Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

CHỈNH TRANG ĐÔ THỊ- Thung lũng hoa đào



Địa hình khu vực Thung lũng hoa đào:

1963-

1967-




F.4


F.3

Lưu vực tới hồ Tuyền Lâm

CHỈNH TRANG KHU DÂN CƯ THUNG LŨNG HOA ĐÀO

Category: QUY HOẠCH- DỰ ÁN- KIẾN TRÚC DALAT, Mỹ thuật,Nghệ thuật Thiết kế
11/28/2011

THUNG LŨNG HOA ĐÀO




























Tham khảo:

“Thung lũng hoa đào”?

Xoa so thung lung hoa dao
Ông Mười Lời và một cây đào trong “thung lũng hoa đào”
TS - Đà Lạt đang khát vọng đưa TP trở thành “đô thị hoa” với “văn hóa hoa”. Vậy mà giờ đây lại tính lên kế hoạch xóa bỏ “thung lũng hoa đào” của nghệ nhân Mười Lời để phân lô bán, với dự trù 1m2 đất 1,5 -1,8 triệu đồng.
Những cuộc họp dân đã diễn ra, nghệ nhân Bùi Văn Lời (tức ông Mười Lời) được thông báo sơ bộ về “số phận” như thế của khu vườn mà ông cất công gầy dựng từ bao nhiêu năm qua.
Chủ nhân Mười Lời như ngồi trên đống lửa, không phải vì sợ mất đất (bởi giấy tờ, sổ đỏ khu vườn khá đầy đủ, hợp pháp) mà đau xót trước công sức bỏ ra để tạo nên một vườn thực nghiệm cây trồng đạt tới tầm vóc có một không hai ở Đà Lạt nói riêng và Tây nguyên nói chung.
Thung lũng hoa đào nói trên nằm kẹp giữa đường Lê Hồng Phong và Triệu Việt Vương, riêng phần có diện tích hoa đào rộng trên 6.000m2. Chính từ thung lũng này, những cành hoa đào độc đáo đã xuất hiện, tiếng thơm vang cả nước. Những cành đào đẹp đẽ đó đã được TP.HCM “rước” về tham gia hội hoa xuân hằng năm, được chính người Hà Nội vào mua.
Không chỉ dừng lại ở việc tạo dựng ra cả một thung lũng hoa đào hàng ngàn gốc, ngay chính khu vườn này còn qui tụ một loạt cây trái quí được tạo nên bởi bàn tay tài hoa của ông Mười Lời và chất xám của các nhà khoa học trong cả nước gửi gắm. Đó là những cây mận tam hoa ra trái xum xuê thơm ngon đặc biệt trên cây đào lông, cây hồng giòn Fuja đưa về từ Nhật, cây bơ Hass xuất xứ từ Úc, cây bưởi Hà Nội ghép trên loài bưởi Thái Lan, cây mơ chùa Hương, thứ cây vừa ra trái đào lẫn trái mận Nestarine (từ Úc), giống chanh ngọt Thái Lan, quít Địa Trung Hải, cam không hạt, cam mật của Mỹ…
Ngay chính một cơ quan của Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn cũng chọn thung lũng này với sự tài hoa của nông dân Mười Lời để đưa một lúc năm giống đào lạ từ nước ngoài đến cấy ghép và khảo nghiệm. Các cơ quan khoa học, trường đại học cũng giao cho ông Mười Lời nghiên cứu, nhân cấy những giống cây quí hiếm ngay trong “thung lũng hoa đào”.
Hơn 10 năm qua, “thung lũng hoa đào” của nghệ nhân Mười Lời đã trở thành khu vườn thực nghiệm, học tập của hàng ngàn sinh viên mỗi năm, là nơi mà các cơ quan nông nghiệp ở TP Đà Lạt cũng như tỉnh Lâm Đồng đưa nông dân về học như một “khu vườn tiêu biểu nhất”. Đây là khu vườn sáng tạo chứ không chỉ là khu vườn kinh tế bình thường.
“Thung lũng hoa đào” đã trở thành địa chỉ mà rất nhiều đoàn khách cao cấp trung ương về, hay nước ngoài đến đều được chính quyền Đà Lạt, Lâm Đồng, các sở, ban ngành... đưa đến tham quan. Tất nhiên, thường xuyên nhất vẫn là khách du lịch đi tour khi đặt chân đến Đà Lạt đều không thể bỏ qua thung lũng độc đáo này. Rõ ràng không chỉ là một khu vườn thực nghiệm, tập trung cây trái giá trị cao, đa dạng sinh học... mà “thung lũng hoa đào” đã trở thành địa chỉ của khoa học và văn hóa.
Nghe tin khu vườn “thung lũng hoa đào” sắp bị “bức tử”, một loạt các nhà khoa học ở trung ương và các tỉnh thành phía Nam đã lên tiếng phản đối. Vì điều gì đó mà xóa không thương tiếc một địa chỉ đã được khoa học và công chúng công nhận, liệu có nên không? Khai tử nó, Đà Lạt chỉ mất đi cái mà Đà Lạt đang cần phải có nhiều, thật nhiều.
Ở Đà Lạt những ngày cận tết này người ta đang kéo nhau về để thưởng thức “thung lũng hoa đào” đang kỳ rực rỡ xinh đẹp nhất xưa nay, nhưng mấy ai biết được đây có thể là mùa xuân cuối cùng còn nhìn thấy nó.
NGUYỄN HÀNG TÌNH
Việt Báo (Theo_TuoiTre) 
https://www.google.com.vn/search?q=chinh+trang+thung+lung+hoa+dao&ie=utf-8&oe=utf-8&rls=org.mozilla:en-US:official&client=firefox-a&gws_rd=cr&ei=un_CUprwDsmaiQevqIDIDA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.