Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

Architectural style

What Is Style?

By , About.com Guide
Definition: What do we mean when we say "house style" or "architectural style"? Why do we call some houses "Cape Cod" and others "Bungalow"? Is "Victorian" a style? Do some buildings have "no style"?
If you've ever tried to define the style of your own home, you know that "style" is a vague and confusing term. Architects, home builders, and real estate professionals often don't agree on what they mean when they describe a style.
In general, however, style is the vocabulary we use when we classify buildings according to their appearance, structure, materials, and historic period. Buildings are said to belong to the same classification (or style) when they share many of the same characteristics. Here's a quick checklist:
  • roof shape and pitch
  • building size and number of stories
  • window size, shape, and placement
  • door shape and placement
  • decorative details such as brackets and cornice trim
  • construction materials such as brick, stucco, or wood
  • footprint and floor plan
  • historic period
Homeowners often become frustrated when trying to identify the style of their houses. This is because most buildings are actually a combination of several styles. Modern-day homes are often called Neo-eclectic, meaning they are an eclectic mix of details borrowed from many times, places, and building traditions. 
------------

Architecture Timeline

Historic Periods and Styles

By , About.com Guide

Modern columns / curves in 2008 federal courthouse imitate classical design from ancient Greece
Modern columns in this 2008 courthouse are influenced by Classical architecture of ancient Greece (larger view)
Moshe Safdie designed U.S. Federal Courthouse, Springfield, Massachusetts © Jackie Craven
 
How did the world's great buildings evolve? Let's trace the history of architecture, beginning with the first known structures made by humans up to the soaring skyscrapers of the modern era. This quick review Western architecture illustrates how each new movement builds on the one before. Although our timeline lists dates, historic periods do not start and stop at precise points on a calendar. Periods and styles flow together, sometimes merging contradictory ideas, sometimes inventing new approaches, and often re-awakening and re-inventing older movements. Dates are always approximate: Architecture is a fluid art.
Architecture in Prehistoric Times
Before recorded history, humans constructed earthen mounds, stone circles, megaliths, and structures that often puzzle modern-day archaeologists. Prehistoric architecture includes monumental structures such as Stonehenge, cliff dwellings in the Americas, and thatch and mud structures lost to time.
Ancient Egypt
3,050 BC to 900 BC In ancient Egypt, powerful rulers constructed monumental pyramids, temples, and shrines. Far from primitive, enormous structures such as the Pyramids of Giza were feats of engineering capable of reaching great heights.
Classical
850 BC to 476 AD From the rise of ancient Greece until the fall of the Roman empire, great buildings were constructed according to precise rules. The Classical Orders, which defined column styles and entablature designs, continue to influence building design in modern times.
Byzantine
330 to 500 AD. After Constantine moved the capital of the Roman empire to Byzantium (now called Istanbul), Roman architecture evolved into a graceful, classically-inspired style that used brick instead of stone, domed roofs, elaborate mosaics, and classical forms.
Romanesque
500 to 1200 AD
As Rome spread across Europe, heavier, stocky Romanesque architecture with rounded arches emerged. Churches and castles of the early Medieval period were constructed with thick walls and heavy piers
Gothic Architecture
1100 to 1450 AD
Pointed arches, ribbed vaulting, flying buttresses, and other innovations led to taller, more graceful architecture. Gothic ideas gave rise to magnificient cathedrals like Chartres and Notre Dame.
Renaissance Architecture
1400 to 1600 AD A return to classical ideas ushered an "age of "awakening" in Italy, France, and England. Andrea Palladio and other builders looked the classical orders of ancient Greece and Rome. Long after the Renaissance era ended, architects in the Western world found inspiration in the beautifully proportioned architecture of the period.
Baroque Architecture
1600 to 1830 AD In Italy, the Baroque style is reflected in opulent and dramatic churches with irregular shapes and extravagant ornamentation. In France, the highly ornamented Baroque style combines with Classical restraint. Russian aristocrats were impressed by Versailles in France, and incorporated Baroque ideas in the building of St. Petersburg. Elements of the elaborate Baroque style are found throughout Europe.
Rococo Architecture
1650 to 1790 AD During the last phase of the Baroque period, builders constructed graceful white buildings with sweeping curves. These Rococo buildings are elegantly decorated with scrolls, vines, shell-shapes, and delicate geometric patterns.
Neoclassicism in Architecture
1730 to 1925 AD A keen interest in ideas of Renaissance architect Andrea Palladio inspired a return of classical shapes in Europe, Great Britain and the United States. These buildings were proportioned according to the classical orders with details borrowed from ancient Greece and Rome.
Art Nouveau Architecture
1890 to 1914 AD Known as the New Style, Art Nouveau was first expressed in fabrics and graphic design. The style spread to architecture and furniture in the 1890s. Art Nouveau buildings often have asymmetrical shapes, arches and decorative surfaces with curved, plant-like designs.
Beaux Arts Architecture
1895 to 1925 AD Also known as Beaux Arts Classicism, Academic Classicism, or Classical Revival, Beaux Arts architecture is characterized by order, symmetry, formal design, grandiosity, and elaborate ornamentation.
Neo-Gothic Architecture
1905 to 1930 AD In the early twentieth century, Gothic ideas were applied to modern buildings. Gargoyles, arched windows, and other medieval details ornamented soaring skyscrapers.
Art Deco Architecture
1925 to 1937 AD Zigzag patterns and vertical lines create dramatic effect on jazz-age, Art Deco buildings. Interestingly, many Art Deco motifs were inspired by the architecture of ancient Egypt.
Modernist Styles in Architecture
1900 to Present. The 20th and 21st centuries have seen dramatic changes and astonishing diversity. Modern-day trends include Art Moderne and the Bauhaus school coined by Walter Gropius, Deconstructivism, Formalism, Modernism, and Structuralism.
Postmodernism in Architecture
1972 to Present. A reaction against the Modernist approaches gave rise to new buildings that re-invented historical details and familiar motifs. Look closely at these architectural movements and you are likely to find ideas that date back to classical and ancient times.

Architectural Periods and Your House

For a history of houses and information about housing styles from Colonial to Victorian to modern-day, see Guide to American Homes, 1600 - Present

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

Zen architecture-Kiến trúc Thiền

Kiến trúc Thiền (Zen architecture).

http://kientrucxd.blogspot.com/2010/01/kien-truc-thienzen-architecture.html

The enso, a symbol of Zen BuddhismZen có nghĩa là "thiền" trong tiếng Nhật (禪宗 Thiền Tông - xem http://en.wikipedia.org/wiki/Zen).





Zen hiện hữu ở sự liên tưởng. Vì thế, sự ứng dụng của Zen vào không gian sống của chúng ta cũng rất linh hoạt. Không cần không gian mênh mông, không cần vị trí giữa một thiên nhiên hoang sơ lý tưởng, một lối đi nhỏ lát đá tự nhiên len lỏi giữa cây cỏ trong căn nhà phố, hay một phòng ngủ với nệm đặt trên sàn lát gỗ thô mộc cũng đủ gợi nhớ về Zen.Từ các khái niệm đó, chúng ta nên hiểu nội thất mang phong cách Zen không chỉ đơn thuần trong kiểu dáng, vật liệu hay màu sắc hài hoà. Có thể nói Zen không chỉ gói gọn trong không gian nội thất. Zen hiện hữu trong mọi hoạt động ăn, ngủ, làm vườn, trang trí nhà cửa, tạo thành một “không gian sống” mà con người sẽ đạt đến trạng thái bình an, cởi bỏ tất cả những ràng buộc ưu tư.

Một số khách hàng đến gặp KTS và yêu cầu thiết kế cho họ một nội thất thật “Zen”. Nhưng khi làm việc cụ thể, họ chưa hiểu hết về Zen, chỉ nghe ai đó nói rồi thấy hay và muốn có một không gian nội thất như vậy cho ngôi nhà của mình. Vậy Zen là gì? Nó hiện hữu như thế nào trong phong cách nội thất?
Zen - "thiền" hướng đến sự đơn giản, tinh khiết và thiên nhiên, Zen hoá giải tất cả những gì quá trang trọng, phô trương hay quá bày biện. Kiến trúc Thiền thể hiện giản dị nhưng hướng nội với ý nghĩa tâm linh thuần khiết và sự hài hoà giữa con người với thiên nhiên(con người là 1 phần tử trong thiên nhiên - vũ trụ).
 
Hình 1: Không gian mang phong cách Zen sẽ là một sự dẫn dắt nhịp nhàng từ bên ngoài đến không gian nội thất bên trong. Mục đích chính của Zen là làm cho con người và thiên nhiên hoà hợp.
Không gian mang phong cách Zen sẽ là một sự dẫn dắt luân chuyển nhịp nhàng từ bên ngoài đến không gian nội thất bên trong, như một vòng luân hồi không bao giờ chấm dứt (hình 1).

Hình 2, 3, 4: Sự chuyển tiếp nhịp nhàng giữa không gian trong và ngoài nhà
Căn nhà trên là một dẫn chứng. Qua hàng tre trước cổng, bạn như bước vào một thế giới khác, hoàn toàn tĩnh lặng. Sau khi bước lên các bậc thang, bạn sẽ ngỡ ngàng trước một mặt nước mênh mông mà khởi nguồn của nó là một con lạch nhỏ. Mặt nước cứ mênh mang chảy mãi như sự vận động không ngừng của sự sống (hình 2,3).
Toàn bộ căn nhà được bố trí tuân thủ theo kim - mộc - thuỷ - hoả - thổ, thể hiện sự hoà hợp giữa con người và tinh khí của đất trời. Ở đó, tất cả các giác quan của bạn sẽ chìm đắm trong bầu không khí của Zen. Từ cái nhìn ấn tượng về sự thô mộc, thiên nhiên của kiến trúc, nhắm mắt lại bạn sẽ cảm nhận mùi hương nồng nàn của cỏ cây, bùn đất, trong âm thanh róc rách của mặt nước và tiếng chuông thoang thoảng trên các đầu hồi. Bạn sẽ phân vân tự hỏi đâu là trong nhà và đâu là ngoài nhà, để cuối cùng nhận ra rằng sẽ không có giới hạn giữa các không gian đó. Tất cả chỉ tồn tại một “thiền đường” thật tĩnh lặng, nơi mà các không gian nội thất như bồng bềnh trôi trên cái sóng sánh của mặt nước bên ngoài. Và ánh nắng bên ngoài như tĩnh lại bởi cái thô mộc và hun hút của bên trong (hình 4).
 
Hình 6: Toàn bộ không khí nội thất sẽ gợi hơi hướng của một buổi trà đạo ở mức tinh tuý nhất
Ngôi nhà Nhật là một ví dụ khác về sự chuyển tiếp nhịp nhàng giữa không gian trong và ngoài nhà. Bạn sẽ nhận ra phong cách Zen ngay từ bên ngoài, từ các đường nét đơn giản, vật liệu thô mộc. Bước qua khu vườn được trang trí trừu tượng bằng các đường lượn sóng tượng trưng cho nước trên cát sẽ làm cho bạn từ từ tĩnh tâm. Bước vào nội thất qua ô cửa, bỏ lại giày dép, đi xuyên qua hành lang với sàn gỗ mộc để bước vào phòng chung trống trải như một tu viện. Thường thì sẽ có một bàn nhỏ làm trung tâm với các gối vuông nhỏ xung quanh. Toàn bộ không khí đó sẽ gợi hơi hướng của một nghi thức trà đạo ở mức độ tinh tuý nhất. Việc cởi bỏ các vật dụng mang bên mình như giày dép để bước vào một không gian đơn giản đến trần trụi sẽ mang lại cảm giác như tự thân mình gột rửa những ràng buộc vô thường, để chiêm nghiệm như một thiền sư (hình 6).
Zen tin vào bản thân của chính sự vật. Vì thế nội thất mang phong cách Zen sẽ thể hiện được bản chất thật của các vật thể cấu thành không gian đó. Zen đề cao giá trị tinh khiết và tự nhiên của vật liệu và sử dụng chúng thô mộc, trần trụi. Với Zen, không gian nội thất sẽ mang đậm hơi hướng của tự nhiên (hình 5).

Hình 5: Zen đề cao giá trị tinh khiết, tự nhiên của vật liệu và sử dụng chúng thô mộc, trần trụi.
“Zen sao chép lại cái hồn của thiên nhiên, không phải đơn thuần là hình dạng bên ngoài của nó. Viên đá là viên đá, cái cây là cái cây. Chúng ta có thể dễ dàng nói, nhưng không bao giờ có thể thấu hiểu điều mình nói cho đến khi khiêng viên đá trên tay và cảm nhận hơi lạnh của nó thấm vào lồng ngực, hay vuốt tay dọc theo thân cây và cảm thấy sự vỡ vụn của những vỏ cây còn sót lại trên tay…” (trích Living with Zen). Không gian nội thất mang phong cách Zen sẽ giúp ta cảm nhận được các vân của gỗ, những sớ đan của chiếu và cái xù xì của đá thiên nhiên.Thông thường, trong các không gian nội thất Nhật mang phong cách Zen là sự mở rộng đi cùng với sự nhẹ nhàng và linh hoạt. Kết cấu được phơi bày ra và tường là các vách trượt di động bằng giấy. Động tác trượt nhẹ các vách ngăn mang nét tinh tế hơn là mở cửa bản lề, nó cho bạn chuyển tiếp nhìn vào không gian kế cận một cách nhịp nhàng mà không bị sự can thiệp sỗ sàng của kiến trúc.
Hình 7: thiên nhiên bên ngoài trở thành một phần không thể thiếu của nội thất Zen
Sàn được che phủ bằng vật liệu thô mộc, thiên nhiên, như gỗ có vân hoặc chiếu đệm. Vật dụng là tối thiểu nên sẽ không có ghế và tầm mắt nhìn sẽ thấp hơn rất nhiều so với căn nhà phương Tây. Một cách nào đó, nội thất Zen phản chiếu tinh thần của thiên nhiên bên ngoài, không chỉ qua vật liệu mà còn qua sự giao hưởng giữa ánh sáng và bóng tối. Bao bọc không gian nội thất Nhật là các bức màn trượt che bằng giấy, nơi mà ánh sáng thiên nhiên có thể xuyên qua.Trong không gian đó, ta có thể cảm nhận ánh sáng yếu ớt của mùa đông cũng như cái rực rỡ của mặt trời mùa hè. Và cũng trong đó, bóng đổ của cây cối xung quanh lên các mành ngăn bằng giấy thay đổi từ lúc xum xuê cành lá đến lúc chỉ còn thân trơ trụi đã gửi đến thông điệp xuân hạ thu đông cho không gian nội thất (hình 9).
Hình 8: có thể tạo một patio nhỏ như thế này trong nhà phố cũng đủ gợi hơi hướng phong cách Zen.
Các đường thẳng đơn giản, chi tiết hoa văn được tiết giảm tối thiểu và màu sắc sử dụng một cách kiềm chế. Tất cả các yếu tố đặc trưng đó của nội thất mang phong cách Zen có chung mục đích: tạo một không gian sống thật đơn giản đến mức tối thiểu, trong đó tất cả những trang trí nặng nề, rườm rà đều bị lược bỏ. Nhưng điều đó không làm cho nội thất mang tính khắc kỷ. Trái lại, sự chuyển tiếp nhịp nhàng giữa trong và ngoài nhà, cách sử dụng khéo léo ánh sáng gián tiếp, nhẹ nhàng và vật liệu thô mộc sẽ tạo ra một môi trường sống mang tính thiền định và gần gũi với thiên nhiên.

Hình 9: bóng đổ của cây cối bao bọc xung quanh lên các mành ngăn bằng giấy.
Sự nhấn mạnh vào tính đơn giản đã làm các thiết kế mang phong cách Zen mang đậm hơi hướng hiện đại dưới cái nhìn của phương Tây. Nó làm liên tưởng đến phong cách Minimalist (tối giản). Tuy nhiên, không gian nội thất Minimalist của phương Tây lại thiên về “màu sắc của ánh sáng tự nhiên”, trong khi nội thất Zen lại hướng về “màu sắc pha trộn của bóng tối”. Nói cách khác, ánh sáng trong nội thất Zen được sử dụng gián tiếp hoặc dùng ánh sáng của đèn lồng… Vật liệu trong không gian Minimalist lại mang hơi hướng đơn giản, hi-tech, nhân tạo. Ngược lại ở nội thất Zen, vật liệu hướng đến sự thô mộc thiên nhiên. Hiện nay, cũng có khuynh hướng pha trộn giữa hiện đại phương Tây và Zen truyền thống để tạo nên phong cách Zen hiện đại, khác với khuynh hướng Zen truyền thống chỉ mang đậm tính chất Á Đông.
Hình 10, 11: “Zen hiện hữu trong mọi hoạt động sống của chúng ta. đây là một cách bài trí bàn ăn phong cách zen theo thuyết luân hồi của đạo phật. sự tròn trịa của đĩa, chén - một vũ trụ bên trong một vũ trụ. tất cả những gì là chúng ta và tất cả những gì chúng ta làm đều được cấu trúc từ vòng luân hồi vĩnh cửu” (trích Living with zen). Cách ăn uống đơn giản sử dụng nguyên liệu thiên nhiên không chế biến nhiều, bài trí trong tô có dạng tròn, tượng trưng cho sự hoà hợp giữa con người và thiên nhiên.
Hình 12, 13: Phòng ngủ với màu sắc đơn giản, vật liệu thô mộc - một ví dụ điển hình cho phong cách Zen.
“Nội thất mang phong cách Zen hiện đại - kết hợp giữa không gian hiện đại phương tây và các vật dụng trang trí phương đông. các đồ tạo tác đông - tây có thể kết hợp hay hoán đổi cho nhau - điều quan trọng nhất là sử dụng chúng như thế nào trong tổng thể. không gian toàn trắng giúp cho các vật trang trí khác kiểu hợp nhất lại một cách nhịp nhàng” (trích Living with zen).
Hình 14: Phong
cách Zen đơn giản và thô mộc.
Hình 15: Kết hợp giữa không gian hiện đại phương tây và các vật dụng trang trí phương đông .
Hình 16: Phong
cách minimalism đơn giản và hi-tech.
Với ảnh hưởng của Thiền tông, bắt đầu từ thời Kamakura (1185-1333) các chùa Nhật theo Thiền tông đã có nhiều thay đổi về kiến trúc:
Đơn giản đi và trở về với kiểu Shinto.
Thêm vào là các bức tường giấy ngăn không gian nội thất. Giấy này được làm từ lúa gạo.
Các cửa sổ và màn che được trổ thêm ra phía vườn làm chỗ lấy ánh sáng để đọc và viết gọi là kiểu dáng shoin.
Ngày nay, các kiểu dáng shoin này đã được tiếp nối qua các thiết kế chi tiết thêm vào của các trà đường.
Các kiến trúc Thiền đã thể hiện tính cởi mở, nhẹ nhàng, và hoà vào thiên nhiên giúp rất nhiều có các ngôi nhà hay đền đài Nhật Bản vượt qua được thử thách của các địa chấn. Tuy nhiên, mục tiêu chính của kiểu kiến trúc này là để tạo bầu không khí an nhiên và cởi mở của tâm.
Vườn Thiền(Zen garden)
Các ngôi vườn Phật giáo đã có từ rất lâu (thế kỉ thứ 6) nhưng những nét đặc trưng về khung cảnh khô (dry landscape) của kiến trúc vườn Thiền mãi đến thế kỷ 14 mới bắt đầu. Một số vườn Thiền chỉ bao gồm sự kết hợp của các khối đá. Tuy nhiên những điểm nổi bật của một mảnh vườn Thiền Nhật bản thường là:
Khung cảnh khô tạo nên một sắc thái giống các tranh vẽ 3 chiều.
Mảnh vườn không quá lớn, về kích cỡ gần với một sân chơi nhỏ hơn là một khu vườn.
Có dùng tới các hiệu ứng tâm lý tạo cảm giác về không gian và khoảng cách như là việc thiết trí các cây bonsai nhỏ làm nền. Các non bộ (hay tảng đá) được đặt cẩn thận gợi cảm của núi non hùng vĩ.
Cát được trải thành các dòng chảy nhỏ, tạo ra hình ảnh của nước.
Cách bài trí không đối xứng và dùng cây cỏ sắp xếp giản dị và là loại cây dễ tìm. Phản ánh khung cảnh thiên nhiên.
Triết lý của vườn Thiền là một sự cố gắng nắm bắt tinh thần hay cốt tủy của thiên nhiên hơn là một sự bắt chước thiên nhiên. Do đó, các mảnh vườn này có thể rất trừu tượng.
Zen Architecturehttp://ps.vimeo.com.s3.amazonaws.com/629/62960_300.jpghttp://blog.lib.umn.edu/acom0003/architecture/zen_garden_kyoto.jpghttp://www.awilliamsphotography.com/images/Zen-2.jpg


http://www.danhagerman.com/images/Tofukuji%20Courtyard.jpghttp://soulofthegarden.com/Images/CrossingsSpaInterior.jpghttp://www.danhagerman.com/images/Tofukuji%20Moss%20Garden.jpg


http://www.syncronos.com/blog/wp-content/uploads/2008/12/royoan-ji-zen-garden.jpghttp://trishamillerthailand.info/blog/wp-content/uploads/2009/10/1256217898-fosc-033.jpghttp://www.danhagerman.com/images/Tofukuji%20Zen%20Garden.jpg
Rees jane street
Casa Tolo by Alvaro Leite Siza Vieira on Materialicious.


Casa tolo int

Architecture-Page | North Carlton Green House by Zen Architectshttp://www.danhagerman.com/images/Tofukuji%20Stones.jpg Architecture-Page | North Carlton Green House by Zen Architects
Architecture-Page | North Carlton Green House by Zen Architectshttp://www.civilization.ca/cmc/exhibitions/cmc/architecture/images/tour173b.jpghttp://www.thegrowspot.com/landscape/ryoanji.jpg
Paul Discoe, who designed the cardboard zendo for a Swiss... Roslyn Banish / SFChttp://www.danhagerman.com/images/Ryoanji%20Rock%20Garden.jpghttp://ai-designstudio.net/files/catalog/AI%20Architecture%20-%20ZEN%20-%20japanese%20garden%203.jpg

Vườn Thiền Nhật Bản

Các bạn có bao giờ để ý đến khu vườn nhà mình không? Kiểu như khu vườn nhà mình có mấy cây hoa, mấy cây rau, khi nào thì nở hoa nhiều nhất...Hoặc là thỉnh thoảng các bạn có sắp xếp lại mấy chậu cây cảnh để thay đổi không khí, hoặc khiến cho khu vườn của mình trở nên ý nghĩa hơn, cho dù ý nghĩa ấy chỉ có bạn mới nghĩ ra và cảm nhận được.
Thông thường thì các khu vườn phương Tây hay kể cả vườn Việt Nam nhà mình, hay trồng thật nhiều hoa với những sắc màu dịu dàng hay rực rỡ để tô điểm thêm cho căn nhà và khoảng sân, phải không? Nhưng với người Nhật, khu vườn không chỉ dùng để tô điểm cho căn nhà đâu. Làm vườn được họ coi là một nghệ thuật cao quý cần được lưu giữ vào bảo tồn. Và khu vườn chính là tuyệt tác của những nghệ nhân làm vườn. Mọi thứ từ cây cối cho đến những đồ vật đặt trong khu vườn đều có xu hướng thiên về tâm linh, một thứ tâm tưởng thuộc về nơi linh thiêng, cao quý. Nhìn vào khu vườn truyền thống của Nhật, chúng ta sẽ thấy một không gian yên ắng, thanh bình đến trống trải. Nhưng điều đó không khiến người ta cảm thấy nhàm chán, ngược lại càng khiến chúng ta tò mò hơn, và sẽ ngắm nhìn khu vườn lâu hơn, kỹ hơn, để rồi tìm ra được sự cầu kỳ và tinh tế trong thiết kế của khu vườn, đồng thời khám phá ra chính bản thân và tâm hồn mình. Nếu bỏ thời gian ra để khám phá khu vườn Nhật Bản và ý nghĩa của nó, chắc chắn bạn sẽ còn thấy nhiều điều hấp dẫn và thú vị hơn nữa.
Một khu vườn Nhật cơ bản thường bao gồm các yếu tố: hồ nước, đá, cây và những thực vật nhỏ hơn. Theo những nghệ nhân làm vườn, khu vườn là sự mô tả thiên nhiên một cách chính xác nhất và cũng thể hiện được lòng kính trọng của con người đối với tự nhiên. Thậm chí nhìn vào khu vườn Nhật, bạn còn có thể thấy được cả 4 mùa trong đó. Phong cách thiết kế khu vườn Nhật Bản có rất nhiều loại, nhưng chủ yếu nhất vẫn là 3 phong cách truyền thống: Karesansui, Chaniwa và Tsukiyama.
Mở đầu cho loạt bài về các phong cách thiết kế vườn Nhật này, Ichi sẽ giới thiệu tới các bạn khu vườn theo phong cách Karesansui.
Karesansui (枯山水), có nghĩa là vườn khô, còn được gọi là vườn đá hay khu vườn có dòng suối khô. Đây là khu vườn có sự kết hợp chặt chẽ với Phật giáo Thiền phái, là phong cách duy nhất chỉ có ở Nhật, nên cũng có nơi gọi là vườn Thiền. Trong kiểu thiết kế này, vẻ đẹp của thiên nhiên được miêu tả theo quan niệm trừu tượng bằng cách sử dụng đá, cát, sỏi và những miếng rêu. Rất ít cây cỏ, thậm chí có nơi không hề có. Khu vườn được thiết kế trông như những hòn đảo hay ngọn núi nổi lên trên giữa mặt nước mênh mông trong khi không hề sử dụng một chút nước nào.
Nước ở đây chính là cát trắng được cào thành những vòng tròn gợn sóng xung quanh những hòn đá - tượng trưng cho những hòn đảo và núi non của Nhật Bản. Những viên sỏi hay phiến đá phẳng sẽ tượng trưng cho những cây cầu. Và một điều đặc biệt là, khu vườn luôn được thay đổi theo một thời gian nhất định. Những hòn đá, những làn sóng cát được sắp xếp lại theo chủ ý của chủ nhân khu vườn, nhưng những hòn sỏi hay phiến đá thì rất ít khi được sắp xếp lại, chúng chỉ được xếp lại theo một trật tự mới mỗi khi có sự can thiệp của thời tiết hoặc do sự vô tình của con người.
Một trong những nghệ nhân làm vườn Thiền được biết đến sớm nhất là Musou Kokushi (1275 – 1351), là người đã dựng lên 66 ngôi miếu đạo Thiền khắp đất nước Nhật Bản, và thiết kế hàng tá khu vườn Thiền ở Kamakura và cả Kyoto. Nhưng khu vườn Thiền khô được biết đến đầu tiên lại là vào năm 1251, nó thuộc về chùa Kenchou ở Kamakura – 1 trong 5 ngôi chùa Thiền lớn nhất thời Kamakura. Kenchou đã trở thành trung tâm Phật giáo Thiền phái lớn nhất dưới sự bảo trợ của nhà nước.
Vì Karesansui tập trung nhấn mạnh vào một không gian trống trải, tạo ra một vẻ đẹp tĩnh tại mà huyền bí, nên các chùa chiền, miếu mạo theo Thiền phái mới sử dụng nó. Theo kiểu thiết kế của Karesansui thì cách tốt nhất để ngắm khu vườn chính là khi bạn ngồi một mình, và theo đúng tư thế trang trọng nhất của Thiền phái.
Một số người nhìn thấy những ngọn đồi nhọn chọc thẳng lên những đám mây lớn.
Một số người nhìn thấy những con hổ lớn đang vượt sông.
Một số người nhìn thấy những hòn đảo đang nổi lên giữa biển.
Một số người lại nhìn thấy một cái hồ hay thậm chí là thiên đường.
Một số người khác lại chẳng thấy gì ngoài những hòn đá.
Tất cả vẫn là Karesansui. Cũng vì mang vẻ đẹp huyền bí mà bản thân mỗi người, từ khách du lịch cho đến các vị tăng lữ khi ngắm Karesansui đều có thể cảm nhận được nhiều ý nghĩa và có những cách nhìn khác nhau như thế. Nhưng tất cả đều cảm thấy được tâm hồn mình đang lắng lại, yên bình hơn, thậm chí có thể nhìn lại chính mình và tìm ra điều quan trọng nhất của cuộc đời.
Cuộc sống hiện đại luôn tràn ngập những những điều phức tạp và rối rắm. Chúng ta cứ phải sống trong cái mớ hỗn độn ấy mà không biết gỡ ở đâu, và gỡ thế nào. Ngồi ăn sáng ta nghĩ về công việc trong ngày. Đến công sở hay trường học ta lại nghĩ đến chuyện về nhà, về nhà rồi ta lại nghĩ đến chuyện cuối tuần này làm gì. Và thời gian cứ thế trôi đi, ngày nào cũng thế, tuần nào cũng thế, tháng nào cũng thế, chúng ta cứ quanh quẩn ở một nơi ấy, một công việc ấy và cùng một suy nghĩ ấy...
Rồi đến khi nhìn vào một khu vườn trống trải, tĩnh mịch, chẳng có gì vướng vào mắt cả, tự dưng những suy nghĩ bề bộn biến mất, thay vào đó là một tâm trạng thoải mái, đầu bạn tự dưng nhẹ hẳn đi, tâm hồn bạn trở nên thanh thản hơn, bởi không phải bận tâm về cuộc sống hối hả thường ngày, lúc đó chính là lúc bạn nghĩ về bản thân. Thanh lọc tâm hồn, cũng giống như thanh lọc những giọt nước, bạn cứ để yên như thế, những hạt bụi sẽ lắng xuống đáy, những giọt nước sẽ trở nên trong vắt và ngọt mát.
Vì sao chúng ta không thể nhận thức được hết sự thật một cách chính xác nhất? Đó là do tầm nhìn hạn chế của chúng ta, chỉ nhìn theo một hướng bằng con mắt chủ quan. Những quyết định lầm lẫn từ đó mà sinh ra. Khu vườn Thiền ở ngôi chùa Ryuuan, có khoảng 15 hòn đá luôn được sắp xếp một cách cố ý sao cho khi nhìn từ mọi góc độ, ta cũng chỉ nhìn thấy được 14 hòn đá mà thôi. Giống như thế, trong cuộc sống hiện thực, chúng ta không thể nhìn thấu mọi thứ. Chỉ có bằng suy ngẫm ta mới có thể sáng suốt hơn, thanh thản hơn, và đó chính là điều mà Karesansui nói riêng cũng như Thiền phái nói chung muốn mọi người hướng tới.
Khu vườn Karesansui độc đáo này không chỉ là một thắng cảnh, một nét văn hoá cần gìn giữ mà còn mang một vẻ huyền bí đậm chất Phương Đông phải không các bạn? Khi nào các bạn có ghé thăm khu vườn này, nhớ kể lại cho Ichi nghe xem các bạn đã nhìn thấy những gì với nhé!
Khu vườn thứ hai mang tên Chaniwa (茶庭), được ghép từ chữ Trà (Cha - 茶) và chữ Viên (Niwa –庭 ), dịch nghĩa ra sẽ là Vườn Trà. Sở dĩ có tên như vậy là bởi khu vườn có liên hệ mật thiết với Trà Đạo. Khi tham gia vào nghi lễ thưởng trà (Chanoyu) của người Nhật, bạn sẽ phải vào Trà thất (Chashitsu), và Trà thất thì lại nằm trong Chaniwa. Nói cách khác, Chaniwa là khu vườn được thiết kế để dành cho những nơi có tổ chức Chanoyu.
Xuất hiện từ thế kỷ 14, thời đó Chaniwa không phải là khu vườn mà ai cũng có thể hiểu hết được vẻ đẹp của nó. Khu vườn đơn thuần chỉ là những bụi hoa hoặc cây nhỏ xanh mướt, xuyên qua chúng là những lối đi hẹp được làm một cách cẩn thận, có lát những bậc đá để bước lên, dẫn đến Trà thất. Con đường này gọi là nobedan, và những bậc đá đó được gọi là tobi-ishi, hoặc nori-no-ishi. Trong những bậc đá ấy, có 3 bậc đá có tên riêng: Yaku ishi – hòn đá lớn nhô lên nhằm nhấn mạnh khung cảnh nổi bật của khu vườn, fumi ishi – hòn đá cuối cùng để khách bước lên vào Trà thất, và fumiwake ishi – cao hơn và to hơn những hòn đá khác, thường đặt ở chỗ giao nhau của những nobedan.
Có rất nhiều cách sắp xếp tobi-ishi, phổ biến nhất vẫn là xếp theo đường thẳng từng hòn một – chokuuchi, ngoài ra còn có các cách khác như: niren’uchi – mỗi một bậc đá gồm 2 hòn đá xếp ngang nhau, sanren’uchi – hàng 3 hòn đá, goren’uchi – hàng 5 hòn đá, shichi-go-san – hàng xếp theo kiểu 7-5-3, shisankuzushi – hàng 3-4 theo kiểu zic zắc, chidorigake – hàng xếp xen kẽ kiểu zic zắc, gankouuchi – xếp theo hình đàn ngỗng bay, konohauchi – kiểu “lá vàng rơi” và tanzakuuchi – xếp hình chữ nhật.
Ngoài nobedan, Chaniwa còn có thêm những đặc trưng khác, đó là tourou – đèn đá, koshikake machiai – nơi dừng chân có ghế băng dài để ngồi chờ, sunasetchin – khu vệ sinh, tsukubai – bể nước bằng đá để cho khách rửa tay trước khi bước vào Trà thất, và nakakuguri – cổng nhỏ để bước vào vườn (còn gọi là Chuumon). Có nơi dựng đến 2 nakakuguri để tạo nên cảm giác chia đôi khu vườn, nhưng cũng có nơi sau khi bước qua nakakuguri thứ 2 rồi, bỗng xuất hiện thêm 1 nakakuguri thứ 3!
Tourou và tsukubai
Nobedan
Nakakuguri
Đôi lúc ta cũng bắt gặp một khu vườn Trà chỉ có nobedan mà không có những thứ kia, và vì thế mà Chaniwa còn có tên là Rojiniwa – khu vườn có lối đi hẹp.
Một nghi thức bắt buộc dành cho khách thưởng trà trước khi bước vào Trà thất, đó chính là phải thanh tẩy cơ thể. Nơi để thanh tẩy chính là bể nước bằng đá tsukubai. Tất nhiên không phải ra tsukubai đứng dội nước xối xả lên người đâu, đây là bể nước lộ thiên đấy ^^, mà chỉ rửa tay thôi (nếu bạn ko đi tất đi giày mà đi dép thì cũng phải rửa cả chân luôn đó nha). Chúng ta vẫn thường rửa tay trước khi ăn cơm mà, cho nên rửa tay trước khi tham gia một nghi thức trang trọng như trà đạo thì đúng là thật cần thiết phải không? Vì tsukubai là một bể nước thấp, nên khách phải cúi người thậm chí là quỳ xuống để rửa tay. Như thế để chứng tỏ sự khiêm tốn và nhún nhường của mình khi thưởng trà. Còn có một loại bể khác cao hơn, gọi là chozubachi, nhưng loại này chỉ có ở ngoài đền thờ miếu mạo mà thôi.
Trong Thiền phái, chủ nghĩa đơn giản và sự suy ngẫm trong yên lặng là những bước rất quan trọng để khai sáng tâm hồn cũng như lý trí.
Mục đích thiết kế Chaniwa một cách đơn giản với yếu tố chủ đạo là đá chính là để tạo ra sự cô độc và tách rời khỏi thế giới hiện tại cho người tham gia Chanoyu, khiến chủ nhân nghi lễ cũng như người khách được mời đến thưởng trà trở nên tập trung hơn, có thể cảm nhận được sâu sắc hơn hương vị của trà, sự tôn nghiêm và thành kính của cả 2 bên chủ - khách, cảm thấy trân trọng hơn cái giây phút “nhất kỳ nhất hội” ấy, đồng thời có được khoảnh khắc yên bình tĩnh lặng hiếm có giữa cuộc sống hối hả nhộn nhịp thường ngày.
Đơn giản, không cầu kỳ và bí ẩn như Karesansui nhưng lại mang một vẻ tôn nghiêm, trầm mặc, đó chính là Chaniwa. Và như đã nói ở trên, Chanoyu là một nghi thức trang trọng, chỉ những người khách được chủ nhân buổi tiệc trà mời mới được bước vào Trà thất. Do đó, Chaniwa không phải là khu vườn để ai cũng có thể thoải mái bước vào tham quan. Nhưng không vì thế mà nó không mất đi sự nổi tiếng so với những khu vườn truyền thống khác của Nhật Bản. Khi đã bước vào Chaniwa rồi thì bạn sẽ không thể quên được cái ấn tượng mà nó tạo ra cho người xem: sự đơn giản, tĩnh mịch đến mức bạn không dám thở mạnh vì sợ sẽ phá vỡ cái không khí trang nghiêm và thành kính ấy.
Thế là chúng ta đã biết được 2 trong 3 loại vườn truyền thống đặc trưng nhất của Nhật rồi nhỉ. Hôm nay Ichi xin được giới thiệu đến các bạn loại vườn cuối cùng : Tsukiyama.
Tsukiyama (築山), nghĩa là “hòn non bộ”, được dựng lên với yếu tố chủ đạo là những ngọn núi nhân tạo, do đó nó còn được gọi là Vườn Đồi. Vườn Đồi được thiết kế để mang lại ấn tượng về một vùng đất rộng lớn, mặc dù hầu hết các khu vườn như thế này thực sự không lớn lắm, thậm chí là nhỏ. Đặc trưng của khu vườn kiểu này là những ngọn đồi, dòng suối, con thác nhỏ, những ao hồ trong veo, bên cạnh là cây cầu bắc ngang, điểm xuyết vào đó những bụi cây xanh tươi hay những bông hoa khoe sắc, những con đường nhỏ quanh co, y hệt như một bức tranh thu nhỏ của thiên nhiên rộng lớn. Có thể nói, Tsukiyama là khu vườn được thiết kế mô phỏng theo thế giới thiên nhiên chỉ bằng những yếu tố cơ bản của tự nhiên.
Tsukiyama trở nên nổi tiếng kể từ thời Edo, với tên gọi cũ là Kasan – 1 khu vườn với những ngọn đồi nhân tạo, được thiết kế trái ngược hẳn với Hiraniwa - Vườn phẳng – là những khu vườn bình thường như những khu vườn phổ biến trong mọi ngôi nhà.
Vườn Đồi được thiết kế chủ yếu dựa trên yếu tố Đồi núi và những đường viền quanh chân đồi, đây là kiểu thiết kế phổ biến nhất. Ngoài ra, những yếu tố như suối, ao hồ, bụi cây hay cây nhỏ các loại sẽ được dùng để làm nổi bật lên yếu tố chủ đạo đó.
Có một cây đặc biệt được trồng ở trên trước mặt ngọn đồi, đóng vai trò trung tâm của khu vườn - gọi là Shuboku (cây chủ), và cây đó có thể là cây thông (matsu) hoặc cây sồi, thỉnh thoảng người ta cũng dùng cây sakura hoặc liễu để làm Shuboku, nhưng chỉ với những khu vườn cá nhân được thiết kế theo sở thích cá nhân thôi.
Còn với những Vườn Đồi ở chùa chiền như chùa Tenryu và Saihou ở Kyoto là những khu vườn trang trọng đầy tôn nghiêm thì chỉ sử dụng thông hoặc sồi làm Shuboku. Bên cạnh Shuboku, cần chú ý thêm một điểm nữa là Hashibasami no ishi – những hòn đá xếp dưới chân cầu với ý nghĩa tương trợ và tượng trưng cho sức mạnh.
Không chỉ có cây cỏ, non nước không, một số Vườn Đồi còn có cả rùa và hạc, được xếp ở 2 hòn đảo riêng biệt. Vì theo thần thoại Trung Hoa và Nhật Bản, rùa và hạc là 2 linh vật biểu trưng cho sự trường thọ và cuộc sống hạnh phúc. Nếu 2 linh vật ấy đứng cùng nhau trong khu vườn thiên nhiên ấy, thì chúng sẽ mang lại hạnh phúc và sự trường sinh cho gia chủ.
Để ngắm nhìn khu vườn có rất nhiều cách. Theo truyền thống, Tsukiyama thường được thiết kế để có thể đứng một chỗ vẫn có thể quan sát được cả khu vườn, ví dụ như ở hiên nhà hoặc hành lang của những đền chùa miếu mạo. Đó là cách quan sát tốt nhất. Nhưng ngày nay, những khu vườn Đồi hiện đại hơn và rộng lớn hơn với nhiều con đường nhỏ trong vườn cho phép người tham quan có thể đi dạo khắp vườn, đồng thời quan sát được chi tiết và cụ thể hơn vẻ đẹp của khu vườn.
Nếu như 2 loại vườn Karesansui và Chaniwa khiến người xem chìm vào thế giới tâm tưởng đầy tĩnh lặng và suy tư thì Tsukiyama lại khác hẳn. Nó giúp chúng ta về lại với thiên nhiên cây cỏ, sống lại trong thế giới hoang sơ và tự nhiên nhất, cảm nhận được không khí trong lành, sức sống âm ỉ nhưng không ngừng vươn lên trong từng sợi cỏ, hạt sương, tránh xa cuộc sống xô bồ, ồn ã và đầy bon chen.
Thay vào đó là những âm thanh đến từ tự nhiên, tiếng nước chảy róc rách từ những dòng suối nhỏ, tiếng thác nước reo vui trong nắng sớm, hay tiếng những con côn trùng đập cánh trong không trung .... tất cả những âm thanh nhẹ nhàng đầy trong trẻo đó liệu ta có thể tìm lại trong những thành phố công nghiệp hiện đại đầy khói bụi, khí đốt và những nhà máy công xưởng ngày nào cũng ầm ầm tiếng máy móc hoạt động? Quay về với tự nhiên, quan tâm đến thiên nhiên, và hãy bảo vệ thiên nhiên, đó chính là điều mà những nghệ nhân thiết kết Tsukiyama muốn chúng ta để ý và hướng tới.
Những khu vườn mang phong cách Nhật Bản luôn đạt được đồng thời 2 yếu tố lớn: tính thẩm mỹ cao và ý nghĩa sâu sắc. Mỗi khu vườn đều toát lên vẻ đẹp đặc trưng riêng, nhưng những ý nghĩa ẩn sâu trong nó cũng nổi bật không kém. Nó khiến người xem không thể dời mắt hay dời chân ra khỏi khu vườn khi còn chưa tìm hiểu được hết ý nghĩa của nó. Vườn Nhật luôn có một sức hút hấp dẫn đến kỳ lạ với tất cả những ai có ý định bước vào đó.



ZEN

Category: ART, Tag: Đồ họa Thiết kế,Nghệ thuật Thiết kế
02/26/2012 10:33 pm
Phong cách Zen
Với cuộc sống bận rộn hiện nay thì việc tạo được một không gian thư giãn và mời gọi chúng ta là điều cần thiết trong mỗi ngôi nhà.
Tạo ra một không gian với nhiều loại sợi tự nhiên, màu sắc và đồ dùng nội thất lấy cảm hứng từ thiên nhiên là những điều mà phong cách Zen (hay còn gọi là Thiền) hướng tới.
Nếu bạn đang trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng và làm việc quá sức, thì không gian này sẽ giúp bạn giải thoát mình khỏi trạng thái đó, mang lại cho bạn cảm giác tĩnh lặng và thư thái.
Một số đặc điểm của phong cách Zen :
  • Cái tên của nó cũng đã phản ánh được phần lớn những đặc điểm nổi bật của phong cách. Zen - Thiền – sự đơn giản trong kiến trúc, trong cách bài trí nội thất và tinh tế trong kết nối không gian. Đơn giản hoá kiến trúc, nhưng không phải vì thế mà kém phần hiện đại. Cái đơn giản của Zen nằm ở chính trong bản chất nội tại của chất liệu đồ vật kết hợp với sự trang trí của con người. Nó khác với cái đơn giản hiện đại đầy tính ứng dụng với các vật liệu nhân tạo là chính của phương Tây.
  • Chất liệu: Zen đề cao giá trị tinh khiết, nét đẹp tự nhiên của vật liệu và sử dụng chúng dưới dạng thô sơ, gần như không qua gọt dũa hoặc nếu có cũng rất ít. Các chất liệu chủ yếu thường dùng là gỗ, các loại sợi tự nhiên như đay, cỏ các loại sỏi, đá với hình dạng nguyên sơ.
 
Phong cach Zen
 

  • Màu sắc: Zen mô phỏng theo những sắc màu của thiên nhiên. Những màu sắc này sẽ giúp tâm trí của bạn được giải toả khỏi căng thẳng, mang lại sự thư thái và làm giàu trí tưởng tượng, sáng tạo của bạn. Các gam màu nhẹ nhàng như màu xanh da trời, xanh nước biển, vàng kem, trắng đen, nhằm tạo nên một không gian sinh hoat trong lành. 
  • Ánh sáng: Zen được biết đến với các không gian mà ở đó “màu sắc pha trộn bóng tối” – ánh sáng được sử dụng một cách gián tiếp hay dùng ánh sáng của đèn lồng để tạo cảm giác trầm tĩnh.
Cách kết nối không gian: tạo ra một dòng chảy của sự tĩnh lặng, các không gian liên thông với nhau một cách uyển chuyển, nhẹ nhàng và chính sự ngăn cách cách được hạn chế và làm mềm đi. Có khi sự ngăn cách chỉ là ước lệ qua những tấm rèm, hoặc bình phong bằng gỗ, giấy.
Dưới đây là một số mẹo nhỏ để bạn có thể thêm những nét thiền cho ngôi nhà của mình
Phong cach Zen
Thêm yếu tố thiền cho không gian bên ngoài ngôi nhà: Sử dụng nhiều chất liệu gỗ và vật liệu tự nhiên có thể sẽ làm cho phần ngoại thất bên ngoài ngôi nhà của bạn thân thiện và tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên hơn. Nếu có điều kiện, bạn hãy bố trí một khu vườn thiền nhỏ bên ngoài để thư giãn một cách thật sự với thiên nhiên bên ngoài. Chất thiền cũng được thể hiện qua những cây xanh tươi tốt, các tác phẩm điêu khắc Châu Á, và những tảng đá lớn đặt giữa các bãi cát hoặc sỏi trắng.
Liên kết trong và ngoài nhà: Trang trí nội thất theophong cách này chủ yếu dựa vào việc tạo sự liên kết giữa các không gian hoạt động ngoài trời và trong nhà. Bằng cách sử dụng các chất liệu tự nhiên như nứa, cỏ, gỗ, tre và cây cối để làm mờ ranh giới trong và ngoài nhằm xoá bỏ ranh giới cứng nhắc giữa các khoảng trong nhà, cho bạn cảm giác gần gũi, hoà nhập với thiên nhiên. Tận dụng lợi thế của những khung cửa sổ lớn trong nhà để mở rộng tầm nhìn ra bên ngoài và giúp ánh sáng, không khí tươi mới tràn vào trong nhà dễ dàng hơn.
 
Phong cach Zen
 
Mang sự thư giãn vào không gian của bạn: Cụm từ "nội thất Zen" thường mang lại cho bạn cảm giác như trong các spa sang trọng và khu nghỉ dưỡng, gợi lên cảm giác thư giãn, và dành không gian nội thất giúp mọi người tìm thấy sự bình an của nội tâm. Vì vậy, bạn hãy tìm những đồ nội thất tạo cho bạn cảm giác tương tự cho nhà của mình. Nếu bạn đang tìm kiếm đồ nội thất theo phong cách này cho mình thì bạn có thể dành thời gian nghiên cứu thêm về các không gian spa, các khu resort qua internet hoặc đến tận nơi để trải nghiệm và học hỏi cho ngôi nhà của mình.