Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Mộc bản triều Nguyễn

Mộc bản triều Nguyễn-TT LUU TRU QG 4

Mộc bản triều Nguyễn được công nhận di sản thế giới

Mộc bản triều Nguyễn gồm những văn bản Hán - Nôm khắc trên gỗ 200 năm trước và in sách tại Việt Nam, vừa được UNESCO trao bằng di sản tư liệu thế giới.
Cục lưu trữ Nhà nước và Trung tâm lưu trữ quốc gia VI tại Đà Lạt đã tổ chức đón nhận bằng từ Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hiệp quốc (UNESCO) công nhận Mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu thế giới, hôm 3/1.
Khối lượng tài liệu Mộc bản triều Nguyễn đang lưu trữ tại Đà Lạt rất lớn, gồm 34.618 tấm, với 55.318 mặt khắc. Giới nghiên cứu đánh giá đây là tài liệu có giá trị cao, phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử và văn hóa Việt Nam thời cận đại.

Mộc bản "Hoàng Việt luật lệ". Ảnh: Quốc Dũng Theo Thạc sĩ Phạm Thị Huệ, Giám đốc Trung tâm lưu trữ quốc gia VI tại Đà Lạt, Mộc bản triều Nguyễn được sản sinh chủ yếu trong quá trình hoạt động của Quốc sử quán triều Nguyễn tại Huế. Ngoài ra còn có cả những ván khắc in thu được ở Văn Miếu Quốc Tử giám (Hà Nội), đưa vào Huế lưu trữ ở Quốc Tử giám dưới thời vua Minh Mạng và Thiệu Trị. Từ năm 1960, Mộc bản triều Nguyễn cùng với Châu bản, Địch bạ... được chuyển vào Đà Lạt. Việc di chuyển tiến hành rất công phu, cẩn trọng, phải thực hiện tới 3 lần mới hoàn thành.
Nội dung của khối tài liệu này rất phong phú, đa dạng, phản ánh mọi mặt của xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn như: lịch sử, địa lý, chính trị - xã hội, quân sự, pháp chế, văn hóa giáo dục, tôn giáo - tư tưởng- triết học, văn thơ, ngôn ngữ - văn tự. Tổng cộng có 152 đầu sách với 1.935 quyển.

"Đại Nam thực lục tiền biên", tên tấm Mộc bản này. Ảnh: Quốc Dũng Thạc sĩ Huệ cho biết, ngoài giá trị đối với lịch sử và văn hóa Việt Nam, tài liệu Mộc bản triều Nguyễn còn có giá trị tìm hiểu lịch sử văn hóa các nước khác như Lào, Cambuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Pháp, Anh, Mỹ , Bồ Đào Nha… Đặc biệt, trong khối tài liệu quý giá này có những nội dung khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Gỗ dùng làm ván khắc tài liệu Mộc bản triều Nguyễn vừa mền, vừa mịn, được dùng từ gỗ thị, gỗ lê, gỗ táo hay gỗ cây nha đồng. Thớ gỗ trắng, sáng ngời như ngà voi. Nét chữ khắc trên tài liệu Mộc bản rất điêu luyện, tinh xảo và sắc nét. Mỗi nét chữ như rồng bay phượng múa, chuyển tải tâm tư, tình cảm và tâm huyết của người thợ khắc in. Mộc bản không chỉ là tài liệu quý có giá trị lịch sử mà còn là một tác phẩm nghệ thuật.
Quốc Dũng
-------------------------------

Trao danh hiệu Di sản Tư liệu Thế giới

cho Mộc bản triều Nguyễn

– Sau gần 3 năm trình UNESCO, Mộc bản triều Nguyễn đã được vinh danh với tên gọi Di sản Tư liệu Thế giới. Danh hiêu này vừa được bà Catherine Muller Martin Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam trao cho Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước sáng 16/12.

Ảnh minh họa
Bà Catherine Muller Martin Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam trao danh hiệu Di sản tư liệu Thế giới cho Mộc bản Triều Nguyễn

Mộc bản là bản khắc gỗ chữ Hán hoặc chữ Nôm ngược để in ra sách trong thời kỳ phong kiến. Tài liệu Mộc bản hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 4 ở Đà Lạt bao gồm những tác phẩm chính văn, chính sử do triều Nguyễn biên soạn và các sách kinh điển.

Mộc bản là kho tài liệu quý giá với 152 đầu sách gồm nhiều chủ đề khác nhau như lịch sử, địa lý, chính trị - xã hội, quân sự, pháp chế, giáo dục, văn thơ… Trong thời kỳ phong kiến, Mộc bản được coi là quốc bảo và chỉ có những người có trách nhiệm và thẩm quyền làm việc tại Quốc sử quán mới được tiếp xúc và sử dụng chúng. Mỗi bộ sách chỉ được khắc in khi cólệnh của Vua.
Tài liệu Mộc bản có nhiều tác phẩm quý hiếm: Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ… ngoài ra còn có các tác phẩm của Ngự Chế Văn, Ngự Chế Thi do các vị hoàng đế nổi tiếng như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức sáng tác.
Sau 3 năm kể từ khi Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước trình UNESCO hồ sơ “Mộc bản triều Nguyễn để đăng ký Di sản tư liệu Thế giới thuộc Chương trình Ký ức Thế giới của UNESCO, ngày 31/7 vừa qua, bộ hồ sơ này đã được UNESCO chính thức công nhận trong danh sách 35 Di sản tư liệu Thế giới năm 2009. Đây là lần đầu tiên di sản tư liệu của Việt Nam được nhận danh hiệu này.
 Bà Catherine Muller Martin - Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam Mộc bản Triều Nguyễn là một tư liệu lịch sử có giá trị. Nó giới thiệu quá trình phát triển xã hội của một giai đoạn lịch sử Việt Nam. Đồng thời, nó cũng thể hiện được công nghệ in của Việt Nam giai đoạn này.
Tư liệu Mộc bản được nhóm chuyên gia của UNESCO đánh giá cao bởi lẽ, nó đã góp phần vào việc ghi nhận lịch sử dân tộc thời điểm lịch sử triều Nguyễn. Tôi nghĩ rất thú vị nếu đọc và khai thác, hiểu hơn về xã hội phong kiến Việt Nam thời kỳ đó. Nhiệm vụ của UNESCO là giúp quốc gia thành viên bảo tồn và phát huy tư liệu di sản của mình. Mộc bản Triều Nguyễn là cách ghi laị ký ức Quốc gia tốt nhất.
UNESCO trao bằng Di sản Tư liệu Thế giới cho tài liệu Mộc bản triều Nguyễn với mục đích để bảo tồn tốt hơn di sản này. Đặc biệt, chúng tôi hy vọng giới trẻ Việt Nam sẽ quan tâm và tìm hiểu nhiều hơn về tư liệu quý giá này.
http://www.tin247.com/trao_danh_hieu_di_san_tu_lieu_the_gioi_cho_moc_ban_trieu_nguyen-8-21525850.html

Thiên Lam


Chùm bài viết về Mộc bản triều Nguyễn tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV

Mộc bản triều Nguyễn vừa được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới, sẽ được dịch và in thành sách.Quan trọng hơn, những tài liệu này khẳng định chủ quyền của nước ta với quần đảo Hoàng Sa Ngày 3/1, tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV đã tổ chức đón nhận bằng di sản tư liệu thế giới cho tài liệu mộc bản triều Nguyễn. Mộc bản là một trong những loại hình tài liệu đặc biệt quý hiếm của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới.

Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV tại Đà Lạt nhận bằng di sản tư liệu thế giới cho mộc bản triều Nguyễn.


Bằng di sản này được đại diện Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (Bộ Nội vụ) và UNESCO chuyển giao cho Trung tâm lưu trữ quốc gia IV (2 Yết Kiêu, Đà Lạt, Lâm Đồng), sau khi tổ chức UNESCO trao cho Cục Văn thư và Lưu trữ vào ngày 16/12/2009 tại Hà Nội.

Mộc bản khẳng định chủ quyền của VN ở quần đảo Hoàng Sa
Bà Phạm Thị Huệ - Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV cho biết, mộc bản triều Nguyễn là những văn bản chữ Hán - Nôm được khắc ngược trên gỗ cách nay gần 200 năm, để in ra các sách tại Việt Nam vào thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, có giá trị cao phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử và văn hóa Việt Nam thời cận đại.

Phần lớn tài liệu mộc bản triều Nguyễn của Việt Nam tập trung ở Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước. Trung tâm này được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản và tổ chức khai thác sử dụng một khối lượng lớn tài liệu mộc bản triều Nguyễn, gồm 34.618 tấm với 55.318 mặt khắc.


Mộc bản triều Nguyễn còn 34.618 tấm ở Đà Lạt.

Cũng theo bà Huệ, nội dung của khối tài liệu này rất phong phú và đa dạng, phản ánh mọi mặt của xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn như: lịch sử, địa lý, chính trị - xã hội, quân sự, pháp chế, văn hóa - giáo dục, tôn giáo - tư tưởng - triết học, văn thơ, ngôn ngữ - văn tự. Tổng cộng có 152 đầu sách với 1.935 quyển.

Ngoài giá trị đối với lịch sử và văn hóa Việt Nam, tài liệu mộc bản triều Nguyễn còn có giá trị khi tìm hiểu lịch sử và văn hóa các nước khác trên thế giới như: Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Pháp, Anh, Mỹ, Bồ Đào Nha…

Đặc biệt, trong khối tài liệu quý giá này, có những nội dung khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

Mộc bản sẽ được dịch và in thành sách
Từ năm 1960, mộc bản triều Nguyễn được chuyển từ Huế vào Đà Lạt bảo quản ở chi nhánh Văn khố Đà Lạt. Dưới chế độ Việt Nam cộng hòa, vì nhiều lý do, mộc bản không được quan tâm đúng mức, có lúc bị ngâm dưới hầm nước ngập 45cm, khiến cho những mộc bản này bị xuống cấp trầm trọng. Từ năm 1975, mộc bản được chuyển về Cục Lưu trữ Phủ Chủ tịch, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam quản lý.

Từ năm 1976, mộc bản được chuyển về Cục Lưu trữ Nhà nước (nay là Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước). Từ năm 1988 trở về trước, mộc bản được bảo quản tại tòa nhà Dòng chúa Cứu thế. Sau năm 1988, mộc bản được chuyển về khu biệt điện Trần Lệ Xuân cũ (nay là Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV).


Kho chuyên dụng hiện đại hiện đang lưu trữ mộc bản triều Nguyễn.

Theo tài liệu để lại, gỗ dùng để khắc in mộc bản triều Nguyễn là gỗ thị, gỗ lê, gỗ táo hay gỗ cây nha đồng với thớ gỗ trắng, sáng ngời như ngà voi. Nét chữ khắc trên tài liệu mộc bản rất điêu luyện, tinh xảo, với mỗi nét chữ như rồng bay phượng múa. Mỗi tấm mộc bản không chỉ là một trang tài liệu quý có giá trị lịch sử mà còn là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Hiện nay, tài liệu mộc bản triều Nguyễn được bảo quản trong kho chuyên dụng hiện đại, được phân loại, chỉnh lý khoa học và được in dập ra giấy dó và số hóa, có phần mềm quản lý và phục vụ khai thác sử dụng.

Bà Phạm Thị Huệ cho hay, để bảo tồn và phát huy hơn nữa giá trị của khối tài liệu quý hiếm này, trong thời gian tới, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV sẽ tăng cường nghiên cứu và áp dụng các biện pháp thích hợp để kéo dài tuổi thọ của mộc bản, cũng như dịch và xuất bản các bộ sách trong khối tài liệu này.

Đồng thời, trung tâm cũng xây dựng một phòng trưng bày riêng biệt, giới thiệu tài liệu mộc bản triều Nguyễn với các nhà nghiên cứu, với du khách trong nước và quốc tế; đào tạo nâng cao trình độ cán bộ để đáp ứng nhu cầu bảo quản và phát huy giá trị khối tài liệu quý giá này.

  • Ngọc Nguyên
Người đưa mộc bản triều Nguyễn ra thế giới

Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV đã chính thức đón nhận Bằng công nhận mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu thế giới của UNESCO, hôm qua. Vinh dự này có sự đóng góp không nhỏ của một người phụ nữ.

Đó là thạc sĩ Phạm Thị Huệ, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV (Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng), người đã có 30 năm say mê, nghiên cứu về mộc bản.

Sau nhiều lần chỉnh sửa, thuyết phục, mộc bản triều Nguyễn do chị chủ trì xây dựng hồ sơ, đã được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới vào tháng 7/2009.

Phục chế và quảng bá giá trị mộc bản

Nhân duyên với mộc bản triều Nguyễn đến thạc sĩ Huệ thật tình cờ. Gần 30 năm trước, trong một lần được tham quan kho mộc bản Hàn Quốc, chị thấy mộc bản của đất nước Kim Chi chỉ là bản khắc gỗ Kinh Phật nhưng đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới; trong khi đó, mộc bản triều Nguyễn (Việt Nam) chứa đựng rất nhiều giá trị thuộc các lĩnh vực khác nhau lại chưa được nhiều người biết đến.

Từ suy nghĩ đó, người phụ nữ ấy đã háo hức khi nhận nhiệm vụ xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận di sản mộc bản triều Nguyễn. Biết chuyện, không ít bạn bè đã ra sức khuyên ngăn chị (đang có một công việc khá tốt tại TP HCM) không nên nhận một công việc quá phiêu lưu.

Tuy nhiên, được sự ủng hộ của chồng (thạc sĩ Nguyễn Xuân Hoài, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia II), chị Huệ càng thêm vững tâm.


Thạc sĩ Huệ và những tấm mộc bản. Ảnh: Bạch Dương
Hơn 34.600 tấm mộc bản và 55.318 bản dập trên giấy dó được chính quyền Sài Gòn chuyển từ Huế lên Đà Lạt (Lâm Đồng) từ những năm 1960. Tuy nhiên, sau ngày đất nước giải phóng, do chưa được chú ý nên những tấm mộc bản được lưu giữ ở nhà dòng Chúa cứu thế chất chồng lên nhau, lặng im, bí ẩn.

Chứng kiến kho mộc bản chất chồng bụi bặm, không theo trình tự nào, thạc sĩ Huệ từng rất chán ngán. Nhưng niềm đam mê công việc đã khiến chị vượt qua tất cả. Không chỉ sắp xếp, lưu trữ vốn quý này một cách khoa học, chị Huệ còn phục chế nhiều bản in sách mộc bản trên giấy dó để giới thiệu giá trị mộc bản rộng khắp hơn.

Tư liệu khẳng định chủ quyền Hoàng Sa

Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV là nơi tập trung hầu hết mộc bản triều Nguyễn còn lại ngày nay. Theo thạc sĩ Huệ, những tấm mộc bản này có nhiều giá trị về nội dung và hình thức.

Trong đó, triều đình Huế ghi chép rất rõ những thông tin giao lưu kinh tế, văn hóa giữa Việt Nam với các nước như: Pháp, Anh, Bồ Đào Nha, Campuchia... “Đó chính là những giá trị xuyên quốc gia của mộc bản”, thạc sĩ Huệ nói.

Bên cạnh đó, thạc sĩ Huệ cho rằng, mộc bản triều Nguyễn còn lưu giữ những tấm mộc khắc bản đồ, sơ đồ khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam. “Ai cũng phải thán phục trước những chữ, hình khắc ngược trên gỗ, trăm nét như một, hoàn toàn khắc bằng tay. Riêng về loại gỗ để làm mộc bản cũng đủ cho thấy sự cầu kỳ của các vua chúa triều Nguyễn: gỗ thị, gỗ lê, gỗ tá, gỗ cây nha đồng,… là những thứ gỗ quý, bền”, thạc sĩ Huệ say sưa kể.

Điều khiến chị Huệ canh cánh bấy lâu nay là chưa có nhiều người có thể đọc và hiểu được nội dung, giá trị của mộc bản. “Tôi cũng chỉ mong sao có thêm nhiều người biết đến và thêm yêu mộc bản - một di sản thế giới của Việt Nam”, chị Huệ tâm sự và cho biết vừa cho ra mắt phần mềm tra cứu dữ liệu mộc bản, dịch và số hóa nguồn vốn quý này để người dân Việt Nam và thế giới hiểu rõ hơn giá trị của mộc bản.

Mộc bản triều Nguyễn là những bản khắc chữ ngược bằng tay trên gỗ có xuất xứ từ triều đình Huế, nhà Nguyễn. Những tấm mộc bản mang nội dung tư tưởng, văn hóa, xã hội,… in lên giấy dó để phổ biến tới toàn dân.

Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV vốn là biệt điện Trần Lệ Xuân, là nơi lưu giữ 34.618 mộc bản và 55.318 bản in dập trên giấy dó từ thời nhà Nguyễn còn lưu lại.


Bạch Dương
http://dalathoa.com/diendan/threads/7614-Chum-bai-viet-ve-Moc-ban-trieu-Nguyen-tai-Trung-tam-Luu-tru-quoc-gia-IV
-------------Mộc bản Triều Nguyễn
TP - Mộc bản Triều Nguyễn vừa được Chương trình Ký ức Thế giới của UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới cuối tháng Bảy vừa qua. Mộc bản chứa đựng nhiều thông tin liên quan đến chủ quyền biên giới, hải đảo Việt Nam, nên khai thác giá trị của nó hiện tại là cả vấn đề lớn.
Tiền Phong có cuộc trò chuyện cùng TS Vũ Thị Minh Hương - Cục trưởng Cục Văn thư Lưu trữ (Bộ Nội vụ), trưởng ban điều phối Chương trình Ký ức Thế giới của Việt Nam.
Mộc bản Triều Nguyễn

Người Việt quý trọng chữ nghĩa, nhưng đến giờ chúng ta mới có di sản tư liệu thế giới đầu tiên. Xin bà cho biết lộ trình hồ sơ của Mộc bản Triều Nguyễn?
Chương trình Ký ức Thế giới được khởi xướng từ năm 1992, nhưng với Việt Nam, chương trình này ít được biết đến. Sau một thời gian khi thì do Cục Văn thư Lưu trữ, lúc lại là Viện Thông tin Khoa học Xã hội, rồi Bộ VH-TT (cũ) đảm trách hồ sơ Mộc bản Triều Nguyễn, đến năm 2005, Ủy ban UNESCO quốc gia Việt Nam đề xuất thành lập Ủy ban Quốc gia Chương trình Ký ức Thế giới của Việt Nam.
TS Vũ Thị Minh Hương - Cục trưởng Cục Văn thư Lưu trữ, trưởng ban điều phối Chương trình Ký ức Thế giới của Việt Nam
Tuy nhiên, việc thành lập phải do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Do đó Ủy ban UNESCO quốc gia Việt Nam ra quyết định thành lập ban điều phối Chương trình Ký ức Thế giới ngày 26/11/2006 - tiền thân của Ủy ban Quốc gia Chương trình Ký ức Thế giới của Việt Nam sau này. Từ khi ban điều phối ra đời, có nhiều hoạt động hiệu quả và tích cực hơn về những gì liên quan di sản tư liệu với những cuộc hội thảo, tập huấn nhằm nâng cao hiểu biết về chương trình này, nhất là cho khối bảo tàng, lưu trữ và thư viện trong nước.
Năm 2007, tại cuộc hội thảo có sự hiện diện của chuyên gia từ UNESCO châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam trình lên hai hồ sơ: Mộc bản Triều Nguyễn và bộ sưu tập bưu ảnh Đông Dương hiện bảo quản tại Thư viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
Trong quá trình xây dựng hồ sơ Mộc bản Triều Nguyễn và các khối tư liệu bưu ảnh Đông Dương, các cơ quan tham gia đều phải khai vào mẫu hồ sơ rất chi tiết. Bản thân Cục Văn thư Lưu trữ đã chỉ đạo Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 4 (đơn vị bảo quản khối tài liệu Mộc bản) kê khai tỷ mỷ về nội dung, chất liệu, thời gian, đặc biệt là tính độc đáo của vật mang tin. Tính độc đáo của Mộc bản Triều Nguyễn là chất liệu gỗ.
Chương trình Ký ức Thế giới đưa ra nhiều tiêu chí như thời gian, tác giả sản sinh ra tài liệu, vật mang tin, tầm ảnh hưởng của quốc gia. Đối với Mộc bản Triều Nguyễn, chúng tôi nhấn mạnh về tiêu chí vật mang tin.
Thứ hai, về mặt thời gian, Mộc bản là của triều Nguyễn, triều đại kéo dài từ 1802 đến 1945. Trong khoảng thời gian này, hiếm tài liệu còn lưu lại được ở Việt Nam. Mộc bản là bản khắc in ngược bằng chữ Hán - Nôm trên gỗ thị, gỗ lê, gỗ táo, dùng để in ra thành sách, hiện còn 34.618 tấm phản ánh nội dung mọi lĩnh vực, chính trị xã hội, lịch sử, địa lý, quan hệ quốc tế, văn chương...
Riêng về pháp luật còn lại nhiều cuốn rất quý như Đại Nam Thực lục Chính biên, Đại Nam Thực lục Tiền biên, Hoàng Việt luật lệ,… Hội đồng Tư vấn Chương trình Ký ức Thế giới làm việc liên tục từ 28 đến 30/7 tại một địa điểm bí mật, không phải ở Paris. Ngày 30/7, Mộc bản Triều Nguyễn được công bố là một trong 35 di sản tư liệu thế giới năm 2009.
Danh hiệu này được công bố bao nhiêu năm một lần?
VN chắc còn nhiều tư liệu quý giá chưa được xây dựng hồ sơ và đệ trình.
Điều này thật đáng tiếc, vì chương trình này mở rất rộng, không chỉ các cơ quan mà cá nhân cũng có quyền làm hồ sơ và đề xuất.
Chúng tôi khuyến khích các cá nhân đến Cục Văn thư Lưu trữ nhận hồ sơ và mô tả di sản tư liệu mà mình có hoặc biết rõ.
Hội đồng Tư vấn Chương trình Ký ức Thế giới làm việc hai năm/lần. Nhưng, xen kẽ vào đó, các ủy ban di sản tư liệu của khu vực vẫn làm việc. Bởi thế, chúng tôi vẫn đệ trình hồ sơ 82 văn bia ở Quốc Tử Giám - Hà Nội lên ủy ban khu vực. Ngày 30/9 tới, ủy ban này sẽ tiếp nhận hồ sơ và xem xét vào dịp cuối năm. Nếu thuận lợi, 82 văn bia sẽ được xem xét, sau đó công bố giữa năm 2010. Đó sẽ là món quà ý nghĩa cho dịp 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Thực ra, danh hiệu của khu vực không thể bằng danh hiệu thế giới. Nhưng như thế mới có cơ hội được công nhận vào dịp đại lễ 1.000 năm Thăng Long (danh hiệu của khu vực không thể bằng danh hiệu thế giới, nhưng có cơ hội đúng vào dịp đại lễ kỷ niệm ngàn năm Thăng Long).
Hiện nay, chúng tôi đang giúp đỡ khu di tích Quốc Tử Giám hoàn thiện bộ hồ sơ này sau cuộc hội thảo tháng Bảy vừa qua.
Di sản tư liệu cần sự tỷ mẩn vì dính tới ký tự. Sự phức tạp khi làm hồ sơ Mộc bản Triều Nguyễn là gì?
Chúng tôi vừa nằm trong ban điều phối, lại đang lưu trữ Mộc bản. Phải khai đầy đủ hồ sơ theo mẫu mà UNESCO ban hành, không được bỏ sót tiêu chí nào.
Trên cơ sở đó, cần nhấn mạnh tiêu chí nào thì khai thật kỹ tiêu chí đó. Với tài liệu Hán Nôm, cần nhấn mạnh tiêu chí vật mang tin, thời gian, và nội dung. Đối với 82 văn bia Quốc Tử Giám, chúng ta cũng có thể bám vào những tiêu chí ấy, bởi những chữ Hán khắc trên đá là những giá trị rất tiêu biểu.
Trong khi khai hồ sơ, chúng ta cũng nên có những liên hệ so sánh. Chẳng hạn Hàn Quốc, Trung Quốc đều có mộc bản và bia đá. Vậy cái độc đáo của chúng ta là gì?
Quyền lợi của Mộc bản Triều Nguyễn sau khi được công nhận di sản tư liệu thế giới là gì, thưa bà?
Mộc bản sẽ được tăng cường bảo tồn bản gốc và sao lưu phục vụ việc khai thác quảng bá, in ấn. Cần nói thêm rằng, sau 1 - 2 năm, cơ quan quản lý của Việt Nam không có những biện pháp gìn giữ bảo tồn xứng đáng danh hiệu này thì Hội đồng Tư vấn của Chương trình Ký ức Thế giới có thể xem xét tước bỏ danh hiệu.
Lần đầu tiên Việt Nam gửi hồ sơ di sản tư liệu thế giới và được công nhận. Đó là niềm vui không của riêng chúng tôi. Chúng hỗ trợ đắc lực cho việc nghiên cứu lịch sử đất nước cũng như bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Việc khai thác Mộc bản khi nó đã là di sản tư liệu thế giới, sẽ như thế nào?
Những tài liệu lưu trữ quốc gia không liên quan bí mật biên giới, hải đảo thì mọi người Việt Nam và người nước ngoài đều có thể tham quan, nghiên cứu.
Mộc bản Triều Nguyễn đã được in thành sách, số hóa nhưng chưa được đưa lên mạng Internet vì chưa phân loại xong cái nào là bí mật, cái nào không.
Thưa bà, trong số Mộc bản có những bản nói về Vạn lý Hoàng Sa. Số tài liệu này chắc được coi là bí mật?
Những tài liệu về Hoàng Sa không chỉ lưu dạng mộc bản mà còn ở dạng châu bản đang được bảo quản tại Cục Văn thư Lưu trữ. Tuy nhiên, muốn sao chụp tài liệu về Hoàng Sa phải được sự cho phép của Ban biên giới - Bộ Ngoại giao.
Trần Thanh
http://www.tienphong.vn/Van-Hoa/170297/Moc-ban-Trieu-Nguyen.html


Mộc bản triều Nguyễn-
khi quốc bảo bước chân ra thế giới

Theo thông tin từ Ủy ban Quốc gia UNESO Việt Nam, mộc bản triều Nguyễn đã chính thức được UNESCO đưa vào chương trình “Ký ức thế giới” cùng với 34 di sản tư liệu khác. Đây là lần đầu tiên, một di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO công nhận là “Di sản tư liệu thế giới”. Những tài liệu được UNESCO vinh danh là các bản gỗ khắc chữ Hán và chữ Nôm để in sách. Các bản sách này được tạo ra do nhu cầu in ấn, phổ biến rộng rãi các điều luật bắt buộc, lưu truyền công danh sự nghiệp của vua chúa, các sự kiện lịch sử. Chính vì tính chất quan trọng đó mà trong thời kỳ phong kiến, nó được coi là quốc bảo...
Hơn 34.000 bản với chiều dài nối lại khoảng 16km!


Mộc bản triều Nguyễn tại kho lưu trữ, Trung tâm lưu trữ Quốc gia 4 (Đà Lạt).

Trung tâm lưu trữ Quốc gia 4 (Đà Lạt), nơi lưu trữ 34.555 tấm mộc bản triều Nguyễn.

Tọa lạc tại số 2 Yết Kiêu, thành phố Đà Lạt, khu biệt thự Trần Lệ Xuân lộng lẫy rộng trên 13.0002 ngày xưa, giờ là Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, nơi lưu giữ 34.555 tấm mộc bản triều Nguyễn. Đây là kho tư liệu quý với 152 đầu sách thuộc nhiều chủ đề. Bên cạnh giá trị lịch sử, nó còn có giá trị về nghệ thuật chế tác, đánh dấu sự phát triển nghề khắc ván in ở Việt Nam . Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, vào năm Minh Mạng thứ 1 (1820) Quốc Sử quán ra đời, và đây là nơi đầu tiên làm mộc bản. Đến năm Tự Đức thứ 2 (1849) đã cho xây dựng thêm Tàng bản đường để lưu trữ mộc bản. Trong hơn 100 năm tồn tại, Quốc Sử quán đã biên soạn nhiều bộ sử sách giá trị trên mộc bản.
Qua nhiều đời vua triều Nguyễn, việc lưu trữ tài liệu mộc bản luôn được quan tâm. Quốc Tử Giám (Huế) ngoài chức năng đào tạo giáo dục còn tiếp nhận bảo quản tu bổ mộc bản in sách được thu chuyển từ Bắc Thành về, là nơi để học sinh – sinh viên tham khảo nghiên cứu. Năm 1933, Quốc Tử Giám bị bãi bỏ, nhà trường được dùng làm trụ sở thư viện đầu tiên của Nam triều. Năm 1937 đổi thành Thư viện Bảo Đại, về sau được đổi tên Viện Văn hóa Trung phần. Năm 1959, toàn bộ văn khố Hoàng Triều gồm châu bản, mộc bản, địa bộ và sách Ngự Lãm được chuyển từ Viện Văn hóa Trung phần. Năm 1959, toàn bộ văn khố Hoàng Triều gồm châu bản, mộc bản, địa bộ và sách Ngự Lãm được chuyển từ Viện Văn hóa về Đà Lạt, lúc đó được chọn làm “Kinh đô” của Hoàng Triều cương thổ, được Cục Lưu trữ quốc gia (Đà Lạt) gìn giữ, bảo quản khá nguyên vẹn trong hàng chục năm. Từ vài năm qua, Cục Lưu trữ quốc gia tại Đà Lạt được đầu tư nâng cấp để trở thành Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV; là nơi thu thập, lưu giữ tài liệu của 19 tỉnh thành, thành phố miền Trung, Tây Nguyên và các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn.
Một nhà khoa học cho biết, hơn 34.000 châu bản, mộc bản (đa số khắc chữ trên hai mặt) của triều Nguyễn, nếu xếp nối lại sẽ có chiều dài trên 16km.
Không để “tam sao thất bản”


Mộc bản triều Nguyễn tại kho lưu trữ, Trung tâm lưu trữ Quốc gia 4 (Đà Lạt).

Mộc bản và tác phẩm được in.

Tái hiện châu bản thời Nguyễn.

Tái hiện châu bản thời Nguyễn.

Tác phẩm “Đại việt sử ký toàn thư”, được in bằng mộc bản thời Nguyễn.

Mộc bản dương, được thể hiện bằng pháp lam bên ngoài điện Thái Hoà (hoàng thành Huế), đã thể hiện sức lan tỏa của mộc bản triều Nguyễn.
 Mộc bản triều Nguyễn chính là những tấm gỗ quý được khắc chữ Hán và chữ Nôm (chữ khắc ngược) dùng để nhân bản tài liệu nhằm phổ biến rộng rãi ra công chúng các chuẩn mực xã hội, điều luật bản khắc lưu truyền công danh, sự nghiệp của các bậc vua chúa, các sự kiện lịch sử, các biến cố thời cuộc, các cuộc tiễu trừ giặc giã...Tất cả các bản thảo nói trên đều được đích danh Hoàng Đế ngự lãm, phê duyệt bằng bút tích trước khi giao cho những thợ tài hoa nhất trong cung đình khắc lên gỗ quý. Theo chuyên gia, do tính chất cực kỳ quan trọng của mộc bản, dưới thời Minh Mạng, nhà vua từng có chỉ dụ: “Sai quan Bắc Văn Miếu (Hà Nội) về các sách Ngũ Kinh, Tứ Thư Đại Toàn, Vũ Kinh Trực Giải cùng Tiền Hậu Chính Sử và Tứ Trường Văn Thể gửi về Kinh để ở Quốc Tử Giám (Kinh đô Huế)”. Ngay sau khi đăng quang vào năm 1841, vua Thiệu Trị cũng đã ban sắc cho thuyền binh chở toàn bộ mộc bản từ Quốc Tử Giám - Hà Nội về Kinh đô Huế để bảo quản, tu bổ. Tại các nơi bảo quản, nhân viên coi giữ tài liệu của triều đình thường xuyên kiểm tra các bản khắc, nếu bản nào bị hư hỏng hay chữ bị mất nét thì báo cho quan Đốc công Vũ khố dốc sức cho thợ phục chế ngay... Loại gỗ phổ biến nhất dùng làm mộc bản là gỗ thị. Loại gỗ này có ưu điểm là chất gỗ rất dai, mềm và mịn, khó bị nứt nẻ nên chức khắc trên đó sẽ không bị lệch. Còn sách “Đại Nam thống nhất chí” thì ghi, mộc bản còn được chế tác từ “cây nha đồng, tục danh là sống mật, sớ gỗ trắng, sáng ngời như ngà voi”.
Châu bản, mộc bản, sách ngự lãm là kho tư liệu quý, nguồn sử liệu phong phú và rất đáng tin cậy về đời sống chính trị, xã hội thời Nguyễn. Thế nhưng, tỷ lệ châu bản còn lưu giữ được đến nay chỉ khoảng 20%. Các sách sử in vào thời đó cũng bị hư hỏng và mất mát nhiều, số còn giữ được vừa thiếu vừa không đồng bộ; quá trình tìm kiếm và sao chép cũng không thể tránh được tình trạng “tam sao thất bản”.
Được biết, với sự cộng tác của các nhà nghiên cứu Hán - Nôm trong những năm qua, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV đã triển khai chương trình “Cấp cứu tài liệu châu bản – mộc bản”. Nhiệm vụ của chương trình là nghiên cứu, phân loại, sắp xếp lại toàn bộ hệ thống mộc bản, châu bản bị xáo trộn nhiều năm. Đến nay, toàn bộ tài liệu mộc bản đã được in ra giấy dó rồi hệ thống hóa, tổng hợp được 152 đầu sách thuộc ba nhóm chính: Chính sử triều Nguyễn, tác phẩm văn chương và sách kinh điển của các nhà Nho dùng để dạy và học. Trung tâm lưu trữ cũng đã ghi hết các tài liệu vào CD-Rom, ghi lại bản dập các mộc bản triều Nguyễn. Chương trình quản lý tài liệu được xây dựng và nạp vào máy tính để thuận lợi cho việc tra cứu một cách có hệ thống và in sao dễ dàng. Trung tâm Lưu trữ quốc gia cũng đã xuất bản cuốn sách “Mộc bản triều Nguyễn - để mục tổng quan” để công bố, giới thiệu toàn bộ tài liệu quý hiếm này. Lãnh đạo trung tâm cho biết, các bản gốc mộc bản được bảo quản trong một kho chuyên dụng được trang bị hiện đại nhất nước nhằm tăng tuổi thọ của các tài liệu đó đến muôn đời sau./.
Bài: Anh Minh (Tin tức); Ảnh: TL  

Mộc bản triều Nguyễn một cách tiếp cận khác
Lao Động số 177 Ngày 07/08/2009 Cập nhật: 8:26 AM, 07/08/2009
Bản in giấy dó mộc bản triều Nguyễn.
(LĐ) - Vào những ngày đầu tháng 8 này, thông tin Uỷ ban Tư vấn quốc tế thuộc Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO công nhận mộc bản triều Nguyễn của Việt Nam là di sản tư liệu và xếp vào Danh mục chương trình Ký ức thế giới đã khiến dư luận đặc biệt quan tâm.
Nhớ ra là trên các diễn đàn, đã có một số bài viết về những tấm mộc bản triều Nguyễn đang được lưu giữ tại Đà Lạt (Lâm Đồng), vậy thì trước sự kiện này, tôi nên tiếp cận vấn đề ở một góc độ nào đây?

Theo gợi ý của cử nhân Lê Khắc Niên - một trong số ít người đầu tiên tiếp cận mộc bản triều Nguyễn sau năm 1975 dưới góc độ khoa học, tôi đã có hướng quan tâm khác: Vấn đề chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa qua mộc bản triều Nguyễn.
Buổi sáng ngày 5.8, tôi đến Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV tại Đà Lạt (thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước). Trung tâm tọa lạc trên một quả đồi đắc địa ở thành phố cao nguyên sương mù Đà Lạt - nơi nguyên là biệt điện Trần Lệ Xuân và sau đó là Bảo tàng Sắc tộc Tây Nguyên.

Hành trình của những bản khắc gỗ
Đây là lần đầu tiên tôi đến Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV tại Đà Lạt. Và có lẽ vì lần đầu tiên nên tôi đã thực sự choáng ngợp trước những hiện vật được lưu giữ tại đây. Đó là những tài liệu tiêu biểu như mộc bản triều Nguyễn, phông tòa khâm sứ Trung Kỳ, phông tòa đại biểu Chánh phủ Trung nguyên Trung phần...

Theo thông tin của thạc sĩ Phạm Thị Huệ - Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV - cung cấp cho tôi: Tài liệu Hán Nôm thuộc triều Nguyễn bao gồm nhiều dạng, như: Châu bản, mộc bản, địa bạ, sách chính văn, chính sử, địa chí, thực lục...

"Tuy nhiên, điều đáng nói là cùng với sự suy tàn của triều Nguyễn trong lịch sử thì chữ Hán Nôm cũng đã rơi rụng dần và vì thế, những tài liệu bằng chữ Hán Nôm của triều Nguyễn cũng dần bị lãng quên. Và tại Đà Lạt, suýt nữa thì kho mộc bản triều Nguyễn này bị... tan biến thành tro; vì sau bảy lăm, nó được mang ra làm... củi đun" - thạc sĩ Pham Thị Huệ nói.

"Mộc bản triều Nguyễn là những bản gỗ khắc ngược chữ Hán và chữ Nôm dùng để in sách, tài liệu... được dùng phổ biến dưới triều Nguyễn. Vào năm 1960, nhiều tài liệu Hán Nôm và mộc bản quý hiếm này được chuyển từ cố đô Huế vào kinh đô Hoàng triều cương thổ Đà Lạt" - vừa đưa tôi đi tham quan qua các phòng trưng bày, cô Lê Thị Lan - phiên dịch tiếng Anh thuộc tổ công bố và giới thiệu của trung tâm - vừa nói.

Lan cho biết: "Sau một thời gian trùng tu, khu biệt điện Trần Lệ Xuân ngày trước đã trở thành Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, gồm 3 biệt thự: Hồng Ngọc, Bạch Ngọc và Lan Ngọc - nơi trước đây làm nơi giải trí của gia đình Trần Lệ Xuân và các tướng tá... Hiện tại, hệ thống trưng bày ở đây được chia thành hai mảng chuyên đề lớn: Lưu trữ Việt Nam từ năm 1962 đến nay (lịch sử ngành lưu trữ Việt Nam) và miền Trung - Tây Nguyên trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Mộc bản triều Nguyễn là mảng lưu trữ được xem là rất đặc sắc nằm trong chuyên đề thứ hai".

Cũng theo thông tin từ cô gái hướng dẫn viên này thì khi làm Quốc trưởng của Chính phủ thuộc Pháp, Vua Bảo Đại (trước đó) đã chọn Đà Lạt làm "Hoàng triều cương thổ". Năm 1960, toàn bộ những mộc bản ở cố đô Huế đã được chuyển vào Đà Lạt. Khi mới chuyển vào, kho tàng mộc bản được cất giữ tại Nha Ngân khố và sau đó được chuyển đến nhà dòng Chúa Cứu thế. Đến năm 1983, toàn bộ số mộc bản còn lại (khoảng hơn 32.000 bản, đã "rơi rụng" làm củi đun khoảng trên 20.000 bản) được chuyển về biệt điện Trần Lệ Xuân, nay là Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV.

Tuy không thật đầy đủ, nhưng những gì còn lại của kho mộc bản này vẫn chứng tỏ sự vô giá của nó: Bộ sách sử nổi tiếng "Đại Nam thực lục" được biên soạn và khắc in trong vòng 88 năm (1821 - 1909); bộ "Hoàng Việt luật lệ" (còn gọi là bộ luật Gia Long) được Vua Gia Long cho ban hành năm 1815 được xem là một trong hai bộ luật nổi tiếng nhất của thời phong kiến Việt Nam (cùng với bộ luật Hồng Đức thời Lê)... Hiện bản gốc của hai bộ tác phẩm này vẫn đang còn lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV.

Rồi nữa, từ kho mộc bản này cho thấy, nơi đây đang còn lưu giữ những bộ sách của những bậc danh thần hoặc các "cơ quan" triều Nguyễn như các bộ thơ văn Ngự chế thi sơ tập, Ngự chế văn tam tập, Ngự chế Việt sử tổng vịnh tập...

Và, đăc biệt, cũng tại kho mộc bản đang lưu giữ này còn chứa đựng một thông tin cực kỳ quan trọng: Vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa!


Mộc bản triều Nguyễn hiện đang được lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, Đà Lạt.

"Xứ Hoàng Sa rất là hiểm yếu"

Tôi hỏi thăm Lê Khắc Niên thông qua cô gái hướng dẫn viên Lê Thị Lan. Lan nói: "Anh có thể gọi vào số máy...". Tôi bấm điện thoại. Đầu dây bên kia, Niên vui vẻ: "Buổi sáng, anh em ta ra càphê chắc thú vị hơn đấy!".

Tôi vui vẻ nhận lời mời của Niên - chàng trai còn khá trẻ, nhưng có thể nói anh hiện là một trong số ít người chuyên sâu nghiên cứu mộc bản triều Nguyễn tại Đà Lạt (Niên học ngành Hán Nôm tại Đại học Tổng hợp Huế). Niên không quên mang cho tôi những tài liệu cần thiết, trong đó có những bài viết mới nhất mang tính nghiên cứu khoa học của anh.

Vừa gặp Niên, tôi hỏi ngay: "Về vấn đề chủ quyền Hoàng Sa, từ trước đến nay, đã có nhiều nhà khoa học tiếp cận để khai thác và chứng minh từ khối tư liệu mộc bản triều Nguyễn này chưa?".

Niên nói: "Tôi là một trong số ít cán bộ tiếp cận kho tư liệu mộc bản ngay trong những ngày đầu thành lập Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV vào năm 2006 (còn trước đó, nó như "đống củi khô" chất trong kho của biệt điện Trần Lệ Xuân như trên vừa đề cập) và cũng là người có nhiệm vụ "trông coi" những giá trị khoa học của các tài liệu ấy từ đó đến... vừa rồi (hiện Niên đã chuyển sang làm việc ở một cơ quan khác).

Là người từng làm hướng dẫn viên cho du khách và các đoàn khách tham quan và tiếp cận mộc bản, nhưng từ trước đến giờ, tôi chưa thấy có nhà khoa học nào đặt vấn đề về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa thông qua con đường khoa học từ kho tàng mộc bản triều Nguyễn hiện đang lưu giữ tại trung tâm".

Vừa nói, anh vừa chứng minh cho tôi thấy: "Trong kho tàng mộc bản vô giá này, bản dịch ở quyển 165 - Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ - có ghi rõ: "Cương giới mặt biển nước ta có xứ Hoàng Sa rất là hiểm yếu. Trước kia đã phái vẽ bản đồ, nhưng do hình thể nó xa rộng nên mới chỉ vẽ được một nơi, nhưng cũng chưa rõ ràng. Hằng năm nên phái người đi dò xét cho khắp để thuộc đường biển. Xin từ năm nay trở về sau, mỗi khi đến hạ tuần tháng giêng, chọn phái biền binh thủy quân và vệ giám thành đáp một chiếc thuyền ô, nhằm thượng tuần tháng hai thì đến Quảng Ngãi, yêu cầu hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định thuê bốn chiếc thuyền của dân, hướng dẫn đi ra đúng xứ Hoàng Sa.

Không cứ là đảo nào, hòn nào, bãi cát nào, khi thuyền đi đến, cũng xem xét xứ ấy chiều dài, chiều ngang, chiều cao, chiều rộng, chu vi và nước biển bốn bên xung quanh nông hay sâu, có bãi ngầm, đá ngầm hay không, hình thế hiểm trở, bình dị thế nào, phải tường tất đo đạc, vẽ thành bản đồ...".

Cũng thông qua tư liệu về mộc bản mà cử nhân Lê Khắc Niên có trong tay thì trong "Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ", bản dịch ở quyển 154 còn nhắc đến chuyện "Dựng đền thờ thần ở đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi" và chép: "Hoàng Sa ở hải phận Quảng Ngãi, có một chỗ nối cồn cát trắng, cây cối xanh um, giữa cồn cát có giếng, phía tây nam có miếu cổ, có tấm bài khắc bốn chữ "Vạn lý ba bình" (cồn bạch sa (cát trắng) chu vi 1.070 trượng, tên cũ là núi Phật Tự, bờ đông, tây, nam đều đá san hô, sừng sững nổi lên, chu vi 340 trượng, cao một trượng ba thước, ngang với cồn cát gọi là Bàn Than thạch). Năm ngoái vua toan dựng miếu lập bia ở chỗ ấy, bỗng vì sóng gió không làm được.

Đến đây mới sai cai đội thủy quân là Phạm Văn Nguyên đem lính thợ giám thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định chuyên chở vật liệu đến dựng miếu (cách tòa miếu cổ bảy trượng). Bên tả miếu dựng bia đá, phía trước miếu xây bình phong. Mười ngày làm xong rồi về...".

Dẫn cho tôi thấy về vấn đề chủ quyền quần đảo Hoàng Sa được thể hiện trong "Đại Nam thực lục" mà kho mộc bản của triều Nguyễn hiện đang còn lưu giữ tại Đà Lạt nhắc đến, Lê Khắc Niên giải thích thêm: "Kho tài liệu mộc bản này có niên đại trên 200 năm. Trong đó, "Đại Nam thực lục" là bộ sách ghi chép lịch sử Việt Nam thời Nguyễn từ Chúa Nguyễn Hoàng đến Vua Khải Định. Đây là bộ sách có tính chân thực cao, là điều mà từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước đã khẳng định".

Nghe Lê Khắc Niên nói, tôi nghĩ bụng: Trước một vấn đề cực kỳ hệ trọng như thế này, các nhà khoa học chuyên ngành không thể không vào cuộc. Phần mình, tôi chỉ dám ghi lại những điều này để tham khảo mà thôi. Và, việc "vào cuộc" của các nhà khoa học chuyên ngành cũng chính là việc làm tôn thêm giá trị của kho tàng mộc bản triều Nguyễn sau khi được Uỷ ban Tư vấn quốc tế thuộc Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO công nhận là di sản tư liệu và xếp vào danh mục Chương trình "Ký ức thế giới" (Memory of the world) tại phiên họp diễn ra từ 29 - 31.7 vừa rồi.
Khắc DũngThứ Ba, 18/08/2009, 08:57 (GMT+7)
Mộc bản Triều Nguyễn: Báu vật quốc gia về lịch sử và văn hóa
TT - Ngày 30-7-2009, mộc bản triều Nguyễn - một khái niệm có lẽ còn xa lạ với nhiều người VN hiện nay - đã trở thành di sản tư liệu đầu tiên của nước ta được UNESCO đưa vào danh mục di sản tư liệu thuộc “Chương trình ký ức thế giới”. Di sản này hiện đang được bảo quản tại Đà Lạt.
Du khách người Pháp tham quan phiên bản tài liệu mộc bản tại khu trưng bày tài liệu lưu trữ quốc gia
Một trong những tấm mộc bản (bản gốc - trái, và bản rập trên giấy dó) nói về việc vua Gia Long đổi quốc hiệu VN
Đến Đà Lạt, vào thăm khu trưng bày tài liệu lưu trữ quốc gia của Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV (trực thuộc Cục Văn thư và lưu trữ nhà nước), 2 Yết Kiêu, TP Đà Lạt, các nhà nghiên cứu và du khách sẽ rất ngạc nhiên và hãnh diện khi được nhìn tận mắt, sờ tận tay những tấm phiên bản tài liệu mộc bản triều Nguyễn được sản sinh cách nay gần 200 năm.
Nội dung phong phú, đa dạng
Mộc bản về Hoàng Sa
Trong khối tài liệu quý giá này có những bản khắc mộc bản mang nội dung khẳng định chủ quyền thiêng liêng của VN đối với quần đảo Hoàng Sa.
Bản gốc sách Đại Nam thực lục tiền biên ghi chép về các sự kiện xảy ra từ thời chúa Nguyễn Hoàng đến Nguyễn Phúc Thuần, trải qua chín đời chúa (1558-1777), đã khẳng định: quần đảo Hoàng Sa (tục gọi là Vạn lý Hoàng Sa) thuộc địa phận tỉnh Quảng Ngãi, có hơn 130 bãi cát.
Trên bãi cát có giếng nước ngọt. Sản vật có hải sâm, đồi mồi, ốc hoa, vích, ba ba... Buổi quốc sơ, lập đội Hoàng Sa 70 người, lấy dân xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi sung vào. Hằng năm từ tháng 3 đến tháng 8, đội Hoàng Sa ra quần đảo Hoàng Sa lượm hóa vật về nộp...
Nội dung của khối tài liệu mộc bản triều Nguyễn rất phong phú và đa dạng, phản ánh mọi mặt về xã hội VN dưới triều Nguyễn. Về lịch sử: có 30 bộ sách gồm 836 quyển: ghi chép về lịch sử VN từ thời Hùng Vương dựng nước cho đến triều Nguyễn.
Về địa lý: có hai bộ sách gồm 20 quyển: ghi chép về địa lý đã thống nhất ở VN và ghi chép về hoàng thành Huế.
Về chính trị xã hội: có năm bộ sách gồm 16 quyển: ghi chép về sách lược của các triều đại phong kiến VN.
Về quân sự: có năm bộ sách gồm 151 quyển: ghi chép về việc đánh dẹp các cuộc nổi dậy ở Bắc kỳ, Nam kỳ, Bình Thuận và một số nơi khác.
Về pháp chế: có 12 bộ sách gồm 500 quyển: ghi chép về các điển chế và pháp luật triều Nguyễn.
Về văn hóa - giáo dục: có 31 bộ sách gồm 93 quyển: ghi chép về những nhân vật đỗ cử nhân, tiến sĩ triều Nguyễn.
Về tư tưởng triết học - tôn giáo: có 13 bộ sách gồm 22 quyển: ghi chép về phương pháp tiếp cận kinh điển Nho gia.
Về văn thơ: có 39 bộ gồm 265 quyển: ghi chép thơ văn của các bậc đế vương và Nho gia nổi tiếng VN...
Về ngôn ngữ văn tự: có 14 bộ sách gồm 50 quyển: giải nghĩa luận ngữ bằng thơ Nôm.
Về quan hệ quốc tế: tài liệu mộc bản triều Nguyễn còn có giá trị khi tìm hiểu lịch sử và văn hóa các nước khác trên thế giới như: Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Pháp...
Từ mộc bản đến... sách điện tử
Tài liệu mộc bản triều Nguyễn được sản sinh chủ yếu trong quá trình hoạt động của Quốc sử quán triều Nguyễn tại Huế. Ngoài ra còn bao gồm cả những ván khắc in được thu ở Văn miếu - Quốc tử giám (Hà Nội) được đưa vào Huế và lưu trữ ở Quốc tử giám dưới thời vua Minh Mạng và Thiệu Trị.
Trước năm 1960, tài liệu mộc bản triều Nguyễn được lưu trữ tại Huế. Từ năm 1960 được chuyển từ Huế về Đà Lạt. Quá trình di chuyển tài liệu mộc bản triều Nguyễn từ Huế về Đà Lạt rất công phu và cẩn trọng, phải di chuyển làm ba lần mới hoàn thành.
Từ năm 1961-1975 tài liệu mộc bản triều Nguyễn được cất giữ tại chi nhánh văn khố Đà Lạt. Do điều kiện bảo quản không tốt nên bị hư hỏng và xuống cấp trầm trọng. Sau năm 1975 được giao về Cục Lưu trữ nhà nước (nay là Cục Văn thư và lưu trữ nhà nước), bảo quản tại tòa nhà Dòng Chúa cứu thế. Từ năm 1984 được chuyển về bảo quản tại khu biệt điện Trần Lệ Xuân cũ (nay là Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV).
Hiện nay, khối tài liệu mộc bản triều Nguyễn đã được xây dựng nhà kho chuyên dụng hiện đại để bảo quản, đã phân loại, chỉnh lý khoa học, đồng thời được in rập ra giấy dó và số hóa, có phần mềm quản lý và phục vụ khai thác sử dụng. Để phát huy giá trị khối tài liệu này, năm 2004 Cục Văn thư và lưu trữ nhà nước cho phép biên soạn và xuất bản sách Mộc bản triều Nguyễn - đề mục tổng quan, giới thiệu toàn bộ nội dung khối tài liệu quý hiếm trên với các nhà nghiên cứu.
Năm 2009, cuốn sách đã được Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV biên soạn lại và bổ sung để tái bản dưới dạng sách điện tử nhằm giới thiệu rộng rãi tới các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về khối tài liệu quý hiếm này.
Cùng với các loại tài liệu lưu trữ khác, các phiên bản tài liệu mộc bản triều Nguyễn trưng bày tại Đà Lạt đã thu hút đông đảo công chúng trong nước và quốc tế đến tham quan và chiêm ngưỡng.
Tài liệu mộc bản triều Nguyễn được bảo quản trong kho chuyên dụng của Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV
Mộc bản triều Nguyễn gồm 34.618 tấm là những văn bản chữ Hán - Nôm được khắc trên gỗ để in ra các sách tại VN vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Gỗ dùng làm ván khắc tài liệu mộc bản triều Nguyễn cũng rất đặc biệt, vừa mềm, vừa mịn. Theo tài liệu của triều Nguyễn để lại, gỗ dùng làm ván khắc tài liệu mộc bản là gỗ thị, gỗ lê, gỗ táo hay gỗ cây nha đồng. Thớ gỗ trắng, sáng ngời như ngà voi. Nét chữ khắc trên tài liệu mộc bản rất điêu luyện, tinh xảo và sắc nét.
Thạc sĩ PHẠM THỊ HUỆ (giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV)
http://chuyentrang.tuoitre.vn/Vieclam/Index.aspx?ArticleID=332288&ChannelID=10
Các tin khác
--------------

Lưu trữ về tuyến đường sắt răng cưa duy nhất ở Việt Nam

(TT&VH) - Trên TT&VH Cuối tuần 2 số vừa qua có loạt phóng sự về việc đi tìm lại tuyến đường sắt độc nhất vô nhị Việt Nam - tuyến đường sắt răng cưa dài 14km từ Krongpha đi Đà Lạt... Chúng tôi xin cung cấp thêm những thông tin và hình ảnh quý giá về tuyến đường sắt răng cưa này hiện có tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I.
Cảnh thi công tuyến đường sắt răng cưa
1. Đà Lạt, một thành phố du lịch nổi tiếng, nằm ở độ cao 1500 m trên cao nguyên Langbian. Người Pháp đã khám phá ra điểm du lịch này từ rất sớm. Tuy nhiên, do địa thế tự nhiên nên giao thông gặp nhiều khó khăn. Phương tiện đi lại của hành khách lên Đà Lạt lúc đó chủ yếu bằng ô tô. Điều này hạn chế lớn đến số lượng du khách đến với Đà Lạt. Ý thức được những khó khăn trên, ngày từ năm 1898, Chính phủ Pháp đã đưa việc xây dựng đường sắt lên cao nguyên Langbian để có điều kiện khai thác hiệu quả một vùng rộng lớn.
Cầu sắt chênh vênh trên núi. Ảnh Trung Tâm Lưu trữ Quốc gia I
Đường sắt Langbian, từ Krongpha (Sông Pha) lên Đà Lạt nằm trong tuyến nhánh Tháp Chàm - Đà Lạt dài hơn 80 km. Vì lý do tài chính nên đến 1921, tuyến Langbian mới được nghiên cứu xây dựng. Ngày 26/2/1921, Toàn quyền Đông Dương ký hợp đồng với Công ty thầu khoán châu Á để nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt Sông Pha - Đà Lạt (tuyến Langbian) dài gần 40 km.
Tuyến đường này chủ yếu chạy qua những khu vực có độ cao trên 1500m so với mực nước biển và có nhiều đoạn đèo, dốc với độ dốc thường xuyên 12%, nên khi xây dựng tuyến đường này người ta phải thiết kế những bánh răng cưa lắp thêm vào trong đầu máy.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, cả tuyến cần xây dựng 2 đoạn đường răng cưa dài gần 14 km: hơn 8 km trong đoạn Krongpha - Bellevue (Sông Pha - Đèo Ngoạn Mục) và 5 km trong đoạn Da Nhim - Bosquet ( Dran - Trạm Bò). Vượt qua 5 hầm, có hầm dài đến 600m và nhiều cầu xe lửa khác.
Sau khi có kết quả nghiên cứu, khảo sát, “ngày 13-1-1923, Tổng thống Pháp ra Sắc lệnh thông qua việc xây dựng đường sắt Langbian (Sông Pha - Đà Lạt).
2. Công trình đường sắt Langbian hoàn thành và đi vào khai thác năm 1931. Đây là tuyến đường quan trọng mở đường lên cao nguyên Langbian, một khu vực có địa thế tuyệt đẹp để khai thác du lịch. Sau khi hoàn thành và thông tuyến, số lượng khách lên Đà Lạt tăng lên đáng kể. Năm 1931 lượng khách đi đến ga Đà Lạt là 7643 lượt. Đến năm 1938, con số này lên đến 58410 lượt. Ngoài việc chuyên chở hành khách, tuyến đường sắt này đã mang lại lợi nhuận lớn nhờ việc vận chuyển hàng hoá, rau, hoa, quả từ cao nguyên Langbian xuống miền xuôi.
Một đoạn tuyến đường sắt răng cưa ở km4+950
Đường sắt răng cưa Sông Pha-Đà Lạt được thiết kế theo kiểu Thuỵ Sĩ. Đường sắt có 3 đường ray. Một nằm giữa được thiết kế có răng cưa để tàu có thể leo dốc an toàn. Đây là kiểu đường sắt chỉ có ở Đà Lạt và Thuỵ Sĩ. Đầu máy hơi nước nhập từ Thuỵ sĩ do hãng Fuca sản xuất. Loại đầu máy này hoạt động trên cả đường răng cưa và đường sắt thường duy nhất còn lại trên thế giới. Cả tuyến Langbian được trang bị 6 đầu máy hơi nước. Nhưng chiếc đầu máy đặc biệt này đã được chính hãng Fuca mua lại.
3. Đây là một tuyến đường độc đáo về thiết kế trong lịch sử đường sắt Việt Nam. Tuyến đường này đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế từ du lịch và thương mại. Hiện nay, cả tuyến đường sắt Đà Lạt không còn dấu tích các đoạn răng cưa. Việc ngồi trên tàu lửa leo đèo, chiêm ngưỡng vẻ đẹp cao nguyên Langbian và tận hưởng khi hậu trong lành nơi đây đặc biệt hấp dẫn du khách. Tuy nhiên, không biết đến khi nào một tuyến đường sắt lên cao nguyên Langbian được tái sinh để phục vụ khách du lịch?
Đỗ Hoàng Anh
(Trung tâm Lưu trữ Quốc gia)
Nguồn: http://www.thethaovanhoa.vnhttp://vi.wikipedia.org

Biệt điện Trần Lệ Xuân

Biệt điện Trần Lệ Xuân xa hoa lộng lẫy trước đây, nay là Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV (Cục Văn thư và lưu trữ nhà nước – Bộ Nội vụ) ở số 2 Yết Kiêu, Đà Lạt, Lâm Đồng được trùng tu, phục chế nguyên vẹn, mở ra một hướng đi mới đầy triển vọng của sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa và du lịch.
Kho Mộc bản quý hiếm
Mộc bản triều Nguyễn
Dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa, năm 1960, Mộc bản được chuyển từ Huế về Đà Lạt do chi nhánh Văn khố Đà Lạt quản lý. Mộc bản là những bản in chữ Hán khắc vào gỗ, kích thước trung bình 0,43m x 0,27m, dày từ 2 – 4 cm, mỗi tấm nặng chừng 300 – 400g.
Mộc bản triều Nguyễn.
Chúng tôi thực sự ngỡ ngàng khi bước vào kho chuyên dụng lưu giữ tài liệu Mộc bản triều Nguyễn tại biệt điện Trần Lệ Xuân. Nơi đây đang lưu giữ trên 30.000 tấm Mộc bản được khắc chữ Hán hoặc chữ Nôm (khắc ngược) dùng để nhân bản tài liệu nhằm phổ biến rộng rãi các chuẩn mực xã hội, điều luật bắt buộc thần dân phải tuân theo; lưu truyền công danh sự nghiệp của vua, chúa, các sự kiện, các biến cố lịch sử… hầu hết các bản thảo đều được Hoàng đế “Ngự lãm”, phê duyệt trước khi cho những người thợ tài hoa khắc lên gỗ.
Năm Tự Đức thứ hai (1849), triều Nguyễn đã cho dựng Tàng bản đường để bảo quản Mộc bản. Mộc bản, Châu bản và sách Ngự lãm là kho tư liệu quý, là nguồn sử liệu phong phú, chân xác về xã hội phong kiến triều Nguyễn. Hiện tại, Mộc bản đã được in dập ra giấy dó – bản gốc và bản dập Mộc bản đã được chỉnh lý hoàn chỉnh và ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý và phục vụ khai thác khối tài liệu quý hiếm này. Mộc bản triều Nguyễn, ngoài giá trị về mặt nội dung, mỗi tấm Mộc bản còn được đánh giá như một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc.
Ngày nay, sau khi Mộc bản triều Nguyễn và các tài liệu lưu trữ được di chuyển từ Huế về Đà Lạt, Sài Gòn thì được sắp xếp theo trình tự gồm 9 vấn đề chính: Lịch sử, Địa lý, Chính trị – Xã hội, Quân sự, Pháp chế, Văn hóa – Giáo dục, Tôn giáo – Tư tưởng – Triết học, Ngôn ngữ văn tự, Văn thơ, Tồn nghi và được lưu giữ trong kho chuyên dụng bảo mật. Các cơ quan chức năng và Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV đang lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Mộc bản triều Nguyễn là di sản văn hóa thế giới.
Hướng mở cho du lịch Đà Lạt
Dưới chế độ Cộng hòa miền Nam Việt Nam, biệt điện Trần Lệ Xuân là biểu tượng của vẻ đẹp xa hoa, lộng lẫy cùng danh tiếng và quyền uy của chủ nhân. Đến nay, tại số 2 Yết Kiêu – Đà Lạt, khu biệt điện này đã được giữ gìn và phục chế lại gần như nguyên vẹn, tọa lạc trên đồi thông thơ mộng với diện tích khoảng 13.000m2 với ba ngôi biệt thự, một hồ bơi, một vườn hoa được thiết kế theo kiểu Nhật Bản, cùng nhiều hạng mục lý thú khác. Có thể nói đây là khu nghỉ dưỡng xa xỉ vào bậc nhất trong giai đoạn đầu chế độ Cộng hòa miền Nam Việt Nam (1954 – 1963). Giới nghiên cứu đánh giá khu biệt điện này là một quần thể kiến trúc mang phong thái quý tộc với nhiều tên gọi hoa mỹ thể hiện quyền uy của chủ nhân nó.
Biệt thự Bạch Ngọc và hồ bơi nước nóng, nơi giải trí của gia đình Lệ Xuân và các tướng tá quân đội chế độ Cộng hòa miền Nam Việt Nam trước đây. Ngày nay, đến đây du khách có thể thỏa chí vẫy vùng trong làn nước trong mát của hồ bơi, ngồi thưởng trà, uống rượu, ngắm trăng, đón gió tại vọng lâu… Biệt thự Lam Ngọc là nơi nghỉ cuối tuần của gia đình Lệ Xuân, được trang bị hiện đại bậc nhất thời đó, có phòng làm việc, hội họp, phòng khiêu vũ, phòng trang điểm xa hoa của Lệ Xuân.
Biệt điện Trần Lệ Xuân và những điều chưa biết
Đã có hàng trăm bài viết, cuốn sách và công trình nghiên cứu về chế độ gia đình trị ở miền Nam Việt Nam dưới thời Ngô Đình Diệm. Hầu hết những tài liệu đã công bố, đăng tải về lịch sử giai đoạn này đều có đề cập đến cặp vợ chồng “đệ nhất” Ngô Đình Nhu – Trần Lệ Xuân. Tuy nhiên, những thông tin về sự khởi nghiệp của Ngô Đình Nhu và “đệ nhất biệt điện” – nơi hưởng lạc xa hoa lộng lẫy của gia đình họ Ngô ở Đà Lạt thì không hẳn đã nhiều người biết đến. Xin cung cấp thêm những thông tin lý thú tới bạn đọc về nội dung này.
Đệ nhất biệt điện Lam Ngọc
Một gốc biệt điện Trần Lệ Xuân lúc mới xây
Thời kỳ gia đình họ Ngô còn thống trị miền Nam, giới tướng lĩnh ngụy quyền và nhiều người dân thượng lưu Sài Gòn biết đến khu biệt điện xa hoa lộng lẫy bậc nhất của gia đình Ngô Đình Nhu – Trần Lệ Xuân ở số 2 Yết Kiêu (phường 5 – Đà Lạt hiện nay). Sau nửa thế kỷ, sự lộng lẫy và vẻ mỹ lệ của khu biệt điện này không hề mất đi.
Khu biệt điện từng được xem là “đệ nhất trời Nam” được khởi công từ năm 1958 có ba toà biệt lập với các tên gọi Bạch Ngọc, Lam Ngọc và Hồng Ngọc. Bạch Ngọc là nơi giải trí của gia đình Trần Lệ Xuân và các tướng tá thời kỳ “Đệ nhất Cộng hòa”; Lam Ngọc dùng làm nơi nghỉ cuối tuần của riêng gia đình Lệ Xuân còn Hồng Ngọc là biệt thự mà “bà Nhu” xây tặng cho Trần Văn Chương, bố đẻ của mình. Lúc khởi công xây dựng cụm biệt điện này, gia đình họ Ngô đang thời kỳ “làm mưa làm gió” ở miền Nam nên Trần Lệ Xuân đã huy động tối đa nhân, vật lực và tinh hoa kiến trúc nhân loại để thể hiện đến đỉnh cao uy quyền và sự giàu sang phú quý của chủ nhân. Nội thất của tất cả các biệt thự trong tổng khuôn viên 13.000m2 có đầy đủ phòng làm việc, hội họp, phòng khiêu vũ. Ngoài sân có hồ bơi nước nóng, vọng đài và một vườn hoa do những kỹ sư được thuê từ Nhật Bản sang thiết kế (nên còn gọi là vườn hoa Nhật Bản). Điểm thú vị, độc đáo của vườn hoa Nhật Bản phía sau biệt thự Lam Ngọc là có một hồ sen khi bơm đầy nước trên hồ này sẽ hiện rõ hình địa đồ Việt Nam. Giữa địa đồ thu nhỏ này còn có cả dải phân cách thể hiện Vĩ tuyến 17 chia cắt Bắc – Nam. Giấc mộng bá quyền cuồng loạn và mưu đồ chia cắt vĩnh viễn Tổ quốc Việt Nam đã theo người đàn bà quyền lực bậc nhất miền Nam một thời đến tận chốn hưởng lạc cuối tuần này! Đặc biệt, trong biệt thự Lam Ngọc có hầm trú ẩn được thiết kế bằng thép có thể chống đỡ được sức công phá của đạn B40 và đường hầm thoát hiểm mà cho đến tận ngày nay người ta vẫn chỉ có thể phỏng đoán các đường hầm trong nhà đều dẫn ra sân bay Cam Ly(?).
Biệt thự Lam Ngọc 1 hiện là một trong những điểm tham quan ưa thích của du khách đến Đà Lạt.
Cũng chẳng ai còn nhớ Trần Lệ Xuân đã phải bỏ ra bao nhiêu triệu Mỹ kim để xây dựng nên cụm biệt điện đặc biệt này nhưng vẻ đẹp lộng lẫy, tinh tế đến từng cái rãnh thoát nước của khuôn viên thì vẫn trường tồn với thời gian sau gần nửa thế kỷ “triều Ngô” kết thúc. Có lẽ cũng chính vì sự nuối tiếc một thời vàng son ở chốn bồng lai tiên cảnh nên những ngày cuối đời định cư tại Pháp trong sự cô quạnh của tuổi bát tuần, “bà Nhu” vẫn mang theo bên mình tấm ảnh chụp khu biệt điện này chăng?
Và điều ít biết về Ngô Đình Nhu
Khu biệt điện của Trần Lệ Xuân nổi tiếng đến mức sau ngày nền “Đệ nhất Cộng hòa” sụp đổ và anh em Diệm – Nhu chết thảm như một sự trả giá cho những tội ác khét tiếng họ Ngô đã gây ra cho đồng bào miền Nam, hàng nghìn người từ khắp nơi, có cả nhiều người Mỹ đã tìm về Đà Lạt để chiêm ngưỡng khu biệt điện này. Nhiều người cao tuổi tại “thành phố hoa” kể rằng, cùng với sự lộng lẫy, xa hoa, khu biệt điện Trần Lệ Xuân còn được bảo vệ đặc biệt nghiêm ngặt. Suốt những năm dưới thời Ngô Đình Diệm, khu biệt điện này luôn có tới hàng chục cảnh sát ngụy túc trực bảo vệ 24/24 giờ. Một con chim lạ bay vào khu vườn cũng có thể bị bắn chết vì nghi ngờ chim đưa… bom thư! Với hàng núi nợ máu mà chế độ “gia đình trị” Ngô Đình Diệm gây ra cho những người yêu nước ở miền Nam lúc bấy giờ thì sự đề phòng của Trần Lệ Xuân cũng là lẽ thường.
Sau đó toàn bộ toà biệt điện đã được chính quyền Nguyễn Văn Thiệu sung làm Bảo tàng sắc tộc Tây Nguyên. Tuy nhiên từ sau 1975 và những năm tiếp theo, khu biệt điện “Đệ nhất trời Nam” này đã không ngừng bị xâm hại, xuống cấp. Nhiều tiểu công trình kiến trúc quý giá trong khuôn viên biệt điện bị đập phá, trộm cắp. Những phòng ốc mỹ miều có khi bị người dân tận dụng để… nuôi súc vật. Hồ nước, đài sen dùng làm nơi nuôi cá! Trước khi được trùng tu để làm Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV, đi ngang khu biệt điện này người ta vẫn nhận ra sự mỹ miều trên từng lối cỏ nhưng có cảm giác nặng nề, âm khí vì sự hủy hoại của thời gian và con người.
Đầu năm 2007, Bộ Nội vụ đã quyết định đầu tư hơn 53 tỷ đồng trùng tu khu biệt điện Trần Lệ Xuân làm cơ sở cho Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV. Hiện, trung tâm này đã chính thức đi vào hoạt động. Đây chính là nơi bảo quản, lưu giữ hơn 30.000 mộc bản cực kỳ quý giá của triều Nguyễn mà chính Ngô Đình Nhu những ngày mới tốt nghiệp trường Ecole Nationale des Chartes – trường đào tạo lưu trữ viên cổ tự học danh tiếng của Pháp – đã từng sưu tầm. Theo tiến sĩ Đào Thị Diến (Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I), trong công trình nghiên cứu “Ngô Đình Nhu – Nhà lưu trữ Việt Nam thời kỳ 1938 – 1946″, tính đến năm 2007, Ngô Đình Nhu là “người Việt Nam đầu tiên và duy nhất tốt nghiệp Trường đào tạo cổ tự viên Ecole Nationale des Chartes”. Hiện nay, trong các chuyên đề lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV, có một tiểu chuyên đề về “Ngô Đình Nhu – Nhà lưu trữ”. Xét ở khía cạnh văn hóa, đây là điều khá thú vị về Ngô Đình Nhu mà chắc chắn nhiều người chưa được biết đến từ trước tới nay.
Toàn bộ mộc bản triều Nguyễn được Bảo Đại cho chuyển về miền đất cao nguyên. Từ năm 1983 đến nay, những tài liệu quý này tiếp tục được lưu giữ tại biệt điện Trần Lệ Xuân tại thành phố Đà Lạt.
Khởi nguyên, đó là khu biệt điện của gia đình ông “cố vấn” chính phủ ngụy quyền Sài Gòn Ngô Đình Nhu và “đệ nhất phu nhân” Trần Lệ Xuân. Ba tòa biệt thự tráng lệ tọa lạc trên một triền đồi được coi là ở thế đắc địa tại thành phố Đà Lạt này đã có mặt từ hơn nửa thế kỷ nay. Sau chính biến năm 1963, chính quyền Sài Gòn đã trưng dụng làm Bảo tàng Sắc tộc Tây Nguyên.
Một góc biệt điện Trần Lệ Xuân
Mới đây, với nguồn kinh phí đầu tư trên 50 tỉ đồng, Bộ Nội vụ đã quyết định thành lập Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 4. Cùng với nhiều tài liệu vô cùng quan trọng khác, đây là nơi lưu trữ kho tàng mộc bản, châu bản vô giá của triều Nguyễn…
Từ “Đệ nhất biệt điện” trên cao nguyên…
Những bậc cao niên ở thành phố Đà Lạt kể rằng, ngày xưa, đây là nơi mà không một thường dân nào được phép bén mảng. Cũng chẳng biết ở trong đó thường có mặt ai và bài trí những gì. Chỉ biết rằng, phía sau hàng rào bảo vệ nghiêm ngặt ấy là sự hiện diện của những kẻ có quyền uy bậc nhất của ngụy quyền Sài Gòn.
Vào thời hưng thịnh nhất của gia đình họ Ngô, năm 1958, vợ chồng ông “cố vấn” đã cho khởi công xây dựng khu biệt điện. Công trình này được coi là “sân sau” của gia đình quyền lực ấy nên được huy động tối đa trí lực, nhân lực và vật lực cho việc xây dựng.
Khu biệt điện gồm có 3 biệt thự là Hồng Ngọc, Bạch Ngọc và Lam Ngọc. Bạch Ngọc là nơi giải trí của gia đình Trần Lệ Xuân và tướng tá Sài Gòn. Lam Ngọc được sử dụng làm nơi nghỉ cuối tuần của gia đình bà “cố vấn”. Còn Hồng Ngọc là tòa biệt thự mà bà Nhu xây tặng riêng cho bố đẻ của mình là Trần Văn Chương lúc này đang là Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Hoa Kỳ.
Chẳng ai biết Trần Lệ Xuân đã bỏ ra bao nhiêu tiền của, nhưng vẻ kiêu sa, lộng lẫy của công trình này thì vẫn hiện diện cho tới ngày nay.
Khuôn viên của tòa biệt điện nằm trên diện tích 13.000m2 với đầy đủ phòng làm việc, hội họp, phòng khiêu vũ, phòng chiêu đãi… Ngoài sân có hồ bơi nước nóng, có vọng đài và một hoa viên cực đẹp do các kỹ sư đến từ đất nước Phù Tang thiết kế, vì vậy, nó còn được gọi tên là vườn hoa Nhật Bản. Phía sau vườn hoa này có một hồ sen, khi bơm đầy nước thì từ mặt hồ sẽ hiện rõ hình địa đồ Việt Nam – thể hiện giấc mơ “lấp sông Bến Hải” của ông bà “cố vấn”.
Đặc biệt, để đề phòng bị tấn công bất ngờ, trong biệt thự Lam Ngọc còn có một căn hầm trú ẩn được thi công bằng loại thép đặc biệt, có thể chống đỡ sức công phá của hỏa lực hạng nặng. Trong căn hầm này có một đường hầm thoát hiểm, cho đến nay, người ta vẫn chỉ phỏng đoán là nó dẫn ra phía sân bay Cam Ly, cách nơi này chừng 2km…
Trong thời gian gia đình họ Ngô trên đỉnh cao quyền lực, biệt điện Trần Lệ Xuân là một trong những nơi được bảo vệ nghiêm ngặt nhất. Suốt ngày đêm, có hàng chục cảnh sát và vệ binh cộng hòa túc trực tuần phòng. Một con chim lạ bay vào khu vườn cũng sẽ bị bắn hạ. Thế nhưng, nhân nào thì quả nấy.
Cuộc chính biến năm 1963 đã kết thúc sự “trị vì” của chế độ độc tài Ngô Đình Diệm. Cùng số phận với chủ nhân, tòa biệt điện được trưng dụng làm Bảo tàng Sắc tộc Tây Nguyên vào thời Nguyễn Văn Thiệu nắm quyền. Đến năm 1975, trong cuộc tháo chạy của ngụy quyền Sài Gòn, không ít cổ vật vô giá tại bảo tàng này đã bị tuồn ra nước ngoài, nhiều món cổ vật khác bị lấy cắp, đập phá.
Sau ngày nước nhà thống nhất, chính quyền Cách mạng đã tiếp quản và gìn giữ nơi này như một phần tài sản quốc gia. Đầu năm 2007, Bộ Nội vụ đã quyết định đầu tư 53 tỉ đồng để nâng cấp khu biệt điện này và thành lập tại đây Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 4…
…đến kho lưu trữ mộc bản triều Nguyễn
Sau một năm thi công trùng tu, cuối tháng 12/2007, khu biệt điện Trần Lệ Xuân ngày xưa đã trở thành cơ sở của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 4 thuộc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia. Quan điểm của cơ quan chủ quản trong quá trình trùng tu, nâng cấp là giữ nguyên kiến trúc của tòa biệt điện, chỉ thay thế một số tiểu tiết để phù hợp với công năng sử dụng.
Trong 3 tòa biệt thự, hệ thống tài liệu đã được trưng bày theo hai chuyên đề lớn: lưu trữ Việt Nam từ năm 1962 đến nay (lịch sử của ngành lưu trữ Việt Nam) và miền Trung – Tây Nguyên trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, trong đó có mảng đặc sắc là mộc bản triều Nguyễn. Cũng tại đây, có một chuyên đề riêng: Ngô Đình Nhu – nhà lưu trữ Việt Nam.
Giới thiệu Mộc bản triều Nguyễn.
Năm 1959, khi Bảo Đại lên làm Quốc trưởng của chính phủ bù nhìn thuộc Pháp, ông ta đã chọn Đà Lạt làm Hoàng triều cương thổ. Toàn bộ mộc bản triều Nguyễn được ông vua cuối cùng của dòng họ này cho chuyển về miền đất cao nguyên.
Ban đầu, kho tàng ấy được cất giữ ở Nha Ngân khố, rồi sau đó chuyển đến nhà dòng Chúa Cứu thế. Từ năm 1983 đến nay, những tài liệu quý này tiếp tục được lưu giữ tại biệt điện Trần Lệ Xuân.
Mộc bản triều Nguyễn chính là những tấm gỗ quý được khắc chữ Hán và chữ Nôm (chữ khắc ngược) dùng để nhân bản tài liệu nhằm phổ biến rộng rãi ra công chúng các chuẩn mực xã hội, các điều luật bắt buộc thần dân y tuân. Đó cũng là những bản khắc lưu truyền công danh, sự nghiệp của các bậc vua chúa, các sự kiện lịch sử, các biến cố thời cuộc, các cuộc tiễu trừ giặc dã…
Tất cả các bản thảo nói trên đều được đích danh hoàng đế ngự lãm, phê duyệt bằng bút tích trước khi giao cho những người thợ tài hoa nhất trong cung đình khắc lên gỗ quý.
Theo các chuyên gia, do tính chất cực kỳ quan trọng của mộc bản, dưới thời Minh Mạng, nhà vua từng có chỉ dụ: “Sai quan Bắc thành kiểm xét các ván in nguyên trữ tại Văn Miếu (Hà Nội) về các sách Ngũ Kinh, Tứ Thư Đại Toàn, Vũ Kinh Trực Giải cùng Tiền Hậu Chính Sử và Tứ Trường Văn Thể gửi về kinh để ở Quốc Tử Giám (Kinh đô Huế)”.
Ngay sau khi đăng quang vào năm 1841, Vua Thiệu Trị cũng đã ban sắc cho thuyền binh chở toàn bộ mộc bản từ Quốc Tử Giám – Hà Nội về Kinh đô Huế để bảo quản, tu bổ. Tại các nơi bảo quản, nhân viên coi giữ tài liệu của triều đình thường xuyên kiểm tra các bản khắc, nếu bản nào bị hư hỏng hay chữ bị mất nét thì báo cho quan Đốc công Vũ khố đốc sức cho thợ phục chế ngay…
Theo giảng viên Hán – Nôm Nguyễn Thanh Châu, loại gỗ phổ biến nhất dùng làm ván khắc là gỗ thị. Loại gỗ này có ưu điểm là chất liệu gỗ rất dai, mềm và mịn, khó bị nứt nẻ nên chữ khắc trên đó sẽ không bị lệch. Còn sách “Đại Nam nhất thống chí” thì ghi, mộc bản còn được chế tác từ “cây nha đồng, tục danh là sống mật, sớ gỗ trắng, sáng ngời như ngà voi”.
Một số nhà nghiên cứu Hán – Nôm và các chuyên gia lưu trữ tỏ ra hết sức tiếc nuối, vì sau ngày miền Nam mới giải phóng, do chưa hiểu tầm quan trọng và sự quý giá của hệ thống tài liệu này nên việc bảo quản và phục chế còn bị xem nhẹ. Hậu quả là hàng loạt các mộc bản bị thất lạc, hư hỏng nặng, thậm chí một số người không hiểu biết đã chẻ làm củi đun! Châu bản, mộc bản, sách ngự lãm là kho tư liệu quý, nguồn sử liệu phong phú và rất đáng tin cậy về đời sống chính trị, xã hội thời Nguyễn. Thế nhưng, tỉ lệ châu bản còn lưu giữ được đến nay chỉ khoảng 20%.
Các sách sử in vào thời đó cũng bị hư hỏng và mất mát nhiều, số còn giữ được vừa thiếu vừa không đồng bộ; quá trình tìm kiếm và sao chép lại cũng không thể tránh được tình trạng “tam sao thất bản”. Số lượng mộc bản hiện còn được lưu trữ tại đây khoảng 30 ngàn tiêu bản.
Với sự cộng tác của các nhà nghiên cứu Hán – Nôm như Đinh Tấn Dung, Tăng Văn Hỷ, Vũ Văn Kính cùng Phó giáo sư Phạm Gia Phu và giảng viên Nguyễn Thanh Châu của Đại học Đà Lạt, trong những năm qua, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia đã triển khai chương trình “cấp cứu tài liệu châu bản – mộc bản”.
Nhiệm vụ của chương trình là nghiên cứu, phân loại, sắp xếp lại toàn bộ hệ thống mộc bản, châu bản bị xáo trộn nhiều năm. Đến nay, toàn bộ tài liệu mộc bản đã được in ra giấy dó rồi hệ thống hóa, tổng hợp được 152 đầu sách thuộc 3 nhóm chính: chính sử triều Nguyễn, tác phẩm văn chương và sách kinh điển của các nhà Nho dùng để dạy và học. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia cũng đã ghi hết các tài liệu vào CD-Rom, ghi lại bản dập các tài liệu mộc bản triều Nguyễn.
Chương trình quản lý tài liệu được xây dựng và nạp vào máy tính để thuận lợi cho việc tra cứu một cách có hệ thống và in sao dễ dàng. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia cũng đã xuất bản cuốn sách “Mộc bản triều Nguyễn – đề mục tổng quan” để công bố, giới thiệu toàn bộ tài liệu quý hiếm òng Chúa Cứu thế. Từ năm 1983 đến nay, những tài liệu quý này tiếp tục được lưu giữ tại biệt điện Trần Lệ Xuân.
Mộc bản triều Nguyễn chính là những tấm gỗ quý được khắc chữ Hán và chữ Nôm (chữ khắc ngược) dùng để nhân bản tài liệu nhằm phổ biến rộng rãi ra công chúng các chuẩn mực xã hội, các điều luật bắt buộc thần dân y tuân. Đó cũng là những bản khắc lưu truyền công danh, sự nghiệp của các bậc vua chúa, các sự kiện lịch sử, các biến cố thời cuộc, các cuộc tiễu trừ giặc dã…
Tất cả các bản thảo nói trên đều được đích danh hoàng đế ngự lãm, phê duyệt bằng bút tích trước khi giao cho những người thợ tài hoa nhất trong cung đình khắc lên gỗ quý.
Theo các chuyên gia, do tính chất cực kỳ quan trọng của mộc bản, dưới thời Minh Mạng, nhà vua từng có chỉ dụ: “Sai quan Bắc thành kiểm xét các ván in nguyên trữ tại Văn Miếu (Hà Nội) về các sách Ngũ Kinh, Tứ Thư Đại Toàn, Vũ Kinh Trực Giải cùng Tiền Hậu Chính Sử và Tứ Trường Văn Thể gửi về kinh để ở Quốc Tử Giám (Kinh đô Huế)”.
Ngay sau khi đăng quang vào năm 1841, Vua Thiệu Trị cũng đã ban sắc cho thuyền binh chở toàn bộ mộc bản từ Quốc Tử Giám – Hà Nội về Kinh đô Huế để bảo quản, tu bổ. Tại các nơi bảo quản, nhân viên coi giữ tài liệu của triều đình thường xuyên kiểm tra các bản khắc, nếu bản nào bị hư hỏng hay chữ bị mất nét thì báo cho quan Đốc công Vũ khố đốc sức cho thợ phục chế ngay…
Theo giảng viên Hán – Nôm Nguyễn Thanh Châu, loại gỗ phổ biến nhất dùng làm ván khắc là gỗ thị. Loại gỗ này có ưu điểm là chất liệu gỗ rất dai, mềm và mịn, khó bị nứt nẻ nên chữ khắc trên đó sẽ không bị lệch. Còn sách “Đại Nam nhất thống chí” thì ghi, mộc bản còn được chế tác từ “cây nha đồng, tục danh là sống mật, sớ gỗ trắng, sáng ngời như ngà voi”.
Một số nhà nghiên cứu Hán – Nôm và các chuyên gia lưu trữ tỏ ra hết sức tiếc nuối, vì sau ngày miền Nam mới giải phóng, do chưa hiểu tầm quan trọng và sự quý giá của hệ thống tài liệu này nên việc bảo quản và phục chế còn bị xem nhẹ. Hậu quả là hàng loạt các mộc bản bị thất lạc, hư hỏng nặng, thậm chí một số người không hiểu biết đã chẻ làm củi đun! Châu bản, mộc bản, sách ngự lãm là kho tư liệu quý, nguồn sử liệu phong phú và rất đáng tin cậy về đời sống chính trị, xã hội thời Nguyễn. Thế nhưng, tỉ lệ châu bản còn lưu giữ được đến nay chỉ khoảng 20%.
Các sách sử in vào thời đó cũng bị hư hỏng và mất mát nhiều, số còn giữ được vừa thiếu vừa không đồng bộ; quá trình tìm kiếm và sao chép lại cũng không thể tránh được tình trạng “tam sao thất bản”. Số lượng mộc bản hiện còn được lưu trữ tại đây khoảng 30 ngàn tiêu bản.
Với sự cộng tác của các nhà nghiên cứu Hán – Nôm như Đinh Tấn Dung, Tăng Văn Hỷ, Vũ Văn Kính cùng Phó giáo sư Phạm Gia Phu và giảng viên Nguyễn Thanh Châu của Đại học Đà Lạt, trong những năm qua, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia đã triển khai chương trình “cấp cứu tài liệu châu bản – mộc bản”.
Nhiệm vụ của chương trình là nghiên cứu, phân loại, sắp xếp lại toàn bộ hệ thống mộc bản, châu bản bị xáo trộn nhiều năm. Đến nay, toàn bộ tài liệu mộc bản đã được in ra giấy dó rồi hệ thống hóa, tổng hợp được 152 đầu sách thuộc 3 nhóm chính: chính sử triều Nguyễn, tác phẩm văn chương và sách kinh điển của các nhà Nho dùng để dạy và học. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia cũng đã ghi hết các tài liệu vào CD-Rom, ghi lại bản dập các tài liệu mộc bản triều Nguyễn.
Lãnh đạo trung tâm cho biết, các bản gốc mộc bản được bảo quản trong một kho chuyên dụng được trang bị hiện đại nhất nước nhằm tăng tuổi thọ của các tài liệu đó đến muôn đời sau. Kho chuyên dụng này có sức chứa khoảng 5.000 mét giá tài liệu với hệ thống điều hòa trung tâm, phòng chống đột nhập, phòng cháy chữa cháy tự động…
Kho tàng mộc bản triều Nguyễn hiện được bảo quản nghiêm ngặt và khoa học tại thành phố Đà Lạt là một dạng lưu trữ đặc biệt của Việt Nam và rất hiếm có trên thế giới. Đây thực sự là những tài sản vô giá. Các cơ quan hữu trách đang lập hồ sơ để đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Thời gian gần đây, dư luận đã bắt đầu quan tâm đến kho tàng này và nhiều đoàn khách trong và ngoài nước đã đăng ký được tham quan, tìm hiểu mục tổng quan” để công bố, giới thiệu toàn bộ tài liệu quý hiếm này.
Lãnh đạo trung tâm cho biết, các bản gốc mộc bản được bảo quản trong một kho chuyên dụng được trang bị hiện đại nhất nước nhằm tăng tuổi thọ của các tài liệu đó đến muôn đời sau. Kho chuyên dụng này có sức chứa khoảng 5.000 mét giá tài liệu với hệ thống điều hòa trung tâm, phòng chống đột nhập, phòng cháy chữa cháy tự động…
Kho tàng mộc bản triều Nguyễn hiện được bảo quản nghiêm ngặt và khoa học tại thành phố Đà Lạt là một dạng lưu trữ đặc biệt của Việt Nam và rất hiếm có trên thế giới. Đây thực sự là những tài sản vô giá. Các cơ quan hữu trách đang lập hồ sơ để đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Thời gian gần đây, dư luận đã bắt đầu quan tâm đến kho tàng này và nhiều đoàn khách trong và ngoài nước đã đăng ký được tham quan, tìm hiểu./-
Nguồn: lamdong.gov.vn
http://www.dulichao.com/du-lich-trong-nuoc/biet-dien-tran-le-xuan

30 nghìn mộc bản triều Nguyễn ở biệt thự Trần Lệ Xuân

30 nghìn mộc bản triều Nguyễn ở biệt thự Trần Lệ Xuân

 





Tọa lạc tại số 2 Yết Kiêu, thành phố Đà Lạt, khu biệt thự Trần Lệ Xuân lộng lẫy rộng trên 13 ngàn mét vuông vừa được nâng cấp trở thành Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV. Nơi lưu giữ hơn 30 ngàn mộc bản triều Nguyễn.

Mộc bản là bản gỗ khắc chữ ngược để in thành sách. Dưới triều Nguyễn các chiếu, dụ, chỉ của nhà vua hay các sách quốc sử, sách chuyên khảo về giáo dục, địa chí được biên soạn, in ấn bằng mộc bản. Bản chính của các văn bản này gọi là châu bản. Mộc bản được làm bằng "gỗ cây nha đồng, tục danh là sống mật, thớ gỗ trắng, sáng ngời như ngà voi" (trích Đại Nam Nhất Thống Chí).
Theo một cán bộ của trung tâm thì vào năm Minh Mạng thứ 1 (1820), Quốc Sử Quán ra đời, là nơi đầu tiên làm mộc bản. Đến năm Tự Đức thứ 2 (1849) đã cho xây dựng thêm Tàng Bản Đường để lưu trữ mộc bản. Trong hơn 100 năm tồn tại, Quốc Sử Quán đã biên soạn nhiều bộ sử sách giá trị.
Qua nhiều đời vua triều Nguyễn, việc lưu giữ tài liệu mộc bản luôn được quan tâm. Quốc Tử Giám (Hà Nội) ngoài chức năng đào tạo giáo dục còn tiếp nhận bảo quản tu bổ mộc bản in sách được thu chuyển từ Bắc Thành về, là nơi để học sinh - sinh viên tham khảo nghiên cứu.
Năm 1933, Quốc Tử Giám bị bãi bỏ, nhà trường được dùng làm trụ sở thư viện đầu tiên của Nam Triều. Năm 1937 đổi thành Thư viện Bảo Đại, về sau được đổi tên Viện Văn hóa Trung Phần.
Năm 1959, toàn bộ văn khố Hoàng Triều gồm châu bản, mộc bản, địa bộ và sách Ngự Lãm được chuyển từ Viện Văn hóa Trung Phần về Đà Lạt, lúc đó được chọn làm "Kinh đô" của Hoàng Triều cương thổ, được Cục Lưu trữ quốc gia (Đà Lạt) âm thầm gìn giữ, bảo quản khá nguyên vẹn trong hàng chục năm.
Từ vài năm qua, Cục Lưu trữ quốc gia tại Đà Lạt được đầu tư nâng cấp để trở thành Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV; là nơi thu thập, lưu giữ tài liệu của 19 tỉnh - thành phố miền Trung, Tây Nguyên và các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn.
Hiện nay, khoảng 34 ngàn châu bản, mộc bản (đa số khắc chữ trên hai mặt) của triều Nguyễn đang được Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV bảo quản trong kho chuyên dụng, đạt tiêu chuẩn quốc tế, hiện đại nhất Việt Nam thời điểm này.
Theo các cán bộ của trung tâm, nếu xếp nối mộc bản sẽ có chiều dài trên 16 km. Thời gian qua, trung tâm đã in dập, phân loại, hệ thống hóa, quét và ghi toàn bộ bản dập tài liệu mộc bản vào CD-Rom để lưu giữ phục vụ mục đích tra cứu; xây dựng chương trình quản lý tài liệu mộc bản vào máy tính.
Một nhà nghiên cứu sử học cho rằng đây là kho tư liệu quý, có thể cung cấp cho giới nghiên cứu nguồn tài liệu phong phú, đáng tin cậy khi nghiên cứu lịch sử Việt Nam cận đại.
Kết hợp làm du lịch và nghiên cứu?
Trước đây, khu biệt thự Trần Lệ Xuân rất nổi tiếng vì có kiến trúc đẹp, tọa lạc trên một triền đồi chập chùng thông xanh. Độc đáo hơn, trong khuôn viên có một hồ bơi nước nóng trước biệt thự Bạch Ngọc, hiện nay đã được phục chế nguyên trạng.
Khu hành chính hiện nay của trung tâm là biệt thự Lam Ngọc - nguyên là nơi nghỉ cuối tuần của gia đình Trần Lệ Xuân và các tướng tá chính quyền Sài Gòn thời đó, còn nhà khách trung tâm hiện nay nguyên là khu biệt thự Hồng Ngọc lộng lẫy được Trần Lệ Xuân dành riêng cho bố đẻ là luật sư Trần Văn Chương, nguyên Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Hoa Kỳ.
Tại đây còn có một hoa viên, hồ nước có mô hình bản đồ Việt Nam đang được trung tâm khôi phục lại.
Với những "lợi thế" có sẵn đó, được biết trung tâm đang dự định lập đề án sưu tập - trưng bày triển lãm tài liệu (chọn lọc) một số châu bản, mộc bản và các tác phẩm văn học, cổ vật... phục vụ mục đích nghiên cứu và tham quan du lịch.
Nếu đề án này được thực hiện sẽ có thêm một địa chỉ du lịch văn hóa hấp dẫn trên thành phố ngàn hoa Đà Lạt.

N.H - (Theo TP)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.