Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

THE TIMELESS WAY OF BUILDING

THE TIMELESS WAY OF BUILDING” – SÁCH CỦA BẬC THẦY

21.12.2011 — Đỗ Xuân Đạm http://trelangkienviet.com/2011/12/21/the-timeless-way-of-building-sach-c%E1%BB%A7a-b%E1%BA%ADc-th%E1%BA%A7y/
THE TIMELESS WAY OF BUILDING
ĐẠO THƯỜNG HẰNG TRONG KIẾN TRÚC – ĐXĐ dịch
Tác giả: CHRISTOPHER ALEXANDER 

Về tác giả:
Christopher Wolfgang Alexander sinh ngày 4 tháng 10 năm 1936 tại thành Viên, nước Áo, vào đúng thời kỳ Quốc xã của Hitler (1933-1945) nên gia đình ông di cư qua nước Anh và ông đã lớn lên tại đó.
Năm 1954 ông được học bổng về môn Hóa-Sinh trường Trinity College của Viện Đại học Cambridge.
Ông tốt nghiệp Bachelor về Kiến trúc, Master về Toán tại Cambridge, năm 1958 ông từ nước Anh qua Hoa kỳ cư ngụ và dạy học tại Barkeley, bang California cho tới năm 1963, trong thời gian này ông tốt nghiệp văn bằng Doctorat tại Harvard – hạng ưu (1st Ph.D. in Architecture, cấp bằng chưa bao giờ được phong tặng tại Harvard trước đó), được bầu làm giáo sư tại đây và đồng thời giảng dạy lý thuyết và khoa học vi tính tại MIT.
Nay đã về hưu, Ông lại về sống tại Arundel, Sussex vương quốc Anh.
(Tôi không dịch ra Việt ngữ những từ về văn bằng vì tên những bằng cấp hiện nay ta đang dùng chưa tương thích với văn bằng của nhiều nước khác).
Ông đã có khoảng 200 công trình thiết kế xây dựng tại Californa, Nhật Bản, Mễ tây cơ và vài quốc gia khác,… về biên khảo ông đã xuất bản 19 cuốn sách (còn 2 cuốn chưa xuất bản).
Những tôn vinh cao quí mà ông đã nhận được như:
+ Năm 1972, do những nghiên cứu xuất sắc của mình ông được nhận huy chương vàng hạng nhất do Viện nghiên cứu Hoa kỳ trao tặng.
+ Vinh dự là một trong hai người đầu tiên được Quốc hội Hoa Kỳ trao giải thưởng về Qui hoạch mới (CNU, Congress for the New Urbanism).
+ Năm 1996 được bầu làm viện sĩ viện hàn lâm Nghệ thuật và Khoa học Hoa Kỳ.
+ Năm 2011 được nhận giải thành tựu trọn đời của Urban Design Group.
Christopher Alexander tin rằng những lý thuyết kiến trúc vẫn ẩn tàng trong thế giới của chúng ta, ngày nay đã phá sản.
Càng ngày người ta càng ý thức được có điều gì đó sai lầm nghiêm trọng.
Sức mạnh của ý tưởng đó ngày nay mạnh đến nỗi nhiều người cảm thấy không thoải mái, thậm chí cảm thấy sợ hãi, nói rõ ra là họ không thích những gì đang xảy ra quanh mình, vì sợ rằng có vẻ như họ đang trở nên khờ khạo, sợ rằng họ có thể bị cười chê.
Về tác phẩm:
“The timeless way of building” là cuốn mở đầu trong loạt sách đi tìm cái tâm của cấu trúc môi trường sống (Center for Environmental Structure series). Trong đó ông trình bày một lý thuyết mới về kiến trúc, xây dựng và qui hoạch mà cốt lõi vẫn là một tiến trình từ xa xưa khi loài người hợp thành xã hội thời họ luôn thúc đẩy trật tự môi trường chung quanh theo cách sống của chính họ.
Ông viết:
“Có một lẽ đạo thường hằng trong Kiến trúc – Xây dựng, từ hàng ngàn năm nay và bây giờ vẫn thế. Những công trình cổ vĩ đại, những xóm làng, những lều bạt, những đền thờ mà ở đó con người cảm thấy như ở nhà mình, đã được xây dựng bởi bàn tay con người, đều rất gần gũi với Tâm của Đạo thường hằng này.
Bộ sách này gồm 19 tác phẩm, trong đó tiêu biểu nhất là 3 cuốn:
1- The timeless way of building
2- A pattern language
3- The Oregon experiment
Cảm nghĩ khi đọc sách:
Tôi có người bạn uyên bác, một ngày nọ anh ấy cho tôi mượn cuốn “The timeless way of building” của Christopher Aleander.
Thú thực, trước đó tôi chưa hề biết đến tác giả này, nhưng cái đề tựa nhuốm màu triết lý Đông phương đã hấp dẫn tôi.
Lại phải thú thực thêm rằng với tôi đây là một cuốn sách hấp dẫn nhưng khó đọc.
Tôi đọc lướt qua, đọc lại, rồi đọc kỹ những phần mình thích, vậy mà vẫn chưa cảm thấy thực sự thấu hiểu.
Tôi giới thiệu sách này với vài bạn kiến trúc mà tôi kỳ vọng vào sự thông tuệ của họ, khuyến khích các bạn ấy dịch ra Việt ngữ để phổ biến tới anh em đồng nghiệp, nhưng chưa ai chịu làm.
Quyển sách lại quay về chỗ tôi, cố nhiên tôi sẽ phải mang trả sách, nhưng trước khi trả tôi chần chừ, lần lữa, vì trong thâm tâm vẫn muốn thử dịch một vài đoạn ngắn để giới thiệu bộ sách quý này đến các bạn.
Chỉ riêng tựa đề cuốn sách đã khó dịch.
Khi tôi dịch là “Con đường phi thời gian của công trình”, với hàm ý là thời gian không tác động gì tới giá trị cốt lõi của công trình kiến trúc đối với đời sống con người thì anh Nguyễn Tiến Văn, người đã cho tôi mượn sách, chê chữ “phi thời gian” là hoàn toàn không đúng, có thời gian chứ, nhưng cái giá trị thường hằng của công trình kiến trúc đối với con người thời mãi mãi không đổi. Hơn nữa Tây phương nay đã biết đến Đạo (The Way) của Đông phương thời cứ dịch là Đạo mới đúng ý tác giả, nếu tôi là anh Văn, tôi sẽ dịch là:
ĐẠO THƯỜNG XÂY DỰNG.
Tôi biết với anh ấy và nhiều người khác, từ Kiến trúc nặng về ý thiết kế, nhưng thực ra từ kiến trúc nay cũng đã thường được dùng với nghĩa của cụm từ “những công trình kiến trúc”, những gì do con người tạo dựng nên, do đó tôi dịch lại là:
ĐẠO THƯỜNG HẰNG TRONG KIẾN TRÚC
Và chữ xây dựng của anh Văn hoặc chữ kiến trúc tôi dùng ở đây xin được hiểu là bao gồm tất cả, từ cái tổ chim, ổ mối, hang chuột đến cái hang đá của người tiền sử, đến túp lều tranh, đến ngôi đền, đến những cao ốc chọc trời thời nay, v.v…
Cuốn The timeless way of building dày 552 trang, 27 chương, chia làm 3 phần lớn:
Phần 1: THE QUALITY (7 chương)
Phần 2: THE GATE (9 chương)
Phần 3:  THE WAY (9 chương)
Trong bài giới thiệu nầy tôi xin chỉ tạm dịch phần mục lục chi tiết (detailed table of contents) của tác giả.
.
ĐẠO THƯỜNG HẰNG
Một công trình kiến trúc hoặc một đô thị chỉ tồn sinh trong tác động của Đạo Thường Hằng.
1-      Đó là tiến trình mang lại những trật tự từ chính bản thể của chúng ta chứ không từ bất cứ thứ nào khác, nó không thể được đạt tới trọn vẹn, nhưng nó luôn diễn tiến theo nhịp điệu của riêng nó, chỉ cần chúng ta để nó tự vận hành.
.
PHẨM CHẤT
Để đạt đến Đạo Thường Hằng, trước hết chúng ta phải biết đến Phẩm chất không tên.
2-      Có một phẩm chất trung tâm làm tiêu chuẩn căn bản cho đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần cho mỗi con người, mỗi đô thị, mỗi ngôi nhà và cho cả thiên nhiên hoang dã. Phẩm chất đó mang tính khách quan và chính xác, nhưng không thể gọi nó thành tên.
3-      Trong những cuốn sách của chúng tôi, chúng tôi tìm kiếm phẩm chất này, đó cũng là sự tìm kiếm trung tâm của bất kỳ ai, và là vấn nạn luôn hiện hữu trong chuyện đời của mỗi cá nhân.
4-      Để xác định Phẩm chất này trong công trình kiến trúc, trong qui hoạch đô thị, chúng ta phải bắt đầu từ việc hiểu rằng mỗi nơi chốn xây dựng, đều tạo ra bản sắc bởi một vài dạng thức của những sự kiện (patterns of events) hằng diễn ra tại nơi đó.
5-      Những sự kiện mẫu mực đó luôn luôn đan cài với những dạng thức hình học (geometric patterns) trong không gian địa lý đó. Thực vậy, rồi chúng ta sẽ thấy, mỗi kiến trúc, mỗi đô thị được tạo thành một cách cơ bản từ những giềng mối nầy chứ không từ bất kỳ thứ gì khác:
Chúng là hạt nhân, là phân tử tạo thành công trình và đô thị.
6-      Những dạng thức đặc thù tạo nên công trình và đô thị này có sinh có tử. Khi tồn sinh chúng giải tỏa nội lực của chúng ta, cho chúng ta tự do, nhưng khi chết đi, chúng giam hãm ta vào những nghịch lý nội tại.
7-      Nơi đâu càng nhiều những dạng thức sống hiện hữu, nơi ấy sự sống càng trọn vẹn, càng rực rỡ, ngọn lửa cuộc sống càng được duy trì, đó chính là Phẩm chất không tên vậy.
8-      Và khi công trình đã mang ngọn lửa đó thì tức thời nó trở thành một phần của thiên nhiên. Như sóng đại dương, như vạt cỏ xanh, như hạt mưa rơi, nó cùng được vận hành bởi sự tái diễn không cùng và sự đa dạng sáng tạo trong sự hiện hữu thường hằng của sự vật.
Tự nó là PHẨM CHẤT.
.
MÔN QUAN
Để đạt được Phẩm chất không tên chúng ta phải xây dựng nên một Ngôn ngữ chuẩn có sức sống để mở lối vào.
9-   Phẩm chất của công trình và của đô thị không thể được tạo ra tức thờiphải kế thừa, một cách gián tiếp, bởi những hành động thông thường của con người, như hoa không thể được làm ra mà chúng chỉ kế thừa những gì đã tích lũy trong hạt mầm vậy thôi.
10-  Người ta đã tạo hình các công trình từ nhiều thế kỷ nay bằng cách sử dụng những dạng thức ngôn ngữ mẫu mực (pattern languages). Ngôn ngữ mẫu mực đã mang lại cho từng cá nhân sức sáng tạo phong phú, mới mẻ và duy nhất, như ta sử dụng ngôn từ tạo ra vô vàn những câu văn vậy.
11-  Những dạng thức ngôn ngữ ấy không hề giam hãm xã hội làng xóm, trang trại.
Động thái xây dựng được điều hành bởi dạng thức ngôn ngữ theo một cách nào đó và giềng mối của thế giới chính là chỗ đó, hoàn toàn bởi chính dạng thức mẫu mực đã được người ta sử dụng.
12-  Và xa hơn thế, không phải hình dáng của đô thị hay công trình đến bởi ngôn ngữ mà chính phẩm chất của chúng mới là hệ quả. Ngay cả sự trường tồn và vẻ đẹp của những công trình tôn giáo được tôn thờ nhất cũng là hệ quả của dạng thức ngôn ngữ mà những người xây dựng chúng đã sử dụng.
13-  Nhưng trong thời đại chúng ta ngôn ngữ đã suy đồi. Ngôn ngữ không còn tính chia sẻ, những tiến trình để giữ cho nó được thâm sâu đã tan vỡ; vì vậy hầu như không ai trong chúng ta còn có thể làm cho công trình có sức sống.
14-  Để một lần nữa tìm ra con đường đạt tới một thứ ngôn ngữ sống động và có khả năng chia sẻ, trước hết chúng ta phải học cách khám phá ra những dạng thức mẫu mực thâm sâu, và có khả năng kế thừa cuộc sống.
15-  Rồi từ đó chúng ta sẽ từng bước hoàn thiện từng dạng thức mà chúng ta đã chia sẻ, trắc nghiệm chúng bằng những trải nghiệm: một cách đơn giản, chúng ta sẽ xác định được những dạng thức ấy có mang lại sức sống quanh ta hay không, và biết ta sẽ cảm nhận nó như thế nào.
16-  Một khi chúng ta đã biết cách khai mở dạng thức từ từng cá nhân để nó có sinh khí, thời chúng ta sẽ tạo ra ngôn ngữ cho nhóm chúng ta trong mọi công tác xây cất mà ta đối diện. Cấu trúc của dạng thức sẽ là hệ thống kết nối mọi mẫu mực của từng cá thể:
Và ngôn ngữ đó sẽ tồn sinh hay tử vong tùy vào cấp độ hợp nhất ấy có tạo thành một khối nhất thể hay không.
17-  Vậy cuối cùng thời từ ngôn ngữ riêng lẻ của mỗi công trình, chúng ta tạo ra một cấu trúc rộng lớn hơn, cấu trúc của những cấu trúc, mãi mãi tiến hóa, đó chính là giềng mối của đô thị.
Đó là Môn quan, là Lối vào.
.
ĐẠO
MUÔN THỦA MỘT CON ĐƯỜNG
Một khi chúng ta đã xây xong Cổng ngõ, chúng ta có thể bước qua cửa để hành Đạo Thường Hằng.
18-  Bây giờ chúng ta bắt đầu xem xét chi tiết hơn cái trật tự phong phú và phức hợp mà đô thị có thể phát triển từ hàng ngàn hành vi sáng tạo như thế nào. Một khi chúng ta có được dạng thức mẫu mực chung cho đô thị của chúng ta, ta sẽ có sức mạnh mang lại sinh khí cho những con đường, những công trình thông qua những hành vi thông thường nhất của chúng ta.
Ngôn ngữ, như những hạt mầm, là hệ thống mã di truyền, mang lại sức mạnh cho hàng triệu hành vi nho nhỏ của chúng ta và hình thành một tổng thể có tiếng nói chung.
19-  Trong lòng tiến trình này, mỗi hành vi tạo dựng của từng cá thể là khác nhau.
Đó không phải là quá trình gán ghép các thành phần riêng lẻ để tạo ra tổng thể, nhưng đó là là một tiến trình đâm chồi nở hoa, giống như sự lớn lên của một bào thai, trong đó tất cả những phần có trước cùng những phần đang có tiếp tục sinh ra thêm nhiều nhánh mới.
20-  Qúa trình đâm chồi bước thong dong từng bước, mỗi khuôn mẫu cho một thời kỳ. Mỗi bước đều đem lại sức sống, và mật độ của kết quả tùy thuộc trên mật độ bước đi của từng cá thể.
21-   Từ hệ quả của những dạng thức cá nhân đó, toàn bộ công trình xây dựng, với đặc thù thiên nhiên của không gian ấy, phẩm chất sẽ tự hình thành trong trí bạn dễ dàng như những câu nói thông thường.
22-  Cũng theo cách đó, một nhóm người có thể hình thành ý tưởng về những công trình công cộng lớn hơn, đồng nhất gần như ý tưởng của riêng một cá thể, bằng cách tuân theo một ngôn ngữ chung.
23-  Một khi một công trình được tư duy theo cách trên, công trình có thể sẽ được xây dựng trực tiếp trên nền đất với chỉ vài điểm mốc dấu đơn giản—một lần nữa, với ngôn ngữ chung, việc xây cất có thể làm trực tiếp không cần dùng đến bản vẽ.
24-  Tiếp đến là những hành vi xây dựng sẽ có tiếng nói chung, cái sau sửa chữa và khuếch đại sản phẩm đã làm trước, sẽ từ từ kế thừa một tổng thể lớn hơn, phức hợp hơn so với hành vi xây dựng đơn lẻ.
25-  Cuối cùng, trên cái nền của ngôn ngữ mẫu mực, hàng triệu hành vi xây dựng của từng cá thể sẽ cùng nhau thừa kế một đô thị có sức sống, một tổng thể không cần lường trước hay phải dè chừng, kiểm soát.
Đó là sự xuất hiện chậm rãi của Phẩm chất không tên như thể nó đến từ cõi vô hạn.
26-  Và khi cái Tổng thể hiện ra, chúng ta sẽ thấy cái đặc thù phi thời gian, phi tuổi tác đó nó định danh cho Đạo Thường Hằng.
Những đặc tính đó, cụ thể, có hình thái, có hình dạng và chính xác, phải được đưa vào công trình kiến trúc và qui hoạch đô thị, bất kỳ khi nào, để chúng trở nên sống động:
Trong xây dựng, đó là hiện thân lý tính của Phẩm chất không tên.
.
PHẦN CỐT LÕI CỦA ĐẠO
Vì thế, Đạo Thường Hằng sẽ chưa viên mãn, sự kế thừa Phẩm chất không tên sẽ chưa đầy đủ, chừng nào chúng ta chưa bỏ Môn quan lại phía sau.
27-  Thực vậy, cuối cùng thì cái đặc tính không có tuổi này chẳng có gì để làm với ngôn ngữ.
Ngôn ngữ và những tiến trình bắt nguồn từ nó, chỉ đơn thuần giải thoát cái trật tự nền tảng bẩm sinh của chúng ta. Nó không dạy ta điều gì cả, nó chỉ nhắc ta những điều ta đã biết, và những điều rồi ta cũng sẽ khám phá ra, khi này khi khác, khi chúng ta có ý tưởng, có quan điểm, và thực hiện đúng những gì hiện ra từ chính chúng ta.
.
Quê làng ta có con cò bay lả bay la, vi vu tiếng sáo diều, vấn vương điệu ca dao, có lũy tre, cổng làng, có giếng khơi rêu xanh nước ngọt,
có hàng tường vi cho Hoàng Qúy chia tay cô láng giềng một chiều xa quê,
có dậu mồng tơi cho Nguyễn Bính ươm mơ,
có thôn Vỹ Dạ cho Hàn Mặc Tử nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên, cho tôi chiều cuối năm, bước vu vơ dưới hàng me Sài gòn mà lòng  man mác tình hoài…
Sài gòn, 16-12-2011
ngày cuối năm
ĐỖ XUÂN ĐẠM
Chú:
Số thứ tự từ 1 đến 27 là do tác giả ghi, đó là 27 chương trong cuốn sách.
27 = 9 x 3 , mà số 3 phối hợp âm dương, là giềng mối thường hằng của Đạo.
Đây là một sự xếp đặt cố ý của tác giả, cho nên dù tác giả không đề cập gì đến, nhưng ta vẫn thấy thấp thoáng bóng dáng của triết học Đông phương.\
--


Christopher Alexander, "The Timeless Way of Building"
  | 522 pages | PDF | 30.42 MB
http://www.mediafire.com/?dus531modl00sl3
http://www.fileserve.com/file/tnGx5dG/0195024028.pdf
---------------------

10 Architecture Tips From "The Timeless Way of Building"

During vacation time last week, I finally sat down to really read The Timeless Way of Building by Christopher Alexander.  I had flipped through it before, but never took the time to digest it.  This is the classic book on design pattern which applies to physical buildings and towns, but remains immensely relevant to software architecture as well.  While the book can admittedly be a bit dry and philosophical at times, I also found many parts of it quite compelling and thought I’d share 10 of my favorite points from the book.
  1. “… We have come to think of buildings, even towns as ‘creations’ — again thought out, conceived entire, designed … All this has defined the task of creation, or design, as a huge task, in which something gigantic is brought to birth, suddenly in a single act … Imagine, by contrast, a system of simple rules, not complicated, patiently applied, until they gradually form a thing … The mastery of what is made does not lie in the depths of some impenetrable ego; it lies, instead in the simple mastery of the steps in the process …” (p.161-162)  He considers architecture as the mastery of the definition and application of a standard set of steps and patterns to construct solutions.  We don’t start with a blank slate or have to just burp out a complete solution — we start with knowledge of patterns and experience and use those to put together a viable solution.
  2. “Your power to create a building is limited entirely by the rules you happen to have in your language now … He does not have time to think about it from scratch … He is faced with the need to act, he has to act fast.” (p.204)  You can only architect things based on the patterns in your vocabulary.  All the more reason to constantly seek out new ideas and bolster the collection of experiences to work with.
  3. “An architect’s power also comes from his capacity to observe the relationships which really matter — the ones which are deep, profound, the ones which do the work.” (p. 218)  The skill of observation and prioritization is critical and this highlights what will make an architect successful or not.  We have to focus on the key solution aspects and not get caught in the weeds for too long.
  4. “A man who knows how to build has observed hundreds of rooms and has finally understood the ‘secret’ of making a room with beautiful proportions … It may have taken years of observation for him to finally understand …” (p. 222).  This is the fact that most of us hate to hear.  No amount of reading or studying can make up for good ol’ fashion experience.  All the more reason to constantly seek out new experiences and expect that our inevitable failures along the way help us use better judgement in the future.
  5. “The central task of ‘architecture’ is the creation of a single, shared, evolving, pattern language, which everyone contributes to, and everyone can use.” (p. 241)  Alexander is big on not making architecture such a specialty that only a select few can do it well.  Evangelism of what we learn is vital for group success.
  6. “To make the pattern really useful, we must define the exact range of contexts where the stated problem occurs, and where this particular solution to the problem is appropriate.” (p. 253).  It’s sometimes tempting to rely on a favorite pattern or worse, just use particular patterns for the heck of it.  We need to keep our core problem in mind and look to use the most efficient solution and not the one that is simply the most interesting to us.  
  7. If you can’t draw a diagram of it, it isn’t a pattern.” (p. 267)  Ah, the value of modeling.  I’ve really gained a lot of value by learning UML over the past few years.  For all its warts, UML still provides me a way to diagram a concept/pattern/solution and know that my colleagues can instantly follow my point (assuming I build a competent diagram).
  8. “Conventional wisdom says that a building cannot be designed, in sequence, step by step … Sequences are bad if they are the wrong sequences.” (p. 382-383)  The focus here is that your design sequence should start with the dominant, primary features first (broad architecture) and move down to the secondary features (detailed architecture).  I shouldn’t design the elevator shaft until I know the shape of the building. Don’t get caught designing a low level feature first until you have perspective of the entire design.
  9. “A group of people who use a common pattern language can make a design together just as well as a single person can within his mind.” (p. 432)  This is one of the key points of the book.  When you put folks on the same page and they can converse in a common language, you drastically increase efficiency and allow the team to work in a complimentary fashion.
  10. “Each building when it is first built, is an attempt to make a self-maintaining whole configuration … But our predictions are invariably wrong … It is therefore necessary to keep changing the buildings, according to the real events which actually happen there.” (p. 479-480) The last portion of the book drives home that fact that no building  (software application) is ever perfect.  We shouldn’t look down on “repair” but instead see it as a way to continually mature what we’ve built and apply what we’ve learned along they way.
For a book that came out in 1979, those are some pretty applicable ideas to chew on.  Designing software is definitely part art and part science and it takes years of experience to build up the confidence that you are building something in the “right” way.  If you get the chance, pick the book up and read some of the best early thinking on the topic.
http://seroter.wordpress.com/2009/07/09/10-architecture-tips-from-the-timeless-way-of-building/

PASS:www.memarchitect.com



[architecture ebook] a pattern language

http://www.4shared.com/rar/RvsF5vcy/architecture_ebook_a_pattern_l.html
http://www.mediafire.com/?wj4jrncg0t6cxi8
4   AGRICULTURAL VALLEYS
. . . this pattern helps maintain the INDEPENDENT REGIONS (1) by making regions more self-sufficient agriculturally; and it will create CITY COUNTRY FINGERS (3) almost automatically by preserving agricultural land in urban areas. But just exactly which land ought to be preserved, and which land built upon?

The land which is best for agriculture happens to be best for building too. But it is limited and once destroyed, it cannot be regained for centuries.
Therefore:
Preserve all agricultural valleys as farmland and protect this land from any development which would destroy or lock up the unique fertility of the soil. Even when valleys are not cultivated now, protect them: keep them for farms and parks and wilds.

In the last few years, suburban growth has been spreading over all land, agricultural or not. It eats up this limited resource and, worse still, destroys the possibility of farming close to cities once and for all. But we know, from the arguments of CITY COUNTRY FINGERS (3), that it is important to have open farmland near the places where people live. Since the arable land which can be used for farming lies mainly in the valleys, it is essential that the valley floors within our urban regions be left untouched and kept for farming.
The most complete study of this problem that we know, comes from Ian McHarg (Design With Nature, New York: Natural History Press, 1969). In his "Plan for the Valleys" (WallaceMcHarg Associates, Philadelphia, 1963), he shows how town development can be diverted to the hillsides and plateaus, leaving the valleys clear. The pattern is supported, also, by the fact that there are several possible practical approaches to the task of implementation (McHarg, pp. 79-93).
Keep town and city development along the hilltops and hillsides - CITY COUNTRY FINGERS (3). And in the valleys, treat the ownership of the land as a form of stewardship, embracing basic ecological responsibilities - THE COUNTRYSIDE (7)...

39 .HOUSING HILL

. . . at the still higher densities required in the inner ring of the community's DENSITY RINGS (29), and wherever densities rise above 30 houses per acre or are four stories high - FOURSTORY LIMIT (21), the house clusters become like hills.



Every town has places in it which are so central and desirable that at least 30-50 households per acre will be living there. But the apartment houses which reach this density are almost all impersonal.

Therefore:

To build more than 30 dwellings per net acre, or to build housing three or four stories high, build a hill of houses. Build them to form stepped terraces, sioping toward the south, served by a great central open stair which also faces south and leads toward a common garden . . .




In the pattern YOUR OWN HOME (79), we discuss the fact that every family needs its own home with land to build on, land where they can grow things, and a house which is unique and clearly marked as theirs. A typical apartment house, with flat walls and identical windows, cannot provide these qualities.
The form of the HOUSING HILL comes essentially froM three requirements. First, people need to maintain contact with the ground and with their neighbors, far more contact than high-rise living permits. Second, people want an outdoor garden or yard. This is among the most common reasons for their rejecting apartment living. And third, people crave for variation and uniqueness in their homes, and this desire is almost always constrained by high-rise construction, with its regular facades and identical units.
1. Connection to the ground and to neighbors. The strongest evidence comes from D. M. Fanning ("Families in Flats," British Medical Journal,November 1967, pp. 382-86). Fanning shows a direct correlation between incidence of mental disorder and high-rise living. These findings are presented in detail in FOUR-STORY LIMIT (21). High-rise living, it appears, has a terrible tendency to leave people alone, stranded, in their apartments. Home life is split away from casual street life by elevators, hallways, and long stairs. The decision to go out for some public life becomes formal and awkward; and unless there is some specific task which brings people out in the world, the tendency is to stay home, alone.
Fanning also found a striking lack of communication between families in the high-rise flats he studied. Women and children were especially isolated. The women felt they had little reason to take the trip from their apartment to the ground, except to go shopping. They and their children were effectively imprisoned in their apartments, cut off from the ground and from their neighbors.

Contact is impossible.
It seems as if the ground, the common ground between houses, is the medium through which people are able to make contact with one another and with themselves. Living on the ground, the yards around houses join those of the neighbors, and, in the best arrangements, they also adjoin neighborhood byways. Under these conditions it is easy and natural to meet with people. Children playing in the yard, the flowers in the garden, or just the weather outside provide endless topics for conversations. This kind of contact is impossible to maintain in high-rise apartments.
2. Private gardens. In the Park Hill survey (J. F. Demors, "Park Hill Survey," O.A.P., February 1966, p. 235), about one-third of the high-rise residents interviewed said they missed the chance to putter around in their garden.
The need for a small garden, or some kind of private outdoor space, is fundamental. It is equivalent, at the family scale, to the biological need that a society has to be integrated with its country side - CITY COUNTRY FINGERS (3). In all traditional architectures, wherever building is essentially in the hands of the people, there is some expression of this need. The miniature gardens of Japan, outdoor workshops, roof gardens, courtyards, backyard rose gardens, communal cooking pits, herb gardens - there are thousands of examples. But in modern apartment structures this kind of space is simply not available.
3. Identity of each unit. During the course of a seminar held at the Center for Environmental Structure, Kenneth Radding made the following experiment. He asked people to draw their dream apartment, from the outside, and stuck the drawing on a small piece of cardboard. He then asked them to place the cardboard on a grid representing the facade of a huge apartment house, and asked them to move their "homes" around, until they liked the position they were in. Without fail, people wanted their apartments to be on the edge of the building, or set off from other units by blank walls. No one wanted his own apartment to be lost in a grid of apartments.
In another survey we visited a nineteen-story apartment building in San Francisco. The building contained 190 apartments each with a balcony. The management had set very rigid restrictions on the use of these balconies - no political posters, no painting, no clothes drying, no mobiles, no barbecues, no tapestries. But even when confined by such restrictions, over half of the residents were still able, in some way, to personalize their balconies with plants in pots, carpets, and furniture. In short, in the face of the most extreme regimentation people try to give their apartments a unique face.
What building form is compatible with these three basic requirements? First of all, to maintain a strong and direct connection to the ground, the building must be no higher than four stories - FOUR-STORY LIMIT (21) . Also, and perhaps more important, we believe that each "house" must be within a few steps of a rather wide and gradual stair that rises directly from the ground. If the stair is open, somewhat rambling, and very gradual, it will be continuous with the street and the life of the street. Furthermore, if we take this need seriously, the stair must be connected at the ground to a piece of land, owned in common by the residents this land organized to form a semi-private green.
Concerning the private gardens. They need sunlight and privacy - two requirements hard to satisfy in ordinary balcony arrangemcnts. The terraces must be south-facing, large, and intimately connected to the houses, and solid enough for earth, and bushes, and small trees. This suggests a kind of housing hill; with a gradual slope toward the south and a garage for parking below the "hill."
And for identity the only genuine solution to the problem of identity is to let each family gradually build and rebuild its own home on a terraced superstructure. If the floors of this structure are capable of supporting a house and some earth, each unit is free to take its own character and develop its own tiny garden.
Although these requirements bring to mind a form similar to Safdie's Habitat, it is important to realize that Habitat fails to solve two of the three problem discussed here. It has private gardens; but it fails to solve the problem of connection to the ground - the units are strongly separated from the casual life of the street; and the mass-produced dwellings are anonymous, far from unique.
The following sketch for an apartment building�originally made for the Swedish community of Marsta, near Stockholmincludes all the essential features of a housing hill.
Apartment building for Marsta, near Stockholm.


Let people lay out their own houses individually, upon the terraces, just as if they were land - YOUR OWN HOME (79). Since each terrace overlaps the one below it, each house has its garden on the house below - ROOF GARDENS (118). Leave the central stair open to the air, but give it a roof, in wet or snowy climates - perhaps a glass roof OPEN STAIRS (158); and place the common land right at the bottom of the stair with playgrounds, flowers, and vegetables for everyone - COMMON LAND (67), CONNECTED PLAY (68), VEGETABLE GARDEN (177) . . . .

A Pattern Language is published by Oxford University Press, Copyright Christopher Alexander, 1977.

-------------------------

Một đoạn trích trong The Timeless way of building

Christopher Alexander đã nói nhiều về cái toàn thể, từ lý thuyết xuất phát từ quan niệm toán học, cho đến tư tưởng về cái toàn thể mà ông lấy cảm hứng từ triết học của Alfred Whitehead. Nhưng cái toàn thể hiểu một cách sát thực nhất là gì, xin hãy đọc đoạn trích dưới đây trong ”The timeless way of building” của ông (trang 38):
Đã có một lần tôi nhìn thấy một ao cá đơn giản trong một ngôi làng ở Nhật mà có lẽ đạt đến phẩm chất vĩnh cửu.
Một người nông dân dựng nên trang trại cho mình. Cái ao chỉ có một hình dạng đơn giản, rộng chừng 1,8 m (6 feet) và dài chứng 2,4 m (8 feet), được một con suối nhỏ dẫn nước vào. Tại một đầu ao một bụi hoa ngả trên mặt nước. Còn tại đầu bên kia dưới mặt nước có một cái mặt gỗ hình tròn, có lẽ năm dưới mặt nước khoảng 30 cm (12 inches). Trong cái ao nhỏ này có một đàn tám con cá chép cổ, mỗi con dài khoảng 45 cm (18 inches), có màu cam, vàng, tím và đen: con già nhất đã sống ở đó tám mươi năm. Tám con cá đó bơi chậm, rất chậm theo hình tròn- thường ở trên cái mặt gỗ tròn. Cả thế giới ở trong cái ao đó. Mỗi ngày người nông dân ngồi bên ao khoảng vài phút. Tôi đã ở đó chỉ một ngày và tôi đã ngồi bên ao suốt cả buổi chiều. Ngay cả bây giờ, tôi không thể nghĩ về nó mà không rơi nước mắt. Những con cá cổ đó vẫn đang bơi, chậm rãi trong cái ao đó trong vòng tám mươi năm. Đó là sự thật với bản chất của loài cá đó, và với bụi hoa đó, và với mặt nước đó, và cả với người nông dân đó là sự thật đã duy trì cho tất cả thời gian, lặp lại bất tận, luôn luôn khác nhau. Chẳng có mức độ toàn thể (wholeness) nào hay thực tại nào có thể đạt tới được ngoài cái ao giản dị đó. “

http://qhdt.blogspot.com/2012/02/mot-oan-trich-trong-timeless-way-of.html

CẢNH THIỀN

Bài này tôi giới thiêu một trong những pattern đặc sắc của Christopher Alexander và đồng nghiệp

134 CẢNH THIỀN

Làm thế nào chúng ta tạo ra một tầm nhìn? Hóa ra là kiểu mẫu trả lời câu hỏi này giúp cho việc thiết lập không những phòng và cửa sổ trong một ngôi nhà, mà cả nơi chốn của khu vực chuyển tiếp Nó giúp cho việc đặt vf chi tiết KHU VỰC CHUYỂN TIẾP CỦA LỐI VÀO (112), PHÒNG ĐÓN TIẾP (130), LỐI ĐI NGẮN (132), BẬC THANG NHƯ SẤN KHẤU (153)- và phía bên ngoài, CON ĐƯỜNG VÀ ĐÍCH TƠI (120).

***

Tầm nhìn thiền nguyên gốc xuất hiện trong một ngôi nhà Nhật Bản nổi tiếng, đó cũng chính là ngôi nhà có kiểu mẫu mang tên của nó.

Một vị sư sống trên núi cao, trong một ngôi nhà bằng đá nhỏ. Ở xa, rất xa là đại dương, hiển hiện và tuyệt đẹp khi nhìn từ trên núi. Nhưng không thể thấy biển từ trong ngồi nhà của nhà sư, cũng không thể thấy từ lối vào dẫn tới nhà. Tuy nhiên phía trước ngôi nhà có một khoảnh sân được bao bọc bởi một bức tường dày. Khi có người đến nhà của vị sư, anh ta phải đia qua cổng vào sân này, và rồi sau đó đí chéo qua san đến cửa trước của ngôi nhà. Ở phía xa của sân có một lỗ nhỏ trên bức tường, hẹp và bị chéo, cắt qua bức tường dày. Khi một người bước qua sân, tại một vị trí khi nơi anh ta đứng thẳng hàng với lỗ nhỏ trên tường, tại một thời điểm anh ta có thể nhìn thấy biển. Và khi đó anh ta đi qua nó một lần nữa và bước vào trong nhà.


Nhà của vị sư

Có điều gì trong khoảnh sân này? Tầm nhìn tới biển bị hạn chế đến mức nó trở thành sống động vĩnh viễn. Liệu có người nào nhìn thấy cảnh này lại có thể quên không? Quyền lực của nó không bao giời phai mờ. Ngay cả với người sống tại nơi đó, đi qua cảnh quan đó ngày lại ngày trong vòng năm mươi năm, cảnh đó vẫn sống động.

Đây là bản chất của vấn đề với bất kỳ tầm nhìn nào. Với một tầm nhìn đẹp đẽ người ta muốn hưởng nó và uống lấy nó mỗi ngày. Nhưng nó càng mở rộng, nó càng rõ ràng, nó càng la lớn, nó lại càng sớm tàn phai. Dần dần nó trở thành một phần của ngôi nhà, giống như giấy dán tường vậy; và sự mãnh liệt của vẻ đẹp của tầm nhìn sẽ đối với người sống ở đó sẽ không còn với tới được nữa.

Vì thế:

Nếu có một tầm nhìn đẹp. Đừng làm hỏng nó bằng cách xây dựng một cửa sổ đồ sộ chằm chằm nhìn về phía dó. Thay vì thế, hãy đặt cửa sổ nhìn về nơi tuyệt đẹp tại vị trí chuyển đổi- dọc theo lối đi, trong hành lang, ở lối vào, trên cầu thang, giữa các phòng.
Nếu cửa sổ nhìn về cảnh được đặt chính xác, người ta sẽ nhìn thây một thoáng qua cảnh ở nơi xa khi họ đến gần cửa sổ hoặc đi qua nó: nhưng tầm nhìn không bao giờ có thể thấy được từ nơi ở của người trong nhà.
http://qhdt.blogspot.com/2010/11/canh-thien.html
Bài nghiên cứu cảnh quan va bản dịch " A Pattern Language" của C.Alexandre
http://www.mediafire.com/?35h7hnnyijc3yr6

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.