Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

DALATARCHI- DÒNG CHÚA CỨU THẾ- VIỆN SINH HỌC TÂY NGUYÊN

HỌC VIỆN DÒNG CHÚA CỨU THẾ ĐÀ LẠT
TP. ĐÀ LẠT, TỈNH LÂM ĐỒNG, VIỆT NAM


Giống như một tòa lâu đài trong chuyện cổ tích, nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt về phía bắc gần 10 km trên đường đi Suối Vàng và Thủy điện Aroeket, trên ngọn đồi thông Tùng Lâm cao 1.548m.


http://i1113.photobucket.com/albums/...ps3ac180d4.jpg

Rồi men theo con đường khoảng 500m uốn quanh cánh rừng thông qua một sân rộng rãi và bằng phẳng, có tầm nhìn thoáng đãng tới một tòa nhà đá lớn cổ kính làm liên tưởng đến một tòa lâu đài bên Châu âu.


http://i1113.photobucket.com/albums/...ps77fdb5cc.jpg

Đường vào tu viện quanh co đồi dốc nhưng mang một khung cảnh thiêng liêng và thánh thiện dù đã từ lâu không được sử dụng như là một tu viện!


http://www.tni.ac.vn/Upload/image/vshtn.jpg


http://luocsu.chuacuuthe.com/wp-cont.../image1825.jpg


Thật vậy, đây là một công trình theo kiểu kiến trúc mới, mang bố cục hình khối đối xứng, cao 4 tầng với môt tầng hầm ở về phía sườn đồi thấp. Mặt ngoài, phần lớn được xây ốp đá kiểu, tạo cảm giác rất vững chắc và bề thế.


http://i1113.photobucket.com/albums/...psaa4e91bc.jpg

Lối vào chính nằm giữa trục chính của toà nhà, được nhấn mạnh bằng khối mái đón vươn hẳn ra ngoài, được đỡ bằng 2 trụ xây đá kiểu vừa to vừa mạnh mẽ. Nổi cao lên ở mặt tiền có cây thánh giá và dòng chữ tiếng La Tinh: “COPIOSA APUD EUM REDEMPTIO”.


http://i1113.photobucket.com/albums/...psa4461fdb.jpg

Có nghĩa là:


http://i1113.photobucket.com/albums/...ps72e69c5b.jpg

Học viện này được các Cha DCCT người Canada và các tu sĩ người Việt Nam xây dựng trong vòng gần 4 năm từ năm 1949 và hoàn thành vào năm 1952. Đây là công trình được thiết kế theo lối kiến trúc mới, với kiểu cách bố trí ấm cúng và trang nghiêm theo cấu trúc của các tu viện Châu Âu.


http://i1113.photobucket.com/albums/...ps754af71f.jpg


http://i1113.photobucket.com/albums/...psd8053422.jpg

Tòa nhà được xây dựng bằng đá có nhiều cửa sổ, đứng vững vàng trong không gian tĩnh lặng, có thể nhìn bao quát TP. Đà lạt từ phía sau tu viện.


http://i1113.photobucket.com/albums/...ps42110fd8.jpg

__________________
Bước vào cửa chính của ngôi nhà. Một bảng bằng đá được khắc bằng chữ Latinh ghi ngày khánh thành của ngôi nhà. Cửa chính của ngôi nhà vẫn nguyên vẹn, ổ khóa vẫn dùng “La partout – mọi nơi”, một loại ổ khóa được dùng cho DCCT toàn thế giới.


http://i1113.photobucket.com/albums/...psbcc3bc2b.jpg

Bên trong, mọi thứ hầu như vẫn còn nguyên vẹn không bị thay đổi, những cột tường bằng đá, những hàng cây xếp thẳng đứng và nghiêm trang ở nơi này đã 60 năm qua.


http://i1113.photobucket.com/albums/...ps027894ce.jpg

Tòa nhà đá đã hơn 60 năm rồi, mà không hề có rêu phong trên từng phiến đá, vách đá


http://luocsu.chuacuuthe.com/wp-cont.../image1894.jpg

Thiết kế ban đầu của Tòa nhà là tầng đầu tiên dành cho các thầy học Triết học, tầng thứ hai dành cho cho thầy Thần Học. Ở hai đầu là phòng đọc sách, phòng sinh hoạt chung, và phòng của cha Giuse Nguyễn Thế Thuấn, giáo sư Thánh Kinh, và là người đầu tiên ở Việt Nam dịch Thánh Kinh từ nguyên ngữ ra tiếng Việt. Tại Học Viện này, các linh mục và tu sĩ DCCT có những đóng góp đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu cũng dịch thuật Thánh Kinh và các bản văn phụng vụ của Giáo hội. Bộ Kinh Thánh Cựu – Tân Ứớc đã được cha Gérard Gagnon (tên việt Nam là cha Nhân) dịch ra tiếng Việt và phổ biến rộng rãi cho các tín hữu. Có thể nói, cha Nhân là một trong những người đầu tiên hoàn tất công việc chuyển ngữ trọn bộ Kinh Thánh sang tiếng Việt, tuy chưa phải là bản chuyển ngữ từ nguyên ngữ gốc.


https://lh3.googleusercontent.com/-P...0/IMG_2606.JPG

Các căn phòng ngày xưa của nhà dòng được bố trí giản đơn gồm một chiếc bàn quỳ, một kệ đặt bàn thờ, một chiếc giường nhỏ, một cái bàn. Hiện nay, Tòa nhà vẫn ở trạng thái hoàn chỉnh như thiết kế ban đầu. Bên trong vẫn còn nguyên các bảng lớn bằng gỗ ghi tên và các giờ lễ, lịch giảng của các cha…

image hosted on flickr

http://farm2.staticflickr.com/1390/6...51bfe03b_z.jpg

Ở tầng trên cùng, gần mái, nơi ban nhạc Alleluia năm xưa đã dùng làm nơi tập luyện vào thập niên 60. Nơi xuất phát tất cả những bài ca Vào đời do các thầy Học Viện lúc đó sáng tác với nguồn cảm hứng từ Kinh Thánh. Nhóm Alléluia đã giới thiệu một khuôn mặt mới của Giáo hội với dân Chúa, nhất là với giới trẻ và áp dụng các nhạc cụ “đời” như đàn, guitar, trống, kèn vào nhà thờ vào có những ảnh hưởng nhất định vào thời kỳ đó tuy cũng có nhiều thành kiến phản đối. Những bản Vào Đời của nhóm Alléluia đến nay vẫn được yêu mến: Vào Đời, Xuất Hành, Trên Đường Emmaus, Alléluia Hát Lên Người Ơi!, Quê Hương Thượng Đế …




http://i1113.photobucket.com/albums/...ps4025966f.jpg


__________________
Lần trở ngược lại lịch sử, vào nhưng năm 1949 và năm 1950, cha Alphonse Tremblay, Bề trên Giám phụ tỉnh, đã di chuyển Học viện Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam vào Ðà Lạt, tiếp tục đường lối đào tạo đã được thực hiện tại Học viện Thái Hà Ấp, đào tạo các linh mục, tu sĩ cho Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam và cho Giáo hội Việt Nam. Các sinh viên Học Viện đã trực tiếp góp tay xây dựng toà nhà đồ sộ và khang trang này.


http://luocsu.chuacuuthe.com/wp-cont...2/image756.jpg

Viên đá kỷ niệm: “Dâng về Đức Kitô Cứu Thế Bởi Tin, Cậy Và lòng Yêu Mến lớn lao Công trình nhà này Được xây dựng, đến muôn đời. 16-7-1950”

Ngọn đồi nơi tòa nhà sẽ được xây dựng vào thời điểm năm 1950:


http://luocsu.chuacuuthe.com/wp-cont...2/image712.jpg

Công trường xây dựng:


http://luocsu.chuacuuthe.com/wp-cont...2/image724.jpg

Tòa nhà lúc hòan tất:


http://luocsu.chuacuuthe.com/wp-cont...80-300x213.jpg


__________________

Công trình xây dựng năm 1949 mang nét kiến trúc Pháp, hiện được nhiều bạn trẻ tới tham quan, chụp ảnh.

https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/bao-tang-trong-tu-vien-co-giua-rung-thong-o-da-lat.html


Viện sinh học Tây Nguyên nằm trên đồi Tùng Lâm, cách trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) khoảng 7 km. Đây vốn là tu viện thuộc dòng Chúa cứu thế của Việt Nam, được sử dụng vào hoạt động nghiên cứu sau năm 1975.
Công trình nằm giữa rừng, đường lên men theo triền dốc với hai hàng thông thẳng tắp. Tu viện xây dựng năm 1949 và hoàn thành sau ba năm. Khu nhà được thiết kế theo lối kiến trúc mới, với phong cách tu viện châu Âu.
Khi xây dựng, tu viện là công trình bằng đá kiên cố thứ hai tại Việt Nam, sau nhà thờ Phát Diệm. Ngay chính giữa tòa nhà là cây Thánh giá với dòng chữ bằng tiếng Latin “Copiosa Apud Eum Redemptio”, nghĩa là “Ơn cứu độ chứa chan nơi Người”.
Viện sinh học gồm 5 tầng với 120 phòng lớn nhỏ. Riêng tầng thứ hai làm bảo tàng chuyên về sinh thái. Bảo tàng có 7 gian trưng bày và 6 phòng lưu trữ. Từng gian phòng được chia thành nơi trưng bày các loài thuộc lớp thú, chim, bò sát, thảm thực vật…
Bộ sưu tập nổi bật của bảo tàng là 386 mẫu thú thuộc 58 loài, trong đó có 38 loài quý hiếm đã được công bố trong sách Đỏ Việt Nam.
Bên cạnh các loài thú, bảo tàng còn lưu giữ 245 mẫu của 95 loài chim; các mẫu của hơn 30 loài lưỡng cư, bò sát… Nhiều loài mang nét đặc trưng riêng của khu vực Tây Nguyên.
Ngoài ra, bảo tàng còn trưng bày 245 mẫu nấm lớn của 240 loài thuộc khu vực rừng thông Lâm Đồng.
Các tiêu bản đa dạng, trình bày sinh động từ những loài côn trùng đến muông thú. Một vài loài đã tuyệt chủng vẫn lưu giữ bộ xương hoàn chỉnh.
Tiêu bản chim già đãy, một loài được xếp trong danh mục sách Đỏ động vật Việt Nam được trưng bày sinh động.
Vẻ đẹp cổ kính của bảo tàng khiến nơi đây là điểm chụp hình cưới, “sống ảo” của nhiều du khách. Mỗi ngày, có hàng chục đôi đến đây lưu lại khoảnh khắc kỷ niệm. “Nơi này có không gian rộng rãi, yên tĩnh mà kiến trúc tựa như tòa lâu đài cổ kính châu Âu, rất hợp để chụp ảnh cưới. Khách cũng không mất phí chụp, chỉ phải mua vé vào cổng 15.000 đồng thôi”, anh Thiện Chánh (thợ ảnh) cho biết.
Ngoài ra, những hành lang sâu hun hút, cầu thang rêu phong, bức tường đá cổ điển… trở thành phông nền sáng tác ảnh độc đáo của giới trẻ.

Theo Quỳnh Trần/ vnexpress

 ----------------


Phân viện Sinh học Đà Lạt.

 


 
Viện Sinh học Tây Nguyên nguyên là tu viện Dòng Chúa cứu thế, nằm ở phía tây bắc thành phố Đà Lạt, trên một ngọn đồi ở độ cao 1548m, thuộc khu đất có diện tích 35ha, do Jean O’Neill khai thác từ năm 1925. Năm 1942, ông Jean Baptiste Cassaigne, Giám mục Sài Gòn đứng tên mua lại. Năm 1948, các cha Dòng Chúa cứu thế khởi công xây dựng tu viện này, đến năm 1952 hoàn thành. Đường dẫn từ đường chính vào tu viện dài hơn 500m tiếp cận một sân rộng rãi và bằng phẳng, có tầm nhìn thoáng đảng. Công trình theo kiểu kiến trúc mới, nhưng có bố cục hình khối đối xứng, cao 4 tầng với một tầng hầm ở về phía sườn đồi thấp. Mặt ngoài, phần lớn được xây ốp đá, tạo cảm giác vững chắc và bề thế. Lối vào chính nằm giữa trục chính của toà nhà, được nhấn mạnh bằng khối mái đón vươn hẳn ra ngoài, được đỡ bằng 2 trụ xây đá kiểu vừa to vừa mạnh mẽ. Nổi bật ở mặt tiền là cây thập giá với hai dòng chữ bằng tiếng Latin: ”Copiosa Apud Eum Pedemptio”, có nghĩa: “Ơn cứu độ chan chứa nơi Ngài”.
Các tiện nghi kỹ thuật rất hiện đại vào thời đó: sử dụng hầm khí sinh vật (biogaz) cung cấp khí đốt, hệ thống bơm nước từ thung lũng suối đưa lên công trình.

Sau ngày đất nước thống nhất, chính quyền địa phương đã dùng cơ sở này cho các hoạt động công ích. Đến ngày 5-9-1978, công trình được chuyển giao cho Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Đà Lạt.Sau vài lần thay đổi đơn vị quản lý, đến năm 1991 nơi đây được chuyển giao cho Viện Sinh học nhiệt đới trực thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ và trở thành Phân Viện Sinh học tại Đà Lạt.

Phân Viện Sinh học có chức năng nghiên cứu hoá học, nghiên cứu vi sinh, nghiên cứu thực vật và công nghệ sinh học nuôi cấy mô... Ngoài ra, Phân Viện Sinh học còn hoạt động như một bảo tàng nhằm giới thiệu những loài đặc hữu tại Tây Nguyên và Lâm Đồng gồm bảo tàng động vật và vườn thực vật phục vụ tham quan và du lịch.



-------------
Người chủ trương xây dựng Học viện tại Đalat là cha A, Tremblay. Khi ngài được đề cử làm Bề trên Phụ tỉnh thay thế cha E. Dionne thì coi như vấn đề không còn thắc mắc gì nữa. Ngày 8-12-1947, cha Tremblay bước vào thực hiện dự án. Từ 8-11 đến 2-12-1948, cha Lapointe cùng với cha Phêrô Nguyễn Xuân Lộc người chuyên về địa chất vẽ bản đồ của sở đất, quy hoạch nơi xây dựng nhà, chỗ làm vườn, tài sản có thể khai thác, suối nuớc…. Kiến trúc sư Hokayen nhận công trường vào tháng 10-1942, nhà thầu Aubert đại diện cho ông Hokayen đến công trường vào tháng 11. Cha G. Trempe đưa 61 người thợ từ Huế vào. Sau đó là ông Raoul thay thế ông Aubert. Mấy nhà thầu khác nối tiếp: Meslier, Gaudier. Ngày 6-2-1950, cha Antoine Lapointe lãnh trách nhiệm trông coi công trường. Cha Francois Laliberté làm Bề trên. Công việc tiến triển chậm. Thiết kế điện do ông Saudreau trách nhiệm. Đó là thời gian mà Học viện, nhà Tập được chuyển từ Hanội vào Saigon rồi lên Đalat, ở tại Cité des Pics. Khi còn chưa xong, Học viện và nhà tập đã về nhà mới, trả lại những biệt thự đã thuê từ nhiều năm nay. Nhà mới được vinh dự đón tiếp cha Bề trên Tỉnh đến kinh lược.

Nhà Nguyện và nơi ở của các cha các thầy lo việc xây dựng nhà Đàlạt




“CHRISTO REDEMPTORI FIDE, SPE DILECTIONEQUE MAXIMA HOC OPUS EDIFICII IN SAECULA DEDICATUM EST XVI – VII – MCML” Dâng về Đức Kitô Cứu Thế Bởi Tin cậy và lòng Yêu mến lớn lao Công trình nhà này được xây dựng đến muôn đời. 16-7-1950


http://s1113.photobucket.com/user/Megaalpha/library/TTMV%20-%20SIMON%20HOA?sort=3&page=1

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.