Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014

ĐỀ TÀI NC- MÀU SẮC DALAT

MÀU SẮC KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ DALAT

Chuyên đề: MÀU SẮC KIẾN TRÚC TRONG ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT.
(Thuộc đề tài: Cơ sở khoa học để xây dựng Quy chế quản lý màu sắc kiến trúc trong đô thị tại các Thành phố lớn và đặc thù ở Việt Nam).

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

I. TỔNG QUAN VỀ MÀU SẮC KIẾN TRÚC TRONG ĐÔ THỊ TAI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
1) Khái niệm và phân loại về màu sắc trong kiến trúc đô thị:
 Khái niệm màu sắc kiến trúc.
 Phân loại về màu sắc trong kiến trúc đô thị.
2) Khảo sát đánh giá việc sử dụng màu sắc kiến trúc tại Thành phố Đà Lạt:
 Màu sắc kiến trúc một số công trình, cụm công trình kiến trúc lớn.
- Công trình: Nhà Ga, Trường Cao đẳng sư phạm, Chợ Đà Lạt…
- Cụm công trình Nhà thờ- Bưu điện- Khách sạn Palace- Khách sạn Đà Lạt.
 Màu sắc kiến trúc một số tuyến phố, trục đường chủ đạo.
- Trục Trần Phú, trục Trung tâm Chợ, trục phố thương mại Phan đình Phùng, trục đường 3/2…
 Màu sắc kiến trúc một số khu vực chức năng đặc thù.
- Khu cơ quan, Khu thương mại, Khu gia cư, Khu biệt thự..
3) Thực trạng công tác quản lý màu sắc kiến trúc đô thị tại Thành phố Đà Lạt.
 Tiêu chí đánh giá công tác quản lý màu sắc kiến trúc.
 Các yếu tố chi phối, kiểm soát.
 Các phương tiện quản lý kiểm soát.

II. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÀU SẮC KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ ĐÀ LẠT
1) Xác định các yếu tố cần quản lý:
 Các yếu tố bị động:
- Quyền tác giả của chủ thể sáng tạo, quyền sở hữu tài sản của chủ đầu tư.
- Yếu tố lịch sử truyền thống văn hóa thẩm mỹ.
- Điều kiện tự nhiên, thiên nhiên.
- Tài nguyên vật liệu địa phương.
 Các yếu tố chủ động:
- Thị trường vật liệu xây dựng.
- Thị hiếu văn hóa thẩm mỹ sử dụng màu sắc trong kiến trúc.
- Tiêu chuẩn sử dụng vật liệu trang trí, hoàn thiện.
- Bố cục hình khối công trình kiến trúc, không gian tuyến phố, không gian đô thị.
2) Đề xuất các nguyên tắc và giải pháp sử dụng màu sắc kiến trúc cho một số tuyến phố và các khu chức năng chính trong đô thị Đà Lạt.
 Các nguyên tắc chung về sử dụng kiến trúc trong đô thị Đà Lạt.
 Các giải pháp sử dụng màu sắc kiến trúc cho một số tuyến phố và các khu chứ năng chính trong đô thị.
3) Các biện pháp quản lý màu sắc kiến trúc đô thị tại Thành phố Đà Lạt.
 Dự thảo khung hướng dẫn sử dụng màu sắc kiến trúc trong đô thị.
 Kiến nghị Quy chế quản lý màu sắc kiến trúc trong đô thị.

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam, các đô thị trong toàn quốc đã từng bước thay da đổi thịt, chất lượng cuộc sống ở các đô thị cũng có nhiều cải thiện hơn …
Tuy nhiên, đô thị hóa cũng nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc cho xã hội như: công ăn việc làm, nhà ở, kiến trúc công trình, cảnh quan đô thị, chất lượng môi trường… Nhất là bộ mặt kiến trúc đô thị đang bị tô trát màu mè, để lại những vết đáng buồn và dường như còn có xu hướng gia tăng. Sự rối loạn, lộn xộn trong các đô thị đã và đang chứng tỏ công tác quản lý, kiểm soát phát triển kiến trúc đô thị chưa có hiệu quả như mong muốn…
Bởi vậy, đây cũng là một trong những vấn đề cấp bách và cần được quan tâm nghiên cứu để tìm ra giải pháp quản lý căn cơ hơn trong giai đoạn phát triển hiện nay.
Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu “Cơ sở khoa học để xây dựng Quy chế quản lý màu sắc kiến trúc trong các đô thị tại các Thành phố lớn và đặc thù ở Việt Nam”, xin được đề cập đến vấn đề liên quan trong bối cảnh địa phương Thành phố Đà Lạt - Tỉnh Lâm Đồng.


I. TỔNG QUAN VỀ MÀU SẮC KIẾN TRÚC TRONG ĐÔ THỊ TAI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT.
CÁC KHÁI NIỆM:
Đô thị là phạm vi ranh giới địa chính nội thị của thành phố, thị xã và thị trấn; bao gồm các quận và phường, không bao gồm phần ngoại thị.
Không gian đô thị là toàn bộ không gian thuộc đô thị bao gồm: vật thể kiến trúc đô thị và khoảng không còn lại sau khi xây dựng ở trước, sau, trên, dưới, bên cạnh của công trình kiến trúc đô thị.
Kiến trúc đô thị là không gian vật thể đô thị bao gồm: các loại nhà; công trình kỹ thuật, nghệ thuật, cảnh quan đô thị; quảng cáo; các không gian công cộng và những công trình sẽ xây dựng theo quy hoạch mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu dáng của chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến bộ mặt đô thị.
Cảnh quan đô thị là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở trong đô thị như: không gian trước tổ hợp kiến trúc, quãng trường, đường phố,vỉa hè, lối đi bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa; đồi, núi, gò đất, đảo, cù lao, triền đất tự nhiên, dãi đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kênh, rạch đi qua đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị.
Tổ hợp kiến trúc là cụm nhà hoặc nhóm công trình trong đô thị có mối liên hệ chặt chẽ, đồng bộ về mặt kỹ thuật và công năng giữa các hạng mục.
Quy chế quản lý kiến trúc đô thị là các quy định hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện việc đầu tư xây dựng, cải tạo chỉnh trang trong đô thị phù hợp với các đồ án QHXD đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đồ án Thiết kế đô thị (đã và đang được nghiên cứu): làm cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa phương quản lý việc quy hoạch và đầu tư xây dựng theo đơn vị hành chính (Thành phố, Quận, Thị xã, Phường, Thị trấn), các khu vực đặc thù và các khu vực chức năng trong đô thị một trong các hiệu quả, làm căn cứ để cấp phép xây dựng mối, cải tạo chỉnh trang các công trình kiến trúc, thiết kế cảnh quan trong đô thị nhằm nâng cao chất lượng và thẩm mỹ kiến trúc cho toàn đô thị.

1. Khái niệm và phân loại về màu sắc trong kiến trúc đô thị:
 Khái niệm về kiến trúc đô thị:
Cảnh quan đô thị được cấu thành bởi 3 yếu tố:
- Cảnh quan tự nhiên: là trạng thái hoàn cảnh tự nhiên sẵn có của đô thị. Đó là điều kiện khí hậu, địa hình, địa mạo, thảm thực vật, sông suối…
- Cảnh quan nhân tạo: là cảnh quan chủ yếu của Thành phố, bao gồm các công trình kiến trúc mới và cũ của đô thị.
- Cảnh quan hoạt động: là sự phản ánh cuộc sống hàng ngày của cư dân đô thị, phản ánh sinh hoạt, phong tục tập quán địa phương, các lễ hội…

 Khái niệm về màu sắc trong kiến trúc.
Trong nghệ thuật bố cục kiến trúc, ngôn ngữ thể hiện bao gồm nhiều yếu tố: không gian, hình khối, chi tiết, chất liệu, màu sắc… Màu sắc trong kiến trúc trước hết là màu của vật liệu, ánh sáng, với sự tương tác trong không gian.

Khái niệm cơ bản về màu sắc:



VÒNG TRÒN MÀU SẮC

Màu sắc tồn tại bởi ba yếu tố: ánh sáng, đối tượng quan sát và chủ thể quan sát. Các nhà vật lý chứng minh rằng ánh sáng trắng được hợp thành từ các bước sóng của màu Đỏ, màu Vàng và màu Lục. Mắt người cảm nhận được màu khi các bước sóng này được các đối tượng quan sát hấp thụ và phản xạ. Ba màu Đỏ, Vàng và Lục là những màu nguyên thủy của ánh sáng.

MÀU NGUYÊN THỦY: ĐỎ, VÀNG, LỤC.
Theo lý thuyết truyền thống về màu sắc, đây là 3 chất màu không thể pha trộn hay được cấu thành từ sự kết hợp của các màu khác. Tất cả những màu khác đều được phát sinh từ 3 sắc màu trên.
Khi ba màu này chồng lên nhau chúng tạo ra các màu thứ cấp: Xanh lá cây, Cam và Tím. Các màu nguyên thủy và màu thứ cấp là những thành phần màu bổ xung cho nhau.
Từ các màu nguyên thủy và các màu phát triển từ chúng là màu hữu sắc. Đen và trắng là màu vô sắc.

XANH LÁ CÂY, CAM, TÍM
Đây là những màu được hình thành từ những màu nguyên sinh.


MÀU PHỤ
Đây là những màu được hình thành từ những màu nguyên sinh và màu thứ sinh. Đó là lý sau các màu có tên ghép, như là màu Xanh- Xanh lá, Đỏ- Tím, và Vàng- Cam.
Về mặt cảm giác tâm lý, màu Đỏ, Vàng, Cam được liên tưởng tới mặt trời cho nên những màu đó và các sắc cùng tông được coi là màu nóng. Màu Xanh. Lục, Tím liên tưởng đến bầu trời, mặt nước… nên những màu đó và các sắc cùng tông được coi là màu lạnh. Những màu ở giữa màu nóng và màu lạnh là màu trung tính. Chính từ những thói quen tâm lý trên mà người ta đưa ra những khái niệm về màu sắc hay nói khác đi đó là ngôn ngữ màu sắc. Màu sắc tự thân có khả năng gây cảm giác xa gần.
Dựa vào vòng tròn màu, người ta có thể phối màu để chọn lựa màu sắc thích hợp.
Màu sắc bên ngoài của kiến trúc được khuyến cáo nên sử dụng những màu sắc hài hòa cới môi trường, với cảnh quan thiên nhiên và với kiến trúc lân cận. Màu nâu đất, màu ghi, màu trắng, màu vàng nhạt, màu hồng nhạt là những gam màu thường được sử dụng. Không nên dùng những màu tối quá hoặc chói quá như màu đỏ chót, xanh biển đậm, màu tím biếc, xanh lá cây sẫm…





Qui luật cơ bản về bố cục:
Trong sáng tác nghệ thuật cũng như trong kiến trúc, hầu như không bao giờ ta nhìn một sự vật đứng riêng lẻ mà luôn có sự quan hệ với các sự vật khác trong một khung cảnh nhất định.
Để tạo nên một sự hài hòa thì việc kết hợp các đối tượng vật thể không phải mang tính ngẫu nhiên, hỗn loạn mà theo một qui luật trật tự thẩm mỹ mà ta gọi là bố cục. Trong sáng tác nghệ thuật, người ta thường qui về 2 đặc tính cơ bản, đó là tính Đồng biến và tính Dị biến.
- Tính Đồng biến: Trong bố cục, người ta thường chọn liên kết các sự vật có mang một đặc tính hay một quy luật chung nào đó. Khi ấy, sự tiến triển của các tính chất khác nhau vẫn đảm bảo một sự gắn kết lại nhờ đặc điểm chung nhất đó. Tính đồng biến bảo đảm sự tiến triển của các vật thể trong bố cục không bị hỗn loạn, dẫn dắt người quan sát dễ dàng kết nối được các vật riêng lẻ theo một trật tự. Tính Vần điệu là cực điểm của Tính đồng biến. Trong màu sắc thì việc áp dụng các màu kế cận nhau trong vòng tròn màu sắc, bảo đảm “ ton sur ton” giữa các màu chính là tính Đồng biến.
- Tính Dị biến: Là các tính chất khác biệt của các vật trong bố cục. Chúng thường được áp dụng để phá vỡ tính đơn điệu gây ra bởi tính đồng biến. Khi tính Dị biến đi tới cực điểm thì ta có tính chất quan trọng nhất trong bố cục là sự Tương phản. Tính tương phản thường đi theo cặp đôi và rất đa dạng như: Nóng- Lạnh, Sáng- Tối, Nặng- Nhẹ, Thô- Tinh, Đặc- Rỗng, chiều Đứng- chiều Ngang, Trắng- Đen… Tính tương phản đóng vai trò quan trọng bởi vì ngoài khả năng phá vỡ sự đơn điệu. Nó còn có những vai trò khác như: Cho ra sự so sánh 2 tính chất trái ngược từ đó làm tăng giá trị lẫn nhau của 2 tính chất đó (một vật sáng để bên vật tối thì ta mới thấy giá trị của tính sáng hay tối của vật đó do có sự so sánh), mang tính bù trừ vì khi ta cộng chung 2 tính chất đó lại sẽ đưa về giá trị cân bằng (ví dụ màu đỏ cộng màu lục sẽ cho ra màu xám trung tính cân bằng). Trong màu sắc thì ta quan tâm đến những tính tương phản sau:
• Tương phản về màu sắc (Teinte): Chính là 2 màu đối nghịch qua tâm của vòng tròn màu sắc (ví dụ màu Đỏ - Lục, Vàng - Xanh dương, Cam - Tím…).
• Tương phản về độ sáng: Mặc dù các màu có sự thay đổi về cường độ sáng nhưng các màu bão hòa có độ sáng khác nhau (ví dụ độ tối của màu tím tương phản với sắc sáng của màu Vàng).
• Tương phản về độ bão hòa: Các màu bão hòa tương phản với các màu không bão hòa (désaturer), nhất là xám, đen trắng, ta sẽ thấy sức hút của một tâm điểm màu tươi trên nền màu trung tính hơn.
• Tương phản về không gian: sự tương phản về diện tích mà chúng chiếm dụng trên vật thể. Sự tương phản về không gian rất thú vị khi một màu chói chiếm một diện tích rất nhỏ trong bố cục, nên trở thành tâm điểm thu hút người quan sát ngay tức thì.
• Tương phản về cảm xúc: Do mỗi màu cho liên tưởng đến một cảm xúc khác nhau nên chúng cũng có thể cho sự tương phản về cảm xúc.
 Phân loại về màu sắc trong kiến trúc đô thị:
• Màu sắc của tự nhiên: trời mây, cây, cỏ, đất, đá, suối, hồ…
• Màu của công trình nhân tạo: kiến trúc, nhà cửa, công trình công cộng…
Cảnh quan kiến trúc đô thị được xây dựng qua bao thế hệ con người tiếp nối nhau, có màu sắc riêng của nó mà một vài màu mang tính phổ biến cho hầu hết các thành phố. Màu sắc chủ yếu từ vật liệu xây dựng, chúng có khuynh hướng thống nhất trên toàn cầu.
Trong các thành phố cổ, nhất là nơi có các công trình di sản kiến trúc thường có khuynh hướng khác biệt vì đã được sử dụng loại vật liệu có tính đặc trưng của một thời đã qua mà nhiều khi ngày nay không còn sử dụng nữa.
Trong các đô thị hiện đại thì màu xám chiếm lĩnh, là màu của bê tông, nhựa đường, đá, kim loại… Ngay các cửa kính có diện tích lớn cũng tăng cường màu xám vì phản chiếu lại môi trường chung quanh.

2. Khảo sát đánh giá việc sử dụng màu sắc kiến trúc tại Thành phố Đà Lạt:
 Màu sắc kiến trúc một số công trình, cụm công trình kiến trúc lớn.
Công trình:
- Nhà Ga:












- Trường Cao đẳng sư phạm:











- Chợ Đà Lạt:

















Cụm công trình:
- Nhà thờ - Bưu điện - Khách sạn Palace - Khách sạn Đà Lạt.
 Màu sắc kiến trúc một số tuyến phố, trục đường chủ đạo.
- Trục Trần Phú.
- Trục Trung tâm Chợ.
- Trục phố thương mại Phan đình Phùng.
- Trục đường 3/2…
 Màu sắc kiến trúc một số khu vực chức năng đặc thù.
- Khu cơ quan.
- Khu thương mại.
- Khu gia cư, Khu biệt thự..



































3. Thực trạng công tác quản lý màu sắc kiến trúc đô thị tại Thành phố Đà Lạt.
Việc quản lý màu sắc kiến trúc trong nước nói chung và tại thành phố Đà Lạt nói riêng chưa thật sự được quan tâm và mặt khác chúng ta có muốn quan tâm cũng chỉ là những đánh giá phê bình góp ý chứ đến nay vẫn chưa có một khung pháp lý đầy đủ để xem xét quyết định đâu là đúng sai, đẹp xấu trong màu sắc kiến trúc ở đô thị. Kiến trúc đô thị rất phong phú, nhưng trong phạm vi hẹp của đề tài, chuyên đề này chỉ khai thác một khía cạnh nhỏ của kiến trúc là kiến trúc các công trình xây dựng.
3.1. Tiêu chí đánh giá màu sắc kiến trúc:
Đối với thành phố Đà Lạt từ trước đến nay chưa có tiêu chí đánh giá màu sắc kiến trúc rõ ràng. Tuy nhiên, qua các thời kỳ, có thể nói giới kiến trúc sư, các nhà xây dựng, các chủ công trình lớn và những người dân có hiểu biết cũng đã hình thành, qua thực tế các công trình đã xây dựng một tiêu chí chung, đó là tìm sự ấm áp và hài hòa với cảnh quan chung quanh. Bên cạnh đó là tiêu chí mang tính chất tự nhiên hay nói là đương nhiên cũng được, đó là phụ thuộc vào vật liệu xây dựng và cách kết hợp màu của vật liệu xây dựng.
Màu sắc kiến trúc thành phố Đà Lạt cũng thay đổi, tuy không quá cách biệt qua các thời kỳ và các vùng. Có thể tạm phân thành 3 thời kỳ chính và 3 vùng màu sắc kiến trúc như sau:
a- Các thời kỳ của màu sắc kiến trúc :
a1. Thời kỳ của màu sắc theo màu của vật liệu truyền thống: Vào những năm đầu thập niên 1960 trở về trước, vật liệu xây dựng ở thành phố cũng chỉ xoay quanh các loại đá, gạch đất nung, ngói đất nung, gỗ các loại, tôn tráng kẽm và tôn Fibrociment. Trang trí thì có vernis, sơn dầu, vôi. Nhà ở, công trình và các vật kiến trúc được hình thành qua sự sắp xếp, phối hợp của các loại vật liệu nêu trên đã tạo nên một đặc điểm của màu sắc kiến trúc thời kỳ này. Có kiến trúc sử dụng màu nguyên của vật liệu, hoặc phối hợp giữa màu nguyên thủy của vật liệu với một ít màu của vôi (trắng, vàng, đỏ và rất ít xanh) và màu của sơn dầu (trắng, đỏ, vàng, xanh các loại) hoặc của vernis (trong suốt hoặc nâu cánh gián). Chính cách sử dụng màu kiểu này đã góp phần rất lớn tạo nên sự hài hòa của kiến trúc với thiên nhiên chung quanh trong thời kỳ này. Có thể nghiên cứu một kiến trúc tiêu biểu như trường Cao đẳng Sư phạm (trước khi sửa) đã sử dụng màu của gạch nung để trần làm màu chủ đạo, bên đó là màu xám tự nhiên của đá chẻ và một ít vôi vàng trên tường trát xi măng; cửa bên ngoài chủ yếu màu xanh lá cây; còn mái thì có màu xám của đá huyền vũ (Ardoise) làm ngói lợp cho kiến trúc xây đá (nhà Ban giám hiệu) hoặc kiến trúc xây gạch trần (nhà có tháp) và lợp ngói đất nung màu nâu cho các kiến trúc quét vôi vàng (tất cả các kiến trúc còn lại). Hay một ví dụ khác như công trình Nhà dòng Chúa Cứu Thế, nay là Phân viện Sinh học Việt Nam, toàn bộ công trình xây toàn bàng đá tự nhiên, điểm xuyến rất ít những chỉ nổi màu trắng, cửa gỗ để nguyên màu gỗ đánh vernis; công trình nổi lên trong màu xanh của rừng thông rất hài hòa, tự nhiên nhưng cũng rất nổi bật khi nhìn từ xa. Đó là công trình lớn, còn với công trình nhỏ thôi, cứ thử xem có ai nghĩ được màu gì khác và đẹp hơn màu trắng để sơn vôi lại nhà Thủy Tạ hiện nay.


a2. Thời kỳ của vật liệu đá rửa, đá mài: Thời kỳ này có thể khoanh vùng trong những năm cuối thập niên 1960 đến 1980 khi mà đá rửa và đá mài được sử dụng phổ biến vì tuy đắt tiền nhưng độ bền với thời gian lâu hơn, ít phải tốn kém để duy tu hàng năm, ít bị rêu mốc. Với nền là xi măng đen đá trắng thì đá rửa chỉ chuyển từ màu xám đen (dùng cho cột) đến sáng trắng (dùng cho tường). Nhưng với nền là xi măng trắng và đá trắng thì màu sắc đã được sử dụng phong phú hơn song cũng không đến mức lòe loẹt vì màu sắc để pha lúc bấy giờ không “quá nhiều” như ngày nay. Bên cạnh đó, trong thời kỳ này còn chiến tranh và kinh tế còn khó khăn, mặt khác cảm nhận của người Đà Lạt về màu sắc còn rất đặc trưng là nhẹ nhàng, ấm áp và hài hòa với phong cảnh nên ít thấy công trình có màu sắc quá tương phản với môi trường chung quanh. Đối với nhà dân thì người ta hay dùng đất vàng hay đất đỏ lọc kỹ làm màu pha vôi vừa rẻ tiền mà lại rất bền màu, cửa gỗ thì hay dùng màu nâu sẽ ít có cảm giác cũ khi bị phong hóa. Điểm nhấn về màu sắc của thời kỳ này có thể nói xuất phát từ màu mái. Do thuận tiện và rẻ tiền nên đa số nhà dân lợp tôn tráng kẽm hoặc fibrociment. Tuy xét về màu sắc thì không đến nỗi “chỏi” với cảnh quan (lúc này mảng xanh trong đô thị còn rất lớn) nhưng đối chiếu với mái ngói thì về màu sắc lẫn dáng vẻ của kiến trúc đã xuất hiện sự mất cân bằng với thiên nhiên, chưa kể đến khi tôn bị rỉ sét (chừng tối đa 5 năm) thì quả là một thách thức. Tuy mảng nhà dân không phải là tiêu biểu nhưng với số lượng nhiều thì sự mất cân bằng này gây ảnh hưởng không nhỏ đến cảnh quan đô thị Đà Lạt lúc bấy giờ. Tiêu biểu cho màu sắc công trình công cộng giai đoạn này là chợ Đà Lạt (Khu A lúc chưa sửa chữa), công trình đã được trang trí bằng đá rửa xám trắng với các điểm nhấn bằng lam thông gió màu trắng tạo nên sự hòa nhập nhẹ nhàng giữa công trình với chung quanh (các nhà phố chung quanh cũng dùng đá rửa nhưng màu tối hơn) và với nền xanh lục của phong cảnh (khu đồi thông thuộc dinh Tỉnh trưởng lúc đó). Còn nếu ai đã từng sống lâu năm ở Đà Lạt còn nhớ thì phần chợ tạm phía sau (gỗ lợp tôn fibrociment) luôn được sơn đi, sơn lại bằng chỉ một màu xanh lá cây đậm; vấn đề ở chỗ không phải không có màu sơn khác nhưng có thể thấy rằng ngoài yếu tố vệ sinh, việc sử dụng màu ở đây vừa thân thiện với môi trường, lại vừa làm nền cho màu xám trắng của công trình chính phía trước. Có thể thận trọng xác định đặc điểm màu sắc kiến trúc trong giai đoạn này là những màu của tự nhiên và còn gần gũi với mội trường chung quanh.
a3. Thời kỳ bùng nổ của vật liệu xây dựng và sơn nước: Từ năm 1990 đến nay, song song với sự bùng nổ về mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội của đất nước, kiến trúc và màu sắc kiến trúc của thành phố Đà Lạt cũng đã có những sự thay đổi sâu sắc. Kinh tế khá hơn, nhu cầu ở đủ chuyển sang nhu cầu ở tốt hơn, sang trọng hơn; các công trình công cộng, dự án đầu tư mọc lên nhiều hơn với nhiều sắc thái mới. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã xuất hiện những yếu tố bất cập, lai tạo không rõ ràng làm cho bộ mặt kiến trúc của thành phố ngày một phức tạp. Có lẽ do thời tiết nóng dần lên, cuộc sống trong guồng máy của kinh tế thị trường quá gấp gáp làm cho suy nghĩ của một bộ phận người Đà Lạt thay đổi, không còn nhiều những trầm ấm, nhẹ nhàng mà đã xuất hiện không ít sự phô trương, chơi trội trong khi xây dựng và sử dụng vật liệu, màu sắc nhà cửa. Vật liệu nhiều quá, ngưới ta muốn chứng tỏ sự “sang trọng” qua cách dùng thật nhiều vật liệu mới nhất để trang trí cho mặt ngoài nhà mình. Còn các loại màu sắc của sơn nước, sơn dầu thì có đến hàng ngàn lựa chọn sao cho nhà mình nổi trội hơn, độc đáo hơn, khác thường hơn. Trong bối cảnh đó, bức tranh kiến trúc trở nên hỗn độn với đủ những màu sắc rối rắm. Tôn giả ngói đủ màu, các loại của sắt, của nhôm, kính màu pha trộn nhau trong một không gian hẹp của trung tâm đô thị làm cho người ta thấy choáng váng. Thực tình mà nói, vật liệu mới và phong phú là tốt và bản thân nó chẳng có tội tình gì, cái đáng nói là cách sử dụng quá tham lam và liều lĩnh của chủ công trình, bên cạnh đó là sự bất cập trong quản lý (chưa có tiêu chí và văn bản pháp quy đầy đủ để quản lý) và phần nào đó do một bộ phận kiến trúc sư chưa thật sự nghiên cứu kỹ và chăm chút cũng như kiên quyết bảo vệ đứa con tinh thần của mình trước sự nôn nóng, vội vàng và đòi hỏi quá “kỳ lạ” của chủ công trình. May thay, trong thời kỳ này không phải đa phần kiến trúc của Đà Lạt đều vướng phải “kiếp nạn” này mà chỉ là một bộ phận không lớn; tuy nhiên cũng như cái gai trong mắt, dù nhỏ nhưng rất xốn xang, khó chịu cho cảnh quan chung của thành phố, nhất là trong khu trung tâm. Đau xót nhất là những lớp vôi đủ màu mà người ta vô tình phủ lên mặt đá tự nhiên bị phong hóa của các công trình cũ do làm biếng và sợ hao tốn khi xử lý. Tuy nhiên, cũng có những công trình tiêu biểu cho bước chuyển tiếp đầy khó khăn này. Ví dụ như một số công trình cũ được đại tu lại, một số chủ đầu tư và đơn vị tự vấn đã rất có tầm khi hiện đại hóa tối đa có thể đối với nội thất nhưng lại rất thận trọng trong việc giữ gìn bản sắc nguyên thủy bên ngoài công trình kể cả màu sắc được chọn lọc đúng như cũ và chỉ làm mới lại (như khu biệt thự Lê Lai, một số nhà của khu Tỉnh ủy, khu biệt thự Hoàng Anh Gia Lai…). Một số công trình mới như Cung Thiếu nhi, Cụm nhà nghỉ của Tỉnh ủy, Trường Kỹ thuật Lâm Đồng, Bưu điện tỉnh, khách sạn Ngọc Lan… đã thể hiện được sự chăm chút cho bên ngoài và màu sắc công trình. Ngoài ra, sự phối hợp giữa kính màu và khung nhôm tại một số công trình tuy có nét mới lạ hiện đại nhưng chưa thật sự phù hợp với cảnh quan Đà Lạt. Thật khó mà xác định đặc trưng của màu sắc kiến trúc trong giai đoạn này.
b- Các vùng màu sắc kiến trúc đặc trưng:
Do mức độ đô thị hóa, biên độ tăng dần giữa giàu và nghèo, khác biệt giữa sự phô trương của cuộc sống đô thị với cuộc sống thực tế giản dị của vùng ven, vùng nông thôn mà sắc thái kiến trúc cũng hình thành sự phân biệt khá rõ nét. Có thể tạm chia thành các vùng màu sắc kiến trúc như sau:
b1. Khu Trung tâm thành phố: Như đã nêu trên, với mức độ đô thị hóa cao, giá đất ngày càng tăng, có khi cao gấp vài lần giá trị nhà và bị bó buộc trong không gian hẹp, các công trình đã cố gắng để được vươn cao lên, để được nổi trội mà không phải đô thị nào cũng có đủ quy chế để điều chỉnh nó. Nhà san sát nhau nhưng cá tính, nhu cầu thẩm mỹ của mỗi người mỗi khác cho nên nhà quản lý, và tội nhất là các kiến trúc sư, các nhà tư vấn không đủ cơ sở pháp lý để định hướng, tư vấn cho chủ đầu tư phải áp dụng một tiêu chí chung về màu sắc hoặc chí ít là có sự đồng bộ giữa các công trình trong cùng một dãy phố, một khu dân cư tập trung. Bên cạnh đó, ngày nay cuộc sống đô thị đã hình thành kiểu làm hết mình nhưng cũng “chơi” hết mình nên sau khi vất vả kiếm tiền, người ta muốn tạo cho mình một không gian rất riêng, rất cá tính để tự thỏa mãn cũng như so sánh với bạn bè lúc “trà dư tửu hậu”. Có những cái gọi là độc đáo nhưng với điều kiện nó phải nằm riêng lẻ, còn trong một không gian chung thì trở nên lạc lõng và không thể hòa nhập được. Có thể tóm lược màu sắc trong trung tâm thành phố hiện nay là đa sắc màu (Multicolor), nóng nảy và thiếu hòa hợp.
b2. Vùng cận trung tâm, các nhà vườn: Cuộc sống ở đây hiền hòa và thoải mái hơn, đồng thời trong bối cảnh của vùng sản xuất nông nghiệp hoặc nhà có vườn thì người ta quen với những màu sắc nhẹ nhàng vốn có của thiên nhiên nên ít sử dụng các màu quá lòe loẹt, chói chang cho công trình kiến trúc. Thật ra hiện nay ở vùng ven Đà Lạt cũng có những kiến trúc sử dụng các màu nóng nhưng xét cho kỹ thì chỉ ở mức độ nhẹ nhàng, có nhiều nhất là 3 màu cho mỗi kiến trúc mà thường thì là tăng giảm độ đậm nhạt (ton sur ton) chứ rất ít sử dụng màu tương phản (contrast). Đặc điểm làm cho vùng ven có màu sắc kiến trúc dễ chịu hơn là đất rộng, công trình cách xa nhau xen kẽ ở giữa là vườn và cây xanh nên nhìn ở một khung cảnh bao quát (Panorama) ta cũng ít nhận biết ngay được sự tương phản hoặc nói cách khác, khó hình thành sự tương phản rõ ràng. Vùng cận trung tâm và các nhà vườn còn có lợi thế là có cây xanh, thảm cỏ, đồi núi làm nền nên nếu tổng hợp với những yếu tố nêu trên thì có thể đánh giá màu sắc kiến trúc vùng cận trung tâm và các nhà vườn ở Đà Lạt là màu gần gũi với thiên nhiên.
b3. Vùng ven và các xã ngoại thành: Đây là những vùng thuần nông, dịch vụ rất ít và mang tính gia đình. Bên cạnh đó là lối sống tình làng nghĩa xóm nên làm gì người ta cũng nhìn nhau để tìm một giải pháp hài hòa chung. Mặt khác, do cư dân đa phần chất phác, hiền hòa và quan trọng nhất cuộc sống gắn liền với ruộng đất, cây cối nên cảm nhận về màu sắc chung của họ cũng rất tự nhiên và gần gũi với những gì thuờng gặp. Về với các vùng ven và các xã ngoại thành Đà Lạt, màu sắc chung của cả một vùng rộng lớn là màu vàng đến nâu của đất và màu xanh của cây cỏ, ruộng vườn. Ngoài các công trình công cộng và một bộ phận nhỏ nhà ở dịch vụ ven quốc lộ, tỉnh lộ tại các trung tâm xã được xây dựng mới và được xem xét khá kỹ về màu sắc và sử dụng vật liệu trong quá trình phê duyệt và quản lý xây dựng, ta thấy đa phần nhà dân vẫn mang màu sắc tự nhiên nguyên thủy của vật liệu xây dựng như xám đen đến xám trắng của đá granit, trắng đến vàng sẫm của vôi pha với màu làm bằng đất, nâu của gỗ, nâu đỏ của ngói nung và một ít sơn dầu mà đa phần là xanh da trời, xanh lục. Còn nghèo thì nhà gỗ mái tôn tráng kẽm ngã màu nâu nhưng đặt giữa nền đất Bazan đỏ và cây xanh trong vườn thì thật là hài hòa, thậm chí nhìn xa thì phải chú ý mới thấy được. Khá hơn một chút thì có lớp đá chẻ màu xám xây cao chừng một thước, trên là vách, cửa gỗ sơn dầu và mái lợp ngói mới hoặc rêu phong đều đẹp. Giàu hơn một chút thì xây theo kiểu “biệt thự”, lợp ngói hoặc một ít lợp tôn giả ngói nhưng như đã nói trên, cư dân cũng nhìn chung quanh chòm xóm và làm sao “coi cho được”, đừng “chơi nổi” quá nên nhìn chung từ mọi góc độ, nhà cửa vùng này có sự chuyển tiếp một cách nhẹ nhàng từ nhà này sang nhà khác về kiến trúc cũng như màu sắc. Mặt khác người dân nông thôn có một tập tính rất thường gặp là đã thích kiểu nhà nào rồi là làm cho giống, khác chăng nhau là một số chi tiết và màu sắc và như vậy vô tình nhưng lại rất hợp lý vì đã tạo nên sự đồng bộ, hài hòa nhất định giữa các công trình. Yếu tố còn lại giống như vùng cận trung tâm và nhà vườn là nhà cách xa nhau và có nền phong cảnh đồi núi, cây xanh nên màu sắc kiến trúc vùng ven thành phố mang sắc thái tự nhiên nhất.

3.2. Các yếu tố chi phối, kiểm soát:
Như đã nêu trong hiện trạng trên đô thị nào cũng có một nền phong cảnh riêng nên những tác động, thêm bớt màu sắc cho khung cảnh chung đó cần được xác định theo những yếu tố từ chính đến phụ, từ tổng quan đến chi tiết làm cơ sở cho việc quản lý chi phối màu sắc kiến trúc chung cho toàn thành phố.
a- Các yếu tố chi phối chính:
Có thể thấy đô thị nào cũng bị chi phối trước hết về màu sắc đặc hữu của phong cảnh tự nhiên, vật liệu xây dựng, truyền thống và một số yếu tố phát sinh khác trong quá trình phát triển mà ta chưa thể lường hết được.
a1. Cảnh quan chung quanh: Đây là yếu tố quan trọng và chính yếu nhất. Đà Lạt có nền chính là hai màu xanh là xanh lục (green) của cây cỏ và xanh da trời (blue) của bầu trời và mặt nước hoặc chuyển màu xám trắng vào mùa mưa do sương và mây mù. Yếu tố này chi phối một cách tự nhiên, có quy luật theo hai mùa mưa nắng của thành phố và yếu tố chi phối không thể can thiệp được.
a2. Vật liệu xây dựng: Đá, đất, kim loại và gỗ là vật liệu chủ yếu cho xây dựng. Xét về bản chất thì yếu tố chi phối này cũng không thể can thiệp sâu được, có chăng là pha trộn phối hợp theo một tỉ lệ nhất định để có sự hài hoà về màu sắc trong sự tổng hợp đó. Về sau, trong quá trình tạo hình của các vật liệu này, người ta bổ sung một số màu nhân tạo cho phong phú, tươi tắn hơn. Như vậy có thể nói vật liệu xây dựng là yếu tố chi phối kết hợp giữa tự nhiên và nhân tạo và chỉ có thể can thiệp một phần.
a3. Truyền thống: Sử dụng màu sắc trong cuộc sống nói chung và kiến trúc nói riêng đã hình thành những truyền thống từ lâu theo từng dân tộc, theo từng quan niệm, theo tôn giáo và cả theo yếu tố thời tiết và cảnh quan bên ngoài. Người Việt Nam thuộc phương đông; người Đà Lạt là di dân tứ xứ của đất nước họp thành nên cảm nhận và sử dụng màu sắc theo yếu tố phương Đông là điều tất nhiên. Vui đỏ, buồn trắng, cao sang quyền quý vàng, trang trọng đen… Song bên cạnh đó, một vấn đề quan trọng là yếu tố chi phối của phương Tây, cụ thể là Pháp trong sinh hoạt và nhất là kiến trúc. Vì vậy, ở Đà Lạt đã ít nhiều có sự phối hợp nhất định giữa hai truyền thống Đông và Tây trong màu sắc, nhất là màu sắc kiến trúc. Ví dụ như những năm 1930, khi xây dựng Hotel du Parc (Novotel ngày nay) trong tổng thể chính là tường vôi trắng và mái ngói đỏ, người ta đã đắp nổi thêm vào các hoa hồng dưới bệ cửa gỗ và cho sơn màu như thật để trang trí; hay như kiến trúc của Ga Đà Lạt hiện nay (Di tích kiến trúc cấp quốc gia) đã sử dụng vôi màu đỏ bầm và kính nhiều màu để trang trí mà chưa có tiền lệ ở trong các công trình công cộng trước đó. Ngoài ra, các kiến trúc của Thiên Chúa giáo và Phật giáo là các đại biểu rõ nét nhất của hai trường phái Đông và Tây cùng tồn tại trong thành phố này song có một điểm chung là rất hài hoà với thiên nhiên và khung cảnh chung. Người dân các thế hệ Đà Lạt chắc đã cảm nhận sâu sắc cách sử dụng màu nói trên nên trước khi có sự bùng nổ của sơn nước thì truyền thống chung của màu sắc kiến trúc tại thành phố Đà Lạt là nhẹ nhàng, ấm áp và gần gũi với thiên nhiên. Nói chung, truyền thống là một yếu tố chi phối hoàn toàn nhân tạo, dễ can thiệp và cũng rất dễ bị thay thế nếu không có biện pháp hệ thống hóa và thể chế hóa.
a4. Yếu tố khác: Ngoài những yếu tố chính nêu trên, việc sử dụng màu sắc, nhất là trong mảng nhà dân còn mang nhiều yếu tố chi phối phụ khác như tâm linh, phong thủy. Đây là những yếu tố chi phối nhân tạo và không phổ biến.
a.4.1. Về yếu tố tâm linh: Có thể nói là không phải là khi cuộc sống dư dả còn người mới hướng tới những vấn đề siêu nhiên mà yếu tố này đã hình thành từ lâu, nhất là trong việc xây nhà ở. Điều này thể hiện rõ nét ở chỗ bố trí hướng nhà, phòng ốc, cửa chính, nhà bếp… Còn về màu sắc, người ta tránh những màu quá tối làm cho mặt nhà buồn bã, u ám làm ăn không nên; người ta cũng tránh nhà chỉ toàn màu trắng trông có vẻ tang tóc; cũng có quan niệm cho rằng mặt tiền nhà ốp các loại đá có mặt sáng bóng hoặc trang trí bằng gương tráng thủy, các mảng kính lớn sẽ làm dội lại “khí vượng” nên khó mà phát triển… Tuy không ai nói ra chứ cứ đi một vòng nhà các chủ doanh nghiệp mới phất thì sẽ thấy ngay yếu tố chi phối này trong cách sử dụng màu sắc và vật liệu trang trí mặt tiền nhà.
a.4.2. Phong thủy: Phong thủy có nguồn gốc từ phương Đông mà người Trung Quốc có nhiều cách nghiên cứu và áp dụng vào các mặt của cuộc sống, có thể thấy rõ nhất là trong Kinh Dịch. Trong nghiên cứu phong thủy, các màu xám, đen, xanh dương, xanh lục, tím, đỏ, hồng, trắng thứ tự tương ứng với các cung của bát quái là Chấn, Càn, Khảm, Cấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Kết hợp với ngũ hành thì trắng ứng với Kim tại cung Đoài, Xanh lục ứng với Mộc tại cung Cấn, đen ứng với Thủy tại cung Càn, đỏ ứng với Hỏa tại cung Li và tất cả đều bao quanh trung tâm của bát quái là màu vàng ứng với Thổ. Ở đây, không có điều kiện tìm hiểu sâu về cách sử dụng màu theo bát quái nhưng có thể nói thực tế đây cũng là một yếu tố chi phối nhân tạo và cũng ít phổ biến.
b- Yếu tố kiểm soát:
Đây là yếu tố làm căn cứ để đánh giá tính phù hợp của màu sắc kiến trúc, nó bao gồm cả yếu tố tự nhiên lẫn nhân tạo nhưng quan trọng là chỗ kết hợp hai yếu tố này để trở thành một tiêu chí chung khả dĩ và được chấp nhận trên diện rộng đối với việc kiểm tra và quản lý việc sử dụng màu sắc kiến trúc.
b1. Cảnh quan chung quanh: Như đã phân tích ở phần trên, đây là yếu tố hoàn toàn tự nhiên, khó can thiệp và nên tôn trọng tối đa. Một kiến trúc nếu được đặt nhưng chưa phù hợp với khung cảnh cũng có thể dùng màu sắc để hạn chế những khiếm khuyết; tuy nhiên cho dù hình thái kiến trúc có thể phù hợp nhưng sử dụng màu không phù hợp sẽ dễ nhận biết và gây phản cảm ngay. Cảnh quan Đà Lạt là công thức của một vùng đồi, núi, hồ, thông và sương mù; mưa nắng tuy đâu cũng có nhưng mưa nắng ở Đà Lạt phải gắn với đồi, núi, hồ, thông và sương mù. Vì vậy, có thể nói đây là yếu tố kiểm soát quan trọng nhất nhưng cũng khó bảo vệ nhất.
b2. Công trình lân cận: Đây là yếu tố nhân tạo, dễ tác động và luôn có sự biến động theo thời gian phụ thuộc vào các yếu tố cũ mới, quan niệm thẩm mỹ, tình trạng kinh tế, sự phát triển của vật liệu xây dựng, tính chất sở hữu và cả tính tình của con người. Do đặc điểm như trên nên yếu tố này rất khó để xây dựng thành tiêu chí để kiểm soát chung. Mỗi người có một cảm nhận riêng về màu sắc nên nếu phân thành những nhóm nhỏ ở mức độ cho phép thì mới có thể góp được tiếng nói chung, tất nhiên là tiếng nói đó không nhất thiết phải hoàn toàn giống nhau mà cần có sự chuyển tiếp với nhau để tránh đơn điệu. Như vậy, có thể nói yếu tố kiểm soát là công trình lân cận thì chỉ giải quyết được trong một khu vực nhất định và là yếu tố không ổn định. Ở Đà Lạt, bên cạnh các biệt thự, một số nhà biệt lập được nghiên cứu kỹ về kiến trúc cũng như màu sắc thì đa phần các dãy phố khu trung tâm đô thị trước đây đều do một vài ông chủ lớn xây dựng hàng loạt và cho thuê lại nên nhìn chung đã tạo được một sự đồng bộ nhất định. Mặt khác thời Hoàng triều cương thổ thì việc quản lý xây dựng rất ngặt nghèo nên tính đồng bộ của kiến trúc và màu sắc công trình được giải quyết khá chu đáo. Nay thì nhu cầu sửa chữa, cải tạo nâng cấp ngày một nhiều, mỗi dãy phố có nhiều chủ sở hữu với những nhu cầu, sở thích khác nhau thì việc phá vỡ sự đồng bộ đó là khỏi tránh khỏi. Mặt khác công trình lân cận là yếu tố kiểm soát có tính hoán vị lẫn nhau, công trình hiện hữu làm căn cứ để xem xét việc xây dựng công trình mới và tới khi cần sửa chữa, tới lượt nó phải chịu yếu tố kiểm soát từ những công trình mới xây dựng này. Vì vậy, cần có một hệ thống các quy định thống nhất và khả thi mới đảm bảo được tính đồng bộ và phù hợp màu giữa các công trình, nhất là các dãy phố đang là đa số trong đô thị hiện nay.
3.3. Các định chế quản lý, kiểm soát:
Từ lâu chúng ta thường ta thán về sự hỗn loạn màu sắc trong kiến trúc tại các đô thị, song thực tế nếu hỏi màu nào đẹp hơn, màu nào phù hợp hơn thì không ai có thể trả lời một cách chính xác. Thực tế cũng có một số quy định nhưng chưa cụ thể và tính khả thi không cao. Các nhà tư vấn được đào tạo bài bản, có tư duy tốt về màu sắc kiến trúc, có trách nhiệm nhưng để thuyết phục được chủ công trình sử dụng màu gì thì không phải ai cũng làm được và là một việc cực khó trong giai đoạn hiện nay. Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam do Bộ Xây dựng ban hành cũng chỉ khuyến cáo không được sử dụng màu tối, nhưng màu tối là màu gì thì cũng không xác định cụ thể. Vì vậy, những định chế để quản lý màu sắc trong kiến trúc là một yếu tố kiểm soát rất cần thiết.

II. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÀU SẮC KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ ĐÀ LẠT:

1. Xác định các yếu tố cần quản lý:
a) Các yếu tố bị động:
- Quyền tác giả của chủ thể sáng tạo, quyền sở hữu tài sản của chủ đầu tư.
- Yếu tố lịch sử truyền thống văn hóa thẩm mỹ.
- Điều kiện tự nhiên, thiên nhiên.
- Tài nguyên vật liệu địa phương.

Trong tổng thể tự nhiên của một cảnh quan đô thị, rộng hơn là một vùng, mọi vật luôn tồn tại với những màu sắc đa dạng phong phú. Đó là đặc điểm vốn có của tự nhiên từ bao đời nay. Bức tranh đa dạng ấy được cấu thành từ nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có những yếu tố làm nền chính và những yếu tố nổi lên làm điểm nhấn. Sự phân tách giữa chính và phụ cũng chỉ mang tính tương đối, phụ thuộc vào tính chất mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể, cũng như mối tương quan nội tại của nhóm đối tượng xem xét.
Trong lĩnh vực sáng tác thiết kế kiến trúc, màu sắc là một thành phần quan trọng của quá trình tư duy sáng tạo. Sự lựa chọn màu sắc, bố cục màu sắc, phong cách sử dụng màu sắc… thay đổi khác nhau tùy thuộc cảm nhận cá nhân của người thiết kế. Tuy nhiên, khi nhìn ngắm hình ảnh tổng thể của đô thị, hiệu quả hình ảnh màu sắc mà người ta cảm nhận không phải chỉ là những công trình riêng lẻ, mà có sự liên kết hình ảnh giữa cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan nhân tạo, giữa công trình cổ và công trình có tuổi đời ít hơn, giữa công trình hiện hữu và công trình mới hoàn thành.
Vì thế, sự quản lý màu sắc kiến trúc trong đô thị không chỉ đề cập đến khía cạnh thẩm mỹ của sáng tác công trình kiến trúc, mà quan trọng hơn là cần phải đề cập đến những tác động của màu sắc công trình đối với cư dân trong khu vực và đối với toàn thành phố. Như vậy, ta phải tạo ra nét đặc trưng cho từng khu lân cận, từng đoạn phố, từng khu vực… nhưng vẫn đảm bảo sự hài hòa với tổng thể.
Cần phải xây dựng một quan điểm thông suốt về quản lý màu sắc trong đô thị. Quản lý màu sắc kiến trúc trong đô thị phải được đặt trong nội dung tạo dựng hình ảnh đặc trưng mong muốn của đô thị, với mục tiêu là đảm bảo sự phát triển bền vững về mặt văn hóa.
Về mặt phân cấp quản lý, hiện nay chủ yếu mới chỉ căn cứ vào diện tích xây dựng. Những công trình có quy mô nhỏ do cấp huyện quản lý. Tuy nhiên, đối tượng này chủ yếu là nhà ở tư nhân với số lượng rất lớn có tác động quan trọng trong việc tạo dựng hình ảnh của đô thị. Vì vậy, việc quản lý màu sắc kiến trúc cần tập trung hướng dẫn và tăng cường kiểm soát ở khu vực này. Trong trường hợp này, sự tham gia tích cực của cộng đồng là một yếu tố quan trọng để có thể tạo dựng hình ảnh mong muốn của thành phố. Hiện nay, có thể nói Đà Lạt tuy đã có Điều chỉnh Quy hoạch chung được duyệt kèm theo các quy định quản lý, nhưng trong thực tế vẫn rất khó áp dụng cho có hiệu quả. Vì vậy, thành phố cần có một sự hoạch định cụ thể, một tuyên bố chung về hình ảnh mong muốn đạt được, là ước nguyện chung của người dân thành phố để mọi người chung lòng chung sức xây dựng. Tầm nhìn viễn cảnh ấy sẽ là nền tảng để phân tích và nhìn nhận được những ưu thế, đặc thù, từ đó xác định những phương thức ứng xử phù hợp.
Màu sắc kiến trúc Đà Lạt về cơ bản là màu vật liệu. Tổ hợp màu sắc công trình là hiệu quả có tính tự thân của các vật liệu được sử dụng chứ không phải là sự áp đặt về màu sắc theo chủ ý của người tạo dựng công trình. Gam màu phổ biến được quy định bởi màu của mái ngói (nâu, đỏ), màu gỗ (nâu nhạt), tường màu vôi vàng nhạt hay hồng nhạt… Sự lựa chọn màu sắc không phải là yếu tố được chú trọng nhất trong việc tạo dựng thẩm mỹ công trình kiến trúc. Bởi vì các vật liệu xây dựng chủ yếu đều khai thác tại chỗ, màu sắc của chúng trong công trình kiến trúc đã hòa quyện với khung cảnh thiên nhiên đã tạo nên những ấn tượng dễ chịu.

Các yếu tố đề cập trong quản lý màu sắc kiến trúc đô thị:
Nếu đặt để một công trình kiến trúc vào mối quan hệ tổng thể khu vực lân cận, màu sắc của công trình có thể được nhìn nhận dưới 4 cấp độ cơ bản:
• Quy mô khu vực hoặc cả thành phố.
• Quy mô đường phố, quãng trường.
• Cấp độ công trình cụ thể.
• Cấp độ của các thành phần chi tiết trong công trình.
Bên cạnh đó, màu sắc của công trình kiến trúc có thể được nhìn nhận từ các điểm nhìn khác nhau: từ phía trước, từ cạnh bên, từ trên cao, từ bên dưới…. Công trình cũng có thể được cảm nhận trong điều kiện khác nhau: bị bóng đổ của công trình lân cận hoặc bóng bản thân công trình, trong điều kiện ánh sáng ban ngày rực rỡ của mùa, lạnh giá của mùa đông. Dưới tác động của chiếu sáng nhân tạo vào ban đêm. Trong mỗi điều kiện khác nhau, biểu hiện công trình có sự khác biệt và vì vậy đem lại những cảm nhận khác nhau.
Theo quan điểm bền vững văn hóa, quản lý màu sắc kiến trúc đô thị nhằm góp phần tạo dựng môi trường sống đáp ứng tiêu chuẩn đô thị bền vững thông qua tiêu chí bền vững văn hóa; duy trì, tiếp nối, phát triển, làm mới các giá trị tích cực của văn hóa truyền thống cũng như văn hóa đương đại. Tạo dựng đô thị có khả năng sống được cao, sức hấp dẫn tốt, thân thiện hướng tới mục tiêu mong muốn là tiếp nối và phát triển tinh thần của địa điểm.
Trên cơ sở các phân tích nêu trên cho thấy: Quản lý màu sắc công trình kiến trúc trong đô thị cần đánh giá được tác động của công trình về mặt tổ hợp màu sắc theo 4 cấp độ nêu trên. Từ đó đánh giá tính chất và mức độ đóng góp đối với hình ảnh đô thị trong việc phát triển để đạt được các đặc trưng mong muốn. Để có thể đi đến hướng dẫn và quy định cụ thể thống nhất trong mỗi khu vực đô thị, cần thực hiện các nội dung sau:
- Xác định tầm nhìn viễn cảnh phát triển chung cho toàn thành phố.
- Xác định đặc trưng cơ bản của từng khu vực và mục tiêu phát triển mong muốn.
- Xác định các tiêu chí cụ thể cần đáp ứng.
- Xây dựng tài liệu hướng dẫn thiết kế cho từng khu vực.
Trên cơ sở các hướng dẫn đó, tại những khu vực quan trọng của thành phố cần thiết lập thiết kế đô thị để quy định chi tiết và cụ thể.
Ở đây, vấn đề không phải việc công trình kiến trúc không được phép sử dụng màu sắc đối chọi vối xung quanh, có sự tương phản mạnh hay gây sự chú ý… mà quan trọng hơn là xác định tính chất mong muốn của khu vực đô thị. Nếu như trong khu vực dịch vụ thương mại cần tạo nên một sự sôi động, thì việc sử dụng màu sắc hợp lý sẽ đem lại hiệu quả cao. Trái lại, tại những khu vực mong muốn tạo nên một khung cảnh nghỉ ngơi thanh bình nhưng không buồn chán, có thể sử dụng tông màu sáng làm màu nền chính và tô điểm thêm một cách nhẹ nhàng ở các chi tiết với màu cùng tông để tạo nên sự sống động có giới hạn. Vấn đề là khi đã xác định được tính chất mong muốn của mỗi khu vực, có nhiều biện pháp khác nhau để đạt hiệu quả cần thiết. Điều cần làm mới là tăng cường trách nhiệm quản lý, quản lý phải truyền tải và kiểm soát được tính chất khu vực đô thị và hiệu quả mong muốn chứ không quy định giải pháp cần thực hiện là trách nhiệm của người thiết kế.
Các hướng dẫn thiết kế màu sắc kiến trúc tại mỗi một khu vực không chỉ định giải pháp về màu sắc mà cần nêu rõ:
- Tính chất chung của bố cục.
- Tính chất của màu nền.
- Tính chất của màu nhấn.
Khi cần có sự liên kết về mặt tổng thể để tạo mảng hay tuyến, có thể quy định nguyên tắc sử dụng màu nền và màu nhấn. Sẽ chỉ định màu trong trường hợp đặc biệt.
Đối với những lựa chọn màu sắc có tính đặc thù địa phương, cần phải xây dựng bảng hướng dẫn màu là tập hợp những màu của tự nhiên: cỏ, cây, đất, đá, suối, hồ…; những màu của nhân tạo: nhà cửa, kiến trúc, công trình… Từ đó đưa ra hướng dẫn về tông màu lựa chọn của khu vực (tông màu nóng - lạnh) cũng như đặc tính tổ hợp (hài hòa - tương phản…) để người thiết kế đi sâu nghiên cứu và tìm ra giải pháp phù hợp định hướng chung.

b) Các yếu tố chủ động:
-
-
-
-
-

2. Đề xuất các nguyên tắc và giải pháp sử dụng màu sắc kiến trúc cho một số tuyến phố và các khu chức năng chính trong đô thị Đà Lạt:
a) Các nguyên tắc chung về sử dụng kiến trúc trong đô thị Đà Lạt:
- Cần khẩn trương nghiên cứu và xây dựng mục tiêu và viễn cảnh của thành phố. Xác định các tính chất mong muốn cho từng khu vực đặc trưng. Công việc này cần có sự tham gia của cộng đồng dân cư để đảm bảo có được sự vận hành đồng bộ từ cơ quan quản lý cho đến những người triển khai thực hiện.
- Quy định về màu sắc kiến trúc cần được xây dựng trong khuôn khổ hệ thống những quy định chung về thiết kế đô thị, quy mô hình khối công trình và các quy định khác liên quan như cảnh quan đô thị, chiếu sáng đô thị, và tiện nghi đô thị…
- Hiệu quả màu sắc của hình ảnh đô thị không chỉ do một mình yếu tố kiến trúc quyết định mà là sự tác động qua lại của yếu tố nhân tạo và yếu tố tự nhiên. Vì vậy cần xác định rõ tại mỗi khu vực yếu tố tạo nên đặc trưng để xác định giải pháp phù hợp.
- Cần có quy định cụ thể về bảng hiệu, bảng quảng cáo trên bề mặt công trình kiến trúc để đảm bảo quản lý được màu sắc, kích cỡ, hình ảnh quảng cáo phù hợp với tính chất khu vực.
b) Các giải pháp sử dụng màu sắc kiến trúc cho một số tuyến phố và các khu chức năng chính trong đô thị:
-
-
-
-
-
-

3. Các biện pháp quản lý màu sắc kiến trúc đô thị tại thành phố Đà Lạt:
A- Các chế định và căn cứ cần thiết để quản lý màu sắc kiến trúc:
Đà Lạt là một đô thị miền núi nên ở những điểm cao ta có thể quan sát một công trình từ nhiều góc độ, kể cả phần mái. Như có ai đó đã nói, nghiên cứu kiến trúc Đà Lạt phải nghiên cứu cả 5 mặt tiền (mặt thứ 5 là mái nhà) và mặt nào cũng quan trọng cả. Tuy nhiên, thực tế hiện nay ngoài một số nhà biệt lập biệt thự, các công trình công cộng được đầu tư nghiên cứu kỹ lưỡng thì đa phần kiến trúc mà đặc biệt là nhà ở chỉ được chú trọng từ một đến 2 mặt. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho cảnh quan kiến trúc chung của thành phố, nhất là khu trung tâm khá lộn xộn. Cộng vào đó, việc sử dụng màu cho kiến trúc một cách “vô tội vạ” càng làm cho cảnh quan đô thị thêm khó chịu. Vì vậy, cần có các căn cứ và hành lang pháp lý đủ mạnh để giúp cho chính quyền đô thị các cấp ở Đà Lạt tăng cường việc quản lý kiến trúc đô thị của thành phố, trong đó phải được quy định chi tiết về màu sắc các công trình xây dựng. Quy chế xây dựng trên nền tảng các Nghị định, thông tư của Trung ương song phải có xem xét đến tính đặc thù, truyền thống nhất định của từng đô thị đồng thời cũng phải nghiên cứu đến tính đồng bộ với những công trình hiện hữu để vừa đảm bảo sự quản lý thống nhất nhưng không làm ảnh hưởng đến bản sắc riêng của mỗi đô thị hoặc có thể là đơn vị hành chính nhỏ hơn. Kiến nghị các chế định và căn cứ pháp lý cần thiết để quản lý màu sắc kiến trúc đô thị Đà Lạt bao gồm:
a- Văn bản pháp quy:
Hiện nay Chính phủ đã ban hành Nghị định 29/2007/NĐ-CP ngày 27-02-2007 về quản lý kiến trúc đô thị trong đó quy định cho UBND các cấp thiết lập và ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị tại địa phương. Đồng thời, Bộ Xây dựng cũng đã có Thông tư số 08/TT-BXD ngày 10-9-2007 hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt Quy chế quản lý kiến trúc đô thị gồm hai loại quy chế cấp I , cấp II tuỳ từng loại đô thị. Theo điểm 5 mục I của Thông tư 08/TT-BXD thì thành phố Đà Lạt là đô thị loại 2 nên phải xây dựng và ban hành cả hai loại quy chế quản lý kiến trúc đô thị cấp I và cấp II.
b- Tiền lệ:
Yếu tố này cần dành cho những khu lân cận của các khu bảo tồn kiến trúc hoặc ở vùng ven, vùng cận trung tâm. Các khu bảo tồn kiến trúc thường đã được nghiên cứu rất kỹ về sắc thái kiến trúc, tuy không đến mức để có thể xem xét là kinh điển nhưng đây có thể xem là những tiền lệ tốt cần được bảo tồn và phát huy. Trong khi giải quyết việc cho phép xây dựng ở khu vực lân cận, có thể lấy đó làm tiêu chí để xem xét, đánh giá đối với công trình xin xây dựng. Ở vùng ven và cận trung tâm, màu sắc kiến trúc được hình thành theo một số truyền thống và vật liệu xây dựng nên cũng có thể xem là tiền lệ tốt để áp dụng. Nếu đã được chứng minh một cách có hệ thống, thì tiền lệ cũng có thể đưa vào văn bản pháp quy mang tính điều chỉnh cục bộ cho mỗi vùng, mỗi khu dân cư và tất nhiên, những tiền lệ không tốt thì cần phải kiên quyết xóa bỏ.
c- Sự đồng bộ:
Các văn bản pháp quy thường có sau để điều chỉnh một số tồn tại thực tế nên cần nghiên cứu kỹ để đảm bảo tính đồng bộ cho toàn cục và cho từng khu vực. Đối với Đà Lạt điều này rất quan trọng vì kiến trúc Đà Lạt nói chung và màu sắc kiến trúc ở Đà lạt tính đến nay đã có một quá trình hình thành và phát triển khá căn bản. Như đã phân tích ở phần hiện trạng, màu sắc kiến trúc ở Đà Lạt rất đa dạng và biến đổi theo từng thời kỳ, từng vùng và cả theo sự phát triển của vật liệu. Bên cạnh đó, Đà Lạt có những khu bảo tồn kiến trúc, bảo tồn cảnh quan nên tính đến sự đồng bộ với những yếu tố này thì mới đảm bảo không phá vỡ cảnh quan nói chung và cảnh quan kiến trúc của toàn thành phố.
d- Dư luận và sự đồng thuận:
Văn bản pháp quy, các tiền lệ, sự đồng bộ theo ý muốn chủ quan muốn mang tính khả thi và tồn tại bền vững cần phải có sự đồng thuận cao thể hiện thông qua dư luận. Vì vậy, khi nghiên cứu quy chế quản lý kiến trúc đô thị nói chung và màu sắc kiến trúc nói riêng cần có sự đồng thuận cao. Biện pháp đề xuất là cần thiết lập quy hoạch đến từng chi tiết của đô thị, cụ thể là thiết kế đô thị, công khai cho dư luận biết để nhận xét, góp ý sau đó mới tổng hợp thành quy chế chung mới thực sự có tính khả thi và bền vững.
B- Dự báo khung hướng dẫn sử dụng màu sắc kiến trúc trong đô thị:
Xuất phát từ các yếu tố chi phối, các yếu tố kiểm soát nêu trong phần hiện trạng, màu sắc kiến trúc ở Đà Lạt cần được hướng dẫn, quy định cho từng vùng theo chi tiết như phân khu chức năng trong quy hoạch chi tiết xây dựng. Từ đó sẽ cho dự báo những khung chính trong quản lý, hướng dẫn sử dụng màu sắc tại thành phố Đà Lạt như sau:
a- Khung cảnh quan:
Cảnh quan của thành phố Đà Lạt phải được xác định ở vị trí số một trong thứ tự ưu tiên quản lý. Như vậy kiến trúc Đà Lạt cũng phải được quản lý gắn liền với cảnh quan hay nói khác phải là những kiến trúc cảnh quan và tất nhiên màu sắc kiến trúc của Đà Lạt cũng phải được quản lý trên cơ sở đó. Ngoài khu trung tâm có diện tích khoảng 556 ha có tính đô thị hoá cao, đa phần còn lại của thành phố là những khu dân cư mật độ vừa và thấp, xen lẫn với vườn rau hoa, cây cối, đồi núi, mặt nước và quan trọng và nhiều hơn hết là thông. Trên nền chung đó cần thiết phải phân thành các vùng mang tính đặc trưng và những vùng mang tính phổ thông, trong đó vùng mang tính phổ thông chiếm đa số.
a.1. Đặc trưng: những vùng có thể xếp vào loại đặc trưng tại thành phố gồm khu trung tâm đô thị, các khu bảo tồn kiến trúc, các khu bảo tồn di tích thắng cảnh và các dự án. Theo Quyết định số 16-2003/QĐ-UB ngày 30-01-2003 của UBND Tỉnh Lâm Đồng ban hành Quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch chung TP. Đà Lạt đến năm 2020 các vùng đặc trưng này gồm các phần diện tích trong khu A cần được quản lý theo quy chế bảo tồn kiến trúc và bảo tồn cảnh quan, tạm xếp là cấp độ 1. Đối với các dự án đang và sẽ triển khai trên toàn địa bàn đô thị Đà Lạt cũng sẽ được quản lý ở cấp độ này. Ở cấp độ 1, kiến nghị phải có mô hình chi tiết tỉ lệ tối thiểu 1/200 có tô màu từng công trình trước khi xem xét giải quyết và cấp phép xây dựng hoặc triển khai dự án.
a.2. Phổ thông: Các phần còn lại của thành phố do yếu tố chi phối đa dạng nên có thể xem xét ban hành một quy chế quản lý chung cho nhiều khu mang tính phổ thông hơn, tạm xếp là cấp độ 2. Riêng các dự án mới xây dựng, các cụm kiến trúc trong khu vực này cũng cần phải quản lý theo cấp độ 1 làm nền tảng cho toàn khu, gọi là điểm nhấn. Ở cấp độ 2, kiến nghị trong thiết kế và giấy phép xây dựng phải thể hiện được vật liệu mặt ngoài công trình và màu sắc công trình.
b- Khung truyền thống:
Truyền thống nêu ở đây là truyền thống về văn hóa, tập quán của người dân Đà Lạt từ xưa đến nay. Người dân Đà Lạt trước hết phải nói đến người dân tộc bản địa, kế đến là người dân đến làm việc và sinh sống tại thành phố thời Pháp thuộc và cuối cùng là người dân tứ xứ mà chủ yếu là miền Trung như Thanh Nghệ Tĩnh, Nam Ngãi Bình Phú đến sinh cơ lập nghiệp trên mảnh đất hiền hòa và màu mỡ này. Như vậy, ảnh hưởng của truyền thống đến kiến trúc và màu sắc kiến trúc cũng có thể phân tích từ ba nguồn trên. Người bản địa thì chỉ có gỗ, đất và đá với những màu nguyên thuỷ; người ảnh hưởng của văn hóa và kiến trúc Pháp thì sử dụng màu rất nhẹ nhàng chọn lọc và tinh tế; còn người tứ xứ miền Trung vào vốn chất phác, chịu thương chịu khó và kín đáo nên sử dụng màu sắc cũng rất kỹ tính và nhẹ nhàng theo tuyền thống mang từ quê hương vào. Ở đây, chúng ta đang nói đến đô thị nên không đi sâu vào truyền thống màu sắc kiến trúc của dân tộc thiểu số bản địa, tuy nhiên cũng phải có định hướng rõ ràng và kiên quyết vì nếu như ở một vùng rừng núi trùng điệp mà có ngôi nhà màu da cam hay màu tím thì thật là phản cảm. Trở lại với đô thị, khung truyền thống có thể áp dụng rộng rãi cho các khu vực dân cư đã đến trung tâm, các khu ở ven đô thị mà ở đó đã có những gia đình, dòng họ nối tiếp nhau từ bao đời nay. Khung truyền thống lại càng quan trọng và xem xét kỹ hơn đối với các khu bảo tồn kiến trúc, các khu vực dinh thự, biệt thự có từ thời Pháp; truyền thống này cần được xây dựng thành một khung tiền lệ tốt hay nói cao hơn thành một khung mang tính luật pháp để tăng hiệu quả của việc bảo tồn kiến trúc.
c- Khung đồng bộ:
Đây mới chính là vấn đề trọng tâm của màu sắc kiến trúc đô thị và không phải dễ quy định một cách thống nhất. Đồng bộ ở một mức độ nào đó để khỏi trở nên đơn điệu và nhàm chán, đồng thời cũng phải có sự chuyển hóa ở mức độ nào đó để dẫn nhập màu sắc từ khu vực nay sang khu vực khác mà không làm cho trở thành quá tương phản. Ngày nay, chúng ta có khái niệm về gam màu có thể hiểu là cách phối hợp một số màu đứng gần nhau sao cho vừa mắt. Về cảm quan ta có gam màu sáng (Ligth), chuẩn (Standard) hoặc tối (Dark), về cảm giác ta có gam màu nóng (Hot), dịu (Medium) và lạnh (Cool). Trong nghiên cứu này không có tham vọng và cũng không có đủ cơ sở thuyết phục màu nào đẹp, xấu nhưng có thể xét đến tính phù hợp hay không phù hợp. Thành phố Đà Lạt mưa nhiều, lạnh và buồn nữa cho nên nếu sử dụng gam màu tối và lạnh cho công trình thì e khó mà chấp nhận, chưa kể đến Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam (tập I) khuyến cáo không được sử dụng màu tối cho mặt tiền nhà. Kế đến là phân vùng sử dụng màu sao cho phù hợp với chung quanh. Ví dụ khu trung tâm, phố thương mại đông người, ồn ào, nóng bức nên sử dụng gam màu chuẩn và dịu để giảm bớt “ Stress”. Ở những vị trí khác thì có thể sử dụng gam màu sáng và nóng hơn; tuy vậy nó cũng không thể biến thành một công thức cứng ngắc mà cần phải đánh giá sự phù hợp với cảnh quan tự nhiên chung quanh, ví dụ một kiến trúc ở vùng cận trung tâm có vườn, cây xanh bao quanh mà sử dụng màu nóng và sáng quá cũng phản cảm. Cuối cùng trong khung đồng bộ là chọn một con đường, một ô phố, một dãy phố để tính toán cho sự đồng bộ về màu sắc. Đà Lạt là xứ đồi núi nên ô phố rất ít, đường phố lại dài ngắn thất thường và quanh co, cho nên lấy đơn vị là dãy phố để xét đến tính đồng bộ là vừa phải (qua một khúc cua hay đến điểm giao nhau với mộ đường nhánh…) Và tất nhiên, sự đồng bộ như đã nêu trên phải có sự chuyển gam hợp lý từ dãy phố này đến dãy phố khác, không nên quá tương phản.
d- Khung áp dụng vật liệu xây dựng: Khung vật liệu xây dựng ở đây đề cập đến 2 vấn đề :
d.1. Có thể sử dụng tối đa bao nhiêu loại vật liệu để trang trí mặt tiền nhà: Như đã phân tích ở phần hiện trạng, hiện nay vật liệu xây dựng rất phong phú và một số chủ công trình ít hiểu biết hoặc không được tư vấn kỹ lại sẵn tiền nên phát sinh khuynh hướng thích sử dụng nhiều loại vật liệu để trang trí cho mặt tiền nhà, nhất là về màu sắc trông rất là rối rắm. Có những chủ công trình do thích phô trương nên đã cố gắng nhồi nhét những loại vật liệu mới nhất, đắt tiền nhất vào một diện tích chật hẹp rất phản cảm cho cảnh quan chung. Khắc phục điều này chắc luật pháp khó có thể điều chỉnh được mà cần phải có sự tư vấn, thuyết phục từ các nhà tư vấn kiến trúc chân chính và có tâm huyết.
d.2. Giữ nguyên màu sắc của vật liệu: Vấn đề này cần quan tâm cho những công trình chỉnh trang, duy tu. Một số vật liệu như đá chẻ, đá ốp, gạch xây không tô qua quá trình dài sử dụng bị phong hóa cũ kỹ nên người ta dùng vôi sơn để khỏa lắp làm mất giá trị của vật liệu và làm đổi màu công trình một cách thô thiển. Do vậy cần có khung quy định về bảo vệ màu nguyên của các vật liệu xây dựng không tô trát trong xây dựng cũng như chỉnh trang, sửa chữa công trình kiến trúc.
C- Kiến nghị quy chế quản lý màu sắc kiến trúc trong đô thị Đà Lạt:
a- Nghị định 29/2007/NĐ-CP ngày 27-02-2007 của Chính phủ về quản lý kiến trúc đô thị đã có một số quy định về quản lý màu sắc kiến trúc gồm:
+ Điểm 3 Điều 4 (Yêu cầu về kiến trúc đô thị): Hài hòa giữa các yếu tố tạo nên kiến trúc đô thị như vật liệu, màu sắc, chi tiết trang trí; đảm bảo trật tự chung, hòa nhập với cảnh quan khu vực, phù hợp với chức năng công trình.
+ Điểm 5 Điều 9 (Quy định đối với kiến trúc đô thị): Khi cải tạo, chỉnh trang, phục hồi, duy tu các công trình cổ không được dùng vật liệu khác biệt về tính chất, màu sắc để thay thế vật liệu vốn có của công trình đó.
+ Điểm 6 Điều 9 (Quy định đối với kiến trúc đô thị): Đối với các công trình kiến trúc xây dựng mới trong khu vực đã được công nhận là di sản kiến trúc phải sử dụng các loại vật liệu tương đồng về màu sắc, chất liệu với công trình vốn có của khu vực.
+ Điểm 7 Điều 9 (Quy định đối với kiến trúc đô thị): Mặt ngoài công trình kiến trúc đô thị không được sử dụng màu sắc, vật liệu gây chói lóa hoặc phản xạ quá tiêu chuẩn về vệ sinh và an toàn cho sứ khoẻ con người.
+ Điểm 4 Điều 13 (Quy địnhvề nhà ở đô thị): Nhà ở mặt phố xây dựng mới phải phù hợp quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Khi xây dựng không đồng thờ thì các nhà xây sau ngoài việc phù hợp với quy hoạch chi tiết được duyệt còn phải căn cứ vào cao độ nền, chiều cao tầng, màu sắc của nhà xây trước đó đã được cấp phép.
+ Điều 23 (Trách nhiệm của tư vấn thiết kế): Tư vấn thiết kế công trình kiến trúc đô thị như: tổ chức tư vấn thiết kế, tác giả công trình, chủ nhiệm đồ án có quyền giám sát theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm liên đới về mỹ quan, độ bền vững, an toàn và tính hợp lý trong sử dụng, phù hợp với môi trường, cảnh quan kiến trúc đô thị.
+ Điểm 5 Điều 27 (Trách nhiệm của UBND các cấp): Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn chọn lựa khu vực điển hình để nghiên cứu triển khai làm mô hình đô thị thí điểm, tiến tới nghiên cứu thiết kế lập mô hình tổng thể cả đô thị theo tỉ lệ thích hợp để quản lý được thuận lợi.
b- Phân khu:
Theo Quyết định số 16-2003/QĐ-UB ngày 30-01-2003 của UBND Tỉnh Lâm Đồng ban hành Quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch chung TP. Đà Lạt đến năm 2020 , thành phố được phân thành những khu vực để quản lý quy hoạch kiến trúc và xây dựng theo những yêu cầu và tiêu chí riêng. Đối với màu sắc kiến trúc cũng căn cứ theo các phân khu này để quản lý gồm :
b.1. Quản lý màu sắc kiến trúc theo cấp độ 1: một phần diện tích trong khu A cần được quản lý màu sắc theo quy chế bảo tồn kiến trúc và bảo tồn cảnh quan và một số khu khác thuộc khu B, C, D. Ở cấp độ 1, kiến nghị phải có mô hình chi tiết tỉ lệ tối thiểu 1/200 có tô màu từng công trình trước khi xem xét giải quyết và cấp phép xây dựng hoặc triển khai dự án gồm các khu vực :
Khu A1: Được giới hạn bởi các đoạn đường Đinh Tiên Hoàng, Trần Nhân Tông, Bà Huyện Thanh Quan, Yersin, Trần Quốc Toản, Lê Đại Hành (cầu Ông Đạo), Nguyễn Thái Học .
Khu A2 : Được giới hạn bởi các đoạn đường Bà Huyện Thanh Quan, Sương Nguyệt Ánh, Nguyễn Đình Chiểu, Trần Quý Cáp, Hùng Vương, Phạm Hồng Thái, Yersin .
Khu A3: Được giới hạn bởi các đoạn đường Lê Đại Hành, Trần Quốc Toản, Yersin, Phạm Hồng Thái, Trân Hưng Đạo, Trần Phú .
Khu A4: Được giới hạn bởi các đoạn đường Trần Phú, Đường 3 Tháng 2, Nguyễn Văn Cừ, Anh Sáng, Lê Đại Hành.
Khu B4: Gồm toàn bộ khu vực Học viện Lục Quân.
Khu D2: Được giới hạn bởi các đoạn đường Lê Hồng Phong, Pasteur, Trần Phú.
b.2. Quản lý màu sắc kiến trúc theo cấp độ 1 và 2: một phần diện tích trong khu A và một số khu khác thuộc khu B, C, D. Ở cấp độ 1 và 2, kiến nghị phải có mô hình chi tiết tỉ lệ tối thiểu 1/200 có tô màu từng công trình trước khi xem xét giải quyết và cấp phép xây dựng hoặc triển khai dự án đối với mặt tiền đường và đối với các công trình bên trong quản lý màu sắc theo cấp độ 2 tức là trong thiết kế và giấy phép xây dựng phải thể hiện được vật liệu mặt ngoài công trình và màu sắc công trình gồm các khu vực :
Khu A5: Được giới hạn bởi các đoạn đường Ánh Sáng, Nguyễn Văn Cừ, 3 tháng 2, Phan Đình Phùng, Nguyễn Văn Trỗi, Bùi Thị Xuân, Nguyễn Thái Học.
Khu A6 : Được giới hạn bởi các đoạn đường Ba Huyện Thanh Quan, Bùi Thị Xuân, Đinh Tiên Hoàng.
Khu B1: Được giới hạn bởi các đoạn đường Nguyên Tử Lực, Vòng Lâm Viên, Cù Chính Lan (Đường dưới đập 1 Đa Thiện).
Khu B7: Được giới hạn bởi các đoạn đường Cách Mạng Tháng Tám, ranh giới Học viện Lục Quân, Lữ Gia, Nguyễn Đình Chiểu, Sương Nguyệt Anh, Bà Huyện Thanh Quan.
Khu B8: Được giới hạn bởi các đoạn đường Phù Đổng Thiên Vương, Vạn Hạnh, Mai Xuân Thưởng, Nguyên Tử Lực, Vành đai cách ly 500 mét Lò Phản ứng Hạt Nhân, Cách mạng Tháng Tám, Bà Huyện Thanh Quan, Trần Nhân Tông.
Khu C2: Được giới hạn bởi các đoạn đường Phù Đổng Thiên Vương, Nguyễn Công Trứ, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Vạn Kiếp
Khu C3: Được giới hạn bởi các đoạn đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, La Sơn Phu Tử, Ngô Quyền, Bạch Đằng, Nguyễn Siêu.
Khu D4: Được giới hạn bởi các đoạn đường Trần Phú, Hà Huy Tập, An Bình, Triệu Việt Vương, Lê Hồng Phong.
Khu D5: Được giới hạn bởi các đoạn đường Trần Hưng Đạo, 3 Tháng 4, Đống Đa, Hà Huy Tập.
b.3. Quản lý màu sắc kiến trúc theo cấp độ 2: Cũng theo Theo quyết định số 16-2003/QĐ-UB ngày 30-01-2003 của UBND Tỉnh Lâm Đồng ban hành Quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch chung TP. Đà Lạt đến năm 2020 một phần diện tích trong khu A và các khu B, khu C cần được quản lý màu sắc theo cấp độ 2. Ở cấp độ 2, kiến nghị trong thiết kế và giấy phép xây dựng phải thể hiện được vật liệu mặt ngoài công trình và màu sắc công trình gồm các khu vực:
Khu A7: Được giới hạn bởi các đoạn đường Nguyễn Văn Trỗi, Phan Đình Phùng, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Nguyễn Công Trứ, Bùi Thị Xuân
Khu A8: Được giới hạn bởi các đoạn đường 3 Tháng 2, Hải Thượng, Hai Bà Trưng, La Sơn Phu Tử, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phan Đình Phùng.
Khu B2: Được giới hạn bởi các đoạn đường Phù Đổng Thiên Vương, Mai Anh Đào, Nguyên Tử Lực, Mai Xuân Thưởng, Vạn Hạnh.
Khu B3: Được giới hạn bởi các đoạn đường Nguyên Tử Lực, Cù Chính Lan, Ranh giới hàng rào Học viện Lục Quân, Cách Mạng Tháng Tám, Vành đai cách ly 500 mét Lò Phản ứng Hạt Nhân.
Khu B5: Được giới hạn bởi các đoạn đường Hồ Xuân Hương, Ranh giới Học viện Lục Quân, Mê Linh .
Khu B6: Được giới hạn bởi các đoạn đường Trần Quý Cáp, Lữ Gia, ranh giới Học viện Lục Quân, Hồ Xuân Hương, Nam Hồ, Hùng Vương.
Khu C1: Được giới hạn bởi các đoạn đường Thánh Mẫu, Vạn Kiếp, Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Khu C2: Được giới hạn bởi các đoạn đường Phù Đổng Thiên Vương, Nguyễn Công Trứ, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Vạn Kiếp
Khu C3: Được giới hạn bởi các đoạn đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, La Sơn Phu Tử, Ngô Quyền, Bạch Đằng, Nguyễn Siêu.
Khu C4 : Được giới hạn bởi các đoạn đường Xô viết Nghệ Tĩnh, Nguyễn Siêu, Cao Thắng, Trần Văn Côi, Kim Thạch, Ankroet.
Khu C5: Được giới hạn bởi các đoạn đường Cao Thắng, Bạch Đằng, Ngô Quyền, Kim Đồng, Trần Văn Côi.
Khu C6: Được giới hạn bởi các đoạn đường Kim Đồng, Ngô Quyền, Mai Hắc Đế, Trần Bình Trọng, Ma Trang Sơn, Hoàng Văn Thụ.
Khu C7: Được giới hạn bởi các đoạn đường La Sơn Phu Tử, Hai Bà Trưng, Hải Thượng, Đường 3 Tháng 2, Hoàng Văn Thụ, Ma Trang Sơn, Trần Bình Trọng, Mai Hắc Đế, Ngô Quyền.
Khu D1: Được giới hạn bởi các đoạn đường Trần Phú, Pasteur, Ngô Thì Sỹ, Huyền Trân Công Chúa, Y Dinh, An Tôn, Hoàng Văn Thụ.
Khu D3: Được giới hạn bởi các đoạn đường Pasteur, Triệu Việt Vương, An Sơn, Huyền Trân Công Chúa, Ngô Thì Sỹ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.