Thứ Ba, 5 tháng 8, 2014

FOSSE SEPTIC

Đầu năm mới 2014 có gì lạ? mấy ngày trước có được đàn anh kts Trần quang nhật Huân KT63 dậy cho bài học về hầm cầu tự hoại ba ngăn, thỏa mãn được sự tò mò từ nhiều năm, cứ thắc mắc thành phố SG không có hệ thống thâu phân cầu về tập trung xử lý tại nhà máy trung ương (Sanitary or Sewer Central plant để xử lý chung cho cả thành phố) như vậy khi bao nhiêu nhà cao ốc choc trời ở SG khi cùng giựt cầu cùng một lúc thì phân văn hóa đi đâu?
Bỏ cả tuần đọc bài trên Google, đã coi cả ngàn hình vẽ tử hầm phân tự hoại của VN cho tới Septic Tanks của Mỹ, nay đã có đủ khái niệm viết về đề tài này, tuy là khá dơ dáy !!! chắc chẳng có kts nào nổi danh nhờ cầu tiêu. Thôi mà cũng như cơ thể con người có vào thì phải có ra đủ vệ sinh thì cơ thể mới lành mạnh được. để từ từ ăn mừng năm mới bằng nhửng cái hầm cầu, hy vọng làm cho chuyện nhuận trường của chúng ta được khá để sống lâu hơn.
.
Hôm nay tiếp chuyện cái hầm phân tự hoại, chắc ở VN thì không có lạ gì cái chuyện này.
Bây giờ nói chuyện MỸ. Hiện nay các thành phố lớn nhỏ đều có hệ thống thu nước thải về một nhà máy trung ương (một thành phố lớn có thể có nhiều nhà máy tùy theo địa hình của thành phố, thường đặt nơi thấp nhất, kế cận nhửng vùng có hồ hay sông để thoát nước đã xử lý ra) gọi là Sewer Plant, sau đó các nhà ở chung cư cao ốc phải nối ống vào hệ thống Sewer (cống phân thải) này, bao gồm nước thải từ nhà vệ sinh, bếp, nước giặt rửa thông thường. Còn nước mưa từ mái nhà nước cống trên mặt đường thì không được cho vào hệ thống này.
Tuy nhiên ở các vùng ngoại ô thành phố, vùng rộng không có hệ thống xử nước phân tập trung thì các nhà ở có được phép làm hầm phân tự hoại riêng gọi là septic tank, tuy nhiên ở giai đoạn nước xử lý xong thoát ra ngoài thì ở Mỹ đòi phải có đất vườn rộng cho ống nước ngấm xuống đất gọi là leaching field hay là sân thấm.
Septic tank của Mỹ thường có thể chỉ là một ngăn hay hai ngăn, hy vọng giữ nước phân ở đây chừng 48 tiếng cho chết vi khuẩn độc rồi mới trào nước dư thấm xuống đất. Hiện thời thì có chừng 25% nhà ở Mỹ vẫn đang dùng hầm tự hoại này để giải quyết chuyện nước phân thải, có khi vài năm thì phải hút cặn phân lên cho khỏi đầy, có khi làm và dùng đúng cách thì trên 10 năm vẫn chưa phải hút hầm.
Coi hình 2 và hình 4 đính kèm.
Còn hầm phân tự hoại của VN từ thời tôi còn đi học ở SG thì thường là 3 ngăn, hầm tự hoại phát minh ra từ Pháp vào thời 1850 hay trước đó (có lẽ Pháp phát minh ra hầm tự hoại đầu tiên trên thế giới), sau mang qua áp dụng tại VN. Hệ thống tự hoại qua hai chu trình: lắng và tự hoại, sau qua lóng và thoát ra, ngăn đầu để cho phân nặng lắng xuống, các chất thải nhẹ nổi lên bên trên thành một lớp cặn ở bề mặt, vách ngăn chặn các chất thải nổi như giấy, dầu mỡ không bịt ống dẫn xuống, nên miệng ra của ống này thường có độ sâu nằm dưới mực nước thải.
Đây là ngăn hầm phân đầu tiên, phân đặc sẽ tụ dưới đáy, vi khuẩn sẽ tự nẩy sinh ra tự hoại chất thải rắn ra nước (khi bắt đầu một hầm mới, có thể mồi phân thải từ hầm cũ qua cho vi khuẩn tự hoại được phát sinh nhanh hơn). Vi khuẩn ở đây là loại Hiếm Khí hay Kị Khí, không cần nhiều oxy, nên ống thoát hơi ở đây chỉ cần nhỏ đủ để thoát hơi độc methal, biogas, và để giảm sức ép dễ dội cầu, đường kính ống thoát hơi chừng 2cm, cho lên cao hơn mái nhà.
Từ ngăn 1 có vài lỗ hổng khoảng giữa vách ngăn cho nước trào qua ngăn 2, phân cặn vẫn thoát qua đây kèm theo phân nổi nên hai ngăn này vẫn thông khí với nhau và cùng nằm trong chu kỳ tác dụng của vi khuẩn hiếm khí để hủy phân cứng ra nước.
Từ vách ngăn qua ngăn 3 là vài ống thông hình chữ L lật ngược cho phân nổi không đi qua, chỉ có nước trào qua rớt xuống máng chẩy tràn lên một hệ thống sàng lọc qua các chất cứng ngậm nước như than đá vụn, đá xanh hay gạch bể. Mục đích để tạo ra các khoảng không khí trống khi nước đi qua để vi khuẩn khát khí làm việc lọc nước phá các chất phân cứng nếu còn sót
Vi khuẩn ở đây là loại cần nhiều oxy, cứ gọi là Khát Khí nên cần ống thông khá lớn cần có lưới để ngăn côn trùng lọt xuống, khi nước ở đây thoát ra coi như là sạch, cần ở điểm cao hơn cống bên ngoài để thải nưóc ra cống.
Hình 1 va 3 là hầm tự hoại ba ngăn thường dùng ở VN.


 



Bên trên là hai nguyên tắc tự hủy ở Mỹ và VN, chỉ khác nhau ở giai đoạn cuối, ở Mỹ cho thấm ra đất dưới vườn (có nghĩa nếu nhà không đủ đất vườn thì không được làm hầm phân, coi như không xây nhà được, sau đó thành phố tính tiền xử lý phân thải theo số lượng nưóc sạch tiêu dùng hàng tháng cho loại nhà nối vào nhà máy xử lý phân của thành phố, nhà trung bình 4 người giá chừng 100usd vừa nước sạch vừa nước dơ thải ra). Còn tại VN, nước từ ngăn thứ 3 đi vào hố ga, còn có hố ga hay không, hay hố ga chẩy đi đâu thì không biết? Coi chừng cống và nước lụt chẩy ngược vào hầm phân nếu không đặt đúng cao độ của hầm và cống, coi bài sau. Chưa hết chuyện hầm phân đâu còn bàn tiếp …. bằng nhiều bài nưã.
.





http://kientruc5sj.wordpress.com/page/7/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.