Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014

DALATARCHI- NHÀ THỜ CON GÀ


NHÀ THỜ CHÍNH TÒA ĐÀ LẠT – NHÀ THỜ CON GÀ


Chalet des Missions d'extreme- Orient



 








NHÀ THỜ CHÍNH TÒA ĐÀ LẠT – NHÀ THỜ CON GÀ

Tượng đài Đức Mẹ Fatima bên cạnh nhà thờ, nằm giữa rừng thông, 
phía trước nhà xứ:


 

 

 Dalat Cathedral

The Dalat Cathedral began to be built in the year 1931 and was completed in 1942. As most of the buildings of the Vietnam of Indochina, the stained glass windows were brought directly from France, 70 stained glass to be exact.
The building measures 65 meters long47 meters high and 14 meters wide, which makes this Cathedral the largest church in Dalat.
The main entrance of the Church is oriented towards the Lang Biang mountain and walls of the Cathedral, made of masonry, have a thickness of 40 centimeters.
Every year at Christmas, thousands of worshipers congregate inside and around the cathedral to celebrate.
Tượng Chúa nhìn vào nhà thờ, ảnh chụp sau lưng Tượng từ phía đường 
Lê Đại Hành và hình ảnh nhà thờ lúc chưa quét sơn lại:

đặt Thánh giá trên đỉnh và vào ngày 14.11.1941, đặt con gà bằng hợp kim nhẹ rỗng, bên trong được tráng phủ một lớp hoá chất đặc biệt đồng dài 0,66m, cao 0,58m quay quanh một trục bạc đạn để chỉ hướng gió. Con gà có thể là biểu tượng của nước Pháp (Coq gaulois: gà trống xứ Gaulle),có thể là biểu tượng của sự sám hối vì theo đoạn Tân Ước kể lại việc Chúa Giê-su quở trách Phê-rô (một trong 12 tông đồ của Người): “Ðêm nay gà chưa gáy, con sẽ chối Ta ba lần…”.(Ga 13, 21-38) có ý nhắc nhở mọi người phải tỉnh thức và cầu nguyện.
Cận cảnh “ con gà” nổi tiếng của Nhà thờ, “chú gà” này đã đứng ở đây trên 70 năm (từ năm 1941):

The gingerbread-style Dalat Cathedral was built between 1931 and 1942 for use by French residents and holiday-makers. The cross on the spire is topped by a weathercock, 47m above the ground. 

Nhà Thờ chính tòa Đà Lạt năm 2012
 http://tuyendinh75.blogspot.com/2014/02/hinh-anh-dalat-nhatrang-huetruoc-nam.html

Nhà thờ chính tòa Đà Lạt

Nhà thờ chính tòa Đà Lạt
Cathedral of Da Lat.jpg
Mặt tiền nhà thờ
Nhà thờ
Tên gốc Nhà thờ chính tòa Thánh Nicôla Bari
Tôn giáo Công giáo Rôma
Chức năng Nhà thờ chính tòa
Quốc gia Việt Nam
Vùng Giáo phận Đà Lạt
Thành phố Đà Lạt
Địa chỉ đường Trần Phú
Kiến trúc
Phong cách Kiến trúc Roman
Cao 47m (đỉnh tháp chuông)
Nhà thờ Chính tòa Ðà Lạt (tên chính thức: Nhà thờ chính tòa Thánh Nicôla Bari, còn có tên gọi khác là nhà thờ Con Gà vì trên đỉnh tháp chuông có hình con gà lớn) là một nhà thờ công giáoViệt Nam. Đây là nhà thờ chính tòa của vị giám mục Giáo phận Đà Lạt, cũng là nhà thờ lớn nhất Đà Lạt, một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu và cổ xưa nhất của thành phố này do người Pháp để lại. Nhà thờ nằm trên đường Trần Phú (gần khách sạn Novotel) thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam.

Lịch sử

Lịch sử Nhà thờ chính tòa Đà Lạt gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Đà Lạt.
Cùng với bác sĩ Alexandre Yersin khám phá ra Đà Lạt, có linh mục Robert thuộc Hội Thừa sai Paris (MEP) vào năm 1893. Đến 1917, linh mục quản lý của MEP tại Viễn Đông là Nicolas Couveur đã đến Đà Lạt với mục đích tìm nơi nghỉ dưỡng cho các giáo sĩ, và ông đã cho xây dựng một dưỡng viện giáo đồ nay là một phần của nhà xứ. Vào cuối tháng 4, 1920, Giám mục Quinton (Giám quản Tổng tòa tại Sài Gòn) ban quyết định thành lập Giáo phận Đà Lạt.[1]
Ngày 10 tháng 5, 1920, linh mục Frédéric Sidot là cha xứ đầu tiên của giáo sở Đà Lạt. Cha Sidot đã cho xây dựng ngôi thánh đường "HIC DOMUS EST DEI" dài 24m, rộng 7m và cao 5m. Nhà thờ này được gắn liền với cánh bên tả dưỡng viện giáo đồ mà cha Nicolas đã cho xây. Cửa chính của nó được cấu trúc theo hình vòng cung nhọn, riêng phần chạm trổ và sơn son thiếp vàng thì theo kiểu Á Đông. Trên vòng cung của cửa chính, có khắc dòng chữ tiếng la tinh "HIC DOMUS EST DEI" (đây là nhà của Thiên Chúa).[1]
Ngày 5 tháng 7, 1922, Giám mục Quiton ban quyết định cho phép Giáo phận Đà Lạt xây một nhà thờ mới: rộng 8m, dài 26m có một tháp chuông cao 16m. Công trình được khánh thành vào ngày 17 tháng 2, 1923. Trên tháp có treo 4 quả chuông do hãng Pacard thuộc tỉnh Savoie (Pháp) chế tạo. Công trình này hiện nay không còn tồn tại.



Nhà thờ chính tòa Đà Lạt hiện nay được chính thức khởi công vào 9 giờ sáng chủ nhật ngày 19 tháng 7, 1931 do Giám mục Colomban Dreyer (khâm sứ Toà Thánh tại Đông DươngThái Lan) đặt viên đá đầu tiên. Được xây theo đồ án của linh mục Céleste Nicolas, cha sở lúc bấy giờ.[1]
Công trình được xây dựng trong suốt 11 năm. Quá trình xây dựng được chia làm 3 đợt như sau:
  • Đợt 1: Xây dựng gian cung thánh, hậu tẩm, 2 gian cánh, hoàn tất vào ngày 30 tháng 3, 1932.
  • Đợt 2: Xây dựng 2 gian giữa và đặt chân móng cho các tháp chuông.
  • Đợt 3: Xây dựng tháp chuông chính, 2 tháp chuông phụ, cầu thang xoắn trôn ốc. Ngày 14 tháng 11, 1934, đặt thánh giá trên đỉnh tháp chuông chính. Ở đỉnh tháp có gắn một con bằng đồng dài 0,66m, cao 0,58m. Vào tháng 2, 1942, tổ chức nghi thức làm phép và đặt 14 chặng đàng thánh giá trong gian chính của tòa nhà.


Nhà thờ khánh thành ngày 25 tháng 1, 1942.

Kiến trúc

Nha tho chinh toa Da Lat.jpg
Nhà thờ Con gà được thiết kế theo "kiểu mẫu" của các nhà thờ Công giáo Rômachâu Âu, tiêu biểu cho trường phái kiến trúc Roman.
Mặt bằng nhà thờ theo hình chữ thập (giống thánh giá) có chiều dài 65m, rộng 14m, tháp chuông cao 47m. Với độ cao đó, từ tháp chuông của nhà thờ có thể nhìn thấy mọi nơi của thành phố. Cửa chính của nhà thờ hướng về núi Langbiang.
Nội thất thánh đường gồm 3 gian: 1 gian lớn ở giữa và 2 gian nhỏ ở hai bên. Mặt cắt công trình thể hiện rõ hệ vòm cuốn theo dạng cung nguyên với dãy cuốn và hệ vòm nôi. Các cột trong nội thất có hệ đầu cột mô phỏng dạng cổ điển kết hợp với tự phát. Cả mặt bằng và mặt đứng đều được thiết kế đối xứng nghiêm ngặt theo lối cổ điển.[1]
Mặt đứng với phần tháp chuông vươn cao. Những đường nét, chi tiết trên mặt đứng hoàn toàn phỏng theo nguyên gốc của các kiểu mẫu châu Âu. Cửa sổ có vòm cung tròn, các đường nét mạnh mẽ, dứt khoát, tổ chức theo phân vị đứng, mái lợp ngói thạch bản, đặc biệt là tỷ lệ giữa các mảng khối rất hài hoà và chặt chẽ.
Phần áp mái trang trí bằng 70 tấm kính màu do xưởng Louis Balmet ở Grenoble (Pháp) chế tạo, làm cho khung cảnh thánh đường thêm phần huyền ảo.[2]
Tường chịu lực xây dựng bằng gạch đá dày khoảng 30 – 40 cm. Trên tường trong nội thất được gắn các bức phù điêu với kích thước 1m x 0,8m, làm bằng vật liệu xi măngsắt (do nhà điêu khắc Xuân Thi thể hiện). Riêng phần tường ngoài luôn được quét sơn màu hồng, càng tôn thêm sự trang nghiêm của một công trình kiến trúc tôn giáo.[1]
Trên thánh giá có tượng một con gà (cách mặt đất 27m) bằng hợp kim nhẹ rỗng bên trong được tráng phủ một lớp hoá chất đặc biệt đồng dài 0,66m, cao 0,58m quay quanh một trục bạc đạn để chỉ hướng gió. Con gà có thể là biểu tượng của nước Pháp (Coq gaulois: gà trống xứ Gaulle),có thể là biểu tượng của sự sám hối, theo đoạn Tân Ước kể lại việc Chúa Giê-su quở trách Phê-rô (một trong 12 tông đồ của Người): "Ðêm nay gà chưa gáy, con sẽ chối Ta ba lần...".
Cột thu lôi, đế bầu tròn đỡ con gà và chữ thập chỉ bốn hướng đông-tây-nam-bắc được sửa chữa, thay mới vài lần. Con gà xoay theo hướng gió trên một vòng bạc rất nhẹ. Người dân bản xứ kháo nhau rằng con gà là đài dự báo thời tiết rất hiện đại, con gà quay chiều nào là gió mưa, là nắng tạnh. Thực ra vì con gà ở trên cao, để phòng gió tạt gãy đổ người ta đã thiết kế cho nó quay hướng theo chiều gió, và thế là con gà quay hướng nào, gió hướng ấy.
Vào dịp Lễ Giáng sinh hàng năm, nơi đây thu hút rất nhiều người cả trong và ngoài đạo đến dự lễ tham quan. Ngoài ra, ở Đà Lạt còn rất nhiều nhà thờ nhỏ hơn trong đó Domaine de Marie (Lãnh địa Đức Bà) và nhà thờ Cam Ly mang những nét đặc trưng riêng.[3]

Tham khảo

Tọa độ: 11°56′11,05″B 108°26′15,5″Đ
----------------------
TRÙNG TU NHÀ THỜ NĂM 2010

Nhà thờ đã được trùng tu nhiều lần. Năm 1991, ngôi nhà thờ 50 tuổi (1942-1991) mái ngói được đảo lại, tường trong ngoài nhà thờ được quét vôi màu hồng nhạt.

Lần trùng tu năm 2010 đã điều chỉnh hệ thống ánh sáng, quét sơn, xử lý chống rêu, chống thấm và đảo mái ngói.


http://www.simonhoadalat.com/DIAPHAN...uanhatho/4.JPG


http://www.simonhoadalat.com/DIAPHAN...uanhatho/5.JPG


http://www.simonhoadalat.com/DIAPHAN...uanhatho/8.JPG


http://www.simonhoadalat.com/DIAPHAN...uanhatho/2.JPG

http://i1113.photobucket.com/albums/...pse238435b.jpg
__________________
Old May 7th, 2013, 11:07 AM  #11165
Registered User

Join Date: Dec 2011
Posts: 356
Likes (Received): 147

NHÀ THỜ TRÊN NHỮNG RẺO CAO (VIETNAM CHURCHS IN HIGHLAND) - NHÀ THỜ CHÍNH TÒA ĐÀ LẠT (NHÀ THỜ CON GÀ)

BÊN TRONG NHÀ THỜ:

Nội thất thánh đường gồm 3 gian: 1 gian lớn ở giữa và 2 gian nhỏ ở hai bên. Mặt cắt công trình thể hiện rõ hệ cuốn theo dạng cung nguyên với dãy cuốn và hệ vòm nôi. Các cột trong nội thất có hệ đầu cột mô phỏng dạng cổ điển kết hợp với tự phát. Cả mặt bằng và mặt đứng đều được thiết kế đối xứng nghiêm ngặt theo lối cổ điển.

image hosted on flickr

http://farm9.staticflickr.com/8165/7...8c1ea462_o.jpg


http://np4.upanh.com/b3.s30.d2/c5deb...athoconga3.jpg

Gian cung thánh nhìn từ gác đàn:


http://www.simonhoadalat.com/DIAPHAN...oaDaLat_18.jpg

Gian cung thánh nhìn từ hàng ghế giáo dân. Phía dưới Bàn thờ là nơi đặt Thánh cốt của 09 vị trong số 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam được tôn kính : Mátthêu Gẫm, Simon Hòa, Giuse Lựu (giáo dân), Phêrô Lựu (Linh mục), Philipphê Minh, Phêrô Quý, Tôma Thiện, Anrê Kim Thông, Phaolô Lộc.


http://www.simonhoadalat.com/DIAPHAN...oaDaLat_21.jpg

Cận cảnh gian cung thánh và Nhà tạm:


http://www.simonhoadalat.com/DIAPHAN...oaDaLat_11.jpg

Sách Lễ dùng trên bàn thờ:


http://i797.photobucket.com/albums/y...oto/39copy.jpg


http://i797.photobucket.com/albums/y...oto/36copy.jpg

Ghế chủ tế, nhìn hình này, giáo dân biết là đang «trống tòa», giáo phận tạm thời không có Đức Cha vì không có hình biểu tượng của Đức Cha. Lúc này Giáo phận sẽ có một Đức Cha ở Giáo phận khác tạm làm giám quản cho tới khi có Đức Cha mới.


http://i797.photobucket.com/albums/y...oto/35copy.jpg

Giáo phận Đà Lạt “trống tòa” và không còn là Nhà thờ Chính Tòa nữa trong năm 2010, biểu tượng của Đức Giám Mục đã bị tháo đi:


http://www.simonhoadalat.com/DIAPHAN...amDalat-07.jpg

Ca đoàn ở phía cánh trái của Gian cung thánh chứ Nhà thờ không có gác đàn lớn.


http://www.simonhoadalat.com/diaphan...KySuu%2024.jpg

Tòa giải tội nằm ở phía cuối nhà thờ bên tay mặt:

image hosted on flickr

http://farm8.staticflickr.com/7279/7...edd24f02_o.jpg
__________________

greenforestcoolinkvungtaupeople liked this post

... Nhờ sự giúp đỡ rộng rãi từ nhiều phía, công trình xây dựng đã có thể bắt đầu với lễ đặt viên đá đầu tiên được cử hành trọng thể ngày 19/7/1931, do chính Đức Khâm sứ Tòa Thánh (tại Đông-dương và Thái-lan), Đức Cha Colomban Dreyer, chủ sự, và chỉ hơn tám tháng sau, giai đoạn một của công trình đã hoàn tất như dự liệu, với phần đầu nhà thờ gồm cung thánh, hậu tẩm, các phòng phụ quanh cung thánh, gian trước cung thánh với hai gian cánh và một gian lòng nhà thờ. Ngày 27/3/1932, phần này được làm phép và đưa vào sử dụng. Nhưng sự sốt sắng lúc đầu này dần dần nguội bớt và phải đợi đến hơn tám năm sau công trình mới lại được tiếp tục. Ngày 07/10/1940 bắt đầu giai đoạn hai với việc xây cất năm gian lòng nhà thờ và đặt móng cho tháp chuông và hai tháp phụ. Tiếp theo là giai đoạn cuối cùng với việc xây các tháp, cầu thang xoắn trôn ốc lên gác đàn và tháp chính, đặt thánh giá trên đỉnh tháp chính và trên thánh giá đặt con gà cồ bằng đồng.
Mọi sự hoàn tất vào ngày 14/01/1942. Cha sở Nicolas đã đề ra ba chỉ tiêu cho nhà thờ mới: rộng, kiên cố và đẹp [9] . Cả ba chỉ tiêu đã đạt được, như chúng ta thấy ngày nay. Những phẩm chất này quả thật là hiếm thấy nơi những công trình “hiện đại”! Về kích thước, nhà thờ mới dài 65 thước, rộng 14 thước, tháp chuông cao 47 thước, nếu tính cả thánh giá với con gà thì tháp cao 50 thước.
Ngày Chúa Nhật 25/01/1942, Đức Cha Gioan Cassaigne – Giám mục giáo phận Sài-gòn từ 24/6/1941 – và Đức Tân Khâm sứ Tòa Thánh (từ năm 1937), Antonin Drapier, đồng chủ sự lễ khánh thành ngôi nhà thờ mới, với sự tham dự của các giới chức chính quyền và đông đảo giáo dân. Cũng như ngôi nhà thờ thứ hai, nhà thờ mới được dâng kính thánh Nicolas, vị thánh rất được sùng kính tại xứ Lorraine, quê hương của cha sở Nicolas, để muôn đời ghi nhớ công ơn của cha Nicolas Couvreur, vị đại ân nhân của họ đạo Đà-lạt.
Công trình xây dựng Nhà Chúa đã hoàn tất trong sự hân hoan của mọi người, nhưng đối với cha sở Nicolas, gánh nặng của một khoản nợ gần 100.000 ngàn đồng  [10] vẫn còn là một mối ưu tư lớn. từ năm 1940 và sau đó, từ năm 1948 đến 1961, là cha sở nhà thờ Đà-lạt, thay thế cha Nicolas....

OmegaAlpha no está en línea Report Post  Reply With Quote Multi-Quote This Message Quick reply to this message
Likes 
Old May 7th, 2013, 11:10 AM  #11166
Registered User

Join Date: Dec 2011
Posts: 356
Likes (Received): 147

NHÀ THỜ TRÊN NHỮNG RẺO CAO (VIETNAM CHURCHS IN HIGHLAND) - NHÀ THỜ CHÍNH TÒA ĐÀ LẠT (NHÀ THỜ CON GÀ)

THÁNH BỔN MẠNG – NICOLAS BALI KÍNH NGÀY 8/12

Tượng thánh Nicolas Bari bổn mạng đặt ở cuối nhà thờ, phía trên cửa chính nhìn lên cung thánh. Phía trên là gác đàn nhỏ ít khi giáo dân được lên kể cả những ngày lễ lớn vì hầu như không chứa được nhiều người.


http://i1113.photobucket.com/albums/...pscf619505.jpg

Trong hình này, thì Nhà thờ đã từng được lắp quạt (có nghĩa là Đà Lạt đang nóng lên) nhưng sau khi trùng tu thì không hiểu sau lại bỏ đi (chả lẽ Đà Lạt lại lạnh trở lại ?)


http://www.simonhoadalat.com/DIAPHAN...oaDaLat_16.jpg

Cận cảnh tượng Thánh:


http://www.simonhoadalat.com/diaphan...cunghien-2.jpg
__________________

coolink liked this post

Last edited by OmegaAlpha; May 7th, 2013 at 11:59 AM.
OmegaAlpha no está en línea Report Post  Reply With Quote Multi-Quote This Message Quick reply to this message
Likes 
Old May 7th, 2013, 11:17 AM  #11167
Registered User

Join Date: Dec 2011
Posts: 356
Likes (Received): 147

NHÀ THỜ TRÊN NHỮNG RẺO CAO (VIETNAM CHURCHS IN HIGHLAND) - NHÀ THỜ CHÍNH TÒA ĐÀ LẠT (NHÀ THỜ CON GÀ)

NỘI THẤT NHÀ THỜ:

Những cánh cửa gỗ và phù điêu bằng đồng đã 70 tuổi theo tuổi của Nhà thờ và không thay đổi:


http://www.simonhoadalat.com/DIAPHAN.../KHONAN-14.jpg


https://public.blu.livefilestore.com...175.jpg?psid=1

Cánh cửa bên hông, cửa sắt kéo mới thêm vào cho chắc:


http://i1113.photobucket.com/albums/...pse0e5c1fa.jpg

Sàn gạch bông cũng vậy, những bước chân đã không làm mòn đi tí nào cả :


https://public.blu.livefilestore.com...160.jpg?psid=1

Phần áp mái trang trí bằng 70 tấm kính màu do xưởng Louis Balmet ở Grenoble (Pháp) chế tạo,
làm cho khung cảnh thánh đường thêm phần huyền ảo. Trong đó 39 tấm có hình ảnh tôn giáo gồm Ảnh Chúa, Đức Mẹ và các Thánh do các ân nhân dâng cúng.
Những tấm kiếng màu này đã không suy chuyển, sứt mẻ dù thời gian, lịch sử, con người đã thay đổi rất nhiều :


http://i1113.photobucket.com/albums/...pse9d68b5e.jpg

image hosted on flickr

http://farm8.staticflickr.com/7122/7...08f34d1e_o.jpg

Thêm một số hình ảnh phía trong nhà thờ chụp từ các góc cạnh khác nhau để
thấy được toàn cảnh và sự nổi bật của các tấm kiếng màu.


http://www.simonhoadalat.com/DIAPHAN...u/LeDau_04.jpg


http://www.simonhoadalat.com/DIAPHAN...u/LeDau_05.jpg


http://www.simonhoadalat.com/DIAPHAN...u/LeDau_07.jpg

Chú ca trưởng này đã đứng đây từ lâu lắm rồi !


http://www.simonhoadalat.com/DIAPHAN...u/LeDau_10.jpg


http://www.simonhoadalat.com/DIAPHAN...MungMot_29.jpg


http://www.simonhoadalat.com/DIAPHAN...u/LeDau_13.jpg


http://www.simonhoadalat.com/DIAPHAN...u/LeDau_02.jpg


http://www.simonhoadalat.com/DIAPHAN...tro2012_23.jpg

Trên tường được gắn các bức phù điêu 14 chặng Đàng Thánh giá với kích thước 1m x 0,8m,
làm bằng vật liệu xi măng và sắt (do nhà điêu khắc Xuân Thi thể hiện).


http://i1113.photobucket.com/albums/...ps2cd9835a.jpg


http://i1113.photobucket.com/albums/...ps618e5e9a.jpg


http://www.simonhoadalat.com/diaphan...cunghien-1.jpg
__________________


ĐỨNG TRÊN GÁC CHUÔNG NGẮM CẢNH ĐÀ LẠT:

Tháng 01 năm 1942, chuyển 4 quả chuông (do hãng Paccard - Savoie làm) từ Nhà thờ cũ sang gồm Chuông ĐÔ nặng 415Kg, cao 1m, Chuông MI nặng 185Kg, Chuông FA nặng 117Kg và Chuông SOL nặng 120Kg treo cao 25 mét trong tháp chuông và trưa ngày 15.01.1942, chuông đổ lần đầu tiên trong nhà thờ mới.

Trên gác chuông nhà thờ có 4 ô cửa sổ nhỏ nhìn ra 4 hướng …

Hướng Bắc nhìn xuống Cổng nhà thờ, Tượng Chúa bên kia đường Ngã Ba Trần Phú và Lê Đại Hành, đi thẳng đường Lê Đại Hành ra khoảng 300 mét là tới Công viên Ánh Sáng, Cầu Ông Đạo, và Hồ Xuân Hương.


http://i1113.photobucket.com/albums/...ps0add6159.jpg

Nhìn qua bên trái là trường PTTH Chuyên Thăng Long, trước đây là trường dòng Phaolo. Dòng Phaolo bây giờ còn giữ được 2 tòa nhà ở phía góc xa, giờ dùng làm trường mẫu giáo.


http://i1113.photobucket.com/albums/...ps8ecd54f5.jpg

Nhìn chếch sang phải một chút là tòa nhà Bưu điện ở bên trái hình, khách sạn Dalat Hotel Du Parc ở bên phải. Tòa nhà màu trắng ở giữa hình là Khách sạn Sofitel Dalat Palace. Góc chụp buổi chiều nên ta thấy cả bóng tháp chuông nhà thờ đổ giữa đường phố.


http://i1113.photobucket.com/albums/...ps0247c8fd.jpg

Nhìn sang cửa sổ bên phải, phía xa xa là tháp Đài truyền hình Lâm đồng, khu đồi thông sau Tháp truyền hình là Dinh 2.


http://i1113.photobucket.com/albums/...ps3b297999.jpg

Về hướng nam, ta thấy nóc nhà thờ, nhà xứ ở đáy hình, sau đó là khu nhà giáo lý (nay đã bị đập bỏ và đang xây lại đẹp hơn) và Trường Quang Trung, trước đây là Trường Trí Đức của Giáo xứ, xây trên nền ngôi nhà thờ thứ hai như đã đề cập ở trên. Nhìn xa hơn nữa trên đỉnh đồi là khu vực cáp treo đi xuống Hồ Tuyền Lâm, bên cạnh cáp treo là Đường xuống đèo Fren hướng về Sài gòn.


http://i1113.photobucket.com/albums/...psb38b248c.jpg
__________________
HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG BÊN NGOÀI NHÀ THỜ:

Sau khi trùng tu lại năm 2010, tòa bộ nhà thờ đã được lắp đặt hệ thống chiếu sáng mới tôn lên vẻ cổ kính của Ngôi nhà thờ tuổi « thất thập cổ lai hi » này:


http://www.simonhoadalat.com/diaphan...cunghien-3.jpg


http://conggiao.info/pic/news/2011/1...hinhToa-04.jpg


http://conggiao.info/pic/news/2011/1...hinhToa-09.jpg
__________________

coolink liked this post
OmegaAlpha no está en línea Report Post  Reply With Quote Multi-Quote This Message Quick reply to this message
Likes 
Old May 7th, 2013, 11:55 AM  #11171
Registered User

Join Date: Dec 2011
Posts: 356
Likes (Received): 147

NHÀ THỜ TRÊN NHỮNG RẺO CAO (VIETNAM CHURCHS IN HIGHLAND) - NHÀ THỜ CHÍNH TÒA ĐÀ LẠT (NHÀ THỜ CON GÀ)

NHÀ THỜ CON GÀ THEO DÒNG THỜI GIAN:

Cuối cùng, hãy cùng xem những tấm hình sắp xếp theo dòng thời gian để cảm nghiệm về ngôi nhà thờ. Những hình ảnh so sánh từ cùng một góc chụp.


http://i1113.photobucket.com/albums/...pse2e52dc3.jpg


http://i1113.photobucket.com/albums/...ps50ca3e8b.jpg


http://i1113.photobucket.com/albums/...ps8d343ddf.jpg


http://i1113.photobucket.com/albums/...psc1e8f4ec.jpg


(OmegaAlpha thực hiện 2013. Trong bài có sử dụng tài liệu tham khảo thu thập trên mạng và tự chụp về Nhà thờ Chính Tòa Đà Lạt.)


(HẾT)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.