Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

KTS Võ Trọng Nghĩa



KTS Võ Trọng Nghĩa: Xanh nhà ống, xanh đô thị




Võ Trọng Nghĩa không còn là cái tên xa lạ trong làng kiến trúc Việt Nam cũng như thế giới với hàng chục giải thưởng lớn nhỏ. Gần đây nhất, anh cũng đã được Hội Kiến trúc sư Việt Nam trao giải Nhì Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia cho dự án Nhà hội nghị Đại Lải tại Vĩnh Phúc. 
KTS Võ Trọng Nghĩa đã có cuộc trao đổi về tâm huyết của anh trong việc xanh hóa kiến trúc đô thị hiện đại. 
Đã từng đoạt được nhiều giải thưởng kiến trúc danh giá quốc tế, liệu những giải thưởng này có tạo áp lực cho anh khi sáng tác một tác phẩm mới không khi người ta có quan niệm rằng bất kỳ một tác phẩm nào có dấu ấn của Võ Trọng Nghĩa là đều có giải? 
KTS Võ Trọng Nghĩa: - Đúng là công việc có áp lực nhưng tôi không vội vàng, không căng thẳng vì có thể cân bằng mọi thứ. Thực ra với tôi áp lực từ phía mọi người không phải là vấn đề đáng nói mà áp lực vượt qua được chính mình là khó khăn nhất. Năm 2012 tôi đã được nhận 15 giải thưởng quốc tế, đây là hệ quả tất yếu của những nỗ lực vượt qua chính mình của bản thân tôi và cộng sự. Đặc biệt làm được công trình giành nhiều giải thưởng thế giới là điều rất thú vị vì nó tạo thêm những dấu mốc cho bản thân mình và cho cả kiến trúc Việt Nam trên trường quốc tế. Qua những giải thưởng đó, giới kiến trúc thế giới sẽ biết đến kiến trúc Việt Nam nhiều hơn.
KTS Võ Trọng Nghĩa
Theo cách hiểu của tôi và nhiều người, nguyên vật liệu làm bằng tre dù được xử lý bằng công nghệ gì đi nữa cũng sẽ khó có tuổi thọ dài hơn bê tông, vậy sao anh lại chọn loại vật liệu này cho các công trình kiến trúc được coi là bền vững của mình? 
- Thực ra mọi người đã hiểu sai trong vấn đề này vì lịch sử của bê tông ngắn hơn tre rất nhiều. Dù bê tông cũng bền nhưng chưa ai có thể chứng minh được bê tông sẽ tồn tại được trong bao lâu. Trên thực tế nhiều tòa nhà bằng bê tông chỉ được 20 - 30 năm là đã xuống cấp trong khi hiện nay người ta đã dùng tre ép làm sàn gỗ, dầm tre, chứng tỏ tre có độ bền như gỗ nếu biết xử lý, nên hoàn toàn không có cơ sở để nói tuổi thọ của tre kém hơn bê tông. Hơn nữa tre chỉ là một hạng mục công trình mà chúng tôi thiết kế, thực hiện vì ngoài ra chúng tôi còn làm rất nhiều công trình bằng các chất liệu khác như tòa nhà bằng bê tông ở Thượng Hải, trường Phan Chu Trinh ở Bình Dương... Tôi có quan điểm là đã làm gì phải đạt mức tốt nhất trên thế giới sau đó mới nói đến chuyện khác. Vì vậy, dù mãi đến giữa năm 2012 tôi mới giới thiệu các công trình kiến trúc xanh từ bê tông nhưng ngay lập tức, công trình trường Phan Chu Trinh ở Bình Dương và Stacking Green đã đoạt nhiều giải thưởng. [Ashui.com] 

Đúng là chỉ sau một thời gian ngắn giới thiệu các công trình trên anh đã có một năm bội thu giải thưởng. Tuy nhiên, điều đó có vẻ là chưa đủ để thay đổi quan điểm cứ nhắc đến Võ Trọng Nghĩa là nhắc đến công trình kiến trúc bằng tre? 
Quy trình thi công vườn trên mái: 
1. Lớp bê tông chính là sàn bê tông sân thượng của nhà.
2. Lớp sơn chống thấm để nước không thấm xuống tầng dưới nhà.
3. Lớp Drain Cell là hệ thống thoát nước ngầm, tấm E Drain 01 nhẹ, giúp thoát nước cực tốt không gây ngập úng cho cây.
4. Lớp vải địa kỹ thuật được chế tạo từ những sản phẩm phụ của dầu mỏ sẽ ngăn cho tầng đất, cát phía trên không rơi xuống các lỗ thoát nước của Drain Cell gây nghẽn hệ thống thoát nước.
5. Lớp cát sông lọc lại phần đất sét, ngăn không cho đất sét bịt kín các lỗ thoát nước của vải địa giúp thoát nước tốt hơn.
6. Lớp đất trồng dày hay mỏng tùy theo nhu cầu trồng loại cây cụ thể. Tuy nhiên, thường theo công thức: 2 phần đất, 2 phần cát sông, 1 phần hỗn hợp trộn tro trấu xơ dừa đã được hoai mục. 
7. Lớp cây trồng tuỳ vào điều kiện khí hậu, ánh sáng và sở thích của gia chủ. 
- Giống như khi nhắc đến Samsung người ta nghĩ đến màn hình máy tính, tivi tinh thể lỏng rồi mới nghĩ đến điện thoại hay các sản phẩm khác, nên với tôi chuyện "đóng đinh" tên mình với các công trình bằng tre không phải là vấn đề vì nó cho thấy tôi đã thành công trong việc tạo ra một sản phẩm chuyên biệt nhất, tốt nhất để định dạng cho thương hiệu của mình. Đặc biệt, tôi và các cộng sự quan niệm, dù công trình bằng chất liệu nào đi nữa thì mục tiêu của chúng tôi vẫn là đưa kiến trúc xanh vào cuộc sống. 
Tôi từng biết về ý tưởng nhà siêu tiết kiệm 18m2 giá 3.200 USD, vậy ý tưởng này của anh tiến triển đến đâu rồi? 
- Hiện chúng tôi đang thực hiện nhà siêu tiết kiệm version 2 với mỗi cấu kiện bằng bê tông chỉ nặng dưới 100 kg và có thể lắp ghép được như đồ chơi xếp hình của trẻ con và cũng có giá 3.200 USD.
Liệu việc chỉ phải bỏ ra khoảng hơn 64 triệu đồng để sở hữu một căn nhà có phải là điều không tưởng trong bối cảnh vật giá đắt đỏ như hiện nay hay không? 
- Theo tôi rất khả thi vì mọi người có thể tự tháo lắp được, ngoài ra đặc biệt tốt cho những vùng có nền địa chất yếu như khu vực đồng bằng sông Cửu Long hoặc khu vực có nguy cơ bị động đất. Hiện chúng tôi đang cố gắng hoàn thiện sản phẩm và dự kiến sẽ giới thiệu rộng rãi trong khoảng 2 tháng nữa.
Anh từng nói đến mục tiêu xanh hóa đô thị Hà Nội. Đến thời điểm này mục tiêu của anh đã được thực hiện đến đâu? 
- Đây là một mục tiêu rất lớn, không thể nào có thể thực hiện được trong một, hai năm nhưng tôi hy vọng nếu Thành phố có quy định nhà xây mới hoặc sửa nhà phải có mái xanh mới cấp phép xây dựng và hoàn công thì chỉ trong một thời gian rất ngắn, dân cư thành phố sẽ là những người được hưởng lợi nhiều nhất. Thứ nhất, điều này thực hiện được giúp TP tăng khả năng chống úng ngập. Bởi vì, nước mưa thay vì chảy thẳng từ mái tôn xuống, tạo áp lực cho hệ thống thoát nước, sẽ được giữ lại trên mái xanh. Thứ hai, tăng diện tích canh tác, giúp người dân đô thị có thể tận hưởng thú vui làm nông dân giữa thành phố khi được tự tay trồng rau sạch, cây xanh ngay tại nhà. Thứ ba, tăng diện tích cây xanh, giảm bức xạ nhiệt, giúp mọi người gần thiên nhiên hơn, thư thái hơn, góp phần làm dịu đi những căng thẳng, lo toan cho mỗi người nói riêng, xã hội nói chung. Thứ tư, nó sẽ tạo nên cảnh quan tuyệt đẹp cho đô thị Hà Nội.
Tôi nghĩ bản thân người dân Thủ đô cũng rất muốn đưa thêm mảng xanh vào căn nhà của mình, bằng chứng là nhiều người vẫn trồng rau trong thùng xốp hay trồng các chậu cây cảnh nhỏ… Bởi vậy, việc đưa mảng xanh vào nhà ống, nhà đô thị hiện đại thực ra không quá khó, quan trọng là các cơ quan chức năng có quyết tâm tăng mảng xanh cho đô thị vào quy chế xây dựng hay không. Nếu bắt tay thực hiện quy định mái xanh từ bây giờ, tôi nghĩ chỉ khoảng 3 năm nữa bộ mặt đô thị Hà Nội dù nhìn từ trên cao hay trực diện sẽ rất xanh, rất đẹp. Tôi hy vọng sẽ có nhiều ngôi nhà xanh hơn để khi ghép lại có thể thành cả một con phố xanh. 
Như anh trình bày, ý tưởng mái xanh là rất hay với một đô thị đang phát triển với tốc độ chóng mặt như Hà Nội. Nhưng liệu công nghệ xây dựng hiện nay có thể hiện thực hóa được ý tưởng này? 
- Mục tiêu chính của tôi trong vài năm tới là xanh hoá các nhà ống, phát triển và cải tạo nhà ống thành nhà xanh với giá thành thấp nhất, góp phần xanh hoá đô thị với tốc độ nhanh nhất. Hiện chúng tôi đã nghiên cứu được công nghệ thi công vừa rẻ vừa dễ thực hiện ví dụ như trường học ở Đồng Nai toàn bộ mái là trồng rau, cây xanh. Với ý tưởng và công nghệ này, việc đưa thiên nhiên vào nhà ở đô thị đặc trưng hiện nay là hoàn toàn khả thi và chúng ta có thể thoát được khỏi tình trạng là nạn nhân của cuộc sống hiện đại.
Anh thường khẳng định đưa yếu tố thiên nhiên như khí trời, nắng và gió vào thiết kế của mình, liệu đây có phải là một quan niệm chạy theo mốt không khi mà xanh là xu thế chủ đạo và chi phối kiến trúc toàn cầu thời gian qua? 
- Tôi chọn hướng đi này trước hết vì nó rất rẻ. Nắng và gió có sẵn trong trong tự nhiên và không ai tính phí cả. Hơn nữa, xanh không phải là một thứ mốt nhất thời mà chính là kiến trúc Việt tương lai vì nó phù hợp với khí hậu, phong thổ và con người Việt Nam. 
Với hàng chục giải thưởng kiến trúc quốc tế danh giá được trao trong năm 2012 như hai giải Nhất tại Festival kiến trúc thế giới, huy chương Vàng thứ hai của Hội Kiến trúc sư châu Á nhưng dường như KTS Võ Trọng Nghĩa lại không có "duyên" với các giải thưởng kiến trúc trong nước. Tại giải thưởng Kiến trúc Quốc gia 2012 của Hội Kiến trúc sư Việt Nam mới đây, mặc dù KTS Võ Trọng Nghĩa đã giành được một giải Nhì cho dự án Nhà hội nghị Đại Lải tại Vĩnh Phúc, nhưng các công trình đình đám của anh như Stacking Green, Bamboo Wings từng nhận nhiều giải thưởng quốc tế như: Giải thưởng Green good design (Mỹ), International Architecture Award (Mỹ), Building of the year của tạp chí Archdaily (Mỹ), FuturArch Green Leadership Award (Singapore)... đều bị loại từ vòng ngoài. Công trình trường Phan Chu Trinh tại Bình Dương từng đạt giải Nhất Festival kiến trúc thế giới nhưng cũng chỉ đạt giải khuyến khích của giải thưởng Kiến trúc Quốc gia 2012. 
Thật khó để lý giải cho điều này. Tuy nhiên, Võ Trọng Nghĩa vẫn vượt lên mọi chuyện để tiếp tục sáng tạo, cho ra đời những sản phẩm mới gây được tiếng vang trên thế giới. Kết quả mới nhất (anh vẫn tạm thời giấu tên), vị KTS này vừa lấy thêm cho Việt Nam 3 giải thưởng kiến trúc quốc tế và lễ trao giải sẽ diễn ra vào tháng 5 này. Thêm vào đó, anh cũng không ngừng cố gắng thực hiện mục tiêu xanh hóa đô thị của Việt Nam.

Những công trình ghi dấu ấn Võ Trọng Nghĩa

Những công trình ghi dấu ấn Võ Trọng Nghĩa - 1
Quán cà phê Gió và Nước được hoàn thành vào tháng 1/2008 tại Bình Dương với diện tích khoảng 270m2. Thiết kế này được hoàn thiện trong 3 tháng, và đã đoạt huy chương vàng giải thưởng ARCASIA năm 2011, giải nhất Kiến trúc xanh tương lai 2011 và giải thưởng kiến trúc quốc tế (International Architecture Awards - IAA) của Mỹ năm 2009.
Những công trình ghi dấu ấn Võ Trọng Nghĩa - 2
Mái vòm của công trình được thiết kế bằng tre với chiều cao 10m, khoảng ngang là 15m, dựng từ 48 đơn vị cột-kèo. Mỗi cột-kèo này gồm rất nhiều thanh tre ghép lại với nhau. Phía trên mái vòm có một khoảng mở rộng 1,5m để thông gió và lấy sáng ban ngày, trong khi công trình được thiết kế trên một hồ nước để điều hòa nhiệt độ.
Những công trình ghi dấu ấn Võ Trọng Nghĩa - 3
Cà phê Gió và Nước được hoàn thành vào tháng 3/2006, là một trong những công trình nổi tiếng đầu tiên của kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa tại Việt Nam. Tọa lạc tại tỉnh Bình Dương, quán cà phê này có diện tích lên tới 1.200m2, từng được giải nhì Công trình bằng tre quốc tế năm 2007 và giải thưởng IAA năm 2008. Thời gian từ khi thiết kế đến thi công mất 1 năm, với tổng chi phí là 1,5 tỷ đồng.
Những công trình ghi dấu ấn Võ Trọng Nghĩa - 4
Toàn bộ nguyên liệu xây dựng quán là từ 7.000 cây tầm vông – vật liệu truyền thống, thân thiện với con người Việt Nam. Cả kiến trúc đều không có cột bê tông, hay trụ chống mà chỉ đỡ nhau bằng những dây giằng vững chắc nhưng không kém phần mềm mại, nhờ những đường cong kỹ thuật. Mái hình chữ V được liên kết bởi hàng nghìn cây tre, tạo được không gian thoáng và có khẩu độ lớn (lớn nhất là 12 m). Giữa không gian sàn uống cà phê là một hồ nước nhân tạo. Thoạt nhìn đáy hồ sâu thăm thẳm, nhưng thực ra hồ chỉ cạn chưa đến gối, nhờ cách tận dụng màu sắc đá đen tạc dưới đáy hồ mang đến cảm giác rất sâu.
Những công trình ghi dấu ấn Võ Trọng Nghĩa - 5
Được xây dựng tại Đại Lải, Vĩnh Phúc vào tháng 7/2009, công trình Bamboo Wing lấy cảm hứng từ những cánh chim bay lượn trên mặt nước. Cấu trúc mái tre cao 12m được thiết kế tự cân bằng, giải phóng một vùng không gian rộng trước mắt thực khách.
Những công trình ghi dấu ấn Võ Trọng Nghĩa - 6
Giống như nhiều công trình trước đó của Võ Trọng Nghĩa, kiến trúc sư này tiếp tục sử dụng mặt nước hồ để tạo nên không gian mát mẻ mà không cần đến điều hòa, đồng thời mang lại thị giác bóng đổ đẹp mắt. Công trình này đã đạt nhiều giải thưởng quốc tế, trong đó có giải Kiến trúc xanh năm 2012 và giải IAA năm 2011.
Những công trình ghi dấu ấn Võ Trọng Nghĩa - 7
Hoàn thành vào năm 2012, đây là công trình dân sinh mà kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa thiết kế cho một hộ gia đình ở Hạ Long, Quảng Ninh. Gợi nhớ hình ảnh của ngôi nhà nguyên thủy, ngôi nhà với những bức tường đá tạo cảm giác như đang bước trong một “hang động”.
Những công trình ghi dấu ấn Võ Trọng Nghĩa - 8
Đồ sộ nhưng tỉ mỉ, những bức tường đá cong nuột được lắp ghép từ những khối đá vuông 10cm lúc này đóng vai trò chính trong "trò chơi" của ánh sáng và bóng đổ, tạo vẻ đẹp huyền ảo cho ngôi nhà vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Những góc cua oval đặc biệt, những khối đá dày 10cm, sân vườn xanh và hành lang dài bao quanh ngôi nhà đã tạo nên vẻ đẹp cho thiết kế nổi tiếng này của Võ Trọng Nghĩa.
Những công trình ghi dấu ấn Võ Trọng Nghĩa - 9
Tháng 8/2012, kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa hoàn thành trung tâm hội nghị trong hệ thống của Flamingo Đại Lải Resort. Với kết cấu tre và cốt thép, phòng hội nghị có sức chứa 200 người.
Những công trình ghi dấu ấn Võ Trọng Nghĩa - 10
Diện tích của hội trường là 730m2, với một bức tường bằng đá bao quanh, nằm giữa nếp gấp của 2 khu đồi nhân tạo. Thiết kế này đã đoạt giải thưởng IAA vào năm 2012.
Những công trình ghi dấu ấn Võ Trọng Nghĩa - 11
Hoàn thành vào tháng 2/2011, công trình Stacking Green (Nhà Xanh) tại TP.HCM do kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa thiết kế có tổng diện tích sử dụng khoảng 220m2 với 4 tầng. Chi phí xây dựng khoảng 3 tỷ đồng, thực hiện trong vòng 1 năm.
Những công trình ghi dấu ấn Võ Trọng Nghĩa - 12
Công trình “Nhà xanh” của Võ Trọng Nghĩa từng đoạt giải thưởng Kiến trúc Quốc tế của Mỹ (International Architecture Award), giải thưởng Kiến trúc xanh dành cho những thiết kế thân thiện với môi trường, giành huy chương vàng tại Festival Kiến trúc Thế giới và đoạt giải “Công trình của năm” ở hạng mục nhà ở, do tạp chí ArchDaily bình chọn.
Nguồn: KT&ĐT
http://cus.vnu.edu.vn/content/do-thi-bien-doi-khi-hau/kts-vo-trong-nghia-xanh-nha-ong-xanh-do-thi

 

Những công trình ghi dấu ấn Võ Trọng Nghĩa

Những công trình ghi dấu ấn Võ Trọng Nghĩa - 1
Quán cà phê Gió và Nước được hoàn thành vào tháng 1/2008 tại Bình Dương với diện tích khoảng 270m2. Thiết kế này được hoàn thiện trong 3 tháng, và đã đoạt huy chương vàng giải thưởng ARCASIA năm 2011, giải nhất Kiến trúc xanh tương lai 2011 và giải thưởng kiến trúc quốc tế (International Architecture Awards - IAA) của Mỹ năm 2009.
Những công trình ghi dấu ấn Võ Trọng Nghĩa - 2
Mái vòm của công trình được thiết kế bằng tre với chiều cao 10m, khoảng ngang là 15m, dựng từ 48 đơn vị cột-kèo. Mỗi cột-kèo này gồm rất nhiều thanh tre ghép lại với nhau. Phía trên mái vòm có một khoảng mở rộng 1,5m để thông gió và lấy sáng ban ngày, trong khi công trình được thiết kế trên một hồ nước để điều hòa nhiệt độ.
Những công trình ghi dấu ấn Võ Trọng Nghĩa - 3
Cà phê Gió và Nước được hoàn thành vào tháng 3/2006, là một trong những công trình nổi tiếng đầu tiên của kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa tại Việt Nam. Tọa lạc tại tỉnh Bình Dương, quán cà phê này có diện tích lên tới 1.200m2, từng được giải nhì Công trình bằng tre quốc tế năm 2007 và giải thưởng IAA năm 2008. Thời gian từ khi thiết kế đến thi công mất 1 năm, với tổng chi phí là 1,5 tỷ đồng.
Những công trình ghi dấu ấn Võ Trọng Nghĩa - 4
Toàn bộ nguyên liệu xây dựng quán là từ 7.000 cây tầm vông – vật liệu truyền thống, thân thiện với con người Việt Nam. Cả kiến trúc đều không có cột bê tông, hay trụ chống mà chỉ đỡ nhau bằng những dây giằng vững chắc nhưng không kém phần mềm mại, nhờ những đường cong kỹ thuật. Mái hình chữ V được liên kết bởi hàng nghìn cây tre, tạo được không gian thoáng và có khẩu độ lớn (lớn nhất là 12 m). Giữa không gian sàn uống cà phê là một hồ nước nhân tạo. Thoạt nhìn đáy hồ sâu thăm thẳm, nhưng thực ra hồ chỉ cạn chưa đến gối, nhờ cách tận dụng màu sắc đá đen tạc dưới đáy hồ mang đến cảm giác rất sâu.
Những công trình ghi dấu ấn Võ Trọng Nghĩa - 5
Được xây dựng tại Đại Lải, Vĩnh Phúc vào tháng 7/2009, công trình Bamboo Wing lấy cảm hứng từ những cánh chim bay lượn trên mặt nước. Cấu trúc mái tre cao 12m được thiết kế tự cân bằng, giải phóng một vùng không gian rộng trước mắt thực khách.
Những công trình ghi dấu ấn Võ Trọng Nghĩa - 6
Giống như nhiều công trình trước đó của Võ Trọng Nghĩa, kiến trúc sư này tiếp tục sử dụng mặt nước hồ để tạo nên không gian mát mẻ mà không cần đến điều hòa, đồng thời mang lại thị giác bóng đổ đẹp mắt. Công trình này đã đạt nhiều giải thưởng quốc tế, trong đó có giải Kiến trúc xanh năm 2012 và giải IAA năm 2011.
Những công trình ghi dấu ấn Võ Trọng Nghĩa - 7
Hoàn thành vào năm 2012, đây là công trình dân sinh mà kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa thiết kế cho một hộ gia đình ở Hạ Long, Quảng Ninh. Gợi nhớ hình ảnh của ngôi nhà nguyên thủy, ngôi nhà với những bức tường đá tạo cảm giác như đang bước trong một “hang động”.
Những công trình ghi dấu ấn Võ Trọng Nghĩa - 8
Đồ sộ nhưng tỉ mỉ, những bức tường đá cong nuột được lắp ghép từ những khối đá vuông 10cm lúc này đóng vai trò chính trong "trò chơi" của ánh sáng và bóng đổ, tạo vẻ đẹp huyền ảo cho ngôi nhà vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Những góc cua oval đặc biệt, những khối đá dày 10cm, sân vườn xanh và hành lang dài bao quanh ngôi nhà đã tạo nên vẻ đẹp cho thiết kế nổi tiếng này của Võ Trọng Nghĩa.
Những công trình ghi dấu ấn Võ Trọng Nghĩa - 9
Tháng 8/2012, kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa hoàn thành trung tâm hội nghị trong hệ thống của Flamingo Đại Lải Resort. Với kết cấu tre và cốt thép, phòng hội nghị có sức chứa 200 người.
Những công trình ghi dấu ấn Võ Trọng Nghĩa - 10
Diện tích của hội trường là 730m2, với một bức tường bằng đá bao quanh, nằm giữa nếp gấp của 2 khu đồi nhân tạo. Thiết kế này đã đoạt giải thưởng IAA vào năm 2012.
Những công trình ghi dấu ấn Võ Trọng Nghĩa - 11
Hoàn thành vào tháng 2/2011, công trình Stacking Green (Nhà Xanh) tại TP.HCM do kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa thiết kế có tổng diện tích sử dụng khoảng 220m2 với 4 tầng. Chi phí xây dựng khoảng 3 tỷ đồng, thực hiện trong vòng 1 năm.
Những công trình ghi dấu ấn Võ Trọng Nghĩa - 12
Công trình “Nhà xanh” của Võ Trọng Nghĩa từng đoạt giải thưởng Kiến trúc Quốc tế của Mỹ (International Architecture Award), giải thưởng Kiến trúc xanh dành cho những thiết kế thân thiện với môi trường, giành huy chương vàng tại Festival Kiến trúc Thế giới và đoạt giải “Công trình của năm” ở hạng mục nhà ở, do tạp chí ArchDaily bình chọn.
http://m.tin247.com/nhung_cong_trinh_ghi_dau_an_vo_trong_nghia-16-22805750.html

VƯỜN TRẺ XANH TẠI ĐỒNG NAI
Công trình Nhà mẫu giáo ở Biên Hòa, Đồng Nai (Farming Kindergarten) của kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa vừa đoạt giải nhì cuộc thi thiết kế Công trình Xanh hàng đầu ở Châu Á, mang tên FuturArc Prize.
Ngôi trường hiện đang hoàn thiện, được xây trên diện tích 1,2ha, dự kiến nhận giữ 500 trẻ, có vườn trên mái - “green roof”, học sinh có thể chạy nhảy, vui đùa an toàn. Giải nhất năm nay thuộc nhóm kiến trúc sư của Indonesia, giải 3 - nhóm kiến trúc sư Australia. Ngoài ra, tại buổi trao giải tối 31.5 tại TP.Hồ Chí Minh, Võ Trọng Nghĩa còn nhận hai Giải thưởng FuturArc Green Leadership Award (giải khuyến khích) dành cho kiến trúc thương mại (Nhà hội nghị Đại Lải), và kiến trúc dân cư - nhà đơn (nhà giá thấp). Cả hai cuộc thi đều do Tập đoàn BCI khởi xướng để tìm kiếm những thiết kế công trình xanh có sáng kiến ấn tượng. M.T
Nhà trẻ được thiết kế hình cỏ ba lá lồng vào nhau với một nét vẽ liên tục, tạo ra ba sân trong vui chơi cho trẻ. Hành lang nối ba vòng tròn này mở hai bên làm tối đa hóa sự thông gió tự nhiên và ánh sáng, cũng như thể hiện tính lưu động các hoạt động của trẻ. Độ dốc thấp của hành lang cũng thích hợp cho lũ trẻ leo trèo, vui đùa.
Tại đây, lũ trẻ vừa được vui chơi trong 1 không gian xanh, vừa học được cách trồng các loại rau xanh, thực phẩm. Mái nhà xanh này được thiết kế như một vườn rau liên tục, 2 đầu thoai thoải tiếp đấp. Đây sẽ là khu vườn tuyệt vời để dạy trẻ em về tầm quan trọng của nông nghiệp và mối quan hệ với thiên nhiên.
Theo đơn vị thiết kế, đây là mẫu nhà trẻ bền vững dành cho 500 trẻ tại những nước có khí hậu nhiệt đới. Nhà trẻ này được thiết kế dành cho con của những công nhân những tại khu công nghiệp có mức thu nhập thấp.
Phương pháp tiết kiệm năng lượng kiến trúc và cơ khí được áp dụng một cách toàn diện bao gồm nhưng không giới hạn: mái nhà xanh, louver từ bê tông đúc sẵn để tạo bóng râm, sử dụng vật liệu tái chế, tái sử dụng sự tuần hoàn của nước, nước nóng từ năng lượng mặt trời... Phương pháp này được thiết kế nhằm giúp trẻ có thể nhận ra vai trò quan trọng của giáo dục bền vững.

Một số hình ảnh thi công

Trạng thái: Đang thi công
Dự án: Vườn trẻ
Địa điểm: Đồng Nai
Tổng diện tích: 10,650 m2
Diện tích xây dựng: 3,800m2
Công ty kiến trúc: Vo Trong Nghia Architects
Kiến trúc sư trưởng: Vo Trong Nghia, Takashi Niwa, Masaaki Iwamoto
Kiến trúc sư: Tran Thi Hang, Kuniko Onishi
Nhà thầu: Wind and Water House JSC
Khách hàng: Pou Chen Vietnam
Nguồn : Dezeen

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.