Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

Đà lạt qua ống kính Nguyễn Thanh Tùng

Đà lạt qua ống kính Nguyễn Thanh Tùng

http://haitrinh.com/da-lat-qua-ong-kinh-anh-nguyen-thanh-tung/
Anh Tùng là một người bạn, một người anh của anh em nhiếp ảnh trẻ Nha Trang, là người luôn luôn nhiệt tình giúp đỡ anh em ở địa phương khác khi tìm điểm chụp ở Đà Lạt.
Tui giới thiệu một số hình ảnh về Đà Lạt được chụp bởi anh
01010829-01010830 

01015527 

01014067 

01013373 

00009-02 

01009053 

01009428 

01028056 

01024696 

01021281
00059-000001 

Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

Vũng Rô

 











Dự án nhà máy lọc dầu Vũng Rô

Giới thiệu sơ lược
Dự án Nhà máy lọc dầu Vũng Rô là Dự án tổ hợp lọc hóa dầu được đặt tại huyện Đông Hòa tỉnh Phú Yên với tổng giá trị 4 tỷ đôla Mỹ, bao gồm có Nhà máy lọc dầu, Tổ hợp hóa dầu và Cảng biển. Dự án được dự kiến khởi công xây dựng vào quý 4 năm 2013 và Nhà máy lọc dầu sẽ được đưa vào vận hành vào năm 2018. Đây là dự án được đầu tư toàn bộ bởi các nhà đầu tư nước ngoài, quản lý dự án là nhóm các chuyên gia nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dầu khí. Trong quá trình thực hiện dự án, VRP áp dụng chính sách hướng tới việc đảm bảo an toàn môi trường tại vị trí đặt dự án cũng như các khu vực xung quanh.
Dự án đặc biệt được quan tâm để thu hút nguồn đầu tư từ nước ngoài trong điều kiện thị trường sản phẩm dầu khí đang phát triển nhanh chóng. Trong vòng 8 năm qua, nhu cầu các sản phẩm hóa dầu tại Việt Nam tăng 8.7% nhưng hiện nay nguồn nhiên liệu xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu sử dụng tại Việt Nam vẫn chủ yếu nhờ nhập khẩu. Nền kinh tế của Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, tiến gần đến các nền kinh tế của các quốc gia phát triển trong khu vực và dự đoán sẽ còn tăng nhanh hơn nữa trong tương lai. Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu về năng lượng tính trên đầu người ở Việt Nam là 0,5 tấn, bằng ¼ nhu cầu ở Malaysia và ít hơn 1/20 so với Singapore. Dự án Nhà máy lọc dầu Vũng Rô với công suất 8 triệu tấn/năm có đủ tiềm năng để đáp ứng được nhu cầu thị trường năng lượng của Việt Nam trong tương lai.
Các công ty hàng đầu tại thị trường dầu khí Việt Nam đánh giá cao sản phẩm của VRP với chất lượng tương ứng với tiêu chuẩn Euro 5. Ngoài ra, các tập đoàn dầu mỏ quốc tế sẵn sàng tiêu thụ sản phẩm dầu được sản xuất phục vụ xuất khẩu của VRP. Công ty Vung Ro Petroleum cũng đã ký các hợp đồng dài hạn với các công ty là nhà cung cấp nguyên liệu nhằm đích đảm bảo nguồn dầu thô ổn định cho Nhà máy lọc dầu.
Mô tả Dự án
A. Vị trí Dự án
Dự án Nhà máy lọc dầu Vũng Rô chiếm diện tích 538 hectar, được đặt tại xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa tỉnh Phú Yên (xem hình 1). VRP được xem là nhân tố thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của Khu công nghiệp Hòa Tâm, thuộc khu vực kinh tế tự do. Dự án nằm ngay gần cảng biển Bãi Gốc, cách đường quốc lộ 1A và đường sắt quốc gia 7 km, cách phía bắc vịnh Vũng Rô 10 km, cách phía nam sân bay Tuy Hòa 15 km và phía nam thành phố Tuy Hòa 35 km.

Hình 1. Vị trí dự án Nhà máy lọc dầu Vũng Rô

B. Khu vực ven bờ và Cảng
Công ty Vung Ro Petroleum xây dựng cảng biển tầm cỡ quốc tế nên sẽ đảm bảo cho các ngành nghề đang phát triển của tỉnh Phú Yên có mối liên hệ trực tiếp với thị trường quốc tế. Các công trình cảng biển giữ vị trí chủ chốt trong các hoạt động của toàn bộ tổ hợp nhà máy lọc dầu cũng như của khu công nghiệp Hòa Tâm. Cảng được thiết kế để tiếp nhận dầu thô một cách thuận lợi và kinh tế, đồng thời xuất các sản phẩm hóa dầu nhanh chóng và hiệu quả, đảm bảo tối ưu hóa dây chuyền hoạt động của nhà máy.
Các công trình này được xây dựng ngay bên bờ biển của nhà máy lọc dầu và đảm bảo cho tàu bè cập cảng và xuất bến linh hoạt, dễ dàng. Bên cạnh đó, khu vực này không cần thi công nạo vét đáy biển nhiều, khả năng mở rộng công suất trong tương lai rất khả thi và hạn chế đến mức thấp nhất các tác động đến môi trường xung quanh.
Cấu trúc đáy biển trong khu vực gần nơi đặt Nhà máy lọc dầu có độ sâu tăng nhanh với chiều dài 2 km. Vì thế, nhà máy đã quyết định đặt phao rót dầu không bến để phục vụ cho việc nhập dầu thô bằng đường biển.
C. Nguyên liệu và sản phẩm lọc dầu
Sau khi chế biến hỗn hợp dầu của VRP và dầu thô nhẹ từ Arap, chuỗi sản phẩm hóa dầu chất lượng cao của Nhà máy lọc dầu Vũng Rô bao gồm: khí hóa lỏng (LPG), xăng A-92, A-95, nhiên liệu cho máy bay, dầu diesel và dầu FO, các sản phẩm hóa dầu gồm benzene, toluene, xylenes hỗn hợp và polypropylen. Xăng và dầu diesel được sản xuất tại Nhà máy lọc dầu sẽ đạt tiêu chuẩn Euro-5. Các sản phẩm khác của nhà máy sẽ thỏa mãn các yêu cầu ở Việt Nam cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế.
Cơ cấu sản phẩm Dầu trộn VRP (tấn / năm) Dầu Ả rập nhẹ (tấn / năm)
LPG 388,293 236,307
Xăng RON 92/95 2,168,403 2,011,559
Nhiên liệu phản lực 665,546 528,828
Dầu Diesel 2,633,036 2,398,811
Dầu nhiên liệu 0 867,500
Benzene 73,217 44,069
Toluene 182,869 169,336
Mixed Xylenes 349,082 311,953
Polypropylene 564,222 390,375
Lưu huỳnh 7,981 94,037
Tổng 7,032,649 7,052,775

Bảng 1. Sản phẩm lọc dầu
D. Các phân xưởng công nghệ bản quyền
Mục Nhà cung cấp Phân xưởng
1 UOP UNIONFINING™PROCESS
SELECTFINING™ PROCESS
RESID UOP FLUID CATALYTIC CRACKING PROCESS
PLATFORMING™ PROCESS
PENEX™ PROCESS
HUELS SELECTIVE HYDROGENATION PROCESS
UOP INDIRECT ALKYLATION (INALK™) PROCESS
SULFOLAN™ PROCESS
MEROX™ PROCESS
CHLORSORB™ SYSTEM
2 INEOS POLYPROPYLENE UNIT
3 JACOBS SULFUR RECOVERY UNIT

Bảng 2. Các phân xưởng có bản quyền công nghệ của VRP
E. Cụm phụ trợ và Hệ thống ngoại vi
Phụ trợ:
  • Phân xưởng sản xuất điện năng.
  • Hệ thống sản xuất hơi nước và thu hồi nước ngưng.
  • Hệ thống xử lý và phân phối nước.
  • Hệ thông cấp nước biển và nước giải nhiệt.
  • Hệ thống không khí.
  • Hệ thống cung cấp Nitrogen.
  • Hệ thống nhiên liệu.
Ngoại vi:

 

Vịnh thuyền buồm ở Vũng Rô

Vịnh Vũng Rô (Phú Yên) sắp có một vịnh thuyền buồm với sức chứa 350 chiếc, nằm trong dự án tổ hợp bất động sản trị giá 2,5 tỷ USD.
Vịnh thuyền buồm ở Vũng Rô sẽ là sản phẩm hợp tác giữa Công ty Xăng dầu Vũng Rô (VRP) - tập đoàn 100% vốn của Nga và công ty chuyên xây vịnh thuyền buồm ONEº15 Marina Club của Singapore. Hôm 26/5 tại Singapore, hai công ty đã ký ghi nhớ về việc xây vịnh thuyền buồm đầu tiên ở Việt Nam.
vung-ro-3313-1401426106.jpg
Bản phác thảo dự án Vịnh Vũng Rô.
Dự kiến vịnh thuyền buồm ở Vũng Rô sẽ có tên gọi ONE15 Vung Ro Bay Marina Resort, sức chứa 350 thuyền buồm dài từ 10 đến 60m. Vịnh thuyền buồm là một phần nằm trong tổ hợp bất động sản gồm vài khách sạn gồm 760 phòng, 4.300 căn hộ, 100 nhà phố, các cửa hàng bán lẻ, nhà hàng, câu lạc bộ... phục vụ cư dân tại chỗ và khách du lịch. Tổng đầu tư cho tổ hợp này vào khoảng 2 đến 2,5 tỷ USD.
Theo lý giải của các nhà đầu tư, vịnh Vũng Rô sẽ là địa điểm lý tưởng để xây vịnh thuyền buồm. Hiện nay du thuyền đi từ Singapore đến Hong Kong và ngược lại mất 5 ngày. Vịnh Vũng Rô nằm ở giữa sẽ là địa điểm nghỉ ngơi lý tưởng cho các khách du lịch.
Ngoài ra, ông Kirill Korolev, CEO kiêm Giám đốc của Công ty Xăng dầu Vũng Rô cũng nhận định, với vị trí kết nối trực tiếp với hai sân bay Tuy Hòa và Đông Tác, dự án Vịnh Vũng Rô sẽ là địa điểm tiện lợi để thu hút khách du lịch đến nghỉ dưỡng, cư dân đến định cư.
Anh Đức
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/nga-dau-tu-vinh-thuyen-buom-o-vung-ro-2997664.html

 

Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng

Công bố quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 
Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
I. Quan điểm phát triển:
1. Phát triển mạng lưới giao thông của tỉnh Lâm Đồng phù hợp với chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng giao thông trong khu vực, gắn kết với mạng lưới giao thông quốc gia và của từng địa phương trong vùng; ưu tiên đầu tư phát triển đi trước một bước nhằm tạo tiền đề làm động lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2. Phát triển mạng lưới đường bộ hợp lý, đồng bộ, đảm bảo bền vững, an toàn giao thông, giảm thiểu tác động môi trường; ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong thiết kế, xây dựng, quản lý khai thác phù hợp với từng cấp đường và cấp quản lý.
3. Từng bước hoàn chỉnh hệ thống giao thông theo hướng hiện đại, liên kết  thuận lợi với các phương thức vận tải khác, các trục giao thông đối ngoại, liên kết các vùng kinh tế trọng điểm (miền Trung, phía Nam và Tây Nguyên) nhằm đảm bảo tính đồng bộ, chủ động và hiệu quả, tiết kiệm chi phí xã hội.
4. Duy trì, củng cố mạng lưới giao thông hiện tại, nâng cấp một số tuyến quan trọng, từng bước đưa vào cấp tiêu chuẩn kỹ thuật của đường. Xây dựng các tuyến đường mới phải gắn với mạng lưới giao thông đường cao tốc, đường tỉnh và quốc lộ.
5. Huy động tối đa các nguồn lực, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và kinh doanh vận tải.
6. Phát triển mạng lưới giao thông phải gắn với việc sắp xếp điều chỉnh lại các điểm dân cư, các khu vực sản xuất; dành quỹ đất hợp lý để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và tăng cường công tác bảo đảm hành lang an toàn giao thông.
II. Mục tiêu phát triển:
1. Mục tiêu đến năm 2020:
- Đáp ứng được nhu cầu về vận tải hàng hóa và hành khách với chất lượng tốt và giá cả hợp lý, đảm bảo an toàn, tiện lợi, giảm thiểu tai nạn giao thông; đầu tư một số công trình trọng điểm để nâng cao năng lực vận tải.
- Phối hợp Bộ Giao thông vận tải triển khai thực hiện đầu tư tuyến đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương trước năm 2015; hoàn thành khôi phục, nâng cấp quốc lộ 20, quốc lộ 27; đầu tư nâng cấp quốc lộ 28, quốc lộ 55.
- Hoàn thành nâng cấp các đường tỉnh ĐT.721, ĐT.722, ĐT.725 và mở mới một số tuyến đường tỉnh, đường vành đai đô thị cần thiết; hoàn thành tuyến đường Trường Sơn Đông.
- Hiện đại hoá mạng lưới giao thông đô thị tại thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và các thị trấn, thị tứ; xây dựng đường vành đai và tuyến tránh qua các đô thị. Toàn bộ đường trục xã, liên xã được nhựa hoá, bê tông hoá, các cầu cống được xây dựng kiên cố; 100% số xã đạt được tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
- Mở thêm các tuyến bay nội địa và quốc tế  trong khu vực đi và đến cảng hàng không Liên Khương.
2. Định hướng phát triển đến năm 2030: cơ bản hoàn thiện và hiện đại hoá mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông trong phạm vi toàn tỉnh. Tiếp tục xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng giao thông khác theo quy hoạch.
III. Quy hoạch phát triển:
1. Đường cao tốc:
- Đường cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt: có chiều dài 209 km. Đoạn qua địa phận tỉnh Lâm Đồng dài 139,2km, xây dựng đường cao tốc 4 làn xe (hiện nay đã đầu tư xây dựng đoạn từ ngã ba Liên Khương – chân đèo Prenn dài 19,2 km).
2. Hệ thống quốc lộ:
- Quốc lộ 20: đoạn qua địa phận tỉnh Lâm Đồng dài 191,4 km; tiếp tục đầu tư nâng cấp hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.
- Quốc lộ 27: đoạn qua địa phận tỉnh Lâm Đồng dài 123,5 km; tiếp tục đầu tư nâng cấp đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV, 2 làn xe. Riêng đoạn từ Km 171 đến ngã ba Phi Nôm xây dựng tuyến tránh sân bay Liên Khương đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.
- Quốc lộ 28: đoạn qua địa phận tỉnh Lâm Đồng dài 96,6 km; tiếp tục đầu tư nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV, 2 làn xe.
- Quốc lộ 55: đoạn hiện hữu qua địa phận tỉnh Lâm Đồng dài 94 km. Quy hoạch dự kiến kéo dài quốc lộ 55 phát triển về phía Tây Bắc, từ quốc lộ 20 tại ngã ba Lộc Sơn, thành phố Bảo Lộc đi theo đường tỉnh ĐT.725 hiện hữu qua thị trấn Lộc Thắng,  qua xã Lộc Bắc huyện Bảo Lâm và đường thủy điện Đồng Nai 4, sau đó nối vào quốc lộc 28 ở địa phận tỉnh Đắc Nông có chiều dài 70km. Đầu tư nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.
- Đường Trường Sơn Đông (từ Thạch Mỹ - Quảng Nam đến Đà Lạt – Lâm Đồng): đoạn qua địa phận tỉnh Lâm Đồng có chiều dài 62,3 km, tiếp tục đầu tư toàn tuyến đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV, 2 làn xe.
3. Hệ thống đường tỉnh:
Hệ thống đường tỉnh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng gồm 09 tuyến: ĐT.721, ĐT.722, ĐT.723, ĐT.725, ĐT.724, ĐT.726, ĐT.727, ĐT.728 và ĐT.729. Trong đó có 05 tuyến qui hoạch mới là ĐT.724, ĐT.726, ĐT.727, ĐT.728 và ĐT.729 và 03 tuyến ĐT.721, ĐT.723, ĐT.724 dự kiến sẽ nâng cấp thành quốc lộ.
- Đường tỉnh ĐT.721: chiều dài 72,5 km, điểm đầu giáp ranh tỉnh Bình Thuận, điểm cuối nối với tỉnh Bình Phước, gồm 2 đoạn.
+ Đoạn 1: dài 62 km, từ Km77+800 của quốc lộ 20 (ngã ba Mađaguôi) huyện Đạ Huoai đến cầu Vĩnh Ninh, xã Phước Cát 2 – huyện Cát Tiên, tiếp tục nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi.
+ Đoạn 2 (là tuyến đường Bsa – Đạ P’loa hiện nay): dài 10,5 km, từ Km94+800 của quốc lộ 20 đến giáp ranh tỉnh Bình Thuận (nối với đường tỉnh ĐT.713 tỉnh Bình Thuận). Đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV miền núi.
Kết hợp với tỉnh Bình Thuận và tỉnh Bình Phước xin nâng cấp lên thành quốc lộ và tiếp tục đầu tư từng bước nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi.
- Đường tỉnh ĐT.722: chiều dài toàn tuyến 95 km, gồm 3 đoạn.
+ Đoạn 1: dài 45 km, từ ngã ba Tùng Lâm, thành phố Đà Lạt đến ngã ba Đưng K’nớ, huyện Lạc Dương (đây là tuyến có đoạn trùng với đường Trường Sơn Đông). Đầu tư xây dựng, nâng cấp đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV miền núi.
+ Đoạn 2: dài 31 km, từ ngã ba Đưng K’nớ, huyện Lạc Dương đến xã Đạ Long -  xã Đạ Tông - xã Đạ R’Sal, huyện Đam Rông, đến sông K’rông Nô (ranh giới tỉnh Đắk Lắk). Đầu tư xây dựng, nâng cấp đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV miền núi.
+ Đoạn 3: dài 19 km, từ Km 101 của quốc lộ 27 (ngã ba Bằng Lăng) đến xã Đầm Ròn, huyện Đam Rông. Đầu tư xây dựng, nâng cấp đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV miền núi.
- Đường tỉnh ĐT.723: dài 54 km, từ Đà Lạt (Trại Mát) tại Km239+500 của quốc lộ 20 đến ranh giới tỉnh Khánh Hoà.
Kết hợp với tỉnh Khánh Hòa xin nâng cấp lên thành quốc lộ 20 nối dài, đầu tư xây dựng hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi.
- Đường tỉnh ĐT.724: chiều dài toàn tuyến 82 km, gồm 2 đoạn.
+ Đoạn 1: dài 27 km, từ Km186+900 của quốc lộ 20 (ngã ba Tà Hine), huyện Đức Trọng đến giáp ranh tỉnh Bình Thuận. Đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV miền núi. (đây là tuyến đường có đoạn trùng với đường Ninh Gia – Tà Hine – Đà Loan – Tà Năng).
+ Đoạn 2: dài 55 km, từ Km193+400 của QL.20 (ngã ba Tân Hội) qua xã Tân Hội, xã Tân Thành huyện Đức Trọng, qua xã Tân Hà, xã Phúc Thọ, huyện Lâm Hà, qua xã Đạ K’Nàng, huyện Đam Rông đến quốc lộ 27 tại Km125, đi trùng quốc lộ 27 đến Km124 tại khu vực xã Phi Liêng, huyện Đam Rông, đến điểm cuối tại ranh giới tỉnh Đắk Nông. Đầu tư xây dựng, nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV miền núi.
 Kết hợp với tỉnh Bình Thuận và tỉnh Đắk Nông xin nâng cấp lên quốc lộ và tiếp tục đầu tư nâng cấp hoàn thiện đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV miền núi.
- Đường tỉnh ĐT.725: dài 174,5 km, từ thành phố Đà Lạt qua các huyện Lâm Hà, huyện Di Linh, huyện Bảo Lâm và huyện Đạ Tẻh. Đầu tư xây dựng, nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV miền núi.
- Đường tỉnh ĐT.726: chiều dài toàn tuyến 155 km, gồm 03 đoạn.
+ Đoạn 1 : dài 65 km, từ thành phố Đà Lạt qua huyện Lạc Dương, đến quốc lộ 27 tại Km146, đi trùng quốc lộ 27 đến Km148 - giao với đường tỉnh ĐT.724 tại xã Phúc Thọ, huyện Lâm Hà, đi trùng đường tỉnh ĐT.724 đến giao với quốc lộ 28 tại Km129.
+ Đoạn 2: dài 35 km, từ Km120+900 của quốc lộ 28 tại xã Đinh Trang Thượng, huyện Di Linh đến giao với đường tỉnh ĐT.725 tại Km106.
+ Đoạn 3: dài 55 km, từ Km125+850 của đường tỉnh ĐT.725 tại xã Lộc Bảo, huyện Bảo Lâm, đến giao với đường tỉnh ĐT.721 tại Km17+250 ở trung tâm huyện Đạ Tẻh.
Đầu tư xây dựng, nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV  miền núi.
- Đường tỉnh ĐT.727: dài 30 km, từ Km 187 quốc lộ 27 qua huyện Đơn Dương, đi theo đường ĐH.413 qua cầu Ka Đô đến đường ĐH.412 tại ngã ba Lò Than – thôn Ya Hoa xã Ka Đô, qua xã P’Ró đến ranh giới tỉnh Ninh Thuận. Đầu tư xây dựng, nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV miền núi.
Kết hợp với tỉnh Khánh Hoà và tỉnh Ninh Thuận xin nâng cấp tuyến đường này lên thành quốc lộ 27B nối dài và tiếp tục đầu tư nâng cấp hoàn thiện đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp III miền núi.
- Đường tỉnh ĐT.728: dài 20 km, từ Km218+100 quốc lộ 20 tại xã Hiệp An, huyện Đức Trọng đến Km253+400 quốc lộ 20 tại xã Xuân Trường, thành phố Đà Lạt. Đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV miền núi.
- Đường tỉnh ĐT.729: dài 127 km, từ Km202+100 quốc lộ 27 theo đường ĐH.412, ĐH.413 huyện Đơn Dương, qua các xã Đà Loan, xã Ninh Loan, huyện Đức Trọng, nối vào đường tỉnh ĐT.724. Đầu tư xây dựng, nâng cấp đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV miền núi.
4. Hệ thống đường đô thị, đường vành đai và tuyến tránh qua các đô thị:
Đầu tư nâng cấp hệ thống đường giao thông đô thị của thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc đồng bộ với các công trình kỹ thuật hạ tầng khác để hình thành kết cấu hạ tầng đô thị hợp lý hoàn chỉnh; quỹ đất giành cho xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ đô thị đạt 20% – 26% so với quỹ đất xây dựng tại các đô thị.
Các tuyến đường vành đai và đường tránh qua đô thị:
- Đường vành đai thành phố Đà Lạt dài 19km với quy mô nền đường rộng từ  10m đến 24m.
- Đường nối từ đường cao tốc Liên Khương – chân đèo Prenn đến khu du lịch Hồ Tuyền Lâm: dài 7,8 km, tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi (hạn chế tối đa đào đắp, có phương án trồng cây xanh hai bên đường để không phá vỡ cảnh quan trong Khu du lịch).
- Đường tránh quốc lộ 20 qua thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng: tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV, 2 làn xe.
- Đường tránh quốc lộ 20 và quốc lộ 28 qua thị trấn Di Linh, huyện Di Linh: tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV, 2 làn xe.
- Đường vành đai thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương: tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV, 2 làn xe.
- Đường vành đai tránh quốc lộ QL27 qua thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà: tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV, 2 làn xe.
- Đường vành đai phía Bắc dài 15,2km và phía Nam dài 13,8km tránh quốc lộ 20 qua thành phố Bảo Lộc: tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV, 2 làn xe.
- Đường tránh phía Tây thành phố Bảo Lộc phục vụ vận chuyển Bauxit: dài 24km, tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.
- Các đường gom, nút giao, cầu vượt và xử lý các điểm đen,… tránh tình trạng xảy ra ùn tắc giao thông và bảo đảm an toàn giao thông.
5. Quy hoạch hệ thống đường giao thông nông thôn
- Xây dựng, nâng cấp các tuyến đường huyện, đường đến trung tâm xã, đường trục xã, liên xã đạt tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi, mặt đường được nhựa hóa, bê tông hóa đạt chuẩn 100%.
- Xây dựng, nâng cấp các tuyến đường xã, đường trục thôn, xóm; đường trục chính nội đồng đạt tiêu chuẩn đường cấp VI đến cấp IV miền núi hoặc đường GTNT loại A, B; mặt đường được cứng hoá đạt tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
  6. Quy hoạch phát triển giao thông đường sắt       
          a) Đường sắt quốc gia: Khôi phục tuyến đ­ường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt, chiều dài 84km.
          b) Quy hoạch đường sắt đô thị
          Quy hoạch 6 tuyến đ­ường sắt đô thị bằng Monorail  phục vụ các tuyến du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt với tổng chiều dài 89,63 km.
          - Tuyến ga Đà Lạt đi Suối Vàng: dài 18,5 km.
          - Tuyến từ ngã ba An Kroet (ga trung chuyển thuộc tuyến ga Đà Lạt đi Suối Vàng) đi Langbiang: dài 8,55 km.
          - Tuyến ga Đà Lạt đi hồ Tuyền Lâm: dài 15,78 km.
          - Tuyến ga Đà Lạt đi Khu du lịch Thung lũng Tình yêu: dài 6,9 km.
          - Tuyến ga Đà Lạt đi ngã ba Tùng Lâm: dài 11,7 km.
          - Tuyến ga Đà Lạt đi sân bay Lien Khương: dài 28,2 km.
7. Quy hoạch nút giao thông:
Xây dựng, cải tạo các nút giao thông chính trên các trục vành đai ngoài với các trục chính đô thị và các đường tỉnh, đường quốc lộ. Dự kiến quy mô nút giao là nút giao cùng mức, loại hình nút được lựa chọn cho phù hợp với giao thông của đô thị. Dự kiến tổng cộng tổng số nút giao là 52 nút.              
8. Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải tỉnh Lâm Đồng
a) Vận tải đường bộ
- Vận tải khách: luồng tuyến vận tải khách đạt trên 215 tuyến, phương tiện ô tô khách phát triển trên 7.799 xe/93.715 khách/năm và nhu cầu bến xe khoảng trên 86 bến.
- Vận tải hàng hoá: nhu cầu phát triển về vận tải hàng hoá, phương tiện có tải trọng trung bình: 8,35 T/xe và đạt trên 15.400 xe.
b) Vận tải du lịch đường bộ
Đưa tuyến đường cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt thành một nhánh của mạng lưới đường bộ các nước Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS); tuyến quốc lộ 27 và tuyến đường ĐT.723 (quốc lộ 20 mới) thành một nhánh trong tuyến du lịch từ Thái Lan qua Lào, Việt Nam tại cửa khẩu Bờ Y đến các tỉnh Kon Tum, Đắk Lắk (quốc lộ 14) qua Đà Lạt (quốc lộ 27), đế Nha Trang (đường ĐT.723 – quốc lộ 20 mới) theo thông báo của Bộ Giao thông vận tải về việc ký thỏa thuận giữa Việt Nam – Lào – Thái Lan về hoạt động vận tải du lịch đường bộ; tuyến từ Môndulkiri (Campuchia) – Gia Nghĩa (Đắk Nông) theo quốc lộ 28 đến Di Linh (Lâm Đồng) – Phan Thiết (Bình Thuận) thành tuyến du lịch quốc tế.                   
c) Bến bãi và điểm dừng
Dành quỹ đất phù hợp cho phát triển bãi đỗ xe, xây dựng các bến xe và điểm dừng; đầu tư xây dựng các bến xe có quy mô phù hợp với lượng khách đi, đến, đặc biệt các đầu mối giao thông (có qui hoạch riêng để triển khai thực hiện).    
9. Quy hoạch phát triển về dịch vụ phục vụ giao thông vận tải
          - Xây dựng thêm trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ tại huyện Đức Trọng và huyện Đạ Huoai.
          - Phát triển thêm một số cơ sở đào tạo lái xe mô tô, xe ô tô trên địa bàn các huyện, thành phố đáp ứng nhu cầu của xã hội.
10. Nhu cầu sử dụng đất cho quy hoạch giao thông:
Dự kiến nhu cầu sử dụng đất dành cho phát triển giao thông theo quy hoạch khoảng 7.411,44 ha, trong đó diện tích đã chiếm dụng khoảng 4.543,98 ha và diện tích cần bổ sung thêm khoảng 2.867,48 ha       



File chi tiết kèm theo :

Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

Sketches Color by Jonathan Knodell

Favorite View Full Size
Cafe Concept - Quick conceptual sketch of a cafe on the water.
Favorite View Full Size
Fossil Storefront Rendering
Favorite View Full Size
Fossil Storefront Rendering
Favorite View Full Size
Street Performer
Favorite View Full Size
Denim Store Perspective View
Favorite View Full Size
Men's Lounge - Renderings done for a men's lounge. Due to time constraints, the linework had to be freelanced out, but the design, rendering, and photoshopping were done by my team.
1 Favorite View Full Size
Music Lounge - Renderings done for a men's lounge. Due to time constraints, the linework had to be freelanced out, but the design, rendering, and photoshopping were done by my team.
Favorite View Full Size
Command Center (In Progress) - ...more to come...
1 Favorite View Full Size
Hot Dog Cart Store Focal
Favorite View Full Size
Thumbnail Concept Sketch - This was a quick concept done for a much larger rendering. It was sketched on the side of the weekly plan during a staff meeting.
Favorite View Full Size
Kiosk Sketch Development - This journey through a concept was created on a single role of tracing paper. I use this as a very fluid way of getting many ideas out without censoring or editing my thought process too much.
1 Favorite View Full Size
Conference Room Concept
1 Favorite View Full Size
Exterior Concept - This was a quick demo I did for my perspective drawing class.
Favorite View Full Size
Fixture Sketch - This is a feature fixture for a denim shop-in-shop. It features a flat plywood mannequin with a shop light for a head and jeans clamped to it.
Favorite View Full Size
1 Hour Design Challenge Entry - This design was created for the 1 Hour Design Challenge to create a way to conserve water in the bathroom.
Favorite View Full Size
Habitat For Humanity - Photo Op - This is artwork for a 8 foot wide face cut-out photo op to be used by Habitat for Humanity in Montreal. The piece will be used during home unveiling block parties.
Favorite View Full Size
Computer Store Concept - Conceptual sketch for a computer/tech focused shop-in-shop.
1 Favorite View Full Size
Interior Storefront Facade
Favorite View Full Size
Pedestrian Street
Favorite View Full Size
Rotisserie Food Court Concept
Favorite View Full Size
Rotisserie Food Court Concept
2 Favorite View Full Size
Food Court Restaurant Concept
1 Favorite View Full Size
Food Court Restaurant Concept
Favorite View Full Size
Steakhouse Exterior Rendering