Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2014

HAINAN ISLAND


(Phản đối Trung Quốc xâm lược) - Bài viết ngày 25/4 của Tạp chí Quốc phòng Hán Hòa (Kanwa) Canada cho biết, việc Trung Quốc xây dựng căn cứ tàu ngầm hạt nhân chiến lược (SSBN/SSN), tàu sân bay Liêu Ninh tại đảo Hải Nam là một “sai lầm chết người”.






Tiêm kích đa năng Sukhoi Su-30 MKV2.
Tiêm kích đa năng Sukhoi Su-30 MKV2.
Theo lý giải của tờ Hán Hòa, toàn bộ căn cứ trên đảo Hải Nam này nằm gọn trong tầm khống chế của các lực lượng tấn công dưới nước, trên bộ tương đối mạnh mà Hải quân Việt Nam đang sở hữu.
Tuyên bố giật gân trên Hán Hòa rằng trong năm 2014, Việt Nam đã nhận được hai tàu ngầm Kilo-636MV (Đề án 636.1), với những máy bay hiện có cùng tàu ngầm Kilo, nếu xảy ra chiến tranh thì lực lượng quân sự Việt Nam đủ khả năng để phong tỏa căn cứ tàu ngầm Trung Quốc trên đảo Hải Nam.
Bên cạnh việc đặt căn cứ hải quân và tàu sân bay ở đảo Hải Nam chỉ cách bờ biển Việt Nam dưới 272 km, thì hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển mới của Việt Nam Bastion-P với tầm tiêu diệt hiệu quả trong phạm vi bán kính 300 km sẽ khiến tàu sân bay không thể rời cảng.
Ngoài ra, Tạp chí Hán Hòa còn cho biết các máy bay chiến đấu Su-22, Su -30MKV/MK2 của Việt Nam cũng có thể tập kích hiệu quả căn cứ tàu sân bay và căn cứ tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Trung Quốc tại đây. Cũng cần phải lưu ý rằng, quân đội Việt Nam đã bắt đầu trang bị một loại tàu ngầm mini tự chế, và đây là một bước tiến lớn về phía trước của quân đội Việt Nam.
Căn cứ của Hải quân Trung Quốc trên đảo Hải Nam.
Căn cứ của Hải quân Trung Quốc trên đảo Hải Nam.
Hán Hòa cũng cho biết thêm rằng chỉ với một số lượng nhỏ tên lửa đạn đạo Scud-C, là đủ để có thể thổi bay toàn bộ đảo Hải Nam.
Với tình hình hiện trạng như hiện nay thì căn cứ tàu ngầm khổng lồ và tàu sân bay trên đảo Hải Nam đã trở thành một tử huyệt mà Việt Nam đã nắm bắt được, từ nay trở đi khi Trung Quốc giải quyết các vấn đề quan trọng trong mối quan hệ với Việt Nam, họ đã và sẽ phải khá thận trọng.
Tổ hợp tên lửa Bastion-P
Tổ hợp tên lửa Bastion-P
Đặc biệt là ở vùng biển đang có tranh chấp, một trong những lý do chính mà cho đến nay Trung Quốc vẫn chưa thành lập Khu vực Xác định Phòng không (ADIZ) trên Biển Đông chính là thái độ thận trọng. Tàu sân bay, căn cứ tàu ngầm hạt nhân chiến lược của một quốc gia lại được xây dựng trong tầm ngắm của một trong những “đối thủ tiềm năng”, với các loại vũ khí công nghệ cao (Việt Nam) thì đây là một đòn chí tử đối với Trung Quốc.
(Theo Infonet)








Trung Quốc xây căn cứ tàu ngầm hạt nhân

(Dân trí) - Tạp chí tình báo nổi tiếng của Mỹ Jane's Intelligence Review lần đầu tiên đã công bố rộng rãi các hình ảnh chụp từ vệ tinh về căn cứ quân sự bí mật ở khu du lịch Sanya trên đảo Hải Nam, Trung Quốc.

Hòn đảo Sanya của Hải Nam có thể làm phim trường cho bộ phim nói về điệp viên James Bond 007 nhờ khí hậu nhiệt đới, những bãi biển cát trắng tuyệt đẹp, những Hoa kiều giàu có thường đến nghỉ dưỡng vào cuối tuần và cả những cô gái chân dài.... Nhưng trên hết, nơi đây còn có một căn cứ hải quân khổng lồ có khả năng đồn trú cho 20 tàu ngầm phóng tên lửa hạt nhân.

Tình báo phương Tây từ lâu đã nghi ngờ chính phủ Trung Quốc bí mật xây dựng các cơ sở quân sự trên đảo Hải Nam. Với việc công bố các bức ảnh do vệ tinh Digital Globe chụp, tạp chí chuyên ngành Jane's Intelligence Review không chỉ muốn chứng minh sự tồn tại của căn cứ quân sự này mà còn cho thấy những tiến bộ nhanh chóng của Bắc Kinh trong lĩnh vực quân sự.

Các hình ảnh về căn cứ quân sự có tên gọi là Yulin ở Sanya, đông nam Trung Quốc cho thấy đây là một khu liên hợp quân sự bao gồm một cảng, nhiều đường hầm lớn, nhà xưởng có thể cho đồn trú khoảng 1-2 tàu sân bay và nhiều tàu chiến khác.



 Hình ảnh do Jane's Intelligence Review công bố

Theo Jane’s, khu liên hợp này có thể được trang bị một hệ thống khử từ, giúp các tàu ngầm khó bị phát hiện bởi bộ định vị sóng âm. Bắc Kinh có thể dự kiến triển khai tại đây các tàu ngầm loại 094, được trang bị các tên lửa tầm xa JL-2 thế hệ mới với bán kính hoạt động 8.000 km. Lầu Năm Góc cho hay, từ nay đến 2010, Trung Quốc sẽ sở hữu khoảng 5 tàu ngầm loại này.

Từ căn cứ Yulin, các tàu ngầm này có thể đi đến các vùng nước rất sâu mà không bị phát hiện. Trung Quốc muốn tăng cường kiểm soát các tuyến đường biển chiến lược mang tính sống còn với một đất nước ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu dầu lửa và các nguồn tài nguyên mỏ.

Trung Quốc hiện đang có khoảng 400 đầu đạn hạt nhân, một số lượng rất nhỏ so với Mỹ (10.000 đầu đạn). Nhưng sự trỗi dậy của Trung Quốc, đặc biệt về kinh tế đã ảnh hưởng đến vai trò của Washington với các nước trong khu vực. Quân đội Trung Quốc coi việc phát triển các tàu ngầm thế hệ mới là một trong những ưu tiên hàng đầu.

Các chuyên gia phân tích, việc xây dựng căn cứ quân sự bí mật ở Hải Nam đã ngốn phần lớn ngân sách quốc phòng của Trung Quốc trong những năm gần đây. Quy mô của căn cứ và các chế độ ưu đãi được hưởng cho thấy Sanya có thể là căn cứ quan trọng của Hải quân Trung Quốc, là nơi đồn trú của các tàu hạt nhân của nước này. Căn cứ này là thách thức đối với sự hiện diện của hải quân  Mỹ trong vùng.

Ngày 30/4, giám đốc Michael Hayden của Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA), trong bài diễn văn đọc tại Đại học Kansas khẳng định: “Sau hai thế kỷ chịu lép vế trước sự bành trướng của phương Tây, người khổng lồ Trung Quốc đã bắt đầu tỉnh giấc. Chính quyền Bắc Kinh nhận thức rõ một sức mạnh quân sự hoàn hảo là yếu tố chính cho vị thế của một siêu cường”. Sự hiện diện của các tàu ngầm hạt nhân trong khu vực Tây Thái Bình Dương đã giúp Trung Quốc hoàn thành mục tiêu quan trọng: ngăn Mỹ can thiệp sâu vào vấn đề Đài Loan.

Ngọc Nhàn
Theo Le Figaro, Jane’s

Trung Quốc: Căn cứ Hải quân Du Lâm trên đảo Hải Nam

Email In PDF.
BienDong.Net: Căn cứ hải quân Du Lâm ( còn gọi là căn cứ hải quân Tam Á ) đặt tại Tam Á, thành phố cực nam thuộc đảo Hải Nam của Trung Quốc. Ban đầu, Du Lâm là căn cứ của các tàu ngầm thông thường, đặt trên bờ phía đông của vịnh Du Lâm.
Trong những năm gần đây Trung Quốc đã khẩn trương xây dựng căn cứ này, biến nó trở thành căn cứ qui mô và có tầm tác chiến chiến lược.
Thực tế, căn cứ hải quân Du Lâm đã mở rộng tới gần vịnh Hạ Long, là căn cứ chính của hạm đội tàu nổi và 1 căn cứ tàu ngầm hạt nhân. Căn cứ hải quân Du Lâm là một trong những căn cứ quan trọng nhất của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc. Vị trí chiến lược của Du Lâm nằm sát đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa) và Trường Sa (Nam Sa) ở Biển Đông, cũng như eo Malacca nơi có lưu lượng giao thông hàng hải rất lớn.
Căn cứ hải quân Du Lâm nhìn từ trên cao
Về mặt lịch sử, căn cứ hải quân Du Lâm được hình thành từ năm 1946 khi Trung Quốc bắt đầu xây dựng các cơ sở hải quân sau khi kết thúc Thế chiến 2. Năm 1951, lực lượng cộng sản Trung Quốc vượt qua Eo Qiongzhou và chiếm đảo Hải Nam. Ngay sau đó, Hải quân Khu vực phía nam của quân đội Trung Quốc đã thành lập Khu vực phòng thủ và tuần tra Du Lâm. Vào năm 1955, khu vực này đổi tên thành Căn cứ Hải quân Du Lâm và được biên chế vào Hạm đội Nam Hải mới thành lập. Từ những năm 1950 đến cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, căn cứ hải quân Du Lâm là căn cứ chính cho các tàu ngầm nhỏ thông thường và một số tàu tuần tra của Hạm đội Nam Hải.
Căn cứ tàu ngầm hạt nhân Du Lâm được trang tin điện tử của Hội các nhà khoa học Mỹ (FAS) đưa tin lần đầu tiên vào tháng 4/2008, và chính thức được biết đến là căn cứ tàu ngầm thứ 2 của Hải quân Trung Quốc.
Căn cứ tàu ngầm hạt nhân Du Lâm gồm 3 bến cảng định vị cho các tàu ngầm hạt nhân cập cảng, 1 căn cứ tàu ngầm dưới lòng đất, và 1 trung tâm khử từ tàu ngầm đặt tại đỉnh phía nam của bán đảo.
Bộ phận khử từ này gần giống như các bộ phận khử từ tại căn cứ tàu ngầm hạt nhân của Mỹ. Quá trình khử từ được tiến hành trước khi triển khai nhằm loại bỏ hết các từ trường trong phần kim loại của tàu ngầm để tránh bị phát hiện bởi các tàu ngầm và tàu nổi khác.
Căn cứ ngầm dưới lòng đất có lối vào với chiều rộng hơn 23 mét, vừa cho các tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân cỡ lớn (SSBN).
Theo Bộ quốc phòng Hoa Kỳ, từ năm 2010, Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc có 5 tàu ngầm nguyên tử chiến lược hạng 094, mỗi chiếc mang 12 hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa "Ngưu Lang" JL-2 có tầm bắn xa 8.000 km và có thể cải tiến tầm bắn lên đến 12.800 km. Với năng lực của căn cứ này thì Trung Quốc có thể kiểm soát tuyến eo biển MalaccaBiển Đông và phong tỏa các hoạt động thương mại ở trên tuyến này trong trường hợp có khủng hoảng xảy ra, cũng như hạn chế can thiệp quân sự của Hoa Kỳ đối với vấn đề Đài loan.
Hơn một nửa lượng hàng hóa vận chuyển bằng tàu biển hàng năm của thế giới đi qua eo biển Malacca, eo biển Sunda, và eo biển Lombok, với đa số tàu này tiếp tục hành trình vào Biển Đông. Lượng tàu chở dầu đi qua eo biển Malacca để vào Biển Đông nhiều hơn 3 lần số tàu loại này qua kênh đào Suez, hơn 5 lần số lượt loại tàu này qua kênh đào Panama.
Căn cứ tàu ngầm hạt nhân ở Hải Nam là bằng chứng cho thấy tham vọng phát triển khả năng răn đe trên biển của Trung Quốc.
Sông Hương ( Theo Vitinfo và Wikipedia )
http://www.biendong.net/tu-lieu/nghien-cuu-quoc-te/544-trung-quc-cn-c-hi-quan-du-lam-tren-o-hi-nam.html 

"Trung Quốc xây căn cứ tàu ngầm hạt nhân trên biển Đông"

04/05/2008 06:01 (GMT + 7)
TT - Báo Daily Telegraph (Anh) số ra ngày 2-5 đã đăng các bức ảnh của Hãng dịch vụ vệ tinh Digital Globe, cho thấy một hải cảng quân sự lớn được xây dựng tại căn cứ hải quân Tam Á, phía nam đảo Hải Nam.

Đây là khu vực chỉ cách vịnh Bắc bộ của VN vỏn vẹn 130km, và cách bờ biển nhiều nước khu vực cũng chỉ vài trăm kilômet. Hải cảng này đủ sức chứa hàng chục tàu ngầm trang bị tên lửa hạt nhân, cũng như nhiều tàu sân bay lớn.
Căn cứ kiểu James Bond
Một bức ảnh cho thấy chiếc tàu ngầm hạt nhân 094 thế hệ mới của Trung Quốc đậu tại căn cứ Tam Á. Ngoài ra, có ít nhất bốn tàu khu trục trang bị tên lửa đạn đạo thả neo tại một con đê chắn sóng. Đặc biệt một hệ thống khoảng 11 đường hầm ngầm, với cửa vào cao đến hơn 18m, được xây dựng xuyên qua các con đồi quanh căn cứ Tam Á.
Ngoài ra, các bức ảnh khác cho thấy hoạt động xây dựng, mở rộng đang diễn ra rất sôi động tại căn cứ. Daily Telegraph bình luận căn cứ này là một "dinh thự khổng lồ kiểu James Bond", có khả năng che giấu tới 20 tàu ngầm hạt nhân trước các vệ tinh do thám. Hơn nữa, vị trí của căn cứ này cho phép các tàu ngầm xâm nhập các vùng nước cực sâu, dưới mức 5.000m mà không cần phải nổi lên, khiến chúng càng khó phát hiện hơn.
Hãng tin AFP dẫn nguồn Tổ chức thông tin quân sự Janes (Anh) cho biết các nguồn tin quân sự châu Á đã nghe phong thanh về căn cứ này từ năm 2002, nhưng đây là lần đầu tiên có những bằng chứng xác thực về sự tồn tại của nó.
"Quá gần mạng lưới giao thông đường biển"
Janes nhận định hoạt động quân sự này quá gần với mạng lưới giao thông đường biển khu vực Đông Nam Á cực kỳ quan trọng đối với các nền kinh tế châu Á, do đó chỉ có thể gây nên mối quan ngại vượt xa tầm khu vực. Báo Indian Express dẫn lời một số chuyên gia quân sự Ấn Độ cho biết căn cứ này sẽ cho phép Trung Quốc cắt đứt đường giao thông thương mại trên biển tại biển Đông và eo biển Malacca (Ấn Độ Dương), trong trường hợp xảy ra khủng hoảng. AFP dẫn lời chuyên gia Christian Le Miere của Tổ chức Janes cho rằng sự phụ thuộc của Trung Quốc đối với dầu khí và tài nguyên thiên nhiên đang khiến Bắc Kinh ngày càng muốn kiểm soát các đường biển quan trọng, đặc biệt là khu vực phía nam.
Tuy nhiên, theo Indian Express, giới quân sự quốc tế nhận định biển Đông là khu vực khó điều khiển tàu ngầm, và Trung Quốc chưa phát triển được kỹ năng điều khiển tàu ngầm cách xa đất liền. "Còn khá lâu nữa Trung Quốc mới có được kỹ năng và hệ thống để triển khai tàu ngầm thế hệ mới theo cách tạo ra sự khác biệt chiến lược thật sự" - Indian Express dẫn lời chuyên gia Hans Kristensen thuộc dự án thông tin hạt nhân của Liên đoàn Các nhà khoa học Mỹ nhận định.
Ấn Độ hiện đang tỏ ra rất lo ngại bởi căn cứ Tam Á chỉ cách eo biển Malacca hơn 2.000km. Indian Express bình luận sự xuất hiện của tàu ngầm hạt nhân 094 tại Hải Nam có thể khiến New Delhi đẩy nhanh dự án phát triển tàu ngầm hạt nhân của mình. Hiện hải quân Ấn Độ đang có kế hoạch đưa vào hoạt động năm tàu ngầm hạt nhân ATV.
HIẾU TRUNG
Chi phí quân sự khổng lồ
Theo Hãng tin news.com.au (Úc), Bộ Quốc phòng Mỹ dự tính Trung Quốc sẽ có ít nhất năm tàu ngầm 094 hoạt động vào năm 2010. Mỗi chiếc tàu 094 có thể mang 12 tên lửa hạt nhân JL-2. Trong 5-10 năm nữa, quân đội Trung Quốc sẽ đóng thêm sáu chiếc tàu sân bay lớn. Hiện tại hải quân Trung Quốc có 57 tàu ngầm, trong đó có năm tàu hạt nhân.
Trong vòng 12 năm qua, Bắc Kinh đã nhập khẩu 12 tỉ USD tiền vũ khí từ riêng Nga. Tổng chi phí quân sự của Trung Quốc vào khoảng 50 tỉ USD/năm, nhưng nhiều nhà phân tích cho rằng con số này có thể lên đến 200 tỉ USD. Chi phí này đưa Trung Quốc trở thành nước chi tiêu cho quốc phòng lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ.
 http://tuoitre.vn/The-gioi/255825/trung-quoc-xay-can-cu-tau-ngam-hat-nhan-tren-bien-dong.html#ad-image-1

Google Maps hé lộ căn cứ tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc ở đảo Hải Nam

Hãng tin Want China Times hôm 17/11 cho biết một hình ảnh vệ tinh được chụp bởi Google Maps đã vô tình tiết lộ căn cứ tàu sân bay thứ hai của Hải quân Trung Quốc ở Ngọc Lâm, Hải Nam.
Google Maps he lo can cu tau san bay thu hai cua Trung Quoc o dao Hai Nam
Hình ảnh vệ tinh được cho là của căn cứ tàu sân bay thứ 2 của Trung Quốc ở đảo Hải Nam
Hình ảnh vệ tinh từ Google Maps cho thấy sự xuất hiện của các giàn giáo, cầu cảng cũng như một đoạn chân của kè chắn sóng ở Ngọc Lâm - những dấu hiệu của công việc xây dựng căn cứ tàu sân bay thứ hai của Hải quân Trung Quốc tại đảo Hải Nam, sau quân cảng đầu tiên ở Thanh Đảo, Sơn Đông.
Trong khi đó, theo tờ Tân Hoa Xã, có nhiều đồn đoán cho rằng quân cảng tàu sân bay thứ hai này thực tế đã được bắt đầu xây dựng từ khoảng cuối tháng 1/2009. Hồi tháng 6/2013, tờ Tạp chí quốc phòng Kanwa Asian Defence của Canada cho biết những hình ảnh vệ tinh từ Google Earth cho thấy Trung Quốc đang gấp rút hoàn thành một cầu cảng ở đảo Hải Nam có thể cho phép tới 2 tàu sân bay neo đậu. Ngoài ra, những hình ảnh trên Google Earth còn hé lộ một căn cứ tên lửa đất đối không được bố trí cách vịnh Du Lâm, thuộc thành phố Tam Á, khoảng 3km. Kanwa khẳng định tên lửa HQ-12 SAM đã được triển khai tại đây.
Google Maps he lo can cu tau san bay thu hai cua Trung Quoc o dao Hai Nam
Hình ảnh từ Goole Earth cho thấy Trung Quốc đang gấp rút xây dưng căn cứ tàu sân bay thứ hai ở đảo Hải Nam
Trước đó, phát biểu tại các cuộc họp báo, những quan chức quân sự Trung Quốc tuy không thừa nhận nhưng cũng không phủ nhận khả năng Bắc Kinh đang tiến hành chế tạo tàu sân bay thứ hai sau Liêu Ninh. Hồi tháng 9 vừa qua, trả lời phỏng vấn của tờ Southern Metropolis Daily có trụ sở tại Quảng Châu, ông Cảnh Nhạn Sinh - phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc - cho biết: Trung Quốc có quyền duy trì và sửa đổi các cơ sở Hải quân ở đảo Hải Nam. Ngoài ra, một phát ngôn viên quân sự khác của Trung Quốc - ông Dương Vũ Quân - cũng nhấn mạnh sự phát triển của tàu sân bay Trung Quốc phụ thuộc vào nhu cầu quân sự và các nguồn lực sẵn có.
Động thái này chắc chắn không khỏi khiến các quốc gia láng giềng lo ngại, nhất là khi an ninh Biển Đông đang bị đe dọa bởi hàng loạt đe dọa sử dụng vũ lực. Các chuyên gia quân sự đánh giá rằng: nằm ở miền Nam của Trung Quốc, quân cảng ở Hải Nam được coi là cánh cửa cho Hải quân Trung Quốc thẳng tiến vào Biển Đông một khi xảy ra xung đột.
Theo tạp chí quốc phòng Jane’s ngày 14/11, Ukraine có thể đang chuẩn bị cấp quyền sử dụng Trung tâm đào tạo huấn luyện không quân quốc gia làm cơ sở huấn luyện tàu sân bay cho phi công Trung Quốc, bởi Nga hiện không còn nhu cầu huấn luyện phi công máy bay hải quân tại đây.
Viet Bao.vn (Theo Songmoi)
http://vietbao.vn/The-gioi/Google-Maps-he-lo-can-cu-tau-san-bay-thu-hai-cua-Trung-Quoc-o-dao-Hai-Nam/2131730420/162/

(Phản đối Trung Quốc xâm lược) - “Việt Nam có chiến lược gì để chống lại sự áp bức của Trung Quốc?” là tựa và câu hỏi của Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia quân sự châu Á của Đại học New South Wales và Học viện quốc phòng Úc, trong bài viết cho trang The Diplomat ngày 28.5. Một Thế Giới xin trích dịch:
Giới truyền thông quốc tế đã có phần giảm “độ nóng” khi theo dõi cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Việt Nam về sự kiện Bắc Kinh hạ đặt giàn khoan Haiyang Shiyou 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, nhưng các cuộc đối đầu hàng ngày vẫn tiếp diễn.
Tình hình hiện nay không phải là sự bế tắc. Trung Quốc đang tìm cách thay đổi nguyên trạng vùng biển bằng cách đẩy lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam ra bên ngoài “đường chín đoạn” vô lý mà họ đơn phương tuyên bố.
Tên lửa Việt Nam đủ sức gây hoảng loạn kinh tế, chính trị Trung Quốc
Tên lửa Việt Nam đủ sức gây hoảng loạn kinh tế, chính trị Trung Quốc
Trung Quốc đang tiến hành một cuộc “chiến tranh tiêu hao” với Việt Nam trong tư thế mạnh hơn đối phương nhiều lần. Trung Quốc dùng chiến thuật đâm va tàu Việt Nam có trọng tải nhỏ hơn từ 2 đến 4 lần tàu của mình – một chiến thuật được thiết kế để gây hư hại khiến các tàu Việt Nam cần phải vào bờ để sửa chữa.
Nếu tỉ lệ tổn thất hiện nay tiếp tục, Việt Nam có thể không có đủ tàu để tiếp tục đối đầu với Trung Quốc trong vùng nước quanh giàn khoan.
Phía Việt Nam đã hết sức thận trọng, cố giữ kín các vũ khí nhẹ trên tàu. So với việc các tàu TQ hạ bạt, khoe súng đạn,  rõ ràng cho thấy Việt Nam đang theo đuổi lập trường không khiêu khích.
Việt Nam vẫn còn để các chiến hạm và tàu ngầm của mình nằm yên trong cảng hay nằm khá xa vùng biển quanh giàn khoan.
Cốt lõi của chiến lược đang hình thành của Việt Nam là tránh trực diện đối đầu với Trung Quốc, trong một nỗ lực buộc họ phải rút giàn khoan và các tàu hải quân Trung Quốc ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Nói đúng ra, các nhà chiến lược Việt Nam chỉ tìm cách ngăn chặn các hành động tương tự của Trung Quốc trong tương lai.
Vào thời điểm này, hình như Việt Nam đang cân nhắc hai chiến lược để ngăn chặn Trung Quốc
Một là, dùng đòn bẩy của các quan hệ đồng minh giữa Mỹ với Nhật Bản và Philippines.
Hai là, trong trường hợp có xung đột vũ trang, dùng “hiểm họa hai bên chắc chắn hủy diệt lẫn nhau”.
Các quan chức Việt Nam trong các cuộc tiếp xúc đã nhấn mạnh rằng tất cả những hành động được thực thi dù theo bất cứ chiến lược nào cũng sẽ hoàn toàn minh bạch để giảm đến mức tối thiểu các tính toán sai lầm từ phía Trung Quốc.
Mục đích chính của chiến lược mới thành hình của Việt Nam là không trực tiếp đối đầu với Trung Quốc, chỉ ngăn chặn họ bằng cách tạo tình huống theo đó Trung Quốc sẽ phải hoặc là chấp nhận nguyên trạng hoặc là leo thang xung đột.
Việc này sẽ kéo theo nhiều rủi ro cho Trung Quốc, vì các lực lượng Việt Nam sẽ hoạt động bên cạnh hai đồng minh của Mỹ để theo đuổi mục tiêu của mình bằng phương cách hòa bình.
Việt Nam đã tiếp cận Nhật Bản và Philippines nhằm nỗ lực đẩy mạnh sự tương tác với các lực lượng biển của những nước này, gồm cả lực lượng cảnh sát biển và hải quân.
Mỹ sẽ giúp Việt Nam tuần tra biển bằng không quân
Việt Nam gần đây đã tham gia Sáng kiến an ninh chống phổ biến vũ khí giết người hàng loạt. Sự kiện này có thể tạo cơ hội để Mỹ trợ giúp Việt Nam phát triển khả năng giám sát vùng biển thuộc trách nhiệm của mình.
Các máy bay không vũ trang thuộc lực lượng hải giám của hải quân Mỹ, có căn cứ tại Philippines theo Hiệp định tăng cường hợp tác quốc phòng (EDCA) mà Mỹ và Philippines vừa ký, có thể triển khai đến Việt Nam trên cơ sở tạm thời. Chúng có thể tiến hành các phi vụ giám sát biển hỗn hợp cùng với các máy bay Việt Nam.
Nhân viên quân sự Mỹ có thể bay trên các máy bay thám thính Việt Nam với tư cách quan sát viên và ngược lại.
Các nhà phân tích dự kiến, Trung Quốc sẽ tung ra các cuộc diễu võ giương oai của hải quân trên biển biển Đông hằng năm từ tháng 5 đến tháng 8.
Đây cũng là cơ hội để Mỹ và Nhật Bản tổ chức một loạt cuộc thao diễn hải quân kéo dài và các chuyến bay giám sát biển với Việt Nam, ngay trước khi các lực lượng Trung Quốc xuất hiện.
Chi tiết của tất cả hoạt động này sẽ hoàn toàn minh bạch đối với mọi quốc gia trong khu vực, kể cả Trung Quốc.
Chiến lược gián tiếp này của Việt Nam tạo điều kiện cho Mỹ bày tỏ một cách cụ thể chính sách công khai, chống lại việc sử dụng hình thức đe dọa và chèn ép để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ.
Chiến lược gián tiếp của Việt Nam không đòi hỏi Mỹ phải trực tiếp đối đầu với Trung Quốc. Chiến lược của Việt Nam đặt gánh nặng lên vai Trung Quốc trong việc quyết định có nên hay không nên chấp nhận rủi ro do việc tấn công các đội hình quân sự hỗn hợp gồm tàu hải quân và máy bay Việt Nam hoạt động cùng với các đồng minh của Mỹ, tức Philippines và Nhật Bản, hoặc với nhân viên quân sự Mỹ.
Hải quân và không quân sẽ hoạt động trong vùng biển và vùng trời quốc tế. Mục tiêu là duy trì một sự hiện diện liên tục của hải quân, không quân để ngăn chặn việc Trung Quốc dùng đe dọa và chèn ép đối với Việt Nam.
Khả năng ngăn chặn có thể được tăng cường bằng cách trao đổi các thủy thủ đoàn và phi hành đoàn trong các cuộc diễn tập. Phạm vi và cường độ của những cuộc diễn tập này có thể thay đổi tùy theo mức độ của các căng thẳng.
Phương án phản công của Việt Nam là…?
Chiến lược ngăn chặn thứ hai mà Việt Nam có thể dùng đến là “bảo đảm hủy diệt lẫn nhau”, chỉ được áp dụng cho một tình thế nghiệt ngã khi quan hệ Việt – Trung tồi tệ đến mức trở thành xung đột vũ trang.
Mục đích của chiến lược này không phải là đánh bại Trung Quốc mà chỉ gây đủ thiệt hại vật chất và bất ổn tâm lý, khiến giá bảo hiểm của Công ty Lloyd đối với các tàu biển tăng vọt và khiến các nhà đầu tư nước ngoài hoảng hốt bỏ chạy.
Theo chiến lược này, nếu xung đột vũ trang bùng nổ, Việt Nam sẽ dành ưu tiên cho việc nhắm vào các thương thuyền và các tàu chở dầu mang cờ Trung Quốc hoạt động trong vùng cực nam biển Đông. Việt Nam hiện có tên lửa đạn đạo ven biển có thể bắn đến các căn cứ hải quân Trung Quốc trên đảo Hải Nam và đảo Phú Lâm.
Các nhà hoạch định chiến lược Việt Nam còn nêu rằng Việt Nam phải mua ngay số lượng lớn tên lửa đạn đạo có khả năng bắn đến Thượng Hải và thậm chí đến cả Hồng Kông.
Trong trường hợp có xung đột vũ trang, những thành phố này và nhiều thành phố khác có thể trở thành mục tiêu oanh tạc, nhằm gây rối loạn rộng lớn cho nền kinh tế Trung Quốc.
Việc này sẽ có một tác động toàn cầu. Các nhà chiến lược Việt Nam tin chắc rằng các cường quốc quan trọng sẽ can thiệp để chống lại hành động xâm lược của Trung Quốc.
Việt Nam cũng đang cân nhắc một chiến lược mới, gồm việc gián tiếp lôi kéo các nước khác vào cuộc đối đầu với Trung Quốc của mình.
Đây là một tín hiệu cho thấy các quan chức và các nhà chiến lược Việt Nam coi những căng thẳng hiện nay như là một chiến lược dài hạn của Trung Quốc nhằm quyết đoán địa vị bá quyền, không những tại biển Đông mà còn tại biển Hoa Đông.
Sức thu hút của một chiến lược gián tiếp, minh bạch và không khiêu khích nằm ở chỗ nó cung cấp cho Nhật Bản, Philippines và Mỹ một phương cách ngăn chặn đường lối nguy hiểm hiện nay của Trung Quốc.
(Theo Một Thế Giới) 
http://nguyentandung.org/ten-lua-viet-nam-du-suc-gay-hoang-loan-kinh-te-chinh-tri-trung-quoc.html

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.