Nhà rông Kon Tum
Kon Tum là vùng đất có nhiều dân tộc
bản địa nhất Tây Nguyên gồm: Xơ Đăng, Ba Na, Ja Rai, Jẻ Triêng, Brâu,
Rơ Măm, là vùng đất mang đậm nét truyền thống sử thi và cũng là quê
hương của ngôi nhà rông truyền thống.
Nhà
rông là một tác phẩm nghệ thuật lớn bao gồm điêu khắc, hội họa, trang
trí,… đặc biệt là sự thể hiện không gian thiêng liêng, sức mạnh cộng
đồng, là linh hồn của làng bản. Nhà rông chiếm giữ vị trí quan trọng
nhất trong tư duy và hiện thực đời sống sinh hoạt của tất cả các thành
viên trong cộng đồng.
Nhà rông gắn với lịch sử cư trú lâu đời của các dân tộc bản địa ở Kon Tum. Nhà rông Kon Tum có kỹ thuật đơn giản, kiến trúc đa dạng, không chỉ hấp dẫn bởi kiểu dáng đẹp cùng các hình thức trang trí đặc sắc mà còn ở tập quán sử dụng. Buôn làng có nhà rông như được tiếp thêm sức sống.
Nhà rông gắn với lịch sử cư trú lâu đời của các dân tộc bản địa ở Kon Tum. Nhà rông Kon Tum có kỹ thuật đơn giản, kiến trúc đa dạng, không chỉ hấp dẫn bởi kiểu dáng đẹp cùng các hình thức trang trí đặc sắc mà còn ở tập quán sử dụng. Buôn làng có nhà rông như được tiếp thêm sức sống.
Ngôi nhà rông là linh hồn của đồng bào các dân tộc ở Kon Tum. (Ảnh: Minh Đức) Nhà rông thường được bố trí nằm ở vị trí trung tâm của buôn làng. (Ảnh: Văn Phát) Nghệ thuật điêu khắc, hội họa, trang trí hội tụ trong kiến trúc của một ngôi nhà rông. (Ảnh: Văn Phát) Du khách tham quan một bản làng ở Kon Tum. (Ảnh: Minh Đức) Vật liệu làm nhà rông chủ yếu bằng tranh, tre, nứa, lá và gỗ. (Ảnh: Minh Đức) Nhà rông là nơi tổ chức nhiều hoạt động xã hội của cộng đồng. (Ảnh: Văn Phát) Cùng với cồng chiêng, nhà rông được xem là một biểu tượng văn hóa đặc trưng của Tây Nguyên. (Ảnh: Văn Phát) |
Nhà rông thường được bố trí nằm ở vị trí trung tâm của buôn làng. Mỗi dân tộc đều có những nét riêng trong kiến trúc, tạo dáng và trang trí. Vật liệu để làm nhà rông được làm chủ yếu bằng các vật liệu của chính núi rừng như cỏ tranh, tre, gỗ, mây, lồ ô... Người ta thường làm nhà rông bằng phương pháp thủ công và các hộ gia đình trong làng cùng tham gia.
Trải qua quá trình phát triển của xã hội, nhà rông luôn vững chãi, trường tồn với thời gian. Ngoài yếu tố xã hội, nhà rông đã trở thành biểu trưng không chỉ của tỉnh Kon Tum mà của cả các tỉnh khu vực Tây Nguyên, là sản phẩm du lịch đặc biệt thu hút khách du lịch quốc tế đến tham quan, tìm hiểu.
Để bảo tồn và gìn giữ những giá trị truyền thống của nhà rông, trong những năm qua, nhà nước và các cấp chính quyền đã có sự quan tâm, hỗ trợ cho các địa phương tu sửa, xây dựng nhiều nhà rông.
Theo định hướng phát triển năm 2013 và những năm tiếp theo của tỉnh Kon Tum, 100% số thôn làng đồng bào các dân tộc của tỉnh đều có nhà rông truyền thống./.
Bài, ảnh: CTV. Văn Phát & Minh Đức
http://vietnam.vnanet.vn/vnp/vi-vn/13/5/5/45539/default.aspx
"Hậu Duệ Hai Bà Trưng" Trên Đảo Sumatra
***
Các nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam và Indonesia cho rằng người Minangkabau có nguồn gốc từ người Việt và hiện chiếm tới 80% trong tổng số 4,5 triệu dân của tỉnh Tây Sumatra.
"Hậu Duệ Hai Bà Trưng" Trên Đảo Sumatra
Các nhà nghiên cứu ở Indonesia tán thành giả thuyết người Minangkabau đến từ Việt Nam. Nhiều đoạn phim quảng bá du lỊch cho đảo Sumatra đã tuyên bố tổ tiên người Minangkabau là người Việt đã di cư đến Nam Dương bằng thuyền, nhằm nhấn mạnh sự độc đáo của nền văn hóa Minangkabau.
Ảnh: Cô dâu và chú rể người Minangkabau trong đám cưới.
Theo giả thuyết nhà nghiên cứu độc lập Trương Thái Du đưa ra, sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, vào cuối năm 43 một bộ phận người Việt đã lên thuyền ra khơi và dạt vào Eo biển Malacca nhờ gió mùa Đông Bắc. Tiếp đó, họ định cư tại khu vực phía Tây đảo Sumatra và trở thành dân tộc Minangkabau ngày nay.
Tộc người này theo chế độ thị tộc mẫu hệ giống như người Việt cổ. Người nữ giữ quyền thừa kế trong thị tộc gọi là Turun Cicik, em gái của Turun Cicik nằm trong hàng thừa kế thứ hai gọi là Turun Nyi. Hai danh xưng này rất giống tên gọi của hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị.
Phụ nữ Minangkabau trong trang phục truyền thống.
Kiến trúc truyền thống Minangkabau là những ngôi nhà mái cong vút như cặp sừng trâu, có đường nét giống với nhà sàn hình thuyền trên trống đồng Đông Sơn, được gọi là Rumah Gadang.
Rumah Gadang được thiết kế theo kiểu giống nhà sàn, phần sàn nhà cách mặt đất độ gần 2m, bên trong được chia làm ba phần thông thoáng nhau không có vách ngăn cách, gian chính ngay giữa nhà là gian tiếp khách, còn lại là khu giường ngủ và bếp. Nhà kho chứa nông sản được xây cất riêng, cũng có mái cong như nhà chính.
Những ngôi nhà Rumah Gadang vừa là nơi cư trú, vừa là nơi gặp gỡ hội họp trong gia đình và tiến hành những hoạt động nghi thức cộng đồng. Chúng được truyền đời từ mẹ, sang con gái, và cứ thế nối tiếp đời nọ đến đời kia.
Một nét độc đáo khác thể hiện giá trị văn hoá đặc sắc trong xây dựng là những chi tiết trang trí được thể hiện tinh xảo bằng lối chạm khắc, phối màu sặc sỡ phủ kín quanh nhà từ chân cột lên đến nóc mái.
Nhà của trưởng làng – một phụ nữ – thường là ngôi nhà lớn nhất, điêu khắc đẹp nhất.
Người Minangkabau có sự tích về kiểu kiến trúc “sừng trâu” của Rumah Gadang như sau: Ngày xưa có một mối bất hòa giữa người Minangkabau và người Java, và hai bên thỏa thuận chọi trâu để phân định. Người Java đưa ra một con trâu khổng lồ, trong khi người Minangkabau lại dùng một con nghé con, bị bỏ đói nhiều ngày và trên đầu buộc con dao sắc… Khi vào trận con nghé đói tưởng trâu là mẹ mình, lập tức rúc vào bụng trâu để bú. Con trâu mộng đã bị hạ gục vì dao đâm thủng bụng, và người Minangkabau chiến thắng. Cũng theo sự tích này Minang nghĩa là chiến thắng, kabau là trâu.
Sự tích kể trên tương đồng gần như hoàn toàn với một giai thoại dân gian nổi tiếng của người Việt Nam về chuyện Trạng Quỳnh dùng nghé đấu với trâu chiến của sứ giả Trung Hoa. Phải chăng đây là hai dị bản của một câu chuyện đã có từ thời các cư dân Việt cổ?
Người Minangkabau ngày nay theo đạo Hồi, nhưng tín ngưỡng nguyên bản của họ là thuyết vật linh (thờ linh vật, tin rằng vạn vật có linh hồn). Theo nhiều nhà nghiên cứu, thuyết vật linh là tín ngưỡng đầu tiên của dân tộc Việt, trước khi các đạo Nho, đạo Lão và đạo Phật du nhập.
Một điệu múa truyền thống của người Minangkabau.
Cư dân Minangkabau sinh sống bằng nghề trồng lúa từ lâu đời, và họ cũng có tục ăn trầu nhuộm răng cùng nhiếu nét văn hóa khác gần gũi với người Việt.
Các nhà nghiên cứu ở Indonesia cũng tán thành giả thuyết người Minangkabau đến từ Việt Nam. Nhiều đoạn phim quảng bá du lịch cho đảo Sumatra đã tuyên bố tổ tiên người Minangkabau là người Việt đã di cư đến Nam Dương bằng thuyền, nhằm nhấn mạnh sự độc đáo của nền văn hóa Minangkabau.
Ngày nay có hơn 4 triệu người Minangkabau sinh sống tại tỉnh Tây Sumatra, trong khi có hơn 3 triệu người khác sinh sống rải rác tại nhiều thành thị của Indonesia và bán đảo Mã Lai. Nam giới Minangkabau nổi tiếng là những nhà kinh doanh giỏi do phải đi lập nghiệp xa và giao nhà cửa cho người phụ nữ quản lý.
Những hình khắc trên nhiều chiếc trống đồng Đông Sơn của Việt Nam thể hiện hình ảnh của một loại nhà sàn có mái cong vút lên như hai đầu mũi thuyền. Hai đầu nhà có hai cột chống và ở giữa có kê thang để lên sàn. Các dữ liệu lịch sử về kiểu nhà sàn này ở Việt Nam hầu như không có.
Ngắm nhà sàn Indonesia giống hệt hình vẽ trên trống đồng Việt
http://www.hoiquandisan.com/
Tuy vậy, một tộc người ở Indonesia vẫn duy trì kiểu nhà sàn giống hệt với những hình vẽ trên trống đồng Đông Sơn. Đó là tộc người Toraja sống trên đảo Sulawesi của Indonesia.
Những chiếc nhà sàn hình thuyền của họ được gọi là tongkonan.
Tongkonan có vật liệu chính là gỗ, tre, nứa, ghép vào nhau mà không cần đóng đinh. Phần thân nhà được dựng trên các cột gỗ giống như nhà sàn của dân tộc thiểu số Việt Nam.
Điểm nổi bật của công trình này là hai đầu mái nhà kéo dài và cong lên, khiến ngôi nhà trông như một con thuyền.
Theo một truyền thuyết, tổ tiên người Toraja đến đảo Sulawesi từ miền Bắc bằng thuyền gỗ. Do gặp bão lớn, họ dừng chân ở vùng đất này và lấy con thuyền làm mái nhà trú ẩn. Đó là nguồn gốc của những ngôi nhà tongkonan.
Tongkonan được xây dựng với ý nghĩa như một ngôi nhà của dòng họ, tổ tiên, là nơi diễn ra các nghi lễ, hội họp của người trong họ chứ không phải nơi ở. Người Toraja sinh sống trong những ngôi đơn giản hơn gọi là banua, nằm không xa tongkonan.
Mặt Tây của Tongkonan là nơi chôn nhau những đứa trẻ sơ sinh của dòng họ.
Tongkonan được coi là tài sản thiêng liêng của dòng họ. Mọi người trong họ đều phải tham gia việc dựng nhà.
Tongkonan được chia ra các đẳng cấp khác nhau, phụ thuộc vào địa vị của dòng họ. Các dòng họ quý tộc sẽ có tongkonan bề thế, trong khi tongkonan của dòng họ bình dân sẽ khiêm nhường hơn.
Mặt ngoài tongkonan được trang trí họa tiết rất cầu kỳ với 4 màu trắng, đen, vàng, đỏ. Những họa tiết và màu sắc này mang những sắc thái tâm linh riêng của người Toraja.
Vốn sinh sống bằng nghề trồng lúa, người Toraja coi trâu là linh vật, cũng là tài sản quý giá nhất trong gia đình.
Tongkonan của những dòng họ quyền thế sẽ treo rất nhiều cặp sừng sâu phía ngoài. Đó là những cặp sừng để lại từ nghi lễ giết trâu trong đám tang của người Toraja.
Con trâu được coi là phương tiện tiễn đưa người chết về cõi bên kia, người càng có thể lực, số trâu bị giết trong đám tang càng nhiều.
Những mô hình thu nhỏ của tongkonan cũng được đặt tại nghĩa trang của người Toraja theo văn hóa truyền thống của bộ tộc này. Quan tài của người Toraja được táng trong những huyệt mộ khoét sâu vào đá.
Nền văn hóa độc đáo cùng sự cuốn hút của những chiếc nhà sàn hình thuyền tongkonan đã khiến vùng đất của người Toraja trở thành một điểm đến thu hút khách du lịch quốc tế.
Tuy vậy, sự hội nhập với thế giới cũng khiến nhiều ngôi nhà tongkonan bị biến dạng so với truyền thống. Nhiều tongkonan sử dụng mái tôn thay cho vật liệu thiên nhiên.
Nhiều tongkonan khác đã bị bê tông hóa và không còn giữ được kết cấu nhà sàn nguyên bản.
Dân tộc này cũng dùng mũ lông chim, xăm mình, ở nhà sàn, thờ rồng và chim thần… như các cư dân Việt cổ thời Hùng Vương.
Đảo Borneo, hòn đảo lớn nhất Đông Nam Á thuộc lãnh thổ các quốc gia Brunei, Malaysia và Indonesia là nơi sinh sống của dân tộc Dayak – một cộng đồng người có nền văn hóa cổ xưa và độc đáo.
Theo nghiên cứu lịch sử, Dayak là nhóm cư dân bản địa Borneo lâu đời. Tổ tiên của họ đã di cư từ lục địa châu Á ra đảo từ hơn 3.000 năm trước. Xã hội Dayak bắt đầu khởi sắc khi nghề luyện kim được truyền đến hòn đảo này cách nay khoảng 2.450 năm, tương ứng với thời kỳ Hùng Vương ở Việt Nam.
Cộng đồng Dayak gồm hàng trăm sắc tộc khác nhau cư trú rải rác khắp đảo Borneo. Họ nói hàng trăm phương ngữ khác nhau nhưng tất cả đều thuộc ngữ hệ Nam Đảo (Austronesien). Ở Việt Nam có nhiều dân tộc sử dụng ngữ hệ này, như dân tộc Chăm, Êđê, Gia Rai, Ra Glai và Churu. Phần lớn người Dayak sống bằng nghề làm ruộng lúa nước ven sông, làm rẫy, trồng cọ trên những ngọn đồi thấp... Họ cũng làm các nghề thủ công, nghề gốm, nghề dệt thổ cẩm, nghề đúc, săn bắt, chài lưới.
Tôn giáo của người Dayak là đạo Kaharingan, một dạng Hindu giáo đã bản địa hóa theo thuyết đa thần ở Borneo. Họ đặc biệt tôn thờ hình tượng rồng và chim thần, hai linh vật trong truyền thuyết về sự ra đời của dân tộc Dayak. Đặc điểm này khá giống với các cư dân Việt cổ thời Hùng Vương, những người coi mình là “con Rồng, cháu Tiên” và tôn vinh hình tượng chim lạc như biểu tượng của đất nước. Người Dayak cũng có nhiều phong tục dân gian giống người Việt cổ như tục dựng cây nêu, cưới hỏi, cải táng, tín ngưỡng phồn thực. Một phong tục tương đồng của người Việt cổ và người Dayak, ít thấy có ở các dân tộc khác trong khu vực, đó là tục xăm mình.
Với người Dayak, hình xăm thể hiện mối liên hệ với các linh hồn, thần linh hoặc tổ tiên và nhằm xua đuổi bệnh tật, tai họa, đồng thời cũng là nghi lễ đánh dấu sự trưởng thành, nhận biết đẳng cấp, địa vị trong bộ tộc hoặc phân biệt bạn với thù. Cách ăn mặc của người Dayak cũng có đặc điểm rất giống với các cư dân Hùng Vương, đó là việc họ sử dụng loại mũ được trang trí bằng những chiếc lông chim dài, giống như những hình người trên hoa văn trống đồng Đông Sơn.
Trang phục của phụ nữ Dayak thay đổi tùy theo vùng, nhưng đều là những bộ váy làm từ thổ cẩm được trang hoàng bằng những hoa văn rực rỡ. Họ đeo cả những chiếc mũ trang trí cầu kỳ vào những dịp đặc biệt. Phụ nữ Dayak thường căng dái tai mình bằng những chiếc vòng kim loại nặng. Đây là cách làm đẹp tương tự các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên của Việt Nam như Ê đê, Bana, M'nông, Mạ, Stiêng…
Theo truyền thống, nhiều thế hệ người Dayak cùng sinh sống trong những căn nhà sàn có chiều dài hơn 50m, có sức chứa từ 30 - 40 gia đình và được chạm khắc hoa văn tỉ mỉ. Những ngôi nhà dài cũng là nơi người Dayak tụ họp, bày lễ vật dâng cúng, đánh trống khua chiêng, nhảy múa trong các lễ hội truyền thống. Màu sắc ở các hình vẽ, hoa văn chạm khắc trong ngôi nhà này có ý nghĩa riêng của nó. Đáng tiếc rằng các ngôi nhà này đang biến mất dần theo nhịp sống hiện đại.
Người Dayak có một tập tục được cả thế giới biết đến, đó là tục săn đầu người giữa các bộ tộc. Đây là cách để bảo vệ lãnh địa sinh sống và khẳng định sức mạnh của các chiến binh và bộ tộc. Vũ khí chính trong các cuộc săn đầu người là giáo và khiên. Những chiếc sọ người sẽ được cất giữ trong nhà và sử dụng trong nhiều nghi lễ khác nhau. Ít ai biết rằng dân tộc Cơ tu ở khu vực miền Trung Việt Nam cũng từng có một tục săn đầu người tương tự. Điều này được ghi nhận bởi các học giả Pháp, theo đó, săn máu và lấy đầu người của làng khác là một nhiệm vụ trọng đại để tế thần linh nhằm cầu xin mùa màng tươi tốt, không bị dịch bệnh và tai ương.
Tục lấy đầu người của người Dayak kéo dài cho đến những năm 1970, đến bây giờ đã chấm dứt hoàn toàn. Về mặt nghệ thuật, người Dayak nổi tiếng với vũ điệu ngajat, lấy cảm hứng từ cuộc chiến của các chiến binh. Họ cũng sáng tạo ra nhiều loại nhạc cụ truyền thống khác nhau.
Theo KIẾN THỨC
http://bacaytruc.com/index.php?option=com_content&id=5318:hu-du-hai-ba-trng-tren-o-sumatra
Hồng Mai sưu tầm
NHÀ SÀN NAM DƯƠNG
Một bộ tộc người ở Nam Dương vẫn duy trì kiểu nhà sàn giống hệt với những hình vẽ trên trống đồng Đông Sơn của Việt Nam.
Những hình khắc trên nhiều chiếc trống
đồng Đông Sơn của Việt Nam thể hiện hình ảnh của một loại nhà sàn có mái
cong vút lên như hai đầu mũi thuyền. Hai đầu nhà có hai cột chống và ở
giữa có kê thang để lên sàn. Các dữ liệu lịch sử về kiểu nhà sàn này ở
Việt Nam hầu như không có.
Tuy vậy, một bộ tộc người ở Indonesia vẫn
duy trì kiểu nhà sàn giống hệt với những hình vẽ trên trống đồng Đông
Sơn. Đó là bộ tộc người Toraja sống trên đảo Sulawesi của Indonesia.
Những chiếc nhà sàn hình thuyền của họ được gọi là tongkonan.
Tongkonan có vật liệu chính là gỗ, tre,
nứa, ghép vào nhau mà không cần đóng đinh. Phần thân nhà được dựng trên
các cột gỗ giống như nhà sàn của dân tộc thiểu số Việt Nam.
Điểm nổi bật của công trình này là hai đầu mái nhà kéo dài và cong lên, khiến ngôi nhà trông như một con thuyền.
Theo một truyền thuyết, tổ tiên người
Toraja đến đảo Sulawesi từ miền Bắc bằng thuyền gỗ. Do gặp bão lớn, họ
dừng chân ở vùng đất này và lấy con thuyền làm mái nhà trú ẩn. Đó là
nguồn gốc của những ngôi nhà tongkonan.
Tongkonan được xây dựng với ý nghĩa như
một ngôi nhà của dòng họ, tổ tiên, là nơi diễn ra các nghi lễ, hội họp
của người trong họ chứ không phải nơi ở. Người Toraja sinh sống trong
những ngôi đơn giản hơn gọi là banua, nằm không xa tongkonan.
Mặt Tây của Tongkonan là nơi chôn nhau những đứa trẻ sơ sinh của dòng họ.
Tongkonan được coi là tài sản thiêng liêng của dòng họ. Mọi người trong họ đều phải tham gia việc dựng nhà.
Tongkonan được chia ra các đẳng cấp khác
nhau, phụ thuộc vào địa vị của dòng họ. Các dòng họ quý tộc sẽ có
tongkonan bề thế, trong khi tongkonan của dòng họ bình dân sẽ khiêm
nhường hơn.
Mặt ngoài tongkonan được trang trí họa
tiết rất cầu kỳ với 4 màu trắng, đen, vàng, đỏ. Những họa tiết và màu
sắc này mang những sắc thái tâm linh riêng của người Toraja.
Quy mô và các họa tiết trang trí trên tongkonan được quy ước tương ứng với sự phân biệt đẳng cấp giữa các dòng họ.
Những chiếc đầu trâu là vật trang trí
không thể thiếu của các tongkonan. Việc treo đầu trâu vừa thể hiện sự
phú quý, vừa để ngăn ma quỷ vào nhà.
Vốn sinh sống bằng nghề trồng lúa, người Toraja coi trâu là linh vật, cũng là tài sản quý giá nhất trong gia đình.
Tongkonan của những dòng họ quyền thế sẽ
treo rất nhiều cặp sừng sâu phía ngoài. Đó là những cặp sừng để lại từ
nghi lễ giết trâu trong đám tang của người Toraja.
Con trâu được coi là phương tiện tiễn đưa
người chết về cõi bên kia, người càng có thể lực, số trâu bị giết trong
đám tang càng nhiều.
Những mô hình thu nhỏ của tongkonan cũng
được đặt tại nghĩa trang của người Toraja theo văn hóa truyền thống của
bộ tộc này. Quan tài của người Toraja được táng trong những huyệt mộ
khoét sâu vào đá.
Nền văn hóa độc đáo cùng sự cuốn hút của
những chiếc nhà sàn hình thuyền tongkonan đã khiến vùng đất của người
Toraja trở thành một điểm đến thu hút khách du lịch quốc tế.
Tuy vậy, sự hội nhập với thế giới cũng
khiến nhiều ngôi nhà tongkonan bị biến dạng so với truyền thống. Nhiều
tongkonan sử dụng mái tôn thay cho vật liệu thiên nhiên.
Nhiều tongkonan khác đã bị bê tông hóa và không còn giữ được kết cấu nhà sàn nguyên bản.
Theo KIẾN THỨC
***
Hậu duệ của Hai Bà Trưng đang sống ở Indonesia?
Có một sắc dân tại Indonesia chính là hậu duệ của các nghĩa quân Hai Bà Trưng.
-
Theo giả thuyết nhà nghiên cứu độc lập Trương Thái Du đưa ra, sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, vào cuối năm 43 một bộ phận người Việt đã lên thuyền ra khơi và dạt vào Eo biển Malacca nhờ gió mùa Đông Bắc. Tiếp đó, họ định cư tại khu vực phía Tây đảo Sumatra và trở thành dân tộc Minangkabau ngày nay. Ảnh: Cô dâu và chú rể người Minangkabau trong đám cưới.
Chúng ta không thể biết được, bởi vì giặc
giã đã huỷ diệt tất cả. May thay, có một sắc dân tại Indonesia chính là
hậu duệ của các nghĩa quân Hai Bà Trưng.
Theo các nhà sử học, mùa Xuân năm 43, một
số tướng lĩnh của Hai Bà Trưng cùng những người không chịu khuất phục
giặc phương Bắc, đã chạy về phương Nam và cuối năm đó họ tiếp tục lên
thuyền ra biển.
Những đợt gió mùa Đông Bắc đã đẩy thuyền của họ dạt vào Eo biển
Malacca. Tiếp đó, họ định cư tại khu vực phía Tây đảo Sumatra
(Indonesia) và trở thành dân tộc Minangkabau ngày nay.Các nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam và Indonesia cho rằng người Minangkabau có nguồn gốc từ người Việt và hiện chiếm tới 80% trong tổng số 4,5 triệu dân của tỉnh Tây Sumatra.
Phát hiện hậu duệ Hai Bà Trưng ở Indonesia?
Theo các nhà khoa học, hậu duệ của Hai Bà
Trưng hiện nay là tộc người Minangkabau, đang sống ở Tây đảo Sumatra.
Những ngôi nhà có mái cong vút hình chim Lạc và họ của họ là Turun Nyi,
hơi giống hai tên Trưng Trắc, Trưng Nhị.
|
Dân tộc này hiện còn duy trì chế độ mẫu
hệ, trong gia đình, phụ nữ nắm quyền kinh tế. Trong mỗi dòng họ của
người Minangkabau, người phụ nữ giữ quyền thừa kế được gọi là Turun
Cicik, những người em gái trong hàng thừa kế thứ hai gọi là Turun Nyi.
Những âm này, sau giai đoạn dài của lịch sử, đọc lên vẫn thấy hơi giống
âm gợi hai tên Trưng Trắc, Trưng Nhị.
Người Minangkabau có tục lệ mời khách ăn
trầu và những ngôi nhà truyền thống của họ đều có mái cong như hình
chiếc sừng trâu, gợi hình ảnh những mái đình, chùa ở Việt Nam: Hai đầu
mái nhà cong và cao vút lên, y hệt hoạ tiết trên trống đồng Đông Sơn (có
vẽ 1 căn nhà, bên trong có 2 người, dưới sàn có 1 con , nóc nhà có 2
con chim, hai bên mái cũng vút cong lên).
Theo TS. Nguyễn Văn Vịnh/Đất Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.