Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

Chỉnh trang đô thị- Ấp Ánh sáng

Chỉnh trang đô thị- đi lên từ gốc rễ

Ấp Ánh sáng 
Chỉnh trang đô thị- cần đi lên từ gốc rễ!
Những ký ức xưa.
 DALAT- Dòng suối năm xưa của người Lat


Ấp Ánh Sáng thuở ban đầu với 35 nóc gia,
Ấp Ánh Sáng là nơi tụ cư của những cư dân vùng Thừa Thiên - Huế. Ban đầu chỉ có khoảng năm đến sáu hộ gia đình người làng Kế Môn, Phước Yên sống trong những chòi lá đơn sơ cất tạm bên cạnh những mảnh vườn mấp mô vừa được khai hoang để trồng rau. Về sau với sự cần mẫn, chịu thương chịu khó của mình người dân đã san lấp, bồi đắp các hố sâu để mở rộng trở thành vườn rau mới. Đến năm 1952 thì ấp Ánh Sáng chính thức được thành lập với những vườn rau ven suối và những dãy nhà được xây dựng theo quy hoạch.

Hiện trạng:



Ngày nay sẽ biến đổi theo Dự án:
-----------------


Ấp Ánh Sáng
Trong những năm 1930, vì sự hà khắc của triều đình và tình trạng đất đai cằn cỗi, những đoàn người Thừa Thiên - Huế đầu tiên đã tìm vào Đà Lạt để kiếm kế sinh nhai. Sau đó, họ về lại quê nhà đùm túm vợ con và rủ thêm người thân thích lên vùng đất tốt tươi, thiên nhiên ưu đãi con người này để sinh cơ lập nghiệp. Họ tập trung cư ngụ quanh khu vực trung tâm thành phố và dọc theo Hồ Lớn để trồng rau và buôn bán, rồi sau đó hình thành ấp Ánh Sáng vào năm 1952. Một trong những người sáng lập là ông Cao Minh Hiệu, thị trưởng của Đà Lạt, và cái tên ấp Ánh Sáng là do ông đặt ra từ phong trào Ánh Sáng của nhóm Tự Lực văn đoàn. 
Nhiều cụ già kể lại: Vào năm 1930, nơi đây chỉ có từ 5 đến 6 gia đình người làng Kế Môn, Phước Yên vào sinh sống với những căn chòi tranh vách lá đơn sơ.
Ba anh em ông Cao Quang Kỳ, Cao Quang Chướng và Cao Xá là những bậc tiền bối đã có công khai sơn phá thạch vỡ hoang vùng đất này. Sau đó, hàng chục hộ gia đình từ Thừa Thiên - Huế thấy việc sinh sống ở đây có nhiều thuận lợi và dễ dàng nên mới kéo nhau về đây làm ăn ngày một đông đảo.

Năm 1946, do chiến tranh, nhiều gia đình bà con Thừa Thiên - Huế ở ấp Ánh Sáng nói riêng và dân Đà Lạt nói chung phải tản cư đi nơi khác. Cuối năm 1947, họ mới dần dà hồi cư về nơi cũ. Đến năm 1952, khi thành lập và đặt tên chính thức là ấp ánh Sáng, lúc bấy giờ cũng chỉ mới có 36 nóc nhà của 36 gia đình được xây dựng trên một lô đất bằng phẳng ven sườn đồi theo hình chữ A mái ngói, vách gỗ rộng 7,5m, dài 12m, chia thành hai dãy cách nhau một lối đi, mỗi nhà cách nhau 4m tạo thành một khu phố nhỏ xinh xắn. Đến năm 1953 thì dòng điện được chính thức đưa về cho bà con ấp ánh Sáng sử dụng.

Mấy năm sau, do những biến cố chính trị, nhiều người dân Thừa Thiên - Huế quá lo lắng trước cảnh chiến tranh ác liệt ở quê nhà nên kẻ trước người sau, kéo nhau vào Đà Lạt và họ đều tập trung về ấp ánh Sáng làm cho ấp này phát triển lên tới hàng trăm hộ.

Năm 1955-1956, một số hộ ở ấp ánh Sáng bị giải toả để làm chợ mới rủ nhau về Thái Phiên, xin cấp đất làm vườn. Một số khác lên ở dọc khu Hoà Bình để buôn bán. Người Thừa Thiên - Huế vào Đà Lạt mang theo cả phong tục và tập quán cưới hỏi, ma chay, đình đám, hội hè, cách ăn mặc chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi lễ nghi cung đình của triều đình Huế vào thành phố cao nguyên.

Người Thừa Thiên - Huế thường làm nhà thờ họ, tế tự, giỗ chạp theo chu kỳ nhằm thắt chặt mối tình tương thân tương ái giữa không chỉ những người đồng hương trên quê mới mà còn gắn bó với bà con dòng họ chốn quê nhà.

Họ thường rất kỹ tính trong mọi việc, từ cung cách làm ăn đến sinh hoạt hàng ngày. Chiếc áo dài, chiếc nón bài thơ xứ Huế cũng từ đó có điều kiện du nhập và trở thành phong cách của nữ sinh Đà Lạt . 

iện nay, Ấp Ánh Sáng đang được giải tỏa để xây dựng lại cho Đà Lạt đẹp hơn. Ấp Ánh Sáng Đà lạt sẽ là kỉ niệm đẹp của người dân Đà Lạt, của du khách khi đến thăm thành phố này. Những người con gốc Huế, những món ăn Huế và những bản sắc mang đậm chất Huế tại Đà lạt sẽ mãi là những đặc trưng của thành phố hoa.
 
Vietnam Discoveries (Sưu tầm và tổng hơp)

 

http://vietnamdiscoveries.com/res/gallery/img/apanhsang_big.jpg
Ấp Ánh Sáng
Ấp Ánh Sáng

Dự án ấp Ánh Sáng: Tổng thể mặt bằng công trình quy hoạch khu ở và công viên ấp Ánh Sáng được quy hoạch có diện tích 7,6 ha, địa hình tương đối bằng phẳng, hơi dốc về phía Tây - giáp với cầu Bá Hộ Chúc đường Nguyễn Văn Cừ - Bà Triệu, có độ chênh trung bình từ 1,5m đến 2m. Hiện trạng kiến trúc qua khảo sát chủ yếu là nhà cấp 3, cấp 4, tường xây mái tôn và nhà gỗ, hầu hết được xây dựng tự phát. Nhiều nhà đã cũ kỹ, xuống cấp, nằm trong đường hẻm chật chội không có khả năng triển khai lực lượng cứu hộ trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn. Tổng số nhà trong khu vực quy hoạch 434 căn với diện tích xây dựng là 3,4 ha, trong đó 312 nhà có hộ khẩu thường trú và 122 hộ có nhà thuộc diện tạm trú. Phần giáp khu nhà ở và suối Cam Ly có diện tích 3 ha được sử dụng cho mục đích nông nghiệp. Hiện số diện tích đất nông nghiệp này đang bị thu hẹp do xây dựng nhà trái phép, tạm bợ. Hệ thống cấp thoát nước không đồng bộ, giao thông nội khu không bảo đảm an toàn. Hơn nữa ấp Ánh Sáng nằm ngay vị trí trung tâm thành phố, có tầm nhìn rất rộng về mặt thẩm mỹ đối với các khu vực xung quanh từ các hướng nhìn khác nhau như: cầu Ông Ðạo, đường Phạm Ngũ Lão, đường Trần Hưng Ðạo từ trên cao xuống và đường Nguyễn Chí Thanh... Từ các yếu tố này cho thấy cần có một giải pháp để cải tạo khu vực ấp Ánh Sáng trở thành một khu vực đô thị đẹp, hiện đại phù hợp với vị trí mặt tiền của trung tâm thành phố. 
Trong một cuộc họp bàn về kế hoạch giải tỏa, biện pháp thực hiện và đưa ra phương án quy hoạch ấp Ánh Sáng gần đây, Công ty Tư vấn xây dựng Lâm Ðồng đã đưa ra các đề xuất giải pháp thiết kế đối với khu dân cư và khu vực xây dựng, khu công viên thiếu nhi ấp Ánh Sáng. Trong đó có hai phương án xây dựng khu dân cư bao gồm: phương án 1 có tổng diện tích xây dựng là 2,1 ha, thiết kế nhà chung cư nguyên đơn 5 tầng, 10 tầng và 15 tầng, độ cao tăng dần theo hướng nhìn từ hồ Xuân Hương. Với phương án thiết kế này, tổng số căn hộ toàn khu lên đến 464 hộ. Phương án 2 xây dựng một khu chung cư nguyên đơn 5 tầng, có lợi thế khống chế về số tầng cao, diện tích mỗi căn hộ từ 40 đến 80m2, tổng số căn hộ là 192. Riêng khu công viên thiếu nhi có tổng diện tích xây dựng là 5,5 ha, trong đó bao gồm các khu chức năng: khu văn hóa, khu thể thao, khu vui chơi thiếu nhi, khu nghỉ tĩnh. 


-------------

Tên dự án:Trung tâm thương mại Ánh Sáng Đà Lạt

Địa chỉ: Công viên Ánh Sáng, P. 1, Thành phố Đà Lạt, Việt Nam

Loại: Toà nhà tổ hợp (khách sạn 4 sao, khu tổ hợp thương mại và chung cư)

Quy mô dự án: (GFA m2):130,000m2

Giải thưởng:Thiết kế hàng đầu BCI 2009 tại Việt Nam



Trung tâm thương mại Ánh Sáng Đà Lạt là một toà nhà tổ hợp nằm trong trung tâm thành phố Đà Lạt thơ mộng, phía Nam Việt Nam.

Dự án có một trung tâm thương mại hai tầng, một khách sạn 4 sao và 5 khu chung cư, phối hợp hài hoà với thành phố tạo nên một không khí cởi mở, sống động và sáng sủa, làm tăng chất lượng cuộc sống đô thị cho Đà Lạt. Ý tưởng thiết kế bắt nguồn từ việc kết hợp thiên nhiên với thành phố, nơi các cửa hiệu hấp dẫn và sống động được đặt trong một công viên yên tĩnh và thanh bình. Khu vực xây dựng nằm trên một quả đồi nhìn ra hồ Xuân Hương và được bao bọc xung quanh là những cây thông với không gian tuyệt đẹp.

Khách sạn 4 sao, có mặt tiền ấm cúng và nhẹ nhàng, nhìn ra hồ và có 186 phòng cao cấp, một nhà hàng hạng sang, phòng đa năng, khu vực spa, khu vực rèn luyện sức khoẻ và một bể bơi có mái che. Khu vực dân cư được thiết kế với các căn hộ đạt tiêu chuẩn cao, kết hợp hài hòa vị trí hoàn hảo có cảnh quan rộng lớn và ánh sáng tự nhiên.

Dự án này dự kiến hoàn thành vào năm 2013.


















http://www.highend.vn/vn/home/Projec...annel=Products
-------------------------
1 dự án trứơc đó.



 S:
- Có một quá khứ rõ ràng.
- Địa điểm trung tâm.

W:

- Tăng áp lực vào khu Trung tâm,
 - Nhà cao tàng ở chỗ thấp nhất của khu vực: Nghịch lý cần bàn về hình ảnh đô thị miền cao nguyên.
- Vốn đầu tư lớn quá; Không biết có không?
- Sản phẩm của dự án chưa phù hơp với nhu cầu thực tế; Có cũng được mà không củng chẳng sao!
- Đồng thuận chưa cao?
O:
- Chỉnh trang hiện trạng lộn xộn bất như ý!,
- Một mô hình mới chỉnh trang hướng về cộng đồng.
- Có được sự đồng thuận và hợp tác cao của người dân.
- Khả thi !
- Tạo nên một nét hấp dẫn hiện đại từ truyền thống trong khu trung tâm: Một làng Huế đặc trưng của Đà Lạt. 
T: 
- Nguy cơ từ áp lực đầu cơ địa ốc.
- Sự vô cảm của những người trong cuộc.
---------------------
Bởi vậy, Dự án trên sẽ còn bị treo dài dài. Nên chi cần có những sáng kiến chỉnh trang Ấp Ánh Sáng khác, không theo kiểu bong bóng BĐS, mà phải lả những dự án thực sư hướng về cư dân tại chỗ! Cần trả lại tên cho Ấp Ánh Sáng với nội dung sinh hoạt mới như là phố ẩm thực (phố du lịch đi bộ) đậm màu sắc xứ Huế, và cả ba Miền...Có lẻ đây cũng là mong mỏi của bà con tại chỗ, mong được chỉnh trang nhà cửa của mình theo sự hướng dẫn của Nhà Nước?



   

Người Kinh gốc Thừa Thiên – Huế
Trước đây, nhóm cư dân gốc Thừa Thiên – Huế đến Đà Lạt thường theo những hành trình nhỏ lẻ từ những năm 1920. Điều này rất khác so với nhóm cư dân miền Bắc đến Đà Lạt trong cùng thời kỳ. Những cư dân Thừa Thiên – Huế đến Đà Lạt đại đa số là những thanh niên và lao công ở các đồn điền. Họ đến đây chủ yếu bằng đôi chân của mình với thời gian khoảng trên dưới một tháng ròng rã và chịu nhiều gian khổ trên đường đi lẫn khi đặt chân định cư ở vùng đất mới. Người Thừa Thiên – Huế rời quê hương đến Đà Lạt lập nghiệp chủ yếu là những người muốn xa lánh sự tàn phá của chiến tranh, muốn thoát khỏi chính sách tô thuế nặng nề của chế độ đương thời, tìm một vùng đất mới mà ở đó có điều kiện sống thuận lợi hơn so với điều kiện ở quê hương. Bên cạnh đó, một bộ phận người Thừa Thiên – Huế đã đến Đà Lạt làm công cho các chủ người Pháp, khi mãn hạn cũng không muốn trở về quê hương mà ở lại tìm đất khai hoang sinh sống.
Cộng đồng dân cư Thừa Thiên - Huế sống tập trung ở các ấp Ánh Sáng, Đa Thuận, Đa Thành, Thái Phiên, khu Hòa Bình và sống đều khắp ở các phường xã trong thành phố Đà Lạt.
Đối với người gốc Thừa Thiên – Huế ở Đà Lạt, yếu tố đồng hương có tính quan trọng trong việc tụ cư để hình thành một đơn vị hành chính, trong đó ấp Ánh Sáng là một ví dụ.
Ấp Ánh Sáng
Ấp Ánh Sáng là điểm tụ cư đầu tiên của cư dân Thừa Thiên – Huế trên đất Đà Lạt. Ấp Ánh Sáng nằm ở gần trung tâm thành phố Đà Lạt, trước đây chỉ là những mảnh vườn nhỏ trên các mô đất cao, về sau được khai phá và lập nên những vườn rau mới. Năm 1946, dân Đà Lạt tản cư nên vùng ấp Ánh Sáng chỉ còn lại vài ba gia đình. Từ năm 1947 trở đi, dân Huế lại tụ tập về đây và đến năm 1952 ấp Ánh Sáng đã có 36 gia đình cư ngụ. Ấp Ánh Sáng được thành lập vào năm 1952 dưới sự giúp đỡ của Thị trưởng Đà Lạt Cao Minh Hiệu. Đến những năm 1960, do tình hình chính trị rối ren ở các đô thị miền Nam và nhất là do chiến sự năm Mậu Thân với trận tuyến Trị - Thiên vô cùng ác liệt nên hàng loạt gia đình đã phải giã từ cố đô Huế để tìm đến Đà Lạt sinh cơ lập nghiệp, ấp Ánh Sáng là một trong những nơi để họ đến. Ngày nay, ấp Ánh Sáng có khá đông dân cư là người gốc Thừa Thiên - Huế vẫn còn lưu giữ những nét Huế cổ xưa rất đáng trân trọng.
http://www.dalat.gov.vn/web/books/diachidalat/phan2/C2-2.htm


Khát vọng của một người Huế ở xứ ngàn hoa
Ngày cập nhật 01/05/2013 06:27
(TTH) - Nếu từ Huế đến Đà Lạt, hỏi về một người Huế “dám làm”, bạn sẽ được đồng hương, những người làm báo, thậm chí là người dân địa phương Lâm Đồng, giới thiệu ngay: Ông Trần Vinh (sinh năm 1959), Giám đốc Công ty TNHH Ánh Sáng Vinh Hòa.Hồn Huế giữa Đà Lạt
Cũng như nhiều công dân được sinh ra, lớn lên ở ấp Ánh Sáng (P.1 TP Đà Lạt, Lâm Đồng), ông Trần Vinh (cha là người Phú Bài, Hương Thủy, mẹ ở Kế Môn, Điền Môn, Phong Điền) luôn đau đáu mình là người gốc Huế. Có lẽ vì vậy mà người đàn ông cao cao, gầy gầy với đôi mắt sáng toát lên vẻ nghị lực, chỉ mới về quê mấy lần, tổng cộng có mấy ngày, nhưng rặt Huế từ giọng nói, suy nghĩ đến tính cách. “Những người như tui không chỉ mang dòng máu của cha mẹ, ông bà, mà còn được nuôi lớn bằng sự dạy dỗ không quên nguồn cội”. Những người Huế xa xứ, khi lập ấp Ánh Sáng, việc mà họ cho là rất quan trọng phải làm, là xây dựng đình ấp (và bầu người uy tín làm trưởng ấp), để “cất giữ” những phong tục, tập quán và linh hồn của quê nhà, đồng thời để con cháu có đi đâu cũng về tế đình vào dịp 16 tháng Giêng hàng năm. Điều này khiến họ giữ được tình cảm gần gũi, đặc biệt là sự gắn kết trong tâm linh. “Do vậy, cho dù thời gian có trôi qua, biết bao khó khăn, trở ngại nhưng những người trong ấp vẫn thương yêu đùm bọc, sát cánh, nương tựa vào nhau cùng làm ăn, cùng phát triển, tình cảm tốt đẹp”.

TS. Nguyễn Lân Hùng trao đổi với nông dân Dak Lak về cây Macadamia Ảnh: Nguyễn Lê Hoa
Ấp Ánh Sáng là một trong những làng người Huế ở TP Đà Lạt, được thành lập năm 1945, ban đầu với 36 căn nhà, kiến trúc giống nhau, nhà trệt một gác, mặt tiền 12,5m. Đến nay, ấp có khoảng 200 căn nhà. Năm 2007, tỉnh Lâm Đồng có chủ trương và thực hiện giải tỏa ấp Ánh Sáng để chỉnh trang đô thị (xây dựng công viên và trung tâm thương mại), đã thực hiện giải tỏa hai đợt, năm 2007 và 2008. Sắp tới, phần còn lại của ấp, sẽ tiếp tục giải tỏa. Dự kiến số tiền đền bù giải tỏa xong là 400 tỷ đồng.
Hầu hết người dân ấp Ánh Sáng sống bằng nghề làm nông, số ít buôn bán. Với bản tính ham học hỏi, cần cù chịu thương chịu khó của người Huế, nên từ những bàn tay trắng, dần dần gây dựng cơ nghiệp, nuôi con học hành, thành đạt. “Gia đình tui, hồi mới vào đây đi làm vườn thuê. Vậy mà sau 4 năm, cha mẹ mua được nhà, năm thứ 5 mua được hai mảnh vườn, sau đó tiếp tục mua xe tải vận chuyển hàng vào Sài Gòn, cuộc sống rất ổn định, khấm khá”. Chấp hành chủ trương giải tỏa của Nhà nước, người dân ấp không khỏi ngậm ngùi khi phải rời bỏ mái nhà chung sâu lắng hồn Huế từ nếp sống, nếp suy nghĩ, cung cách cư xử đến phong tục và sự gắn bó tình cảm... Làm sao để linh hồn làng Huế được giữ mãi trong trái tim và khát vọng của mình, là điều mà ông Trần Vinh trăn trở. Để rồi từ đó, Công ty TNHH Ánh Sáng Vinh Hòa ra đời. Dự án trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng, trồng giống cây macadamia (gọi tắt là cây mac-ca), một giống cây có giá trị kinh tế cao, được giám đốc Trần Vinh đặt tên là “Dự án Ánh sáng”!
Khát vọng Ánh Sáng
Con đường từ TP Đà Lạt đến Khu vực triển khai Dự án gồm 100 ha đất rừng (thuộc huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) mà Công Ty TNHH Ánh Sáng Vinh Hòa đang sử dụng trồng cây mac-ca, chỉ hơn 10 km, nhưng chạy xe máy phải mất gần 1 giờ đồng hồ với những cú xốc nảy người. “Tài xế” là người quen đường, nhưng cũng phải khéo léo giữ tay lái thật vững, chậm chạp lách qua lách lại giữa vô số ổ gà ổ voi, con lươn con lạch chi chít trên suốt chặng đường.

Ông Trần Vinh với cây mac-ca trong vườn thử nghiệm. Ảnh: Võ Trang
Mac-ca nguyên sản ở bang Queensland nước Úc, về sau được nhập về trồng ở Hawaii, tạo ra hàng xuất khẩu quy mô lớn. Hawaii trồng bằng cây ghép với các dòng đã tuyển chọn, cây cho quả ở tuổi 3, bắt đầu sai quả ở tuổi 10, đến tuổi 12 sản lượng quả lại tăng gấp đôi so với tuổi 10. Thời kỳ sai quả của cây có thể kéo dài tới tuổi 60 và tuổi thọ cây có thể đến 100 năm.
Theo các nhà khoa học, cây mac-ca có giá trị kinh tế cao so với các loại cây công nghiệp hiện đang được trồng ở Tây Nguyên; bộ phận ăn được của trái mac-ca là nhân, có hàm lượng dầu tới 78%, cao hơn lạc nhân, hạnh nhân, hạnh đào; dầu mac-ca có hơn 87% là a-xít béo không no, trong đó có nhiều chất mà cơ thể con người không tự tổng hợp được; hạt mac-ca có tác dụng giảm cholestrol, phòng trị xơ cứng động mạch; hàm lượng prôtêin trong nhân lên tới 9,2%, gồm 20 loại a-xít a-min…
Thế nhưng, ông Bùi Duy Liêu, công nhân công ty lại tấm tắc: “Được như thế này đã là sướng lắm rồi. Từ khi Giám đốc Trần Vinh dám bỏ ra cả đống tiền (600 triệu đồng) thuê máy bạt đất, ủi dốc, thì mới có con đường để đi, chứ trước làm gì có?”. Dám bỏ ra một số tiền không hề nhỏ để mở đường vào dự án, dám bỏ ra gần 2 tỉ đồng để làm hệ thống tưới nước cho cây (nước lấy từ thác nằm trong diện tích rừng được giao), dám đầu tư hàng tỉ đồng cho các hạng mục khác, là bởi Giám đốc Trần Vinh dám thực hiện khát vọng trồng thành công cây mac-ca, thu nguồn lợi về cho công ty, thay đổi cuộc sống công nhân và góp phần mở ra cho Lâm Đồng hướng chuyển đổi cây trồng có hiệu quả kinh tế, “trồng” niềm tin cho người nông dân lựa chọn loại cây này làm hướng đi mới về tương lai.
Màn sương cao nguyên nhè nhẹ tan. Vô vàn giọt nắng trên những chiếc lá cây mac-ca hơn 1 năm tuổi, óng ánh như cười. Anh Bùi Thọ, một công nhân của công ty nâng niu một chiếc lá xanh non mơn mởn: “Bây giờ chỉ là giai đoạn khởi đầu, nhưng để có được kết quả như hôm nay, không biết bao tiền bạc, đặc biệt là tâm huyết, công sức đã đổ ra. Chúng tôi phải thực hiện nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật. Anh Vinh là giám đốc, nhưng hàng ngày cũng lam lũ, bám cây, bám đất. Có đêm mưa gió, 22 giờ rồi nhưng Giám đốc Trần Vinh vẫn đội áo mưa “mò mẫm” vào rừng, xem xét tình hình. Giám đốc mà như vậy, công nhân làm sao không tâm phục, khẩu phục, dồn hết tâm huyết cho cây”.

Ấp Ánh Sáng-làng Huế giữa TP Đà Lạt, đang chuẩn bị giải tỏa theo chủ trương của tỉnh Lâm đồng. Ảnh: Quỳnh Anh
Để bắt tay vào trồng cây mac-ca trên 100 ha (hiện nay đã trồng được 50 ha, diện tích đất còn lại đang sử dụng trồng dứa), trước đó, ông Vinh đã nhập giống cây từ Mỹ, Úc về trồng thành công tại vườn thử nghiệm của mình, tổng cộng hơn 60 nghìn m2 (cũng tại huyện Đơn Dương). “Bây giờ, giống cây trồng ở “Dự án Ánh Sáng” không cần phải nhập từ đâu cả, mà được ươm từ 2 vườn thử nghiệm. Rồi sẽ đến ngày, Dự án Ánh Sáng đạt thành quả như mong đợi. Thành quả từ dự án đưa lại lợi ích dài lâu, bền vững cho mọi người, cho địa phương, thì coi như tui đang giữ lại được “dấu vết” làng Huế- Ánh Sáng trong ký ức... ”- Ông Trần Vinh nói chắc nịch.
Quỳnh Anh

XỨ SƯƠNG MÙ CÓ HUẾ!
Mưa Huế lại về, mùa mưa xứ Huế da diết ngút ngàn nỗi nhớ giăng mắc, hú gọi đến mềm lòng. Mưa Huế chìm trong nỗi lo những cơn bão, những cơn lũ tháng 9, tháng 10... Người đi xa Huế cứ đến mùa mưa Huế lại như thể vô thức mặc cho linh cảm ngóng về. Ranh giới của mùa mưa không phải bắt đầu từ nỗi nhớ, song hình như nó cũng là một cánh cửa mở. Tôi mở cửa bất giác đón một cơn mưa mới. Lá thư từ Đà Lạt gửi về cho tôi lay động: "Người Huế ở Đà Lạt đang chuẩn bị cho lễ hội 100 năm mà vẫn nhớ Huế đấy. Người ở Huế có nhớ người Huế trên xứ sương mù này không"... 
Tôi chợt nhận ra trời Huế đang đẫm ướt... Vào đầu mùa mưa này, MPK, một nhà nhiếp ảnh từ Đà Lạt về Huế đợi mưa qua từng đêm. Anh đi như thể muốn đắm Huế vào mình để thỏa lòng một đứa con xa Huế 37 năm giờ đây mới trở lại. Anh bật khóc lúc về sáng với cảm xúc tràn trề. Người Đà Lạt gốc phố nón Phú Cam về Huế là thế đấy. Tôi không muốn chỉ tìm Huế ở xứ sương mù trên sách vở. Nhiều tài liệu chép, vào những năm 40, người Huế đã lên sinh sống ở Đà Lạt nhiều rồi. Họ tập trung ở khu ánh Sáng, khu này hồi những năm 1930 có một chợ đặt tên là chợ Cây. Sau này đông lên lập thành ấp ánh sáng. Bây giờ ấp ánh Sáng thuộc khu phố 4 phường 1 thành phố Đà Lạt, chủ yếu là người có gốc từ 2 làng Kế Môn (Phong Điền) và Phú Bài (Hương Thủy). Hiện giờ ấp ánh Sáng có 355 hộ, người Huế ở đây vẫn theo nghiệp cũ của cha ông làm nghề kim hoàn, buôn bán và nghề vườn. Vào những ngày ở Đà Lạt, mỗi sáng tôi và các bạn đồng nghiệp vẫn có cái thú đi ăn bún bò Huế tại dọc lối vài ấp. Bún bò ở đó ngon và rẻ. Chiều chiều thường vào ấp chơi vẫn thấy bà con bán bánh bột lọc, mắm nêm, mắm cà... ấp ánh Sáng nằm ngay bên suối Cam Ly, nhà cửa san sát. Phía mé trái là vườn lagim của ấp. Phía đầu ấp có một cái đình gọi là đình ánh Sáng. Vào những ngày tết trước đây, sân đình thường hay tổ chức chơi bài chòi. Đây là điểm duy nhất ở Đà Lạt vào ngày tết còn mở hội bài chòi. Một đặc điểm khác bây giờ vẫn còn duy trì là gia đình nào trong ấp có người mất, cả ấp đều chia buồn. Con đường mang tên ánh Sáng làm trục lộ của ấp, nhà nhà hướng mặt ra đường, nhiều năm qua kẻ trộm không dám vào ấp cũng do địa thế quá đặc biệt. 
Đi ngược trục đường từ Đà Lạt qua Hồ Xuân Hương, Đồi Cù lên hồ Than Thở thì đã là đi qua ấp Đa Thiện. ở đó có 2/3 là người Huế. Người ở đây chủ yếu làm vườn. Đa Thiện là vựa rau lớn với nhiều chủng loại cung cấp cho TP. Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1992, vựa rau này còn cung cấp cho quân đội UBTAC ở Campuchia. Đặc sản số 1 ở đây là khoai tây và bắp cải. Nhiều người ở các làng Dạ Lê (Hương Thủy), người ở nội thành Huế trở thành những người làm vườn giỏi và giàu trong ấp. Tôi ghé vào thăm gia đình bác Nguyễn Hữu Chót lúc bác đang bận làm vườn. Bác kể: vườn rộng bây giờ đòi sức người nhiều. Chủ nhật hằng tuần, vài mươi sinh viên trường Đại học Đà Lạt lại kéo nhau ra làm giúp bác, bác trả công hậu hĩnh đàng hoàng. Ngồi uống với nhau cốc bia làm quen. Tôi kể cho bác nghe những thành tựu mới đây ở Huế. Bác mừng lắm, bảo: "Ngày mình đi, Huế gặp mưa bão nhiều, bây giờ đã bớt đi mà kinh tế - xã hội phát triển nhanh hơn nhiều, biết được rứa, vui quá...". 
Quần cư người Huế thứ ba là ấp Thái Phiên, nằm cách Đà Lạt chừng 8 km về hướng Đông Bắc. Tôi chưa đến đó nhưng anh Minh Tự, phóng viên Báo Lâm Đồng cho biết đó là nơi có nhiều ngôi đình, mái ngói cổ có văn hóa chạm Rồng, Phượng, là Từ đường của con dân người Huế ở Đà Lạt. Từ trong sâu thẳm, văn hóa Huế ở tâm khảm người Huế, sức ống văn hóa cứ nối nhau truyền đời gìn giữ. 
Làm sao tôi có thể quên những đêm ngồi quanh bàn trà ôn lại chuyện kỷ niệm Huế, những bữa cơm mà Minh Tự cố kiếm cho tôi chút ruốc, chén mắm nêm để chính anh được trở lại với Huế của mình... Vào một đêm mưa ở Đà Lạt, khi kéo nhau lên chợ Âm phủ rồi bất giác nhớ rằng Huế có quán cơm Âm phủ nổi tiếng. Sự trùng tên ngẫu nhiên này có phải là cái duyên thi vị. Tôi biết mình không thể quên được những gì mà xứ sương mù này có Huế. 
THANH NGỌC
Bút danh khác: Hạ Nguyên
Tốt nghiệp Ngữ văn - ĐH Tổng hợp Huế
Hiện là phóng viên Báo Thừa Thiên - Huế.
(BLĐ số 923 ngày 23.11.1993)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.