Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

DALATARCHI- NHÀ THỜ CAM LY- NHÀ THỜ SƠN CƯỚC,

Kiến trúc độc đáo nhà rông Tây Nguyên

Nhà thờ dân tộc Cam Ly nằm trên một quả đồi gần thác Cam Ly, thuộc thành phố Đà Lạt, có một kiến trúc độc đáo theo lối nhà rông của đồng bào Tây Nguyên. Trong số gần 100 công trình kiến trúc công giáo xuất hiện ở Ðà Lạt từ thập niên 1920 đến thập niên 1960, nhà thờ dân tộc Cam Ly được xây dựng riêng cho đồng bào các dân tộc thiểu số, vì thế nó mang một sắc thái độc đáo khác hẳn với các giáo đường dành cho người Kinh. Những người tạo tác nên ngôi nhà thờ đã thể hiện sự "hội nhập văn hóa" qua nghệ thuật kiến trúc khi cho gương mặt Chúa trời hòa nhập với gương mặt của Yàng (Trời) mà những người dân nơi đây đã nghìn năm sùng bái.


Mặt trước nhà thờ dân tộc Cam Ly

Khai sinh ra ý tưởng về ngôi nhà chung của Chúa và Yàng là linh mục người Pháp Boutary và người thể hiện thành công ý tưởng này là nhà thầu Nguyễn Thanh Hồ. Công trình được khởi công vào cuối năm 1959 và hoàn thành tám năm sau đó. Nhìn ngang, hai mái giáo đường giống như lưỡi rìu, dốc đứng 17m, được lợp bằng 80.000 viên ngói với tổng trọng lượng tương đương 90 tấn. Ðể chịu đựng được sức nặng của ngôi nhà với cột, kèo, giằng bằng bêtông, sắt và gỗ, móng của công trình đã được gia cố hết sức kỹ lưỡng. Riêng phần móng nhà thầu đã phải cật lực làm trong vòng nửa năm. Trước cổng chính nhà thờ là hai hình tượng Hổ và Phượng hoàng - những loài vật quen thuộc trong hiện thực và trong ý thức của đồng bào thiểu số. Hổ tượng trưng cho sức mạnh và Phượng hoàng thể hiện cho sự tinh khôn.
 

Mặt khác, các nhà tạo tác cũng ngầm ví von các cư dân Thượng có bản tính vốn như Chúa sơn lâm nhưng đã trở nên tốt lành, thanh dịu như chim Phượng hoàng nhờ các tín điều tôn giáo. Cùng tư duy đó, nội thất thánh đường còn xuất hiện nhiều hình ảnh các loài vật khác thể hiện bản tính của chúng như: sự trong sáng của Nai, sự gần gũi của Chim và Cá... Ðặc biệt dưới chân thánh giá, bên cạnh cung thánh bằng gỗ thông có treo ba đầu trâu theo thứ tự cao thấp. Trâu là linh vật mà người thiểu số ở Tây Nguyên thường dùng làm vật phẩm để "giao tiếp" với Yàng của họ, trong trường hợp này là kính dâng Thiên Chúa như một thông điệp biểu lộ lòng sùng kính.



Sau ba khung cửa lớn là nội thất giáo đường với diện tích gần 300m², một không gian vừa u huyền, thâm nghiêm vừa khoáng đạt, phóng túng. Cảm giác đó có được là do hiệu quả các giải pháp kiến trúc. Nối với những bức tường lửng có độ cao khoảng 3m được xây bằng đá chẻ là hệ thống cửa kính màu  trong các khung gỗ. Các khung cửa liền nhau và giáp mái này cùng với 10 vì kèo tương ứng đều được cách điệu từ hoa văn  hình vuông và hình tam giác - tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời trong mô-tip bản địa về quan niệm vũ trụ. Ðối xứng phải trái là 16 bức tranh đá trong đó có 14 bức diễn tả các chặng thương khó của Chúa Jesus và ngày ngài thọ nạn, phục sinh...Ở đây, cùng với nghệ thuật sắp đặt và giải pháp kiến trúc, các nhà tạo tác đã kết hợp hài hòa giữa tư duy mộc mạc, tự nhiên của đồng bào các dân tộc thiểu số với triết lý tôn giáo nhân bản và sâu sắc.
 Khác với đa số nhà thờ Công giáo, nhà thờ dân tộc Cam Ly không có thánh giá trên nóc, được xây dựng toàn bằng đá, gỗ với kiến trúc độc đáo kiểu nhà rông của đồng bào thiểu số miền cao. Tuy nhiên kiến trúc này được cách điệu với hai mái cao thật dốc lợp bằng 80.000 viên ngói thẳng. Xây dựng xong nhà thầu còn chừa 8.000 viên ngói phòng sau này ngói hư hại vẫn còn ngói để thay. Tường được xây bằng đá chẻ.
Thông trồng hai bên nên quanh năm nhà thờ mát lạnh kể cả những tháng hè khô hạn. Nhờ đó, dù là buổi trưa hay chiều, mùa đông hay mùa hè, bước vào nhà thờ bạn luôn có cảm giác mát lạnh. Đó là một trong những nét độc đáo đặc biệt về nhà thờ dân tộc Cam Ly...

      Điểm độc đáo thứ hai là những cửa sổ bằng kính mang từ nước ngoài vào Việt Nam... Nhà thầu cũng giữ lại một số cửa kính phòng khi bị bể có kính thay thế. 
     Điểm độc đáo thứ ba là kiến trúc nhà thờ có sự pha trộn giữa kiến trúc phương Tây hài hòa với phong tục tập quán của người dân tộc miền núi. Trên nóc mặt chính nhà thờ, Chúa Ba Ngôi được thay bằng ba ngôi sao lớn được phối bằng những khung tam giác kính màu. Tượng Chúa trên thập giá có ba đầu trâu từ lớn đến nhỏ sắp xếp phía dưới chân tượng trưng ba ngôi Thiên Chúa và cũng tượng trưng những lễ vật người dân tộc dùng tế lễ Yàng của họ. Bên trong nhà thờ là những con thú biểu tượng tính cách của người dân tộc. Cọp biểu tượng sức mạnh, Nai tượng trưng sự đơn sơ, giản dị, Phượng hoàng biểu tượng lòng cao thượng, Trâu vừa là bạn cày của người dân tộc vừa là lễ vật cúng tế Yàng...
 

Tất cả nằm phần ngoài vách nhà thờ. Tuy được xây dựng giữa thập niên 1960 nhưng nhà thờ dân tộc Cam Ly sở hữu những bức tượng cổ trên trăm năm. Một tượng bị đánh cắp vào thập niên 1970. Còn lại hai tượng: tượng Đức Mẹ bên trong nhà thờ được tạc tại Pháp từ thế kỷ 19 (năm 1875), bức tượng đen phía bên các nữ tu sinh sống cũng có số tuổi tương đương. Các bạn sẽ khám phá chính xác số tuổi khi đến tham quan nhà thờ với năm hoàn thành bức tượng được ghi phía dưới. Đến đây bạn còn biết một cuộc sống khổ hạnh, hy sinh của các nữ tu dòng Đức Bà truyền giáo. Các sơ đã và đang nuôi dạy gần trăm em là con cái người dân tộc.



Khi đến đồi Mai Anh, nhà thờ Domaine de Marie mua mứt, áo len... là các bạn chung tay với các sơ nuôi dạy những trẻ em nghèo người dân tộc ở Đà Lạt. Tất cả tiền bán quà ở nhà thờ Domaine sẽ được chuyển đến các sơ trong nhà thờ dân tộc. Và những chiếc áo, chiếc khăn bằng len các bạn mua về làm quà cho bạn bè, người thân hay làm đẹp đường phố Sài Gòn vào những ngày lập đông trời se se lạnh... chính là sản phẩm của các em thiếu nhi dân tộc đang miệt mài tìm cho mình một cửa nhỏ vào đời.

Nhà Đẹp Kiến Trúc
Sưu tầm
http://www.nhadepkientruc.com/b/Kien-truc-doc-dao-nha-rong-Tay-Nguyen_2713
-----------------------------------------
NHA THO CAM LY 1969







Nhà thờ Cam Ly

Độc đáo và bí ẩn là trải nghiệm của chúng tôi khi đến với Nhà thờ Cam Ly trên một ngọn đồi bên thác Cam Ly thuộc phường 5, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Thác Cam Ly đã đi vào thơ, nhạc thì gần đó có một nhà thờ được thiết kế theo lối kiến trúc cách điệu từ mái nhà rông cổ truyền của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên kết hợp hài hòa với kiến trúc phương Tây. Độc đáo là vậy nhưng do không nằm trong tour du lịch của Đà Lạt nên rất ít du khách biết đến, ngay cả người dân trong vùng cũng vô tình “lãng quên” sự tồn tại của nhà thờ Cam Ly.
Sơ Phạm Thị Hà, một trong những thành viên phụ trách nhà thờ cho biết, trước đây, nhà thờ là nơi sinh hoạt tôn giáo của đồng bào các dân tộc K’Ho, Chu Ru, Lạch trong buôn Ma Trang Sơn. Sau đó, đồng bào chuyển về sinh sống ở nhiều buôn khác nhau thuộc các huyện Đức Trọng, Lạc Dương… Nhưng, hàng năm họ vẫn gửi con em mình về đây cho các sơ trong Cộng đoàn Mến Thánh Giá Khiết Tâm thường trú bên cạnh nhà thờ giảng dạy.
Trong không gian yên ắng giữa đồi thông, mái nhà thờ Cam Ly cao 17m,  nhìn từ mặt bên như một lưỡi búa khổng lồ nằm vắt trên nền trời cao nguyên, gợi lên hình ảnh các vũ khí thô sơ gắn liền với đời sống sinh hoạt của đồng bào dân tộc. Thực tế thì trong gần 100 công trình kiến trúc công giáo xuất hiện ở Ðà Lạt từ thập niên 1920 đến thập niên 1960, nhà thờ Cam Ly được xây dựng riêng cho đồng bào các dân tộc thiểu số và nó mang một sắc thái độc đáo khác hẳn với các giáo đường dành cho người Kinh. Công trình này được khởi công vào cuối năm 1959 và hoàn thành năm 1967 từ ý tưởng của linh mục người Pháp – Boutary, về ngôi nhà chung của Chúa và Yàng (Trời).


1974 -JACK GAROFALO- 
http://www.flickriver.com/photos/13476480@N07/sets/72157684280692131/

1974 INDOCHINA 20 YEARS AFTER - Nhà thờ Cam Ly Dalat


Vietnam June 01, 1974 - Photo by Jack GAROFALO

Indochina 20 Years After. Dalat - juin 1974 - Devant une école religieuse, un groupe d'enfants vietnamiens en compagnie d'une religieuse vietnamienne, un homme et un prêtre occidental.

Ngay ở tiền sảnh, hình ảnh con cọp và chim phượng hoàng đã mang ý nghĩa tượng trưng cho tôn giáo, thể hiện cuộc sống của đồng bào dân tộc trước còn hoang dã, nay trở nên biết lẽ sống để cùng nhau xây dựng buôn làng sung túc hơn. Nội thất giáo đường với diện tích gần 400m², một không gian u huyền, thâm nghiêm mà khoáng đạt, phóng túng. Giáo đường được bao quanh bởi những bức tường lửng có độ cao khoảng 3m, xây bằng đá chẻ nối với hệ thống cửa kính màu xanh, nâu, vàng trong các khung gỗ. Các khung cửa liền nhau và giáp mái cùng với 10 vì kèo tương ứng đều được cách điệu từ hoa văn Tây Nguyên mà chủ đạo là hình vuông và hình tam giác – tượng trưng cho Mặt Trăng và Mặt Trời trong môtip bản địa về quan niệm vũ trụ. Riêng phần mái được lợp bằng 80.000 viên ngói phẳng mà gờ móc có đục lỗ để luồn dây kẽm buộc chặt ngói vào litô… Tất cả là sự kết hợp thành công giữa tư duy mộc mạc, tự nhiên của đồng bào các dân tộc thiểu số với triết lý tôn giáo nhân bản và sâu sắc.
Tuy được xây dựng vào giữa thế kỷ 20 nhưng nhà thờ Cam Ly còn sở hữu những bức tượng cổ trên trăm năm: Tượng Đức Mẹ bên trong nhà thờ được tạc tại Pháp từ thế kỷ 19 (năm 1875); bức tượng đen phía bên các nữ tu sinh sống cũng có số tuổi tương đương.
Với đời sống tâm linh sùng bái Yàng nên khi công giáo được truyền bá vào các buôn làng Tây Nguyên, đồng bào các dân tộc nơi đây đã cùng lúc có sự tôn sùng cả Chúa và Yàng. Điều đó càng thể hiện rõ nét lối kiến trúc độc đáo của nhà thờ Cam Ly là lối kiến trúc dành riêng cho đồng bào các dân tộc. Hôm nay, sơ Phạm Thị Hà cùng với 3 sơ khác của cộng đoàn Mến Thánh Giá Khiết Tâm vẫn tiếp tục nuôi dạy các thế hệ con em dân tộc ở buôn Ma Trang Sơn ngày nào học hành thành tài trong không gian giáo lý của nhà thờ Cam Ly./.
Nguồn: VNP



Nhà thờ Cam Ly
Nhà thờ Cam Ly, gần thác cùng tên. Ðây là ngôi nhà thờ do Cha Boutary, thuộc hội Thừa Sai Paris cùng với nhà thầu Nguyễn Thanh Hổ xây cất để phục vụ giáo dân Dân Tộc. Công cuộc xây cất kéo dài từ năm 1960 đến 1968, được xây theo kiểu nhà rông của đồng bào thiểu số khu vực Bắc Tây Nguyên. Nhà thờ Cam Ly có hình dáng mái ngói đồ sộ cao vút giữa rừng thông. Hai mái ngói góc đứng, cao khoảng 17m, được lợp bằng 80,000 viên ngói thăng, mỗi viên ngói được cột chặt bằng dây kẽm để phòng ngừa gió lộng.

Ở tiền đình có hai con thú tượng trưng cho sức mạnh và trí tinh khôn của con người. Ðó là con hổ và con phượng hoàng. Phía trong nhà thờ, những khung kính có hình tam giác và bao quanh là những khung kính hình vuông nói lên quan niệm của người dân tộc về cấu trúc của vũ trụ. Phía dưới có 2 con thú rừng nữa, đó là con nai tượng trưng cho sự trong sáng, hiền lành và con phượng hoàng thích ở nơi cao, thể hiện sự khoáng đạt trong tâm hồn của những người dân tộc thiểu số. Tại cung thánh có bàn thờ (3.9mx 0,90m) làm bằng gỗ một cây thông lấy từ đỉnh núi Lang Biang được phơi khô trước khi xây dựng công trình. Những nét dân tộc độc đáo của nhà thờ đã thu hút đông đảo du khách nhất là khách ngoại quốc đến viếng thăm.
Trước 1975, khu vực nhà thờ này là nơi giáo dục cho các em Dân Tộc từ các làng xa. Sau năm 1975, các em và các gia đình Dân Tộc về làng cũ. Chỉ còn lại một gia đình Dân Tộc và một số gia đình người Kinh. Số giáo dân được chừng gần 100. Có linh mục phụ trách, có sinh hoạt tôn giáo hàng ngày và Chúa Nhật. Một cộng đoàn nữ tu MTG Hà Nội thường trú cạnh nhà thờ để phụ giúp trong việc trông coi nhà thờ.

Nhà thờ Cam Ly hay còn được gọi với một tên gọi khác là nhà thờ Sơn Cước, đây là một nhà thờ tôn giáo phục vụ đồng bào thiểu số ở khu vực phía Tây thành phố Đà Lạt hiện nay. Là một công trình tôn giáo, nhà thờ Cam Ly còn là một điểm tham quan du lịch về kiến trúc hấp dẫn tại Đà Lạt. Nhà thờ Cam Ly được xây dựng bởi nhà thầu tư nhân là ông Nguyễn Thanh Hồ, khởi công từ năm 1960 đến năm 1968 thì hoàn thành. Nhà thờ Sơn Cước được xây dựng dưới sự chấp pháp của linh mục người Pháp Boutary, ông đã có một thời gian dài gắn bó với người đồng bào thiểu số K'Ho bản địa nơi đây. Tổng quan, nhà thờ Cam Ly Đà Lạt được thiết kế cách điệu từ mái nhà Rông truyền thống của đồng bào thiểu số vùng Tây Nguyên và được thể hiện rõ nét qua cách thiết kế và thi công của trường phái kiến trúc thô mộc. Nhà thờ Cam Ly có sự kết hợp hài hòa giữa nền tảng kiến trúc mới và nét kiến trúc truyền thống bản địa. 


Mặt bằng nhà thờ hình chữ nhật đơn giản có diện tích 324m2, trong đó 1/3 diện tích dành cho cung thánh, 2/3 còn lại là nơi dành cho tín đồ.
Từ chính diện phía đầu hồi, mái nhà cao hơn 17m gợi tưởng hình mũi tên vút lên trời cao; phía mặt bên trông xa giống như hình lưỡi búa khổng lồ nằm vắt ngang trời; đó là hình ảnh các vũ khí thô sơ gắn liền với đời sống sinh hoạt của người dân tộc.
Kết cấu chịu lực chính là hệ khung cột bê tông cốt thép, để trần không tô, tường lấp xây đá kiểu dày 40 cm, cao 2m, bên trên là hàng kính màu.
Lối đi lại trong nhà thờ được lát đá chẻ đơn sơ. Cột cao 3m, kích thước mỗi cột 20x 50 cm, được liên kết chặt chẽ với kết cấu đỡ mái là hệ giàn kèo gỗ ghép vượt khẩu độ 12m trông rất ấn tượng. Để lợp mái nhà có độ dốc lớn như vậy, người thiết kế đã cho áp dụng 80.000 viên ngói phẳng mà gờ móc có đục lỗ để luồn dây kẽm buộc chặt vào litô.[1]
Trang trí bên trong nhà thờ thật hiệu quả nhờ cách xử lý không gian ánh sáng huyền ảo bằng các ô cửa sổ kính màu theo hình hoa văn dân tộc gồm các hình tam giáchình vuông,… Đối với người dân tộc, hình tam giác tượng trưng cho sự ưu việt hơn hẳn của Chúa, hình vuông tượng trưng trái đất được bao quanh bởi các hành tinh: KimHỏaMộc và Mặt trời.Trên cung thánh có một bàn thờ dài 3,9m, rộng 0,9m, được làm bằng gỗ thông già lấy từ đỉnh Lang Biang, đã hong khô hơn 15 năm trước khi đưa vào xây dựng nhà thờ. Dưới cây thánh giá, trên tường đá kiểu có gắn ba cái sừng trâu. Đối với người dân tộc, con trâu vừa là bạn trong sản xuất mùa vụ, vừa là vật tế lễ thần linh khi được mùa.
Ở tiền sảnh có hình hai con thú: con cọp tượng trưng cho sức mạnh; con chim phượng hoàng tượng trưng cho sự thông thái. Người dân tộc cảm thấy an toàn khi có con cọp canh gác gần đó và con chim phượng hoàng cảnh báo từ xa. Ngoài ra, những con thú này cũng có tượng trưng cho ý nghĩa tôn giáo: Người nguyên thủy có bản năng hoang dã như con cọp, nhưng khi được hoàn thiện bởi Chúa, sẽ trở nên khôn ngoan như con chim phượng hoàng.[1]

·        
Trung tâm tích hợp thông tin địa lý và đăng ký quyền sử dụng đất TP Đà Lạt,

 Nhà thờ Cam ly - nhà thờ Sơn Cước


http://www.simonhoadalat.com/diaphan/TRUYENGIAO/CacChaMEP/HoiThuaSaiParis.htm
... Nói về Trung tâm Thượng Cam-ly. Vì tình hình an ninh không được tốt vào những năm đó, cha Lefèvre không thể lưu lại tại các làng Thượng trong những chuyến đi mục vụ. Do đó, với sự ủng hộ của cha Fernand Parrel, ngài quyết định lập một “Trung tâm Thượng” ở ngoại vi thành phố Đà-lạt, không xa thác Cam-ly, đối diện với ngọn đồi trên đó có trường Đức Bà Lâm-viên. Năm 1951, bắt đầu xây dựng các phòng học, một phòng y tế, một nhà vãng lai, nơi đó, mỗi lần đến Đà-lạt, người Thượng có thể ở lại bao lâu tùy thích. Cũng sẽ có một nơi thờ phượng và một nơi ở cho các cha, cho các nữ tu và nhân viên sẽ được kêu gọi đến làm việc tại đây... Sau khi được cha Parrel khánh thành vào ngày 01/11/1952, Trung tâm Thượng Cam-ly phát triển và hoạt động cho đến tháng 4 năm 1975.
Ngoài việc đem Tin Mừng đến cho người Thượng, cha Lefèvre còn quan tâm đến việc giáo dục và đào tạo họ thành những người trợ tá cho ngài trong việc dạy giáo lý cũng như nâng cao dân trí cho đồng bào của họ. Một mặt ngài gửi các thanh thiếu niên nam đến học tại trường Adran do các sư huynh La-san điều khiển. Hai em người Lạch đầu tiên đi học tại đó là K’Bô Panting và K’Meng Krajan. Học xong, K’Bô về dạy tại Trung tâm Thượng Cam-ly cho đến năm 1975, còn K’Meng thì điều khiển một trường tiểu học được thiết lập tại làng thượng Langbiang, trong cùng thời gian đó. Do kết quả tích cực của việc thử nghiệm này, về sau nhiều thanh thiếu niên Lạch được hướng đến các trường trung học khác nhau trong thành phố Đà-lạt.
Là tuyên úy của trường Đức Bà Lâm-viên, cha Lefèvre đã huy động sự cộng tác của Cộng đoàn nữ tu và học sinh của trường vào công việc truyền giáo và hoạt động xã hội của ngài, như dạy giáo lý, thăm viếng, chăm sóc sức khỏe cho người Thượng tại Trung tâm Cam-ly cũng như tại làng Thượng Langbiang.
Ngoài ra ngài cũng được sự cộng tác của các đồng nghiệp trong hàng giáo sĩ thuộc Hội Thừa Sai Paris, như các cha Pierre Ripaud, Henry Desplanque và Marius Boutary.

Đối với các thiếu nữ Lạch, vào năm 1953, ngài mua một miếng đất cạnh Trung tâm và xây dựng một trường Nữ Công Gia Chánh; ngài mời hai nữ tu dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán đến điều hành. Hai chị này, vào năm 1954, nhường chỗ cho các nữ tu Mến Thánh Giá Hà-nội, từ miền Bắc di cư vào, sau hiệp định đình chiến Genève. Tháng 5 năm 1955, trường bắt đầu hoạt động với khoảng trên mười thiếu nữ Lạch, tuổi từ 18 đến 20....

....Năm 1961, có các cha Laxenaire và Grison đến học tiếng và làm việc tại Trung tâm. Tháng 12, bắt đầu việc dọn đất để xây nhà thờ Cam-ly. Trong cuốn Lịch sử Giáo phận Đà-lạt, có đoạn nói về ngôi nhà thờ này như sau: “Nằm ngay ở thành phố Đà-lạt, gần thác Cam-ly. Đây là ngôi nhà thờ do cha Boutary, thuộc Hội Thừa sai Paris, cùng với nhà thầu Nguyễn Thanh Hổ xây cất để phục vụ giáo dân dân tộc. Công cuộc xây cất kéo dài từ 1960 (?) đến 1968. Ngôi nhà có kiến trúc kiểu nhà rông với hai mái dốc đứng (cao khoảng 17 mét) được lợp bằng 80.000 viên ngói thẳng, nặng trên 90 tấn... Nơi tiền đường có hình hai con thú mà người dân tộc vốn tôn sùng: con cọp tượng trưng cho sức mạnh, con phượng hoàng tượng trưng cho sự tinh khôn. Người dân tộc cảm thấy an toàn khi có con cọp canh giữ ở gần và con phượng hoàng báo tin từ xa... Tại cung thánh, một bàn thờ (3,9m x 0,9m) làm bằng gỗ của một cây thông được lấy từ đỉnh núi Langbiang, được phơi khô 15 năm trước khi khởi công xây dựng nhà thờ. Dưới chân Thánh Giá, có treo ba cái đầu trâu. Đối với người dân tộc, con trâu vừa là bạn khi cày cấy, vùa là con vật được dùng để tế Yàng khi được mùa.”  [56]
..............http://www.simonhoadalat.com/diaphan/TRUYENGIAO/CacChaMEP/HoiThuaSaiParis.htm#_ftnref56

Nhà Thờ Cam Ly – kiến trúc cổ kính đậm màu bản sắc dân tộc

Nhà thờ Cam Ly Đà Lạt là một trong những nhà thơ dành riêng cho các đồng bào dân tộc thiểu số tại thành phố Đà Lạt mộng mơ. Đây cũng là một trong những địa điểm tham qua được rất nhiều du khách yêu thích.

Nhà Thờ Cam Ly Đà Lạt

Nhà Thờ Cam Ly Đà Lạt

Trong bài viết này Hoa Dalat Travel sẽ giới thiệu đến bạn những thông tin chi tiết và cụ thể nhất về nhà thờ Cam Ly. Hãy cùng theo dõi bài viết về địa điểm du lịch Đà Lạt này nhé!

Tổng quan sơ lược về nhà thờ Cam Ly

  • Địa chỉ: số 11 Đường Nguyễn Khuyến, Phường 5, Thành phố Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam
  • Giờ mở cửa: tự do
  • Mức giá: miễn phí
  • Số điện thoại: đang cập nhật
  • Đánh giá:  4,5/5
  • Cách trung tâm thành phố: 3,1 km

Nhà thờ Cam Ly là một trong những nhà thờ có kiến trúc độc đáo bật nhất tại thành phố Đà Lạt. Nơi đây thể hiện sự sùng bái chúa trời hòa nhập với Yang. Nhà thờ Cam Ly còn được gọi với cái tên khác là Nhà thờ Sơn Cước hay nhà thờ Gỗ.

Tổng quan sơ lược về nhà thờ Cam Ly

Tổng quan sơ lược về nhà thờ Cam Ly

Nhà thờ Cam Ly chính là nhà thờ công giáo của giáo hội Việt Nam. Nơi đây phục vụ chủ yếu cho người đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực phía tây thành phố Đà Lạt.

Nhà thờ Cam Ly Đà Lạt hiện nay là một trong những địa điểm tham quan hấp dẫn. Dành cho những ai đam mê khám phá kiến trúc tại thành phố Đà Lạt mộng mơ.

Nhà thờ Cam Ly chính là nhà thờ công giáo của giáo hội Việt Nam

Nhà thờ Cam Ly chính là nhà thờ công giáo của giáo hội Việt Nam

 XEM THÊM: Những địa điểm chụp hình “ảo diệu” tại Đà Lạt không thể bỏ qua

Giá vé vào cổng của nhà thờ Cam Ly

Du khách tham quan nhà thờ Cam Ly sẽ không mất bất cứ khoản chi phí nào khi vào cổng. Chỉ cần chuẩn bị những trang phục đẹp để đến đây tham quan, sống ảo. Và lưu lại những tấm hình siêu lung linh, ấn tượng tại nơi đây là đủ.

Tham quan nhà thờ Cam Ly sẽ không mất bất cứ khoản chi phí nào

Tham quan nhà thờ Cam Ly sẽ không mất bất cứ khoản chi phí nào

 ĐỌC THÊM: TOP #8 ngôi chùa Đà Lạt đẹp và đáng chú ý nhất bạn nên viếng thăm

Hướng dẫn cách di chuyển đến nhà thờ Cam Ly

Nhà thờ Cam Ly Đà Lạt nằm cách trung tâm khoảng 5km. Vì vậy việc di chuyển và tìm kiếm khá dễ dàng. Bạn có thể đi theo Google map hoặc hỏi trực tiếp người dân nơi đây. Để đến nhà thờ một cách nhanh chóng nhất. Hoặc bạn cũng có thể đi theo chỉ dẫn sau đây của Hoa Dalat Travel nhé!

Xuất phát từ chợ Đà Lạt >>Hoà Bình >>3 tháng 2 >> đi thêm 500m nữa đến vòng xoay >> Hải Thượng >>Trần Bình Trọng >>Nguyễn Khuyến >>nhìn bên phải sẽ thấy nhà thờ Cam Ly.

Bức tranh về muôn thú, núi rừng được treo bên trong nhà thờ Cam Ly

Bức tranh về muôn thú, núi rừng được treo bên trong nhà thờ Cam Ly

Lịch sử hình thành nhà thờ Cam Ly

Nhà thờ Cam Ly lấy từ ý tưởng táo bạo của một linh mục người Pháp Boutary. Vị linh mục này rất yêu thích văn hoá của người Thượng bản địa và Đà Lạt. Ông đã sống tại đây từ năm 1952 đến năm 1975 thì rời đi. Vì thế mà rất am hiểu đời sống sinh hoạt cũng như những giá trị về văn hóa của dân tộc thiểu số để truyền bá đức tin tôn giáo. Nhờ vậy mà ông đã đưa ra ý tưởng sáng tạo về một ngôi nhà chung của Chúa và Yàng, bằng cách xây dựng nhà thờ Cam Ly.

Lịch sử hình thành nhà thờ Cam Ly

Lịch sử hình thành nhà thờ Cam Ly

Nhà thờ Cam Ly mang đậm dấu ấn vùng đất bản địa. Do linh mục Jean Kernarrecp lên bản thảo và chủ nhà thầu là Nguyễn Thanh Hồ đứng ra xây dựng.

Nhà thờ Cam Ly được khởi công xây dựng cuối năm 1959 và hoàn thành năm 1967 thì đưa vào hợp động. Sau 8 năm miệt mài nhà thờ đã hoàn tất. Và là một công trình chứa đầy sự nhiệt huyết, tận tâm của người đầu tư xây dựng

 

Nhà thờ Cam Ly có gì thú vị hấp dẫn du khách?


Nhà thờ Cam Ly mang đậm dấu ấn vùng đất bản địa

Nhà thờ Cam Ly mang đậm dấu ấn vùng đất bản địa

Kiến trúc độc đáo của nhà thờ Cam Ly

Nhà thờ Cam Ly còn được gọi với cái tên khác là nhà thờ Sơn Đước. Vì không gian và kiến trúc tại đây chan hòa với khung cảnh thiên nhiên núi rừng Đà Lạt làm trỗi dậy những cảm xúc thăng hoa. Với du khách đã quen với cuộc sống phố thị. Đánh thức nỗi nhớ trong lòng những ai yêu thích chinh phục những điều thú vị của thiên nhiên.

Kiến trúc độc đáo của nhà thờ Cam Ly

Kiến trúc độc đáo của nhà thờ Cam Ly

Nhà thờ Cam Ly Đà Lạt được cách điệu từ mái nhà rông cổ truyền của vùng đất Tây Nguyên. Xây dựng nên giáo đường độc đáo thể hiện được tinh thần. Của trường phái kiến trúc thô mọc bên cạnh đó sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc châu Âu cổ điển. Và truyền thống của người dân tộc cũng khiến nơi đây trở nên đặc biệt và ấn tượng hơn. Nhìn thì có vẻ đơn giản nhưng nơi đây phải mất tận 8 năm. Thì mới có thể hoàn thành chứng tỏ sự chăm chút kỹ lưỡng trong từng đường nét và tâm huyết của người xây dựng.

Nhà thờ Cam Ly Đà Lạt được cách điệu từ mái nhà rông cổ truyền của vùng đất Tây Nguyên

Nhà thờ Cam Ly Đà Lạt được cách điệu từ mái nhà rông cổ truyền của vùng đất Tây Nguyên

 

Nhà thờ độc đáo mang kiến trúc nhà rông

Mặt bằng nhà thờ Cam Ly Đà Lạt là hình chữ nhật, có diện tích 324 m2, với 2 không gian chính. Trong đó, 1/3 diện tích dành cho cung thánh, và 2/3 diện tích còn lại là dành cho các tín đồ tham gia thánh lễ Nhìn ngang chóp mái nhà thờ Cam Ly Đà Lạt gợi lên hình lưỡi rìu, một vũ khí thô sơ gắn với đời sống sinh hoạt của đồng bào thiểu số. Mái nhà được lợp bằng 80.000 viên ngói với trọng lượng gần 90 tấn.

Nhà thờ độc đáo mang kiến trúc nhà rông

Nhà thờ độc đáo mang kiến trúc nhà rông

Để có thể chịu được sức nặng của toàn bộ công trình thì phần nền móng phải được xây dựng cực kỳ chắc chắn. Nhà thầu đã mất khoảng nửa năm để có thể xây dựng phần nền móng chắc chắn. Phần cột trụ cao đến 3m, kích thước mỗi cột là 20 x 50cm, được liên kết chặt chẽ với kết cấu đỡ mái trông rất ấn tượng. Những trụ bê tông khung thép chịu lực được bảo vệ, che chở bằng những bức tường thô mộc không tô màu với độ dày 40cm, có độ cao 2m.

Phần nền móng phải được xây dựng cực kỳ chắc chắn

Phần nền móng phải được xây dựng cực kỳ chắc chắn

 

Vẻ đẹp yên bình ở nhà thờ Cam Ly

Nhà thờ Cam Ly cũng được trang trí khá ấn tượng, đặc sắc khiến bao nhiêu khách ngẩn ngơ khi ngắm nhìn. Bước vào nhà thờ du khách sẽ bị choáng ngợp bởi cách xử lý ánh sáng khá thông minh ở không gian bên trong khi sử dụng phần kính màu với nhiều họa tiết khác nhau. Ban ngày không gian của nhà thờ sẽ được chiếu sáng bởi những ánh nắng huyền ảo từ các ô cửa kính màu hình vuông, hình tam giác, tượng trưng cho trái đất, sự ưu việt của Chúa hay mặt trăng, mặt trời trong quan niệm của vũ trụ. Ngoài ra các khung cửa sổ còn liền nhau được trang trí cách điệu với các hoa văn dân tộc ấn tượng.

Vẻ đẹp yên bình ở nhà thờ Cam Ly

Vẻ đẹp yên bình ở nhà thờ Cam Ly

Bàn thờ dài 3.9m, rộng 0.9m được làm bằng gỗ thông già lấy từ núi Langbiang. Dưới chân thánh giá, trên tường đá có gắn 3 đầu trâu là vật tế lễ thần linh của đồng bào dân tộc. Bức tranh về muôn thú, núi rừng cũng đang được treo bên trong nhà thờ Cam Ly Đà Lạt.

Ngay tại cổng chính là hình tượng hổ và phượng hoàng. Đây là hai con vật khá quen thuộc bảo vệ người dân và tượng trưng cho sự trí tuệ, sức mạnh.

 

Nơi nuôi dưỡng các trẻ em

Nơi đây không chỉ là địa điểm tâm linh tín ngưỡng dành cho những tín đồ đến đây để cầu nguyện hay nơi tham quan của các du khách mà nhà thờ còn là địa điểm thu nhận, cưu mang những trẻ em mồ côi, nghèo khó trong vùng.  Tuy nhà thờ không quá lớn, xa hoa và lộng lẫy nhưng nơi đây lại có tình thương vô bờ bến dành cho các em. Quả là một điều vô cùng ý nghĩa.

Địa điểm thu nhận, cưu mang những trẻ em mồ côi

Địa điểm thu nhận, cưu mang những trẻ em mồ côi

Một vài lưu ý cho du khách khi đến tham quan nhà thờ Cam Ly

Dưới đây là một vài lưu ý khi du khách tham quan nhà thờ Cam Ly:

– Đây là nơi tâm linh tín ngưỡng vì thế du khách khi đến đây nên lựa chọn những trang phục phù hợp, trang nghiêm, không mặc những quần áo phản cảm hay quá ngắn.

– Nhà thờ không thường xuyên mở cửa tham quan nên du khách phải hỏi thời gian trước khi đến nhé!

– Không leo trèo hay dẫm lên hiện vật tại nhà thờ

– Giữ vệ sinh chung khi tham quan trong khu vực nhà thờ.

Một vài lưu ý cho du khách khi đến tham quan nhà thờ Cam Ly

Một vài lưu ý cho du khách khi đến tham quan nhà thờ Cam Ly

Nhà thờ Cam Ly gần một số các địa điểm tham quan, vui chơi giải trí nổi tiếng như thác Cam Ly (cách 1.2km), ga Đà Lạt (khoảng 4.1km), nhà thờ Con Gà (2.4km), Dinh 3 Bảo Đại (tầm 2.4km) vì thế sau khi tham quan nhà thờ bạn có thể di chuyển đến các địa điểm trên để tham quan và giúp hành trình du lịch của mình thêm phong phú hơn.

Lời kết

Qua bài viết trên Hoa Dalat Travel đã giới thiệu đến bạn những thông tin chi tiết và cụ thể nhất về nhà thờ Cam Ly Đà Lạt. Mong rằng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích. Chúc bạn và những người thân yêu có một hành trình du lịch đầy niềm vui và thật nhiều kỷ niệm đẹp tại thành phố Đà Lạt mộng mơ.

Hoa Dalat Travel

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.