Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

Kiến trúc nhà ở dân gian miền Trung!

Kiến trúc nhà ở dân gian miền Trung!

Nhà do một nhóm thợ xây, gọi là "hiệp thợ", đứng đầu là thợ cả. Có thể coi đây là đội xây cất bây giờ .

Để chúng ta hiểu rõ hơn về nhà dân gian, chúng tôi liệt kê những từ vựng trong ngôi nhà:

I/ Từ vựng:

VÌ: Dãy cột từ trước ra sau. Nhà nhỏ, mỗi dãy cũng phải có 2 hoặc 3 cột, vừa vừa thì 4 hoặc 5 cột, khá giả mỗi dãy được 6 hay 7 cột.

KÈO: Hệ thống gỗ kết nối các đầu cột của VÌ.

Tùy theo số cột và hình dạng của KÈO, ta có nhà RỌI hay nhà RƯỜNG.




Các KÈO và CỘT liên kết nhau thành khung nhà, dân gian gọi là BỘ GIÀN TRÒ. Tùy theo vị trí, cột có nhiều tên khác nhau:

CỘT HIÊN: Cột ngòai cùng ,trước khi vào nhà

CỘT QUÂN: Dãy cột kế tiếp , chỗ cửa ra vào

CỘT CÁI: Dãy cột giữa nhà

CỘT QUYẾT TIỀN: Hai cột góc nhà phía trước

CỘT QUYẾT HẬU: Hai cột góc nhà , phía sau

CỘT ĐẤM TIỀN: Hai cột Quân , bìa nhà , phía trước

CỘT ĐẤM HẬU: Hai cột Quân , bìa nhà , phía sau

CỘT CỬA ĐÔNG PHÒNG: Cột kế đấm hậu , cùng với đấm hậu làm thành cửa vào phòng ở hướng Đông

CỘT CỬA TÂY PHÒNG: Cột kế đấm hậu , cùng với cột này , lam thành cửa vào phòng ở hướng Tây

Nhà dân gian đa số quay hướng về hướng Nam, đây là hướng mà theo thuật Phong Thủy ngày xưa, là tốt nhứt.


Cột Quân có nơi gọi là CỘT CON

Cột Cái, có nơi gọi là cột hàng 1, cột Con là cột hàng 2, cột Hiên là cột hàng 3. Do đó ông bà ta thường ra HÀNG HIÊN hay HÀNG BA để hứng gió.

KÈO cũng tùy theo vị trí, mà có nhiều tên khác nhau.

KÈO QUYẾT TIỀN: Liên kết cột Cái bìa phía trước với cột Quyết Tiền

KÈO QUYẾT HẬU: Liên kết cột Cái bìa phía sau với cột Quyết Hậu

KÈO ĐẤM TIỀN: Liên kết cột Cái bìa phía trước với cột Đấm Tiền

KÈO ĐẤM HẬU: Liên kết cột Cái bìa phía sau với cột Đấm Hậu



XÀ: Nối các bộ Vì Kèo, cũng tùy vị trí, mà có tên khác nhau

XÀ THƯỢNG: 2 thanh, nối đầu cột Cái

XÀ HẠ TIỀN : Nối đầu cột con phía trước

XÀ HẠ HẬU : Nối đầu cột Con phía sau

XÀ HIÊN : Nối đầu cột Hiên

XÀ NGẠCH : Nối chân cột Con , nơi ngạch cửa ra vào


Bộ Vì Kèo của nhà 3 gian 2 chái , cũng tùy vị trí , mà có tên như sau

VÌ NHẤT TÂY : Bìa gian giữa hướng Tây

VÌ NHÌ TÂY : Bìa gian bên , hướng Tây

VÌ NHẤT ĐÔNG : Bìa gian giữa hướng Đông

VÌ NHÌ ĐÔNG : Bìa gian bên , hướng Đông


Ở Bình Trị Thiên , lọai nhà Rường rất được ưa thích . Nhà thường làm theo 3 lọai kích thước , căn cứ theo

a / Chiều dài của TRẾNG , tính bằng thước mộc , là khỏang cách của 2 tim cột cái

b / Chiều cao cột CÁI , từ mặt TẢNG ( mặt kê đá chân cột ) đến TRỐC ( đầu cột )

1/ NHÀ BA HAI , có Trếng dài 3 thước 2 và cột cao 8 thước 6 nên còn gọi là nhà TÁM SÁU

2/ NHÀ BA BẢY , có Trếng dài 3 thước 7 và cột cao 9 thước 1 nên còn gọi là nhà CHÍN MỐT

3/ NHÀ BỐN HAI , có Trếng dài 4 thước 2 và cột cao 10 thước 5 nên còn gọi là nhà MƯỜI NĂM


Thước mộc là thước riêng của chủ nhà . Đo chiều dài của đốt chân ngón tay út , bàn tay trái ,( nếu chủ nhà là nam )

Nếu chủ nhà là nữ , thì đo chân ngón tay út ,bàn tay phải ( nam tả , nữ hữu ) Chiều dài này nhân cho 10 , ta có 1 thước dài trên dưới 40 cm , tùy theo chủ nhà cao hay thấp , ngón tay dài hay ngắn .

Kích thước này phù hợp với thước LỖ BAN , phải chăng , đây là thước Lỗ Ban của riêng từng người ?



DÁNG CỘT :Cột được kê trên đá tảng , ( Đá xanh vuông , mỗi cạnh 45 cm dày 10 cm Có hình dạng và tỷ lệ như hình vẽ


CỬA RA VÀO : Giữa xà hạ tiền và xà ngạch , ta có cửa ra vào




Đố trên của cửa gọi là Cầu Quảng có then cài

Đố đứng của cửa gọi là CON ĐỨNG, liên kết ngạch cửa , cầu Quảng với cột con

Trên ngạch cửa có khóet lỗ gọi là LỖ CẬU , để tra CHÂN CÔ của cánh cửa

Cánh cửa , người dân thích lọai THƯỢNG SONG HẠ BẢN , Đó là cánh cửa , phía trên có song gỗ thẳng , hoặc con tiện , phía dưới là ván , vừa kín đáo , vừa mát


Kỹ thuật lắp ráp nhà bằng mộng mẹo có nguồn gốc từ lối gác cành lên chạc cây làm nhà chòi, dung ngoàm tự nhiên không có giá trị về nghệ thuật .

Từ từ tiến đến mộng hở , rồi mộng mang thắt là mộng hoàn thiện nhất . Lỗ mộng có 2 phần : phía trên là mộng trơn , phía dưới là lỗ mộng có mang thắt , khi lắp ráp thì tra đầu buông có mang thắt vào lỗ mộng trơn , rồi sập xuống lỗ mộng có mang thắt , sau đó lắp vào phần lỗ mộng trơn 1 thanh xuyên hoặc lắp kín bằng 1 con nêm

Kiểu mộng có mang thắt , khi lắp ráp xong , thì hoàn toàn ổn định , không một sức mạnh nào kéo ra được , khi cần tháo ra , thì làm những động tác ngược lại, vừa tiện , vừa nhanh

Trong ngôi nhà dân gian , cứ 2 vì kèo liên kết nhau , thành bộ khung hình hộp , không biến dạng , các cột như được treo trên khung nhà , và toàn bộ ngôi nhà như được đặt ngồi trên mặt đất.

Hệ thống liên kết các vì kèo gồm :


- Xà thượng ( Xuyên thượng ) Nối đầu cột cái

-Xà hạ ( Xuyên hạ ) Nối đầu cột quân

- Xà hiên : Nối đầu cột hiên

- Xà ngưỡng ( còn gọi là địa thu hay ngạch cửa )


Ở nhiều đình cổ có hệ thống xà tử kép gồm xà tử thượng và xà tử hạ, song song nối đầu các cột quân, giữa 2 xà tử được lồng ván lá gió

Tường không tham gia chịu lực, chỉ để che chắn, do đó nếu bão sập tường, động đất , hay lún móng , nhà cũng không sập

Qua mặt cắt ngang , ta thấy các bộ phận giằng, ăn mộng vào cột, hoặc chồng đè lên nhau , chủ yếu liên kết 2 cột cái và 2 cột quân, phần đỡ mái hiên, giao cho đoạn đầu kẻ





I) KÈO MÁI
Kèo chính từ nóc xuống cột quân ( cột nhì ) , và có 4 cái

Hai kèo tiền va 2 kèo hậu , nhỏ đầu trên , to dần đến họng cột nhì , cong xuống rồi thẳng ra

Đầu trên kèo tiền có buông va lỗ con sẽ ( hay lỗ con tron )

Đầu trên kèo hậu có mõ , tức rãnh xẻ cho buông lồng vào, cũng có lỗ con sẽ




Chỗ 2 đầu kèo ráp , có con sẽ đóng lại, gọi là giao nguyên, đòn dông đặt trên giao nguyên .

Chi tiết của Kèo mái


- Từ giao duyên xuống họng cột nhất , có bong túm


- Từ họng cột nhất đến họng cột nhì thì làm ống trấy

- Ở họng cột nhì , phần cong xuống rồi ngay ra là cổ kèo

- Từ cổ trở đi , là đuôi kèo , mặt trên gọi là trôn , mặt dưới chạm tam sơn và lá lót 2 bên , phần trên phẳng gọi là lá mạn , phần dưới phình ra gọi là Má kèo thỉnh thoảng có chạm ốc rìa

- Suốt lưng kèo có 6 lỗ chốt đòn tay , nếu kiểu nhà kép , người ta chồng Bạo hộc


II) KÈO BA , KÈO TƯ

Kèo Ba , bắt nối từ cột nhì , xuống cột ba , có 4 cái

Đầu trên kèo ba cũng có buông để tra vào họng cột , chồng lên trên miệng kèo mái . Đuôi kèo ba , nếu không làm Cù Quày , thì chạm tam sơn và lá lót , cũng có lá mạn , má kèo

Kèo Tư : chỉ gặp ở những nhà lớn , nối cột ba với cột tư , chạm hình con cá , kiểu nhà 1 gian 2 chái , ít có kèo này



III) KÈO ĐẤM, KÈO QUYẾT

Kèo Đấm , gọi tắt là Đấm , có 4 cái , và làm ống trấy , 2 cái cho chái Đông , 2 cho chái Tây , chia ra đấm tiền và đấm hậu

Hai đấm tiền chạy suốt từ cột nhất xuống cột đấm ở hông chái , mà không cần kèo ba , nghĩa là không có cột đỡ ở giữa

Hai đấm hậu , được tiếp theo bởi 2 đấm ba , tất nhiên có cột , và cột này thường làm khung cửa

Đầu các đấm phải làm Mộng Vược , thứ mộng vừa để lọt 1/3 họng cột

Kèo Quyết , Gọi tắt là Quyết , là những kèo bắt chéo từ cột nhất ra cột quyết ở góc chái co 4 cái . Kéo này thẳng và làm ống trấy ,. đầu có mộng vược đuôi có buông như các kèo đấm


Lịch sử Việt Nam là lịch sử liên tục chống ngoại xâm và thiên tai nên thời gian làm văn hóa chỉ ngắn ngủi trong thời bình ít ỏi.

Mỹ thuật dân gian nẩy sinh trong xã hội nông nghiệp, chỉ dựa vào kinh nghiệm và cảm tính, tính khoa học chưa được quan tâm .

Do đó, không thể nhìn bằng chuẩn thẩm mỹ thế giới, mà nên dựa vào cách nhìn theo dân gian là “Thuận tay hay mắt “ và “Sống ( sống động ) hơn giống “

Vì thế , cùng một hiệp thợ ,ta luôn có công trình đẹp khác nhau ,và đó là tính cách động trong mỹ thuật Kiến trúc dân gian

Ở miền Trung nói chung, đặc biệt Huế nói riêng, kiến trúc có bản sắc riêng với những đặc điểm sau :

1/ Góc mái thẳng, cảm giác uốn cong là do bờ mái và trang trí đắp


2/ Vì Giả thủ là kiểu vì vừa chịu lực , vừa trang trí . Những bộ vì sử dụng trong nhà ở, nhà thờ, miếu đình, các dãy hành lang trong các lăng, là những biểu hiện đặc sắc của kỹ thuật xây cất bằng gỗ, vừa chắc, nhẹ , tiết kiệm, vừa đẹp vừa cân đối rất tự nhiên


3/ Kỹ thuật chạm trổ, sơn son thiếp vàng, khảm xà cừ, ghép sứ trên các ván nong trong các ngôi nhà cổ ở ngoại ô Huế, rất đẹp, tuy phần lớn đề tài trang trí xuất xứ tại Trung Quốc, nhưng đã được Việt Nam hoá, và thể hiện rất Huế



Màu sắc trong ngôi nhà , chủ yếu là màu tự nhiên của vật liệu , sự phối hợp giữa màu nâu bạc của gỗ, màu đỏ của gạch ngói, màu trắng của vôi , thấp thoáng dưới những tán lá xanh, thật vô cùng hài hòa. Ngoài ra kỹ thuật khảm sứ qua trang trí bờ chảy, các chạm trổ tinh vi khéo léo trên các vì, kèo, xuyên.

Dưới ánh nắng, những mảng sứ lấp lánh tia chiếu, làm cho công trình như dát bạc.


nguồn Vietnamcayda.com
http://vietnamcayda.com/diendan/
http://forum.duytan.edu.vn/sites/index.aspx?p=forum_thread&thread=42016#p0 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.