Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014

ĐỀ TÀI NC- DI SẢN KIẾN TRÚC DALAT

DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ DALAT

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHUYÊN ĐỀ :
“ Giá trị Di sản kiến trúc Đà Lạt và giải pháp bảo tồn, phát huy vốn di sản kiến trúc đặc thù Đà Lạt phục vụ phát triển du lịch bền vững”.
Người thực hiện: KTS Trần Công Hòa.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
I. PHẦN MỞ ĐẦU
II. PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÀ LẠT.
1. Kiến trúc đặc thù đô thị Đà Lạt:
1.1. Thành phố cảnh quan.
1.2. Đô thị du lịch sinh thái.
1.3. Đô thị di sản: Bảo tàng mở kiến trúc địa phương Pháp.
a) Về mặt lý thuyết, học thuật.
• Thành phố vườn hiện đại kiểu mẫu, được áp dụng vào điều kiện thiên nhiên miền núi.
• Thành phố cảnh quan: được quan tâm từ đầu.
• Phân khu chức năng: Nghệ thuật bố trí sắp xếp các hình thái không gian, hình thái kiến trúc trong đô thị.
• Thành phố để du lịch, nghỉ dưỡng. Lối sống của cư dân: trầm lặng, yên bình.
b) Về điều kiện tự nhiên độc đáo:
• Khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm.
• Cảnh quan thiên nhiên rừng thông, thảm cỏ hòa quyện với cảnh quan không gian thoáng đảng của hồ nước nhân tạo.
• Địa hình miền núi tạo thành nhiều lớp phong cảnh đa dạng.
c) Về ảnh hưỡng quan trọng của quy hoạch đến kiến trúc công trình:
• Kiến trúc Đà Lạt được hướng dẫn phát triển theo quy hoạch.
• Khuôn viên được phân lô rộng rãi để đảm bảo cảnh trí thiên nhiên chung. Mật độ xây dựng có giới hạn cho phép rất thấp.
2. Kiến trúc đặc thù Đà Lạt.
Đà Lạt không phải là thành phố cổ kính, nhưng hơn 110 năm hình thành và phát triển cũng đã để lại những dấu ấn kiến trúc nhất định.
a) Kiến trúc công trình công cộng.
b) Kiến trúc biệt thự.
c) Kiến trúc truyền thống của cư dân bản địa.
d) Kiến trúc Việt Nam.
III. NHỮNG GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT HUY VỐN KIẾN TRÚC ĐẶC THÙ CỦA ĐÔ THỊ DU LỊCH ĐÀ LẠT.
Phụ lục:







NỘI DUNG

I. PHẦN MỞ ĐẦU. 2
II. PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC ĐẶC THÙ ĐÀ LẠT. 3
1) Giá trị kiến trúc đô thị Đà Lạt: 4
2) Phân tích: 4
a. Thành phố cảnh quan: Thành phố du lịch sinh thái: 4
b. Thành phố di sản: Bảo tàng ngoài trời kiến trúc địa phương Pháp. 5
3 Nhận định chung 13
III. NHỮNG GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT HUY VỐN KIẾN TRÚC ĐẶC THÙ CỦA ĐÔ THỊ DU LỊCH ĐÀ LẠT. 15
1. Định hướng 15
2. Bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch. 16
3. Những việc cần làm với di sản đô thị. 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 25



I. PHẦN MỞ ĐẦU.
Đà Lạt có môi trường thiên nhiên vốn là một vùng cảnh quan rừng thông tự nhiên miền núi độc đao với khí hậu trong lành mát mẻ quanh năm, được quy hoạch khởi đầu với chức năng là một nơi nghỉ dưỡng, du lịch, và chức năng này luôn gắn liền theo tiến trình phát triển của Thành phố.
Những người đầu tiên xây dựng Đà Lạt đã xác định một cách hợp lý những nét đặc thù chủ yếu của thành phố, bằng một câu phương châm ghép chữ theo tiếng La tinh rất khéo :
“ Dat Aliis Lactiam, Aliis Temperiam”
« Elle donne aux uns la jolie, aux autres la santé »
Có nghĩa là: « Cho người này niềm vui, cho người khác sức khỏe ».
Nguồn vui và sức khỏe là những điều kiện cần thiết và quý giá mà môi trường sống lý tưởng của Đà Lạt dành cho chúng ta.
Quá trình phát triển qua nhiều thời kỳ với biết bao thăng trầm, Đà Lạt luôn phải nổ lực đáp ứng đúng theo phương châm đó, mặc dù mỗi giai đoạn cũng có những đặc điểm riêng biệt, phụ thuộc vào diễn biến của tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước.
Lịch sử phát triển Quy hoạch của Đà Lạt dường như gắn bó với sự phát triển nghệ thụât quy hoạch đương đại của thế giới. Từ Chương trình phát triển năm 1900 của Toàn quyền Paul Doumer, Đồ án đầu tiên áp dụng phương pháp quy hoạch phân khu chức năng năm 1906 của Thị trưởng Champourdy, cho đến Đồ án Quy hoạch Thành phố cảnh quan bài bản của KTS Hébrard năm 1923; Đồ án Quy hoạch Pineau năm 1933; Đồ án Quy hoạch Mondet năm 1940; Đồ án Quy hoạch năm 1943 của KTS Lagisquet làm rõ nét dấu ấn của Thành phố vườn…; Dựa trên nền tảng quan trọng đó, những công trình kiến tạo, nghệ thuật kiến trúc được thiết kế khéo léo hòa nhập vào khung cảnh tự nhiên sẵn có, đã tạo nên cảnh quan đô thị Đà Lạt đặc sắc, nổi danh như là một trường hợp duy nhất trên thế giới. Đến nay, thành phố Đà Lạt chất chứa trong mình những di sản văn hoá quý báu trong lĩnh vực quy hoạch và kiến trúc rất đặc sắc cần phải nghiên cứu tìm hiểu.
Có lẽ bài học của quá khứ phần nào sẽ giúp chúng ta nhận ra được những giá trị đặc thù của kiến trúc Đà Lạt. Từ đó nêu lên những giải pháp gìn giữ và phát triển bền vững những giá trị đặc trưng của thành phố, trước sức ép của tiến trình đô thị hóa với những thay đổi nhanh chóng và phức tạp.

II. PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC ĐẶC THÙ ĐÀ LẠT.
Kiến trc là một hoạt động văn hoá sáng tạo mang tính tổng hợp giữa khoa học kĩ thuật và nghệ thuật, đặc trưng cuả nó là nghệ thuật, nhằm tạo ra các không gian hoạt động có mục đích của con người trên cơ sở thích dụng, bền vững và mỹ quan. Vì vậy nĩi kiến trúc là một trong những sản phẩm vật chất mang tính văn hoá tổng hợp. Kiến trúc và quần thể kiến trúc trở nên di sản khi mà lịch sử x hội đ chuyển giai đoạn, x hội đ cĩ những nhu cầu mới, tạo ra những bước ngoặt cho sự phát triển kiến trúc, tạo ra những bức tranh mới trong tổng thể đô thị. Công trình kiến trc hay một phần quần thể kiến trc cuả giai đoạn trước vẫn được tồn tại dần dần trở nên di sản đô thị. Các đô thị càng có bề dày lịch sử bao nhiêu càng có các di sản kiến trúc đô thị phong phú bấy nhiêu (nếu được giữ gìn cẩn thận)
Cc di sản kiến trúc đô thị Đà Lạt có các thể loại tiu biểu như sau:
1. Cơng trình cơng cộng.
2. Kiến trc tơn gio.
3. Dinh thự .
4. Khu biệt thự Trần Hưng Đạo.
5. Khu biệt thự Hùng Vương.
6. Khu biệt thự L Hồng Phong
7. Khu biệt thự Quang Trung.
8. Khu biệt thự L Lai.
9. Khu biệt thự Hồ M Linh.
10. Khu biệt thự hồ Vạn Kiếp.

Định nghĩa v Khi niệm:
Theo công ước di sản thế giới thì di sản văn hóa là:
• Cc di tích: cc tc phẩm kiến trc, tc phẩm điêu khắc v hội họa, cc yếu tố hay cc cấu trc cĩ tính chất khảo cổ học, ký tự, nh ở trong hang đá và các công trình cĩ sự lin kết giữa nhiều đặc điểm, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học.
• Cc quần thể cc cơng trình xy dựng: cc quần thể cc cơng trình xy dựng tách biệt hay liên kết lại với nhau mà do kiến trúc của chúng, do tính đồng nhất hoặc vị trí của chúng trong cảnh quan, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học.
• Di sản văn hóa để chỉ những di tích, những cụm kiến trúc và những di chỉ có giá trị di sản, tạo thành môi trường lịch sử hoặc môi trường xây dựng.

Tiu chuẩn
Một di tích văn hóa phải xác thực. Có ảnh hưởng sâu rộng hoặc có bằng chứng độc đáo đối với sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, hoặc di tích đó phải găn liền với tư tưởng hay tín ngưỡng có ý nghĩa phổ biến, hoặc l điển hình nổi bật của một lối sống truyền thống đại diện cho một nền văn hóa nào đó.
Các tiêu chí đánh giá và phân loại di tích:
Tiêu chí để được gọi di sản kiến trúc là công trình phải thể hiện nét độc đáo về kiến trúc và mang lợi ích về mặt văn hoá.
Để có thể đánh giá và phân loại các di tích một cách cụ thể đối với các di tích. Cần phải thiết lập các tiêu chí dựa trên những yếu tố như sau:
• Thời gian v bối cảnh hình thnh.
• Gi trị lịch sử- văn hóa.
• Hình thức kiến trc v kết cấu cơng trình.
• Tổ chức khơng gian kiến trc cảnh quan xung quanh cơng trình.

Phân loại các khu di tích văn hóa lịch sử.
Một khu di tích văn hóa lịch sử là một vùng địa lý tập trung những cơng trình v địa điểm cổ được hợp nhất qua quá trình pht triển, hồn cảnh hay thiết kế. ở thnh phố Đà Lạt, hầu hết các khu di tích văn hóa lịch sử được khảo sát rất điển hình bởi vì nĩ gắn liền với sự pht triển của thnh phố.

Bản đồ khu di tích văn hóa lịch sử.
1) Giá trị kiến trúc đô thị Đà Lạt:
• Thành phố cảnh quan: Thành phố du lịch sinh thái.
• Thành phố di sản: Bảo tàng ngoài trời kiến trúc địa phương Pháp.
2) Phân tích:
a) Thành phố cảnh quan: Thành phố du lịch sinh thái:
 Về điều kiện tự nhiên độc đáo:
• Khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm.
• Cảnh quan thiên nhiên rừng thông, thảm cỏ hòa quyện với cảnh quan không gian thoáng đảng của mặt nước .
• Địa hình miền núi tạo thành nhiều lớp phong cảnh đa dạng.
 Về mặt lý thuyết, học thuật:
1. Thành phố vườn hiện đại kiểu mẫu, áp dụng vào điều kiện thiên nhiên miền núi.
2. Các đồ án quy hoạch chỉnh trang luôn mang tính kế thừa, được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng thời kỳ.
3. Sự nhất quán trong thực thi những ý tưởng xây dựng Thành phố để du lịch, nghỉ dưỡng phải là thành phố cảnh quan.
4. Phân khu chức năng: Nghệ thuật bố trí sắp xếp các hình thái không gian, hình thái kiến trúc trong đô thị. - Phân khu chức năng linh hoạt rõ ràng, đảm bảo đặc tính thống nhất và thẩm mỹ cho từng khu riêng biet.
 Nhận biết những đặc điểm nổi trội cuả kiến trúc đô thị Đà Lạt:
• Quy hoạch đô thị theo bố cục tự do, hạn chế can thiep vào địa hình.
• Quy hoạch không có trục chính bằng trục đường.
• Trung tâm duy nhất có một không hai- Hồ Xuân Hương, không gian mở: rộng thoáng- tự nhiên chuyển hoá mềm mại sang đồi và rừng thông..
• Tầm nhìn chính cuả đô thị hướng về núi Lang Biang (Landmark- Điểm mốc đô thị).
• Thành phần cấu trúc hình thái học đô thị:
- Các đường phố nối kết liền lạc, uốn lượn theo địa hình đồi núi thung lũng tạo khung sườn chính cho cơ thể đô thị.
- Phân khu chức năng linh hoạt rõ ràng, đảm bảo đặc tính thống nhất và thẩm mỹ cho từng khu riêng biệt. Các khu biệt thự, dinh thự, khu phố thương mại, các ấp trồng rau và hoa…
- Quỹ kiến trúc đa dạng về thể loại, phong phú về phong cach, chất lượng thẩm mỹ cao, hình thành một tài sản đô thị có giá trị.
- Tính chất đặc thù – thành phố cảnh quan.
 Về ảnh hưởng quan trọng của quy hoạch đến kiến trúc công trình:
• Khởi đầu và qua các thời kỳ phát triển, xây dựng theo quy hoạch với ý tưởng cuả đô thị nghỉ mát- du lịch là thành phố cảnh quan. Kiến trúc Đà Lạt được hướng dẫn phát triển theo quy hoạch và được kiểm soát về mặt thẩm mỹ.
• Khuôn viên được phân lô rộng rãi để đảm bảo cảnh trí thiên nhiên chung. Mật độ xây dựng có giới hạn cho phép rất thấp.
b) Thành phố di sản: Bảo tàng ngoài trời kiến trúc địa phương Pháp.
Đà Lạt không phải là thành phố cổ kính, nhưng hơn 110 năm hình thành và phát triển cũng đã để lại những dấu ấn kiến trúc nhất định.
Người ta nhìn nhận Đà Lạt như là một "Bảo tàng kiến trúc địa phương của Pháp", từ các kiểu kiến trúc địa phương ở vùng miền Bắc, miền Đông nhiều đồi núi, cho đến các vùng phía Nam, phía Tây gần biển. Thật vậy, ngày nay tại Pháp cũng rất hiếm thấy các công trình ảnh hưởng theo các phong cách này, đôi khi chúng cũng không còn nguyên vẹn. Mặt khác, nếu muốn tìm hiểu trên thực tế hình mẫu kiến trúc một thời ấy, người ta phải đi khắp nước Pháp mới thấy hết đặc trưng kiến trúc của từng miền, từng vùng của Pháp, nhưng chỉ cần đến Đà Lạt là đạt yêu cầu.
Đặc điểm của các công trình kiến trúc tiêu biểu của thành phố Đà Lạt là dựa vào thiên nhiên có sẵn, nhẹ nhàng nép mình vào khung cảnh, tạo lập một công trình có dáng dấp như là một sản phẩm của tự nhiên, một bông hoa kien trúc nở mọc lên từ đất hòa nhập với thiên nhiên. Tất cả các kiến trúc đẹp đều chọn lựa bố cục tổng thể theo hình khối nằm ngang ổn định, gắn kết chặt chẽ với mặt đất, địa hình khu vực chung quanh.
Về phong cách và ngôn ngữ kiến trúc, chúng ta nhận thấy các công trình Kiến trúc đều có cơ sở thiết kế phải phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương và với điều kiện sinh hoạt của cư dân. Qua thời gian dài xây dựng Thành phố, phong cách Kiến trúc cũng có nhiều thay đổi, từ phong cách kiến trúc thuộc địa tiền kỳ đơn giản với những cửa cuốn vòm, hành lang bao quanh mặt bằng hình chữ nhật; phong cách Tân cổ điển với những trang trí phong phú sáng tạo với những kiểu lợp mái bản thạch và cửa sổ tròn trên mái; phong cách kiến trúc địa phương Pháp thể hiện ở các kiểu biệt thự; phong cách kiến trúc Hiện đại với những dường nét ngang bằng xổ thẳng.
Nhưng nói như thế không có nghĩa là Đà Lạt là nước Pháp. Nếu nó mang dấu ấn của các nhà kiến trúc Pháp, thì ngược lại các nhà kiến trúc này cũng chịu ảnh hưởng của Đà Lạt. Hiện tượng giao lưu này là tự nhiên. Những kiến trúc ở Đà Lạt đã được sáng tạo từ nguồn cảm hứng địa phương để tạo dựng thành kiểu kiến trúc độc đáo đầy bản sắc.
Qua kết qủa của qúa trình khảo sát, phân tích một số công trình kiến trúc, có thể thấy công trình công cộng ở Đà Lạt chủ yếu ảnh hưởng theo các kiểu kiến trúc chính thống châu Au như: kiến trúc Romansque (Nhà thờ Con Gà), kiến trúc Gothic (khối nhà nguyện trong trường nữ tu Couvent Des Oiseaux), kiến trúc cổ điển Pháp (khối hiệu bộ của trường trung học Yersin), kiến trúc Modern (khách sạn Palace, khách sạn Đà Lạt, Viện Pasteur,…)…
Trong kho tàng kiến trúc của Đà Lạt, kiến trúc dạng biệt thự chiếm tỉ lệ đa số, đó cũng là một đặc điểm khiến cho kiến trúc của Đà Lạt được đánh giá là có những giá trị đặc biệt, vì không đâu trên đất nước số lượng biệt thự lại chiếm một tỉ lệ lớn như ở Đà Lạt. Hơn nữa, hệ thống biệt thự rất đa dạng theo hình thức của các kiểu kiến trúc địa
phương Pháp. Có thể tạm thời phân loại thành những phong cách chính như sau:
+ Phong cách kiến trúc Normandie (phía Bắc nước Pháp).
- Có hoặc không có lầu, biệt thự kiểu Normandie có khung sườn nhà bằng gỗ tốt, xây chèn gạch. Khung sườn nhà có tỷ lệ cân xứng dựa trên mặt bằng hình chữ nhật đơn giản.
- Đôi khi, phần tường dưới bệ cửa sổ được xây bằng đá chẻ hoặc bằng gạch nhỏ để trần không tô trát.
- Mái lợp ngói phẳng cỡ nhỏ, có cửa sổ mái tam giác (lucarne à fronton). Nhà có 2 hoặc 4 mái với mái vạt góc (croupe). Độ dốc mái lớn, đặc trưng kiểu kiến trúc xứ lạnh.
























+ Phong cách kiến trúc vùng Bretagne (phía Tây nước Pháp). Có các đặc tính điển hình sau:
- Hình khối thường nằm ngang,thấp và vững chắc,chống đỡ mưa và gió bão tốt.
- Sử dụng vật liệu tại chỗ để giới thiệu đặc điểm của vùng.
- Tường đầu hồi (les pignons) hình tam giác có đỉnh rất nhọn (độ dốc lớn), che kín bờ mái dốc và thường gắn kết với ống khói lò sười.
- Mái ở mặt bên thường được lợp bằng thạch bản (ardoise).
- Mặt tường nhà hướng nam được trổ một vài cửa sổ có kích thước vừa phải để che chắn tốt cho bên trong nhà.
- Cửa sổ mái (lucarne) hình tam giác có công dụng lấy sáng cho tầng lầu hoặc cho tầng áp mái.
- Cửa đi và cửa sổ thường được xử lý có khung viền xây bằng đá chẻ kích thước lớn.















+ Phong cách kiến trúc vùng Provence (phía Nam nước Pháp).

Chịu ảnh hưởng kiến trúc Tây Ban Nha và vùng Địa trung hải. Các vùng này có khí hậu nóng, ít mưa, nên kiểu kiến trúc này ở Đà Lạt, đã có nhiều biến đổi cho phù hợp với điều kiện khí hậu thời tiết tại chỗ.
- Khối công trình có bố cục nằm ngang.
- Nhà mái ngói hoặc mái bằng, mặt bằng tự do. Đối với nhà lợp mái ngói, độ dốc của mái tương đối thoải. Thường sử dụng ngói ống hình máng (tuiles canal) lợp âm dương. Độ vươn xa của mái không lớn và thường được trang trí thêm bằng 1hoặc 2 hàng ngói ống bao quanh đầu bờ tường trông rất nhẹ nhàng đặc sắc (la génoise).






















+ Phong cách kiến trúc Xứ Basque (phía Tây Nam nước Pháp).
- Tường đầu hồi là mặt chính của kiến trúc (thường gọi là kiễu chữ A) nổi lên khung sườn gỗ. Có 2 mái không cần phải đều nhau: mái dài, mái ngắn. Đôi khi mái dài gần sát mặt đất.
- Mái vươn xa ra khỏi tường đầu hồi và được đỡ bằng các con-sơn (console) gỗ.
- Tường xây gạch, quét vôi màu nhạt với nhiều cửa sổ nhỏ bằng gỗ sơn màu sẫm.



























+Kiến trúc vùng Savoie (phía Đông nước Pháp).
Đặc điểm kiến trúc gần giống như kiến trúc xứ Basque:
- Tường đầu hồi là mặt chính của nhà.
- Tầng dưới xây, tầng trên bằng gỗ, bao lơn dài suốt mặt tường.
- Hình thức kiến trúc có 2 mái, độ dốc vừa phải, mái vươn rất rộng trên tường đầu hồi, để che chở cho các cửa đi, cửa sổ, và cả balcon.













3
Nhận định chung

Có lẽ bài hoc của quá khứ phần nào đã giúp chúng ta tìm hiểu và nhận biết ra được những yếu tố tạo ra những nét đặc thù của kiến trúc Đà Lạt:
- Điều kiện môi trường thiên nhiên độc đáo của vùng Đà Lạt: địa hình, địa thế, khí hậu thời tiết, vật liêu địa phương… luôn là đề bài hấp dẫn cho các giải pháp kiến trúc từ xưa đến nay.
- Những công trình quy hoạch và kiến trúc của thời Pháp thuộc đã tạo dựng thành diện mạo đặc thù đậm nét của thành phố: Đà Lạt như một thành phố cảnh quan mang màu sắc châu Au giữa lòng châu Á
- So với cả nước, kiến trúc Đà Lạt tiêu biểu cho kiến trúc miền núi, kiến trúc xứ lạnh …( Từ mái nhà sàn của cư dân bản địa cho đến kiến trúc kiểu Au, Mỹ, Việt thời hiện đại).
- Kiến trúc hiện đại trước 75 do các KTS Việt Nam thiết kế cũng đã để lại những dấu ấn tốt đẹp (Giáo Hoàng chủng viện- KTS Tô Công Văn; Trung tâm nghiên cứu nguyên tử- KTS Ngô Viết Thụ; Làng SOS…).
- Kiến trúc hiện đại sau ngày Giải phóng thể hiện qua một số công trình tiêu biểu đã cho thấy vẫn đang trong giai đoạn tìm tòi thử nghiệm, đã có một vài tín hiệu đáng mừng qua một số công trình mới được xây dựng gần đây, tuy cũng có nhiều công trình kiến trúc còn mang tính sao chép, lượm lặt, mang dáng dấp xa lạ, lạc lõng.
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã thúc đẩy sư phát triển của thành phố và sự bùng nổ trong xây dựng, với những hiện tượng tích cực cũng như tiêu cực đã cho thấy nhiều vấn đề cụ thể đã được đặt ra:
- Làm thế nào giữ được những nét cũ, bằng chứng của quá khứ lịch sử có giá trị của Đà Lạt.
- Nhu cầu cấp thiết về phát triển bền vững của kinh tế du lịch, giữ gìn hình anh và bản sắc của Đà Lạt- những lý do tìm đến của du khách.
- Mối quan hệ ngành giữa quy hoạch đô thị và thiết kế công trình của thành phố Đà Lạt là một sự gắn bó hữu cơ.
- Là một đô thị được xây dựng theo chủ ý của con người, được con người khống chế từ quy mô cho đến chức năng, từ hình thức biểu hiện cho đến ý đồ cảnh quan và vật liệu xây dựng,.. Đà Lạt thích hợp nhất đối với một đô thị nghỉ dưỡng, du lịch.
- Thành phố Đà Lạt cò nhiều lợi điểm mà nhiều thành phố khác ở Việt Nam không có được: đó là những yếu tố về khí hậu, địa hình, mặt nước, thảm thực vật,... Đồng thời, về mặt lý luận cũng như lịch sử xây dựng đô thị thì có thể noi rằng nơi đây là một ví dụ điển hình về xây dựng và phát triển một thành phố vườn- thành phố cảnh quan- thành phố du lịch sinh thái…
- Đà Lạt đang ôm trong mình một quỹ kiến trúc đô thị độc đáo phong phú. Trên quan điểm phát triển có kế thừa, hình ảnh mong muốn trong tương lai của Đà Lạt sẽ là một sự tổng hòa giữa xưa và nay, giữa cổ kính và hiện đại, phấn đấu là một trung tâm di sản kiến trúc đô thị nổi bật.
- Những giá trị quý giá về cảnh quan và quỹ kiến trúc của đô thị du lịch Đà Lạt cần phải được bảo tồn, phát huy nhằm tạo ra những giá trị nền tảng phục vụ cho yêu cầu phát triển du lịch, và như vậy sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững của du lịch địa phương.


III. NHỮNG GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT HUY VỐN KIẾN TRÚC ĐẶC THÙ CỦA ĐÔ THỊ DU LỊCH ĐÀ LẠT.
1. Định hướng:
• Đà Lạt là một đô thị đặc biệt, không chỉ là một đô thị hiếm thấy ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Chính vì thế, chính phủ nên tăng cường sự chú trọng đầu tư đúng mức đối với thành phố Đà Lạt, để bảo vệ, giữ gìn những giá trị độc đáo, những di sản của thiên nhiên và di sản kiến trúc độc đáo của nước nhà. Thực hiện tốt công việc này còn có ý nghĩa to lớn hơn trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của đô thị Đà Lạt trong sự phát triển chung của cả nước. Đó chính là một trong những xu thế phát triển của các đô thị trên thế giới đang hướng tới trong thiên niên kỷ mới.
• Tương lai phát triển của thành phố Đà Lạt phụ thuộc rất lớn vào sự chỉ đạo và quyết định về một ý tưởng quy hoạch đúng đắn từ phía các nhà quản lý đô thị.
• Trước tình hình phát triển mạnh về dân số, về nhu cầu tiện nghi sống của người dân, đã kéo theo sự phát triển và xuất hiện một số hình thức kiến trúc và không gian sử dụng mới ở Việt Nam cũng như ở Đà Lạt. Muốn giữ được vẻ đẹp tự nhiên của thành phố như đáng vẻ ban đầu của nó, đồng thời đáp ứng được nhu cầu phát triển hiện tại, đòi hỏi phải có một đồ án quy hoạch Đà Lạt được điều chỉnh với quan điểm phát triển tiếp nối, theo hướng kết hợp giữa bảo tồn và phát triển mới..
• Đối với các công trình hiện nay đang xuống cấp thì việc trùng tu, cải tạo đòi hỏi cần có nhiều công sức, nguồn đầu tư tài chính lớn và quan trọng nhất là phải có sự đóng góp của một tập thể lớn những chuyên gia, nhà chuyên môn về kiến trúc, bảo tồn, tôn tạo các di sản kiến trúc.

2. Bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch.

• Trước tiên lập chương trình bảo vệ tính chất đặc biệt của một số công trình danh thắng có lợi ích du lịch. Vấn đề đặt ra là việc phòng giữ các danh thắng và bảo vệ môi trường đang bị đe dọa do sự phát triển đô thị mau lẹ. Việc xây dựng nhà nghỉ, khách sạn, nhà ở…, khắp nơi mà không có sự hài hòa với phong cảnh. Cần phải giới hạn chiều cao và kiểm soát chặt chẽ các công trình xây dựng buộc phải hài hòa với cảnh quan nhằm phát triển một nhành du lịch chất lượng và bền vững.
• Cần lưu giữ những di tích văn hóa lịch sử cũng như bảo vệ di sản kiến trúc và công tác này cần được thực hiện liên tục. Nếu được phục hồi thì cần phải tiến hành một cách cẩn trọng. Các di tích này cần được dánh giá xếp hạng và tổ chức khai thác cho du lịch ở mức độ vừa phải, cần hạn chế số lượng khách tham quan trong cùng một thời điểm.
• Làng dân tộc: Các làng dân tộc phát triển du lịch cần tuân thủ hình dáng và màu sắc kiến trúc địa phương. Việc lưu giữ giá trị thẩm mỹ và văn hóa của các cảnh quan cơ bản và các công trình xây dựng là yếu tố xác định tầm nhận thức vì sự phát triển một ngành du lịch chất lượng cao và bền vững. Đặc tính và kiến trúc các làng dân tộc cần phải được bảo vệ ngay trong điều kiện có thể. Đó là điều kiện cơ bản cho phép tôn tạo di sản văn hóa dân tộc và cũng sẽ là điểm du lịch trong tương lai.
• Việc phát triển du lịch luôn đi đôi với bảo vệ môi trường bền vững, nhưng để làm được việc này cần có chiến lược tuyên truyền ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch cho cư dân địa phương, cũng như của du khách- thiết lập những quy chế ứng xử cho khách tham quan du lịch tại địa phương để cùng góp phần bảo vệ môi trường du lịch bền vững nhằm phát triển du lịch lâu dài.

3. Những việc cần làm với di sản đô thị.
• Tổng kiểm kê và đánh giá toàn diện quỹ kiến trúc đô thị.
• Xác định các công trình, các cụm kiến trúc và khu vực cảnh quan có giá trị đặc biệt, có giá trị theo những tiêu chí khoa học :
- Lập danh mục các đối tượng bảo vệ và ghi lên bản đồ hiện trạng.
- Hoạch định các khu vực bảo vệ và khu vực vùng đệm.
- UBND Thành phố ra quyết định công nhận.
- Xây dựng quy chế duy trì, cải tạo và sử dụng các công trình và các khu vực cảnh quan có giá trị đặc biệt hoặc có giá trị.
• Xây dựng các phương án, dự án thực nghiệm duy trì, cải tạo và khai thác các đối tượng di sản.
• Xây dựng hồ sơ khoa học, tờ trình đề nghị Chính phủ công nhận Đà Lạt - đô thị di sản.
• Dự thảo quy chế quy hoạch cải tạo và phát triển đô thị di sản đề nghị bộ xây dựng phê duyệt.
• Tổ chức cơ chế và nhân sự quản lý quản lý- quy hoạch phù hợp.
• Tuyên truyền rộng rãi và hướng dẫn nhân dân trong xây dựng ở đô thị - di sản.
Kết luận:
Di sản đô thị và kiến trúc là một phần của di sản văn hoá của con người, có vai trị lớn trọng việc tạo nn lịch sử v bản sắc của mỗi thnh phố trong qu trình tồn tại v pht triển. Để bảo vệ và phát huy trong cuộc sống hiện tại l cơng việc hết sức cần thiết. Thực trạng hiện nay cho thấy, phần lớn cc di sản quý gi của chng ta vẫn đang từng ngày bị tổn hại. Đặc biệt bảo tồn và phát triển luôn có sự mâu thuẫn với nhau. Các khu vực bảo tồn thường là các khu vực dễ sinh lợi do vậy tuỳ vo nền kinh tế cụ thể để đưa ra được sự lựa chọn đúng đắn nhất. Đ đến lc chng ta cần xy dựng sự hiểu biết của con người về bảo tồn di sản kiến trc đô thị, bởi đó chính l một trong những nhn tố quan trọng tạo nên bản sắc đô thị trên đường hội nhập phát triển.
Từ 1980 trở lại đây, ta đ bắt đầu có ý thức mạnh mẽ trong việc bảo vệ di sản kiến trúc đô thị.. Trong định hướng quy hoạch TP, đều có ý thức khoanh các khu vực hạn chế phát triển có khống chế về tỉ lệ độ cao, mật độ xây dựng - nhằm giữ lại các không khí đặc trưng trong các khu phố lịch sử. Song để thực hiện được những định hướng chung đó cần có sự nghiên cứu cụ thể hơn nư để biết các công trình no cần được lưu giữ hay cần được phá bỏ; hình thức, quy mơ, chức năng các công trình sẽ được xen cài để tạo ra sự hi hồ về nghệ thuật kiến trc lẫn nhu cầu sử dụng chng.
Tất cả cần có sự chỉ đạo thống nhất, cần có luật bảo vệ và khai thác sử dụng di tích lịch sử văn hóa di sản kiến trúc đô thị và có các chính sách phù hợp về mọi mặt đảm bảo sự bền vững cho việc bảo tồn di sản kiến trúc cũng như sự phát triển đô thị hiện nay cuả Việt Nam.
Cần luơn luơn tuyn truyền ý thức bảo tồn di sản kiến trc đô thị trong dân, thực hiện “dân biết, dân bàn, dn kiểm tra”. Thực hiện tốt Php lệnh bảo vệ v sử dụng di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh (Số 14 LCT/HĐNN) do Nhà nước ta ban hành 04.04.1985.
Đó cũng là góp phần thực hiện việc cam kết quốc tế về hiến chương quốc tế bảo tồn các thành phố lịch sử trong việc : giữ gìn chất lượng cuả các thành phố lịch sử, các khu phố cổ, các làng nghề truyền thống; tạo thuận lợi hài hoà cho đời sống cá nhân và x hội; duy trì lu di tổng thể cc di sản đ từng lm nn kí ức cuả nhn loại.



PHỤ LỤC 1
TỔNG HỢP MỘT SỐ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC CÔNG CỘNG
TẠI ĐÀ LẠT THEO THỨ TỰ THỜI GIAN XÂY DỰNG (GIAI ĐOẠN 1893 -1954)

STT Tên công trình Thời gian xây dựng Hình thức biểu hiện Tác giả
1 Khách sạn Palace 1916-1922 Modern
2 Nhà máy Nhiệt điện 1928 Hiện đại tiên kỳ
3 Viện Đại Học Đà Lạt 1930 Kết hợp
4 Nhà thờ Chánh tòa 1931-1942 Romansque
5 Khách sạn Đà Lạt
( Hotel Du Parc) 1932 Modern
6 Viện Pasteur 1932-1935 Modern
7 Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt
(Trung học Yersin ) 1935 Hỗn hợp Moncet
8 Trường Dân Tộc Nội Tru
(Notre Dame Du Lang Bian) 1935 Kết hợp
9 Nhà Ga Hỏa xa Đà Lạt 1935-1938 Modern Reveron, Moncet
10 Cục Bản đồ (Nha địa dư) 1939-1943 Hỗn hợp
11 Nhà thờ Mai Anh (Domaine De Maria) 1940-1943 Gothic + bản địa
12 Phân viện sinh học
(Tu Viện dòng Chúa cứu thế). 1948-1952 Modern

PHỤ LỤC 2
TỔNG HỢP MỘT SỐ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC BIỆT THỰ TẠI ĐÀLẠT
Hình thức biểu hiện STT Địa Chỉ
MIỀN BẮC PHÁP
Normandie 1 3 Trần Hưng Đạo
2 14 Trần Hưng Đạo
3 18 Trần Hưng Đạo
4 20 Trần Hưng Đạo
5 21 Trần Hưng Đạo
6 23 Trần Hưng Đạo
7 29 Trần Hưng Đạo
8 12 Hùng Vương
9 19 Hùng Vương
10 21 Hùng Vương
11 30 Hùng Vương
12 34 Hùng Vương
13 41 Hùng Vương
14 51 Hùng Vương
15 56 Hùng Vương
16 61 Hùng Vương
17 3 Lê Hồng Phong
18 8B Lê Hồng Phong
19 22B Lê Hồng Phong
20 33 Lê Hồng Phong
21 35 Lê Hồng Phong
22 39 Hoàng Diệu
23 65 Hoàng Diệu
24 1 Yên Thế
25 6 Ỵên Thế
26 7 Yên Thế
27 5 Huỳnh Thúc Kháng
28 22 Nguyễn Viết Xuân
29 1Yagout
30 6 Lý Tự Trọng
31 1 (biệt thự số 3) Quang Trung
32 1 (biệt thự số 4) Quang Trung
33 1 (biệt thự số 6) Quang Trung
34 1 (biệt thự số 7) Quang Trung
35 1 (biệt thự số 9) Quang Trung
36 8 Quang Trung


Hình thức biểu hiện STT Địa Chỉ
MIỀN TRUNG PHÁP
Midi 1 1 Quang Trung
2 22 Trần Hưng Đạo
3 16 Hùng Vương
4 16 Hoàng Diệu
MIỀN NAM PHÁP
Provence 1 1 (biệt thự số 14) Quang Trung
2 10 Lê Hồng Phong
3 11 Lê Hồng Phong
4 3 Nguyễn Viết Xuân
ĐÔNG NAM PHÁP
Savoie 1 1 (biệt thự số 2) Quang Trung
2 23 Quang Trung
TÂY BẮC PHÁP
Bretaque 1 1 Nguyễn Viết Xuân
2 8 Huỳnh Kháng
1 1 (biệt thự số 2) Quang Trung
2 1A Quang Trung
3 3 Quang Trung
4 5 Quang Trung
5 7 Quang Trung
6 11 Quang Trung
7 22 Quang Trung
8 27 Quang Trung
9 33 Quang Trung
10 31 Trần Hưng Đạo
11 11 Hùng Vương
12 24-26 Hùng Vương
13 33 Hùng Vương
14 39 Hùng Vương
15 44 Hùng Vương
16 60 Hùng Vương
17 8A Lê Hồng Phong
18 17 Lê Hồng Phong
19 31 Lê Hồng Phong
20 14 Hoàng Diệu
21 27 Hoàng Diệu
22 30 Hoàng Diệu
23 37 Hoàng Diệu
24 38 Hoàng Diệu
25 40 Hoàng Diệu
26 42 Hoàng Diệu
27 43 Hoàng Diệu
28 50 Hoàng Diệu
Hình thức biểu hiện STT Địa Chỉ
PHONG CÁCH MỚI
Modern 29 53 Hoàng Diệu
30 71 Hoàng Diệu
31 72 Hoàng Diệu
32 77 Hoàng Diệu
33 2 Yên Thế
34 3 Yên Thế
35 14 Huỳnh Thúc Kháng
36 19 Hùynh Thúc Kháng
37 16A phó Đức Chính
38 6 Nguyễn Viết Xuân
39 8 Nguyễn Viết Xuân
40 12 Yagout
41 18 Yagout
42 19 Yagout
43 20 Yagout
44 6 Lê Lai
45 10 Lê Lai
46 14 Lê Lai
47 16 Hoàng Văn Thụ
PHONG CÁCH KẾT HỢP 1 1 Trần Hưng Đạo
2 7 Trần Hưng Đạo
3 11 Trần Hưng Đạo
4 13 Trần Hưng Đạo
5 16 Trần Hưng Đạo
6 25 Trần Hưng Đạo
7 27A Trần Hưng Đạo
8 27 B Trần Hưng Đạo
9 34 Hoàng Diệu
10 36 Hoàng Diệu
11 21 Yagout
12 8 Lý Tự Trọng
13 4 Lê Lai
14 5 Lê Lai
15 7 Lê Lai
16 9 Lê Lai
17 11 B Lê Lai
18 13 Lê Lai
19 15 Lê Lai
20 22 Lê Lai





PHỤ LỤC 3

TỔNG HỢP MỘT SỐ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC DINH THỰ
TẠI ĐÀ LẠT THEO THỨ TỰ THỜI GIAN XÂY DỰNG (GIAI ĐOẠN 1893-1954)

S
TT Tên công trình Thời gian xây dựng Hình thức
biểu hiện Tác giả
1 Dinh Tỉnh trưởng 1922-1930 Địa phương Pháp
2 Dinh 1 (BT Bourgery) 1930-1940 Tân cổ điển
3 Biệt thự bác sĩ Lemoine 1935- Địa phương Pháp
4 Dinh 2 (Dinh toàn quyền) 1933-1937 Modern Kruzé, Veyssere, Léonard, Foinet
5 Dinh 3 (Dinh Bảo Đại) 1933-1938 Modern Huỳnh Tấn Phát
& một KTS Pháp
6 Bảo tàng Lâm Đồng
Dinh QC Nguyễn Hữu Hào 1940 Địa phương Pháp




















TÀI LIỆU THAM KHẢO.
A. Tài liệu Việt văn.
1. Hãn Nguyên, Lịch sử Phát triển Đà Lạt (1893- 1954).. Tập san Sử Địa, 1971, số 23- 24.
2. Tạp chí Xây dựng mới, Saigon, số 3-6/1958.
3. Nguyễn Bá Đang, Nghiên cứu phân tích và bảo tồn, tôn tạodi sản Kiến trúc, cảnh quan thên nhiên trong sự phát triển Thành phố Đà Lạt, Viện Nghiên cứu Kiến trúc, Hà Nội, 1997.
4. Hội KTS Lâm Đồng, Giữ gìn và phát huy bản sắc trong hiện đại hoá và phát triển Thành phố Đà Lạt, Đề tài nghiên cứu, 2002.
5. UBND TP Đà Lạt, nhiều tác giả. Đà Lạt Thành phố Cao nguyên, Nhà XB TP Hồ Chí Minh, 1993.
6. UBND TP Đà Lạt, nhiều tác giả. Đà Lạt Điểm hẹn năm 2000, Nhà XB Vă nghệ TP Hồ Chí Minh, 2000.
7. UBND Tỉnh Lâm Đồng, Địa chí Lâm Đồng, Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc Hà Nội, 2001.
8. Nguyễn Hữu Tranh, Đà Lạt năm xưa, NXB TP Hồ Chí Minh, 2001.
9. Saigon 1698- 1998, Kiến trúc/ Quy hoạch. NXB TP Hồ Chí Minh, 1998.
10. Viện QHĐT&NT, Thuyết minh tổng hợp Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể xây dựng Thành phố Đà Lạt- Tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010. Hà Nội, 1992.
11. Viện QHĐT&NT, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thành phố Đà Lạt- Tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020. Hà Nội, 2000.
B. Tài liệu Pháp văn.
1. Munier, P. Dalat. Indochine, Hanoi, 1941, N0 28.
2. Berjoan, A. Dalat. . Indochine, Hanoi, 1943, N0 126.
3. Baudrit. A. La naissance de Dalat. Indochine, Hanoi, 1944, N0 180.
4. Duclaux, P. Le Dalat de 1908, Indochine, Hanoi, 1941, N0 39.
5. Hébrard, Ernest. Futur plan de Dalat, 1923.
6. Hébrard, Ernest. Dalat, Le nouveau plan dispositions générales. L’ Éveil Économic de l’ Indochine, Hanoi, 1923.
7. Pineau, L. G. Dalat, capital administrative de l’ Indochine ? Revue Indochine Juridique et Economic, 1937, No 2.
8. Physionnomie de Dalat en 1937. L’ Asie Nouvelle Illustrée, Saigon. 1937.
9. Mondet, H. Avant Projet d’Aménagement et Extension de Dalat. Dalat, 1940.
10. Andelle, Pierre. Dalat. Indochine, Hanoi, 1943, N0 128.
11. Les Station des repos, Indochine, Hanoi, 1943, N0 155.
12. Berjoan, A & Lagisquet, J. Les réalisation d’ urbanisme à Dalat. Indochine, Hanoi, 1943, N0 164- 165
13. Lagisquet, J. Rapport de présentation. 1942.
14. Janine Gardel. Construire ou rénover sa maison. Denoel, Paris, 1985.
15. M. J. Démaret. Cours de constructions civiles. 1973.
C. Tài liệu Anh văn.
1. Vassal, Gabrielle M. On and off duty in Annam. William Heinemann, London, 1910.
2. S. Giedion. Space, Time and Architecture. Harvard, USA, 1967.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.