Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

MÁI TRƯỜNG XƯA - ĐHKT

Đại học Kiến trúc Sài Gòn
http://tmddesign.multiply.com/journal?&=&page_start=0
http://tmddesign.wordpress.com/
http://xaydungqh.blogspot.com/2008/08/c-rt-nhiu-kiu-hn-m-c-th-bn-cha-tng-mng.html
Duong Manh Tien KT 70
Nhìn lại lịch sử đại học Kiến trúc Sài Gòn qua ảnh.
Trong một lần tham quan trường đại học Kiến trúc thành phố Hồ chí Minh tôi được bàn bè kể khá nhiều về lịch sử phát triển của trường -nhiều ý kiến trái ngược nhau. Thời gian gần đây qua trao đổi với bạn bè chúng tôi đã dành nhiều thời gian nghiên cứu và quyết định chuyển một phần qua blogkientruc.com chia sẻ cùng các bạn



Ban Kiến trúc thuộc Trường Mỹ thuật Đông Dương

  • Năm 1926: Một ban đặc biệt về kiến trúc được mở thêm trong phạm vi trường Mỹ thuật Đông Dương tại Hà Nội (N.Đ. 1-10-1926).
  • Năm 1942: Ban Kiến trúc thuộc trường Cao đẳng Mỹ thuật trường Mỹ thuật Đông Đương được chia làm 2 mảng riêng biệt:
    • Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương
    • Trường Mỹ nghệ Thực hành Hà Nội
      Ban Kiến trúc thuộc trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (N.Đ. 22-10-1942).

Trường Kiến trúc thuộc Trường Mỹ thuật Đông Dương

  • Năm 1944: Ban Kiến trúc được nâng lên thành Trường Kiến trúc và vẫn nằm trong phạm vi Trường Cao đẳng Mỹ thuật (N.Đ. 22-2-1944).
Để tránh hiểm họa chiến tranh, Trường Kiến trúc được di chuyển vào Đà Lạt.
  • Năm 1945: Chính phủ Pháp công nhận văn bằng Kiến trúc sư của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương có giá trị để hành nghề tại PhápĐông Dương (N.Đ. 6-2-1945).
Sau khi dời vào Đà Lạt được mấy tháng, vì thời cuộc, Trường Kiến trúc phải ngưng hoạt động.
  • Năm 1947: Trường Kiến trúc Đông Đương, sau mấy niên học ngưng hoạt động được mở lại tại Đà Lạt kể từ ngày 1 tháng 2 năm 1949.

Trường Kiến trúc thuộc Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris

  • Năm 1948: Được coi là một trường kiến trúc địa phương của Pháp. Trường Kiến trúc tại Đà Lạt phải chịu lệ thuộc Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris về chương trình áp dụng, hệ thống kiểm soát, thi cử, cấp văn bằng (N.Đ. 6-9-1948).

Trường Cao đẳng Kiến trúc Đà Lạt

  • Năm 1948: Cuối năm 1948, Trường Kiến trúc tại Đà Lạt được nhập về Viện Đại học Đông Dương và được nâng lên hàng trường cao đẳng. Kể từ đây Trường Cao đẳng Kiến trúc tách riêng ra khỏi các Trường Cao đẳng Mỹ thuật nhưng vẫn giữ một thể lệ như một trường địa phương thuộc Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris.

Trường Cao đẳng Kiến trúc Sài Gòn

  • Năm 1950: Cuối năm 1950, Trường Cao đẳng Kiến trúc được chuyển từ Đà Lạt về Sài Gòn.
  • Năm 1954 và về sau: Theo Hiệp định Genève, Viện Đại học Hà Nội chuyển thành Viện Đại học Quốc gia Việt Nam và sau cùng lấy danh hiệu là Viện Đại học Sài Gòn.Trường mở thêm Ban thiết kế đô thị, thời gian đào tạo là 2 năm và Ban cán sự Kiến trúc thời gian đào tạo là 3 năm .
    Trường Cao đẳng Kiến trúc thuộc Viện Đại học Sài Gòn đã mở thêm:
  1. Ban Thiết kế Đô thị (từ niên khóa 1955-1956)
  2. Ban Cán sự Kiến trúc (từ niên khóa 1958-1959)
1967: Trường cao đẳng Kiến trúc trở thành trường Đại học Kiến trúc thuộc Viện Đại học Sài gòn. Từ năm 1967 ngưng đào tạo Ban cán sự Kiến trúc
1969: Ngưng tuyển sinh vào Ban thiết kế đô thị
1972: Nghiên cứu thành lập phân khoa thị tứ.
1976: Thành lập Trường Đại học Kiến trúc Tp. Hồ Chí Minh ( tên trường vẫn được duy trì tới ngày nay )
(Thông tinban cán sự trườngblogkientruc tổng hợp từ wikipedia )


Thầy Bùi quang Hanh , Phạm văn Thâng và các kiến trúc sư tương lai.
Ảnh : Bác Tmd design – chụp năm 1972 .

Giáo sư Ban Cao đẳng Kiến trúc

  • TRẦN VĂN TẢI, Kiến trúc sư Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris
  • BÙI QUANG HANH, Kiến trúc sư Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris
  • PHẠM VĂN THÂNG, Kiến trúc sư Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris
  • LOUIS PINEAU, Kiến trúc sư Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris, Văn bằng Thiết kế Đô thị
  • NGUYỄN QUANG NHẠC, Kiến trúc sư Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris
  • HUỲNH KIM MÃNG, Kiến trúc sư Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris
  • TÔ CÔNG VĂN, Kiến trúc sư Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris
  • VÕ DOÃN GIÁP, Họa sư tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương
  • NGUYỄN BÁ LĂNG,Kiến trúc sư DPLG PARIS


Trưởng khoa thầy Phạm văn Thâng chụp ảnh cùng các sinh viên mới ra trường
Ảnh : Bác Tmd

Nhiệm giáo Ban Cao đẳng Kiến trúc
  • TRẦN VĂN BẠCH, Kỹ sư Dân sự Kiều lộ Trường Quốc gia Kiều lộ Paris
  • PHAN ĐÌNH TĂNG, Kỹ sư Dân sự Kiều lộ Trường Quốc gia Kiều lộ Paris
  • LÊ KIM ĐÍNH, Cử nhân Toán, Chứng chỉ Cao học Thiên văn Thẩm cứu (Certificat d’étude supérieures d’Astronomie approfondie)
  • NGUYỄN ĐÌNH HẢI, Tốt nghiệp Viện Anh ngữ của Đại học Michigan, Hoa Kỳ (English Language Institute, University of Michigan)
  • LÊ VĂN HỢI, Kỹ sư trường Cao đẳng Công chánh Eyrolles Paris
  • NGUYỄN VĂN KIẾT, Cử nhân Văn khoa và Văn chương Cao học
  • TRỊNH HỮU ĐỊNH, Trang trí gia tốt nghiệp Truờng Quốc gia Cao đẳng Trang trí Paris
  • VÕ ĐỨC DIỂN, Kỹ sư Trường Bách khoa Montréal
  • NGÔ KHẮC TRĂM, Kiến trúc sư tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương
  • NGUYỄN HỮU THIỆN, Kiến trúc sư tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương
  • PHẠM MINH CẢNH, Kỹ sư tốt nghiệp Viện Kỹ thuật Normandie
  • MAI HIÊP THÀNH, Kỹ sư Công chánh
Giảng viên
  • NGUYỄN HUY,Kiến trúc sư Viện đại học SAIGON
  • VÕ ĐÌNH DIỆP,Kiến trúc sư Viện đại học SAIGON
  • NGUYỄN TRỌNG KHA,Kiến trúc sư DPLG PARIS
  • TRẦN PHONG LƯU,Kiến trúc sư Viện đại học SAIGON
  • CỔ VĂN HẬU,Kiến trúc sư Viện đại học SAIGON
  • KHƯƠNG VĂN MƯỜI,Kiến trúc sư Viện đại học SAIGON
  • HỒ THIỆU TRỊ,Kiến trúc sư Viện đại học SAIGON
Giáo sư Ban Thiết kế Đô thị
  • LÊ VĂN LẮM, Kiến trúc sư Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris, Văn bằng Thiết kế Đô thị
  • HUỲNH KIM MÃNG, Kiến trúc sư Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris
  • TRẦN PHI HÙNG, Kiến trúc sư Viện Đại học Sài Gòn, Master of Regional Planing (Hoa Kỳ)
Giáo sư Ban Cán sự Kiến trúc
  • NGUYỄN HỮU THIỆN, Kiến trúc sư tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương
  • VŨ ĐÌNH HÓA, Kiến trúc sư tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương
  • NGUYỄN VĂN ĐỨC, Kỹ sư Công chánh Đông Dương
  • NGUYỄN ĐĂNG LINH, Kiến trúc sư tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương
  • LÊ VĂN HỢI, Kỹ sư Trường Cao đẳng Công chánh Eyrolles Paris
  • NGUYẼN VĂN LONG, Họa sư tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương
  • NGUYỄN VĂN ANH, Họa sư tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương
  • ĐAN HOÀI NGỌC, Họa sư tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương
  • NGÔ KHẮC TRĂM, Kiến trúc sư tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương
  • ĐỖ BÁ VINH, Kiến trúc sư tốt nghiệp Trường Cao đẳng Kiến trúc Đà Lạt, Chứng chỉ Kiến trúc Nhiệt đới (London)

H/a hai sinh viên trên nóc trường ddh Kiến Trúc SG
Ảnh :Bác Tmd Design:”
hình như lúc đó mới xong tầng phòng chấm bài, nên cột sắt vẫn còn chờ lên tiếp những tửng trên, hình như lúc đó là năm 73



Thầy Thâng và sinh viên Tiến ( với đồ án tốt nghiệp )

Một vài dòng nhật ký hồi bác Tmd còn là sinh viên trường đại học Sài Gòn :
“Một buổi tối đầu năm 76, sau khi hẹn trước với thầy Thâng, tôi và mẹ đến thăm thầy cô và gia dình tại nhà, biệt thự số 3 đường Hồ xuân Hương, gần ra góc Bà Huyện Thanh Quan. Bước vào nhà, còn đi qua chiếc xe sport Ford Mustang của thầy. Mẹ tôi muốn đích thân đến nói lời cám ơn thầy, vì bà có 2 người con trai tốt nghiệp kts, mà thầy Thâng là Giáo sư hướng dẫn đồ án ra trường cho cả hai, buổi tối đó, thầy giới thiệu cô và toàn gia đình.
Lần đầu tiên đến nhà thầy là vào năm 75, nhờ thầy ký tên trên esquisse đồ án tốt nghiệp, nhưng lần đó, không làm bài ra trường.
Lúc đậu vào trường năm thứ nhất, 70, thầy Thâng bắt đầu nhiệm kỳ Khoa Trưởng 4 năm, năm đó thầy dậy năm thứ nhất, bài nói chuyện lần đầu của thầy tới tên cốt đột 17 tuổi, giờ vẫn còn nhớ.
“Tụi bay, nếu muốn làm kts thì phải ráng giữ hai cái : con mắt để dòm, và những ngón tay để vẽ .. và phải chú tâm tới chuyện mình làm, thầy kể : ở dưới quê thầy, hồi còn nhỏ, thầy biết có một thằng bắn ná thun rất giỏi, bắn đâu trúng đó .. thầy tìm ra là : tên đó chỉ tập bắn ná thun vào ban đêm, thắp một nén nhang lên, trong đêm tối chỉ thấy đốm đỏ để bắn .. cho nên ban ngày, khi bắn, tên đó chỉ nhi thấy mục tiêu mà không bị chia phối bởi cảnh vật chung quanh ..”


Bản vẽ tay năm thứ nhất tương đương với đồ án số 1 bây giờ




Tấm hình khi bác Tmd qua Mỹ học ở trường đại học Oregon



Kiến trúc năm nhất – giờ học họa thất -1970
“Xưởng họa thất 4, trường đại học kiến trúc, nay không còn nữa. Tôi thích ngôi nhà này, thông thoáng trên dưới hai từng, ánh sáng tràn lan, mở rộng 4 mặt. Trong hình trên, có: Trần ngọc Lâm, Trương thanh Vàng, Dương mạnh Tiến, Nguyễn ngọc Dziễm, Nguyễn tri Kiệm, Trầm xuân Hiếu, Phạm minh Toàn ..”


Bài thiết kế nhanh : ” Nhà trú ẩn trong công viên “



Bữa ăn trưa tập thể của sinh viên kiến trúc khóa 1970 quán chú Năm sau trường .



Ảnh : Hoàng văn Phố k69
“Không biết anh Phố mượn bài năm thứ nhất của Tâm như thế nào mà chắc hơn 40 năm sau, mới lên Biên Hòa làm lễ trao trả kỷ vật này rất long trọng. Còn giữ được bài năm thứ nhất là cho vô viện bảo tàng trường đại học KT SG được rồi.”
KTS DMT
Thời gian trôi qua biết bao thế hệ sinh viên đã được đào tạo nơi đây để trở thành những người đi xây tương lai .Người còn người đã xa , nhưng gặp nhau họ vẫn như những sinh viên ngày nào nhiệt huyết và cháy bỏng .Đây cũng chính là lời kết ban quản trị blogkientruc muốn gửi tới các bạn .
--------------
Trường Đại học Kiến trúc TP. HCM được hình thành từ năm 1976 trên cơ sở của trường Đại học Kiến trúc Sài Gòn ( thành lập 1951 do tách ra từ Khoa Kiến trúc của Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương 1927), được tổ chức lại qua từng thời kỳ và qua từng giai đoạn phát triển:
  • 1976 đến 1995 trường ĐHKT TP. HCM trực thuộc Bộ Xây Dựng.
  • 06/ 1996 đến 10/ 2000 là thành viên của ĐHQG TP.HCM.
  • 10/2000 đến 03/2003 trực thuộc Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
  • Từ 04/ 2003 thuộc Bộ Xây Dựng.
Qua nhiều lần thay đổi cơ quan chủ quản, hiện nay trường Đại học Kiến trúc TP.HCM đã ổn định cơ cấu tổ chức hợp lý từng bước được đầu tư xây dựng trở thành một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học để cung cấp nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực Kiến trúc – Xây dựng – Mỹ thuật công nghiệp có trình độ cao phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa ở các tỉnh phía Nam. Nằm trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam , trường Đại học Kiến trúc Tp.HCM là một trường Đại học công lập có quá trình hình thành và phát triển lâu dài. Đào tạo trình độ đại học với 5 chuyên ngành Kiến trúc, qui hoạch đô thị, xây dựng, Mỹ thuật công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị. Đào tạo trình độ sau đại học bao gồm Thạc sĩ, Tiến sĩ với các chuyên ngành kiến trúc và quy hoạch đô thị. Đào tạo Đại học hệ không chính quy một số ngành thích hợp tại các địa phương Vĩnh Long, Lâm Đồng, Thủ Đức và Long An. Ngoài đào tạo nguồn nhân lực theo các lĩnh vực chuyên môn, trường còn tiến hành các công tác nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất phục vụ các yêu cầu của xã hội, tăng cường liên kết, hợp tác với các trường đại học trong nước và trên thế giới. Với quy mô đào tạo gần 3800 sinh viên bậc Đại học hệ chính quy và hơn 1000 sinh viên không chính quy, hiện nay mỗi năm trường cung cấp cho xã hội khoảng 500 sinh viên tốt nghiệp các ngành kiến trúc, quy hoạch đô thị, xây dựng và mỹ thuật công nghiệp.Trong tương lai gần, một số chuyên nghành cần được mở rộng, phát triển nhằm đa dạng hoá loại hình đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển như :thiết kế nội thất, thiết kế cảnh quan, kinh tế xây dựng và môi trường đô thị. Với những nỗ lực và phấn đấu không ngừng, đại học kiến trúc TP.HCM mong muốn trở thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học có uy tín trong nước và khu vực.
VÀI NÉT LỊCH SỬ TIỀN THÂN CỦA ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HCM
1926
Ban Kiến trúc thuộc trường Mỹ thuật Đông Dương
(Ecole des Beaux Arts) tại Hà Nội
1942
Ban Kiến trúc thuộc trường Cao đẳng Mỹ thuật
1944
Trường Kiến trúc thuộc Cao đẳng Mỹ thuật,
di chuyển từ Hà Nội vào Đà Lạt
1945
 Văn bằng Kiến trúc sư của Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương
được công nhận có giá trị hành nghề tại Pháp và Đông Dương.
1945
Ngưng hoạt động do chiến tranh
1947
Hoạt động trở lại từ 01/02/1947.
1948
Trường Cao đẳng Kiến trúc tách khỏi Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương nhưng quy chế, văn bằng... như là Trường địa phương thuộc trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris
1950
Trường Cao đẳng Kiến trúc không trực thuộc vào Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris . Cuối năm 1950 Trường cao đẳng Kiến trúc chuyển từ Đà Lạt về Sài gòn.
1954
Trường Cao đẳng Kiến trúc trực thuộc Viện Đại học Sài gòn. Trường mở thêm Ban thiết kế đô thị, thời gian đào tạo là 2 năm và Ban cán sự Kiến trúc thời gian đào tạo là 3 năm.
1967
Trường cao đẳng Kiến trúc trở thành trường Đại học Kiến trúc thuộc Viện Đại học Sài gòn.
Từ năm 1967 ngưng đào tạo Ban cán sự Kiến trúc.
1969
Ngưng tuyển sinh vào Ban thiết kế đô thị
1972
Nghiên cứu thành lập phân khoa thị tứ.
1976
Thành lập Trường Đại học Kiến trúc Tp. Hồ Chí Minh
GIÁM ĐỐC, KHOA TRƯỞNG, HIỆU TRƯỞNG CÁC THỜI KỲ
1950-1954
Giám đốc O. Arthur Kruze. Kiến trúc sư (KTS) trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris (QGCĐMT)
1955-1966
Giám đốc Trần Văn Tải, Giáo sư, KTS trường  QGCĐMT Paris.
1967-1970
Khoa Trưởng Nguyễn Quang Nhạc, Giáo sư, KTS trường QGCĐMT Paris.
1971-1973
Khoa Trưởng Phạm Văn Thâng, Giáo sư, KTS trường QGCĐMT Paris.
1974-1975
Khoa Trưởng Tô Công Vân, Giáo sư, KTS trường QGCĐMT Paris.
1976-1978
Hiệu Trưởng Trương Tùng, PGS, Phó Tiến sĩ, KTS trường ĐH Kiến trúc Moscow .
1979-1995
Hiệu trưởng Mai Hà San, PGS, Kỹ sư trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
1995-2005
Hiệu trưởng Hoàng Như Tấn, KTS trường ĐH Xây dựng Hà Nội, PTS trường Đại học Kiến trúc Moscow .
  -------------

Đào tạo kiến trúc sư ở VN 50 năm giữa thế kỷ XX

KTS ĐOÀN ĐỨC THÀNH

Lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta có những biến đổi lớn lao, đặc biệt là trong 50 năm giữa thế kỷ XX (1925-1975). Vào thời điểm này, lần đầu tiên ở nước ta đã đào tạo kiến trúc sư thế hệ đầu tiên và cũng trải qua những bước thăng trầm nhất trong quá trình hình thành và phát triển giới nghề. Bài viết này nêu lên quá trình đào tạo kiến trúc sư ở nước ta trong các giai đoạn với những biến đổi nhiều nhất, trước khi được ổn định và phát triển mạnh mẽ đông đảo như ngày nay.

Giai đoạn tiền Cách mạng (1925- 1945)
Kiến trúc truyền thống nước ta dù rộng lớn như mái đình, mái chùa hay nhỏ như ngôi nhà ở ba gian cũng xây dựng theo cây thước tầm của bác thợ cả. Từ bao đời nay ông cha ta vẫn xây dựng theo phương cách ấy. Phải đến năm 1925, khi hoạ sĩ người Pháp Victor Tardieu (1876-1937) sáng lập và là Hiệu trưởng đầu tiên Trường Mỹ thuật Đông Dương, đào tạo kiến trúc sư (Khoa Kiến trúc được thành lập thêo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 1-10-1926) với phong cách nghệ sĩ thiên về nghệ thuật sáng tạo, thì đến năm 1931 nước ta lần đầu tiên mới có kiến trúc sư người Việt Nam và công trình bắt đầu được xây dựng theo bản vẽ trên giấy do kiến trúc sư nước ta vẽ. Từ ấy nội dung và hình thức công trình bắt đầu phong phú hơn, đa dạng hơn, kiến trúc ở nước ta thực sự sang một trang mới. Có thể coi đây là khởi điểm của kiến trúc hiện đại Việt Nam.
Trong 20 năm - từ 1925 đến 1945 - Trường Mỹ thuật Đông Dương đã đào tạo tốt nghiệp được 11 khoá kiến trúc sư, với trên 50 kiến trúc sư. Danh tính kiến trúc sư trong thời gian này như sau:
Theo nhà nghiên cứu kiến trúc Christian Pedelahore de Loddis (Pháp), cuốn 40 năm và cuốn 45 năm truyền thống đào tạo của Trường đại học Kiến trúc Hà Nội thống kê thời gian này có 29 kiến trúc sư. Khoá 1925-1930: Nguyễn Xuân Phương, Lê Quang Tỉnh; 1926-1931: Nguyễn Văn Ninh, Nguyễn Tường Tam (tức nhà văn Nhất Linh); 1927-1932: Nguyễn Cao Luyện, Hoàng Như Tiếp; 1928-1933: Trần Hữu Tiềm, Nguyễn Gia Đức; 1929-1934: Đoàn Ngọ, Bạch Văn Chụ, Phan Văn Hoá (có thể nhầm với Vũ Đình Hoá- T G); 1930- 1935: Đoàn Văn Minh, Võ Đức Diên; 1931-1936: Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Ngọc Điệp; 1932-1937: Đỗ Hữu Dư (tức Hoàng Linh), Phạm Khắc Hệ (tức Phạm Hoàng); 1934-1939: Nguyễn Ngọc Chân, Nguyễn Nghi, Tạ Mỹ Duật, Nguyễn Ngọc Ngoạn, Nguyễn Ngọc Diệm; 1938- 1943: Ngô Huy Quỳnh, Khổng Toán, Lương Tấn Khoa, Phạm Khắc Nhu (có thể nhầm với Huỳnh Văn Nhu - T G); 1940-1945: Huỳnh Soàn, Trần Văn Đường, Đỗ Bá Vinh, khoá này năm cuối làm đồ án tốt nghiệp và nhận bằng kiến trúc sư tại Đà Lạt.
Qua quá trình tìm hiểu, tôi thấy còn những kiến trúc sư sau đây tốt nghiệp trong giai đoạn này mà chưa thấy tên trong danh sách ở trên, không biết các ông học khoá nào. Xin ghi lại để gia đình các kiến trúc sư và ai có nguồn tư liệu nào khác mong được bổ sung hoặc đính chính cho rõ hơn:
KTS Phạm Quang Bình, một trong 8 kiến trúc sư đã dự Hội nghị thành lập Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam tại Việt Bắc (ngày 24 đến 27- 4- 1948) và Hội nghị Kiến trúc sư Việt Nam lần thứ II tại Hà Nội (ngày 26 đến 27- 4- 1957).
KTS Phan Nguyên Mậu, trước năm 1945 đã từng mở chung Văn phòng Kiến trúc với KTS Trần Hữu Tiềm ở Đà Lạt. Hội nghị thành lập Hội Văn nghệ Việt Nam lần thứ nhất tại Việt Bắc (ngày 23 đến 25-7-1948) đã mặc niệm tưởng nhớ đến những văn nghệ sĩ hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, trong đó có hai kiến trúc sư: Huỳnh Tấn Phát và Phan Nguyên Mậu (1).
KTS Nguyễn Xuân Tùng, người từng cộng tác với KTS Nguyễn Ngọc Ngọan thiết kế chùa Quán Sứ và KTS Võ Đức Diên thiết kế nhà Thuỷ Tạ bên hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Năm 1954, làn sóng dân Bắc di cư vào Nam đã xáo trộn đến giới nghề, nhiều kiến trúc sư ở trong vùng địch tạm chiếm đã rời Hà Nội vào Sài Gòn như : Võ Đức Diên, Nguyễn Gia Đức, Đỗ Bá Vinh, Vũ Đình Hoá, Đào Trọng Cương, Phạm Gia Hiến, Nguyễn Thuỵ, Nguyễn Mạnh Bảo, Bạch Văn Chụ, Vũ Bá Đính, Lê Văn Cấu, Nguyễn Đăng Linh, Ngô Khắc Trăm, Hồ Đắc Cáo, Nguyễn Khắc Siêu, Đỗ Đức Trung, Nguyễn Xuân Nghị, Phạm Khánh Chù,...(trong số này có 14 kiến trúc sư chưa có tên trong danh sách thống kê ở trên). Những kiến trúc sư này đã cùng với kiến trúc sư Sài Gòn là Huỳnh Tấn Phát, Trần Văn Đường, Huỳnh Văn Nhu, Nguyễn Hữu Thiện, Nguyễn Hữu Phi, Hoàng Hùng, Huỳnh Ẩn, Nguyễn Văn Nhị, Lâm Du Tốt,…(có 6 kiến trúc sư chưa ghi tên trong danh sách nêu trên) hợp lại thành lực lượng sáng tác lớn mạnh. Như vậy, tôi thống kê chưa đầy đủ thì trước Cách mạng Tháng Tám nước ta đã có 51 kiến trúc sư tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Đông Dương, chứ không phải 29 kiến trúc sư như các nguồn trong và nước ngoài lâu nay.
Năm 1942, nhà điêu khắc Hiệu trưởng mới là Evariste Ronchere - người kế tục hoạ sĩ Victor Tardieu từ năm 1937- chủ trương đào tạo kiến trúc sư thực hành và hoạ sĩ sản xuất mỹ nghệ nên đã chia Trường Mỹ thuật Đông Dương làm hai trường riêng biệt: Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, trong đó có Khoa Kiến trúc và Trường Mỹ nghệ thực hành Hà Nội (Nghị định ngày 22-10-1942 của Toàn quyền Đông Dương).
Năm 1944, Khoa Kiến trúc được nâng thành Trường Kiến trúc, nhưng vẫn trực thuộc Trường cao đẳng Mỹ Thuật Đông Dương (Nghị định 22-2-1944). Nhật đảo chính Pháp nên Toàn quyền Đông Dương ra quyết định chuyển Trường Kiến trúc vào Đà Lạt.
Đầu năm 1945, Chính phủ Pháp công nhận văn bằng kiến trúc sư của Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương có giá trị để hành nghề tại Pháp và Đông Dương (Nghị định 6-2-1945). Cuối năm 1945 thì nhà trường ngưng hoạt động do Nhật đảo chính Pháp, tình hình chính trị không ổn định.
Với 3 năm - từ 1942 đến 1945 - Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đào tạo 3 khoá học dở dang, có trên 20 sinh viên đang học phải nghỉ học do chiến tranh.

Giai đoạn Cách mạng và kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)
Mùa Thu năm 1945, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời. Ngay sau khi giành chính quyền, ngày 8-10-1945, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục đã ra Nghị định khai giảng Trường Mỹ thuật Việt Nam dưới chính thể nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ngày 15-11-1945, Trường Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lớp học và chiêu sinh. Khoa Kiến trúc được thành lập, các kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện, Nguyễn Văn Ninh, Hoàng Như Tiếp, Tạ Mỹ Duật,… bắt đầu chuẩn bị chương trình giảng dạy và soạn thảo giáo án đào tạo kiến trúc sư. Nhưng tình hình an ninh không bảo đảm, Lễ khai giảng phải trì hoãn nhiều lần.
Ở Đà Lạt, cuộc chiến tạm yên, chính phủ Pháp chủ trương tiếp tục cho Trường cao đẳng Kiến trúc hoạt động trở lại từ 01- 02-1947. Năm 1948, Trường Kiến trúc Đà Lạt nhập vào Viện Đại học Đông Dương và nâng lên thành hệ cao đẳng. Từ đó, Trường cao đẳng Kiến trúc Đà Lạt tách riêng ra khỏi Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Tuy vậy, mọi thể lệ vẫn như một trường địa phương thuộc Trường Quốc gia cao đẳng Mỹ thuật Paris (Nghị định 6-9 -1948).
Năm 1950 ở Việt Bắc, Bộ Giao thông- Công chính thành lập Vụ Kiến trúc, tổ chức thiết kế kiến trúc đầu tiên của Nhà nước ta. Các kiến trúc sư được tập trung thành một tổ chức lớn mạnh. Từ Vụ Kiến trúc đã cử hai kiến trúc sư Ngô Huy Quỳnh và Hoàng Linh sang Liên Xô (cũ) tu nghiệp, đồng thời tổ chức cho các sinh viên kiến trúc học dở dang ở Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương một kỳ thi làm đồ án tốt nghiệp kiến trúc sư. Dương Hy Chấn, Đàm Trung Lãng, Đàm Trung Phường, Vương Quốc Mỹ đã được bảo vệ đồ án và được xếp ngạch kiến trúc sư. Tuy vậy cũng còn những sinh viên kiến trúc vì ở xa không có điều kiện học tiếp như Nguyễn Sanh Kha, Võ Như Tỷ, Nguyễn Văn Long. (Các ông này cũng được mời dự Hội nghị Kiến trúc sư Việt Nam lần thứ II tại Hà Nội).
Năm 1950 ở miền Nam, chính phủ Pháp quyết định Trường cao đẳng Kiến trúc Đà Lạt không còn trực thuộc Trường Quốc gia cao đẳng Mỹ thuật Paris. Giám đốc mới là KTS người Pháp Arthur Kruze, ông vốn là Chủ nhiệm Khoa Kiến trúc từ thời Trường Mỹ thuật Đông Dương trước đây. Do tình hình chính trị trong nước thời gian này chưa ổn định nên rất ít sinh viên theo học, kể cả những sinh viên kiến trúc đang học dở dang. Trường phải chuyển từ Đà Lạt về Sài Gòn với tên gọị mới là Trường cao đẳng Kiến trúc Sài Gòn. Trong năm này chỉ có vài sinh viên đang học dở dang trước đây nhập học như Võ Minh Nghiệm, Nguyễn Bá Lăng,... còn hầu hết các sinh viên kiến trúc ở Sài Gòn có gia đình khá giả đều sang Pháp học tiếp ở Trường Quốc gia cao đẳng Mỹ thuật Paris, như: Nguyễn Quang Nhạc, Huỳnh Kim Mãng, Phạm Văn Thâng, Trần Văn Tải, Tô Công Văn, Bùi Quang Hanh, Lê Văn Lắm, Ngô Viết Thụ, Võ Thành Nghĩa, Nguyễn Mỹ Lộc, Nguyễn Văn Hoa, ...
Giai đoạn đất nước chia cắt hai miền Nam Bắc (1954 - 1975).
Năm 1954, Hiệp định Geneve chia đất nước làm hai miền, cách nhau bởi dòng sông Bến Hải nằm trong vĩ tuyến 17.
Ở miền Bắc, năm 1956 Trường đại học Bách khoa thành lập tại Hà Nội, ngay từ khoá đầu tiên đã chiêu sinh một lớp kiến trúc sư với 26 sinh viên. Nhưng chưa đủ điều kiện về cơ sở vật chất và giáo viên giảng dạy nên học được một học kỳ phải chuyển đổi nội dung trở về ngành xây dựng. Một số kỹ sư sau khi ra trường đã làm công việc của kiến trúc sư như Tôn Thất Đại, Nguyễn Đức Thiềm, Lê Văn Lân, Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, Trần Hùng. Các anh chị đã và đang làm tốt những công việc của kiến trúc sư trong sáng tác, giảng dạy, lý luận phê bình,...
Năm 1960, KTS Nguyễn Cao Luyện, Thứ trưởng Bộ Kiến trúc và KTS Nguyễn Nghi sang Trường đại học Thanh Hoa (Bắc Kinh) và Đồng Tế (Thượng Hải), hai cơ sở đào tạo kiến trúc sư ở Trung Quốc khảo sát, nghiên cứu, tìm hiẻu về chương trình đào tạo, kinh nghiệm giảng dạy để chuẩn bị mở trường tại Việt Nam.
Năm 1961, Bộ Kiến trúc được Chính phủ cho phép mở Lớp đào tạo Kiến trúc sư, số lượng tuyển sinh năm đầu là 100 người (Quyết định số 1927 CN ngay 8-6-1961). Bộ Kiến trúc đã bổ nhiệm Ban Lãnh đạo gồm KTS Nguyễn Cao Luyện (Trưởng ban), KTS Nguyễn Nghi (Phó ban, phụ trách giáo vụ). Tháng 9-1961, khai giảng khoá I, Lớp đào tạo Kiến trúc sư tại Khoa Xây dựng thuộc Trường đại học Bách Khoa Hà Nội. Một số kiến trúc sư, hoạ sĩ trực tiếp giảng dạy từ khoá đầu như Nguyễn Cao Luyện, Hoàng Như Tiếp, Nguyễn Nghi, Nguyễn Văn Ninh, Đoàn Văn Minh, Nguyễn Ngọc Chân, Trần Hữu Tiềm, Tạ Mỹ Duật, Đoàn Ngọ, Khổng Toán, Vương Quốc Mỹ, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Đức Nùng, Lương Xuân Nhị,... (Trường Mỹ thuật Đông Dương); KTS Vũ Tam Lang, Nguyễn Kim Luyện, (Trường Thanh Hoa- Bắc Kinh)...
Tháng 10-1963, Bộ Giáo dục và Bộ Kiến trúc thống nhất chuyển Lớp đào tạo Kiến trúc sư từ Trường đại học Bách khoa về cơ sở mới ở Bãi Phúc Xá với tên gọi mới là Lớp đại học Kiến trúc trực thuộc Bộ Kiến trúc. Thời điểm này Lớp có trên 200 sinh viên hệ chính quy (khoá 1, khoá 2) và 30 sinh viên khoá 2 hệ tại chức (riêng 30 sinh viên khoá 3 thuộc về Khoa Xây dựng thuộc Trường đại học Bách khoa). Từ khoá 4 giảm xuống còn 25 sinh viên, các khoá 5, 6, 7 ổn định 40 sinh viên. Từ khoá 6 (1966) lớp Chuyên tu Kiến trúc đầu tiên ra đời. Các khoá học vào những năm cuối đều có phân ngành kiến trúc dân dụng, kiến trúc công nghiệp, quy hoạch đô thị và nông thôn. Mỗi ngành học thêm một số chuyên đề và làm đồ án tốt nghiệp.
Năm 1966, Trường đại học Xây dựng thành lập theo Quyết định số 144/CP ngày 8-8-1966 của Hội đồng Chính phủ trên cơ sở Khoa Xây dựng Trường đại học Bách khoa Hà Nội. Hiệu trưởng là nhà giáo Nguyễn Sanh Dạn. Chủ nhiệm Khoa Xây dựng là nhà giáo Đỗ Quốc Sam. Bộ môn Kiến trúc trong Khoa Xây dựng được tách thành Khoa Kiến trúc Đô thị. Chính phủ quyết định sáp nhập Lớp đại học Kiến trúc sư vào Trường đại học Xây dựng. Tháng 11-1967, bàn giao và di chuyển Lớp đại học Kiến trúc vào Khoa Kiến trúc Đô thị thuộc Trường đại học Xây dựng, KTS Nguyễn Nghi làm Chủ nhiệm khoa.
Năm 1969, Chính phủ ra quyết định thành lập Trường đaị học Kiến trúc trên cơ sở Khoa Kiến trúc Đô thị tách ra từ Trường đại học Xây dựng (Quyết định số 181/CP ngày 17-9-1969). Phó tiến sĩ- KTS Vương Quốc Mỹ làm Hiệu trưởng, KTS Đoàn Văn Minh làm Chủ nhiệm Khoa Kiến trúc đến năm 1972 thì nghỉ hưu. Năm 1972, KTS Dương Hy Chấn được đề bạt làm Hiệu trưởng thay KTS Vương Quốc Mỹ giữ cương vị Thứ trưởng Bộ Kiến trúc, KTS Khổng Toán Chủ nhiệm Khoa Kiến trúc. Năm 1974 ông Lê Đình Cương, năm 1975 ông Hoàng Quốc Minh thay nhau làm Hiệu trưởng.
Trường đại học Xây dựng tiếp tục duy trì Khoa Kiến trúc và chiêu sinh từ năm học 1969-1970, KTS Nguyễn Nghi tiếp tục làm Chủ nhiệm khoa. Từ đó đến ngày thống nhất đất nước mỗi khoá học chiêu sinh khoảng trên dưới 30 sinh viên kiến trúc.
Ở miền Nam, năm1954, Trường cao đẳng Kiến trúc không còn trực thuộc Viện đại học Sài Gòn. Trường mở thêm Ban Thiết kế đô thị, thời gian đào tạo là 2 năm và Ban cán sự Kiến trúc thời gian đào tạo là 3 năm. Từ năm 1955, lần đầu tiên một kiến trúc sư người Việt Nam làm Giám đốc Trường cao đẳng Kiến trúc tại Việt Nam, đó là GS Trần Văn Tải. Năm 1967, GS.KTS Nguyễn Quang Nhạc làm Khoa trưởng (2). Thời điểm này Trường cao đẳng Kiến trúc trở thành Trường đại học Kiến trúc thuộc Viện Đại học Sài Gòn và ngưng đào tạo Ban cán sự Kiến trúc, sau đó hai năm tiếp tục ngưng tuyển sinh vào Ban thiết kế đô thị. GS. KTS Phạm Văn Thâng đảm nhiệm Khoa trưởng từ năm 1971, sau đó một năm ông cho nghiên cứu thành lập phân khoa thị tứ. Năm 1974, GS. KTS Tô Công Văn được giao trọng trách Khoa trưởng Trường đại học Kiến trúc Sài Gòn cho đến khi giải phóng miền Nam 30-4-1975.
50 năm giữa thế kỷ XX, trải qua những thăng trầm của lịch sử dựng nước và giữ nước, trong hai chế độ, với hai thế hệ kiến trúc sư đầu tiên đã được đào tạo bằng nhiều nguồn khác nhau từ trong nước. Các kiến trúc sư đàn anh của nước ta đã đoàn kết một lòng, xây dựng nền tảng cho sự phát triển nền kiến trúc đất nước sang một giai đoạn mới ngày một hiện đại có bản sắc.
( Tạp chí Kiến Trúc, Số 145, 5-2007)
----------------------------

(1) Xem bài " Diễn văn khai mạc Hội nghị Văn nghệ Toàn quốc" ngày 23-7-1948 của nhà văn Hoài Thanh, Tạp chí "Văn nghệ", số 4, tháng 8-1948.
(2) Người đứng đầu Nhà trường, tương đương với Hiệu trưởngvà Giám đốc trước và sau đó.

http://xaydungqh.blogspot.com/2009/04/ao-tao-kien-truc-su-o-vn-50-nam-giua-ky.html?zx=1253fb29a2c9d76f
http://forum.ashui.com/index.php?topic=2025.0
 

KIẾN TRÚC- TRƯỜNG MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG

SINH VIÊN KIẾN TRÚC TRƯỜNG MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG


* Giảng viên và sinh viên Trường Mỹ thuật Đông Dương, thập niên 30, thế kỷ XX. Sv Nguyễn Văn Ninh hàng thứ 3, thứ 2, bên trái (áo đen) Ảnh tư liệu của gia đình KTS Nguyễn Văn Ninh. Đoàn Đức Thành sưu tầm.
SINH VIÊN KIẾN TRÚC TRƯỜNG MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG

ĐOÀN ĐỨC THÀNH

doanducthanh-KIẾN TRÚC VIỆT: NHÂN KỶ NIỆM 85 NĂM TRƯỜNG MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG (TIỀN THÂN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM), TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU MỸ THUẬT CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM & VIỆN MỸ THUẬT RA SỐ ĐẶC BIỆT KỶ NIỆM SỰ KIỆN NÀY (SỐ 3(35).9.2010). NGOÀI NHỮNG BÀI VIẾT VỀ ĐÀO TẠO HỌA SĨ CÒN CÓ BÀI VỀ SINH VIÊN KIẾN TRÚC THẾ HỆ ĐẦU TIÊN. DƯỚI ĐÂY LÀ BÀI CỦA ĐOÀN ĐỨC THÀNH.

Nền kiến trúc truyền thống Việt Nam đã để lại một kho di sản phong phú với những đền đài, cung điện, thành quách, nhà ở, đình chùa... nhờ bàn tay khéo léo của những nghệ nhân tài hoa. Các tác phẩm kiến trúc được hình thành từ những suy tư nghệ thuật, những kinh nghiệm tích lũy đời này qua đời khác. Đặc điểm bao quát của sáng tạo kiến trúc thời kỳ này là các công trình xây dựng trên cơ sở những ký hiệu trong cây thước tầm của bác thợ cả.
Kiến trúc mới Việt Nam tiếp thu phương pháp sáng tạo của nền kiến trúc hiện đại phương Tây, tức là kiến trúc có bản vẽ đã mở ra giai đoạn mới của kiến trúc Việt Nam với tư duy sáng tạo mới, phương pháp thiết kế mới và đã làm nên những tác phẩm kiến trúc mới. Gắn với sự hình thành nền kiến trúc mới Việt Nam là những kiến trúc sư được đào tạo theo phương pháp của phương Tây tại Trường Mỹ thuật Đông Dương.

* Cổng Trường Mỹ thuật Đông Dương trước năm 1945 (nhìn ra đường Lê Duẩn, Hà Nội ngày nay)
Tham vọng khai thác thuộc địa của thực dân Pháp không chỉ dừng ở việc bóc lột tài nguyên thiên nhiên và lao động rẻ mạt mà còn cả ở việc huy động nhân lực có học vấn, được đào tạo nghề nghiệp để phục vụ cho các bộ máy của chính quyền thực dân. Từ đó nền giáo dục phổ thông, dạy nghề, cao đẳng kỹ thuật... đã dần được triển khai. Nha học chính Đông Dương lập vào năm 1906 đã định ra ba bậc học cơ sở là ấu học (ở thôn xã), tiểu học (ở phủ huyện) và trung học (ở các tỉnh). Một số trường cao đẳng được thành lập và đến năm 1906 thì mở ra Trường Đại học Đông Dương. Nền văn hóa Pháp qua đó được chuyển hóa vào Việt Nam đã tạo nên sự tiếp xúc giữa văn hóa truyền thống nước ta với văn hóa hiện đại phương Tây.
* Họa sĩ Victor Tardieu (1876-1937) Hiệu trưởng Trường Mỹ thuật Đông Dương từ năm 1925 đến năm 1937
* KTS Ernest Hébrard và sinh viên kiến trúc Việt Nam. Ảnh: Đoàn Đức Thành sưu tầm.
* Giảng viên và sinh viên Trường Mỹ thuật Đông Dương, thập niên 30, thế kỷ XX. Ảnh tư liệu gia đình KTS Nguyễn Ngọc Ngoạn. Ngô Huy Giao sưu tầm.
* Giảng viên và sinh viên Trường Mỹ thuật Đông Dương, thập niên 30, thế kỷ XX. Sv Nguyễn Văn Ninh hàng đầu bên trái.Ảnh tư liệu gia đình KTS Nguyễn Văn Ninh. Đoàn Đức Thành sưu tầm.
Ảnh hưởng của văn hóa phương Tây ở Việt Nam được thể hiện rõ nhất tại các đô thị, trước tiên là các đô thị lớn như Hà Nội và Sài Gòn. Tại đây, bên cạnh những cấu trúc đô thị truyền thống, những “khu phố Ta” đã thấy có những “khu phố Tây” với những cách thức về xây dựng đô thị của châu Âu đã được đưa vào Việt Nam. Tại những không gian đô thị mới này đã mọc lên những tòa nhà uy nghi của chính quyền thực dân như để chứng tỏ sự hiện diện của một thế lực đang áp đặt lên xã hội thuộc địa. Chính quyền thực dân đã cử những kiến trúc sư người Pháp có năng lực để thực hiện những công trình này, họ đã mang được nhiều nét tinh hoa văn hóa và kiến trúc Pháp đã rất phát triển tới những đô thị này. Vượt lên trên những mưu đồ bóc lột và nô dịch của Chủ nghĩa thực dân, nhiều kiến trúc sư người Pháp đã có những đóng góp đáng kể cho sư tiếp xúc và hòa hợp của hai nền văn hóa Đông – Tây với những kiến trúc có sự kết hợp những yếu tố của hai nền văn hóa.

Khoa Kiến trúc trong Trường Mỹ thuật Đông Dương

* Sinh viên Trường Mỹ thuật Đông Dương, thập niên 30, thế kỷ XX. Từ phải sang trái: Tô Ngọc Vân, Nguyễn Cao Luyện, Đoàn Ngọ,... Ảnh gia đình KTS Nguyễn Cao Luyện. Đoàn Đức Thành sưu tầm.
Tháng 11-1925 trường khai giảng khóa đầu (1925-1930) với 12 sinh viên (tuyển từ 270 thí sinh toàn Đông Dương), trong đó 10 sinh viên học hội họa: Lê Văn Đệ, Nguyễn Tường Tam, Mai Trung Thứ, Nguyễn Phan Chánh, Lê Phổ, Công Văn Chung, Lê Ăng Phan, Georgeo Khánh, Nguyễn Xuân Phương, Lê Quang Tỉnh… Khoa Kiến trúc được thành lập (Nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 1-10-1926), là một khoa của Trường Mỹ thuật Đông Dương, cơ sở đào tạo kiến trúc sư của Pháp duy nhất ở nước ngoài.
Ngay khi thành lập Khoa Kiến trúc thì Nguyễn Xuân Phương và Lê Quang Tỉnh được chuyển chuyển sang học kiến trúc. Nguyễn Tường Tam và Lê Ăng phan đang học dở dang thì bỏ, chuyển sang làm nghề khác.
V. Tardieu là một nghệ sĩ có tư tưởng tiến bộ, vượt ra khỏi quan điểm hẹp hòi của Chủ nghĩa thực dân. Trong suốt 12 năm làm Hiệu trưởng Trường Mỹ thuật Đông Dương (1925-1937) ông đã xây dựng nhà trường thành một trung tâm đào tạo các họa sĩ, nhà điêu khắc và kiến trúc sư Việt Nam, được học theo chương trình của Trường Mỹ thuật Quốc gia Paris. Trong thời gian này, nhà trường đã mời các thầy dạy là kiến trúc sư người Pháp có tài năng đã từng sáng tác nhiều công trình ở Pháp và Đông Dương như: KTS Ernest Hébrad (là một trong hai kiến trúc sư đoạt Giải Prix de Rome được giao nhiệm vụ phụ trách quy hoạch - kiến trúc Đông Dương từ năm 1921, người khởi xướng Phong cách Kiến trúc Đông Dương) kiêm Chủ nhiệm Khoa Kiến trúc của Trường. GS Athur Kruze – một người thầy dạy nhiệt tình, có phương pháp sư phạm về chuyên môn kiến trúc độc đáo: Phương án của sinh viên được treo lên, thầy trò cùng bình luận ưu khuyết điểm, sau đó sinh viên sửa chữa bổ sung, nên kết quả học tập tiến bộ nhanh. Các kiến trúc sư vừa giảng dạy vừa sáng tác đã mở mang kiến thức cho sinh viên kiến trúc nhiều mặt như: Gaston Roger; Louis Gaerges Pineau; Jacques Lagisquet,… các kiến trúc sư có xu hướng tiến bộ này đã đào tạo kiến trúc sư thiên về nghệ thuật sáng tạo.
* Bằng kiến trúc sư Trường Mỹ thuật Đông Dương, năm 1939 cấp cho sinh viên Nguyễn Văn Nghi. Chụp lại từ bằng gốc do gia đình KTS Nguyễn Văn Nghi cung cấp. Ngô Huy Giao sưu tầm.
Ngoài môn mỹ thuật học chung còn có các môn khác cho sinh viên kiến trúc: GS Batteur, là Ủy viên Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp, hướng dẫn sinh viên kiến trúc đi vẽ ghi các công trình kiến trúc đình chùa ở Hà Nội và các tỉnh Sơn Tây, Bắc Ninh, Nam Định, Thái Bình,…những tài liệu được hoàn chỉnh và lưu giữ làm tài sản quốc gia. Các giáo trình giảng dạy kiến trúc do Violet le Duc soạn thảo. Sách nghiên cứu chủ yếu của Pháp, có khai thác thêm sách kiến trúc của Trung Quốc và Nhật Bản.
Trong quá trình học tập, một số sinh viên kiến trúc đã bắt đầu sáng tác những công trình biệt thự, nhà ở hàng phố đạt yêu cầu thẩm mỹ cao.
Nằm trong khuôn khổ của những ý đồ “Khai hóa thuộc địa” của Chủ nghĩa thực dân thì không tránh khỏi quan điểm đào tạo có những ý tưởng thiên về thực dụng, chỉ đào tạo những nghệ nhân làm hàng mỹ nghệ chứ không phải những nghệ sĩ có năng lực sáng tạo. Điều này gây phản ứng ở nhiều người và đôi lúc nhà trường có nguy cơ bị đóng cửa. Vì thế rất cần ghi nhận người có công dẫn dắt nhà trường hướng tới việc đào tạo các nghệ sĩ sáng tạo chính là ông Hiệu trưởng V. Tardieu, với sự cộng tác của họa sĩ Nam Sơn đã kiên định quan điểm cho rằng người bản xứ hoàn toàn có khả năng được đào tạo để trở thành những nghệ sĩ tạo hình chân chính.
Nhà điêu khắc Evariste Ronchere - người kế tục hoạ sĩ V. Tardieu làm Hiệu trưởng từ năm 1937 - năm 1942 chủ trương đào tạo kiến trúc sư thực hành, với mục đích để kiến trúc sư người Pháp tìm ý tưởng, còn kiến truc sư Việt Nam vẽ kỹ thuật. Còn hoạ sĩ người Việt thì chuyên sản xuất mỹ nghệ, nên đã chia Trường Mỹ thuật Đông Dương làm hai trường riêng biệt: Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, trong đó có Khoa Kiến trúc và Trường Mỹ nghệ thực hành Hà Nội (Nghị định ngày 22-10-1942 của Toàn quyền Đông Dương). Từ đây, nội dung đào tạo được chuyển đổi và thấp hơn so với chương trình đào tạo kiến trúc sư tại Trường Mỹ thuật Quốc gia Paris.
Tháng 12 năm 1943, lực lượng đồng minh thuộc quân đội Mỹ trong Chiến tranh Thế giới lần thứ II ném bom xuống Hà Nội. Theo chủ trương của Nha Học chính Đông Dương, các trường học phải sơ tán khỏi Hà Nội. Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã chia thành ba bộ phận, sơ tán ở ba nơi:
- Các lớp Mỹ nghệ sơ tán về Phủ Lý, do Georges Khánh và Bùi Tường Viên phụ trách.
- Khoa Kiến trúc và một phần lớn Lớp Điêu khắc vào Đà Lạt, do E.Jonchere phụ trách.
- Khoa Hội họa và một phần nhỏ Lớp Điêu khắc lên Sơn Tây, do giáo sư Inguimberty cùng các họa sĩ Nam Sơn và Tô Ngọc Vân phụ trách.
Năm 1944, Khoa Kiến trúc ở Đà Lạt được nâng thành Trường Kiến trúc, nhưng vẫn trực thuộc Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (Nghị định ngày 22-2-1944).
Sau cuộc đảo chính của Nhật hất cẳng Pháp khỏi xứ Đông Dương ngày 9-3-1945, Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương giải thể vào cuối năm 1945.
Từ năm 1942 đến 1945, Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đào tạo 3 khoá học dở dang, có trên 20 sinh viên kiến trúc không có điều kiện tiếp tục học tập ở trường này.
Trong 20 năm (1925-1945), Trường Mỹ thuật Đông Dương sau này là Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã tổ chức đào tạo được 18 khoá học (trong đó 11 khóa có sinh viên kiến trúc), đã đào tạo tốt nghiệp tạo trên 150 sinh viên ngành Mỹ thuật và trên 77 sinh viên ngành Kiến trúc, có trình độ vững vàng, được học tập theo chương trình giảng dạy và phương pháp đào tạo khoa học của Trường Mỹ thuật Quốc gia Paris ở Pháp.
Kiến trúc sư đào tạo từ Trường Mỹ thuật Đông Dương vẫn hành nghề bó hẹp trong phạm vi các nước Đông Dương, mãi đến đầu năm 1945, Chính phủ Pháp mới công nhận văn bằng kiến trúc sư của Trường Mỹ thuật Đông Dương có giá trị hành nghề ở Pháp và Đông Dương (Nghị định 6-2-1945).
Những sinh viên học dở dang vì đất nước có chiến tranh, việc học bị ngưng trệ, sau đó đã được làm đồ án tốt nghiệp hoặc học tiếp (ở vùng kháng chiến Việt Bắc, ở thủ đô Paris của nước Pháp hoặc ở Sài Gòn). Phần lớn họ đã trở thành người làm nghề và có nhiều đóng góp cho nền kiến trúc mới Việt Nam.

Sáng tác kiến trúc phục vụ dân sinh của thế hệ kiến trúc sư đầu tiên
Những kiến thức nghề nghiệp được nhà trường trang bị đã mở ra chân trời mới cho hoạt động sáng tạo của kiến trúc sư Việt Nam vốn có mong muốn đem sức mình tạo dựng những công trình kiến trúc trên đất nước mình. Không chỉ là học nghề để kiếm sống, các kiến trúc sư hiểu rõ đất nước còn trong vòng nô lệ, cuộc sống người dân còn chịu bao thiếu thốn và đang đòi hỏi những bàn tay tài năng chăm lo việc xây cất nhà cửa cho họ. Học nghề và làm nghề lúc đó không thể tính đến việc cạnh tranh làm các công trình lớn, đặc biệt là các công trình của nhà nước thực dân vốn chỉ dành riêng cho những kiến trúc sư người Pháp từ “chính quốc” sang. Nhiệt huyết làm nghề thôi thúc nên ngay từ khi còn trên ghế nhà trường, nhiều sinh viên đã bằng cách này hay cách khác có được những tác phẩm qua những cuộc thi sáng tác kiến trúc, thiết kế phục vụ dân sinh, dịp để thể hiện tinh thần tìm về nền kiến trúc dân tộc. Nhiều kiến trúc sư đi vào nghề đã chứng tỏ bản lĩnh nghề nghiệp của mình. Giai đoạn đầu (trước những năm 1940) sáng tác của các kiến trúc sư còn chịu ảnh hưởng của văn hoá Pháp, lệ thuộc vào kiến thức của các thầy. Giai đoạn sau, tư tưởng sáng tác đã định hình, các kiến trúc sư đã tìm về cuội nguồn dân tộc, do vậy mà tạo nên những công trình kiến trúc gần gũi với tình cảm người dân hơn.
* Nhà Thủy Tạ bên hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, xây dựng năm 1937 do KTS Võ Đức Diên và KTS Nguyễn Xuân Tùng thiết kế. Ảnh: Đoàn Đức Thành sưu tầm.
Rất nổi trội vào thời kỳ này phải kể đến bộ ba kiến trúc sư đã mở văn phòng kiến trúc đầu tiên ở Hà Nội. Các ông đã đóng góp cho xã hội nhiều công trình đáng ghi nhận. Kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện học rất giỏi, được học bổng đi tu nghiệp tại Pháp, ra nghề không làm việc cho chính quyền thực dân mà mở phòng kiến trúc tư với các bạn học gồm kiến trúc sư Hoàng Như Tiếp cùng khóa và kiến trúc sư Nguyễn Gia Đức học khóa sau. Mỗi người đều đã có sáng tác để lại nhiều ấn tượng tốt ở Hà Nội (Nguyễn Cao Luyện có các biệt thự 65 Lý Thường Kiệt, 77 Nguyễn Thái Học, 215 Đội Cấn, 7 Thuyền Quang... Hoàng Như Tiếp có biệt thự 14 Phạm Đình Hồ… Nguyễn Gia Đức có biệt thự Lê Đình H ở phố Hàng Đẫy, Bình Minh trang ở khu Quần Ngựa...). Công trình mang tính khoa học mang tên Nhà ánh sáng (kiểu nhà ở bình dân không đắt tiền nhưng có môi trường ở tiện nghi, nhiều ánh sáng...) đã làm cho các ông được cảm phục nhờ tính nhân văn, hướng nghề nghiệp vào việc phục vụ đời sống dân nghèo thành thị.
Ở Sài Gòn cũng nổi bật nhiều tác phẩm: Biệt thự của bác sĩ Trần Văn Chương của kiến trúc sư Hoàng Hùng; Câu lạc bộ Thuỷ quân, các biệt thự 40/40 Lò Heo, 150 đường Nguyễn Đình Chiểu, số 6 Nguyễn Huy Lượng, nhà bác sĩ Dương Quỳnh Hoa (góc đường Bà Huyện Thanh Quan - Nguyễn Thị Minh Khai)…của kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát. Một số biệt thự ở Đà Lạt của các kiến trúc sư Phan Nguyên Mậu, Trần Hữu Tiềm, Nguyễn Văn Ninh, Nguyễn Ngọc Chân, Huỳnh Tấn Phát...được dư luận thời bấy giờ đánh giá cao.

Sáng tác kiến trúc phục vụ Cách mạng
Vốn là những kiến trúc sư giàu lòng yêu nước, ngay từ trước Cách mạng Tháng Tám, các kiến trúc sư đầy sức trẻ và tài năng cũng đã đóng góp những công trình thật sự có ý nghĩa lớn cho Cách mạng. Đó là Kỳ đài cao 15 mét được xây dựng giữa đô thành Sài Gòn vào ngày 25-8-1945 phục vụ cuộc mít tinh khổng lồ chào mừng Cách mạng Tháng Tám do kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát (lúc đó 32 tuổi) thiết kế và tạo dựng. Còn ở thủ đô Hà Nội người dân được chứng kiến Lễ đài Độc Lập ở Quảng trường Ba Đình, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc Lập vào ngày 2-9-1945, khai sinh Nhà nước Dân chủ Cộng hòa đầu tiên ở Đông- Nam Á. Công trình do kiến trúc sư Ngô Huy Quỳnh thiết kế và chỉ huy việc xây dựng.* Hồ Chủ tịch xét duyệt quy hoạch thủ đô Hà Nội, 1959, do thế hệ kiến trúc sư đầu tiên thiết kế.
Toàn quốc kháng chiến ngày 19-12-1946, tin tưởng vững chắc vào tiền đồ dân tộc, theo tiếng gọi của Hồ Chủ tịch, nhiều kiến trúc sư đã từ bỏ cuộc sống giàu sang ở đô thị đưa gia đình ra vùng tự do, lên chiến khu Việt Bắc, vượt qua khó khăn gian khổ để hoà vào công cuộc kháng chiến kiến quốc của toàn dân. Các kiến trúc sư đã tự nguyện làm bất kỳ công tác gì có lợi cho cách mạng.
Cuộc sống mới yêu cầu những loại hình kiến trúc mới như hội trường, trụ sở ủy ban, lớp bình dân học vụ, nhà triển lãm, khu giao tế, nhà thông tin...vật liệu chủ yếu bằng tre, gỗ, nứa, lá, khai thác tại chỗ. Các kiến trúc sư đã sáng tác đáp ứng với nội dung sử dụng, tạo nên những hình thức mới, đường nét kiến trúc giản dị, ẩn mình trong rừng cây Việt Bắc, cấu tạo theo kỹ thuật truyền thống được gia công kỹ lưỡng, với vẻ đẹp nao lòng, đã phục vụ đắc lực cho nhiều yêu cầu hoạt động của chính quyền non trẻ, củng cố thêm niềm tin đối với quần chúng nhân dân. Đặc biệt quần thể công trình kiến trúc khu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II đã gây tiếng vang lớn.
Hiệp định Geneve 1954 lập lại hòa bình ở Việt Nam, đất nước bị chia cắt thành hai miền tạo những bối cảnh kinh tế xã hội khác nhau đối với hoạt động kiến trúc. Khung cảnh hòa bình xây dựng đất nước ở miền Bắc, xóa dần vết thương chiến tranh và phát triển kinh tế để tiến tới một xã hội phồn vinh trong sự giúp đỡ chí tình của các nước XHCN khi đó là mảnh đất thuận lợi cho những sáng tạo kiến trúc.
Thủ đô Hà Nội được giải phóng đã tưng bừng đón đoàn quân chiến thắng trở về, gấp rút chuẩn bị cho cuộc đại lễ đón chào Bác Hồ, Đảng và Chính phủ. Địa điểm tiến hành lễ nghi này cũng chính là Quảng trường Ba Đình, nơi 9 năm trước từng có Lễ đài Độc Lập. Việc xây dựng công trình phục vụ đại lễ được giao cho kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh gồm hai công trình là Lễ đài và Đài Liệt sĩ. Trong thời gian rất ngắn, với vật liệu chủ yếu bằng gỗ, hai công trình đã được tạo dựng theo đường nét kiến trúc dân tộc rất bề thế và hoành tráng. Cũng với tinh thần phải làm gấp rút cho những hoạt động của Thủ đô mới giải phóng, một nhà hát và sân khấu ngoài trời cũng bằng gỗ đã nhanh chóng được xây dựng đủ chỗ cho 3000 người, đó là Nhà hát Nhân dân theo thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện.
Hội nghị Kiến trúc sư toàn quốc lần thứ II vào ngày 26,27-4-1957 là dịp để tập hợp lực lượng sau 9 năm kháng chiến giữa các kiến trúc sư từ chiến khu về và các kiến trúc sư trong Hà Nội bị tạm chiếm. Nhiệm vụ to lớn nhưng lực lượng tập hợp lại cũng chẳng lớn lao gì, tất cả chỉ có 20 người. Họ làm việc trong các cơ quan Nhà nước ở Trung ương (Bộ Thủy lợi- Kiến trúc, về sau là Bộ Kiến trúc) và ở Hà Nội (Sở Kiến trúc). Về chuyên môn ở Bộ có 2 cơ quan là Cục thiết kế Dân dụng (sau là Viện thiết kế Kiến trúc) và Cục Đô thị – Nông thôn (sau là Viện quy hoạch Đô thị và Nông thôn). Những kiến trúc sư có năng lực nhất làm việc ở đây đã là trụ cột của hoạt động kiến trúc thời kỳ này.
Nằm ở vị trí đối diện với Hội trường Ba Đình, quần thể kiến trúc gắn với vị Chủ tịch nước, Bác Hồ kính yêu không chỉ thể hiện lòng tôn kính vô hạn của toàn Đảng toàn dân đối với Người mà còn là tâm huyết cháy bỏng của các kiến trúc sư mong được đóng góp sức mình vào công việc cao cả này. Có vinh dự hàng đầu phải kể đến kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh đã được giao nhiệm vụ sáng tác ngôi nhà bằng gỗ dạng nhà sàn làm nơi ở và làm việc của Bác. Công trình giản dị như chính cuộc đời của Bác nay đã trở thành vật lưu niệm linh thiêng về vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.
Năm 1960, Nhà nước chủ trương xây Lễ đài Ba Đình bằng gạch kiên cố hơn, kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh vẫn thiết kế theo tinh thần lễ đài gỗ trước đây, nhưng thể hiện đúng bản chất của vật liệu gạch và bê tông, hiện đại hơn nhưng vẫn mang phong cách kiến trúc truyền thống.
Bước vào cuối những năm 1950 đầu những năm 1960 cho tới ngày đất nước thống nhất, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội tiến hành ở miền Bắc đòi hỏi những cố gắng lớn lao để xây dựng một hệ thống hạ tầng cho xã hội mới, các kiến trúc sư lúc này đứng trước những nhiệm vụ cực kỳ to lớn và họ đã hết sức nỗ lực cho sự nghiệp đó.
Cơ quan Chính phủ từ vùng kháng chiến về Thủ đô tất yếu phải có chỗ làm việc, các kiến trúc sư đã thiết kế nhiều trụ sở cơ quan làm việc. Khởi đầu là Trụ sở Bộ Kiến trúc ở Vân Hồ do kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Chân thực hiện. Công trình có hình khối chắc, khỏe nhìn về phía công viên Thống Nhất đánh dấu bước phát triển mới khu vực phía Nam của Hà Nội. Cùng với nhiều trụ sở cơ quan khác, công trình có kiến trúc gây ấn tượng vào lúc này là Trụ sở Tổng cục Thống kê do kiến trúc sư Đoàn Văn Minh thiết kế. Công trình có vị trí đẹp góc phố Hoàng Diệu và Hoàng Văn Thụ đã được tác giả khai thác khéo léo với mặt nhà cong như để ôm lấy một quảng trường trong tương lai. Tầng một là tầng đế vững chắc cho các tầng trên với các trụ giả suốt ba tầng tạo vẻ hoành tráng theo phong cách Kiến trúc Cổ điển (phương Tây). Cũng ở khu Vân Hồ và nằm không xa trụ sở Bộ Kiến trúc còn có tòa nhà dùng làm Trụ sở Liên cơ quan của Hà Nội do kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Ngoạn thiết kế cũng tạo được một hình ảnh kiến trúc bề thế và nhẹ nhõm.
Kiến trúc trường học cũng là đòi hỏi lớn vào thời gian này. Ngoài một số trường đã có cơ sở cũ thì nhiều trường mới thành lập phải xây dựng cơ sở mới. Gây ấn tượng mạnh về kiến trúc trường học thời kỳ này phải kể đến công trình Trường đại học Thủy lợi, một quần thể kiến trúc lớn trên một khu đất rộng mà tác giả thiết kế là kiến trúc sư Đoàn Văn Minh, thêm một lần nữa chứng tỏ tài năng kiến trúc của mình. Mặt chính tổng thể kiến trúc dàn ra cả một đoạn phố, chính giữa được nhấn mạnh bằng khối cao gắn bó chặt chẽ với các khối bên theo một tỷ lệ và nhịp điệu hài hòa. Cũng nằm trên một không gian bề thế về phía Tây của Thủ đô, kiến trúc Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc do kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Chân thiết kế cũng gây được ấn tượng tốt bởi tính trang nghiêm và không kém phần trong sáng của tổng thể kiến trúc mà trung tâm là khối nhà Hội trường đặt trước một không gian quảng trường ấm cúng. Đóng góp cho thể loại kiến trúc trường học còn phải kể đến công trình của Trường trung cấp Thương nghiệp là sáng tác của kiến trúc sư Tạ Mỹ Duật với nhiều nét nhẹ nhàng, thanh thoát có phong cách mới mẻ.
Kiến trúc các công trình công cộng xây dựng vào thời kỳ này được xem là đóng góp vô cùng quan trọng của bàn tay các kiến trúc sư lớp đầu của nền kiến trúc mới Việt Nam. Có ý nghĩa lớn về chính trị và xã hội phải kể đến công trình Hội trường Ba Đình được sử dụng làm nơi họp Quốc hội và các đại hội lớn của Đảng và Nhà nước, trong lúc chưa xây dựng được trụ sở chính thức của Quốc hội. Các tác giả thiết kế là kiến trúc sư Trần Hữu Tiềm và kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện (khi đó là Thứ trưởng Bộ Kiến trúc có vai trò chỉ đạo). Việc xác định địa điểm xây dựng dựa theo phác thảo nhanh về Quy hoạch khu Ba Đình của kiến trúc sư Ngô Huy Quỳnh (với ý tưởng gắn kết hội trường với trụ sở của các bộ kề bên). Vào lúc mà điều kiện đầu tư xây dựng rất hạn hẹp và phải làm nhanh để sớm phục vụ, các tác giả đã phải vượt qua nhiều khó khăn để làm nên một kiến trúc có quy mô khá lớn vào lúc đó...Một tác phẩm kiến trúc công cộng khác được đánh giá cao vào thời kỳ này là nhà Bảo tàng Việt Bắc ở Thái Nguyên do kiến trúc sư tài hoa Hoàng Như Tiếp thiết kế. Công trình có diện tích tới 2000m2, trên một đỉnh đồi, với 5 khối trưng bày được liên kết khéo léo bằng hành lang và tiền sảnh, có những sân trong làm vườn cảnh rất sinh động. Tác phẩm được đánh giá là thành công trong sự hài hòa giữa tính hiện đại và tính dân tộc.
Cùng với những đóng góp về kiến trúc công trình như nêu trên thì về mặt quy hoạch đô thị các kiến trúc sư lớp đầu tiên cũng có những đóng góp không nhỏ. Được chuyên gia các nước bạn XHCN khi đó giúp đỡ, việc lập quy hoạch các đô thị được triển khai mạnh, trước tiên là thủ đô Hà Nội. Kiến trúc sư Ngô Huy Quỳnh đã có nhiều năm học tập ở Liên Xô (cũ), nay cùng với các chuyên gia Liên Xô tạo bước khởi đầu về nghiên cứu quy hoạch của đô thị quan trọng nhất của cả nước này. Sau Thủ đô, nhiều thành phố công nghiệp mới cũng đã được làm quy hoạch như các thành phố Thái Nguyên, Việt Trì, Vinh... với công sức đóng góp của các kiến trúc sư Đàm Trung Phường, Khổng Toán.
Ở cương vị lãnh đạo cơ quan chuyên môn quy hoạch đô thị, kiến trúc sư Hoàng Như Tiếp dành tâm huyết cho công việc này không chỉ ở việc chuyên môn cụ thể mà ở cả tầm nhìn chiến lược đối với ngành khoa học mới mẻ này. Cũng như vậy, kiến trúc sư Tạ Mỹ Duật khi nhận nhiệm vụ lãnh đạo cơ quan quy hoạch của Hà Nội cũng đã có nhiều đóng góp lớn lao trong việc triển khai công việc này trên địa bàn Thủ đô.
Những bản phác thảo quy hoạch cho các đô thị nêu trên đã có vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo và quản lý các hoạt động xây dựng tại các đô thị trong giai đoạn đầu của công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta. Rất nhiều khu công nghiệp đã hình thành theo quy hoạch, kèm theo đó là hệ thống giao thông, cầu cống, các hệ thống kỹ thuật cung cấp điện, cấp nước và thoát nước cho các khu đô thị mới phát triển. Nhiều khu dân cư được chỉnh trang có môi trường sống tốt hơn cùng với việc phát triển hệ thống hạ tầng xã hội về văn hóa, giáo dục, thương nghiệp, y tế…
Nhu cầu phát triển nhanh nhà ở cho cán bộ và nhân dân đòi hỏi việc xây dựng những khu ở tập trung tại các đô thị lớn Hà Nội, Hải Phòng, Vinh... Các kiến trúc sư ở Cục Đô thị – Nông thôn với sự giúp đỡ của nước bạn đã lập quy hoạch các khu ở theo cấu trúc quy hoạch tiểu khu, tạo cơ sở cho việc hình thành các khu ở mới như Kim Liên, Trung Tự, Giảng Võ ở Hà Nội, An Dương ở Hải Phòng, Quang Trung ở Vinh.
Quy hoạch và kiến trúc các khu ở mới đã thể hiện mối quan tâm của xã hội tạo chỗ ở cho đông đảo người dân lao động. Trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn, việc xây dựng phải hết sức tiết kiệm nhưng các kiến trúc sư đã hết sức cố gắng để kiến trúc có thể “đẹp trong điều kiện có thể” như phương châm cho việc thiết kế vào lúc đó. Hướng vào việc xây dựng kiểu công nghiệp hóa, nhà ở được thiết kế cho kỹ thuật nhà lắp ghép là loại kỹ thuật trước đây chưa từng làm, nhưng việc thiết kế đã vượt qua nhiều khó khăn, đã tạo dựng nhiều khu nhà ở tập thể đủ khang trang cho đông đảo người dân lao động ở các đô thị.
Kiến trúc xây dựng ở miền Bắc vừa qua giai đoạn khôi phục kinh tế sau chiến tranh, bước sang kế hoạch xây dựng 5 năm là thứ nhất thì cũng là lúc đế quốc Mỹ gây ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ ngày 5-8-1964 và leo thang gây chiến tranh phá hoại miền Bắc. Phần lớn thành quả của giới kiến trúc sư thực hiện trong 10 năm hoà bình và trước đó đã bom đạn phá huỷ. Để đời sống đáp ứng với cuộc chiến tranh huỷ diệt, giới kiến trúc sư miền Bắc một lần nữa đi tìm loại hình kiến trúc mới để bảo vệ thành quả cách mạng, chống lại các loại bom đạn phá huỷ. Đó là loại “nhà hầm” để Bác Hồ, Bộ Chính trị ở và làm việc trong lúc máy bay bắn phá. Đó là các cơ sở làm việc của Đảng và Nhà nước sơ tán ở trong các rừng sâu thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc. Đó là hàng chục đài phát thanh, cơ quan thông tấn, các kho tàng xây dựng trong các hang động cao đến 5-7 tầng… kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Chân tuổi ngót 60 vẫn chủ trì thiết kế vượt qua những làn bom đạn đến những công trường theo dõi thi công những công trình tuyệt mật ấy trong nhiều năm.
Để đánh dấu chiến công của quân và dân Nam Định bắn rơi nhiều thần sấm, con ma- những không lực Hoa Kỳ- kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện có một tác phẩm kiến trúc rất độc đáo. Đó là công trình Bảo tàng Cổ vật, mà tư duy sáng tạo dường như có phần “đi trước thời gian” nên đã không được chấp nhận ngay khi nó xuất hiện. Kiến trúc này được xem là thuộc “phong cách biểu hiện” mà thế giới đã làm nhiều nhưng ở nước ta mới có lần đầu. Tinh thần đổi mới phong cách kiến trúc của kiến trúc sư lão thành đã là tấm gương để nhiều kiến trúc sư trẻ học tập.
Sau khi Bác Hồ qua đời, Đảng và Chính phủ quyết định xây dựng Lăng để bảo quản thi hài cho con cháu muôn đời sau được chiêm ngưỡng Người. Việc thiết kế công trình Lăng Bác Hồ được các chuyên gia Liên Xô (cũ), nơi có nhiều kinh nghiệm giúp đỡ, có sự phối hợp của các kiến trúc sư thế hệ đầu tiên trong quá trình phác thảo tìm ý cũng như quá trình hoàn thiện, như các kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện, Nguyễn Văn Ninh, Hoàng Như Tiếp, Vương Quốc Mỹ,…Đặc biệt là kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Chân là người chủ trì về phía Việt Nam thiết kế Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông đã thiết kế phương án Lăng theo gợi ý của Bộ Chính trị Việt Nam, kiên trì thuyết phục các chuyên gia Liên Xô thiết kế kỹ thuật theo phương án Việt Nam như đã xây dựng.
Vào thời điểm miền Bắc khôi phục kinh tế, tiến lên XHCN và sau đó xảy ra chiến tranh phá hoại, thì ở miền Nam nước ta đang tiếp tục sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc tiến tới thống nhất Tổ quốc. Tại các thành thị, bộ máy chính quyền thực dân mong muốn duy trì vai trò thống trị dựa vào nguồn lực từ bên ngoài cũng tạo được khung cảnh yên ổn làm ăn cho người dân. Trên đất Sài Gòn mọc lên nhiều công trình mới và dần có bộ mặt kiến trúc mới, trong đó có sự đóng góp tài năng của nhiều kiến trúc sư thuộc thế hệ đầu tiên.

Đóng góp của kiến trúc sư miền Nam
Trong số các gương mặt kiến trúc sư có nhiều hoạt động nghề nghiệp đóng góp vào sự phát triển nền kiến trúc mới Việt Nam trên địa bàn phương Nam, chủ yếu là ở Sài Gòn, thì kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát là một trường hợp đặc biệt nổi trội.
Sau năm 1954, đất nước chia hai miền, kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát được phân công hoạt động bí mật ở Sài Gòn. Để hoạt động hợp thức, ông hợp tác làm việc tại văn phòng của kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thiện, thiết kế nhiều công trình có giá trị. Trong cương vị Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, với bề bộn công việc lãnh đạo, ông vẫn dành nhiều thời gian cho kiến trúc, trực tiếp vẽ kiểu hoặc chỉ đạo xây dựng các công trình ở căn cứ cách mạng, trong đó có Hội trường để phục vụ đại hội Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam ở Lò Gò, phác thảo phương án quy hoạch thủ phủ tạm thời của Chính phủ Cách mạng ở Lộc Ninh.
Lực lượng sáng tác kiến trúc ở miền Nam lúc này được tập hợp từ nhiều nguồn: Kiến trúc sư quê miền Nam ra Hà Nội học ở Trường Mỹ thuật Đông Dương đã tốt nghiệp hoặc sinh viên kiến trúc đang học thì xảy ra chiến tranh, sau đó sang Pháp học tiếp tại Beaux – Arts de Paris (khi tốt nghiệp được nhận bằng của chính phủ Pháp: bằng DPLG, diplomé par le gouvernemet). Những sinh viên không có điều kiện du học thì sau này học tiếp và tốt nghiệp ở Trường đại học Kiến trúc Sài Gòn. Kiến trúc sư ngoài Bắc tốt nghiệp ở Trường Mỹ thuật Đông Dương đã di chuyển vào trong Nam khi đất nước bị chia cắt, năm 1954. Lực lượng kiến trúc sư ở Sài Gòn khá đông đảo, trên 50 người.
Nổi bật nhất giữa trung tâm đô thành Sài Gòn là công trình Dinh Độc Lập do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế, được xây dựng trên nền móng của Dinh Norodom xưa (xây dựng vào năm 1868, sau này bị bom phá sập). Công trình có quy mô bề thế trên khuôn viên đất rộng 13 hecta, trên một trục không gian kéo dài qua đại lộ tới khu cây xanh lớn Thảo Cầm Viên. Ông cũng là tác giả của nhiều công trình kiến trúc được xã hội đánh giá cao như khu Đại học Thủ Đức, Đại học Nông – Lâm – Súc ở Thủ Đức, Trụ sở Hàng không Việt Nam ở Sài Gòn, Viện Hạt nhân ở Đà Lạt, Trường Sư phạm Huế, Khách sạn Hương Giang (I và II) ở Huế…
Kiến trúc trường học chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động sáng tác của các kiến trúc sư ở phía Nam, tập trung chủ yếu ở Sài Gòn, Thủ Đức và một phần ở Huế, Cần Thơ như: Đại học Thủ Đức nằm cạnh xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa. Công việc thiết kế được giao cho nhiều kiến trúc sư, ngoài Đại học Nông – Lâm – Súc còn có Trường Bách khoa, Trường Kinh tế, Vũ Tòng là người thiết kế. Kề bên khu giảng dạy còn có khu biệt thự (làng đại học) là nhà ở của các thầy giáo (khoảng 200 biệt thự). Kiến trúc các biệt thự rất đa dạng, phần lớn do các kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng, Nguyễn Duy Đức, Tô Công Văn, Lê Văn Lắm thiết kế.
Trong số các công trình kiến trúc phục vụ văn hóa, nổi bật nhất là nhà Thư viện Quốc gia (nay là Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh) nằm ở một vị trí khá đẹp tại trung tâm thành phố (góc phố Lý Tự Trọng và Nguyễn Trung Trực). Các tác giả thiết kế (Nguyễn Hữu Thiện, Bùi Quang Hanh) đã tạo hình khéo léo kết hợp khối nhà nằm ngang của các phòng đọc với khối đứng là kho sách, đem lại những hình ảnh sinh động từ nhiều góc nhìn. Đặc biệt mặt nhà khối phòng đọc được trang trí bằng mạng lưới hoa văn bê tông kết hợp những panô vuông, đúc nổi hình rồng phượng đã gây được hiệu quả tốt về sự kết hợp tính hiện đại của khối nhà với những chi tiết trang trí khai thác từ kiến trúc truyền thống.
Kiến trúc ngân hàng là một phạm vi hoạt động nghề nghiệp mà các kiến trúc sư ở miền Nam đã có những đóng góp đáng kể. Ngân hàng Việt Nam Thương tín cao 11 tầng ở vị trí góc phố Tôn Thất Đạm và đại lộ Hàm Nghi đã cho thấy dấu hiệu về sự tìm đến kiến trúc hiện đại thế giới với sự đóng góp của nhiều kiến trúc sư. Phương án được chọn để thực hiện là của kiến trúc sư Phạm Văn Thâng. Cùng theo tinh thần khai thác kiến trúc hiện đại thế giới có thể kể đến kiến trúc của nhiều ngân hàng khác như Ngân hàng Trung Nam (góc phố Nguyễn Công Trứ và Nam Kỳ Khởi Nghĩa) của Văn phòng Kiến trúc sư Hoa - Thâng - Nhạc. Việt Nam Công thương Ngân hàng do kiến trúc sư Trần Văn Ba thiết kế cũng như các công trình dịch vụ về thương mại, tài chính như: Trụ sở Công ty Bảo hiểm V.A.R (Lê Văn Lắm), Thương xá Crystal Palace (Ngô Viết Thụ).
Vào các năm 1965 – 1970 còn có các công trình Trung Nam Ngân hàng (Phạm Văn Thâng).
Về khách sạn và nhà ở, sớm nhất là Khách sạn Caravelle (nay là Khách sạn Độc Lập) khởi đầu do kiến trúc sư Masson người Pháp thiết kế, nhưng sau khi Pháp rút lui khỏi miền Nam thì Văn phòng Kiến trúc Hoa - Thâng - Nhạc thiết kế, xây dựng năm 1956, khánh thành năm 1962. Khách sạn 11 tầng này từng được coi là “tối tân và đẹp nhất ở Sài Gòn”.
Không thua kém về mức độ trang bị hiện đại, công trình REX hotel của kiến trúc sư Lê Văn Cấu và Crystal Palace hotel (nay là Khách sạn Hữu Nghị) ở góc đường Nguyễn Huệ - Ngô Đức Kế là sáng tạo của kiến trúc sư Vũ Bá Đính được đánh giá là hiện đại và trang nhã.
Kiến trúc nhà ở không phải là lĩnh vực được quan tâm nhiều, tuy cũng có xây dựng nhiều khu cư xá như Phú Lâm, Trương Minh Giảng, Tân Thuận Đông... Một số khu ở của công chức thuộc tầng lớp trên trong xã hội, đặc biệt là các cư xá của cán bộ ngành ngân hàng với các kiểu biệt thư đơn lập và song lập: Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (đường Trương Minh Giảng, Thoại Ngọc Hầu) kiến trúc sư Phạm Văn Thâng thiết kế. Cư xá Thanh Đa là hiện tượng cá biệt xây dựng nhà ở cho dân cư đông đảo trên khu đất rộng 36 hecta nằm cạnh kênh Thanh Đa và sông Sài Gòn, cấu trúc khu nhà gồm hai phần (giống như hai nhóm nhà ở trong một tiểu khu nhà ở) cho trên 5000 gia đình.
Sau năm 1975, đất nước thống nhất, phần lớn kiến trúc sư tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Đông Dương tuổi đã cao, song bằng kinh nghiệm và sự từng trải, các ông vẫn tiếp tục sự nghiệp cao cả của kiến trúc sư là làm đẹp đất nước. Các ông đã chủ trì hoặc tham gia thiết kế nhiều đồ án quy hoạch đô thị ở Thủ đô và các tỉnh thành trong cả nước. Nhiều công trình lớn như Bảo tàng Hồ Chí Minh, Nhà hát Hoà Bình, Sân bay Quốc tế Nội Bài, Cung Thiếu nhi Thủ đô, các trụ sở Tỉnh uỷ, Uỷ ban Nhân dân, khách sạn, Trường đại học lớn… đã được các ông chủ trì, thiết kế hoặc chỉ đạo thực hiện đã đạt chất lượng cao. Do sớm được tiếp cận với những thành tựu của kiến trúc hiện đại thế giới, mặt khác có sự khai thác nhuần nhuyễn kiến trúc truyền thống và yếu tố khí hậu nên kiến trúc mang được sắc thái địa phương, thể hiện những đặc trưng phong cách kiến trúc hiện đại – dân tộc – nhiệt đới hóa, tao nên những tác phẩm rất phong phú, đa dạng đáp ứng với yêu cầu cách mạng và tạo được nhiều hình ảnh sinh động.
Sự đóng góp của các kiến trúc sư thế hệ đầu tiên cho bộ mặt kiến trúc ở khắp nước ta là rất đáng kể. Những hoạt động nghề nghiệp nêu trên, tuy không phải là tất cả, nhưng có thể xem là tiêu biểu cho sự nghiệp chuyên môn của thế hệ kiến trúc sư đầu tiên đã đóng góp cho nền kiến trúc mới Việt Nam.
Sự đóng góp của kiến trúc sư thế hệ đầu tiên cho Tổ quốc là vô cùng quý báu, các ông đã để lại cho hậu thế một tấm gương sáng ngời. Các ông đã đặt những viên gạch bằng công sức của mình xây dựng ngôi nhà Việt Nam, ngôi nhà - Tổ quốc của chúng ta ở thời đại vươn tới phồn vinh và hoà đồng với thế giới văn minh. Tổ quốc ghi công của các ông bằng những tấm huân chương, huy chương cao quý. Về sáng tạo văn học – nghệ thuật, thế hệ kiến trúc sư đầu tiên đã có những gương mặt tiêu biểu, được Chủ tịch nước tặng những giải thưởng cao quý:
Giải thưởng Hồ Chí Minh, đợt 1, năm 1996 cho tác phẩm của các kiến trúc sư: Nguyễn Cao Luyện, Huỳnh Tấn Phát, Hoàng Như Tiếp.
Giải thưởng Nhà nước, đợt 1, năm 2001 cho tác phẩm của các kiến trúc sư: Nguyễn Văn Ninh, Nguyễn Ngọc Chân, Đoàn Văn Minh, Ngô Huy Quỳnh, Nguyễn Hữu Thiện, Nguyễn Quang Nhạc, Đàm Trung Phường.

LỜI KẾT
Thế hệ kiến trúc sư đầu tiên của nền kiến trúc mới Việt Nam trong lịch sử có nhiều nét đẹp, thể hiện rõ nhân cách lớn, bản lĩnh lớn, giàu sức sống, là gương sáng cho các kiến trúc sư hậu thế noi theo.
Với tay nghề và kiến thức vững vàng, giàu tính sáng tạo, song thế hệ kiến trúc sư đầu tiên lại sống trong hoàn cảnh nước mất, nhà tan. Làm kiến trúc mà không có hoà bình, đó là thiệt thòi lớn cho một thế hệ, lại là thế hệ đầu tiên. Khát vọng làm nghề cháy bỏng, ý thức dân tộc và lòng yêu nước cao, nhiều kiến trúc sư đã theo tiếng gọi của Bác Hồ, rời chốn thị thành phồn hoa lên chiến khu Việt Bắc, vào bưng biền, vượt khó khăn gian khổ để phụng sự Tổ quốc. Không ít bỡ ngỡ đứng trước cảnh bom đan tàn phá tiêu điều, vườn không nhà trống, rừng thiêng nước độc, thiếu thốn đủ bề ở chiến khu. Thư Bác Hồ gửi Hội nghị Kiến trúc sư ở Thản Sơn soi sáng: "Chúng ta phải tuỳ hoàn cảnh mà xây dựng ngay trong khi kháng chiến và sau khi kháng chiến thành công. Các kiến trúc sư đã hoàn thành sứ mệnh cao cả của Tổ quốc giao. Gia tài để lại cho các thế hệ sau chính là những nỗ lực trong quá trình hoạt động nghề nghiệp. Đó là những viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho sự nghiệp kiến trúc Việt Nam./.
Trich từ Blog của Bác Đoàn Đức Thành
 ------------------------

Kiến trúc sư Nguyễn Quang Nhạc
Picture
Giáo sư – kiến trúc sư Nguyễn Quang Nhạc không chỉ sáng tác kiến trúc mà còn giảng dạy tại Trường cao đẳng Kiến trúc Sài Gòn (Trường đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) từ năm 1958 đến ngày hưu trí, năm 1990.
  RELATEDNAME_1



Kiến trúc sư Nguyễn Quang Nhạc sáng tác nhiều tác phẩm kiến trúc tiêu biểu, là người thầy học rộng biết nhiều, thông tuệ, suốt đời tận tuỵ gương mẫu với công việc, một trí thức toàn diện.

Ông sinh ngày 7-6-1924 tại thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Năm 1943 cùng Phạm Văn Thâng, Trần Văn Tải, Vương Quốc Mỹ ra Hà Nội học ở L'école supérieure des Beaux- Arts de L'Indochine(1), học đến năm thứ hai thì Nhật đảo chính Pháp, trường chuyển vào Đà Lạt rồi giải thể. Đang vui bỗng dưng bị hẫng hụt, đành ở nhà ra thư viện tìm sách kiến trúc xem cho đỡ nhớ trường, nhớ thầy, nhớ bạn và chờ thời.
Năm 1950 ông sang Pháp học và hành nghề kiến trúc sư, tám năm sau trở về nước mở văn phòng và giảng dạy tại Trường đại học Kiến trúc Sài Gòn. Mái trường gắn bó cả đời ông từ khi còn trai trẻ đến khi nghỉ hưu.Việc đầu tiên sau khi về nước ông đã cùng các kiến trúc sư Phạm Văn Thâng, Nguyễn Văn Hoa khai trương Văn phòng kiến trúc sư tư vụ Hoa- Thâng- Nhạc ở Sài Gòn. Nhóm tác giả ba thành viên này sáng tác thiên về phong cách Kiến trúc Hiện đại, thông thạo nhiều lĩnh vực: quy hoạch đô thị, kiến trúc công nghiệp, kiến trúc dân dụng. Trong mỗi lĩnh vực các ông thực hiện đều xuất sắc nhiều thể loại.

Giáo sư – kiến trúc sư Nguyễn Quang Nhạc không chỉ sáng tác kiến trúc mà còn giảng dạy tại Trường cao đẳng Kiến trúc Sài Gòn (Trường đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) từ năm 1958 đến ngày hưu trí, năm 1990. Năm 1967-1975,Ông được bổ nhiệm làm Trưởng Khoa Kiến trúc-Viện đại học Sài Gòn, ông có công đào tạo hàng trăm kiến trúc sư, học trò của ông đang đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng đất nước hiện nay. Giới nghề bầu ông làm Đoàn trưởng - Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Kiến trúc sư Đoàn. Năm 1975-1990, ông được giao trọng trách Chủ nhiệm Bộ môn Kiến trúc Dân dụng-Trường đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh, được phong hàm Giáo sư bậc II. Đại hội bầu ông làm Phó Tổng Thư ký Hội Kiến trúc sư thành phố Hồ Chí Minh 3 khoá liền (1981-1999), Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Kiến trúc sư Việt Nam khoá III,IV,V. Cống hiến của ông đã được Nhà nước tặng Huân chương Lao động Hạng III (1977). Năm 2001 ông được Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật, đợt I.

Với Giáo sư – kiến trúc sư Nguyễn Quang Nhạc, sáng tác kiến trúc và giảng dạy là hai việc song song đồng hành, ông nhận ra hai lĩnh vực này luôn hỗ trợ cho nhau ngày một thêm hoàn thiện. Để có một vị trí sáng tác đạt đến đỉnh cao nghệ thuật đẹp như cái tâm trong sáng của người thầy mẫu mực, hết lòng với sinh viên ông đã lao tâm khổ tứ tự rèn luyện cả một đời người.
Kiến trúc sư Nguyễn Quang Nhạc từ trần 4h ngày 17-8-2004 tại thành phố Hồ Chí Minh.
Thụy Nhã www.cad.vn (Nguồn: diendankientruc)
----------------------

KTS danh tiếng: Ngô Viết Thụ



Ngô Viết Thụ (Sinh: 17 tháng 9, 1926 tại Lang Xá, Thừa Thiên-Huế.
Mất: 1 tháng 1, 2000 tại Saigon, thọ 73 tuổi), là một kiến trúc sư Việt

Nam danh tiếng, ông đã đoạt giải Khôi nguyên La Mã năm 1955 là tác giả nhiều công trình kiến trúc hiện đại tại VN. Là con của ông Ngô Viết Quang và bà Nguyễn Thị Trợ. Ông lập gia đình với bà Võ Thị Cơ từ năm 1948, trong khi theo học dự bị kiến trúc tại trường Cao đẳng Kiến trúc ở Đà Lạt. Trong giai đoạn 1950-1955, ông là sinh viên ngành kiến trúc tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Quốc gia ở Paris. Năm 1955, ông nhận giải nhất Giải thưởng lớn Roma về kiến trúc, thường được gọi là khôi nguyên La mã, và tốt nghiệp kiến trúc sư D.P.L.G.. Trong thời gian 1955-1958, ông lưu trú tại Biệt thự Medicis của viện hàn lâm Pháp tại Roma để làm nghiên cứu về quy hoạch và kiến trúc.






Từ năm 1960, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ về Việt Nam làm việc theo lời mời của

Tổng thống Ngô Đình Diệm. Ông đã tổ chức triển lãm các dự án nghiên cứu của ông ở châu Âu tại Tòa Đô Chính Sài Gòn. Nhà cầm quyền và dư luận rất quan tâm đến dự án nối kết Sài Gòn với Chợ Lớn của ông bằng một khu trung tâm hành chính mới. Rất tiếc là vì lý do thời cuộc, dự án này không thực hiện được.Năm 1962, ông là người châu Á đầu tiên trở thành Viện sĩ Danh dự của Viện Kiến trúc Hoa Kỳ (H.F. A.I.A.)J.H. Van den Broek, Arne Jacobsen, Steen Eiler Rasmussen, Hector Mestre, Amancio Williams, Hernan Larrain-Errazuriz, Emilio Duhart H., Jerzy HryniewieckiJohn B. Parkin. cùng với một số kiến trúc sư danh tiếng cùng thời như vàÔng đã thiết kế nhiều công trình xây dựng lưu dấu ấn đầy giá trị về kỹ thuật lẫn mỹ thuật.



Từ năm 1960, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ về Việt Nam làm việc theo lời mời của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Ông đã tổ chức triển lãm các dự án nghiên cứu của ông ở châu Âu tại Tòa Đô Chính Sài Gòn. Nhà cầm quyền và dư luận rất quan tâm đến dự án nối kết Sài Gòn với Chợ Lớn của ông bằng một khu trung tâm hành chính mới. Rất tiếc là vì lý do thời cuộc, dự án này không thực hiện được.












Năm 1962, ông là người châu Á đầu tiên trở thành Viện sĩ Danh dự của Viện Kiến trúc Hoa Kỳ (H.F. A.I.A.) cùng với một số kiến trúc sư danh tiếng cùng thời như J.H. Van den Broek, Arne Jacobsen, Steen Eiler Rasmussen, Hector Mestre, Amancio Williams, Hernan Larrain-Errazuriz, Emilio Duhart H., Jerzy Hryniewiecki và John B. Parkin.

Sau sự kiện 30 tháng 4, 1975, ông bị bắt đi học tập cải tạo một năm.
Ông đã thiết kế nhiều công trình xây dựng lưu dấu ấn đầy giá trị về kỹ thuật lẫn mỹ thuật. Ông còn cộng tác với nhiều KTS khác trong các công trình Viện Quốc Tế Mỷ

Thuật Paris (với nhóm KTS Pháp, 1958-1960), chợ Đà Lạt (chỉnh sửa lại tổng thể thiết kế của KTS Nguyễn Duy Đức, bổ sung thiết kế cầu nổi và các khu phố lầu, 1958-1962), Trường Đại Học Y Khoa TP Hồ Chí Minh (trưởng nhóm KTS Việt Nam, cộng tác với nhóm KTS Mỹ).





Ngoài ra, ông còn chứng tỏ năng lực xuất sắc của mình trong lĩnh vực hội họa với bức tranh "Thần Tốc" và bộ tranh Sơn hà cẩm tú. Bộ tranh này và được treo trong dinh Thống Nhất, gồm có 7 bức, mỗi bức dài 2 m và rộng 1 m. Ông cũng là một nghệ sĩ sành sỏi các loại nhạc cụ dân tộc như đàn nguyệt, đàn tranh, đàn kìm và sáo, để lại hàng trăm bài thơ và bài viết.
Ông qua đời năm 2000 tại Saigon.




Con trai ông, Tiến sĩ, kiến trúc sư (KTS) Ngô Viết Nam Sơn hiện là một chuyên gia về kiến trúc và quy hoạch đồng thời cũng là giảng viên đại học tại Bắc Mỹ. KTS Ngô Viết Nam Sơn tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Washington, thạc sĩ tại Đại học Tổng hợp California thành phố Berkeley và văn bằng KTS tại Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh. Tham gia các dự án đã và đang được thi công như Phố Đông Thượng Hải (được giải thưởng danh dự của Viện kiến trúc Hoa Kỳ), Đô thị mới Filinvest và Nhà ga sân bay quốc tế Aquino tại Philippines, Cao ốc đa chức năng Almaden tại San Jose (Mỹ), Cao ốc Công ty HDB tại Singapore, Trung tâm huấn luyện phi công tại Orlando (Mỹ), Tổng mặt bằng quy hoạch phát triển mở rộng campus và khu dân cư lân cận của Đại học Washington tại Seattle (Mỹ). Có 3 dự án mà anh mong có cơ hội cùng hợp tác với những người có cùng chí hướng:
- Giáo dục - Học bổng Ngô Viết Thụ: Tìm nguồn hỗ trợ tài chính và cộng tác về tổ chức quản lý để tuyển chọn mỗi năm một nhóm chuyên viên thuộc nhiều ngành (quy hoạch, kiến trúc, kỹ thuật, kinh tế, xã hội và quản lý) cùng đi làm việc trong 3 tháng hè tại một nước APEC với sự hướng dẫn của một nhóm giáo sư hoặc chuyên gia quốc tế, để nghiên cứu một vấn đề bức xúc của đô thị, sau đó đúc kết lại trong một báo cáo về khả năng ứng dụng các bài học kinh nghiệm đó tại Việt Nam.
- Quy hoạch - Tư vấn chiến lược: Viết bài hoặc tham gia vào các nhóm tư vấn chiến lược cho các nhà lãnh đạo trung ương và địa phương trong việc vạch ra đường hướng mới cho chiến lược và chiến thuật phát triển và bảo tồn di sản đô thị tại các vùng đô thị đang phát triển mạnh.
- Kiến trúc Việt Nam và APEC: Cùng vận động để các KTS Việt Nam được quyền hành nghề tại các nước APEC, và hợp tác cùng đồng nghiệp trong việc lập ra một trường phái kiến trúc hiện đại có bản sắc riêng, gắn liền với truyền thống lịch sử và văn hóa của Việt Nam, đặc biệt là trong thiết kế các công trình với kỹ thuật tiên tiến; quy hoạch và kiến trúc một campus đại học tổng hợp quốc tế tại Việt Nam.
(Trích từ:
 
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%B4_Vi%E1%BA%BFt_Th%E1%BB%A5
http://web.thanhnien.com.vn/Kieubao/2006/3/5/140834.tno)
Publié par DAT NGUYEN à 16:47
http://xaydungqh.blogspot.com/2008/06/kts-danh-ting-ng-vit-th.html

------------------------------------
Đẹp trong cái nhìn tổng quát
09.11.2007
KTS Nguyễn Trọng Kha được đào tạo tại Pháp, về dạy Đại học Kiến trúc Sài Gòn từ năm 1972. Hiện nay ông là giảng viên khoa Kiến Trúc và quy hoạch của một số trường Đại học tại Paris . Nhân chuyến trở lại TP. Hồ Chí Minh lần này, ông chia sẻ những cảm nhận ban đầu
Thưa ông, ông có nhận xét gì về bộ mặt kiến trúc Sài Gòn trong lần về nước này?
- Trước đây, vào những năm 1987 - 1988, mỗi lần về nước trong chương trình trao đổi Pháp - Việt, tôi phải dừng tại Bangkok để cho sinh viên Pháp thấy được Á châu như thế nào. Dần dần, khi Trung Quốc và Việt Nam mở cửa mạnh mẽ thì “khuôn mặt kiến trúc” cũng thay đổi rất nhiều. Lần này, sau gần hai mươi năm xa Sài Gòn tôi mới trở lại và cũng mới được ít ngày, chưa đi được nhiều nơi nhưng tôi đã thấy nhiều ngôi nhà rất đẹp. Thậm chí bây giờ về mặt kiến trúc nội thất, mình làm hay hơn bên Tây, bên Thái Lan…

Theo ông, vì sao mà có được thực tế lạc quan như ông thấy?
- Vì người Việt Nam rất có khiếu. Chương trình và phương pháp đào tạo kiến trúc sư ở Việt Nam có thể chưa tốt, nhưng chuyện làm nên cái đẹp không cần lý luận nhiều. Cảm thức thẩm mỹ trước hết từ bản năng dội ra rồi mới suy nghĩ, đúc kết. Tôi lại được biết, kiến trúc sư bên mình thường kiêm nhiệm thi công hoặc đeo đuổi công việc thi công rất tận tình. Cộng thêm cái tính chất “thủ công” của quá trình làm ra sản phẩm cũng cho ta một vẻ đẹp nội thất “mềm” hơn, có tình cảm hơn.
Một điều nữa là quan niệm về cái nhà đã thay đổi. Mức sống được nâng cao, kéo theo nhu cầu hưởng thụ về ở. Gia đình Việt Nam nay cũng khác xưa; ít con hơn, các thế hệ không còn sống chung theo kiểu “tam, tứ đại đồng đường” trong một không gian chật chội, thiếu tiện nghi…

Còn những điều gì chưa ưng ý, thưa ông?
- Phải nói rằng tôi chú trọng nhiều về mặt quy hoạch hơn là nhà ở và tôi thường dạy sinh viên sáng tác trong cái nhìn tổng quát. Một ngôi nhà đẹp phải nằm trong một khu nhà đẹp, trong cả một thành phố đẹp. Tôi vừa được bạn bè đưa đến xem một khu biệt thự có giá cỡ 400.000 USD/ngôi, cảm thấy từng cái nhà thì tốt nhưng tính trật tự đô thị và môi trường chung không đạt yêu cầu. Cứ liên tưởng đến một bãi đậu xe hơi; có nhiều xe đời mới, loại đắt tiền, nhưng đậu ngổn ngang, mất trật tự…
Ở đô thị Việt Nam, số nhà xây tự phát có lẽ nhiều hơn nhà do kiến trúc sư thực hiện. Tính tự phát thấy rõ qua việc “thoải mái” sử dụng vật liệu; trong khi ở Pháp chẳng hạn, người ta quy định trong một khu phố thì chỉ được dùng một số loại vật liệu nào đó mà thôi.
Người mình cũng hay tận dụng diện tích, trên một miếng đất hẹp vẫn muốn có diện tích xây dựng tối đa. Phải chăng đó là do tâm lý “lo xa”, muốn có “của để dành”, hoặc cho rằng nhà giàu thì phải… đồ sộ? Hay cũng có thể vì giá đất quá cao nên phải xây tận dụng? Dù sao thì tình trạng nói trên cũng làm giảm cái đẹp, cái sang của ngôi nhà. Ở góc độ quản lý kiến trúc đô thị, cần phải quy định tỷ lệ xây dựng trên một đơn vị diện tích đất, để hạn chế tác hại đó.



Được biết, trong khuôn khổ chương trình trao đổi Pháp - Việt, ông thường có dịp đi về các vùng nông thôn. Ông nghĩ gì về bản sắc kiến trúc Việt Nam qua những chuyến đi ấy?
- Trong nhà ở nông thôn Việt Nam , không gian thờ kính khá đặc trưng. Và tôi nhận thấy nhà ở thôn quê Nam Bộ rất uyển chuyển, rất cởi mở khi xử lý không gian này. Nếu như ngôi nhà “cổ truyền” của nông thôn miền Bắc thường bố trí bàn thờ thụt sâu bên trong, không muốn để người ngoài đi vào khu vực đó; thì ở Nam Bộ rất khác, gian thờ làm to nhất, chủ nhà niềm nở tiếp khách ở ngay chỗ thờ ông bà, tạo nên sự giao hòa ấm cúng thường ngày.
Còn nhiều ví dụ nữa, nhưng theo tôi, bản sắc là cái hình thành một cách tự nhiên, thành cá tính không thể áp đặt; nó sinh ra để đáp ứng nhu cầu thật sự, cụ thể, của cuộc sống con người trong từng thời đại, từng vùng miền. Hiểu như vậy thì kiến trúc “cứ tự nhiên mà sống”. Ngay như kiến trúc tôn giáo vốn rất đặc trưng, rất “công thức”, như chùa Việt chẳng hạn, tôi nghĩ rồi nó cũng phải khác đi, giống như kiến trúc nhà thờ bên châu Âu đã từng thay đổi qua các thời kỳ lịch sử.

Vâng, có lẽ KTNĐ sẽ bàn sâu về kiến trúc nông thôn vào một dịp khác. Xin trở lại vấn đề ở trên, ông có nói đến việc “sáng tác trong cái nhìn tổng quát”. Vậy cái nhìn tổng quát của ông là…
- Trong chuyến trở về thăm thú nơi này nơi kia, tôi hết sức lạc quan về thành tựu kinh tế, về quyết tâm làm giàu của dân ta; nhưng thú thật, về mặt văn hóa xã hội thì tôi hơi… rụt rè khi nêu nhận xét. Có lẽ ở đâu cũng vậy, làm ra đồng tiền dễ hơn “làm ra” kiến thức.
Ngôi nhà đẹp - khu phố đẹp - thành phố đẹp; muốn đạt cả ba cái đó, từ cá thể đến tổng thể hay từ tổng thể đến cá thể, theo chiều nào cũng phải từng bước tuần tự. Kiến trúc là sản phẩm tổng thể của xã hội. Nhưng nếu kiến trúc làm tốt thì có thể tác động ngược trở lại trật tự xã hội.

Trong những ưu tư về kiến trúc nước nhà, tôi nghĩ quan trọng nhất vẫn là phương thức đào tạo, trang bị kiến thức nền cho con người làm kiến trúc. Và phải đưa kiến thức - văn hóa kiến trúc đi sâu, tỏa rộng vào quần chúng nhân dân. Để đáp ứng nhu cầu này, một ấn phẩm có đường hướng như Tạp chí KTNĐ quả thật là cần thiết, bên cạnh những cách thức, những phương tiện khác.
Xin chân thành cảm ơn ông
------------------
KTS. Võ Thành Lân


Một bài phát biểu của KTS. Võ Thành Lân
  Xin chào các bạn đồng nghiệp,
Kính thưa Quý ông, Quý bà



Nghề với nghiệp là hai thứ gắn liền với nhau như hai mặt của một bàn tay. Kiến trúc sư cũng là một nghề như mọi nghề khác và cũng phải: “Mang lấy nghiệp vào thân!”.

Thế giới nầy hàng ngày có một số nghề mất đi và cũng có nhiều nghề mới xuất hiện, đó là quy luật tự nhiên, và điều đó phản ánh một thực tế là công việc nào không còn có ích cho đời thì không có lý do để tồn tại. Chúng ta, những kiến trúc sư thật là may mắn khi chọn cho mình một cái nghề gắn liền với cái nhu cầu thiết yếu của con người từ thuở sơ khai và chắc là sẽ còn cần thiết lâu dài. Một lọai nghề đặc biệt có một thứ ngôn ngữ riêng mà ai cũng có thể hiểu được trong cái thế giới rộng lớn bao la nầy.

Trong thâm tâm, mỗi kiến trúc sư đều tự hào về cái vị trí xã hội đó và thường kháo nhau rằng ai muốn thành kiến trúc sư phải tốn công học hành vất vả, còn đã là kiến trúc sư thì rất dễ dàng hội nhập bằng vai phải lứa với hầu hết mọi giới trong cuộc đời. Một kiến trúc sư có thể dễ dàng nói chuyện một cách hết sức hiểu biết nhau với bác nông dân, với anh xích lô, với chàng trai miền núi, với chị bán rau ngòai chợ…có thể thù tạc không chút e ngại với nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, thầy giáo…có thể vẽ tranh, bình luận bóng đá…và rất có khả năng nhanh chóng hiểu các chị em đang muốn gì, có vấn đề gì cần giải quyết !…- Kiến trúc sư là như thế và phải như thế vì cái nghề nầy cần như thế!

Nghề kiến trúc sư chỉ có Thầy chứ không có Tổ, cho nên cái nghiệp của nó phải tự nó gánh vác, khắc chướng gì cũng phải tự mà gỡ không có Thánh thần nào ngồi sẳn đó để hối lộ, để mà cầu xin ban phước, giải oan. Cái nghiệp của kiến trúc sư cũng lớn như cái vóc xã hội của cái nghề, cũng mênh mông và bất định trong sự lu tỏ nhập nhòe của cuộc đời. Một cái nghiệp dễ dắt người ta lạc vào cái cỏi phiêu diêu mộng ảo làm ta quên mất cái chức phận của mình, quên mất rằng cái nghiệp của chúng ta không phải là một thứ bí ẩn của số phận mà chỉ là một lời răn, là sự nhắc nhở :“Hãy trả nợ cuộc đời bằng chính cái nghề của mình”.- Cái nghiệp của chúng ta là như thế !, đơn giản và chân thực như thế thôi.

Nước ta hiện nay có bao nhiêu kiến trúc sư ? – Có thể nhiều mà cũng có khi rất thiếu. Nhiều là nhiều người có bằng kiến trúc sư, ít là ít kiến trúc sự thực sự mang lên đôi vai của cái nghiệp của mình. Thực ra còn có phân lọai: kiến trúc sư già trẻ, trong Hội hay ngòai Hội, kiến trúc sư là đảng viên hay ngòai đảng; lại còn có thêm kiến trúc sư là thạc sĩ, là tiến sĩ, là giáo sư…có rất nhiều cách định danh, và mỗi danh xưng lại có không gian tư duy và họat động khác nhau thậm chí khác nhau hòan tòan.

- Có người suốt đời chỉ biết làm cán bộ, làm quan chưa từng sản xuất ra một bản thiết kế nào nhưng lại rất giỏi cái việc làm cho tác giả của những bản thiết kế nào đó đó cụt hứng bất cứ lúc nào


- Có những người trên danh thiếp trước chữ kiến trúc sư có đến vài tiếp đầu ngữ được ghi rất sang trọng nhưng suốt đời hoặc từ rất lâu rồi chưa hề cầm đến cây bút vẽ thế mà lại rất thạo cái việc phát biểu trước hội đồng nầy, hội thảo nọ và làm rất tốt cái việc tạo ra những phiên bản giống y như họ cho những ai có nhu cầu.…



Còn nhiều, còn rất nhiều sự khác biệt không thể tương thích nổi giữa những người mang danh là kiến trúc sư trong xã hội. Nhiều đến mức việc định nghĩa kiến trúc sư là ai, kiến trúc sư làm gì trở thành một việc không cần thiết, chỉ có những anh dở hơi mới cần có cái định nghĩa vô bổ như thế!


Có phải thực sự là như thế không ?

- Tôi hồi mới ra trường, còn trẻ ham vui, rán sức cậy cục nặn ra được một cái gọi là đồ án gởi đi dự thi quốc tế. Phước chủ may thầy, được một cái giải thưởng nho nhỏ. Thế là được lên báo lên đài, được kết nạp vào Hội, được đưa vào Ban chấp hành từ đó cho đến nay.

- Cách nay không lâu, có lần tôi được Sở Xây dựng mời làm giám khảo cuộc chi thiết kế chung cư với dự án được mô tả có quy mô vài ngàn tỷ đồng với lời mời rất chân tình và thiết tha. Nhưng khi tôi hỏi thù lao trả cho tôi trong công việc nầy là bao nhiêu thì mọi thứ trở nên khác hẵn, tôi được nhìn như là một người ngòai hành tinh. Ở đâu cũng vậy, tại hội đồng thẩm định Cung hội nghị quốc gia với vốn đầu tư mấy trăm triệu đô; tại cuộc thi quốc tế quy họach Thủ Thiêm; nơi hội đồng giải thường nhà nước…không thấy ai nói gì đến thù lao cụ thể cả mà chỉ là những chiếc phong bì tùy hỉ. Cung cách đối đãi nầy thể hiện sự kéo dài của một cách nhìn về trí thức như là lọai thành phần xã hội mà ý kiến chuyên môn của họ chỉ được nhìn nhận ở mức tham khảo; thể hiện một thói quen cái gì có sẵn thì dùng và của ai muốn lấy thì lấy.

- Chừng hai năm trước, một ngày đẹp trời nọ có người mang đến nhà cho tôi một cái huy chương, Huy chương vì sự nghiêp văn hóa với giấy chứng nhận do bộ trưởng Bộ Văn hóa và TT ký hẳn hoi. Dần dà hỏi ra mới biết tôi được thưởng huy chương cùng lúc với một số kiến trúc sư khác. Tự xét, tôi thấy mình thực sự có công trạng gì đâu, thì ra chỉ là vì cái danh sách xin huy chương kia nếu có thêm tên tôi xem chừng sẽ tròn trịa về thành phần cấu tạo hơn, dễ thuyết phục hơn mà thôi. Vốn là người nhẹ dạ, tôi nghĩ thôi kệ người ta vui thì mình cũng vui…Thế nhưng làm ta không thể không suy nghĩ về sự tồn tại của mình, sự tồn tại đó có phải như là một thực chất xã hội hay là một lọai chỉ cần để cấu tạo hoặc trang trí cho đẹp chơi ?!

- Gần nay thôi có các bạn trẻ hỏi tôi rằng qua 30 năm làm kiến trúc sư tôi cảm nhận thế nào về nghề nghiệp của mình. Một câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng lại khó quá cho tôi để mà trả lời. Nhớ lại rằng từ khi sinh ra còn chưa biết gì, rồi thì tập ăn tập nói, rồi đi học; tới 15 tuổi thì đã biết xuất tinh, nhìn trộm con gái…và tới 18 tuổi thì biết đủ thứ, đã có thể lấy vợ, làm bố…Thế mà từ khi mang danh kiến trúc sư đến nay đã 30 năm rồi vẫn còn bối rối trước câu hỏi mình là ai và làm gì !- Tại sao thế nhỉ ?, tại sao cái vấn đề lẽ ra là cái sự đơn giản nhất lại trở thành khó khăn và ám ảnh đến mức khó chịu như vậy ?

Người xưa nói “ Ngũ thập tri thiên mệnh” – Đêm nằm ngẩm nghĩ cái mệnh nào của mình đây ?, mình đang là to hay nhỏ; To chứ, vì mình đã từng có mặt ỡ những nơi quan trọng, đã từng đứng ngồi gần các ông to nắm trong tay tiền tỷ tỷ của nhà nước , hay đã từng tiếp xúc với các đại gia bảnh chọe thứ gì cũng biết…Nhưng lại cũng rất nhỏ, nhỏ bởi vì mình chỉ được làm những cái việc mà người ta cho mới được làm, nhỏ bởi vì mình chỉ làm theo cái việc người ta biểu mình, sai mình làm mà thôi…Lớn là bởi vì mình đang có những thứ mà nhiều người khác không có, nhỏ ở chỗ người ta có cho thì mình mới có được dù anh có tài giỏi siêng năng đến mấy thì cũng một phép mà tuân thủ..!!!.

Thật tình nhiều lúc có ý định bỏ nghề vì thấy sao kỳ cục quá:

- Kỳ cục nhất là mấy ông bà chủ bên A, ai cũng trịch thượng đòi chia tiền thiết kế như thể họ có quyền ban cho hay lấy đi cái công sức lao động của mình và nếu không có họ thì sẽ không có gì cả cho anh em mình.

- Cùng một công việc như nhau, nếu là người nước ngòai thì được hưởng thiết kế phí cao hơn kiến trúc sư trong nước 10-20 lần. Đồ nội có yếu hơn đồ ngọai thì cũng không thể có cách đánh giá về giá trị sáng tạo hay khả năng sản xuất chênh lệch xa đến mức như vậy.

Đây không chỉ là sự phân biệt đối xử, mà từ lâu đã là một lọai vật cản không vượt qua được trên con đường đi lên và hội nhập của ngành thiết kế kiến trúc nước nhà. Cái giá thiết kế hiện nay đang đặt các kiến trúc sư và doanh nghiệp của mình trước bờ vực của sự phá sản, đang biến chúng ta thành những tên ăn cắp, ăn cắp định nghĩa theo công ước Bernt; đang biến chúng ta trở thành những tên tội đồ nhỏ nhoi và tội nghiệp.

Bây giờ các cuộc thi thiết kế, người ta thích yếu tố nước ngòai và thậm chí còn tìm cách lọai hẳn các kiến trúc sư trong nước ra khỏi cuộc chơi, do vậy nhiều anh em mình do ham việc phải bấm bụng mà núp dưới một cái tên Tây tên Tàu nào đó để tìm cơ hội mong manh ngay trên sân nhà. Lẽ ra một anh nước ngòai phải theo một anh local thì mới đúng - Tình thế hiện nay là rất kỳ cục như vậy. Các ông quan chức lớn ở Bộ vô tình với dân mình đến thế sao ?! – Chắc chắn là không vô tình đâu, vì sự tồn tại những tập đòan dưới trướng của họ mới thực sự là điều cần quan tâm và càng ít đi các văn phòng thiết kế tư nhân thì càng tốt chứ sao !?

- Cà nước có chừng 10 trường có đào tạo kiến trúc sư. Các trường phải tuân thủ nghiêm ngặt chương trình giảng dạy, học trò muốn được học phải qua xét tuyển kỹ càng. Nhưng bên cạnh đó mỗi tỉnh có một ông quan cấp Sở có quyền cho hoặc không cho giấy phép hành nghề và danh sách các ông quan nầy không nằm trong một danh mục nào cả !

- Với tấm bằng kiến trúc sư cộng thêm một số quen biết cần thiết, kiếm một chỗ ngồi cấp phép xây dựng, một chân quản lý dự án, hay quản lý một vài thứ lằn nhằn gì đó ở các cơ quan quản lý xây dựng, quản lý kế họach, quản lý đầu tư…xem chừng kiếm ăn khá hơn và bảnh bao hơn, được người ta xum xoe ve vuốt, hơn là phải khoanh tay cúi đầu nhịn nhục trước những cái "thùng rỗng" và gò lưng trên bản vẽ với cái mộng tưởng làm đẹp cho đời.

Và còn nhiều thứ trái khóay khác có kể hết cũng đến mai !

Và cứ như thế cái nghiệp đời phủ cái bóng đen to lớn của nó cái nghiệp nghề bất phân phải trái, trắng đen. Và cứ như thế mỗi ngày một chút, cái nghề kiến trúc sư trở thành cái nghề vẽ thuê, cái nghề làm dịch vụ, là cái cớ góp phần thực hiện những toan tính nhiều mầu lắm vẻ nhưng bên trong chứa đựng không ít điều hắc ám.

Chân thành xin lỗi các đồng nghiệp!


Chả có mấy khi gặp gỡ nhau đông đúc thế nầy. Thường thì tiêu chí vui vẻ được đặt lên hàng đầu trong những cuộc anh em đồng nghiệp có dịp gần gũi nhau, vui vẻ là cần thiết, là thuộc tính tự nhiên của kiến trúc sư, không ai giỏi hơn các kiến trúc sư về việc tạo ra sự vui vẻ dù bất cứ ở đâu và trong hòan cảnh nào.

Và song song, cũng không ai hơn kiến trúc sư về cái khả năng nhận ra chân tướng những éo le của cuộc đời. Chúng ta không bi kịch hóa cuộc đời, cũng như không tự huyễn hoặc mình trong một cái bối cảnh không gian mộng tưởng nào đó, kiến trúc sư là những người vui vẻ và chân thực, hồn nhiên và đáng yêu.

Một tiếng nói chung nào đó ở đây vào lúc nầy theo tôi nghĩ đều không ngòai mục đích bảo vệ cái tính chất nghề nghiệp trong sáng và yêu đời của chúng ta, trong mỗi người chúng ta bắt đầu từ việc dẹp bỏ tự ái và những lời thị phi sang một bên mà định nghĩa lại : Ai là kiến trúc sư ?, và bao giờ thì ta thực sự là một kiến trúc sư ? – Phải kiên trì trả lời cho được câu hỏi nầy dù đó là một câu hỏi khó trả lời, bởi vì tuy không khó về nội dung và chữ nghĩa mà lại rất khó ở tại lòng người !

Không vượt qua được câu hỏi nầy thì làm sao cái nghiệp nghề và cái nghiệp đời thành một được – Làm sao để khi nói đến kiến trúc sư thì chủ yếu là nói đến người làm công việc sáng tác và thiết kế thực sự chứ không phải đánh đồng với kiến trúc sư quan, kiến trúc trúc sư quản lý, kiến trúc sư thầu, kiến trúc sư chạy chọt… Một khi câu hỏi còn đó thì chúng ta còn phải sống theo cái kiểu phân thân nữa vời và trong hòan cảnh nầy chúng ta có gặp nhau thì cũng chỉ gặp có một nữa của mỗi người mà thôi. Một ngàn cái một nữa cũng không bao giờ thành một được. Có vui cũng là vui gượng kẻo mà…

Để trở thành một: một thực thể xã hội, một nguồn lực quốc gia, một tình yêu nghề nghiệp chân phương, một trách nhiệm cá nhân hòan hảo của giới kiến trúc sư, cần phải bắt đầu từ một không gian nghề nghiệp lành mạnh và hiệu quả hơn. Tất cả, tất cả có gì khác hơn đó là cần phải có một KIẾN TRÚC SƯ ĐÒAN. Mà nào có xa lạ chi, khó khăn chi, cả thế giới nầy thiên hạ ai cũng làm vậy.


Nãy giờ tôi nói có gì chưa đúng hay làm phiền lòng ai, xin hãy bỏ qua vì nỡ nào bắt lỗi một kẻ thiệt tình – Có tâm đắc về điều gì đó qua cái tâm sự lòng thòng của tôi thì xin cũng đừng vỗ tay vì có gì mới lạ đâu mà tán thưởng. Điều tôi nghĩ cần làm lúc nầy là giữ nửa phút im lặng để chúng ta thực sự thấy rằng chúng mình rất gần nhau…
Kiến trúc sư Võ Thành Lân



-------------------------------------------------

GƯƠNG MẶT "VINH DANH NƯỚC VIỆT"
Kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị
24/12/2004


CÔNG TY TNHH KIẾN TRÚC SƯ HỒ THIỆU TRỊ VÀ CỘNG SỰ

Đôi nét về tiểu sử:
KTS Hồ Thiệu Trị sinh năm 1945 tại Long Xuyên – Việt Nam . Quốc tịch: Pháp
Sau khi tốt nghiệp trường đại học Kiến trúc Sài Gòn, năm 1974, KTS Hồ Thiệu Trị sang Pháp, tại đây, ông đã tiếp tục học thêm về chuyên môn kiến trúc tại Paris, cũng trong thời gian này KTS Hồ Thiệu Trị trở thành thành viên chính thức của Hội Kiến trúc sư Pháp (năm 1979), đồng thời là KTS quy hoạch (Mỹ, năm 1984).
Trong suốt thời gian sống và làm việc tại Pháp, ông đã từng làm việc tại văn phòng của KTS DEVINOY, tham gia thiết kế nhiều công trình trụ sở làm việc, trung tâm thương mại, bệnh viện và các công trình văn hoá công cộng, sau đó hợp tác và là thành viên của Công ty CR Architecture (tại Paris) của KTS Claude Costantini & KTS Michel Regembal – tác giả của Sân vận động Stade de France nổi tiếng.
Năm 1995, KTS Hồ Thiệu Trị trở lại Việt Nam , bắt đầu với việc cải tạo, nâng cấp Nhà hát Lớn Hà Nội. Năm 1998, thành lập Công ty Hồ Thiệu Trị E.S.A.S tại Hà Nội, tiền thân của Công ty Kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị & Cộng sự (Ho Thieu Tri Architect & Associates) ngày nay.

Quá trình làm việc:
Năm 1979: Thành lập văn phòng kiến trúc sư Ho Thieu Tri Architect ESAS tại Paris – Pháp
Năm 1980 đến nay: Hợp tác và làm việc với công ty CR Architecture: Costantini – Regembal Architect (Paris)
Năm 1995 đến nay: Thành lập Công ty Ho Thieu Tri Architecte E.S.A.S tại Hà nội
Năm 2002 đến nay: Thành lập Công ty Kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị & Cộng sự (Ho Thieu Tri Architect & Associates) tại Hà nội.

Các công trình thực hiện tại Pháp cùng với CR Architecture:
1994-1996: Thiết kế Toà nhà Hiệp hội các ông chủ vùng Loiret (tại Orleans, Loiret)
1994-1997: Sân vận động Quốc gia Pháp (Seine-Saint-Denis) 80.000 chỗ ngồi
1994-1997: Tham gia dự án đấu thầu Sân vận động KOLN (Cologne-Đức)
1994-1998: Trúng thầu dự án Khu 50 căn hộ HLM và nhà vườn (Paris)
1997: Nhà hát – Phòng hoà nhạc Zenith de Clermont – Ferrand 8.000 chỗ
1997-1999: Thiết kế Trung tâm Nghe nhìn Beaugency
1998: Trung tâm nghe nhìn Narbonne
1998: Tham gia và trúng thầu dự án Sân thể thao & đỗ xe 4.800m2 tại Yvelines.
1998-2001: Trúng thầu dự án Khu căn hộ Pla và căn hộ cứu trợ xã hội
(Seine Saint-Denis)
1999: Toà nhà văn phòng Grimbergen (Bruxulles, Bỉ) diện tích 33.000m2
1999: Dự án Trung tâm thương mại và văn phòng khách sạn tại Kerepesi, Budapest, Hungari với tổng diện tích 200.000m2
1999: Trung tâm Thương mại Tongres (Bỉ)
1999: Dự án Sảnh lễ tân lớn khu Auverghe et Zenith
2000: Tham gia dự án đấu thầu Sân vận động Franckfurt (Đức) 55.000 chỗ ngồi
(đạt giải Nhì)
2000: Tham gia thiết kế Khu liên hợp Thể thao Olympique Bắc Kinh 2008
2001: Công trình cải tạo bảo tàng lịch sử văn hoá Polonaise (Paris)
2001: Bản quy hoạch Trung tâm thành phố Saint Georges 30ha.


Các giải thưởng đã giành được tại Pháp:
Tại Pháp, cùng với CR Architecture, KTS Hồ Thiệu Trị đã tham gia thiết kế và giành được nhiều giải thưởng uy tín về kiến trúc như:
- Giải thưởng Thước kẻ Bạc;
- Giải thưởng về kiến trúc khu vực vùng;
- Giải thưởng kiến trúc đặc biệt kiến trúc quốc tế cho công trình Sân vận động Stade de France.


Các giải thưởng kiến trúc đã đạt được tại Việt Nam :
Năm 1997: Giải thưởng kiến trúc do Bộ Văn hoá Thông tin trao tặng dành cho công trình tôn tạo Nhà hát Lớn Hà Nội, đóng góp vào sự thành công Hội nghị cấp cao 7 các nước Pháp ngữ.
Năm 1998: Bộ Văn hoá Thông tin, Bộ Xây dựng và Hội Kiến trúc sư Việt nam trao giải thưởng cho việc tu bổ, cải tạo, nâng cấp Nhà hát Lớn Hà Nội.
Năm 2002: Bộ Xây dựng trao giải A cho phương án kiến trúc Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình
Năm 2003: Bộ Xây dựng trao giải A cho phương án kiến trúc Nhà Quốc Hội & Hội trường Ba Đình mới.
Năm 2003: Bằng khen của UBND tỉnh Quảng Ninh về công trình Trung tâm Tổ chức Hội nghị tỉnh Quảng Ninh.
Năm 2004: Giải 3 cuộc thi phương án thiết kế Trụ sở Tổng công ty Vận tải và Dịch vụ công cộng Hà Nội Transerco.


Tại Việt nam, KTS Hồ Thiệu Trị & các cộng sự đã thiết kế nhiều công trình nổi tiếng như:
1997: Tôn tạo Nhà hát Lớn Hà Nội
2000: Trung tâm Chiếu phim Quốc gia (Láng Hạ, Hà Nội)
2001: Khu biệt thự cao cấp Hồ Tây (Đặng Thai Mai, Tây Hồ, Hà Nội)
2001: Cao ốc Văn phòng 21 tầng Bitexco (Q1, TP Hồ Chí Minh)
2002: Trung tâm Ngôn ngữ Văn minh Pháp L’ Espace (24 Tràng Tiền, Hà Nội)
2002: Khách sạn 5 sao Tân Hoàng Cung (Huế)
2002: Resort Mỹ Cảnh – Bảo Ninh (Đồng Hới, Quảng Bình)
2003: Trung tâm Tổ chức Hội nghị tỉnh Quảng Ninh (Hạ Long, Quảng Ninh)
2003: Khu du lịch sinh thái Giang Điền 30ha (Đồng Nai)
2004: Nhà hỗn hợp cao tầng ở & làm việc 21 tầng Lilama (124 Minh Khai, HN)
2004: Khách sạn Zephir (4-6 Bà Triệu, Hà nội)
2004: Nhà câu lạc bộ Sân gôn Tam Đảo (Vĩnh Phúc)
2004: Quy hoạch Khu đô thị mới Nam thị xã Vĩnh Yên 1300ha (Vĩnh Phúc)
2004: Quy hoạch Khu đô thị mới Đại Phước 464ha (Đồng Nai)
2004: Quy hoạch Khu đô thị mới Nhơn Phước 201ha (Đồng Nai)
2004: Trụ sở làm việc Tỉnh uỷ Kiên Giang
2004: Trung tâm Kinh doanh đồng bộ 3 chức năng Toyota Mỹ Đình (Mỹ Đình)
2004: Cao ốc văn phòng 10 tầng (63 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q1, TP HCM)
2004: Cao ốc văn phòng 15 tầng (10 Công trường Quốc tế, Q1, TP HCM)… và nhiều công trình, biệt thự cao cấp khác … 
 

KTS Nguyễn Trường Lưu:”Muốn kiến thiết đô thị, phải biết cầm cương quy hoạch”


(Nguon: Lao Động Cuối tuần số 32 Ngày 09/08/2009)
Kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu. K73.












(LĐCT) – Trong những công trình của kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu như: Kho bạc nhà nước, Đài Truyền hình TPHCM, Khu tưởng niệm các Vua Hùng ở công viên Lịch sử Văn hoá Dân tộc TPHCM, quận 9…, tất cả đều để lại dấu ấn của vùng đất miền Nam nắng gió, phóng khoáng, mạnh mẽ và hiện đại.
Riêng công trình đền tưởng niệm Vua Hùng là một khái niệm rộng mở để gắn kết tâm linh người Việt với nguồn cội. Nhưng có lẽ những công trình đó được giải thưởng của Hội Kiến trúc sư VN vẫn là một nốt đàn riêng không hợp bè với dàn nhạc quy hoạch đầy ngổn ngang lộn xộn hiện nay.
Người ta nói căn bệnh trầm kha của đô thị TPHCM đến bây giờ thì không thể nào chữa nổi. Ông nghĩ sao về điều này?- Tôi từng sống ở Hà Nội, đến năm 1976 vào Sài Gòn. Ngay những ngày đầu ở đây, tôi đã có cảm nhận trong mình một đô thị không ổn. Sài Gòn là một cái lò nung, nơi nhiều người muốn sự thành đạt thì vào đây, nhưng sau khi thành đạt rồi lại muốn tìm cảm giác bình yên, thanh thản, không xô bồ ở Hà Nội. Tuy nhiên, phải nhìn ở góc độ kinh tế, mỗi năm, GDP của TPHCM tăng 10%, chiếm tỷ trọng 30% GDP cả nước. Nên phát triển thế nào để giữ được văn hoá? Tôi không cổ xuý cả thành phố người đi rầm rập, nhưng đã là con người, ai cũng muốn thành công, muốn có nhiều thứ.
Mặt khác, trong một đô thị, phải có không gian này, không gian khác. Ơ TPHCM trước đây, người ta thường bảo: “Ăn quận 5, nằm quận 3″ (quận 5 có nhiều quán ăn ngon, quận 3 nhiều nhà biệt thự yên tĩnh, thoáng mát, nhiều cây), nhưng đến nay đã khác lắm rồi. Sắp tới, quận 3 là nơi tập trung nhiều cao ốc văn phòng nhất sau quận 1. Tương tự, Đà Lạt trước đây thưa thớt, êm đềm, thì nay cũng sắp trở thành lò lửa (cả khí hậu đang nóng dần lên, lẫn việc nâng cấp thành đô thị loại 1).
Cái chính là khi thay đổi như vậy, người dân có chịu thiệt thòi? Đấy mới là bài toán. Mới đây, xem chương trình thời sự, tôi lại thấy người ta khánh thành con đường đắt nhất thế giới ở Hà Nội. Đắt, mà vẫn là con đường xô bồ, nhiều công trình nhà phố chen chúc lô nhô, như thế thì quá lãng phí. Hay như ở TPHCM có con đường Nguyễn Văn Trỗi tốn kém là thế, mà chỉ giải quyết mặt giao thông, còn hình ảnh nhà phố vẫn lam nham.
Tất cả là do không có thiết kế đô thị, không triệt để trong công tác chỉnh trang đô thị. Ở đấy chỉ là vấn đề mở con đường to hơn. TP đang lúng túng trong quy hoạch. Đó mới là điều chính. Còn những vấn đề như ngập nước, lô cốt, tắc đường… thì một đô thị đã 300 năm (có những hạ tầng kỹ thuật đã tồn tại khoảng 200 năm), từ khoảng một triệu dân phát triển lên đến 8 triệu dân thì rõ ràng, toàn bộ hệ thống hạ tầng cơ sở đều phải làm lại, nên không tránh khỏi những cảnh bề bộn, dang dở, bực mình. Chỉ có điều, trong giai đoạn này, thi công từng khúc như thế nào thì phải tính toán cho hợp lý.
Như vậy, ông cho rằng, một khi quy hoạch lúng túng và bế tắc, thì cách duy nhất để sửa dần chính là bàn tay thiết kế đô thị?- Đúng! Chúng ta không đổ đồng các con đường như nhau. TPHCM mới đây bắt đầu ngồi lại nghiên cứu, bắt đầu từ khu trung tâm thành phố. Trước đây chúng ta có dễ dãi quá không? Cũng có lúc, để nâng cấp hạ tầng, phải chống chọi với những hỗn loạn, nhưng vấn đề là người hoạch định chính sách phải biết cầm cương, cho con ngựa-quy hoạch lồng đến đâu, chống chọi được cú lồng đó, không kiềm chế nó và ưu tiên phát triển kinh tế, miễn là sự phát triển đó không phá hoại đô thị.
Về mặt mỹ quan, ông cho rằng đô thị TPHCM lố nhố, xấu đều, thiếu thẩm mỹ. Các công trình đẹp đứng cạnh nhau thì không còn đẹp. Vậy theo ông, có cách nào khắc phục tình trạng này?- Các viện nghiên cứu về quy hoạch, khi nghiên cứu thiết kế đô thị nên chú ý đến sự liên quan giữa các không gian trong một cụm. Bản thân từng kiến trúc sư có thể có những công trình đẹp, thậm chí, người ta còn mời chuyên gia quốc tế đến vẽ kiểu, nhưng khi xét đến toàn cảnh thì phải chú ý đến sự hài hoà về không gian giữa các công trình với nhau để tạo một không gian đô thị. Khi những công trình “đẹp” đứng cạnh nhau mà không được nghiên cứu có một không gian hài hoà thì không khác một dàn nhạc mạnh ông nào ông ấy gõ, mà khi tấu lên, thì không nghe được.
Khi thực tế cho thấy quản lý thẩm mỹ đô thị hoàn toàn thất bại, thì có cần thiết chấp nhận tính hổ lốn, màu mè, dễ gây cảm giác nổi cáu từ kiến trúc đô thị, hay phải có cái nhìn khác, theo ông?- Một khi đã đến nước Mỹ, có thể thấy từ Washington DC, Los Angeles, Houston…, không nơi nào đặc biệt như New York. Nước mình cũng cần có một đô thị như lò lửa tập trung mọi thứ – đó là Sài Gòn. New York toàn building, đời sống căng thẳng, nhiều áp lực hơn mọi nơi khác, nhưng là nơi người ta đổ xô về tìm cơ hội.
Ngay trong TPHCM, khu đô thị chỉn chu như Phú Mỹ Hưng có nhiều người Hàn Quốc, Đài Loan đến ở; ngược lại, khu Thảo Điền, quận 2 lại nhiều người Châu Âu. Phải chăng, người Châu Âu đã quá quen với văn minh đô thị mà thích cảnh bề bộn, hoang dã một chút, nơi hễ triều cường, trẻ con Tây lại hăm hở lội nước và vác xuồng đi chơi?
Hay có những đô thị đầy sinh khí, và những nơi vô hồn? Chấp nhận triều cường, sống chung với thiên nhiên hay làm ngược lại? Tôi nghĩ rằng, cách quản lý tốt chính là khắc phục nhược điểm. Các khu đô thị bị ngập thì phải nâng nền lên chẳng hạn.
Đường dẫn vào đền tưởng niệm các vua Hùng.
Một đô thị đẹp như Phú Mỹ Hưng nhưng lại được đặt ở nơi từng là vùng trũng thoát nước của TP. Phải chăng những sự bất cập trong quy hoạch này là nguyên nhân gây ngập ngày càng tăng?- Không chỉ riêng Phú Mỹ Hưng, mà các khu quy hoạch mới đều chen chân mọc lên lấn hết đất của những vùng hồ điều hoà mực nước trong TP, từ Phương Nam Sài Gòn, Kỳ Hoà, Phú Thọ cho đến Bình Thạnh. Đến lúc này, chuyện ngập đã trở thành bình thường. Người ta đang tính đắp đập ở các con sông từ đây đến Long An, triều cường lên thì đóng lại.
Chấp nhận một đô thị lộn xộn, sống chung với nó, nhưng cái đẹp không chấp nhận sự hỗn loạn, thiếu quy chuẩn. Cuối cùng vẫn là vai trò quản lý đô thị mà thôi.
Một đô thị, dù có thế thiết kế đẹp, đồng bộ đến thế nào chăng nữa, thì yếu tố đó chỉ mới chiếm 30%, 70% còn lại là do con người sống trong đó tạo nên vẻ đẹp văn minh đô thị. Sở dĩ, New York có vẻ đẹp trong chính sự hỗn độn của nó, là vì người ta quản lý được TP này. TP giàu nhất nước Mỹ, mà nước Mỹ là cường quốc giàu nhất thế giới, hơn nữa, người ta có đủ kinh nghiệm quản lý đô thị, định hướng sự phát triển của nó. Trong đô thị có những lằn ranh của nó. Còn ở ta, gần như không ghìm cương được con ngựa này.
Một kiến trúc sư Mỹ từng nhận xét: “Nếu đô thị VN không chuyển động theo hướng tích cực hơn thì những công trình kiến trúc vô hồn và khu ổ chuột sẽ mọc lên ngày càng nhiều”. Vậy theo ông, làm sao khơi dậy bản sắc trong kiến trúc đô thị ở ta?- Gần đây có nhiều hội thảo quốc tế về kiến trúc ở triển lãm kiến trúc TPHCM, trong đó, các diễn giả nói đến kiến trúc bền vững, sinh thái, mối tương quan giữa kiến trúc và xây dựng. Nhiều người cho rằng, Trung Quốc đang là một nơi thử nghiệm kiến trúc trên toàn thế giới, nhưng hiện nay, họ đang tự hào vì có những công trình tốt.
Một số diễn giả Châu Âu cho rằng đó chỉ là những con khủng long của thế kỷ 21. Đẹp hay xấu trong kiến trúc tuỳ theo quan điểm mỗi người. Ở ta cũng vậy. Có người lo sợ Sài Gòn sẽ không còn bản sắc với tốc độ xây dựng như hiện nay. Nhưng tôi cho rằng, nếu có bê cả kiến trúc Hồng Kông vào Sài Gòn thì Sài Gòn cũng không thể thành Hồng Kông được.
Nền kinh tế xã hội của một quốc gia càng phát triển, thì cái bản sắc dân tộc càng rộ lên. Cái chính là cần hướng về kiến trúc, quy hoạch bền vững. Bền vững không có nghĩa là giữ được nhà bêtông sau 100 năm, mà là sử dụng kiến trúc đó hợp lý, theo quy luật tự nhiên để nó tồn tại trong vòng 100 năm và hơn nữa.
Đô thị là cuộc chơi của người có tiền, nhưng đôi khi có tiền rồi mà chưa chắc đã chơi đẹp được. Ngay cả chuyện giữ lấy kiến trúc cổ và bảo tồn cũng đã là cuộc chơi quá tốn kém và gây tranh cãi…- Người ta vẫn lẫn lộn giữa chuyện cuộc sống hàng ngày và giữ hình ảnh cho những khu đô thị cổ. Ở Quảng Tây, Trung Quốc, có khu phố cổ Dương Sóc, được người ta gìn giữ rất tốt. Lý do là người dân không sống trong những khu phố cổ đó, mà chỉ kinh doanh và khai thác du lịch, tối về ngủ ở nơi khác. Còn ở Hội An, ta vẫn dùng dằng giữa sống chung với phố cổ và làm du lịch, giữa khốn khổ chịu đựng nhà cổ xuống cấp và không bảo tồn ngôi nhà được.
Quan niệm của ông về kiến trúc đẹp…

- Có hai yếu tố kết hợp: Cái duyên với mình và đáp ứng những tiêu chuẩn về cái đẹp. Có những không gian mà khi bước vào, người ta lập tức yêu thích, muốn ở ngay, thì đó là cái duyên. Còn đẹp thì phải đúng chuẩn. Đôi khi phải tính đến cái đẹp trong sự xếp đặt không gian, đặt công trình A bên cạnh công trình B, sao tạo được sự hài hoà; hoặc có thể, là tương phản, để mỗi bên tôn lên cái đẹp của nhau.
Xin cảm ơn ông.
Kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu - ủy viên Đoàn Chủ tịch Hội kiến trúc sư thành phố Hồ Chí Minh – đã nhận nhiều giải thưởng, trong đó có công trình: Đài Truyền hình TPHCM, Kho bạc TPHCM, Khu chung cư 14A Lạc Long Quân, Resort Hoàng Ngọc… 
Nhật Lệ thực hiện

30-4-1975, Tổng thống Dương Văn Minh và kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái

KIẾN TRÚC VIỆT: Đã gần 20 năm, tôi (KTS Đoàn Đức Thành) quen biết KTS Nguyễn Hữu Thái. Anh là cộng tác viên nhiệt tình của Tạp chí Kiến trúc (Hội Kiến trúc sư Việt Nam), tôi là Phó Tổng biên tập Tạp chí này, thường xuyên trực tiếp quan hệ về bài vở với anh. Bẵng đi mấy năm, anh sang Canada sinh sống. Sang thế kỷ này anh trở lại định cư ở thành phố Hồ Chí Minh. Hai năm trước anh tặng tôi bài viết này và một đĩa hình giới thiệu kiến trúc Dinh Độc Lập, cùng hai đĩa nhạc của con trai anh - KTS Nguyễn Hữu Thái Hòa (Giám đốc chất lượng quản lý hơn 40 nhà máy của Công ty Schneider Electric tại châu Á - Thái Bình Dương - VT1 chương trình Người đương thời, 2007, đã giới thiệu) thể hiện những bài hát của Trịnh Công Sơn, nhờ anh chuyển cho tôi.
Ngày mai, 30-4-2010, miền Nam giải phóng 35 năm, KIẾN TRÚC VIỆT trân trong giới thiệu bài viết của KTS Nguyễn Hữu Thái, anh là người giới thiệu lời đầu hàng của Đại tướng Dương Văn Minh Tổng thống cuối cùng Việt Nam Cộng hòa tại Đài phát thanh Sài Gòn vào trưa ngày 30-4-1975. Anh nguyên là Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (1963-1964) từng có nhiều dịp tiếp xúc với tướng Minh và cũng là một nhân chứng trong ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.



* Tướng Dương Văn Minh chuẩn bị tuyên bố đầu hàng
tại Đài phát thanh Sài Gòn trưa ngày 30-4-1975, KTS Nguyễn Hữu Thái, thứ 2 (cầm tập giấy) kể từ phải
Ảnh: Nhà báo Kỳ Nhân, phóng viên ảnh Hãng thông tấn AP Mỹ.


Bản thân tôi đã từng gặp gỡ tướng Dương Văn Minh vào nhiều thời điểm và tình huống lịch sử khác nhau trong những năm 1950-1970 của thế kỷ trước. Thời học sinh, năm 1955, lần đầu tôi nhìn thấy ông như người hùng diệt Bình Xuyên. Năm 1963 làm Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, tôi có dịp tiếp cận nhiều lần với Trung tướng Dương Văn Minh, Chủ tịch “Hội đồng Quân nhân Cách mạng” lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm. Năm 1971, tôi ra tranh cử Quốc hội Việt Nam Cộng hòa dưới chiêu bài hòa bình hòa giải dân tộc trong nhóm Dương Văn Minh. Vào ngày lịch sử 30-4-1975, chính tôi là người giới thiệu lời đầu hàng của Đại tướng Dương Văn Minh, Tổng thống cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng hòa trên Đài phát thanh Sài Gòn.
* KTS Đoàn Đức Thành và KTS Nguyễn Hữu Thái (từ trái sang phải).

Người hùng lật đổ chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, 1963

Lần đầu tiên nhìn thấy tướng Dương Văn Minh rất trẻ ở tuổi, chưa tới 40, là vào năm 1955 khi tôi còn là một học sinh trường Taberd Sài Gòn. Vị Đại tá mới vinh thăng Thiếu tướng Dương Văn Minh oai phong dẫn đầu đoàn quân chiến thắng quân Bình Xuyên của Bảy Viễn từ Rừng Sát quay về, trong cuộc duyệt binh lớn trên đường Catinat (nay là Đồng Khởi) vào những ngày đầu chế độ Ngô Đình Diệm ở miền Nam.
Bẵng đi một thời gian không nghe nhắc đến tên ông. Tên tuổi Dương Văn Minh bỗng lại nổi lên như cồn vào năm 1963 khi ông lãnh đạo “Hội đồng Quân nhân Cách mạng” lật đổ chế độ độc tài Ngô Đình Diệm. Báo chí phương Tây thường gọi ông là “Big Minh” (Minh Lớn). Tuy vóc dáng dềnh dàng rất nhà binh, ông là một Phật tử có tâm, ăn nói điềm đạm, ôn tồn và chất phác kiểu một “bon papa” (người cha hiền lành dễ chịu).
Ông sinh năm 1916, tại Mỹ Tho, đang là sinh viên trường thuốc, thì bị gọi thi hành nghĩa vụ quân sự vào hàng sĩ quan trừ bị quân đội Pháp khi nổ ra Thế chiến II. Có lẽ ông không đồng chính kiến với người em đi theo Việt Minh chống Pháp, vì quan niệm rằng Việt Nam có thể được trao trả độc lập nằm trong khối Liên hiệp Pháp. Vào năm 1954, Thủ tướng Ngô Đình Diệm sử dụng ông để diệt các nhóm chống đối vũ trang Bình Xuyên và giáo phái ly khai ở miền Tây Nam Bộ.
E ngại ảnh hưởng của ông quá lớn, Ngô Đình Diệm không dám giao ông chức vụ gì quan trọng, chỉ cử ông sang Mỹ học một khóa tham mưu cao cấp rồi phong quân hàm trung tướng, giữ một chức vụ hữu danh vô thực “Cố vấn quân sự của Tổng thống”, ngồi chơi xơi nước!
* Tướng Dương Văn Minh ngày lật đổ Ngô Đình Diệm, 1963
Tôi được tập thể sinh viên Sài Gòn đề cử làm Chủ tịch đầu tiên ngay sau ngày chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ. Chính Hội đồng Quân nhân Cách mạng lúc đó đã ký giấy giao tòa nhà số 4 đường Duy Tân (nay là Nhà Văn hóa Thanh niên đường Phạm Ngọc Thạch), nguyên là trụ sở Thanh niên Cộng hòa của Ngô Đình Nhu cho sinh viên làm nơi hoạt động và tôi là người đích thân đứng ra nhận lãnh.
Tuy vậy, trong nội bộ tướng lãnh lại sớm lục đục nhau. Chỉ ba tháng sau ngày lật đổ Ngô Đình Diệm, vào đầu năm 1964, Trung tướng Nguyễn Khánh từ Quân đoàn II ở Tây Nguyên bay về hợp cùng nhóm Đại Việt thân Mỹ làm cuộc “Chỉnh lý” (đảo chính êm thắm) bắt giữ hầu hết những người chung quanh tướng Minh. Họ tố cáo nhóm ông thân Pháp và âm mưu đưa miền Nam Việt Nam vào con đường trung lập do Tổng thống De Gaulle chủ xướng, tuy họ vẫn phải giữ ông lại ngôi vị bù nhìn Chủ tịch Hội đồng Quân nhân (tương đương vai trò Quốc trưởng) do uy tín ông còn quá lớn trong nhân dân và quân đội.
Tết năm đó, tôi đại diện sinh viên Sài Gòn dự buổi tiếp tân Tất niên tại dinh Gia Long của Quốc trưởng. Trung tướng Minh chỉ làm vì, quyền hành thực sự nằm trong tay tướng Nguyễn Khánh và nhóm tướng lãnh trẻ, người Mỹ gọi là “Junta”.
Cuộc đảo chính của tướng Khánh mới xảy ra, nên cuộc vui cũng không trọn. Các tướng lãnh, chính khách, đại diện các đoàn thể nhân dân, tôn giáo đều có mặt. Lần đầu tiên tôi gặp mặt hầu hết các tướng lãnh Việt Nam Cộng hòa. Tôi chỉ góp chuyện xã giao với tướng Minh và các nhân vật đang lên vào lúc đó là các tướng Nguyễn Văn Thiệu và Trần Thiện Khiêm.
Tôi còn nhớ Nguyễn Văn Thiệu mới được vinh thăng thiếu tướng và đảm trách chức vụ tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng hòa, được tướng Minh nhắc nhở, nửa đùa nửa thật: “Hãy coi chừng! Việt Cộng hoạt động dữ lắm trong mấy ngày Tết!” Cuộc họp mặt cuối năm diễn ra khá hình thức và buồn tẻ. Tôi đứng chụp hình chung với một số tướng lãnh và Tổng giám mục Công giáo Nguyễn Văn Bình rồi rời dinh Gia Long, trong lòng không vui.
Do công tác, sinh viên chúng tôi lại có dịp hội kiến Quốc trưởng Dương Văn Minh. Nhân phút nhàn đàm về viễn tưởng chiến tranh và hòa bình, tướng Minh tâm tình: “...Bộ các em không muốn nước Việt Nam mình trung lập như Thụy Sĩ hay sao?” Có lẽ do những ý hướng hòa bình, trung lập kiểu đó mà tướng Minh từ năm 1964 đã sớm bị nhóm tướng Nguyễn Khánh cùng người Mỹ chủ trương leo thang chiến tranh đẩy ra khỏi chính trường miền Nam và bị lưu đày nhiều năm ở nước ngoài.
Vào thời đó, tôi không biết đích xác sự việc bên trong ra sao, chỉ nghe tin đồn là Dương Văn Nhựt, người em ruột tướng Minh theo Việt Minh tập kết ra Bắc nay quay vào Nam bắt liên lạc và tác động tướng Minh ngả về chủ trương trung lập hóa miền Nam để chấm dứt chiến tranh.

Con đường hòa giải dân tộc Phật giáo

Sau vụ chính biến Phật giáo miền Trung đấu tranh chống “Nội các chiến tranh” Nguyễn Cao Kỳ năm 1966, tôi bị bắt. Ra tù đầu năm 1968, tôi bị đưa thẳng vào quân trường đi lính. Nhờ được công tác tại Sài Gòn, tôi quan hệ với nhiều anh em tiến bộ tán thành lập trường hòa bình, hòa giải dân tộc trong số dân biểu đối lập chính quyền Nguyễn Văn Thiệu và nhóm trí thức tiến bộ tập hợp chung quanh tướng Minh vừa từ Bangkok quay về cuối năm 1968. Chúng tôi chủ yếu hoạt động trong tờ báo Tin Sáng do dân biểu đối lập Ngô Công Đức chủ biên.
Năm 1971, Việt Nam Cộng hòa tổ chức bầu cử Quốc hội và tiếp theo là bầu cử Tổng thống. Người của Mặt trận Dân tộc Giải phóng đề nghị tôi ra tranh cử với lập trường hòa bình đứng giữa, chuẩn bị cho “Thành phần thứ ba”. Hội nghị Paris về vấn đề Việt Nam tuy chưa ngã ngũ nhưng người ta đang bàn luận đến việc lập chính phủ ba thành phần, trong đó có thành phần đứng giữa làm trung gian hòa giải trong chính phủ liên hiệp tương lai. Thật khó khăn nếu tự ra ứng cử đơn thương độc mã một mình. Tên tuổi của tôi tuy cũng có một thời được nhiều người biết đến, nhưng nay chắc không ai còn nhớ đến trong cái Sài Gòn rộng lớn và bận rộn làm ăn này. Dẫu có tự do bỏ phiếu thì tranh cử kiểu không tiền bạc, không thế lực nào hậu thuẩn như tôi chỉ là chuyện vô ích.
* Yểm trợ Nguyễn Hữu Thái ra tranh cử Quốc hội Sài Gòn, 1971.
Phải tìm hậu thuẫn nơi khối đông đảo quần chúng đô thị, lúc này không ai khác hơn là lực lượng Phật giáo, nhất là ở miền Trung. Tôi bàn bạc với người Mặt trận Giải phóng sẽ về Đà Nẵng quê tôi để tranh cử. Bấy giờ tôi có thuận lợi là vừa được sự ủng hộ của nhóm tướng Dương Văn Minh, người sẽ ra tranh cử Tổng thống với chiêu bài hòa bình lẫn sự hỗ trợ của Thượng tọa Thích Trí Quang. Nhà lãnh đạo Phật giáo uy tín nhất miền Nam lúc đó đang bị Thiệu-Kỳ cô lập ở Sài Gòn đã đích thân gửi thư yêu cầu vị sư đại diện tỉnh hội Phật giáo Đà Nẵng là Thích Minh Chiếu sắp tên tôi vào danh sách những người được Phật giáo ủng hộ công khai. Nhưng việc đó không thành, do lủng củng bên trong nội bộ lãnh đạo giáo hội. Phe chống Cộng như các Thượng tọa Thiện Minh, Huyền Quang không chấp nhận tôi, nghi ngờ là người của Giải phóng, nên tôi đã thất cử. Tướng Minh vào giờ chót cũng rút lui ra khỏi cuộc tranh cử Tổng thống và chuẩn bị lực lượng cho một vận hội mới vào một thời điểm thích hợp hơn.
Tôi ngày càng gắn bó hơn với nhóm trí thức trẻ hoạt động chung quanh tướng Minh, đặc biệt với các dân biểu đối lập và tiến bộ như Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận, Dương Văn Ba, Lý Quí Chung, Phan Xuân Huy, Nguyễn Văn Binh… Tôi trở thành một trong các cây bút chủ lực báo Điện Tín do nhóm Dương Văn Minh chủ trương, sau khi tờ Tin Sáng quyết liệt chống Nguyễn Văn Thiệu bị đóng cửa và nhiều dân biểu chủ trương hòa hợp hòa giải bị loại ra khỏi Quốc hội.

Thay người khác mà vác cờ trắng

Tôi lại bị chính quyền Sài Gòn bắt giam trước ngày ký kết Hiệp định Paris về hòa bình Việt Nam vào cuối năm 1972 do bị tố cáo là thuộc Thành phần thứ ba thân Cộng. Khi ra tù năm 1974, tình hình đã biến chuyển nhanh theo hướng chấm dứt chiến tranh. Chính quyền Sài Gòn ráo riết đàn áp đối lập và những ai kêu gọi hòa bình hòa giải dân tộc. Tôi phải trốn tránh, rút lui vào hoạt động bí mật.
Về tình hình trong tháng tư năm 1975 liên quan đến việc tướng Minh ra nhận chính quyền Việt Nam Cộng hòa, sau này tôi đọc được trong tập hồi ức của Thượng tọa Trí Quang ghi rằng: “...Ấy thế mọi việc diễn ra có lúc đến chóng mặt. Cho đến mùa xuân 2519 (1975) thì một ngày mà có người ba lần đến vận động tôi đừng chống việc ông Dương Văn Minh đứng ra, “vì chính quyền của ông ấy sẽ có bảy phần mười là người tiến bộ ”. Tôi không nói lại gì cả, chỉ quan tâm lời thầy Trí Thủ nói, rằng chim cá còn mua mà phóng sinh, lẽ nào đồng bào mà không hy sinh cấp cứu. Rồi ông Dương Văn Minh gặp tôi, đưa ra hai mảnh giấy báo cáo mật cho thấy ngân hàng trống rỗng và quân sự nguy ngập, và nói ông không vụ lợi vì lợi không còn gì, không cầu danh vì danh đến quốc trưởng là cùng, ông chỉ không nỡ ngồi nhìn chết chóc. Tôi nói, nếu lòng ông như thế là ông làm như lời thầy Trí Thủ nói, và có nghĩa ông thay người khác mà vác cờ trắng !“
Tôi đang trốn tránh trong nhà dân biểu Lý Quí Chung do Thượng tọa Trí Quang gửi gắm và biết anh là một trong những người thân cận nhất của tướng Dương Văn Minh vào thời điểm đó. Tôi chú ý thấy tướng Minh thường ghé nhà anh bàn bạc. Sau này, anh nói rằng sự thật thì từ giữa tháng 4-1975, nhóm Dương Văn Minh đã quyết tâm ra nắm chính quyền với mục tiêu tìm mọi cách chấm dứt cuộc chiến, nếu cần phải cầm cờ trắng đầu hàng. Anh cho rằng: “quyết định làm người cầm cờ đầu hàng cũng là một sứ mạng lịch sử”! Cụ thể là đã có đến ba phần tư những người trí thức hoạt động chính trị chung quanh tướng Minh đã quan hệ với Mặt trận Giải phóng hoặc là cán bộ Cách mạng rồi. Đó là những người như thẩm phán Triệu Quốc Mạnh, Bộ trưởng Nguyễn Văn Diệp, chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, dân biểu Hồ Ngọc Nhuận, giáo sư Lý Chánh Trung,... Tướng Dương Văn Minh dẫu sao cũng đại diện cho một phần nhân dân miền Nam và là vị tướng lãnh có uy tín cuối cùng không bỏ chạy khỏi miền Nam Việt Nam vào lúc đó.
Bản thân Lý Quí Chung không trực tiếp quan hệ với cách mạng, nhưng anh có những bạn bè gần gũi như các nhà báo Huỳnh Bá Thành (họa sĩ Ớt, sau này là Tổng biên tập báo Công An TP.HCM), Nguyễn Vạn Hồng (Cung Văn), Trương Lộc… mà anh biết là người của Mặt trận Giải phóng.
* Tướng Dương Văn Minh và Lý Quí Chung.
Tuy vậy, sự việc cụ thể diển biến không mấy bình thường như Lý Quí Chung suy nghĩ và viết ra trong hồi ký của mình. Đã thật sự xuất hiện không ít âm mưu kéo dài tình trạng nhập nhằng với sức ép đàng sau của cả bạn lẫn thù của phe cách mạng. Không ít người trong nhóm Dương Văn Minh đã tìm nhiều cách, vận động nhiều hướng, nhiều phía để tìm kiếm sự ủng hộ nước ngoài. Cho đến giờ chót, họ vẫn ấp ủ hy vọng chính quyền Dương Văn Minh tồn tại lâu dài và được công nhận như một chính phủ hoặc một thành phần quan trọng trong “Chính phủ Liên hiệp” mà họ tự nghĩ ra !

Chúng tôi ở đây chờ gặp Chính phủ Cách mạng…

Sáng tinh mơ ngày 30-4, từ cơ sở chuẩn bị nổi dậy của sinh viên ở Đại học Vạn Hạnh (gần chợ Trương Minh Giảng), tôi bàn với Nguyễn Trực người thân cận với Thượng tọa Trí Quang rồi chạy vội lên chùa Ấn Quang (đường Sư Vạn Hạnh) gặp vị sư lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn trên nhóm Dương Văn Minh này. Lâu nay tôi vẫn giữ mối quan hệ tốt đẹp với ông, tuy ông biết rõ tôi đến từ phía nào rồi. Tôi báo ngay: “Tình hình cấp bách quá rồi, xin Thầy làm sao tác động gấp nhóm ông Minh chủ động tìm cách chấm dứt ngay cuộc chiến để tránh đổ máu và tàn phá Sài Gòn. Các đường giây liên lạc với bên kia nay đã đứt hết rồi, không còn thì giờ đưa giải pháp này nọ nữa đâu…”
Thượng tọa Trí Quang hiểu ngay và choàng áo sang phòng bên gọi điện thoại. Tôi nghe vị Thượng tọa nói chuyện qua lại một hồi, rồi quay về cho biết:
-Thái cứ yên tâm, Thầy không gặp được ông Minh (Tổng thống mới nhậm chức), nhưng đã nói chuyện với ông Mẫu (Vũ Văn Mẫu, Thủ tướng nội các mới), có lẽ họ cũng nhanh chóng hành động theo hướng đó…
Tôi quay về Đại học Vạn Hạnh và khoảng hơn 9 giờ (giờ Sài Gòn thời đó, sớm hơn nay một giờ), thì nghe tướng Dương Văn Minh tuyên bố trên đài phát thanh Sài Gòn: “Đường lối chủ trương của chúng tôi là hòa giải và hòa hợp dân tộc để cứu sinh mạng đồng bào. Tôi tin tưởng sâu xa vào sự hòa giải của người Việt Nam để khỏi thiệt hại xương máu của người Việt Nam. Vì lẽ đó, tôi yêu cầu tất cả anh em chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa hãy bình tĩnh, không nổ súng và ở đâu ở đó. Chúng tôi cũng yêu cầu anh em chiến sĩ Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam ngưng nổ súng. Chúng tôi ở đây chờ gặp Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam để cùng nhau thảo luận lễ bàn giao chính quyền trong một trật tự, tránh đổ máu vô ích của đồng bào”.
(Theo băng ghi âm Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh nay còn cất giữ).
Sinh viên chúng tôi bèn chia làm 2 mũi lên đường hướng về các Đài phát thanh và truyền hình nhắm chiếm đài, phát đi tiếng nói Cách mạng. Một nhóm anh em sinh viên có trang bị vũ khí nhẹ lên xe ca đến Đại học Nông lâm súc, áp sát chuẩn bị xâm nhập vào các đài. Tôi cùng nhà báo Nguyễn Vạn Hồng và giáo sư Huỳnh Văn Tòng (tiến sĩ sử học tiến bộ ở Pháp về, giảng dạy báo chí ở các đại học) vào dinh Độc Lập nhắm thuyết phục những người quen biết trong chính quyền tướng Minh bàn giao chính quyền Việt Nam Cộng hòa cho phía Mặt trận Dân tộc Giải phóng một cách êm thắm nhất.
Khoảng 10 giờ, chúng tôi lên chiếc xe Renault 8 màu xanh của Hồng. Nhà báo có giấy phép đặc biệt vào ra Phủ Tổng thống nên chắc không có gì trở ngại. Nhưng khi xe chạy vào cửa hông đường Nguyễn Du, thấy vắng tanh nên tiến thẳng luôn vào thềm dinh. Tôi vội vàng đi tìm Lý Quí Chung, lúc đó là Tổng trưởng Thông tin duy nhất được chỉ định chính thức trong Nội các mới. Chung đồng ý ra Đài phát thanh ngay với chúng tôi trên một công xa, nhưng không một tài xế nào chịu lái đi vì sợ bị bắn.
Chúng tôi đang loay hoay thì bỗng mọi người cùng hướng nhìn về đại lộ Thống Nhất (Lê Duẩn ngày nay). Một cảnh tượng hùng tráng diễn ra: một đoàn xe tăng rầm rộ tiến về hướng Dinh. Bỗng chốc cổng Dinh bị húc đổ, đoàn tăng cày lên thảm cỏ, tiến thẳng đến thềm Dinh. Tôi và anh Huỳnh Văn Tòng giúp người bộ đội xe tăng cầm cờ Giải phóng cắm lên nóc Dinh.
Phải ra ngay Đài phát thanh, tôi tháp tùng xe của Chính ủy Bùi Văn Tùng cùng các nhà báo Tây Đức Von Boric Gallasch và Hà Huy Đĩnh đưa Tổng thống Dương Văn Minh, Thủ tướng Vũ Văn Mẫu và Tổng trưởng Thông tin Lý Quí Chung ra Đài phát thanh.

Xin giới thiệu lời kêu gọi của ông Dương Văn Minh về vấn đề đầu hàng

Anh em sinh viên đã cùng bộ đội chiếm giữ Đài rồi, nhưng không vận hành được cũng như không biết phát đi nội dung gì. Chúng tôi tìm được anh Trần Văn Bảng kỹ thuật viên phát thanh vận hành lại Đài, còn nhà báo Đức thì cho mượn chiếc cát xết thu lời đầu hàng của tướng Minh và lời chấp nhận đầu hàng của chính ủy Bùi văn Tùng, do chính ông Tùng soạn thảo.
Tướng Minh nhìn thấy tôi trong đám người này có vẻ cũng yên lòng. Trông ông mệt mỏi và không mấy vui. Thân hình ông vẫn to lớn nhưng mặt ông hơi hốc hác. Dẫu sao ông cũng đã hy sinh danh dự của một tướng lãnh (dù là một tướng bại trận) để thực sự cứu thành phố này khỏi cảnh tàn phá và đổ nát. Sau này tôi mới biết là ông và bộ tham mưu từ mấy ngày qua đã quyết định đầu hàng dẫu có bị đối xử không tương xứng của phía đối nghịch. Đó cũng là một hành động can đảm và đáng ca ngợi của một Phật tử vào cuối đời. Có lẽ ông chưa bao giờ thành công trong hoạt động chính trị. Ông chỉ là nhân vật cần thiết của tình thế nhưng không nắm được quyền lâu dài. Vào năm 1963, không ai ngoài ông trong số tướng lãnh đủ uy tín đứng ra lãnh đạo cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm. Lần này, có lẽ chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũng không còn con bài nào khác để chấm dứt cuộc chiến một cách êm thắm. Ít ra ông còn giữ được nguyên vẹn Sài Gòn và phần còn lại của miền Nam tránh khỏi đổ nát và đổ máu thêm một cách vô ích trong cuộc thư hùng cuối cùng giữa những người anh em ruột thịt.
Tôi nhìn sang Giáo sư Vũ Văn Mẫu, ông có vẻ bình thản trong bộ complê màu xanh nhạt luôn chỉnh tề của một nhà giáo đại học. Khi còn học ở khoa Luật, tôi rất thích lối giảng các bài pháp chế sử, mạch lạc, hùng biện và cả hóm hỉnh của ông. Tuy xuất thân trong gia đình quan lại miền Bắc và di cư vào Nam năm 1954, khi nổ ra vụ tranh đấu Phật giáo năm 1963, đang giữ chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa ông can đảm từ nhiệm và cạo trọc đầu phản kháng Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo. Nay ra lãnh chức vụ Thủ tướng, tôi nghĩ ông không có ước mong gì khác hơn là đem lại hòa bình, hòa hợp hòa giải thật sự cho dân tộc.
Về nội dung bản tuyên bố đầu hàng, tôi nhìn thấy giữa tướng Minh và chính ủy Tùng có lời qua tiếng lại. Hình như tướng Minh không muốn nêu chữ “Tổng thống” mà dùng tiếng “Đại tướng” quen thuộc hơn. Ông Tùng cương quyết không chịu vì cho rằng dẫu sao thì tướng Minh cũng đã làm Tổng thống cuối cùng của chính quyền Sài Gòn, nay phải tuyên bố với tư cách đó mới ra lệnh được cho cả bên dân sự lẫn quân sự. Thu băng thử đi thử lại mấy lần mới xong. Lời phát biểu của Thủ tướng Mẫu thì ông được nói trực tiếp.
Loay hoay đến gần hai giờ chiều (giờ Sài Gòn lúc đó, sớm hơn hiện nay một giờ) chúng tôi mới phát đi được tiếng nói Cách mạng đầu tiên trên Đài phát thanh Sài Gòn. Nguyên văn tiếng nói mở đầu của tôi:
“Chúng tôi là những người đại diện cho Ủy ban Nhân dân Cách mạng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định. Chúng tôi là những người đầu tiên tới Dinh Độc Lập trước 12 giờ và đã cùng anh em quân đội giải phóng cắm cờ trên Dinh Độc Lập. Chúng tôi là giáo sư Huỳnh Văn Tòng và cựu Chủ tịch Tổng hội sinh viên Sài Gòn Nguyễn Hữu Thái… Đời sống bình thường đã trở lại Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố mà Bác Hồ đã mong đợi, nay đã được giải phóng… Xin giới thiệu lời kêu gọi của ông Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu của chính quyền Sài Gòn về vấn đề đầu hàng ở thành phố này…”
Đại tướng Dương Văn Minh đọc lời đầu hàng theo bản văn do Chính ủy Bùi Văn Tùng soạn thảo:
“Tôi, Đại tướng Dương Văn Minh, Tổng thống chính quyền Sài Gòn, kêu gọi Quân lực Việt Nam Cộng hòa hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn. Từ trung ương đến địa phương trao lại cho Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam Việt Nam”.
Giáo sư Vũ Văn Mẫu phát biểu trực tiếp:
“Trong tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, tôi, Giáo sư Vũ Văn Mẫu, Thủ tướng, kêu gọi tất cả các tầng lớp đồng bào hãy vui vẻ chào mừng ngày hòa bình của dân tộc, và trở lại sinh hoạt bình thường. Chuyên viên của các cơ quan hành chính quay trở về vị trí cũ dưới sự hướng dẫn của chính quyền cách mạng”.
Tiếp đó là lời Chính ủy Bùi Văn Tùng:
“Chúng tôi đại diện lực lượng quân Giải phóng miền Nam Việt Nam long trọng tuyên bố Thành phố Sài Gòn đã được giải phóng hoàn toàn, chấp nhận sự đầu hàng không điều kiện của ông Dương Văn Minh, Tổng thống chính quyền Sài Gòn”.
Và tôi tiếp tục dẫn chương trình: “…Quân Giải phóng đã tiến vào dinh Độc Lập và đã làm chủ hoàn toàn các điểm chốt quân sự cũng như dân sự của vùng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định…”
(Các lời tuyên bố trên đài phát thanh đều còn giữ lại được trong một băng ghi âm do Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã thu trong chiều 30-4-1975).
Sau đó, bộ đội đưa đoàn tướng Minh về lại Dinh Độc Lập. Tôi đích thân đứng ra điều hành buổi phát thanh cho đến 4 giờ chiều thì giao lại cho nhóm anh em sinh viên đại học Khoa học Sài Gòn, do tôi phải lên trường Petrus Ký (nay là trường Lê Hồng Phong) nơi đóng quân của Ban Chỉ huy chiến dịch Giải phóng Sài Gòn gặp ông Mai Chí Thọ. Sinh viên chỉ giao lại Đài phát thanh cho ban phát thanh Giải phóng vào tối hôm đó.

Tôi đã góp phần tránh một cuộc đổ máu vô ích cuối cùng cho Sài Gòn

Những người thân cận tướng Dương Văn Minh ở Dinh Độc Lập nhớ lại mấy sự kiện này. Vào sáng sớm có một đơn vị thiết giáp đến vây quanh Dinh, viên chỉ huy đề nghị tướng Minh tử thủ. Ông từ chối và thuyết phục họ rút đi. Ông cũng làm như vậy với nhóm biệt kích Lôi Hổ đằng đằng sát khí. Cuối cùng, một số sĩ quan cao cấp hải quân đến mời tướng Minh xuống tàu chạy đi, ông cũng từ chối. Lát sau viên tướng Pháp đội lốt ký giả Francois Vanuxem hối hả vào xin gặp tướng Minh và nói với họ: “Hãy rút về Cần Thơ, cố thủ Vùng 4 chiến thuật, chỉ vài ngày nữa thôi thì Trung Quốc sẽ áp đặt giải pháp trung lập hóa Miền Nam”. Tướng Minh than: “Hết Tây đến Mỹ, chẳng lẽ bây giờ còn đi làm tay sai cho Tàu nữa sao!”
Việc Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh đầu hàng ở cái “nút” ấy, một người trong cương vị ông Minh có thể có nhiều quyết định. Nếu quyết định khác đi, sẽ là máu đổ, sẽ là nồi da xáo thịt, cốt nhục tương tàn. Sài Gòn sẽ tan tành... Lúc đó có nhiều người nói ông Dương Văn Minh yêu nước thương dân nhưng cũng có người hoài nghi cho rằng ông Minh đã ngầm theo Cách mạng? Sau những Phạm Ngọc Thảo, Vũ Ngọc Nhạ, Phạm Xuân Ẩn cùng nhiều nhà tình báo vĩ đại khác, suy nghĩ trên không phải không có cơ sở.
Tướng Dương Văn Minh nguyên là một sinh viên miền Nam ra học trường thuốc ở Hà Nội, cùng thời với kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, một trong các lãnh đạo Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam. Khác chính kiến với người em trai tham gia phong trào Việt Minh, ông đã trở thành sĩ quan trong quân đội Pháp và nghĩ rằng Việt Nam có thể độc lập trong khối Liên hiệp Pháp. Phải chăng do sai lầm đó mà nay tại Dinh Độc Lập ông đã quyết tâm quên mình chấp nhận sự đầu hàng vô điều kiện để cứu người thôi đổ máu theo tinh thần của một Phật tử.
Trong buổi lễ, Chủ tịch Ủy ban Quân quản tướng Trần Văn Trà đã phát biểu: “Trong cuộc chiến đấu lâu dài này không có ai là kẻ thắng ai là kẻ bại. Toàn quân và toàn dân Việt Nam là người chiến thắng, chỉ có đế quốc Mỹ xâm lược là kẻ chiến bại. Nhân dân Việt Nam là dân tộc duy nhất trong lịch sử nhân loại đã đánh bại quân Mông Cổ. Vào năm 1954, chúng ta đã đánh bại Pháp ở Điện Biên Phủ, và nay chúng ta đã đánh bại Hoa Kỳ, nước tự hào cho mình là hùng mạnh nhất thế giới. Đây là niềm hãnh diện chung của tất cả nhân dân Việt Nam chúng ta”.
* Buổi trả tự do cho nhóm Dương Văn Minh tại Dinh Độc Lập tối ngày 2-5-1975.
Tướng Dương Văn Minh đã trả lời thật chân tình: “Ngày hôm nay, đại diện cho các anh em có mặt tại đây, tôi nhiệt liệt hoan nghênh sự thành công của Chính phủ Cách mạng trong công cuộc vãn hồi hòa bình cho đất nước. Với kỷ nguyên mới này, tôi mong rằng tất cả anh em có mặt tại đây, cũng như các tầng lớp đồng bào, sẽ có dịp đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng đất nước... Tôi nghĩ rằng với hành động của mình, tôi đã góp phần tránh một cuộc đổ máu vô ích cuối cùng cho Sài Gòn. Đó là phần đóng góp cụ thể của tôi trong cuộc chiến đấu này. Riêng cá nhân tôi, hôm nay tôi rất hân hoan khi được 60 tuổi, trở thành một công dân của một nước Việt Nam độc lập”.
(Theo băng ghi âm buổi trả tự do cho nhóm Dương Văn Minh tối ngày 2-5-1975 tại Dinh Độc Lập)
Ba mươi ba năm đã trôi qua sau sự kiện lịch sử Giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước, tôi ghi lại những gì chính bản thân mình đã tai nghe mắt thấy về nhân vật Dương Văn Minh, mong cung cấp một số tư liệu sống về diễn biến các hoạt động của một vị tướng Việt Nam Cộng hòa nổi tiếng và từng gây nhiều tranh cãi nhất liên quan đến ngày 30-4-1975.

Nguyễn Hữu Thái
3-2008


"Đô thị Việt Nam khá hỗn độn" - KTS Nguyễn Hữu Thái

Thứ hai, 08 Tháng 12 2008 21:45 Pháp Luật TPHCM
Tại hội thảo quốc tế về Việt Nam học, thảo luận của tiểu ban “Đô thị và đô thị hóa” đã thu hút sự quan tâm của nhiều học giả. Xung quanh những vấn đề nóng về phát triển đô thị, kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái (ảnh) đã chia sẻ những lo lắng về quá trình phát triển đô thị “trống rỗng về lý luận”:
- Tham luận tại hội thảo lần này, tôi muốn đề cập tác động của toàn cầu hóa đến quy hoạch đô thị. Do tác động của quá trình toàn cầu hóa về kinh tế, tại nhiều nước đã hình thành các thành phố toàn cầu, từ đó trên toàn thế giới hình thành mạng lưới đô thị toàn cầu. Điểm chung của các thành phố này là cái lõi kinh doanh, dịch vụ trung tâm, các nút giao thông lập thể, xa lộ băng ngang thành phố. Chúng là các công cụ hữu hiệu để đẩy mạnh kinh tế, đáp ứng đòi hỏi của thị trường và lợi ích tài chính tư nhân. Tuy nhiên, lối quy hoạch đó đã từng làm hại môi trường lẫn chất lượng cuộc sống đô thị, mầm mống của nhiều bất ổn xã hội.

Những thách thức lớn

Theo ông, các thách thức của phát triển đô thị Việt Nam hiện nay là gì?

- Đô thị Việt Nam có chung các đặc trưng cơ bản của thành phố châu Á. Tuy vậy, vừa thoát khỏi chiến tranh và chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, nước ta vẫn còn là một nền kinh tế đang phát triển với một khu vực nông thôn to lớn. Quần cư đô thị Việt Nam thường xuất hiện với một thành phố hạt nhân luôn quá tải, bao quanh là nông thôn bao la mang nặng cơ cấu truyền thống với mặt bằng dân trí thấp. Trong cơn sốt phát triển theo kinh tế thị trường, đô thị Việt Nam như một công trường xây dựng lớn, khá hỗn độn. Thiên nhiên bị phá hủy, đất nông nghiệp bị lấn chiếm để xây dựng các khu công nghiệp, nhà ở ngoại ô và cả sân golf. Bùng nổ đầu cơ nhà đất đã trở thành nỗi ám ảnh thường trực, một yếu tố gây rối loạn nền kinh tế trong nước.

Các mặt yếu kém của đô thị xuất hiện ngày càng nhiều: ô nhiễm, nhà ổ chuột, úng ngập, tắc nghẽn giao thông. Không ít trung tâm lịch sử bị phá hủy như khu phố cổ Hà Nội, khu phố Pháp, phố Tàu cũ ở TP.HCM.

Trong tham luận, ông có đặt câu hỏi “đô thị Việt Nam: toàn cầu hóa hay phát triển bền vững”. Như vậy, phải chăng quá trình toàn cầu hóa có ảnh hưởng đến việc phát triển bền vững?

- Toàn cầu hóa gây ra sự bất bình đẳng giữa các nước và trong lòng mỗi nước. Về mặt quy hoạch đô thị, nhiều dự án phát triển đô thị mới dựa trên cơ sở lý luận quy hoạch hiện đại chủ nghĩa phương Tây, thỏa hiệp với sức mạnh của lòng tham và lợi nhuận. Đô thị Việt Nam có chung những thách thức mà các đô thị của hầu hết các nước hiện nay phải đối mặt. Đó là sự phá hủy môi trường và lối sống địa phương chưa từng thấy do quá trình đô thị hóa. Đó là tình trạng dân nghèo đô thị - nạn nhân của sự giải tỏa đô thị và tái phát triển, những người không được hưởng phần chia công bằng đáng ra phải có từ lợi ích của sự phát triển. Mặt khác, còn có một sự trống rỗng của lý luận đô thị mới, phần nhiều các đô thị đang sao chép lại mô hình đô thị hiện đại của phương Tây.
  • Ảnh bên : Kiến trúc tuyến đường mới Kim Liên - Ô Chợ Dừa (Hà Nội)
Riêng trong lĩnh vực đô thị, phát triển bền vững nên được hiểu cụ thể như thế nào, thưa ông?

- Một đô thị phát triển bền vững là đô thị mà trong đó con người sống hòa thuận với tự nhiên, hình thành các dải đô thị sinh thái chứ không phải đô thị công nghiệp. Thứ hai là trong đô thị đó phải có công bằng xã hội. Người nghèo, người mất đất ở đô thị vẫn khổ quá. Để quy hoạch đô thị phát triển bền vững, có kiến trúc sư Singapore đề xuất “phát triển đô thị theo đạo lý châu Á”. Kiến trúc sư người Malaysia S. W. Lim (nguyên chủ tịch khu vực châu Á của Hiệp hội Kiến trúc sư quốc tế) cho rằng quy hoạch kiến trúc đô thị có tầm nhìn phải giải quyết được ba vấn đề: Phục hồi và sáng tạo lại quá khứ; tham gia vào xã hội hậu hiện đại toàn cầu và phát triển đô thị cho nhân dân theo các tiêu chí công bằng và bình đẳng.

Bảo vệ tương lai

Trận mưa lũ lịch sử vừa qua ở Hà Nội đã gây ngập lụt lớn ở khu đô thị mới Mỹ Đình và Trung tâm Hội nghị quốc gia. Điều này khiến nhiều người lo lắng về chất lượng quy hoạch của các khu đô thị mới. Ông nghĩ gì về điều này?

- Theo tôi biết thì các khu đô thị mới có xây dựng hệ thống thoát nước. Tuy nhiên, nước thoát khỏi khu vực đó thì thoát đi đâu khi rất nhiều hồ trong thành phố đã bị bê-tông hóa. Vấn đề là sự lúng túng trong quy hoạch tổng thể. Theo tôi, việc quy hoạch khu đô thị mới như ở Phú Mỹ Hưng (TP.HCM) có thể là một kinh nghiệm mà các nhà quy hoạch, kiến trúc sư Việt Nam nên học hỏi. Nhà đầu tư Đài Loan thuê hẳn một công ty Trung Quốc xây dựng cơ sở hạ tầng trước rồi mới bắt tay xây dựng các khối nhà, công viên cây xanh, hồ điều hòa nước... Tôi thấy cách làm của họ khá bài bản.

Theo ông, nếu phát triển đô thị Việt Nam không nên sao chép lại quy hoạch hiện đại chủ nghĩa của phương Tây thì nên theo mô hình nào?
- Có thể học được những bài học phát triển đô thị từ các nền kinh tế phát triển nhanh ở châu Á. Các kiến trúc sư hàng đầu ở Malaysia và Singapore đã thành công khi thiết kế nhà chọc trời xanh, mang tính nhiệt đới. Hong Kong là hình ảnh rõ rệt nhất của thành phố toàn cầu với hải cảng, nhà chọc trời và giao thông không ngớt. Nhưng nơi đây vẫn có bản sắc riêng của nó vì đằng sau nhà chọc trời là công trình thương mại, nhà ở gồm các khối nhà có hình thù, số tầng và quy mô khác nhau, mang bản sắc “phố Tàu”. Công tác chỉnh trang gọi là “hậu quy hoạch” ở thành phố này có ý thức và khá sáng tạo đã biến thành phố vừa hiện đại vừa mang bản sắc riêng.

Ông có kiến nghị cụ thể nào về hướng phát triển cho đô thị Việt Nam?

- Chúng ta cần rút ra bài học kinh nghiệm về phát triển đô thị ở các nước châu Á. Tìm cách biến sự phát triển chậm của mình thành thế mạnh và bảo vệ tương lai bằng cách phát huy chứ không nên làm lu mờ những đặc điểm lịch sử, di sản văn hóa, lý tưởng công bằng xã hội của mình trong lĩnh vực quy hoạch kiến trúc đô thị.
http://mag.ashui.com/index.php/tuongtac/doithoai/56-doithoai/533-do-thi-viet-nam-kha-hon-don-kts-nguyen-huu-thai.html
>> Nghề Kiến trúc - Thách thức và Hội nhập (tác giả: KTS Nguyễn Hữu Thái)
----------

Nghề Kiến trúc - Thách thức và Hội nhập

Thứ năm, 28 Tháng 8 2008 09:54 KTS. Nguyễn Hữu Thái
Nếu qui định được trách nhiệm rõ ràng giữa thiết kế và thi công, việc quản lý sẽ đơn giản, mọi vi phạm đều có pháp luật xử lý. Bên thiết kế chủ yếu bảo đảm công năng sử dụng, mỹ thuật kiến trúc, giám sát công trình. Do uy tín nghề nghiệp, trách nhiệm trước pháp luật, cạnh tranh về chất lượng, đơn vị thi công thường tự tổ chức giám sát riêng, với đội ngũ chuyên viên có trình độ. Ưu tiên cho một mô hình quản lý xây dựng

Tôi không đồng tình lắm với nhận xét cho rằng tất cả các công trình xây dựng của ta đều yếu kém. Có lẽ một số công trình nhà nước thì như vậy thật, nhưng công trình tư nhân, nhất là công trình sở hữu nước ngoài đa phần đều tốt. Rồi ai cũng ngạc nhiên: vì sao cũng với những công nhân, kiến trúc sư, kỹ sư người mình đó, nhưng xây cất công trình cho nước ngoài thì tốt, mà làm công trình cho mình thì lại rất dở?

Xem xét lại thì rõ ràng ta chưa làm tốt khâu cơ bản đầu tiên: Quản lý xây dựng. Yếu nhất là khâu giám sát thi công. Thực tế ở các nước, vào bất cứ thời đại nào, nếu không quản lý chặt chẽ, trách nhiệm phân chia không rõ ràng, tiêu cực vẫn có.

Trước tình trạng thất thoát lãng phí đó, thay vì tìm ra các giải pháp căn cơ, ngăn chặn tận gốc thì phải chăng ta chỉ đề ra các biện pháp mang tính đối phó tình thế. Như tăng cường bộ máy kiểm tra phức tạp nhiều tầng bậc; ban hành thêm qui định mới, chồng chéo nhau; giao phó cho nước ngoài thiết kế và thi công... Làm như vậy, trong tình hình pháp lý chưa rõ ràng, năng lực cán bộ quản lý còn yếu lại quan liêu, xử lý vi phạm chưa minh bạch thì chỉ gây thêm khó khăn cho người làm nghề kiến trúc.

Vì sao để giải quyết vấn đề trên, ta không làm một cách đơn giản hơn? Đó là ưu tiên rà soát và ấn định lại các qui định, thủ tục điều hành công tác quản lý xây dựng: đơn giản, chặt chẽ, khả thi, nhằm bảo đảm chất lượng, đẩy nhanh tiến độ thiết kế và thi công. Nhìn ra các nước chung quanh, họ đều có kinh nghiệm và làm tốt khâu này, ta cần học hỏi. Tham khảo rồi chọn một mô hình nào phù hợp và đạt được chất lượng công trình tốt nhất, có biện pháp hữu hiệu, tránh tiêu cực, thất thoát lãng phí trong xây dựng.

Nếu qui định được trách nhiệm rõ ràng giữa thiết kế và thi công, việc quản lý sẽ đơn giản, mọi vi phạm đều có pháp luật xử lý. Bên thiết kế chủ yếu bảo đảm công năng sử dụng, mỹ thuật kiến trúc, giám sát công trình. Do uy tín nghề nghiệp, trách nhiệm trước pháp luật, cạnh tranh về chất lượng, đơn vị thi công thường tự tổ chức giám sát riêng, với đội ngũ chuyên viên có trình độ.

Điều đó, ngành kiến trúc xây dựng ở miền Nam trước 1975 đều làm. Các công trình xây dựng tại Sài Gòn thời đó như Dinh Độc Lập, Thư viện Quốc gia, Khách sạn Caravelle, Bệnh viện Vì Dân (Thống Nhất), Trường Y khoa... đã áp dụng mô hình này, chất lượng và thẩm mỹ cho đến nay không có vấn đề gì đáng phàn nàn.
4.jpg
Ảnh minh họa 

Xác định vai trò thiết kế của kiến trúc sư

Trước đây ở Sài Gòn và nay thì cả thế giới đều áp dụng việc phân công tách bạch các khâu thiết kế và thi công trong xây dựng công trình. Chỉ có ở nước ta là có tình trạng mập mờ và nhập nhằng này mà thôi!

Kiến trúc sư chủ yếu đảm trách phần công năng, mỹ thuật công trình: bố cục, kiểu dáng, hình khối, màu sắc, vật liệu, tổng dự toán. Theo thông lệ quốc tế, phần thiết kế thể hiện (kết cấu, điện, nước) được chuyển qua khâu thi công, giải tỏa trách nhiệm của kiến trúc sư không có điều kiện quán xuyến hết mạng lưới kỹ thuật rất phức tạp. Căn cứ trên hồ sơ thiết kế kiến trúc, bên thầu đảm trách việc này vì một công ty thầu đúng nghĩa đều có bộ phận chuyên viên, kỹ sư riêng.

Một khi đã có phân công rạch ròi, đơn vị thi công chịu trách nhiệm về phần kết cấu từ 10 đến 15 năm, các phần khác từ 1 đến 2 năm. Xảy ra sự cố, bên thi công phải sửa chữa, làm chậm có thể mất tiền ký quỷ, bảo hành và nếu nghiêm trọng hơn thì đưa ra tòa xét xử theo luật.

Ở đây có một vấn đề cần lưu ý ngay. Do những mâu thuẫn và khó khăn trong thiết kế, nhiều người trách nhiệm bộ ngành, thành phố đã không tìm hiểu giúp khai thông bế tắc mà vội vàng gây cả phí phạm không sử dụng đội ngũ chuyên viên người mình cần việc làm. Tôi đã thử phân tích và nhìn thấy hầu hết công trình do nước ngoài đảm trách đơn giá quá cao, điều hành bảo quản tốn kém, không phù hợp với điều kiện sử dụng tại Việt Nam (lạm dụng điều hòa nhiệt độ, ít tận dụng ánh sáng, thông thoáng tự nhiên, không phù hợp với thời tiết khí hậu nhiệt đới). Trong thực tế, điều này tạo điều kiện cho người nước ngoài giành hết công ăn việc làm, rồi tiếp tục thuê mướn lại chuyên viên và nhân công trong nước làm thay với lương rẻ!

Trước đây ở Sài Gòn và tại tất cả các nước, giới thiết kế nước ngoài làm ăn tại nước nào đều bắt buộc phải hợp tác một cách nào đó với chuyên gia, người thiết kế tại chỗ. Điều này tôi nhìn thấy trước 1975 người ta đã làm và Trung Quốc thì đã áp dụng cách đây trên 20 năm rồi.

Nói như vậy, không phải ta cứ chủ quan cho rằng cái gì mình cũng  giỏi, không cần kinh nghiệm của người. Phải nhìn nhận có một số công trình đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao ta chưa có kinh nghiệm, vẫn cần tư vấn nước ngoài. Nhưng không phải công trình nào cũng cần làm như vậy, mà nên làm kiểu sao cho họ phải hợp tác với người mình để ta học hỏi được thêm. Trung Quốc chẳng hạn, nay tuy đã khá, vẫn không ngần ngại tiếp tục thuê tư vấn nước ngoài cho các công trình lớn và phức tạp về kỹ thuật, nhưng bản thân chuyên gia họ đều được hợp tác làm việc với chuyên gia nước ngoài.  
2.jpg

3.jpg
Ảnh minh họa 

Một Đoàn nghề nghiệp đích thực  

Suốt mười năm qua, anh em trong nghề không ngớt tranh luận và tìm kiếm phương cách tập hợp nhau lại, nhằm tạo sức mạnh trong hoạt động nghề nghiệp đạt hiệu quả cao.

Phải nói lực lượng kiến trúc sư và kỹ sư của ta nay đã khá đông đảo, nhưng hoạt động còn rất phân tán. Một số làm việc trong cơ quan nhà nước, đa phần thì chưa có công ăn việc làm ổn định. Đặc biệt đối với giới trẻ hành nghề càng khó khăn hơn, thường phải bươn chải tự làm lấy (do chưa được đào tạo hành nghề ở nhà trường hoặc thực tập cụ thể sau tốt nghiệp). Không ít người phải tìm kiếm nghề khác kiếm sống. Số đeo bám nghề, phải thỏa hiệp, móc ngoặc để có việc làm, tranh giành nhau rất mất đoàn kết, vì vậy mà hoạt động nghề nghiệp khó đạt hiệu quả cao.

Đất nước đang bước vào thời tích cực hội nhập với khu vực và thế giới, khối lượng xây dựng cơ sở vật chất là rất lớn (từ nguồn ngân sách nhà nước, vốn nước ngoài, tư nhân trong nước). Nếu ta chấn chỉnh lại đội ngũ, tổ chức nghề nghiệp rõ ràng, tìm biện pháp nâng cao tay nghề anh em trong nước thì đây là thời cơ hiếm giúp cho lực lượng xây dựng nước mình có cơ hội phát triển nghề nghiệp ngang tầm thế giới.


Tôi nhận xét thấy hình như ta đang lúng túng giữa hai mô hình tổ chức nghề nghiệp:
Hoặc như Trung Quốc vẫn duy trì Hội kiến trúc sư quy về một mối lực lượng thiết kế, nhưng nhằm đáp ứng yêu cầu kinh tế thị trường vẫn hình thành các tổ chức thiết kế tư vụ cùng một số tập đoàn thiết kế & thi công lớn, đầy đủ năng lực kỹ thuật và nhân sự tay nghề cao, có thể cạnh tranh ngang ngửa với nước ngoài.       

Hoặc theo gương hầu hết các nước trên thế giới, nhất là ở khu vực Đông Nam á (và cũng là mô hình Sài Gòn trước 1975), hình thành Đoàn chuyên nghiệp về nghề thiết kế kiến trúc, hoạt động tương tự như Đoàn Luật sư hiện nay.

Nay ở ta, phải chăng đang có sự nhập nhằng về các quan niệm tổ chức “Hội kiến trúc sư” (hoạt động đoàn thể) hay “Đoàn kiến trúc sư” (hoạt động nghề nghiệp). Theo thông lệ quốc tế và lề lối hành nghề trong nền kinh tế thị trường, văn bằng cấp phát ở đại học chỉ là một chứng chỉ xác nhận trình độ đào tạo chuyên môn, Đoàn nghề nghiệp mới là tổ chức quyết định về việc hành nghề tư vụ. Tốt nghiệp bất cứ một môn học nào, sau một thời gian thực tập ta có thể thi để lấy chứng chỉ hành nghề, do tổ chức nghề nghiệp cấp phát. Đây là một dạng thi tuyển làm nghề, do nhà nước ủy quyền cho Đoàn nghề nghiệp thực hiện theo đúng Luật hành nghề chuyên môn nào đó. Đối với nghề kiến trúc cũng tổ chức như vậy, giống như Đoàn Luật sư, Đoàn Bác sĩ...

Phải chăng đó là những công việc cấp bách của tất cả anh em trong nghề kiến trúc chúng ta hôm nay. Dẫu làm muộn còn hơn không trước thách thức hội nhập cũng như yêu cầu việc làm của đội ngũ ngày càng đông đảo kiến trúc sư trẻ.
  http://mag.ashui.com/index.php/tuongtac/phanbien/55-phanbien/166-nghe-kien-truc-thach-thuc-va-hoi-nhap.html

Phật tử kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thiện - nhà kiến trúc lớn
KTS.Nguyễn Hữu Thái

Những dòng này viết về một Phật tử thuần thành, một con người yêu nước, một nhà kiến trúc lớn: kiến trúc sư (KTS)Nguyễn Hữu Thiện. Ông đã vĩnh viễn ra đi cách đây đúng 20 năm và để lại nhiều công trình kiến trúc, đặc biệt là chùa tháp, hiện đại mà đậm đà bản sắc Việt Nam.
Kiến trúc cộng sinh Âu - Á
Tháng 8 vừa qua, Nhà nước đã trao giải thưởng đợt I cho 15 tác phẩm kiến trúc của 13 tác giả, trong đó có công trình Thư viện Tổng hợp ở TP.HCM do KTS Nguyễn Hữu Thiện thiết kế, cộng tác với các KTS Bùi Quang Hanh và Lê Văn Lắm.
Trước năm 1975, nhiều người biết tiếng KTS Nguyễn Hữu Thiện như là một Phật tử thuần thành, một nhà kiến trúc đã xây dựng nhiều công trình chùa tháp khắp vùng Sài Gòn-Gia Định. Nhưng chắc ít người biết rằng ông là người bạn đồng học, người cùng chí hướng đấu tranh giải phóng dân tộc với KTS Huỳnh Tấn Phát, nhà lãnh đạo hàng đầu của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Ông mất đi vào năm 1981 khi đang là Viện trưởng Viện Quy hoạch TP.HCM đầu tiên sau ngày giải phóng. Công trình kiến trúc do ông thiết kế khá đa dạng, từ các biệt thự sang trọng cho đến các khu nhà ở cho người có thu nhập thấp, khá nhiều công trình tôn giáo, và xuất sắc nhất là Thư viện Tổng hợp thành phố. Suốt đời, ông chủ trương sáng tác theo hướng kết hợp Đông-Tây, cụ thể là sử dụng kỹ thuật mới của phương Tây trong kết cấu và bố cục không gian nhưng phù hợp với lối sống và thời tiết khí hậu Nam Bộ.
Đối với chùa Phật, ông luôn chú trọng việc bố cục mặt bằng, không gian hợp lý, nơi lễ bái thoáng đãng, nhưng cũng không quên tạo dáng công trình theo kiểu truyền thống dân gian quen mắt với mái cong, hoa gió, điêu khắc theo mô-típ xưa gần gũi với phần đông người mình. Các ngôi chùa lớn như Ấn Quang (đường Sư Vạn Hạnh, từng là trụ sở Giáo hội Phật giáo Thống nhất trước1975), Huê Lâm (Cây Gõ, Chợ Lớn), tháp Phổ Đồng trong khuôn viên chùa Huệ Nghiêm (H.Bình Chánh)...
Chùa Ấn Quang có bố cục không gian kiểu mới, vừa đáp ứng được yêu cầu một nơi thờ tự trang nghiêm lẫn trụ sở điều hành Giáo hội, nơi ở của giới lãnh đạo Phật giáo miền Nam thời cũ. Tháp đựng tro cốt Phổ Đồng có lẽ là một công trình kiến trúc tôn giáo độc đáo và quy mô vào hàng lớn nhất ở nước ta.
Đặc biệt, ông cũng là tác giả tháp chuông ngôi nhà thờ Thiên Chúa  giáo ở Thị Nghè xây dựng theo phong cách Rô-man (Pháp) nhưng lại mang dáng dấp tháp Việt cổ, với chóp mái cong lợp ngói ống, hoa gió làm theo mô-típ trang trí xưa.  
Một công trình kiến trúc độc đáo        
Đỉnh cao sáng tác kiến trúc của KTS Nguyễn Hữu Thiện là công trình Thư viện Tổng hợp thành phố (tên cũ là Thư viện Quốc gia). Công trình tuy không to lớn lắm nhưng được xem là một trong những công trình sáng tạo tiêu biểu nhất do người Việt tự thiết kế và xây dựng thời Sài Gòn cũ.
Từ năm 1956, ông đã được giao việc nghiên cứu một quần thể văn hóa trên khu đất nguyên là Khám Lớn Sài Gòn (bị phá bỏ vào năm 1955). Công trình thư viện do ông chủ trì thiết kế chỉ bắt đầu thực hiện vào năm 1965 và hoàn tất việc xây cất vào đầu các năm 70.
Đây là một tòa nhà lớn gồm khối đứng làm kho chứa sách và khối ngang làm phòng đọc sách. Mái nhô xa, hành lang rộng đặt trên hồ nước thả sen súng, tường hoa pa-nô trang trí rồng phượng, con triện, sân vườn cây xanh tươi mát... là những yếu tố kiến trúc rất gần gũi với lối sống Việt đã góp phần tạo nên một công trình kiến trúc độc đáo, vừa hiện đại vừa dân tộc. Công trình thư viện này được giới kiến trúc cả nước đánh giá là một trong những công trình tiêu biểu nhất của nền kiến trúc hiện đại mà giàu bản sắc ở nước ta.
Tôi biết KTS Nguyễn Hữu Thiện khi theo học với ông ở Trường Kiến trúc Sài Gòn cũng như qua các hoạt động nghề nghiệp, Phật sự lẫn yêu nước của ông trước cũng như sau ngày giải phóng. Viết những dòng này là để tưởng nhớ một tấm gương sáng nghề nghiệp, một con người yêu nước và trên hết là một Phật tử chân chính.
(Báo Giác Ngộ, số Xuân 2002)
Diễn đàn đầu Xuân:
KTS Nguyen 
Huu Thai Tham vong vuot nguoi
Phát triển đất nước không chỉ dựa vào nguồn lực đầu tư, khoa học kỹ thuật mà phải dựa vào ý chí quyết tâm vươn lên của đông đảo người trẻ.
Biết tôi hay đi đây đó, các bạn trẻ gặp tôi thường hỏi: So sánh với lớp trẻ các nước, thanh niên ta có những ưu - khuyết gì? Tôi không ngần ngại trả lời: thế mạnh của họ là tinh thần kỷ luật, ý thức tập thể và lòng quyết tâm cao. Bạn trẻ mình phải biết vượt qua chuyện thiếu đoàn kết, nóng vội chụp giựt, mặc cảm tự ti... Trên đường trở lại quê hương sau mấy năm xa cách, tôi cố tình đi chầm chậm, nán lại nhiều nơi trên đất Mỹ và Trung Quốc. Tôi muốn nhìn kỹ lại lớp trẻ ở các nước này, mong làm một cuộc đánh giá và so sánh khách quan giữa họ và mình. Nhất là gặp gỡ lớp trẻ người mình ở nước ngoài.
Ở Mỹ, tôi có dịp báo cáo một đề tài nghiên cứu khoa học tại thành phố Boston ở miền đông, cái nôi của các đại học nổi tiếng hàng đầu, như Harvard, MIT... Tôi ngạc nhiên nhìn thấy rất nhiều gương mặt sinh viên châu Á. Nhìn một lớp trẻ đến từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có không ít người VN mình, rõ ràng là họ quyết tâm tranh thủ được những kiến thức tiên tiến nhất để quay về phát triển đất nước.
Bên phía kia, ở miền Viễn Tây, là các đại học lớn Stanford, Berkeley, Caltech... cũng xuất hiện những người trẻ châu Á đó, đang chiếm đa số trong tập thể sinh viên năng động vào bậc nhất nước Mỹ này. So sánh, tôi nhận thấy sinh viên Nhật có ý thức trách nhiệm và tự trọng cao nhất trong tập thể du học sinh nước ngoài. Người Hoa, Hàn, Ấn nay cũng tỏ ra không thua kém người Nhật.
Cho nên tôi không lấy lạ khi sinh viên các nước này làm mọi người vị nể, vì rõ ràng họ đoàn kết, xuất sắc. Chỉ có điều đáng buồn là so sánh với họ, người trẻ Việt ở nước ngoài tuy cũng xuất sắc không kém, có khi còn hơn, nhưng sao một số vẫn còn chia rẽ, ít tự tin hơn.
Tham quan lại dài ngày trên đất nước Trung Quốc, không khỏi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác về sự phát triển thần kỳ của họ, nhưng riêng tôi lại chú ý hơn đến ý chí vươn lên của lớp trẻ mới. Ở Trung Quốc, do lớp người tuổi trên 45 bị thiệt thòi trong một thời gian dài xáo trộn, chưa bắt kịp được thế giới, cho nên lớp tuổi dưới 40 hiện nay là những chủ nhân thật sự của đất nước mở cửa và phát triển.
Gặp gỡ bàn luận với một số cán bộ kỹ thuật và quản lý trẻ công tác tại các công ty liên doanh nước ngoài ở Thượng Hải, Thâm Quyến, Hàng Châu..., tôi nhìn thấy ở họ toát lên sự lạc quan hướng về tương lai và nhất là một lòng kiên định vượt qua phương Tây. Họ nói với nhau: chúng ta đã bị bỏ lại đằng sau năm thế kỷ so với thế giới phương Tây rồi, nay ta nhất định phải vươn lên, chẳng những bằng mà phải vượt cả người.
Có thật nhiều điều đáng học hỏi ở lớp trẻ mới Trung Quốc. Không ai nói rằng họ không thực dụng, tham vọng và náo nức kiếm tiền, nhưng vẫn làm ăn lương thiện, tiết kiệm và biết tự trọng, tôn trọng luật pháp. Các đặc điểm của giới trẻ này là tinh thần học hỏi, tính kỷ luật, ý thức tập thể cao và nhất là ý chí vượt khó, tham vọng vượt hơn người.
NGUYỄN HỮU THÁI (kiến trúc sư)
Chùa Phật xưa và nay (KTS Nguyễn Hữu Thái)
PDF
In
E-mail
Người viết: ThanhHung   
28/02/2010

CHÙA PHẬT XƯA VÀ NAY * KTS Nguyễn Hữu Thái
Giáo lý của đạo Phật cũng như đặc điểm nổi bật nền kiến trúc Phật giáo, là tính giản dị, đại chúng và bình đẳng, từ bi. Có nghiên cứu so sánh công trình kiến trúc nhiều tôn giáo khác nhau, tôi cho rằng các yếu tố nêu trên giống như sợi chỉ xuyên suốt nối kết các công trình như chùa tháp, Tăng viện trên hai nghìn năm qua. Những ngôi chùa Phật luôn là trung tâm tôn giáo lẫn trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng, từng góp phần tích cực làm phong phú thêm nền văn hóa địa phương nơi đạo Phật đặt chân truyền bá đến.
               Từ những Stupa, Chaitya, Vihara
Phát sinh vào thế kỷ thứ VI trước Tây lịch, ở miền Bắc Ấn Độ, đạo Phật xuất hiện như phản ánh lòng bất bình của quần chúng đối với chế độ đẳng cấp hà khắc và quyền uy độc đoán của giới thống trị Tăng lữ Bà la môn.
Tiếc rằng ngày nay, những công trình kiến trúc Phật giáo huy hoàng của triều đại Asoka (271-231 trước Tây lịch) nay không còn, nhưng những gì còn lại của những thế kỷ sau cũng đủ để mô tả sinh hoạt đạo Phật thời kỳ đầu đó.
Bên cạnh các đền đài Bà la môn đồ sộ, mang nặng tính phô diễn nhưng khép kín, xuất hiện các công trình tôn giáo khiêm tốn, dung dị nhưng mở rộng ra cho quần chúng nhân dân, không phân biệt đẳng cấp, nguồn gốc.
Vết tích còn lại sớm nhất là các ngôi tháp tròn Stupa ở vùng Sanchi vào thế kỷ thứ II trước Tây lịch, mang dạng bán cầu đồ sộ chứa di cốt hoặc thánh tích. Chúng vừa là biểu tượng vũ trụ, có 4 cổng day ra bốn hướng gió, trên chóp 3 tầng dạng tán lọng. Còn lại nhiều nhất là các điện thờ Chaitya (nay thường bị đạo Bà la môn chiếm dụng), những không gian giản đơn, không thấy có trang trí gì khác ngoài hình tượng Đức Phật.
Nhưng thể hiện rõ ràng nhất các nét kiến trúc Phật giáo ban sơ là các Phật học viện ở vùng Ajanta (thế kỷ thứ I sau TL) và rất nhiều Tăng viện Vihara ở vùng Elephanta vào thế kỷ VII sau TL. Đó là những đền hang, đục vào đá theo truyền thống kiến trúc cổ Ấn Độ, gồm các không gian rộng rãi nhưng không trang trí gì khác ngoài các phù điêu, tượng đắp nổi, chỉ duy nhất mang hình tượng Đức Phật.
Tương truyền trong thời kỳ đầu của PG, ngay cả hình tượng Đức Phật cũng không được sử dụng trang trí các chùa hang, Tăng viện. Về sau, do yêu cầu đại chúng dân gian, hình tượng Đức Phật mới xuất hiện, nhưng đơn giản và không kèm theo các trang trí rườm rà nào khác, giống như các đền đài Bà la môn, hoặc Hồi giáo về sau này.
Các khu chùa Phật ban đầu trở thành các không gian mở, đón nhận hàng nghìn tín đồ hành hương đến nghe giảng kinh, học tập kinh nghiệm tu đạo chứ không phải là nơi đến để lễ bái, cầu phúc lộc. Từ thời đạo Phật thịnh hành dưới triều đại Asoka, chùa Phật đã xuất hiện như các trung tâm sinh hoạt tôn giáo - văn hóa cộng đồng rất sinh động, mang đậm nét đại chúng, hướng về tu dưỡng, tu tập theo đạo pháp hơn là lễ bái.
 
Đến các chùa tháp, Wat và các chùa Phật hiện đại
Nếu vào thế kỷ VII và VIII, đạo Phật đã suy ở Ấn Độ, thì đạo này lại phát triển nhanh ở Đông Á và Đông Nam Á, phía Bắc đến tận vùng Mãn Châu, Nhật Bản, Sri Lanka, Indonesia.
Nếu đạo Phật truyền sang Tây Tạng mang sắc thái Lạt ma với các công trình Tăng viện quy mô lớn vùng núi Hymalaya cao vút, thì những chùa tháp Trung Quốc đã làm thay đổi cả bộ mặt sinh hoạt tôn giáo, vốn mang tính đa thần dân gian bản địa vùng Đông Á mênh mông. Các công trình PG ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam là những phức hợp kiến trúc tôn giáo quy mô lớn, đặt ở những vị trí cảnh quan đẹp nhất. Ngôi bảo tháp tròn Stupa nay vút lên cao với nhiều tầng bậc. Trung tâm chùa là Phật điện. Truyền thống bố cục mở, đại chúng vẫn duy trì với sân rộng, hành lang lớn đặt bên trái, bên phải (Đông lang, Tây lang) đón khách thập phương.
Chùa Phật xuất hiện rất khác với đền miếu Khổng giáo, Lão giáo với tháp cao, gác chuông và cả nơi ở, tu tập của Tăng Ni, lẫn nhà khách. Stupa Ấn Độ nay biến thành bảo tháp (pagoda) làm đài kỷ niệm hoặc tàng trữ xá lợi và các di vật lễ bái. Thường thì tháp tích Phật đặt ở phía trước, có nhiều tầng, chóp tán lọng hoặc búp sen, bầu rượu, xung quanh có đường chạy đàn (vừa tụng niệm vừa kinh hành) vòng quanh tháp. Tháp mộ đặt tự do ở phía sau, gìn giữ tro cốt tu sĩ, ít tầng hơn, chừa cửa tò vò nhỏ đặt bàn thờ.
Điện thờ là trung tâm chùa, thường gồm 3 phần : tiền đường là nơi vân tập thiện nam tín nữ, tòa thiêu hương (bái đường) nơi tiến hành lễ và tòa thượng điện (chánh điện) là nơi đặt tượng Phật. Thời Lý - Trần ở nước ta, chỉ đặt tượng Phật A Di Đà, sau đặt ba vị Tam thế (quá khứ, hiện tại và vị lai). Thời Lê, Nguyễn từ thế kỷ XV trở đi còn có cả Ngọc Hoàng, Thổ công, Thổ địa.
Nhưng cơ bản chùa Phật vẫn là công trình gắn bó hài hòa với cảnh quan sông nước, núi đồi bao quanh, bố cục cân xứng và mở, chỉ có tháp là mang tính chế ngự, nhấn mạnh toàn khu thờ tự theo phương vị đứng, có thể nhìn thấy từ xa.
Tôi đã đi qua những nước Đông Nam Á theo đạo Phật, vẫn nhìn thấy các chùa Phật Wat Thái Lan, Lào, Campuchia với tháp nhọn, điện thờ giản dị, mở ra cho đại chúng. Nhân dân gắn liền suốt đời với đạo Phật, từ tuổi trẻ vào chùa tu tập, học văn hóa, lớn lên là cư sĩ, chết đi để tro bình ở chùa.
Chùa Phật như vậy là vẫn tiếp nối truyền thống duy trì được xuyên suốt từ buổi sơ khai ở vương quốc Capilavastu miền biên giới Nepal, Bắc Ấn Độ, cho đến nay tại toàn bộ châu Á. Ở phương Tây, chùa Phật nay đang trở thành các trung tâm sinh hoạt cộng đồng di dân gốc châu Á, mang tính tôn giáo và xã hội - văn hóa cộng đồng khá sống động.
Ở Nhật Bản, đang xuất hiện nhiều công trình kiến trúc Phật giáo khá hiện đại của các tông phái, nhưng cơ bản nhà chùa vẫn là nơi tu tập, tu dưỡng hướng nội, dung dị, rất khác với công trình tôn giáo khác, vẫn mang nặng tính hướng ngoại, phô diễn thanh thế.
Xu hướng sinh sống đô thị hóa ngày nay không còn dễ dàng xây dựng các khu chùa Phật rộng lớn quá khứ, nhưng ngôi chùa trong phố vẫn duy trì một truyền thống đại chúng, mở rộng cửa đón mọi người, không phân biệt. Đó phải chăng là bản sắc riêng của chùa Phật, xưa cũng như nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.