Quy hoạch bán đảo
Sơn Trà do Skidmore, Owings & Merrill LLP (SOM) thực hiện cho thành
phố Đà Nẵng, vừa nhận được Giải thưởng về Thiết kế vùng & đô thị năm
2014** của Hội Kiến trúc sư Hoa Kỳ (American Institute of Architects).
Đây là đồ án thứ hai của SOM tại Việt Nam nhận được giải thưởng này sau
quy hoạch đô thị Nam Sài Gòn.
Bán đảo Sơn Trà nằm ở phía Đông-Bắc thành phố Đà Nẵng
với diện tích khoảng 60 cây số vuông. Bán đảo Sơn Trà kết nối với Đà
Nẵng qua cầu Thuận Phước vốn được hoàn thành vào năm 2009. Cầu Thuận
Phước gia tăng khả năng tiếp cận giao thông tới Sơn Trà nhưng cũng đồng
thời mang theo áp lực đầu tư tới bán đảo, đe dọa cảnh quan môi trường,
nhất là khi Sơn Trà thiếu vắng một quy hoạch tổng thể để định hướng cho
phát triển.
Bản quy hoạch đề xuất một loạt những chiến lược nhằm
nâng cao vị thế của Sơn Trà như một điểm đến cho du lịch sinh thái đồng
thời bảo vệ những tài sản thiên nhiên độc đáo. Bản quy hoạch đề xuất tạo
ra vùng không xây dựng đối với khu vực có độ cao trên 100m đồng thời đề
xuất vị trí các vùng phát triển mà có thể tạo ra các cơ hội kinh tế mà
không ảnh hưởng đến cảnh quan và môi trường. Dựa trên nghiên cứu độ dốc,
bản quy hoạch xác định vị trí xây dựng phù hợp nhằm giảm thiểu việc san
lấp đất dọc sườn đồi và bờ biển. Tác động thị giác của các dự án phát
triển trong tương lai cũng được giảm thiểu bằng cách bố trí các dự án
trong thung lũng hoặc xung quanh các vịnh nhỏ, nơi mà công trình có thể
được “dấu” vào trong thiên nhiên.
Các ý tưởng chủ đạo của đồ án (Nguồn: Viện Quy hoạch Đà Nẵng):Tạo ra một công viên quốc gia mới cho Việt Nam với việc tuân thủ những chỉ dẫn một cách nghiêm ngặt nhằm tạo ra một sự đảm bảo chắc chắn trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững, xứng đáng với danh hiệu một công viên quốc gia dựa trên giá trị cảnh quan tự nhiên của bán đảo.
Thúc đẩy du lịch sinh thái với việc khuyến khích các hoạt động du lịch tại khu vực đất liền và dưới nước, bao gồm các hoạt động khám phá tài nguyên quý giá, giải trí ngoài trời, ưu tiên hoạt động đi bộ, tổ chức các sự kiện thể thao truyền thống hay củng cố dịch vụ phục vụ bơi lội, lặn biển, tham quan đáy biển.
Đảm bảo thiên nhiên luôn là chủ đạo với việc giới hạn sự phát triển sao cho chỉ nằm ở những khu vực thấp dọc bờ biển, giúp đảm bảo rằng khung cảnh thiên nhiên của bán đảo vẫn là hình ảnh chủ đạo khi quan sát từ xa. Các dự án phát triển xây dựng không nên nằm ở vị trí cao hơn mức +100m trên mực nước biển.
Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên với việc tập trung sự phát triển bên trong một số khu vực chuyên biệt dọc theo cảng biển. Tuy nhiên những dự án phát triển chỉ nên tập trung và ẩn vào bên trong những vịnh và thung lũng tự nhiên tại những vùng thấp của bán đảo.
Tích hợp phát triển vào bên trong tự nhiên với việc ẩn các công trình xây dựng nhân tạo vào địa hình tự nhiên vốn có. Phải hòa vào cảnh quan tự nhiên ngay từ tính chất của vật liệu xây dựng. Có thể xây dựng các dự án nằm cao hơn mức +100m trên mực nước biển tại những thung lũng nếu các công trình thực sự được tích hợp hài hòa với khugn cảnh xung quanh. Những dự án nằm ở những đỉnh đồi và các điểm cao của bán đảo thì nhất định không được cho phép.
Bảo tồn môi trường sống hoang dã trên đất liền cũng như dưới biển. Chỉ tác động nhẹ nhàng lên mặt đất, hạn chế tác động, giảm thiểu tới mức thấp nhất những dấu tích xây dựng trên cảnh quan tự nhiên.
Sôi động hóa khu vực cảng và bến cảng với việc tạo nên một điểm đến thu hút cũng như một trung tâm năng động dọc theo phía thành phố của bán đảo Sơn Trà. Thành lập những khu tập trung dân cư sôi động, khu vực dạo chơi thư giãn ven bờ và cả những trung tâm cung cấp những dịch vụ giải trí về đêm cho người dân và khách du lịch có nhu cầu ở những khu vực nhất định dọc theo bờ biển.
Tạo ra một hòn đảo với nhiều con đường nhỏ và giảm thiểu tác động của phương tiện giao thông. Tập trung hướng đến hoạt động đi bộ, đạp xe hay leo núi với việc bổ sung thêm hệ thống đường mòn nhỏ được thiết kế nối liền những công trình dọc bờ biển, kết nối các khu cảng với nhau. Bên cạnh đó, hạn chế giảm thiểu tác động của việc xây dựng các con đường cắt ngang vào những cảnh quan địa hình sẵn có.
Tạo ra một điểm đến thu hút trên đỉnh núi, hé lộ những góc nhìn tuyệt đẹp về thành phố và ra biển với việc thiết lập một điểm vọng cảnh rộng lớn nhìn về thành phố thông qua hệ thống cáp treo chạy xuyên qua một thung lũng bắt đầu từ bờ phía Nam.
Về cơ bản, đồ án quy hoạch Sơn Trà hướng đến việc xây
dựng một khung phát triển cho bán đảo này nhằm giảm thiểu tác động vào
môi trường thiên nhiên trong khi khai thác những tiềm nằng kinh tế của
khu vực. Tuy nhiên, với những thông tin có được từ thuyết trình của SOM
mà có thể không có những thông tin cần thiết làm nền tảng cho một quy
hoạch bảo tồn như khảo sát về đa dạng sinh học, thảm thực vật, đất,v.v…
Chúng ta cũng không có thông tin lý giải cho việc lựa chọn cao độ 100m
như là giới hạn phát triển. Có thể quyết định này dựa trên việc xem xét
các dự án đang được triển khai tại Sơn Trà. Đồ án cũng chưa xem xét yếu
tố nước biển dâng cao và tác động của nó đối với khu vực ven biển xung
quanh bán đảo.
Cuối cùng, việc có một
bản quy hoạch tốt chỉ là bước đầu tiên của một hành trình dài hướng tới
sự phát triển bền vững và thịnh vượng. Thực tế thường phá vỡ những ý
tưởng quy hoạch ban đầu. Trong một đồ án khác cũng được giải thưởng
tương tự của AIA: Đô thị Nam Sài Gòn, SOM đề xuất bảo tồn vùng nông
nghiệp và ngập nước phía Nam như vành đai xanh của thành phố Hồ Chí Minh
– một ý tưởng được ngợi ca bởi ban giám khảo AIA. Tuy nhiên sau đó,
chính dự án Nam Sài Gòn – Phú Mỹ Hưng là chất xúc tác để vùng đất ngập
nước và có nền đất yếu này bị đô thị hóa. Đối với quy hoạch bán đảo Sơn
Trà, những phát biểu của bí thư Nguyễn Bá Thanh vào năm 2011 sau khi
nghe SOM báo cáo làm chúng ta lo ngại về khả năng quy hoạch bị phá vỡ
ngay khi đưa vào thực hiện. Ông Thanh phát biểu (theo tường thuật của
báo Đà Nẵng**): đề bài” đặt ra là “biến” bán đảo Sơn Trà thành thành phố sinh thái
kết hợp giữa các khu vực ở, công trình du lịch, vui chơi giải trí, tham
quan, khám phá, chữa bệnh… Độ cao nghiên cứu không chỉ dừng ở 100m (từ
mặt biển trở lên) mà có thể lên 200m – 300m, thậm chí lên đến các đỉnh
600 – 700m. Đây là độ cao lý tưởng để từ đỉnh Sơn Trà có thể quan sát
bao quát TP Đà Nẵng và các vùng lân cận như Hải Vân, Lăng Cô (Thừa thiên
Huế), Cù lao Chàm (Hội An) và biển Đông.
Mặc dù ông Thanh không quên nhấn mạnh đến việc “Phải
biến bán đảo Sơn Trà thành nơi con người gắn liền với thiên nhiên chứ
đừng sợ con người vào đây sẽ phá hỏng môi trường.” Nhưng quả thực với
mong ước của ông về một “thành phố sinh thái” thì bài toán bảo tồn –
phát triển Sơn Trà chưa thực sự có lời giải như chính đại diện của SOM
bài tỏ sau đó: “đề bài” mà lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đặt ra là rất khó,
vì phải làm sao cân bằng giữa phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ gắn
liền với bảo tồn cảnh quan, môi trường sinh thái của bán đảo Sơn Trà (?)
*Tên tiếng Anh mà SOM sử dụng là Son Tra Peninsula Strategic Vision
Plan còn Viện Quy hoạch Đà Nẵng gọi là Quy hoạch 1/2000 bán đảo Sơn Trà
***Nguồn: http://baodanang.vn/channel/5407/201105/xay-dung-ban-dao-son-tra-thanh-thanh-pho-sinh-thai-2051471/
-
Son Tra is connected with Da Nang via the longest suspension cable bridge in Vietnam, the Thuan Phuoc Bridge, which was opened in 2009. This connection to the city has improved accessibility, but it has also brought development interest that threatens the environmental health of the area, especially because Son Tra lacks a comprehensive plan to guide future development.
The Son Tra Peninsula Strategic Vision Plan outlines a range of master planning strategies to elevate the area as an eco-tourism destination while protecting its unique natural assets. The plan champions this territory as one to be enhanced, rather than exploited; it calls for the creation of a protected status for the ‘”mountain-island,” and it establishes clear “no build” zones at altitudes above 100 meters while suggesting locations where development may enhance economic opportunities without affecting the environment and natural beauty. Based on a slope analysis, the plan identifies opportunities for development that minimize large-scale cutting into the peninsula’s hillsides and coastline. The visual impact of development was also considered, and compact areas of potential growth were identified within valleys and coves along the coast, where development can be concealed.
The plan promotes higher density mixed-use development in a city that is beginning to sprawl into valuable natural areas; it advocates for more sustainable transportation, including car park zones for visitors, electric “island shuttles,” and walking and biking trails. The plan also creates opportunities for more activity at the waterfront, and it calls for a destination at the mountain peak, perhaps a panoramic observation area accessed via a cable car.
Chưa làm được ngay thì để con cháu mai sau làm
Ngày 19-5, sau khi nghe Công ty Tư vấn thiết kế S.O.M nổi tiếng của Mỹ trình bày một số phương án quy hoạch bán đảo Sơn Trà, Hội đồng quy hoạch kiến trúc thành phố Đà Nẵng đã thống nhất cho tiến hành nghiên cứu sâu quy hoạch chi tiết 1/500, trong đó ưu tiên khu vực sát biển hướng về phía trung tâm thành phố.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh nêu rõ, đề bài” đặt ra là “biến” bán đảo Sơn Trà thành thành phố sinh thái kết hợp giữa các khu vực ở, công trình du lịch, vui chơi giải trí, tham quan, khám phá, chữa bệnh… Độ cao nghiên cứu không chỉ dừng ở 100m (từ mặt biển trở lên) mà có thể lên 200m – 300m, thậm chí lên đến các đỉnh 600 – 700m. Đây là độ cao lý tưởng để từ đỉnh Sơn Trà có thể quan sát bao quát TP Đà Nẵng và các vùng lân cận như Hải Vân, Lăng Cô (Thừa thiên Huế), Cù lao Chàm (Hội An) và biển Đông.
“Phải biến bán đảo Sơn Trà thành nơi con người gắn liền với thiên nhiên chứ đừng sợ con người vào đây sẽ phá hỏng môi trường. Làm sao để vào ban đêm, du khách từ bờ Tây sông Hàn ở trung tâm thành phố nhìn sang sẽ thấy bán đảo Sơn Trà lung linh ánh đèn như một bức tranh với những điểm chấm phá. Nhưng quan trọng là vẫn giữ được môi trường sinh thái, không phá vỡ cảnh quan thiên nhiên của nơi này”, ông Nguyễn Bá Thanh nói.
Theo ông Thanh, bán đảo Sơn Trà là điểm nhấn lợi hại của Đà Nẵng và hiếm có ở Việt Nam, nếu làm sai lệch quy hoạch sẽ không sửa chữa được. Quan trọng là phải quản lý quy hoạch thật tốt, cái nào chưa làm được ngay thì để con cháu mai sau làm chứ không được phá vỡ tổng thể. Cần tập trung rà soát đất đai, ngăn chặn tình trạng rao bán dự án lung tung có nguy cơ xé nát khu vực này. Trước mắt, giải toả cầu tàu Hải đội 2, trạm cứu hộ cứu nạn, khu du lịch Đông Hải để phát triển khu sinh thái cao cấp Hồ Xanh thành khu du lịch trọng điểm, vui chơi giải trí quy mô lớn.
Đại diện Công ty S.O.M. cho rằng “đề bài” mà lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đặt ra là rất khó, vì phải làm sao cân bằng giữa phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ gắn liền với bảo tồn cảnh quan, môi trường sinh thái của bán đảo Sơn Trà. Điều đó buộc các chuyên gia của họ phải tập trung nghiên cứu sâu hơn nữa để đáp ứng.
Không dựng tường thành chắn tầm nhìn xuống sông Hàn
Đối với dự án xây dựng khu căn hộ cao tầng kết hợp thương mại, dịch vụ Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) dọc bờ Tây sông Hàn (diện tích 4,3ha thuộc phường Bình Hiên và Bình Thuận, quận Hải Châu), chủ đầu tư đề xuất xây dựng 5 – 6 khối nhà cao 34 tầng với mục tiêu tận dụng tối đa ưu thế “đắc địa” của vị trí, tận dụng tối đa hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng để nâng cao giá trị khai thác. Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng có vẻ tán đồng với phương án này.
Tuy nhiên, Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn và Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Đà Nẵng cho rằng, mật độ xây dựng 51,2% là quá dày đặc, số dân 12.000 người là quá đông. Theo quy định của Bộ Xây dựng thì hệ số sử dụng đất ở những khu vực như dự án này không quá 5 lần song nhà đầu tư đề xuất hệ số sử dụng đất lên tới hơn 11 lần. Điều đó sẽ khiến các cao ốc trở thành bức tường thành chắn ngang tầm nhìn từ trục đường 2-9 xuống sông Hàn.
Vì vậy họ đề nghị mật độ xây dựng khối đế các cao ốc không quá 40%, khối tháp không quá 25%, dân số ở đây chỉ 5.000 – 6.000 người… Qua cân nhắc, lãnh đạo TP Đà Nẵng thống nhất giao Sở Xây dựng và Viện Quy hoạch xây dựng nghiên cứu thêm để có phương án hợp lý nhất trên cơ sở vừa đảm bảo cảnh cảnh quan ven sông Hàn, vừa đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư.
Cẩm An
http://baodanang.vn/channel/5407/201105/xay-dung-ban-dao-son-tra-thanh-thanh-pho-sinh-thai-2051471/
----------
Bên cạnh những lợi thế đó, bán đảo Sơn Trà vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức dành cho những nhà đầu tư, các chuyên gia thiết kế và quy hoạch, đó là:
- Địa hình thiếu các khu vực có thể quy hoạch làm bãi tắm;
- Độ dốc triền núi lớn, khu vực đất bằng phẳng không lớn và không nhiều;
- Địa chất công trình phức tạp do nhiều khu vực đất phong hóa, đá mồ côi xen lẫn đất sét, cung trượt lớn, nhiều khả năng sạt lở vào mùa mưa;
- Chi phí đầu tư hạ tầng, vận chuyển vật liệu, thi công tốn kém;
Do vậy công tác chuẩn bị đầu tư, thiết kế phải được tính toán cụ thể, bài bản với tầm nhìn rộng, đảm bảo thắng lợi về mặt kinh tế, đồng thời bền vững về mặt môi trường.
Để xây dựng những đề án phát triển mô hình kiến trúc nghỉ dưỡng tại bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng cần lưu ý đến những vấn đề sau:
1.Lựa chọn mô hình đầu tư: Có thể phân chia bán đảo Sơn Trà thành 2 khu vực có mô hình đầu tư khác nhau: Khu vực tiếp giáp mặt nước và khu vực trên núi.
- Khu vực tiếp giáp mặt nước: bao gồm khu vực cảng vịnh Tiên Sa, hồ Đá và khu vực có bãi tắm. Hiện tại khu vực có bãi tắm gần như đã phủ kín bởi các dự án resort như: BienDong Resort, Son Tra Resort, Intercontinental…. Do có bãi tắm và quỹ đất đủ để xây dựng các công trình dịch vụ phụ trợ nên khu vực này thích hợp với loại hình đầu tư kinh doanh du lịch nghỉ dưỡng. Với một số khu vực không có bãi tắm đẹp, có thể hướng đến loại hình bất động sản nghỉ dưỡng dưới dạng tham gia đầu tư và cho thuê (trong đó nhà đầu tư sử dụng 3 tháng/năm, thời gian còn lại sẽ được đơn vị vận hành cho thuê). Loại hình bất động sản phù hợp là các biệt thự 3-4 phòng ngủ có đầy đủ chức năng như bếp, phòng ăn, phòng khách, bể bơi, spa, phòng karaoke…
(Thiết kế minh họa cho loại hình Biệt thự tiếp giáp hồ nước - diện tích đất 1000 m2).
– Khu vực trên núi: Có thể tận hưởng được những góc nhìn đẹp, núi rừng – biển – thành phố, tuy vậy thiếu các khu vực bãi tắm, thiếu các quỹ đất lớn để có thể xây dựng các khu nghỉ dưỡng với đầy đủ các chức năng, dịch vụ. Nơi đây thích hợp với các loại hình bất động sản nghỉ dưỡng hoặc có thể sử dụng vào mục đích cư trú lâu dài.
(Thiết kế minh họa cho loại hình biệt thự trên núi, độ dốc đất 15% – diện tích đất 1000m2).
2.Thiết lập bản đồ hệ sinh thái từ đó xác định các khu vực được đầu tư, kinh doanh
Nhằm bảo vệ quá trình phát triển của tự nhiên, hạn chế việc phá hoại môi trường, ô nhiễm nguồn nước, đảm bảo quá trình sinh trưởng của động, thực vật tự nhiên, việc thiết lập bản đồ hệ sinh thái là việc làm cần thiết. Sau khi xây dựng được các tiêu chí về môi trường thì việc xác định các khu vực có thể tiến hành đầu tư, xây dựng mới được thực hiện kèm theo các tiêu chuẩn, điều luật hiện hành.
3.Quá trình quy hoạch
- Quá trình quy hoạch lưu ý đến việc bảo vệ nguồn nước. Khu vực bán đảo Sơn Trà có lượng mây bao phủ quanh năm, độ ẩm lớn, mưa nhiều nên hình thành được các dòng suối, một số được sử dụng để cung cấp nước sạch cho dân cư trong thành phố, một số khác chạy qua các khu resort dưới chân núi trước khi đổ ra biển, do vậy bảo vệ nguồn nước tránh ô nhiễm, không làm thay đổi dòng chảy gây ra xói mòn là yếu tố cấp thiết được đặt ra.
- Quy hoạch không làm ảnh hưởng đến môi trường sống của động vật, do vậy phải định vị khu vực cư trú của chúng, từ đó xác định vùng đệm, đảm bảo nguồn thức ăn, di chuyển của động vật. Đó là khu vực cấm các hoạt động xây dựng.
- Đảm bảo góc nhìn đẹp từ phía đô thị: Nằm ở vị trí nhạy cảm, các khu vực xây dựng trên núi phải đảm bảo được góc nhìn cảnh quan đẹp từ phía thành phố, trong đó tính đến việc sử dụng các khoảng đệm cây xanh, hướng đến xây dựng loại hình đô thị trong rừng.
- Quy hoạch giao thông đảm bảo quá trình di chuyển diễn ra ngắn nhất, giảm lượng khí thải của ô tô ra môi trường, không giao cắt các khu vực vùng đệm.
4.Quá trình thiết kế công trình
- Bán đảo Sơn Trà ngoài những khu thực vật nguyên sinh còn có hệ thảm thực vật cây bụi phong phú và đa dạng được tồn tại qua quá trình chọn lọc tự nhiên và góp phần lớn vào việc chống xói mòn. Do vậy, quá trình thiết kế phải có hướng bảo vệ cũng như khai thác được các yếu tố cảnh quan xung quanh như các mỏm đá, cây lớn và các tầng thực vật thấp. Để làm được điều đó, đòi hỏi kiến trúc sư phải linh hoạt trong việc kiến tạo mặt bằng, xử lý các lớp cao độ. Sự biến điệu trong bố trí không gian sẽ tránh được việc phải loại bỏ đi các cảnh quan hữu ích, thay vào đó là việc biến chúng thành một phần của ngôi nhà.
- Sự biến đổi không gian phải được xem là yếu tố quan trọng trong việc góp phần hình thành kiến trúc bền vững, dựa trên việc khai khác tối đa các yếu tố thiên nhiên, giảm thiểu các tác động xấu của môi trường lên công trình và ngược lại.
- Thiết kế hướng đến việc sử dụng các vật liệu tự nhiên, hài hòa với màu sắc tự nhiên, tạo được các khoảng đệm cây xanh cách ly. Bên cạnh đó, sử dụng các cấu kiện lắp ghép như những giải pháp hữu hiệu và tích cực trong việc bảo vệ môi trường.
5. Vật liệu sử dụng.
Là nơi có địa hình tiếp giáp biển, do vậy ở bán đảo Sơn Trà nồng độ muối trong hơi nước cao. Quá trình điện phân diễn ra liên tục, dễ làm hỏng các vật liệu kể cả các vật liệu có tính bền vững cao – minh chứng cụ thể ở các dự án như Hyatt, các vật dụng inox như đèn ngoài trời, bản lề, ổ khóa sau thời gian vận hành 5-6 tháng đều bị rỉ sét. Do vậy, tính đồng bộ của cấu kiện phải được tính đến, vật liệu phải đáp ứng điều kiện thời tiết (nắng nóng ban ngày, và độ ẩm lớn vào ban đêm, kèm theo đó là bề mặt luôn bị phủ bởi một lớp muối mặn). Một số vật liệu truyền thống như gỗ không tạo ra được sự thích nghi cần thiết, do điều kiện tự nhiên ở đây là rừng, thích hợp cho mối cư trú. Một số khu resort ở Sơn Trà sau khi vận hành các vật liệu gỗ liên tục bị mối quấy phá, ngoài ra còn có hiện tượng cong vênh, nứt nẻ diễn ra thường xuyên. Trong trường hợp sử dụng vật liệu gỗ thì yếu tố tẩm sấy phải được chú ý hàng đầu nhằm giảm thiểu lượng nhựa chứa trong gỗ, góp phần vào việc hạn chế nứt nẻ, cong vênh, bên cạnh đó có thể sử dụng thêm công nghệ sơn nano để bảo vệ cho loại vật liệu này.
Một số vật liệu có khả năng thích ứng cao đã được đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả, trong đó đặc biệt phải kể đến vật liệu đá –vật liệu có tính thích ứng cao về mặt tự nhiên và cảnh quan, quá trình thi công ít để lại các phụ phẩm ảnh hưởng đến môi trường. Với việc sẵn có các mỏ đá tự nhiên, đội chế tác đá tinh xảo, vật liệu đá được xem là thành tố quan trọng trong kiến trúc công trình nơi đây.
Đà Nẵng có rất nhiều lợi thế cũng như tiềm năng để phát triển mô hình du lịch nghỉ dưỡng trên núi. Quy hoạch và khai thác tốt mô hình du lịch nghỉ dưỡng trên núi song song với mô hình du lịch sinh thái biển, thành phố xinh đẹp này sẽ tạo được dấu ấn riêng trong lòng du khách trong và ngoài nước.
Kiến trúc sư Nguyễn Sỹ Tuấn Anh – Công ty kiến trúc AG.
http://vuon.vn/2013/04/13/mo-hinh-kien-truc-nghi-duong-tai-ban-dao-son-tra-da-nang/
http://tailieu.vn/doc/bao-cao-nghien-cuu-khoa-hoc-mot-so-co-so-khoa-hoc-cho-viec-to-chuc-khong-gian-kien-truc-canh-quan--784003.html
Dia hinh Son Tra
http://www.mediafire.com/download/v5jsamrxe6gv2jl/Dia+hinh+SON+TRA+TPDN.dwg
2014 Recipient | Institute Honor Awards for Regional & Urban Design
http://www.aia.org/practicing/awards/2014/regional-urban-design/son-tra-peninsula/
2014 Recipient | Institute Honor Awards for Regional & Urban Design
Son Tra Peninsula Strategic Vision Plan | Skidmore, Owings & Merrill LLP
Son Tra Peninsula is located about 8 kilometers northeast of the city of Da Nang, in Central Vietnam. Projecting out into the South China Sea, the peninsula is approximately 60 square kilometers and sits about 700 meters above sea level.Son Tra is connected with Da Nang via the longest suspension cable bridge in Vietnam, the Thuan Phuoc Bridge, which was opened in 2009. This connection to the city has improved accessibility, but it has also brought development interest that threatens the environmental health of the area, especially because Son Tra lacks a comprehensive plan to guide future development.
The Son Tra Peninsula Strategic Vision Plan outlines a range of master planning strategies to elevate the area as an eco-tourism destination while protecting its unique natural assets. The plan champions this territory as one to be enhanced, rather than exploited; it calls for the creation of a protected status for the ‘”mountain-island,” and it establishes clear “no build” zones at altitudes above 100 meters while suggesting locations where development may enhance economic opportunities without affecting the environment and natural beauty. Based on a slope analysis, the plan identifies opportunities for development that minimize large-scale cutting into the peninsula’s hillsides and coastline. The visual impact of development was also considered, and compact areas of potential growth were identified within valleys and coves along the coast, where development can be concealed.
The plan promotes higher density mixed-use development in a city that is beginning to sprawl into valuable natural areas; it advocates for more sustainable transportation, including car park zones for visitors, electric “island shuttles,” and walking and biking trails. The plan also creates opportunities for more activity at the waterfront, and it calls for a destination at the mountain peak, perhaps a panoramic observation area accessed via a cable car.
Additional Credit
- Construction: City of Da Nang Department of Construction; Da Nang Construction Planning Institute
Photo Credit
Xây dựng bán đảo Sơn Trà thành thành phố sinh thái
Thứ Năm, 19/05/2011,
Ban mai ở Sơn Trà (Ảnh: Đà Nam) |
(ĐNĐT)
- Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng ra “đề bài” cho nhà tư vấn thiết kế
S.O.M. “biến” bán đảo Sơn Trà thành một thành phố sinh thái.
Chưa làm được ngay thì để con cháu mai sau làm
Ngày 19-5, sau khi nghe Công ty Tư vấn thiết kế S.O.M nổi tiếng của Mỹ trình bày một số phương án quy hoạch bán đảo Sơn Trà, Hội đồng quy hoạch kiến trúc thành phố Đà Nẵng đã thống nhất cho tiến hành nghiên cứu sâu quy hoạch chi tiết 1/500, trong đó ưu tiên khu vực sát biển hướng về phía trung tâm thành phố.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh nêu rõ, đề bài” đặt ra là “biến” bán đảo Sơn Trà thành thành phố sinh thái kết hợp giữa các khu vực ở, công trình du lịch, vui chơi giải trí, tham quan, khám phá, chữa bệnh… Độ cao nghiên cứu không chỉ dừng ở 100m (từ mặt biển trở lên) mà có thể lên 200m – 300m, thậm chí lên đến các đỉnh 600 – 700m. Đây là độ cao lý tưởng để từ đỉnh Sơn Trà có thể quan sát bao quát TP Đà Nẵng và các vùng lân cận như Hải Vân, Lăng Cô (Thừa thiên Huế), Cù lao Chàm (Hội An) và biển Đông.
“Phải biến bán đảo Sơn Trà thành nơi con người gắn liền với thiên nhiên chứ đừng sợ con người vào đây sẽ phá hỏng môi trường. Làm sao để vào ban đêm, du khách từ bờ Tây sông Hàn ở trung tâm thành phố nhìn sang sẽ thấy bán đảo Sơn Trà lung linh ánh đèn như một bức tranh với những điểm chấm phá. Nhưng quan trọng là vẫn giữ được môi trường sinh thái, không phá vỡ cảnh quan thiên nhiên của nơi này”, ông Nguyễn Bá Thanh nói.
Theo ông Thanh, bán đảo Sơn Trà là điểm nhấn lợi hại của Đà Nẵng và hiếm có ở Việt Nam, nếu làm sai lệch quy hoạch sẽ không sửa chữa được. Quan trọng là phải quản lý quy hoạch thật tốt, cái nào chưa làm được ngay thì để con cháu mai sau làm chứ không được phá vỡ tổng thể. Cần tập trung rà soát đất đai, ngăn chặn tình trạng rao bán dự án lung tung có nguy cơ xé nát khu vực này. Trước mắt, giải toả cầu tàu Hải đội 2, trạm cứu hộ cứu nạn, khu du lịch Đông Hải để phát triển khu sinh thái cao cấp Hồ Xanh thành khu du lịch trọng điểm, vui chơi giải trí quy mô lớn.
Đại diện Công ty S.O.M. cho rằng “đề bài” mà lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đặt ra là rất khó, vì phải làm sao cân bằng giữa phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ gắn liền với bảo tồn cảnh quan, môi trường sinh thái của bán đảo Sơn Trà. Điều đó buộc các chuyên gia của họ phải tập trung nghiên cứu sâu hơn nữa để đáp ứng.
Không dựng tường thành chắn tầm nhìn xuống sông Hàn
Đối với dự án xây dựng khu căn hộ cao tầng kết hợp thương mại, dịch vụ Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) dọc bờ Tây sông Hàn (diện tích 4,3ha thuộc phường Bình Hiên và Bình Thuận, quận Hải Châu), chủ đầu tư đề xuất xây dựng 5 – 6 khối nhà cao 34 tầng với mục tiêu tận dụng tối đa ưu thế “đắc địa” của vị trí, tận dụng tối đa hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng để nâng cao giá trị khai thác. Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng có vẻ tán đồng với phương án này.
Tuy nhiên, Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn và Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Đà Nẵng cho rằng, mật độ xây dựng 51,2% là quá dày đặc, số dân 12.000 người là quá đông. Theo quy định của Bộ Xây dựng thì hệ số sử dụng đất ở những khu vực như dự án này không quá 5 lần song nhà đầu tư đề xuất hệ số sử dụng đất lên tới hơn 11 lần. Điều đó sẽ khiến các cao ốc trở thành bức tường thành chắn ngang tầm nhìn từ trục đường 2-9 xuống sông Hàn.
Vì vậy họ đề nghị mật độ xây dựng khối đế các cao ốc không quá 40%, khối tháp không quá 25%, dân số ở đây chỉ 5.000 – 6.000 người… Qua cân nhắc, lãnh đạo TP Đà Nẵng thống nhất giao Sở Xây dựng và Viện Quy hoạch xây dựng nghiên cứu thêm để có phương án hợp lý nhất trên cơ sở vừa đảm bảo cảnh cảnh quan ven sông Hàn, vừa đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư.
Cẩm An
----------
Mô hình kiến trúc nghỉ dưỡng tại bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng.
Nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 5km, bán đảo Sơn Trà có cảnh quan tự nhiên đẹp, khí hậu tương đối mát mẻ, trong lành và được xem là lá phổi xanh của Đà Nẵng. Nơi đây còn là một khu bảo tồn thiên nhiên đa dạng, được bảo vệ theo chế độ rừng cấm quốc gia. Theo các nhà khoa học, hiện nay Sơn Trà có tất cả 287 loài thú, 106 loài chim, 15 loài động vật hoang dã được xếp loại quý hiếm cần được bảo tồn. Đặc biệt, gần đây các nhà khoa học chuyên nghiên cứu động vật hoang dã của thế giới đã phát hiện khoảng 160 con voọc chà và chân nâu (còn gọi là voọc chà và chân đỏ), một loại linh trưởng đặc biệt hiếm hoi trên thế giới. Ngoài ra dưới biển còn có 52 loại san hô khác nhau.Bên cạnh những lợi thế đó, bán đảo Sơn Trà vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức dành cho những nhà đầu tư, các chuyên gia thiết kế và quy hoạch, đó là:
- Địa hình thiếu các khu vực có thể quy hoạch làm bãi tắm;
- Độ dốc triền núi lớn, khu vực đất bằng phẳng không lớn và không nhiều;
- Địa chất công trình phức tạp do nhiều khu vực đất phong hóa, đá mồ côi xen lẫn đất sét, cung trượt lớn, nhiều khả năng sạt lở vào mùa mưa;
- Chi phí đầu tư hạ tầng, vận chuyển vật liệu, thi công tốn kém;
Do vậy công tác chuẩn bị đầu tư, thiết kế phải được tính toán cụ thể, bài bản với tầm nhìn rộng, đảm bảo thắng lợi về mặt kinh tế, đồng thời bền vững về mặt môi trường.
Để xây dựng những đề án phát triển mô hình kiến trúc nghỉ dưỡng tại bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng cần lưu ý đến những vấn đề sau:
1.Lựa chọn mô hình đầu tư: Có thể phân chia bán đảo Sơn Trà thành 2 khu vực có mô hình đầu tư khác nhau: Khu vực tiếp giáp mặt nước và khu vực trên núi.
- Khu vực tiếp giáp mặt nước: bao gồm khu vực cảng vịnh Tiên Sa, hồ Đá và khu vực có bãi tắm. Hiện tại khu vực có bãi tắm gần như đã phủ kín bởi các dự án resort như: BienDong Resort, Son Tra Resort, Intercontinental…. Do có bãi tắm và quỹ đất đủ để xây dựng các công trình dịch vụ phụ trợ nên khu vực này thích hợp với loại hình đầu tư kinh doanh du lịch nghỉ dưỡng. Với một số khu vực không có bãi tắm đẹp, có thể hướng đến loại hình bất động sản nghỉ dưỡng dưới dạng tham gia đầu tư và cho thuê (trong đó nhà đầu tư sử dụng 3 tháng/năm, thời gian còn lại sẽ được đơn vị vận hành cho thuê). Loại hình bất động sản phù hợp là các biệt thự 3-4 phòng ngủ có đầy đủ chức năng như bếp, phòng ăn, phòng khách, bể bơi, spa, phòng karaoke…
(Thiết kế minh họa cho loại hình Biệt thự tiếp giáp hồ nước - diện tích đất 1000 m2).
– Khu vực trên núi: Có thể tận hưởng được những góc nhìn đẹp, núi rừng – biển – thành phố, tuy vậy thiếu các khu vực bãi tắm, thiếu các quỹ đất lớn để có thể xây dựng các khu nghỉ dưỡng với đầy đủ các chức năng, dịch vụ. Nơi đây thích hợp với các loại hình bất động sản nghỉ dưỡng hoặc có thể sử dụng vào mục đích cư trú lâu dài.
(Thiết kế minh họa cho loại hình biệt thự trên núi, độ dốc đất 15% – diện tích đất 1000m2).
2.Thiết lập bản đồ hệ sinh thái từ đó xác định các khu vực được đầu tư, kinh doanh
Nhằm bảo vệ quá trình phát triển của tự nhiên, hạn chế việc phá hoại môi trường, ô nhiễm nguồn nước, đảm bảo quá trình sinh trưởng của động, thực vật tự nhiên, việc thiết lập bản đồ hệ sinh thái là việc làm cần thiết. Sau khi xây dựng được các tiêu chí về môi trường thì việc xác định các khu vực có thể tiến hành đầu tư, xây dựng mới được thực hiện kèm theo các tiêu chuẩn, điều luật hiện hành.
3.Quá trình quy hoạch
- Quá trình quy hoạch lưu ý đến việc bảo vệ nguồn nước. Khu vực bán đảo Sơn Trà có lượng mây bao phủ quanh năm, độ ẩm lớn, mưa nhiều nên hình thành được các dòng suối, một số được sử dụng để cung cấp nước sạch cho dân cư trong thành phố, một số khác chạy qua các khu resort dưới chân núi trước khi đổ ra biển, do vậy bảo vệ nguồn nước tránh ô nhiễm, không làm thay đổi dòng chảy gây ra xói mòn là yếu tố cấp thiết được đặt ra.
- Quy hoạch không làm ảnh hưởng đến môi trường sống của động vật, do vậy phải định vị khu vực cư trú của chúng, từ đó xác định vùng đệm, đảm bảo nguồn thức ăn, di chuyển của động vật. Đó là khu vực cấm các hoạt động xây dựng.
- Đảm bảo góc nhìn đẹp từ phía đô thị: Nằm ở vị trí nhạy cảm, các khu vực xây dựng trên núi phải đảm bảo được góc nhìn cảnh quan đẹp từ phía thành phố, trong đó tính đến việc sử dụng các khoảng đệm cây xanh, hướng đến xây dựng loại hình đô thị trong rừng.
- Quy hoạch giao thông đảm bảo quá trình di chuyển diễn ra ngắn nhất, giảm lượng khí thải của ô tô ra môi trường, không giao cắt các khu vực vùng đệm.
4.Quá trình thiết kế công trình
- Bán đảo Sơn Trà ngoài những khu thực vật nguyên sinh còn có hệ thảm thực vật cây bụi phong phú và đa dạng được tồn tại qua quá trình chọn lọc tự nhiên và góp phần lớn vào việc chống xói mòn. Do vậy, quá trình thiết kế phải có hướng bảo vệ cũng như khai thác được các yếu tố cảnh quan xung quanh như các mỏm đá, cây lớn và các tầng thực vật thấp. Để làm được điều đó, đòi hỏi kiến trúc sư phải linh hoạt trong việc kiến tạo mặt bằng, xử lý các lớp cao độ. Sự biến điệu trong bố trí không gian sẽ tránh được việc phải loại bỏ đi các cảnh quan hữu ích, thay vào đó là việc biến chúng thành một phần của ngôi nhà.
- Sự biến đổi không gian phải được xem là yếu tố quan trọng trong việc góp phần hình thành kiến trúc bền vững, dựa trên việc khai khác tối đa các yếu tố thiên nhiên, giảm thiểu các tác động xấu của môi trường lên công trình và ngược lại.
- Thiết kế hướng đến việc sử dụng các vật liệu tự nhiên, hài hòa với màu sắc tự nhiên, tạo được các khoảng đệm cây xanh cách ly. Bên cạnh đó, sử dụng các cấu kiện lắp ghép như những giải pháp hữu hiệu và tích cực trong việc bảo vệ môi trường.
5. Vật liệu sử dụng.
Là nơi có địa hình tiếp giáp biển, do vậy ở bán đảo Sơn Trà nồng độ muối trong hơi nước cao. Quá trình điện phân diễn ra liên tục, dễ làm hỏng các vật liệu kể cả các vật liệu có tính bền vững cao – minh chứng cụ thể ở các dự án như Hyatt, các vật dụng inox như đèn ngoài trời, bản lề, ổ khóa sau thời gian vận hành 5-6 tháng đều bị rỉ sét. Do vậy, tính đồng bộ của cấu kiện phải được tính đến, vật liệu phải đáp ứng điều kiện thời tiết (nắng nóng ban ngày, và độ ẩm lớn vào ban đêm, kèm theo đó là bề mặt luôn bị phủ bởi một lớp muối mặn). Một số vật liệu truyền thống như gỗ không tạo ra được sự thích nghi cần thiết, do điều kiện tự nhiên ở đây là rừng, thích hợp cho mối cư trú. Một số khu resort ở Sơn Trà sau khi vận hành các vật liệu gỗ liên tục bị mối quấy phá, ngoài ra còn có hiện tượng cong vênh, nứt nẻ diễn ra thường xuyên. Trong trường hợp sử dụng vật liệu gỗ thì yếu tố tẩm sấy phải được chú ý hàng đầu nhằm giảm thiểu lượng nhựa chứa trong gỗ, góp phần vào việc hạn chế nứt nẻ, cong vênh, bên cạnh đó có thể sử dụng thêm công nghệ sơn nano để bảo vệ cho loại vật liệu này.
Một số vật liệu có khả năng thích ứng cao đã được đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả, trong đó đặc biệt phải kể đến vật liệu đá –vật liệu có tính thích ứng cao về mặt tự nhiên và cảnh quan, quá trình thi công ít để lại các phụ phẩm ảnh hưởng đến môi trường. Với việc sẵn có các mỏ đá tự nhiên, đội chế tác đá tinh xảo, vật liệu đá được xem là thành tố quan trọng trong kiến trúc công trình nơi đây.
Đà Nẵng có rất nhiều lợi thế cũng như tiềm năng để phát triển mô hình du lịch nghỉ dưỡng trên núi. Quy hoạch và khai thác tốt mô hình du lịch nghỉ dưỡng trên núi song song với mô hình du lịch sinh thái biển, thành phố xinh đẹp này sẽ tạo được dấu ấn riêng trong lòng du khách trong và ngoài nước.
Kiến trúc sư Nguyễn Sỹ Tuấn Anh – Công ty kiến trúc AG.
http://vuon.vn/2013/04/13/mo-hinh-kien-truc-nghi-duong-tai-ban-dao-son-tra-da-nang/
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN VÙNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÁN ĐẢO SƠN TRÀ"
Chia sẻ: phalinh18
| Ngày: 18-08-2011
Trong bài báo này chúng tôi đề xuất
các cơ sở khoa học cho việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, một
vấn đề có ý nghĩa quan trọng và rất cần thiết đối với quá trình Quy
hoạch phát triển không gian đô thị, tổ chức không gian kiến trúc cảnh
quan cho phát triển du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bán
đảo Sơn Trà. http://tailieu.vn/doc/bao-cao-nghien-cuu-khoa-hoc-mot-so-co-so-khoa-hoc-cho-viec-to-chuc-khong-gian-kien-truc-canh-quan--784003.html
Dia hinh Son Tra
http://www.mediafire.com/download/v5jsamrxe6gv2jl/Dia+hinh+SON+TRA+TPDN.dwg
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.