(sưu tầm)
“Tôi bối rối nhận được tin tôi đã được chọn là người đoạt giải kiến trúc Pritzker năm 1995. Các gương mặt của những người đoạt giải trước đây, từ Philip Jonhson trở đi, luôn tái hiện trong tâm tưởng tôi, và tôi không thể không băn khoăn về những công trình trong tương lai của mình, vì theo tôi làm cũng chính là suy nghĩ, thậm chí nhiều hơn cả trước đây, tôi sẽ đặt những vấn đề hiện đại, đồng thời phản ánh được lịch sử và suy đoán cho tương lai. Đó là lúc tôi chuẩn bị đồ án xây dựng với trách nhiệm lớn hơn. Trong các thế giới đang thay đổi nhanh chóng những giá trị, hi vọng là tôi góp phần cải thiện kiến trúc và thành phố bao gồm cả loài người với sự quan tâm và tình yêu lâu dài.”
“ Trong tất cả các công trình của tôi, ánh sáng là nhân tố kiểm tra quan trọng. Tôi tạo ra những không gian kín đáo chủ yếu bằng những bức tường bê-tông dày. Lý do chủ yếu là tạo nên một chỗ cho cá nhân, một khu vực cho chính mình trong xã hội. Khi những nhân tố bên ngoài đòi hỏi một bức tường không có cửa, thì nội thất phải trọn vẹn đem lại sự thoải mái đặc biệt.”
“ Những thứ như ánh sáng và gió chỉ có nghĩa khi chúng được đưa vào bên trong căn nhà, dưới hình thức cắt từ thế giới bên ngoài. Tôi sáng tạo trên cơ sở hình học những hình tam giác và hình chữ nhật. Tôi cố sử dụng các lực lượng trong khu vực tôi sinh sống để khôi phục sự thống nhất của nhà cửa với thiên nhiên ( ánh sáng và gió ), cái đã mất trong quá trình hiện đại hoá của Nhật Bản trong thời kỳ phát triển nhanh trong khoảng những năm 50 và 60”
“Tôi chưa bao giờ là một sinh viên tốt. Tôi thường thích những cái ở
ngoài lớp học. Khi gần 18 tuổi tôi bắt đầu đi tham quan các đền chùa,
miếu mạo, các phòng trà ở Tokyo và Nara, ở đó có nhiều công trình kiến
trúc cổ truyền có giá trị. Tôi đã học kiến trúc bằng cách đi xem các toà
nhà cụ thể và đọc sách về những công trình đó.”
“ Ngay khi có được quyển sách về Lecorbusier mà đã phải dành dụm
mấy tuần mới mua được, tôi đã vẽ đi vẽ lại các bản vẽ thời kỳ đầu của
ông đến nỗi mà tất cả các trang trở thành đen kịt. Trong tâm tưởng của
tôi thường hay tự hỏi ông đã nghĩ như thế nào về đồ án này hay đồ án
kia.”
“Chất
lượng kết cấu phụ thuộc khá nhiều vào ván khuôn vì ở Nhật Bản có truyền
thống gỗ, nên trình độ khéo léo tay nghề thợ mộc ở đây rất cao. Việc
ghép ván khuôn không để một giọt nước nào rỉ qua chỗ ghép phụ thuộc vào
đó. Ván khuôn kín nước là vô cùng quan trọng, nếu không bình thường có
thể rõ bề mặt có thể bị rạn nứt.”“ Tôi mất nhiều thời gian như một đứa trẻ quan sát xưởng mộc bên kia đường phố, đối diện với nhà mà ở đó tôi đã lớn lên. Tôi bắt đầu quan tâm đến việc làm các hình bằng gỗ, với đôi mắt trẻ trung và sự nhạy cảm, tôi theo dõi cây con lớn lên như thế nào, phát triển như thế nào, khi mặt trời tác động vào nó, sự biến đổi của gỗ xây dựng và gỗ mộc. TôI đI đến chỗ hiểu rằng có một sự cân bằng tuyệt đối giữa ván khuôn và vặt liệu đúc kết trong đó. Tôi đã thử một cuộc đấu tranh thầm kín trong hoạt động của con người vốn có thể cho ra đời các ván khuôn…”
“Sau đó sự quan tâm của tôi dần tập trung vào kiến trúc, điều đó tạo điều kiện xem xét mối quan hệ qua lại khăng khít giữa vật liệu và ván khuôn, giữa khối tích với đời sống con người. Mục đích thiết kế của tôi là khi thể hiện lý luận của bản thân tôi phải đem lại sự phong phú của các không gian, thông qua những yếu tố tự nhiên và nhiều mặt của cuộc sống hằng ngày. Nói một cách khác tôi cố gắng gắn liền với phương pháp bố cục và hình thức đã được định đoạt bởi lối sống trong không qian đó với xã hội địa phương từng vùng. Vấn đề chính của tôi trong việc lựa chọn những giải pháp cho những vấn đề này là lý luận kiến trúc độc lập của tôi trên cơ sở hình học của những hình đơn giản, quan niệm của tôi về cuộc sống và những xúc cảm của tôi với tư cách là người Nhật Bản.”
“ Mỗi đồ án do một nhân viên của tôi thực hiện cùng với bản thân tôi làm việc như một tổ hợp gồm 2 người. Khi chúng tôi có 8 đồ án, chúng tôi có 8 nhân viên trong biên chế, và một khi đã bắt đầu, chúng tôi làm việc không nghỉ cho đến khi hoàn thành. Bao giờ cũng có các sinh viên làm việc một phần thời gian ở văn phòng của chúng tôi.”
“ Tương phản sáng tối biểu hiện kiến trúc … Đặc điểm lớn nhất của người Nhật Bản là sự ẩn lánh trước thiên nhiên, tôi thử lồng công trình vào trong thiên nhiên, nếu làm lộ rõ hơn, cao hơn khu vực xung quanh thì chắc chắn không thành công như vậy”
“ Thế giới ngày càng bị chi phối bởi máy tính những khía cạnh tự nhiên của các sự vật ngày càng mất đi ý nghĩa của mình, buộc kiến trúc sư phải tạo ra những nơi tăng cường cảm giác của thể xác, tạo ra những không gian theo ý nghĩa thể chất của từ này. Cần đi dạo bên ngoài bảo tàng với các bậc thang lớn du khách sẽ ý thức được thể xác của mình, các bậc thang không dẫn tới đâu cả, đem lại một cảm giác lạ lùng. Các bậc thang có thể tiếp nhận một cuộc biểu dương. Đôi khi cả vào mùa hè các trường học có thể tiến hành giờ học ngoài trời, dưới ánh sáng thiên nhiên, bên trên các bậc thang.”
“Điều quan trọng là thái độ của con người và những nhu cầu của họ trải qua những thế kỷ, đó có thể là phép lịch sự của người Nhật Bản, lễ nghi và mối quan hệ của họ đối với thiên nhiên. Một yếu tố quan trọng trong quá khứ là cái sân trong. Về phương diện quy hoạch đô thị thì nó phù hợp với các ngõ. ở Nhật Bản không có những quảng trường mà chỉ có đường phố và ngõ, điều quan trọng là khôi phục những loại hình cổ mang tính truyền thống như cái ngõ với ngôn từ và hình thức của ngày hôm nay. Tôi liền kiếm những không qian mới để biểu hiện giá trị cổ truyền. Những hình dáng cuối mang tính hình học hiện đại, vật liệu xây dựng hiện đại, hi vọng xác lập được sự nối tiếp với các thế hệ sau.”
“ Tôi không muốn lấy lại của kiến trúc truyền thống một yếu tố phong cách nào cả, mà chỉ là chút tinh thần ẩn dật đằng sau thôi.”
http://just1.com.vn/nqh/?p=201
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.