Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

Suối nước nóng Yenglé, Vùng Dalat

27 tỷ đồng xây dựng Khu Du lịch sinh thái suối khoáng nóng Đam Rông

VŨ VĂN
Công ty TNHH Suối khoáng nóng Sài Gòn Đam Rông (An Sơn, phường 4, Đà Lạt) vừa được UBND tỉnh Lâm Đồng chấp thuận triển khai dự án đầu tư Khu Du lịch sinh thái suối khoáng tại xã Đạ Long, Đam Rông với tổng kinh phí 27 tỷ đồng. 


Theo đó, với diện tích hơn 4,6ha ( hơn 2,6ha đất ven suối, mặt nước và 2ha đất nông nghiệp), dự án sẽ xây dựng hoàn thành các hạng mục về công trình kiến trúc chủ yếu như: nhà hàng, hội trường, nhà sàn, nhà nghỉ dưỡng, bể sục khí tắm nước nóng, khu tắm bùn, ngâm chân nước nóng, giếng luộc trứng, nhà xử lý bùn, nhà vệ sinh, khu tắm phun mưa, hồ câu cá giải trí, khu dịch vụ ( thay đồ, cà phê); về hệ thống cơ sở hạ tầng gồm: đường giao thông nội bộ, bãi đậu xe, cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc, xử lý nước thải, phòng cháy chữa cháy…Dự án chính thức “khởi động” trong quý 3/2015 và dự kiến đưa vào khai thác kinh doanh trong năm 2018.


THÁNG 8/2015

SUỐI  NƯỚC NÓNG
TỈNH LÂM ĐỒNG
Vị trí. Buôn Bliêng Trang, xã Đạ Long, huyện Lạc Dương. Từ ngã ba Liên Khương theo đường 1B (nay là quốc lộ 27) đi về phía bắc khoảng 70 km, tới bờ sông Đa Mrong là ranh giới giữa 2 tỉnh Lâm Đồng - Đắc Lắc, qua phà sang bờ bắc sông rồi rẽ phải theo đường ô tô đi 20 km, lại qua cầu gỗ sang bờ nam sông, theo tỉnh lộ 422 của Lâm Đồng đi tiếp 5 km nữa đến UBND xã Đạ Long. Nguồn nước ở gần đấy.
j = 12o10’35"; l = 108o17’40".
Dạng xuất lộ. Nước lộ tạo thành một hố trũng cạnh lòng suối Đak Ton là nhánh của sông Đa Mrong. Lưu lượng 0,5 l/s.
Lịch sử. Trong công trình [14] H.Fontaine có nói đến một nguồn nước nóng ở vùng Lắc (Đắc Lắc) nhưng không chỉ cụ thể vị trí. Năm 1962 trong một bài báo đăng trong "Travaux de géologie" số 4 ông cho rằng có thể đó là nguồn Yêng Le thuộc huyện Lạc Dương và cho biết linh mục Boutary của nhà thờ Cam Ly đã đến khảo sát lấy mẫu phân tích [15], nhưng do nguồn nước ở trong vùng xa xôi hẻo lánh nên đã bị lãng quên.
Năm 1996 tỉnh dự định điều tra lại nguồn nước này nhằm xây dựng cơ sở du lịch. Đoàn 707 đã đến khảo sát sơ bộ chuẩn bị triển khai dự án nhưng công việc bị đình đốn do đường sá chưa khai thông.
Tính chất lý - hoá. Theo H. Fontaine,  NK Yêng Le (nay là Đạ Long) có những đặc tính lý- hoá sau:
- Nước trong, nhiệt độ khoảng 50 - 60oC (không đo chính xác), khoáng hoá thấp, (cặn khô 0,184 g/l). Kết quả phân tích cặn khô (mg/l):
SiO2 = 82; Al2O3 + Fe2O3 = 6; CaO = 4; MgO = 0; Na2O = 63; Cl = 14.
- Mẫu nước do Đoàn 707 lấy ngày 9/3/94 được phân tích tại Phân viện Dầu khí phía nam cho kết quả như sau.
Tính chất vật lý. Màu: trong, Mùi: thoảng H2S Vị: nhạt
Nhiệt độ: 48oC pH: 7,5
Độ khoáng hoá: 198,39 mg/l (cặn khô)










Kiểu hoá học: Nước bicarbonat natri, khoáng hoá rất thấp.
Xếp loại. Nước nóng vừa.


==============

Định vị.

j = 12o10’35"; l = 108o17’40".


Ảnh: Ngô Tuấn Cường- Dalattourist.
Thôn 4, xã Đạ Long, dường như thôn này còn có tên là “làng đá” bởi đá nằm khắp nơi trên mặt đường, dưới sông, suối và quanh nơi bà con cất nhà ở.

Suối nước nóng thiên nhiên Đam Rông
Suối nằm ở địa bàn xã Đam Rông ,huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, cách Đà Lạt chừng 70km về hướng đông bắc.
Đây là một điểm du lịch sinh thái và chữa bệnh hấp dẫn ở xứ sở sương mù đầy quyến rũ - Đà Lạt. Khu vực này được bao quanh bởi rừng cây tự nhiên lẫn nhân tạo khá đa dạng chủng loại và có một hệ thống đá bàn, đá phiến đan xen. Dòng nước nóng bắt nguồn từ dưới lòng đất phun trào với nhiệt độ trung bình khoảng từ 40 - 45°C, nồng độ lưu huỳnh cao hơn suối nước nóng ở nhiều vừng khác nên chữa các bệnh ngoài da, thấp khớp, cao huyết áp rối loạn tim mạch rất hiệu nghiệm. Từ ngày suối nước nóng được đưa vào sử dụng, luôn tập trung đông du khách, thưởng ngoạn phong cảnh sơn thủy hữu tình và thơ mộng nơi đây. Sau khoảng 15 phút để làn nước tự chảy qua làn da, du khách hãy đi bộ vài trăm mét là gặp ngay dòng suối mát trong vắt, uốn quanh muôn vàn viên đá trắng để ngâm mình thư giãn. Suối nước nóng Đam Rông sẽ là điểm du lịch sinh thái - chữa bệnh liên hoàn, hấp dẫn du khách khắp mọi miền về dừng chân tham quan, nghỉ dưỡng.











  Hình xưa 1910

Suối nước nóng Đạ Long (Đam Rông)

Thứ Sáu, ngày 01 tháng 6 năm 2012

Nằm ở địa bàn xã Đạ Long, huyện Đam Rông (Lâm Đồng), cách TP.Đà Lạt chừng 70km về hướng đông bắc, suối nước nóng thiên nhiên Đam Rông là một điểm du lịch sinh thái và chữa bệnh hấp dẫn ở xứ sở sương mù đầy quyến rũ.

Khu vực này được bao quanh bởi rừng cây tự nhiên lẫn nhân tạo khá đa dạng chủng loại và có một hệ thống đá bàn, đá phiến đan xen. Dòng nước nóng phun trào dưới lòng đất ngược lên trông tựa cụm pháo hoa nở bung, nhiệt độ trung bình của nước suối luôn ở khoảng 40 - 45 độ C, nồng độ lưu huỳnh cao hơn suối nước nóng ở nhiều vùng khác nên chữa các bệnh ngoài da, thấp khớp, cao huyết áp, rối loạn tim mạch rất hiệu nghiệm.


Đã 5 năm, từ ngày suối nước nóng được đưa vào sử dụng, luôn tập trung đông du khách, thưởng ngoạn phong cảnh sơn thủy hữu tình, thơ mộng. Còn gì thú vị hơn, giữa đại ngàn tràn ngập tiếng chim rừng, bạn ngồi dựa vách đá ngả lưng đón dòng nước ấm áp phảng phất mùi khoáng chất thiên nhiên ban tặng, tưởng chừng lạc vào chốn thiên cung huyền ảo.



Sau khoảng 15 phút để màn nước tự hành chảy masage nhẹ nhàng qua làn da, bạn hãy đi bộ vài trăm mét là gặp ngay dòng suối mát trong vắt, uốn quanh muôn vàn viên đá trắng để ngâm mình thư dãn, cảm giác như đang gột sạch bụi trần, quên đi bao phiền muộn.

Cơ cấu dân cư Đam Rông có hơn 90% thuộc đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên, là cái nôi nuôi dưỡng, kế tục một chuỗi lễ hội văn hoá phi vật thể truyền thống lâu đời, như lễ mừng lúa mới, lễ bỏ mả, lễ đâm trâu, hội cồng chiêng...


Điển hình nhất là lễ cúng mừng gặt lúa (Mơ nhum hơma) nhằm tỏ lòng tạ ơn Yàng (ông Trời) đã ban cho dân bản một năm mưa thuận gió hoà, cây lúa mẩy bông, cây bắp chắc hạt. Đảm nhiệm phần chính nghi lễ là thầy cúng (Yuh) lấy nước đầu của từng chóe rượu chia cho các thành viên dự lễ theo thứ tự già làng tới chủ nhà, sau đó là những người khác.



Thầy cúng tiếp tục cắt cổ gà lấy huyết trộn với bột nghệ và nước cháo, dùng que vẩy thứ nước đó lên đống lúa, lên Trời, xuống ruộng, đồng thời đọc bài chú khấn tạ ơn Yàng, xong ra hiệu giàn cồng, chiêng, kèn, trống nổi lên theo vũ điệu Tamnha (Araja).

Tại lễ hội, trai làng khỏe mạnh nhất được chọn từ các buôn thi đấu vật trước sự cổ vũ nồng nhiệt của mọi người, thể hiện tinh thần thượng võ và rèn luyện thân thể để chinh phục thiên tai, thú dữ.


Nếu gặp dịp lễ hội truyền thống, bạn tha hồ tìm hiểu phong tục tập quán của người dân bản địa vốn giàu lòng hiếu khách, hoà nhập sinh hoạt múa hát thâu đêm bên ánh lửa trại, thưởng thức các món ăn dân dã như canh măng le tươi nấu gà giò, uống rượu cần thứ thiệt thật tuyệt vời.


Một ngày không xa, suối nước nóng Đam Rông sẽ là điểm du lịch sinh thái - chữa bệnh liên hoàn, hấp dẫn du khách khắp mọi miền về dừng chân tham quan, nghỉ dưỡng.


By EmVân Pcworld-com.blogspot.com - Theo Lao động, internet



Theo ông Phạm Quang Minh - Trung tâm Khai thác và quản lý công trình công cộng huyện Đam Rông (Lâm Đồng) cho biết, từ nguồn vốn ngân sách địa phương, huyện Đam Rông đang tiến hành đầu tư, tu bổ suối nước nóng tại xã Đạ Long với kinh phí 300 triệu đồng.

Theo đó, khoảng 20m đường vào suối sẽ được gia cố bằng bê tông để tránh sình lầy, xây dựng thêm 2 phòng thay quần áo và 2 nhà vệ sinh đủ chuẩn để người dân thuận tiện hơn.

Trong tháng 6, tất cả các hạng mục sẽ hoàn tất và đưa vào sử dụng nhằm đảm bảo việc giữ gìn và bảo vệ môi trường quanh suối, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách trong và ngoài nước đến tìm hiểu văn hóa dân tộc thiểu số ở Đạ Long.

Cồng chiêng vang mãi núi rừng Đạ Long


Đã bao đời nay, cồng chiêng luôn giữ vị trí quan trọng và thiêng liêng trong đời sống văn hoá, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, đồng bào Cil ở xã Đạ Long nói riêng. Dù trải qua bao thăng trầm nhưng người dân nơi đây vẫn giữ được những nét văn hoá đặc sắc.

Xã Đạ Long hiện còn lưu giữ 33 bộ cồng chiêng, hơn 150 chiêng lẻ; 5/5 thôn đều có đội cồng chiêng. Những bộ cồng chiêng được lưu giữ gần như nguyên vẹn về cấu trúc và âm thanh của dàn chiêng cổ. Để lưu giữ và phát huy bản sắc văn hoá cồng chiêng, năm 2006, xã Đạ Long được UBND tỉnh chọn làm xã điểm xây dựng câu lạc bộ cồng chiêng, gồm 12 thanh niên nam, nữ dưới sự hướng dẫn của những nghệ nhân giàu kinh nghiệm, các bạn trẻ được truyền đạt kỹ thuật đánh cồng, chiêng, chỉnh sửa cho đúng âm thanh của từng loại.


Nhiều nghệ nhân tuy đã tuổi cao, sức yếu nhưng vẫn hăng say, miệt mài truyền đạt cho con cháu những điệu chiêng, điệu múa, tiếng khèn. Cứ đều đặn hai tháng, câu lạc bộ cồng chiêng của xã lại sinh hoạt một lần, các thành viên tập trung tại hội trường nhà văn hoá xã hoặc tại nhà các nghệ nhân để luyện tập. Các cô gái thì tập múa tỉa bắp, giã gạo, những điệu hát ru, dân ca; các chàng trai thì luyện đánh cồng, chiêng, thổi khèn cùng các nhạc cụ khác.

Trò chuyện với bà con xã Đạ Long, chúng tôi thấy ai cũng tâm niệm một điều: Dân làng đói ăn còn chịu được, chứ thiếu tiếng cồng, chiêng thì coi như mất tất cả, chẳng còn là buôn làng của người Cil nữa. Bởi vậy, khi xã thành lập câu lạc bộ cồng chiêng, bà con rất nhiệt tình hưởng ứng và luôn động viên lớp trẻ tham gia. Mọi người động viên cùng nhau đoàn kết, lưu giữ, bảo tồn cồng chiêng - phần “hồn” của buôn làng.


Theo Kinh tế Nông thôn 
http://pcworld-com.blogspot.com/2012/06/suoi-nuoc-nong-long-am-rong_01.html
-------------------

Vừa du lịch, vừa chữa bệnh



Vua du lich vua chua benh
Tắm suối tại Đam Rông.
Nằm ở địa bàn xã Đạ Long, huyện Đam Rông (Lâm Đồng), cách TP.Đà Lạt chừng 70km về hướng đông bắc, suối nước nóng thiên nhiên Đam Rông là một điểm du lịch sinh thái và chữa bệnh hấp dẫn ở xứ sở sương mù đầy quyến rũ.
Khu vực này được bao quanh bởi rừng cây tự nhiên lẫn nhân tạo khá đa dạng chủng loại và có một hệ thống đá bàn, đá phiến đan xen. Dòng nước nóng phun trào dưới lòng đất ngược lên trông tựa cụm pháo hoa nở bung, nhiệt độ trung bình của nước suối luôn ở khoảng 40 - 45 độ C, nồng độ lưu huỳnh cao hơn suối nước nóng ở nhiều vùng khác nên chữa các bệnh ngoài da, thấp khớp, cao huyết áp, rối loạn tim mạch rất hiệu nghiệm.
Đã 5 năm, từ ngày suối nước nóng được đưa vào sử dụng, luôn tập trung đông du khách, thưởng ngoạn phong cảnh sơn thủy hữu tình, thơ mộng. Còn gì thú vị hơn, giữa đại ngàn tràn ngập tiếng chim rừng, bạn ngồi dựa vách đá ngả lưng đón dòng nước ấm áp phảng phất mùi khoáng chất thiên nhiên ban tặng, tưởng chừng lạc vào chốn thiên cung huyền ảo.
Sau khoảng 15 phút để màn nước tự hành chảy masage nhẹ nhàng qua làn da, bạn hãy đi bộ vài trăm mét là gặp ngay dòng suối mát trong vắt, uốn quanh muôn vàn viên đá trắng để ngâm mình thư dãn, cảm giác như đang gột sạch bụi trần, quên đi bao phiền muộn.
Cơ cấu dân cư Đam Rông có hơn 90% thuộc đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên, là cái nôi nuôi dưỡng, kế tục một chuỗi lễ hội văn hoá phi vật thể truyền thống lâu đời, như lễ mừng lúa mới, lễ bỏ mả, lễ đâm trâu, hội cồng chiêng...
Điển hình nhất là lễ cúng mừng gặt lúa (Mơ nhum hơma) nhằm tỏ lòng tạ ơn Yàng (ông Trời) đã ban cho dân bản một năm mưa thuận gió hoà, cây lúa mẩy bông, cây bắp chắc hạt. Đảm nhiệm phần chính nghi lễ là thầy cúng (Yuh) lấy nước đầu của từng chóe rượu chia cho các thành viên dự lễ theo thứ tự già làng tới chủ nhà, sau đó là những người khác.
Thầy cúng tiếp tục cắt cổ gà lấy huyết trộn với bột nghệ và nước cháo, dùng que vẩy thứ nước đó lên đống lúa, lên Trời, xuống ruộng, đồng thời đọc bài chú khấn tạ ơn Yàng, xong ra hiệu giàn cồng, chiêng, kèn, trống nổi lên theo vũ điệu Tamnha (Araja).
Tại lễ hội, trai làng khỏe mạnh nhất được chọn từ các buôn thi đấu vật trước sự cổ vũ nồng nhiệt của mọi người, thể hiện tinh thần thượng võ và rèn luyện thân thể để chinh phục thiên tai, thú dữ.
Nếu gặp dịp lễ hội truyền thống, bạn tha hồ tìm hiểu phong tục tập quán của người dân bản địa vốn giàu lòng hiếu khách, hoà nhập sinh hoạt múa hát thâu đêm bên ánh lửa trại, thưởng thức các món ăn dân dã như canh măng le tươi nấu gà giò, uống rượu cần thứ thiệt thật tuyệt vời.
Một ngày không xa, suối nước nóng Đam Rông sẽ là điểm du lịch sinh thái - chữa bệnh liên hoàn, hấp dẫn du khách khắp mọi miền về dừng chân tham quan, nghỉ dưỡng.
Theo Lao động

Mong đợi ở Đam Rông

Mong doi o Dam Rong
Già làng Cil Ha (trái) cùng uống rượu cần trong đêm hội cồng chiêng
Cơn mưa trái mùa từ sáng sớm đến tận trưa làm dịu đi cái nắng gay gắt của mùa khô trên vùng đất Tây Nguyên. Từ thành phố Đà Lạt theo quốc lộ 27, vượt qua những đèo dốc quanh co, khúc khủy sau hơn ba giờ xe chạy chúng tôi đặt chân đến xã Đạ Tông - thủ phủ của huyện Đam Rông, là huyện mới của tỉnh Lâm Đồng trên cơ sở sáp nhập một phần của hai huyện Lạc Dương và Lâm Hà.
Chủ tịch UBND huyện Phan Thanh Lai, mọi người gọi với tên thân mật anh Tư Lai niềm nở tiếp những người khách lần đầu tiên đến. Căn phòng làm việc giản dị của Chủ tịch huyện và cả trụ sở UBND huyện phản ánh phần nào thực tế về một địa phương nghèo, nhiều khó khăn của tỉnh Lâm Đồng, và nghe đâu là huyện nghèo nhất nước. Tỷ lệ 80% hộ nghèo, đói theo tiêu chí mới, với 75% dân số là người dân tộc đủ nói lên tất cả cái khó khăn và đòi hỏi sự nỗ lực, bền bỉ vượt qua thử thách của mọi người đang sinh sống, lập nghiệp ở Đam Rông.
Anh Tư Lai là cán bộ lãnh đạo của huyện Đạ Huoai được Tỉnh ủy điều động về Đam Rông và cùng với anh là hàng chục cán bộ từ các huyện Lâm Hà, Đức Trọng, Lạc Dương, kể cả TP Đà Lạt tăng cường đến. Một số ít đưa cả vợ con về cùng, còn số đông thì cuối tuần vượt trên trăm cây số, tranh thủ về thăm gia đình. Hai năm đã trôi qua, đội ngũ cán bộ cốt cán này đã quen dần với vùng đất mới. Họ đã gắn bó với công việc được giao, tuy rằng không phải tất cả ai ai cũng đều phấn khởi, yên tâm công tác lâu dài. Dẫu chưa có thời gian tìm hiểu kỹ, nhưng nhìn thấy bộ mặt của huyện, đường xá sạch đẹp, an ninh trật tự xã hội ổn định, giúp tôi có cái nhìn thiện cảm với Đam Rông. Còn người bạn đồng nghiệp ở Đài PTTH tỉnh Lâm Đồng thường xuyên lặn lội đến vùng đất này thì nhận xét “huyện thay đổi khá lắm so với hai năm trước”. Anh Tư Lai kể chuyện của huyện như tâm tình với tôi: “Dân trong huyện còn nghèo, ở hai xã Đạ Long, Đạ Tông bà con đã vượt qua cái đói, còn bà con ở các xã Liêng SRônh, Phi Liêng, Rô Men, ĐạKnàng... vẫn còn cơ cực. Năm đầu thành lập huyện mới, bà con cứ kéo đến huyện xin trợ cấp hoài. Đầu năm nay, tôi chủ trương không cấp gạo như mọi năm để thử xem bà con tự lực ra sao? Mấy năm trước, tỉnh thường xuyên trợ cấp 50 tấn gạo cho mùa giáp hạt để cấp phát cho bà con, nên khi nghe ý kiến của tôi một số đồng chí trong Huyện ủy tỏ vẻ không đồng tình và chất vấn sao nhà nước trợ cấp lại không nhận?” Giọng anh Tư Lai chắc nịch: “Tôi thì khác, phải tìm cách để thay đổi tính ỷ lại, dựa dẫm của bà con. Huyện chỉ cấp vốn, cấp giống rồi hướng dẫn bà con làm lúa nước, trồng khoai, trồng bắp, trồng điều, chăn nuôi heo, bò, từng bước giúp bà con làm ra sản phẩm, tự lực cánh sinh”. Anh Tư Lai cũng thừa nhận “Nói thì dễ làm mới khó, có kết qủa mới thuyết phục được. Thực tế là cho đến thời điểm này huyện không trợ cấp như thường lệ, vậy mà bà con vẫn sống được và họ phải làm lụng thì mới có cái ăn, chứ không thể ngửa tay xin nhà nước mãi”. Cô Nguyễn Thị Trang, cán bộ Hội phụ nữ huyện hướng dẫn tôi vào thôn 4, xã Đạ Long, dường như thôn này còn có tên là “làng đá” bởi đá nằm khắp nơi trên mặt đường, dưới sông, suối và quanh nơi bà con cất nhà ở. Đi qua mấy hộ được giới thiệu biết cách sản xuất, tôi nhìn thấy nhiều vườn cải xanh cùng các loại hoa màu tươi tốt khác. Tiếp tục đến một số hộ cùng thôn, thấy trong nhà bà con có ti vi, xe gắn máy, một số tiện nghi khác, trong bếp có đủ lương thực, thực phẩm, như thế có thể hiểu bà con chẳng những không thiếu ăn mà đã có cái dư nếu chịu khó, siêng năng làm lụng, tự lo cho gia đình mình. Một vài con heo dân tộc đen nhẻm chạy lăn xăn kiếm ăn, một con có vòng bụng đo được vài gang tay giá bán trên ba trăm ngàn đồng, trông thật khoái. “Trước đây, bà con dân tộc không làm được như người Kinh đâu. Đến nay nhiều hộ thật sự có cuộc sống khấm khá”. Cô Trang thông tin với tôi như thế.
Thời tiết Đam Rông thật khắc nghiệt, nằm trong vùng lòng chảo, ngày nắng nóng, đêm lạnh, nhiệt độ thay đổi nhanh, ít nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Người Đam Rông khoe và giới thiệu suối nước nóng nằm trong thôn 4 xã Đạ Long, cách trung tâm huyện vài cây số, còn đầy vẻ hoang sơ. Phải chăng từ thời khai thiên, lập địa khu vực này nằm trong vùng hoạt động của núi lửa mà đến nay còn tồn tại mạch nước ngầm? Con suối này liệu có thể xem là tiềm năng để kinh doanh dịch vụ du lịch? Có rất nhiều người dân trong buôn làng, nhiều anh em công tác ở huyện, đôi khi có một vài nhóm khách từ phương xa đến cũng dành thời gian vào tắm suối nước nóng. Chiều chạng vạng, tôi được mấy anh em ở huyện rủ đi tắm suối nước nóng cho biết. Đã từng đến khu du lịch suối nước nóng ở Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, rồi đi tắm bùn ở Nha Trang, biết được lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe nên tôi thích thú nhận lời ngay. Những cô gái dân tộc chẳng hề thẹn thùng trước những người khách lạ đến tắm chung. Suối nước nóng Đạ Long có nhiệt độ trên 30 độ C, hơn một năm rồi đã được chính quyền địa phương xây tạm thành một bồn chứa có dung tích khoảng vài chục mét khối nước và cho lắp đặt một đường ống ra ngoài chảy suốt ngày đêm để bà con đến tắm. Nước nóng nhưng không đủ để làm “tái” da thịt. Tôi tập thích nghi bằng cách đưa chân, tay vào trước rồi từ từ ngâm mình giữa dòng nước nóng chảy thật mạnh, một vài phút lại ngoi ra. Dòng nước có chút mùi vị lưu huỳnh mà theo y học có thể trị một số bệnh thấp khớp và ngoài da thông thường. Hết tốp này, đến tốp khác những người dân địa phương kéo nhau đến suối, có khi họ tắm đến tận khuya. Nếu được đầu tư khai thác tốt, chắc chắn suối nước nóng Đạ Long sẽ là điểm dừng chân của du khách gần xa. Ai đó chợt mơ ước: “Đà Lạt mà có con suối nước nóng này thì còn gì bằng”.
Theo lời mời của anh Hoàng Xuân Sơn, Giám đốc Trung tâm văn hóa huyện Đam Rông, cơm chiều vừa xong chúng tôi đến tham dự buổi sinh hoạt của đội cồng chiêng xã Đạ Long. Trước căn nhà nhỏ với khoảng sân rộng, đủ cho đội cồng chiêng mở hội, củi khô chuẩn bị sẵn cùng ché rượu cần đặt ở giữa sân. Đội cồng chiêng có cả Bí Thư Đảng ủy xã - ông Đơn gur Ha Jáh, già làng Cil Ha và những người đàn ông trung niên trang phục dân tộc đang hào hứng chờ biểu diễn. Ngọn lửa bùng lên, sáng rực cả góc sân, gương mặt của mọi người thêm rạng rỡ, tiếng cồng chiêng vang lên theo nhịp và đội múa gồm các cô gái dân tộc bắt đầu những điệu múa nhịp nhàng. Bà con chung quanh thôn kéo đến mỗi lúc thêm đông và chỉ trỏ ra điều thích thú. Đứng cạnh tôi từ nãy giờ là cô Clong Kmia, cô nói rành rọt tiếng kinh và giải thích cho tôi nghe về các điệu múa đang diễn ra. Sau này mới biết Clong Kmia là diễn viên múa, được huyện cử đi tập huấn ở tỉnh, rồi về công tác ở Trung tâm văn hóa huyện. Cô Clong Kmia cắt nghĩa với tôi về tuổi của già làng Cil Ha, bà con dân tộc không gọi là tuổi theo từng năm như người kinh, mà tính theo mùa lúa rẫy và cho hay già làng đã 70 mùa lúa rẫy rồi. Già làng Cil Ha phấn khích lắm, nói năng huyên thuyên và dẫn đầu đội cồng chiêng biểu diễn vòng quanh sân giữa ánh lửa bập bùng. Về sự có mặt của Bí thư Đảng ủy xã trong đội cồng chiêng, Clong Kmia nói rằng ”Ông Đơn gur Ha Jáh muốn bà con mình không quên tiếng cồng chiêng, không quên lễ hội dân tộc”. Được biết, huyện đã và đang triển khai chương trình xây dựng và mở rộng hoạt động văn hóa cồng chiêng, trước mắt là việc truyền dạy cho con em dân tộc những điệu múa và cách đánh cồng chiêng nhằm gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc vùng Tây Nguyên. Mấy anh bạn ở Đà Lạt nhìn các cô gái múa dẻo, tưởng không khó nên kéo vào nhập cuộc, hóa ra không dễ chút nào khi chân tay họ lóng ngóng, bước chân cứ bị vấp. Thấy vậy Clong Kmia vội bước đến phía trước hướng dẫn mọi người tập từng động tác một, chân rồi tay, còn bà con đứng xem thì cười nắc nẻ. Già làng mời tôi đến bên ché rượu cần, một người khác cầm sẵn ly nước châm vào bình, tôi hút một hơi dài cũng chỉ được nửa ly. Vị nếp đậm đà, hương thơm, chất rượu ngon ngon như ăn cơm rượu, xôi vò ở thành phố, bạn tôi liền nhắc nhở “Anh chớ có mà hăng, không biết uống rượu đừng tưởng bở, coi chừng lăn quay ra đó thì mệt”.
Mong doi o Dam Rong
Clong Kmia (phải) đang hướng dẫn các em nhỏ dân tộc tập múa
Buổi tối, trung tâm huyện sáng rực ánh đèn nhưng họat động văn hóa chẳng có gì ngoài mấy quán cà phê và chỉ sau 20h thì đóng cửa. Tôi chia xẻ “cái nghèo văn hóa” của huyện vì biết rằng cái ăn, cái mặc đang còn là gánh nặng thì việc chăm lo đời sống văn hóa ở huyện vùng sâu, vùng xa như Đam Rông chưa thể “bằng anh, bằng chị” là lẽ đương nhiên. Sự nghiệp giáo dục của huyện còn là bài toán khó, tỉ lệ học sinh trúng tuyển Đại học, Cao đẳng còn ít, số học sinh là con em dân tộc phần lớn chỉ học đến PTCS vì cha mẹ không đủ điều kiện cho con em mình học đến nơi, đến chốn, thậm chí có em đi học cũng không thường xuyên vì đôi lúc phải nghỉ vài buổi học để phụ giúp cha mẹ làm nương rẫy. Phó chủ tịch UBND huyện phụ trách văn xã Lưu Đại Phong đã nhắn nhủ với các em học sinh trong buổi lễ đón nhận 45 xe đạp do Báo Thanh Niên trao tặng học sinh nghèo, hiếu học, vượt khó của huyện rằng: “Các em hãy sử dụng tốt món quà này và chăm chỉ, siêng năng học tập để góp phần xây dựng huyện nhà. Huyện mong đợi và tin tưởng các em sẽ trở thành chủ nhân của huyện trong tương lai, góp phần xóa cái nghèo khó của huyện”. Đó là sự trông cậy của những người mang tâm huyết mong muốn có sự thay đổi đáng kể của huyện Đam Rông trong 5-10 năm tới mà nhân lực nòng cốt, gắn bó hơn ai hết chính là thế hệ trẻ hôm nay đã sinh ra, lớn lên và trưởng thành tại vùng đất này. Phác thảo về định hướng quy hoạch, phát triển kinh tế của huyện đến năm 2010 và những năm tiếp theo Chủ tịch UBND huyện Phan Thanh Lai đã nói về một Đam Rông mới, sáng sủa hơn. Theo đó, huyện sẽ thành lập hai thị trấn Đạ Tông và Krông Knô, chuyển dịch dần cơ cấu kinh tế, chú trọng phát triển kinh tế dịch vụ. Đam Rông theo cách gọi của người dân tộc là Đạ M Rông, là nơi gặp nhau của những con sông. Những con sông hiền hòa chốn này cùng đổ về sông Krông Knô rồi hòa theo dòng sông lớn trôi về biển cả. Đam Rông ngày nào đó rồi sẽ lớn mạnh như mong đợi của những người dân nơi đây.
Bài, ảnh: Đức Liên
Việt Báo (Theo_Thanh Niên )


http://maxreading.com/sach-hay/cac-nguon-nuoc-khoang-nuoc-nong-viet-nam/nguon-phu-hoi-24981.html
Vị trí. ấp Phú Hội, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng. Từ thị xã Bảo Lộc theo quốc lộ 20 đi về phía Đà Lạt khoảng 75 km tới ngã ba giữa đoạn đường mới và đường cũ, rẽ phải theođường cũ 1 km tới thác Gougah, đi tiếp khoảng 800 m tới ấp Phú Hội, rẽ trái theo đườngđất nhỏ độ 200 m thì đến.


j = 11o41’20"; l = 108o22’00".


Dạng xuất lộ. Nước lộ ra dưới lòng suối nhỏ chảy trong một thung lũng hẹp trồng lúa, lưu lượng khoảng 2 l/s. Tại điểm lộ có bọt khí sủi lên yếu ớt, có tích tụ bùn, tạo thành sình lầy cỏ lác.


Lịch sử. Nguồn nước được Đoàn 703 đăng ký năm 1980 trong quá trình lập bản đồ ĐCTVnam Tây Nguyên. Năm 1989 Đoàn 707 đã thi công một lỗ khoan sâu 40 m trên sườn thung lũng cách mạch lộ khoảng 50 m về phía đông nam (trong vườn dân) nhưng rất nghèo nước phải bỏ.


Tính chất lý - hoá.

Chỉ tiêu phân tích
Mẫu 1 (28/12/80)
Liên đoàĐCTV miền Nam
Mẫu 2 (10/3/89)
Phân viện DK phía nam
Tính chất vật lý
trong, mùi bùn, vị lợ

T = 30oC
pH
8,21
8,1
Cặn khô, mg/l
1085


Độ khoáng hoá, mg/l
3235,9 (tổng ion)
1584,26(tổng ion)


Anion


mg/l


mge/l


mg/l


mge/l
HCO3-
2337,07
38,30
1171,58
19,20
Cl-
21,27
0,60
14,20
0,40
NO2-
0,13
0,003
NO3-
19,77
0,32


Cộng


2378,11


39,22


1185,91


19,603


Cation


mg/l


mge/l


mg/l


mge/l
Na+
764,74
33,264
318,94
13,867
Ca2+
52,10
2,600
24,05
1,200
Mg2+
40,75
3,350
54,72
4,500
Fe2+
0,10
0,005

Fe3+
0,10
0,005


NH4+


0,64
0,036


Cộng


857,79


39,224


398,35


19,603


Kiểu hoá học. Nước bicarbonat natri, khoáng hoá vừa.


Xếp loại. Nước khoáng hoá, ấm.

4 suối nước nóng nổi tiếng Việt Nam

(Người Việt) - Xin giới thiệu 4 suối nước nóng tin cậy và dịch vụ tốt để du khách cả 3 miền có thể chọn cho mình và gia đình những ngày nghỉ hiệu quả:

Suối nước nóng Kim Bôi Hòa Bình
Suối nước nóng Kim Bôi là một suối khoáng nóng tự nhiên thuộc xóm Mớ Đá, xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình. Suối nằm cách thành phố Hòa Bình 30 km theo hướng ngược Hà Nội.
Nước phun lên luôn luôn ở nhiệt độ 36°C, khi lộ thiên nước có nhiệt độ 34-36ºC. Nguồn nước khoáng nơi đây có đủ tiêu chuẩn dùng làm nước uống, để tắm, ngâm mình chữa các bệnh viêm khớp, đường ruột, dạ dày, huyết áp.
Với diện tích 7 ha, khu du lịch nằm ở điểm mạch nước nóng của dòng suối khoáng phun lên. Hạ tầng khu nhà nghỉ ở đây hiện đại và dân dã với 7 dãy nhà gồm 83 phòng. Trong đó, hai dãy nhà sàn bê tông và dãy nhà V với 100% phòng có điều hòa nhiệt độ. Bên cạnh đó, còn có phòng hội trường với sức chứa khoảng 50 chỗ ngồi, cùng trang thiết bị phục vụ cho việc hội thảo, hội nghị.
Suối nước nóng Kênh Gà
Suối thuộc thôn Kênh Gà, Gia Thịnh, Gia Viễn, Ninh Bình cách động Vân Trình hơn 1 km. Suối chảy ra từ lòng một quả núi nằm trên làng nổi Kênh Gà.
Nước suối ở đây được đánh giá là có hàm lượng cao các muối natriclorua, kaliclorua, canxiclorua, magieclorua và muối bicacbonat. Nước trong suối không màu, không mùi, vị hơi chát. Nước có nhiệt độ ổn định là 53°C.
Suối nước nóng Kênh Gà được đưa vào khai thác du lịch theo tour Kênh Gà - động Vân Trình, hạ tầng khu vực được xây dựng khá tốt để phục vụ khách tham quan và nghỉ dưỡng..
Suối nước nóng Bình Châu Bà Rịa-Vũng Tàu
Từ huyện Xuyên Mộc, theo lộ 23 đi khoảng hơn 29 km, sẽ tới khu du lịch nước khoáng nóng Bình Châu. Suối nằm giữa vùng rừng nguyên sinh rộng hơn 7.000 ha.
Tại đây, có 70 điểm phun nước lộ thiên. Vùng có nước nóng hoạt động rộng khoảng hơn 1km2, gồm có nhiều hồ lớn, nhỏ tạo thành các dòng chảy với lưu lượng nhỏ. Vùng hồ rộng nhất là khoảng 100m2 với độ sâu hơn 1 m. Ðây là điểm nóng nhất, nước lúc nào cũng sủi tăm, bốc hơi tạo thành một nồi xông hơi thiên nhiên khổng lồ. Nhiệt độ tầng mặt nước khoảng 64°C, đáy nước là 84°C. Những chỗ nông, nước chỉ nóng khoảng trên 40°C, có thể ngâm chân, tay để chữa bệnh. Ðiều hấp dẫn, thú vị là tại khu vực nước nóng này rừng tràm lại vẫn xanh tươi, một loại cỏ rễ chùm, lá cứng vẫn sống cùng năm tháng tạo thêm vẻ đẹp kỳ thú của thiên nhiên.
Ðây là điểm du lịch rất hấp dẫn đối với du khách yêu thiên nhiên và muốn đi du lịch kết hợp với nghỉ ngơi và chữa bệnh.
Suối nước nóng thiên nhiên Đam Rông
Suối nằm ở địa bàn xã Đam Rông ,huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, cách Đà Lạt chừng 70km về hướng đông bắc.
Đây là một điểm du lịch sinh thái và chữa bệnh hấp dẫn ở xứ sở sương mù đầy quyến rũ - Đà Lạt. Khu vực này được bao quanh bởi rừng cây tự nhiên lẫn nhân tạo khá đa dạng chủng loại và có một hệ thống đá bàn, đá phiến đan xen. Dòng nước nóng bắt nguồn từ dưới lòng đất phun trào với nhiệt độ trung bình khoảng từ 40 - 45°C, nồng độ lưu huỳnh cao hơn suối nước nóng ở nhiều vừng khác nên chữa các bệnh ngoài da, thấp khớp, cao huyết áp rối loạn tim mạch rất hiệu nghiệm. Từ ngày suối nước nóng được đưa vào sử dụng, luôn tập trung đông du khách, thưởng ngoạn phong cảnh sơn thủy hữu tình và thơ mộng nơi đây. Sau khoảng 15 phút để làn nước tự chảy qua làn da, du khách hãy đi bộ vài trăm mét là gặp ngay dòng suối mát trong vắt, uốn quanh muôn vàn viên đá trắng để ngâm mình thư giãn. Suối nước nóng Đam Rông sẽ là điểm du lịch sinh thái - chữa bệnh liên hoàn, hấp dẫn du khách khắp mọi miền về dừng chân tham quan, nghỉ dưỡng.
http://baodatviet.vn/van-hoa/nguoi-viet/4-suoi-nuoc-nong-noi-tieng-viet-nam-2253633/



“Tắm tiên” với Onsen ở Nhật Bản
  
Onsen, đọc theo âm Hán là Ôn tuyền, “Ôn” có nghĩa là ấm, nóng, “Tuyền” có nghĩa là suối, vậy nên onsen có nghĩa là suối nước nóng. Nhật Bản là đất nước của núi lửa với rất nhiều trong số chúng vẫn còn đang hoạt động, do đó cũng là nơi có rất nhiều onsen, và nó đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút khách du lịch trong và ngoài nước hàng năm.
Theo truyền thống Onsen thường được để lộ thiên (nhà tắm lộ thiên tiếng Nhật là rotenburo hoặc notenburo), nhưng ngày nay kiểu nhà tắm trong nhà lại rất thịnh hành, hoạt động dưới sự quản lý của cơ quan địa phương hoặc của tư nhân (uchiyu) – thường là khách sạn, ryokan hoặc nhà trọ tư nhân (minshuku – chỉ phục vụ chỗ ngủ và bữa sáng cho khách trọ), đặc trưng của những nhà trọ kiểu này là người đứng đầu thường là bà chủ okamisan.
Onsen chủ yếu xuất hiện ở vùng nông thôn, nên những đôi tình nhân, vợ chồng con cái hoặc cả công ty sau những giờ làm vịêc học tập căng thẳng, hoặc đơn giản chỉ muốn tìm một nơi lãng mạn và mới lạ thường lặn lội đi tàu từ thành phố về vùng quê hẻo lánh để nghỉ ngơi thư giãn và tâm tình dưới làn nước nóng ấm.
 
Trên bản đồ các vùng có suối nước nóng được ký hiệu bằng, hoặc là chữ yu ghi bằng chữ Hán, thậm chí là hiragana để trẻ em có thể hiểu dễ dàng. Đọc đến đây chắc các bạn thấy quen quen nhỉ, chữ Yu này chính là chữ Yu trong các Sentou mà. Cũng có người cho rằng Onsen giống Sentou, đều là tắm thật sạch sẽ rồi mới vào ngâm mình trong bồn, khác mỗi cái là được ngâm ngoài trời. Thực chất thì không giống đâu, chỉ là về hình thức thì hơi hơi giống thôi ^ ^ Sentou là nước nóng được đun lên rồi đổ vào bồn, còn Onsen là suối nước nóng tự nhiên hình thành từ những ngọn núi lửa đã không còn hoặc vẫn đang hoạt động, nước ở đây là nước khoáng nguyên chất đấy. Rất tốt cho sức khoẻ đó nha. Vì thế, người Nhật đến Onsen không chỉ để thư giãn hay nuôi dưỡng tinh thần mà còn để chữa bệnh và chăm sóc cơ thể nữa.
Tắm bằng nước khoáng sẽ giúp da dẻ mịn màng và mềm mại hơn rất nhiều, đó là lý do mà phụ nữ Nhật Bản thường có làn da trắng mịn. Tất nhiên tắm lộ thiên thế này không tránh khỏi các bệnh lây qua vi khuẩn nhưng các bạn yên tâm, người ta sẽ báo trước cho các bạn, và nhất là với những người vừa phẫu thuật, bị thương hay thậm chí chỉ bị xước thôi mà vẫn chưa liền da thì chủ nhà trọ sẽ không cho các bạn xuống suối ngâm mình đâu, họ rất có trách nhiệm trong chuyện này đó. Cả những người bị bệnh tiểu đường cũng không được xuống nước do vi khuẩn héc-péc có thể chui vào cơ thể qua chân của người bệnh!
 
Có một quy định thế này khi tắm ở Onsen: khách trọ không được mặc đồ tắm khi tắm  (trừ khu vực Onsen có cả công viên nước) Người Nhật cho rằng giao tiếp khi đang ở trần khiến con người trở nên ngang hàng, đồng cảm và thân thiết hơn, phá bỏ mọi rào cản về vị trí, chức tước, nông dân cũng bằng giám đốc, vì ai cũng như lúc mới sinh ra, không có gì trên người
Kiểu giao tiếp này thường được miêu ta bằng câu nói: Hadaka to hadaka no tsukiai (nghĩa đen là sự giao thiệp trần trụi, nghĩa bóng là “Tắm chung là điều tuyệt nhất để có những người bạn”). Ngày xưa, khi văn hoá phương Tây còn chưa du nhập vào Nhật Bản, nam nữ thường tắm chung ở Onsen hay Sentou tập thể, và tất nhiên, không mặc quần áo, vì thế không thể tránh khỏi việc nhìn thấy một số thứ không được thấy. Cho đến thời Minh Trị thì đã có nhà tắm nam và nữ riêng biệt, hoặc chia giờ vào tắm, như thế các vị khách nữ không còn sợ bị các vị khách nam “nhìn trộm” nữa.
  
Hiện nay cũng có Onsen cho phép khách được mang khăn tắm theo, quy định này chắc là dành cho những khách nước ngoài cảm thấy ngượng khi phải “nude” 100% đi từ phòng thay đồ ra suối, họ có thể dùng khăn để che bớt 1 phần cơ thể. Khách có thể để bên trên thành bờ suối hoặc quấn lên đầu trong khi tắm nhưng không được phép mang vào trong nước, vì theo chủ nhà trọ làm thế sẽ gây khó khăn cho việc dọn dẹp. Việc “nude” thế này khiến bạn có thể không biết người đó là ai, làm nghề gì, vị trí ra sao, nhưng lại có thể biết được…số lượng nốt ruồi hay vết sẹo trên cơ thể họ. Đặc biệt nếu được tắm cùng với vị khách nào là Yakuza (giới mafia Nhật Bản) thì bạn còn được chiêm ngưỡng những hình xăm (irezumi) trên người họ. Đừng sợ bị “trả thù” vì cứ nhìn chăm chăm vào họ, vì họ sẽ cảm thấy vui nếu bạn tỏ ra thích thú và có lời khen về những hình xăm đó đấy.
 
Từ từ nhúng mình vào làn nước nóng bốc hơi nghi ngút, nước dâng dần dần đến cổ, hơi nước đang bám vào mặt bạn, gân cốt của bạn như đang giãn ra, làn da cũng trở nên mềm mại hơn, đồng thời sự thoải mái và thư giãn cũng dần xâm chiếm tâm hồn bạn. 1 cảm giác thật tuyệt vời phải không? Nhất là khi lại được vừa tắm vừa ngắm phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, tiếng thác nước róc rách bên tai, nếu ở gần khu rừng nào đó bạn có thể sẽ được tắm chung với….khỉ hoặc được những chú nai nhỏ ghé vào tai bạn “thì thầm” những điều chỉ chúng mới hiểu! Những chú chim sẽ ca hát xung quanh chào đón bạn như chào đón mùa xuân, còn nếu vào mùa đông? Bạn sẽ vừa ngâm nước nóng vừa ngắm tuyết rơi phủ trắng quanh mình, đã thấy lãng mạn chưa nào
Sau khi tắm xong, mặc bộ Yukata vào, bạn về phòng và thức ăn đã được chuẩn bị sẵn với những món ăn truyền thống được bày biện đẹp mắt, kích thích cơn đói cồn cào của bạn, khiến bạn ăn ngon miệng hơn. Hoặc nếu bạn muốn đi ngủ sau khi tắm? Hãy báo trước cho nhà trọ, chăn nệm sẽ sẵn sàng, bạn chỉ việc lau khô đầu tóc rồi chui vào chăn làm một giấc thật đã.
 CH Nhật Bản Hachi Hachi
Theo: Việt-SS

2 nhận xét:

  1. Dalatarchi trích " Danh bạ các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam" mà chẳng ghi một dòng nào về nguồn tư liệu đó. " Tìm về quá khứ và giấc mơ tương lai" của Bạn là như vậy sao?

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.