Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

Kiến Trúc Thời Pháp Thuộc

Kiến Trúc Thời Pháp Thuộc 

http://vietnamarchitecture-nguyentienquang.blogspot.com/2013/05/kien-truc-thoi-phap-thuoc.html

  1. Phủ Chủ tịch: Theo thiết kế ban đầu dành cho Phủ toàn quyền Đông Dương, mặt bằng của tòa nhà được thiết kế đối xứng, có một khối lớn ở giữa và hai khối ở hai bên. Tòa nhà này có hai tầng chính đặt trên một tầng đế, trên cùng là một tầng áp mái. Tầng đế là một tầng nửa hầm xây nổi, có kẻ mạch vữa giả đá thường thấy trong kiến trúc cổ điển Pháp, đặt các phòng phục vụ; tầng hai vốn là phòng khách, phòng làm việc và phòng đại tiệc. Tầng ba là những phòng riêng và nơi ở của toàn quyền.
    • Cuối thế kỷ 19, trong quá trình xâm lược Việt Nam, người Pháp đã tổ chức ra một bộ máy khá hoàn chỉnh từ trung ương cho đến địa phương. Ở trung ương là Phủ toàn quyền Đông Dương; ở các kỳ là Thống sứ, Khâm sứ, Thống đốc; ở các tỉnh là các Công sứ... nhằm phục vụ cho việc cai trị Việt Nam.
    Sau khi chiếm được Hà Nội vào năm 1883, người Pháp đã tiến hành xây dựng thành phố Hà Nội mới, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, trong đó có trụ sở Phủ toàn quyền Đông Dương, phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
    Phủ toàn quyền Đông Dương ( Gouvernement Général de L'Indochine) do kiến trúc sư Ch. Lichtenfelder thiết kế và được xây dựng trong những năm 1901-1906 với quy mô hoành tráng, uy nghiêm và quyền lực. Có nguồn cho biết người phụ trách xây dựng phủ là Auguste Henri Vildieu.
    Năm 1954, Việt Nam đánh bại Pháp tại chiến dịch Điện Biên Phủ và chuyển chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về Hà Nội. Ngày 3 tháng 10 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh bãi bỏ toàn bộ các cơ quan thuộc Phủ Toàn quyền Đông Dương và thiết lập một hệ thống cơ quan phục vụ chính phủ lâm thời Việt Nam tại đây.
    Tuy nhiên Hồ Chí Minh không sống trong Phủ; ông chỉ tiếp khách tại đây và sống trong một nhà sàn bên cạnh hồ nước gần đó.
    Giống nhiều kiến trúc thuộc địa Pháp cùng thời, nó có phong cách hoàn toàn Châu Âu. Yếu tố Việt Nam duy nhất trong khu vực là các cây xoài trồng ở vườn xung quanh.
    Tòa nhà được quét vôi vàng, nằm sau cổng sắt. Các yếu tố của kiến trúc Phục hưng Ý có thể liệt kê là:
    1. Các phòng (aedicules)
    2. Cầu thang lớn và sảnh trung tâm (a formal piano nobile reached by a grand staircase)
    3. Các trán tường gãy (broken pediments)
    4. Các cột cổ điển (classical columns)
    5. Các góc tường (quoins)
  2. Dinh Norodom :

    Năm 1858, Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc chiến tranh xâm chiếm Việt Nam. Năm 1867, Pháp chiếm xong lục tỉnh Nam kỳ (Biên Hoà, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Ngày 23 tháng 2 năm 1868, ông Thống đốc Nam Kỳ Lagrandière đã làm lễ đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng Dinh Thống đốc Nam Kỳ mới tại Sài Gòn thay cho dinh cũ được dựng bằng gỗ vào năm 1863. Dinh mới được xây dựng theo theo đồ án do kiến trúc sư Hermite phác thảo (người phác thảo đồ án Tòa thị sảnh Hongkong). Viên đá lịch sử này là khối đá lấy ở Biên Hòa, hình vuông rộng mỗi cạnh 50 cm, có lỗ bên trong chứa những đồng tiền hiện hành thuở ấy bằng vàng, bạc, đồng có chạm hình Napoleon đệ tam.

    Dinh Norodom thời Pháp thuộc
    Công trình này được xây cất trên một diện tích rộng 12 ha, bao gồm một dinh thự lớn với mặt tiền rộng 80 m, bên trong có phòng khách chứa 800 người, và một khuôn viên rộng với nhiều cây xanh và thảm cỏ. Phấn lớn vật tư xây dựng dinh được chở từ Pháp sang. Do chiến tranh Pháp-Phổ 1870 nên công trình này kéo dài đến 1873 mới xong. Sau khi xây dựng xong, dinh được đặt tên là dinh Norodom và đại lộ trước dinh cũng được gọi là đại lộ Norodom, lấy theo tên của Quốc vương Campuchia lúc bấy giờ là Norodom (1834-1904). Từ 1871 đến 1887, dinh được dành cho Thống đốc Nam kỳ (Gouverneur de la Cochinchine) nên gọi là dinh Thống đốc. Từ 1887 đến 1945, các Toàn quyền Đông Dương (Gouverneur-général de l'Indochine Française) đã sử dụng dinh thự này làm nơi ở và làm việc nên dinh gọi là dinh Toàn quyền. Nơi ở và làm việc của các Thống đốc chuyển sang một dinh thự gần đó.
    Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, Dinh Norodom trở thành nơi làm việc của chính quyền Nhật ở Việt Nam. Nhưng đến tháng 9 năm 1945, Nhật thất bại trong Thế chiến II, Pháp trở lại chiếm Nam bộ, Dinh Norodom trở lại thành trụ sở làm việc của Pháp ở Việt Nam.
    Sau năm 1954, người Pháp rút khỏi Việt Nam. Việt Nam bị chia cắt thành 2 quốc gia, miền Bắc là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, còn miền Nam là nước Quốc Gia Việt Nam (sau thành Việt Nam Cộng Hòa). Ngày 7 tháng 9 năm 1954 Dinh Norodom được bàn giao giữa đại diện Pháp, tướng 5 sao Paul Ely, và đại diện Quốc gia Việt Nam, Thủ tướng Ngô Đình Diệm.
    Năm 1955, sau một cuộc trưng cầu dân ý, Thủ tướng Ngô Đình Diệm phế truất Quốc trưởng Bảo Đại và lên làm Tổng thống. Ông quyết định đổi tên dinh này thành Dinh Độc Lập. Từ đó Dinh Độc Lập trở thành nơi đại diện cho chính quyền cũng như nơi ở của tổng thống và là nơi chứng kiến nhiều biến cố chính trị. Thời kỳ này, Dinh Độc Lập còn được gọi là Dinh Tổng Thống. Theo thuật phong thủy của Dinh được đặt ở vị trí đầu rồng, nên Dinh cũng còn được gọi là Phủ đầu rồng.
    Ngày 27 tháng 2 năm 1962, hai viên phi công thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Nguyễn Văn CửPhạm Phú Quốc, lái 2 máy bay AD-6 ném bom làm sập toàn bộ phần chính cánh trái của dinh. (xem thêm: Vụ đánh bom Dinh tổng thống Việt Nam Cộng Hòa năm 1962). Do không thể khôi phục lại, ông Ngô Đình Diệm đã cho san bằng và xây một dinh thự mới ngay trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, người Việt Nam đầu tiên đạt giải Khôi nguyên La Mã.

  3. Bắc Bộ Phủ  : Dinh Thống sứ (tiếng Pháp: Palais du Résident Supérieur), tức Bắc Bộ phủ ở cạnh vườn hoa Paul Bert (còn gọi là "Vườn hoa con cóc") gần Hồ Gươm, Hà Nội được khởi xây năm 1917 do kiến trúc sư Bussy hoạch định để làm tư dinh cho Thống sứ Pháp. Mặt trước dinh nhìn ra Boulevard Henri Rivière (nay là đường Ngô Quyền). Dinh này chứng kiến cuộc tiếp thu chính quyền khi Khâm sai Phan Kế Toại, đại diện Đế quốc Việt Nam ra Hà Nội nhận nhậm sở vào Tháng Ba năm 1945. Tháng Tám năm đó lực lượng Việt Minh tụ tập ở cổng dinh và đoạt chính quyền cũng ở dinh này.Nguyên ở chỗ này, từ thế kỷ 18 đã có một tòa lầu cao, đắp hình 5 con rồng để chúa Trịnh hóng mát gọi là “Lầu Ngũ Long”. Đến thế kỷ 19, lầu bị đổ nát, nên ngôi chùa Báo Ân (còn gọi là chùa Quan Thượng trong câu ca: “Gần xa nô nức tưng bừng/Vào chùa Quan Thượng xem bằng động tiên”) được xây thay vào đấy. Cuối thế kỷ 19, thực dân Pháp chiếm đóng Hà Nội đã phá chùa để xây tư dinh cho quan Thống sứ Bắc Kỳ ở. Thời thuộc Pháp, tòa nhà này là Phủ thống sứ Bắc Kỳ.
    Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9 tháng 3 năm 1945), tòa nhà được đổi thành Phủ khâm sai Bắc Kỳ.
    Trong Cách mạng tháng Tám, ngày tổng khởi nghĩa ở Hà Nội (19 tháng 8 năm 1945), lực lượng Việt Minh cùng nhân dân Hà Nội đã tiến công và chiếm giữ tòa nhà này.
    Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về làm việc tại đây cho đến ngày toàn quốc kháng chiến[1]. Trong thời gian này, tòa nhà được đổi tên thành Bắc Bộ phủ.
    Mở đầu Toàn quốc kháng chiến, ngày 20-12-1946 tại đây đã nổ ra một trận đánh giữa một đại đội Vệ quốc đoàn bảo vệ Bắc bộ phủ và quân Pháp có xe tăng hỗ trợ. Đây là trận đánh ác liệt nhất và kéo dài nhất trong những ngày đầu của chiến tranh Đông Dương. Sau 6 đợt tấn công bị đẩy lui, thương vong 122 lính lê dương, thiệt hại 4 xe tăng và thiết giáp, 3 xe vận tải, lực lượng tấn công đã chiếm được tòa nhà. Số binh sĩ Vệ quốc đoàn tử trận là 45 người.[2]
    Kết thúc Chiến tranh Đông Dương (1954), Bắc Bộ phủ được tu sửa lại và trở thành Nhà khách Chính phủ.
  4. Nhà hát lớn Thành phố Hồ Chí Minh: Sau khi chiếm được Nam Kỳ, năm 1863, chính quyền Pháp đã mời một đoàn hát sang biểu diễn tại Sài Gòn để mua vui cho lính viễn chinh Pháp. Lúc đầu, đoàn biểu diễn tạm tại nhà gỗ của dinh Thủy sư đề đốc tại Công trường Đồng Hồ (Place de l'Horloge) (góc Nguyễn Du - Đồng Khởi hiện nay). Sau đó, một nhà hát tạm được lập ở vị trí Khách sạn Caravelle ngày nay. Năm 1898, Nhà hát lớn được khởi công ngay cạnh nhà hát cũ và đến ngày 1 tháng 1 năm 1900 thì khánh thành.Petit PalaisParisTập tin:France Paris Petit Palais renove Entree 02.jpg
    Giữa hai cuộc Thế chiến thứ nhấtThế chiến thứ hai, việc đem gánh hát từ Pháp sang đây biểu diễn hoàn toàn do sự trợ cấp của chính quyền thành phố. Tuy có dự định nơi đây sẽ trở thành một khu trung tâm giải trí dành riêng cho những nhân vật sang trọng, nhưng Nhà Hát Tây càng ngày càng mất khách, vì các tay ăn chơi bị các hộp đêm, các quán ăn có nhạc và khiêu vũ giúp vui thu hút hầu hết... Sau thời gian đầu hoạt động sôi nổi, nhà hát chỉ còn sinh hoạt cầm chừng với các buổi ca hát, hòa nhạc và cải lương. Do có nhiều chỉ trích về kiến trúc rườm rà và chi phí tổ chức tốn kém, nên chính quyền thành phố đã từng có ý định chuyển nhà hát thành nơi hòa nhạc (Salle de Concert). Tuy nhiên, ý định này đã không được thực hiện. Thay vào đó, năm 1943 phần trang trí, điêu khắc ở mặt tiền nhà hát bị xóa bỏ (tượng nữ thần nghệ thuật, các dây hoa, hai cây đèn...) nhằm trẻ trung hóa phong cách kiến trúc. Tuy nhiên, vào năm 1944, nhà hát bị phi cơ Đồng Minh oanh tạc, làm hư hại hại nặng, phải ngưng hoạt động.
    Sau khi Pháp tái chiếm Đông Dương, do hoàn cảnh chiến tranh, nhà hát không được tu bổ nhiều. Năm 1954, nơi đây được sử dụng làm nơi ở tạm trú cho các thường dân Pháp từ miền Bắc di cư vào Nam theo Hiệp định Genève năm 1954. Năm 1955, nhà hát được tu bổ cải tạo nhưng lại được sử dụng với chức năng tòa Trụ sở Quốc hội (sau gọi là Hạ nghị viện) của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
    Sau năm 1975, Nhà hát được trả lại chức năng ban đầu là tổ chức biểu diện nghệ thuật. Năm 1998, nhân dịp 300 năm khai sinh Thành phố Sài Gòn, chính quyền thành phố đã cho tu bổ lớn với phương châm bảo tồn phong cách kiến trúc ban đầu, với một số trang trí, điêu khắc nổi ở mặt tiền nhà hát như tượng nữ thần nghệ thuật, các dây hoa... được phục chế.
    Hội đồng nhân dân thành phố đã phê chuẩn một dự án tân trang nhà hát vào tháng 11 năm 2007, kinh phí trù liệu là 1,6 tỉ đồng. Trong chương trình này, những bộ phận kiến trúc trùng tu dược liệt kê như sau:
  5. Mái ngói với những vật liệu chế tạo đúng theo khuôn mẫu của thời đó (1900).
  6. Thay ghế ngồi bằng ghế đệm (giảm số ghế từ 559 xuống 500 chỗ ngồi).
  7. Thay gạch lát nền.
  8. Trùng tu các tượng phía trong nhà hát.
  9. Trùng tu các điêu khắc nổi trên tường và các tượng theo đúng mẫu ban đầu.
Dự án hoàn tất cuối năm 2009. Công ty tổ chức các buổi trình diễn văn nghệ đã nhận 160.000 € trợ cấp của thành phố Lyon (Pháp) để trang bị hệ thống chiếu sáng mỹ thuật về đêm.Nhà hát lớn Sài Gòn là một đối trọng về mặt kiến trúc với Nhà hát lớn Hà Nội (cất năm 1911, kiến trúc theo mẫu Opéra Garnier tại Paris, 900 chỗ ngồi, kiến trúc sư Broger et Harloy). Nhà hát Sài Gòn giữ riêng nét đặc thù có một không hai. Tác giả của tòa kiến trúc này là các kiến trúc sư Félix Olivier, Ernest GuichardEugène Ferret xây dựng năm 1900 theo lối kiến trúc "flamboyant" của thời Đệ tam cộng hòa Pháp[2]. Cửa mặt tiền chịu ảnh hưởng nghệ thuật khá rõ nét của Petit Palais cất cùng năm tại Pháp. Thiết kế bên trong tân tiến với đầy đủ thiết bị cho âm thanh và ánh sáng. Ngoài tầng trệt còn 2 tầng lầu tổng cộng 1800 chỗ ngồi. Toàn bộ các mẫu trang trí, phù điêu mặt tiền và nội thất đều được một họa sĩ tên tuổi ở Pháp vẽ giống như mẫu của các nhà hát ở Pháp cuối thế kỷ 19 và gửi từ Pháp qua.
Tuy vậy, về phần trang trí ở mặt tiền nhà hát cũng có nhiều lời chỉ trích. Theo phong cách Đế Quốc (sau được trang trí thêm theo phong cách Beaux Arts, rồi giản tiện hóa kiểu Art Deco), mặt tiền nhà hát được trang trí nhiều phù điêu và tượng đắp nổi (giống như Tòa Thị chính), nên bị chỉ trích là khá rườm rà và rối rắm. Vì vậy vào năm 1943, một số chi tiết trang trí này đã bị dỡ bỏ nhằm trẻ trung hóa phong cách kiến trúc. Vào năm 1998, nhân dịp kỷ niêm 300 thành lập Thành phố HCM, chính quyền đương thời phục hồi chức năng cũ là nhà hát thành phố cũng như đã cho phục hồi một số trang trí như tượng 2 nữ thần nghệ thuật, các dây hoa, hai cây đèn... trong đợt cải tạo và nâng cấp nhà hát. Tổng kinh phí trùng tu phục chế vào khoảng 25 tỉ đồng thời giá bấy giờ.
  1. Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh:Khởi đầu, tòa nhà Bảo tàng được khởi công xây dựng vào năm 1885 và hoàn thành năm 1890 theo thiết kế của kiến trúc sư người Pháp Alfred Foulhoux để làm nơi trưng bày sản phẩm Nam Kỳ. Tuy nhiên, ngay sau khi xây xong, tòa nhà lại được Thống đốc Nam kỳ Henri Eloi Danel (1850-1898) dùng làm tư dinh. Về sau, tòa nhà được sử dụng hẳn làm Dinh Thống đốc hay còn gọi là Dinh Phó soái (trước năm 1911).Năm 1945, Dinh Thống đốc nhiều lần đổi chủ. Sau khi quân Nhật tiến hành đảo chính Pháp tại Đông Dương ngày 9 tháng 3, Thống đốc người Pháp Ernest Thimothée Hoeffel bị bắt; Thống đốc người Nhật là Yoshio Minoda sử dụng tòa nhà làm dinh thự. Ngày 14 tháng 8, người Nhật giao lại dinh thự cho chính quyền Trần Trọng Kim của Đế quốc Việt Nam để làm dinh Khâm sai Đại thần Nam Bộ Nguyễn Văn Sâm. Đến ngày 25 tháng 8, Việt Minh cướp chính quyền, bắt giam Khâm sai Nam Bộ Nguyễn Văn Sâm và đổng lý văn phòng phủ khâm sai Hồ Văn Ngà tại dinh khâm sai. Dinh trở thành trụ sở Ủy ban Hành chánh Lâm thời Nam bộ, gọi tắt là Lâm ủy Nam bộ, rồi của Ủy ban Nhân dân Nam bộ. Ngày 10 tháng 9, Trung tá B. W Roe (phái bộ quân sự Anh) chiếm dinh làm trụ sở Phái bộ Đồng minh, buộc Ủy ban Nhân dân Nam bộ phải dời về dinh Đốc lý. Đến ngày 5 tháng 10, dinh được tướng Leclerc dùng làm Phủ Cao ủy Cộng hòa Pháp tạm thời. Tuy nhiên, đến ngày 5 tháng 10, Cao ủy Cộng hòa Pháp tại Đông Dương, Đô đốc Georges Thierry d'Argenlieu chọn dinh Norodom làm Phủ Cao ủy. Dinh trở lại làm nơi làm việc của tướng Leclerc dù danh nghĩa chính thức là trụ sở của Ủy viên Cộng hòa Pháp tại Nam Việt Nam.Sau khi tái chiếm Đông Dương, ngày 23 tháng 5 năm 1947, chính quyền Pháp đã bàn giao dinh cho Thủ tướng Lê Văn Hoạch để làm trụ sở chính phủ Nam kỳ quốc. Ngày 2 tháng 6 năm 1948, chính phủ lâm thời Quốc gia Việt Nam được thành lập và dinh được sau đó chuyển thành dinh Tổng trấn (sau đổi thành Thủ hiến) Nam phần dưới quyền sử dụng của Thủ hiến Trần Văn Hữu.
    Tại đây, ngày 9 tháng 1 năm 1950, đã nổ ra một cuộc biểu tình lớn của hơn 6000 học sinh-sinh viên và giáo viên các trường, yêu cầu thả ngay những học sinh, sinh viên bị bắt vô cớ trước đó. Lúc 13 giờ chiều ngày hôm đó, chính quyền của thủ hiến Trần Văn Hữu đã huy động một lực lượng lớn cảnh sát để đàn áp, bắt giữ 150 người, đánh 30 người trọng thương tại chỗ, học sinh trường Petrus Ký là Trần Văn Ơn đã bị trúng đạn tử thương. Sự kiện này đã dẫn đến đám tang Trần Văn Ơn ngày 12 tháng 1, có đến 25.000 tham gia.
    Sau Hiệp định Genève, Ngô Đình Diệm về Sài Gòn nhận chức thủ tướng. Vì dinh Norodom còn do Cao ủy Pháp là tướng Paul Ely đang sử dụng, nên dinh trở thành dinh Thủ tướng tạm thời từ ngày 26 tháng 6 đến ngày 7 tháng 9 năm 1954. Dinh cũng được Quốc trưởng Bảo Đại đặt cho tên mới là dinh Gia Long. Con đường La Grandìere trước mặt cũng được đổi tên thành đường Gia Long.
    Sau cuộc trưng cầu dân ý phế truất Bảo Đại năm 1955, Ngô Đình Diệm dùng tòa nhà này làm dinh Quốc khách. Ngày 27 tháng 2 năm 1962, dinh Độc Lập bị ném bom, Ngô Đình Diệm dời phủ tổng thống sang đây và ở đây cho đến ngày bị đảo chính lật đổ vào tháng 11 năm 1963.
    Trong thời gian 1964-1965, dinh được dùng làm dinh Quốc trưởng. Ngày 31 tháng 10 năm 1966, khi dinh Độc Lập xây lại xong, tòa nhà này được dùng làm trụ sở của Tối cao Pháp viện Việt Nam Cộng hòa cho đến tận 1975.
  2. Tòa đô Chánh :
  3. Tòa thị chính (UB của ND HN ngày nay)
  4. Nhà Hát Lớn :Nhà hát Lớn Hà Nội là một công trình kiến trúc phục vụ biểu diễn nghệ thuật tọa lạc trên quảng trường Cách mạng tháng Tám, vị trí đầu phố Tràng Tiền, không xa hồ Hoàn KiếmBảo tàng Lịch sử Việt Nam. Công trình được người Pháp khởi công xây dựng năm 1901 và hoàn thành năm 1911, theo mẫu Nhà hát Opéra GarnierParis Tập tin:Paris Opera full frontal architecture, May 2009.jpg nhưng mang tầm vóc nhỏ hơn và sử dụng các vật liệu phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương. Tác phẩm của hai kiến trúc sư Harlay và Broyer mang nhiều màu sắc, đường nét kiến trúc của các nhà hát ở miền Nam nước Pháp, có cách tổ chức mặt bằng, không gian biểu diễn, cầu thang, lối vào sảnh... giống với các nhà hát ở châu Âu đầu thế kỷ 20.[2] Mặc dù là một công trình kiến trúc mang tính chiết trung, được pha trộn nhiều phong cách, nhưng Nhà hát Lớn Hà Nội vẫn mang đậm dáng vẻ Tân cổ điển Pháp, đặc biệt ở kết cấu kiến trúc, kiểu mái hai mảng lợp ngói đá đen cùng các họa tiết trang trí bên trong. Ra đời muộn hơn các nhà hát ở Sài GònHải Phòng, nhưng Nhà hát Lớn Hà Nội có kiến trúc hoàn chỉnh nhất và trở thành một hình ảnh quen thuộc, đặc trưng của thành phố Hà Nội.[4]
    Ngay từ khi hoàn thành, Nhà hát Lớn đã giữ vai trò một trong những trung tâm văn hóa quan trọng của thủ đô, nơi diễn ra thường xuyên các hoạt động văn hóa, biểu diễn nghệ thuật. Nhà hát Lớn là nơi khai sinh và tôn vinh kịch nghệ cùng sân khấu Việt Nam, cũng như các loại hình nghệ thuật giao hưởng, hợp xướng, nhạc kịch, vũ kịch.[5] Không chỉ vậy, nhà hát còn là một địa điểm mang đậm những dấu ấn lịch sử, từng là nơi Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam độc lập nhóm họp và thông qua Hiến pháp năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam cũng như danh sách chính phủ Liên hiệp Kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Hồ Chí Minh đứng đầu); Toàn quốc Kháng chiến Ủy viên Hội (Võ Nguyên Giáp làm chủ tịch); Quốc gia Cố vấn đoàn (Vĩnh Thụy làm đoàn trưởng).[6] Sau một thời gian dài bị xuống cấp, công trình lấy lại được vẻ đẹp xưa cũ sau đợt trùng tu từ năm 1995 đến năm 1997, chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh của Cộng đồng Pháp ngữ.[7] Ngày nay, Nhà hát Lớn là một trong những địa điểm biểu diễn quan trọng bậc nhất ở Hà Nội, được những người làm nghệ thuật coi như một “ngôi đền” dành cho nghệ thuật cổ điển.[5] Cũng như nhiều công trình kiến trúc và cả những loại hình văn hóa phi vật thể khác, Nhà hát Lớn Hà Nội trở thành minh chứng cho một giai đoạn lịch sử của thành phố, thời kỳ mà các nền văn hóa giao thoa lẫn nhauVị trí của Nhà hát Lớn Hà Nội xưa kia là một vùng đầm lầy thuộc đất của hai làng Thạch Tần và Tây Luông, giáp gianh với làng Cựu Lâu, thuộc tổng Phúc Lân (hay tổng Hữu Túc[9]), huyện Thọ Xương.[10] Năm 1808, một trường đúc tiền (tên chữ Hán: Bảo truyền cục) được thành lập tại khu vực này, với phía bắc là phố Tràng Tiền ngày nay, nam là phố Phạm Sư Mạnh, Đông là phố Phan Chu trinh và tây là phố Ngô Quyền. Phía đông bắc của đầm lầy nhà hát ngày xưa là cửa ô tên Tây Long (hay Tây Luông), lấy theo tên của bến đò thời Lê đậu ở bãi sông cùng tên. Ngày 20/7/1786, quân Tây Sơn tiến vào thành Thăng Long qua bến sông và cửa ô này đã đánh vào trận địa của chúa Trịnh Khải ở hai bên lầu Ngũ Long (trung tâm Bưu điện Hà Nội ngày nay). Bến sông này cũng là nơi chứng kiến cuộc rút chạy ngày 30 tháng 1 năm 1879 (mùng 5 Tết Kỷ Dậu) của quân nhà Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy sau thất bại đồn Khương Thượng trước đô đốc Long.[9]
    Ngay từ khi mới tới Hà Nội vào năm 1883, người Pháp đã sớm có ý định xây dựng ở thành phố này một địa điểm dành cho trình diễn nghệ thuật. Rạp hát đầu tiên được mang tên rạp Chùa Bút nằm ở khoảng đất trống trước cửa đền Ngọc Sơn, ảnh hưởng bởi công trình Tháp Bút ở gần đó.[11] Vào năm 1887, nhân dịp hội chợ trên phố Tràng Thi, một hiệu buôn Hoa kiều đã cho xây dựng ở đầu phố Hàng Cót – khi đó mang tên phố Takou – một rạp hát chuyên diễn tuồng Tàu. Mặc dù vậy, rạp hát này lại được một bác sĩ người Pháp tên Nico đứng tên và đôi khi cũng dành cho các đoàn nghệ thuật từ Pháp sang trình diễn. Rạp Takou, tuy không phù hợp cho các hoạt động nghệ thuật Tây phương, nhưng chính là rạp hát đầu tiên ở Hà Nội theo kiểu Tây phương.[12]
    Vào năm 1899, Hội đồng thành phố dưới sự chủ tọa của Công sứ Hà Nội Richard đã đề nghị lên Toàn quyền Đông Dương, xin xây dựng một nhà hát cho thành phố.[1] Vị trí lựa chọn là khu vực đầm lầy thuộc hai làng Thạch Tần và Tây Luông. Đồ án thiết kế được xét duyệt là của hai kiến trúc sư người Pháp Broyer và V. Harley, họa theo hình dáng nhà hát Opéra Garnier nổi tiếng ở Paris. Trong công đoạn xây cất thì có sự tham gia của kiến trúc sư Francois Lagisquet chỉnh trang sửa chữa thêm họa đồ.[13] Với kinh phí lên đến 2 triệu franc, dự án Nhà hát thành phố ở Hà Nội đã gây nên tranh cãi trên một số báo chí tại Pháp thời đó.[14] Ngày 7 tháng 6 năm 1901 thì khởi công xây dựng do hai hãng thầu Travary và Savelon đứng thầu, kiến trúc sư Harley giám sát. Harley lúc bấy giờ cũng là thanh tra đô thị của Hà Nội.[12] Vì xây dựng trên một vũng lầy nên việc san lấp mặt bằng gặp khá nhiều khó khăn. 35 nghìn cây cọc tre được đóng xuống trước khi đổ lớp bê tông dày 0,9 mét làm nền tòa nhà.[10] Phần móng được xây bằng đá tảng; khu vực sân khấu sử dụng gạch chịu lửa để đề phòng hỏa hoạn, phần mái nhà lợp bằng phiến thạch trang trí kẽm thếp vàng, đường vòng quanh mái trang trí gạch tráng men.[12] Công trình sử dụng tới 12.000 vật liệu, gần 600 tấn gang thép, với khoảng 300 công nhân tham gia thi công mỗi ngày.[1]
    Sau 10 năm xây dựng, Nhà hát thành phố được khánh thành. Để gắn tên mình với sự kiện này, nhóm kịch nghiệp dư Philarmonique của những người Pháp tại Hà Nội khi đó đã tập một vở hài kịch. Công trình tuy đã hoàn thành nhưng sân khấu lúc bấy giờ vẫn thiếu màn kéo, phông cảnh. Để khắc phục, đoàn kịch đã lấy vải thô may lại rồi vẽ hình hồ Gươm cùng tháp Rùa để làm màn kéo. Nhà hát dùng tấm màn này 16 năm cho đến khi được thay thế bằng một tấm màn vải sa tanh, và tới năm 1932, nhà hát mới trang bị màn nhung theo kiểu sân khấu của Ý. Tối ngày 9 tháng 12 năm 1911, lễ khai trương nhà hát bắt đầu với vở hài kịch bốn hồi Le Voyage de monsieur Perrichon (Chuyến đi của ông Perrichon) của Eugène Labiche và Édouard Martin. Số tiền thu được từ buổi biểu diễn được nhóm kịch Philarmonique ủng hộ cho những trẻ em lai sống lang thang trên phố.Nhà hát Lớn Hà Nội không chỉ có giá trị đơn thuần về kiến trúc. Rộng hơn, từ đầu thế kỷ 20, đó cũng là nơi chứng kiến những cuộc “tiếp xúc” đầu tiên giữa Việt Nam với văn hóa, nghệ thuật phương Tây, cụ thể là âm nhạc và sân khấuKhi hoàn thành với 870 chỗ ngồi, Nhà hát Lớn Hà Nội là một công trình quy mô rất lớn nếu so với dân số Hà Nội khi đó.[10] Nhà hát trở thành trung tâm các sự kiện văn hóa, nghệ thuật dành cho người Pháp và một số ít người Việt thượng lưu ở Hà Nội. Đây cũng là địa điểm biểu diễn lý tưởng cho các đoàn kịch, ban nhạc từ Pháp và châu Âu tới lưu diễn.[12] Khoảng thời gian về sau, một số buổi trình diễn của các nghệ sĩ người Việt với mục đích từ thiện như quyên góp cứu nạn các vùng lụt lội, xây dựng nhà tế bần... cũng bắt đầu được trình diễn ở đây. Từ năm 1940, nhiều đoàn kịch nói Việt Nam đã có thể thuê lại nhà hát để biểu diễn.[7] Từ đó Nhà hát Lớn Hà Nội không còn là địa điểm chỉ dành cho người Pháp. Sự hình thành tầng lớp thị dân cùng trí thức mới đã biến nơi đây thành cái nôi cho nhiều sinh hoạt nghệ thuật của người Việt.[11] Không chỉ là một địa điểm văn hóa, Nhà hát Lớn Hà Nội cùng quảng trường Nhà hát còn là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Vào ngày 17 tháng 8 năm 1945, trên quảng trường Nhà hát đã diễn ra cuộc mít tinh ra mắt Mặt trận Việt Minh[1][16]. Ngày 28 tháng 8 năm 1945 đã diễn ra một trong những cuộc duyệt binh đầu tiên của Việt Nam Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam.[17] Ngày 16 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đã phát động Tuần lễ vàng quyên góp ủng hộ Chính phủ tại Nhà hát Lớn. Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khóa I họp phiên đầu tiên ở nhà hát vào ngày 2 tháng 3 năm 1946[6] và tiếp tục ở đây cho đến năm 1963, khi Hội trường Ba Đình được xây dựngCuối thế kỷ 20, Nhà hát Lớn Hà Nội sau hơn 80 năm tồn tại đã rơi vào tình trạng xuống cấp trầm trọng. Phần chân tường nhà hát phủ đầy rêu phong, nhiều chỗ mái ngói bị thay thế bằng mái tôn.[14] Bên trong, các trang trí, vật liệu, màu sắc, tiện nghi phục vụ và thiết bị kỹ thuật quan trọng đều quá cũ kỹ, lạc hậu. Nhiều hoa văn bị quét vôi phủ kín trong những lần sửa chữa trước đó.[12] Xung quanh quảng trường ngày càng xuất hiện nhiều các công trình không phù hợp, khiến phá vỡ không gian kiến trúc của nhà hát.[1]
    Giữa thập niên 1990, để chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Pháp ngữ lần thứ 7 diễn ra tại Hà Nội vào tháng 11 năm 1997,[18] Chính phủ Việt Nam đã quyết định trùng tu Nhà hát Lớn với kinh phí 156 tỷ đồng, tương đương khoảng 14 triệu đô la.[10] Dự án được bắt đầu năm 1995 và hoàn thành 2 năm sau đó với sự tham gia của 100 nhân công và dưới sự giám sát của kiến trúc sư người Pháp gốc Việt Hồ Thiệu Trị, tác giả đồ án trùng tu.[14]
    Năm 2011, Nhà hát Lớn Hà Nội cùng quảng trường Cách mạng tháng Tám đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di tích lịch sử và kiến trúc quốc gia.[19] Ngày 9 tháng 12 năm 2011, Nhà hát Lớn Hà Nội kỷ niệm 100 năm ngày nhà hát ra đời.Nhà hát Lớn Hà Nội nằm trên quảng trường Cách mạng tháng Tám, nhìn thẳng ra phố Tràng Tiền, vị trí xưa nay vẫn là khu vực sầm uất bậc nhất của thành phố. Công trình có chiều dài 87 mét, bề ngang trung bình 30 mét, phần đỉnh mái cao nhất cao 34 mét so với nền đường, và diện tích xây dựng khoảng 2.600 mét vuông.[2] Bên phải nhà hát, khách sạn Hilton Opera nằm hơi uốn cong, cũng là một công trình do kiến trúc sư người Pháp thiết kế. Mang những đường nét cổ điển – như hàng cột cao, bộ mái Mansard... – khách sạn hiện đại Hilton Opera không những không phá vỡ không gian kiến trúc của quảng trường mà còn giúp tôn thêm vẻ đẹp của nhà hát.
    Mặt bằng Nhà hát Lớn Hà Nội được chia thành ba phần tương đối rõ rệt. Không gian đầu tiên ngay lối vào là chính sảnh với một cầu thang hình chữ T bằng đá dẫn lên tầng hai. Đây là nơi đầu tiên đón khách tới nhà hát, gạch lát nền sử dụng loại đá vân thạch kết hợp với những họa tiết trang trí theo tinh thần cổ điển, đem lại cảm giác sang trọng.[13] Hệ thống đèn chùm nhỏ treo trên tường được mạ đồng theo lối cổ, còn đèn chùm phía trên cao được mạ một lớp vàng bằng công nghệ hiện đại.[3] Ở tầng hai, phòng gương là nơi diễn ra các nghi lễ quan trọng, lễ ký kết các văn kiện của Chính phủ hay đón tiếp các nhân vật cao cấp. Căn phòng này còn dành cho các chương trình nghệ thuật thính phòng, các cuộc họp báo hay những hội nghị mang tính chất nhỏ.[3] Sàn phòng gương được phục chế theo kỹ thuật Mozaic với đá mang đến từ Ý. Trên tường, xen giữa các cửa đi mở rộng là những tấm gương lớn. Các đèn treo, đèn chùm pha lê cùng bàn ghế mang phong cách cổ điển Pháp.[3] Không gian tiếp theo của nhà hát là phòng khán giả kích thước 24 x 24 mét với sân khấu lớn, ba tầng ghế, tổng cộng 598 chỗ ngồi.[3] Căn phòng được trang trí cầu kỳ với những hàng cột thức Corinth đỡ một vòm tràn đầy màu sắc bởi những bức bích họa, xen kẽ những hình đắp nổi cùng một đèn chùm pha lê lớn dát vàng. Sàn phòng lát gạch và trải thảm, các ghế ngồi thiết kế theo phong cách cổ điển Pháp thế kỷ 19. Không gian nội thất nhà hát như một sự tổng hòa của của các yếu tố ánh sáng, màu sắc và âm thanh.[13] Cuối cùng, phía sau sân khấu là 18 phòng trang điểm dành cho diễn viên, 2 phòng tập, cùng các phòng làm việc, thư viện, phòng họp...[2]
    Có thể tìm thấy ở bề ngoài của công trình nhiều phong cách kiến trúc khác nhau. Mặt chính nhà hát nổi bật nhờ hàng cột theo thức Ionic La Mã, phía trên nhấn bởi các mái chóp cong lợp ngói đá. Dường như những nguyên tắc kiến trúc Phục Hưng được nhấn mạnh phía mặt ngoài này. Tuy vậy, những đường cong uốn lượn của các ban công kết hợp với hình thức cuốn vòm phía trên lối vào lại làm nổi bật những yếu tố Baroque. Ở cả mặt bên lẫn mặt chính giữa, các trang trí cầu kỳ, các thanh đỡ uốn lượn, các cửa sổ hình chữ nhật hay cuốn vòm, tất cả đều giàu tính điêu khắc và mang nét Baroque nổi trội.[13] Riêng phần mái đón lối vào cho người đi xe hơi ở hai mặt bên lại theo phong cách Art Nouveau. Ở phía trên nhà hát, hệ mái lợp ngói đá đen được tổ chức rất kỳ công với sự kết hợp của nhiều hình thức, đem lại cảm giác về tinh thần Tân cổ điển Pháp. Tất cả những hòa trộn này đưa đến ấn tượng về một công trình kiến trúc Tân cổ điển kiểu chiết trung với những giá trị không chỉ về mặt kiến trúc mà còn về nghệ thuật trang trí.[13]
    Bao quanh có khá nhiều điểm vui chơi giải trí: vườn hoa nhà hát lớn chếch phía nam tây nam, cà phê Highland ngay sát sườn và quán Nineteen11 (lấy tên theo năm nhà hát khánh thành) nằm ở tầng hầm.[21]. Khoảng sân trước mặt nhà hát lớn và đoạn vườn về phía nam nối với khách sạn Hilton là một địa điểm lý tưởng của các đôi cô dâu chú rể đến chụp ảnh đám cưới và kỷ niệm. Xa xa về phía đông bắc là viện bảo tàng cách mạng Việt NamBảo tàng Lịch sử Việt Nam (Viện Viễn Đông Bác cổ ngày xưa). Phía bắc của quảng trường Cách mạng tháng Tám là một loạt các khu trung tâm thương mại, văn phòng cao cấp của các cơ quan quốc tế như đại sứ quán New Zealand, Câu lạc bộ Báo chí Hà Nội
    http://static.kienthuc.net.vn:81/Images/Contents/nhubien/20130416/17-4kd-kienthuc-phap.jpg
  5. Cầu Long Biên :Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng tại Hà Nội, do Pháp xây dựng (1898-1902), đặt tên là cầu Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Dân gian còn gọi là cầu sông Cái hay cầu Bồ Đề (vì nó được bắt qua bến Bồ Đề thuộc huyện Gia Lâm). Hiện trên đầu cầu vẫn còn tấm biển kim loại có khắc chữ 1898 -1902 - Daydé & Pillé - Paris.Dự án xây dựng cầu được Toàn quyền Đông Dương thông qua ngày 4 tháng 6 năm 1897 và đến ngày 4 tháng 6 năm 1897 đã tiến hành đấu thầu và 6 công ty xây dựng cầu đường lớn của Pháp tham dự. Mỗi nhà thầu được phép đưa ra 2 dự án được gọi là dự án A và B, ông Fourès, Thống sứ Bắc Kì được cử làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định các dự án. Cuối cùng, Hội đồng mở thầu đã chọn dự án B của công ti Daydé & Pillé với giá 5.390.794 franc Pháp. Cây cầu được thiết kế với kiểu dáng độc đáo do hãng Eiffel thiết kế, giống với kiểu dáng của cầu Tolbiac ở quận 13, Paris trên tuyến đường sắt Paris - Orléans, Pháp. Nha công chính Đông Dương xây dựng phần cầu dẫn. Ngày 12.9.1898 diễn ra lễ khởi công xây dựng và sau hơn 3 năm (chính xác là 3 năm chín tháng) thì hoàn thành, dù kế hoạch dự trù phải mất 5 năm. Để tiến hành xây dựng cầu, người ta phải tuyển mộ hơn 3000 công nhân bản xứ và một đội ngũ khoản 40 giám đốc, kỹ sư, chuyên gia và đốc công người Pháp để điều hành công việc. Người ta đã dùng đến 30.000m3 đá và kim loại (5600 tấn thép cán, 137 tấn gang, 165 tấn sắt, 7 tấn chì). Tổng số tiền thực chi lên tới 6.200.000 franc Pháp, không vượt quá dự trù là bao.[1]
    Cầu dài 2290m qua sông và 896m cầu dẫn, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40m (kể cả móng) và đường dẫn xây bằng đá. Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa. Hai bên là đường dành cho xe cơ giới và đường đi bộ. Đường cho các loại xe là 2,6m và luồng đi bộ là 0,4m. Luồng giao thông của cầu theo hướng đi xuôi ở phía trái cầu chứ không phải ở bên phải như các cầu thông thường khác.
    Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ 1(1965-1968),cầu bị máy bay Mỹ ném bom 10 lần,hỏng 7 nhịp và 4 trụ lớn Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ hai của không lực Hoa Kỳ (1972) cầu Long Biên bị ném bom 4 lần,phá hỏng 1500m cầu và hai trụ lớn bị cắt đứt. Để bảo vệ cầu, bộ đội công binhphòng không Việt Nam xây dựng hai trận địa pháo phòng không cao 11,5 m trên bãi cát nổi giữa sông Hồng (còn gọi là bãi giữa), để vẫn có thể bắn máy bay Hoa Kỳ khi có lũ cao nhất.
    Bộ đội Phòng không Việt Nam dùng máy bay trực thăng cẩu pháo, khí tài chiếm lĩnh trận địa. Ngoài ra còn có lực lượng phòng không hải quân gồm: các tàu tuần tiễu tham gia bảo vệ cầu.
    Các nhịp của cầu bị bom đánh đổ đã được thay bằng các dầm bán vĩnh cửu, có khẩu độ ngắn đặt trên các trụ mới.
    Lịch sử sử dụng cầu Long Biên đã chứng kiến các điểm cao trên thành cầu trở thành ụ pháo cao xạ chống máy bay Mỹ trong thời gian chiến tranh.
    Sang thời bình, do giao thông ngày một tăng trong thập kỷ 90, cầu Long Biên được sử dụng chỉ cho tàu hỏa, xe đạp và người đi bộ. Việt Nam xây dựng thêm cầu Chương Dương nằm trong mục tiêu đáp ứng nhu cầu đi lại và để phát triển kinh tế, xã hội đô thị ở hai bờ sông Hồng Hà Nội. Cuối năm 2005 xe máy được phép đi qua cầu Long Biên để giảm việc ùn tắc giao thông cho cầu Chương Dương.
    Năm 2002, Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt thông qua dự án gia cố sửa chữa cầu Long Biên giai đoạn 2 với tổng vốn đầu tư 94,66 tỷ đồng [1], nhằm mục tiêu đảm bảo an toàn khai thác đến năm 2010.
  6. Chợ Cũ :
    1. http://farm3.staticflickr.com/2726/4498888588_789c04736d_o.jpg
    2. Grand Magasins - Bach hoa tong hop - Trang Tien Plaza
    3. chợ Cửa Nam
  7. Nhà tù Sơn La do Thực dân Pháp xây dựng năm 1908 với diện tích ban đầu là 500 m2, chủ yếu để giam cầm tù thường phạm, sau đó Thực dân Pháp đã mở rộng nhà tù Sơn La thêm 1.500m2 vào năm 1930 và 1.700m2 vào năm 1940 để biến nơi đây thành địa ngục để giam cầm tù chính trị.Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.
  8. Tại sao chúng ta yêu "thực dân" Pháp?
    Tai sao đêm đêm người Việt ôm vào lòng giấc mơ về biệt thự Pháp trong giấc ngủ?
    Bởi nhà tù Hỏa Lò còn đẹp hơn cả nhà quốc hội.
    Giá người Việt biết xây nhà quốc hội đẹp hơn nhà tù Pháp!



  9. dff
  10. Biệt thự :
    1. Nhà bát giác sau trường Chu Văn An

  11. Nhà Phố :
  12. Nhà Thờ :
    1. nhà thờ Tin lành
    2. Notre dame saigon :Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn (tên chính thức: Vương cung thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, tiếng Anh: Immaculate Conception Cathedral Basilica, tiếng Pháp: Cathédrale Notre-Dame de Saïgon, gọi tắt là Nhà thờ Đức Bà) là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. Đây cũng là nhà thờ Công giáo có quy mô lớn và đặc sắc, một những công trình kiến trúc thu hút nhiều khách tham quan nhất tại thành phố này.Ngay sau khi chiếm Sài Gòn, Pháp đã cho lập nhà thờ để làm nơi hành lễ cho người Công giáo trong đoàn quân viễn chinh. Ngôi nhà thờ đầu tiên được lập ở đường Số 5 (nay là đường Ngô Đức Kế). Đây vốn là một ngôi chùa nhỏ của người Việt bị bỏ hoang do chiến cuộc, cố đạo Lefebvre đã biến ngôi chùa này thành nhà thờ. Vì ngôi nhà thờ đầu tiên đó quá nhỏ nên vào năm 1863, Đô đốc Bonard đã quyết định cho khởi công xây dựng ở nơi khác một nhà thờ khác bằng gỗ bên bờ "Kinh Lớn" (còn gọi là kinh Charner, địa điểm là trụ sở Tòa Tạp Tụng thời Việt Nam Cộng hòa). Cố đạo Lefebvre tổ chức "Lễ đặt viên đá đầu tiên" xây dựng nhà thờ vào ngày 28 tháng 3 năm 1863. Nhà thờ được dựng bằng gỗ, hoàn thành vào năm 1865, ban đầu gọi là Nhà thờ Saigon. Về sau, do nhà thờ gỗ này bị hư hại nhiều vì mối mọt, các buổi lễ được tổ chức trong phòng khánh tiết của Dinh Thống Đốc cũ, về sau cải thành trường học Taberd, cho đến khi nhà thờ lớn xây xong.
      Tháng 8 năm 1876, Thống đốc Nam kỳ Duperré đã tổ chức một kỳ thi vẽ đồ án thiết kế nhà thờ mới. Ngoài mục tiêu có chỗ thờ phụng, hành lễ cho tín đồ, việc xây dựng nhà thờ lớn cũng nằm trong mục đích phô trương đạo Công giáo và sự vĩ đại của nền văn minh nước Pháp trước người dân thuộc địa. Vượt qua 17 đồ án thiết kế khác, đồ án của kiến trúc sư J. Bourard với phong cách kiến trúc Roman cải biên pha trộn nét phong cách kiến trúc Gotich đã được chọn. Ban đầu, địa điểm xây cất được đề nghị ở 3 nơi:
    3. Trên nền Trường Thi cũ (nay là góc đường Lê Duẩn và Hai Bà Trưng, tức vị trí tòa Lãnh sự Pháp).
    4. Ở khu Kinh Lớn (tại vị trí nhà thờ cũ, nay thuộc đường Nguyễn Huệ).
    5. Vị trí hiện nay.
Sau cùng vị trí hiện nay đã được chọn.[2]. Sau khi đề án thiết kế được chọn, Đô đốc Duperré cho đấu thầu việc xây dựng nhà thờ và cũng chính kiến trúc sư này là người trúng thầu và trực tiếp giám sát công trình. Mọi vật liệu từ xi măng, sắt thép đến ốc vít đều mang từ Pháp sang. Đặc biệt, mặt ngoài của công trình xây bằng loại gạch đặt làm tại Marseille (Pháp), để trần, không tô trát, không bám bụi rêu mà đến nay vẫn còn màu sắc hồng tươi.
Ngày 7 tháng 10 năm 1877, Giám mục Isidore Colombert đặt viên đá đầu tiên trước mặt Phó soái Nam Kỳ và đông đủ nhân vật cấp cao thời ấy. Nhà thờ được xây dựng trong 3 năm. Lễ Phục sinh, ngày 11 tháng 4 năm 1880, nghi thức cung hiến và khánh thành do cố đạo Colombert tổ chức trọng thể với sự có mặt của Thống đốc Nam Kỳ Le Myre de Vilers. Hiện nay, trên bệ phía trên, bên trong cửa ra vào nhà thờ, có chiếc bảng cẩm thạch gắn trong hành lang (transept) ghi ngày khởi công, ngày khánh thành và tên vị công trình sư. Tất cả mọi chi phí xây dựng, trang trí nội thất đều do Soái phủ Nam Kỳ đài thọ, với số tiền 2.500.000 franc Pháp theo tỷ giá thời bấy giờ. Ban đầu, nhà thờ có tên gọi là Nhà thờ Nhà Nước vì nó do nhà nước Pháp bỏ tiền xây dựng và quản lý.
Năm 1895, nhà thờ xây thêm hai tháp chuông, mỗi tháp cao 57,6 m và có 6 chuông đồng lớn nặng 28,85 tấn. Trên đỉnh tháp có đính một cây thánh giá cao 3,50 m, ngang 2 m, nặng 600 kg. Tổng thể chiều cao từ mặt đất lên đỉnh thánh giá là 60,50 m.
Trên vườn hoa trước nhà thờ, năm 1903, người Pháp cho dựng tượng đồng Pigneau de Béhaine (còn gọi là Giám mục Bá Đa Lộc hoặc Giám mục Adran vì vị này làm Giám mục hiệu tòa Adran) dẫn hoàng tử Cảnh (con vua Gia Long) để ca ngợi công lao của nước Pháp "bảo hộ", "khai hóa" cho Việt Nam. Tượng đài này bao gồm một bệ bằng đá hoa cương đỏ hình trụ tròn và bên trên là bức tượng tạc hình Giám mục Adran với phẩm phục giám mục, tay trái dẫn hoàng tử Cảnh. Tượng làm bằng đồng, được đúc tại Pháp, giới bình dân thời đó thường gọi là tượng "hai hình" để phân biệt với tượng "một hình", là bức tượng của Đô đốc Hải quân Pháp Genouilly ở phía công trường Mê Linh (nay là cuối đường Hai Bà Trưng, gần bờ sông Sài Gòn). Năm 1945, tượng này bị phá bỏ, nhưng cái bệ đài bằng đá hoa cương đỏ thì vẫn còn tồn tại ở đó mà không có bất cứ một bức tượng nào đặt lên trên.
Năm 1958, Linh mục Giuse Phạm Văn Thiên (sau làm Giám mục giáo phận Phú Cường, giờ đã qua đời), cai quản Giáo xứ Sài Gòn thời ấy, đã đặt tạc một tượng Đức Mẹ Hòa Bình bằng loại đá cẩm thạch trắng Carrara của Ý. Tượng được tạc tại Pietrasanta cách Roma khoảng 500 km. Khi tượng hoàn tất thì được đưa xuống tàu Oyanox vào ngày 8 tháng 1 năm 1959 từ hải cảng Gênes chở tượng qua Việt Nam và tới Sài Gòn ngày 15 tháng 2 năm 1959. Sau đó, công ty Société d'Entreprises đã dựng tượng Đức Mẹ lên bệ đá vốn còn để trống kể từ năm 1945 trước nhà thờ. Tự tay linh mục viết câu kinh cầu nguyện "Xin Đức Mẹ cho Việt Nam được hòa bình" rồi đọc trước đông đảo quan khách có mặt hôm ấy. Ngày hôm sau, Hồng y Aganianian từ Roma qua Sài Gòn để chủ toạ lễ bế mạc Đại Hội Thánh Mẫu Toàn Quốc, đã làm phép bức tượng này vào buổi chiều ngày 17 tháng 2 năm 1959. Từ sự kiện này mà từ đó nhà thờ có tên gọi là Nhà thờ Đức Bà.
Ngày 5 tháng 12 năm 1959, Tòa Thánh đã cho phép làm lễ "xức dầu", tôn phong Nhà thờ Chính tòa Sài Gòn lên hàng tiểu Vương cung thánh đường (basilique). Từ đó, tên gọi chính thức của thánh đường là Vương cung thánh đường Đức Bà Sài Gòn.
Năm 1960, Tòa Thánh thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam với ba tòa Tổng Giám mục tại Hà Nội, HuếSài Gòn. Nhà thờ trở thành nhà thờ chinh tòa của vị Tổng giám mục Sài Gòn cho đến ngày nay.
Trong quá trình xây dựng, toàn bộ vật liệu xây dựng từ xi măng, sắt thép đến ốc vít đều mang từ Pháp sang. Mặt ngoài của công trình xây bằng loại gạch đặt làm tại Marseille để trần, không tô trát, (đến nay vẫn còn màu sắc hồng tươi), không bám bụi rêu. Một số ngói vỡ trong nhà thờ có in hàng chữ Guichard Carvin, Marseille St André France (có lẽ là nơi sản xuất loại ngói này), mảnh ngói khác lại có hàng chữ Wang-Tai Saigon. Có thể đây là mảnh ngói được sản xuất sau tại Sài Gòn dùng để thay thế những mảnh ngói vỡ trong thời gian Thế chiến thứ hai do những cuộc không kích của quân Đồng Minh. Toàn bộ thánh đường có 56 ô cửa kính màu do hãng Lorin của tỉnh Chartres (Pháp) sản xuất.
Móng của thánh đường được thiết kế đặc biệt, chịu được tải trọng gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc ngôi nhà thờ nằm bên trên. Và một điều rất đặc biệt là nhà thờ không có vòng rào hoặc bờ tường bao quanh như các nhà thờ quanh vùng Sài Gòn - Gia Định lúc ấy và bây giờ.
Nội thất thánh đường được thiết kế thành một lòng chính, hai lòng phụ tiếp đến là hai dãy nhà nguyện. Toàn bộ chiều dài thánh đường là 93m. Chiều ngang nơi rộng nhất là 35 m. Chiều cao của vòm mái thánh đường là 21 m. Sức chứa của thánh đường có thể đạt tới 1.200 người.
Nội thất thánh đường có hai hàng cột chính hình chữ nhật, mỗi bên sáu chiếc tượng trưng cho 12 vị thánh tông đồ. Ngay sau hàng cột chính là một hành lang và kế đó là nhiều nhà nguyện nhỏ với những bàn thờ nhỏ (hơn 20 bàn thờ) cùng các bệ thờ và tượng thánh nhỏ làm bằng đá trắng khá tinh xảo. Bàn thờ nơi Cung Thánh làm bằng đá cẩm thạch nguyên khối có hình sáu vị thiên thần khắc thẳng vào khối đá đỡ lấy mặt bàn thờ, bệ chia làm ba ô, mỗi ô là một tác phẩm điêu khắc diễn tả thánh tích.
Trên tường được trang trí nổi bật 56 cửa kính mô tả các nhân vật hoặc sự kiện trong Thánh Kinh, 31 hình bông hồng tròn, 25 cửa sổ mắt bò bằng kính nhiều màu ghép lại với những hình ảnh rất đẹp. Tất cả các đường nét, gờ chỉ, hoa văn đều tuân thủ theo thức Roman và Gôtich, tôn nghiêm và trang nhã. Tuy nhiên, trong số 56 cửa kính này hiện chỉ còn bốn cửa là nguyên vẹn như xưa, còn các cửa kính màu khác đều đã được làm lại vào khoảng những năm 1949 để thay thế các cửa kính màu nguyên thủy của nhà thờ đã bị bể gần hết trong thế chiến thứ 2. Trên trán tường của cửa chính nhà thờ có hàng chữ Latinh:DEO OPTIMO MAXIMO BEATIEQUE MARIA VIRGIN IMMACULATOE
Nghĩa là: Thiên Chúa tối cao đã ban cho Đức Trinh Nữ Maria được ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội.

Còn trên trán tường của cửa vào bên phải có những hàng chữ bằng tiếng Hoa, thật ra đó là hai câu đối: "Nhà thờ Thiên Chúa đầy ân đức - Thánh mẫu vô nhiễm nguyên tội". và hàng chữ nói tới năm khánh thành nhà thờ 1880. Nội thất thánh đường ban đêm được chiếu sáng bằng điện (không dùng đèn cầy) ngay từ khi khánh thành. Vào ban ngày, với thiết kế phối sáng tuyệt hảo, hài hòa với nội thất tạo nên trong nội thất thánh đường một ánh sáng êm dịu, tạo ra một cảm giác an lành và thánh thiện.
Ngay phía trên cao phía cửa chính là "gác đàn" với cây đàn organ ống, một trong hai cây đàn cổ nhất Việt Nam hiện nay. Đàn này được các chuyên gia nước ngoài làm bằng tay, thiết kế riêng, để khi đàn âm thanh đủ cho cả nhà thờ nghe, không nhỏ mà cũng không ồn. Phần thân đàn cao khoảng 3 m, ngang 4 m, dài khoảng 2 m, chứa những ống hơi bằng nhôm đường kính khoảng một inch. Phần điều khiển đàn nằm riêng nối với thân đàn bằng những trục, có những phím đàn như đàn organ bình thường và những phím to đặt dưới sàn nhà (dài chừng 3 m, ngang khoảng 1 m) để người điều khiển đàn đạp lên khi dùng nốt trầm. Đàn còn có những thanh gõ lớn để đập vào phần dưới các ống hơi phát ra âm thanh. Hiện nay, cây đàn này đã hoàn toàn hỏng do bị mối ăn phần gỗ bàn phím điều khiển bằng tay.

Hai tháp chuông vươn cao nhìn từ phía sau
Ban đầu, hai tháp chuông cao 36,6 m, không có mái và chỉ có độc một chiếc cầu thang hẹp chừng 40 cm bề ngang. Nội thất gác chuông rất tối và sàn được lót sơ sài bằng những miếng gỗ nhỏ cách khoảng, nhìn xuống thấy sâu hút. Vào năm 1895, thánh đường xây thêm hai mái chóp để che gác chuông cao 21 m, theo thiết kế của kiến trúc sư Gardes, tổng cộng tháp chuông cao 57 m. Có tất cả 6 chuông lớn (sol: 8.785 kg, la: 5.931 kg, si: 4.184 kg, đô: 4.315 kg, rê: 2.194, mi: 1.646 kg), gồm sáu âm, nặng tổng cộng 28,85 tấn, đặt dưới hai lầu chuông. Bộ chuông này được chế tạo tại Pháp và mang qua Sài Gòn năm 1879. Trên tháp bên phải treo 4 quả chuông (sol, do, rê, mi); tháp bên trái treo 2 chuông (la, si). Trên mặt mỗi quả chuông đều có các họa tiết rất tinh xảo. Tổng trọng lượng bộ chuông là 27.055 kg tức khoảng 27 tấn, nếu tính luôn hệ thống đối trọng(1.840 kg) được gắn trên mỗi trái chuông thì tổng trọng lượng của bộ chuông sẽ là 28.895 kg.
Ba quả chuông to nhất là chuông si nặng 4.184 kg, chuông la nặng 5.931 kg và đặc biệt là chuông sol là một trong những quả chuông lớn nhất thế giới: nặng 8.785 kg, đường kính miệng chuông 2,25 m, cao 3,5 m (tính đến núm treo). Chuông này chỉ ngân lên mỗi năm một lần vào đêm Giao thừa Âm lịch.
Các chuông đều được điều khiển bằng điện từ bên dưới. Riêng ba chiếc chuông lớn trước khi đánh đều được khởi động bằng cách đạp (vì quá nặng) cho lắc trước khi bật công tắc điện. Vào ngày thường, thánh đường chỉ cho đổ một chuông mi vào lúc 5 giờ sáng và đổ chuông re vào lúc 16g15. Vào ngày lễ và chủ nhật, nhà thờ thường cho đổ ba chuông theo hợp âm Mi, Re và Do ( đúng ra là hợp âm ba chuông Mi, Do và Sol, nhưng vì chuông Sol qua nặng nên thay thế bằng chuông Re). Vào đêm Giao thừa thì mới đổ cả 6 chuông. Tiếng chuông ngân xa tới 10 km theo đường chim bay.
Bộ máy đồng hồ trước vòm mái cách mặt đất chừng 15 m, giữa hai tháp chuông được chế tạo tại Thụy Sĩ năm 1887, hiệu R.A, cao khoảng 2,5 m, dài khoảng 3 m và ngang độ hơn 1 m, nặng hơn 1 tấn, đặt nằm trên bệ gạch. Dù thô sơ, cũ kỹ nhưng hoạt động khá chính xác. Để điều chỉnh đồng hồ, phía sau máy có một chiếc đồng hồ to cỡ đồng hồ reo trong gia đình. Chỉ cần theo dõi chiếc đồng hồ con này, có thể biết đồng hồ lớn chạy chậm, nhanh, đúng hay sai giờ. Mỗi tuần phải lên giây đồng hồ một lần và chiếc cần để lên giây đồng hồ giống như tay quay máy xe. Đồng hồ còn có hệ thống bao giờ bằng búa đánh vô các chuông của nhà thờ, tuy nhiên đã không còn hoạt động do dây cót quá cũ.
Mặt trước thánh đường là một công viên với bốn con đường giao nhau tạo thành hình thánh giá. Trung tâm của công viên là bức tượng Đức Mẹ Hòa bình (hay Nữ vương Hòa bình). Tượng do nhà điêu khắc G. Ciocchetti thực hiện năm 1959. Tên của tác giả được ở trên tà áo dưới chân, phía bên trái của bức tượng. Bức tượng cao 4,6 m, nặng 8 tấn, bằng đá cẩm thạch trắng của Ý, được tạc với chủ đích để nhìn từ xa nên không đánh bóng, vì vậy mà toàn thân tượng, kể cả vùng mặt vẫn còn những vết điêu khắc thô. Tượng Đức Mẹ trong tư thế đứng thẳng, tay cầm trái địa cầu, trên trái địa cầu có đính cây thánh giá, mắt Đức Mẹ đăm chiêu nhìn lên trời như đang cầu nguyện cho Việt Nam và cho thế giới được hoà bình. Chân Đức Mẹ đạp đầu con rắn (mà hiện nay, đầu con rắn đã bị bể mất cái hàm trên). Trên bệ đá, phía trước bức tượng, người ta có gắn một tấm bảng đồng với hàng chữ Latinh:
Phía dưới bệ đá, người ta đã khoét một cái hốc chỗ giáp với chân tượng Đức Mẹ, trong đó có một chiếc hộp bằng bạc, chứa những lời kinh cầu nguyện cho hoà bình của Việt Nam và thế giới. Những lời cầu nguyện đó được viết lên trên những lá mỏng bằng những chất liệu khác nhau như bằng vàng, bạc, thiếc, nhôm, giấy, dađồng, được gởi tới từ nhiều miền của Việt Nam, kể cả từ một số vùng ngoài miền Bắc.
    1. http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/d/d9/Notre_dame_saigon.jpg
    2. Nhà thờ lớn Hà Nội :Theo một số tài liệu lịch sử như sách của Louvet “La vie de Mgr. Puginier”, tiểu thuyết lịch sử “Bóng nước Hồ Gươm” của Chu Thiên, các tài liệu trong Văn khố Hội Thừa sai Paris (M.E.P.) … thì khu đất này xưa kia là khu đất của Báo Thiên Tự (Chùa tháp Báo Thiên) được xây dựng từ đời Nhà Lý. Đây là một ngôi quốc tự nổi tiếng của kinh đô Đại Việt trong suốt các triều đại từ -Trần. Đến thời Nguyễn, đây vẫn là nơi diễn ra các nghi lễ Phật giáo cầu cho quốc thái dân an...
      Các tài liệu nói về sự kiện phá hủy chùa Báo Thiên không thống nhất với nhau. Theo Bùi Thiết trong Tự điển Hà Nội địa danh, chùa Báo Thiên đến cuối thế kỷ 18 đã bị phá hủy và nền chùa cũ trở thành đất họp chợ trước khi chuyển giao cho nhà thờ[1]. Còn ông Thống sứ Bắc Kỳ Raoul Bonnal, người chứng kiến việc chuyển giao khu đất, đã viết trong cuốn Au Tonkin rằng Tổng đốc Nguyễn Hữu Độ đã cố gắng lấy lòng Giám mục bằng cách lấy lý do ngôi chùa đã đổ nát và không tìm thấy hậu duệ của người thành lập ngôi chùa nên đã cho phá sập và chuyển nhượng khu đất cho nhà thờ[2].
      Sau nhà thờ tạm bằng gỗ, từ năm 1884-1888, Giáo hội Công giáo tiến hành xây nhà thờ bằng gạch, tốn phí khoảng 200.000 franc Pháp. Khi đó, giám mục xin chính quyền bảo hộ Pháp cho mở xổ số để quyên góp. Sau hai lần bị từ chối, cuối cùng ông cũng được chấp thuận mở hai đợt xổ số (đợt một năm 1883, đợt hai năm 1886), quyên góp được khoảng 30.000 franc Pháp, cộng với các nguồn tài trợ khác, đủ kinh phí hoàn thành nhà thờ vào năm 1886.[3]
      Nguyên thủy, nhà thờ này có tên là Nhà thờ Thánh Giuse (Saint Joseph) do vào năm 1678, Giáo hoàng Innôcentê XI tôn phong Thánh Giuse (cha nuôi của Chúa Giêsu) làm thánh quan thầy của nước Việt Nam và các nước lân cận. Chính vì vậy, ngôi thánh đường lớn nhất ở Hà Nội được tôn phong là "Nhà thờ chính tòa kính Thánh Giuse". Lễ khánh thành được tổ chức đúng vào lễ Giáng sinh năm Đinh Hợi (1887).
      Nhà thờ hiện nay tọa lạc tại số 40 phố Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nằm trên một khu đất rộng, liền kề với tòa tổng giám mục Hà Nội, Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội, Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội.
      Nhà thờ được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic trung cổ châu Âu, rất thịnh hành trong thế kỷ 12 và thời Phục Hưngchâu Âu, làm theo mẫu của Nhà thờ Đức Bà Paris với những mái vòm uốn cong, rộng, hướng lên bầu trời. Vật liệu xây dựng chính của nhà thờ là gạch đất nung, tường trát bằng giấy bổi. Nhà thờ có chiều dài 64,5m, chiều rộng 20,5m và hai tháp chuông cao 31,5m với những trụ đá to nặng bốn góc. Trên đỉnh là cây thánh giá bằng đá.
      Phía sảnh trong nhà thờ, có một cửa đi lớn, hai cửa nhỏ hai bên tháp. Các cửa đi và toàn bộ các cửa sổ đều cuốn nhọn theo nghệ thuật Gothique, kết hợp với các cửa cuốn nhọn là những bức tranh Thánh bằng kính màu rất đẹp và hài hòa tạo ra nguồn ánh sáng tự nhiên bên trong lòng nhà thờ. Khu cung thánh được trang trí theo nghệ thuật dân gian truyền thống, chạm trổ hoa văn bằng gỗ sơn son thiếp vàng rất tinh vi độc đáo. Ở tòa gian chính có tượng thánh Giuse bằng đất nung cao hơn 2m.
      Nhà thờ còn có một bộ chuông Tây, gồm bốn quả chuông nhỏ và một quả chuông boòng lớn, trị giá 20.000 franc Pháp thời đó. Đặc biệt là chiếc đồng hồ lớn gắn giữa mặt tiền nhà thờ. Đồng hồ có báo khắc, báo giờ, hệ thống chuông báo được liên kết với 5 quả chuông treo trên hai tháp.
      Trung tâm quảng trường phía trước nhà thờ có đài Đức Mẹ bằng kim loại, xung quanh nhà thờ có đường kiệu, bồn hoa, phía sau có hang đá. Hiện nay toàn bộ không gian và cảnh quan nhà thờ bị chen lấn bởi sự phát triển của đô thị, mất đi sự tương xứng với quy mô đồ sộ của nhà thờ.
  1. cái này chụp ở bảo tàng cách mạng, ngày xưa là trụ sở Hải Quan Pháp, chỗ cây um tùm là bảo tàng Lịch sử bây giờ
  2. Ngân hàng nhà nước VN
  3. Bảo tàng Cách mạng
  4. Trường đại học Đông Dương xưa - Đại học Tổng Hợp nay-Indochina Medical College, taken in early 20th century (now: Hanoi Medical University)http://www.vnu.edu.vn/upload/2011/03/10031/image/DaihocDongDuong%20by%20buituan%20(5).jpg
    đại học Tổng hợp Hà Nội
    Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội là một trong các công trình tiêu biểu cho trường phái Đông dương, nó được thiết kế bởi KTS. Ernest Hébrard (Ernest Hébrard (1875-1933) là kiến trúc sư, nhà khảo cổ học, nhà quy hoạch người Pháp. Ông là Giám đốc sở Quy hoạch kiến trúc Đông Dương thuộc Pháp.).
    Tên gọi của nó ban đầu là Đại học Đông dương, sau đó mới đổi là đại học tổng hợp, và bây giờ là của Đại học Dược và Đại học Tổng hợp.
    Công trình có 2 điểm đáng chú ý:
    1. Đưa các chi tiết kiến trúc bản địa và giải quyết tốt bài toán vi khí hậu kiến trúc trong điều kiện nhiệt đới nóng ẩm
    2. Các không gian sảnh tuyệt đẹp.
    Sau đây là một số hình ảnh của công trình này:















  5. Khách sạn Metropole
  6. Ga:
  7. Vị trí của nhà đấu xảo :
    Một công trình đã từng tồn tại ở Hà Nội




  8. Không ảnh Hà Nội năm 1936

  9. Phố bờ sông xưa.

  10. Rue Paul Bert
    Trái tim Đông Dương



  11. dd
  12. hyhy
  13. BẢO TÀNG LỊCH SỬ HISTORY MUSEUM







  14. hai bức ảnh này thực chất là nói về một tòa nhà?

  15. KHỞI NGUYÊN QUẢNG TRƯỜNG BA ĐÌNH





  16. fdf
  17. nhà bưu điệnLỊCH SỬ BƯU ĐIỆN HÀ NỘI

    Thoạt tiên ở chỗ này là chùa giải oan



    Sau đó nơi đây được xây tới cả ba tòa bưu điện.
    Bưu điện cổ nhất đã không còn tồn tại, và trên chỗ của nó người ta xây nên khách sạn chính phủ kiểu xô viết mà tôi đã nói đến.





    Nếu mặt trông ra hồ Gươm, thì phía phải, và trông ra ngay đường bờ Hồ, tức Boulevard Francis Garnier cũ, người Pháp xây tòa bưu điện thứ hai.



    Sau đó xuất hiện nhà bưu điện thứ ba, duy nhất còn đến ngày nay.

  18. Ô màu vàng là tòa nhà này mà tôi không biết chức năng hiện tại của nó là gì. Còn đối diện sẽ là nhà Đấu Xảo và bảo tàng nông nghiệp chưa được xây.


    Bây giờ là bộ Giao Thông Vận Tải
  19. Tòa nhà nhạc viện nằm đối diện cầu Thê Húc ngày nay không còn nữa

  20. Lycee Albert Saraut





    Nhìn từ phía sau









    NAY



  21. "Vàng ốc" CHXHCNVN





  22. ffXƯA



    NAY

    Đây là một khu duy nhất ở Hà nội hầu như không chịu tác động của giao chiến Việt minh - French 1946-1954. Tôi đoán, khác với các công trình công cộng, nơi Việt minh có thể chui vào ẩn náu, và bằng cách đó gọi lửa về mình, để biến thành mục tiêu của đạn Pháp, như số phận của rạp Công Nhân trên phố Tràng Tiến, khu trường học trên phố Hàng Bài, và toàn bộ các nhà mái mansard với cửa sổ ốc nhồi quanh Hồ Gươm.v.v. và v.v... giờ chỉ còn tồn tại trong ảnh, cũng như số phận tương tự của Thành Huế và thánh địa Mỹ Sơn sau này, thì ở khu phố tư sản này, các nhà đều có chủ và chó dữ, nên Việt Minh không chui vào được, và bằng cách đó, khu phố đã thoát chết.

    Đây là một số hình của khu di sản biệt thự Pháp nguyên bản, nếu có thể gọi được như thế, còn đến ngày nay. Something remains.





  23. IN THOSE DAYS





    NOWADAYS



XƯA





NAY




  1. XƯA



    NAY

  2. XƯA





    NAY





  3. XƯA



    NAY

  4. XƯA



    NAY







  5. sở Văn Hóa Thông Tin Hà Nội
  6. Hà Nội từng có tượng nữ thần tự do

    Khi trao tặng tượng Thần Tự Do khổng lồ cho nước Mỹ, người Pháp có giữ lại cho mình một phiên bản nhỏ (cao 11 mét) cũng bằng đồng, đặt cạnh chiếc cầu bắc qua sông Seine. Đồng thời cũng có một phiên bản khác nhỏ hơn nữa, (chiếm tỷ lệ 1/16 của pho tượng chính, tức khoảng 2,85m). Phiên bản này đưa sang triển lãm tại Hội chợ Đấu xảo Hà Nội (nay là Cung văn hóa Hữu Nghị Việt - Xô) năm 1887. Triển lãm xong, pho tượng được tặng cho Hà Nội và được dựng tại vườn hoa Cửa Nam trước khi bị giật đổ lúc 9 giờ 40 ngày 1/8/1945.
  7. Lễ đón tân Toàn quyền tại ga Hà Nội
  8. Chợ Đồng Xuân
  9. k
  10. k
  11. k
  12. k
  13. k
  14.  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.