Bảo Lộc Aerial - Photo by Peter A. Bird 1971
Sân bay Bảo Lộc - Airfield (Photo by Peter Bird - 1971)
Chợ Bảo Lộc - Không Ảnh 1967 - Photo by Ken Thompson
Bảo Lộc Lake - Bảo Lộc Town - Lâm Đồng 1968/69 - Photo by Jose Diaz
-Lịch Sử Trường Quốc Gia Nông Lâm Mục Bảo Lộc :
Thị
xã Bảo Lộc nằm ở phía Tây Nam tỉnh Lâm Đồng, trên cao nguyên Di linh -
Bảo Lộc, ở độ cao 800 mét so với mặt biển, gắn với trục quốc lộ 20 nối
liền thành phố Sàigon và Bảo Lộc.
Bảo
Lộc có khí hậu quanh năm mát mẻ, không quá lạnh, cũng không quá nóng.
nhiệt độ trung bình 22º-24ºC. Bảo lộc có lượng mưa khá lớn (2.762 mm),
không có tháng nào không có mưa. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm khá lớn,
trung bình là 10º-30ºC. Sương mù xuất hiện ở Bảo Lộc nhiều do độ ẩm
cao, trung bình mỗi năm có 85 ngày có sương mù tập trung vào những tháng
cuối mùa mưa.
Năm
1930 Nha Khảo cứu Đông Dương thành lập tại Công Hinh (B'lao), một Trung
tâm thực nghiệm Nông học rộng khoảng 1.000 Ha, đó là cơ sở đầu tiên,
sau đó đã trở thành Trường Quốc Gia Nông Lâm Mục vào năm 1955. Diện tích
trường nếu kể cả các khu ngũ cốc , vườn cỏ, các thí điểm vườn ương, cây
ãn trái, vườn cam, có thể nói rộng lên tới 200 mẫu tây tức khoảng gần
500 acres mẫu hoa Kỳ. Trường nằm bên trái trên đường vào thị xã Bảo Lộc,
dọc trên quốc lộ 20, đường đi Di Linh/Đa Lat, ngay tại mốc cây số 187
km tính từ Saigòn. Du khách đi Dà Lạt, khi đi tới hồ Đỗ Hữu, là có thể
nhìn thấy các dẫy biệt thự xinh xắn, đó là các dẫy nhà cũa các thầy cô.
Có thể nói đây là một ngôi trường trung học về văn hoá và chuyên môn lớn
nhất nước vào thời đó.
Trường
được thành lập năm 1955 và đặt tên là trường Quốc Gia Nông Lâm Mục và
đào tạo hai cấp bậc cao đẳng và trung đẳng từ năm 1955-1963. Theo thầy
Đặng Quan Điện, nguyên Giám Đốc Nha Học Vụ Nông Lâm Súc, thầy là người
đã khai sinh ra ngành giáo dục trung học kỹ thuật Nông Lâm Súc kể từ năm
1963, từ năm đó trường đã được đổi tên là trường Trung Hoc Nông Lâm Súc
Bảo Lộc, và trực thuộc Nha Học Vụ Nông Lâm Súc, Bộ Quốc Gia Giáo Dục,
qua một số nghị định sau:
Chương
trình học gồm hai phần, phổ thông và chuyên môn.Học sinh tốt nghiệp với
văn bằng Tú Tài II NLS, sau đó tùy theo điều kiện và khả năng, học sinh
có thể tiếp tục theo đuổi chương trình Kỹ Sư 4 năm hay Kiểm Sự một năm
hoặc chuyển qua một ngành nghề mới tại bất cứ một trường Đại Học nào.
Học sinh gia nhập trường NLS-BL phải qua một kỳ thi tuyển. Những năm đầu
trường tổ chức thi tuyển vào ba hệ đệ Ngũ, đệ Tứ và đệ Tam, sau đó
trường chỉ còn 2 hệ, hệ đệ Ngũ học 5 năm và hệ Đệ Tam học 3 năm. Ở cấp
trung học đệ nhị cấp, mỗi lớp gồm có 3 ngành: Thủy Lâm, Canh Nông và Mục
Súc, và đến niên khoá 70-71 trường có thêm ngành Công-Thôn . Trường quy
tụ các học sinh từ Sai gon cho đến các tỉnh miền Trung, Cao Nguyên,
Đồng Bằng Sông Cửu Long, và điạ phương Lâm Đồng.
Có
thể nói vào thời gian đó, trường trung học Nông Lâm Súc Bảo Lộc là một
trường có tầm vóc to lớn, cơ sở đầy đủ và đẹp nhất cuả vùng Đông Nam Á
Trường có hệ thống nhà ở cho hiệu trưởng và các thầy cô, và các nhân
viên công chức làm việc cho trường. Trường còn có hệ thống nội trú cho
học sinh, được sắp xếp theo lớp từ Đệ Ngũ tới Đệ Nhất, gồm có 4 lưu xá
cho nam sinh, A, B, C, D và một lưu xá E cho nữ sinh. Trường có Ban Đai
Diện Truờng và ban Kinh Tế do hoc sinh bầu ra để đại diện cho học sinh
và lo vấn đề cơm nước.
Trường có đầy đủ sinh hoạt về mọi lãnh vực như:
Sau
khi tốt nghiệp trung học, một số đông học sinh theo đuổi tiếp chương
trình Kiểm Sự hay Sư Phạm Nông Lâm Súc; và sau đó trở về phục vụ tại Bộ
Canh Nông, các Ty Nông Nghiệp/ Hạt Thủy Lâm, hoặc về các trường trung
học Nông Lâm Súc trên toàn quốc từ các tỉnh vùng cao nguyên xuống tới
vùng đồng bằng sông Cửu Long. Sau biến cố 1975, một số thầy cô và anh
chị đã định cư tại Hoa Kỳ và nhiều nơi khác trên thế giới; một số còn
lại ở Việt Nam, tiếp tục hoạt động trong lãnh vực Nông Nghiệp, hoặc
chuyển qua các ngành nghề tư nhân khác.
Hiện nay Trường đã được đổi tên là trường Trung Học Kỹ Thuật và Dạy Nghề của tỉnh Lâm Đồng.
|
Hay còn gọi là trường Nông - Lâm - Mục.
Đại Thính Đường trường Nông Lâm Súc Bảo Lộc
Từ trái sang phải: Nguyễn Hảo Tâm (hiện sống tại Austin, Texas), Nguyễn Thanh Ty (Tác giả viết bài này), Nguyễn Văn Ba, và Trịnh Công Sơn.
Ảnh chụp năm 1964,Tại Bờ Hồ Bảo Lộc,phía sau là Cầu trắng.
Lịch sử
Trước đây, vùng đất Bảo Lộc bao gồm cả các huyện Bảo Lâm, Đạ Tẻh, Cát Tiên và Đạ Huoai bây giờ, là địa bàn cư trú của người Mạ.
-Năm 1899, người Pháp đã đặt chân đến vùng này đồng thời vạch ra một con đường nối liền với Bình Thuận.
-Năm 1905, cả vùng Đồng Nai Thượng được sáp nhập vào tỉnh Bình Thuận.
-Năm 1920, tỉnh Đồng Nai Thượng được tái lập, bao gồm 3 quận B’Lao (Bảo Lộc), Djiring (Di Linh) và Dran - Fyan (Đơn Dương). Diện tích bao trùm cả cao nguyên Di Linh, Bảo Lộc và một phần của cao nguyên Lâm Viên.
-Năm 1958, chính phủ Việt Nam Cộng hòa đổi tên tỉnh Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng. Đồng thời tách quận Dran sáp nhập vào tỉnh Lâm Viênvà đặt thành tỉnh Tuyên Đức. Tỉnh Lâm Đồng lúc này còn hai quận là Bảo Lộc và Di Linh, tức toàn bộ vùng đất nằm trên cao nguyên Di Linh, Bảo Lộc.
-Ngày 30 tháng 11 năm 1958, Bảo Lộc được chọn làm tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng và công việc kiến thiết mở mang đô thị mới cũng bắt đầu phát triển mạnh từ thời gian này.
-Ngày 30 tháng 11 năm 1958, Bảo Lộc được chọn làm tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng và công việc kiến thiết mở mang đô thị mới cũng bắt đầu phát triển mạnh từ thời gian này.
-Sau năm 1975,
Bảo Lộc là tên huyện của tỉnh Lâm Đồng hợp nhất. Sau đó, huyện lại tách
thành các huyện Bảo Lộc, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên. Từ đó, huyện Bảo
Lộc có 1 thị trấn B'lao và 15 xã: Lộc Tân, Lộc Tiến, Lộc Sơn, Lộc Phát,
Lộc Châu, Lộc Thanh, Lộc Nga, Lộc Thắng, Lộc Lâm, Lộc Bắc, Lộc Ngãi, Lộc
Đức, Lộc An, Lộc Thành, Lộc Nam.
- Ngày 11 tháng 7 năm 1994, Chính phủ quyết định chia huyện Bảo Lộc thành 2 đơn vị hành chính là thị xã Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm, gồm 6 phường: 1, 2, B'lao, Lộc Phát, Lộc Sơn, Lộc Tiến và 4 xã: Đạm Bri, Lộc Châu, Lộc Nga, Lộc Thanh.
-Ngày 18 tháng 6 năm 1999, chia xã Lộc Châu thành 2 xã: Lộc Châu và Đại Lào.
-Ngày 8 tháng 4 năm 2010, chính phủ ra Nghị quyết 19/NQ-CP nâng cấp thị xã Bảo Lộc trở thành thành phố Bảo Lộc.
Tượng đài Kinh Thựong Đoàn Kết tại ngã tư trứơc Toà Hành Chánh Tỉnh Lâm Đồng
-US Army Helicopters _Bao Loc 1967:
-Hồ Bảo Lộc(Hồ Đồng Nai - Dong Nai Lake), năm 1960:
Đồng Nai Lake - Bảo Lộc District - Lâm Đồng 1967-68 - Photo by J. Westenskow
-Hồ Bảo Lộc, năm 1968-1969:
Đồng Nai Lake - Bảo Lộc Town - Lâm Đồng 1970 - Photo by Don Fenno
Chợ Bảo Lộc 1969
-Quốc Lộ 20, Bảo Lộc năm 1968/1969:
QL20 HW - Bảo Lộc Town - Lâm Đồng 1968-69 - Photo by Jose Diaz
-Quốc Lộ 20, gần bờ hồ Bảo Lộc, năm 1970:
QL20 HW - Bảo Lộc Town - Lâm Đồng 1970 - Photo by Don Fenno
-Phố Bảo Lộc 1969 (dãy phố giữa nhà thờ và quận Bảo Lộc)_Quốc Lộ 20.
-Cây xăng SHELL nằm trên đừơng Quốc lộ 20 _trứơc nhà thờ Bảo Lộc, năm 1967:
-Shell Gas Station - Bảo Lộc District - Lâm Đồng 1967-68 - Photo by J. Westenskow
-Nhà thờ Bảo Lộc, năm 1967:
-Nhà Thờ Bảo Lộc - Lâm Đồng 1967-68 - Photo by J. Westenskow
Công Giáo Bảo Lộc ngày xưa.....
.....Lễ về...Tại Nhà thờ Bảo Lộc, năm 1967.1968....
-Bảo Lộc Catholich Church - Lâm Đồng 1967/68 - Photo by J. Westenskow
Tượng Ðức Mẹ Trong Hang Lộ Ðức Tại Giáo Xứ Bảo Lộc.
- Photo by J. Westenskow
Năm
1958, Bảo Lộc được chọn làm tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng cũ, một vùng rộng
lớn của tỉnh Đồng Nai Thượng ngày xưa, bao gồm cả huyện Đạ Huoai, Đạ
Tẻh, Cát Tiên và huyện Bảo Lâm mới được tách ra và thành lập sau này.
Vùng Bảo Lộc xưa là nơi sinh sống chủ yếu của người Mạ.
Bảo Lộc đã được người Pháp đặt vấn đề khai thác khá sớm cùng một lúc với việc xây dựng đô thị Đà Lạt.
Năm
1899, một phái đoàn người Pháp do ông Ernest Outrey chỉ huy mở một cuộc
thám hiểm tìm hiểu khả năng vùng Đồng Nai Thượng và vạch một con đường
nối liền vùng này với Bình Thuận.
Ngày
1-11-1899, Toàn quyền Paul Doumer ký Quyết định thành lập tỉnh Đồng Nai
Thượng, đặt tỉnh lỵ tại Djiring. Năm 1905, tỉnh Đồng Nai Thượng bị bãi
bỏ, sáp nhập vào tỉnh Bình Thuận.
Năm 1920, tỉnh Đồng Nai Thượng được tái lập, gồm có 3 quận: BLao (Bảo Lộc), Djiring (Di Linh) và Dran - Fyan (Đơn Dương).
Ngày
19-5-1958, chính quyền Ngô Đình Diệm đổi tên tỉnh Đồng Nai Thượng là
Lâm Đồng và sau đó tách quận Dran ra khỏi tỉnh Lâm Đồng, sáp nhập vào
tỉnh Tuyên Đức. Tỉnh Lâm Đồng chỉ còn lại 2 quận: Bảo Lộc và Di Linh.
Ngày
30-11-1958, Bảo Lộc được chọn làm tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng và công
việc kiến thiết mở mang đô thị mới cũng bắt đầu phát triển mạnh từ thời
gian này.
Năm 1958, Bảo Lộc được chọn làm tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng cũ, một vùng rộng lớn của tỉnh Đồng Nai Thượng ngày xưa, bao gồm cả huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên và huyện Bảo Lâm mới được tách ra và thành lập sau này. Vùng Bảo Lộc xưa là nơi sinh sống chủ yếu của người Mạ.
Ngày 30-11-1958, Bảo Lộc được chọn làm tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng và công việc kiến thiết mở mang đô thị mới cũng bắt đầu phát triển mạnh từ thời gian này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.