Hội nghị Đà Lạt năm 1946
Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Bài đăng trên Tạp chí Xưa & Nay, số 150, tháng 10 năm 2003.
Mấy ngày sau cuộc gặp gỡ giữa Hồ Chủ tịch và Đácgiăngliơ trên Vịnh Hạ Long, đầu tháng Tư, hãng thông tấn Roitơ đưa tin: Đácgiăngliơ được cử làm người cầm đầu phái đoàn đàm phán với Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa… Thành phần của phái đoàn này gồm có đại biểu của các bộ kinh tế, tài chính, quốc phòng và Bộ Thuộc địa…
Nếu tin này đúng thì đây là một âm mưu của bọn phản động Pháp. Đácgiăngliơ là tín đồ trung thành của chủ nghĩa thực dân cũ xấu xa nhất. Cuộc nói chuyện giữa chúng ta với y sẽ không thể nào dẫn tới kết quả tốt. Việc chúng đưa đại biểu Bộ Thuộc địa vào trong phái đoàn có hàm ý: Việt Nam vẫn bị coi như một thuộc địa của Pháp.
Báo chí ta lập tức lên tiếng tố cáo đây là thủ đoạn của bọn phản động nhằm phá hoại Hiệp định. Chúng ta đòi cuộc đàm phán chính thức cần được tiến hành ở Pari theo nguyên tắc bình đẳng. Người Pháp phải từ bỏ ý định cử vào trong phái đoàn này một đại biểu của Bộ Thuộc địa. Người có quyền thay mặt cho Chính phủ Pháp trong cuộc nói chuyện với nước Việt Nam đã tự giải phóng phải là người trong Bộ Ngoại giao Pháp… Tin của hãng Roitơ không được xác nhận, cũng không bị cải chính.
Bác và các anh bàn việc tổ chức các phái đoàn đi Pháp và đi Đà Lạt. Phái đoàn Quốc hội đi thăm hữu nghị Quốc hội và nhân dân Pháp do anh Đồng làm trưởng đoàn. Tôi được chỉ định là Phó trưởng đoàn trong phái đoàn Chính phủ tới Đà Lạt để dự cuộc đàm phán trù bị. Đoàn này do Nguyễn Tường Tam, Bộ trưởng ngoại giao trong Chính phủ liên hiệp làm Trưởng đoàn. Ngày 16 tháng Tư, hai phái đoàn cùng lên đường một lúc. Phái đoàn đi Đà Lạt khởi hành từ Bắc Bộ Phủ lúc 6 giờ sáng. Bác có mặt từ sớm để tiễn đưa đoàn. Một lần nữa, Bác nhắc cúng tôi: “Cần đặt vấn đề Nam Bộ và vấn đề đình chiến lên đầu chương trình nghị sự”. Bác bắt tay từng người trước khi ra đi. Trời mưa lâm thâm. Phố xá còn yên tĩnh. Vì đồng bào được báo giờ lên đường của hai phái đoàn quá muộn nên không kịp đi tiễn. Từ mấy ngày hôm trước, khắp nơi đã tổ chức những cuộc mít tinh lớn để ủng hộ các phải đoàn sắp sửa lên đường.
Một số nhà báo kéo đến phỏng vấn phái đoàn về triển vọng của cuộc đàm phán. Thực khó trả lời. Mọi câu trả lời còn ở phía trước. Ta muốn đi đến một giải pháp chính trị với Pháp nếu Pháp thành thật thi hành những điều đã cam kết, tôn trọng những quyền cơ bản của nước Việt Nam tự do. Nhưng sự thành công của cuộc đàm phán không chỉ tùy thuộc vào ta mà còn ở cả đối phương. Cuộc đấu tranh giữa hai lực lượng tiến bộ và phản động tại Đông Dương và tại nước Pháp đang diễn ra gay gắt. Những dấu hiệu đầu tiên không hứa hẹn gì nhiều. Đã có tin phái đoàn đàm phán của Pháp do Mắc Ăngđơrê làm trưởng đoàn. Chính phủ Pháp đã chịu làm theo yêu cầu của ta cử những người thay mặt từ nước Pháp sang. Nhưng Mắc Ăngđơrê lại là người của nhà băng, một người thuộc phong trào Cộng hòa bình dân. Phong trào này vốn là đảng Thiên chúa giáo Pháp trước kia. Cầm đầu phong trào là những đại biểu của giới tư bản lũng đoạn có mối liến hệ chặt chẽ với Mỹ và tòa thánh Vanticăng. Với một người đối thoại như vậy, không thể trông đợi hội nghị sẽ diễn ra một cách thuận buồm xuôi gió. Còn về phía ta, thành phần phái đoàn đàm phán không thuần nhất. Nguyễn Tường Tam, tháng trước đã không chịu ký tên vào bản Hiệp đinh. Đến giờ phút chót, Vũ Hồng Khanh phải ký thay. Ngoài ra, một số đại biểu Nam Bộ, tên đã được công bố trong danh sách phái đoàn, nhưng vào giờ phút lên đường vẫn chưa có mặt.
7 giờ, máy bay cất cánh. Từ trên cao nhìn xuống, dưới các tầng mây, lúc là màu xanh ngọc lấp lánh của biển với những gợn sóng trắng, lúc là màu xanh lá cây rậm rì của núi rừng Trường Sơn trùng điệp. Có lúc là một dòng sông vàng rực ánh mặt trời, quanh co lượn khúc. Người xưa nói: Non sông gấm vóc. Đó chính là hình ảnh đất nước của ta hiện ra dưới cánh bay.
Ngày hôm đó, chúng tôi chỉ tới được Pắc Xế. Chiếc đakôta dừng lại đây để lấy xăng, nhưng khí sắp cất cánh đi tiếp thì máy móc trục trặc. Đoàn phải ở lại chờ máy bay dự bị ở Sài Gòn lên thay. Chúng tôi đi dạo quanh các phố, vào thăm một ngôi chùa cổ, rồi ra bờ sông Mê Công. Dòng sông rộng, đỏ quánh phù sa chia đôi hai nước Lào, Thái Lan, ở cả đôi bờ đều là những dải đất bằng phẳng. Việt kiều trong thành phố nghe tin phái đoàn Chính phủ qua, kéo đến thăm rất đông. Những cuộc gặp gỡ không chờ đợi, rất cảm động.
Ngày hôm sau, máy bay bay tiếp đến Đà Lạt. Xuống sân bay, thấy thời tiết khác hẳn. Khi chúng tôi ở Pắc Xế, trời nóng bức. Không khí ở đây thì mát lạnh như một ngày cuối thu. Đà Lạt là một nơi nghỉ mát, một thành phố du lịch dành cho người Pháp và những người Việt Nam thuộc giới gọi là “thượng lưu”. Khắp nơi đều thấy những biệt thự lớn, nhỏ, những khách sạn, những con đường để dạo chơi ngắm cảnh. Chung quanh thành phố là những đồi thông nối tiếp. Một thành phố xinh đẹp.
Đoàn ta ở khách sạn Lang Biang. Khách sạn này trông ra một cái hồ yên tĩnh, có những hàng cây bao quanh. Bên kia hồ là núi.
Ngày 18 tháng Tư, hồi 9 giờ sáng, phía Pháp cử người tới báo với ta: 10 giờ 15 phút, Đácgiăngliơ sẽ gặp các trưởng đoàn của hai phía tại dinh thự của y, sau đó viên cao ủy sẽ gặp cả hai phái đoàn để giới thiệu phái đoàn Pháp và trưởng đoàn mới được chỉ định là Mắc Ăngđơrê. Việc này phía Pháp không hề bàn bạc trước với ta. Viên đô đốc đã chơi lối trịch thượng. Y muốn lấy danh nghĩa cao ủy Pháp để tiếp hai đoàn đại biểu trong một dinh thự của Liên bang Đông Dương. Người Pháp còn nói thêm, sau khi các đoàn đại biểu gặp nhau thì cao ủy sẽ khai mạc ngay phiên họp toàn thể đầu tiên. Việc này cũng do phía Pháp tự ý định ra. Lẽ tất nhiên, chúng ta không thể tán thành.
Để đáp lại, chúng ta cử đồng chí thư ký của phái đoàn sang báo với phía Pháp là trưởng đoàn đại biểu Việt Nam đề nghị gặp Đácgiăngliơ để thương lượng về những vấn đề do phía Pháp vừa nêu ra.
10 giờ, phái đoàn Pháp đã có đủ mặt tại dinh thự của Đácgiăngliơ. Phóng viên các báo cũng kéo tới đông. Tất cả cứ ngồi đó đợi ta đến 11 giờ trưa. Đoàn ta kiên quyết bác bỏ cuộc gặp mặt trịch thượng của ông đô đốc. Không khí trở nên căng thẳng.
Phía Pháp thấy khó xử, bèn nghĩ ra một cách giải quyết cho đỡ bẽ mặt là mời đoàn ta tới dự một bữa tiệc. Thế là cuộc gặp gỡ đầu tiên của hai phái đoàn và ông cao ủy diễn ra quanh bàn ăn. Đácgiăngliơ hết cơ hội lấy danh nghĩa cao ủy để khai mạc hội nghị.
Tôi gặp Đácgiăngliơ lần đầu. Ông thầy tu phá giới này có cặp mắt nhỏ sắc sảo, tinh ranh nằm dưới vầng trán đầy nếp răn, và đôi môi mỏng dính. Ngồi với y một lát đã thấy ngay y là một con người từng trải và xảo quyệt, tự phụ và nhỏ nhen. Một con người như vậy chỉ có thể là con người của dĩ vãng, của chính sách thực dân.
Đácgiăngliơ tự khoe là đã biết nhiều về chúng tôi. Y hỏi thăm tôi về gia đình, về những năm hoạt động bí mật, về thời kỳ Nhật khủng bố và hẹn sẽ còn gặp để nói chuyện nhiều. Y rủ tôi chủ nhật tới sẽ cùng đi trèo núi. Hai bên cũng đề cập đến tương lai cuộc bang giao Việt – Pháp. Tôi nói: “Thế nào cũng còn gặp nhiều khó khăn nhưng đó là những khó khăn để mà vượt qua. Chúng tôi sẽ vượt qua những khó khăn đố nếu có được sự cố gắng của cả hai bên”.
Trong câu chuyện, Đácgiăngliơ nói có người đã gọi y là “con người của im lặng và khổ hạnh”. Chắc viên cao ủy muốn khoe mình vốn là một nhà chân tu. Thực ra, y là một chính khách nham hiểm hơn là một kẻ thủ hành.
Qua cuộc gặp này, hai bên thỏa thuận sẽ họp phiên toàn thể vào ngày hôm say. Phiên khai mạc sẽ do người của phái đoàn Việt Nam chủ tọa. Đây là sự nhượng bộ đầu tiên của Pháp. Nhưng sự nhượng bộ này hoàn toàn không có ý nghĩa là những khó khó khăn đã giảm bớt, đôi bên đã nhích lại gần nhau hơn. Hội nghị đàm phán trù bị giữa Việt Nam và Pháp họp phiên toàn thể đầu tiên vào sáng ngày 19 tháng Tư tại trường trung học Yécxanh. Trong đoàn Pháp có mặt nhiều viên quan cai trị cũ như: Métxme, Bútxkê, Pinhông… Một số người đã tới Đông Dương từ hồi đầu Cách mạng tháng Tám. Riêng Métxme, được thả dù xuống miền Bắc hồi tháng Chín năm 1945, bị dân quân ta bắt nhưng sau đó đã trốn thoát.
Ngày 20 tháng Tư, tiểu ban chính trị họp. Cúng tôi đòi phải ghi ngay vào chương trình nghị sự vấn đề thực hiện một không khí chính trị thuận tiện cho cuộc đàm phán, và vấn đề đình chiến tại Nam Bộ. Phía Pháp bắt đầu có những luận điệu quanh co. Họ lẩn tránh yêu cầu của ta bằng cách nói những vấn đề này vượt quá thẩm quyền của hai phái đoàn. Ta đã viện những cơ sở pháp lý của Hiệp định Sơ bộ mồng 6 tháng Ba và những lẽ phải thông thường buộc Pháp phải nhận. Tranh cãi hồi lâu, Pháp nhượng bộ một phần. Họ đồng ý ghi vấn đề: “Thực hiện một không khí chính trị thuận tiện cho cuộc đám phán”. Ta đòi phải ghi cả vấn đề định chiến tại Nam Bộ.
Trong giờ giải lao, người Pháp bàn bạc với nhau. Khi cuộc họp tiếp tục, Pinhông, cố vấn chính trị của phái đoàn Pháp, lại nói là họ không có đủ quyền hạn để xét vấn đề đình chiến tại Nam Bộ. Chúng tôi hỏi lại Pinhông:
- Ông hãy cho biết phái đoàn Pháp có đủ quyền hạn để thảo luận những vấn đề ghi trong Hiệp định mồng 6 tháng Ba không?
Pinhông đáp lại một cách miễn cưỡng:
- Có.
- Vậy trong Hiệp định phải chăng là đã ghi: “Hai chính phủ lập tức quyết định mọi phương sách cần thiết để đình chỉ cuộc xung đột”?
Người Pháp bị đẩy vào một thế lúng túng. Chờ đến hết giờ là việc buổi sáng, họ vẫn chưa tìm ra cách trả lời. Vấn đề đành để gác lại.
Buổi chiều, tôi đi dạo một lát trên bờ suối Cam Ly. Đã có thể thấy rõ thái độ phản động của người Pháp. Không thể trông đợi gì nhiều ở cuộc đàm phán này. Dù sao, cuộc thương lượng giữa ta và Pháp vẫn còn tiếp tục… Đường đi ngập lá thông. Bên bờ suối, nhiều hoa sim dại. Thành phố yên tĩnh, không khí trong lành, quang cảnh lại đẹp. Đà Lạt thật là một thắng cảnh của đất nước ta. Chỉ muốn đi mãi trên con đường có gió mát và tiếng thông reo. Trời sắp tối, tôi quay về khách sạn. Ngồi vào bàn làm việc vừa ghi chép thì có tiếng gõ cửa gấp. Tôi chưa kịp đứng dậy, cửa đã mở. Một đồng chí ngó đầu vào, nói vội vàng:
- Mời anh lên phòng trên, anh Thạch tới rồi!
Đồng chí Phạm Ngọc Thạch đang chiến đấu tại Nam Bộ. Tên anh đã được công bố trong danh sách của phái đoàn, nhưng chúng tôi vẫn nghĩ là anh sẽ không có mặt trong cuộc đàm phán. Không hiểu anh Thạch đã tìm cách nào tới được đây đúng vào lúc cuộc họp bắt đầu. Bọn Pháp cũng chưa biết anh tới.
Chỉ một lát sau, cả đoàn, trừ Nguyễn Tường Tam, đều kéo đến. Người anh Thạch đen sạm, gầy, nhưng rắn rỏi. Chúng tôi ôm chầm lấy anh. Mừng rỡ, cảm động. Giọng nói của anh còn mang khí thế chiến đấu của Nam Bộ. Anh Thạch kể lại chuyến đi từ Sài Gòn lên. Một cuộc đi mạo hiểm. Anh nói về tình hình Nam Bộ, những gương hi sinh dũng cảm của chiến sĩ và đồng bào. Chúng tôi hàn huyên với nhau đến rất khuya.
Trang: 1 2
Ngày hôm sau, anh Thạch bị bọn Pháp bắt trước khách sạn Parc.
Đoàn ta phản kháng mạnh mẽ. Chính phủ ta lên tiếng phản đối việc làm
trái phép của Pháp. Đồng bào ở nhiều nơi họp mít tinh đòi Pháp phải trả
lại tự do cho anh Thạch. Nhưng anh Thạch chỉ được chúng thả ra sau khi
cuộc đàm phán kết thúc.
Hội nghị tiến hành khẩn trương. Ngoài những phiên họp toàn thể, những phiên họp ở các tiểu ban, còn có nhiều cuộc trao đổi cả ngoại hành lang. Mắc Ăngđơre, Métxme, Buốcgoanh… đôi khi có cả Đácgiăngliơ cũng dự vào những cuộc trao đổi ý kiến không chính thức này. Tuy vậy, trên tất cả các vấn đề được đặt ra, cuộc đám phán hầu như không tiến triển.
Đoàn ta đã giữ được sự nhất trí trong tất cả các buổi thảo luận. Riêng Nguyễn Tường Tam đã lẩn tránh phần lớn các phiên họp, và cũng ít tham gia và các cuộc bàn bạc trong đoàn.
Vấn đề đình chiến dây dưa nhiều buổi. Không khí hội nghị trở nên nặng nề. Phía Pháp biết rằng nhất định phái đoàn ta sẽ không bỏ qua. Chúng ta đã nêu lên vấn đề định chiến tại Nam Bộ một cách kiên quyết, và có lý lẽ. Người Pháp tỏ ra khó xử. Buốcgoanh, một chuyên viên về kinh tế ở Đông Dương, phải thốt ra: “Vấn đề đó gây phiền toái cho chúng tôi ghê quá. Họ (y muốn chỉ chúng ta) rất có lý”. Một vài người Pháp cũng có ý nghĩ như Buốcgoanh.
Sau mấy phiên họp, người dân ở Đà Lạt bắt đầu bàn tán xôn xao về những lập luận vô lý của phía Pháp. Ngay trong phái đoàn Pháp cũng có người nói thẳng với chúng ta: “Các ông có những nhà biện chứng đáng gờm”.
Phía Pháp không viện được lý lẽ gì để bác bỏ yêu cầu của ta, nhưng vẫn không chịu ghi vấn đề này vào chương trình nghị sự. Rõ ràng là Pháp không muốn đình chiến tại Nam Bộ.
Một câu hỏi được đặt ra trong đoàn ta: Nên tiếp tục cuộc đàm phán hay nên cắt đứt?
Ngày 23 tháng Tư, hai phái đoàn họp phiên toàn thể. Đoàn ta lại đưa ra vấn đề đinh chiến ở Nam Bộ ra trước cuộc họp. Người Pháp có một nhượng bộ. Họ đề nghị thành lập một ủy ban hỗn hợp hạn chế, gồm những người không có chân trong hai phái đoàn hiện nay, để thực hiện ngừng bắn ở Nam Bộ đồng thời giải quyết những vấn đề có tính cấp bách khác. Ủy ban này lúc đầu sẽ đóng ở Đà Lạt, sau đó sẽ đóng ở Hà Nội.
Ta biết đây là một cách trì hoãn. Tuy nhiên, cũng do sự nhượng bộ này của phía Pháp mà các phiên họp vẫn tiếp tục.
Cuối tháng 4, tướng Gioăng, tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp trên đường từ Nam Kinh trở về Pari, ghé thăm hội nghị Đà Lạt. Trong cuộc gặp Gioăng khoảng hai mươi phút, tôi đã nói thẳng:
- Người Pháp phải thực hiện đình chiến ở Nam Bộ theo đúng tinh thần của bản Hiệp định. Nếu không, nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục chiến đấu đến cùng. Tôi muốn nói với ông điều này với tư cách là một người kháng chiến.
Ngoài những cuộc tranh luận gay gắt tại tiểu ban chính trị, ở tất cả các tiểu ban quân sự, kinh tế, văn hóa đều có những cuộc tranh cãi giằng co.
Về kinh tế, ta chủ trương giữ vững những quyền lợi kinh tế.(*)
Muốn cho cuộc bỏ phiếu được hợp pháp, công bằng, ta chủ trương bảo đảm tự do cho những người dân bỏ phiếu. Ta đề nghị một chế độ chấp chính tạm thời của một hội đồng ba mươi người ở Nam Bộ. Hội đồng bầu lên ủy ban chấp hành, có nhiệm vụ trong một thời gian ngắn thực hiện đình chiến triệt để, thả hết tù chính trị, đình chỉ hết khủng bố, làm cho các tổ chức chính trị của nhân dân được hoạt động tự do. Phía Pháp trả lời một cách mơ hồ là sẽ bảo đảm tự do cho cuộc trưng cầu dân ý ở Nam Bộ; họ không đồng ý để người Việt Nam tham gia vào việc chấp chính hiện thời ở Nam Bộ.
Lập trường của ta và của Pháp rõ ràng là khác xa nhau. Những người thay mặt cho nước Pháp mới tới dự cuộc đàm phán đã tỏ ra rất lạc hậu trước tình hình đã đổi thay tận gốc trên bán đảo này. Họ vẫn còn mang nặng tư tưởng chủ nghĩa thực dân cổ truyền của đế quốc Pháp. Trưởng đoàn của Pháp Mắc Ăngđơrê ngày càng bộc lộ bản chất phản động. Có lần trong một bữa tiệc, y đã nói: “Với Việt Nam, người Pháp đã tỏ ra rất rộng rãi, Pháp nhượng bộ như thế là đã quá lắm rồi, không thể cứ nhượng bộ mãi, không thể theo truyền thống Muyních”.
Cũng vào những ngày đầu tháng Năm này, tại Pháp, bản dự thảo hiến pháp mới đã bị bác bỏ trong cuộc trưng cầu ý dân. Đây lại là một khó khăn lớn nữa đối với phong trào đấu tranh cho các quyền dân chủ ở nước Pháp. Phái hữu đã giành được một thắng lợi. Bọn phản động Pháp ở thuộc địa sẽ ngóc đầu dậy. Cuộc đấu tranh của chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Ngày 10 tháng Năm, lại họp phiên toàn thể. Đoàn ta tiếp tục nêu lên chủ trương của mình về việc thực hiện trưng cầu ý dân tại Nam Bộ. Các đại biểu Pháp vẫn giữ thái độ ngoan cố. Chúng ta đã nói thẳng với họ là một số người Pháp có âm mưu tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam, âm mưu đó không thể dung thứ, nhất định sẽ thất bại. Sau một cuộc tranh luận gay go, cả đoàn ta đứng dậy bỏ phòng họp.
Đêm hôm đó, sau buổi hội ý trong đoàn, tôi thức khuya. Nhìn ra cửa sổ trời tối đen. Không còn nhận ra đâu là hồ, đâu là núi. Những quả đồi thông xinh đẹp, những cánh rừng hoang vu của cao nguyên Lang Biang chìm trong bóng đêm. Cuộc chiến đấu của đồng bào ta, của các chiến sĩ du kích trong những mỏm núi cao, những khu rừng rậm nơi xa kia đang tiếp tục và sẽ còn phải tiếp tục. Từ hôm đi đến giờ, chúng tôi vẫn thường xuyên báo cáo tình hình hội nghị với Bác và các anh. Báo chí và đài phát thanh của ta đã phản ánh kịp thời cuộc đấu tranh của phái đoàn ta tại hội nghị. Bác và các anh ở nhà đang theo dõi rất sát diễn biến của cuộc đàm phán. Trong phiên họp sáng nay, tôi đã nói với đoàn Pháp: “Các chiến sĩ Việt Nam đã trải qua nhiều khó khăn trong cuộc chiến đấu giành tự do cho Tổ quốc, chỉ có thể chấp nhận hòa bình trong công bằng và danh dự… Nhân danh một dân tộc đã có hàng ngàn năm tôi luyện trong lao động và đấu tranh, tôi khẳng định với các ông rằng: Ngày nào Nam Bộ còn bị tách khỏi Việt Nam thì ngày ấy mỗi người dân Việt Nam còn không ngừng dốc hết nghị lực của mình vào cuộc đấu tranh để đưa Nam Bộ trở về trong lòng Tổ quốc. Nếu tiếng nói của chúng tôi không được đáp lại, bản Hiệp định không được tôn trọng thì chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm về tất cả những gì xảy ra trong tương lai… Lịch sử sẽ chứng minh lời nói của chúng tôi là đúng…”. Chúng ta đã nói với người Pháp những điều cần nói. Nhưng người Pháp vẫn giữ nguyên lập trường thực dân của họ. Ta đã đánh giá thêm được sức chống đối quyết liệt của bọn phản động. Qua cuộc đàm phán này, càng thấm thía một điều: Trong đấu tranh chính nghĩa đòi độc lập, tự do cho đất nước, ngoại giao nhất thiết phải dựa trên lực lượng của nhân dân. Mỗi người dân Việt Nam cần phải có đầy đủ nghị lực và quyết tâm bồi bổ thực lực của mình. Dân tộc ta phải mạnh. Công việc ngoại giao phải bắt đầu từ đó. Lại nhớ lời Bác nói hôm trước: “Thực lực như cái chiêng, ngoại giao như cái tiếng; chiêng có to tiếng mới lớn”…
Phiên họp sáng nay đã trở thành phiên họp cuối cùng của hội nghị Đà Lạt. Dù sao cuộc đàm phán này cũng chỉ mới là cuộc đàm phán tại chỗ có tính cách trù bị. Sợi dây liên lạc giữa ta với Pháp chưa hoàn toàn bị cắt đứt.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Những chặng đường lịch sử, Sđd
tr.364-310.
(*) Đến đây trong sách bị thiếu một đoạn nên hơi khó hiểu và không liền mạch, người số hóa bổ sung nội dung đoạn dưới đây từ nguồn khác:
Về kinh tế, ta chủ trương giữ vững những quyền lợi kinh tế cơ bản của ta, bảo đảm điều kiện cho kinh tế Việt Nam phát triển, đồng thời có những nhân nhượng nhất định đối với quyền lợi kinh tế Pháp ở Đông Dương. Những vấn đề được đặt ra trong tiểu ban này là:
- Vấn đề thuế quan.
- Vấn đề tiền tệ.
- Vấn đề những doanh nghiệp hiện tại của Pháp ở nước ta.
Những bất đồng lớn xoay quanh vấn đề tiền tệ và việc kinh doanh của người Pháp tại Việt Nam.
Về văn hóa, hai bên đã đạt được một số thỏa thuận. Ta chỉ còn không đồng ý việc Pháp đòi đặt một số cơ quan văn hóa ở Đông Dương trực thuộc với liên bang và đề nghị dùng tiếng Pháp làm tiếng chính thức thứ hai sau tiếng Việt.
Về quân sự, qua nhiều buổi trao đổi, không giải quyết được gì. Vấn đề quân sự phải phụ thuộc vào vấn đề chính trị. Không thể nào có được những thỏa thuận về quân sự chừng nào vấn đề chính trị còn chưa giải quyết xong.
Vấn đề chính trị là cơ bản, gay go, chiếm nhiều thời gian nhất trong suốt quá trình đàm phán.
Lập trường có tính nguyên tắc của ta là: Nước Việt Nam phải là một nước tự do. Liên bang Đông Dương chỉ mang tính chất kinh tế không được phương hại đến những quyền cơ bản của Việt Nam.
Về mối quân hệ giữa các nước trong liên bang Đông Dương với Pháp, đoàn ta tuyên bố chấm dứt chế độ toàn quyền. Ta chủ trương tổ chức một liên bang thực tế chỉ có tính chất kinh tế. Đại diện của Pháp ở liên bang chỉ có tính cách một nhân viên ngoại giao. Liêng bang Đông Dương sẽ phối hợp về chính sách thuế quan và tiền tệ, về việc đặt kế hoạch kiến thiết cho các nước trong liên bang theo nguyên tắc không làm phương hại đến chủ quyền của các nước.
Phía Pháp chủ trương viên cao ủy Pháp vừa là đại diện cho liên hiệp Pháp vừa là chủ tịch liên bang Đông Dương. Họ đòi các ngành tư pháp, ngoại thương, tài chính, hối đoái, vận tại, y tế, các cơ quan nghiên cứu và phát minh về văn hóa, khoa học, kinh tế, viện thống kê, nhà bưu điện và vô tuyến điện, cơ quan phụ trách di dân đều phải thuộc về liên bang… Với chủ trương này, người Pháp đã để lộ rõ ý đồ muốn làm sống lại chế độ toàn quyền trước đây.
Người Pháp đề nghị Việt Nam công nhận bản tuyên ngôn về quyền lợi của người dân trong liên hiệp Pháp. Ta hoan nghênh nguyên tắc dân chủ của bản tuyên ngôn nhưng chưa công nhận nó. Chính dân chúng Pháp cũng chưa công nhận bản tuyên ngôn này. Thực ra, người Pháp cũng chưa xác định được cái “liên hiệp Pháp” họ đưa ra là thế nào.
Về ngoại giao, lập trường của ta là Việt Nam sẽ có đại sứ ở Pháp và viên cao ủy Pháp ở đây là đại diện của Pháp ở Việt Nam. Nước Việt Nam tự do phải có quyền đặt đại sứ ở các nước trong liên hiệp Pháp và ở các nước ngoài. Pháp chủ trương người đại diện Pháp ở Việt Nam là một viên chức Pháp do viên cao ủy Pháp cử ra và nước Việt Nam chỉ có đại diện ngoại giao với các nước khác thông qua liên hiệp Pháp.
Về vấn đề Nam Bộ, Hiệp định Sơ bộ mồng 6 tháng Ba đã đề ra sẽ giải quyết bằng một cuộc trưng cầu ý dân. Ta chủ trương mục đích bỏ phiếu không phải là để hỏi chủ quyền Nam Bộ thuộc về đâu vì lãnh thổ Việt Nam không phải gồm có ba kỳ; cuộc đầu phiếu chỉ nhằm hỏi ý kiến nhân dân Nam Bộ có muốn giữ giới hạn “kỳ” hay không trong khuôn khổ nước Việt Nam thống nhất. Pháp chủ trương đầu phiếu để hỏi cả chủ quyền Nam Bộ thuộc về đâu.
Theo quan điểm của ta, và đó cũng là lẽ đương nhiên, cuộc trưng cầu ý dân chỉ tiến hành ở Nam Bộ. Nhưng Pháp đòi phải bỏ phiếu ở cả Trung Bộ và Bắc Bộ để hỏi chủ quyền từng kỳ thuộc về đâu.
Hội nghị tiến hành khẩn trương. Ngoài những phiên họp toàn thể, những phiên họp ở các tiểu ban, còn có nhiều cuộc trao đổi cả ngoại hành lang. Mắc Ăngđơre, Métxme, Buốcgoanh… đôi khi có cả Đácgiăngliơ cũng dự vào những cuộc trao đổi ý kiến không chính thức này. Tuy vậy, trên tất cả các vấn đề được đặt ra, cuộc đám phán hầu như không tiến triển.
Đoàn ta đã giữ được sự nhất trí trong tất cả các buổi thảo luận. Riêng Nguyễn Tường Tam đã lẩn tránh phần lớn các phiên họp, và cũng ít tham gia và các cuộc bàn bạc trong đoàn.
Vấn đề đình chiến dây dưa nhiều buổi. Không khí hội nghị trở nên nặng nề. Phía Pháp biết rằng nhất định phái đoàn ta sẽ không bỏ qua. Chúng ta đã nêu lên vấn đề định chiến tại Nam Bộ một cách kiên quyết, và có lý lẽ. Người Pháp tỏ ra khó xử. Buốcgoanh, một chuyên viên về kinh tế ở Đông Dương, phải thốt ra: “Vấn đề đó gây phiền toái cho chúng tôi ghê quá. Họ (y muốn chỉ chúng ta) rất có lý”. Một vài người Pháp cũng có ý nghĩ như Buốcgoanh.
Sau mấy phiên họp, người dân ở Đà Lạt bắt đầu bàn tán xôn xao về những lập luận vô lý của phía Pháp. Ngay trong phái đoàn Pháp cũng có người nói thẳng với chúng ta: “Các ông có những nhà biện chứng đáng gờm”.
Phía Pháp không viện được lý lẽ gì để bác bỏ yêu cầu của ta, nhưng vẫn không chịu ghi vấn đề này vào chương trình nghị sự. Rõ ràng là Pháp không muốn đình chiến tại Nam Bộ.
Một câu hỏi được đặt ra trong đoàn ta: Nên tiếp tục cuộc đàm phán hay nên cắt đứt?
Ngày 23 tháng Tư, hai phái đoàn họp phiên toàn thể. Đoàn ta lại đưa ra vấn đề đinh chiến ở Nam Bộ ra trước cuộc họp. Người Pháp có một nhượng bộ. Họ đề nghị thành lập một ủy ban hỗn hợp hạn chế, gồm những người không có chân trong hai phái đoàn hiện nay, để thực hiện ngừng bắn ở Nam Bộ đồng thời giải quyết những vấn đề có tính cấp bách khác. Ủy ban này lúc đầu sẽ đóng ở Đà Lạt, sau đó sẽ đóng ở Hà Nội.
Ta biết đây là một cách trì hoãn. Tuy nhiên, cũng do sự nhượng bộ này của phía Pháp mà các phiên họp vẫn tiếp tục.
Cuối tháng 4, tướng Gioăng, tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp trên đường từ Nam Kinh trở về Pari, ghé thăm hội nghị Đà Lạt. Trong cuộc gặp Gioăng khoảng hai mươi phút, tôi đã nói thẳng:
- Người Pháp phải thực hiện đình chiến ở Nam Bộ theo đúng tinh thần của bản Hiệp định. Nếu không, nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục chiến đấu đến cùng. Tôi muốn nói với ông điều này với tư cách là một người kháng chiến.
Ngoài những cuộc tranh luận gay gắt tại tiểu ban chính trị, ở tất cả các tiểu ban quân sự, kinh tế, văn hóa đều có những cuộc tranh cãi giằng co.
Về kinh tế, ta chủ trương giữ vững những quyền lợi kinh tế.(*)
Muốn cho cuộc bỏ phiếu được hợp pháp, công bằng, ta chủ trương bảo đảm tự do cho những người dân bỏ phiếu. Ta đề nghị một chế độ chấp chính tạm thời của một hội đồng ba mươi người ở Nam Bộ. Hội đồng bầu lên ủy ban chấp hành, có nhiệm vụ trong một thời gian ngắn thực hiện đình chiến triệt để, thả hết tù chính trị, đình chỉ hết khủng bố, làm cho các tổ chức chính trị của nhân dân được hoạt động tự do. Phía Pháp trả lời một cách mơ hồ là sẽ bảo đảm tự do cho cuộc trưng cầu dân ý ở Nam Bộ; họ không đồng ý để người Việt Nam tham gia vào việc chấp chính hiện thời ở Nam Bộ.
Lập trường của ta và của Pháp rõ ràng là khác xa nhau. Những người thay mặt cho nước Pháp mới tới dự cuộc đàm phán đã tỏ ra rất lạc hậu trước tình hình đã đổi thay tận gốc trên bán đảo này. Họ vẫn còn mang nặng tư tưởng chủ nghĩa thực dân cổ truyền của đế quốc Pháp. Trưởng đoàn của Pháp Mắc Ăngđơrê ngày càng bộc lộ bản chất phản động. Có lần trong một bữa tiệc, y đã nói: “Với Việt Nam, người Pháp đã tỏ ra rất rộng rãi, Pháp nhượng bộ như thế là đã quá lắm rồi, không thể cứ nhượng bộ mãi, không thể theo truyền thống Muyních”.
Cũng vào những ngày đầu tháng Năm này, tại Pháp, bản dự thảo hiến pháp mới đã bị bác bỏ trong cuộc trưng cầu ý dân. Đây lại là một khó khăn lớn nữa đối với phong trào đấu tranh cho các quyền dân chủ ở nước Pháp. Phái hữu đã giành được một thắng lợi. Bọn phản động Pháp ở thuộc địa sẽ ngóc đầu dậy. Cuộc đấu tranh của chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Ngày 10 tháng Năm, lại họp phiên toàn thể. Đoàn ta tiếp tục nêu lên chủ trương của mình về việc thực hiện trưng cầu ý dân tại Nam Bộ. Các đại biểu Pháp vẫn giữ thái độ ngoan cố. Chúng ta đã nói thẳng với họ là một số người Pháp có âm mưu tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam, âm mưu đó không thể dung thứ, nhất định sẽ thất bại. Sau một cuộc tranh luận gay go, cả đoàn ta đứng dậy bỏ phòng họp.
Đêm hôm đó, sau buổi hội ý trong đoàn, tôi thức khuya. Nhìn ra cửa sổ trời tối đen. Không còn nhận ra đâu là hồ, đâu là núi. Những quả đồi thông xinh đẹp, những cánh rừng hoang vu của cao nguyên Lang Biang chìm trong bóng đêm. Cuộc chiến đấu của đồng bào ta, của các chiến sĩ du kích trong những mỏm núi cao, những khu rừng rậm nơi xa kia đang tiếp tục và sẽ còn phải tiếp tục. Từ hôm đi đến giờ, chúng tôi vẫn thường xuyên báo cáo tình hình hội nghị với Bác và các anh. Báo chí và đài phát thanh của ta đã phản ánh kịp thời cuộc đấu tranh của phái đoàn ta tại hội nghị. Bác và các anh ở nhà đang theo dõi rất sát diễn biến của cuộc đàm phán. Trong phiên họp sáng nay, tôi đã nói với đoàn Pháp: “Các chiến sĩ Việt Nam đã trải qua nhiều khó khăn trong cuộc chiến đấu giành tự do cho Tổ quốc, chỉ có thể chấp nhận hòa bình trong công bằng và danh dự… Nhân danh một dân tộc đã có hàng ngàn năm tôi luyện trong lao động và đấu tranh, tôi khẳng định với các ông rằng: Ngày nào Nam Bộ còn bị tách khỏi Việt Nam thì ngày ấy mỗi người dân Việt Nam còn không ngừng dốc hết nghị lực của mình vào cuộc đấu tranh để đưa Nam Bộ trở về trong lòng Tổ quốc. Nếu tiếng nói của chúng tôi không được đáp lại, bản Hiệp định không được tôn trọng thì chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm về tất cả những gì xảy ra trong tương lai… Lịch sử sẽ chứng minh lời nói của chúng tôi là đúng…”. Chúng ta đã nói với người Pháp những điều cần nói. Nhưng người Pháp vẫn giữ nguyên lập trường thực dân của họ. Ta đã đánh giá thêm được sức chống đối quyết liệt của bọn phản động. Qua cuộc đàm phán này, càng thấm thía một điều: Trong đấu tranh chính nghĩa đòi độc lập, tự do cho đất nước, ngoại giao nhất thiết phải dựa trên lực lượng của nhân dân. Mỗi người dân Việt Nam cần phải có đầy đủ nghị lực và quyết tâm bồi bổ thực lực của mình. Dân tộc ta phải mạnh. Công việc ngoại giao phải bắt đầu từ đó. Lại nhớ lời Bác nói hôm trước: “Thực lực như cái chiêng, ngoại giao như cái tiếng; chiêng có to tiếng mới lớn”…
Phiên họp sáng nay đã trở thành phiên họp cuối cùng của hội nghị Đà Lạt. Dù sao cuộc đàm phán này cũng chỉ mới là cuộc đàm phán tại chỗ có tính cách trù bị. Sợi dây liên lạc giữa ta với Pháp chưa hoàn toàn bị cắt đứt.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Những chặng đường lịch sử, Sđd
tr.364-310.
(*) Đến đây trong sách bị thiếu một đoạn nên hơi khó hiểu và không liền mạch, người số hóa bổ sung nội dung đoạn dưới đây từ nguồn khác:
Về kinh tế, ta chủ trương giữ vững những quyền lợi kinh tế cơ bản của ta, bảo đảm điều kiện cho kinh tế Việt Nam phát triển, đồng thời có những nhân nhượng nhất định đối với quyền lợi kinh tế Pháp ở Đông Dương. Những vấn đề được đặt ra trong tiểu ban này là:
- Vấn đề thuế quan.
- Vấn đề tiền tệ.
- Vấn đề những doanh nghiệp hiện tại của Pháp ở nước ta.
Những bất đồng lớn xoay quanh vấn đề tiền tệ và việc kinh doanh của người Pháp tại Việt Nam.
Về văn hóa, hai bên đã đạt được một số thỏa thuận. Ta chỉ còn không đồng ý việc Pháp đòi đặt một số cơ quan văn hóa ở Đông Dương trực thuộc với liên bang và đề nghị dùng tiếng Pháp làm tiếng chính thức thứ hai sau tiếng Việt.
Về quân sự, qua nhiều buổi trao đổi, không giải quyết được gì. Vấn đề quân sự phải phụ thuộc vào vấn đề chính trị. Không thể nào có được những thỏa thuận về quân sự chừng nào vấn đề chính trị còn chưa giải quyết xong.
Vấn đề chính trị là cơ bản, gay go, chiếm nhiều thời gian nhất trong suốt quá trình đàm phán.
Lập trường có tính nguyên tắc của ta là: Nước Việt Nam phải là một nước tự do. Liên bang Đông Dương chỉ mang tính chất kinh tế không được phương hại đến những quyền cơ bản của Việt Nam.
Về mối quân hệ giữa các nước trong liên bang Đông Dương với Pháp, đoàn ta tuyên bố chấm dứt chế độ toàn quyền. Ta chủ trương tổ chức một liên bang thực tế chỉ có tính chất kinh tế. Đại diện của Pháp ở liên bang chỉ có tính cách một nhân viên ngoại giao. Liêng bang Đông Dương sẽ phối hợp về chính sách thuế quan và tiền tệ, về việc đặt kế hoạch kiến thiết cho các nước trong liên bang theo nguyên tắc không làm phương hại đến chủ quyền của các nước.
Phía Pháp chủ trương viên cao ủy Pháp vừa là đại diện cho liên hiệp Pháp vừa là chủ tịch liên bang Đông Dương. Họ đòi các ngành tư pháp, ngoại thương, tài chính, hối đoái, vận tại, y tế, các cơ quan nghiên cứu và phát minh về văn hóa, khoa học, kinh tế, viện thống kê, nhà bưu điện và vô tuyến điện, cơ quan phụ trách di dân đều phải thuộc về liên bang… Với chủ trương này, người Pháp đã để lộ rõ ý đồ muốn làm sống lại chế độ toàn quyền trước đây.
Người Pháp đề nghị Việt Nam công nhận bản tuyên ngôn về quyền lợi của người dân trong liên hiệp Pháp. Ta hoan nghênh nguyên tắc dân chủ của bản tuyên ngôn nhưng chưa công nhận nó. Chính dân chúng Pháp cũng chưa công nhận bản tuyên ngôn này. Thực ra, người Pháp cũng chưa xác định được cái “liên hiệp Pháp” họ đưa ra là thế nào.
Về ngoại giao, lập trường của ta là Việt Nam sẽ có đại sứ ở Pháp và viên cao ủy Pháp ở đây là đại diện của Pháp ở Việt Nam. Nước Việt Nam tự do phải có quyền đặt đại sứ ở các nước trong liên hiệp Pháp và ở các nước ngoài. Pháp chủ trương người đại diện Pháp ở Việt Nam là một viên chức Pháp do viên cao ủy Pháp cử ra và nước Việt Nam chỉ có đại diện ngoại giao với các nước khác thông qua liên hiệp Pháp.
Về vấn đề Nam Bộ, Hiệp định Sơ bộ mồng 6 tháng Ba đã đề ra sẽ giải quyết bằng một cuộc trưng cầu ý dân. Ta chủ trương mục đích bỏ phiếu không phải là để hỏi chủ quyền Nam Bộ thuộc về đâu vì lãnh thổ Việt Nam không phải gồm có ba kỳ; cuộc đầu phiếu chỉ nhằm hỏi ý kiến nhân dân Nam Bộ có muốn giữ giới hạn “kỳ” hay không trong khuôn khổ nước Việt Nam thống nhất. Pháp chủ trương đầu phiếu để hỏi cả chủ quyền Nam Bộ thuộc về đâu.
Theo quan điểm của ta, và đó cũng là lẽ đương nhiên, cuộc trưng cầu ý dân chỉ tiến hành ở Nam Bộ. Nhưng Pháp đòi phải bỏ phiếu ở cả Trung Bộ và Bắc Bộ để hỏi chủ quyền từng kỳ thuộc về đâu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.