Những khu nghỉ mát thời Pháp - Bà Nà
Núi Bà Nà là một trong những núi
đẹp nhất Đà Nẵng cùng với núi Ngũ Hành Sơn và núi Sơn Trà. Núi Bà Nà toạ
lạc 1 khu vực thuộc về dãy núi Trường Sơn nằm ở xã Hòa Ninh, huyện Hòa
Vang, cách Đà Nẵng 46 km về phía Tây Nam. Trung tâm du lịch của Bà Nà
nằm trên đỉnh Núi Chúa có độ cao 1487 m so với mực nước biển.
Theo Wikipedia
Tiếp nối sự khám phá và xây dựng Đà Lạt, vào tháng 2-1900, Toàn quyền
Đông Dương Paul Doumer cử đại úy Debay thuộc Quân đội Pháp thám sát vùng
núi lân cận khu vực Đà Nẵng - Huế để tìm kiếm thêm điểm nghỉ mát, dưỡng
sức và chữa bệnh. Sau nhiều đợt thăm dò, đến tháng 4-1901, đoàn thám
hiểm của Debay đã tìm ra núi Chúa, tức Bà Nà, trên đỉnh địa hình khá
bằng phẳng, khí hậu tương tự như Đà Lạt và chỉ cách thành phố Đà Nẵng về
phía tây chừng 46km.
Nhưng mãi đến năm 1912, khi toàn quyền Đông Dương ra nghị định biến Bà
Nà thành một khu bảo tồn lâm nghiệp thì việc nghiên cứu rặng núi này mới
được đẩy mạnh. Và rồi tháng 5 năm 1919, luật sư Beisson trở thành người
đầu tiên xây dựng nhà nghỉ ở Bà Nà.
Nguồn gốc tên gọi Bà Nà, có người cho rằng khi người Pháp đặt chân đến
vùng này thấy rất nhiều cây chuối nên gọi là núi Banane, lâu dần người
Việt đọc chệch thành Bà Nà. Còn nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng chữ Bà Nà
là tiếng Người Katu nghĩa là "núi của tui". Một truyền thuyết khác cho
rằng tên núi là tên viết tắt của Bà Ponagar hay bà Thiên Y A Na Thánh
Mẫu
Đến năm 1912, người Pháp tiến hành quy hoạch khu Bà Nà, có chính sách
bảo vệ động thực vật, điều tra và nắm bắt dân cư chung quanh khu vực Bà
Nà. Sau Thế chiến thứ nhất (1914-1918), người Pháp đẩy mạnh xây dựng khu
nghỉ mát Bà Nà, hoàn tất con đường nối Bà Nà với đường thuộc địa số 1
(sau này là quốc lộ 1) trong năm 1919, tạo điều kiện dễ dàng cho những
công sở, quan chức và kiều dân Pháp đầu tư xây dựng khu nghỉ dưỡng, kinh
doanh ở Bà Nà. Tính đến 23-7-1921, tại Bà Nà đã có 39 lô đất được cấp
phép xây dựng của 36 chủ đầu tư, phân bố trải đều theo cụm.
Lúc đầu, xe hơi chạy từ Đà Nẵng đến Bà Nà phải dừng ngang tại cây số 28 ở
Phú Thượng; đoạn còn lại đi bằng kiệu ghế hoặc ngựa, mất khoảng 3-4 giờ
mới đến khu nghỉ mát. Năm 1928, đoạn đường cuối cùng lên đỉnh Bà Nà
hoàn tất, với hơn 15km đường đất quanh co, uốn lượn. Lượng du khách đến
Bà Nà trong thời gian đầu vẫn còn khá ít ỏi.
Bắt đầu khởi hành bằng kiệu song loan
Càng lên cao phong cảnh xung quanh càng đẹp
Khách du hành bằng kiệu
Phong cảnh Bà Nà thêm quyến rũ bởi quần thể thực vật phong phú
Những cây dương xỉ che khuất chiếu cao nười lớn
Những cây thạch nam khổng lồ
Nơi bắt đầu của những con suối
Những ngọn thác
Trở về
Khu nghỉ mát trên đỉnh Bà Nà
Nơi những người Pháp tìm hình bóng cố quốc trong thiên nhiên thay đổi bốn mùa trong một ngày
Chuyển phát thư
Một ngôi nhà gỗ mang phong cách nhà nghỉ vùng núi châu Âu
Nhà nghỉ mang tên Hội An
Khách sạn Anh em nhà Morin trong quần thể khu nghỉ dưỡng
Khách sạn sạn Morin trong góc chụp khác
Sân tenis và sân chơi dành cho trẻ em trong khách sạn Morin
Không khí châu Âu trên vùng đất nhiệt đới
Càng lên cao phong cảnh xung quanh càng đẹp
Khách du hành bằng kiệu
Phong cảnh Bà Nà thêm quyến rũ bởi quần thể thực vật phong phú
Những cây dương xỉ che khuất chiếu cao nười lớn
Những cây thạch nam khổng lồ
Nơi bắt đầu của những con suối
Những ngọn thác
Thống kê của Pháp năm 1925 cho biết,
chỉ có chừng 120 du khách chọn Bà Nà để nghỉ ngơi. Sau khi đường lên
đỉnh núi được hoàn tất, số du khách mới tăng dần, đến năm 1937 đã đạt
được con số hơn 1.000 người, phần lớn là người Pháp và quan chức người
Việt. Các dịch vụ như điện, nước, bệnh viện, bưu điện, ngân hàng, khách
sạn... đã được đưa vào phục vụ du khách. Bà Nà dần trở thành một khu
nghỉ dưỡng nổi tiếng không chỉ ở Trung Kỳ mà ở toàn khu vực Đông Dương.
Năm 1938, Bà Nà đã được Phòng Du lịch Đông Dương đưa vào tour du lịch 8
ngày bằng xe hơi tuyến Sài Gòn - Đà Lạt - Nha Trang - Quy Nhơn - Đà Nẵng
- Huế - Vinh - Hà Nội - Hải Phòng và ngược lại. Kiệu ghế được xem là
một phương tiện di chuyển đầy lý thú và rất điển hình cho du lịch Bà Nà
xưa với lượng du khách ngang với những khu nghỉ mát thời đó như Le
Bockor (Campuchia), Mũi Saint Jacques (Vũng Tàu), Tam Đảo, Sapa…
Khu nghỉ mát trên đỉnh Bà Nà
Nơi những người Pháp tìm hình bóng cố quốc trong thiên nhiên thay đổi bốn mùa trong một ngày
Chuyển phát thư
Một ngôi nhà gỗ mang phong cách nhà nghỉ vùng núi châu Âu
Nhà nghỉ mang tên Hội An
Khách sạn Anh em nhà Morin trong quần thể khu nghỉ dưỡng
Khách sạn sạn Morin trong góc chụp khác
Sân tenis và sân chơi dành cho trẻ em trong khách sạn Morin
Không khí châu Âu trên vùng đất nhiệt đới
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Bà Nà dần vắng bóng người. Khi Pháp
quay trở lại xâm lược Việt Nam lần thứ 2, nhân dân địa phương thực hiện
chủ trương tiêu thổ kháng chiến nên đã triệt hạ các công trình xây dựng ở
Bà Nà. Từ đấy, khu nghỉ mát hoang phế dần và bị cây rừng che phủ trong
quên lãng gần nửa thế kỷ. Đầu năm 1998, UBND thành phố Đà Nẵng quyết
định xây dựng lại Bà Nà thành một khu du lịch sinh thái có quy mô lớn
với hệ thống nhà nghỉ, nhà hàng, khu bảo tồn... Con đường từ chân núi
lên đỉnh Bà Nà dài 15km đã được rải nhựa, thuận tiện cho giao thông. Sau
năm 2000, Bà Nà đã được đánh thức và tái tạo vị thế một thị trấn du
lịch và nhanh chóng trở lại ngôi vị của một trong những khu du lịch nổi
tiếng nhất của tỉnh thành phố Đà Nẵng.
Khách sạn Morin Bà Nà - Ảnh của Pham Van Dam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.