Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

DALATARCHI- CHỢ ĐÀ LẠT


... Từ lâu, khi nhắc đến một đô thị nào đó người ta thường quan tâm tới một số công trình tiêu biểu hình thành nên đô thị đó như chiếc cầu, trụ sở hành chính, cung vua phủ chúa và không thể thiếu đó là cái chợ. Những cái chợ đó luôn đóng vai trò tiêu biểu nhận diện đô thị và cuộc sống, trong thơ ca văn học, chợ Đồng Xuân (Hà nội), chợ Đông Ba Huế, chợ bến thành (Sài Gòn), chợ Đà Lạt (Đà Lạt),..
Chợ cũ Đà Lạt là căn chợ đầu tiên của người Việt ở Đà Lạt còn tồn tại cho tới ngày nay. Nó đánh dấu cột mốc phát triển và định vị trí của người Việt tại Đà Lạt. Sau một thời gian dài khai thác chúng ta bỏ công trình kiến trúc xuống cấp một cách nghiêm trọng, thảm bại, nếu không có những tấm hình cũ, không ai biết hình tướng nó thế nào, ngay cả một số kiến trúc sư có thời gian sống hoặc làm việc ở Đà Lạt tưởng cái rạp nó xuống cấp xấu xí như vậy nên đồng tình nên tháo dỡ. Nhìn hình cũ ta thấy công trình hài hòa với cảnh quan và công trình xung quanh. Nó vừa là cái chợ, vừa đóng vai trò như một điểm nhấn của quảng trường (la Place de marche) bởi các con đường xung quanh đổ dồn vào nó nên nó phải thấp trong tổng thể chung và phải có một điểm nhấn là cái tháp đồng hồ để các ngả đường định hướng tới quãng trường ( chúng ta vẫn thường thấy ở các nút giao ở châu Âu). Những chi tiết của chợ cũ rất hình tượng lấy ý tưởng từ ngọn núi Langbiang nhấp nhô, mặt trước công trình tỷ lệ rất cân xứng theo tỷ lệ vàng..... Thành Cao Mpa.



Marché de Dalat Annam par illustrateur Récnault Sarasin
Chợ Đà Lạt
Cho đến khi KTS Ernest Hébrard hoàn thành đồ án quy hoạch thị xã Đà Lạt vào năm 1923 thì người ta cũng được biết đến một ngôi chợ ở vị trí ấp Ánh Sáng ngày nay. Năm 1929, khi dân số Đà Lạt đã lên đến 2.000, công sứ Chassaing đã cho dời ngôi chợ này về khu vực mà ngày nay gọi là khu Hòa Bình. Hồi ấy chợ được dựng bằng ván gỗ lợp mái tôn nên còn được gọi là “chợ Cây”.







 Chợ và khu vực chung quanh đã tạo nên một trung tâm rất sôi động của sinh hoạt thành phố lúc bấy giờ. Năm 1937, một trận hoả hoạn lớn xảy ra, thiêu rụi chợ với hàng quán chung quanh. 
Sau đó, nhà cầm quyền đương thời, công sứ Lucien Auger cho xây dựng lại ngôi chợ mới bằng gạch khang trang, đáp ứng nhu cầu mua bán sinh hoạt cho hơn 6.500 người dân. Công tác này được nhà thầu SIDEC đảm nhận thiết kế thi công. Chợ Đà Lạt hoàn thành với kiến trúc giản dị nhưng khá độc đáo, một thời được xem như là biểu tượng của thành phố cao nguyên. Ngay mặt tiền ngôi chợ, trên tường đầu hồi (fronton) có gắn nổi huy hiệu thành phố hình tròn, tạc hình một đôi thanh niên nam nữ người dân tộc, người nữ mang gùi, người nam tay cầm ngọn giáo nhắm vào một con cọp. Bên dưới có một câu cách ngôn bằng tiếng latin chiết tự khéo léo thành danh xưng Dalat: Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem có nghĩa là cho người này niềm vui, cho người khác sự mát mẻ. Họa báo Châu Á mới (L’ Asie nouvelle illustrée), số 56, xuất bản năm 1937 đã có bài viết về ngôi chợ: “Ngôi chợ này tuy kiến trúc giản dị, nhưng rất độc đáo”. Ngôi chợ đã trở thành biểu tượng của Đà Lạt, một hình ảnh quen thuộc trong ký ức của những người từng sống lâu năm ở đây.
Sau năm 1954, Đà Lạt trở nên đông đúc với số dân hơn 53.000 người. Năm 1958, chính quyền Sài Gòn đã cho chỉnh trang lại khu vực trung tâm thương mại. Vùng đất trống dưới thung lũng được tính toán xây dựng một ngôi chợ mới có 2 tầng và một sân thượng. Vào lúc đó, đây là một trong những ngôi chợ lầu đầu tiên ở Việt Nam. Công trình do KTS Nguyễn Duy Đức thiết kế, nhà thầu Nguyễn Linh Chiểu đảm nhận thi công.
Khi KTS Ngô Viết Thụ từ Pháp về, ông được mời tham gia đồ án chỉnh trang tổng thể khu vực thung lũng từ cầu Ông Đạo trở vô. Ông thiết kế bổ sung một cầu thang lớn nối từ khu Hòa bình vào tầng lầu của chợ, các dãy phố buôn bán và hệ thống đường giao thông bao quanh.
Riêng về ngôi chợ cũ, cùng thời gian đó, được thiết kế cải tạo thành rạp hát Hòa Bình với các cửa hàng thương mại dịch vụ chung quanh. Đồ án thiết kế do hai KTS Huỳnh Kim Mãng và Lâm Du Tốt thiết lập.
Năm 1993, nhân kỷ niệm 100 năm Đà Lạt hình thành và phát triển, chợ Đà Lạt được chỉnh trang nâng cấp mở rộng .

Khu họp chợ ở làng người Việt (ấp Ánh Sáng ngày nay)- Photo Nadal.

 




Năm 1929, một ngôi chợ bằng gỗ, mái lợp tôle, có tên gọi là Chợ Cây được xây cất  tại vị trí khu Hoà Bình hiện nay.










----------------
Le Marché de Dalat
L'ancien Marché de Dalat Le Marché de DalatLe Marché de Dalat en 1952 Dalat market place
L'ancien marché construit en 1937 par l'architecte Louis-Georges-Anatole Pineau, il est caractéristique par son horloge en forme de minaret, il est aujourd'hui transformé en cinéma "le 3 avril" (date à laquelle les nord-vietnamiens ont pris le contrôle de la ville).
Le nouveau marché de Dalat a été construit en 1958 par l'architecte Ngô Viêt Thu, il regorge de glaïeuls, artichauts, avocats, fraises, cerises, mangues.. qui peuvent être vendus par des minorités ethniques.










Chợ Đà Lạt


Phòng Thông tin, sau chợ!  


















 
Năm 1958, chính quyền Sài Gòn đã cho chỉnh trang lại khu vực trung tâm thương mại.


Đồ án quy hoạch cũng như chỉnh trang thành phố Đà Lạt luôn bảo tồn giá trị cốt lõi của Đà Lạt, đó là Thành phố - Cảnh quan, có sự hợp lý hóa về đô thị và kiến trúc.

     Đà Lạt - Thung lũng ngàn hoa giữa miền sơn cước, khi khám phá ra vùng đất này, người Pháp quyết định xây dựng nơi đây thành một thành phố. Nhiều đồ án quy hoạch, chỉnh trang thành phố ra đời bởi những kiến trúc sư tài ba.
     Năm 1933, Pineau đã trình bày một đồ án quy hoạch mới xây dựng Đà Lạt thành một đô thị hòa nhập với môi trường thiên nhiên. Ông đặc biệt nhấn mạnh đến việc mở rộng các hồ nước và công viên, xây dựng phù hợp với cảnh quan và khí hậu địa phương. Trong số các khu vực công cộng mà Pineau dành nhiều sự quan tâm, có việc bố trí địa điểm nhà ga và đặc biệt là khu chợ (1).
     Khu vực chợ Đà Lạt tọa lạc trên ngọn đồi có độ cao 1.494,8m, lúc đầu, trên vị trí rạp Hòa Bình ngày nay có một khu chợ cất bằng cây nên được gọi là Chợ Cây. Quảng trường trước chợ và đường quanh chợ gọi là Place du Marché (Quảng trường Chợ) (2). Năm 1936, thành phố đã cho chỉnh trang lại khu vực này. 

Bản đồ án chỉnh trang Quảng trường Marché năm 1936.
     Theo đồ án chỉnh trang này, chợ được bố trí ở vị trí rạp Hòa Bình ngày nay, xung quanh quy hoạch xây dựng các tòa nhà kiên cố dọc theo những tuyến đường như: rue du Cinéma (nay là đường Nguyễn Chí Thanh), rue du Annam (nay là đường Nguyễn Văn Trỗi) và khu vực phía sau chợ (rạp Hòa Bình ngày nay). Ba trục đường chính: Maréchal (nay là đường Ba tháng hai), đường Minh Mạng (nay là Trương Công Định), đường Annam (nay là Nguyễn Văn Trỗi) tụ lại ở Quảng trường Marché. Các công trình bằng gỗ đã có trước đó sẽ được tháo dỡ và khu đất sẽ được bán đấu giá ngay trong năm 1936 (3). Nhìn vào bản đồ án chỉnh trang, chúng ta dễ dàng nhận thấy mặt hướng về hồ Xuân Hương của Quảng trường Marché không bị che khuất bởi tòa nhà nào. Các đồ án quy hoạch cũng như chỉnh trang thành phố này luôn bảo tồn giá trị cốt lõi của Đà Lạt, đó là Thành phố - Cảnh quan. Sự hợp lý hóa về đô thị và kiến trúc nhằm tăng thêm sức hút du lịch cho Đà Lạt.
     Năm 1953, khu vực Quảng trường Marché được đổi tên là khu Hòa Bình và tồn tại cho đến ngày nay (4).
     Đà Lạt trước hết vẫn là thành phố nghỉ mát, thành phố của những công trình kiến trúc, là nơi nghỉ dưỡng và yên bình. Chợ Đà Lạt và Quảng trường Marché là trung tâm của thành phố. Những quy hoạch và chỉnh trang khu vực này của người Pháp luôn cố gắng bảo tồn cảnh quan thiên nhiên để có thể cùng lúc vừa nhìn thấy hồ, thung lũng nhỏ có người sinh sống trong thành phố, còn ngoài thành phố là núi và rừng. Bản đồ án này hiện đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV là một tư liệu quý, bổ sung vào nguồn tư liệu gốc khi nghiên cứu về lịch sử quy hoạch thành phố Đà Lạt nói chung và khu Hòa Bình nói riêng./.
Tài liệu tham khảo:
(1): Đà Lạt - Bản đồ sáng lập thành phố.
(2&4): Khu Hoà Bình, www.landong.gov.
(3): Hồ sơ 1448, phông RSA, TTLTQG IV.
Lê Huệ (Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV)
--------------------

Chợ Đà Lạt

Ngôi chợ đầu tiên của Đà Lạt được xây vào năm 1929. Chợ được xây bằng cây, lợp mái tôn, vì thế mà còn được gọi là “Chợ Cây”. Năm 1931 “Chợ Cây” bị cháy rụi, đến năm 1937 Công ty SIDEC xây dựng một ngôi chợ mới thay thế “Chợ Cây”
1955:



Hội trường Hòa Bình

Chợ Đà Lạt ngày nay (trước đây gọi là chợ mới) được khởi công xây dựng vào năm 1958 trên 1 thung lũng sình lầy ngay dưới chân đồi của chợ cũ, do kiến trúc sư Nguyễn Duy Đức thiết kế. Sau khi ở nước ngoài về, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ có tham gia chỉnh trang về quy hoạch và kiến trúc (đặc biệt là việc thay đổi mặt tiền, thiết kế bổ sung cầu nổi béton, khu công viên trước chợ, và các dãy phố lầu xung quanh chợ. Chợ được hoàn thành vào năm 1960, là một trong những ngôi chợ lầu đầu tiên ở Việt Nam.


Dự án xây cất Chợ mới Dalat.









 dalat


- Năm 1993, nhân dịp kỷ niệm 100 nam tìm ra Đà Lạt, chợ đã được khởi công cải tạo nâng cấp.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.