Tìm ý tưởng quy hoạch chung Đà Lạt tương lai
01/08/20
Ngày
30/7, tại Đà Lạt, UBND tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức Hội thảo quốc tế “Tìm ý
tưởng quy hoạch chung thành phố Đà Lạt đến năm 2030 và tầm nhìn 2050”
với sự tham gia của lãnh đạo Bộ xây dựng, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Lâm Đồng,
T.p Đà Lạt và nhiều kiến trúc sư, các học giả, nhà khoa học nổi tiếng.
Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh Văn Báu
Với
mục tiêu xây dựng thành phố Đà Lạt trở thành đô thị hiện đại, thân thiện
với môi trường. 14 tham luận và nhiều ý kiến phát biểu tại hội nghị của
các kiến trúc sư nổi tiếng, có nhiều kinh nghiệm trong quy hoạch đã đưa
ra một bức tranh hoàn toàn mới về đô thị Đà Lạt trong tương lai. Theo
đó, Đà Lạt đến năm 2030 và xa hơn nữa là năm 2050 được đề nghị mở rộng
lên hơn 3000 km về không gian trong vùng có độ cao từ 800 mét đến hơn
1.500 mét so với mực nước biển, với độ dốc từ Bắc xuống Nam (vùng
Langbiang, Liên Khương, Phinôm, Thạnh Mỹ, Lâm Hà…) hình thành nên các
cao nguyên và thung lũng với cảnh quan đặc trưng là rừng núi và hồ. Việc
hình thành các đô thị vệ tinh nhằm chia sẻ các chức năng và giảm áp lực
cho đô thị trung tâm là Đà Lạt và phát triển Đà Lạt thành đô thị mang
những nét đặc trưng về di sản.
“Trong
quy hoạch mở rộng, bài toán khó nhất là bài toán cân bằng sự phát triển
tiếp nối Đà Lạt - thành phố di sản với phát triển Đà Lạt thành thành
phố bình thường nhưng phát triển mạnh. Bảo tồn Đà Lạt mà biến những điểm
này điểm kia thành di tích là sai lầm. Không di tích hoá mà phải bảo
tồn trong tổng thể của một đô thị và nối mạch được giữa cái mới và cái
cũ…” – là ý kiến góp ý của kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính.
Ý
tưởng này nhận được sự đồng tình của nhiều kiến trúc sư khác. Kiến trúc
sư Thierry Hauau – Trưởng nhóm chuyên gia Pháp về ý tưởng quy hoạch
chung thành phố Đà Lạt cũng đề xuất phát triển Đà Lạt dựa trên những đô
thị vệ tinh, tạo luồng dân cư mới và cài đặt vào đó những khu du lịch
hài hoà có kiểm soát và giới hạn để giải phóng sức ép cho Đà Lạt. Theo
ông: “Đà Lạt có tất cả những nét đặc thù cần thiết của một thành phố có
sức hấp dẫn với du khách. Nhưng muốn phát triển tốt và mạnh trong tương
lai thì cần quan tâm đến 3 yếu tố chính đó là: hài hoà giữa thiên nhiên
và môi trường, có hệ thống công viên xanh gắn kết hợp lý với lịch sử,
văn hoá và phải mang trong lòng một sự phát triển năng động có sức hấp
dẫn”.
Các
kiến trúc sư cũng đề xuất ý tưởng phát triển những đô thị vệ tinh với
những chức năng đặc thù riêng như có thể quy hoạch khu vực Liên Khương
thành một đô thị dân cư hiện đại, khu du lịch sinh thái ở Lâm Hà, làng
nghề ở Lạc Dương, khu phát triển nông nghiệp… Riêng đô thị trung tâm Đà
Lạt thì phải bảo tồn được khí hậu, thêm nhiều công viên xanh, hướng sự
chuyển đổi dần ngành nông nghiệp công nghệ cao của Đà Lạt với rất nhiều
nhà kính hiện nay sang nền nông nghiệp đô thị hợp lý (như thay thế nhà
kính bằng nhà lưới để tránh hiện tượng nóng lên của khí hậu), tôn tạo
kiến trúc đặc trưng để Đà Lạt toát lên vẻ đẹp riêng của nó nhằm nâng cao
giá trị di sản. Các kiến trúc sư cũng đề xuất nên giới hạn dân số cho
đô thị trung tâm, chỉ nên dừng lại ở mức 200 ngàn dân. Kiến trúc của đô
thị trung tâm cũng nên có những quy chuẩn, quy định rõ ràng, tránh những
“kiến trúc mạnh” làm phá vỡ cảnh quan.
Cùng ý
tưởng với các kiến trúc sư về quy hoạch chung Đà Lạt trở thành thành
phố trong rừng, rừng trong thành phố với các đô thị vệ tinh để giải
thoát gánh nặng về đô thị hoá và dân số cho Đà Lạt trung tâm, kiến trúc
sư Ngô Viết Nam Sơn – người đã từng có thời gian theo cha là cố kiến
trúc sư tài năng Ngô Viết Thụ vào những năm 80 giúp quy hoạch Đà Lạt, đề
xuất “Chính phủ nên có một bộ tiêu chí riêng cho đô thị loại 1 là những
đô thị du lịch như Đà Lạt chứ nếu theo bộ tiêu chí của đô thị loại 1
hiện nay thì sẽ là thách thức lớn đe doạ đến đặc trưng riêng quý báu của
Đà Lạt”. Ông cho rằng, quy hoạch chung Đà Lạt theo hướng thành phố
trong rừng, rừng trong thành phố là đúng nhưng để đạt được điều này nên
bắt đầu quy hoạch từ không gian xanh, sau đó mới đến quy hoạch giao
thông và nhà cửa. Theo ông thì Đà Lạt trung tâm nên giảm công trình và
giới hạn xây nhà cao tầng theo từng vị trí và chỉ nên tối đa là 9 tầng.
“Có một số thành phố lớn của nước ngoài cũng giới hạn nhà cao tầng nhưng
họ vẫn phát triển mạnh. Theo tôi, ở trung tâm thành phố hiện nay cần
thiết thì cũng chỉ cho xây một vài nhà cao tầng nhưng cũng chỉ nên tối
đa 7 tầng. Một số vị trí đặc biệt khác quy hoạch khách sạn chẳng hạn thì
cũng chỉ nên cho xây cao nhất là 9 tầng.” Và ông cũng đưa ra những minh
hoạ cụ thể là mô hình quy hoạch của một số thành phố lớn và nổi tiếng ở
Mỹ và châu Âu như Washinhton DC (Mỹ), Paris (Pháp) và Lausanne (thành
phố lớn thứ 5 của Thuỵ Sỹ) với những đặc thù gần giống Đà Lạt. Cuối
cùng, ông đề xuất phương án: “Đà Lạt nên được quy hoạch đan xen theo
kiểu cài răng lược với cây xanh”.
Theo
lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng, thì được sự đồng ý của Chính phủ, Lâm Đồng
hiện đã thuê một nhóm kiến trúc sư tài năng của Pháp để xây dựng Đề án
quy hoạch chung Đà Lạt đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2050.
http://www.lamdong.gov.vn/vi-VN/home/news/hotnews/Pages/tim-y-tuong-chung-quy-hoach-dalat-tuonglai.aspx
Quy hoạch Đà Lạt phải theo hướng hiện đại, bền vững, có sự cân bằng với bảo tồn di sản và cảnh quan thiên nhiên
Đó là phát biểu của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh tại Hội thảo khoa học quốc tế “Ý tưởng Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 “ tổ chức ngày 30/7/2012 tại Đà Lạt.
Đồng chí Nguyễn Xuân Tiến, UVTW Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, lãnh
đạo các Sở Xây dựng Lâm Đồng, Phân viện Quy hoạch đô thị và nông thôn
miền Nam; Vụ Kiến trúc Quy hoạch, Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và
nông thôn, Hội kiến trúc sư Việt Nam, Hội qui hoạch phát triển đô thị
Việt Nam, các nhà khoa học, nhà quản lý đô thị, các chuyên gia tư vấn
trong nước và quốc tế về lĩnh vực qui hoạch phát triển đô thị đã tham
gia hội thảo này
Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung TP. Đà Lạt đến năm 2030 và tầm nhìn
đến 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt với mục tiêu xây dựng thành phố Đà
Lạt trở thành đô thị hiện đại, thân thiện với môi trường, đáp ứng vai
trò, chức năng của đô thị có tính đặc thù về sinh thái, cảnh quan thiên
nhiên của quốc gia và có ý nghĩa quốc tế.
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh đã
khẳng định Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt không chỉ hướng tới một Đà
Lạt phát triển hiện đại theo hướng bền vững, phải có sự cân bằng với bảo
tồn di sản và cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn những nét đặc thù của một
đô thị được yêu mến qua những tên gọi như: thành phố ngàn hoa, thành phố
trong rừng, thành phố mộng mơ, v.v… Với vai trò là đô thị loại I, Đà
Lạt cần được sự đóng góp của các quý vị đại biểu là các chuyên gia trong
nước và quốc tế đến từ nhiều lĩnh vực như quy hoạch, kiến trúc, bảo
tồn, du lịch, môi trường…, từ nhiều góc độ như nghiên cứu khoa học, quản
lý…
Tại hội thảo đã có trên 15 tham luận khoa học và ý kiến thảo luận đã
được các chuyên gia trong và ngoài nước trình bày tại hội thảo, thu hút
được sự quan tâm thảo luận đặc biệt của các đại biểu với những ý tưởng
sáng tạo và có tính khả thi cao, tập trung nhiều vào phân tích những vấn
đề như chiến lược phát triển không gian xanh của Đà Lạt, nhận diện bản
sắc đặc trưng của Đà Lạt trong quy hoạch phát triển bền vững, vấn đề cân
bằng trong phát triển đô thị và nông thôn ở Đà Lạt dưới góc độ quy
hoạch du lịch, vai trò của rừng trong quy hoạch chung thành phố Đà Lạt,
việc phát triển kinh tế xanh cho Đà Lạt, giới thiệu nhiều kinh nghiệm
hay trong quy hoạch các thành phố xanh trên thế giới cũng được các
chuyên gia đến từ các nước chia sẻ tại hội thảo.
Tính thực tế và tính khả thi của Ý tưởng quy hoạch chung TP Đà Lạt
LTS: Vừa qua, UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức hội thảo khoa học quốc tế "Tìm ý tưởng cho quy hoạch chung TP Đà Lạt đến năm 2030 tầm nhìn 2050"
với sự tham dự của hơn 150 đại biểu là các nhà quản lý, các chuyên gia
hàng đầu về kiến trúc, quy hoạch của Việt Nam và một số nước như Pháp,
Mỹ, Anh, Bỉ, Canada... 15 tham luận khoa học được các chuyên gia trong
và ngoài nước trình bày tại hội thảo đã thu hút được sự quan tâm thảo
luận đặc biệt của các đại biểu với những ý tưởng sáng tạo và có tính khả
thi cao. Ashui.com trân trọng giới thiệu với bạn đọc ý kiến tại hội
thảo của GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính, ủy viên Ban chấp hành Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam:
Ana Mandara Villas Đà Lạt Resort & Spa
Chúng tôi cho rằng thái độ tích cực và xây dựng đối với Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt là sự trao đổi mở những điều phân vân, nảy sinh khi đọc bản dự thảo “Nhiệm vụ Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt” và, cùng với đó, là sự gợi ý bổ sung cho những ý tưởng nêu ra trong tài liệu này.
Chúng tôi mong các nhà lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng và thành phố Đà Lạt, các đồng nghiệp đảm trách việc khởi thảo bản “Nhiệm vụ Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt” tiếp nhận thiện chí của người viết những dòng này đối với công cuộc phát triển thành phố Đà Lạt. Những điều phân vân, phần nào mang tính chất phản biện, một khi được giải tỏa bằng những luận cứ khoa học và thực tiễn, hy vọng sẽ góp phần nho nhỏ củng cố cái nền tảng của những ý tưởng. Cái cốt yếu là chúng phải mang tính thực tế và từ đó mang tính khả thi, dù là quy hoạch đến năm 2030 (17 năm), dù là đến năm 2050 (37 năm). Bởi cả hai thời hạn ấy đều đang ở ngay phía trước.
1.
Trước hết, xin nêu một vài phân vân:a) Các lý do dẫn tới việc mở rộng thành phố Đà Lạt ra 3 huyện và một phần huyện Lâm Hà, được đưa ra chưa đủ và thiếu sức thuyết phục. Hẳn đã có những căn cứ xác đáng được trình để Chính phủ đưa ra quyết định mở rộng thành phố gấp nhiều lần. Một khi những căn cứ ấy được dẫn ra, ta sẽ có sự đón nhận thuận chiều hơn, tránh bớt sự phản biện của các chuyên gia.
Chúng tôi cho rằng khu trung tâm lõi của thành phố đã bị chất tải, dồn nén quá độ do sự phát triển trong mấy thập kỷ qua. Hễ không chuyển tải sang những địa điểm nào khác, thì Đà Lạt sẽ đứng trước nguy cơ đánh mất diện mạo và tính chất đô thị vốn có, trở thành một thành phố thông thường.
- Ảnh bên: Sơ đồ Định hướng phát triển không gian (nguồn: SIUP)
Tuy nhiên, có 2 vấn đề cần nghĩ và tính toán thêm. Đó là:
Nếu lấy ngành du lịch – nghĩ dưỡng làm động lực phát triển chính, thì
sự phát triển về phương diện này ở Đà Lạt trong vài thập niên qua cho
thấy, tuy số lượng khách du lịch hàng năm gia tăng đáng kể, song các dự
án đầu tư lớn cho ngành này hầu như ít chuyển động. Thấy rõ điều này qua
các khu tập trung các dự án lớn và siêu lớn, như hồ Tuyền Lâm, Đan Kia –
Suối vàng. Đầu tư cho phát triển du lịch về cơ bản là nhỏ, như việc mở
rộng khai thác những điểm tham quan du lịch vốn có, như việc xây cất mới
vô số các khách sạn nhỏ. Các khu du lịch, khu resorts quy mô lớn, chiếm
dụng không gian đất đai lớn, hầu như chưa hình thành.
Trong khi đó, làn sóng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cho lĩnh vực
này và cho nền kinh tế nói chung, xem ra đã thoái trào. Hy vọng về những
dự án đồ sộ, như đã từng được hứa, là khá mỏng manh. Huy động nội lực
cho những chương trình phát triển bước ngoặt, cả về hạ tầng, cả về bành
trướng đô thị, cả về phát triển vùng v...v...xem ra khó khả thi.
Chúng tôi có dịp đọc và góp ý cho các Nhiệm vụ Quy hoạch chung của
các địa phương, thì nhận ra một điều: Các kế hoạch được vạch ra cực kỳ
tham vọng cùng đầu tư cực kỳ lớn, song nguồn đầu tư hầu như lại trông
chờ vào nội lực. Cũng xin nói thêm, những địa phương ấy đều đưa mục tiêu
trong vài năm tới phải trở thành đô thị loại 1, đô thị trực thuộc trung
ương, phải trở thành trung tâm trọng điểm kinh tế vùng, trung tâm du
lịch quốc tế v.v... Các cơ quan nhà nước quản lý chuyên ngành, hẳn sẽ có
lúc tập hợp tất cả những quy hoạch vĩ mô của các địa phương, hẳn sẽ
nhận ra: chúng hầu như giống nhau và đặc biệt giống nhau ở sự trông chờ
những nguồn và dòng đầu tư lớn không từ địa phương mình. Giống nhau, có
lẽ, ở sự chưa làm rõ, chưa cân nhắc đủ, những động lực thực tế, tại chỗ
và hiện hữu, cần chọn làm yếu tố xúc tác phát triển.
Xin nhắc lời các cụ ta, tuy có thể lạc hậu: “Tùy cơm gắp mắm”.
Đất nước ta quả phát triển nhanh và mạnh, song xem chừng trong vài thập
kỷ tới vẫn nên tâm niệm những chữ không bay bổng mà thiết thực ấy.b) Phân vân lớn thứ 2 của chúng tôi là ở chỗ: Mở rộng lãnh thổ thành phố và đô thị hóa là để đáp ứng các yêu cầu lớn về phát triển kinh tế - xã hội, trong đó kinh tế du lịch nghỉ dưỡng là chủ đạo. Tuy nhiên, trong cục diện này nảy sinh hai mâu thuẫn:
- mâu thuẫn giữa đô thị hóa và môi trường sinh thái tự nhiên;
- mâu thuẫn giữa đô thị hóa và du lịch nghỉ dưỡng, dựa trên tài nguyên sinh thái tự nhiên.
Thứ nhất, đô thị hóa một vùng lãnh thổ rộng lớn, bằng thành phố Hà Nội mở rộng vào năm 2008, không thể không dẫn tới việc can thiệp mạnh và sâu vào môi trường tự nhiên, như việc mở ra các trục đường lớn, các xa lộ, như việc chiếm dụng đất (dễ dàng hơn hẳn hiện nay) để mở rộng các cấu trúc đô thị hiện hữu, để thiết lập các đô thị, các khu xây dựng mới phục vụ các hoạt động du lịch, đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ cao.
Dù ta có nương nhẹ, dù ta có tiết kiệm đất đai và tài nguyên đến thế nào đi chăng nữa, thì không thể nào mà không gây ra những sự biến đổi toàn diện và sâu sắc thiên nhiên. Không thể đạt được mục tiêu phát triển bền vững, khi tài nguyên núi rừng – khí hậu bị đụng chạm sâu sa, gây tác động dây chuyền.
Thứ hai, đô thị hóa rộng khắp và theo những cách làm phổ biến thì
không thể không tác động tiêu cực đến du lịch – nghỉ dưỡng, bởi du lịch
nghĩ dưỡng ở Đà Lạt – Lâm Đồng chủ yếu và chỉ có thể xuất phát, dựa vào
tài nguyên núi rừng và khí hậu, hãy còn bị biến đổi ít. Du lịch Quảng
Ninh dựa vào vịnh Hạ Long, du lịch Thừa Thiên – Huế dựa vào di sản. Cả 3
địa phương này đều như nhau phải duy trì cho được những tài nguyên chủ
đạo vô song của mình.
Hình như chưa ai thực hiện sự đánh giá các tác động của phát triển
thành phố trong vài thập niên qua tới chất lượng và sức hút của du lịch
Đà Lạt? Trên thực tế, chúng ta chưa khắc phục nạn ô nhiễm và xuống cấp
môi trường ngay trên phạm vi 300 km2 Đà Lạt hiện tại, chỉ bằng 1/10 Đà
Lạt quy hoạch.c) Một phân vân thứ 3, liên quan đến việc chọn cho Đà Lạt tương lai một tính chất đô thị đích thực phù hợp. Đà Lạt đô thị loại 1 trực thuộc trung ương? Đô thị đặc thù có tầm cỡ quốc tế? Đô thị trung tâm kinh tế quốc gia về du lịch nghỉ dưỡng sinh thái? Đô thị trung tâm giao thương giữa các vùng kinh tế. Đầu mối giao thông quan trọng? v.v...
Chúng tôi ít hiểu về quản lý đô thị từ phương diện Nhà nước. Song ở các nước, các đô thị thường xác lập vị trí của mình trong quá trình lịch sử. Chính sự phát triển tự thân chúng định đoạt vị trí và vị thế mà chúng xứng đáng. Không thấy ở đâu đó có sự nhấn mạnh khái niệm “trực thuộc tỉnh” hay “trực thuộc trung ương”. Chưa rõ, vì sao ở ta nhất loạt các thành phố - thủ phủ của tỉnh kiến nghị mở rộng lãnh thổ, thậm chí ra cả tỉnh, để trực thuộc trung ương.
Thành phố Đà Lạt hiện nay và thành phố Đà Lạt mai sau, đương nhiên là
một trung tâm hành chính, một trung tâm kinh tế - khoa học và đào tạo –
công nghệ cao và nông nghiệp phát triển cao. Song, trên tất cả, Đà Lạt
phải mãi mãi là, nhất thiết là, trung tâm du lịch nghỉ dưỡng thuộc nhóm
lớn nhất nước, thuộc nhóm lớn nhất khu vực (khó có thể đối với các khu
vực khác trên thế giới). Trước tiên, bởi Lâm Đồng sở hữu cả một vùng
rộng lớn, đặc sắc bởi tài nguyên thiên nhiên và khí hậu. Bởi Đà Lạt là
một ốc đảo vĩ đại của độ mát, độ dịu, độ dễ chịu trên toàn cõi Việt Nam
và hiếm hoi ở toàn khu vực sát đường xích đạo với khí hậu nóng - ẩm, bão
táp úng lụt bất thường. Hơn thế nữa bởi Đà Lạt đã có thương hiệu bền
vững. Thương hiệu ấy chỉ giữ lại được, khi nó có sự phát triển tiếp nối,
liền mạch, sang các vùng đất lân cận. Độ rộng của vùng đất mở rộng ấy
phải tương xứng với cái lõi cũ, với Đà Lạt lừng danh từ thuở nào. Hễ
ngược lại, thì sẽ xảy ra hiện tượng, tương tự như ta đem cán cái bánh
đúc thành cái bánh tráng.
2.
Một vài gợi ý bổ sung cho Nhiệm vụ Quy hoạch Đà Lạt:a) Đà Lạt có giá trị nổi trội không chỉ bởi Quỹ kiến trúc, gồm các thể loại công trình kiến trúc thời Pháp thuộc. Đà Lạt có giá trị là một trong 2 đô thị ở nước ta (cùng với Huế) có đủ cơ sở để liệt vào diện “đô thị - di sản”. Cho đến hôm nay Đà lạt vẫn còn là một đô thị trọn vẹn về phương diện hình thái, kiến trúc, cảnh quan, sự hòa quyện về thời gian và không gian, sự sống chung giữa kiến trúc đô thị và thiên nhiên. Đà Lạt về tổng thể chưa bị xộc xệch như nhiều thành phố khác ở ta. Giá trị về phương diện đô thị, vì vậy rất to lớn và rất đặc sắc.
b) Trong tình hình kinh tế - xã hội hiện tại và trong thời gian tới, có lẽ chưa có cơ sở để dự liệu sự phát triển đột biến nhảy vọt, như đã từng diễn ra trong ngót hai chục năm qua. Các chủ trương và quy hoạch xây dựng, vì thế mà sẽ có nhiều sự hiệu chỉnh. Nên chăng, quy hoạch thì cứ quy hoạch, song sự chiếm dụng đất đai, sự đụng chạm đến thiên nhiên, thì nên theo nhu cầu thực tế, tính tới việc để giành cho những kế hoạch lớn mai sau, cho con cháu. Quy hoạch định hướng là cần thiết, song thực thi những sự “định hướng” vào thực địa, là dễ sa vào những sai lầm không thể sửa.
c) Chúng tôi cho rằng nên biến Đà Lạt mở rộng (không đến mức hơn 3000 km2) thành một vùng đô thị du lịch nghỉ dưỡng, với hạt nhân là thành phố Đà Lạt để bảo lưu những giá trị độc nhất vô nhị hiện hữu, với hệ thống các đô thị nhỏ - resorts vệ tinh lồng ghép khéo léo vào thiên nhiên. Nếu chỉ giới hạn trong việc mở rộng và đô thị hóa các thị xã, thị trấn thì Đà Lạt sẽ không thể là mình nữa.
Chọn du lịch nghỉ dưỡng dựa trên tài nguyên thiên nhiên độc hiếm làm hướng phát triển kinh tế chủ đạo, từ đó kiến tạo bản sắc và sức hút cùng sức cạnh tranh, Đà Lạt sẽ trở thành vùng hoặc trung tâm du lịch nghỉ dưỡng số 1 ở cả khu vực Đông Nam Á. Đó là sự lựa chọn duy nhất đúng./.
GS.TS.KTS. Hoàng Đạo Kính
http://ashui.com/mag/tuongtac/phanbien/7293-tinh-thuc-te-va-tinh-kha-thi-cua-y-tuong-quy-hoach-chung-tp-da-lat.html
Quy hoạch chung TP Đà Lạt: Nỗi lo máy lạnh ở xứ sương mù
Hội thảo “Ý tưởng quy hoạch chung cho thành phố Đà Lạt đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050”
do UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức đã qua được hơn nửa tháng nhưng nhiều vấn
đề được các chuyên gia nước ngoài đặt ra – dù mới chỉ là những ý tưởng
phác thảo – vẫn khiến không ít người thấy lo âu, nhất là những người yêu
Đà Lạt (mà những người yêu Đà Lạt trong cả nước xem ra không phải ít!)
Đà Lạt trong sương sớm.
Mô hình mà các chuyên gia Pháp và Bỉ đưa ra trong hội thảo được hình dung vào năm 2030 như sau: thành phố Đà Lạt hiện hữu với hơn 350km2 và 200.000 dân được giữ nguyên, chỉ chỉnh trang và nâng cấp có tính toán, còn sẽ phát triển rất nhiều các thành phố vệ tinh, các khu nghỉ dưỡng, các khu dân cư đô thị, các thị trấn phân tán trên một diện tích cực lớn bao trọn các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng và năm xã của huyện Lâm Hà với độ lớn chừng 3.300km2 (lớn hơn diện tích Hà Nội, TP.HCM).
Đây là một vùng đô thị kết hợp lại bởi các đô thị có quy mô nhỏ chừng
1.000 – 2.000 dân, được cấu trúc với hình thái đô thị mở, phân tán và
không có ranh giới cứng giữa đô thị và nông thôn, các khu dân cư, thị
tứ, công trình xây dựng hoà lẫn vào trong thiên nhiên mà các chuyên gia
gọi là “đô thị – phi đô thị”, “thành phố trong rừng và rừng trong thành
phố” hay “đô thị làng”.
Mô hình này hiện nay rất phổ biến ở các nước châu Âu như Pháp, Áo,
Bỉ, đặc biệt là ở Thuỵ Sĩ, Thuỵ Điển... Tuy nhiên loại đô thị này có áp
dụng cho khu vực Tây Nguyên được hay không còn cần phải cân nhắc đến một
loạt các yếu tố.(nguồn: SIUP)
Không thể “nông thôn trong đô thị”
Còn nhớ vào mùa khô năm 2007 và sau đó là 2008, 2009, chuyện xảy ra ở
Đà Lạt nhưng làm xôn xao cả nước là thành phố này cạn kiệt nước sinh
hoạt, các hồ bị khô và các thác nổi tiếng không có nước. Cách đây gần
100 năm, các kiến trúc sư người Pháp khi quy hoạch Đà Lạt qua các thời
kỳ đã cảnh báo điều này. Các ông Hébrard (1923), Pineau (1933) và
Lagisquet (1943) đều nhấn mạnh rằng dân số tối đa của Đà Lạt không được
quá 150.000 người bởi vì nguồn nước ngầm, nước bề mặt chi đủ cung ứng
cho bấy nhiêu dân thôi, nếu quá là sẽ phát sinh những hệ quả khó lường.
Lời cảnh báo này đã linh ứng vì hiện nay dân số Đà Lạt đã vượt quá
200.000 người. Vậy khi phát triển quy mô ra đến hơn 3.300km2, số lượng
dân cư còn đông đúc hơn nhiều, tình hình sẽ ra sao?Phát triển một vùng đô thị có độ phủ rộng lớn như thế, cho dù mật độ dân số thấp, dân cư sống gắn với thiên nhiên thì cũng không thể đồng nghĩa với việc duy trì hạ tầng kỹ thuật kiểu nông thôn trong đô thị. Nghĩa là sẽ không thể có cảnh người dân vẫn đeo gùi lội bộ trên mặt đường đất đỏ nhão nhoẹt, tối dùng đèn dầu leo lét và nước giếng khoan mà phải có một hệ thống hạ tầng kỹ thuật tương đối, đảm bảo ở mức nhất định cho việc vận hành một thành phố như đường giao thông đa cấp, lưới điện vùng, hệ thống cấp và thoát nước, hệ thống truyền tải thông tin, hệ thống thu gom và xử lý rác thải, ngoài ra, còn phải có hệ thống dịch vụ xã hội như bệnh viện, trường học, nhà trẻ, chợ búa, kho bãi...
Với những yêu cầu như vậy cho một thành phố rộng hơn 3.000km2, cần phải có một nguồn tài chính cực kỳ lớn mới đủ trang trải. Dù không thấy các chuyên gia nước ngoài đưa ra một con số áng chừng khi trình bày ý tưởng nhưng dứt khoát là vượt quá tầm của tỉnh Lâm Đồng, thậm chí là của quốc gia, trong khi kinh phí đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật ban đầu đó chắc chắn không có chuyện thu hồi.
Mất giá khi Đà Lạt xài máy lạnh
Trong trường hợp một hệ thống giao thông phủ khắp thành phố mới, cho
dù chỉ là đường giao thông cấp 2, cấp 3 thì nó cũng sẽ “góp công lớn”
làm thay đổi hệ sinh thái của khu vực này từ cân bằng tự nhiên sang mất
cân bằng cưỡng bức. Hệ sinh thái thống nhất sẽ bị chia cảnh thành hàng
ngàn mảnh nhỏ, đường sá kiểu công nghiệp làm thay đổi dòng chảy tự nhiên
của nước mỗi khi mưa lớn khiến cho đất bị xói mòn, thảm thực vật bề mặt
bị bóc, lớp đất màu bị trôi và như thế, cảnh quan sẽ bị thay đổi, nước
ngầm không được bổ sung. Việc bêtông hoá bề mặt các công trình xây dựng
sẽ diễn ra và như thế càng làm cho khí hậu nóng lên.
Về con người, làm thế nào để Đà Lạt có dân số cần và đủ để duy trì sự
sống cho một thành phố lớn như thế trong khi nếu không có dân thì nó sẽ
là những thành phố ma? Chắc chắn Đà Lạt sẽ không có kế hoạch biến hơn
400.000 dân hiện đang sống trong diện tích dự kiến 3.300km2 này thành
thị dân. Vậy thì Đà Lạt phải có kế hoạch hút cư dân ở nơi khác đến với
số lượng phải vài trăm ngàn người. Điều này là không tưởng, bởi lẽ Lâm
Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng không nhiều thứ để hút người dân như
Hà Nội, Đà Nẵng hay TP.HCM. Thứ tài nguyên được coi là hấp dẫn nhất của
Đà Lạt là khí hậu lạnh, cảnh quan thơ mộng. Còn tài nguyên khoáng sản để
hình thành nên các khu công nghiệp tập trung thì hầu như không có.
Trong khi, các yếu tố hình thành nên các ngành dịch vụ như y tế, giáo
dục, tài chính thì chưa thấy.Nhưng, giả sử dân số cơ học tăng lên đủ lấp được vùng đô thị ở mức tối thiểu do nhập cư tự do thì chắc chắn sẽ diễn ra một kịch bản y hệt như đã diễn ra ở các thành phố khác đó là phân lô bán nền, tàn phá tài nguyên, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội… Khi đó, Đà Lạt hết giá trị, sứ mệnh “Paris nhỏ” chấm dứt để biến thành một thị tứ bụi bặm, ồn ào, nóng bức như bất kỳ thị tứ hiện hữu nào khác ở Việt Nam.
Các dãy phố mặt tiền Đà Lạt cho thấy một tập hợp lô xô nhà ống đang phá hỏng cảnh quan thành phố ngàn thông. (nguồn: KT&ĐS)
Đã từng có tiếng nói chung
Năm 2003, hội Kiến trúc sư Việt Nam và hội Kiến trúc sư tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức một hội thảo tìm kiếm ý tưởng mới cho Đà Lạt. Tại đây, các nhà khoa học dường như đã tìm ra được tiếng nói chung là không được phép làm thay đổi Đà Lạt hiện hữu nhưng cần thiết tạo ra thêm một Đà Lạt mới ở một vị trí khác để giảm tải cho Đà Lạt đồng thời giải quyết bài toán tăng trưởng, thu hút nhiều khách du lịch mà không làm tổn hại đến quỹ thiên nhiên.
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi đó đã gợi ý xây dựng một thành phố mới có quy mô gần bằng Đà Lạt tại Đơn Dương. Còn tác giả bài viết này đề xuất là nên phát triển một dải đô thị kiểu cán xoong, nối từ Đà Lạt đến sân bay quốc tế Liên Khương. Có thể chưa thống nhất về địa điểm, nhưng các nhà quy hoạch nội địa khi ấy thống nhất ở chỗ nên phát triển thêm một đô thị tập trung ở quy mô trung bình cạnh Đà Lạt.
Những người tham gia trong bối cảnh này mới hiểu cách chơi chữ của GS Hoàng Đạo Kính, bậc thầy về quy hoạch luôn ủng hộ mô hình “cái bánh tiêu” chứ không ủng hộ việc biến cái bánh tiêu thành cái bánh tráng (như trường hợp của Hà Nội mở rộng), bởi vì đô thị tập trung sẽ giải quyết được một loạt các nút thắt.
Trước hết, có thể đầu tư tập trung về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ cũng như hút các dự án lớn của quốc gia và quốc tế; mức đầu tư lớn và hiệu quả đầu tư cao, việc tích tụ tập trung sẽ giúp tăng trưởng nhanh, sinh lời và sẽ hút được nhà đầu tư. Thứ hai, hoàn toàn có thể kiểm soát được về môi trường, dân số và các tệ nạn xã hội; sử dụng được các công nghệ mới như tái chế, tiết kiệm năng lượng, hạn chế hiệu ứng nhà kính trong sản xuất (ví dụ trồng rau trong nhà kính) để đảm bảo giữ được môi trường tự nhiên với đặc trưng xanh, lạnh và nhiều sương khói của Đà Lạt. Thứ ba, bảo tồn tốt các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc, cách thức tổ chức không gian đặc trưng của “Pháp thuộc địa” tại Đà Lạt; không làm tổn hại nhiều đến đời sống kinh tế, văn hoá, lối sống của cư dân bản địa, nhất là của các dân tộc ít người. Cuối cùng, mô hình phát triển thêm một đô thị tập trung cạnh Đà Lạt như vậy hoàn toàn phù hợp với khả năng và trình độ của bộ máy quản lý.
PGS.TS Nguyễn Minh Hoà - Trưởng khoa Đô thị học, Đại học Quốc gia TP.HCM
Hiện nay, đô thị hoá ở các nước phát triển đã bão hoà, cộng thêm vào đó là khủng hoảng kinh tế thế giới, đội ngũ các nhà quy hoạch, các kiến trúc sư, các chuyên gia đô thị không còn nhiều việc nữa. Do vậy, họ đang tích cực vươn ra các nước đang phát triển. Ngày nào cũng có các chuyên gia nước ngoài đến các sở ban ngành của các thành phố giới thiệu, chào hàng ý tưởng mới, sáng kiến mới, thậm chí sẵn sàng biếu không ý tưởng, cung cấp chuyên gia, thiết bị, bỏ vốn ban đầu để ý tưởng thành hiện thực. Trong khi đó, tình trạng “chiến đấu” để “thăng hạng cho đô thị” diễn ra khá phổ biến hiện nay ở nhiều địa phương trong nước. Trái tim nóng nhưng cái đầu biết lạnh trước tình thế này chính là thể hiện bản lĩnh của người lãnh đạo.
http://ashui.com/mag/tuongtac/phanbien/7369-quy-hoach-chung-tp-da-lat-noi-lo-may-lanh-o-xu-suong-mu.html
------------------------------------------------------
LTS: Ứng xử thế nào với đô - thị - phi - đô - thị
Đà Lạt để vừa bảo đảm mục đích phát triển, vừa giữ được hồn phách của
thành phố trong rừng là băn khoăn chung của những nhà quy hoạch và kiến
trúc. TTCT giới thiệu một số ý kiến từ bài “Nhân hội thảo khoa học mở
rộng Đà Lạt: Không chỉ là một nơi sống, mà là một cách sống” (đăng trên TTCT số 32).
Để Đà Lạt là “thành phố ở trong rừng”
TTCT - Ông chủ tịch tỉnh Lâm Đồng đã gọi đô thị Đà Lạt
mới là “thành phố ở trong rừng”. Một tên gọi thật thiên nhiên và thơ
mộng. Nhưng cho đến nay chưa có quy định thế nào là một “thành phố ở
trong rừng”.
Rừng đã giúp Đà Lạt trở thành một “cái máy điều hòa nhiệt độ” khổng lồ, nhờ đó nơi này được mệnh danh là “thiên đường” nghỉ dưỡng - Ảnh: Hoài TrANG |
Thành phố Đà Lạt dự kiến mở rộng đến 3.308km2 sẽ ôm
trọn toàn bộ vườn quốc gia Bi Doup - Núi Bà và các khu rừng phòng hộ,
rừng sản xuất. Rừng chiếm đến 69% tổng diện tích của thành phố. Rừng có
giá trị rất cao về sinh thái, đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên,
tạo môi trường trong lành cho du lịch nghỉ dưỡng... Rừng sẽ là văn hóa
của kiến trúc đô thị mới.
Một đô thị hiện đại, văn minh, đẳng cấp trước hết thể
hiện ở cách ứng xử của con người với rừng và thiên nhiên. Vì vậy rừng và
kiến trúc không thể tách rời nhau, không phải là hai vòng tròn cạnh
nhau, mà một vòng tròn có hai màu hòa hợp với nhau. Có 47% diện tích
rừng đặc dụng và rừng phòng hộ nằm trong thành phố mới, nhưng nếu muốn
chuyển sang mục đích khác thì phải xin Quốc hội cho phép theo nghị quyết
số 49/QH-12.
Cái hồn của đô thị
Kiến trúc là hình thức của đô thị, con người là hồn của
đô thị. Thành phố Đà Lạt mới có khoảng 70% dân số là đồng bào dân tộc.
Kiến trúc những biệt thự kiểu Pháp trong thành phố hiện nay xen lẫn với
rừng thông liệu có phù hợp với vùng thành phố mở rộng, khi những đô thị
mới cho người Việt, đặc biệt là đồng bào dân tộc, ra đời?
Chúng ta có thể xây một đô thị trong 4-5 năm, nhưng để
chuyển hóa nếp sống của đồng bào vốn ở rừng núi thành người đô thị thì
tốn nhiều thời gian. Vì vậy, các nhà quy hoạch thành phố Đà Lạt mới cần
quan tâm đến ý nghĩa nhân văn của đô thị. Trong tâm thức của mọi người,
Đà Lạt là một thành phố cao nguyên, mang bản sắc văn hóa của đồng bào
K’Ho, vốn là người bản địa của Đà Lạt. Tên gọi “Đà Lạt” cũng vốn là tên
của ngôn ngữ K’Ho được gọi chệch đi. Đà Lạt mới sẽ có kiểu kiến trúc gì
để chứa đựng và lưu giữ được cái hồn của rừng, đất, nước và con người
bản địa?
Điểm nhấn của Đà Lạt mới
Vùng xã Lát ở huyện Lạc Dương, nơi cư trú của đồng bào
Lạch và Chil bản địa, nên là điểm nhấn của thành phố mới. Nên xây dựng
vùng này thành một đô thị hiện đại của phần lớn người dân tộc bản địa,
mang đậm bản sắc văn hóa của họ. Vườn quốc gia Bi Doup - Núi Bà với khu
rừng nguyên sinh ngàn năm sẽ trở thành một công viên khổng lồ của thành
phố.
Một khu vườn thực vật sẽ được thành lập với kiểu kiến
trúc đặc thù để bảo tồn các loài thực vật vốn có của vùng Đà Lạt. Một
khu vườn động vật để bảo tồn các loài động vật vốn có của vùng Đà Lạt sẽ
được xây dựng ở khu Hồ Tiên, có suối, có hồ, đa dạng các loại rừng, các
sinh cảnh tự nhiên... Một “đô thị đại học” sẽ được xây dựng có tầm cỡ
quốc tế để đào tạo các kỹ sư và nhà khoa học về rừng, nông nghiệp, công
nghệ sinh học, hạt nhân và kiến trúc.
Hãy tưởng tượng xem như thế có phải là một “thành phố ở
trong rừng” mà ông chủ tịch tỉnh Lâm Đồng đã đặt hàng cho các chuyên
gia quy hoạch đô thị?
TS NGUYỄN CHÍ THÀNH
(giám đốc Trung tâm nghiên cứu rừng và đất ngập nước)
(giám đốc Trung tâm nghiên cứu rừng và đất ngập nước)
___________
Cần một tiêu chuẩn đô thị khác cho Đà Lạt
Quy hoạch Đà Lạt phải bắt đầu từ việc khẳng định không
gian xanh và các giải pháp quy hoạch kiến trúc. Không gian xanh nên được
phát triển song song với phát triển đô thị mới, theo giải pháp cài răng
lược. Đô thị Đà Lạt cần đặt ra tiêu chuẩn diện tích xanh tối thiểu cao
hơn gấp đôi các đô thị khác của Việt Nam.
Đà Lạt đang nóng lên. Một trong những nguyên nhân được nhắc tới là do nhà kính trồng rau - Ảnh: Hoài Trang |
Thử thách lớn nhất trước mắt là có nên phát triển Đà
Lạt theo tiêu chí hiện nay của đô thị loại 1 trực thuộc trung ương hay
không. Theo đó, cái lợi trước mắt sẽ là được ưu tiên nhận nguồn ngân
sách của trung ương và tài trợ hoặc vay vốn ưu đãi, được áp dụng các
chính sách ưu tiên giúp phát triển thành phố về mọi mặt. Tuy nhiên, cái
hại có thể lớn hơn nhiều do Đà Lạt phải được quy hoạch với mức dân số,
mật độ xây dựng và nhà cao tầng cao gấp nhiều lần hiện nay thì quy hoạch
mới có thể được duyệt.
Theo hướng đó, Đà Lạt chắc chắn sẽ không còn là thành
phố trong rừng nữa, mà sẽ nóng lên và ô nhiễm, mất dần các giá trị vốn
có như cảnh quan thơ mộng, khí hậu mát mẻ và vai trò của một trung tâm
nghỉ dưỡng quốc tế. Nói cách khác, càng phát triển theo hướng này Đà Lạt
càng “đập bể nồi cơm” của mình.
Các lãnh đạo của Bộ Xây dựng cũng đã nhìn ra bất cập
của cách phân loại đô thị hiện nay, qua việc thiếu vắng một loại hình đô
thị đặc biệt trực thuộc trung ương dành cho đô thị như Đà Lạt và Huế,
với yêu cầu cao về bảo tồn thiên nhiên và bảo tồn di sản kiến trúc thay
cho yêu cầu về quy mô thành phố và mật độ dân số.
Nếu như tiêu chuẩn phân loại đô thị này không thể được
điều chỉnh trước khi bắt tay vào làm quy hoạch cho Đà Lạt đến năm 2030,
hi vọng các nhà lãnh đạo sẽ xem xét hoãn lại mục đích đưa Đà Lạt trở
thành đô thị loại 1 trực thuộc trung ương vào giai đoạn sau năm 2030, vì
trong vài thập niên tới Đà Lạt vẫn có tiềm năng phát triển nhanh và bền
vững, qua đó bảo vệ được tài nguyên của mình.
TS.KTS NGÔ VIẾT NAM SƠN
___________
Đà Lạt dành cho ai?
Ban đầu chỉ là khu nghỉ dưỡng của người Pháp trốn chạy
xứ sở thuộc địa nóng bức và ẩm thấp, Đà Lạt dần trở thành nơi sinh sống,
nghỉ dưỡng của người Việt. Theo thời gian Đà Lạt trở thành một thành
phố du lịch độc đáo, một thành phố trên cao với bản sắc rất riêng, một
thành phố mà có những lúc du khách đông hơn dân bản xứ.
Và bây giờ Đà Lạt trở nên chật chội, những cảnh quan
nổi tiếng đang dần bị xây chen, xuống cấp, những hàng thông đang nhường
chỗ cho các dự án. Mở rộng Đà Lạt để đạt mục đích gì chưa rõ, bởi Đà Lạt
được mệnh danh là thành phố trong rừng, một thành phố phi đô thị. Đà
Lạt có cần đô thị hóa, hiện đại hóa không? Có cần tăng diện tích gấp
chín lần hay không? Có cần nhà cao tầng, đường cao tốc, phá bỏ rừng
thông che phủ để tạo ra các khu dân cư, chung cư và các dịch vụ đi kèm?
Đà Lạt có phải là một thành phố đang phát triển, hay
chỉ là một thành phố dành cho nghiên cứu khoa học, giáo dục và nông
nghiệp, một nơi nghỉ dưỡng và hoài niệm? Đà Lạt đem đến cho người dân sở
tại điều gì, và đem đến cho người dân cả nước điều gì cần thiết và quý
giá nhất? Công ăn việc làm, đi lại, giáo dục, nghỉ dưỡng đối với thành
phố này phải được ứng xử ra sao khi có quá nhiều mục đích đối lập?
Ứng xử với Đà Lạt không thể áp dụng những lý thuyết quy
hoạch đô thị cứng nhắc của thế giới để biến Đà Lạt phi đô thị trở thành
một siêu đô thị lớn nhất nước. Tạo ra một siêu đô thị như vậy trên nền
của một thành phố đã tạo dựng được cái hồn đô thị, thực chất là đang
trùm phủ lên Đà Lạt một cái lưới quy hoạch áp đặt các lối mòn đô thị
bình thường của thế giới... Bởi thế, công tác quy hoạch đối với Đà Lạt
cần diễn đạt được quyền lợi của người dân với những nhu cầu, ý nguyện
của họ, liên quan các vấn đề tác động đến đời sống hằng ngày, chất lượng
của môi trường, bản sắc hiếm có của một đô thị phi đô thị.
Trong ứng xử và quy hoạch Đà Lạt, nếu tiếp nhận, lắng
nghe nhiều tiếng nói, sẽ góp phần tạo sự gắn bó về mặt xã hội của đông
đảo dân cư sở tại và người dân cả nước.
KTS NGUYỄN NGỌC DŨNG
Không chỉ là một nơi sống, mà là một cách sống
TTCT - Ngày 30-7, một hội thảo khoa học quốc tế mang
tên “Ý tưởng quy hoạch chung thành phố Đà Lạt đến năm 2030 và tầm nhìn
đến năm 2050” đã diễn ra tại thành phố này. Có thể do ý thức được mức độ
quan trọng của một tầm nhìn xuyên tương lai, nên có một cái gì đó khá
táo bạo đã được đề xuất trong ý tưởng quy hoạch Đà Lạt lần này với một
hình dung mới và đầy tham vọng.
Ảnh: MAI VINH |
Nói đến Đà Lạt, người Việt Nam ai cũng nôn nao. Bởi
trong họ, Đà Lạt không chỉ là một đô thị mà còn là một tâm tưởng, đó có
khi là một hoài niệm, có khi là một cảm giác sống tinh khôi, tươi mát mà
thâm trầm... Sống ở đây là một trải nghiệm khác thường, chưa nói đến du
khách, ngay cư dân tại chỗ dù hằng ngày cũng phải đi làm lụng kiếm
sống, đi họp hành, đi học, thậm chí đi nhậu lai rai... thì những hoạt
động nhân sinh thường tình ấy cũng đượm một chút gì đó lãng đãng, khác
lạ. Là bởi Đà Lạt có một kiểu sống khang khác, hình thành bởi một kiểu
đô thị khang khác, không giống nơi nào ở dưới “xuôi”.
Tìm ra được cái hồn khang khác đó của đô thị này rồi
bảo lưu nó, áp dụng công cụ quy hoạch để đáp ứng những áp lực của đời
thường: gia tăng dân số, gia tăng các chức năng nhiệm vụ mới của Đà
Lạt..., nhằm phát triển mô hình sống thú vị vốn ra đời 120 năm trước này
để nó vẫn khỏe mạnh cho đến 50 năm sau, có lẽ là mục tiêu sâu xa nhất
của cuộc hội thảo.
Một Đà lạt rất rộng
Vậy trong ý tưởng quy hoạch này, Đà Lạt sẽ mở rộng như
thế nào? Thành phố hiện hữu với diện tích 392km² được đề nghị sẽ sáp
nhập vùng sơn nguyên cực rộng ở phía bắc (nguyên huyện Lạc Dương nơi có
đỉnh núi Lang Bian, cao nguyên Dankia - suối Vàng, bao gồm cả vùng rừng
núi thuộc công viên quốc gia Bidoup - Núi Bà). Ở phía đông và đông nam,
theo hướng đi về Phan Rang sẽ sáp nhập nguyên huyện Đơn Dương. Ở phía
nam sẽ sáp nhập nguyên huyện Đức Trọng. Phía tây lấy thêm năm xã của
huyện Lâm Hà.
Như vậy, Đà Lạt sẽ mở rộng đến 3.308km², gấp gần chín
lần diện tích hiện hữu (trong năm thành phố lớn trực thuộc trung ương
thì Hải Phòng rộng 1.520km², Đà Nẵng: 1.257km², Cần Thơ: 1.401km², Hà
Nội: 3.344km², TP.HCM: 2.098km²).
Có thể nói việc vận hành một thành phố như thế này quả
là chưa có tiền lệ ở nước ta. Bởi, cái khó hơn cả là chữ rộng này dường
như không chỉ là một vòng tròn nới rộng bán kính, nó chứa trong nó chiều
cao của núi, chiều sâu của kiến thức quản lý và cả nhiều chiều khác nữa
về cách sống, về quá khứ và tương lai...
Những ý tưởng về quy hoạch Đà Lạt được rất nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế quan tâm khi được đưa ra trưng bày tại hội thảo - Ảnh: MAI VINH |
Một Đà Lạt giảm cao độ
Trên lộ trình đến Đà Lạt, ta cảm nhận rõ hai bước nhảy
chuyển tầng cao độ của địa hình, đầu tiên từ địa hình trung du thoai
thoải của Đồng Nai ta bước vào đèo Bảo Lộc và “nhảy” lên cao độ 800m so
với mặt biển, khí hậu đã bắt đầu mát mẻ. Từ đây di chuyển non 100km trên
một địa hình thoai thoải dốc hướng đến Đức Trọng, nơi có sân bay Liên
Khương, ta sẽ bước vào đèo Prenn và “nhảy” lên cao độ 1.500m, ở đây ta
mới gặp cái chất Đà Lạt lành lạnh, bàng bạc sương khói đầy quyến rũ. Như
vậy, Đà Lạt chính là khí hậu có được ở cao độ này.
Đây
là “thành phố” để thoát khỏi thành phố. Đà Lạt là một loại đô thị rất
đặc biệt trong lịch sử đô thị, một loại hình phi đô thị, là một cực đối
lập với thành phố, nhưng đồng thời cũng là một thành phố lý tưởng”.
GS.TS.KTS Bruno De Meulder
|
Kiến trúc sư Thierry Huau, dù với tư cách tư vấn,
trưởng nhóm chuyên gia Pháp tham gia dự án cho kế hoạch mở rộng này,
cũng không giấu được băn khoăn. Ông nói: “Vấn đề đặc điểm khí hậu rất
quan trọng vì đó là bản sắc của Đà Lạt, mà điều này rất mong manh. Không
phải tự nhiên mà người ta chọn độ cao 1.500m. Bác sĩ Yersin lúc ấy đã
thuyết phục chính quyền Pháp xây dựng đô thị này dựa theo độ cao để có
một loại khí hậu đặc biệt. Do đó, Đà Lạt ra đời dựa vào hai yếu tố: khí
hậu và sông hồ”.
Ai yêu mến Đà Lạt khi đứng giữa lòng đô thị này đều
nhận ra loại địa hình của thành phố này, một loại núi và bình nguyên
trên núi. Trung tâm thành phố là vùng bình nguyên được bao quanh bởi các
dãy đồi hướng về trung tâm là hồ Xuân Hương, khu vực này có dạng như
lòng chảo hình bầu dục có cao độ 1.477m. Bao quanh lòng chảo này có
những đỉnh núi độ cao đến 1.700m. Nơi cao nhất của trung tâm thành phố
là Bảo tàng Lâm Đồng trên đường Hùng Vương có dinh của ông Nguyễn Hữu
Hào, cao 1.532m, nơi thấp nhất là thung lũng Nguyễn Tri Phương thì cao
độ cũng là 1.398m.
Chả trách mà toàn quyền Paul Doumer trong lá thư đề
ngày 23-7-1897 đã chỉ đạo rất rõ bốn điều kiện cần thiết để xây dựng nơi
nghỉ dưỡng này: “Độ cao tối thiểu 1.200m, nguồn nước dồi dào, đất đai
trồng trọt được và xây dựng giao thông dễ dàng...”. Và không phải tự
nhiên mà KTS Hoàng Đạo Kính cảm thán tại hội thảo: “Đà Lạt là một ốc đảo
vĩ đại của độ mát, độ dịu, độ dễ chịu trên toàn cõi Việt Nam... Độ rộng
của vùng đất mở rộng Đà Lạt mới phải tương xứng với cái lõi cũ, với Đà
Lạt lừng danh thuở nào. Hễ ngược lại thì tương tự như đem cán bánh đúc
thành cái bánh tráng”.
Một đô thị phi đô thị
Người yêu mến Đà Lạt thoạt đầu hơi bị sốc khi nghe ý
kiến của GS.TS.KTS Bruno De Meulder thuộc nhóm nghiên cứu kiến trúc đô
thị Vương quốc Bỉ. Ông bảo: “Từ đầu, Đà Lạt chỉ được tạo ra như một trạm
nghỉ dưỡng trên núi cho các quan chức Pháp tại Đông Dương. Do đó đây là
“thành phố” để thoát khỏi thành phố. Đà Lạt là một loại đô thị rất đặc
biệt trong lịch sử đô thị, một loại hình phi đô thị, là một cực đối lập
với thành phố, nhưng đồng thời cũng là một thành phố lý tưởng”.
Nghe đến đây ta mới vỡ lẽ tại sao trước giờ ta yêu Đà
Lạt đến như vậy, vì đây là nơi ta muốn thoát chốn thị thành đô hội Sài
Gòn để quay về lại với núi rừng miên man. Nhưng ta đâu có thể sống được
trong rừng xanh nên cần có một đô thị nằm trong rừng và rừng thì len vào
từng góc nhìn của cái đô thị ấy.
Đến Đà Lạt đi vào đầu đường Trần Hưng Đạo là bước vào
một vạt rừng thông già của Dinh Hai, nhìn qua bên đường là một thung
lũng mênh mang ôm lấy hồ Xuân Hương với đỉnh Lang Bian xa xa, đi thêm
một tí là gặp cái dinh cổ kính ma quái của ông Nguyễn Hữu Hào tọa lạc
trên đỉnh đồi rờn rợn như đỉnh Gió Hú, đang giữa phố ấy quẹo phải tiến
vào đường Mimosa, ta bỗng lại lọt thỏm vào núi rừng hùng vĩ, lạnh mát và
kiêu kỳ... Đô thị như thế thì đúng là... phi đô thị thật, đúng là dung
hòa giữa các mặt đối lập, đúng là khác thường. Vị kiến trúc sư người Bỉ
này đã lý giải hộ ta cái tâm tình ấy về mặt đô thị học và kiến trúc.
Cho nên, Đà Lạt sinh ra đã khác thường thì trưởng thành
cũng phải khác thường. Đầu tiên sẽ phải giải quyết cặp nghịch lý mới:
muốn quy hoạch thành phố này thì phải quy hoạch cái phi thành phố trước,
đó là quy hoạch rừng và quy hoạch nông nghiệp.
Theo tiến sĩ Nguyễn Chí Thành, thành phố Đà Lạt sẽ phát
triển trong một vùng rừng núi lớn vì đây là một trong bốn tỉnh (Lâm
Đồng, Tuyên Quang, Quảng Bình, Kon Tum) có độ che phủ rừng cao nhất
nước, đến 60%. Riêng huyện Lạc Dương có độ che phủ đến 80%. Tính chung,
Đà Lạt tương lai có 70% diện tích là rừng núi, trong đó 60% là rừng tự
nhiên... Như vậy, theo ông, chắc chắn sẽ xảy ra mâu thuẫn khi đô thị Đà
Lạt mới dân số tăng, gây áp lực lớn lên việc mất rừng, mà mất rừng thì
Đà Lạt sẽ mất ý nghĩa. Nên cần phải nghiên cứu giải pháp bảo vệ rừng.
Ông cho rằng trong nhóm tư vấn quy hoạch cần có các
chuyên gia về cảnh quan rừng, các kiến trúc sư có kinh nghiệm về rừng và
bảo tồn thiên nhiên. Ông cũng thêm, là một thành phố trong rừng, vậy
loại kiến trúc nào phù hợp với thành phố như vậy, nên kiến nghị Bộ Xây
dựng có quy định mang tính pháp lý về quy hoạch đô thị trong những vùng
có diện tích rừng... Xem thế, để quy hoạch được đô thị này lại phải quy
hoạch rừng - một yếu tố phi đô thị - trước.
Về phát triển nông nghiệp, KTS Thierry Huau nhấn mạnh:
cần cẩn trọng với hiện trạng phát triển nông nghiệp trong đô thị hiện
nay, các trang trại nhà kính phát triển mạnh xâm hại vào các quả đồi làm
xói mòn đất, thay đổi dòng chảy. Canh tác nông nghiệp cũng xâm hại vào
rừng rất mạnh. Do đó, phải tính toán quy hoạch lại nông nghiệp vốn đang
phát triển theo hướng công nghiệp, chuyển thành một loại hình nông
nghiệp đô thị. Lại một yếu tố phi đô thị cần quy hoạch trước để bảo vệ
đô thị.
Một đô thị mang tập tính phi đô thị. Một thành phố nằm
dưới những tán rừng và mời gọi rừng chen vào mình. Một phố thị có canh
tác nông nghiệp xen kẽ. Một trung tâm trí thức nơi các nhà khoa học giải
thích các sự kiện tự nhiên, bên cạnh các tu sĩ, tăng ni đang thiêng
liêng hóa sự sống... Tất cả, các mảng đối lập này nếu được dung hòa vào
nhau sẽ tạo ra được một môi trường sống thú vị, nâng cái giá trị vật thể
là phố phường, đô thị thành cái giá trị phi vật thể là tâm tưởng nhớ
mong, hoài vọng, yêu thích... Đó là một việc quá khó mà Đà Lạt cũ đã làm
được.
Còn Đà Lạt mới thì sao?
LƯU VĨ LÂN
============
LTS: Ứng xử thế nào với đô - thị - phi
- đô - thị Đà Lạt để vừa bảo đảm mục đích phát triển, vừa giữ được hồn
phách của thành phố trong rừng là băn khoăn chung của những nhà quy
hoạch và kiến trúc. TTCT giới thiệu một số ý kiến từ bài “Nhân hội thảo
khoa học mở rộng Đà Lạt: Không chỉ là một nơi sống, mà là một cách sống”
(đăng trên TTCT số 32).Để Đà Lạt là “thành phố ở trong rừng”
TTCT - Ông chủ tịch tỉnh Lâm Đồng đã gọi đô thị Đà Lạt mới là “thành phố ở trong rừng”. Một tên gọi thật thiên nhiên và thơ mộng. Nhưng cho đến nay chưa có quy định thế nào là một “thành phố ở trong rừng”.
Rừng đã giúp Đà Lạt trở thành một “cái máy điều hòa nhiệt độ” khổng lồ, nhờ đó nơi này được mệnh danh là “thiên đường” nghỉ dưỡng - Ảnh: Hoài TrANG
Thành phố Đà Lạt dự kiến mở rộng đến 3.308km2 sẽ ôm trọn toàn bộ vườn quốc gia Bi Doup - Núi Bà và các khu rừng phòng hộ, rừng sản xuất. Rừng chiếm đến 69% tổng diện tích của thành phố. Rừng có giá trị rất cao về sinh thái, đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên, tạo môi trường trong lành cho du lịch nghỉ dưỡng... Rừng sẽ là văn hóa của kiến trúc đô thị mới.
Một đô thị hiện đại, văn minh, đẳng cấp trước hết thể hiện ở cách ứng xử của con người với rừng và thiên nhiên. Vì vậy rừng và kiến trúc không thể tách rời nhau, không phải là hai vòng tròn cạnh nhau, mà một vòng tròn có hai màu hòa hợp với nhau. Có 47% diện tích rừng đặc dụng và rừng phòng hộ nằm trong thành phố mới, nhưng nếu muốn chuyển sang mục đích khác thì phải xin Quốc hội cho phép theo nghị quyết số 49/QH-12.
Cái hồn của đô thị
Kiến trúc là hình thức của đô thị, con người là hồn của đô thị. Thành phố Đà Lạt mới có khoảng 70% dân số là đồng bào dân tộc. Kiến trúc những biệt thự kiểu Pháp trong thành phố hiện nay xen lẫn với rừng thông liệu có phù hợp với vùng thành phố mở rộng, khi những đô thị mới cho người Việt, đặc biệt là đồng bào dân tộc, ra đời?
Chúng ta có thể xây một đô thị trong 4-5 năm, nhưng để chuyển hóa nếp sống của đồng bào vốn ở rừng núi thành người đô thị thì tốn nhiều thời gian. Vì vậy, các nhà quy hoạch thành phố Đà Lạt mới cần quan tâm đến ý nghĩa nhân văn của đô thị. Trong tâm thức của mọi người, Đà Lạt là một thành phố cao nguyên, mang bản sắc văn hóa của đồng bào K’Ho, vốn là người bản địa của Đà Lạt. Tên gọi “Đà Lạt” cũng vốn là tên của ngôn ngữ K’Ho được gọi chệch đi. Đà Lạt mới sẽ có kiểu kiến trúc gì để chứa đựng và lưu giữ được cái hồn của rừng, đất, nước và con người bản địa?
Điểm nhấn của Đà Lạt mới
Vùng xã Lát ở huyện Lạc Dương, nơi cư trú của đồng bào Lạch và Chil bản địa, nên là điểm nhấn của thành phố mới. Nên xây dựng vùng này thành một đô thị hiện đại của phần lớn người dân tộc bản địa, mang đậm bản sắc văn hóa của họ. Vườn quốc gia Bi Doup - Núi Bà với khu rừng nguyên sinh ngàn năm sẽ trở thành một công viên khổng lồ của thành phố.
Một khu vườn thực vật sẽ được thành lập với kiểu kiến trúc đặc thù để bảo tồn các loài thực vật vốn có của vùng Đà Lạt. Một khu vườn động vật để bảo tồn các loài động vật vốn có của vùng Đà Lạt sẽ được xây dựng ở khu Hồ Tiên, có suối, có hồ, đa dạng các loại rừng, các sinh cảnh tự nhiên... Một “đô thị đại học” sẽ được xây dựng có tầm cỡ quốc tế để đào tạo các kỹ sư và nhà khoa học về rừng, nông nghiệp, công nghệ sinh học, hạt nhân và kiến trúc.
Hãy tưởng tượng xem như thế có phải là một “thành phố ở trong rừng” mà ông chủ tịch tỉnh Lâm Đồng đã đặt hàng cho các chuyên gia quy hoạch đô thị?
http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan...%E2%80%9D.html
http://www.skyscrapercity.com/showthread.php?t=1293175&page=418
Đô thị Việt Nam có nguy cơ méo mó
SGTT.VN - Dường như các đô thị ở Việt Nam đang phát triển theo chiều rộng thay vì theo chiều sâu. Chẳng hạn, Hà Nội đã trở thành một trong những thành phố rộng nhất thế giới. So với thủ đô Seoul của Hàn Quốc, dân số ở Hà Nội đang sống trên diện tích lớn gấp bốn lần.
Quy hoạch nhà cửa thiếu bài bản
So với thủ đô Seoul của Hàn Quốc, dân số ở Hà Nội đang sống trên diện tích lớn gấp bốn lần.
Ngày 18.4, viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM và đại diện Ngân hàng thế giới tại Việt Nam đã công bố báo cáo đánh giá đô thị hoá Việt Nam. Ông Dean Cira, chuyên gia trưởng về đô thị của Ngân hàng thế giới cho rằng, Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của đô thị hoá và chuyển dần sang giai đoạn giữa. Tỷ lệ dân đô thị trên toàn quốc tăng 3,4%/năm với 34% dân số Việt Nam sống ở đô thị. Khoảng 20 - 30 năm nữa, một nửa dân số Việt Nam sẽ sống ở thành thị. Do tốc độ tăng dân số khá nhanh, đặc biệt là ở hai khu vực đô thị lớn nhất là Hà Nội và TP.HCM, khiến nảy sinh nhiều mâu thuẫn trong sử dụng đất. Chi phí giao dịch và vận chuyển ở cả Hà Nội lẫn TP.HCM còn rất cao.
Theo ông Cira, có hai vấn đề quan trọng là cung cấp đủ nhà ở cho dân và duy trì việc đi lại thuận tiện của người dân. Phần lớn người dân tại Việt Nam sống ở nhà phố nhỏ hoặc nhà thấp tầng, còn những khu đô thị xây dựng quy củ bài bản chiếm tỷ trọng nhỏ. Rất ít người dân ở đô thị có đủ tiền mua những căn nhà, đất ở khu quy hoạch tốt. Phần lớn nhà ở Việt Nam là do người dân tự xây dựng, manh mún. Điều đó có nghĩa là sẽ có những nút thắt cổ chai do quy hoạch thiếu bài bản. Giá nhà đất ở Việt Nam cao hơn rất nhiều so với thu nhập của người dân, đặc biệt là ở Hà Nội. Giá đất ở Việt Nam “chạy” nhanh hơn phát triển kinh tế, nếu không được điều chỉnh tức thời sẽ dẫn đến những hệ lụy đáng tiếc.
Phát triển chiều rộng hơn chiều sâu
Mặt khác, dường như các đô thị ở Việt Nam đang phát triển theo chiều rộng thay vì theo chiều sâu. Chẳng hạn Hà Nội đã trở thành một trong những thành phố rộng nhất thế giới. So với thủ đô Seoul của Hàn Quốc chẳng hạn, dân số ở Hà Nội (hơn 6,5 triệu người) đang sống trên diện tích lớn gấp bốn lần Seoul (hơn 10,5 triệu người). Tức là Hà Nội chưa sử dụng tối ưu hoá đất đai. Khi mở rộng như vậy, chính quyền sẽ phải đầu tư rất nhiều vào các đô thị vệ tinh trong khi nhu cầu chính lại nằm ở Hà Nội. Về khía cạnh bền vững, điều đó gây ra chi phí khổng lồ cho người nộp thuế.
Đối với quản lý hành chính, ông Cira cho rằng việc phân loại thành phố như hiện nay tạo ra nhiều động lực méo mó. Một thành phố được tăng hạng (về xếp loại đô thị) sẽ được rót nhiều nguồn lực hơn nhưng hiện có nhiều đô thị mới mọc lên rất xa thành phố, nơi không tập trung nhiều nhu cầu thật sự của dân chúng. Mối nguy hiểm của những đô thị mới này là chúng ngốn nhiều tiền của để xây dựng và kết nối với các đô thị có sẵn, trong khi việc trước tiên là cần tập trung cải thiện các trung tâm đô thị trước khi mở rộng.
Tại hội nghị, TS Nguyễn Trọng Hoà, viện trưởng viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM và nhiều đại biểu cũng cho rằng, hiện nay với sự phát triển của thị trường bất động sản có vẻ vượt qua sự phát triển của đô thị, đặc biệt thị trường thứ cấp, chuyển đổi từ đất nông nghiệp thành đất ở diễn ra quá mạnh, đáng ra phải đi sau đô thị hoá nhưng việc chuyển đổi đất trong một số trường hợp đi trước cả quy hoạch.
Tương tự, quá trình phát triển của các khu công nghiệp - khu chế xuất - khu kinh tế còn nhiều điểm đi trước quá trình đô thị hoá. Nhiều nơi thu hút lực lượng lớn lao động, dẫn tới quá trình đô thị hoá tự phát mà không kèm theo sự nâng cấp của chính quyền địa phương. Vấn đề đô thị nảy sinh hằng ngày nhưng chính quyền địa phương không được trang bị nguồn lực tài chính, con người để xử lý.
V. Nguyên
http://sgtt.vn/Goc-nhin/163145/Do-th...co-meo-mo.html
http://www.skyscrapercity.com/showthread.php?t=1293175&page=409
SGTT.VN - Dường như các đô thị ở Việt Nam đang phát triển theo chiều rộng thay vì theo chiều sâu. Chẳng hạn, Hà Nội đã trở thành một trong những thành phố rộng nhất thế giới. So với thủ đô Seoul của Hàn Quốc, dân số ở Hà Nội đang sống trên diện tích lớn gấp bốn lần.
Quy hoạch nhà cửa thiếu bài bản
So với thủ đô Seoul của Hàn Quốc, dân số ở Hà Nội đang sống trên diện tích lớn gấp bốn lần.
Ngày 18.4, viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM và đại diện Ngân hàng thế giới tại Việt Nam đã công bố báo cáo đánh giá đô thị hoá Việt Nam. Ông Dean Cira, chuyên gia trưởng về đô thị của Ngân hàng thế giới cho rằng, Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của đô thị hoá và chuyển dần sang giai đoạn giữa. Tỷ lệ dân đô thị trên toàn quốc tăng 3,4%/năm với 34% dân số Việt Nam sống ở đô thị. Khoảng 20 - 30 năm nữa, một nửa dân số Việt Nam sẽ sống ở thành thị. Do tốc độ tăng dân số khá nhanh, đặc biệt là ở hai khu vực đô thị lớn nhất là Hà Nội và TP.HCM, khiến nảy sinh nhiều mâu thuẫn trong sử dụng đất. Chi phí giao dịch và vận chuyển ở cả Hà Nội lẫn TP.HCM còn rất cao.
Theo ông Cira, có hai vấn đề quan trọng là cung cấp đủ nhà ở cho dân và duy trì việc đi lại thuận tiện của người dân. Phần lớn người dân tại Việt Nam sống ở nhà phố nhỏ hoặc nhà thấp tầng, còn những khu đô thị xây dựng quy củ bài bản chiếm tỷ trọng nhỏ. Rất ít người dân ở đô thị có đủ tiền mua những căn nhà, đất ở khu quy hoạch tốt. Phần lớn nhà ở Việt Nam là do người dân tự xây dựng, manh mún. Điều đó có nghĩa là sẽ có những nút thắt cổ chai do quy hoạch thiếu bài bản. Giá nhà đất ở Việt Nam cao hơn rất nhiều so với thu nhập của người dân, đặc biệt là ở Hà Nội. Giá đất ở Việt Nam “chạy” nhanh hơn phát triển kinh tế, nếu không được điều chỉnh tức thời sẽ dẫn đến những hệ lụy đáng tiếc.
Phát triển chiều rộng hơn chiều sâu
Mặt khác, dường như các đô thị ở Việt Nam đang phát triển theo chiều rộng thay vì theo chiều sâu. Chẳng hạn Hà Nội đã trở thành một trong những thành phố rộng nhất thế giới. So với thủ đô Seoul của Hàn Quốc chẳng hạn, dân số ở Hà Nội (hơn 6,5 triệu người) đang sống trên diện tích lớn gấp bốn lần Seoul (hơn 10,5 triệu người). Tức là Hà Nội chưa sử dụng tối ưu hoá đất đai. Khi mở rộng như vậy, chính quyền sẽ phải đầu tư rất nhiều vào các đô thị vệ tinh trong khi nhu cầu chính lại nằm ở Hà Nội. Về khía cạnh bền vững, điều đó gây ra chi phí khổng lồ cho người nộp thuế.
Đối với quản lý hành chính, ông Cira cho rằng việc phân loại thành phố như hiện nay tạo ra nhiều động lực méo mó. Một thành phố được tăng hạng (về xếp loại đô thị) sẽ được rót nhiều nguồn lực hơn nhưng hiện có nhiều đô thị mới mọc lên rất xa thành phố, nơi không tập trung nhiều nhu cầu thật sự của dân chúng. Mối nguy hiểm của những đô thị mới này là chúng ngốn nhiều tiền của để xây dựng và kết nối với các đô thị có sẵn, trong khi việc trước tiên là cần tập trung cải thiện các trung tâm đô thị trước khi mở rộng.
Tại hội nghị, TS Nguyễn Trọng Hoà, viện trưởng viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM và nhiều đại biểu cũng cho rằng, hiện nay với sự phát triển của thị trường bất động sản có vẻ vượt qua sự phát triển của đô thị, đặc biệt thị trường thứ cấp, chuyển đổi từ đất nông nghiệp thành đất ở diễn ra quá mạnh, đáng ra phải đi sau đô thị hoá nhưng việc chuyển đổi đất trong một số trường hợp đi trước cả quy hoạch.
Tương tự, quá trình phát triển của các khu công nghiệp - khu chế xuất - khu kinh tế còn nhiều điểm đi trước quá trình đô thị hoá. Nhiều nơi thu hút lực lượng lớn lao động, dẫn tới quá trình đô thị hoá tự phát mà không kèm theo sự nâng cấp của chính quyền địa phương. Vấn đề đô thị nảy sinh hằng ngày nhưng chính quyền địa phương không được trang bị nguồn lực tài chính, con người để xử lý.
V. Nguyên
http://sgtt.vn/Goc-nhin/163145/Do-th...co-meo-mo.html
http://www.skyscrapercity.com/showthread.php?t=1293175&page=409
Thứ Năm, 3/11/2011, 15:39 (GMT+7)
(TBKTSG Online) - Bộ Xây dựng vừa hoàn chỉnh hồ sơ Nhiệm vụ quy hoạch chung thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng để trình Thủ tướng Chính phủ mà không bao gồm ý định tách Đà Lạt khỏi tỉnh Lâm Đồng, theo ông Vương Anh Dũng, Vụ trưởng Vụ Kiến trúc Quy hoạch, Bộ Xây dựng.
Ông Dũng cho biết, sau khi tham khảo ý kiến của các bộ ngành, mục tiêu xây dựng thành phố Đà Lạt thành thành phố trực thuộc trung ương và tách khỏi tỉnh Lâm Đồng như đề xuất trước đó của Bộ Xây dựng đã được loại bỏ.
Về ý định quy hoạch thành phố Đà Lạt mở rộng bao gồm các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Lâm Hà, Đam Rông và một phần huyện Đức Trọng (3.308,28 km2) trước đó của Bộ Xây dựng cũng đã được điều chỉnh lại theo hướng chỉ là phạm vi nghiên cứu quy hoạch không phải là ranh giới lập quy hoạch.
“Ranh giới mới thành phố Đà Lạt sẽ được bổ sung vào yêu cầu nghiên cứu và làm rõ trong quá trình lập đồ án quy hoạch”, ông Dũng nói.
Theo Nhiệm vụ quy hoạch chung thành phố Đà Lạt sắp trình Chính phủ, thành phố Đà Lạt sẽ là đô thị sinh thái và đa dạng sinh học. Tuy nhiên, dự báo tỷ lệ đô thị hoá vẫn ở mức cao, từ 60 – 70%, dù Bộ Xây dựng cho là “phù hợp với tình hình và xu thế phát triển của thành phố Đà Lạt trong tương lai cũng như định hướng phát triển đô thị toàn quốc”.
Theo Bộ Xây dựng, thành phố Đà Lạt được xác định là một trong những trung tâm du lịch, đặc biệt là du lịch, nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo và sinh thái của vùng và cả nước; một trong những trung tâm đào tạo đa ngành, trung tâm nghiên cứu khoa học lớn của cả nước; khu vực sản xuất chế biến rau và hoa chất lượng cao để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu; có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.
Hồi giữa năm 2011, Bộ Xây dựng đã đồng ý với đề nghị lập đề án mở rộng, thành lập thành phố Đà Lạt trực thuộc Trung ương và thành lập tỉnh Lâm Đồng mới của UBND tỉnh Lâm Đồng nhưng có nhiều ý kiến của các bộ ngành khác không đồng tình.
http://www.thesaigontimes.vn/Home/do...-Lam-Dong.html __
http://www.skyscrapercity.com/showthread.php?t=1293175&page=223
------------------
GÓP Ý
QH CHUNG ĐÀ LẠT ĐẾN NĂM 2030 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050..
KTS
TRẦN CÔNG HÒA
Sau một
thời gian ngắn nghiên cứu tìm hiều, chúng tôi xin được tham gia một vài ý kiến như sau:
I.
VẤN ĐỀ
RANH GIỚI THÀNH PHỐ?
Nghiên cứ ranh giới
TP không thể sai lệch với những chủ trương đúng đắn ban đầu.
1.
Thủ tướng Chính phủ đã có chủ trương lập đề án mở
rộng thành phố Đà Lạt “ Theo hướng mở rộng không gian ở những vùng liền kề có
cùng đặc điểm tự nhiên tương đồng như Đà
Lạt hiện nay” (Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số
267T-VPCP ngày 27/8/2009 của Văn phòng Thủ Chính phủ). Như vậy, cần phải đảm bảo
đặc điểm tự nhiên:
· Cao
độ trung bình để có khí hậu mát lạnh:
· Địa
hình, địa mạo, thảm thực vật: để có cảnh quan rừng thông đặc thù.
2.
Ranh giới mới thành phố Đà Lạt mở rộng bao gồm
các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Lâm Hà, Đam Rông và một phần huyện Đức Trọng
(3.308,28 km2) với những lý lẽ đưa
ra, chưa đủ sức thuyết phục. Đây chỉ là phạm vi nghiên cứu quy hoạch,
không phải là ranh giới lập quy hoạch. Và càng không phải là “Ranh giới mới
thành phố Đà Lạt”.
Vậy ranh giới
mở rộng thành phố Đà Lạt theo cách ôm vào cho lớn là không đúng. Thành phố càng lớn càng khó giữ gìn bản sắc!
Chúng tôi đề
nghị chỉ nên nghiên cứu tập trung phát triển mở rộng trên vùng đất đã có khả
năng hỗ trợ hiệu quả những chức năng còn kiếm khuyết của Đà Lạt như vùng Đức Trọng.
Đây là đô thị vệ tinh đúng nghĩa (có hỗ trợ chức năng: Đầu mối giao thương, Cửa
ngõ hàng không, Công nghiệp, kho tàng… ). Chứ không như cách làm hình thức là
gán cho các điểm dân cư hiện hữu của các Huyện, mỹ từ Đô thị vệ tinh du lịch là
xong công việc. Cũng cần nói rõ ý nghĩa của từ “đô thị đối trọng”? Làng đô thị?...
II.
CÁC
KIẾN NGHỊ KHÁC:
-
Thị trấn D’ran cần được kiểm soát giới hạn phát
triển vì nguy cơ “ Bom nước” treo lơ lửng đã trên 60 năm rồi! Nếu nghĩ đến người
dân, Tầm nhìn tương lai không thể xem nhẹ điều này? Thực tế, Hồ Đa Nhim chưa
bao giờ được khai thác du lịch bởi vì lý do an ninh quốc phòng; Thành ra, phát
triển đô thị du lịch D’ran lấy Hồ Da Nhim làm trung tâm là không khả thi.
-
Về an ninh quốc phòng, phải thấy ngay Đà Lạt có
tầm quan trọng đặc biệt để dự trù khởi động các chương trình tăng cường sức mạnh
quốc phòng. Ví dụ như Chương trình phát triển năng lượng hạt nhân, Chương trình
Quốc phòng hướng về Biển Đông, Chương trình đào tạo huấn luyện quân đội…. Tầm
nhìn xa là phải thấy và đưa vào!
-
Vấn đề lớn của Đà Lạt hiện nay là cảnh quan nông
nghiệp được nhìn thấy là các mảng nhà ny lon khổng lồ mà tạm bợ? Vậy thì, giải
pháp nào cho vấn đề này cần được cụ thể hơn! Vừa phải ổn định đời sống người
dân vừa phải chỉnh trang thẩm mỹ hóa khu vực.
Trên đây là
vài lời góp ý, Rất mong được lắng nghe!
Trân trọng!
KTS TRẦN
CÔNG HÒA
------------------
Phác thảo cho Đà Lạt tương lai
http://kienviet.net/2013/01/30/phac-thao-cho-da-lat-tuong-lai/------------------
Phác thảo cho Đà Lạt tương lai
Với lịch sử phát triển trên một
trăm năm, Đà Lạt là một thành phố du lịch nổi tiếng của Việt Nam và trên
thế giới. Những biệt danh mà người ta tặng cho Đà Lạt phần nào nói lên
bản sắc độc đáo của thành phố vào thời kỳ hoàng kim của nó trong thế kỷ
XX: thành phố sương mù, thành phố ngàn hoa, thành phố ngàn thông, tiểu
Paris châu Á.
Từ đầu thập niên 1990 đến nay, Đà Lạt
phát triển ngày càng nhanh, cũng giống như các đô thị khác trên cả nước,
nhờ vào các chính sách đổi mới và cải cách kinh tế.
Thành phố ngày càng đông đúc, đời sống
người dân được cải thiện đáng kể, nhưng để đánh đổi, các giá trị từng
đem lại bản sắc quy hoạch kiến trúc cho Đà Lạt lại đang dần dần bị mất
đi, dẫn đến sự mâu thuẫn ngày càng sâu sắc giữa vấn đề bảo tồn và phát
triển thành phố.
Dường như càng phát triển tự do theo
cách làm hiện nay, Đà Lạt càng giống một Sài Gòn trên cao nguyên hơn và
càng xa rời với những giá trị từng đem lại sự độc đáo thu hút du khách
của ngày xưa.
Nhưng Đà Lạt không phải là Sài Gòn, do
đó không nên phát triển theo cách của Sài Gòn, mà lại bỏ qua những giá
trị khác biệt mà Sài Gòn không thể có được. Trong khi không gian bản sắc
của Sài Gòn được định hình chủ yếu bởi các không gian lịch sử 300 năm
và không gian cao tầng hiện đại, thì Đà Lạt lại không giống như vậy.
Bản sắc Đà Lạt chỉ có thể được tôn vinh
và phát triển qua ba định hướng nền tảng, đó là việc tái lập giá trị
không gian nghỉ dưỡng lãng mạn, củng cố và mở rộng không gian văn hóa Âu
Việt, và phát triển không gian hiện đại tương lai một cách cẩn trọng.
Không gian nghỉ dưỡng lãng mạn
Giá trị lớn nhất mà Đà Lạt có thể đem
lại cho chúng ta là một không gian nghỉ dưỡng lý tưởng, tạo thành bởi
không gian xanh đồi núi và không gian nước, với cảnh quan thiên nhiên
thơ mộng, khí hậu mát mẻ quanh năm.
Rừng thông bao quanh thành phố và đan
xen vào khu đô thị tạo nên một cảnh quan nền xanh mát, cao vút, thơm mùi
dầu thông. Các rừng thông và không gian xanh cần được bảo vệ, mở rộng,
kết nối với nhau thành một hệ thống giao thông cảnh quan xanh thuận tiện
cho người đi bộ và người đi xe đạp, với các điểm dừng ngắm cảnh thành
phố và cảnh thiên nhiên dọc theo tuyến.
Với địa hình đồi núi, nếu khéo tổ chức
giao thông thì đi bộ và xe đạp có thể nhanh không kém gì đi xe máy hay
ôtô, thú vị hơn nhiều, mà lại không gây ô nhiễm môi trường.
Các hồ nước (Xuân Hương, Than Thở, Tuyền
Lâm…) kết hợp với các dòng suối và thác nước (Cam Ly, Datanla,…) không
chỉ tạo nên các cảnh quan yên tĩnh bên rừng thông, mà sẽ còn giúp dẫn
gió với hơi ẩm vào làm mát đô thị, tạo sương mù lúc ban mai cũng như
hoàng hôn, nếu như cơ cấu cây xanh mặt nước được chỉnh trang lại, có
tính toán đến nắng và gió, sửa chữa lại tình trạng bê tông hóa đô thị
quá mức của hai thập niên trước.
Như vậy, những công trình kiến trúc mới
dù không cầu kỳ, phô trương sẽ vẫn đẹp thơ mộng sau lớp sương mù huyền
ảo, mát mẻ lúc bình minh hoặc hoàng hôn.
Cái lạnh nơi đây rất nhẹ nhàng êm ái,
chứ không khắc nghiệt như cái lạnh buốt xương của miền Bắc. Cảnh tượng
các cô nữ sinh mặc áo dài với áo len đủ màu, má hồng hồng, đạp xe đi học
trong sương sớm buổi mai, là một hình ảnh độc đáo của Đà Lạt.
Nhưng Đà Lạt hiện nay đang ngày càng
nóng dần lên. Việc một số khách sạn bắt đầu lắp máy lạnh càng làm cho
thành phố “nóng” lên nhanh hơn.
Để phục hồi chiếc “máy lạnh thiên nhiên
khổng lồ” của thành phố trở lại hoạt động lại tốt hơn xưa, thành phố này
cần đặt chỉ tiêu diện tích xanh trong đô thị cao gấp nhiều lần so với
các đô thị khác của Việt Nam và cần hướng dẫn cách xây dựng kiến trúc
xanh cho người dân.
Ví dụ như, các công trình nên sử dụng
vật liệu tự nhiên ở địa phương và hạn chế sử dụng nhôm kính cho mặt
tiền, mái nhà nên sử dụng ngói thay vì mái tôn và các ngôi nhà cao trên
hai tầng nên giật cấp vào trong tạo thành các sân vườn trên cao.
Không gian văn hóa Âu Việt
Với tham vọng biến Đà Lạt thành một nơi
trung tâm nghỉ dưỡng quy mô ở Đông Nam Á và có thể là một thủ đô tương
lai của Đông Dương, các nhà lãnh đạo và chuyên gia người Pháp đã đầu tư
nghiên cứu quy hoạch cảnh quan và thiết kế kiến trúc rất bài bản ngay từ
giai đoạn đầu phát triển.
Nhắc đến không gian văn hóa của Đà Lạt
thì không thể bỏ qua không gian quy hoạch kiến trúc mang đậm ảnh hưởng
châu Âu, nhất là Pháp, bàng bạc khắp thành phố. Do đó, phát triển tương
lai thành phố không thể thiếu việc bảo vệ, kế thừa, tiếp nối các giá trị
di sản quy hoạch kiến trúc Pháp.
Bên cạnh việc xác định cụ thể các kiến
trúc Pháp cần giữ gìn, cũng cần phải khoanh vùng một khu phố Tây ở khu
vực đồi phía nam hồ Xuân Hương, bao gồm khu vực dọc theo đường Trần Phú,
nơi có tập trung nhiều công trình phong cách Pháp. Các hoạt động lễ
hội, dịch vụ thương mại và ăn uống phong cách Pháp cũng như châu Âu sẽ
nâng giá trị văn hóa khu phố Tây lên một tầm cao mới.
Một góc Đà Lạt (trên) / Nhà thờ Con Gà (dưới)
Nhưng Đà Lạt không chỉ có không gian văn
hóa Pháp, mà còn có những không gian Việt lịch sử. Đó là nơi mà những
người Việt đầu tiên di cư đến đây từ cả nước, nhưng đông nhất là từ Thừa
Thiên – Huế, trong đó có ông bà ngoại của tôi cùng họ hàng. Họ đã tạo
lập sự nghiệp ở hai khu vực chính.
Thứ nhất là khu Ấp Ánh Sáng được hình
thành theo ý tưởng của phong trào nhà Ánh sáng kiểu mới, nhưng giá rẻ,
dành cho dân nghèo của nhóm Tự Lực Văn Đoàn.
Thứ hai là các phố buôn bán ở Khu Hòa
Bình tỏa ra tứ phía theo các con đường 3 Tháng 2, Phan Bội Châu, Nguyễn
Chí Thanh vào thời kỳ đầu và trong những năm đầu 1960 tiếp tục mở rộng
qua cầu nổi nối với khu chợ Đà Lạt, với các dãy nhà phố bao quanh.
Hai khu vực này ngày nay được kế tục bởi
các con cháu của những người tiên phong, và có thể cải tạo, phát triển
thành những khu vực độc đáo mang đậm dấu ấn của người Việt xưa.
Cả hai khu vực nói trên đều không nên làm những nhà cao tầng với bãi xe ngầm như một vài đề xuất cũ (may mà không thực hiện được, chứ không thì rất mau chóng sẽ góp phần cho việc phá hoại cảnh quan và khí hậu Đà Lạt), mà nên tạo thành những khu nhà phố vườn sân thượng xanh, giật cấp từ đường cao trên đồi xuống đường thấp ở dưới.
Cả hai khu vực nói trên đều không nên làm những nhà cao tầng với bãi xe ngầm như một vài đề xuất cũ (may mà không thực hiện được, chứ không thì rất mau chóng sẽ góp phần cho việc phá hoại cảnh quan và khí hậu Đà Lạt), mà nên tạo thành những khu nhà phố vườn sân thượng xanh, giật cấp từ đường cao trên đồi xuống đường thấp ở dưới.
Nếu không dùng xe, khách du lịch có thể
đi bộ theo các bậc thang thuận theo địa hình, vừa ngắm cảnh vừa đi dần
xuống phía dưới, trong khi đi ngang những khu dịch vụ thương mại với lối
vào là những sân vườn xanh trên mái.
Nhìn từ xa chúng ta sẽ có một hình ảnh
sinh hoạt sinh động, cả ngày lẫn đêm dọc theo triền đồi, tuy mật độ dân
cư vẫn có thể cao nếu muốn, nhưng lại không gây cảm giác chen chúc, vì
hầu hết các công trình đều chìm khuất sau những hàng cây và cụm hoa cảnh
trên mái.
Không gian hiện đại tương lai
Việc bảo tồn không gian nghỉ dưỡng lãng
mạn và không gian văn hóa Âu Việt nói trên chỉ có thể thực hiện được khi
có sự chuẩn bị cho việc phát triển không gian hiện đại tương lai một
cách cẩn trọng, vừa phục vụ cho các yêu cầu mới của một đô thị trong thế
kỷ XXI vừa tạo ra bản sắc mới, nhưng vẫn không mâu thuẫn với những giá
trị hiện có.
Có một lập luận khá nguy hiểm của một số
nhà đầu tư, cho rằng cần phải “mạnh dạn” đề xuất cái mới với bản sắc
mới thay dần cho cái cũ hiện nay. Điều này đi ngược với kinh nghiệm các
thành phố nghỉ dưỡng trên thế giới. Việc phát triển những ý tưởng mới
chỉ nên được thực hiện nó tại những khu đô thị mới ở vùng lân cận, chứ
không nên xây chen vào làm hỏng giá trị công trình lịch sử, làm hỏng bản
sắc không gian và giá trị vốn có của khu đô thị di sản.
Nhà cao tầng và nhà bọc nhôm kính là
những loại kiến trúc hiện đại không phù hợp ở Đà Lạt. Trái ngược với quá
trình đô thị hóa trên cả nước thường có xu hướng phát triển theo chiều
cao, quy hoạch thành phố này phải bắt đầu từ việc khẳng định không gian
xanh trước, rồi mới đến công trình và giao thông.
Đà Lạt, kể cả khu trung tâm, nên phát
triển tập trung thành cụm theo chiều ngang đan xen với cây xanh mặt
nước, chứ không nên xây dựng theo chiều đứng với những công trình cao
trên năm tầng.
Các dự án mật độ cao, nhà cao tầng, nhà
mái bằng…, các diện tích bê tông hóa quá rộng dành cho giao thông và bãi
xe chính là những tác nhân nhanh nhất phá hoại giá trị sinh thái của Đà
Lạt.
Những dự án phát triển nào, cho dù quy
mô lớn và có bề ngoài hấp dẫn đến đâu, nhưng nếu tiềm ẩn các yếu tố tiêu
cực đối với không gian nghỉ dưỡng, đều cần phải được khuyến khích bố
trí ở các vùng đất thấp xa hơn (ví dụ như khu vực Nam Liên Khương). Miễn
là chính quyền địa phương tạo được kết nối thuận tiện với Đà Lạt, thì
vẫn tạo hiệu quả rất tốt về hiệu quả đầu tư, mà lại không làm tổn hại
những giá trị quý báu của thành phố này.
Đa số các đô thị lớn của Việt Nam có
không gian sống chen chúc xô bồ, nên cần tổ chức một số không gian tĩnh
để cân bằng, nhưng Đà Lạt thì ngược lại. Đặc trưng của thành phố là
không gian tĩnh yên bình, có phần thiếu sinh động về đêm, do đó cần bổ
sung một số không gian động, với các cụm khu vực và trục đường đi bộ có
các dịch vụ văn hóa thương mại, để đem lại sinh khí mới cho các hoạt
động ngày và đêm của thành phố.
Đà Lạt còn rất nhiều tiềm năng phát
triển hoặc làm mới các không gian động, như khu chợ trung tâm, khu phố
đêm trước chợ, nối với khu vực dịch vụ thương mại Ấp Ánh Sáng trong
tương lai và về phía khu vực hàng quán bên hồ Xuân Hương.
Cầu nối sang Khu Hòa Bình có thể dẫn dắt
người đi về phía trục đi bộ khu phố Tây tương lai ở đường Trần Phú,
thông qua đường 3 Tháng 2. Khu vực này có thể kết nối trở lại khu Ấp Ánh
Sáng qua đường Bà Triệu.
TS.KTS. Ngô Viết Nam Sơn
Theo DNSG
---------
Tờ trình đề nghị thẩm định đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Lạt đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
1857.pdf
http://www.lamdong.gov.vn/vi-VN/a/congbao/linhvuc/Pages/xem_chi_tiet.aspx?IDt=6651&ListId=AB38DE28-B084-41A0-9203-8C69B0FC4ECC&Source=%2fvi-VN%2fa%2fcongbao%2flinhvuc%2fPages%2fQuy-hoach.aspxhttp://www.lamdong.gov.vn/vi-VN/a/congbao/linhvuc/Pages/xem_chi_tiet.aspx?IDt=6651&ListId=AB38DE28-B084-41A0-9203-8C69B0FC4ECC&Source=%2fvi-VN%2fa%2fcongbao%2flinhvuc%2fPages%2fQuy-hoach.aspx
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.