Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

DALATARCHI-Nha địa dư- Cục Bản đồ Đà Lạt.


 




Khu vực 3 di sản Kiến trúc!



Cục Bản đồ Đà Lạt

Cục Bản đồ Đà Lạt nằm ở số 14, đường Yersin, phường 10 Đà Lạt, giáp ranh với trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt và cách nhà ga xe lửa không xa. Công trình được xây dựng từ năm 1939 và hoàn thành năm 1943.

Ngày 5-7-1894, Sở Địa dư Đông Dương được thành lập, trụ sở đặt tại Hà Nội. Đến năm 1940, Sở được dời vào Gia Định. Cuối năm 1944, Sở dời lên Đà Lạt với nhiệm vụ sản xuất và phát hành các loại bản đồ phục vụ cho cả 3 nước Đông Dương. Ngày 1-4-1955, Nha Địa dư quốc gia được thành lập.
Đây là một công trình đồ sộ, mang sắc thái của một công trình hành chính có hình thức thể hiện theo kiểu kiến trúc hỗn hợp. Diện tích toàn bộ khuôn viên của Xí nghiệp Bản đồ Đà Lạt rộng 30.670m2, nằm trên một sườn đồi dốc thoải.
Mặt bằng công trình chịu ảnh hưởng của kiến trúc cổ điển với 2 trục đối xứng ngang và dọc, tổ hợp theo kiểu hành lang giữa. Có một tầng hầm dùng làm kho bản đồ. Tầng trệt ở đây có hai dãy phòng hành chính ở hai bên hành lang, trung tâm là tiền sảnh và phòng tiếp khách, hai khối cầu thang và vệ sinh bố trí đối xứng hai đầu. Ở tầng hai là các phòng kỹ thuật chiếm một không gian rộng lớn. Ngoài ra, còn có tầng áp mái được dùng làm kho phụ.
Phân vị ngang được thể hiện rõ nét trên mặt đứng công trình. Dưới tầng trệt có những cửa sổ vòm kích thước lớn, những khung cửa sổ vuông vức đều nhau được bố trí ở tầng hai. Nhìn chung, dãy nhà làm việc chính án ngữ mặt tiền có hình khối gần như vuông vức. Toàn bộ tường xây bằng gạch đá dày gần 1m, mái lợp ngói với độ dốc khá lớn theo kiểu kiến trúc vùng Normandie (miền Bắc nước Pháp) tạo cho công trình đầy vẻ uy nghi, quyền lực, phù hợp với tính chất của một công trình hành chính quốc gia.
Trong nội thất xuất hiện hệ vòm cuốn tại các bước nhịp (theo dạng cuốn trong kiến trúc Roman) để phân chia không gian, làm giảm bớt không khí nặng nề của các phòng kỹ thuật, đồng thời tạo cảm giác hành lang giao thông dường như ngắn lại.
Kết nối giữa sảnh chính của công trình với sân là những bậc thang đặt trên hệ kết cấu vòm bằng đá, trông thật duyên dáng và ấn tượng. Vòm cong của cầu đá kết hợp với đường cong nhẹ nhàng của con đường trải nhựa tạo ra một nét duyên riêng có của Xí nghiệp Bản đồ Đà Lạt.
Đây cũng là điểm đặc sắc của công trình, làm cho nó khác với những công trình hành chính thông thường.
Bên cạnh đó, giống như công trình nhà ga xe lửa, hình dáng chung của khối nhà này được phỏng theo dáng dấp của một dãy núi cao, phần mái ở hai đầu hồi nhô cao hơn lên, tựa như dáng núi Lang Biang. 

----------------

Nhìn từ Nha địa dư Đông Dương – tìm cách ứng xử với di sản

CUC BAN DO- MAT SAU 2
Kienviet.net – Hiếm có một thành phố nào còn giữ lại được nhiều công trình kiến trúc thời Pháp thuộc như tại Đà Lạt, các phong cách miền Bắc, Nam và Trung nước Pháp đều hiện hữu, tạo nên sự đa dạng trong hình thái của “thành phố trong sương”.
Xí nghiệp bản đồ Đà Lạt - Ảnh(c)Thái Linh - Kienviet.net
Xí nghiệp bản đồ Đà Lạt – Ảnh(c)Thái Linh – Kienviet.net
Thật tiếc thay do quá trình đô thị hóa, đầu tư ồ ạt, biến đổi khí hậu dẫn tới sự mất mát của nhiều giá trị từng một thời tạo nên nét riêng của Đà Lạt. Mới đây công trình Xí nghiệp bản đồ Đà Lạt, hay còn gọi là Sở địa dư Đông Dương, Nha địa dư Quốc gia bị cháy, đây liệu có phải tiếng chuông cảnh tỉnh cho không chỉ các cơ quan chức năng, mà còn cả những người dân về cách ứng xử với di sản. Cùng điểm qua một số thông tin vắn tắt về công trình:
  • Ngày 5.7.1894, Sở địa dư Đông Dương được thành lập, trụ sở đặt tại Hà Nội.
  • Năm 1940, trụ sở Sở địa dư Đông Dương dời vào Gia Định.
  • Cuối năm 1944, Sở địa dư Đông Dương dời lên Đà Lạt với nhiệm vụ: biên tập, vẽ và in bản đồ phục vụ cho 3 nước Đông Dương.
  • Ngày 1.4.1955, Nha địa dư quốc gia được thành lập.
  • Sau ngày thống nhất, Nha địa dư quốc gia được đổi thành Xưởng in 2, trực thuộc Cục bản đồ, do Bộ tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam quản lý.
  • Hiện nay, ngoài nhiệm vụ chính (thiết lập, biên tập, in các loại bản đồ…), Xí nghiệp bản đồ Đà Lạt còn nhận in sách, báo chí, bao bì, nhãn hiệu hàng hóa…
  • Địa chỉ: 14 Yersin Đà Lạt.
Xí nghiệp bản đồ Đà Lạt - Ảnh(c)Thái Linh - Kienviet.net
Xí nghiệp bản đồ Đà Lạt – Ảnh(c)Thái Linh – Kienviet.net
Trụ sở Xí nghiệp in bản đồ Đà Lạt là một công trình kiến trúc đồ sộ có hình khối vuông vức với mái ngói cao, mặt tường xây gạch đá. Công trình được xây dựng từ năm 1939 và hoàn thành năm 1943. Vòm cong của cầu đá kết hợp với đường cong nhẹ nhàng của con đường trải nhựa tạo ra một nét duyên riêng. Thiết kế bên trong của tòa nhà khá đặc sắc nhưng do tính chất của công việc, tòa nhà không mở cửa cho du khách vào thăm quan.
Xí nghiệp bản đồ Đà Lạt trong bưu thiếp - Ảnh(c)Mạnh Hải
Xí nghiệp bản đồ Đà Lạt trong bưu thiếp – Ảnh(c)Mạnh Hải
Xí nghiệp bản đồ Đà Lạt - Ảnh(c)Mạnh Hải
Xí nghiệp bản đồ Đà Lạt – Ảnh(c)Mạnh Hải
Xí nghiệp bản đồ Đà Lạt - Ảnh(c)Mạnh Hải
Xí nghiệp bản đồ Đà Lạt – Ảnh(c)Mạnh Hải
Xí nghiệp bản đồ Đà Lạt - Ảnh(c)Mạnh Hải
Xí nghiệp bản đồ Đà Lạt – Ảnh(c)Mạnh Hải
Xí nghiệp bản đồ Đà Lạt - Ảnh(c)Mạnh Hải
Xí nghiệp bản đồ Đà Lạt – Ảnh(c)Mạnh Hải
Xí nghiệp bản đồ Đà Lạt - sau khi cháy
Xí nghiệp bản đồ Đà Lạt – sau khi cháy
Xí nghiệp bản đồ Đà Lạt - sau khi cháy
Xí nghiệp bản đồ Đà Lạt  khi cháy
KTS Thái Linh – Kienviet.net tổng hợp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.