất là cuối mùa thu đến đầu mùa xuân). Nên uốn cây rụng lá theo mùa vào cuối xuân (trước khi cây đâm chồi) hay cuối thu (trước khi ngủ đông). Thực tế, người chơi cây cảnh nên dựa vào dạng cây để chọn những cành mềm, dẻo, dễ uốn và không bị tách nhánh.
Trồng cây cảnh bao giờ cũng phải coi trọng gốc cây . Gốc phải to hơn thân, thể hiện cây đã sống lâu năm . Gốc to thì phải có rễ nổi sum suê, càng nhiều rễ càng đẹp . Mỗi một chậu là một gốc cây hoặc một quần thể cây tụ họp vào nhau. Chiều cao và chiều rộng của cây phải tương xứng . Thân cây có dáng mềm mại, nghiêng hay đứng thẳng tuỳ theo các thế cây. Cành cây phải phân bổ hợp lý cấu tạo so le qua nhiều hướng, không gò bó . Từ gốc đến chỗ có cành phải có khoảng cách bằng 1/3 chiều cao của cây để nhìn thấy thân cây khoẻ đẹp . Không nên để cành che lấp thân . Một cây nhiều nhất chỉ nên có 4 cành. Cành dưới thấp gọi là cành hồi âm , để làm cho gốc cây có hậu , vững chải , bền chặt . Cành thứ hai , thứ ba là cành tả hữu , hai cành chính của cây. Cành thứ tư là cành tế thân , hay cành hầu để cho phần trên đỡ trơ trọi và làm cho bố cục tổng thể được chặt chẻ . Các cành phải được cắt xén gọn gàng , không để lá mọc um tùm .
Dáng đứng
Cây cảnh phải được nghệ nhân uốn nắn , chỉnh sữa thành một thế cây hay dáng đứng để cây có một bố cục hài hòa , đẹp đẽ . Như thế cây cảnh mới có được một sức sống , một ý nghĩa mà nghệ nhân muốn sáng tạo . Phần nầy rất quan trọng , vì nếu cây không có thế đứng thì nó không phải là cây cảnh . Nghệ nhân phải chấp nhận từ 10 – 20 năm để hoàn chỉnh một cây thế với những nguyên tắc tạo hình tỷ mỷ và nghiêm ngặt. Mỗi người có cái nhìn thẩm mỹ khác nhau và vì thế cây cảnh cũng có những kiểu dáng khác nhau. Người già, thích kiểu dáng chịu ảnh hưởng của nho giáo, thể hiện những thế cây phúc-lộc-thọ, ngũ phúc, phu tử, mẫu tử, huynh đệ, bằng hữu… Người trẻ tuổi thích phóng khoáng, lãng mạn thì tạo thế cây hoành, thế cây nằm ngang hoặc trễ đổ xuống như dòng thác. Có rất nhiều thế cây : thế phượng vũ, thế long giáng, thế phượng vũ long đàn, thế bạt phong hồi đầu, thế trực liên chi, thế long ẩn, thế lão mai thế tam đa, thế tứ quý, thế nguyệt ảnh, thế địa đạo huyên nhi, thế phượng rồng sóng đôi, thế đón gió, thế chờ đợi, thế ngẫu tự, thế nhà hiền triết , thế thất hiền, thế vũ trụ, thế nhất trụ kình thiên, thế tam đa ,thế trung bình cong, thế trung bình ngay, thế trực quân tử liên chi ,thế trực liên chi , thế trực quân tử v.v...Sau đây là một vài thế cây phổ biến ở Việt Nam :
- Thế Tam Đa : Còn gọi tam tài, tam giáo hay là thiên, địa, nhân . Thế này là cây cổ thụ, gốc thân to, nhưng chỉ uốn có ba tán tròn chung quanh thân cây, tàn thứ nhất là một mâm tròn, hớt tỉa lúp búp, nhưng nhỏ hơn, mỏng hơn. Tàn thứ ba là tàn ngọn, cách xa hơn tàn thứ hai cũng hớt tỉa tròn nhưng nhỏ hơn hai tàn trước. Tàn ngọn này cũng tỉa lúp búp chứ không vươn cao, nên xem cây kiểng này có dáng lùn mập, nhưng vì là cây cổ thụ nên cũng rất cân đối, rất đẹp. Thế tam đa tuợng trưng cho ba ông Phước, Lộc,Thọ; ba tàn đều tròn đều đẹp, tượng trưng cho sự vĩnh cửu, sung túc, hạnh phúc, giàu sang và sống lâu. Thế này dùng để chúc thọ rất có ý nghĩa đối với người già cả.
- Thế Ngũ Phúc : Cây ngũ phúc năm từng, có thể uốn như cây tam đa rồi nuôi thêm hai tàn nữa y như vậy là đạt. Nhưng cũng có thể đối thành 5 tầng theo lối chiết chi tứ diện cũng được. Những tàn đều phải uốn tỉa ngang bằng lúp búp chớ không được vươn lên cao. Thế ngũ phúc to cao đẹp hơn thế Phước, Lộc, Thọ, ý muốn chúc tụng nhiều hơn nữa là Phước, Lộc, Thọ, An, Khang.
- Thế Phượng Vũ : Theo cách chim phượng múa. Cây có bốn cành, một ngọn là 5 tán. Cành hồi âm quặt phía sau tượng trưng cho đuôi chim. Hai cành tả hữu thành hình hai tán xòe như hai cánh chim đang xòe múa. Cành ức nhỏ hơn các cành khác, ngọn cây để dài ra vươn lên, tượng trưng cho đầu chim. Dáng cây có làn đi ngang, hơi chúc xuống làm biểu tượng con chim phượng hoàng đang múa đón con người, vui với những thành quả tốt đẹp.
- Thế Huynh Đệ : Cây một gốc, hai thân (có thể trồng ghép hai cây lại nhưng phải tạo thành một gốc). Hai thân có độ cao thấp, to nhỏ suýt soát nhau, kề sát nhau đẹp đẽ. Mỗi thân đều có 5 tán, các tán đan xen nhau. Ngọn cây nhỏ phải ngã hướng sang cây lớn như anh em, biểu lộ tình âu yếm ruột thịt.
- Thế Ngũ Nhạc : Trồng bằng năm cây cảnh trong một cái chậu hay cái khay to làm cảnh núi rừng, mỗi cây có một dáng riêng biệt có thể đứng hết, hoặc cây đứng cây xiêu, cây nằm, nhưng phải có lớn có nhỏ như sơn thủy mới đẹp. Cũng có thể xếp hình chữ ngũ. Xếp “ngũ lão giản đình” năm ông già đàm đạo phải xếp vòng tròn . Thân cành nhánh phải hài hòa, làm sao có tính cách giao chi, hỗ tương với nhau, nếu thiếu một cây thì thấy không đẹp. Thế ngũ nhạc cũng uốn bằng năm cây cùng một loại như mai chiếu thủy, tùng, cần thăng, kim quýt, đều đẹp.
-Thế Quần Thụ Tam Sơn : Ba cây cảnh nằm chung trong một chậu to. Còn gọi là tam tài, ba cây cảnh trực thọ đứng gần ngay hàng, cây cao chính giữa, hai cây thấp hơn ở hai bên, nhưng có thể so le một tý, cây to có 5 tàn, hai cây lùn chỉ cần ba tàn, có thể giao cành với nhau làm thế nào ba cây cân đối mới đẹp và ba cây cũng liên kết với nhau, nếu thiếu một trong ba cây là mất hết vẻ đẹp. Cho nên thế tam sơn biểu tượng cho sự đòan kết . Thế tam sơn nên uốn với cây tùng, cây bách, xếp thành hình chữ sơn là núi rất đẹp.
-Thế Lưỡng Long Tranh Châu : Thế này phải uốn với song thọ trồng chung vào một chậu, uốn đối xứng thành hai con rồng uốn khúc, giao đầu tranh hạt minh châu nằm ở giữa, là thế kiểng cổ thường thấy uốn với hai cây mai chiếu thủy hay cần thăng kim quýt, ngày nay thường uốn với cùm nụm nhanh chóng hơn với nòng bằng kẽm, trồng cây lên tới đâu, gài vô tới đó vài ba năm là thành, thân hai con rồng uốn khúc, đấu đầu lại nhìn quả châu, các nhánh làm chân và mây, đuôi ngẩng lên xòe ra như múa rất đẹp. Nếu uốn với hai cây mai chiêú thủy thì rất quý.
- Thế Long Đàn Phượng Vũ : Có nghĩa là chim phượng hoàng múa trên mình rồng. Đây là thế có thể uốn với một cây, hoặc hai cây trồng chung một chậu. Phải cây cổ thụ gốc to, uốn nằm trên miệng chậu, gốc ngẩng lên làm đầu rồng. Thân uốn cong hạ thấp, các chi xòe ra bốn phía làm chân và mây, ngọn ngã về phía sau làm đuôi rồng, cây thứ hai có hai rễ chẻ ra làm chân phượng, thân ngã ngang qua ôm lấy mình rồng, các cành hậu thân uốn làm đầu và đuôi chim phượng, hai cành tả hữu xòe ra làm hai cánh chim uốn với dáng đang múa, ngọn làm mây. Thế này uốn cho thật dịu dàng mềm mại như phượng đang múa, tàn nhánh xòe ra, trên mình rồng uốn khúc nhịp nhàng. Thế chim phượng múa trên lưng rồng là tuyệt đẹp, biểu tượng cho quyền uy của vua chúa , ngày xưa chỉ có ở trong cung đình.
-Thế Long Bàn Hổ Phục : Uốn với một cây cảnh to có hai thân hoặc với hai cây trồng chung một chậu.Thế long bàn hổ phục có nghiã là rồng nằm uốn khúc và hổ cũng nằm sát đất chịu khuất phục để chầu chủ nhân.Thế này rất khó uốn, phải có bộ rễ thành hình chân thú nằm xòe ra phía trước, tả thanh long, hữu bách hổ, hai chân hổ chồm ra, hai chân rồng ngấu xuống: cây thanh long, gốc nằm trên mặt chậu, đầu ngẩng lên , thân uốn cong làm mình rồng, cành tả hữu uốn theo lối chiết chi làm mây, hai cành trước sau làm chân xòe móng ra, ngọn hồi đầu làm đuôi, uốn dáng mềm dẻo, uyển chuyển. Cây bên phải, gốc thân bò trường lên chậu, đầu cúi mọp xuống, các chi tỉa nhỏ ôm lấy thân để trang trí, ngọn vươn lên làm đuôi, tỉa theo tàn chổi nhỏ, Thế long bàn hổ phục có hình dáng nằm chầu khuất phục hiền hòa, nhưng không kém phần uy nghi, biểu tượng cho quyền lực.
-Thế Long Mã Hồi Đầu : Thế này gồm hai cây to riêng biệt hay cùng gốc, nhưng một cây cao một cây thấp, rễ xòe ra theo chân thú, cây thấp thân to, ngắn nằm ngang, ngọn làm đầu ngẩng lên, không tàn nhánh, tạo dáng con ngựa nằm quay đầu trở lên. Cây cao uốn thân long, cong cong vặn vẹo, phân chi theo lối tứ diện, xòe ra bốn phía làm chân và mây, ngọn uốn tàn to như bông sen rồi bẻ cúp xuống làm đầu rồng quay trở lại. Thế này rất khó uốn, mới đầu phải lựa những cây mềm dẻo như mai, có nhiều rễ để uốn chân thú nằm xòe ra như chân ngựa, uốn làm sao cho khỏi phải giải thích người khác xem mà biết mới hay, cho hài hòa mới đẹp.
-Thế Tiều Phu Quải Tử : Thế này hơi khác một chút là cây tiều phu phải là cây cổ thụ, gốc rễ lồi lõm, thân cây gân guốc, cây tiều phu phải đổ ngã nhiều hơn, gần như bạt phong hồi đầu, cõng cây tử trên lưng; cây tử cùng một gốc, nhưng mọc cao hơn, nhằm trên lưng như nhánh vậy, nhưng gốc to hơn, cây tử có vẻ phong trần hơn, tuy nhỏ nhưng có vẻ già nua, cũng hai tàn một ngọn dạng xuy phong như cây tử của cặp mẫu tử. Cây tiều phu cũng bốn tàn một ngọn, nhưng gồ ghề, gân guốc u nần, gần nằm mọp nhưng vẫn quy căn hồi đầu, để giữ thăng bằng. Cây tiều phu quái tử cũng quấn quýt nhau như tình cảm cuả cha con vậy. Còn nhân ra thế “Lão mai sinh quí tử” rất hay, cha già có con muộn rất được ưa chuộng…
-Thế Mẫu Tử : Thế mẫu tử (mẹ con) phải có hai cây cùng một gốc, cây lớn là mẫu, cây nhỏ là tử; cây mẫu cao gấp 3 lần cây tử mới đúng là mẹ con. Cây này phải cổ thụ, bộ rễ xoè ra nổi lên trên mặt chậu, gốc dạng xuy phong phải cỡ 45 độ, cây tử cũng vậy, cây mẫu và cây tử phải xiên cỡ 90 độ mới đẹp, đủ chỗ để phân chi tán cành nhánh ôm lấy cây tử, như mẹ chăm sóc con với dáng vóc trìu mến thương yêu tình cảm thật sự của mẹ đối với con! Tán thứ nhất cuả cây mẫu bẻ ra bên ngoài chừa chỗ cho cây tử mọc lên. Hai cây mẹ con đều uốn theo chiết chi nhị diện, cây tử vươn lên thẳng đứng, hai tàn một ngọn nhỏ. Cây mẫu đến đoạn thứ ba cũng uốn quy căn thẳng đứng, để giữ trọng tâm nằm trong chậu, gọn gàng, cân đối, có bốn tàn một ngọn hồi đầu. Tàn cuả cây mẫu tử lớn hơn tàn cây tử, đều uốn theo tàn hồng nhật tròn đẹp, hoặc tàn hoa rơi xoè ra ôm lấy cây tử, mềm mại duyên dáng, cây tử thì quấn quýt không dời cây mẫu, tả được tình cảm giữa mẹ con, thế này thường là “Tam cang ngũ thường hay tam tùng tứ đức” rất được ưa thích trong bộ ba kiểng cổ ngày xưa. Thường bộ kiểng cổ 3 cây, có hai cây mẫu tử đối xứng hai bên rất đẹp. Nếu cây tử không phải cùng chung một gốc với cây mẫu, mới tháp vào thì gọi là “Minh linh dưỡng tử” xem như là con nuôi vậy .
- Thế Phụ Tử : Thế này cũng y như thế mẫu tử, nhưng cây phụ (cây cha) phải to cao và đứng thẳng hơn cây mẫu, tạo vóc dáng cuả người cha, ít dịu dàng hơn, cứng rắn hơn, nhưng không phải là không che chở cho con, thể hiện đúng tình cảm cha con, cây tử nhỏ hơn cây phụ nhiều, cũng ba tàn, quấn quýt lấy cây phụ, lúc nào cũng nhờ sự bao bọc cuả người cha. Cây phụ cũng 5 tàn quy căn hồi đầu như cây mẫu. Cây phụ tử có thể mập mạp to hơn cây mẫu tử, thường uốn thế tam cang ngũ thường, biểu hiện tính trung hiếu xử lý ở đời cuả người quân tử.
-Thế Phụ Tử Giao chi : Thế này y như thế phụ tử, nhưng phần nhánh cuả hai cha con có thêm phần quấn quýt, ôm lấy nhau, mặc dù cha con, nhưng yêu thương trìu mến y như tình yêu thương dịu dàng cuả mẹ con. Thế này cây tử có thể to cao hơn và có một nhánh quyện lấy cây phụ nên gọi phụ tử giao chi. Các thế khác như huynh đệ, tỷ muội, đồng khoa, đều có dáng tương tự như cây mẫu tử, nhưng chỉ khác nhau về kích thước, to nhỏ, và cách uốn mô tả tính tình quan hệ với nhau mà thôi, nhưng hai cây gần bằng nhau, coi như bạn bè, gọi là đồng khoa, nếu cây cao cây thấp chút đỉnh, coi như anh em được gọi là huynh đệ, còn hai cây có dáng mềm dịu, duyên dáng hơn được gọi là tỷ muội, chị em. Những cây này đều rất dễ uốn tùy theo dáng mà đặt tên, nhu phụ tử tương tùy, phụ tử tương thân, mẫu tầm tử, mẫu tử tương thân v.v..
Loại cây
Để tạo một chậu cảnh , trước tiên phải tìm một cây ở ngoài thiên nhiên hoang dã như :sung, si, thông, trắc cũng có thể cấy ghép ở vườn, trồng vào chậu như khế, me, tùng, mai...Thông thường, các cụ xưa dùng các loại cây chia thành 3 loại chính :
- Tứ linh gồm 4 loại cây: đa, sung, sanh, si ứng với tứ hình trong động vật: long, lân, quy, phụng ;.
- Tứ quý gồm: tùng, trúc, cúc, mai ứng với tứ bình, hợp với tứ thời ( xuân tùng, hạ trúc, thu cúc, đông mai ) thể hiện ước vọng hạnh phúc vĩnh cửu của con người.
- Tam đa gồm 3 loại cây: sung, lộc vừng, vạn thọ, ứng với Phúc- Lộc- Thọ.
Ngày nay , nghệ nhân dùng nhiều loại cây khác nhau : trầm hương , bồ đề , bách tán , kim quất , bạch đàn , thông , táo dại , tùng , đào , thanh liễu , kim ngân , huyết dụ . trắc bá diệp , lựu , lê, giẻ gai, sứ v.v...Một số cây thông trồng làm cảnh gọi là “weeping pine”, thân nhỏ và nghiêng qua một bên như sắp đổ cũng hay được dùng để làm cây trồng trong chậu cảnh. Trà hoa nữ là một loại cây hoa cũng rất phổ thông để trồng trong chậu. Các loại xương rồng cũng là những thứ rất được ưa chuộng để tạo ấn tượng đặc biệt.
Chậu
Chơi cây cảnh cần chú ý đến sự cân đối giữa cây và chậu , tất cả những đặc điểm tạo dáng và vị trí của cây trong chậu.
Tùy theo từng loại cây cảnh mà trồng vào các chậu cảnh thích hợp, tương xứng và đẹp. Chậu cảnh đẹp sẽ làm tăng thêm giá trị thẩm mỹ.
Mỗi một loại cây cảnh đòi hỏi nhu cầu về đất, phân bón và một diện tích lớn nhỏ khác nhau để sống và tăng trưởng. Có những loại cây cảnh trồng trong chậu lớn có thể cao đến trên dưới 3m. Nhưng với những loại hoa ẻo lả như hoa tương tư (pansy) thì lại lè tè như ngọn cỏ. Phải chú ý đến sự hài hòa giữa những loại chậu với hình dáng và màu sắc giữa những loại cây cảnh. Diện tích chỗ để chậu cảnh không nhất thiết phải lớn rộng, tuỳ sự sắp xếp khéo léo để tạo ấn tượng thẩm mỹ.
Sang chậu là một công việc bắt buộc đối với người chơi cây cảnh. Lâu không sang chậu, cây hỏng. Sang chậu sai kỹ thuật cây ốm , không ra cành và chết. Vì vậy người chơi cây cảnh phải biết rành kỹ thuật sang chậu.
Sang chậu nhằm nhiều mục đích khác nhau:
- Cây cảnh trồng trong chậu lâu năm, đất cứng, hết màu, rễ cây ăn ra bám vào một lớp dầy xung quanh thành chậu. Mùa hè nắng chiếu vào thành chậu đốt nóng rễ phía trong, cây hết đất nên lụi tàn rồi chết dần. Phải sang chậu để thay đất cho cây.
- Sửa bộ rễ, cắt bỏ rễ thối, rễ thừa, uốn nắn cho bộ rễ đẹp, nâng bộ rễ nổi lên.
- Thay đổi chậu cho phù hợp với cây, làm tăng giá trị nghệ thuật của cây.
- Thay đổi dáng thế cây cho ngoạn mục hơn dáng thế cũ.
- Xem hệ thống thoát nước ở những chậu bị tắt nước.
Chăm sóc
Các loại cây cảnh như thiên tuế, cau, trúc đùi gà, trúc Nhật, thiết mộc lan, tùng, trắc bách diệp... rất cần được bón phân thường xuyên để duy trì thế cây và tán cây được cân đối. Khi đất trong chậu đã cạn kiệt chất bổ dưỡng thì cây cảnh không còn tươi tắn, xuống sức, bộ lá kém tươi và bắt đầu nhuốm vàng bệnh hoạn, các cành như không thể cất cao lên được, nhiều rễ con lồi lên mặt đất chậu, lớp đất trên bề mặt chậu mỏng dần đi. Những triệu chứng trên cho thấy đã đến lúc thay đất cho cây.
Sau khi trồng cây cảnh ổn định trong chậu, trong quá trình phát triển của cây cần phải tưới nước và bón phân thường xuyên. Tưới nước là khâu quan trọng trong việc trồng cây cảnh nhằm cung cấp nước cho cây bị thiếu hụt do phạm vi trồng hay phát triễn của cây hạn hẹp. Việc tưới nước tuỳ thuộc vào loại giống cây cảnh, yêu cầu trong giai đoạn sinh trưởng trong năm và điều chỉnh đặt để của cây cảnh như thế nào mà xác định cho thích hợp.
Bố trí chậu cảnh
Nhà ở của người Việt thường gắn liền và hòa hợp với thiên nhiên. Hình thành các cảnh quan thiên nhiên thu nhỏ còn có ý nghĩa về thiền . Cây cảnh trong nội thất phải là những loại cây tốt, có nhiều mầm lộc phù hợp với môi trường sống ít ánh sáng trực tiếp và chịu bóng râm. Nhưng việc bài trí cây cảnh trong nhà là cả một nghệ thuật . Tất nhiên trong điều kiện nội thất thì khó có loại cây nào bền lâu mà phải thường xuyên luân chuyển, đưa cây ra ngoài khí trời hoặc thay đổi thường xuyên thì cây mới xanh tươi.
Ở các phòng riêng như phòng ngủ , phòng làm việc chỉ nên chưng bày các chậu cây cảnh nhỏ , một chậu xương rồng hoặc một chậu bonsai thì rất tốt .
Ở tiền sảnh hoặc phòng khách nên để các chậu cảnh bề thế , nghiêm túc : chậu mai , kim quất , hay một chậu cây phát tài...
Ở lối đi trong vườn nên đặt những chậu cây nhỏ, ít gai nhọn hay cành chĩa, thân lá gọn và không vướng víu như trúc Nhật hoặc hoa, cây bụi thấp, mềm mại, không che khuất tầm nhìn và cản trở di chuyển .
Ở ngoài vườn hoặc ngoài sân có thảm cỏ xanh mượt thì cần thêm cây cao dáng thẳng; chậu cây chủ yếu là lá tròn nhỏ xanh với những hoa lớn đỏ. Cây xanh vươn lên thuộc dương, phần bóng râm thuộc âm, do đó dù đất có rộng vẫn nên dành ra khoảng trống để ánh sáng chiếu vào, làm hồ nước, tạo cao thấp và thay đổi độ cao cây, tạo âm dương thay đổi .
Thiền trong cây cảnh
Cây cảnh là nghệ thuật mô phỏng thiên nhiên hay "thiên nhiên được nghệ thuật sắp xếp lại". Cái vi mô trong cây cảnh gợi lên cái vĩ mô của vũ trụ. Cây cảnh là một tác phẩm sống, hay là một tác phẩm điêu khắc sống. Cái đẹp ở cây cảnh là đơn giản, vừa đủ, ẩn tàng một trạng thái tinh thần dồi dào mãnh liệt, làm cho con người thấy được sự hiện hữu của chính mình trong đời sống mầu nhiệm. Nghệ nhân tạo cây cảnh cũng đồng thời tạo dựng cuộc đời, tâm hồn, trí tuệ, ước muốn của mình. Vì vậy, cây cảnh là mảnh tâm hồn của con người, giúp cho con người hướng về cái đẹp, cái thiện, sống đẹp đẽ và tốt lành hơn. Thưởng ngoạn một chậu cây cảnh người xem sẽ thấy tập trung trọn vẹn hay một phần vũ trụ. Trong cái nhìn tổng thể, sẽ thấy được cái hùng vĩ của một cây đại thụ trong thiên nhiên. Đó là những tác phẩm nghệ thuật đặc biệt, có nhựa sống của thiên nhiên và làm cho người thưởng ngoạn cảm nhận được mối giao hoà giữa thiên nhiên và con người, thể hiện phong cách thiền là con người có thể hoàn thiện thiên nhiên chứ không thể sáng tạo thiên nhiên.
Lê Tấn Tài
Tuy
nhiên, cũng cần nói lại, đằng sau những tuyệt tác đó là cả một ngẫu
hứng tài tình khởi đầu từ những miệt mài khổ luyện. Nói một cách nào đó
thì việc khám phá TLV là một thành quả rất đáng trân trọng mà những
con người tài hoa khát khao chiếm hữu cái Đẹp đã cống hiến cho nghệ
thuật. Vấn đề còn lại thuộc về cảm quan nhạy bén và tinh tế của người
sáng tạo.
1. Tỷ lệ vàng:
Chiều cao của cây bằng 6 lần bề dày của thân (1/2 của TLV).
Thân (khoảng cách từ gốc đến cành thấp nhất) = 1/3 chiều cao của cây. Cành nhánh (từ cành thấp nhất đến ngọn) = 2/3 chiều cao của cây. Khoảng cách giữa các cành nhánh nhỏ dần từ dưới lên theo tỷ lệ 1/3. Chiều dài của cành nhánh cũng ngắn dần từ dưới lên trên theo tỷ lệ này.
Tỷ lệ vàng của cây GIỮA CÂY và CHẬU
Bề dày của chậu bằng xấp xỉ 2/3 chiều cao của cây
Từ hai quy ước: Chiều cao của cây bằng 6 lần bề dày của thân (2 lần của TLV) và độ sâu của chậu bằng đường kính của thân, ta thấy độ sâu của chậu cũng tương ứng với 1/2 TLV.
Với một cây cao 60 cm (đường kính của thân <10 cm), ta sẽ sử dụng chậu có độ sâu < 10 cm, chiều dài 40 cm, tất nhiên theo TLV ta cũng dễ suy ra cạnh còn lại là < 27cm trong trường hợp đặc biệt, cạnh ngắn của chậu có thể là < 14cm), trường hợp chúng ta áp dụng 1/2 TLV.
Tỷ lệ vàng CỦA CÂY TRONG CHẬU
Nếu chia chậu làm 3 phần theo quy tắc phần ba thì vị trí của gốc trong chậu luôn nằm trên vị trí của những điểm mạnh (những giao điểm của các đường phân chia). Hoặc là ở phần ba lùi về sau và một phần ba phía bên phải hay bên trái. Nói chung không ra ngoài quy ước của TLV.
Trên đây chỉ nêu một vài nét sơ lược. Xét cho cùng, TLV là một chuẩn mực để theo đó thể hiện những tác phẩm nghệ thuật đạt được những yêu cầu thẩm mỹ (mà trong đó nổi bật nhất là sự hài hòa về bố cục). Nhưng cũng như vô số các chuẩn mực khác ở trên đời này đối với người nghệ sĩ, TLV cũng chỉ là một chuẩn mực để vượt qua chứ không phải là những chuẩn mực để tuân thủ một cách thụ động.
Một điều nghịch lý nữa là những tác phẩm tuyệt kỹ thường là những tác phẩm gần như chối bỏ chuẩn mực. (Những bài thơ Đường tuyệt tác đa phần là những bài thơ không gò bó trong niêm luật, nhiều tác phẩm hội họa của các danh họa cũng chối bỏ những nguyên tắc cơ bản nhất về điều sắc, phối cảnh...).
Tuy nhiên, cũng cần nói lại, đằng sau những tuyệt tác đó là cả một ngẫu hứng tài tình khởi đầu từ những miệt mài khổ luyện. Nói một cách nào đó thì việc khám phá TLV là một thành quả rất đáng trân trọng mà những con người tài hoa khát khao chiếm hữu cái Đẹp đã cống hiến cho nghệ thuật. Vấn đề còn lại thuộc về cảm quan nhạy bén và tinh tế của người sáng tạo.
Cây dưới 15 cm là loại bonsai rất nhỏ
Cây cao từ 16 đến 30 cm là loại bonsai nhỏ
Cây cao từ 31 đến 60 cm là loại bonsai trung bình
Cây cao trên 60 cm là loại bonsai lớn
Loại dưới 15 cm là "mini bonsai", thường được trồng trong chậu nhỏ và trưng bày trong nhà. Còn loại trên 60 cm là cậy trồng trong chậu đặt ở sân vườn hoặc trước hàng hiên nhà.
Ban đầu, chỉ có 5 thế bonsai cơ bản là: thẳng đứng (Chokkan), thẳng đứng phóng khoáng (Moyogi), nghiêng (Shakan), thác đổ (Kengai) và nửa thác đổ (Han Kengai ). Về sau, người ta phát triển thành nhiều thế khác như: rễ phủ trên đá (Sekijoju), rễ trong đá (Ishizuke), chổi (Hokidachi ), bạt phong (windswept), song thụ và tam thụ (Ikadabuki), thế lùm (clump style), văn nhân (bunjin-gi), thế cành rủ (weeping style), thế gỗ mục (dead wood) và nhóm cây hay rừng (Yose Uye)...
Để có những cây bonsai giá trị, người ta thường dựa vào các yếu tố sau:
Cây phải trổ nhiều hoa và hoa phải có màu sắc đẹp
Lá xanh mướt, bóng; lá càng nhỏ càng tốt
Thân cây phát triển kiểu "đầu voi đuôi chuột" (phần góc lớn hơn phần ngọn). Một cây có thân suôn đuột, đường kính gốc và phần ngọn không chênh lệch nhau nhiều thì không thể làm thành cây bonsai
Cành, nhánh phải phân chi rõ ràng, phù hợp với một loại dáng thế nào đó đã định trước. Cành, nhánh phải mọc được những chồi non tốt
Vỏ cây phải thu hút được cái nhìn của người thưởng ngoạn (càng sần sùi, lộ vẻ già nua càng tốt)
Bộ rễ dày, to, gân guốc nằm lộ khoảng 1/3 trên mặt chậu
Những yếu tố nêu trên kết hợp hài hòa với nhau sẽ tạo ra một cây bonsai lý tưởng (nếu có dáng thế phù hợp).
Uốn cànhMột cây dù nhỏ bao nhiêu cũng là một "đài kỷ niệm thiên nhiên", có kích thước, vô cùng tinh tế, biến đổi tùy theo môi trường, tùy theo các loại rêu mọc dưới gốc, tùy theo mực nước ngập tràn bộ rễ, tùy theo bóng hòn non bộ được đặt bên cạnh. Đó là những chất liệu của Bonsai. Người phương Đông có truyền thống ca ngợi và tôn trọng tuổi già. Bonsai là cách thể hiện tuổi già cây cỏ được thu nhỏ và trang trọng. Không làm lạ khi thấy thuật chơi Bonsai thịnh hành khắp nhiều nước phương Đông. Người già lại rất thích Bonsai. Trong những gia đình danh vọng tại Nhật, người có nhiệm vụ chăm sóc cho những công trình Bonsai thường là chủ nhân ông. Vị nầy vừa là y sĩ của cây, đồng thời là một nhà luyện kim ngày nào cũng nghiêng mình trên mấy mẫu đất thử nghiệm nhỏ được dựng trong những lồng kính để nghiên cứu. Một người lương thiện không tránh khỏi những lời đàm tiếu của dư luận chung quanh khi bán một cây cảnh mà không có ý kiến của người đã ra công trồng và chăm bón. Người giữ cây có một quyền lực tinh thần vô cùng thiêng liêng đối với các tác phẩm của ông ta đã từng ra công vun quén. Phải được người giữ cây cho phép mới được định đoạt số phận của các chậu cảnh. Phân tán các cây cảnh chẳng khác gì bán mất con cái của người giữ cây. Cho nên tại Nhật không thấy những chợ bán cây cảnh và người mua cũng tự trọng khi tiếp xúc vói kẻ bán cây cảnh. Giá cây cảnh ở đây rất cao.Có nhiều cây cảnh tí hon sống hàng thế kỷ, truyền từ đời nọ sang đời kia. Cứ mỗi lần đông đến, vũ trụ lặng yên, người ta đem trồng xuống đất để chúng lấy lại sức. Đợi đến xuân về, lại đưa chúng vào chậu dành riêng. Để có được một chiếc chậu cho thật vừa ý của Bonsai, có khi người chơi phải tốn rất nhiều năm lục tìm khắp các cửa hàng đặc biệt, các tiệm bán đồ xưa.
Cây cảnh là một công trình nghệ thuật dài lâu, không chút gì giống cách trồng củ uất kim hương hay củ lan dạ hương. Cây trồng cảnh có khi lưu truyền từ đời cha đến đời con. Người ta thường thấy có người đã mất hết sự nghiệp trong làm ăn, mà vẫn không chịu bán mấy cây cảnh tí hon của cha để lại. Vì chính người cha cũng đã thừa hưởng cây cảnh nầy của tiền nhân.
Đối tượng trồng Bonsai
Ở tại Nhật Bản, cũng có những cây trồng chậu (hachiue) ra hoa thật đẹp, tuy nhiên, điều đó không quan hệ gì đến cây cảnh thu nhỏ của Bonsai cả. Hai cách trồng và cảm thụ không giống nhau. Cây cảnh thu nhỏ bất cứ mùa nào cũng đẹp cả, dù đang ra hoa hay trụi lá. Ra hoa có cái đẹp của hoa; trụi lá có cái đẹp của cảnh tiêu sơ. Thiên nhiên luôn luôn phơi bày vẻ đẹp hoàn thiện của nó; - nói theo G. Ohsawa -. Người nước ngoài khi đến thăm nước Nhật thường ngạc nhiên vì không thấy những hoa đẹp khắp nơi như họ thường tưởng tượng đến.
Họ thường suy nghĩ rằng: Nhật Bản vốn là xứ lý tưởng nhất của tất cả các loài hoa. Nhưng khi đến đây, tham quan nhiều nơi, ngay cả khu vườn của các gia đình vọng tộc, họ chẳng thấy mấy cành hoa, mà chỉ thấy nhiều lá, cỏ, rong rêu là những thứ ban đầu họ không để ý đến. Người Tây Phương thường nghĩ và thích màu sắc hoa rực rỡ; người Nhật thì đi tìm vẻ đẹp tiêu sái trong thiên nhiên, hoa lá, đá, sỏi, rong rêu. Dù thô sơ, nhưng nói lên nhiều điều. Một trong những lý do đặc biệt khiến người ta ít quan tâm đến hoa trong những chậu cảnh tí hon là không thể nào thu nhỏ kích thước của hoa, để hoà hợp với những thành phần khác của cây; hoa khó thu nhỏ hơn lá. Cây cảnh có đủ cỡ vì kích thước của chậu có cái rộng mỗi chiều đến 2m, nhưng phần lớn thì không quá cao hơn 30cm. Những năm gần lại đây, người ta lại có kiểu "chơi cây cảnh bỏ túi" với những cây tí hon trồng trong chậu, mỗi chiều chừng 3cm đến 4cm là cùng. Như vậy, những cây hoa trà trồng trong cảnh không hợp, vì quá lớn đã không thể thu nhỏ. Anh đào và hải đường (khaido) cũng bị loại vì lý do tương tự: công hoa quá dài không thu ngắn lại được. Tuy nhiên, một loại anh đào núi, mới được khám phá trong những năm gần đây - anh đào Phú Sĩ - lại có thể trồng làm cảnh. Vài loại cây khác, như bách nhật hồng (hồng tử vi) (sarusuberi) cũng không thích hợp, vì đến mùa hoa, cành vươn ra quá dài, phá mất đi thế thăng bằng của cây và lớp rêu phong cũng đã mất đi phần duyên dáng. Những ví dụ trên đây cho thấy vì chọn những cây nào có thể thu nhỏ lại mới trồng trong khung khổ Bonsai.
Nguyên tắc tạo dáng
Trong cấu trúc Bonsai, số cánh hoa, nhiều hoặc ít, cũng góp phần tạo dáng cho hoa. Cánh hoa càng nhiều thì càng dài và càng làm cho dáng hoa tăng phần tao nhã. Thông thường, Bonsai thường thích những cánh hoa lẻ; hoa chùm không quý bằng hoa đơn chiếc. Tính lẻ loi, cô độc thường đi đôi với tính khiêm nhường, suy tư và thận trọng. Hoa mai Nhật Bản thường được chọn trong chiều hướng đó. Trồng cây cảnh thu nhỏ là một nghệ thuật ít tốn kém mà một người kéo xe hay một người giàu có, dòng dõi quí tộc đều có thể thực hành được. Trong bất cứ phòng khách nào của người Nhật cũng có chỗ dành riêng cho chậu cảnh. Chậu cây đặt trên một chiếc bàn con, phải vừa tầm nhìn của khách ngồi trong phòng để khách thấy được toàn thể mà khỏi nhướn người lên hay phải ngước mắt. Như thế khách mới đủ bình tĩnh nhận xét nghệ thuật cây cảnh, đồng thời cũng xuyên qua đó biết được tâm tính và thị hiếu của chủ nhà, đả biểu hiện rõ nét trong chậu cây yêu quý của họ. Trong phòng khách dường như thiếu vắng những đồ đạc, tranh ảnh, sắc màu rực rỡ, mục đích là để cho khách để ý đến cây cảnh đặt nơi trang trọng của căn phòng. Những câu chuyện xã giao của họ cũng khởi đầu bằng chuyện cây cảnh. Thưởng thức một vật bé nhỏ như thế đòi hỏi phải có tầm nhìn tinh tế, sâu sắc. Thành thử người Tây Phương đến đây trong giao dịch, thù tiếp với phong cách nầy nếu không hiểu được chút gì về Bonsai, cũng là chuyện thiệt thòi, trở ngại. Chính vì thế, trong thị trường người Nhật không ghi danh mục Bonsai, vì theo họ, đưa một chậu Bonsai ra nước ngoài trong hoàn cảnh đó, khiến cho cây cô đơn vô cùng.
Phong cách đặc thù của Bonsai
Thật ra, Bonsai của Nhật cũng có những nét đặc thù. Nét nầy do ý thức của người trồng và sự quý mến cây cảnh. Người ta thường cho rằng nghệ thuật trồng cây cảnh nầy bắt nguồn từ Trung Quốc du nhập và đã có từ đời Đường, Tống. Người Nhật cũng thường du nhập văn hoá, nghệ thuật nước ngoài. Sự du nhập nầy nhiều khi quá đáng, theo quan sát nhiều người. Tuy nhiên, có một điều phải xác nhận là một khi du nhập, thì người Nhật đã biến đổi theo thần trí và hồn tính của mình. Bonsai cũng nằm trong phạm trù nầy. Những chậu cây cảnh Trung Quốc giống như những chậu diệp lan, thường thấy chưng bày trong nhiều khách sạn Âu Mỹ. Nhưng nhìn kỹ, sẽ thấy thiếu sinh khí, hỗn độn, không đặt đúng cách, thậm chí khôngai đoái hoài đến. Chậu cảnh của Nhật thì khác hẳn. Mỗi chậu đều tuân thủ quy luật chính xác, không lẫn lộn vào đâu được, nếu để bên cạnh Bonsai Trung Quốc. Nghệ nhân Bonsai rất am tường quy luật đó. Họ có thứ triết lý riêng cho Bonsai. Triết lý đó là: Chậu cây cảnh là tượng trưng cho sự khắc khổ và khôn ngoan. Hiểu được nghệ thuật đó đã không dễ. Cây cảnh thu nhỏ tiêu biểu cho một cây già lâu năm, đứng trơ trọi một mình trong vũ trụ bao la, có dáng dấp và phong thái rất đẹp. Tạo được hình ảnh như thế cho một cây bé nhỏ chỉ cao khoảng 30cm thường trồng bằng hạt quả là việc không phải dễ dàng gì! Nhưng đó lại là một điều cần thiết trong bước khởi đầu.
Theo người Nhật, bất cứ việc gì muốn được xem là toàn thiện thì không những phải hội đủ các đặc tính vật chất, mà còn mang một tính chất không thể cân lường, không thể nhìn thấy, hướng về cõi vô hình. Người Nhật gọi tên là "sabi". Thuật ngữ "sabi" thật khó dịch ra đúng nghĩa. Có người tạm dịch là "patine", tức là lớp meo mốc, rêu phong, bám vào vật bằng đồng cũ, vào tấm bia cổ. Nhưng "sabi" lại có tính chất tinh tế hơn. Những bậc thầy về Bonsai có nhiều bí quyết để tạo ra nét rêu phong như thế. Không thể dán vào tùy tiện được. Gọi đó là nghề gia truyền, quả không ngoa. Thị trường cây cảnh Mỹ cũng bán sabi! Nhưng đó là giả tạo. Họ không hiểu ý nghĩa của sabi trong nghệ thuật. Đừng nói đến việc tạo sabi đúng phẩm chất. Chúng ta có thể hiểu thêm, khi đi sâu vào. Trong Bonsai Nhật, đôi loại vỏ cây sù sì nhưng mềm tự nhiên có được rêu phong, nhưngphần đông lại không có. Một cây hoàn hảo về mọi mặt trong phép trồng nầy, nhưng thiếu điểm tạo rêu phong nầy tức là chưa đạt. Bonsai thường mang tính "già nua". Có nhiều đặc tính góp phần tạo ra cảm giác "già nua cực độ". Muốn vậy, cần có thời gian. Từ khimới mọc cho đến khi chết, không một bộ phận nào của cây cỏ giữ nguyên tỉ lệ kích thước, vóc dáng, màu sắc của lá, của rễ, của cành. Những thay đổi đó thường gây trở ngại trong việc tái tạo những đường nét chi li trong một mô hình thu nhỏ. Trong phạm vi nầy, người Nhật thường có những "mặc ước" gọi là "ngoại luật" (licences) về thẩm mỹ. Điều nầy cũng giống như ngoại luật trong thi ca. Chơi cây cảnh cũng là một nghệ thuật. Trong phạm vi Bonsai cũng thế. Chẳng hạn như người ta có thể châm chước một cây cảnh có lá không tương xứng với thân và cành vì tương đối lớn, mặc dù đã tìm mọi cách làm cho chúng nhỏ lại và tạo lớp rêu phong cần thiết. Người Nhật cũng chấp nhận một thân cây to đến độ nào đó, quá khổ nếu so với chiều cao của cây. Trong nghệ thuật Nhật, thường có những đột phá đó. Họ đã quen với tính "không tỉ lệ". Cũng như đọc thơ Haiku, xem loại kịch "Nôh". Thơ thì quá gọn, kịch có khi không lời. Cây cảnh Nhật không ra ngoài tính chất nghệ thuật đó.
Tính tự nhiên của Bonsai
Một cây cảnh toàn hảo không mang dấu vết gì, kể cả những vết uốn nắn mà nó phải trải qua. Người ta thường ví điều nầy như một người đàn bà từng sống trong khuôn khổ, luôn luôn giữ nụ cười đôn hậu, không để lộ nét khổ đau. Một hiệp sĩ từ chiến trường về phải quên đi những thương tích trên mình, không kể lể với ai. Cây cảnh cũng tương tự như vậy. Không để lại dấu vết nào về thương tích cả. Nghệ thuật Bonsai trọng về tự nhiên. Vỏ cây sần sùi, lồi lõm không đều, mặc dù phủ lớp rêu phong, nhưng phải là không có sự chắp nối, chiết cắt. Những cành vô dụng phải được cắt bỏ đi từ khi mới nhú ra, chẳng khác nào chữa trị tật xấu trẻ em. Tất cả thành phần trong cây cảnh phải hoà hợp, cành không nên già hơn rễ, rễ không già hơn cành. Khác đi, tức là giả tạo.
Một số nét kỹ thuật nhấn mạnh điểm nầy. Quan sát thì rõ. Đầu cây càng già thì càng tròn, trông giống như cái tán. Trái lại cây còn non thì đầu nhọn, được hiểu như tham vọng chưa được thoả mãn, trông thật trơ trẻn. Cũng như người, đến một lúc nào, cây cũng phải biết "an phận" của mình. Không gì khó coi hơn, một cây đã già nua mà "không biết nhẫn", cứ chìa đầu ra, hếch mặt lên trời. Đó là mất quân bình. Cũng là kém khôn ngoan, đã chống lại minh triết của tạo hoá. Chơi cây cảnh phải hiểu nguyên tắc nầy. Muốn tạo cho phần trên cùng của cây bé nhỏ có dáng tròn xinh xắn, cần phải tác động bằng nhiều cách. Hiệu quả tốt nhất là độ cạn của chậu. Các cành đều lệ thuộc ít nhiều vào rễ, vì rễ nuôi cành. Rễ đâm thẳng xuống, thì đầu cây phải nhọn. Rễ đâm ngang thì đầu bằng.
Khi mùa đông đến, người ta bứng cây ra đặt xuống đất trong vườn theo phương pháp hồi xuân, những cành trên thường chỉa lên trời vì đâm rễ xuống. Hiểu nguyên tắc nầy sẽ tạo nên tán tròn. Với những ý niệm kể trên, một cây cổ thụ hoàn toàn lý tưởng trong Bonsai phải thể hiện được thế quân bình thiêng liêng trong vũ trụ. Đầu trên của cây hơi cong tròn, trông vẻ khiêm tốn. Nếu không, cây sẽ mất hết ý nghĩa. Tuy nhiên, người ta cũng thấy đột phá một vài cây cổ thụ có những cành bên trên ngả mạnh về sau. Trông tưởng như những trận cuồng phong làm cho xô dạt về một phía. Đó là thể hiện sự khổ đau của những người không muốn an phận, thủ thường. Có những người vào tuổi xế chiều vẫn còn bon chen, mưu danh đoạt lợi. Họ sẽ bị đánh bạt như loại cây nầy. Ngũ hành trong vũ trụ bẻ gãy họ. Người Nhật ít thích kiểu dáng nầy.
Những cách trồng Bonsai
Ở tại Nhật Bản, cũng có những cây trồng chậu (hachiue) ra hoa thật đẹp, tuy nhiên, điều đó không quan hệ gì đến cây cảnh thu nhỏ của Bonsai cả. Hai cách trồng và cảm thụ không giống nhau. Cây cảnh thu nhỏ bất cứ mùa nào cũng đẹp cả, dù đang ra hoa hay trụi lá. Ra hoa có cái đẹp của hoa; trụi lá có cái đẹp của cảnh tiêu sơ. Thiên nhiên luôn luôn phơi bày vẻ đẹp hoàn thiện của nó; - nói theo G. Ohsawa -. Người nước ngoài khi đến thăm nước Nhật thường ngạc nhiên vì không thấy những hoa đẹp khắp nơi như họ thường tưởng tượng đến.
Họ thường suy nghĩ rằng: Nhật Bản vốn là xứ lý tưởng nhất của tất cả các loài hoa. Nhưng khi đến đây, tham quan nhiều nơi, ngay cả khu vườn của các gia đình vọng tộc, họ chẳng thấy mấy cành hoa, mà chỉ thấy nhiều lá, cỏ, rong rêu là những thứ ban đầu họ không để ý đến. Người Tây Phương thường nghĩ và thích màu sắc hoa rực rỡ; người Nhật thì đi tìm vẻ đẹp tiêu sái trong thiên nhiên, hoa lá, đá, sỏi, rong rêu. Dù thô sơ, nhưng nói lên nhiều điều. Một trong những lý do đặc biệt khiến người ta ít quan tâm đến hoa trong những chậu cảnh tí hon là không thể nào thu nhỏ kích thước của hoa, để hoà hợp với những thành phần khác của cây; hoa khó thu nhỏ hơn lá.
Cây cảnh có đủ cỡ vì kích thước của chậu có cái rộng mỗi chiều đến 2m, nhưng phần lớn thì không quá cao hơn 30cm. Những năm gần lại đây, người ta lại có kiểu "chơi cây cảnh bỏ túi" với những cây tí hon trồng trong chậu, mỗi chiều chừng 3cm đến 4cm là cùng.Như vậy, những cây hoa trà trồng trong cảnh không hợp, vì quá lớn đã không thể thu nhỏ. Anh đào và hải đường (khaido) cũng bị loại vì lý do tương tự: công hoa quá dài không thu ngắn lại được. Tuy nhiên, một loại anh đào núi, mới được khám phá trong những năm gần đây - anh đào Phú Sĩ - lại có thể trồng làm cảnh. Vài loại cây khác, như bách nhật hồng (hồng tử vi) (sarusuberi) cũng không thích hợp, vì đến mùa hoa, cành vươn ra quá dài, phá mất đi thế thăng bằng của cây và lớp rêu phong cũng đã mất đi phần duyên dáng. Những ví dụ trên đây cho thấy vì chọn những cây nào có thể thu nhỏ lại mới trồng trong khung khổ Bonsai.
Trong cấu trúc Bonsai, số cánh hoa, nhiều hoặc ít, cũng góp phần tạo dáng cho hoa. Cánh hoa càng nhiều thì càng dài và càng làm cho dáng hoa tăng phần tao nhã. Thông thường, Bonsai thường thích những cánh hoa lẻ; hoa chùm không quý bằng hoa đơn chiếc. Tính lẻ loi, cô độc thường đi đôi với tính khiêm nhường, suy tư và thận trọng. Hoa mai Nhật Bản thường được chọn trong chiều hướng đó. Trồng cây cảnh thu nhỏ là một nghệ thuật ít tốn kém mà một người kéo xe hay một người giàu có, dòng dõi quí tộc đều có thể thực hành được. Trong bất cứ phòng khách nào của người Nhật cũng có chỗ dành riêng cho chậu cảnh. Chậu cây đặt trên một chiếc bàn con, phải vừa tầm nhìn của khách ngồi trong phòng để khách thấy được toàn thể mà khỏi nhướn người lên hay phải ngước mắt. Như thế khách mới đủ bình tĩnh nhận xét nghệ thuật cây cảnh, đồng thời cũng xuyên qua đó biết được tâm tính và thị hiếu của chủ nhà, đả biểu hiện rõ nét trong chậu cây yêu quý của họ.
Trong phòng khách dường như thiếu vắng những đồ đạc, tranh ảnh, sắc màu rực rỡ, mục đích là để cho khách để ý đến cây cảnh đặt nơi trang trọng của căn phòng. Những câu chuyện xã giao của họ cũng khởi đầu bằng chuyện cây cảnh. Thưởng thức một vật bé nhỏ như thế đòi hỏi phải có tầm nhìn tinh tế, sâu sắc. Thành thử người Tây Phương đến đây trong giao dịch, thù tiếp với phong cách nầy nếu không hiểu được chút gì về Bonsai, cũng là chuyện thiệt thòi, trở ngại. Chính vì thế, trong thị trường người Nhật không ghi danh mục Bonsai, vì theo họ, đưa một chậu Bonsai ra nước ngoài trong hoàn cảnh đó, khiến cho cây cô đơn vô cùng. Thật ra, Bonsai của Nhật cũng có những nét đặc thù. Nét nầy do ýthức của người trồng và sự quý mến cây cảnh. Người ta thường cho rằng nghệ thuật trồng cây cảnh nầy bắt nguồn từ Trung Quốc du nhập và đã có từ đời Đường, Tống. Người Nhật cũng thường du nhập văn hoá, nghệ thuật nước ngoài. Sự du nhập nầy nhiều khi quá đáng, theo quan sát nhiều người.
Tuy nhiên, có một điều phải xác nhận là một khi du nhập, thì người Nhật đã biến đổi theo thần trí và hồn tính của mình. Bonsai cũng nằm trong phạm trù nầy. Những chậu cây cảnh Trung Quốc giống như những chậu diệp lan, thường thấy chưng bày trong nhiều khách sạn Âu Mỹ. Nhưng nhìn kỹ, sẽ thấy thiếu sinh khí, hỗn độn, không đặt đúng cách, thậm chí khôngai đoái hoài đến. Chậu cảnh của Nhật thì khác hẳn. Mỗi chậu đều tuân thủ quy luật chính xác, không lẫn lộn vào đâu được, nếu để bên cạnh Bonsai Trung Quốc. Nghệ nhân Bonsai rất am tường quy luật đó. Họ có thứ triết lý riêng cho Bonsai. Triết lý đó là: Chậu cây cảnh là tượng trưng cho sự khắc khổ và khôn ngoan. Hiểu được nghệ thuật đó đã không dễ. Cây cảnh thu nhỏ tiêu biểu cho một cây già lâu năm, đứng trơ trọi một mình trong vũ trụ bao la, có dáng dấp và phong thái rất đẹp. Tạo được hình ảnh như thế cho một cây bé nhỏ chỉ cao khoảng 30cm thường trồng bằng hạt quả là việc không phải dễ dàng gì! Nhưng đó lại là một điều cần thiết trong bước khởi đầu.
Theo người Nhật, bất cứ việc gì muốn được xem là toàn thiện thì không những phải hội đủ các đặc tính vật chất, mà còn mang một tính chất không thể cân lường, không thể nhìn thấy, hướng về cõi vô hình. Người Nhật gọi tên là "sabi". Thuật ngữ "sabi" thật khó dịch ra đúng nghĩa. Có người tạm dịch là "patine", tức là lớp meo mốc, rêu phong, bám vào vật bằng đồng cũ, vào tấm bia cổ. Nhưng "sabi" lại có tính chất tinh tế hơn. Những bậc thầy về Bonsai có nhiều bí quyết để tạo ra nét rêu phong như thế. Không thể dán vào tùy tiện được. Gọi đó là nghề gia truyền, quả không ngoa. Thị trường cây cảnh Mỹ cũng bán sabi! Nhưng đó là giả tạo. Họ không hiểu ý nghĩa của sabi trong nghệ thuật. Đừng nói đến việc tạo sabi đúng phẩm chất. Chúng ta có thể hiểu thêm, khi đi sâu vào.
Trong Bonsai Nhật, đôi loại vỏ cây sù sì nhưng mềm tự nhiên có được rêu phong, nhưngphần đông lại không có. Một cây hoàn hảo về mọi mặt trong phép trồng nầy, nhưng thiếu điểm tạo rêu phong nầy tức là chưa đạt. Bonsai thường mang tính "già nua". Có nhiều đặc tính góp phần tạo ra cảm giác "già nua cực độ". Muốn vậy, cần có thời gian. Từ khimới mọc cho đến khi chết, không một bộ phận nào của cây cỏ giữ nguyên tỉ lệ kích thước, vóc dáng, màu sắc của lá, của rễ, của cành. Những thay đổi đó thường gây trở ngại trong việc tái tạo những đường nét chi li trong một mô hình thu nhỏ. Trong phạm vi nầy, người Nhật thường có những "mặc ước" gọi là "ngoại luật" (licences) về thẩm mỹ. Điều nầy cũng giống như ngoại luật trong thi ca. Chơi cây cảnh cũng là một nghệ thuật. Trong phạm vi Bonsai cũng thế. Chẳng hạn như người ta có thể châm chước một cây cảnh có lá không tương xứng với thân và cành vì tương đối lớn, mặc dù đã tìm mọi cách làm cho chúng nhỏ lại và tạo lớp rêu phong cần thiết.
Người Nhật cũng chấp nhận một thân cây to đến độ nào đó, quá khổ nếu so với chiều cao của cây. Trong nghệ thuật Nhật, thường có những đột phá đó. Họ đã quen với tính "không tỉ lệ". Cũng như đọc thơ Haiku, xem loại kịch "Nôh". Thơ thì quá gọn, kịch có khi không lời. Cây cảnh Nhật không ra ngoài tính chất nghệ thuật đó. Một cây cảnh toàn hảo không mang dấu vết gì, kể cả những vết uốn nắn mà nó phải trải qua. Người ta thường ví điều nầy như một người đàn bà từng sống trong khuôn khổ, luôn luôn giữ nụ cười đôn hậu, không để lộ nét khổ đau. Một hiệp sĩ từ chiến trường về phải quên đi những thương tích trên mình, không kể lể với ai. Cây cảnh cũng tương tự như vậy. Không để lại dấu vết nào về thương tích cả.
Nghệ thuật Bonsai trọng về tự nhiên. Vỏ cây sần sùi, lồi lõm không đều, mặc dù phủ lớp rêu phong, nhưng phải là không có sự chắp nối, chiết cắt. Những cành vô dụng phải được cắt bỏ đi từ khi mới nhú ra, chẳng khác nào chữa trị tật xấu trẻ em. Tất cả thành phần trong cây cảnh phải hoà hợp, cành không nên già hơn rễ, rễ không già hơn cành. Khác đi, tức là giả tạo.
Một số nét kỹ thuật nhấn mạnh điểm nầy. Quan sát thì rõ. Đầu cây càng già thì càng tròn, trông giống như cái tán. Trái lại cây còn non thì đầu nhọn, được hiểu như tham vọng chưa được thoả mãn, trông thật trơ trẻn. Cũng như người, đến một lúc nào, cây cũng phải biết "an phận" của mình. Không gì khó coi hơn, một cây đã già nua mà "không biết nhẫn", cứ chìa đầu ra, hếch mặt lên trời. Đó là mất quân bình. Cũng là kém khôn ngoan, đã chống lại minh triết của tạo hoá. Chơi cây cảnh phải hiểu nguyên tắc nầy. Muốn tạo cho phần trên cùng của cây bé nhỏ có dáng tròn xinh xắn, cần phải tác động bằng nhiều cách. Hiệu quả tốt nhất là độ cạn của chậu. Các cành đều lệ thuộc ít nhiều vào rễ, vì rễ nuôi cành. Rễ đâm thẳng xuống, thì đầu cây phải nhọn. Rễ đâm ngang thì đầu bằng.
Khi mùa đông đến, người ta bứng cây ra đặt xuống đất trong vườn theo phương pháp hồi xuân, những cành trên thường chỉa lên trời vì đâm rễ xuống. Hiểu nguyên tắc nầy sẽ tạo nên tán tròn. Với những ý niệm kể trên, một cây cổ thụ hoàn toàn lý tưởng trong Bonsai phải thể hiện được thế quân bình thiêng liêng trong vũ trụ. Đầu trên của cây hơi cong tròn, trông vẻ khiêm tốn. Nếu không, cây sẽ mất hết ý nghĩa. Tuy nhiên, người ta cũng thấy đột phá một vài cây cổ thụ có những cành bên trên ngả mạnh về sau. Trông tưởng như những trận cuồng phong làm cho xô dạt về một phía. Đó là thể hiện sự khổ đau của những người không muốn an phận, thủ thường. Có những người vào tuổi xế chiều vẫn còn bon chen, mưu danh đoạt lợi. Họ sẽ bị đánh bạt như loại cây nầy. Ngũ hành trong vũ trụ bẻ gãy họ. Người Nhật ít thích kiểu dáng nầy.
NGHỆ THUẬT CẮM HOA
Trong thiên nhiên, hoa được xem là "sứ giả của cái đẹp" trong vạn vật; hoa biểu trưng cho sức sống nở rộ và sự sống tràn đầy. Cắm hoa là một nghệ thuật kết hợp khéo léo giữa nghệ thuật và những bông hoa; vì thế nghệ thuật cắm hoa trở nên thanh tao, lịch sự trong trang trí, phòng ăn, chính thất.
Ngày nay chiêm ngưỡng những tác phẩm cắm hoa, tìm hiểu và nắm vững được nghệ thuật cắm hoa đã trở thành ước muốn ngày càng mãnh liệt của nhiều người, nhất là phái nữ. Tuy nhiên, nắm vững được nghệ thuật cắm hoa đã không là chuyện giản đơn. Nó đòi hỏi người cắm hoa phải thông qua quan sát trong thực tế, nắm bắt được "cái thần" của hoa lá, hiểu được quy luật biến hoá của cây cỏ, hoà đồng của màu sắc.
Một tác phẩm cắm hoa có nghệ thuật cao là một tác phẩm truyền đạt được vẻ đẹp của hoa lá đến cho người thưởng thức. Từ trước, nghệ thuật cắm hoa có nhiều trường phái. Do có sự khác nhau về khu vực, môi trường, bối cảnh văn hoá, không gian phát triển, cho nên nghệ thuật cắm hoa cũng khác nhau. Nghệ thuật nầy bắt nguồn từ 3 nơi khác nhau: cắm hoa kiểu Nhật, cắm hoa kiểu Trung Quốc, cắm hoa kiểu Tây Phương.
Hoa trong tư tưởng Thiền thường mang tính đặc biệt. Trong cách hiểu và cách nhìn, đã có những tương thông đặc biệt.
Như Phật thoại "Niêm hoa vi tiếu". Khi đức Phật trên núi Linh Thứu xoay một bông hoa trên đỉnh đầu các ngón tay, rồi đưa ra trước tăng chúng. Hết thảy đều im lặng. Chỉ duy vị đại đệ tử của ngài là Ma Ha Ca Diếp (Maha Kasyapa) mỉm cười. Phật nói: "Ta có con mắt của Chánh Pháp, diệu tâm của Niết bàn, thực tướng của vô tướng. Pháp nầy siêu việt ngôn từ, nay trao truyền Ca Diếp". Từ đó khởi đầu việc truyền pháp từ đức Thích Ca Mâu Ni cho các đệ tử. Niêm hoa (Nenge) nghĩa là " cầm một bông hoa". "Cầm một bông hoa" tỏ ra rằng Phật tán thưởng bông hoa ấy; hoa với Ngài là một. Quan sát việc nầy Ma Ha Ca Diếp mỉm cười tán thưởng cái "nhất như" đó. Vô Môn phiếm bàn: "Nếu hết thảy Thánh chúng khi đó đều mỉm cười thì Phật trao cho ai? Hoặc hôm đó Ca Diếp không mỉm cười, thì đức Thích Ca làm sao trao Pháp?" Nhìn qua chỉ là việc cầm một bông hoa, không hơn, không kém. "Cứ làm đi!" là một Thiền ngữ quan trọng.
Nghệ thuật cắm hoa Trung Quốc
Lịch sử trồng hoa của người Trung Quốc vốn có từ lâu đời. Thời nào, vùng nào cũng có nhiều sách viết về hoa. Những ghi chép trong di tích cổ cũng có miêu tả về cách trồng hoa. Bên cạnh việc trồng hoa, nghệ thuật cắm hoa ở đây cũng có lịch sử và truyền thống lâu đời. Thoạt đầu, nghệ thuật về hoa chỉ hạn chế ở những khu trồng hoa cảnh, bó hoa, hoa cài lên tóc. Về sau, có tục dâng hoa cúng Phật, cúng Thần. Trong "Nam Sử" thời Lục Triều có ghi chép về nghệ thuật cắm hoa. Thời đó, các loại hoa và cây chính là: tùng, bách, trúc, thủy tiên.
Con người dùng hoa để nói lên một số đạo nghĩa. Thời đó, hoa chỉ được trồng trong các loại chậu; không có bình cắm. Vào đời Đường, nghệ thuật về hoa đã phát triển mạnh, nghệ thuật cắm hoa đã đi vào cung đình. Nhiều sách viết về nghệ thuật cắm hoa cũng được xuất bản; nổi tiếng là cuốn "Hoa cửu tích".
Đời Tống, nghệ thuật cắm hoa trong bình được cải thiện hơn. Đến đời Minh, thì nghệ thuật cắm hoa Trung Quốc đã lên đến tột đỉnh, lưu hành đến nay. Những sách nghiên cứu về nghệ thuật cắm hoa trong thời kỳ nầy phải kể đến "Bình hoa phổ", "Bình hoa tam thuyết", "Bình sử". Riêng về "Bình Sử" được truyền sang Nhật, dịch nhiều lần trở thành tài liệu hướng dẫn nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản.
Ngoài việc coi trọng về hình dáng, màu sắc và mùi hương của hoara, nghệ thuật cắm hoa kiểu Trung Quốc còn chú trọng đến "hoa đức". Theo họ, hình dáng, màu sắc và mùi hương chỉ là "hữu hình"; còn "hoa đức" thì lại trừu tượng, thường mang ý nghĩa tượng trưng; chẳng hạn như lấy sự mềm mại của hoa để so sánh với vẻ đẹp yểu điệu của nữ giới; đồng thời, cũng cách chọn hoa những để mô tả đức độ của bậc chính nhân, quân tử. Điều nầy đã trở thành một đặc tính riêng của nghệ thuật cắm hoa Trung Quốc.
Nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản
Hoa đạo Nhật Bản bắt nguồn từ Trung Quốc, vào nước nầy đồng thờivới nghi thức dâng hoa cúng Phật. Người Nhật đã nhanh chóng biến thành nghệ thuật riêng nước mình, trở thành nghệ thuật truyền thống. Trong thời gian lâu dài, nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản dùng trong tế tự đền miếu, đàn tế, lưu hành trong giới tăng lữ. Đến thế kỷ VII, việc dâng hoa thờ được phổ biến trong lễ cúng dân gian, nhưng nghệ thuật về hoa cỏ vẫn chưa thịnh hành. Vào thế kỷ X, dùng hoa chẳng những trong lễ hội, mà còn để trang trí nhà cửa. Vào thế kỷ XIII, trong các đền miếu đã bắt đầu xuất hiện phương pháp cắm hoa và tạo hoa hình sen.
Tới thế kỷ thứ XIV, giới quý tộc Nhật có những ngày lễ hội thưởng hoa hằng năm gọi là "Hoa ngự hội" (thi cắm hoa), coi cắm hoa như là một môn nghệ thuật tiêu khiển, nhàn dật; kể từ đó trở đi, cắm hoa đã thoát dần màu sắc tôn giáo thuần túy, bước vào cung đình và các gia đình võ sĩ, quý tộc, trở thành một sản phẩm nghệ thuật để trang trí và xuất hiện trong những lễ hội.
Cũng từ đó hình thức cắm hoa bắt đầu được quy phạm hóa, vừa coi trọng chủ đề tư tưởng, vừa tôn sùng thiên nhiên; họ thường dùng 7 - 9 cành hoa, kết hợp với một số lá: hình thức "lập hoa" thời kỳ đầu tiên tại Nhật.
Vào thế kỷ XV - XVI, cắm hoa đã được phổ cập rộng rãi, nghệ thuật cắm hoa có những bước phát triển mạnh mẽ, phong cách nghệ thuật nầy cũng đã có những bước biến đổi tuơng đối lớn; ngoài hình thức "lập hoa" đã hoàn thiện, lại còn có hình thức "sinh hoa". Đây là hình thức cắm 3 cành hoa chính, tượng trưng cho Trời, Đất, Người.
Tác phẩm thường đơn giản, trong sáng, thanh nhã, được phổ cập và phát triển mạnh mẽ. Như thế, triết lý và tư tưởng từng bước đi vào nghệ thuật cắm hoa. Vào cuối thế kỷ XVII, "Bình sử" xâm nhập Nhật Bản và được phát huy, tạo thành "trường phái Hoằng Ðạo". Sau thế kỷ XVIII, Nhật Bản tiếp tục xuất hiện trường phái cắm hoa "Tự do"; trường phái nầy không giống như "lập hoa" và "sinh hoa", mà dựa vào trực giác và cảm giác, kết hợp với nhau tùy ý niệm của mỗi người, không quá câu nệ vào hình thức nào. Đến thế kỷ XIX, nghệ thuật cắm hoa của Nhật vào giai đoạn thoái trào, do ảnh hưởng của xã hội và chính trị thời đó; mãi cho đến năm 1887, mới được hồi phục trở lại; tuy nhiên, trong giai đoạn nầy, với việc giao lưu cùng nhiều dòng nghệ thuật nước ngoài, nhất là ảnh hưởng của văn hoá Tây Phương cho nên phong trào cắm hoa của Nhật lại chuộng về kiểu "Thịnh hoa" (tức là kiểu Moribana).
Hoa đạo của Nhật từ đó cũngđã chuyển hướng, từ cắm hoa trong bình cao lại chuyển sang bình thấp và nông. Kiểu cắm hoa Moribana có thể được coi là bước đột phá trong lịch sử cắm hoa Nhật Bản; tuy nhiên bước đột phá nầy vẫn chưa làm cho giới thưởng thức hoa và nghiên cứu cắm hoa Nhật bản thoả mãn. Vào thế kỷ XX, hoa đạo Nhật Bản có chuyển hoá khác, mang tính chất lịch sử; đó là sự xuất hiện kiểu cắm hoa "Tự do" (Free style arrangement), hay còn gọi là kiểu cắm hoa "tiền vệ" (Avant - garde Ikebana). Ở một mức độ nào đó, kiểu cắm hoa nầy có những đường nét gần gủi với phong cách cắm hoa hiện đại của Tây Phương. Với người Nhật, chính lối nầy đã mang lại cho nghệ thuật cắm hoa Nhật trở nên rực rỡ, chói sáng. Người Nhật thường truyền tụng những giai thoại về nhìn hoa, thưởng hoa và vẽ hoa.
Một bậc thầy hoa cảnh Nhật Bản ngày nọ đi xem triển lãm hội họa. Ông đứng nhìn bức tranh vẽ nhánh hoa huệ giữa một khu vườn. Saukhi ngắm nghía hồi lâu, vị hoa sư bèn hỏi tác giả của bức tranh:
- Có phải ông vẽ phỏng theo một nhánh hoa mà người ta cắt bán cho ông không?
- Thưa thầy, đúng vậy. Nhưng sao thầy biết?
- Có cái gì thiếu vắng ở nhánh hoa của ông khiến tôi thấy được đây là hoa chết chứ không phải là hoa sống. Cái thiếu vắng đó là quầng sáng vô hình của sự sống, tuy tôi không cắt nghĩa được nhưng cảm thấy rõ ràng.
- Thưa thầy, quả cặp mắt của thầy không phải là mắt của người phàm. Trong giai thoại hoa Nhật, có hàng ngàn mẫu chuyện như vậy.
Nói chung, người sành về hoa có thể nhìn suốt từ trước đến sau, từ nội tâm ra ngoại cảnh.
Nghệ thuật cây cảnh Tây Phương
Nghệ thuật cây cảnh Tây Phương bắt nguồn từ khu vực ven Địa Trung Hải và phát triển đến ngày nay, đã trở thành một trong những trào lưu nghệ thuật cắm hoa chính - cắm hoa theo phong cách Tây Phương. Lịch sử cắm hoa ở đây vốn có từ lâu đời. Sách sử và di tích khảo cổ cho biết: Ngay từ những năm 2,000 trước Công nguyên, thời kỳ của nền "Văn minh sông Nil", tại Ai Cập đã có những bức họa trên tường đá, mô tả việc dùng hoa sen và hoa thủy tiên trong cách trang trí. Cũng có người dùng những loại hũ có miệng hẹp để cắm hoa. Trong Kim Tự Tháp của Ai Cập, người ta cũng đã phát hiện ra dấu tích của một loài hoa hoá thạch. Đó là loại tường vi, rất phổ biến trên đất nước nầy.
Phương pháp cắm hoa trong giai đoạn nầy còn thô sơ: vừa không có vẻ đẹp về đường nét, lại vừa không có những kết hợp nhiều loại hoa bên cạnh nhau. Từ thời kỳ Cổ Hy Lạp cho đến thời Hậu Kỳ Cổ La Mã, người ta thường dùng hoa vàng để trang trí trong những lễ hội. Thiếu nữ cũng thường đội những vương miện được kết bằng hoa hồng. Kiểu dáng nầy biểu trưng cholòng chung thủy trong thuật yêu đương. Thành thử trong nghệ thuật cắm hoa và kết hoa Tây Phương, kiểu nầy vẫn còn bảo lưu cho đến ngày nay, với những thay đổi qua từng thời đại. Có hai kiểu cắm hoa trong giai đoạn nầy: cắm hoa ở lọ và cắm hoa trong lẵng.
Vào thế kỷ XIX, hạng quý tộc, thượng lưu Tây Phương bắt đầu quan tâm và say mê nghệ thuật cắm hoa, từ việc xử lý nghệ thuật cắm hoa cho đến cách phối hợp màu sắc nhiều loại hoa. Ngoài ra, cũng có những nghệ nhân chế tác các bình hoa, chậu hoa đủ kiểu dáng; có người lại chuyên nghiên cứu về không gian cắm hoa. Họ đề ra những nguyên tắc về cắm hoa, với nhiều trường phái. Tính ra có 32 trường phái cắm hoa khác nhau. Nhờ phát triển, nên cắm hoa đã trở thành một lối trang trí và thưởng ngoạn trong bất cứ hội họp, tiệc tùng, nhàn đàm. Vào đầu thế kỷ XX, nhà nghệ thuật học Gertrude Jekyll cho xuất bản cuốn "Flower decoration in the home" có tác dụng gợi mở rấtlớn trong nghệ thuật cắm hoa sau nầy. Đây là nền tảng của nghệ thuật cắm hoa Tây Phương hiện đại. Những thập niên gần lại đây, nghệ thuật cắm hoa Tây Phương đã chịu ảnh hưởng của Hoa đạo Nhật cũng như Thiền Phái. Do đó, đã nẩy sinh những kiểu cắm hoa đa dạng, thiên về triết lý.
Nghệ thuật cắm hoa cổ điển chỉ hạn chế ở chỗ căm hoa vào bình. Người cắm hoa chỉ chọn một cành ít hoa, rồi tạo hình và chọn độ dài thích hợp. Hình thức cắm hoa trong thời đó còn đơn giản, thuần phác, thường chỉ giữ lại kiểu dáng của ho, chứ không gia công về mặt kỹ thuật và nghệ thuật. Lọ hoa đa phần bằng gốm; ngoài ra, trong giới quý tộc, vương tước thì dùng những thứ lọ bằng ngọc thạch, thủy tinh. Trong những bức hoa cổ điển cho thấy: màu sắc thiên về sự rực rỡ, chói chang.
Trong nghệ thuật cắm hoa cổ điển Trung Quốc thường tạo ra những khoảng trống thích hợp giữa các cành hoa với nhau; nhờ thế tạo nét thanh nhã. Nghệ thuật cổ điển Nhật thường tận dụng cành lá đơn giản, thể hiện rõ đường nét của cành hoa. Cắm hoa cổ điển Tây Phương thích sự đàng bệ, dùng hoa nhiều, bình to. Nghệ thuật cắm hoa hiện đại không những được sáng tác dựa theo nguyên tắc cắm hoa cơ bản, cũng không đơn thuần thể hiện sự hoà hợp của thiên nhiên, mà chủ đích là để biểu đạt quan niệm và tư tưởng của cá nhân mỗi người.
Sáng tạo là chủ điểm của nghệ nhân cắm hoa hiện nay; trong bất cứ cành lá được sắp xếp bên cạnh nhau, kể cả những khoảng trống không gian cũng đều muốn gửi gắm một ý tưởng riêng tư của mình. Ngôn ngữ của từng cây hoa cũng được họ chú tâm trong việc chọn lọc. Trong nghệ thuật cắm hoa hiện đại, cần phải có trí tưởng tượng lựa chọn cành hoa nào, thiết kế ra sao, cách tạo hình theo chủ điểm gì? Với họ, chậu hoa là nguồn thơ, là nguồn tư tưởng, triết học.Mỗi công trình cắm hoa phải là một giá trị biểu cảm. Phải bỏ nhiều thì giờ suy nghiệm, cân nhắc, trước khi bắt tay vào. Thành thử, những trường phái "cắm hoa tự do", "cắm hoa tiền vệ" và "cắm hoa trừu tượng" vốn là 3 khuynh hướng cắm hoa chính hiện nay.
XÂY DỰNG NON BỘ
Đá: Trong các lập vườn cảnh, hòn non bộ cũng là một trong những thể tài quan trọng và được truyền tụng từ ngàn năm lại đây. Non bộ còn được gọi là "núi giả" (giả sơn) hay "bồn cảnh", vì thông thường khi nào tạo non bộ cũng dựng trên bể nước. Nước lưu thông hay nước đứng. Đây cũng là một thành phần đặc sắc nhất của nghệthuật vườn hoa Việt Nam và Trung Quốc.
Theo Lâm Ngữ Đường thì: "Đá tượng trưng cho sự trường thọ, mà người TrungQuốc thì lại yêu tất cả cái gì trường tồn. Thứ nhất là về phương diện nghệ thuật, nó có vẻ khôi vĩ, hùng kỳ, chanh vanh, cổ nhã. Ngoài ra nó còn cho ta một cảm giác chon von. Một mỏm đá cao cả trăm thước dựng đứng trên mặt đất, nhìn nó ai mà không rùng rợn, như trước cảnh nguy hiểm, cho nên người Trung Hoa gọi đó là "nguy". Người chơi đá thường chú ý đến màu sắc, vân, mắt đá (mịn hay không mịn) và có khi cả tới tiếng kêu khi gõ vào đá nữa. Đá càng nhỏ thì lại càng chú ý đến cái vân và cái mặt mịn của nó. Nhiều người thu thập loại nghiên mực và con dấu bằng đá, thành thử nghệ thuật chơi đá càng phát triển thêm.
Người Trung Quốc, Nhật Bản cũng như Việt Nam trong khi bố cục cây cảnh Bonsai thường nhìn sự vật với con mắt tín ngưỡng. Cơ cấu đối với người xưa không ngoài ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Đá theo quan niệm của người Đông Phương được xem là "Thiên địa chi linh, chí khí kết nhi vi thạch, phụ thổ xuất, trang vi kỳ quái" nghĩa là: "Những chí tinh anh trong Trời, Đất, kết tinh lại làm thành đá. Đá đâm thủng đất mọc lên, có hình dáng kỳ quái".
Thành thử trong việc cấu tác non bệ chính là thể hiện toàn vẹncác nguyên khí đó được thu tóm trong một khung khổ nhỏ. Với quan niệm siêu hình và tín ngưỡng như vậy, cho nên người xưa hướng về việc dựng non bộ chẳng chỉ vì hình thái kết tinh của hòn đá với óc thẩm mỹ của họ, mà còn có ý nghĩa thần linh nữa. Những người chơi non bộ, chơi đá thích những loại đá vôi ở gần bờ, bị sóng gió dập vùi lâu ngày thành có lỗ, có bọng, ngấm nước đóng rêu hơn là viên đá tròn trịa. Ở Trung Quốc, có một số đá đẹp, danh tiếng, thường ghi trong sử sách hay của những người chơi cổ ngoạn như loại đá Côn Sơn, đá Linh Bích, đá Quế Xuyên, đá Thái Hồ, đá Anh, đá Dung, đá Xuyên... Nổi tiếng hàng đầu là đá Linh Bích ở Sơn Tây.
Cái thế của đá: Muốn hiểu rõ tất cả những công dụng của đá trong sự trang hoàng nhà cửa, sân vườn, thì phải nghiên cứu đến nghệ thuật "thư pháp” của Trung Hoa và Nhật Bản. Thư pháp chú trọng đến "cái thế", "cái vẻ nhịp nhàng" của nét chữ. Một khối đá cần gây được cảm giác hùng vĩ, bất tục, nhưng các đường nét của nó cũng phải có "thế", phải "nhịp nhàng" nữa, phải đường đột, tự nhiên, chứ không phải là hình tròn, hình tam giác.
Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử thường xưng tán những thứ đá quý không đục đẽo. Tuyệt nhiên không nên tô điểm thiên nhiên, và nghệ thuật hoàn toàn nhất thì không để lộ một chút gắng sức nào của nghệ sĩ, phải tự nhiên như mây bay, nước chảy, không có vết đục đẽo nào cả, như các nhà phê bình Trung Hoa thường nói. Quy tắc đó áp dụng cho tất cả các thể loại nghệ thuật. Cái đẹp của đá phải linh lung, hoạt bát, biến đổi. Cho nên hầu hết các giả sơn đều dùng những phiến đá không đục đẽo. Vườn hoa là sự thể hiện một cảnh lý tưởng, còn hòn non bộ là sự thu nhỏ lại cảnh núi rừng. Cảnh đó có thật hay chỉ trong tưởng tượng. Câu thơ tóm tắt lại ý nghĩa của hòn non bộ "Nhất lạp phiêu trung tàng thế giới" (Một hạt nhỏ tàng trữ cả thế giới).
Như thế, nghệ thuật của non bộ là loại điêu khắc thể hiện một cảnh núi rừng bằng chất liệu thật là đá, đất, nước và cây sống. Những hình tượng bằng sành hay bằng đất nung mà điêu khắc thường để kết hợp diễn tả một sự tích làm cho hòn non bộ có nội dung và sinh hoạt, sinh động thêm. Đã là một môn nghệ thuật, cho nên việc xây dựng nóiđòi hỏi nhiều công phu và nhất là tinh thần sáng tạo.
Thông thường khi dựng hòn non bộ phải trải qua 3 giai đoạn: (1) Chọn đá thích hợp cho thể tài của mình đã phác họa và xây dựng một hình thế đẹp và hợp với nội dung non bộ. (2) Phải trồng và sửa cây cho tương xứng. (3) Gắn những hình tượng bé để diễn tả một sự tích nào đó như đã hoạch định. Trước hết là vấn đề chọn đá. Điều nầy không phải đơn giản, tùy tiện, không thể lấy bất cứ loại đá nào của núi cũng làm non bộ được. Nó phải là một thứ đá vôi hút nước, có hình thể nhất định. Trong thực tế, để diễn tả cho đúng sự thật thì những đỉnh núi cao chót vót với những tảng đá nhô ra, có gân dọc trên vách đá dựng đứng, bên cạnh những hố sâu thăm thẳm, có hang, có động, tất cả đều nói lên vẻ lớn lao, nguy nga với con người. Đó là cảnh đẹp.
Thành thử muốn diễn tả hoàn chỉnh được những nét đặc thù như vậy, người chơi non bộ phải chọn hòn đá nào hợp với kích thước nhỏ bé, mà lại có đủ dáng dấp và chi tiết như thế (núi, hố, hang, động). Có thế mới có cảmtưởng như đứng trước cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Thực tế thật khó tìm kiếm được một hòn đá như ý muốn; phải ghép nhiều mảnh lại choăn khớp.
Trong thể loại điêu khắc nầy, người ta không thể và không cần thiết đục đá theo hình dáng đã định trước. Vì nếu làm như thế, chẳng những mất hết vẻ tự nhiên, mà mặt đá chắc nịch thì cỏ cây, rêu xanh cần thiết cho vẻ đẹp của hòn non bộ cũng khó mọc lên được. Thành thử, chọn được những hòn đá thích hợp chính là phần quan trọng trong việc dựng một hòn non bộ. Hàn Dũ cho rằng: "Cái thế của non bộ cũng giống như thư pháp, như kiếm thuật. Phải dứt khoát, phải sinh động. Cũng giống như Thiền định, nghệ nhân phải định tâm, có nội hàm, mới có thể chọn đượchình thể thích hợp". Hồ Thích cũng viết: "Non bộ là phần hồn, nhưng khởi động được phần hồn nầy là ý lực của nghệ nhân kết cấu ra nó. Cả hai liên hệ nhau. Không thể bỏ quên phần nào được".
Cái thế của non bộ:
Đã có được hòn đá như ý muốn và thích hợp cũng chưa đủ để tạo nên được hòn non bộ đẹp. Phải có nghệ thuật của nghệ nhân trong việc lắp ghép như thế nào cho thành một hình thế có ý nghĩa. Nghệ nhân non bộ Việt Nam có một số "thế" cổ truyền, do người xưa nghiên cứu thiên nhiên tìm ra. Cũng có thể do tinh thần sáng tạo mới. Người ta thường theo toàn bộ hay chỉ một phần của "thế" đó.
Chẳng hạn như: thế cao sơn, thế viễn sơn, thế kỳ phong, thế bích lập, thế hạc phong, thế huyền nham, thế nghênh tống. Bạch Cư Dị sưu tầm 108 thế khác nhau, làm nền tảng nghệ thuật xây dựng cảnh quan non bộ của Trung Quốc thời xưa. Muốn bố cục cho đẹp, nghệ nhân phải theo những nguyên tắc căn bản của nghệ thuật tạo hình, tức là toàn bộ phải chặt chẽ, có trọng tâm, cân đối, có gần, có xa. Phải có chủ thể và khách thể. Chủ thể làm điểm chính; khách thể để phụ hoạ. Núi cao dùng làm chủ thể, núi thấp ở xa làm khách thể, tạo nên phép viễn cận. Thiền phái Nhật lại còn đề ra những khoảng trống hư vô. Tuy là trống, nhưng nói lên rất nhiều. Phải thể hiện "vô thanh thắng hữu thanh".
Non bộ phải có nội hàm có sức sống mãnh liệt, có linh hồn "ý tại ngôn ngoại". Người sành điệu chỉ cần thoáng qua là biết được nghệ nhân đạt trình độ nào. Không phải tham lam, bạ gì cũng thêm thắt vào là đẹp, là phong phú. Trên đây là tinh thần cấu tạo. Đi sâu vào, phải nghiên cứu hình thể của non bộ sao cho hợp. Trung Hoa có 3 trường phái non bộ: trường phái tự nhiên, trường phái Lão Trang, trường phái Thiền. Cả ba đều lấy hình thể non bộ làm chuẩn.
Theo nhận định của ba trường phái đó, trước hết, nhắm vào chủ thể (hòn chủ). Hòn chủ phải có hình thế nguy nga, đứng sừng sững như một vách đá khổng lồ đối với mọi vật chung quanh. Đó là "bích lập" tức là "bức tường đứng". Tuy nhiên chỉ có được "bích lập" mà thôi, vẫn chưa đủ. Bích lập là chủ thể; còn phải có "khách thể" tức là các chi tiết phụ. Tuy là phụ, nhưng rất cần. Đá có nhiều thế. Đỉnh núi có những tảng đá nhô ra như được treo giữa chừng giống mái nhà, gọi là "huyền nham"; có nhiều đỉnh nhọn gọi là "tung nham", đỉnh đột khởi gọi là "kích nham". Chú trọng đến vách núi. Vách không được nhẵn nhụi trơn tru như bức tường. Phải có những "gân" dọc nổi lên; có thế mới diễn tả được cái hùng vĩ của thiên nhiên. Phía dưới chân núi cũng phải cân nhắc. Mặt đất không phải trơn tru, nhẵn nhụi, bằng phẳng, trông giả tạo. Phải có chỗ lồi, chỗ lõm do đá núi đổ xuống mà thành. Đó là "lạc thạch". Có lạc thạch, mới thấy được vẻ thương hải tang điền. Núi nào cũng có khe, có suối, có hang động, chẳng khác nào mạch máu của sinh vật, tạo sinh động. Thiếu đi là cảnh chết.
Trên đây là đại cương về "thế". Tuy nhiên những "thế" của non bộ được đề ra chỉ giúp cho nghệ nhân chú ý đến những điểm cơ bản trong nghệ thuật non bộ, vấn đề quan trọng nhất đối với họ vẫn là nghiên cứu thiên nhiên vô cùng phong phú, sinh động, để tạo ra những mẫu non bộ độc đáo, xuất sắc. Những đề tài cổ điển về lịch sử, về tôn giáo dùng làm nội dung xây dựng non bộ chung quy chỉ có được một số thể tài nhất định, còn những tác phẩm đầy sáng tạo của nghệ nhân mới có thể làm cho tác phẩm phong phú.
Sự hoà hợp: Cây trồng tạo cho non bộ gần với sự thật. Nhưng non bộ là núi thu nhỏ, cây trồng cho tương ứng, không là chuyện dễ. Trong quá trình cấu tác non bộ được đẹp, độc đáo, điểm chủ yếu là trồng cây, cắt xén, gắn tượng. Tất cả tạo nên nội dung của đề tài.
Việc trang điểm nầy chẳng khác là khoác y phục cho con người. Bí quyết đầu tiên về cây trồng cho non bộ là thuật làm cho cây bé nhỏ, cân xứng với kích thước của non bộ. Một cây nhỏ trong non bộ biểu hiện cho cây cổ thụ trong thực tế. Giảm chiều cao để nở chiều rộng, để cho cây không quá trẻ trung, non dại quá. Phải biết kỹ thuật trồng sửa cây cảnh, chọn cây có lá nhỏ bé, dáng đẹp, thân uốn, sao cho thích hợp với toàn cảnh.
Cây trong non bộ: Những cây thường dùng là: La hán tùng, bách xỉ tùng, trắc bá diệp, cây si, cây sung, bạch đầu ông, hổ nhĩ, thạch xương bồ, trân châu thảo, trường sinh, phượng vĩ, sa kê, dương liễu, ngự sử mai, trúc nhĩ, thủy tùng trúc, thiên vân, xương rồng, bông nổ, kê ốc, hồng tỷ muội, rong cẩm vân, xương cá, cây sến. Những cây nầy chẳng những có hình dáng đẹp mà có thể sống dễ dàng trên khe đá. Hơn thế nữa, những loại cây trồng trên non bộ thay đổi tùy theo phong thổ của từng vùng. Sự chọn lựa cây trồng non bộ cũng tùy thuộc vào sở thích của nghệ sĩ và nội dung của non bộ được đề ra, dựa theo hình dáng của đá.
Trong việc xây dựng non bộ, việc chọn cây trồng và cắt tỉa cây trồng còn chứng minh về trình độ nghệ thuật. Có những hòn non bộ do trồng một cây không thích hợp, cho nên loại bỏ đi. Chẳng hạn trong hòn non bộ chiều cao độ năm sáu phân tây mà lại trồng những cây to lá, thân khoẻ, như cây đề, cây đa, thì chẳng những lá to đã không phù hợp với hình thế của non bộ, mà trong một thời gian không lâu, cây phát triển lên cao, rễ cây sẽ bao trùm cả hòn non bộ.
Tượng: Gắn những tượng nhỏ bằng sành sứ cũng không thể thiếu trong một non bộ hoàn chỉnh.
Về phương diện nghệ thuật thì màu tươi sáng của những tượng nầy trên nền xanh thẫm của lá cây và rêu đá sẽ làm cho sắc thái non bộ thêm phong phú. Những pho tượng sành bé nhỏ trên bức tượng cũng như nhân vật trong một bức tranh phong cảnh, giúp cho tác phẩm thêm phần sinh động hơn. Trước đây những nghệ nhân chơi non bộ cũng như những người nghệ nhân tranh dân gian thường lấy những sự tích trong lịch sử hay huyền thoại Trung Quốc.
Nội dung những non bộ thường được chia ra làm hai loại: loại thứ nhất lấy sự tích phổ biến của lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc (Tam Quốc Chí, Đông Chu Liệt Quốc) hay những danh lam thắng cảnh Trung Quốc (Động Đình Hồ, núi Nga Mi, núi Phổ Đà...); loại thứ haicó tư tưởng Lão Giáo hay Phật Giáo lấy tên núi thần thoại đặt tên non bộ như Bồng Lai, Phương Trượng, Doanh Châu. Trong những núi thần thoại nầy có những hang động lấy tên theo truyện Tiên, truyện Phật như Tăng Tiên Động, Quan Âm miếu, Lôi Tổ...
Bồn nước: đây cũng là phần không thể thiếu của non bộ. Người Trung Quốc gọi là bồn cảnh. Non bộ phải là cảnh sơn thủy hữu tình được thu nhỏ lại, phải có đủ non, đủ nước. Nước tạo thêm tính sinh động của non bộ. Quả núi ở non bộ theo quan niện của người xưa, tượng trưng cho thế giới; bồn nước tượng trung cho bể cả vô tận; thành thử để tượng trưng cho cái vô tận của bể khơi, bồn nước thường có hình tròn. Một non bộ thiếu săn sóc một thời gian không lâu thì sẽ khô héo nếu gặp mùa hạn hán; còn săn sóc không đúng cách thì cây cối mọc lên um tùm, cảnh trí cũng sẽ biến dạng. Có những loại cây như cây si có thể bắt rễ đến chỗ đất tốt, phát triển khoẻ, sẽ làm hỏng cái hay đẹp của non bộ. Như thế, non bộ cũng như vườn hoa giúp cho chúng ta yêu thích cảnh vật, thiên nhiên, tạo niềm vui, tâm hồn bình thãn, giáo dục về thẩm mỹ. Cả một tập hợp những giá trị tinh thần trong thú chơi non bộ.Trần Hưng
Cấu trúc cây cảnh
Một cây cảnh đẹp cần có sự cân bằng toàn diện, từ sự tạo hình, uốn nắn kiểu dáng đến sự kết hợp giữa cây và chậu. Có ba nhân tố chính cần lưu tâm:
- Rễ cây ăn lan: Rễ cây lộ ra trên mặt đất làm tăng thêm ấn tượng về sự già dặn và tính chất của cây. Đây là một trong những nét đặc trưng thú vị nhất của nghệ thuật cây cảnh (khác với cây bonsai) Rễ cây cần lan ra nhiều hướng quanh thân và bò rộng ra, tạo cho thân cây chỗ tựa chắc chắn.
- Thân cây: Nét đặc trưng quan trọng nhất của thân cây là có ngọn đẹp , nhưng cây mọc thẳng tắp sẽ làm hỏng sự hài hòa trong kiểu dáng. Phải tìm loại vỏ cây có cấu tạo và màu sắc phù hợp với đường nét, kèm theo tuổi tác, vẻ dày dạn phong sương cũng là điều hấp dẫn của cây cảnh.
- Cành cây: Cành cây tạo nên cấu trúc căn bản của hình bóng cây. Phải điều chỉnh nó bằng phương pháp cắt tỉa và buộc uốn . Hãy ngắm kỹ sự sắp đặt của cành mọc lên và lan ra quanh cây như một cầu thang xoắn ốc, hình dung sự hài hòa cân đối quanh thân cây.
Với kỹ thuật uốn dây kẽm có thể tạo cây cảnh bằng cách thay đổi hướng của thân và nhánh cây. Những cành mọc chĩa lên có thể uốn ngang hay vuốt xuống để tạo ấn tượng già dặn, trưởng thành. Uốn kẽm loại cây xanh quanh năm ở thời điểm nào cũng được (nhưng với các loại như tùng bách thì thời điểm tốt nhất là cuối mùa thu đến đầu mùa xuân). Nên uốn cây rụng lá theo mùa vào cuối xuân (trước khi cây đâm chồi) hay cuối thu (trước khi ngủ đông). Thực tế, người chơi cây cảnh nên dựa vào dạng cây để chọn những cành mềm, dẻo, dễ uốn và không bị tách nhánh.
Trồng cây cảnh bao giờ cũng phải coi trọng gốc cây . Gốc phải to hơn thân, thể hiện cây đã sống lâu năm . Gốc to thì phải có rễ nổi sum suê, càng nhiều rễ càng đẹp . Mỗi một chậu là một gốc cây hoặc một quần thể cây tụ họp vào nhau. Chiều cao và chiều rộng của cây phải tương xứng . Thân cây có dáng mềm mại, nghiêng hay đứng thẳng tuỳ theo các thế cây. Cành cây phải phân bổ hợp lý cấu tạo so le qua nhiều hướng, không gò bó . Từ gốc đến chỗ có cành phải có khoảng cách bằng 1/3 chiều cao của cây để nhìn thấy thân cây khoẻ đẹp . Không nên để cành che lấp thân . Một cây nhiều nhất chỉ nên có 4 cành. Cành dưới thấp gọi là cành hồi âm , để làm cho gốc cây có hậu , vững chải , bền chặt . Cành thứ hai , thứ ba là cành tả hữu , hai cành chính của cây. Cành thứ tư là cành tế thân , hay cành hầu để cho phần trên đỡ trơ trọi và làm cho bố cục tổng thể được chặt chẻ . Các cành phải được cắt xén gọn gàng , không để lá mọc um tùm .
Dáng đứng
Cây cảnh phải được nghệ nhân uốn nắn , chỉnh sữa thành một thế cây hay dáng đứng để cây có một bố cục hài hòa , đẹp đẽ . Như thế cây cảnh mới có được một sức sống , một ý nghĩa mà nghệ nhân muốn sáng tạo . Phần nầy rất quan trọng , vì nếu cây không có thế đứng thì nó không phải là cây cảnh . Nghệ nhân phải chấp nhận từ 10 – 20 năm để hoàn chỉnh một cây thế với những nguyên tắc tạo hình tỷ mỷ và nghiêm ngặt. Mỗi người có cái nhìn thẩm mỹ khác nhau và vì thế cây cảnh cũng có những kiểu dáng khác nhau. Người già, thích kiểu dáng chịu ảnh hưởng của nho giáo, thể hiện những thế cây phúc-lộc-thọ, ngũ phúc, phu tử, mẫu tử, huynh đệ, bằng hữu… Người trẻ tuổi thích phóng khoáng, lãng mạn thì tạo thế cây hoành, thế cây nằm ngang hoặc trễ đổ xuống như dòng thác. Có rất nhiều thế cây : thế phượng vũ, thế long giáng, thế phượng vũ long đàn, thế bạt phong hồi đầu, thế trực liên chi, thế long ẩn, thế lão mai thế tam đa, thế tứ quý, thế nguyệt ảnh, thế địa đạo huyên nhi, thế phượng rồng sóng đôi, thế đón gió, thế chờ đợi, thế ngẫu tự, thế nhà hiền triết , thế thất hiền, thế vũ trụ, thế nhất trụ kình thiên, thế tam đa ,thế trung bình cong, thế trung bình ngay, thế trực quân tử liên chi ,thế trực liên chi , thế trực quân tử v.v...Sau đây là một vài thế cây phổ biến ở Việt Nam :
- Thế Tam Đa : Còn gọi tam tài, tam giáo hay là thiên, địa, nhân . Thế này là cây cổ thụ, gốc thân to, nhưng chỉ uốn có ba tán tròn chung quanh thân cây, tàn thứ nhất là một mâm tròn, hớt tỉa lúp búp, nhưng nhỏ hơn, mỏng hơn. Tàn thứ ba là tàn ngọn, cách xa hơn tàn thứ hai cũng hớt tỉa tròn nhưng nhỏ hơn hai tàn trước. Tàn ngọn này cũng tỉa lúp búp chứ không vươn cao, nên xem cây kiểng này có dáng lùn mập, nhưng vì là cây cổ thụ nên cũng rất cân đối, rất đẹp. Thế tam đa tuợng trưng cho ba ông Phước, Lộc,Thọ; ba tàn đều tròn đều đẹp, tượng trưng cho sự vĩnh cửu, sung túc, hạnh phúc, giàu sang và sống lâu. Thế này dùng để chúc thọ rất có ý nghĩa đối với người già cả.
- Thế Ngũ Phúc : Cây ngũ phúc năm từng, có thể uốn như cây tam đa rồi nuôi thêm hai tàn nữa y như vậy là đạt. Nhưng cũng có thể đối thành 5 tầng theo lối chiết chi tứ diện cũng được. Những tàn đều phải uốn tỉa ngang bằng lúp búp chớ không được vươn lên cao. Thế ngũ phúc to cao đẹp hơn thế Phước, Lộc, Thọ, ý muốn chúc tụng nhiều hơn nữa là Phước, Lộc, Thọ, An, Khang.
- Thế Phượng Vũ : Theo cách chim phượng múa. Cây có bốn cành, một ngọn là 5 tán. Cành hồi âm quặt phía sau tượng trưng cho đuôi chim. Hai cành tả hữu thành hình hai tán xòe như hai cánh chim đang xòe múa. Cành ức nhỏ hơn các cành khác, ngọn cây để dài ra vươn lên, tượng trưng cho đầu chim. Dáng cây có làn đi ngang, hơi chúc xuống làm biểu tượng con chim phượng hoàng đang múa đón con người, vui với những thành quả tốt đẹp.
- Thế Huynh Đệ : Cây một gốc, hai thân (có thể trồng ghép hai cây lại nhưng phải tạo thành một gốc). Hai thân có độ cao thấp, to nhỏ suýt soát nhau, kề sát nhau đẹp đẽ. Mỗi thân đều có 5 tán, các tán đan xen nhau. Ngọn cây nhỏ phải ngã hướng sang cây lớn như anh em, biểu lộ tình âu yếm ruột thịt.
- Thế Ngũ Nhạc : Trồng bằng năm cây cảnh trong một cái chậu hay cái khay to làm cảnh núi rừng, mỗi cây có một dáng riêng biệt có thể đứng hết, hoặc cây đứng cây xiêu, cây nằm, nhưng phải có lớn có nhỏ như sơn thủy mới đẹp. Cũng có thể xếp hình chữ ngũ. Xếp “ngũ lão giản đình” năm ông già đàm đạo phải xếp vòng tròn . Thân cành nhánh phải hài hòa, làm sao có tính cách giao chi, hỗ tương với nhau, nếu thiếu một cây thì thấy không đẹp. Thế ngũ nhạc cũng uốn bằng năm cây cùng một loại như mai chiếu thủy, tùng, cần thăng, kim quýt, đều đẹp.
-Thế Quần Thụ Tam Sơn : Ba cây cảnh nằm chung trong một chậu to. Còn gọi là tam tài, ba cây cảnh trực thọ đứng gần ngay hàng, cây cao chính giữa, hai cây thấp hơn ở hai bên, nhưng có thể so le một tý, cây to có 5 tàn, hai cây lùn chỉ cần ba tàn, có thể giao cành với nhau làm thế nào ba cây cân đối mới đẹp và ba cây cũng liên kết với nhau, nếu thiếu một trong ba cây là mất hết vẻ đẹp. Cho nên thế tam sơn biểu tượng cho sự đòan kết . Thế tam sơn nên uốn với cây tùng, cây bách, xếp thành hình chữ sơn là núi rất đẹp.
-Thế Lưỡng Long Tranh Châu : Thế này phải uốn với song thọ trồng chung vào một chậu, uốn đối xứng thành hai con rồng uốn khúc, giao đầu tranh hạt minh châu nằm ở giữa, là thế kiểng cổ thường thấy uốn với hai cây mai chiếu thủy hay cần thăng kim quýt, ngày nay thường uốn với cùm nụm nhanh chóng hơn với nòng bằng kẽm, trồng cây lên tới đâu, gài vô tới đó vài ba năm là thành, thân hai con rồng uốn khúc, đấu đầu lại nhìn quả châu, các nhánh làm chân và mây, đuôi ngẩng lên xòe ra như múa rất đẹp. Nếu uốn với hai cây mai chiêú thủy thì rất quý.
- Thế Long Đàn Phượng Vũ : Có nghĩa là chim phượng hoàng múa trên mình rồng. Đây là thế có thể uốn với một cây, hoặc hai cây trồng chung một chậu. Phải cây cổ thụ gốc to, uốn nằm trên miệng chậu, gốc ngẩng lên làm đầu rồng. Thân uốn cong hạ thấp, các chi xòe ra bốn phía làm chân và mây, ngọn ngã về phía sau làm đuôi rồng, cây thứ hai có hai rễ chẻ ra làm chân phượng, thân ngã ngang qua ôm lấy mình rồng, các cành hậu thân uốn làm đầu và đuôi chim phượng, hai cành tả hữu xòe ra làm hai cánh chim uốn với dáng đang múa, ngọn làm mây. Thế này uốn cho thật dịu dàng mềm mại như phượng đang múa, tàn nhánh xòe ra, trên mình rồng uốn khúc nhịp nhàng. Thế chim phượng múa trên lưng rồng là tuyệt đẹp, biểu tượng cho quyền uy của vua chúa , ngày xưa chỉ có ở trong cung đình.
-Thế Long Bàn Hổ Phục : Uốn với một cây cảnh to có hai thân hoặc với hai cây trồng chung một chậu.Thế long bàn hổ phục có nghiã là rồng nằm uốn khúc và hổ cũng nằm sát đất chịu khuất phục để chầu chủ nhân.Thế này rất khó uốn, phải có bộ rễ thành hình chân thú nằm xòe ra phía trước, tả thanh long, hữu bách hổ, hai chân hổ chồm ra, hai chân rồng ngấu xuống: cây thanh long, gốc nằm trên mặt chậu, đầu ngẩng lên , thân uốn cong làm mình rồng, cành tả hữu uốn theo lối chiết chi làm mây, hai cành trước sau làm chân xòe móng ra, ngọn hồi đầu làm đuôi, uốn dáng mềm dẻo, uyển chuyển. Cây bên phải, gốc thân bò trường lên chậu, đầu cúi mọp xuống, các chi tỉa nhỏ ôm lấy thân để trang trí, ngọn vươn lên làm đuôi, tỉa theo tàn chổi nhỏ, Thế long bàn hổ phục có hình dáng nằm chầu khuất phục hiền hòa, nhưng không kém phần uy nghi, biểu tượng cho quyền lực.
-Thế Long Mã Hồi Đầu : Thế này gồm hai cây to riêng biệt hay cùng gốc, nhưng một cây cao một cây thấp, rễ xòe ra theo chân thú, cây thấp thân to, ngắn nằm ngang, ngọn làm đầu ngẩng lên, không tàn nhánh, tạo dáng con ngựa nằm quay đầu trở lên. Cây cao uốn thân long, cong cong vặn vẹo, phân chi theo lối tứ diện, xòe ra bốn phía làm chân và mây, ngọn uốn tàn to như bông sen rồi bẻ cúp xuống làm đầu rồng quay trở lại. Thế này rất khó uốn, mới đầu phải lựa những cây mềm dẻo như mai, có nhiều rễ để uốn chân thú nằm xòe ra như chân ngựa, uốn làm sao cho khỏi phải giải thích người khác xem mà biết mới hay, cho hài hòa mới đẹp.
-Thế Tiều Phu Quải Tử : Thế này hơi khác một chút là cây tiều phu phải là cây cổ thụ, gốc rễ lồi lõm, thân cây gân guốc, cây tiều phu phải đổ ngã nhiều hơn, gần như bạt phong hồi đầu, cõng cây tử trên lưng; cây tử cùng một gốc, nhưng mọc cao hơn, nhằm trên lưng như nhánh vậy, nhưng gốc to hơn, cây tử có vẻ phong trần hơn, tuy nhỏ nhưng có vẻ già nua, cũng hai tàn một ngọn dạng xuy phong như cây tử của cặp mẫu tử. Cây tiều phu cũng bốn tàn một ngọn, nhưng gồ ghề, gân guốc u nần, gần nằm mọp nhưng vẫn quy căn hồi đầu, để giữ thăng bằng. Cây tiều phu quái tử cũng quấn quýt nhau như tình cảm cuả cha con vậy. Còn nhân ra thế “Lão mai sinh quí tử” rất hay, cha già có con muộn rất được ưa chuộng…
-Thế Mẫu Tử : Thế mẫu tử (mẹ con) phải có hai cây cùng một gốc, cây lớn là mẫu, cây nhỏ là tử; cây mẫu cao gấp 3 lần cây tử mới đúng là mẹ con. Cây này phải cổ thụ, bộ rễ xoè ra nổi lên trên mặt chậu, gốc dạng xuy phong phải cỡ 45 độ, cây tử cũng vậy, cây mẫu và cây tử phải xiên cỡ 90 độ mới đẹp, đủ chỗ để phân chi tán cành nhánh ôm lấy cây tử, như mẹ chăm sóc con với dáng vóc trìu mến thương yêu tình cảm thật sự của mẹ đối với con! Tán thứ nhất cuả cây mẫu bẻ ra bên ngoài chừa chỗ cho cây tử mọc lên. Hai cây mẹ con đều uốn theo chiết chi nhị diện, cây tử vươn lên thẳng đứng, hai tàn một ngọn nhỏ. Cây mẫu đến đoạn thứ ba cũng uốn quy căn thẳng đứng, để giữ trọng tâm nằm trong chậu, gọn gàng, cân đối, có bốn tàn một ngọn hồi đầu. Tàn cuả cây mẫu tử lớn hơn tàn cây tử, đều uốn theo tàn hồng nhật tròn đẹp, hoặc tàn hoa rơi xoè ra ôm lấy cây tử, mềm mại duyên dáng, cây tử thì quấn quýt không dời cây mẫu, tả được tình cảm giữa mẹ con, thế này thường là “Tam cang ngũ thường hay tam tùng tứ đức” rất được ưa thích trong bộ ba kiểng cổ ngày xưa. Thường bộ kiểng cổ 3 cây, có hai cây mẫu tử đối xứng hai bên rất đẹp. Nếu cây tử không phải cùng chung một gốc với cây mẫu, mới tháp vào thì gọi là “Minh linh dưỡng tử” xem như là con nuôi vậy .
- Thế Phụ Tử : Thế này cũng y như thế mẫu tử, nhưng cây phụ (cây cha) phải to cao và đứng thẳng hơn cây mẫu, tạo vóc dáng cuả người cha, ít dịu dàng hơn, cứng rắn hơn, nhưng không phải là không che chở cho con, thể hiện đúng tình cảm cha con, cây tử nhỏ hơn cây phụ nhiều, cũng ba tàn, quấn quýt lấy cây phụ, lúc nào cũng nhờ sự bao bọc cuả người cha. Cây phụ cũng 5 tàn quy căn hồi đầu như cây mẫu. Cây phụ tử có thể mập mạp to hơn cây mẫu tử, thường uốn thế tam cang ngũ thường, biểu hiện tính trung hiếu xử lý ở đời cuả người quân tử.
-Thế Phụ Tử Giao chi : Thế này y như thế phụ tử, nhưng phần nhánh cuả hai cha con có thêm phần quấn quýt, ôm lấy nhau, mặc dù cha con, nhưng yêu thương trìu mến y như tình yêu thương dịu dàng cuả mẹ con. Thế này cây tử có thể to cao hơn và có một nhánh quyện lấy cây phụ nên gọi phụ tử giao chi. Các thế khác như huynh đệ, tỷ muội, đồng khoa, đều có dáng tương tự như cây mẫu tử, nhưng chỉ khác nhau về kích thước, to nhỏ, và cách uốn mô tả tính tình quan hệ với nhau mà thôi, nhưng hai cây gần bằng nhau, coi như bạn bè, gọi là đồng khoa, nếu cây cao cây thấp chút đỉnh, coi như anh em được gọi là huynh đệ, còn hai cây có dáng mềm dịu, duyên dáng hơn được gọi là tỷ muội, chị em. Những cây này đều rất dễ uốn tùy theo dáng mà đặt tên, nhu phụ tử tương tùy, phụ tử tương thân, mẫu tầm tử, mẫu tử tương thân v.v..
Loại cây
Để tạo một chậu cảnh , trước tiên phải tìm một cây ở ngoài thiên nhiên hoang dã như :sung, si, thông, trắc cũng có thể cấy ghép ở vườn, trồng vào chậu như khế, me, tùng, mai...Thông thường, các cụ xưa dùng các loại cây chia thành 3 loại chính :
- Tứ linh gồm 4 loại cây: đa, sung, sanh, si ứng với tứ hình trong động vật: long, lân, quy, phụng ;.
- Tứ quý gồm: tùng, trúc, cúc, mai ứng với tứ bình, hợp với tứ thời ( xuân tùng, hạ trúc, thu cúc, đông mai ) thể hiện ước vọng hạnh phúc vĩnh cửu của con người.
- Tam đa gồm 3 loại cây: sung, lộc vừng, vạn thọ, ứng với Phúc- Lộc- Thọ.
Ngày nay , nghệ nhân dùng nhiều loại cây khác nhau : trầm hương , bồ đề , bách tán , kim quất , bạch đàn , thông , táo dại , tùng , đào , thanh liễu , kim ngân , huyết dụ . trắc bá diệp , lựu , lê, giẻ gai, sứ v.v...Một số cây thông trồng làm cảnh gọi là “weeping pine”, thân nhỏ và nghiêng qua một bên như sắp đổ cũng hay được dùng để làm cây trồng trong chậu cảnh. Trà hoa nữ là một loại cây hoa cũng rất phổ thông để trồng trong chậu. Các loại xương rồng cũng là những thứ rất được ưa chuộng để tạo ấn tượng đặc biệt.
Chậu
Chơi cây cảnh cần chú ý đến sự cân đối giữa cây và chậu , tất cả những đặc điểm tạo dáng và vị trí của cây trong chậu.
Tùy theo từng loại cây cảnh mà trồng vào các chậu cảnh thích hợp, tương xứng và đẹp. Chậu cảnh đẹp sẽ làm tăng thêm giá trị thẩm mỹ.
Mỗi một loại cây cảnh đòi hỏi nhu cầu về đất, phân bón và một diện tích lớn nhỏ khác nhau để sống và tăng trưởng. Có những loại cây cảnh trồng trong chậu lớn có thể cao đến trên dưới 3m. Nhưng với những loại hoa ẻo lả như hoa tương tư (pansy) thì lại lè tè như ngọn cỏ. Phải chú ý đến sự hài hòa giữa những loại chậu với hình dáng và màu sắc giữa những loại cây cảnh. Diện tích chỗ để chậu cảnh không nhất thiết phải lớn rộng, tuỳ sự sắp xếp khéo léo để tạo ấn tượng thẩm mỹ.
Sang chậu là một công việc bắt buộc đối với người chơi cây cảnh. Lâu không sang chậu, cây hỏng. Sang chậu sai kỹ thuật cây ốm , không ra cành và chết. Vì vậy người chơi cây cảnh phải biết rành kỹ thuật sang chậu.
Sang chậu nhằm nhiều mục đích khác nhau:
- Cây cảnh trồng trong chậu lâu năm, đất cứng, hết màu, rễ cây ăn ra bám vào một lớp dầy xung quanh thành chậu. Mùa hè nắng chiếu vào thành chậu đốt nóng rễ phía trong, cây hết đất nên lụi tàn rồi chết dần. Phải sang chậu để thay đất cho cây.
- Sửa bộ rễ, cắt bỏ rễ thối, rễ thừa, uốn nắn cho bộ rễ đẹp, nâng bộ rễ nổi lên.
- Thay đổi chậu cho phù hợp với cây, làm tăng giá trị nghệ thuật của cây.
- Thay đổi dáng thế cây cho ngoạn mục hơn dáng thế cũ.
- Xem hệ thống thoát nước ở những chậu bị tắt nước.
Chăm sóc
Các loại cây cảnh như thiên tuế, cau, trúc đùi gà, trúc Nhật, thiết mộc lan, tùng, trắc bách diệp... rất cần được bón phân thường xuyên để duy trì thế cây và tán cây được cân đối. Khi đất trong chậu đã cạn kiệt chất bổ dưỡng thì cây cảnh không còn tươi tắn, xuống sức, bộ lá kém tươi và bắt đầu nhuốm vàng bệnh hoạn, các cành như không thể cất cao lên được, nhiều rễ con lồi lên mặt đất chậu, lớp đất trên bề mặt chậu mỏng dần đi. Những triệu chứng trên cho thấy đã đến lúc thay đất cho cây.
Sau khi trồng cây cảnh ổn định trong chậu, trong quá trình phát triển của cây cần phải tưới nước và bón phân thường xuyên. Tưới nước là khâu quan trọng trong việc trồng cây cảnh nhằm cung cấp nước cho cây bị thiếu hụt do phạm vi trồng hay phát triễn của cây hạn hẹp. Việc tưới nước tuỳ thuộc vào loại giống cây cảnh, yêu cầu trong giai đoạn sinh trưởng trong năm và điều chỉnh đặt để của cây cảnh như thế nào mà xác định cho thích hợp.
Bố trí chậu cảnh
Nhà ở của người Việt thường gắn liền và hòa hợp với thiên nhiên. Hình thành các cảnh quan thiên nhiên thu nhỏ còn có ý nghĩa về thiền . Cây cảnh trong nội thất phải là những loại cây tốt, có nhiều mầm lộc phù hợp với môi trường sống ít ánh sáng trực tiếp và chịu bóng râm. Nhưng việc bài trí cây cảnh trong nhà là cả một nghệ thuật . Tất nhiên trong điều kiện nội thất thì khó có loại cây nào bền lâu mà phải thường xuyên luân chuyển, đưa cây ra ngoài khí trời hoặc thay đổi thường xuyên thì cây mới xanh tươi.
Ở các phòng riêng như phòng ngủ , phòng làm việc chỉ nên chưng bày các chậu cây cảnh nhỏ , một chậu xương rồng hoặc một chậu bonsai thì rất tốt .
Ở tiền sảnh hoặc phòng khách nên để các chậu cảnh bề thế , nghiêm túc : chậu mai , kim quất , hay một chậu cây phát tài...
Ở lối đi trong vườn nên đặt những chậu cây nhỏ, ít gai nhọn hay cành chĩa, thân lá gọn và không vướng víu như trúc Nhật hoặc hoa, cây bụi thấp, mềm mại, không che khuất tầm nhìn và cản trở di chuyển .
Ở ngoài vườn hoặc ngoài sân có thảm cỏ xanh mượt thì cần thêm cây cao dáng thẳng; chậu cây chủ yếu là lá tròn nhỏ xanh với những hoa lớn đỏ. Cây xanh vươn lên thuộc dương, phần bóng râm thuộc âm, do đó dù đất có rộng vẫn nên dành ra khoảng trống để ánh sáng chiếu vào, làm hồ nước, tạo cao thấp và thay đổi độ cao cây, tạo âm dương thay đổi .
Thiền trong cây cảnh
Cây cảnh là nghệ thuật mô phỏng thiên nhiên hay "thiên nhiên được nghệ thuật sắp xếp lại". Cái vi mô trong cây cảnh gợi lên cái vĩ mô của vũ trụ. Cây cảnh là một tác phẩm sống, hay là một tác phẩm điêu khắc sống. Cái đẹp ở cây cảnh là đơn giản, vừa đủ, ẩn tàng một trạng thái tinh thần dồi dào mãnh liệt, làm cho con người thấy được sự hiện hữu của chính mình trong đời sống mầu nhiệm. Nghệ nhân tạo cây cảnh cũng đồng thời tạo dựng cuộc đời, tâm hồn, trí tuệ, ước muốn của mình. Vì vậy, cây cảnh là mảnh tâm hồn của con người, giúp cho con người hướng về cái đẹp, cái thiện, sống đẹp đẽ và tốt lành hơn. Thưởng ngoạn một chậu cây cảnh người xem sẽ thấy tập trung trọn vẹn hay một phần vũ trụ. Trong cái nhìn tổng thể, sẽ thấy được cái hùng vĩ của một cây đại thụ trong thiên nhiên. Đó là những tác phẩm nghệ thuật đặc biệt, có nhựa sống của thiên nhiên và làm cho người thưởng ngoạn cảm nhận được mối giao hoà giữa thiên nhiên và con người, thể hiện phong cách thiền là con người có thể hoàn thiện thiên nhiên chứ không thể sáng tạo thiên nhiên.
Lê Tấn Tài
1. Tỷ lệ vàng:
Thân (khoảng cách từ gốc đến cành thấp nhất) = 1/3 chiều cao của cây. Cành nhánh (từ cành thấp nhất đến ngọn) = 2/3 chiều cao của cây. Khoảng cách giữa các cành nhánh nhỏ dần từ dưới lên theo tỷ lệ 1/3. Chiều dài của cành nhánh cũng ngắn dần từ dưới lên trên theo tỷ lệ này.
Tỷ lệ vàng của cây GIỮA CÂY và CHẬU
Bề dày của chậu bằng xấp xỉ 2/3 chiều cao của cây
Từ hai quy ước: Chiều cao của cây bằng 6 lần bề dày của thân (2 lần của TLV) và độ sâu của chậu bằng đường kính của thân, ta thấy độ sâu của chậu cũng tương ứng với 1/2 TLV.
Với một cây cao 60 cm (đường kính của thân <10 cm), ta sẽ sử dụng chậu có độ sâu < 10 cm, chiều dài 40 cm, tất nhiên theo TLV ta cũng dễ suy ra cạnh còn lại là < 27cm trong trường hợp đặc biệt, cạnh ngắn của chậu có thể là < 14cm), trường hợp chúng ta áp dụng 1/2 TLV.
Tỷ lệ vàng CỦA CÂY TRONG CHẬU
Nếu chia chậu làm 3 phần theo quy tắc phần ba thì vị trí của gốc trong chậu luôn nằm trên vị trí của những điểm mạnh (những giao điểm của các đường phân chia). Hoặc là ở phần ba lùi về sau và một phần ba phía bên phải hay bên trái. Nói chung không ra ngoài quy ước của TLV.
Trên đây chỉ nêu một vài nét sơ lược. Xét cho cùng, TLV là một chuẩn mực để theo đó thể hiện những tác phẩm nghệ thuật đạt được những yêu cầu thẩm mỹ (mà trong đó nổi bật nhất là sự hài hòa về bố cục). Nhưng cũng như vô số các chuẩn mực khác ở trên đời này đối với người nghệ sĩ, TLV cũng chỉ là một chuẩn mực để vượt qua chứ không phải là những chuẩn mực để tuân thủ một cách thụ động.
Một điều nghịch lý nữa là những tác phẩm tuyệt kỹ thường là những tác phẩm gần như chối bỏ chuẩn mực. (Những bài thơ Đường tuyệt tác đa phần là những bài thơ không gò bó trong niêm luật, nhiều tác phẩm hội họa của các danh họa cũng chối bỏ những nguyên tắc cơ bản nhất về điều sắc, phối cảnh...).
Tuy nhiên, cũng cần nói lại, đằng sau những tuyệt tác đó là cả một ngẫu hứng tài tình khởi đầu từ những miệt mài khổ luyện. Nói một cách nào đó thì việc khám phá TLV là một thành quả rất đáng trân trọng mà những con người tài hoa khát khao chiếm hữu cái Đẹp đã cống hiến cho nghệ thuật. Vấn đề còn lại thuộc về cảm quan nhạy bén và tinh tế của người sáng tạo.
2. Dáng cây cơ bản
Trên thế giới, người ta chia bonsai thành bốn nhóm:Cây dưới 15 cm là loại bonsai rất nhỏ
Cây cao từ 16 đến 30 cm là loại bonsai nhỏ
Cây cao từ 31 đến 60 cm là loại bonsai trung bình
Cây cao trên 60 cm là loại bonsai lớn
Loại dưới 15 cm là "mini bonsai", thường được trồng trong chậu nhỏ và trưng bày trong nhà. Còn loại trên 60 cm là cậy trồng trong chậu đặt ở sân vườn hoặc trước hàng hiên nhà.
Ban đầu, chỉ có 5 thế bonsai cơ bản là: thẳng đứng (Chokkan), thẳng đứng phóng khoáng (Moyogi), nghiêng (Shakan), thác đổ (Kengai) và nửa thác đổ (Han Kengai ). Về sau, người ta phát triển thành nhiều thế khác như: rễ phủ trên đá (Sekijoju), rễ trong đá (Ishizuke), chổi (Hokidachi ), bạt phong (windswept), song thụ và tam thụ (Ikadabuki), thế lùm (clump style), văn nhân (bunjin-gi), thế cành rủ (weeping style), thế gỗ mục (dead wood) và nhóm cây hay rừng (Yose Uye)...
Để có những cây bonsai giá trị, người ta thường dựa vào các yếu tố sau:
Cây phải trổ nhiều hoa và hoa phải có màu sắc đẹp
Lá xanh mướt, bóng; lá càng nhỏ càng tốt
Thân cây phát triển kiểu "đầu voi đuôi chuột" (phần góc lớn hơn phần ngọn). Một cây có thân suôn đuột, đường kính gốc và phần ngọn không chênh lệch nhau nhiều thì không thể làm thành cây bonsai
Cành, nhánh phải phân chi rõ ràng, phù hợp với một loại dáng thế nào đó đã định trước. Cành, nhánh phải mọc được những chồi non tốt
Vỏ cây phải thu hút được cái nhìn của người thưởng ngoạn (càng sần sùi, lộ vẻ già nua càng tốt)
Bộ rễ dày, to, gân guốc nằm lộ khoảng 1/3 trên mặt chậu
Những yếu tố nêu trên kết hợp hài hòa với nhau sẽ tạo ra một cây bonsai lý tưởng (nếu có dáng thế phù hợp).
Phương pháp ghép cây
Ghép cây là tách rời một mắt ghép, một chồi non vừa lú ra ở nách lá hoặc một đoạn thân non của cây có những đặc tính nổi bật đặt vào một cây khác có đặc tính sống khoẻ và phát triển tốt, còn gọi là gốc ghép tiếp tục sống và tăng trưởng nhờ vào gốc ghép.
Nếu gốc ghép và mắt ghép thuọc cùng một cá thể thì đây là một sự tự ghép (autogreffon); nếu chúng đến từ các cá thể khác nhau của cùng một loài, người ta gọi đây là sự đồng ghép (himogreffon), sự kết hợp giữa các loài hoặc các giống khác nhau là một sự dị ghép (hétérogreffon).
Các kỹ thuật ghép cực kỳ đa dạng. Tuy nhiên, người ta có thể phân biệt làm 3 loại chính.
1. Ghép cành
2. Ghép mắt
3. Ghép mô được nuôi cấy in-vitro
Ở đây, xin giới thiệu 2 phương pháp đơn giản không đòi hỏi kỹ thuật cao mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà.
1. Ghép cành:
a. Ghép áp nhánh:
Chọn hai cây có đặc tính khác nhau: một cây có khả năng sống khoẻ mạnh được chọn làm gốc ghép; cây còn lại có những đặc tính tốt khác như cho hoa đẹp, sai trái... được chọn làm mắt ghép. Chọn hai nhánh có kích thước gần bằng nhau, cạo vỏ hai mép cây kề nhau, ( dài 1,5-2cm, rộng 0,4-0,5cm) rồi áp chúng lại. Dùng dây nylon mỏng buộc chặt nơi tiếp xúc. Khi vế ghép liên sẹo (từ 20 đến 35 ngày), cắt bỏ phần ngọn của cây dùng làm gốc ghép, cắt gốc cành ghép cách chỗ buộc 2 cm. Đối với những cây khó ghép, có thể cắt gốc cành ghép làm 2 lần: lần đầu cắt 1/2 đường kính, 5-10 ngày sau khi cắt đứt hoàn toàn. Bây giờ, phần gốc ghép đã bị cắt bỏ ngọn sẽ nuôi phần mắt ghép phát triển và tạo một cây ghép mới vừa sống khoẻ mạnh vừa có mang những đặc tính mà ta mong muốn.
Ưu điềm: Thao tác nhanh, dễ ghép. Tỷ lệ sống cao khi chọn đúng tổ hợp ghép, nhanh bật mầm ở cành ghép, sức sống của cành ghép tốt. Thường sử dụng trong lĩnh vực cây ăn trái
Nhược điểm: vị trí ghép thường nổi lên các vết sần không đẹp lắm nên ít được sử dụng trong lĩnh vực trồng bonsai.
b. Ghép đoạn cành:
Làm vệ sinh vườn gốc ghép trước một tuần: Cắt cành phụ, gai ở đoạn cách mặt đất 35-45cm, làm sạch cỏ vườn, bón phân, tưới nước lần cuối để cây chuyển động nhựa tốt.
Chọn những đoạn cành có màu xanh xen kẽ với đôi vạch màu nâu ( bánh tẻ), lá to, có từ 2 -3 mầm ngủ. Giữ trong bẹ chuối tươi hoặc giẻ ẩm để đem đến vườn ươm.
Dùng kéo cắt cành, cắt ngọn gốc ghép ở vị trí cách mặt đất 30-45cm để dưới vết cắt có nhiều lá bánh tẻ. Sau đó tay trái giữ gốc ghép, tay phải dùng dao cắt vát một đoạn dài 1,5-2cm. Lấy một đoạn cành có 2-3 mầm ngủ dùng dao cắt vát đầu gốc ghép tượng tầng của gốc và cành chống khít với nhau. Muốn vậy vết cắt phải nhẵn, phẳng và đường kính của gốc ghép và cành ghép phải tương đương.
Sau khi buộc chặt bằng dây nilông mảnh và quấn kín vết ghép và đầu cành ghép lại. Buộc càng chắt càng tốt. Có thể cắt gốc ghép và cành ghép thành hình lưỡi gà giống nhau để gài cành ghép cho chắc.
Nếu trong thời gian tiến hành ghép mà đất hạn thì tưới nước và sau ghép 3 ngày phải tưới nước cho vườn gốc ghép. Sau ghép 30-35 ngày có thể mở dây buộc kiểm tra tỷ lệ cây sống. Ghép theo hình thức này, cây con rất chóng bật mầm.
Có thể ghép cành theo nhiều cách khác nhau như ghép nêm, ghép dưới vỏ, ghép chẻ bên ( áp dụng khi gốc ghép có đường kính lớn).
Ghép dưới vỏ
2. Ghép mắt:
Mắt ghép là chồi non nhú lên trên nách lá.
Cành lấy mắt ghép là những cành " bánh tẻ", đường kính gốc cành từ 6- 10 mm tùy mùa ghép và tùy theo giống loài. Mỗi cành có từ 6-8 mầm ngủ ở các nách lá to. Chú ý chọn những cành ngoài bìa tán, không có sâu bệnh và ở các cấp cành cao. Mỗi cành có từ 6-8 mầm ngủ ở các nách lá to. Vệ sinh chăm sóc và chuẩn bị gốc ghép như ở phương pháp ghép đoạn cành.
Có 2 phương pháp ghép mắt chủ yếu là: ghép chữ T và ghép cửa sổ.
a. Ghép chữ T:
Thường áp dụng cho những cây non, vỏ mỏng, gốc ghép phải đang lên nhựa mới thực hiện được.
Mở miệng gốc ghép như sau: Dùng dao ghép rạch một đường ngang 1cm cách mặt đất từ 10-20cm. Sau đó từ điểm giữa rạch một đường vuông góc với đường rạch trên dài 2 cm làm thành hình chữ T; dùng mũi dao tách vỏ theo chiều dọc vết ghép. Cắt mắt ghép theo hình 23a: mắt có kèm theo cuống lá, dài 1,5-2cm, có một lớp gỗ rất mỏng ở phía trong. Lát cắt phải thật : ngọt" tránh giật nát tế bào ở phía trong. Tay phải cầm cuống lá gài mắt ghép vào khe dọc chữ T đã mở, đẩy nhẹ cuống lá xuống. Dùng nilông mỏng và bền buộc chặt và kín vết ghép lại. Buộc càng chặt càng tốt.1: lấy mắt ghép - 2: tách vỏ hình chữ T trên gốc ghép - 3: đặt mắt ghép vào gốc ghépTùy theo mùa vụ và giống loài cây mà sau ghép 15-20 ngày có thể mở dây buộc, kiểm tra sức sống của mắt ghép. Nếu mắt ghép xanh, cuống lá vàng và rụng đi là chắc sống. Từ 7-10 ngày sau khi mở dây buộc có thể cắt ngọn gốc ghép.
- 4: Quần lại bằng dây nilon - 5: kết quả sau khi mắt ghép phát triển tốt
b. Ghép cửa sổ:
Thường áp dụng đối với những cây to, vỏ dày và già.
Dùng dao ghép mở "cửa sổ" trên thân gốc ghép, cách mặt đất từ 10-20cm. Nếu đất ẩm thì mở cửa sổ cao, đất khô cần ghép thấp hơn. Kích thước miệng ghép " cửa sổ" 1 x 2 cm. Bóc một miếng vỏ trên cành ghép đã mở. Đặt mắt ghép vào " cửa sổ" đã mở của gốc ghép, đậy cửa sổ lại và quấn dây nilông mỏng cho thật chặt. Trong vài ngày dầu không nên tưới vì có thể làm úng và hỏng mắt ghép. Sau ghép 15-20 ngày có thể mở dây buộc và cắt miếng vỏ đậy ngoài của gốc ghép, nếu có nhựa hàn kín, chứng tỏ việc ghép dã thành công. Cắt ngọn gốc ghép cách vết ghép 2cm và nghiêng một góc 450 về phía ngược chiều với mắt ghép. Ghép cửa sổ là một trong những phương pháp ghép có tỷ lệ sống cao nhất.
1: Cắt vỏ trên gốc ghép - 2: Lấy mắt ghép - 3: Đặt mắt ghép vào gốc ghép
- 4: Quấn chặt lại bằng dây nilon (chừa đỉnh sinh trưởng của mắt ghép)
Có nhiều phương pháp uốn cành. Cách thức cổ truyền Trung Quốc là uốn cành bằng dây cọ (loại cây họ cau dừa), hiện nay vẫn còn được áp dụng. Nhưng hiện nay người ta thích dùng dây kẽm hơn. Hầu hết người yêu bonsai đều uốn cành bằng dây kẽm, vì nhanh chóng và tiện lợi hơn.
Có nhiều phương pháp uốn cành. Cách thức cổ truyền Trung Quốc là uốn cành bằng dây cọ (loại cây họ cau dừa), hiện nay vẫn còn được áp dụng. Nhưng hiện nay người ta thích dùng dây kẽm hơn. Hầu hết người yêu bonsai đều uốn cành bằng dây kẽm, vì nhanh chóng và tiện lợi hơn.
Trước khi uốn, ta tỉa bớt lá, cắt bỏ những cành quá sát nhau gây khó khăn trong việc tạo dáng cho cây. Trong cấu trúc bonsai, nên tránh những cành song song, tỏa đều, gối lên nhau, uốn về phía sau, trước chéo, đối xứng và cành rũ. Nên loại bỏ vỉ chúng làm mất vẻ thẩm mỹ của tổng thể cảnh quan.
Tiến trình của việc uốn là trước hết uốn thân chính, rồi đến cành chính, sau là những cành quanh thân cây khởi đi từ gốc lên ngọn, cành lớn trước, cành nhỏ sau. Để quấn thân cây bằng dây kẽm, ta cắm một đẩu dây kẽm sâu trong đất của mâm. Không quấn quá chặt hay quá lỏng và đường quấn chéo phải hình thành những góc 450 với trục thẳng đứng của cây.
Sau khi quấn xong, ta uốn cành bằng cách xoắn thật nhẹ nhàng theo hướng quấn dây kẽm để dây kẽm luôn luôn được giữ chặt vào vỏ cây. Những loại cây sớm rụng lá thì thường mau tăng trưởng, do đó, có thể tháo dây kẽm sau ba, bốn tháng.
Còn đối với thông, bách thì phải hơn một năm. Những cây hay cành lớn thì thời gian sẽ lâu hơn. Nếu cây hay cành trở lại hình dáng ban đầu sau khi ta tháo bỏ dây kẽm, hãy quấn lại một lần nữa và buộc chặt. Vì vỏ cây thích và lựu hơi mỏng, ta cần bọc dây kẽm bằng một lớp giấy để không làm đau cây đồng thời ngăn cản sức nóng mặt trời truyền vào dây kẽm, làm hỏng cây. Phải để ý tháo bỏ dây kẽm đúng lúc, nếu không, dây kẽm sẽ ăn ngập sâu vào trong vỏ làm hại đến sự phát triển của vỏ cây.
Để tạo dáng già nua cho cây, gọt bỏ vỏ một số cành rồi rắc hỗn hợp vôi - lưu huỳnh vào chỗ gọt để chúng đổi sang màu trắng. Trong thiên nhiên, rễ của cây già thường lộ trên đất, bò ngoằn ngoèo. Để tái tạo cảnh kỳ dị đó, rút rễ cây thật nhẹ nhàng hàng năm khi ta trồng lại cây vào mâm hay chậu khác, cây sẽ dần dần phô bày rễ trên mặt đất. Ta uốn rễ vào thời gian còn ít tuổi cũng bằng cách cuốn dây kẽm sẽ mục trong đất, nhưng những rễ ngoằn ngoèo sẽ giữ nguyên hình dáng.Kỹ thuật uốn cành qua hình ảnh: Có nhiều phương pháp uốn cành. Cách thức cổ truyền Trung Quốc là uốn cành bằng dây cọ (loại cây họ cau dừa), hiện nay vẫn còn được áp dụng. Nhưng hiện nay người ta thích dùng dây kẽm hơn. Hầu hết người yêu bonsai đều uốn cành bằng dây kẽm, vì nhanh chóng và tiện lợi hơn.
Trước khi uốn, ta tỉa bớt lá, cắt bỏ những cành quá sát nhau gây khó khăn trong việc tạo dáng cho cây. Trong cấu trúc bonsai, nên tránh những cành song song, tỏa đều, gối lên nhau, uốn về phía sau, trước chéo, đối xứng và cành rũ. Nên loại bỏ vỉ chúng làm mất vẻ thẩm mỹ của tổng thể cảnh quan.
Tiến
trình của việc uốn là trước hết uốn thân chính, rồi đến cành chính,
sau là những cành quanh thân cây khởi đi từ gốc lên ngọn, cành lớn
trước, cành nhỏ sau. Để quấn thân cây bằng dây kẽm, ta cắm một đẩu
dây kẽm sâu trong đất của mâm. Không quấn quá chặt hay quá lỏng và
đường quấn chéo phải hình thành những góc 450 với trục thẳng đứng
của cây.
Sau khi quấn xong, ta uốn cành bằng cách xoắn thật nhẹ nhàng theo hướng quấn dây kẽm để dây kẽm luôn luôn được giữ chặt vào vỏ cây. Những loại cây sớm rụng lá thì thường mau tăng trưởng, do đó, có thể tháo dây kẽm sau ba, bốn tháng. Còn đối với thông, bách thì phải hơn một năm. Những cây hay cành lớn thì thời gian sẽ lâu hơn. Nếu cây hay cành trở lại hình dáng ban đầu sau khi ta tháo bỏ dây kẽm, hãy quấn lại một lần nữa và buộc chặt. Vì vỏ cây thích và lựu hơi mỏng, ta cần bọc dây kẽm bằng một lớp giấy để không làm đau cây đồng thời ngăn cản sức nóng mặt trời truyền vào dây kẽm, làm hỏng cây. Phải để ý tháo bỏ dây kẽm đúng lúc, nếu không, dây kẽm sẽ ăn ngập sâu vào trong vỏ làm hại đến sự phát triển của vỏ cây.
Uốn cành
Sau khi quấn xong, ta uốn cành bằng cách xoắn thật nhẹ nhàng theo hướng quấn dây kẽm để dây kẽm luôn luôn được giữ chặt vào vỏ cây. Những loại cây sớm rụng lá thì thường mau tăng trưởng, do đó, có thể tháo dây kẽm sau ba, bốn tháng. Còn đối với thông, bách thì phải hơn một năm. Những cây hay cành lớn thì thời gian sẽ lâu hơn. Nếu cây hay cành trở lại hình dáng ban đầu sau khi ta tháo bỏ dây kẽm, hãy quấn lại một lần nữa và buộc chặt. Vì vỏ cây thích và lựu hơi mỏng, ta cần bọc dây kẽm bằng một lớp giấy để không làm đau cây đồng thời ngăn cản sức nóng mặt trời truyền vào dây kẽm, làm hỏng cây. Phải để ý tháo bỏ dây kẽm đúng lúc, nếu không, dây kẽm sẽ ăn ngập sâu vào trong vỏ làm hại đến sự phát triển của vỏ cây.
Uốn cành
Để
tạo dáng già nua cho cây, gọt bỏ vỏ một số cành rồi rắc hỗn hợp vôi
- lưu huỳnh vào chỗ gọt để chúng đổi sang màu trắng. Trong thiên
nhiên, rễ của cây già thường lộ trên đất, bò ngoằn ngoèo. Để tái tạo
cảnh kỳ dị đó, rút rễ cây thật nhẹ nhàng hàng năm khi ta trồng lại
cây vào mâm hay chậu khác, cây sẽ dần dần phô bày rễ trên mặt đất. Ta
uốn rễ vào thời gian còn ít tuổi cũng bằng cách cuốn dây kẽm sẽ mục
trong đất, nhưng những rễ ngoằn ngòeo sẽ giữ nguyên hình dáng.
Thế lưỡng long tranh châu
Thế này phải uốn với song thọ trồng chung vào một chậu, uốn đối xứng thành hai con rồng uốn khúc, giao đầu tranh hạt minh châu nằm ở giữa, là thế kiểng cổ thường thấy uốn với hai cây mai chiếu thủy hay cần thăng kim quýt, ngày nay thường uốn với cùm nụm rô nhanh chóng hơn với nòng bằng kẽm, trồng cây lên tới đâu, gài vô tới đó vài ba năm là thành, thân hai con rồng uốn khúc, đấu đầu lại nhìn quả châu, các nhánh làm chân và mây, đuôi ngẩng lên xòe ra như múa rất đẹp. Nếu uốn với hai cây mai chiêú thủy thì rất quý.Thế này còn nhân ra “sư tử hí cầu” là hai con sư tử giỡn với quả cầu,cũng là hai cây uốn đối xứng với quả cầu rất đẹp. Cũng như thế (loan phụng hòa mình), hai con loan và phượng múa quấn quýt lấy nhau như cặp uyên ương duyên dáng.
Uốn những cành cây to hoặc cành dễ gãy
Việc uốn cành, tạo dáng cho cây bonsai là một việc làm thường xuyên mà bất kỳ người chơi bonsai nào cũng phải thực hiện. Thông thường, tùy vào loại cây mà người làm bonsai sẽ biết nên chọn thời điểm nào để uốn cành. Vì một lý do khách quan hay chủ quan nào mà bạn buộc phải uốn nắn những cành cây dễ gãy hoặc quá to thì đó là một việc làm khó. Đôi khi chỉ vì sơ ý, bạn có thể làm hỏng cả cây bonsai. Dưới đây là một vài gợi ý và phương pháp giúp cho bạn tham khảo khi gặp các trường hợp khó khăn như vậy.
Bạn cần xác định độ chịu đựng được của cành cây vì không kể về đặc điểm mềm dẻo khác nhau của từng loại cây thì bất cứ cây nào cũng vậy, mỗi cành cây đều có một độ cong nhất định tùy vào vị trí và hướng của nó mọc trên thân cây. Nó sẽ không chịu được sức bẻ ngược lại. Đối với những cành này, nếu bạn cố sức uốn theo cách của mình thì cần phải làm thật chậm, hoặc nếu cảm thấy không đủ kiên nhẫn thì bạn nên nghĩ đến một phương án khác để xử lý nó chứ tuyệt đối không được vội vàng mà “sôi hỏng bỏng không”.
Theo kinh nghiệm và kiến thức về các loại cây của bạn mà bạn biết rằng mỗi loại cây có độ mềm dẻo khác nhau, do đó tùy vào loại cây mà bạn chọn cách thức nhất định để uốn và xác định mức độ tác động. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn không biết độ uốn của cành cây như thế nào thì trước tiên hãy uốn ở một mức độ nào đó đã, rồi để cho cây quen dần, ít hôm sau bạn lại uốn tiếp.
Sử dụng dây chằng xoắn để uốn các cành to và khó uốn vì phương pháp cuốn dây đối với những trường hợp này gần như không thể thực hiện được. Dây chằng xoắn thường được sử dụng là loại dây đồng mảnh có đường kính từ 1-1,5mm. Bạn có thể buộc đầu kia của dây chằng vào các điểm neo khác nhau, chẳng hạn như một cành cây khác, hoặc một nhánh cây gãy, hay là cái lỗ bên hông chậu, hoặc cũng có thể buộc vào một sợi rễ to nào đó, hay thậm chí vào một cái móc, cái đinh vít được đóng vào thân cây. Điều lưu ý đầu tiên khi sử dụng dây chằng để uốn cành là để ý đến phần đệm. Sợi dây mảnh sẽ cứa đứt thân cành nếu bạn không đệm vào đó 1 miếng cao su.
Bạn dùng một thanh kim loại chắn ngay điểm giữa để xoắn dây. (Ở đây để hình được rõ, chúng tôi không thể hiện phần đệm, nhưng bạn vẫn phải luôn chú ý đến vấn đề đó). Lợi thế của biện pháp này là hai phần dây ở hai bên xoắn vào nhau, do đó đoạn dây ngắn đi, và kéo các cành cây lại với nhau với một lực rất mạnh. Nó đặc biệt hữu ích khi bạn dùng để uốn những cành cây cực kì “khó nắn”, tốt hơn nhiều so với cách dùng tay. Hơn nữa, đối với những cành cây giòn hoặc có nguy cơ dễ bị nứt, bị gãy, dây chằng xoắn có thể giúp giữ được chúng trong vòng nhiều tuần, giảm nguy cơ làm hỏng cành cây.
Ngoài phương pháp sử dụng dây chằng xoắn, hiện nay trên thị trường có 1 số dụng cụ uốn cành chuyên dụng, tùy trường hợp, bạn có thể sử dụng 1 trong những công cụ sau:
Sử dụng nẹp uốn: Nguyên tắc uốn của dụng cụ này giống như phương pháp dùng dây chằng xoắn, chỉ khác ở chỗ thay vì kéo cành cây cần uốn và điểm neo lại với nhau bằng cách xoắn sợi dây chằng, thì bạn dùng 1 thanh kim loại để siết chặt 2 đầu của nẹp uốn lại.
Nẹp uốn có ưu điểm là (nếu đủ dài), nó có thể kéo được cành cây nhiều hơn so với khoảng cách giới hạn mà biện pháp dây chằng xoắn mang lại. Tuy nhiên, nếu dùng trong khoảng không gian chật hẹp thì hơi bất tiện, và thậm chí không thể áp dụng được cách làm này.
Khóa uốn cành là một loại dụng cụ bằng kim loại có hai răng giúp kẹp chặt cành cây, cho phép người dùng có thể tác động mạnh hơn đến cành, uốn chúng vào đúng vị trí mà mình mong muốn (sau đó chúng ta sẽ buộc dây chằng vào vị trí đó).
Nẹp ba chân cũng là một dụng cụ để uốn các cành cứng. Với hai chân bên ngoài được móc vào cành, chân chính giữa từ từ (bằng cách điều khiển mức ren) sẽ uốn cong cành cây. Tuy nhiên dụng cụ uốn này ít được ưa chuộng vì nó rất dễ làm thương tổn đến thân cây, ngay cả khi đã dùng miếng lót cao su. Thêm nữa, những cành cây khả dĩ dùng “nẹp ba chân” được thì cũng có thể dùng dây quấn, dây chằng là những phương pháp thông dụng hơn.Những kỹ thuật mà chúng tôi đã nêu ở phần 1 của loạt bài viết này giúp tăng thêm khả năng uốn được những cành cây to, tuy vậy, nếu cành cây quá to hoặc quá giòn thì cũng không thể nắn chúng theo vị trí mà mình mong muốn được, mà trước tiên bạn phải làm yếu cấu trúc của nó đã, việc này sẽ hỗ trợ cho các dây chằng hay dây quấn hoạt động được tốt hơn. Phần 2 này sẽ đề cập đến kỹ thuật tạo một mấu hình chữ V trên cành cây.
Nguyên tắc cơ bản để làm yếu cành cây trước khi uốn
Cũng giống như thân cây, cành cây chứa những lớp tế bào sống (nằm ngay dưới vỏ cây) bao quanh phần lõi gỗ “chết” bên trong. Nhiệm vụ của phần lõi này là giữ sức và cấu trúc của cây.
Cấu trúc này hỗ trợ các tế bào sống, giữ cho tán lá nằm đúng vị trí và đủ sức nâng đỡ sao cho cành cây không bị ngã đổ ngay cả khi bị tuyết phủ đầy hay bị những cơn gió vùi dập.
Phần lõi gồm các tế bào gỗ chết kể trên chính là phần mà chúng ta cần phải tác động đi khi uốn cây. Chúng ta cũng có thể làm yếu hay lấy đi phần lõi gỗ này để làm cho các phần tế bào sống xung quanh yếu đi, và rồi cả cành cây cũng thế.
Có nhiều kỹ thuật làm yếu cành để uốn cây, đó là những kỹ thuật “cao cấp” và chỉ những người nào chăm sóc được cây thật tỉ mỉ và có kinh nghiệm mới có thể thực hành được, vì nó cũng có mặt nguy hiểm và có thể dẫn đến chết cành nếu không được chăm tốt.
“Khắc mấu hình chữ V”, “khoét lỗ”, “chẻ cành”, và “tạo rãnh” phải được thực hiện trên những thân cây khỏe mạnh và trên những cành cây sung sức nhất để nó có thể liền lại vết thương và phục hồi sức sau chấn thương. Mặt trái của phương pháp này là, có thể vết thương quá lớn, cây không lành lại nổi, đối với những vết thương như thế, bạn không nên tạo phía trước của cây, thậm chí bạn có thể “ngụy trang” sao cho nó giống hình dạng gỗ mục tự nhiên như “uro” (vết lõm hình lòng chảo) hay “shari” (những đoạn lõi gỗ tự nhiên thường thấy trên các loại cây có quả hình nón như cây thông và cây tùng cối).
Tính toán thời điểm thích hợp để uốn cây
Một số người đam mê nghệ thuật bonsai cho rằng nên thực hiện những tác động mạnh lên cây vào mùa đông, khi cây đang ngủ đông, để nhằm mục đích “lừa” chúng, thực chất đó là những ý tưởng sai lầm, và phần nào lệch lạc.
Nếu thực hiện vào lúc chớm giữa đông, thời kỳ ngủ đông của cây, thì cây sẽ không thể liền vết thương được cho đến khi nó trở lại hoạt động bình thường vào vài tuần hay vài tháng sau đó. Như vậy sẽ làm cho các vết thương cứ bị phơi trần ra và trầm trọng thêm trong một khoảng thời gian quá dài. Do vậy, bạn nên thực hiện những kỹ thuật này vào lúc cây đang phát triển thuận lợi và những nguy hại do thời tiết băng giá gây ra cũng được giảm xuống mức thấp nhất.
Đối với hầu hết các loài cây thì hoạch định thời điểm thích hợp nhất là vào khoảng cuối hè, hoặc đầu tháng 8, vì ít ra từ lúc đó vẫn còn khoảng 6 tuần nữa thì thời tiết đông giá mới thực sự bắt đầu.
Vào giữa mùa hè, cây bắt đầu ra lá và chồi non mới, đây là khoảng thời gian phát triển, là lúc cây tràn trề sinh lực nhất. Tiến hành những kỹ thuật trên vào thời điểm từ giữa đến cuối hè sẽ giúp cây phục hồi nhanh nhất, không những giảm thiểu được nguy cơ bị sâu mọt ăn hết chồi non hay bị nhiễm bệnh mà còn không cản trở quá trình phát triển của cây.
Đối với những loài cây có nhựa, có quả hình nón như cây thông hay cây gỗ vân sam, thời điểm thích hợp nhất để uốn cây là vào cuối hè, khi lượng nhựa lưu thông giảm đi. Còn đối với những loài sớm rụng lá, có khả năng sẽ chảy nhựa nhiều, bạn không nên uốn vào đầu hay giữa mùa xuân trước khi cây rụng lá và mọc chồi non.
Tốt hơn hết, luôn dùng dây đồng và/hoặc dây chằng để uốn trước khi sử dụng những kỹ thuật này
Kỹ thuật khắc hình chữ V
Khắc hình chữ V đơn giản chỉ là cắt ngang bề rộng của thân cây, rồi uốn nó theo vị trí mà mình mong muốn. Đây là một phương pháp uốn nhanh và tác động trực tiếp vào chỗ cần uốn, tuy nhiên, nó có thể gây ra vết chai sần hay phồng rộp ở ngay chỗ khắc chữ V.
Có thể dùng phương pháp này cho các loài cây sớm rụng lá, hay cây lá rộng, vì dòng nhựa lưu thông của nó không quá chặt chẽ liên tục như các loài cây có quả hình nón (nếu dòng nhựa chạy đến các nhành cây thứ cấp và/ hoặc các tán lá bị đứt giữa chừng, thì những chồi hay lá đang phát triển sẽ bị và có nguy cơ bị sâu mọt phá hoại).
Bạn phải quấn dây hay buộc dây chằng vào cành được uốn để giữ cho cây ở đúng vị trí trong khoảng thời gian nó hồi phục và tạo ra vết chai sần.
Nên bôi một lớp dầu bôi trơn xung quanh lớp gỗ thượng tầng bị lộ ra đối với những cây thuộc họ có quả hình nón, hoặc dùng bột hồ bôi lên vết cắt cho các loài sớm rụng lá.
Hai vết cắt hình chữ V được tạo ra ở quãng chia 2/3 chiều dài cành cây được uốn. Nếu vết cắt không đủ sâu thì chỗ uốn sẽ không được gọn gàng và suôn sẻ. Để tạo ra vết cắt hình chữ V, bạn dùng cây cưa mỏng và nên tạo thành hình tam giác để khi uốn, hai mặt bên của vết cắt sẽ gặp nhau khi chúng tạo thành vết chai sần, từ đó vết cắt sẽ ghép lại vào nhau.
Phương pháp này cũng rất hữu dụng khi dùng để chỉnh lại góc nơi cành cây bị lìa khỏi thân cây. Đối với trường hợp này, chỉ dùng dây không thì có thể khó mà chỉnh được.
Có thể tạo vết cắt ở cuối cành, sau đó dùng dây quấn hay dây chằng để kéo cành hướng xuống. Hai cạnh của vết cắt bị kéo sát vào nhau và cuối cùng là liền lại với nhau.
Nhiều người say mê bonsai thích tạo vết cắt ở phía trên, thay vì dưới chỗ cành giao nhau với thân cây. Cách này sẽ làm vết cắt mở ra và không bị nhìn thấy cho đến khi vết cắt liền sẹo và lấp đầy được chỗ khuyết.
Về cơ bản thì cả hai cách đều tốt và nên được dùng phù hợp với loài cây được uốn; một số loài hình thành sẹo nhanh để lấp đầy chỗ trống của vết cắt hình chữ V, với các loài này thì nên dùng cách tạo vết cắt ở phía bên dưới, cuối cành.
Một ví dụ về phương pháp tạo vết cắt hình chữ V
Có những cành cây to quá, và rất dễ gãy, chúng ta không thể uốn theo vị trí mong muốn, vì vậy việc trước tiên là phải làm yếu cấu trúc của nó, rồi sau đó dùng dây quấn hay dây chằng để uốn. Sau đây là một số kỹ thuật “tạo rãnh” “khoét lỗ”, “và xẻ cành”...
Tạo rãnh
Khoét lỗ và tạo rãnh là việc lấy đi phần gỗ trong giữa thân của cành cây mà bạn muốn uốn. Đó có thể là khoét lấy gỗ theo một đường rãnh chạy dọc cành cây, hoặc là tạo ra một cái lỗ để có thể tập trung lực uốn mà không phải chiếm nhiều diện tích trên cành cây.
Trên đây là hình cây xô thơm (loại này hiếm khi được trồng làm bonsai, nó cũng gần giống như cây hoa oải hương và cây hương thảo). Gỗ của loài cây xô này rất giòn, chiếc cành dài 25cm, đường kính 1 inch này mọc quá thẳng, nó đã từng bị gọi là cái cành “trêu ngươi”, vì chĩa thẳng vào hướng mắt nhìn của người xem.
Nếu uốn mà chưa tạo rãnh cho nó, cành cây có thể bị gãy. Do đó, người ta tạo một đường rãnh, hay rạch một khía sâu vào thân của cành cây để làm cho nó mỏng hơn, từ đó sẽ dễ uốn hơn. Như các bạn đã thấy trong hình, sau khi tạo rãnh chúng ta có thể quấn dây và uốn cành được.
Nhưng bạn cũng nên để ý vết thẹo của nó. Trong trường hợp đặc biệt này, cái rãnh trên cành cây có thể không lành lại được, và hiện rõ ra bên ngoài. Tuy nhiên, cành cây này cũng có nhiều vết tích của kỹ thuật “lột vỏ” và “làm chết” rồi, nên nó rãnh này có thể hòa hợp với toàn cảnh nhìn chung của cành cây. Bạn có thể thay thế chỗ rạch rãnh xuống phía bên dưới cành để ít ra nó không được nhìn thấy trực diện từ phía bên ngoài.
Khoét lỗ
Đối với cành cây táo gai trong hình trên, yêu cầu đưa ra là phải làm yếu cấu trúc của đoạn cành dài và thẳng đuột của nó, sau đó vít đầu cành xuống. Vì đây là cành cụt, do đó ta tránh không nên dùng biện pháp uốn mà phải tạo ra một vết thương dài (như kỹ thuật tạo rãnh), thay vào đó, ta tạo ra một cái lỗ trên cành cây.
Để che đi vết thương sau khi uốn, người ta tạo một cái lỗ ở phía sau cành cây bằng cách dùng một chiếc máy quay với mũi khoan bào soi nhỏ. Bạn càng lấy được nhiều gỗ bên trong ra càng tốt, miễn là không làm tổn thương đến lớp gỗ thượng tầng là được.
Sau khi khoan lỗ xong thì có thể dễ dàng uốn được cành cây xuống theo đúng vị trí mong muốn với hai sợi dây chằng.
Sau khi đã uốn được cành vào đúng vị trí, ta trám đầy lỗ bằng rêu nước rồi lấy dây nhựa đen băng chặt lại. Cách làm này sẽ giúp bảo vệ được vết thương khi mùa đông đến.
Xẻ cành
Bản chất của kỹ thuật này là việc xẻ đôi một cành cây to để tao thành 2 nửa mỏng hơn, dễ uốn hơn. Tuy nhiên, những người chơi bonsai thường ít áp dụng kỹ thuật này vì hiệu ứng thẩm mỹ của nó. Sau khi viết thương đã liền lại trên cành cây luôn có xu hướng tạo thành vệt chai sần không đẹp mắt và thiếu tự nhiên.
Đây là một trường hợp thực tế của một cành cây táo gai, nó đã được dùng cưa xẻ làm đôi và sẵn sàng chờ uốn.
Tuy nhiên, kỹ thuật xẻ cành cũng khá quan trọng trong nghệ thuật bonsai. Nó rất hữu dụng khi bạn muốn uốn phần sống của một cành hay thân cây khác đi so với cấu trúc của phần lõi gỗ chết bên trong bằng cách dùng cưa hay dụng cụ xẻ cành.
Những hình ảnh trên đây cho thấy áp dụng kỹ thuật xẻ cành, người ta đã tách được thân cây tùng cối ra xa phần gỗ chết, điều này là không thể làm được nếu chỉ dùng acc1 dụng cụ uốn, nắn thông thường.
Lưu ý thêm
Những kỹ thuật đã được mô tả trong loạt bài viết về chủ đề này, như: tách chữ V, khoét lỗ, tạo rãnh và xẻ cành..., tất cả đều có nguy cơ gây chết cành to, hoặc thậm chí làm chết cả cây nếu không được thực hiện đúng và có những biện pháp chăm sóc thích hợp sau khi thực hiện. Đây có thể gọi là những kỹ thuật cao cấp, và chỉ nên làm đối với các cây và cành đang khỏe mạnh, sung sức để chúng có thể chịu được những tổn thương nặng.
Hãy bảo vệ vết thương bằng cách mà bạn vẫn hay dùng, hoặc có thể bọc vết thương lại (hiện đang có những tranh cãi về việc liệu có nên bọc hết tất cả hay chỉ vài vết thương thôi). Theo kinh nghiệm của một số người chơi bonsai thì có thể dùng dầu bôi đặc chiết xuất từ dầu hỏa, hoặc dùng dầu hôi để bôi vào những vết thương hở ở lớp gỗ thượng tầng.
Khi bạn khoét lỗ hay tạo rãnh, nhớ chỉ lấy đi phần gỗ vừa đủ để uốn mà không cần phải xẻ cành, hoặc nếu không thì bạn có thể lấy đi phần vỏ cây hay lớp vỏ thượng tầng xung quanh, nhưng nhớ là chừa gỗ lại để đảm bảo cành cây vẫn đủ khỏe để đỡ lấy sức nặng của nó. Hãy kiểm tra độ dẻo của cây song song với quá trình khoét lấy gỗ. Nếu trong quá trình lấy gỗ từ giữa thân cây mà bạn thấy phần gỗ thượng tầng màu xanh thì có nghĩa là bạn đã khoan vào quá sâu rồi đấy. Bạn nên bịt kín chỗ đó lại, rồi tiến hành lấy gỗ ở chỗ khác.
Thời điểm thích hợp nhất để thực hiện những kỹ thuật đã mô tả ở loạt bài viết này là vào cuối hè, hoặc đầu tháng 8 khi cái nóng của mùa hè đã đi hết, và như vậy thì sẽ có nhiều thời gian hơn cho vết thương bắt đầu liền lại trước khi mùa đông băng giá đến. Hãy làm trong thời gian cây còn hoạt động (còn nhiều lá), cây sẽ có thể ghi nhận ngay lập tức các tác động và có phản ứng kịp thời.
Hãy cẩn thận; nếu bạn vẫn còn nghi ngại gì thì hãy tạm thời tạo rãnh, khoét lỗ hay xẻ cành trước, rồi vài tuần hay vài tháng sau hãy tiến hành uốn cây.
Cuối cùng, bạn phải chắc chắn là thật cần thiết phải làm thì hãy làm. Và nếu được thì luôn uốn cây bằng dây quấn, dây chằng hay các loại dây khác mà ít bắt cây phải chịu đựng thêm.Một số loài cây có sự phát triển cành dẻo và dễ uốn cành dày 1cm, tạo điều kiện cho ta dùng dây kim loại mềm và đàn hồi (dây đồng) để đưa hướng của cành đó đúng như ý muốn. Ta có thể thực hiện bằng cách sử dụng các kỹ thuật cuốn dây đơn giản..
Tuy nhiên, nó cũng là cách chứa mối nguy cơ hỏng cành, hư hại có thể xảy ra cho chi nhánh và vỏ cây do dây đồng gây ra.
Đây là một cây sồi , cành của nó khá dễ uốn, nhưng nó có vỏ mỏng dễ bị tróc bởi dây đồng. Tương tự như cây sồi, nhất là cây lá kim: thông, bách xù ...và cả sanh, si, đa có cành dễ uốn có thể sử dụng phương pháp này.
Sồi - loài cây sớm rụng lá, sinh sống trong khu vực từ các vĩ độ hàn đới tới khu vực nhiệt đới, sức tăng trưởng khá tốt, cành khá dẻo cho phép uốn với góc độ lớn (nhưng quá lớn sẽ bị gãy).
Cành phía trước ảnh to khoảng 1cm đường kính, nó mọc hướng về phía trước thay vì hướng về bên phải. Vì thế ta cần uốn nó hướng về bên phải. Các mũi tên đỏ trong hình là hướng cần uốn tới vị trí mới.
Để bảo vệ vỏ cành ta cuốn chặt cành bởi dây mềm, kín nhất phần sẽ bị uốn: sử dụng dây bẹ, ngâm dây trong nước 30 phút, sau đó cuốn kín, nhiều lớp xung quanh cành quá điểm sẽ uốn cho tới đầu cành. Nên sử dụng dây dài thay cho việc gồm nhiều đoạn dây ngắn. Cuốn xong, ta làm ướt toàn bộ, như thế sẽ dễ thao tác uốn. Tiếp ta dùng dây đồng lấy thân hoặc cành to hơn làm điểm bắt đầu, cuốn chặt ra phía cành sẽ uốn, như thế để đảm bảo cành được bảo vệ do lực căng khi uốn bị phân tán ra cả cành thay vi tại điểm uốn.
Trước hết, ta dùng 1 tay nắm chặt gốc điểm uốn để cố định và làm điểm tựa, tay kia cầm phần cành cách điểm uốn 1 chút, uốn từ từ sang các hướng khác nhau từ góc độ nhỏ, tăng dần góc tạo độ dẻo tại điểm uốn. Hãy lắng nghe âm thanh phát ra từ điểm uốn, đảm bảo xem có thể uốn tiếp vối góc độ lớn hơn không. Nếu có bất kỳ sự nghi ngờ, để an toàn ta nên dừng và định vị trí tại đó. Nếu chưa đúng vị trí ý muốn, có thể để sau 1 thời gian khi cành đã định vị lần 1, ta tiếp tục uốn gò lần 2...
Để định vị cành ở vị trí mới, ta sử dụng chính độ cứng của dây đồng hoặc dùng dây căng kéo, cọc ghim cành định vị.
Định vị cành mới
Sau khi hoàn tất, cành bị uốn ít nhiều bị tổn thương, ta cần phái chăm sóc thúc đẩy sự phát triển của cây, để cành được chữa lành.
P/S: Cách này có 1 khuyết điểm: điểm đầu của dây động cuốn trên thân cây (hoặc cành to) chưa được bảo vệ và khi sử dụng dây kim loại, sau một thời giain cây phát triển to hơn sẽ để lại vết hằn theo hình cuốn của dây, việc sử dụng dây bẹ cuốn khó khăn khi gỡ bỏ, có thể gây hại là gãy nhánh khi gỡ.
Đơn giản hoá nó hơn, ta dùng dây băng cách điện, sẵn có, tiện, dễ gỡ bỏ, xem hình:
Sau khi hoàn tất, cành bị uốn ít nhiều bị tổn thương, ta cần phái chăm sóc thúc đẩy sự phát triển của cây, để cành được chữa lành.
P/S: Cách này có 1 khuyết điểm: điểm đầu của dây động cuốn trên thân cây (hoặc cành to) chưa được bảo vệ và khi sử dụng dây kim loại, sau một thời giain cây phát triển to hơn sẽ để lại vết hằn theo hình cuốn của dây, việc sử dụng dây bẹ cuốn khó khăn khi gỡ bỏ, có thể gây hại là gãy nhánh khi gỡ.
Đơn giản hoá nó hơn, ta dùng dây băng cách điện, sẵn có, tiện, dễ gỡ bỏ, xem hình:
- Vũ Tuấn dịch từ bonsai4me.com
Kỹ thuật cây cảnh(2)
Ngòai thiên nhiên tùy vào điều kiện phát triển như: vị trí, độ cao, môi trường khí hậu… mà mỗi cây sẽ mọc theo một kiểu khác nhau, sau khi nghiên cứu ở nhiều địa hình khác nhau, người ta thấy do tác động của thiên nhiên các cây thường có các kiểu dáng như sau: (Các bạn tham khảo để sau này ứng dụng cho cả tiểu cảnh khi sắp cây trên cảnh hoặc non bộ):
Từ các kiểu dánh ngòai thực tế như vậy các nghệ nhân bonsai lúc trước đã sáng tác ra 5 kiểu dáng bonsai cơ bản:
1.Dáng Trực (trực quân tử, thẳng) (Tiếng anh: Formal Upright, Phiên âm tiếng Nhật Chokkan): Thân cây thẳng, mọc thẳng đứng, mang tính chất không thay đổi, thon dần từ gốc đến ngọn
Dáng này hay gặp ngòai thực tế nhất, Thân cây lắc từ duới thon dần lên ngọn
3. Dáng Xiên (TA: Slanting; TN: Shakan)
Thân cây nằm xiên về bên trái hoặc phải, Cũng thon dần từ gốc lên đến ngọn
Kiểu này giống như 1 cây ở sườn núi ngoài thiên nhiên. Các nhánh thấp nhất mọc ở dưới mép chậu cho đến khỏang tầm giữa lưng chậu.
5. Dáng đổ (Thác đổ..)(TA: Full Cascade; TN: Kengai)
Kiều này có các nhánh thấp nhất thấp hơn đáy chậu, Tạo dáng sao cho như 1 ngọn thác chảy qua ghềng là đẹp nhất:
Ngày nay do quá trình tạo dáng, và do sự phát triển ngày càng tiến bộ, bonsai lại có thêm rất nhiều dáng, nhưng dù đã hoặc sau này có phát sinh ra thêm dáng nào nữa thì cũng dựa trên 5 dáng cơ bản này.
CÁC DÁNG KHÁC CỦA BONSAI:
1.Dáng chổi ( Broom Style - Hochidachi): Thân cây thằng, cành mọc trải rộng ra ngòai, tạo thành tán hình vòm:
2.Dáng Gió lùa (Bạt phong, xuy phong… ) (Windswept Style – Fukinagashi) Cây có dánh như là đang nằm trong vùng có gió mạnh, kiểu này nhìn thì có vẻ dễ làm nhưng nên chú ý kiểu cành bị gió bão thổi như thế nào để làm cho tự nhiên.
Ishisuki 6. Kiểu 2 thân (Twin – trunk, Sôju)
Kiểu này có 1 cây lớn và 1 cây nhỏ hơn nối với nhau dưới gốc hoặc những thân cây cách biệt kiểu giống như “mẹ con”. Nếu 1 cây có 1 nhánh con mọc trên thân thì cũng chưa đúng chuẩn của một cây 2 thân.:
Kiểu 3 thân cũng tương tự:
7. Kiểu Bè (Fallen Tree - Ikadabuki): Những cây đổ ngã sát đất vẫn tiếp tục sống bằng cách đâm rễ mới xuống đất, các nhánh mọc thành những thân cây mới:
Một hình thức kiểu bè là kiểu mọc từ rễ lên (Raft - Netsuranari): các cây con nảy mầm từ các rễ mọc lan tỏa tạo thành 1 nhóm.
Một kiểu nữa cũng được đưa vào nhóm bè là kiểu mọc từ những gốc các cây bị chết hoặc bị cưa ngang, kiểu này cũng còn gọi là kiểu bụi (Clump – Kabudachi)
8. Kiểu rừng (Group Planting - Yose-uye)
Các cây cao thấp khác nhau được trồng sao cho nhìn giống như 1 khu rừng.
Kabudachi
Những
cây chơi dáng, chơi lá, chơi hoa, nói chung cũng vẫn chịu sự uốn nắn
của người chơi cây cảnh. Nhưng tiến trình phát triển của chúng không
bị dồn nén thái quá. Là vì các loại cây cảnh thông dụng là những loại
cây nhỏ. Đây là điểm khác căn bản giữa cây cảnh thường và bonsai.
Bonsai cũng là một loại cây cảnh, nghĩa là cây trồng để chơi, nhưng vốn là cây to, ngoài thiên nhiên có thể cao đến 10 thước, bây giờ trong tay người chơi, sau mấy chục năm, cũng chỉ cao có nửa thước thôi. Như thế, chơi cây cảnh là "chiếm hữu thiên nhiên", chơi bonsai là "thu nhỏ thiên nhiên".
Con người lúc nào cũng có một tâm lý lạ: thích cái thật to và thích cái thật nhỏ. Ngắm cảnh hùng vĩ của núi sông xong, lại đưa cảnh rộng lớn ấy vào một bức tranh, một tấm hình. Người ngắm tranh, ngắm hình, nhờ trí tưởng tượng, cảnh hùng vĩ kia lại được tái tạo... Có lẽ bonsai cũng gây được ảnh hưởng tương tự. Cho nên, người không có óc tưởng tượng phong phú, không thích nhìn những cây bonsai; nhìn cũng không thấy thêm được gì ngoài cái hình dáng cụ thể của chúng.
Có người so sánh thú chơi bonsai với thú chơi giả sơn. Tôi cho là không thể so sánh như thế được. Một hòn núi giả, tuy cũng gợi được trí tưởng tượng, nhưng nó hoàn toàn nhân tạo, nó là một câu chuyện thần thoại. Còn một cây bonsai là một thực thể của thiên nhiên, bàn tay con người chỉ đóng vai nhuận sắc, nó là một bài phóng sự mà người viết đã cố làm cho gần gũi với độc giả.
+ Thế quần thụ tam sơn |
+ Thế long đàn phượng vũ |
+ Thế long bàn hổ phục |
+ Thế long mã hồi đầu |
+ Thế song thụ |
+ Thế phụ tử giao chi |
+ Thế phụ tử |
+ Thế long giáng |
+ Thế long thăng |
+ Thế ngũ nhạc |
+ Thế huyền chi lạc địa (21/04/2011) |
+ Thế long cuốn thủy (21/04/2011) |
+ Thế hạc lập |
+ Thế thác đổ |
+ Thế bạt phong hồi đầu |
+ Thế phượng vũ |
+ Thế mai nữ |
+ Thế chữ vương chữ tường |
+ Thế tùng thập |
+ Thế thất hiền |
Nguyễn Nhật Tân là người chơi bonsai có kinh nghiệm. Ông lại là nhà văn kiêm họa sĩ. Các bạn sẽ nhận ra ba tư cách này của ông hiển hiện trong cuốn Kỹ Thuật Bonsai: hướng dẫn đầy đủ; lời lẽ mạch lạc, thú vị; minh họa tận tường.
Xin mời các bạn đọc mấy hàng mở đầu cuốn sách:
"Khoảng ba mươi năm trước, nhân dịp qua Nhật, vừa bước chân xuống phi trường, tôi đã ngạc nhiên thích thú khi được trông thấy một cây bonsai trưng bày ngay tại phòng khánh tiết.
Đó là một cây tùng gốc bằng cổ chân và cao độ nửa thước, thân nứt nẻ mang nhiều vết sẹo chứng tích của thời gian, lại có đôi ba cành gãy còn sót lại như bị sương tuyết gió mưa vùi dập đã lâu lắm. Vậy mà lá nó vẫn xanh tươi làm sao! Búp non trổ mơn mởn. Rõ ràng là hình ảnh một quốc gia bị tàn phá mà không chịu khuất phục."Chokkan
Shakkan
Kengai
Han-kengai
Bunjingi
Fukinagashi
Sokan
Kabudachi
Yose-ue
Seki-joju
Ishisuki
Moyogi
Các bạn hãy để ý câu cuối cùng. Tác giả nhiều tưởng tượng, hay bất cứ ai, khi nhìn thấy cây tùng kia, cũng đều nghĩ như vậy?
Ấy, cứ thế, tác giả dùng cảm quan riêng của mình, dẫn độc giả đi vào đám cây bonsai. Vừa đi vừa giảng giải. Và tác giả giảng rất gọn, nhưng đủ để hiểu những điều mấu chốt. Hãy nghe vài ý chính:
"- Bonsai không phải là thứ cây trồng trong nhà.
- Nếu muốn trồng bonsai có hoa hay quả thì cũng phải chọn giống hoa, quả nhỏ vì hoa quả rất khó làm nhỏ lại để hòa hợp với hình thể cây.
- Thân và cành lá phải hòa hợp nhau tạo một hình thể ưa nhìn. Hòa hợp không có nghĩa là đối xứng, bên này bằng bên kia hoặc cành lá tỏa đều đặn. Sự đối xứng, đều đặn dễ làm buồn tẻ.
- Nói thế không có nghĩa là cứ phải áp dụng cứng ngắc cách xếp đặt cành lá theo luật Thiên Địa Nhân. Bonsai là một hình thức nghệ thuật tạo hình mà! Quyền sáng tạo là ở bạn! Nhưng khoan! Bạn có óc nghệ sĩ muốn cây của bạn có một phong thái riêng, không gò bó. Tốt lắm! Nhưng xin chớ quên bonsai là một vật sống, đừng hôm nay bẻ cành nó theo hình này, hôm sau lại uốn nó ra hình khác..."
Tưởng bao nhiêu đó cũng tạm đủ làm một khái niệm căn bản cho một người bắt đầu chơi bonsai.
Những trang tiếp theo sẽ trình bày cho chúng ta thấy những dáng bonsai đẹp. Dáng nào tên nấy. Tên cũng đẹp như dáng: dáng cây thẳng đứng, thì gọi là "trực cán"; cây cong dáng vững, thì gọi là "lập mộc"; dáng thẳng thế nghiêng là cây "tà cán"; gốc vặn thân vặn là cây "bàn cán"; một đứng một nghiêng là cây "song cán"; hai thân cùng đứng là cây "song thụ"; cây sà xuống thấp, gọi là "huyền nhai"; ngọn thấp ngang gốc, gọi là "bán huyền nhai"; thân gầy lá ít là "văn nhân mộc"; rễ nổi cả lên là cây "căn thượng"; rễ ôm lấy đá là "thạch thượng thụ"; nhiều cây cạnh nhau là "mật thực".
Đến đây, nếu bạn bắt đầu thấy thích bonsai, thì đọc tiếp. Tác giả sẽ hướng dẫn chúng ta đi vào cụ thể:
- Nơi tìm bonsai.
- Cách trồng vào chậu.
- Cách uốn, cắt, tỉa.
- Cách chăm sóc.
- Cách giữ bonsai qua mùa đông.
Cuối cùng, là những hướng dẫn căn bản để thẩm định giá trị một cây bonsai.
Nhan đề cuốn sách có chữ "kỹ thuật", và nội dung chủ yếu là hướng dẫn về cách thức chơi bonsai. Phàm cái gì nặng về cách thức, thì nhẹ về thi vị. Nhưng đây đó trong cuốn sách, các bạn sẽ gặp được những nét đẹp mà chỉ tâm hồn mới cảm thấy. Ở phần nói về dáng bonsai "bàn cán", tác giả viết: "Thế này mang một vẻ đẹp hoang dại đến đau thương, nhìn dễ xúc động nhưng không gây cảm giác thoải mái".
Tôi đột nhiên nghĩ đến Đào Uyên Minh trong thơ Đường, chẳng biết vì sao.
Nhưng, đọc đến mục "Tìm bonsai ở đâu", tôi gặp lời khuyên này: "Hơn nữa, ở những nhà trồng tỉa này, có những cây lâu ngày không bán được, mưa nắng khiến lá cành xơ xác, chủ tiệm để riêng một góc sau vườn để bán sale. Đừng ngại gì mà không tới xem, nhiều khi vớ được những cây đặc sắc vô cùng (và khi trả tiền không xót ruột).
Tôi lại đột nhiên nhớ ra tác giả đang có cái sở thích bị hạn chế bởi túi tiền, đang nói chuyện với những ai cùng sở thích, cùng cảnh ngộ.
Bonsai đối với chúng ta bây giờ là "những tâm hồn trong thực dụng".Các nghệ nhân thường ví người chơi bonsai như quân tử. Đó là cái thế “hạc lập” đĩnh đạc trượng phu, thế “ngoạ tùng” ngay thẳng liêm chính, thế “bạt phong hồi đầu”, “thác đổ” nhẫn nại thức thời, thế “tam đa, ngũ phúc, thất hiền” bình yên no ấm. Đến với bonsai, ngày xuân, người thưởng lãm hiểu thêm cái đạo đất trời. Có nhiều tranh cãi quanh khởi thủy của bonsai. Người ta nhớ đến nước Nhật trong di cảo của thiền sư Honen khi xuất hiện hình dáng bonsai đầu tiên. Thế nhưng trước đó vào thời đại Kamakura (1192-1333), một vị thiền sư tiền bối đã du nhập bonsai từ Trung Quốc, một đất nước mà bonsai đã có từ thế kỉ thứ 7. Nhưng người Nhật cũng có cái lý của họ, một vở cổ kịch có tên Hachi Noki cũng có mặt những chậu cây kiểng trước thời đại Heian (794-1191).
Từ
đó, bonsai được xem như là một thú chơi quý tộc, những món quà của
bậc đế vương, vua chúa. Suốt một thời gian dài non nửa thiên niên kỉ,
cái đẹp của bonsai ngự trị và quẩn quanh trong lăng tẩm, đền đài. Thời
đại Edo (1615-1867), cung điện hoàng gia dường như không còn đủ sức
giam cầm cái đẹp bonsai trong lồng son thiếp vàng. Nhưng cũng phải mất
thêm nửa thiên niên kỉ nữa, bonsai mới chính thức được ra mắt một
cách qui mô và hoành tráng ngay tại Tokyo vào năm 1914.
Bonsai thể hiện triết lý sống hài hoà, cân bằng âm dương...
Bonsai
thỏa mãn ước mơ sống chan hòa với đất trời của người chơi. Mỗi chậu
bonsai là cả một vũ trụ thu nhỏ. Đó là một thực thể sống thực sự. Khác
với những loại hình nghệ thuật khác, bonsai mang vẻ đẹp sống, động, và
biến đổi liên tục treo trục thời gian, chứ không hề bất biến như các
tác phẩm nghệ thuật khác. Chính vì lẽ đó, thẩm mỹ của bonsai không hề
giới hạn, và những nghệ nhân bậc thầy cũng không thể đi đến tận cùng
cái đẹp của một bonsai.
|
Mặt khác, có người còn xem thú chơi bonsai là một liệu pháp tinh thần kéo dài tuổi thọ, đạt sự bình yên trong tâm hồn, thanh thản nhẹ nhàng giao hòa cùng qui luật thiên nhiên đất trời khi đã ngộ ra triết lý nhân sinh trong từng chồi cây, cành nụ.
Ở nơi khai sinh ra bonsai, người Nhật xem đây là một khoa nghệ thuật thẩm mỹ. Học sinh được giáo dục về tính minh triết ẩn tàng của bonsai, người xem có thể hiểu ngầm tính tình, thái độ chủ nhân qua từng chậu kiểng. Triết lý sống hài hoà, cân bằng âm dương thể hiện trong tất cả quy trình thành hình bonsai. Từ chậu, bệ, tiểu cảnh, đến tư thế, vóc dáng cần đạt sự giao thoa hợp lý giữa bản nguyên đất trời với sức sáng tạo vô hạn của con người.
Tư tưởng triết học của bonsai cũng giống như thể thơ Haikư hay kịch Nô của Nhật Bản. Kiệm lời, bởi bản thân tác phẩm đã tự nói lên những hàm ý ẩn tàng. Bonsai từ khi chăm bón đến thành hình là cả một quá trình chắt chiu. Một tác phẩm hoàn hảo trước mắt người thưởng lãm thật sự đã được cắt tỉa, ghép nối, uốn sửa hàng trăm, hàng ngàn lần.
Những cành cây lỗi bị gọt bỏ ngay từ khi mới nhú, có hay không sự day dứt khi can thiệp bàn tay con người vào một tác phẩm tự nhiên? Các nghệ nhân cho rằng, việc đó cũng như một lương y cắt đi những ung nhọt, khuyết tật trên cơ thể để mang lại vẻ đẹp hoàn hảo.
Thế nhưng, sự hoàn hảo của bonsai ở chỗ không hề có một vết tích nào còn lưu lại của cuộc đại phẫu. Liên tục những cành non bị cắt xén, những bộ rễ bị bứng gốc, ngâm, phơi hay cắt xén trong đủ mọi phương pháp. Thế nhưng, kết quả lại cho ra đời một bonsai giá trị. Ấy là lẽ tái sinh, là quy luật trong triết lý Á Đông “hết mưa là nắng ửng lên thôi” hay “qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai”.
|
Bonsai từ đó nuôi dưỡng ý chí, tính nhẫn nại và sức chịu đựng vô hạn của những bậc hiền triết cao minh. Người ta dùng thế giới quan thời cuộc mà giải thích cái đạo bonsai. “Gừng càng già càng cay”, giá trị của bonsai là vậy, người ta thường thấy, bonsai cổ thụ có tán tròn, đầu cây nhẵn và tròn dần, còn nếu cây còn non ắt đầu cây nhọn, đang sức vươn lên mà mang nhiều khát vọng.
Cũng giống như đối với bonsai già, người ta thường trồng chậu cạn để hệ rễ đâm ngang, đầu cây, tán tròn. Còn với những bonsai vừa ươm, hay muốn kích thích tăng trưởng hệ rễ nuôi cành, nghệ nhân trồng ngoài đất để rễ đâm sâu xuống đất, phát triển cành lá sum suê.
Năm hết Tết đến, giữa những ngày đông khắc nghiệt, vạn vật cỏ cây chìm vào giấc ngủ đông lạnh lẽo. Người chơi bonsai bứng chậu trồng xuống đất để cây tái sinh, những cành lá sẽ hướng lên trời vì gặp đất mẹ màu mỡ.
Là sản phẩm sáng tạo của nhà thiết kế Sebastiano Ercoli, bàn bonsai là một tác phẩm tuyệt vời dành cho những người yêu nghệ thuật cây cảnh.
Đó là một chiếc bàn đặc biệt với mặt bàn có thể tháo ráp để đặt cây cảnh trang trí, hay đơn giản để đựng những cuốn tạp chí yêu quí của bạn. Một thứ không thể thiếu cho căn phòng khách thân thiện.
Kỹ thuật ghép rễ Bonsai
Rễ là thành phần không thể thiếu của thực vật. Rễ có các chức năng:Làm cho cây đứng vững trên mặt đất.
Hút nước và muối khoáng để nuôi cây và phát triển.
Đối với tác phẩm bonsai, rễ còn là yếu tố làm tăng thêm vẻ đẹp, cũng như tạo cảm giác già cỗi (nhất là rễ lồi trên mặt đất). Do đó một cây bonsai hoàn chỉnh phải có một bộ rễ hoàn chỉnh, không thể khiếm khuyết (tất nhiên để che lấp sự khiếm khuyết đó người ta sẽ sử dụng nhiều cách như dùng cỏ, rêu, đá để che chắn). Nhưng tôi thiết nghĩ là chúng ta nên tạo nơi khiếm khuyết đó một số rễ cần và đủ. Để làm được điều này chỉ còn cách là ghép rễ.
Chủng loại cây ghép rễ:
Nói chung tất cả các chủng loại cây dùng làm bonsai đều có thể ghép rễ, thí dụ: cần thăng, mai chiếu thủy, gừa, sanh, si, sộp v.v... miễn là chúng cùng loài với nhau.
Phương pháp ghép rễ:
Trước hết ta chọn một cây nhỏ cùng chủng loại với gốc sao cho tương đối phù hợp với dáng thế của cây và ý muốn dàn dựng bộ rễ nơi khiếm khuyết đó.
Nhổ cây bonsai ra khỏi chậu và giũ sạch đất, kết hợp với tỉa bớt cành lá.
Dùng một lưỡi khoan - vừa bằng đường kính cây nhỏ mà ta muốn lấy làm rễ - khoan xuyên gốc cây bonsai nơi mà ta muốn rễ mọc ra từ đó.
Sau đó ta nhét cây con vào lỗ đã khoan cho xuyên suốt gốc cây và ló ra ngoài từ 2cm - 3cm, lấy dây buộc chặt để cố định rễ ghép ở nơi muốn ghép. Lấy mỡ bò trộn ký ninh hoặc mác-tít trét kín khe hở ở hai đầu để nước không ngấm vào. Xong trồng lại vào chậu đã thay phân đất mới kết hợp sửa bộ rễ cũ và mới theo ý muốn. Tưới cây và để vào nơi thoáng mát, khuất gió khoảng một tháng rồi chuyển dần ra nắng.
Cây con dùng làm rễ sẽ nẩy chồi khắp nơi ở cả hai đầu và ta để cho nó phát triển tự do. Trong vòng 4 - 6 tháng thì cây con dùng làm rễ sẽ lớn dần ra bít kín những khe hở và dính liền da với gốc ghép. Sau đó ta cắt nốt 2cm - 3cm phần ló ra cho sát gốc ghép và lảy hết những cành lá mọc ở rễ ghép. Như thế ta đã có được một bộ rễ như ý vì đã dính liền với nhau nên chúng nuôi sống lẫn nhau. Với phương pháp này ta có thể ghép cùng lúc 3 - 4 rễ quanh gốc.
Lúc đầu mới nhìn ta dễ phân biệt ra rễ ghép vì nó có màu sáng hơn gốc. Nhưng càng về lâu thì màu rễ và gốc sẽ giống nhau nên rất khó phân biệt. Chúng tôi đã thành công trên các chủng loại cần thăng, mai chiếu thủy, các giống Ficus và các chủng loại khác. Chúc các bạn thử nghiệm thành công để có một tác phẩm.
- Nguyễn Văn Đức - CLB Bonsai Trường ĐHKHTN - Đăng trên tạp chi hoa cảnh
Hồn cốt của Bonsai có lẽ ở dáng thế cây đã được chắt lọc. Muôn thủa làm Bonsai chính ở tái hiện phong cách được chọn lọc trong muôn hình vạn trạng hình dáng đáng ghi nhớ từ chính đời sống của con người. Hơn tất cả và bền vững là quan điểm tạo tác cây của người xưa ở sự chắc chắn, cốt cách, dáng cây phong phú mở đa chiều không gian thỏa nguyện ngắm chiều sâu hút tầm mắt. Phải nói các cụ thật tỷ mỷ trong nghiên cứu. Vẽ cây rồi làm – Làm rồi vẽ lại. Không trải nghiệm thì làm sao từ bao đời đã thể hiện thành công tài tình dáng vẻ của mỗi loài cây thật chắt lọc mà vẫn đủ, vẫn đầm ấm, hoang sơ thật rõ qua những họa bản. Có lẽ trên cả là sự mạch lạc, chắc khỏe. Xưa các cụ làm cây thường dùng nhiều cành, cành tứ phía ấy những nét thân vẫn lộ để tinh thần bộc bạch. Các tỷ lệ thật hài hòa cân xứng mà nay có lẽ khó thực hiện nên…Con cháu thường bớt xén! Nhìn ngắm các dáng thế cổ được vẽ kỹ tồn tại chúng ta thấu rõ khát vọng vươn tới cái đẹp, khát vọng tạo hình, khát vọng diễn đạt tình trong ý, ý trong tình ý nhị mà không thô cứng hay lòe loẹt diêm dúa…
Thân cây chắc, cành cây khoe đủ chỉ rõ vẻ cổ kính, bề thế, cành nghênh, cành phóng mạnh mẽ dẫn hướng nhưng luôn có kết nối hài hòa thống nhất. Đặc biệt người xưa thể hiện các song thân, đa thân thật ý nhị sâu kết cho chúng ta cảm rõ cái tình của con người.
Ngày xưa chúng ta đang hướng đến đâu, đến điều gì để truyền thống không mai một, cốt cách được hoa thăng hòa với vẻ tự nhiên ngoài đời của cổ thụ, với khát vọng sống, sáng tạo không ngừng lật nên những trang mới của Bonsai Việt độc đáo và hiện đại.
Bắt chước tự nhiên để thể hiện tình cảm của mình là nét độc đáo quá đỗi của người dân Phương đông từ ngàn xưa. Bonsai là hệ quả ưu tú của bao thế hệ truyền lại cho chúng ta thật ấn tượng bởi nghệ thuật về tự nhiên và môi trường sống đang là thời sự nóng hổi của thời đại Làm bonsai mà không chịu vãn sơn hành thuỷ xem cỏ cây non nước thì thấy gì để phản ánh. Núi có mạch, sông có nguồn còn cỏ cây luôn biến thiên theo thời gian, tất cả vận hành như luật định xoay vần trong trời đất.
Nơi vách đá, cây phải cheo leo vật vã, xác xơ bởi bão quật, gió dồn. Tại bến sông dáng cây lả lơi uyển chuyển theo dòng chảy mà vẫn xanh ngắt tráng đãng bởi phù sa khoáng.
Cành nghênh theo đón gió; Cành chiếu soi bóng nước; Cành phóng thoải mái mạnh mẽ bởi thoát khỏi sự gò ép; hay cành đảo địa quật cường tạo thế cân bằng bình ổn. Đầu ngọn hồi theo gió hòng ngó lại giang sơn theo tuỳ hứng của nhà sáng tạo… Tất cả kiểu dáng phong cách đó được tinh lọc từ bao đời dễ đâu gói được trong một tác phẩm, phần bởi không gian chật chội, phần “luật” đâu có được bởi mỗi dáng cây có vẻ đời sống riêng bởi gốc tích của mình.
Họ đang “cắt” nhiều quá để chúng ta cảm về sự chết hay cái giả của tạo hình?
Người ta “nuôi” ghê gớm quá, mập đến nỗi ai cũng nghĩ đến… “bệnh” bên trong hay giả, thấy cái hời hợt sáng láng nhợt nhạt!
Khắp nơi đang “uốn,cuốn” nhiều quá nên cây hàng bạc triệu mà chỉ một ngày xong ngay được một hai tác phẩm mượt mắt …đến ớn lạnh!
Lại còn Đá hàng …đống trong cây: Người người Đá…Cây cây Đá…Còn nữa, làm sao diễn cây cho có dáng…”làng”, vùng đồng bằng mà toàn dáng làng trên… Đá?! Hoá ra trái đất này nên gọi là trái…Đá cũng nên! Văn hoá bonsai còn đâu sự độc đáo, vẻ riêng và bản sắc.
Đất nước xanh ngắt trải dài qua bao lớp vĩ tuyến, cảnh quan đặc sắc, hoa trái bốn mùa ấy vậy bao người chỉ lấy cây Sanh làm cảnh!
Nghệ thuật bonsai gò chẳng được ép không xong, không thể thiếu chiều thứ tư của nghệ thuật này:Thời gian! Hẵng để nó yên thân đôi chút ,thời gian sẽ dần đóng dấu, khắc vết để cây bonsai được khẳng định.
Cái chúng ta hướng đến là làm sao ngấu, thẩm cái vẻ tự nhiên của trời đất, được học cái lý của tự nhiên: Đâu sẹo, đâu nhăn, đâu chùn , đâu mốc… Lại, vẻ khoáng đạt bề thế bởi thổ nhưỡng màu mỡ hay, tong teo, phiêu dạt do nỗi khe khắt của khí hậu, địa hình khắc nghiệt…Chỉ có vậy bonsai mới hướng được đến cái riêng cái độc đáo.
Ví như cây Sanh, cây Si uyển chuyển như đàn Rắn mùa hội dục, vậy mà nay đang làm giống hệt cây… Đa với vẻ bề thế, dữ dội, hoành tráng hệt bày Trăn nô giỡn giữa gò đồng mênh mông! Làm gì xưa nay có cây “sanh làng” mà gần đây…Cây gì cũng…Dáng làng, đến Tùng cũng… “Làng” mới họa!
Sáng tạo ơi bao giờ mi mới trở lại để cây To “hoá kiếp” thành tác phẩm nhỏ xinh trên những sân triển lãm, cho người xem đỡ phải ngước mặt lên … Trời!
Đặc điểm: Các loại kiểng cây như thiên tuế, cau, trúc đùi gà, trúc Nhật, Thiết mộc lan, tùng, Trắc bách diệp... rất cần được bón phân thường xuyên để duy trì thế cây và tán cây được cân đốiNguyên tắc tạo hình:- Tạo cân đối: Một cây thiết kế đẹp cần có sự cân bằng toàn diện, từ sự tạo hình, uốn nắn cấu trúc của cây đến sự kết hợp giữa cây và chậu. Có ba nhân tố chính cần lưu tâm: + Rễ cây ăn lan: Rễ cây lộ ra trên mặt đất làm tăng thêm ấn tượng về sự trưởng thành và tính chất của cây. Đây là một trong những nét đặc trưng thú vị nhất của nghệ thuật cây cảnh. Rễ cây cần lan ra nhiều hướng quanh thân và bò rộng ra, tạo cho thân cây chỗ tựa chắc chắn. + Thân cây: Nét đặc trưng quan trọng nhất của thân cây là có ngọn đẹp (gốc to, ngọn nhỏ). Sự dày dặn ở dưới sẽ làm tăng vẻ trưởng thành, nhưng cây mọc thẳng tắp cũng sẽ làm hỏng sự hài hòa trong kiểu dáng. Phải tìm loại vỏ cây có cấu tạo và màu sắc phù hợp với đường nét, kèm theo tuổi tác, vẻ dày dạn phong sương cũng là điều hấp dẫn của cây cảnh. + Cành cây: Cành cây tạo nên cấu trúc căn bản của hình bóng cây. Bạn có thể điều chỉnh nó bằng phương pháp cắt tỉa và buộc uốn dây kẽm. Hãy ngắm kỹ sự sắp đặt của cành mọc lên và lan ra quanh cây như một cầu thang xoắn ốc, hình dung sự hài hòa cân đối quanh thân cây. Cành khỏe mạnh đầu tiên nằm ngang phải là hàng thứ ba tính từ dưới lên trên. Mỗi cành phải thon dần từ thân và hẹp dần ở ngọn. Ngoài ra cần chú ý đến sự cân đối giữa cây và chậu về tất cả những đặc điểm tạo dáng và vị trí của cây trong chậu.
Những điều cần tránh: Những cành tăng trưỡng quá lớn không làm đẹp cho yếu tố thiết kế, hãy cắt bỏ chúng đi. Tránh để những cành mọc đâm ngang và lan từ cùng một chỗ trên thân, hay mọc đối diện với cành khác ở cùng một độ cao trên thân.
* Tạo hình bằng dây kẽm: Với kỹ thuật này có thể tạo cây cảnh bằng cách thay đổi hướng của thân và nhánh cây. Những cành mọc chĩa lên có thể uốn ngang hay vuốt xuống để tạo ấn tượng già dặn, trưởng thành. Uốn kẽm loại cây xanh quanh năm ở thời điểm nào cũng được (nhưng với các loại như tùng bách thì thời điểm tốt nhất là cuối mùa thu đến đầu mùa xuân). Nên uốn cây rụng lá theo mùa vào cuối xuân (trước khi cây đâm chồi) hay cuối thu (trước khi ngủ đông). Thực tế, chúng ta nên dựa vào dạng cây để chọn những cành mềm, dẻo, dễ uốn và không bị tách nhánh.
Cách quấn kẽm: + Quấn thân cây: Cắt một sợi dây có chiều dài gấp 3 lần nhánh hay thân cần quấn. Có thể quấn dây lượn quanh thân một góc 45o, đó là cách quấn hiệu quả nhất. Cách quấn: Cắm một đầu kẽm xuống đất, đầu tiên quấn quanh gốc cây, sau đó quấn lên thân cây. Nếu muốn quấn thêm một lần nữa, bạn nên quấn sát với sợi dây trước và nhất thiết không quấn chồng lên nhau. + Quấn nhánh: Bắt đầu quấn từ dưới. Đồng thời quấn dây xen kẽ theo chiều dài của nhánh đến khi làm xong nguyên cây (trở lại quấn trên những cành non thật tỉ mỉ). Hoặc chúng ta quấn cùng một lúc cả nhánh chính và nhánh phụ trước khi quấn tiếp. Sử dụng dây mảnh hơn cho bề dày của nhánh thon. Thông thường, hãy quấn hai nhánh cùng một lúc với cùng một sợi dây quấn, quấn quanh để tạo thế dựa thân. Ở những nơi có nhánh đơn, thì nên quấn liên kết với nhánh khác, buộc chặc đầu dây bằng cách gài nó dưới vài vòng đầu tiên. + Bao lâu thì gỡ dây quấn? Điều này còn tùy thuộc độ dày của thân, cành, loại cây, chất lượng và tuổi cây. Nên thường xuyên kiểm tra dây quấn để đảm bảo dây quấn để đảm bảo dây không hằn vào vỏ khi cây phát triển. Tháo dây quấn trong khoảng ba đến sáu tháng với những cây rụng lá theo mùa, sáu đến mười hai tháng với cây xanh quanh năm. Phải cẩn thận khi chọn cỡ dây phù hợp với độ lớn và sự phát triển của cây. Nên thay đổi cỡ dây quấn theo độ dày của thân nhánh thì cỡ dây phải nhỏ dần, cỡ dây tương ứng bằng 1/6 đến 1/3 đường kính của cành hoặc thân chọn quấn. Để tháo dây quấn, tốt hơn hết bạn nên cắt dây thành những đoạn nhỏ, nhằm giảm bớt sự rủi ro, hư hại cho cây.
Sang chậu và thay đất: Khi đất trong chậu đã cạn kiệt chất bổ dưỡng thì Bonsai có hiện tượng: Cây không còn tươi tắn, có hiện tượng xuống sức, bộ lá kém tươi và bắt đầu nhuốm vàng bệnh hoạn, các cành như không thể cất cao lên được, nhiều rễ con lồi lên mặt đất chậu, lớp đất trên bề mặt chậu mỏng dần đi. Những triệu chứng trên cho thấy đã đến lúc thay đất cho cây. Theo thời tiết nước ta thì nên sang chậu vào mùa xuân hay trước mùa mưa khi cây bắt đầu đâm chồi, nảy lộc và đó là thời tiết mát mẻ. Dùng dao cùn xắn từ từ phần đất sát thành chậu cho đến khi bầu đất và thành chậu được tách ra hay trước đó một buổi ta tưới nước cho đất thật nhão, như vậy chỉ cần nghiêng chậu là lấy cây ra được. Tiến hành cắt bỏ rễ lớn và rễ con đã quá già và chỉ chừa lại những rễ non. Nên dùng loại kềm bén để hớt bớt rễ, vết cắt cần cho ngọt, không được giập nát. Bộ rễ sau khi xử lý xong phải được gọn gàng. Đây cũng là dịp tốt để ta cắt tỉa những cành, nhánh mọc không đúng cách, hoặc sửa đổi chúng.Bón phân: Bón phân định kỳ 1-2 tháng/lần, lượng bón cho mỗi cây/đợt tùy theo cây lớn nhỏ như sau: - 20-30 gam Compomix - 5-10 gam NPK 20-10-10 Nếu trồng cây trong chậu thì cứ 3-4 tháng thay đất một lần bằng cách bỏ bớt 1/4-1/3 đất củ trong chậu thay bằng hỗn hợp đất sạch Compost Đầu Trâu. Phun phân bón lá Đầu Trâu: - Thời kỳ cây đang lớn hoặc sau cắt tỉa: Pha 1-2gam Đầu Trâu 501 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần. - Thời kỳ sau khi chuyển chậu hoặc cắt tỉa: Pha1-2 gam Đầu Trâu 701 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần. - Phun dưỡng cây định kỳ bằng cách pha 1-2gam Đầu Trâu 901 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần. Nếu bạn là người chơi bonsai không chuyên, khi mua một cây bonsai về nhà trồng và thưởng ngoạn, bạn sẽ lúng túng chưa biết nên đặt cây ở vị trí nào, chăm sóc chúng ra sao cho phù hợp.
Rêu làm tăng giá trị đối với cây kiểng, giúp tạo vẻ hấp dẫn cho cây.
Rêu có nhiều chủng loại và màu sắc từ hơi vàng cho đến màu xanh lục tươi, nhưng thích hợp nhất đối với cây kiểng là rêu có màu sắc dịu và tươi.
Rêu có cấu trúc nhỏ, bên ngoài giống như rễ cây nên còn được gọi là thân rễ. Rêu không lấy đi chất dinh dưỡng hoặc làm sáo trộn sinh lí của rễ cây. Ngược lại, còn có vai trò quan trọng trong việc giữ đất luôn ẩm ướt. Ngoài rêu ra, bạn còn có thể trồng trong chậu cảnh một số cây dương xỉ nhỏ li ti, cỏ cảnh, cỏ dại…1.Cách tạo rên cho câyGom rêu thành lớp và áp chặt chúng lên mặt đất hoặc phơi khô rồi trồng chúng bằng cách vãi trên mặt đất. Cách thứ hai tốt hơn, tạo ra giống rêu tự nhiên và có lớp phủ màu xanh.Nếu cần rêu có thể được giữ trong hộp đậy kín sau khi phơi khô, hoặc tốt hơn là trồng cẩn thận ở nơi thoáng mát.Tưới trước khi trồng nên tưới thật nhiều nước, sau đó phủ lên mặt đất một tấm nhựa trong. Khoảng 1 tuần lễ sau, rêu sẽ mọc lên.2.Tạo rêu trên đáTrên đá mềm hút nước, trồng rêu không khó. Có thể cạo đi lớp rêu mỏng mọc ở bên cạnh bồn hoa hoặc trên viên gạch chỗ ẩm, nghiền nhỏ, cho thêm nước để thành hồ dính, dùng bút lông hoặc bàn chải xoa lên bề mặt đá đã hút đủ nước, sau đó đặt đá vào chỗ đó ẩm mát. Nếu trộn thêm ít nước khoai tây vào thì rêu sẽ phát triển càng nhanh.Rêu mọc quá dày làm che lấp đi hoa văn của đá, sẽ hạ thấp giá trị thưởng thức của chậu kiểng, nên phải thường xuyên dùng dao cạo rửa rêu ở chỗ không đáng có, thưa dầy kết hợpTóm lại, nếu trên đá có 1 lớp rêu xanh sẽ toát ra sức sống tràn trề như 1 thảo nguyên xanh mát, tăng hiệu quả thưởng ngoạn.Mặc dầu các yếu tố cần thiết cho sự tăng trưởng của cây là lấy từ nước, không khí và đất, nhưng phân bón có thể giúp cho chúng thích nghi được với những điều kiện dưới mức lý tưởng. Vì lượng đất trồng rất ít nên thỉnh thoảng phải bón phân cho cây. Thường một năm bón phân 2 lần: một lần vào mùa khô (ít) và một lần vào mùa mưa (nhiều).Dưới đây là một vài lời khuyên, bạn có thể tham khảo trước khi bắt đầu trồng và chăm sóc bonsai ở trong nhà.
Lượng phân bón: tùy tình trạng, tùy loại cây và tùy theo mùa, cây đang phát triển thì cần nhiều, cây đã thành thục thì cần ít hơn. Những loài cây cho ra một đợt chồi mỗi năm thì chỉ bón phân vào lúc cây trưởng thành. Những loài cây ra chồi quanh năm thì bón phân đều đặn hơn, mỗi lần một ít. Những loài thay lá thì nên bón phân sau khi lá rụng. Bón phân vào mùa khô hay mùa lá rụng sẽ làm cho thân cây Bon-sai dày lên và cứng cáp hơn.
Không nên bón phân khi cây đang ra nụ hoặc đang trổ hoa ra trái vì chúng sẽ rụng hoặc bị "cháy". Không bón phân cho những cây vừa mới thay đất, thay chậu, nên đợi 3 tháng sau cho cây tái tạo đủ rễ rồi hãy bón phân. Phân bón thuộc loại vô cơ (gọi là phân hóa học) hay hữu cơ cũng đều có chứa những nguyên tố mà ta có thể phân ra thành nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng. Đạm, lâm và kali được gọi là nguyên tố đại lượng là vì cây sử dụng chúng với một lượng lớn, còn nguyên tố vi lượng như manhê, bor, kẽm, mangan, canxi, sắt, đồng, cabalt, molyden . . . thì cây chỉ cần bón ít thôi. Mặc dù các nguyên tố trên đây là cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của cây, nhưng nếu bón với liều lượng không đúng thì có thể ức chế cây. Do đó, tốt hơn nên dùng những loại phân bón đã được pha trộn đầy đủ. Lúc bón phân cần phải chú ý đến mùa màng và loại cây. Vào mùa mưa, phân bón có chứa nhiều đạm sẽ giúp cho lá tăng trưởng, mùa khô thì bón phân có kali nhiều hơn để trợ lực cho sự phát triển thân và cành. Cây có hoa và trái thì cần được bón nhiều lân vào đầu mùa mưa hoặc trước khi trổ hoa.
Phân bón cho cây Bon-Sai cần có ba chất căn bản là N - P - K theo tỉ lệ tương ứng 50 - 30 - 20.
N: Nói chung là giúp cây tăng trưởng.
P: Giúp cây điều hòa các chức năng sainh sản ra hoa kết trái.
K: Giúp tạo và vận chuyển nhựa trổ hoa sinh trái.
Bánh dầu thường được dùng cho kiểng Bon-Sai vì nó làm cho màu lá đẹp hơn. Bón thêm kali với bánh dầu thì càng tốt, có thể dùng bột xương, bột cá, tro gỗ, tro rơm.
- Hòa với nước để tưới: một muỗng cà phê phân bón trong 15 lít nước tưới 15 ngày một lần. Tuy nhiên, người ta ưa dùng phân viên để trên mặt đất. Lấy phân bột tẩm nước nhồi thành viên nhỏ khoảng bằng đầu ngoán tay cái. Trung bình nếu bề kính của chậu là 10-15 cm thì dùng một muỗng cà phê phân bột để vo thành viên.
Tuy nhiên số lượng chính xác thì còn tùy thuộc mùa, tuổi và chủng loại cây.
- 1. Cây bonsai của bạn phải được đặt ở nơi có ánh sáng tốt. Nếu không có đủ tia UV (tia tử ngoại), cây sẽ chết. Ban ngày, cây cần được giữ ấm ở nhiệt độ tối thiểu là 60 độ F. Ở điều kiện nhiệt độ như vậy cây mới có thể tái tạo được năng lượng và phát triển bình thường. Bạn nên thường xuyên phun sương cho lá cây. Tuy nhiên, đừng bao giờ nghĩ tới chuyện đặt cây bonsai của bạn vào một cái đĩa đệm hoặc một cái chậu đầy nước, bởi điều này có thể làm thối rễ. Và tất nhiên vào buổi tối, bạn có thể hạ nhiệt độ cho cây bonsai, cũng như có thể đặt cây ngoài môi trường tự nhiên. 2. Bạn nên thay chậu cho cây khoảng hai năm một lần, và tốt nhất là thay vào mùa xuân. Khi sang chậu, bạn cần phải tỉa bớt rễ. Tùy thuộc vào kích cỡ của rễ, tỉa bớt từ 1/3 đến 2/3 tính từ đầu rễ. Có thể bạn sẽ muốn thay chậu cũ bằng một chiếc chậu mới tương tự như vậy để duy trì hiệu ứng cũ. Và phải nhớ làm hệ thống lỗ thoát nước cho cây. Nếu ướt quá rễ cây sẽ bị thối. Chậu trồng cây bonsai nông hơn những chậu trồng cây trong nhà thông thường khác. Bởi vậy, nếu bạn muốn bón phân cho cây, bạn cần phải pha loãng phân sao cho phù hợp, nếu không thứ chất lỏng đó sẽ làm phỏng rễ cây. Cây bonsai cần được bón phân khoảng 3 tuần một lần – nhưng không nên bón phân cho cây vào mùa đông. 3. Cây bonsai của bạn cần được cắt tỉa và uốn thường xuyên để giữ được dáng cây theo ý muốn. Bạn nên làm việc này vào mùa xuân – trước khi mùa cây cối bắt đầu phát triển, và sau đó làm thường xuyên trong suốt mùa xuân. Bạn cần biết loại cây mà bạn đang có trước khi cắt tỉa nó – chẳng hạn nếu bạn có một cây đa, bạn nên cắt tỉa lại toàn bộ lá cây. 4. Vì cây bonsai của bạn được đặt trong một cái chậu nông nên nó có thể rất nhạy cảm với sâu bọ và bệnh nông nghiệp. Việc tưới nước thường xuyên để giữ ẩm cho cây cũng tạo điều kiện cho các loại sâu hại như rệp vừng, sâu bướm, kiến và nhện đỏ phát triển. Bạn luôn phải chú ý tới các dấu hiệu bất thường của cây để phát hiện sâu, bệnh kịp thời. Khi có những dấu hiệu bất thường, nên dùng thuốc trừ sâu để xử lý. Bệnh thường gặp nhất ở các cây bonsai là bệnh nấm. Nếu bạn trông thấy một lớp bột trắng phủ đầy trên chồi và lá cây thì có nghĩa là cây của bạn đã bị bệnh nấm Mindiu. Bạn cần tham khảo những người có chuyên môn để chữa trị cho cây vì loại nấm này có tốc độ sinh trưởng rất nhanh. 5. Khi quan sát bonsai bạn để ý nhiều đến lá của cây. Nếu bạn thấy một đám gỉ màu cam hay màu nâu xuất hiện trên lá cây thì điều đó có lẽ là bạn đã bón quá nhiều kali. Nếu cây bonsai của bạn không có đủ chất sắt, lá cây sẽ chuyển sang màu vàng trong khi gân lá vẫn giữ nguyên màu xanh. Loại bệnh này thường xuất hiện ở những loại đất có chứa đá phấn hoặc đá vôi – loại đất sẽ “giam chặt” sắt. Trong trường hợp này, bạn hãy thay chậu cho cây và thay phân compost (phân trộn). 6. Bạn nên rửa sạch bonsai thường xuyên bằng một bàn chải nhỏ. Đừng để sót bất cứ một phần nào của cây trên đất sau khi bạn cắt tỉa xong – nó sẽ bị phân hủy và làm phát sinh các loại bệnh về nấm và rêu. Một số người nghĩ rằng rêu là vật trang trí cho cây và không muốn cạo sạch rêu. Trong trường hợp này thì tối thiểu nên giữ cho rêu không mọc trên thân và cành cây – dùng một cái bay đặc biệt, hoặc một cái bàn chải đánh răng bằng ni lông cứng để cạo sạch rêu trên những vùng đó. Dùng nhíp để nhổ sạch cỏ - nhớ rằng bất cứ một loại cỏ nào cũng có thể hút mất chất dinh dưỡng của cây.
Việc trồng và chăm sóc cây bonsai là một nghệ thuật. Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ lưỡng và chi tiết hơn, hãy tìm đọc sách vở, tài liệu và tham khảo ý kiến của những người chơi có kinh nghiệm. Hi vọng những lời khuyên ở trên giúp bạn phần nào hình dung về công việc phải làm sau khi mua một cây bonsai về nhà trồng và thưởng ngoạn. Chúc bạn thành công. Erik A. Olsen (Mỹ)Đào Thu dịch(Theo agriviet.com)
Kỹ thuật cây cảnh(2)
Ngòai thiên nhiên tùy vào điều kiện phát triển như: vị trí, độ cao, môi trường khí hậu… mà mỗi cây sẽ mọc theo một kiểu khác nhau, sau khi nghiên cứu ở nhiều địa hình khác nhau, người ta thấy do tác động của thiên nhiên các cây thường có các kiểu dáng như sau: (Các bạn tham khảo để sau này ứng dụng cho cả tiểu cảnh khi sắp cây trên cảnh hoặc non bộ):
Từ các kiểu dánh ngòai thực tế như vậy các nghệ nhân bonsai lúc trước đã sáng tác ra 5 kiểu dáng bonsai cơ bản:
1.Dáng Trực (trực quân tử, thẳng) (Tiếng anh: Formal Upright, Phiên âm tiếng Nhật Chokkan): Thân cây thẳng, mọc thẳng đứng, mang tính chất không thay đổi, thon dần từ gốc đến ngọn
Dáng này hay gặp ngòai thực tế nhất, Thân cây lắc từ duới thon dần lên ngọn
3. Dáng Xiên (TA: Slanting; TN: Shakan)
Thân cây nằm xiên về bên trái hoặc phải, Cũng thon dần từ gốc lên đến ngọn
Kiểu này giống như 1 cây ở sườn núi ngoài thiên nhiên. Các nhánh thấp nhất mọc ở dưới mép chậu cho đến khỏang tầm giữa lưng chậu.
5. Dáng đổ (Thác đổ..)(TA: Full Cascade; TN: Kengai)
Kiều này có các nhánh thấp nhất thấp hơn đáy chậu, Tạo dáng sao cho như 1 ngọn thác chảy qua ghềng là đẹp nhất:
Ngày nay do quá trình tạo dáng, và do sự phát triển ngày càng tiến bộ, bonsai lại có thêm rất nhiều dáng, nhưng dù đã hoặc sau này có phát sinh ra thêm dáng nào nữa thì cũng dựa trên 5 dáng cơ bản này.
CÁC DÁNG KHÁC CỦA BONSAI:
1.Dáng chổi ( Broom Style - Hochidachi): Thân cây thằng, cành mọc trải rộng ra ngòai, tạo thành tán hình vòm:
2.Dáng Gió lùa (Bạt phong, xuy phong… ) (Windswept Style – Fukinagashi) Cây có dánh như là đang nằm trong vùng có gió mạnh, kiểu này nhìn thì có vẻ dễ làm nhưng nên chú ý kiểu cành bị gió bão thổi như thế nào để làm cho tự nhiên.
Ishisuki 6. Kiểu 2 thân (Twin – trunk, Sôju)
Kiểu này có 1 cây lớn và 1 cây nhỏ hơn nối với nhau dưới gốc hoặc những thân cây cách biệt kiểu giống như “mẹ con”. Nếu 1 cây có 1 nhánh con mọc trên thân thì cũng chưa đúng chuẩn của một cây 2 thân.:
Kiểu 3 thân cũng tương tự:
7. Kiểu Bè (Fallen Tree - Ikadabuki): Những cây đổ ngã sát đất vẫn tiếp tục sống bằng cách đâm rễ mới xuống đất, các nhánh mọc thành những thân cây mới:
Một hình thức kiểu bè là kiểu mọc từ rễ lên (Raft - Netsuranari): các cây con nảy mầm từ các rễ mọc lan tỏa tạo thành 1 nhóm.
Một kiểu nữa cũng được đưa vào nhóm bè là kiểu mọc từ những gốc các cây bị chết hoặc bị cưa ngang, kiểu này cũng còn gọi là kiểu bụi (Clump – Kabudachi)
8. Kiểu rừng (Group Planting - Yose-uye)
Các cây cao thấp khác nhau được trồng sao cho nhìn giống như 1 khu rừng.
Kabudachi
Những cây chơi dáng, chơi lá, chơi hoa, nói chung cũng vẫn chịu sự uốn nắn của người chơi cây cảnh. Nhưng tiến trình phát triển của chúng không bị dồn nén thái quá. Là vì các loại cây cảnh thông dụng là những loại cây nhỏ. Đây là điểm khác căn bản giữa cây cảnh thường và bonsai.
Bonsai cũng là một loại cây cảnh, nghĩa là cây trồng để chơi, nhưng vốn là cây to, ngoài thiên nhiên có thể cao đến 10 thước, bây giờ trong tay người chơi, sau mấy chục năm, cũng chỉ cao có nửa thước thôi. Như thế, chơi cây cảnh là "chiếm hữu thiên nhiên", chơi bonsai là "thu nhỏ thiên nhiên".
Con người lúc nào cũng có một tâm lý lạ: thích cái thật to và thích cái thật nhỏ. Ngắm cảnh hùng vĩ của núi sông xong, lại đưa cảnh rộng lớn ấy vào một bức tranh, một tấm hình. Người ngắm tranh, ngắm hình, nhờ trí tưởng tượng, cảnh hùng vĩ kia lại được tái tạo... Có lẽ bonsai cũng gây được ảnh hưởng tương tự. Cho nên, người không có óc tưởng tượng phong phú, không thích nhìn những cây bonsai; nhìn cũng không thấy thêm được gì ngoài cái hình dáng cụ thể của chúng.
Có người so sánh thú chơi bonsai với thú chơi giả sơn. Tôi cho là không thể so sánh như thế được. Một hòn núi giả, tuy cũng gợi được trí tưởng tượng, nhưng nó hoàn toàn nhân tạo, nó là một câu chuyện thần thoại. Còn một cây bonsai là một thực thể của thiên nhiên, bàn tay con người chỉ đóng vai nhuận sắc, nó là một bài phóng sự mà người viết đã cố làm cho gần gũi với độc giả.+ Thế quần thụ tam sơn + Thế long đàn phượng vũ + Thế long bàn hổ phục + Thế long mã hồi đầu + Thế song thụ + Thế phụ tử giao chi + Thế phụ tử + Thế long giáng + Thế long thăng + Thế ngũ nhạc + Thế huyền chi lạc địa (21/04/2011) + Thế long cuốn thủy (21/04/2011) + Thế hạc lập + Thế thác đổ + Thế bạt phong hồi đầu + Thế phượng vũ + Thế mai nữ + Thế chữ vương chữ tường + Thế tùng thập + Thế thất hiền
Nguyễn Nhật Tân là người chơi bonsai có kinh nghiệm. Ông lại là nhà văn kiêm họa sĩ. Các bạn sẽ nhận ra ba tư cách này của ông hiển hiện trong cuốn Kỹ Thuật Bonsai: hướng dẫn đầy đủ; lời lẽ mạch lạc, thú vị; minh họa tận tường.
Xin mời các bạn đọc mấy hàng mở đầu cuốn sách:
"Khoảng ba mươi năm trước, nhân dịp qua Nhật, vừa bước chân xuống phi trường, tôi đã ngạc nhiên thích thú khi được trông thấy một cây bonsai trưng bày ngay tại phòng khánh tiết.
Đó là một cây tùng gốc bằng cổ chân và cao độ nửa thước, thân nứt nẻ mang nhiều vết sẹo chứng tích của thời gian, lại có đôi ba cành gãy còn sót lại như bị sương tuyết gió mưa vùi dập đã lâu lắm. Vậy mà lá nó vẫn xanh tươi làm sao! Búp non trổ mơn mởn. Rõ ràng là hình ảnh một quốc gia bị tàn phá mà không chịu khuất phục."Chokkan
Shakkan
Kengai
Han-kengai
Bunjingi
Fukinagashi
Sokan
Kabudachi
Yose-ue
Seki-joju
Ishisuki
Moyogi
Các bạn hãy để ý câu cuối cùng. Tác giả nhiều tưởng tượng, hay bất cứ ai, khi nhìn thấy cây tùng kia, cũng đều nghĩ như vậy?
Ấy, cứ thế, tác giả dùng cảm quan riêng của mình, dẫn độc giả đi vào đám cây bonsai. Vừa đi vừa giảng giải. Và tác giả giảng rất gọn, nhưng đủ để hiểu những điều mấu chốt. Hãy nghe vài ý chính:
"- Bonsai không phải là thứ cây trồng trong nhà.
- Nếu muốn trồng bonsai có hoa hay quả thì cũng phải chọn giống hoa, quả nhỏ vì hoa quả rất khó làm nhỏ lại để hòa hợp với hình thể cây.
- Thân và cành lá phải hòa hợp nhau tạo một hình thể ưa nhìn. Hòa hợp không có nghĩa là đối xứng, bên này bằng bên kia hoặc cành lá tỏa đều đặn. Sự đối xứng, đều đặn dễ làm buồn tẻ.
- Nói thế không có nghĩa là cứ phải áp dụng cứng ngắc cách xếp đặt cành lá theo luật Thiên Địa Nhân. Bonsai là một hình thức nghệ thuật tạo hình mà! Quyền sáng tạo là ở bạn! Nhưng khoan! Bạn có óc nghệ sĩ muốn cây của bạn có một phong thái riêng, không gò bó. Tốt lắm! Nhưng xin chớ quên bonsai là một vật sống, đừng hôm nay bẻ cành nó theo hình này, hôm sau lại uốn nó ra hình khác..."
Tưởng bao nhiêu đó cũng tạm đủ làm một khái niệm căn bản cho một người bắt đầu chơi bonsai.
Những trang tiếp theo sẽ trình bày cho chúng ta thấy những dáng bonsai đẹp. Dáng nào tên nấy. Tên cũng đẹp như dáng: dáng cây thẳng đứng, thì gọi là "trực cán"; cây cong dáng vững, thì gọi là "lập mộc"; dáng thẳng thế nghiêng là cây "tà cán"; gốc vặn thân vặn là cây "bàn cán"; một đứng một nghiêng là cây "song cán"; hai thân cùng đứng là cây "song thụ"; cây sà xuống thấp, gọi là "huyền nhai"; ngọn thấp ngang gốc, gọi là "bán huyền nhai"; thân gầy lá ít là "văn nhân mộc"; rễ nổi cả lên là cây "căn thượng"; rễ ôm lấy đá là "thạch thượng thụ"; nhiều cây cạnh nhau là "mật thực".
Đến đây, nếu bạn bắt đầu thấy thích bonsai, thì đọc tiếp. Tác giả sẽ hướng dẫn chúng ta đi vào cụ thể:
- Nơi tìm bonsai.
- Cách trồng vào chậu.
- Cách uốn, cắt, tỉa.
- Cách chăm sóc.
- Cách giữ bonsai qua mùa đông.
Cuối cùng, là những hướng dẫn căn bản để thẩm định giá trị một cây bonsai.
Nhan đề cuốn sách có chữ "kỹ thuật", và nội dung chủ yếu là hướng dẫn về cách thức chơi bonsai. Phàm cái gì nặng về cách thức, thì nhẹ về thi vị. Nhưng đây đó trong cuốn sách, các bạn sẽ gặp được những nét đẹp mà chỉ tâm hồn mới cảm thấy. Ở phần nói về dáng bonsai "bàn cán", tác giả viết: "Thế này mang một vẻ đẹp hoang dại đến đau thương, nhìn dễ xúc động nhưng không gây cảm giác thoải mái".
Tôi đột nhiên nghĩ đến Đào Uyên Minh trong thơ Đường, chẳng biết vì sao.
Nhưng, đọc đến mục "Tìm bonsai ở đâu", tôi gặp lời khuyên này: "Hơn nữa, ở những nhà trồng tỉa này, có những cây lâu ngày không bán được, mưa nắng khiến lá cành xơ xác, chủ tiệm để riêng một góc sau vườn để bán sale. Đừng ngại gì mà không tới xem, nhiều khi vớ được những cây đặc sắc vô cùng (và khi trả tiền không xót ruột).
Tôi lại đột nhiên nhớ ra tác giả đang có cái sở thích bị hạn chế bởi túi tiền, đang nói chuyện với những ai cùng sở thích, cùng cảnh ngộ.
Bonsai đối với chúng ta bây giờ là "những tâm hồn trong thực dụng".Các nghệ nhân thường ví người chơi bonsai như quân tử. Đó là cái thế “hạc lập” đĩnh đạc trượng phu, thế “ngoạ tùng” ngay thẳng liêm chính, thế “bạt phong hồi đầu”, “thác đổ” nhẫn nại thức thời, thế “tam đa, ngũ phúc, thất hiền” bình yên no ấm. Đến với bonsai, ngày xuân, người thưởng lãm hiểu thêm cái đạo đất trời. Có nhiều tranh cãi quanh khởi thủy của bonsai. Người ta nhớ đến nước Nhật trong di cảo của thiền sư Honen khi xuất hiện hình dáng bonsai đầu tiên. Thế nhưng trước đó vào thời đại Kamakura (1192-1333), một vị thiền sư tiền bối đã du nhập bonsai từ Trung Quốc, một đất nước mà bonsai đã có từ thế kỉ thứ 7. Nhưng người Nhật cũng có cái lý của họ, một vở cổ kịch có tên Hachi Noki cũng có mặt những chậu cây kiểng trước thời đại Heian (794-1191).
Từ đó, bonsai được xem như là một thú chơi quý tộc, những món quà của bậc đế vương, vua chúa. Suốt một thời gian dài non nửa thiên niên kỉ, cái đẹp của bonsai ngự trị và quẩn quanh trong lăng tẩm, đền đài. Thời đại Edo (1615-1867), cung điện hoàng gia dường như không còn đủ sức giam cầm cái đẹp bonsai trong lồng son thiếp vàng. Nhưng cũng phải mất thêm nửa thiên niên kỉ nữa, bonsai mới chính thức được ra mắt một cách qui mô và hoành tráng ngay tại Tokyo vào năm 1914.Bonsai thể hiện triết lý sống hài hoà, cân bằng âm dương...Bonsai thỏa mãn ước mơ sống chan hòa với đất trời của người chơi. Mỗi chậu bonsai là cả một vũ trụ thu nhỏ. Đó là một thực thể sống thực sự. Khác với những loại hình nghệ thuật khác, bonsai mang vẻ đẹp sống, động, và biến đổi liên tục treo trục thời gian, chứ không hề bất biến như các tác phẩm nghệ thuật khác. Chính vì lẽ đó, thẩm mỹ của bonsai không hề giới hạn, và những nghệ nhân bậc thầy cũng không thể đi đến tận cùng cái đẹp của một bonsai.
Mặt khác, có người còn xem thú chơi bonsai là một liệu pháp tinh thần kéo dài tuổi thọ, đạt sự bình yên trong tâm hồn, thanh thản nhẹ nhàng giao hòa cùng qui luật thiên nhiên đất trời khi đã ngộ ra triết lý nhân sinh trong từng chồi cây, cành nụ.
Ở nơi khai sinh ra bonsai, người Nhật xem đây là một khoa nghệ thuật thẩm mỹ. Học sinh được giáo dục về tính minh triết ẩn tàng của bonsai, người xem có thể hiểu ngầm tính tình, thái độ chủ nhân qua từng chậu kiểng. Triết lý sống hài hoà, cân bằng âm dương thể hiện trong tất cả quy trình thành hình bonsai. Từ chậu, bệ, tiểu cảnh, đến tư thế, vóc dáng cần đạt sự giao thoa hợp lý giữa bản nguyên đất trời với sức sáng tạo vô hạn của con người.
Tư tưởng triết học của bonsai cũng giống như thể thơ Haikư hay kịch Nô của Nhật Bản. Kiệm lời, bởi bản thân tác phẩm đã tự nói lên những hàm ý ẩn tàng. Bonsai từ khi chăm bón đến thành hình là cả một quá trình chắt chiu. Một tác phẩm hoàn hảo trước mắt người thưởng lãm thật sự đã được cắt tỉa, ghép nối, uốn sửa hàng trăm, hàng ngàn lần.
Những cành cây lỗi bị gọt bỏ ngay từ khi mới nhú, có hay không sự day dứt khi can thiệp bàn tay con người vào một tác phẩm tự nhiên? Các nghệ nhân cho rằng, việc đó cũng như một lương y cắt đi những ung nhọt, khuyết tật trên cơ thể để mang lại vẻ đẹp hoàn hảo.
Thế nhưng, sự hoàn hảo của bonsai ở chỗ không hề có một vết tích nào còn lưu lại của cuộc đại phẫu. Liên tục những cành non bị cắt xén, những bộ rễ bị bứng gốc, ngâm, phơi hay cắt xén trong đủ mọi phương pháp. Thế nhưng, kết quả lại cho ra đời một bonsai giá trị. Ấy là lẽ tái sinh, là quy luật trong triết lý Á Đông “hết mưa là nắng ửng lên thôi” hay “qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai”.
Bonsai từ đó nuôi dưỡng ý chí, tính nhẫn nại và sức chịu đựng vô hạn của những bậc hiền triết cao minh. Người ta dùng thế giới quan thời cuộc mà giải thích cái đạo bonsai. “Gừng càng già càng cay”, giá trị của bonsai là vậy, người ta thường thấy, bonsai cổ thụ có tán tròn, đầu cây nhẵn và tròn dần, còn nếu cây còn non ắt đầu cây nhọn, đang sức vươn lên mà mang nhiều khát vọng.
Cũng giống như đối với bonsai già, người ta thường trồng chậu cạn để hệ rễ đâm ngang, đầu cây, tán tròn. Còn với những bonsai vừa ươm, hay muốn kích thích tăng trưởng hệ rễ nuôi cành, nghệ nhân trồng ngoài đất để rễ đâm sâu xuống đất, phát triển cành lá sum suê.
Năm hết Tết đến, giữa những ngày đông khắc nghiệt, vạn vật cỏ cây chìm vào giấc ngủ đông lạnh lẽo. Người chơi bonsai bứng chậu trồng xuống đất để cây tái sinh, những cành lá sẽ hướng lên trời vì gặp đất mẹ màu mỡ.
Là sản phẩm sáng tạo của nhà thiết kế Sebastiano Ercoli, bàn bonsai là một tác phẩm tuyệt vời dành cho những người yêu nghệ thuật cây cảnh.
Đó là một chiếc bàn đặc biệt với mặt bàn có thể tháo ráp để đặt cây cảnh trang trí, hay đơn giản để đựng những cuốn tạp chí yêu quí của bạn. Một thứ không thể thiếu cho căn phòng khách thân thiện.
Kỹ thuật ghép rễ Bonsai
Rễ là thành phần không thể thiếu của thực vật. Rễ có các chức năng:Làm cho cây đứng vững trên mặt đất.
Hút nước và muối khoáng để nuôi cây và phát triển.
Đối với tác phẩm bonsai, rễ còn là yếu tố làm tăng thêm vẻ đẹp, cũng như tạo cảm giác già cỗi (nhất là rễ lồi trên mặt đất). Do đó một cây bonsai hoàn chỉnh phải có một bộ rễ hoàn chỉnh, không thể khiếm khuyết (tất nhiên để che lấp sự khiếm khuyết đó người ta sẽ sử dụng nhiều cách như dùng cỏ, rêu, đá để che chắn). Nhưng tôi thiết nghĩ là chúng ta nên tạo nơi khiếm khuyết đó một số rễ cần và đủ. Để làm được điều này chỉ còn cách là ghép rễ.
Chủng loại cây ghép rễ:
Nói chung tất cả các chủng loại cây dùng làm bonsai đều có thể ghép rễ, thí dụ: cần thăng, mai chiếu thủy, gừa, sanh, si, sộp v.v... miễn là chúng cùng loài với nhau.
Phương pháp ghép rễ:
Trước hết ta chọn một cây nhỏ cùng chủng loại với gốc sao cho tương đối phù hợp với dáng thế của cây và ý muốn dàn dựng bộ rễ nơi khiếm khuyết đó.
Nhổ cây bonsai ra khỏi chậu và giũ sạch đất, kết hợp với tỉa bớt cành lá.
Dùng một lưỡi khoan - vừa bằng đường kính cây nhỏ mà ta muốn lấy làm rễ - khoan xuyên gốc cây bonsai nơi mà ta muốn rễ mọc ra từ đó.
Sau đó ta nhét cây con vào lỗ đã khoan cho xuyên suốt gốc cây và ló ra ngoài từ 2cm - 3cm, lấy dây buộc chặt để cố định rễ ghép ở nơi muốn ghép. Lấy mỡ bò trộn ký ninh hoặc mác-tít trét kín khe hở ở hai đầu để nước không ngấm vào. Xong trồng lại vào chậu đã thay phân đất mới kết hợp sửa bộ rễ cũ và mới theo ý muốn. Tưới cây và để vào nơi thoáng mát, khuất gió khoảng một tháng rồi chuyển dần ra nắng.
Cây con dùng làm rễ sẽ nẩy chồi khắp nơi ở cả hai đầu và ta để cho nó phát triển tự do. Trong vòng 4 - 6 tháng thì cây con dùng làm rễ sẽ lớn dần ra bít kín những khe hở và dính liền da với gốc ghép. Sau đó ta cắt nốt 2cm - 3cm phần ló ra cho sát gốc ghép và lảy hết những cành lá mọc ở rễ ghép. Như thế ta đã có được một bộ rễ như ý vì đã dính liền với nhau nên chúng nuôi sống lẫn nhau. Với phương pháp này ta có thể ghép cùng lúc 3 - 4 rễ quanh gốc.
Lúc đầu mới nhìn ta dễ phân biệt ra rễ ghép vì nó có màu sáng hơn gốc. Nhưng càng về lâu thì màu rễ và gốc sẽ giống nhau nên rất khó phân biệt. Chúng tôi đã thành công trên các chủng loại cần thăng, mai chiếu thủy, các giống Ficus và các chủng loại khác. Chúc các bạn thử nghiệm thành công để có một tác phẩm.
- Nguyễn Văn Đức - CLB Bonsai Trường ĐHKHTN - Đăng trên tạp chi hoa cảnh
Hồn cốt của Bonsai có lẽ ở dáng thế cây đã được chắt lọc. Muôn thủa làm Bonsai chính ở tái hiện phong cách được chọn lọc trong muôn hình vạn trạng hình dáng đáng ghi nhớ từ chính đời sống của con người. Hơn tất cả và bền vững là quan điểm tạo tác cây của người xưa ở sự chắc chắn, cốt cách, dáng cây phong phú mở đa chiều không gian thỏa nguyện ngắm chiều sâu hút tầm mắt. Phải nói các cụ thật tỷ mỷ trong nghiên cứu. Vẽ cây rồi làm – Làm rồi vẽ lại. Không trải nghiệm thì làm sao từ bao đời đã thể hiện thành công tài tình dáng vẻ của mỗi loài cây thật chắt lọc mà vẫn đủ, vẫn đầm ấm, hoang sơ thật rõ qua những họa bản. Có lẽ trên cả là sự mạch lạc, chắc khỏe. Xưa các cụ làm cây thường dùng nhiều cành, cành tứ phía ấy những nét thân vẫn lộ để tinh thần bộc bạch. Các tỷ lệ thật hài hòa cân xứng mà nay có lẽ khó thực hiện nên…Con cháu thường bớt xén! Nhìn ngắm các dáng thế cổ được vẽ kỹ tồn tại chúng ta thấu rõ khát vọng vươn tới cái đẹp, khát vọng tạo hình, khát vọng diễn đạt tình trong ý, ý trong tình ý nhị mà không thô cứng hay lòe loẹt diêm dúa…
Thân cây chắc, cành cây khoe đủ chỉ rõ vẻ cổ kính, bề thế, cành nghênh, cành phóng mạnh mẽ dẫn hướng nhưng luôn có kết nối hài hòa thống nhất. Đặc biệt người xưa thể hiện các song thân, đa thân thật ý nhị sâu kết cho chúng ta cảm rõ cái tình của con người.
Ngày xưa chúng ta đang hướng đến đâu, đến điều gì để truyền thống không mai một, cốt cách được hoa thăng hòa với vẻ tự nhiên ngoài đời của cổ thụ, với khát vọng sống, sáng tạo không ngừng lật nên những trang mới của Bonsai Việt độc đáo và hiện đại.
Bắt chước tự nhiên để thể hiện tình cảm của mình là nét độc đáo quá đỗi của người dân Phương đông từ ngàn xưa. Bonsai là hệ quả ưu tú của bao thế hệ truyền lại cho chúng ta thật ấn tượng bởi nghệ thuật về tự nhiên và môi trường sống đang là thời sự nóng hổi của thời đại Làm bonsai mà không chịu vãn sơn hành thuỷ xem cỏ cây non nước thì thấy gì để phản ánh. Núi có mạch, sông có nguồn còn cỏ cây luôn biến thiên theo thời gian, tất cả vận hành như luật định xoay vần trong trời đất.
Nơi vách đá, cây phải cheo leo vật vã, xác xơ bởi bão quật, gió dồn. Tại bến sông dáng cây lả lơi uyển chuyển theo dòng chảy mà vẫn xanh ngắt tráng đãng bởi phù sa khoáng.
Cành nghênh theo đón gió; Cành chiếu soi bóng nước; Cành phóng thoải mái mạnh mẽ bởi thoát khỏi sự gò ép; hay cành đảo địa quật cường tạo thế cân bằng bình ổn. Đầu ngọn hồi theo gió hòng ngó lại giang sơn theo tuỳ hứng của nhà sáng tạo… Tất cả kiểu dáng phong cách đó được tinh lọc từ bao đời dễ đâu gói được trong một tác phẩm, phần bởi không gian chật chội, phần “luật” đâu có được bởi mỗi dáng cây có vẻ đời sống riêng bởi gốc tích của mình.
Họ đang “cắt” nhiều quá để chúng ta cảm về sự chết hay cái giả của tạo hình?
Người ta “nuôi” ghê gớm quá, mập đến nỗi ai cũng nghĩ đến… “bệnh” bên trong hay giả, thấy cái hời hợt sáng láng nhợt nhạt!
Khắp nơi đang “uốn,cuốn” nhiều quá nên cây hàng bạc triệu mà chỉ một ngày xong ngay được một hai tác phẩm mượt mắt …đến ớn lạnh!
Lại còn Đá hàng …đống trong cây: Người người Đá…Cây cây Đá…Còn nữa, làm sao diễn cây cho có dáng…”làng”, vùng đồng bằng mà toàn dáng làng trên… Đá?! Hoá ra trái đất này nên gọi là trái…Đá cũng nên! Văn hoá bonsai còn đâu sự độc đáo, vẻ riêng và bản sắc.
Đất nước xanh ngắt trải dài qua bao lớp vĩ tuyến, cảnh quan đặc sắc, hoa trái bốn mùa ấy vậy bao người chỉ lấy cây Sanh làm cảnh!
Nghệ thuật bonsai gò chẳng được ép không xong, không thể thiếu chiều thứ tư của nghệ thuật này:Thời gian! Hẵng để nó yên thân đôi chút ,thời gian sẽ dần đóng dấu, khắc vết để cây bonsai được khẳng định.
Cái chúng ta hướng đến là làm sao ngấu, thẩm cái vẻ tự nhiên của trời đất, được học cái lý của tự nhiên: Đâu sẹo, đâu nhăn, đâu chùn , đâu mốc… Lại, vẻ khoáng đạt bề thế bởi thổ nhưỡng màu mỡ hay, tong teo, phiêu dạt do nỗi khe khắt của khí hậu, địa hình khắc nghiệt…Chỉ có vậy bonsai mới hướng được đến cái riêng cái độc đáo.
Ví như cây Sanh, cây Si uyển chuyển như đàn Rắn mùa hội dục, vậy mà nay đang làm giống hệt cây… Đa với vẻ bề thế, dữ dội, hoành tráng hệt bày Trăn nô giỡn giữa gò đồng mênh mông! Làm gì xưa nay có cây “sanh làng” mà gần đây…Cây gì cũng…Dáng làng, đến Tùng cũng… “Làng” mới họa!
Sáng tạo ơi bao giờ mi mới trở lại để cây To “hoá kiếp” thành tác phẩm nhỏ xinh trên những sân triển lãm, cho người xem đỡ phải ngước mặt lên … Trời!
Đặc điểm: Các loại kiểng cây như thiên tuế, cau, trúc đùi gà, trúc Nhật, Thiết mộc lan, tùng, Trắc bách diệp... rất cần được bón phân thường xuyên để duy trì thế cây và tán cây được cân đốiNguyên tắc tạo hình:- Tạo cân đối: Một cây thiết kế đẹp cần có sự cân bằng toàn diện, từ sự tạo hình, uốn nắn cấu trúc của cây đến sự kết hợp giữa cây và chậu. Có ba nhân tố chính cần lưu tâm: + Rễ cây ăn lan: Rễ cây lộ ra trên mặt đất làm tăng thêm ấn tượng về sự trưởng thành và tính chất của cây. Đây là một trong những nét đặc trưng thú vị nhất của nghệ thuật cây cảnh. Rễ cây cần lan ra nhiều hướng quanh thân và bò rộng ra, tạo cho thân cây chỗ tựa chắc chắn. + Thân cây: Nét đặc trưng quan trọng nhất của thân cây là có ngọn đẹp (gốc to, ngọn nhỏ). Sự dày dặn ở dưới sẽ làm tăng vẻ trưởng thành, nhưng cây mọc thẳng tắp cũng sẽ làm hỏng sự hài hòa trong kiểu dáng. Phải tìm loại vỏ cây có cấu tạo và màu sắc phù hợp với đường nét, kèm theo tuổi tác, vẻ dày dạn phong sương cũng là điều hấp dẫn của cây cảnh. + Cành cây: Cành cây tạo nên cấu trúc căn bản của hình bóng cây. Bạn có thể điều chỉnh nó bằng phương pháp cắt tỉa và buộc uốn dây kẽm. Hãy ngắm kỹ sự sắp đặt của cành mọc lên và lan ra quanh cây như một cầu thang xoắn ốc, hình dung sự hài hòa cân đối quanh thân cây. Cành khỏe mạnh đầu tiên nằm ngang phải là hàng thứ ba tính từ dưới lên trên. Mỗi cành phải thon dần từ thân và hẹp dần ở ngọn. Ngoài ra cần chú ý đến sự cân đối giữa cây và chậu về tất cả những đặc điểm tạo dáng và vị trí của cây trong chậu.
Những điều cần tránh: Những cành tăng trưỡng quá lớn không làm đẹp cho yếu tố thiết kế, hãy cắt bỏ chúng đi. Tránh để những cành mọc đâm ngang và lan từ cùng một chỗ trên thân, hay mọc đối diện với cành khác ở cùng một độ cao trên thân.
* Tạo hình bằng dây kẽm: Với kỹ thuật này có thể tạo cây cảnh bằng cách thay đổi hướng của thân và nhánh cây. Những cành mọc chĩa lên có thể uốn ngang hay vuốt xuống để tạo ấn tượng già dặn, trưởng thành. Uốn kẽm loại cây xanh quanh năm ở thời điểm nào cũng được (nhưng với các loại như tùng bách thì thời điểm tốt nhất là cuối mùa thu đến đầu mùa xuân). Nên uốn cây rụng lá theo mùa vào cuối xuân (trước khi cây đâm chồi) hay cuối thu (trước khi ngủ đông). Thực tế, chúng ta nên dựa vào dạng cây để chọn những cành mềm, dẻo, dễ uốn và không bị tách nhánh.
Cách quấn kẽm: + Quấn thân cây: Cắt một sợi dây có chiều dài gấp 3 lần nhánh hay thân cần quấn. Có thể quấn dây lượn quanh thân một góc 45o, đó là cách quấn hiệu quả nhất. Cách quấn: Cắm một đầu kẽm xuống đất, đầu tiên quấn quanh gốc cây, sau đó quấn lên thân cây. Nếu muốn quấn thêm một lần nữa, bạn nên quấn sát với sợi dây trước và nhất thiết không quấn chồng lên nhau. + Quấn nhánh: Bắt đầu quấn từ dưới. Đồng thời quấn dây xen kẽ theo chiều dài của nhánh đến khi làm xong nguyên cây (trở lại quấn trên những cành non thật tỉ mỉ). Hoặc chúng ta quấn cùng một lúc cả nhánh chính và nhánh phụ trước khi quấn tiếp. Sử dụng dây mảnh hơn cho bề dày của nhánh thon. Thông thường, hãy quấn hai nhánh cùng một lúc với cùng một sợi dây quấn, quấn quanh để tạo thế dựa thân. Ở những nơi có nhánh đơn, thì nên quấn liên kết với nhánh khác, buộc chặc đầu dây bằng cách gài nó dưới vài vòng đầu tiên. + Bao lâu thì gỡ dây quấn? Điều này còn tùy thuộc độ dày của thân, cành, loại cây, chất lượng và tuổi cây. Nên thường xuyên kiểm tra dây quấn để đảm bảo dây quấn để đảm bảo dây không hằn vào vỏ khi cây phát triển. Tháo dây quấn trong khoảng ba đến sáu tháng với những cây rụng lá theo mùa, sáu đến mười hai tháng với cây xanh quanh năm. Phải cẩn thận khi chọn cỡ dây phù hợp với độ lớn và sự phát triển của cây. Nên thay đổi cỡ dây quấn theo độ dày của thân nhánh thì cỡ dây phải nhỏ dần, cỡ dây tương ứng bằng 1/6 đến 1/3 đường kính của cành hoặc thân chọn quấn. Để tháo dây quấn, tốt hơn hết bạn nên cắt dây thành những đoạn nhỏ, nhằm giảm bớt sự rủi ro, hư hại cho cây.
Sang chậu và thay đất: Khi đất trong chậu đã cạn kiệt chất bổ dưỡng thì Bonsai có hiện tượng: Cây không còn tươi tắn, có hiện tượng xuống sức, bộ lá kém tươi và bắt đầu nhuốm vàng bệnh hoạn, các cành như không thể cất cao lên được, nhiều rễ con lồi lên mặt đất chậu, lớp đất trên bề mặt chậu mỏng dần đi. Những triệu chứng trên cho thấy đã đến lúc thay đất cho cây. Theo thời tiết nước ta thì nên sang chậu vào mùa xuân hay trước mùa mưa khi cây bắt đầu đâm chồi, nảy lộc và đó là thời tiết mát mẻ. Dùng dao cùn xắn từ từ phần đất sát thành chậu cho đến khi bầu đất và thành chậu được tách ra hay trước đó một buổi ta tưới nước cho đất thật nhão, như vậy chỉ cần nghiêng chậu là lấy cây ra được. Tiến hành cắt bỏ rễ lớn và rễ con đã quá già và chỉ chừa lại những rễ non. Nên dùng loại kềm bén để hớt bớt rễ, vết cắt cần cho ngọt, không được giập nát. Bộ rễ sau khi xử lý xong phải được gọn gàng. Đây cũng là dịp tốt để ta cắt tỉa những cành, nhánh mọc không đúng cách, hoặc sửa đổi chúng.Bón phân: Bón phân định kỳ 1-2 tháng/lần, lượng bón cho mỗi cây/đợt tùy theo cây lớn nhỏ như sau: - 20-30 gam Compomix - 5-10 gam NPK 20-10-10 Nếu trồng cây trong chậu thì cứ 3-4 tháng thay đất một lần bằng cách bỏ bớt 1/4-1/3 đất củ trong chậu thay bằng hỗn hợp đất sạch Compost Đầu Trâu. Phun phân bón lá Đầu Trâu: - Thời kỳ cây đang lớn hoặc sau cắt tỉa: Pha 1-2gam Đầu Trâu 501 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần. - Thời kỳ sau khi chuyển chậu hoặc cắt tỉa: Pha1-2 gam Đầu Trâu 701 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần. - Phun dưỡng cây định kỳ bằng cách pha 1-2gam Đầu Trâu 901 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần. Nếu bạn là người chơi bonsai không chuyên, khi mua một cây bonsai về nhà trồng và thưởng ngoạn, bạn sẽ lúng túng chưa biết nên đặt cây ở vị trí nào, chăm sóc chúng ra sao cho phù hợp.
Rêu làm tăng giá trị đối với cây kiểng, giúp tạo vẻ hấp dẫn cho cây.
Rêu có nhiều chủng loại và màu sắc từ hơi vàng cho đến màu xanh lục tươi, nhưng thích hợp nhất đối với cây kiểng là rêu có màu sắc dịu và tươi.
Rêu có cấu trúc nhỏ, bên ngoài giống như rễ cây nên còn được gọi là thân rễ. Rêu không lấy đi chất dinh dưỡng hoặc làm sáo trộn sinh lí của rễ cây. Ngược lại, còn có vai trò quan trọng trong việc giữ đất luôn ẩm ướt. Ngoài rêu ra, bạn còn có thể trồng trong chậu cảnh một số cây dương xỉ nhỏ li ti, cỏ cảnh, cỏ dại…1.Cách tạo rên cho câyGom rêu thành lớp và áp chặt chúng lên mặt đất hoặc phơi khô rồi trồng chúng bằng cách vãi trên mặt đất. Cách thứ hai tốt hơn, tạo ra giống rêu tự nhiên và có lớp phủ màu xanh.Nếu cần rêu có thể được giữ trong hộp đậy kín sau khi phơi khô, hoặc tốt hơn là trồng cẩn thận ở nơi thoáng mát.Tưới trước khi trồng nên tưới thật nhiều nước, sau đó phủ lên mặt đất một tấm nhựa trong. Khoảng 1 tuần lễ sau, rêu sẽ mọc lên.2.Tạo rêu trên đáTrên đá mềm hút nước, trồng rêu không khó. Có thể cạo đi lớp rêu mỏng mọc ở bên cạnh bồn hoa hoặc trên viên gạch chỗ ẩm, nghiền nhỏ, cho thêm nước để thành hồ dính, dùng bút lông hoặc bàn chải xoa lên bề mặt đá đã hút đủ nước, sau đó đặt đá vào chỗ đó ẩm mát. Nếu trộn thêm ít nước khoai tây vào thì rêu sẽ phát triển càng nhanh.Rêu mọc quá dày làm che lấp đi hoa văn của đá, sẽ hạ thấp giá trị thưởng thức của chậu kiểng, nên phải thường xuyên dùng dao cạo rửa rêu ở chỗ không đáng có, thưa dầy kết hợpTóm lại, nếu trên đá có 1 lớp rêu xanh sẽ toát ra sức sống tràn trề như 1 thảo nguyên xanh mát, tăng hiệu quả thưởng ngoạn.Mặc dầu các yếu tố cần thiết cho sự tăng trưởng của cây là lấy từ nước, không khí và đất, nhưng phân bón có thể giúp cho chúng thích nghi được với những điều kiện dưới mức lý tưởng. Vì lượng đất trồng rất ít nên thỉnh thoảng phải bón phân cho cây. Thường một năm bón phân 2 lần: một lần vào mùa khô (ít) và một lần vào mùa mưa (nhiều).Dưới đây là một vài lời khuyên, bạn có thể tham khảo trước khi bắt đầu trồng và chăm sóc bonsai ở trong nhà.
Lượng phân bón: tùy tình trạng, tùy loại cây và tùy theo mùa, cây đang phát triển thì cần nhiều, cây đã thành thục thì cần ít hơn. Những loài cây cho ra một đợt chồi mỗi năm thì chỉ bón phân vào lúc cây trưởng thành. Những loài cây ra chồi quanh năm thì bón phân đều đặn hơn, mỗi lần một ít. Những loài thay lá thì nên bón phân sau khi lá rụng. Bón phân vào mùa khô hay mùa lá rụng sẽ làm cho thân cây Bon-sai dày lên và cứng cáp hơn.
Không nên bón phân khi cây đang ra nụ hoặc đang trổ hoa ra trái vì chúng sẽ rụng hoặc bị "cháy". Không bón phân cho những cây vừa mới thay đất, thay chậu, nên đợi 3 tháng sau cho cây tái tạo đủ rễ rồi hãy bón phân. Phân bón thuộc loại vô cơ (gọi là phân hóa học) hay hữu cơ cũng đều có chứa những nguyên tố mà ta có thể phân ra thành nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng. Đạm, lâm và kali được gọi là nguyên tố đại lượng là vì cây sử dụng chúng với một lượng lớn, còn nguyên tố vi lượng như manhê, bor, kẽm, mangan, canxi, sắt, đồng, cabalt, molyden . . . thì cây chỉ cần bón ít thôi. Mặc dù các nguyên tố trên đây là cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của cây, nhưng nếu bón với liều lượng không đúng thì có thể ức chế cây. Do đó, tốt hơn nên dùng những loại phân bón đã được pha trộn đầy đủ. Lúc bón phân cần phải chú ý đến mùa màng và loại cây. Vào mùa mưa, phân bón có chứa nhiều đạm sẽ giúp cho lá tăng trưởng, mùa khô thì bón phân có kali nhiều hơn để trợ lực cho sự phát triển thân và cành. Cây có hoa và trái thì cần được bón nhiều lân vào đầu mùa mưa hoặc trước khi trổ hoa.
Phân bón cho cây Bon-Sai cần có ba chất căn bản là N - P - K theo tỉ lệ tương ứng 50 - 30 - 20.
N: Nói chung là giúp cây tăng trưởng.
P: Giúp cây điều hòa các chức năng sainh sản ra hoa kết trái.
K: Giúp tạo và vận chuyển nhựa trổ hoa sinh trái.
Bánh dầu thường được dùng cho kiểng Bon-Sai vì nó làm cho màu lá đẹp hơn. Bón thêm kali với bánh dầu thì càng tốt, có thể dùng bột xương, bột cá, tro gỗ, tro rơm.
- Hòa với nước để tưới: một muỗng cà phê phân bón trong 15 lít nước tưới 15 ngày một lần. Tuy nhiên, người ta ưa dùng phân viên để trên mặt đất. Lấy phân bột tẩm nước nhồi thành viên nhỏ khoảng bằng đầu ngoán tay cái. Trung bình nếu bề kính của chậu là 10-15 cm thì dùng một muỗng cà phê phân bột để vo thành viên.
Tuy nhiên số lượng chính xác thì còn tùy thuộc mùa, tuổi và chủng loại cây.
- 1. Cây bonsai của bạn phải được đặt ở nơi có ánh sáng tốt. Nếu không có đủ tia UV (tia tử ngoại), cây sẽ chết. Ban ngày, cây cần được giữ ấm ở nhiệt độ tối thiểu là 60 độ F. Ở điều kiện nhiệt độ như vậy cây mới có thể tái tạo được năng lượng và phát triển bình thường. Bạn nên thường xuyên phun sương cho lá cây. Tuy nhiên, đừng bao giờ nghĩ tới chuyện đặt cây bonsai của bạn vào một cái đĩa đệm hoặc một cái chậu đầy nước, bởi điều này có thể làm thối rễ. Và tất nhiên vào buổi tối, bạn có thể hạ nhiệt độ cho cây bonsai, cũng như có thể đặt cây ngoài môi trường tự nhiên. 2. Bạn nên thay chậu cho cây khoảng hai năm một lần, và tốt nhất là thay vào mùa xuân. Khi sang chậu, bạn cần phải tỉa bớt rễ. Tùy thuộc vào kích cỡ của rễ, tỉa bớt từ 1/3 đến 2/3 tính từ đầu rễ. Có thể bạn sẽ muốn thay chậu cũ bằng một chiếc chậu mới tương tự như vậy để duy trì hiệu ứng cũ. Và phải nhớ làm hệ thống lỗ thoát nước cho cây. Nếu ướt quá rễ cây sẽ bị thối. Chậu trồng cây bonsai nông hơn những chậu trồng cây trong nhà thông thường khác. Bởi vậy, nếu bạn muốn bón phân cho cây, bạn cần phải pha loãng phân sao cho phù hợp, nếu không thứ chất lỏng đó sẽ làm phỏng rễ cây. Cây bonsai cần được bón phân khoảng 3 tuần một lần – nhưng không nên bón phân cho cây vào mùa đông. 3. Cây bonsai của bạn cần được cắt tỉa và uốn thường xuyên để giữ được dáng cây theo ý muốn. Bạn nên làm việc này vào mùa xuân – trước khi mùa cây cối bắt đầu phát triển, và sau đó làm thường xuyên trong suốt mùa xuân. Bạn cần biết loại cây mà bạn đang có trước khi cắt tỉa nó – chẳng hạn nếu bạn có một cây đa, bạn nên cắt tỉa lại toàn bộ lá cây. 4. Vì cây bonsai của bạn được đặt trong một cái chậu nông nên nó có thể rất nhạy cảm với sâu bọ và bệnh nông nghiệp. Việc tưới nước thường xuyên để giữ ẩm cho cây cũng tạo điều kiện cho các loại sâu hại như rệp vừng, sâu bướm, kiến và nhện đỏ phát triển. Bạn luôn phải chú ý tới các dấu hiệu bất thường của cây để phát hiện sâu, bệnh kịp thời. Khi có những dấu hiệu bất thường, nên dùng thuốc trừ sâu để xử lý. Bệnh thường gặp nhất ở các cây bonsai là bệnh nấm. Nếu bạn trông thấy một lớp bột trắng phủ đầy trên chồi và lá cây thì có nghĩa là cây của bạn đã bị bệnh nấm Mindiu. Bạn cần tham khảo những người có chuyên môn để chữa trị cho cây vì loại nấm này có tốc độ sinh trưởng rất nhanh. 5. Khi quan sát bonsai bạn để ý nhiều đến lá của cây. Nếu bạn thấy một đám gỉ màu cam hay màu nâu xuất hiện trên lá cây thì điều đó có lẽ là bạn đã bón quá nhiều kali. Nếu cây bonsai của bạn không có đủ chất sắt, lá cây sẽ chuyển sang màu vàng trong khi gân lá vẫn giữ nguyên màu xanh. Loại bệnh này thường xuất hiện ở những loại đất có chứa đá phấn hoặc đá vôi – loại đất sẽ “giam chặt” sắt. Trong trường hợp này, bạn hãy thay chậu cho cây và thay phân compost (phân trộn). 6. Bạn nên rửa sạch bonsai thường xuyên bằng một bàn chải nhỏ. Đừng để sót bất cứ một phần nào của cây trên đất sau khi bạn cắt tỉa xong – nó sẽ bị phân hủy và làm phát sinh các loại bệnh về nấm và rêu. Một số người nghĩ rằng rêu là vật trang trí cho cây và không muốn cạo sạch rêu. Trong trường hợp này thì tối thiểu nên giữ cho rêu không mọc trên thân và cành cây – dùng một cái bay đặc biệt, hoặc một cái bàn chải đánh răng bằng ni lông cứng để cạo sạch rêu trên những vùng đó. Dùng nhíp để nhổ sạch cỏ - nhớ rằng bất cứ một loại cỏ nào cũng có thể hút mất chất dinh dưỡng của cây.
Việc trồng và chăm sóc cây bonsai là một nghệ thuật. Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ lưỡng và chi tiết hơn, hãy tìm đọc sách vở, tài liệu và tham khảo ý kiến của những người chơi có kinh nghiệm. Hi vọng những lời khuyên ở trên giúp bạn phần nào hình dung về công việc phải làm sau khi mua một cây bonsai về nhà trồng và thưởng ngoạn. Chúc bạn thành công. Erik A. Olsen (Mỹ)Đào Thu dịch(Theo agriviet.com).
Kỹ thuật cây cảnh(3)
Phương pháp bỏ dần các lớp đất: Đây là cách mà các nghệ nhân thường sử dụng. Ban đầu người ta thường trồng cây trong một chậu sâu, đáy chậu bón phân còn phía bên trên cho cát vào.
* Cách làm cho gốc cây lộ ra:
Phương pháp bỏ dần các lớp đất: Đây là cách mà các nghệ nhân thường sử dụng. Ban đầu người ta thường trồng cây trong một chậu sâu, đáy chậu bón phân còn phía bên trên cho cát vào.
Trong quá trình phát triển rễ gốc cây sẽ đâm phía có phân. Cứ cách một thời gian người ta lại lấy bớt một phần cát bên trên làm gốc cây lộ dần ra, đến khi bỏ hết lớp cát thì dừng lại, khi cây đạt đến độ thích hợp (gốc đã lộ ra theo ý người chọn) thì chuyển qua chậu cạn.
Một cách khác cũng được các nhà vườn thực hiện đó là xếp nhiếu tầng gạch xung quanh một mảnh đất, đổ đầy đá và trong đó trồng một lúc nhiều cây cảnh.
* Phương pháp đổ chậu:
Phương pháp này thực hiện cũng khá đơn giản. Mỗi lần đổi chậu người ta lại nâng rễ cây lên một ít và tuý theo sự bào mòn của nước tưới hoặc do mưa, nghệ nhân dùng dụng cụ moi bỏ dàn các lớp đát bám vào rễ để rễ lộ ra bên ngoài. Khi thay đổi chậu thì đưa các rễ cố định theo ý muốn.
Phương pháp bóc vỏ: Cách này người ta dùng các miếng kim loạihoặc sành bao quanh gốc làm cho lớp vỏ ngoài của rễ một thời gian bị tróc dần ra, sau đó người ta bóc vỏ để gốc thô dần ra.
*Tạo ra vết chai:Trong tạo dáng bonsai, một vết chai được tạo đúng kĩ thuật sẽ tăng thêm tính thẩnm mỹ cho cây cảnh của bạn. Khi chúng ta cắt một cành dạng chữ V, vết chai có thể hình thành. Sau khi vỏ cây bị gọt, cần phết lên vết thương một lớp keo có tính diệt nấm. Kĩ thuật này chỉ nên áp dụng từ 3 đến 4 lần trong thời gian 5 năm và trên một cây chỉ nên tạo một vết chai mà thôi. Nếu muốn tạo một gốc cổ thụ như đã có hàng trăm năm tuổi, người ta thường dùng cưa cắt những cành to làm nơi đó ngừng phát triển, khô mục đi. Sau đó dụng cụ chạm trổ can thiệp vào để tạo dáng cho thật tự nhiên.
Đối với những cây cảnh còn non tuổi, thân thẳng thì nghệ nhân sẽ dễ dàng tạo dáng uốn lượn. Đầu tiên người ta dùng vỏ bao( loại bao vây, bao bố buộc lấy thân cây và bên ngoài chỗ uốn lượn đồng thời phải thêm một sợi dây để tăng độ dẻo của thân cây, phòng cây bị gãy khi uốn lượn ta dùng dây thép để cố định cành. Người Trung Quốc xưa dùng dây cọ buộc dính cây vớ chỗ uốn lượn. Vì dây cọ dễ dàng biến màu như vỏ cây nên sau khi thực hiện là có thể thưởng thức dáng cây ngay.
Ở một số vùng khác thì người ta dùng cách cắt tỉa cành để tạo hình. Phương pháp này thích hợp với cây vùng nhiệt đới, có sức đâm chồi mạnh và liên tục. Cách làm này trước tiên người ta chọn một cây dáng đủ tiêu chuẩn, cắt chừa lại vài nhánh, đợi đến khi cành nhánh 1 và thân chính đạt được độ thẩm mỹ thì lại cắt đi tầng nhánh trên. Sau đó ở trên tầng nhánh một giữ lại tầng nhánh 2. Đợi đến khi tàng nhánh 2 và tầng nhánh một hài hoà lại đem 2 nhánh trên cắt đi, trên tầng nhánh 2 cắt lại tầng nhánh 3 và cứ thế tiếp tục. Qua nhiếu năm cắt tỉa tỉ mỉ, dáng cây sẽ hình thành có những tầng tán rất đẹp.
Hiện nay xu hướng dùng dây kim loại để uốn cành tạo dáng là rất phổ biến. Khi đã cắt những cành rườm rà thì chúng ta tiến hành dùng các sợi dây kim loại để uốn cong cành tạo dáng xù xì được tiến hành tuỳ theo từng loại cây khác nhau. Với các cây rụng lá thì thao tác vào mùa sinh trưởng. Cây Thông, Tùng thì làm vào mùa thu hoặc đầu đông. Trước khi tiến hành uốn cành bạn phài tiến hành tưới nước cho cây trước một ngày để cho cành cây dẻo dai không bị gãy khi uốn. Đầu tiên bạn buộc dây ở thân chính sau đó đến cành chính cành bên theo thứ tự từ dưới lên trên từ to đến nhỏ.
Khi cuốn thân cây nên tìm cách cố định đầu dây ở trong đất, đáy chậu không để cho đầu dây lộ ra, sau khi cuốn xong thì có thể uốn cành theo ý muốn nhưng lưu ý không được uốn gấp sẽ gãy cành. Những loại sinh trưởng nhanh ở nước ta sau nửa năm là phải tháo dây kim loại ra, các loại cây vùng ôn đới như Thông, Tùng thì sau một năm. Cành càng thô thì thời gian uốn càng dài nhưng nếu thấy dây lún vào vỏ cây thì lập tức phải tháo ra nới lỏng.
Đa và sung là hai loại cây có bộ gốc, rễ, thân cành rất đẹp. Song bộ lá của chúng lại quá to. Vì vậy phải có cách làm lá nhỏ lại khi trồng trong chậu. Đối với cây đa có sức sống và chịu hạn tốt. Để cho lá cứng, già đều, hãy lấy kéo cắt bỏ toàn bộ lá trên cây, còn phần cuống để lại.
Sau vài ngày cuống lá sẽ rụng gần hết. Phải tạm dừng tưới nước cho cây. Chỉ một vài tuần sau, lá mầm ở các mắt lá sẽ nhú ra. Nếu trời mưa phải bê chậu cây vào nhà hoặc che đậy để nước mưa không vào bồn. Khi lá non xoà ra gặp môi trường khô khan, thiếu nước sẽ nhỏ đanh lại, to nhất cũng chỉ bằng lá si. Chờ toàn bộ lá trên cây già, có màu xanh thẫm, bắt đầu chăm bón, tưới nước bình thường, giữ cho bộ lá xanh quanh năm.
Đối với cây sung: Cũng bắt đầu bằng việc cắt bỏ lá như cây đa. Nhưng do sung không chịu hạn nên ta vẫn phải tưới nước. Khi mầm lá nảy ra, được 2-3 lá, dùng tay bấm bỏ ngọn làm cho mầm lá chùn lại, không phát triển. Lá sẽ già đanh nhỏ lại chỉ bằng ngón tay cái. Tiếp tục theo dõi khi thấy mầm ở các mắt lá cứ nhú ra độ 1-2 lá, lại tiếp tục bấm bỏ ngọn một vài lần như thế, những ngọn ra lần sau sẽ nhỏ lại, chờ cho lá già thẫm lại, tiếp tục chăm bón bình thường.
- Ở dáng nguyên liệu mỗi cây đều có một dáng dấp cơ bản của một kiểu Bonsai nào đó, nhưng chưa được rõ nét. Dù là cây thu hái lừ thiên nhiên, hay trồng từ hột, từ cành giâm hay cành chiết, ghép v.v... tất cả đề phải cần cắt tỉa, uốn nắn, sửa chữa để đưa vào một thế kiểng mỹ thuật nào đó.
- Mục đích chính của việc cát tỉa là tạo hình dáng cho cây Bonsai theo ý ta định. Tuy nhiên các biện pháp này cũng có hiệu quả làm giảm sự tăng trưởng của các phần trên mặt đất (khí sinh), nhâm duy trì sự cân bằng với sự tăng trưởng của rễ.
- Khi các nhánh đang tang trưởng bi cát tỉa đi thì sự phát triển của rễ cũng giảm bớt. Ngược lại cắt tỉa bớt rễ thì cũng hạn chế được phần nào sự phát triển của các phần khí sinh.
- Tỷ lệ các phần của cây Bonsai (thân, nhánh, làng lá) phải phù hợp với dáng dấp của cây trong thiên nhiên. Kết quả này chỉ đạt được sau nhiễu lần cắt tỉa, uốn nắn. Tinh thần của Bonsai là chỉ giữ lại những gì cốt yếu mà thôi, nghĩa là một dáng cây đã được hóa cách.
Trong một kỹ thuật trồng cây, đâu có áp dụng việc cát tỉa để khống chế sư tăng trưởng của cây và kiểm soát sự phát triển của nhánh, lá (và đôi khi quả nữa).
- Đối với cây kiểng Bonsai thì cắt tỉa là một công việc thật quan trọng, cần phải duy trì suối đời sống của cây.
Chúng ta phân biệt có hai giai đoạn cắt tỉa
+ Cát tỉa đuợc tạo dáng (hay là đưa vào một thế kiểng Bonsai)
+ Cắt tỉa để tu bổ duy trì dáng (thế)kiểng đã chọn
Hai giai đoạn này cần những dụng cụ rất chuyên biệt phù hợp với các thao tác chính xác.
Một số phương pháp chiết và ghép cành
Khi tạo bonsai bằng phương pháp này đòi hỏi bạn phải lựa chọn những cành không bị sâu hoặc cằn cỗi và một số dụng cụ cần thiết để tiến hành
Chiết cành
Cách làm cũng giống như giâm từ cây non, nhưng chúng ta cắt dài hơn từ 7-10cm và cắt ở mắc cây. Loại bỏ các lá ở phần gốc, nhúng vào hocmon tạo rễ và chuyển đến các chậu khi cây đã có lá non và rễ.
Cách chiết cành hiệu quả nhất là lột một đoạn cành và vùi chúng xuống đất. Nếu cành cây cao hơn mặt đất thì có thể dùng một cái chậu, cắt một đoạn vào cành cây để làm gián đoạn việc cung cấp nhựa cho cành và kích thích phần bị vùi dưới đất ra rễ.
Cách thứ hai là chiết từ một cành có nhiều chồi. Cách này khi thành công sẽ tạo được mảng cây có nhiều gốc cao thấp khác nhau.
Một cách khác nữa là chiết cành trên cây. Chúng ta lột vỏ một đoạn cây vừa ý, dùng rêu ẩm bó xung quanh, cho chất tạo rễ vào và bó lại. Khi cành đâm rễ chúng ta có thể cắt để trồng vào chậu.
* Giâm từ cành cây lớn: Trong tháng 11 chúng ta chọn những cành đâm chồi tốt và có thể trồng được bằng cành, cắt lấy chiều dài khoảng từ 15-25cm. Cũng dùng chất tạo rễ và tưới nước, bón phân khi cây đã phát triển. Thời gian khoảng chừng một tháng trở nên, nếu thời tiết thuận lợi thì cây sẻ đâm nhiều.
* Ghép (chiết)gốc: Dùng gốc cây làm cây được chiết, cành triết phía trên. Nếu biết kết hợp hài hoà chúng ta sẽ được một cây dáng tuyệt đẹp, có bộ gốc như ý. Chúng ta có thể chiết trên phấn gốc, hoặc xem phần dưới cành có dáng đẹp chiết trên gốc và trồng sâu trong đất, như vậy ta sẽ có một bonsai có gốc như đã chọn từ trước với bộ rễ khác.
Tạo hình trong chậu
Để tạo một chậu cảnh mang tính cách thiên nhiên thu nhỏ gồm có cây, đá, nước, cầu, các nghệ nhân phải nắm chắc nghệ thuật tạo hình, kĩ thuật về tạo hình, tiả cành cho cây và nghệ thuật phối cảnh.
Cái tinh tuý của nghệ thuật bonsai là ở chỗ có thể dùng những kĩ thuật đặc sắc để tạo ra một cây cảnh mang dấp cổ thụ cả trăm năm cho nên ngoài vấn đề am hiểu sâu sắc về nghệ thuật tạo hình cho cây mà nghệ nhân cũng phải là những nghệ sĩ biết cách thổi hồn vào cây sao cho người thưởng ngoạn cảm thấy trong chốc lát khi ngắm nhìn bỗng quên đi đây là một cây cảnh mà chỉ thấy hiện lên một thiên nhiên kỳ vĩ, hài hoà, huyền ảo.Tất nhiên nếu chúng ta đơn thuấn muốn có ngay một bốn cảnh thì rất dễ dàng. Một chậu cạn, một thân cây đã uốn sẵn, các vật liệu...lúc nào cũng có thể mua bán cây cảnh non bộ.
Dụng cụ làm vườn:
Nhưng muốn đạt được một bồn cảnh có hồn, mang một ý nghĩa tượng trưng nào đó mà người sành điệu có thể cảm nhận thì vấn đề không đơn giản. Tất nhiên bạn phải bắt đầu bằng việc quan sát thật tỉ mỉ các loại dáng thật đặc trưng cúa các loại cây ngoài thiên nhiên ...Chỉ có như thế bạn mới có thể tiến hành được việc tạo hình dáng cho cây.
Công cụ: gồm có cưa tay kéo tỉa cành,kéo tỉa lá, dao chiết cành, kìm, búa và cả khoan điện. Ngoài ra còn phải có các bình tưới, bình xịt nước, vật liệu thì cần đất sạch, đá, các loại dây thép để uốn cành.
*Kỹ thuật hạn chế sinh trưởng: Trong nghệ thuật chơi bonsai thì kĩ thậut hạn chế sinh trưởng để biến một cây ngoài thiên nhiên có thế cao từ 15-20m thành vái ba cm là rất quan trong. Do sự sinh trưởng của cây chíng là sự sinh trưởngcủa tế bào cây nên nắm được điều này chúng ta sẽ thành công trong việc tạo ra một cây " tí hon" trong chậu cảnh.
Hai giai đoạn đặc trưng của sự sinh trưởng tế bào là sự phân chia tế bào của giai đoạn giãn của tế bào. Sự phân chia tế bào chỉ xảy ra trong các mô phân sinh còn sự giãn của tế bào là sự tăng kích thước của tế bào và quyết địng đến sự lớn lên của thân cây. Yếu tố ảnh hưởng đến đến việc giãn tế bào là những điều kiện ngoại cảnh như nước, ánh sáng, nhiệt độ, chất dinh dưỡng...và sự kích thích của chất sinh trưởng có trong thực vật. Hạn chế sự sinh trưởng của cây, tạo ra cây rất nhỏ so với kích thước bình thường, chính là sử dung các biện pháp nhằm điều khiến quá trình sinh trưởng của tế bào mà hiện nay các nghệ nhân thường dùng là:
*Sử dụng các chất ức chế thực vật
*Sử dung kĩ thuật bón phân và tưới nước để hạn chế sự sinh trưởng: Phân bón và nước là yếu tố quan trong ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cây. Kĩ thuật bón thêm vôi (Ca) và ít nước tưới sẽ tạo ra tình trạng khô hạn làm cây sinh trưởng chậm mau già. Ngoài ra phải bón phân lân một cách hợp lí để cành cây vẫn khoẻ, lá vẫn xanh.
Sử dụng biện pháp cắt tỉa cành, lá và rễ để điều chỉnh sự sinh trưởng
*Sử dụng hạn chế sự sinh trưởng bằng cách hạn chế sự chiếu sáng của mặt trờiMột cây cảnh nghệ thuật đã hoàn chỉnh nếu được ký đá và thả nước thì giá trị sẽ tăng lên rất nhiều so với trồng trên đất. Mặt khác còn có tác dùng kìm hãm sự phải triển của cây, giảm công tưới nước và mãi mãi không cần sang chậu.
Vườn đá là một phong cách được ưa chuộng ở châu Âu. Đá tự nhiên và đá nhân tạo được bố trí xen kẽ với các loại cây tạo nên một lối đi đá, tường đá hay bờ suối đá. Trong các vườn phương Đông, đá đóng vai trò quan trọng, là bộ khung, xương sống, nền tảng của khu vườn.
Vườn đá là một phong cách được ưa chuộng ở châu Âu. Đá tự nhiên và đá nhân tạo được bố trí xen kẽ với các loại cây tạo nên một lối đi đá, tường đá hay bờ suối đá. Trong các vườn phương Đông, đá đóng vai trò quan trọng, là bộ khung, xương sống, nền tảng của khu vườn.
Vườn đá có thể gợi khung cảnh núi cao, thác nước, sông suối, biển cả… Tùy loại khung cảnh để chọn chất liệu đá và bố trí cây cỏ cho phù hợp. Núi cao dùng đá khối và cây bon sai hoặc cây cao. Thác nước dùng đá khối kết hợp cùng cây leo, dương xỉ, hoa bụi. Suối nhỏ dùng sỏi cuội kết hợp cây thủy sinh như lau, sậy, thủy trúc. Biển cả dùng đá khối, đá tảng kết hợp sỏi giả sóng, rêu hoặc cây bụi nhỏ.
Muốn có một vườn đá như ý, bạn cần chọn những tảng đá có vẻ lâu năm và hoàn toàn tự nhiên. Bề mặt xù xì, góc cạnh gồ ghề, có bám rêu và địa y thì càng thêm giá trị. Đá lấy ở địa phương hoặc những vùng lân cận thường dễ dàng hòa hợp với phong cảnh thiên nhiên.
Khi tính toán bố trí đá cho khu vườn, bạn cần lưu ý, đá thường được đặt thành nhóm chứ ít khi nằm riêng lẻ. Một nhóm đá cũng thường ít khi đứng một mình trong khu vườn. Đá thường được kết hợp với cây cỏ. Trên thực tế, đôi khi cây cối góp phần định dạng hay tăng thêm hình dáng của những tảng đá kế cận.
Với những nhóm đá đặc biệt được bố trí một nơi đặc biệt trong khu vườn thì cần phải dùng thuần một loại đá để tạo cảm đó là những tảng đá có sẵn từ trước. Nếu có nhiều tảng chồng lên nhau thì phải bố trí sao trông chúng có vẻ ăn khớp tự nhiên cho dù chúng tỏa ra nhiều hướng đi chăng nữa. Đá dùng để làm lòng suối khô có thể trông khác nhau một cách hợp lý và phải hòa hợp với khu vườn. Không bao giờ để đá lộ hẳn trên mặt đất, phải chôn chúng sâu ở mức độ cần thiết để chúng có thể thể hiện được vẻ vững chãi. Việc dùng những tảng đá nhỏ và cây trồng chung quanh chân đá sẽ càng làm tăng thêm vẻ chắc chắn.
Cân nhắc nét đặc trưng của khu vườn cùng tầm vóc của nó để chọn đá thích hợp. Một hay hai tảng đá khá lớn trong sân vườn sẽ tạo ấn tượng khu vườn lớn hơn thực tế. Tầm vóc của đá cũng quyết định kích cỡ của những chất liệu kề cận chúng. Muốn kiến tạo phong cảnh thành một cảnh quan đặc trưng phải dùng đá thích hợp.
Với việc thi công đá, tùy thuộc vào khả năng thiết kế và thi công mà trông cảnh quan đá có được tự nhiên hay không. Nên bố trí vào một số vị trí thích hợp của vườn hơn là sử dụng chất liệu đá là chủ yếu để tạo phong cách vườn đá. Với một không gian không đủ rộng, nơi mà phong cách chủ đạo là vườn đá không thật sự thích hợp, một bức tường đá tự nhiên sẽ thành một nền đá lý tưởng cho các cây sống trên đá leo lên. Với một núi đá hoặc việc thể hiện một ý tưởng vườn đá bên đồi, hãy thử áp dụng ý tưởng tạo một số khối đá với phong cách giống nhau lặp lại ở một số vị trí. Phần cảnh quan này sẽ hỗ trợ cho việc hướng tầm mắt dẫn đến khu cảnh chính, ví dụ một núi đá với dòng suối chảy róc rách xuống một hồ thấp bên dưới chẳng hạn.
Cần lưu ý khi chọn chất liệu đá. Đá để trưng bày dùng đá cuội, đá granite, đá hộc... Đá để trồng cây dùng đá thấm thủy. Hình dạng đá cũng phụ thuộc công năng. Đá xây tường, kè dùng khối chữ nhật; đá thác dùng loại dẹt (tạo thềm nước) kết hợp đá cuội cho thành suối, đá khối cho bờ suối; đá làm cầu lấy đá khối xây móng; đá dậm bước dùng đá dẹt.Những viên đá tưởng chừng vô tri vô giác nhưng lại chứa đựng khả năng cân bằng tính âm của các ao, hồ trong vườn, nếu bạn sắp xếp hợp lý. Đá trong vườn phải được đặt theo một vài nguyên tắc.
Nước mang lại sự tươi mát, thịnh vượng cho không gian sống. Tuy nhiên, những hồ nước tĩnh lặng lại là nơi tích tụ năng lượng âm. Các chuyên gia phong thủy tin rằng những viên đá, mang năng lượng dương, có khả năng cân bằng tính âm. Đồng thời, sự kết hợp giữa nước và đá còn phản ánh hình thể sông - núi ngoài thiên nhiên.
Để tạo sự cân bằng, bạn cần nắm vững một vài nguyên lý:
- Số lượng đá dùng trang trí phải luôn là số lẻ.
- Căn cứ theo hình dáng vân đá, bạn sẽ xác định được đúng chiều của từng tảng đá. Chú ý luôn đặt đá theo đúng chiều dựng đứng. Đặt một hòn đá dẹt, phẳng bên cạnh một hòn đá dựng đứng.- Không đặt đá có cạnh tròn trịa bên viên đá mẻ cạnh.
- Chôn sâu hòn đá xuống đất, lấp ít nhất là 1/3 thân đá.
- Nếu xếp đá thành hàng, hãy lấy viên đầu tiên làm chuẩn, xếp những viên tiếp theo thẳng hàng với viên chuẩn này.
- Chú ý giữ cho bề mặt đá luôn sạch, tránh để rêu, mốc ẩm ướt bám dày trên bề mặt, vì sẽ làm giảm năng lượng dương của viên đá. Kinh nghiệm tôi đã chuyển từ cây đang trồng trên đất sang cây trồng ký đá thả nước như sau:
- Nhấc (bứng) cây đang trồng ở chậu đất ra, tranh đứt, dập rễ (nếu đất khô nên tưới chút nước). Sau đó bạn đưa bệ cây lên một tấm bê tông đổ mỏng hoặc dày tùy theo bầu đất của cây to hay nhỏ. Làm sao khi đặt bầu câu cả đá và bê tông không bị gãy. Bầu đất dày quá thì bỏ bớt phần đáy đi. Tiếp đó bạn dùng một que tre lựa khoét những chỗ đất rỗng không có rễ cây rồi chọn những viên đá sao cho vừa chỗ rỗng đó đưa vào bầu cây sao cho hợp lý, nhìn bề ngoài như cây đã bám đá từ lâu năm rồi. Còn xung quanh của bệ cây, bạn chọn những viên đá có hình thù đẹp, xếp kín sau khi xếp xong không nhìn thấy tấm bê tông nữa.
- Các bạn dùng xi mang gắn tất cả nhwung viên đá quah bệ thành một khối trông như một viên đá liền.
- Khi xi măng đông kiết, bạn pha màu làm sao cho giống màu đá, dùng chổi lông quét vào những vết xi mang gắn giữa các viên đã cho dồng màu rồi để hai ngày cho xi mang rắn lại.
- Khênh cả tấm bê tông đó đặt vào bể nước, đặt làm sao khi đổ đầy bể mà nước chỉ chớm đến mặt trên của tấm bê tông (tránh ngập nhiều) để cây không bị úng nước, vì cây đang ở cạn, ngâm nước ngay dễ bị thối rễ. Sau 3 đến 5 tháng rễ cây bám vào đá qua cá khe xuống nước lúc đó bạn ngâm thoải mái cây không bị thối rễ nữa.
Chỉ cần tận dụng những khoảng nhỏ trong phòng khách, phòng ăn hay ban công là có thể tạo được những khoảng xanh lý tưởng. Cây xanh còn được dùng làm vách ngăn trang trí để phân chia không gian trong nhà. Tuy nhiên, cần lưu ý một vài nguyên tắc chăm sóc những loại cây này.
Đại phú gia mang phú quý tài lộc đến nhà.
Nên cho cây tiếp xúc từ từ với điều kiện thiếu sáng trong nhà để cây thích nghi dần với môi trường mới. Khi đem cây vào nhà cần rải một lớp sỏi trắng trên mặt chậu cảnh vừa để trang trí vừa phòng tránh muỗi. Nên dùng chậu cảnh có đĩa đệm bên dưới dễ di chuyển và thoát nước tốt, tránh trồng các loại dây leo có phấn hoặc bụi ảnh hưởng đến hô hấp, tránh để cây xanh trong phòng ngủ, không tốt cho sức khỏe. Ngoài cây xanh, những loại hoa như lan ý, hồng môn, hòn ngọc viễn đông... với nhiều màu sắc là một lựa chọn tạo điểm nhấn sinh động cho ngôi nhà.Các cây xanh trồng trong nhà phát triển tốt như đại phú gia, đại liên thanh, bạch mã, thiết mộc lan, lan bạch chỉ (cây thấp), hồng môn, rệu đỏ, thiên thanh Nhật... Với những loại cây này tốn ít công sức và thời gian chăm sóc, xanh tươi quanh năm, nhất là vào mùa xuân, chỉ cần hai năm đảo đất một lần. Vị trí cầu thang ít ánh sáng bạn có thể chơi chậu chơi lá. Chậu cây nên có chiều cao từ 0,8 đến 1,2 m. Nếu muốn chơi hoa trong nhà thì bạn cần quan tâm đến việc đảo cây thường xuyên ra vị trí có nắng và có chậu cây thay thế để khoảng 1 -3 tháng đảo cây ra ngoài một lần. Khi đảo tránh đảo đột ngột, nên cho cây tiếp xúc từ từ với điều kiện ánh sáng mới.
Cây nên để chỗ có ánh sáng mặt trời.
Trong phòng ăn nếu đặt một số chậu cây có sắc màu vui tươi như: tía tô cảnh, đỗ quyên, hoa lá đỏ…, bạn sẽ cảm thấy ăn ngon hơn rất nhiều, vì những màu sắc này có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa của bạn.
Cây xanh đóng vai trò rất quan trọng trong nội thất nhà phố. Vì đây là yếu tố để hình thành nên các cảnh quan thiên nhiên thu nhỏ, cải thiện môi trường ở và điều chỉnh luồng khí.
Vì vậy cây xanh dành cho nội thất nên là những loại cây xanh tốt, có nhiều mầm lộc phù hợp với môi trường sống ít ánh sáng trực tiếp, tránh những loại cây thô nhám, xù xì, gai góc…, cần ít nước, không phải tốn công chăm sóc nhiều, không cần nhiều ánh sáng...
Khi chọn cây cảnh trong nhà, bạn nên tuân thủ theo những nguyên tắc sau:
- Nơi cây “định cư”: Việc này tuỳ theo kiến trúc của nhà và sở thích của gia chủ. Tuy nhiên xu hướng chung là nên đặt cây xanh vào những nơi nhiều ánh sáng, các góc trống, những vị trí mà bạn muốn che khuất tầm nhìn.
- Chọn cây: Ở những không gian đối ngoại như tiền sanh hoặc phòng ăn vào dịp lễ tiệc thường đặt các cây có dáng cân đối, bề thế. Ví dụ chậu mai thế hay quất đào ngày tết thường được đặt ở không gian tiền sảnh, chậu phát tài được đặt ở góc phòng khách hoặc phát tài núi đặt ở đầu cầu thang. Đó đều là những cây có dáng đẹp, hoa tươi đem lại điều tốt lành. Bạn cũng cần chú ý những cây có sắc đỏ, xanh và vàng tượng trưng cho các mùa xuân – hè. Theo phong thuỷ, đây là những gam màu kích hoạt nguồn khí luân chuyển.
- Những điều nên tránh: Ở những nơi hay đi lại và tập hợp nhiều người như hành lang, cầu thang, hàng hiên, lối đi trong vườn bạn nên trồng những cây nhỏ, ít gai nhọn hay cành chĩa thân lá gọn và không vướng víu như: trúc quân tử hay trúc nhật hoặc hoa cây bụi thấp mềm mại. Như thế sẽ không che khuất tầm nhìn và cản trở di chuyển.
- Bổ sung dưỡng khí: Các không gian riêng như phòng ngủ, phòng làm việc, phòng trà thiên về tĩnh nên trồng những cây trang trí có tính điểm xuyết nhẹ nhàng như cây bonsai, xương rồng hoặc phát tài.
- Cây trong bếp: Với không gian bếp bạn nên trồng những cây nhỏ gọn, tránh vướng víu và có tác dụng khử mùi, giảm khói như dương xỉ. Phòng ăn nên đặt một số chậu cây có sắc màu vui tươi kích thích tiêu hoá như: tía tô cảnh, đỗ quyên, hoa lá đỏ…
- Với các không gian chuyển tiếp trong ngoài như hàng hiên, logia, bậu cửa sổ thì cây trồng lựa chọn dễ hơn do tiếp xúc trực tiếp với nắng gió bên ngoài. Tuy vậy, bạn vẫn cần chú ý đến độ sáng của mặt lá, tầm nhìn và sự tương ứng với các không gian kế cận.
- Đừng để cây héo úa: Khi trồng cây trong nhà bạn cần chú ý đến một yếu tố khá quan trọng vì cây cối là thước đo trường khí của từng không gian nhà ở. Vì thế bạn nên lựa chọn phù hợp và chú ý chăm sóc, theo dõi nếu cây bị héo úa hoặc phát triển kém tức là nội khí trong nhà không tốt nên thay đổi chủng loại cây hoặc kiểm tra lại môi trường chung quanh để điều chỉnh cho phù hợp.
Non bộ và Tiểu cảnh Trong một không gian sống hiện đại, nhu cầu có một khu vườn ngày càng lớn. Dù là vườn rộng, một góc nhỏ, một tiểu cảnh hay chỉ đơn thuần là một cái cây đặt trong nhà đều đem đến cho chúng ta cảm giác gần gũi với thiên nhiên.
Tùy vào diện tích sân vườn, ý thích của chủ nhà để bài trí sân vườn theo các phong cách khác nhau. Để sân vườn tạo được cảm giác tự nhiên, với những mảnh vườn diện tích nhỏ thì bạn không nên tham nhiều hạng mục trang trí vì có thể làm nát khu vườn. Khi trang trí, nên nhờ các kiến trúc sư hiểu về phong thủy.
Theo phong thủy thì nước là một yếu tố rất quan trọng trong khu vườn. Nước tạo cảm giác mát mẻ, sinh sôi. Nước còn giúp điều hòa khí hậu cho khu vườn, tạo độ ẩm, làm giảm nhiệt độ vì sự bốc hơi. Hồ nước trong vườn cũng tạo ra thay đổi trong cốt đất, những vật nuôi dưới nước như cá cảnh, rùa... kết hợp với cây nước (thủy trúc) làm cho khu vườn thêm sức sống, sinh động.
Tiểu cảnh nước trong vườn theo phong cách châu Âu và châu Á có nhiều điểm khác nhau. Người châu Á thường hay dùng mặt nước tĩnh với non bộ, cây thế tạo cảm giác yên bình, tĩnh lặng. Người châu Âu thường sử dụng mặt nước động, đài phun nước, thác để tạo điểm nhấn cho vườn.
Chơi lan:Phong lan là gì? Có nơi người ta gọi hoa phong lan là hoa hoàng hậu. Cũng có người nói vui, đó là một loài lan nhưng sao mà phong phú thế, sưu tầm mãi mà không hết. Nhìn phong lan nở, ai cũng liên tưởng đến núi rừng, bên bờ suối, tiếng chim hót,… và hình như đang ở nơi hoang vu, thật êm đềm, không nhộn nhịp, ồn ào của phồn hoa đô hội.Lòng ta thật thanh thản. Gặp Trần Minh Tuấn, chủ vườn lan Kim Tuấn, phường 6, thị xã Bến Tre đã bật mí được nhiều bí mật về cây lan. Trồng lan phải học. Trồng lan cũng có “nỗi khổ riêng”. Cho lan lớn đã khó, nhưng cho lan ra bông lại càng khó hơn. Tất nhiên, người trồng lan là phải tạo các điều kiện như ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ nóng – lạnh, không khí di chuyển hợp lý cho các “nàng”. Lan lại cần được tưới nước, bón phân đúng theo nhu cầu mùa nghỉ ngơi và mùa phát triển. Người mê lan luôn mang theo một thứ “bệnh” – lo cho lan còn hơn lo cho vợ và con. Nói tóm lại, chẳng thà nhà thiếu gạo, vợ con bị đói, nhưng người mê lan vẫn tha hồ nghĩ ra các sáng kiến để cho lan mau lớn và ra nhiều hoa đẹp. Ai mà lỡ làm gãy cành hoa lan của họ, tuy không nói ra nhưng trong lòng thì buồn lắm.
Trần Minh Tuấn chủ vườn lan Kim Tuấn Phường 6, thị xã Bến Tre đang thuyết minh về sản phẩm lan của mình
Hoa lan mà có người đẹp ưng ý và ý “bên kia” đã ưng, mua để tặng cho “người ấy” thì có đắt tiền mấy cũng chi – phải không các bạn? Nhất là từ khi tặng xong, “người ấy” vẫn lưu giữ đến héo tàn mà không vứt đi, thì người tặng không chỉ còn nhớ trong đời, mà có biết đâu, nỗi nhớ “đóa hoa lan” kia còn sang kiếp khác thì sao? Lan tốt thì vui, hí hửng, còn khi chết thì không khỏi thốt lên lời ai oán: Phong lan chết quách mất rồi
Không kèn, không trống bỏ đời mà đi.
Chơi lan cũng lắm công phu, vì có nhiều công đoạn. Trước hết là chỗ trồng. Trồng lan có hai mục đích. Trồng để kinh doanh thì phải chuẩn bị khung giàn cho chắc chắn, kể cả hàng rào cũng vậy. Còn nếu trồng để giải trí, thưởng ngoạn, thường là trên lan can, mái hiên nhà, sân thượng thì phải kết hợp với các cây khác, như cau, mai, nguyệt quế,… để giảm bớt độ nóng của ánh sáng mặt trời. Tuy khác về mục đích trồng, nhưng cả hai đều phải tưới nước sạch, có rảnh thoát nước tốt.
Giống là phải chọn vì mục đích trồng lan. Nếu là kinh doanh thì nên chọn những loài ra hoa khoẻ, đẹp và bền cây, cho thu hoạch liên tục. Còn trồng để chơi, giải trí thì có Vũ Nữ, Hồ Điệp,… vì đây là những loài dễ chăm sóc và ra hoa. Giống được nhân bằng hai cách nuôi cấy mô và tách mầm. Nuôi cấy mô phải ở môi trường 22 – 27 độ C, ánh sáng thích hợp, khử trùng mô và bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng. Còn việc tách mầm từ các chậu lớn, mỗi phần nên có từ 2 – 3 nhánh, dùng dao bén khử trùng bằng cồn, sau khi cắt bôi vôi vào chỗ cắt cho mau lành sẹo.
Trồng lan có thể là than gỗ, xơ dừa, vỏ dừa,… Nếu dùng than phải ngâm, rửa sạch, phơi khô. Xơ dừa thì xé cho tơi ngâm khoảng 1 tuần cho bớt tanin và mặn, rồi cũng phơi khô. Mụn dừa cần rửa sạch rồi phơi khô. Còn vỏ dừa thì chặt khúc chừng vài ba phân, rồi xử lý bằng nước vôi 5%. Chậu bằng nhựa hay đất nung tùy thích và theo túi tiền, kích cỡ tùy loại và độ lớn của lan.
Việc chuyển chậu tưởng đâu là đơn giản. Không chỉ thấy lan lớn là chuyển chậu. Nếu dùng lan cấy mô, khi mô lan đạt khoảng 4 cm là phải chuyển ra ngoài. Mô rửa sạch và để trong bóng râm. Sau đó lấy xơ dừa bó quanh lan cây mô, dùng dây thun quấn lại rồi để lên giàn. Sau khi được 6 – 7 tháng thì chuyển sang chậu nhỏ. Từ chậu nhỏ, 6 tháng sau thì sang qua chậu lớn. Sau một tuần chuyển chậu mới bón phân. Nếu trồng lan để chơi thì lâu ngày thấy rễ ra dài, ít bông nên lấy ra cắt bớt rễ, sang qua chậu mới bón phân, lan sẽ sinh trưởng tốt và ra hoa trở lại.
Sản phẩm đoạt giải nhất. (Ảnh C.M)
Lan không thể không có phân. Nhưng nhiều quá cũng không được, mà thiếu cũng không xong. Lan cần các chất đạm, lân, kali, lưu huỳnh, magiê, canxi, kẽm, đồng, sắt, mangan, molypden, clo. Tất cả phải vừa đủ, không được thiếu hoặc thừa. Thích hợp nhất cho các thời kỳ là phân Đầu Trâu 501, 701 và 901. Vì đây là loại phân có đầy đủ và cân đối đa, trung, vi lượng và các chất điều hòa sinh trưởng. Nồng độ và liều lượng sử dụng là tùy thuộc vào tuổi của lan.
Lan mới trồng đến 6 tháng hoặc mới ra chồi non sau cắt hoa, phun phân bón lá Đầu Trâu 501 (30-15-10) nồng độ 500 ppm (0,5gam/lít). Giai đoạn trước 3 tháng phun định kỳ 3 ngày/lần, từ 3 – 6 tháng định kỳ 7 ngày/lần.
Lan mới trồng từ 6 – 12 tháng hay lan cũ có chồi mới đang phát triển mạnh, phun phân Đầu Trâu 501 (30-15-10), nồng độ 2000 ppm (2gam/lít), định kỳ 7 ngày/lần.
Lan mới trồng từ 12 – 18 tháng hay lan cũ có chồi đã thành thục chuẩn bị ra hoa, phun phân Đầu Trâu 701 (10-30-20) nồng độ 3000 ppm (3gam/lít), định kỳ 7 ngày/lần. Giai đoạn này giảm nước tưới và bỏ bớt mật độ giàn che để có nhiều ánh sáng kích thích ra hoa.
Khi vòi hoa xuất hiện, phun phân Đầu Trâu 901 (15-20-25), nồng độ 2000 ppm (2gam/lít) nhằm kích thích hoa nở to, đẹp, giữ hoa lâu tàn.
Lan rất cần nước cho quá trình phát triển. Thiều nước thì lan “buồn”, còn dư nước thì lan “rũ”. “Buồn” là vì khô, lan héo, teo lại, rụng lá nhưng không chết. Còn “rũ” vì cây dư nước, bị thối đọt, rễ có rong rêu, nắm bệnh phát triển mạnh. Tưới vào lúc trời mát, tránh lúc buổi trưa. Sau cơn mưa cần tưới lại.
Phòng trừ sâu bệnh là không thể thiếu cho lan. Lan là cây có thân dễ bị sâu bệnh xâm nhập. Phổ biến là sâu ăn lá, nên dùng thuốc chứa Fenitrothion, Trichlorfon như Ofatox 400 EC, hoạt chất Cartap như Patox 95 SP hay Captafon, captan hoặc Actara 25 WG. Lan bị rệp sáp, rệp trắng, rệp mềm nên dùng Supracid 40 EC, Suprathion 40 EC, Bitox 40 EC hay Ofatox 400 EC. Lan bị nấm, vi khuẩn hay vi rút gây nên tình trạng cháy lá từng đám, vết cháy lan tròn dần, bệnh thối rễ dùng Zinep, Starner 20 WD hay Benomyl.
Đã mang cái “nghiệp” vào thân, thì việc trồng lan là bất kỳ nơi đâu. Tuy là loại sang, là “hoàng hậu” nhưng lan không kênh kệu, sống ở đâu cũng được, miễn là đừng làm cho lan “giận”. Nhà to trồng cũng được, nhà nhỏ cũng sống. Không phải giàu mới chơi lan, nghèo thì không được chơi. Sướng hay khổ là tùy theo mình. Đã chịu chơi thì phải chơi đến cùng. Người ta kinh doanh thì vừa chơi vừa có tiền, còn mình trồng là để giải trí thì cùng lắm là “mua vui cũng được một vài trống canh”. Không tin thì cứ thử mà xem!Chúc bạn thành công!
Những cây trồng trong nhà cần nhỏ gọn, tán không quá to, không cần nhiều ánh sáng và không cần tưới nhiều nước. Sau đây là 15 loại thường gặp.
Hoa phong lữCây lưỡi hổHoa lan ýHoa loa kèn đỏHoa sống đờiHọ ngũ gia bì
Hoa thường xuânLô hộiHoa violet châu PhiCây đa búp đỏNgọc bíchCây ráy thơm, hoa xương rồngHoa theo mùa, cắm vào bình. - Nguyễn Văn Đức - CLB Bonsai Trường ĐHKHTN - Đăng trên tạp chi hoa cảnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.