Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

Đô thị sinh thái



Đô thịkhu dân cư tập trung có những đặc điểm sau:
  1. Về cấp quản lý, đô thị là thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập.
  2. Về trình độ phát triển, đô thị phải đạt được những tiêu chuẩn sau:
    • Là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ như: vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc vùng trong tỉnh, trong thành phố trực thuộc Trung ương; vùng huyện hoặc tiểu vùng trong huyện.
    • Đối với khu vực nội thành phố, nội thị xã, thị trấn tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu phải đạt 65% tổng số lao động; cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng quy định cho từng loại đô thị, quy mô dân số ít nhất là 4000 người và mật độ dân số tối thiểu phải đạt 2000 người/km².
Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm các sinh vật tác động qua lại với môi trường bằng các dòng năng lượng tạo nên cấu trúc dinh dưỡng nhất định đa dạng về loài và các chu trình vật chất.
Môi trường → Sinh vật sản xuât → Sinh vật tiêu thụ → Sinh vật phân huỷ → Môi trường
Hệ sinh thái có thể hiểu nó bao gồm quần xã sinh vật (động vật, thực vật, vi sinh vật) và môi trường vô sinh (ánh sáng, nhiệt độ, chất vô cơ...)
Tùy theo cấu trúc dinh dưỡng tạo nên sự đa dạng về loài, cao hay thấp, tạo nên chu trình tuần hoàn vật chất (chu trình tuần hoàn vật chất hiện nay hầu như chưa được khép kín vì dòng vật chất lấy ra không đem trả lại cho môi trường đó.
Hệ sinh thái có kích thước to nhỏ khác nhau và cùng tồn tại độc lập (nghĩa là không nhận năng lượng từ hệ sinh thái khác).
Hệ sinh thái là đơn vị cơ bản của sinh thái học và được chia thành hệ sinh thái nhân tạohệ sinh thái tự nhiên. Đặc điểm của hệ sinh thái là một hệ thống hở có 3 dòng (dòng vào, dòng ra và dòng nội lưu) vật chất, năng lượng, thông tin.
Hệ sinh thái cũng có khả năng tự điều chỉnh để duy trì trạng thái cân bằng, nếu một thành phần thay đổi thi các thành phần khác cũng thay đổi theo ở mức độ nào đó để duy trì cân bằng, nếu biến đổi quá nhiều thì sẽ bị phá vỡ cân bằng sinh thái.
Xây dựng đô thị sinh thái
Hầu hết các đô thị Việt Nam thường phát triển tự phát, theo kiểu “trên bến dưới thuyền”, ở ngã ba sông, cửa biển, để rồi hình thành cảng, khu dân cư… Khi cơ sở hạ tầng đường bộ phát triển hơn, các đô thị có xu hướng mở rộng về phía nội địa, phần dọc bờ sông bị thu hẹp lại. Ngày nay, cùng với sự hình thành nhiều khu dân cư, khu công nghiệp, các hoạt động sinh sống của thị dân cũng thay đổi theo sự phát triển.
  • Phát triển đô thị bền vững
Đô thị Việt Nam luôn gắn với nền văn hóa từng vùng. Đô thị ven sông Lam gắn với câu hò đò đưa xứ Nghệ. Cố đô Huế đắm mình theo câu hò sông Hương, núi Ngự… Do quy hoạch tài nguyên môi trường chưa có, còn quy hoạch xây dựng đô thị thì chắp vá, tự phát là chủ yếu nên có hiện tượng mật độ dân cư dày đặc ở trung tâm. Không được kiểm soát từ đầu, đô thị trong quá trình phát triển rất dễ bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng ngày càng tăng và vượt qua tầm kiểm soát như: ô nhiễm sông rạch, suy thoái hệ sinh thái dòng sông và ven bờ, khai thác cát quá mức làm sông đổi dòng hay tạo dòng chảy rối, sạt lở bờ nghiêm trọng, bồi lắng thành cồn; xây dựng cảng sông lộn xộn; chất lượng nước thay đổi theo hướng xấu đi; làm nhà thuyền, nuôi trồng, lấn chiếm dòng chảy.
Hiện nay ai cũng cảm nhận được là nhiệt độ nội đô cao hơn vùng ngoại ô và chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn hơn trước. Đó là hệ quả của quá trình bê tông hóa, quá trình bức xạ, phản xạ nhiệt ngày một cao hơn, ô nhiễm không khí nghiêm trọng hơn, hiện tượng đảo nhiệt trên bầu khí quyển thấp của thành phố ngày một tăng, mưa đô thị ngày một nhiều hơn.
Các điểm ngập nước ngày càng nhiều, thời gian ngập lâu hơn. Đó là chưa nói đến khi hiện tượng hiệu ứng nhà kính tăng, nước biển dâng 20-50cm trong vòng 15-20 năm nữa, đô thị ngập triều của ta rồi sẽ ra sao? Biện pháp phát triển bền vững là cố gắng xây dựng thành đô thị sinh thái ở những nơi có điều kiện và đô thị thân thiện sinh thái đối với đô thị cũ khó cải tạo.
  • Xây dựng đô thị sinh thái
Những đô thị sắp xây dựng nên quy hoạch theo kiểu đô thị sinh thái, trong đó có cả khu công nghiệp sinh thái, khu dân cư sinh thái. Có 4 nguyên tắc chính để tạo dựng những thành phố sinh thái:

1- Xâm phạm ít nhất đến môi trường tự nhiên.

2- Đa dạng hóa nhiều nhất việc sử dụng đất, chức năng đô thị và các hoạt động khác của con người.

3- Trong điều kiện có thể, cố giữ cho hệ thống đô thị được khép kín và tự cân bằng.

4- Giữ cho sự phát triển dân số đô thị và tiềm năng của môi trường được cân bằng một cách tối ưu.

Xây dựng một đô thị sinh thái phải đạt những chỉ tiêu sau đây: Có diện tích cây xanh cao, tính trên đầu người 12 – 15m2, có mảng xanh, bãi cỏ bờ sông, giữa khu dân cư và công nghiệp. Các trục lộ giao thông cũng cần cây xanh, cây che bóng ngăn chặn tiếng ồn, bụi và tăng cường trao đổi oxy. Bảo đảm nguồn nước cấp 150 – 200 lít/ngày/người; xử lý triệt để nước thải. Hệ thống giao thông và những phương tiện giao thông đảm bảo tiêu chuẩn đường và mật độ đường trên số dân, dành khoảng 30% diện tích cho lưu thông, không gian thoáng.
Tăng cường hệ thống giao thông thủy nhưng cần lưu ý các phương tiện giao thông không gây ô nhiễm cho sông rạch. Bố trí quy hoạch khu nhà ở, khu làm việc, khu dịch vụ, chợ, cửa hàng, nơi vui chơi giải trí hợp lý để con người giảm bớt đi lại bằng phương tiện cơ giới. Không cho chất thải làm ô nhiễm môi trường đất, sử dụng quỹ đất thành phố thích hợp để vừa có đất xây dựng cơ sở hạ tầng vừa có đất dành cho khu dân cư, công viên, đất cho rừng phòng hộ môi trường.
Không khai thác nước ngầm quá mức gây mất nguồn tài nguyên, ô nhiễm nước ngầm và sụt lún. Bảo đảm sự cân bằng nước tự nhiên trên lưu vực sông xây dựng các đô thị. Quy mô dân số và phát triển kinh tế - xã hội của đô thị được giữ ở mức phù hợp với khả năng “chịu tải” (khi quy hoạch phải tính kỹ) của môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Môi trường không khí không vượt quá ô nhiễm cho phép. Hạn chế sử dụng năng lượng nhiên liệu hóa thạch, sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió tự nhiên. Diện tích mặt nước (ao, hồ, sông, rạch) cân đối với diện tích dân số đô thị để tạo cảnh quan môi trường và khí hậu mát mẻ.
Luôn quy hoạch hồ điều hòa những nơi có thể để hạn chế ngập. Phải cân đối giữa đầu vào (tài nguyên, năng lượng, thực phẩm) và đầu ra (chất thải, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ). Thay đổi cách sống đô thị và cách sản xuất để làm sao cho các dòng vật chất, nguyên liệu năng lượng diễn ra trong chu trình khép kín. Cần có hệ thống giám sát, thông tin môi trường thường xuyên để điều chỉnh kịp thời. Gắn sinh thái đô thị với văn hóa bản địa, tập quán sông nước, với du lịch sinh thái.

Xây dựng đô thị sinh thái là vấn đề rất quan trọng, cần thiết và cấp bách, nhất là trong giai đoạn tốc độ đô thị hóa, hiện đại hóa và dấu hiệu suy thoái đô thị ngày một tăng cao như hiện nay. Vì vậy, ta cần xây dựng quy hoạch các đô thị sinh thái ngay từ bây giờ cho các vùng đô thị mới, hoặc sửa chữa, thay đổi trong điều kiện có thể, các đô thị cũ thành đô thị sinh thái theo kiểu “đô thị thân thiện với sinh thái”. 
GS.TSKH LÊ HUY BÁ
Đô thị sinh thái
Trong thời gian gần đây khái niệm "đô thị sinh thái" được nhắc đến nhiều ở Việt Nam. Khái niệm này xuất hiện trên thế giới vào cuối thập kỷ 80, đầu 90 của thế kỷ XX ở các nước phát triển đề cập đến vấn đề chất lượng môi sinh của đô thị với các tiêu chí rất cụ thế nhắm tới việc nâng cao điều kiện và chất lượng sống cho các cư dân(1) đô thị. Khơi nguồn cho trào lưu này là hội thảo quốc tế của Liên hiệp quốc về "Thành phố và sự phát triển bền vững" diễn ra ở Rio de Janeiro, Brasil năm 1992. Sau đó Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế thế gới (Organisation de coopération et de développement économiques) chính thức ban hành một chương trình có tên là "Thành phố sinh thái" (Ville écologique)(2) được đánh dấu bằng hội nghị thượng đỉnh của Liên hiệp quốc năm 1996.
Theo định nghĩa của Tổ chức Sinh thái đô thị của Úc thì "Một thành phố sinh thái là thành phố đảm bảo sự cân bằng với thiên nhiên" (3), hay cụ thể hơn là sự định cư cho phép các cư dân sinh sống trong điều kiện chất lượng cuộc sống nhưng sử dụng tối thiểu các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Theo quan điểm của Richard Register (4) về các thành phố sinh thái bền vững, thì đó là các đô thị mật độ thấp, dàn trải, được chuyển đổi thành mạng lưới các khu dân cư đô thị mật độ cao hoặc trung bình có quy mô giới hạn được phân cách bởi các không gian xanh. Hầu hết mọi người sinh sống và làm việc trong phạm vi khoảng cách đi bộ và đi xe đạp.
Dự án tiểu khu đô thị sinh thái Christie Walk











Theo định nghĩa của Tổ chức Sinh thái đô thị của Úc thì "Một thành phố sinh thái là thành phố đảm bảo sự cân bằng với thiên nhiên"3, hay cụ thể hơn là sự định cư cho phép các cư dân sinh sống trong điều kiện chất lượng cuộc sống nhưng sử dụng tối thiểu các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Theo quan điểm của Richard Register(4) về các thành phố sinh thái bền vững, thì đó là các đô thị mật độ thấp, dàn trải, được chuyển đổi thành mạng lưới các khu dân cư đô thị mật độ cao hoặc trung bình có quy mô giới hạn được phân cách bởi các không gian xanh. Hầu hết mọi người sinh sống và làm việc trong phạm vi khoảng cách đi bộ và đi xe đạp.
Ý tưởng về một đô thị sinh thái ban đầu đã xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX dưới tên gọi Thành phố vườn (Garden-City), là một phương án quy hoạch đô thị của Ebenezer Howard(5) nhằm giải quyết các vấn đề môi sinh của đô thị ở thời điểm khởi đầu quá trình hiện đại hóa. Ý tưởng này ngay lập tức trở thành một phong trào lan rộng trong cộng đồng Châu Âu và các nước công nghiệp trên thế giới, và lúc bấy giờ được xem như công cụ hữu hiệu để giải quyết các vấn đề môi trường đô thị đang là hậu quả của quá trình công nghiệp hóa. Đối với các nước công nghiệp, đây là bước tất yếu trong quá trình phát triển nhằm đạt đến một đô thị phát triển bền vững. Nhìn lại lịch sử phát triển, đô thị hóa ở quy mô lớn thực tế là hậu quả của quá trình công nghiệp hóa, phát sinh từ nhu cầu tập trung lực lượng sản xuất để phục vụ sản xuất công nghiệp, tạo thành các khu dân cư đông đúc. Đô thị hóa diễn ra làm phát sinh vô vàn các vấn đề về môi trường tự nhiên và xã hội và kết cục là đòi hỏi các phương án hiện đại hóa để giải quyết các vấn đề đó khi nhu cầu đòi hỏi và điều kiện cho phép. Cuối cùng thì việc quy hoạch sinh thái đô thị là khâu tiếp theo tất yếu của quá trình hiện đại hóa đô thị.
 

 
Một số hính ảnh của tiểu khu
đô thị sinh thái Christie Walk

Ở các nước công nghiệp phát triển, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa rồi đến hiện đại hóa đã diễn ra một cách tự nhiên và tuần tự, nên khái niệm "sinh thái đô thị", nghĩa là môi trường sinh thái của đô thị nghe quen thuộc, phổ biến hơn và là đối tượng nghiên cứu từ một thập kỷ nay. Trong khi đó ở các nước đang phát triển, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, và hiện đại hóa thường diễn ra đồng thời do sự phát triển quá độ thẳng từ những hình thái kinh tế - xã hội lạc hậu thành những hình thái có thể hội nhập được vào nền kinh tế toàn cầu dưới áp lực của toàn cầu hóa. Để giải quyết các vấn đề môi trường đô thị trong bối cảnh phức tạp như vậy đối với các nước đang phát triển, quy hoạch đô thị sinh thái là một giải pháp phù hợp. Đây là giải pháp quy hoạch có tính định hướng, áp dụng vào thực tế những kiến thức mới nhất và kinh nghiệm từng trải của các nước phát triển nhằm hướng thẳng tới một đô thị hiện đại mà không vấp phải những vấn đề của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa bùng phát trên diện rộng.
Tóm lại, "sinh thái đô thị" muốn nói đến các điều kiện sinh sống của đô thị mà đối tượng quan tâm là môi trường sinh thái, còn "đô thị sinh thái" là đô thị đạt được những tiêu chí về điều kiện và chất lượng môi trường sống sinh thái, và "quy hoạch đô thị sinh thái" là phương pháp quy hoạch đô thị nhằm đạt được các tiêu chí của chất lượng cuộc sống cao, hướng tới sự phát triển bền vững của đô thị đó.
Các tiêu chí quy hoạch đô thị sinh thái có thể được khái quát trên các phương diện sau: kiến trúc công trình, sự đa dạng sinh học, giao thông, công nghiệp và kinh tế đô thị6.
- Về kiến trúc, các công trình trong đô thị sinh thái phải đảm bảo khai thác tối đa các nguồn mặt trời, gió và nước mưa để cung cấp năng lượng và đáp ứng nhu cầu nước của người sử dụng. Thông thường là nhà cao tầng để dành mặt đất cho không gian xanh.
- Sự đa dạng sinh học của đô thị phải được đảm bảo với các hành lang cư trú tự nhiên, nuôi dưỡng sự đa dạng sinh học và đem lại sự tiếp cận với thiên nhiên để nghỉ ngơi giải trí.
- Giao thông và vận tải cần hạn chế bằng cách cung cấp lương thực và hàng hóa chủ yếu nằm trong phạm vi đô thị hoặc các vùng lân cận. Phần lớn dân cư đô thị sẽ sống và làm việc trong phạm vi bán kính đi bộ hoặc xe đạp để giảm thiểu nhu cầu di chuyển cơ giới. Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng nối liền các trung tâm để phục vụ nhu cầu di chuyển xa hơn của người dân. Chia sẻ ô tô con địa phương cho phép mọi người chỉ sử dụng khi cần thiết.
- Công nghiệp của đô thị sinh thái sẽ sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa có thể tái sử dụng, tái sản xuất và tái sinh. Các quy trình công nghiệp bao gồm cả việc tái sử dụng các sản phẩm phụ và giảm thiểu sự vận chuyển hàng hóa.
- Kinh tế đô thị sinh thái là một nền kinh tế tập trung sức lao động thay vì tập trung sử dụng  nguyên liệu, năng lượng và nước, nhằm duy trì việc làm thường xuyên và giảm thiểu nguyên liệu sử dụng.
Để đạt được các tiêu chí trên, cần có những nghiên cứu sâu sắc về điều kiện tự nhiên và xã hội của khu vực hay vùng quy hoạch để đưa ra các giải pháp và quyết định phù hợp. Trong quá trình vận hành, để duy trì và đạt được mục tiêu sinh thái, cần có những biện pháp phối hợp liên ngành như tăng cường khả năng tiếp cận thông tin, nâng cao nhận thức cộng đồng, áp dụng công nghệ sạch, sử dụng các vật liệu xây dựng sinh học, sử dụng các nguồn thiên nhiên có thể tái tạo được (mặt trời, gió), giảm tiêu thụ năng lượng, tránh lãng phí và tái sinh phế thải.
Thực tế mô hình nhà ở "vườn, ao, chuồng" của Việt Nam chính là một không gian cư trú sinh thái có chu trình sinh thái khép kín cho các hoạt động kinh tế và sinh hoạt gia đình. Mô hình này chưa thành công vì nhiều yếu tố khách quan, song một phần do áp dụng một cách cứng nhắc vào các điều kiện thực tế khác nhau trên các khu vực địa lý khác nhau.
Theo nhật báo Le Monde của Pháp ngày 16 tháng 4 năm 2006 thì Trung Quốc có tham vọng xây dựng thành phố Dongtan thành đô thị sinh thái đầu tiên trên thế giới trong kế hoạch xây dựng 400 đô thị mới đến năm 2020. Đây sẽ là một thành phố "xanh" thử nghiệm, tái sinh nước và năng lượng, qui mô đến năm 2040 sẽ là 500 000 dân. Thành phố này nằm giữa biển, ở cực Đông của Chongming, không có một toà nhà nào cao quá tám tầng. Mái của các tòa nhà được che phủ bằng các bãi cỏ và cây xanh để điều nhiệt và để tái sinh nước. Thành phố giành cho mỗi người đi bộ một không gian rộng gấp sáu lần Côpenhaghen, một trong những thủ đô thoáng đãng nhất của Châu Âu7. Theo Nhật báo Nhân dân Trung Quốc ngày 18 tháng 10 năm 2001, Ủy ban khôi phục rừng của Bắc Kinh long trọng cam kết ngày 17 tháng 10 năm 2001 rằng sẽ biến đổi thủ đô Bắc Kinh thành một thành phố sinh thái quốc tế hạng nhất trước năm 2007 nhằm phục vụ tổ chức "Thế vận hội Olimpic xanh" vào năm 20088.
Sau đây là một ví dụ thực tế về quy hoạch đô thị sinh thái một khu dân cư của thành phố Adelaide ở Úc. Dự án quy hoạch phát triển tiểu khu Christie Walk9 nằm trong trung tâm buôn bán của thành phố Adelaide, đã phối hợp nhiều yếu tố sinh thái bền vững và nâng cao tính cộng đồng.
Diện tích khu đất khoảng 2000m2, giành cho 27 hộ gia đình với tổng số dân cư khoảng 40 người, địa chỉ số 105, phố Sturt, thành phố Adelaide. Các kết quả mong muốn thu được gồm: bảo tồn nước và năng lượng; tái sử dụng và tái sinh vật liệu; tạo ra các không gian công cộng thân thiện, có lợi cho sức khỏe.
Các đặc điểm chính của dự án là: các không gian thân thiện cho người đi bộ; vườn chung, bao gồm cả vườn mái; sản xuất lương thực địa phương trong các khu vườn lương thực công cộng tại chỗ; trữ nước mặt để sử dụng cho các vườn và nước xả vệ sinh; thiết kế thuận lợi với khí hậu/mặt trời để sưởi, làm mát và điều hòa độ ẩm bằng gió, ánh sáng mặt trời và hệ thực vật; nước nóng sử dụng mặt trời; năng lượng quang điện thu bằng các tấm panô lắp đặt vào các hệ khung giàn trên vườn mái; sử dụng các vật liệu tái sinh, không độc hại và tiêu thụ ít năng lượng; giảm thiểu sự phụ thuộc vào ôtô con do bối cảnh nội thành.
Dự án được thiết kế dựa trên quan điểm hầu hết dân cư của Úc sống trong các thành phố, do đó cách lựa chọn thiết kế và lối sống sẽ tác động rất lớn đến môi sinh và đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên quí báu có hạn. Được thiết kế theo các tiêu chí sinh thái, hai giai đoạn đầu của Christie Walk gồm có bốn nhà mặt phố, sáu căn hộ, bốn nhà ở truyền thống mái rơm, một vườn công có thể cho hoa lợi, một vườn mái (với các điểm nhìn đẹp vào thành phố và các quả đồi), tất cả được đặt trong một không gian đi bộ, được thiết kế cảnh quan đầy sáng tạo. Các phương tiện công cộng phục vụ người dân và thêm một số căn hộ được triển khai vào giai đoạn thứ ba. Nhu cầu năng lượng của các nhà ở được giảm thiểu bằng các cách sử dụng năng lượng mặt trời, sử dụng các vật liệu cách ly rất cao nhưng tiêu thụ năng lượng thấp để chế tạo, và cung cấp nước nóng mặt trời và nhiệt quang điện. Việc tái sinh nước mặt đã giảm nhu cầu sử dụng mạng nước cấp của thành phố. Việc tránh các sản phẩm chứa độc cho người và môi trường cùng với việc loại bỏ các thiết bị điều hòa nhận tạo đem lại các không gian nội thất có lợi cho sức khỏe.
--------------------------------
         
* Kiến trúc sư, Thạc sĩ khoa học về Quy hoạch đô thị
Nghiên cứu sinh tại Viện nghiên cứu Đô thị Paris (Institut d’Urbanisme de Paris)

1 Cư dân ở đây muốn nói đến tất cả các loài trong tự nhiên trong phạm vi cư trú.
2http://www.urbanisme.equipement.gouv.fr/cdu/accueil/bibliographies/developpementdurable/note4.htm, 18/08/2006
3 http://www.urbanecology.org.au/, trc. 18/08/2006
4 Nhà thiết kế, nhà xây dựng, một người theo chủ nghĩa thực dụng, nhìn xa trông rộng, ông là người suốt ba mươi năm chống lại sự lộn xộn đô thị, trong khi ủng hộ việc tái thiết các thành phố hài hòa với thiên nhiên. Ông là tác giả của hai cuốn sách, trong đó có cuốn sách nổi tiếng là Village Wisdom : Future Cities và hàng loạt các bài viết về các vấn đề sinh thái đô thị.
5 Ebenezer Howard (1850 – 1928) được coi là một nhà quy hoạch đô thị nổi bật của Anh với cuốn sách nổi tiếng Garden Cities of To-Morrow, suất bản lần đầu năm 1898. Cuốn sách trình bày một dự án xây dựng các thành phố vườn với các điều kiện sống và làm việc lý tưởng cho cư dân. Ông là người ảnh hưởng mạnh mẽ đến các ý tưởng và lý thuyết quy hoạch đô thị của thế kỷ XX. Đã có nhiều thành phố vườn được xây dựng theo mô hình của ông. Nhiều hiệp hội quốc tế về quy hoạch cũng ra đời từ ý tưởng của ông. Hội thành phố vườn (Garden Cities Association), giờ được biến dưới tên gọi Hội Quy hoạch Đô thị và Nông thôn (Town and Country Planing Association), là tổ chức nhân đạo về môi trường cổ nhất ở Anh.
6 http://www.urbanecology.org.au/ecocities/, truy cập ngày 18/08/2006
7 LANGELLIER Jean-Pierre và PEDROLETTI Brice, Le Monde, "La première ville écologique sera chinoise", số ra ngày 16 tháng 4 năm 2006
8 http://french.people.com.cn/french/200110/18/fra20011018_49957.html, 18/08/2006
9 http://www.christiewalk.org.au/, truy cập ngày 18/08/2006
Bùi Kiến Quốc*
Thiết kế đô thị sinh thái(16:35 10/08/2006)

Công ty cổ phần Tư vấn dịch vụ Công nghệ Tài nguyên – Môi trường (TECOS) vừa “ra mắt” dự án “Phương án thiết kế sinh thái cho các khu phát triển đô thị - Nghiên cứu thực địa tại thành phố Hải Phòng”. Dự án này do Viện Kiến trúc cảnh quan và Quy hoạch vùng - Trường Đại học Quốc gia
Seoul (Hàn Quốc) thực hiện, dưới sự tư vấn của Công ty TECOS và nguồn tài trợ từ Ngân hàng
 Thế giới. Mục tiêu của dự án nhằm đánh giá tiềm năng sinh thái của khu phát triển đô thị
đường 353 - Hải Phòng; phát triển các phương án đối với mô hình phát triển đô thị sinh thái bền vững
 ở VN; chia sẻ hiểu biết, kinh nghiệm trong công tác xây dựng và thực hiện chính sách quy hoạch
 sinh thái có sự tham gia của cộng đồng.
Quá trình lồng ghép các yếu tố sinh thái vào trong thiết kế đô thị là một lĩnh vực còn khá mới mẻ
 ở VN. Vì vậy, Trường Đại học Quốc gia Seoul đã tập trung phân tích phương pháp luận của
quá trình thiết kế đô thị sinh thái. Đó là việc đưa ra các khái niệm về thành phố bền vững,
về quy trình quy hoạch đô thị sinh thái. Đồng thời, đưa ra những phân tích về điều kiện tự nhiên,
 KT - XH của khu vực đường 353 - Hải Phòng. Từ đó đưa ra các phương án thiết kế phù hợp
trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm thành công trong việc thiết kế đô thị sinh thái của Hàn Quốc
và một số quốc gia khác như Anh, Pháp, Đức...
Phía Hàn Quốc đã đưa ra 3 phương án quy hoạch sinh thái để Hải Phòng lựa chọn. Phương án 1:
 Thiết kế đô thị sinh thái được khái quát hóa thông qua việc xây dựng các mạng lưới nước,
 mạng lưới cây xanh, mạng lưới không khí, mạng lưới con người và mạng lưới văn hóa.
Mỗi mạng lưới đều đưa ra những quan điểm riêng về đô thị sinh thái nhưng đều hướng tới
mục tiêu đặt yếu tố môi trường lên hàng đầu. Phương án 2: Phương án thiết kế thực tế nhất
 dựa trên các tiêu chuẩn của một đô thị mới do UBND TP. Hải Phòng đề xuất. Phương án này
 nhằm hướng tới khả năng thỏa mãn nhu cầu của người dân như tiện nghi và hiện đại.
Phương án 3: Trên cơ sở phương án 1 và 2 đề xuất một phương án chú trọng vào
sự phát triển bền vững về kinh tế. Cả 3 phương án thiết kế quy hoạch sinh thái này đều
 nhằm khai thác mọi tiềm năng sinh thái sẵn có của khu vực đường 353 một cách hiệu quả.
 Các yếu tố môi trường, văn hóa và KT - XH đặc thù của địa phương đã được kết hợp với
các nguyên tắc chung trong thiết kế đô thị sinh thái. Trong đó, diện tích cây xanh tạo
không gian mở luôn được chú trọng, những con đường dành riêng cho người đi bộ và xe đạp được
ưu tiên. 
Thùy Linh

Mục tiêu dài hạn: Hình thành thí điểm hệ thống xử lý rác thải ( công nghiệp, sinh hoạt) tại các khu công nghiệp và dân cư trong Thành phố với công nghệ xử lý theo nguyên tắc giảm thiểu tối đa rác thải (Zero Emission) nhằm chuyển hóa rác thải thành năng lượng phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt và phát triển.
Hình thành mô hình đô thị sinh thái (Eco Town)
Áp dụng một số mô hình thích hợp sử dụng các năng lượng sạch, năng lượng thiên nhiên v o phục vụ một số lĩnh vực sinh hoạt, sản xuất.
Từng bước vận dụng
Bước đầu tiếp cận đô thị sinh thái
Nguyễn Huy Côn

Theo cách hiểu hiện đại thì đô thị sinh thái là đô thị có chất lượng môi trường sống cao, có quan hệ hài hòa với thiên nhiên, có mật độ xây dựng hợp lý, có công trình và hạ tầng kỹ thuật đảm bảo yêu cầu sinh thái, có cảnh quan kiến trúc đẹp đẽ, có nền công nghiệp hoạt động hiệu quả về mặt sinh thái, có áp dụng thành công các giải pháp về năng lượng và giao thông. Do phải có nhiều đặc điểm như trên nên việc tiếp cận đô thị sinh thái không phải là điều đơn giản, thường chỉ thực hiện hạn chế đối với một số lượng nhất định các hệ thống sinh thái có tại địa phương. Điều này đòi hỏi thay đổi cả phương pháp sản xuất công nghiệp, thay đổi hành vi và tâm lý người tiêu dùng, đồng thời phải thiết lập các công cụ để thực hiện các giải pháp đã được nghiên cứu kỹ trên cơ sở nền kinh tế sinh thái và tư duy hệ thống. Tại nhiều nước trên thế giới, người ta đã cố gắng thực hiện để tiếp cận những điểm dân cư đô thị sinh thái tương tự như tiểu khu sinh thái Herlen ở Hà Lan, thành phố sinh thái Adelaide với tiểu khu sinh thái Chritie Walk ở Oxtralia, thành phố Malmae ở Thụy Điển và tiểu khu Simbiotic ở Nhật Bản. Những mô hình đô thị sinh thái nói trên đã được nhiều chuyên gia sinh thái quan tâm, rút kinh nghiệm, bởi thực tế chưa có thể kết luận được giải pháp nào là khả thi trong một khu vực rộng lớn và có ưu điểm vượt trội.
Để xây dựng được đô thị sinh thái phải có cái nhìn tổng thể về sinh thái và một loạt vấn đề về quy hoạch đô thị, kiến trúc công trình, bảo tồn cảnh quan, công nghiệp, giao thông, quản lý năng lượng, vật liệu và chất thải. Những yêu cầu này liên quan chặt chẽ đến môi trường bên ngoài đô thị (gồm độ sạch của không khí, đất, nước, hệ thống động vật và thực vật, môi trường nghe và nhìn…) cũng như môi trường bên trong công trình (độ sạch của không khí, vi khí hậu trong nhà, tiện nghi nhiệt, tiện nghi âm thanh, tiện nghi ánh sáng và chiếu nắng công trình).Thế cũng chưa đủ, khi lập dự án thiết kế, người ta còn phải sinh thái hóa mọi công nghệ, nguồn lực về năng lượng và vật liệu được chọn dùng trong đô thị. Cụ thể hơn là có các giải pháp về tiết kiệm năng lượng, tái sinh năng lượng, giám sát chất lượng môi trường nước, độ tinh sạch của vật liệu, giải pháp sử dụng chức năng của vùng lãnh thổ, các công nghệ có nguồn gốc thiên nhiên… trong việc trang bị kỹ thuật công trình, đảm bảo tiện nghi (chiếu sáng, thông gió, cấp nhiệt, xử lý chất thải).
Hơn bao giờ hết, nhiều nước trên thế giới đã nhận thức được vấn đề sinh thái hóa đô thị là nhiệm vụ sống còn để cứu lấy trái đất khỏi ô nhiễm nặng nề. Họ đang tích cực nghiên cứu và thiết kế nhằm tạo ra các điểm dân cư sinh thái, các đô thị sinh thái. Tạo ra môi trường sống lành mạnh mà không làm cạn kiệt nguồn lực năng lượng và vật liệu, đảm bảo có mối quan hệ hài hòa, có quy luật và đồng thời tồn tại giữa các hệ sinh thái, môi trường xây dựng là ước mơ hiện nay của loài người. Chẳng hạn, Trung Quốc và Nga là hai nước lớn về diện tích, về dân số cũng đã phải quan tâm đến việc tiếp cận đô thị sinh thái.
Tại Trung Quốc, mới đây người ta đã tổ chức một Hội nghị tại Trùng Khánh, nhân dịp lần đầu tiên thiết kế và thực hiện thành công một đô thị vệ tinh sinh thái độc đáo cho 5.000.000 dân. Đặc biệt của đô thị này là cảnh quan được bảo tồn ở mức cao nhất, thành phố có một vành đai cây xanh, với nhiều công trình đa chức năng đã được sinh thái hóa. Lại nữa, việc thực hiện bước đầu phương án quy hoạch chung thành phố Thiên Tân, một trung tâm kinh tế công nghệ mới ở vùng Bắc Trung Quốc là một ví dụ điển hình về cách tiếp cận đô thị sinh thái. Người ta đã đầu tư lớn vào kết cấu hạ tầng, xây dựng nhiều cầu vượt để đảm bảo hoạt động hiệu quả tại các nút giao thông, thực tế là đã gỡ ra nhiều nguy cơ gây tắc nghẽn giao thông đô thị trong thời gian trước đây. Trong phương án quy hoạch mới này cảnh quan không những không bị xâm hại mà còn được cải thiện hơn nhiều. Một ưu điểm thấy rõ là độ sạch bầu khí quyển đô thị không kém gì vùng núi.
Tại Liên bang Nga người ta cũng đã nhận thức được việc tiếp cận đô thị sinh thái là bức thiết. Hiện nay môi trường đô thị tại đây chưa đạt các chuẩn mực về vệ sinh môi trường, chứ chưa nói đến sẵn sàng thiết kế và xây dựng các đô thị sinh thái nhằm đáp ứng nhu cầu của cư dân đô thị. Từ việc nghiên cứu khoa học, đầu tư cho công nghiệp, xây dựng cảnh quan bền vững, kết cấu hạ tầng sinh thái, tiết kiệm năng lượng cho đến kiến thức về sinh thái còn chậm so với các nước công nghiệp phát triển khác. Trước mắt, họ đang tập trung nỗ lực để giải quyết hàng loạt vấn đề: 1. Kết hợp các nhân tố xã hội, kinh tế và sinh thái để phát triển đô thị theo hướng tiếp cận đô thị sinh thái; 2. Xây dựng kết cấu hạ tầng chất lượng cao cho đô thị nhằm đáp ứng yêu cầu hiện nay về môi trường sống; 3. Thỏa mãn các nhu cầu về môi trường kiến trúc cảnh quan đô thị cho dân cư, đồng thời không phá vỡ cân bằng sinh thái; 4. Nghiên cứu và áp dụng các biện pháp nhằm sinh thái hóa mọi lĩnh vực hoạt động như công nghiệp, năng lượng, giao thông, tiêu thụ nước, sản xuất và tận dụng chất thải; 5. Sinh thái hóa nhu cầu của dân cư và gây thói quen tuân thủ các nguyên tắc thẩm mỹ sinh thái cho những người tham gia thiết kế và xây dựng đô thị sinh thái.
ý đồ tiếp cận đô thị sinh thái chỉ có thể có kết quả khi quần chúng nhận thức được đầy đủ ý nghĩa của vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường, của việc bảo vệ trái đất. Tại Trung Quốc cũng như Liên bang Nga, người ta biết rõ điều này nên đã tổ chức những phong trào quần chúng rộng rãi nhằm cổ vũ cho quá trình sinh thái hóa đô thị, họ đã thành lập các tổ chức tương ứng để trao đổi và phổ biến rộng rãi về kinh nghiệm xây dựng các đô thị sinh thái với thành viên là các chuyên gia nổi tiếng về sinh thái trên thế giới. Có lẽ đó cũng là một trong những giải pháp hàng đầu cần áp dụng tại các nước đang phát triển như nước ta.


Ông Việt cho biết Thủ Thiêm sẽ là đô thị sinh thái hiện đại mang sắc thái Nam Bộ với các kiến trúc được thiết kế hài hòa, góp phần tôn tạo vẻ đẹp của sông Sài Gòn và gắn chặt với các sinh hoạt trên mặt nước để tạo nên cảnh “trên bến dưới thuyền” đặc trưng của vùng sông nước Nam Bộ. Các thảm thực vật, hệ thống kênh rạch cũng như các sinh hoạt văn hóa của người dân sẽ được bảo tồn và phát triển.
Huyện U Minh, tỉnh Cà Mau đã hoàn thành quy hoạch xây dựng đô thị sinh thái U Minh thành trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa xã hội của huyện, được triển khai thực hiện trong 5 năm tới (2006 - 2010).

UBND tnh Bình Dương va chp thun bn quy hoch chi tiết khu đô th sinh thái Chánh M do ch đầu tư là Tng công ty phát trin nhà và đô th (HUD, thuc B Xây dng) đệ trình. Theo đó, khu đô th sinh thái Chánh M rng gn 400 ha thuc xã Chánh M, nm phía tây bc th xã Th Du Mt; là mt qun th kiến trúc đan xen gia các bit th xanh ven sông Sài Gòn và khu hành chánh, bnh vin, trường hc, sân th thao, siêu th... hin đại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.