Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

DALATARCHI- TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM

http://nhatbaovanhoa.com/a2321/hoi-uc-khuong-huu-dieu-da-lat-va-lycee-yersin












Hồ sơ Trường Lycée Yersin, năm 1936-1937- Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IX(38 bản vẽ khổ A1-A0).



Nguồn:
Exposition coloniale internationale de Paris. 1931. Indochine française. Section des services d'intérêt social.






Công trình kiến trúc trường học nổi tiếng nhất của thành phố là Trường Cao đẳng Sư phạm, nguyên là trường Trung học Yersin, được xây dựng từ năm 1929 và hoàn thành năm 1941. Khuôn viên của ngôi trường trước đây rộng 22,3 hecta, nằm trên đỉnh một ngọn đồi tương đối bằng phẳng gần hồ Xuân Hương, trong đó toàn bộ khu vực chính khoảng 8 hecta.
     Kiến trúc sư Moncet khi thiết kế công trình đã có những vận dụng táo bạo về mặt kích thước của kết cấu, cũng như việc sử dụng vật liệu trần: gạch đỏ ốp tường và lợp ngói thạch bản (ardoise) xanh đen cho hệ thống mái. Trường Trung học Yersin có kiến trúc độc đáo, ảnh hưởng bởi hình thức kiến trúc tân cổ điển. Tòa nhà chính nằm uốn mình theo một đường cung mềm mại, vòng cung ngoài dài 90 mét, vòng cung trong dài 77 mét, ôm lấy một khoảng sân rộng. Tháp chuông cao 54 mét, lợp ngói thạch bản, vươn lên mạnh mẽ như hình một cây bút cắm giữa rừng thông xanh, soi bóng xuống mặt nước hồ Xuân Hương. Ở mặt đứng tầng trệt, cứ mỗi bước cột lại có một vòm cung tròn xây bằng gạch đất nung với tỷ lệ hài hòa, trong khi đó các tầng lầu được trang trí bởi hàng cột trắng ghép từng đôi, tất cả tạo nên vẻ đẹp thanh thoát cho toàn khối nhà. Những nét cách tân còn thể hiện ở phần mái dốc, đuôi mái được bẻ góc cùng hệ thống cửa sổ mái. Mặt bằng công trình được bố cục chặt chẽ, tổ hợp kiểu hành lang bên. Không gian tầng trệt để trống tạo thành sân chơi trong nhà với những cột tròn, khẩu độ 8 x 8 mét. Tầng lầu gồm các lớp học, bên ngoài mỗi lớp đều có tủ âm tường làm nơi để áo khoác, áo rét của học sinh. Nếu đứng trên quan điểm của các nhà kiến trúc theo chủ nghĩa công năng thì việc lựa chọn một hình dáng cong mềm mại sẽ khiến các phòng học không được vuông vức, gần như dẫn đến một kết quả “hình thức phi công năng”. Cùng một trục với dãy nhà chính, nằm đối diện cổng vào là khối nhà hành chính. Công trình được thiết kế theo hình thức tân cổ điển Pháp, hai tầng gồm ba phần mái liên thông, mặt ngoài hoàn toàn đối xứng. Đối diện với tòa nhà chính qua khoảng sân rộng, hai dãy nhà nằm song song, mỗi dãy gồm một tòa nhà ba tầng và một tòa nhà hai tầng. Các tòa nhà này có kết cấu và trang trí mặt đứng đơn giản, được dùng làm phòng học và ký túc xá cho học sinh. Quần thể kiến trúc còn được tiếp nối bởi một tòa nhà có quy mô nhỏ hơn dùng làm hội trường và phòng thí nghiệm, nằm ở cuối sân, vuông góc với hai dãy nhà song song. Tổng thể công trình, các khối nhà hành chính, khối lớp học và phòng thí nghiệm kết thành một dạng kiến trúc Thụy Sỹ, nhưng riêng dãy nhà nghỉ, nhà giặt, phòng hội trường, nhà của hiệu trưởng và tổng giám thị... lại được thiết kế theo dạng kiến trúc thông dụng của các trường học ở Pháp.
---------------------

Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt

Trường được khởi công xây dựng vào năm 1927, hoàn thành vào năm 1935, lấy tên là trường Lycée Yersin để ghi nhớ Bác sĩ người Pháp gốc Thụy sĩ Alaxandre Yersin- người đã khai sinh thành phố Đà Lạt.

Trước 1975, lúc đầu, trường còn có tên là Grand Lycée (phân biệt với trường Petit Lycée – đào tạo HS tiểu học), đào tạo HS từ lớp 6 đến lớp 12 theo chương trình Pháp.Từ năm 1970 đến năm 1975, trường có tên Trung tâm giáo dục Hùng vương, đào tạo HS tiểu học theo chưong trình Việt, đồng thời có một cơ sở Sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học đặt trong ngôi trường này


Ngày 3/9/1976, Bộ Giáo dục ký quyết định số 1784/QĐ biến Trung tâm Giáo dục Hùng Vương thành trường Cao Đẳng Sư Phạm. Ngày 6/10/1976, Chính phủ ký quyết định số 280/QĐ công nhận trường Cao Đẳng Sư Phạm Đà lạt là một trong sáu trường Cao Đẳng Sư phạm đầu tiên ở phía Nam. Trường có nhiệm vụ đào tạo GV cấp 2 ( Trung học cở sở) không những cho tỉnh Lâm Đồng mà còn cho cả một số tỉnh bạn như Đồng Tháp, Sông Bé…







THÚ VỊ CHIÊM NGƯỠNG NGÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC “CỔ” Ở ĐÀ LẠT, VIETNAM…

1 NGÔI TRƯỜNG Ở ĐÀ LẠT VIET NAM, ĐƯỢC XẾP HẠNG KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO CỦA THẾ GIỚI !!!

Giới kiến trúc trong và ngoài nước đánh giá trường Lycée Yersin (Cao đẳng Sư phạm) Đà Lạt là công trình kiến trúc độc đáo hàng đầu trong số hơn 2.000 công trình cổ do người Pháp xây dựng còn lại ở Đà Lạt.
alt Tọa lạc ở số 29 Yersin, thành phố Đà Lạt, Trường Lycée Yersin (Cao đẳng Sư phạm) Đà Lạt là công trình kiến trúc duy nhất của Việt Nam được Hội Kiến trúc sư thế giới (UIA) công nhận là một trong số 1.000 công trình xây dựng độc đáo của thế giới trong thế kỷ 20.

alt
 Ngôi trường này được xây dựng từ năm 1926 cho tới năm 1935 mới hoàn thành và lấy tên Lycée Yersin để ghi nhớ bác sĩ người Pháp gốc Thụy sĩ Alaxandre Yersin – người đã khai sinh thành phố Đà Lạt. Đây là trường dành cho con em người Pháp và một số gia đình người Việt giàu có theo học.
alt
Ðến năm 1969, Pháp bàn giao trường cho Bộ Giáo dục VNCH theo thoả thuận giữa hai chính phủ Việt-Pháp, và trường đổi tên thành Trung tâm giáo dục Hùng Vương. Ðến tháng năm 1976, trường được chuyển đổi thành trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt.
alt
 Điểm nổi bật trong kiến trúc của trường là tòa nhà  hình vòng cung với chiều dài phía trước 77,18m, phía sau 89,8m, gồm 3 tầng lầu với 24 phòng học, tần trệt là sân chơi trong nhà (Préeau). Vật liệu chính nhập từ  Pháp: Gạch xây trường là gạch trần đỏ,. mái được lợp bằng ngói ardoise (ardoise) làm, hiện đã được thay thế do các tấm ngói cũ đã không còn sử dụng được nữa.
alt
 Đầu dãy nhà hình vòng cung là kiến trúc tháp chuông cao 54m có chứa 1 đài nước. Phía bên ngoài tháp chuông từng có một chiếc đồng hồ cổ nhưng sau thời gian trường tồn đến nay chỉ còn có thể thấy vết tích in lại trên nền gạch đỏ.
alt
 Trên đỉnh tháp có một lầu chuông, nhưng không còn chuông do đã bị tháo dỡ trong quá khứ.
alt
 Nằm trong lòng thành phố Đà Lạt đầy mộng mơ, ngôi trường nổi bật giữa không gian rộng rãi, thoáng đãng và tràn ngập cây xanh, tạo nên một khung cảnh bình yên và lãng mạn.
alt
 Gần như đứng ở bất cứ điểm cao nào của thành phố Đà Lạt nhìn về trung tâm người ta cũng có thể nhìn thấy tháp chuông và biểu tượng kiến trúc cong cong vòng cung của trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt.
alt
 Giới kiến trúc trong và ngoài nước đánh giá trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt là công trình kiến trúc độc đáo hàng đầu trong số hơn 2.000 công trình cổ do người Pháp xây dựng còn lại ở đây.
alt
Có thể nói công trình này là một “di sản kiến trúc” không chỉ của riêng Đà Lạt mà là của Việt Nam nói chung.
https://cuuhocsinhphuyencom.wordpress.com/2016/03/12/thu-vi-chiem-nguong-ngoi-truong-dai-hoc-co-o-da-lat-vietnam/

Sự hình thành trường Cao Đẳng Sư Phạm Đà Lạt

Trường Lycée Yersin được hình thành từ 2 trường: Petit Lycée (khánh thành năm 1927) và Grand Lycée (khởi công xây dựng năm 1929 và hoàn thành năm 1941). Ngày 28 – 6 – 1935, trường Grand Lycée mang tên Lycée Yersin. Về sau trường đổi tên thành Trung tâm Giáo dục Hùng Vương, hiện nay là trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt.
trường Cao Đẳng Sư Phạm Đà Lạt
Công trình này do kiến trúc sư Moncet thiết kế, với việc vận dụng táo bạo về mặt kích thước của kết cấu, cũng như dùng gạch ép ốp tường và mái lợp ngói ardoise (thạch bản) xanh đen được vận chuyển từ Pháp sang.
Cao Đẳng Sư Phạm Đà Lạt

Giá trị lịch sử của ngôi trường Lycée Yersin

Đây là công trình kiến trúc độc đáo mang đậm dấu ấn Châu Âu, nhưng cũng đồng thời kết hợp được nhiều chi tiết kiến trúc bản địa để tạo thành một công trình kiến trúc hòa hợp giữa Đông và Tây. Được đánh giá là một kiến trúc theo phái hiện đại lúc bấy giờ, đây quả là một thành công của tác giả khi gắn bó tổng thể công trình với địa hình khu vực, xứng đáng được các nhà phê bình, các kiến trúc sư và các nhà nghiên cứu kiến trúc nổi tiếng trên thế giới trong hiệp hội Kiến trúc Quốc tế (UIA) công nhận là một trong số 1.000 công trình kiến trúc tiêu biểu của thế giới trong thế kỷ XX.
Ngày 28 – 12 – 2001, Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt được công nhận là Di tích Kiến trúc Quốc gia.

Bản đồ đến trường CĐSP Đà Lạt


https://www.dalattrip.com/dulich/truong-cao-dang-su-pham-da-lat/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.