Năm 1909, ông Albert Kahn, một chủ nhà băng triệu phú - cũng là một nhà hoạt động từ thiện nổi tiếng người Pháp, bắt đầu tiến hành một dự án đầy tham vọng: xây dựng kho tư liệu ảnh màu về (và cho) tất cả các dân tộc trên thế giới nhờ kỹ thuật chụp ảnh màu tiên tiến nhất thời đó do hai anh em Auguste và Louis Lumière phát minh năm 1907. Đó là quy trình xử lý bằng kính ảnh màu (autochrome) giúp dễ dàng chụp được những bức ảnh với màu sắc trung thực. Là một người lý tưởng và theo chủ nghĩa quốc tế, Albert Kahn tin rằng ông có thể dùng tài sản khổng lồ của mình tạo ra một “kho tư liệu hành tinh” nhằm cổ vũ hòa bình và góp phần vào sự hiểu biết giữa các nền văn hóa. Cho tới nay, 72.000 bức ảnh màu trong dự án của Albert Kahn được thực hiện hơn một thế kỷ trước vẫn là bộ sưu tập quan trọng nhất về thời kỳ nhiếp ảnh màu đầu tiên trên thế giới. Dù vậy còn rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này chưa từng được ấn hành và xuất bản như những bức ảnh xưa về Việt Nam và Hà Nội, được chụp vào khoảng những năm 1910-1920. Để có “kho tư liệu hành tinh”, Albert Kahn thuê các nhà nhiếp ảnh gan dạ và dũng cảm đi tới hơn 50 nước trên thế giới - thường là những điểm nóng và đầy bất ổn thời bấy giờ, nơi các nền văn hóa cổ kính đang ở bên bờ vực của những đổi thay chưa từng thấy bởi chiến tranh gây nên cũng như bởi sự vận động theo hướng toàn cầu hóa từ đầu thế kỷ 20. Ống kính của họ đã ghi lại sự sụp đổ của đế chế Áo - Hung và Ottoman cùng sự ra đời của một số quốc gia mới tại châu Âu và Trung Đông; cuộc sống trong chiến hào của những người lính tham gia Thế chiến I trước các trận đánh ác liệt mà họ sẽ mãi mãi không trở về. Họ cũng chụp được nhiều hình ảnh ở nhiều vùng đất xa xôi mà thế giới ngày đó chưa từng biết tới như tại Việt Nam, Nhật Bản, Brazil, Mông Cổ, Benin... Bảo tàng Albert Kahn ở ngoại vi Paris Cho tới đầu năm 1929, Albert Kahn vẫn còn là một trong những người giàu nhất châu Âu nhưng đến cuối năm đó, khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu diễn ra với sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Phố Wall, thì tài sản của ông cũng mất dần và Albert Kahn buộc phải ngừng dự án “kho tư liệu hành tinh” vào năm 1931. Albert Kahn qua đời năm 1940. Di sản ông để lại hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Albert Kahn, cũng là ngôi nhà ông sinh sống nhiều năm tại Boulogne-Billancourt ở ngoại vi phía tây Paris. Nơi đây là một khu vườn tuyệt đẹp thu hút đông đảo du khách bốn phương. Bạn có thể xem thêm ảnh tại đây (Theo Tuổi trẻ) Hà Nội và Việt Nam trong số 1382 bức ảnh mầu autochromes của Albert Kahn Làng Na Sầm, vùng cao biên giới giáp Trung Quốc Mỏ đồng, 1915 Chợ Bắc Lệ (xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn) 1915 Bến sông Lô Việt Trì Hòn Gai, 1915 Mỏ than Hòn Gai, 1918 - 1921 Vịnh Hạ Long, 1915 Thuyền trên vịnh Hạ Long, 1916 Vịnh Hạ Long Vịnh Hạ Long Sông Tam Bạc, Hải Phòng Một ngôi chùa trên đường lên Tam Đảo, tháng 6 năm 1916 Bán gạo, 1914-1915 Quán nước và hàng quà rong Quán ăn trên đường quê Quay tơ Bật bông Phường nhạc Mấy mẹ con người hành khuất mù Lão mù vái khách xin độ nhật Những người phu bố mộ Cấy lúa Cấy lúa Cô bé chăn trâu Phơi thóc sau vụ gặt Hái rau Đánh dậm Quan huyện và các chức sắc tập trung tại huyện đường, 1915 Quan huyện đọc chiếu vua, 1915 Một ông quan huyện Bắc Kì, 1915 Một vị quan địa phương trong triều phục thường, 1916 Một viên đội Ông lý trưởng hút điếu bát Hai người hút thuốc phiện, 1915 Têm trầu, 1916 Cơi trầu Trang phục đi hội Các cô gái đóng vai con Tốt trong một ván cờ người, 1920 Mấy bé gái Bắc kỳ, 1916 Phụ nữ miền Bắc nhuộm răng đen, 1915 Một bà vãi và hai chú tiểu, khoảng 1916 Một bà đồng, 1916 Một bà đồng ở quê Một bà đồng, 1915 Cậu bé với chú gà chọi Ăn trầu Hoa quả và lễ vật Dọc thêm: Kho ảnh vô giá về Việt Nam đầu thế kỷ 20 tại Viện Bảo Tàng Albert Kahn tại đây VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ 20 TẠI VIỆN BẢO TÀNG ALBERT KAHN | |||||||||||
bài của RFI (Radio International France) http://www.36phophuong.vn/Kho-anh-vo-gia-ve-VIET-NAM-DAU-THE-KY-20-TAI-VIEN-BAO-TANG-ALBERT-KAHN_c2_476_478_6072.html Cổng vào Viện Bảo Tàng Albert Kahn ở Boulogne-Billancourt, sát cạnh Paris Albert Kahn là ai ? Phải nói là cuộc chiến 1870 giữa đế quốc Phổ và Pháp, sau đó là cuộc thế chiến thứ nhất, với mất mát khủng khiếp về nhân mạng đã gây chấn động mạnh nơi ông Albert Kahn. Ông mong muốn không bao giờ thấy trở lại những cảnh tàn bạo đó. Ông tin rằng nếu các dân tộc hiểu nhau và chấp nhận sự khác biệt của nhau, thì sẽ không còn chiến tranh nữa. Thư khố Hành tinh mà ông thành lập chính là một trong những phương tiện tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau qua những hình ảnh, để người ta có thể xem và thấy sự khác biệt văn hoá giữa các dân tộc. Những tấm hình chụp cũng còn là chứng nhân cho những phương cách sống mà ông Albert Kahn đã cảm thấy có nguy cơ biến mất. Đấy là hai mục đích chính gắn liền với các hình ảnh này lưu trữ ở đây. Albert Kahn muốn sử dụng những phương thức tối tân nhất vào thời đó để cho mọi người ta có thể xem những dân tộc khác sống như thế nào. Ông tin tưởng là khi thấy được người khác mình sống như thế nào, điều đó sẽ giúp ta hiểu rõ người ấy hơn, góp phần vào mục tiêu chung sống hoà bình giữa các dân tộc. Hình về Việt Nam ở bảo tàng này Đối với ai quan tâm đến Việt Nam, Viện Bảo Tàng Albert Kahn vùng ngoại ô Hauts-de-Seine sát cạnh Paris là một địa chỉ không thể bỏ qua. Đây là nơi lưu trữ một bộ sưu tập hiếm hoi ảnh màu về Việt Nam chụp ngay từ đầu thế kỷ 20, thời ngành nhiếp ảnh vẫn còn sơ khai. Giá trị của bộ sưu tập này rất lớn vì nó giúp cho các thế hệ hiện nay thấy rõ được bằng hình ảnh, với màu sắc rõ ràng, một phần diện mạo của Việt Nam cách nay một thế kỷ. Công chúng rộng rãi đã được biết đến sự tồn tại của các bức ảnh về Việt Nam trong bộ sưu tập của Viện Bảo Tàng Albert Kahn vào năm 1986, khi Hội Đồng Tỉnh Hauts-de-Seine cho phát hành tập sách ảnh chuyên đề ‘’Villages et villageois au Tonkin’’ (Làng và dân làng tại Bắc Kỳ). Có thể nói đây là lần đầu tiên mà cánh cửa kho báu của Viện Bảo Tàng Albert Kahn đã hé mở, để cho công chúng rộng rãi có thể thưởng lãm khoảng 60 tấm ảnh về Việt Nam chụp trong những năm từ 1915 đến 1920. Qua năm 2008, vài chục tấm ảnh khác về Việt Nam tiếp tục được công bố trong công trình chung ‘’Albert Kahn, le monde en couleurs’’ (Albert Kahn và Thế giới có mầu sắc) của nhà báo David Okuefuna, giới thiệu tổng thể kho tư liệu hình ảnh về thế giới đầu thế kỷ 20 đang được bảo tàng Albert Kahn lưu trữ. Các bức ảnh về Việt Nam đã khiến người xem phải ngỡ ngàng do chuẩn mực kỹ thuật cao, với những màu sắc rất thật, một chín một mười so với những bức ảnh màu ngày nay. Giá trị lịch sử hay văn hóa của những bức ảnh này thì khỏi nói, vì Leson Busy, tác giả của hầu hết các tấm hình, đã có cái nhìn của một nhà nghiên cứu xã hội. Toàn bộ ảnh về Việt Nam có 1382 tấm ảnh màu autochromes hầu như đều do nhà nhiếp ảnh Léon Busy chụp. Ông nguyên là quân nhân trong quân đội viễn chinh Pháp, đồng thời là một nhà quay phim tài tình và một người thành thạo kỹ thuật ảnh màu autochrome. Ông đã ghi lại được những bức ảnh rất đẹp và đã đề nghị làm việc cho Albert Kahn, lúc đó đang tập hợp tài liệu cho ‘’Thư khố Hành tinh’’ của ông. Xem qua các bức ảnh được chụp, ta có thể thấy rõ là cách đây một trăm năm, người Việt Nam ăn mặc như thế nào, màu sắc ra sao, có những thú tiêu khiển gì, làm những việc gì. Về cảnh trí tự nhiên cũng thế, độc giả đây đó có thể thấy được là phố xá Hà Nội ngày xưa ra sao, các nơi như Văn Miếu, Chùa Một Cột, Đền Ngọc Sơn như thế nào, chưa kể đến những thành phố khác như Hải phòng, Huế hay Sài Gòn... Có điều là những tấm ảnh được in lại trên giấy chỉ là một phần rất nhỏ trong kho hình ảnh của Viện Bảo Tàng Albert Kahn. Các hình ảnh này lại nằm trên những tấm kính, do đó không thể mang ra triển lãm được. Trong tình hình đó, Hội đổng tỉnh Hauts-de-Seine và Viện Bảo Tàng Albert Kahn từ năm 2006 đến nay đã thực hiện chương trình ‘’số hóa’’ kho phim ảnh lưu trữ của mình, tạo thuận lợi cho công chúng được tiếp cận với toàn bộ kho tư liệu. Đây là một chương trình mang tên là FAKIR, viết tắt của Fonds Albert Kahn Informatisé pour la Recherche (Kho lưu trữ Albert Kahn được tin học hóa để phục vụ nghiên cứu). Tuy nhiên, Fakir trong tiếng Pháp cũng có nghĩa là ‘’phù thủy Ấn Độ", và chương trình tin học của Viện Bảo Tàng Albert Kahn đã đóng được vai trò của một người có phép thần thông, đưa được toàn bộ kho lưu trữ hình ảnh của viện bảo tàng đến với công chúng, rộng cũng như hẹp.
Nơi tham khảo hình ảnh trong cơ sở dữ liệu FAKIR trong khu triển lãm tại Viện Bảo Tàng Albert Kahn
Hiện nay, Viện Bảo Tàng Albert Kahn trước mắt chỉ mới chọn lọc ra 41 tấm ảnh về Việt Nam trong kho lưu trữ của mình để giới thiệu rộng rãi, sắp tới đây sẽ có thêm. Riêng giới nghiên cứu thì đã có thể tham khảo hơn 1000 tấm ảnh và khoảng một chục đoạn phim ngắn trong đó có tài liệu rất quý giá như về lễ hội Phù Đổng hay diễn tiến của một đám cưới tại Hà Nội chẳng hạn. Mời các bạn xem 42 trong số hàng ngàn tấm ảnh này : Phố Hàng Chén, Hà Nội tháng 7-8/1915 Phố Hàng Thiếc, Hà Nội tháng 5/1915 Nhà Hát Lớn Hà Nội, 1914-1915 Phố Tràng Tiền nhìn từ Nhà Hát Lớn Hà Nội, 1914-1915 Nhà ở Quan Toàn Quyền Đông Dương, Hà Nội 1914-1921 Đền Ngọc Sơn, Hà Nội mùa hè 1915 Thái Hà, Hà Nội 1914-1915 Uống trà hút thuốc, Hà Nội hè 1915 Hương chức làng hút thuốc lào, 1914-1915 Bàn đèn thuốc phiện, hè 1915 Quan Huyện và hương chức làng xã trước dinh, tỉnh Hà Đông 5/1915 Hành khất mù và con cái của họ, Hà Nội 1914-1915 Gà đá, Hà Nội tháng 5-6/1916 Tại Việt Nam, 1914-1915 Bà đồng bóng, 5-6/1916 Điện Thái Hòa, Huế khoảng 1927 Chùa Trấn Vũ Hà Nội, 1914-1915 Chùa Trấn Vũ Hà Nội, 1914-1915 Văn Miếu, Hà Nội, 1914-1915 Văn Miếu, Hà Nội, 1914-1915 Chùa Thiên Phúc, Phủ Quốc Oai, 14/5/1916 Chùa Một Cột, 1914-1915 Chùa Vĩnh Thụy, hè 1915 Lăng Tự Đức, 1926-1928 Cắt rau muống, 1914-1915 Kéo sợi hoa gạo, Hà Nội mùa thu 1915 Kéo xe, mùa thu 1915 Bắt cá bằng vó, 1914-1915 Mỗi năm hoa đào nở lại thấy ông đồ già bày mực tàu giấy đỏ trên phố đông người qua ... Phơi lúa, 1914-1915 Ven sông Hồng, mùa thu 1915 Thuyền trên sông Hồng, mùa thu Hà Nội 1915 Đoàn tàu vận tải trên sông Đen, Chợ Bồ, 6-8 tháng 3 năm 1916 Ruộng mới cấy, 1914-1915 Diễn viên Nhà Hát Saigon tại Hà Nội mùa thu 1915 Diễn viên Nhà Hát Saigon tại Hà Nội mùa thu 1915 Lễ phục một quan chức địa phương Những phụ nữ này tham gia trò chơi đánh cờ người Kinh lược Bắc Kỳ và quan đầu tỉnh Hà Đông, 1914-1915 Vịnh Hạ Long 1914-1915 Dân vạn đò, Vịnh Hạ Long 1914-1915 Hòn "Sên" và "Cóc", Vịnh Hạ Long, 4/1915
Nguồn: mehangcuugiup.vn
Một số ảnh màu Việt Nam giai đoạn 1914 -1921
Ngày nay chúng ta vẫn có thể thấy những hình ảnh khắc họa xã hội xưa, nhưng hầu hết là ảnh đen trắng và rất mở. Tuy nhiên, chúng tôi thấy những bức ảnh in trong "Albert Kahn Le monde en couleurs" đều là ảnh màu, rất đẹp. Xin giới thiệu một số bức ảnh trong sách như sau:
Liền bà Hà Nội 1914
Cử nhân 1915
Một buổi tế lễ ở làng quê Hà Nội 1915
Sài Gòn 1915
Sài Gòn 1915
Hải Phòng 1916
Hà Nội 1921
Hà Nội 1915
Hà Nội 1915
Hà Nội 1915
Hà Nội 1915
Hình ảnh trên về từ :
|
Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014
ẢNH XƯA VIỆT NAM- Albert Kahn,
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.