Hầu hết các TP được quy hoạch đều được thiết kế rất kỹ lưỡng để
tạo ra những mô hình thuận lợi hơn... tối ưu hóa lưu lượng giao thông,
dễ dàng tiếp cận không gian xanh cho đô thị, sinh hoạt và di chuyển của
người dân dễ dàng đi rất nhiều.
Brasília, Brazil
Thủ đô của Brazil là một trong những TP đẹp nhất được biết đến với
không gian đô thị được quy hoạch trông giống như một chú chim, một chiếc
máy bay. Brasília được xây dựng chỉ trong 41 tháng với chi phí rất lớn.
Nó được xem là một trung tâm trung lập về vốn cho các quốc gia có vốn
trước. TP được xây dựng từ năm 1900 này hiện nay vẫn đang tiếp tục phát
triển về kinh tế lẫn xã hội với 4 triệu dân.
Canberra, Australia
Vào cuối thế kỷ XIX, Australia có 2 TP lớn, Sydney và Melbourne tranh
đua nhau để được là Thủ đô của nước này. Như vậy, cần xây dựng một TP
mới ở giữa hai TP cũ, vào năm 1908, kế hoạch xây dựng Canberra ra đời.
Có một cuộc thi đã được tổ chức để quyết định ai sẽ thiết kế Canberra,
vào năm 1912, kế hoạch KTS người Mỹ Walter Burley Griffin đã được lựa
chọn.
“Tôi đã lên kế hoạch thiết kế một TP chưa từng có trước đó trên thế
giới”, Walter Burley Griffin nói. Và rõ ràng, Canberra quả thật là một
thành phố quy hoạch lý tưởng bậc nhất.
Palmanova, Italia
Pháo đài chín cửa này là một ví dụ điển hình của một thành phố có thiết
kế quy hoạch từ thời kỳ Phục Hưng. Palmanova được xây dựng vào năm
1593, nằm ở góc đông bắc của Italia gần biên giới với Slovenia.
Nó được dự định sẽ trở thành một cộng đồng độc lập, hoàn toàn tự lực
cánh sinh, có thể tự bảo vệ mình chống lại đế quốc Ottoman. Nó có ba lối
vào bảo vệ, bức tường cao giữa mỗi điểm và sau đó là hào sâu. Đang buồn
thay, không ai sẵn sàng để định cư ở đó. Cuối cùng, Palmanova lại trở
thành “nhà ở” cho bọn tội phạm. Ngày nay nó là một di tích quốc gia, một
điểm đến du lịch và nơi sinh sống của khoảng 5 nghìn người.
El Salvador, Chi-lê
El Salvador là một thị trấn nhỏ ở giữa Chi-lê. Sau khi phát hiện một
lượng lớn quặng đồng năm 1954, Cty khai thác mỏ Anaconda đã xây dựng một
thị trấn tự duy trì để cung cấp công nhân cho họ. Được thiết kế bởi một
KTS người Mỹ, nó được coi là “chiếc mũ bảo hiểm La Mã”. Thị trấn hoàn
thành năm 1959, cùng năm đó, mỏ El Salvador cũng được mở ra. TP có 24
nghìn người, nhưng hiện tại chỉ còn 7 nghìn người và vẫn là một thị trấn
khai thác mỏ đang hoạt động.
La Plata, Ác-hen-ti-na
Năm 1880, Buenos Aires trở thành thủ đô của Argentina. Thống đốc của
tỉnh đã quyết định một TP mới theo thứ tự và năm 1882 La Plata đã được
thành lập.
“TP vuông” này được “thống trị” bởi các đường chéo xuyên qua nó. Trong
năm 1884, đây là TP đầu tiên ở châu Mỹ Latinh có điện chiếu sáng đường
phố. Năm 1952, TP được đổi tên thành Eva Peron, nhưng lại lấy tên cũ La
Plata ngay sau đó. Ngày nay, TP có khoảng 700 nghìn người, nhà thờ lớn
nhất ở Argentina và hai tòa nhà được thiết kế bởi Le Corbusier.
Washington, DC
Năm 1971, sau khi vị trí của thủ đô được quyết định, George Washington
đã chọn kiến trúc sư người Mỹ sinh tại Pháp, Pierre Charles L'Enfant
thiết kế quy hoạch TP. Ông đặt các đường phố trong một mạng lưới Bắc -
Nam Đông - Tây, với đường chéo lớn hơn cắt qua TP. Trong trường hợp các
đường chéo giao nhau, có vòng tròn và trung tâm thương mại với không
gian mở.
L'Enfant sau đó đã có một xích mích về phần còn lại của TP với ủy ban
quy hoạch TP và đã bị sa thải. Andrew Ellicot đã tiếp nhận và thực hiện
một số thay đổi trong kế hoạch đó sẽ hình thành cơ sở cho việc xây dựng
của TP.
Jaipur, Ấn Độ
Jaipur được thiết kế dựa trên các nguyên tắc của Vastu Shastra, khoa
học kiến trúc Ấn Độ cổ đại. Nó đã được lên kế hoạch để trở thành một
trung tâm của tiểu bang Rajasthan của Ấn Độ và được xây dựng trong bốn
năm bắt đầu từ năm 1727. Nó được tạo thành bởi những khối tường lớn ngăn
cách bởi các đường phố rộng 111 foot. Vào thời đó, việc thiết kế và thi
công như vậy là rất tiên tiến. Vào năm 1853, toàn bộ thành phố đã được
sơn màu hồng để chào đón các Hoàng tử xứ Wales, và nhiều con đường vẫn
còn sơn màu hồng. Ngày nay, thành phố đã phát triển vượt ra ngoài bức
tường của nó và là quê hương của hơn 3 triệu người.
Adelaide, Australia
Khi bạn có nhiều không gian mở (thật nhiều không gian mở), thật hấp dẫn
để lập kế hoạch và xây dựng một TP mới. 3 TP lớn nhất và nổi tiếng nhất
của Australia đã được lên kế hoạch trước: Melbourne, Canberra và
Adelaide.
Khi Nam Australia đã trở thành một thành viên chính thức của thuộc địa
Anh năm 1836, Tổng giám định của nó đặt ra kế hoạch quy hoạch một TP.
Cũng giống như nhiều TP quy hoạch khác, Adelaide đã được xây dựng trên
một hệ thống lưới điện.
Ngày nay Adeliade là TP lớn thứ năm của đất nước Australia , với dân số hơn 1,2 triệu.
Bảo Nhi (Theo Wired)
http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/kien-truc-quy-hoach/ve-dep-cua-cac-tp-da-quy-hoach-nhin-tu-khong-gian.html
Bộ sưu tập “bản đồ chủ quyền” của Trần Thắng
TT - Đúng ngày tổ chức ngày hội Mùa xuân biển đảo, ông
Trần Đức Anh Sơn, viện phó Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội
Đà Nẵng, cho biết vừa nhận được nhiều bản đồ cổ rất có giá trị khẳng
định Hoàng Sa, Trường Sa của VN.
Anh Trần Thắng, chủ tịch Viện Văn hóa và giáo dục VN
tại Hoa Kỳ, vừa tặng thêm cho Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã
hội Đà Nẵng 43 bản đồ cổ và cuốn atlas Trung Hoa bưu chính dư đồ do
Trung Hoa dân quốc xuất bản tại Nam Kinh năm 1919.
|
Tấm bản đồ lãnh địa Trung Quốc không có Hoàng Sa và
Trường Sa trong atlas Trung Hoa bưu chính dư đồ do Trung Hoa dân quốc
xuất bản năm 1919 tại Nam Kinh.
|
Như vậy, đến nay Trần Thắng đã tặng cho Viện Nghiên cứu
phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng 150 bản đồ (gồm 110 bản đồ gốc và
40 bản đồ tái bản). Đây là những bản đồ được xuất bản ở Anh, Ðức, Úc,
Canada, Mỹ và Hong Kong trong thời gian 1626-1980, trong đó có 80 bản đồ
ghi nhận lãnh thổ cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam; 50 bản đồ thể
hiện Hoàng Sa và Trường Sa nằm sát lãnh thổ VN; 10 bản đồ hàng hải và 10
bản đồ tổng thể châu Á và Đông Nam Á có thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa
nằm trong vùng lãnh hải của VN.
|
Cuốn atlas Trung Hoa bưu chính dư đồ do Trung Hoa dân
quốc xuất bản năm 1919 tại Nam Kinh mà Trần Thắng vừa gửi tặng Viện
Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng.
|
Ba atlas quý giá
Ngoài ra, Trần Thắng đã sưu tầm được ba atlas (tập bản
đồ) do chính quyền Trung Quốc xuất bản trước đây, rất có giá trị trong
việc đấu tranh với những đòi hỏi chủ quyền phi pháp của Trung Quốc đối
với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN.
Thứ nhất là atlas Trung Quốc địa đồ, kích thước 31cm x
41cm, xuất bản năm 1908 bằng tiếng Anh, do phái bộ The China Inland
Mission có trụ sở ở Thượng Hải, London, Philadelphia, Toronto và
Melbourne biên soạn và phát hành với sự trợ giúp của Tổng cục Bưu chính
của nhà Thanh. Atlas này gồm một Index map (bản đồ tổng thể) vẽ toàn bộ
lãnh thổ và 22 bản đồ các tỉnh của Trung Quốc. Trần Thắng mua atlas này
từ một nhà sưu tập sách cũ ở Anh và đã trao tặng Viện Nghiên cứu phát
triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng ngày 23-11-2012.
Trong
bài South China Sea: Chinese maps omit modern claims (tóm tắt căn bản:
Biển Đông: Bản đồ Trung Quốc bác bỏ những tuyên bố hiện đại), trả lời
phỏng vấn của một ký giả ở Hoa Kỳ (tệp tin: “Thayer Consultancy ABN # 65
648 097 123” công bố trên Internet), GS Carlyle A. Thayer (Học viện
Quốc phòng Úc) cho biết: “Những tấm bản đồ, chẳng hạn như sưu tập bản đồ
của Trần Thắng, đã cung cấp những hiểu biết mới về lịch sử hình thành
những tuyên bố về chủ quyền hiện nay. Những bản đồ này đã chứng tỏ mâu
thuẫn của Trung Quốc trong việc tuyên bố “chủ quyền không thể tranh cãi”
của họ”.
|
Thứ hai là
atlas Trung Hoa bưu chính dư đồ, kích thước 61cm x 71cm, do Tổng cục Bưu
chính thuộc Bộ Giao thông của Trung Hoa dân quốc xuất bản lần đầu vào
năm 1919 ở Nam Kinh. Atlas này in bằng ba ngôn ngữ: Trung - Anh - Pháp,
gồm một Index map và 46 bản đồ các tỉnh của Trung Quốc đương thời. Lời
giới thiệu của atlas cho biết đây là lần đầu tiên chính quyền Trung Hoa
dân quốc chính thức xuất bản atlas và chỉ in với số lượng hạn chế. Atlas
này đã được một người chơi cổ ngoạn ở Ba Lan rao bán. Sau nhiều lần mặc
cả, cuối cùng Trần Thắng đã mua được atlas này. Đây là atlas quan trọng
rất quý mà Trần Thắng trao tặng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã
hội Đà Nẵng.
Thứ ba là atlas Trung Hoa bưu chính dư đồ, kích thước
61cm x 71cm, do Tổng cục Bưu chính thuộc Bộ Giao thông của Trung Hoa dân
quốc tái bản tại Nam Kinh năm 1933. Atlas này cũng in bằng ba thứ ngôn
ngữ: Trung - Anh - Pháp, nội dung có một số điều chỉnh cho phù hợp với
địa lý hành chính của Trung Quốc lúc bấy giờ. Atlas gồm một Index map và
29 bản đồ các tỉnh, kể cả Tây Tạng và Mông Cổ.
Tấm bản đồ số 23 trong atlas này là bản đồ tỉnh Quảng
Đông, bao gồm cả đảo Hải Nam. Vì không thể in đảo Hải Nam nằm trọn trong
tờ bản đồ tỉnh Quảng Đông nên người ta đã in riêng bản đồ đảo Hải Nam
nằm ở góc trái bản đồ này. Chủ sở hữu atlas 1933 là một người Đài Loan
có gốc gác từ Trung Quốc đại lục. Tháng 9-2012, atlas này vừa được
chuyển đến New York thì Trần Thắng phát hiện và chỉ sau hai tuần atlas
này đến Hoa Kỳ thì Trần Thắng đã mua được.
Lãnh thổ Trung Quốc không có Hoàng Sa và Trường Sa
Điểm chung của ba atlas này là các bản đồ Trung Quốc in
trong ba atlas chỉ giới hạn cương vực Trung Quốc đến đảo Hải Nam, không
hề đả động gì đến Hoàng Sa và Trường Sa của VN (mà Trung Quốc gọi là
Xisha và Nansha). Các tập atlas này được đặt tên là Trung Hoa bưu chính
dư đồ vì đây là sản phẩm của chương trình thiết lập bản đồ bưu chính do
nhà Thanh (1644-1912) vạch ra vào năm 1906 và được chính phủ Trung Hoa
dân quốc kế tục. Các bản đồ trong atlas được lập chi tiết ở từng tỉnh,
thể hiện rõ các con đường vận chuyển thư từ, công văn trong các tỉnh,
thành của Trung Quốc. Vì thế, nơi nào không thuộc lãnh thổ Trung Quốc
thì họ không đưa vào atlas. Các trang Index in ở cuối các tập atlas đã
liệt kê tất cả địa danh hành chính của Trung Quốc đương thời nhưng hoàn
toàn không đề cập các địa danh Xisha và Nansha. Đây là những tài liệu
chính thống do nhà nước Trung Quốc phát hành vào nhiều thời điểm lịch sử
khác nhau, thể hiện rằng Trung Quốc luôn thừa nhận cương vực phía nam
của họ chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam, còn Hoàng Sa và Trường Sa thì chưa
bao giờ thuộc về chủ quyền của Trung Quốc.
Người sưu tập yêu nước
|
Trần Thắng (trái) nhận bằng khen của bộ trưởng Bộ
Ngoại giao do đại sứ VN tại Hoa Kỳ Lê Lương Minh trao tặng vì
những đóng góp của anh trong hoạt động duy trì và phát triển văn
hóa trong cộng đồng |
Ngày 23-11-2012, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế -
xã hội Đà Nẵng đã phối hợp với UBND huyện Hoàng Sa tiếp nhận hai atlas
1908 và 1933, 92 bản đồ và ba cuốn kỷ yếu đính kèm nhiều bản đồ Trung
Quốc không có Hoàng Sa và Trường Sa. Sau đó, Trần Thắng tiếp tục mua
thêm 43 bản đồ cổ và atlas 1919 gửi về trao tặng Viện Nghiên cứu phát
triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng trong những ngày đầu năm mới 2013.
Sau khi mua được bản đồ, Trần Thắng còn bỏ tiền mua
bìa cứng, giấy bồi, túi plastic chuyên dụng và tốn nhiều thời
gian để “sửa sang” những tờ bản đồ riêng lẻ, thậm chí cũ nát
thành những “sản phẩm” hoàn chỉnh, sẵn sàng cho việc trưng
bày, giới thiệu sưu tập bản đồ này với công chúng. Sau đó anh
tiến hành phân loại, viết chú thích cho từng tấm bản đồ, tự
tay đóng gói và tìm người tin cậy nhờ mang những tư liệu quý
này về nước trao tặng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà
Nẵng. Anh cũng scan toàn bộ số bản đồ và atlas này, tạo một thư mục
riêng trên website của IVCE và tải toàn bộ hình ảnh bản đồ lên đó để
giới thiệu với độc giả trong và ngoài nước (tại địa chỉ:
http://www.ivce.org/map/map.html).
Trần Thắng sinh năm 1971 tại Quảng Ngãi, là cháu
ngoại của nhà thơ Tế Hanh. Năm 1991, gia đình anh sang Hoa Kỳ
định cư. Trần Thắng tốt nghiệp kỹ sư ngành cơ khí của Trường
đại học Connecticut và được Công ty sản xuất động cơ máy bay Pratt
& Whitney tuyển dụng làm việc từ năm 1999 đến nay.
|
TRẦN ĐỨC ANH SƠN (viện phó Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.