Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2013

MAP- HANOI

BẢN ĐỒ HÀ NỘI
http://news.vnu.edu.vn/ttsk/vietnamese/c1736/c1748/2009/07/n26392/?35
Bản đồ thành phố Hà Nội, đường phố khu trung tâm, các tuyến xe buýt và bản đồ du lịch

  • Bản đồ thành phố Hà Nội (xuất bản năm 2009)
Bản đồ thành phố Hà Nội (kính thước: nhỏ)
Bản đồ thành phố Hà Nội (kính thước: trung bình)
  • Bản đồ trung tâm thành phố Hà Nội (xuất bản năm 2009)

Đường phố trung tâm Hà Nội (kích thước: nhỏ)
Đường phố trung tâm Hà Nội (kích thước: trung bình)
Đường phố trung tâm Hà Nội (kích thước: cỡ lớn)
  • Bản đồ các tuyến xe buýt thành phố Hà Nội (xuất bản năm 2009)
  • Bản đồ du lịch thành phố Hà Nội (xuất bản năm 2009)


Chiêm ngưỡng Hà Nội cổ 3D

Tôi xin giới thiệu với các bạn bài viết về nhóm thiết kế 3D đã phục dựng một số khu phố cổ Hà Nội để các bạn thưởng thức, phần nào khích lệ chúng ta học Thiết kế 3D để tạo cho mình những sản phẩm có ích.

(Theo GĐ&XH )

Giadinh.net - Thời gian gần đây, người Hà Nội khá háo hức với những bức ảnh được làm từ công nghệ 3D về Hà Nội xưa.

Đây là những bức ảnh tái hiện những phố phường Hà Nội cổ được nhóm 3D Hà Nội dàn dựng. Các thành viên của nhóm đang tiếp tục thực hiện ước mơ hoàn thiện một bộ phim 3D về phố cổ Hà Nội.

Làm vì tình yêu với Hà Nội
Ban đầu, nhóm 3D Hà Nội có 8 thành viên và đa phần còn là học sinh. Họ đều là những người yêu thích công nghệ không gian ba chiều và yêu Hà Nội. Nhóm quyết định sẽ tự bỏ kinh phí dựng lại hình ảnh của Hà Nội cổ.

Chiêm ngưỡng Hà Nội cổ 3D

Nhà hát Lớn hình ảnh từ công nghệ 3D.

Kỹ thuật làm phim 3D phố cổ bắt đầu bằng việc dựng lại các hình ảnh. Đầu tiên, người dựng phải dựng những hình khối cho bức ảnh rồi chỉnh sửa hình dáng sao cho có tỷ lệ tương đối với những vật thể định dựng trong ảnh. Sau đó, các hình khối sẽ được “đắp” thêm gạch, ngói, vôi, vữa....để tạo thành một bức ảnh sinh động như thật. Công đoạn kết thúc chính là “đặt máy quay” Việc “đặt máy quay” hoàn toàn là ảo bởi ở đây sẽ dùng các kỹ thuật để các bức ảnh có thể chuyển động được.
Khi các thành viên của nhóm đi đến quyết định táo bạo này, họ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn phía trước. Trở ngại đầu tiên và lớn nhất phải kế tới đó là phần tìm tư liệu. Để có thể tái hiện lại Hà Nội xưa vừa cổ kính, vừa xác thực, các thành viên trong nhóm đã mất rất nhiều công sức dành thời gian cho việc sưu tầm tài liệu. Đây là một trong những khâu quan trọng nhất để có thể mô tả lại Hà Nội xưa. Có những bức ảnh, anh em trong nhóm phải dành mất mấy tháng sưu tầm. Số hình ảnh tư liệu về Hà Nội xưa còn lại rất ít lại chủ yếu là ảnh đen trắng, có nhiều chiếc bị mờ, hỏng....

Đa phần, nhóm phải lấy ảnh từ thời Pháp chụp lại đi kèm với việc đọc các tư liệu có mô tả về phố, phường Hà Nội những năm trước đây sau đó dựng lại theo trí tưởng tượng. Khó khăn lớn nhất trong khâu đi lấy tư liệu đó là có rất nhiều nguồn thông tin tản mạn khác nhau. Với mỗi thông tin lại có một luồng ý kiến nên nhóm gặp nhiều trở ngại trong việc quyết định dùng tư liệu nào để làm chuẩn mực.

Căn cứ vào những tư liệu có sẵn, các thành viên của nhóm còn đi thực địa để đo đạc cụ thể những căn nhà cổ còn lại của Hà Nội. Từ các số liệu thu thập được, nhóm sẽ chia tỉ lệ cho gần nhất với không gian Hà Nội xưa. Thành viên Việt Hoài cho biết, với mỗi một đối tượng, vật thể nhất định lại phải có thông số khác nhau. Điều này đòi hỏi người làm phải tỉ mỉ và tập trung cao độ để hình thành những bức ảnh có tỉ lệ phù hợp nhất với không gian thực tế.

Chiêm ngưỡng Hà Nội cổ 3D

Khuê Văn Các.

Việc đặt thông số cho các vật thể, đối tượng trong ảnh lại là khâu khó nhất, ví dụ như khi đặt thông số cho ánh sáng chỉ cần lệch một chút cũng sẽ cho bức ảnh không chuẩn. Chính vì thế, có những bức ảnh mà các thành viên của nhóm phải mất tới mấy ngày đêm mới thành công.

Với 1 chiếc máy tính “cọc cạch” duy nhất mà cả nhóm có được, năm 2004 nhóm bắt tay vào công việc. Các thành viên tâm sự, vì không có điều kiện về trang thiết bị nên thời kỳ đầu nhóm gặp vô vàn khó khăn trong công việc. Bù lại, khi ấy nhiệt huyết của các thành viên đang ở đỉnh cao. Chính vì vậy, mặc dù chỉ với chiếc máy tính để bàn, nhóm đã cho ra mắt được bộ phim 3D có dung lượng hơn 200 giây về Hà Nội xưa. (24 ảnh/s)

Còn những ước mơ xa hơn

Sau khi cho ra mắt bộ phim Hà Nội xưa bằng công nghệ 3D, nhóm 3D Hà Nội đã nhận được nhiều sự cổ vũ nhiệt thành của người Hà Nội nói riêng và công chúng yêu Thủ đô nói chung. Nhóm 3D Hà Nội cũng đã nhận được Giải thưởng Bùi Xuân Phái từ chính ý tưởng này.

Chiêm ngưỡng Hà Nội cổ 3D

Một phố cổ thời Pháp thuộc.

Trên cơ sở những ảnh đã có sẵn, nhóm đang tiếp tục có tham vọng sẽ dựng được một game 3D về Hà Nội xưa. Bộ game này sẽ trải qua 3 thời kỳ: trước Pháp thuộc, Pháp thuộc và thời kỳ kháng chiến. Gọi là “game” nhưng đây là một chương trình mang tính chất quảng bá văn hoá của Hà Nội là chủ yếu. Chương trình game này sẽ giới thiệu về các nét đẹp của Hà Nội. Đây thực chất là một phần mềm giúp người tham gia có cảm giác như một cuộc đi dạo vào không gian phố cổ của Hà Nội. Ở không gian này, người nhập cuộc sẽ cảm nhận rõ nét từng sự thay đổi của Hà Nội xưa qua các mùa, các bối cảnh, thời điểm khác nhau.... Hà Nội sẽ được hiện lên ở nhiều sắc thái, góc độ để người xem có thể thấy mình như đang được tận hưởng thực sự.

Lý do để nhóm 3D Hà Nội quyết định tiếp tục gắn bó công nghệ 3D với đề tài Hà Nội cổ bởi các thành viên đều thấy luyến tiếc vẻ đẹp của Hà Nội cổ xưa. Hiện Hà Nội chỉ có hàng quán nên đã che lấp hết vẻ đẹp vốn có của khu phố cổ. Có rất nhiều người ở thế hệ sau sẽ không thể tưởng tượng ra được những nét đẹp của Hà Nội những năm trước đây.

Hiện nhóm đã bắt tay vào công việc dựng hình trên nền những ảnh cũ trước đây. Tuy nhiên, do các phương tiện kỹ thuật của nhóm đã được trang bị thêm nhiều nên các hình ảnh của bộ phim sau có chất lượng cao hơn nhiều so với những ảnh của phim trước đây.

Còn quá nhiều khó khăn

Chiêm ngưỡng Hà Nội cổ 3D

Tết xưa phố cổ.

Mặc dù là những người yêu thích công nghệ 3D và sẵn lòng với Hà Nội nhưng kinh phí của việc làm phim hoàn toàn do các thành viên tự chi. Chính vì vậy, các máy móc dành cho công việc này còn nhiều hạn chế. Giai đoạn đầu, do chiếc máy có chất lượng thấp nên đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật rất hạn chế. Có những lúc máy bị “treo” vì quá tải. Và đôi khi vì lý do đó mà có những bức ảnh gần đi vào hoàn thiện thì lại bị...xoá xổ. Do chất lượng máy thấp nên các bức ảnh ở bộ phim 3D đầu tiên của nhóm về Hà Nội cũng còn rất nhiều điểm yếu, cụ thể là màu sắc và các chi tiết không sắc nét.

Các thành viên của nhóm 3D Hà Nội đều đã có công việc ổn định. Vì thế,  trang thiết bị của nhóm đã được nâng cấp đủ để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật. Tuy vậy, các thành viên của nhóm 3D Hà Nội còn rất nhiều khó khăn về tài chính. Phần dựng  game nói trên nhóm hoàn toàn có thể đảm nhận được. Tuy nhiên, việc phổ biến rộng rãi game này thế nào thì hiện tại nhóm chưa có điều kiện. Các thành viên của 3D Hà Nội đều đang mong muốn có được một nhà tài trợ để có nhiều người được biết về Hà Nội xưa hơn nữa.

Hoàng Phươnghttp://th3d.blogspot.com/2009/12/chiem-nguong-ha-noi-co-3d.html

Hà Nội giữ quan điểm “bác” trục Hồ Tây - Ba Vì
(Dân trí) - “Trục Hồ Tây - Ba Vì nên là trục không gian, tạo cảnh quan môi trường, chứ không phải là con đường như Bộ Xây dựng đã đặt vấn đề”, Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội, Nguyễn Thịnh Thành trao đổi với phóng viên Dân trí.
 >>  “Nếu làm trục Hồ Tây - Ba Vì cũng chỉ nên làm nhỏ”
 >>  “Trục Hồ Tây - Ba Vì không phải vì lợi ích một nhóm nào đó…”
Thực tế, những ngày qua, giữa UBND TP Hà Nội và Bộ Xây dựng có những thông tin, quan điểm “vênh” nhau xung quanh vấn đề quy hoạch Hà Nội.
Cụ thể ngày 17/8, UBND TP Hà Nội có văn bản gửi Thủ tướng và Bộ Xây dựng, trong đó kiến nghị không đặt Trung tâm hành chính quốc gia tại Ba Vì và không xây dựng trục Hồ Tây - Ba Vì.
Trả lời báo chí về văn bản trên của Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Nguyễn Đình Toàn cho rằng, văn bản của TP Hà Nội vẫn dựa trên những hồ sơ, tên gọi cũ, chưa được cập nhật những sản phẩm mới mà tư vấn - thiết kế đã làm. Cụ thể, theo ông Toàn, trong toàn bộ hồ sơ hiện nay không còn nói đến Trung tâm hành chính quốc gia tại Ba Vì nữa.
Riêng với Trục Thăng Long mà nay đổi tên thành tuyến đường Hồ Tây - Ba Vì, ông Toàn cho biết, vẫn được bảo lưu trong đồ án.
Trao đổi về những vấn đề trên, Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội Nguyễn Thịnh Thành cho biết, văn bản chính thức Chủ tịch Hà Nội ký báo cáo Thủ tướng và gửi Bộ Xây dựng ngày 17/8 vừa qua là góp ý cho văn bản về đồ án quy hoạch chung Hà Nội mà Bộ Xây dựng gửi trong tháng 7/2010.
Theo ông Thành, trong văn bản trên của Bộ Xây dựng vẫn nêu việc đưa các bộ ngành, cơ quan Chính phủ lên Ba Vì. Trục Thăng Long cũng vẫn là trục thẳng tắp…
Cách đây ít ngày, Bộ Xây dựng tiếp tục gửi một bộ văn bản mới, trong đó trục Thăng Long không còn thẳng tắp như trên… “Thành phố sẽ góp ý cho bản mới này trước 30/8 để gửi Thủ tướng và có lẽ sẽ là lần cuối cùng trước khi Thủ tướng phê duyệt”, ông Thành cho biết.
Trả lời câu hỏi xung quanh việc Bộ Xây dựng bảo lưu quan điểm cần thiết phải có trục Thăng Long, ông Thành cho rằng, quan điểm của Hà Nội đã thể hiện rất rõ trong văn bản gửi Thủ tướng vừa qua. “Trục đó nên là trục không gian, tạo cảnh quan môi trường, chứ không phải là con đường như Bộ đã đặt vấn đề”, ông Thành nhấn mạnh.

Bộ Xây dựng và Hà Nội đã có những quan điểm khác nhau về quy hoạch chung Hà Nội (Ảnh: Việt Hưng)
Ông Thành nói thêm, hiện đường Láng - Hoà Lạc được mở rộng rất đẹp, cộng với việc đường 32 đang mở rộng, trục giao thông Hồ Tây - Ba Vì như đề xuất sẽ không có nhiều ý nghĩa.
Cũng theo ông Thành, các ý kiến đóng góp của nhân dân, đại biểu Quốc hội về Trung tâm hành chính quốc gia, trục Thăng Long đã thể hiện sự khách quan với các vấn đề đặt ra. Ý tưởng chuyển trung tâm hành chính lên Ba Vì, xây dựng trục Thăng Long vừa qua khiến giá đất lên cao chóng mặt, gây xáo trộn xã hội, mặc dù chưa làm được gì.
Trở lại văn bản gửi Thủ tướng và Bộ Xây dựng (ký ngày 17/8) vừa qua, Hà Nội cho rằng, Trung tâm chính trị - hành chính quốc gia luôn là chỉnh thế thống nhất, không tách rời. Khu vực Ba Đình luôn là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia hoặc hành chính qua các thời kỳ.
Trong khi đó, về mặt không gian Ba Vì không đủ các điều kiện thuận lợi về khí hậu, lịch sử, truyền thống, thể chế chính trị, khả năng tiếp cận với các loại hình giao thông; khả năng kết nối các vùng xung quanh, khả năng gắn với một đô thị hành chính, chưa nói đến việc ảnh hưởng tới vùng sinh thái tự nhiên đặc biệt của Quốc gia và Hà Nội.
Từ những phân tích đó, Hà Nội nhấn mạnh: “Cần khẳng định Ba Đình hiện tại cũng như lâu dài vẫn là trung tâm đầu não chính trị - hành chính Quốc gia”.
Đối với trục Hồ Tây - Ba Vì (trước đây gọi là trục Thăng Long), Hà Nội cho rằng, khi đã khẳng định không xây dựng Trung tâm hành chính quốc gia mới tại Ba Vì, việc xây dựng trục này không có ý nghĩa về công năng và về kinh tế - chính trị - xã hội.
Về yêu cầu giao thông, với đề xuất định hướng phân bổ dân cư khu vực phía Tây trên 1 triệu người, định hướng về giao thông đã có trên 32 làn xe (đường Láng - Hoà Lạc 10 làn, đường 32 và đường Tây Thăng Long có tổng số 12 làn, đường 6 và đường Nam đường 6 có tổng cộng 10 làn) cùng với các tuyến đường sắt đô thị số 5 (trên đường Láng - Hoà Lạc), số 2 (trên đường 6) và số 3 (trên đường 32) cũng đã đảm bảo nhu cầu giao thông giữa thành phố trung tâm và các đô thị vệ tinh phía Tây, chức năng kết nối giữa Ba Đình và Ba Vì không còn cần thiết nữa.
Thêm nữa, nếu trục Hồ Tây - Ba Vì được hình thành sẽ có nguy cơ không chỉ phá vỡ ý tưởng xanh mà còn tạo cơ hội cho sự ra đời các khu đô thị bám hai bên hệ trục. Đó là chưa kể, việc xác định tuyến đi thẳng theo hướng chính Đông Tây  có tốc độ cao sẽ rất nguy hiểm (do ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào mặt người điều khiển giao thông)…
Cấn Cường

Hoàng thành Thăng Long được công nhận di sản văn hoá thế giới
(Dân trí) - Kỳ họp lần thứ 34 Ủy ban di sản thế giới của UNESCO họp tại Brasilia, thủ đô của Brasil, đã thông qua Nghị quyết công nhận khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội là Di sản văn hóa thế giới.
Nghị quyết này được Ủy ban thông qua vào lúc 20 giờ 30 ngày 31/7/2010 theo giờ địa phương, tức 6 giờ 30 ngày 1/8/2010 theo giờ Việt Nam.
Tham dự kỳ họp lần thứ 34 Ủy ban di sản thế giới, Đoàn đại biểu Việt Nam có Bà Ngô Thị Thanh Hằng - Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Phó Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, ông Phạm Sanh Châu, Vụ trưởng vụ văn hóa đối ngoại UNESCO, Bộ Ngoại giao, Ông Văn Nghĩa Dũng - Đại sứ trưởng phái đoàn thường trực của Việt Nam bên cạnh UNESCO…
Những giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản được ghi nhận bởi 3 đặc điểm nổi bật: Chiều dài lịch sử văn hóa;  Tính liên tục của tài sản với tư cách là một trung tâm quyền lực, và Các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú.
 

Phát lộ Hoàng thành Thăng Long
Ủy ban di sản thế giới đã công nhận khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di sản văn hóa thế giới dựa trên 3 tiêu chí (trong số 6 tiêu chí của UNESCO).
Trước hết, những di tích trên mặt đất và khai quật được trong lòng đất tại khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là minh chứng đặc sắc về quá trình giao lưu văn hóa lâu dài, là nơi tiếp nhận nhiều ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài, nhiều học thuyết, tư tưởng có giá trị toàn cầu của văn minh nhân loại, đặc biệt Phật giáo, Nho giáo, thuyết phong thủy, mô hình vương thành phương Đông, mô hình kiến trúc quân sự phương Tây (thành Vauban), đến từ Trung Hoa, Champa,  Pháp, để tạo dựng nên những nét độc đáo, sáng tạo của một Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của một quốc gia vùng châu thổ sông Hồng. Kết quả giao thoa, tiếp biến văn hóa đó được biểu đạt trong tạo dựng cảnh quan, qui hoạch các khu cung điện, trong nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí cung đình với diễn biến văn hóa đa dạng qua các thời kỳ lịch sử.
Kế đến, khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là minh chứng duy nhất về truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt ở châu thổ sông Hồng trong suốt lịch sử liên tục 13 thế kỷ và vẫn được tiếp nối cho đến ngay nay. Những tầng văn hóa khảo cổ, di tích kiến trúc và nghệ thuật của di sản phản ánh một chuỗi lịch sử nối tiếp nhau liên tục của các vương triều cai trị đất nước Việt Nam trên các mặt tư tưởng, chính trị, hành chính, luật pháp, kinh tế và văn hoá trong gần một ngàn năm. Trên thế giới rất hiếm tìm thấy một di sản thể hiện được tính liên tục dài lâu như vậy của sự phát triển chính trị, văn hoá như tại khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.
Cuối cùng, khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội minh chứng rõ nét về một di sản có liên hệ trực tiếp với nhiều sự kiện trọng đại của lịch sử của một quốc gia dân tộc vùng Đông Nam Á trong mối quan hệ khu vực và thế giới. Di sản đề cử là bằng chứng thuyết phục về sức sống và khả năng phục hưng của một quốc gia sau hơn mười thế kỷ bị nước ngoài đô hộ. Di sản đề cử còn ghi đậm dấu ấn thắng lợi của một nước thuộc địa trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc, có ảnh hưởng rộng lớn trong phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Từ năm 2006, được sự chỉ đạo chặt chẽ, sát sao của Trung ương, Chính phủ, sự phối hợp hiệu quả của các Bộ, Ban, Ngành Trung ương, sự quyết tâm cao và cố gắng nỗ lực, hiệu quả của thành phố Hà Nội, đặc biệt là sự tham gia rất nhiệt tình, tâm huyết và trách nhiệm của các nhà khoa học trong nước và quốc tế, khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã được bảo vệ, xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt và xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa Thế giới.
 

Những di vật quý giá của Hoàng thành Thăng Long
Hồ sơ được đăng ký từ tháng 9/2008 và chính thức đệ trình UNESCO từ tháng 1/2009, được UNESCO tiến hành các quy trình thẩm định chặt chẽ thông qua cơ quan tư vấn ICOMOS (Hội đồng Quốc tế về Di tích và Di chỉ), và đến nay đã được Ủy ban di sản thế giới gồm 21 nước thành viên công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Hoàng thành Thăng Long được phát lộ từ tháng 12/2002  và từ đó đến nay đã khai quật trên diện tích hơn 19.000 m2. Đây là quy mô khai quật khảo cổ học lớn nhất ở Việt Nam và cũng vào loại lớn nhất ở Đông Nam Á.
Khu vực khai quật nằm về phía tây của điện Kính Thiên trong Hoàng Thành thời Lê sơ. Đây là di tích của một phần phía tây Hoàng Thành Thăng Long thời Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng thế kỷ XI - XVIII, ngược lên thành Đại La thế kỷ VII - IX và kéo dài đến thành Hà Nội thế kỷ XIX.
Khu di tích bộc lộ một bề dày lịch sử từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIX gồm thời tiền Thăng Long, thời Thăng Long và Hà Nội. Các di tích và tầng văn hóa chồng xếp lên nhau qua nhiều thời kỳ lịch sử một cách khá liên tục.
Kim Tân
http://dantri.com.vn/c20/s20-412558/hoang-thanh-thang-long-duoc-cong-nhan-di-san-van-hoa-the-gioi.htm
Tháp Rùa, một thoáng Hà Nội
 
Từ lâu, tháp Rùa đã thuộc về một phần tâm hồn của người Hà Nội. Hình ảnh Tháp Rùa luôn bình dị, cổ kính mà rất đỗi thiêng liêng, gắn liền với tâm thức của những người con đất Việt.. 
thap rua   2.jpg
Theo dân gian truyền lại, Tháp Rùa được xây trên gò Rùa nơi xưa vua Lê Thánh Tông đã dựng Điếu Đài ở đó để câu cá. Sau khi Pháp hạ thành Hà Nội năm 1883 thì dân vùng ven hồ xiêu tán cả. Các quan Việt cũng bỏ sở nhiệm. Riêng có Nguyễn Ngọc Kim chức dịch làng Tự Tháp được cử làm trung gian giữa quân Pháp và người Việt, lại được chính quyền mới tín nhiệm nên ít lâu trở thành bá hộ, tục gọi là Bá hộ Kim.
Năm 1886 thấy huyệt đất trên gò Rùa hợp phong thủy, ông xuất tiền xây tháp trên gò với ý định chôn hài cốt của cha vào đó. Việc không thành nhưng ngọn tháp ba tầng vẫn được hoàn tất. Vì vậy nên ban đầu Tháp này có tên là Tháp Bá hộ Kim. Vì vị trí đẹp giữa hồ, Tháp Rùa đã trở thành một hình ảnh đẹp, một biểu tượng mang vẻ đẹp văn hoá của Hà Thành.
thap rua 1.jpg
Nếu như Hồ Gươm được ví như lẵng hoa tươi giữa lòng Hà Nội, trong lẵng hoa ấy nổi bật một đoá sắc màu đẹp nhất, gây ấn tượng nhất - Tháp Rùa. Tháp Rùa đẹp bởi đó là ngọn tháp được thiết kế kết hợp giữa phong cách kiến trúc châu Âu với hàng cửa cuốn gô-tích hai tầng dưới nhưng phần mái cong giữ quy thức kiến trúc Việt Nam. Tháp Rùa đẹp còn bởi nó được đặt ở vị trí hài hoà giữa cảnh quan của môi trường xung quanh với thời gian và con người tạo nên vẻ đẹp cổ kính và hết mực thiêng liêng.
thap rua 5.jpg
Ngôi tháp được xây dựng trên một gò đất rộng khoảng 350m2, theo hình vuông có 3 tầng, tầng dưới xây rộng hơn, rồi thu nhỏ dần lên tầng trên, các mặt phía đông và tây có 3 cửa cuốn. Phía nam và bắc có 2 cửa cuốn nhọn ở đầu. Đỉnh 2 tầng có lan can chạy xung quanh. Bốn đầu đao đắp uốn cong dần lên vào giữa đỉnh, trên đỉnh có hình ngôi sao 5 cánh.
thap rua 4.jpg
Tầng một xây trên móng cao 0,8m. Tầng này do là hình chữ nhật nên chiều dài mở ra ba cửa, còn chiều ngang mở ra hai cửa, tất cả là 10 cửa, đỉnh nhọn như cửa các nhà thờ Thiên chúa giáo. Bên trong tầng này phân ra ba gian, các gian thông với nhau bằng các cửa ngăn, đỉnh cũng nhọn như tất cả các cửa khác. Cả tầng có 4 cửa ngăn, tổng cộng 14 cửa.
Tầng hai xây lùi vào một chút, chiều dài 4,8m, chiều rộng 3,64m, cũng chia ra ba gian, kiến trúc y như tầng một với 14 bộ cửa nhưng nhỏ hơn. Tầng ba thu nhỏ hơn nữa, dài 2,97m, rộng 1,9m, chỉ mở một cửa hình tròn ở mặt phía Đông, đường kính 0,68m. Sát tường phía Tây có một ban thờ, không rõ thờ ai và có từ lúc nào. Tầng đỉnh chỉ như một vọng lâu, vuông vức, mỗi bề 2m. Trên tường mặt phía Đông, bên trên cửa tròn của tầng ba có ba chữ Quy Sơn Tháp, nghĩa là Tháp Núi Rùa. Như vậy, từ nền đất Gò Rùa lên đến đỉnh tháp là 8,8m.
thap rua 6.jpg
Với sự giao thoa giữa hai lối kiến trúc là kiến trúc Pháp và kiến trúc bản địa tạo nên nét đẹp độc đáo, riêng biệt của Tháp Rùa. Điều quan trọng nhất là Tháp Rùa đã, đang tồn tại không chỉ là hiện hữu mà còn là tinh thần của người dân Hà Nội nói riêng và của đất nước Việt Nam nói chung.

Lục Bảo
(Theo Archi.vn)
http://kienviet.net/bai-viet/chi-tiet/thap-rua-mot-thoang-ha-noi

Tản mạn - City Gate
  
Kienviet.net - Thời gian qua dư luận đang quan tâm theo dõi những diễn tiến xung quanh việc HN xây dựng 5 cổng chào. Không chỉ có những người dân ở Thủ đô mới quan tâm, mà bà con khắp mọi miền Tổ quốc cũng luôn hướng về - Hà Nội nghìn năm tuổi và đại lễ đang đến gần. BBT cũng vui mừng khi nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp cho việc làm đẹp Thủ đô nhiều ý nghĩa này, sau đây chúng tôi xin giới thiệu một bài viết của KTS Nguyễn Chứng Nhân - một KTS trẻ và đầy nhiệt huyết.
Mời xem thêm: >> Gương mặt KTS Nguyễn Chứng Nhân
-----------------------------------------------------------------------------
CÂU CHUYỆN THỨ NHẤT – REST AREA
Gia đình tôi định cư tại một thành phố nhỏ của tiểu bang Florida, Pensacola (Mỹ). Tuy vậy, thành phố xinh đẹp nhỏ bé này lại là một trong những thành phố cổ nhất nước Mỹ do có sự chiếm đóng của quân đội Tây Ban Nha. Là một thành phố hiền lành bên cạnh biển và có con đường I-10 (đường xuyên tiểu bang từ đông sang tây và ngược lại) đi ngang qua thành phố.
Pensacola Real Estate.jpg
Florida, Pensacola (Mỹ)
Hàng năm, gia đình tôi cũng như họ hàng hay tổ chức khoảng hai lần đi chơi xa bằng xe hơi hay có dịp đi công việc ngoài thành phố, và dĩ nhiên chúng tôi lại đi trên con đường I-10. Và cứ như tất cả mọi lần chúng tôi dừng lại ở I-10E Rest Area hoặc I-10W Rest Aera. Cả hai khu rest area nằm trong một khu đất rộng, có cây cối, khu vực vệ sinh, có các thông tin như bản đồ cũng như các thông tin an toàn giao thông, các thảm cỏ, vài cái bàn picnic, và bãi đậu xe rộng lớn.
flying-j-auto_rv-area-googleearth_image.jpg
Rest Area - ảnh minh họa
Nơi đây cũng là nơi gia đình tôi hẹn hò với những gia đình khác tụ tập để bắt đầu chuyến đi xa, là nơi chúng tôi chia tay với thành phố mà mình đang sinh sống cho một chuyến đi dài ngày. Đối diện bên đường theo chiều ngược lại cũng là nơi chúng tôi sẽ dừng lại trước khi trở về thành phố, để các thành viên trong gia đình trở về với chiếc xe của mình mà chúng tôi luôn gọi đùa là thời điểm “trao tù binh” (là do những người lớn thường tổ chức đi chung một xe, còn thanh niên lại đi chung một xe), cũng là nơi những du khách đến thăm thành phố chuẩn bị tinh thần, đi toilet trước khi vào khu vực đông đúc và xa lạ, trong trường hợp không tìm được toilet công cộng, v.v...
Qua bao nhiêu năm, một cách nào đó đối với gia đình tôi nơi đó là cái “City Gate” của thành phố, nơi chúng tôi định dạng được ranh giới, nơi chuẩn bị cho những chuyến đi và nơi đón nhận những chuyến trở về.

CÂU CHUYỆN THỨ HAI – JOIN.TIME.PLACE
Bài học vỡ lòng những năm đầu học kiến trúc là “Join.Time.Place”, mà tôi hay cho rằng bài học từ sự “lẩm cẩm của các giáo sư Harvard”, là bởi vì trường cử một giáo sư ưu tú nhất sử dụng giáo án của Harvard, mà lại đi dạy chúng tôi biết rằng – Gate là nơi “Join.Time. Place”. Gate là nơi giao thoa của không gian và thời gian. Sự giao thoa này tạo ra rất nhiều điều từ lịch sử, văn hóa, con người cho đến biểu tượng, v.v...
Điều này cho tôi nhận ra là đặc trưng phần lớn các công trình xây dựng tại Mỹ, do chi phí đầu tư thấp và trọng công năng, người ta sẽ dành kinh phí đầu tư cho khu vực “Gate”. Và bài học vỡ lòng này theo tôi suốt cho tới bây giờ, mỗi khi thiết kế tôi lại rất quan tâm đến khu vực tiếp cận công trình, khu vực, hay thành phố. Cái không gian “Join.Time.Place” không chỉ là cái gate, mà là cả một không gian, một biểu tượng, một hình ảnh của khu vực mà con người sẽ tiếp cận.

CÂU CHUYỆN THỨ BA – THE IMAGES OF THE CITY
Trong quyển sách “The Image of The City” của Kevin Lynch, có nói đến “Paths, Edges, Landmarks, Nodes, and District” là năm yếu tố tạo ra hình ảnh của thành phố. Và cái City gate là địa điểm có cả năm yếu tố trên. Năm yếu tố của Kevin như một định luật đối với tôi, khi đến tham quan bất cứ thành phố nào, tôi đều muốn tìm hiểu và cảm nhận được cái “boundary” của thành phố ấy.
2_resize.jpg
Tượng Nữ thần tự do - Mỹ
Đó là những công trình kiến trúc cửa ngõ, từ biểu tượng nữ thần từ do của New York, cầu Golden Gate của San Francisco, hay cái bảng xanh băng ngang đường quốc lộ 101 với hàng chữ “Welcome to Los Angles”. Một điều rất rõ ràng là cũng cái cổng đó, khi đi chiều ngược lại là một khung cảnh khác không có những tòa nhà chọc trời, màu xám của bầu trời, hay ánh đèn về đêm. Tất cả đều là một hình ảnh chung của toàn thành phố liên kết chung từ qui hoạch đến kiến trúc cho đến quang cảnh và vật liệu.

CÂU CHUYỆN THỨ TƯ – LŨY TRE LÀNG
Trong các câu chuyện cổ, câu ca tiếng hò dân gian Việt Nam đều nhắc đến hình ảnh lũy tre làng, cây đa giếng nước, quán nước đầu làng, như một hình ảnh sinh động và thân thiện nhất đối với tôi khi nghĩ về định luật của Kevin Lynch. Như một đứa trẻ thơ, tôi thường tự nhủ, đâu là lũy tre, là cây đa, là quán nước đầu làng, là cái cổng, để tôi tìm về trong sự phát triển hầm hố hỗn loạn của các đô thị mới tại Việt Nam?!
images719097duonglangph5.jpg
Đi lại trong thành phố, tôi luôn hướng về ngôi nhà của mình, đi đến thành phố khác tôi lại hướng về thành phố của tôi, sống ở nước ngoài tôi lại hướng về đất nước. Như vậy, luôn luôn một hình thể đều hình thành cái “boundary” của nó, và mỗi cái “boundary” có những cái “gate” để chúng ta liên kết với bên ngoài. Hình thành trực quan cho mọi người cảm nhận những cái “gate” tạo ra “boundary”, hay “boundary” tạo ra “gate”. Điều này là do con người mà thôi, nếu biết tận dụng cái “boundary” và những cái “gate” có sẵn của tự nhiên cho cái City của mình, mà “City” là sản phẩm thể hiện sự văn minh nhất của con người. Cho nên “gate” là biểu hiện sự văn minh của con người.

CÂU CHUYÊN THỨ 5 – CITY SYMBOL
Nhìn ngắm tháp Eiffel để tưởng tượng Paris hay Sain Louis Gateway Arch cũng là để gợi nhớ hình ảnh thành phố. Cũng như hàng năm tại ground zero, người Mỹ lại thắp hai cột đèn biểu tượng cho hai tòa nhà World Trade Center bị đánh sập, nhưng bây giờ hai cột đèn này lại là biểu tượng của New York.
2010-07-15_1601.jpg
1. (Trái) - hai cột đèn biểu tượng cho hai tòa nhà World Trade Center bị đánh sập
2. (Phải) - Sain Louis Gateway Arch
Và gần với chúng ta - người Malaysia có Petronas Tower, v.v... Tuy những biểu tượng này không hẳn là “Gate” nhưng đối với tôi chúng chính là “Gate” vì chúng giúp tôi định hướng con đường mình đi, hình ảnh chào đón diện mạo thành phố trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Những câu chuyện đã qua, đối với tôi “City Gate” không chỉ là cái cổng chào, nó là hiện hữu của rất nhiều hình ảnh, văn hóa, không gian đại diện cho sự văn minh của một thành phố, nó còn mang tính công năng thực dụng của không gian nó tạo ra, không đơn thuần là một cấu trúc hình khối đẹp.
Và có lẽ những hình ảnh cổng làng hay lũy tre sẽ vẫn mãi là những hình ảnh thân thương trong tôi.

KTS Nguyễn Chứng Nhân
Chủ tịch HĐQT Công ty Kiến trúc Đa Chiều
www.nformarch.com
http://kienviet.net/bai-viet/chi-tiet/tan-man-city-gate

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.