Thiết kế: Trường tiểu học
Đăng bởi arch.ONE
1. Khái quát chung
Chương trình giảng dạy cấp tiểu học là một trong
chương trình bắt buộc trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Đây là giai đoạn
đầu tiên của con người được học chữ viết một cách chính qui, được học
các môn học khác nhau, tiếp xúc với bạn bè, thầy cô…
Tham khảo thiết kế: Trường tiểu học
Ở mỗi nước khác nhau thì có những qui định về lứa
tuổi học tiểu học khác nhau. Ở Việt nam: từ 3-6 tuổi là cấp mẫu giáo,
7-11 tuổi là cấp tiểu học, 12-15 tuổi là cấp phổ thông trung học cơ sở,
16-18 là cấp phổ thông trung học. Ở những nước Tây Âu, Anh, Mỹ…chia ra
làm 3 cấp: Loại nhỏ 3-8 tuổi (tương đương với Mẫu giáo+tiểu học ở Việt
nam), trung bình từ 8-13 tuổi (tương đương với PTCS), loại lớn 13-18
tuổi (tương đương với PTTH). Trường tiểu học ra đời để đáp ứng nhu cầu
trên của xã hội, trường là cơ sở vật chất, là môi trường để tiến hành
quá trình giảng dạy do đó trường tiểu học phải đáp ứng đầy đủ các yêu
cầu về giảng dạy-học tập, yêu cầu về không gian phù hợp với lứa tuổi
tiểu học…
Sự phát triển giáo dục phụ thuộc vào điều kiện của
mỗi quốc gia, từ điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của
mỗi nước. Nội dung học vấn không phải là bất biến, nó được biến đổi dưới
sự ảnh hưởng của sự phát triển khoa học kỹ thuật, sự tăng trưởng kinh
tế, văn hóa cũng như lí luận dạy học, phương pháp học. (theo GS.TS.KTS
Nguyễn Đức Thiềm)
Hệ thống trường tiểu học Việt Nam hiện nay nói
chung, chủ yếu được xây dựng sau hòa bình lập lại, với kiểu dạy học
thuần tuý lí thuyết không có sự kết hợp giữa học và thực hành, các lớp
học được nối với nhau bằng những hành lang dài, trước hành lang là sân
trường dành cho mọi hoạt động của trường.
Hiện nay điều kiện xã hội đã khác, khái niệm trường
tiểu học không đơn thuần chỉ là nơi học sinh học văn hóa mà còn là môi
trường để các em rèn luyện thể lực, tiếp xúc với bạn bè, phát triển cá
tính nên chương trình học dần dần được phát triển, một số môn học năng
khiếu và các hoạt động phụ trợ (rèn luyện thể chất, thể thao…) được đưa
vào chương trình học với các hoạt động ngoài trời, các bộ phận thực hành
xen vào các giờ học giúp cho học sinh nắm bắt nhanh lý thuyết, tăng sự
sảng khoái về tinh thần và đào tạo học sinh một cách toàn diện. Do đó
một chức năng mới cho trường học là phải có các khối chuyên biệt cho
việc đào tạo thẩm mỹ và rèn luyện thể chất cho học sinh.
Chương trình học ngoại ngữ đang được đưa vào giảng
dạy chuyên nghiệp ở lứa tuổi tiểu học, trẻ em được khuyến khích sử dụng
máy tính để truy câkp internet và tạo cơ sở dữ liệu riêng cho nên trường
tiểu học ngày nay phải có những phát triển về tổ chức không gian, kết
cấu không gian, thiết bị nghe nhìn, máy tính máy chiếu… cho phù hợp với
phương pháp giảng dạy mới.
Mô hình học bán trú 2 buổi/ ngày (do yêu cầu xã hội,
bố mẹ đi làm cả ngày nên gửi con cả ngày ở trường) cũng phát triển
mạnh, do đó việc đưa thêm các môn học năng khiếu, rèn luyện thể chất,
phát triển cá tính… được đưa vào nhiều.
2. Vị trí xây dựng (theo TCXDVN)
- Nằm ở vị trí trung tâm của khu dân cư, bán kính
phục vụ khoảng 500-800m (không quá 1500m), chọn vị trí cao ráo, sạch
sẽ, cảnh quan đẹp, yên tĩnh cho giảng dạy-học tập. Đối với miền núi, bán
kính phục vụ có thể đến 2000m.
- Không nằm cạnh những cơ sở thường xuyên có tiếng ồn
và chất độc hại như: cơ sở chăn nuôi, chợ, xí nghiệp, nhà máy… Trường
hợp bắt buộc phải xây dựng gần thì phải có khu đệm trồng cây với chiều
rộng ít nhất 30m.
- Giao thông thuận lợi đáp ứng việc đi lại hàng ngày
của học sinh và giáo viên. Tuy nhiên, không nằm trên những đường có mật
độ giao thông lớn, đường tàu hỏa… vì an toàn của các học sinh nhỏ.
- Nằm ở vị trí thuận lợi cho việc sử dụng mạng lưới
kỹ thuật hạ tầng cơ sở của khu dân cư (đường sá, cấp thoát nước, điện,
thông tin…).
- Diện tích đất dành cho các khu vực so với diện tích đất toàn khu vực được tính theo tỉ lệ sau:
Diện tích xây dựng công trình kiến trúc: 14-20%, có thể đến 25% cho thành phố.
Diện tích đất cho vườn thí nghiệm, khu thực hành: 16-20%
Diện tích đất làm sân chơi, bãi tập: 40-50%
Diện tích làm đường lại: 15%
- Trong khu đất xây dựng trường phải được bảo vệ bằng hàng rào cao ít nhất 1,2m.
- Diện tích toàn bộ khu đất trường học tính theo bảng dưới:
Đối với trường học xây dựng trong thành phố cho phép
giảm diện tích khu đất xuống 10%. Ở nông thôn có thể tăng thêm nhưng
không quá 10%.
SỐ LỚP DIỆN TÍCH KHU ĐẤT (ha)
5; 9; 12; 18 0,5; 1,2; 1,5; 2,0
24 2,8
27 3,0
36 3,7
3. Nội dung công trình và các yêu cầu thiết kế
3.1. Cơ cấu trường tiểu học gồm các khối chính sau:
- Khối Học tập: Gồm các phòng học văn hóa
- Khối Thực hành, học môn chuyên biệt(các môn năng khiếu, tiếng anh, vi tính…)
- Khối Phục vụ học tập
- Khối Hoạt động ngoài trời: không gian vui chơi, giao lưu cho học sinh.
- Khối Giáo dục thể chất: rèn luyện cơ thể, chơi thể thao…
- Khối Hành chính quản trị: ban giám hiệu, hội đồng giáo viên…
- Khối Phục vụ sinh hoạt trong trường: áp dụng khi trường có bán trú.
3.2 Khối học tập
- Lớp học được bố trí sao cho cửa sổ mở theo hướng Bắc Nam và cần lắp kính đề phòng gió lạnh mùa Đông Bắc.
- Từ sàn đến mép bậu cửa sổ là 1m-1,2m
- Đảm bảo thông gió cho phòng học
- Toàn bộ diện tích cửa sổ lấy sáng so với diện tích sàn phòng học là 1:5
- Diện tích phòng học tính theo số học sinh: trung bình 1,6-1,8m2/1học sinh. Mỗi lớp khoảng 30-35 học sinh.
- Các phòng học phải thiết kế nơi để mũ nón, áo mưa, có thể sử dụng các hốc tủ tường phía hành lang.
- Bàn cho học sinh thường dài 1,1-1,2m, rộng 0,5-0,6m, cao 0,58-0,6m
- Tủ đựng đồ dùng cá nhân cho học sinh tính là 0,1m2/học sinh.
- Lối vào phòng học phải bố trí đầu lớp, hạn chế bố trí cuối lớp.
- Sơ đồ bố trí bàn ghế, trang thiết bị phòng học như sau:
1- Bàn học sinh, 2- Bàn giáo viên, 3- Bảng, 4- Máy chiếu
(Source: kientrucCITYCOR++)
http://trelangkienviet.com/2011/01/01/nguyen-ly-thi%E1%BA%BFt-k%E1%BA%BF-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-ti%E1%BB%83u-h%E1%BB%8Dc-c%E1%BA%A5p-i/
Thanh Quang - Nguồn: Phòng QLXD
Với một tâm hồn non nớt, trí tưởng tượng còn quan trọng hơn gấp nhiều lần kiến thức logic, chúng cần được trân trọng và nuôi dưỡng.
Trong nhiều năm qua, kiến trúc trường học dường như bị bỏ ngỏ. Người ta đóng khung rằng trường học chỉ là những thiết kế vuông vức, có bàn ghế kê thẳng hàng, những tủ sắt đựng đồ ảm đạm, hành lang chật hẹp và không gian chơi được tiết kiệm đến mức tối đa.
Thế nhưng ở nhiều nơi trên thế giới, các nhà chức trách địa phương và các kiến trúc sư đã vào cuộc để cải thiện hình ảnh xấu xí đóng khung của các trường học, biến trường học thành một môi trường thú vị và đầy tươi vui.
Cùng Bất động sản Petrotimes đến thăm những ngôi trường đáng mơ ước này. Đó là sự nỗ lực của các nhà làm quản lý và là sự quan tâm, trân trọng của cả xã hội đối với môi trường giáo dục thế hệ trẻ.
1. Trường mẫu giáo Kekec tại Ljubljana, Slovenia. Thiết kế kiến trúc: Jure Kotnik
Chất liệu bằng gỗ thân thiện được sử dụng khắp nơi trong ngôi trường này. Màu sắc rực rỡ có mặt khắp nơi từ hành lang, tường rào cho đến ngăn kéo tủ. Chắc chắn các bé sẽ rất thích thú khi đi học mỗi ngày.
2. Trường Bailly - Saint-Denis, Pháp
Hành lang màu sắc không còn ảm đạm, đơn điệu nữa. Các sân chơi nằm giữa các khu nhà tạo điều kiện lưu thông không khí tốt, lớp học tràn ngập ánh sáng tự nhiên. Một môi trường dễ chịu cho việc học tập và nghỉ ngơi giữa giờ.
3. Nhà trẻ Rue Pierre Budin - Paris, Pháp
Nhà trẻ được xây dựng dưới sân của một tòa nhà 12 tầng. Các kiến trúc sư Pháp mô tả thiết kế này là một ngôi trường thanh lịch, vui vẻ và hơn nữa nó tạo ra không gian vui vẻ cho cư dân xung quanh. Có thể nói việc xây dựng ngôi trường này là mô hình tất cả cùng có lợi: trẻ em, phụ huynh, nhân viên làm việc xung quanh và cư dân của tòa nhà.
4. Trường tiểu học Galjoen - The Hague, Hà Lan
Ngôi trường phủ gạch đỏ au này nhìn từ trên cao giống như một chú cá sấu khổng lồ. Tập trung khai thác vào sự an toàn và ý tưởng đột phá, ngôi trường này mang một dáng vẻ thân thiện. Hình dáng đặc biệt của ngôi trường sẽ cải thiện bầu không khí nhàm chán của thiết kế vuông vắn.
5. Trường mẫu giáo Timayui - Santa Marta, Colombia
Ngôi trường có liên kết giống như cánh của một bông hoa gồm có sân chơi, lớp học ngoài trời, vườn hoa và vườn cây ăn trái. Không chỉ cung cấp một môi trường thân thiện truyền cảm hứng cho các bé mà còn cải thiện bộ mặt của khu dân cư nghèo khó xung quanh.
6. Trường Mẫu Giáo Leimondo - Nagahama, Nhật Bản
Đậm chất thơ và rực rỡ là điều dễ dàng nhận thấy trong thiết kế này. Ngôi nhà của ánh sáng là những gì mà các nhà thiết kế gửi gắm ở ngôi trường này. Hình khối đa dạng, màu sắc rực rỡ, ánh sáng tràn ngập ô cửa rộng là môi trường thân thiện để các bé vui đến trường mỗi ngày.
7. Trường Josephine Baker - La Courneuve, Pháp
Nhà thiết kế Dominique Coulon & Cộng sự đã suy nghĩ rất nhiều về nhu cầu của một đứa trẻ, sự khác biệt giữa trẻ em và người lớn. Các nhà thiết kế thực sự muốn nhấn mạnh mối quan hệ giữ hình hài nhỏ bé của một đứa trẻ và không gian xung quanh.
8. Trung tâm Giáo dục Antas - Porto, Bồ Đào Nha
Sự nổi bật và đơn giản của dự án này nhắc nhở chúng ta rằng mỗi đứa trẻ 3 tuổi là một thế giới hoàn chỉnh, chúng cũng có chính kiến và sự yêu thích khám phá tìm hiểu. Và chắc chắn, bọn trẻ sẽ tìm thấy niềm vui và niềm cảm hứng trong tòa nhà màu xanh lá cây này.
9. Trường mẫu giáo Sarreguemines - Sarreguemines, Pháp
Một dự án sáng tạo và đáng khen ngợi - đó là những lời khen tặng của các kiến trúc sư dành cho ngôi trường này. Được thiết kế như một tế bào cơ thể mà ở đó khu vườn ươm nằm ở vị trí nhân tế bào, những bức tường giống như lớp màng bảo vệ. Màu hồng khiến cho mỗi căn phòng như một căn nhà cổ tích dành cho các bé.
10. Trường trung học Rafael Arozarena - La Orotava, Tây Ban Nha
Sự pha trộn hoàn hảo trong việc kết hợp cảnh quan nông thôn với thiết kế hiện đại thể hiện ở việc lồng ghép các bức tường sẵn có với những khối giống như ruộng bậc thang.
11. Nhà thể chất Ørestad - Copenhagen, Đan Mạch
Đây chắc chắn là nơi mà chúng ta muốn đến nhất khi ở trường trung học. Một không gian,một môi trường nghiên cứu mở thay vì không gian đóng kín như các lớp học. Sắc màu rực rỡ của các túi beanbag tạo nên điểm nhấn và sự thoải mái cho người sử dụng.
12. Trường trung học Marcel Sembat - Sotteville lès Rouen, Pháp
Thức dậy mỗi ngày và đi học trong một môi trường xanh thế này là quyền của mỗi đứa trẻ. Và những học sinh của ngôi trường này là những đứa trẻ thật may mắn.
13. Trường trung học Diamond Ranch - Pomona, California
Không biết có bao nhiêu tòa nhà được thiết kế của ngôi trường này truyền cảm hứng. Quá đẹp để có thể là một ngôi trường.
14. Trường nghệ thuật thị giác và biểu diễn Central Los Angeles
Nằm ngay trên xa lộ Hollywood, trường nghệ thuật cộng đồng Los Angeles nổi tiếng với thư viện tuyệt đẹp hình nón, một nhà hát riêng chứa 950 chỗ ngồi, ô cửa hình tròn khổng lồ.
15. Trường dạy nghề Sra Pou - Sra Pou,Cam-pu-chia
Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi ngôi trường này lại có mặt trong danh sách này. Thế nhưng ngôi trường này đã mang đến không gian đầy màu sắc cho một khu dân cư nghèo khó.
16. Khu sân chơi đầy màu sắc - Mallorca, Tây Ban Nha
Các khối màu xanh lá cây, xanh da trời và vàng tưởng chừng như đơn giản nhưng mang lại hiệu quả bất ngờ cho bộ mặt kiến trúc cũng như cảm xúc của người sử dụng.
Chắc hẳn các em sẽ cảm thấy thích thú khi được vui chơi trong một môi trường như thế này.
17. Trường Barvaux-Condroz - Barvaux-Condroz, Bỉ
Một không gian nhiều màu sắc thế này chắc chắn sẽ là động lực để các bé đến trường mỗi ngày và làm vui một đứa trẻ đang trong tâm trạng xấu.
18. Trường tiểu học Maria Grazia Cutuli - Herat, Afghanistan
Dự án này được thực hiện bởi Quỹ Grazia Maria Cutuli. Quỹ này được thành lập để tôn vinh cuộc đời của Maria Grazia Cutuli, một nhà báo người Ý bị giết chết khi thực hiện nhiệm vụ tại Afghanistan. Một màu xanh hòa bình nổi bật giữa vùng đất đang tái thiết sau chiến tranh.
19.Ttrường tiểu học và Trung học Les Vinyes - Barcelona, Tây Ban Nha
Chỉ có thể nói rằng đây là những thiết kế tuyệt đẹp, một không gian truyền cảm hứng tốt cho học sinh.
20. Một trường mẫu giáo tại Paris, Pháp
Bạn có để ý căn phòng được thiết kế theo kích thước của các bé. Đó chẳng phải là một ý tưởng thật tuyệt sao. Một thế giới vừa với bé và dành riêng cho các bé.
[Thiết kế trường học - Kiến Xây]
Tên kí hiệu và tên các khoảng cách | Trong phòng học(cm) | Trong phòng học các môn chuyên biệt(cm) |
Y-Khoảng cách xa nhất từ chỗ ngồi cuối cùng của học sinh tới bảng | ≤ 1000 | ≤ 1000 |
K1-Khoảng cách giữa 2 dãy bàn | ≥ 50-60 | ≥ 50-60 |
K2- Khoảng cách giữa tường ngoài và dãy bàn ngoài | ≥ 50 | ≥ 50 |
K3- Khoảng cách giữa tường trong và dãy bàn trong | ≥ 50 | ≥ 50 |
P1- Khoảng cách từ bảng đến dãy bàn đầu | ≥ 180 | ≥ 215 |
P2- Khoảng cách từ bàn giáo viên đến tường treo bảng | ≥ 65 | ≥ 90 |
P3- Khoảng cách từ bàn giáo viên đến dãy bàn đầu | ≥ 50 | ≥ 50 |
P4- Khoảng cách giữa 2 bàn trong cùng một dãy | ≥ 50 | ≥ 50 |
P5- Khoảng cách bàn cuối đến tường sau | ≥ 90 | ≥ 90 |
α- Góc nhìn từ bàn đầu ngoài đến mép trong của bảng | ≥30º | ≥30º |
H- Chiều cao treo bảng | 70-80cm | 70-80cm |
Bài cùng chuyên đề:
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8793 : 2011 TRƯỜNG TIỂU HỌC ...
Công bố Tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học.
Ngày 23/8/2011 Bộ Khoa
học và Công nghệ ban hành Quyết định số 2582/QĐ-BKHCN, về việc công bố
03 Tiêu chuẩn quốc gia; và ngày 25/10/2011 Sở Xây dựng có văn bản số
851/SXD-QLXD, thông báo Tiêu chuẩn và đề nghị các đơn vị cập nhật và
tham khảo áp dụng 03 Tiêu chuẩn sau đây:
- TCVN 3907 : 2011 Trường Mầm non - Yêu cầu thiết kế, thay thế TCVN 3907 : 1984;
- TCVN 8793 : 2011 Trường Tiểu học - Yêu cầu thiết kế, thay thế TCVN 3978 : 1984;
- TCVN 8794 : 2011 Trường Trung học - Yêu cầu thiết kế, thay thế TCVN 3978 : 1984;
Các tiêu chuẩn này áp
dụng để thiết kế xây mới hoặc cải tạo: nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường
mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Hiệu lực thi hành: Ngày 23/8/2011.
Xem chi tiết văn bản tại đây.Thanh Quang - Nguồn: Phòng QLXD
20 thiết kế kiến trúc trường mẫu giáo tiểu học
Những thiết kế kiến trúc trường học đẹp như mơ - Lý do để những ngôi trường không chỉ dừng lại ở chất lượng giáo dục mà còn ấn tượng với kiến trúc tuyệt đẹp, nơi chắp cánh cho trí tưởng tượng của những cô cậu học trò đang ngồi trên ghế nhà trường.Với một tâm hồn non nớt, trí tưởng tượng còn quan trọng hơn gấp nhiều lần kiến thức logic, chúng cần được trân trọng và nuôi dưỡng.
Trong nhiều năm qua, kiến trúc trường học dường như bị bỏ ngỏ. Người ta đóng khung rằng trường học chỉ là những thiết kế vuông vức, có bàn ghế kê thẳng hàng, những tủ sắt đựng đồ ảm đạm, hành lang chật hẹp và không gian chơi được tiết kiệm đến mức tối đa.
Thế nhưng ở nhiều nơi trên thế giới, các nhà chức trách địa phương và các kiến trúc sư đã vào cuộc để cải thiện hình ảnh xấu xí đóng khung của các trường học, biến trường học thành một môi trường thú vị và đầy tươi vui.
Cùng Bất động sản Petrotimes đến thăm những ngôi trường đáng mơ ước này. Đó là sự nỗ lực của các nhà làm quản lý và là sự quan tâm, trân trọng của cả xã hội đối với môi trường giáo dục thế hệ trẻ.
1. Trường mẫu giáo Kekec tại Ljubljana, Slovenia. Thiết kế kiến trúc: Jure Kotnik
Chất liệu bằng gỗ thân thiện được sử dụng khắp nơi trong ngôi trường này. Màu sắc rực rỡ có mặt khắp nơi từ hành lang, tường rào cho đến ngăn kéo tủ. Chắc chắn các bé sẽ rất thích thú khi đi học mỗi ngày.
2. Trường Bailly - Saint-Denis, Pháp
Hành lang màu sắc không còn ảm đạm, đơn điệu nữa. Các sân chơi nằm giữa các khu nhà tạo điều kiện lưu thông không khí tốt, lớp học tràn ngập ánh sáng tự nhiên. Một môi trường dễ chịu cho việc học tập và nghỉ ngơi giữa giờ.
3. Nhà trẻ Rue Pierre Budin - Paris, Pháp
Nhà trẻ được xây dựng dưới sân của một tòa nhà 12 tầng. Các kiến trúc sư Pháp mô tả thiết kế này là một ngôi trường thanh lịch, vui vẻ và hơn nữa nó tạo ra không gian vui vẻ cho cư dân xung quanh. Có thể nói việc xây dựng ngôi trường này là mô hình tất cả cùng có lợi: trẻ em, phụ huynh, nhân viên làm việc xung quanh và cư dân của tòa nhà.
4. Trường tiểu học Galjoen - The Hague, Hà Lan
Ngôi trường phủ gạch đỏ au này nhìn từ trên cao giống như một chú cá sấu khổng lồ. Tập trung khai thác vào sự an toàn và ý tưởng đột phá, ngôi trường này mang một dáng vẻ thân thiện. Hình dáng đặc biệt của ngôi trường sẽ cải thiện bầu không khí nhàm chán của thiết kế vuông vắn.
5. Trường mẫu giáo Timayui - Santa Marta, Colombia
Ngôi trường có liên kết giống như cánh của một bông hoa gồm có sân chơi, lớp học ngoài trời, vườn hoa và vườn cây ăn trái. Không chỉ cung cấp một môi trường thân thiện truyền cảm hứng cho các bé mà còn cải thiện bộ mặt của khu dân cư nghèo khó xung quanh.
6. Trường Mẫu Giáo Leimondo - Nagahama, Nhật Bản
Đậm chất thơ và rực rỡ là điều dễ dàng nhận thấy trong thiết kế này. Ngôi nhà của ánh sáng là những gì mà các nhà thiết kế gửi gắm ở ngôi trường này. Hình khối đa dạng, màu sắc rực rỡ, ánh sáng tràn ngập ô cửa rộng là môi trường thân thiện để các bé vui đến trường mỗi ngày.
7. Trường Josephine Baker - La Courneuve, Pháp
Nhà thiết kế Dominique Coulon & Cộng sự đã suy nghĩ rất nhiều về nhu cầu của một đứa trẻ, sự khác biệt giữa trẻ em và người lớn. Các nhà thiết kế thực sự muốn nhấn mạnh mối quan hệ giữ hình hài nhỏ bé của một đứa trẻ và không gian xung quanh.
8. Trung tâm Giáo dục Antas - Porto, Bồ Đào Nha
Sự nổi bật và đơn giản của dự án này nhắc nhở chúng ta rằng mỗi đứa trẻ 3 tuổi là một thế giới hoàn chỉnh, chúng cũng có chính kiến và sự yêu thích khám phá tìm hiểu. Và chắc chắn, bọn trẻ sẽ tìm thấy niềm vui và niềm cảm hứng trong tòa nhà màu xanh lá cây này.
9. Trường mẫu giáo Sarreguemines - Sarreguemines, Pháp
Một dự án sáng tạo và đáng khen ngợi - đó là những lời khen tặng của các kiến trúc sư dành cho ngôi trường này. Được thiết kế như một tế bào cơ thể mà ở đó khu vườn ươm nằm ở vị trí nhân tế bào, những bức tường giống như lớp màng bảo vệ. Màu hồng khiến cho mỗi căn phòng như một căn nhà cổ tích dành cho các bé.
10. Trường trung học Rafael Arozarena - La Orotava, Tây Ban Nha
Sự pha trộn hoàn hảo trong việc kết hợp cảnh quan nông thôn với thiết kế hiện đại thể hiện ở việc lồng ghép các bức tường sẵn có với những khối giống như ruộng bậc thang.
11. Nhà thể chất Ørestad - Copenhagen, Đan Mạch
Đây chắc chắn là nơi mà chúng ta muốn đến nhất khi ở trường trung học. Một không gian,một môi trường nghiên cứu mở thay vì không gian đóng kín như các lớp học. Sắc màu rực rỡ của các túi beanbag tạo nên điểm nhấn và sự thoải mái cho người sử dụng.
12. Trường trung học Marcel Sembat - Sotteville lès Rouen, Pháp
Thức dậy mỗi ngày và đi học trong một môi trường xanh thế này là quyền của mỗi đứa trẻ. Và những học sinh của ngôi trường này là những đứa trẻ thật may mắn.
13. Trường trung học Diamond Ranch - Pomona, California
Không biết có bao nhiêu tòa nhà được thiết kế của ngôi trường này truyền cảm hứng. Quá đẹp để có thể là một ngôi trường.
14. Trường nghệ thuật thị giác và biểu diễn Central Los Angeles
Nằm ngay trên xa lộ Hollywood, trường nghệ thuật cộng đồng Los Angeles nổi tiếng với thư viện tuyệt đẹp hình nón, một nhà hát riêng chứa 950 chỗ ngồi, ô cửa hình tròn khổng lồ.
15. Trường dạy nghề Sra Pou - Sra Pou,Cam-pu-chia
Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi ngôi trường này lại có mặt trong danh sách này. Thế nhưng ngôi trường này đã mang đến không gian đầy màu sắc cho một khu dân cư nghèo khó.
16. Khu sân chơi đầy màu sắc - Mallorca, Tây Ban Nha
Các khối màu xanh lá cây, xanh da trời và vàng tưởng chừng như đơn giản nhưng mang lại hiệu quả bất ngờ cho bộ mặt kiến trúc cũng như cảm xúc của người sử dụng.
Chắc hẳn các em sẽ cảm thấy thích thú khi được vui chơi trong một môi trường như thế này.
17. Trường Barvaux-Condroz - Barvaux-Condroz, Bỉ
Một không gian nhiều màu sắc thế này chắc chắn sẽ là động lực để các bé đến trường mỗi ngày và làm vui một đứa trẻ đang trong tâm trạng xấu.
18. Trường tiểu học Maria Grazia Cutuli - Herat, Afghanistan
Dự án này được thực hiện bởi Quỹ Grazia Maria Cutuli. Quỹ này được thành lập để tôn vinh cuộc đời của Maria Grazia Cutuli, một nhà báo người Ý bị giết chết khi thực hiện nhiệm vụ tại Afghanistan. Một màu xanh hòa bình nổi bật giữa vùng đất đang tái thiết sau chiến tranh.
19.Ttrường tiểu học và Trung học Les Vinyes - Barcelona, Tây Ban Nha
Chỉ có thể nói rằng đây là những thiết kế tuyệt đẹp, một không gian truyền cảm hứng tốt cho học sinh.
20. Một trường mẫu giáo tại Paris, Pháp
Bạn có để ý căn phòng được thiết kế theo kích thước của các bé. Đó chẳng phải là một ý tưởng thật tuyệt sao. Một thế giới vừa với bé và dành riêng cho các bé.
[Thiết kế trường học - Kiến Xây]
TCXDVN 260 : 2002 – Tiêu chuẩn thiết kế – Trường mầm non
Tham khảo thiết kế: Trường mầm non | Kindergarten
Lâm Hồng Thắng
http://trelangkienviet.com/2011/01/01/tham-kh%E1%BA%A3o-thi%E1%BA%BFt-k%E1%BA%BF-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-m%E1%BA%A7m-non-kindergarten/
Bài cùng chuyên đề:
Bài cùng chuyên đề:
Trường mầm non Ngôi sao – Q. 7
Kindergarten in Frankfurt am Main-Heddernheim, projected by Friedensreich Hundertwasser
Playful kindergarten architecture by Norwegian 70°N Arkitektur
See more:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.