Giới thiệu sơ lược về thư viện Khoa học Tổng hợp Tp.HCM
GSLHCMC
Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh tiền thân là thư viện của các Ðô đốc Thống đốc, được thành lập vào năm 1868.
Trước năm 1975 có tên gọi Thư viện Quốc gia của Nam Việt Nam. Tòa nhà được khởi công xây dựng vào năm 1968 và hoàn thành vào năm 1972.
Hiện nay là Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh theo quyết định của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ngày 14/04/1978. Tên viết tắt là TVKHTH TPHCM
Tên giao dịch quốc tế: General Sciences Library of Ho Chi Minh City - viết tắt là GSLHCMC
LICH SỬ HÌNH THÀNH
Tại Sài gòn, năm 1865, Thư viện Hội Nghiên cứu Ðông Dương (Société des Études Indochinoises) được thành lập có trụ sở tại số 2 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (nay là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam TP. Hồ Chí Minh).
Năm 1868, Thư viện các Ðô đốc, Thống đốc Nam Kỳ (còn gọi là Thư viện Soái phủ Nam kỳ) được thành lập theo Sắc lệnh của Phó Ðô đốc Ohier. Năm 1882, thư viện đổi tên thành Thư viện Tư liệu Chính phủ Nam kỳ thuộc Pháp (Bibliothèque de Documentation du Gouvernement de la Cochinchine Française) và trở thành thư viện công cộng đầu tiên của Việt Nam. Năm 1902, thư viện được tách ra thành một sở tự trị gọi là Thư viện Nam kỳ Soái phủ (hay Thư viện Sài Gòn) trực thuộc Tòa Thượng thư (Direction de lIntérieur) đặt ở tầng một của Tòa Thư ký Chính phủ (số 27 đường Lagrandière nay là đường Lý Tự Trọng). Năm 1909, ông Riffa là giám thư đầu tiên được bổ nhiệm chính thức điều khiển thư viện. Năm 1927, thư viện thiếu nhi được thành lập. Năm 1936, hai xe thư viện lưu động được đưa ra phục vụ (còn gọi là thư viện xe buýt). Năm 1946, Thư viện Nam kỳ Soái phủ được dời sang số 34 đường Gia Long và được Pháp trao lại cho Chính phủ Lâm thời Việt Nam, đến năm 1949 được đổi tên là Thư viện Nam phần.
Bên cạnh đó, có một thư viện khác tên là Thư viện Cao ủy Pháp đặt tại số 32 đường Taberd (nay là đường Nguyễn Du), được thành lập để Pháp lưu trữ các sách tham khảo và tài liệu về Ðông dương và Việt Nam.
Ngày 25-7-1947, Phủ Cao ủy Pháp tái lập Nha Văn khố và Thư viện với nhiệm vụ lưu trữ văn khố và phụ trách thư viện. Sau Hiệp định Genève (20-7-1954), Chính phủ Pháp cho chuyển 1/5 vốn tài liệu của Tổng Thư viện (nay là Thư viện Quốc gia Việt Nam, số 31 Tràng Thi, Hà Nội) vào Nam. Chính quyền Sài gòn lúc đó có kế hoạch xây dựng một thư viện duy nhất quản lý, điều hành hoạt động văn khố và thư viện. Khi ấy tại Sàigòn có 3 thư viện công quyền gồm: Thư viện Nam phần đặt tại số 34 đường Gia Long (nay là Thư viện Khoa học Xã hội TP. Hồ Chí Minh). Tổng Thư viện có trụ sở tạm thời trong trường Pétrus Ký, đường Trần Bình Trọng, trực thuộc Viện Ðại học Sài Gòn. Thư viện cho Mượn và phòng Ðọc thiếu nhi, có trụ sở tại 194D Pasteur, trước đây là một bộ phận của Thư viện Nam phần. ------------------------------------------------------------------------
Bộ Quốc gia Giáo dục chính quyền Sài Gòn lúc đó ký Công lệnh số 544/GD-CL ngày 01-07-1957, thống nhất 4 thư viện thành Thư viện Quốc gia, trực thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục (trong đó có Thư viện Ðà Lạt). Tiếp theo đó, Bộ tổ chức cuộc thi vẽ đồ án trụ sở Thư viện Quốc gia đặt tại số 8 Nguyễn Trung Trực (thời Pháp thuộc là Khám lớn, nay là Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh). Ðể có kinh phí xây dựng, chính quyền Sài gòn mở 4 kỳ xổ số đặc biệt. Ngay trong năm 1955, công trình xây dựng Thư viện Quốc gia được khởi công với sự chủ tọa của Ngô Ðình Diệm, nhưng do tình hình chính trị xã hội có nhiều biến động, dự án bị bỏ dỡ mãi đến ngày 28-12-1968 mới được khởi công xây dựng với bản thiết kế kỹ thuật của kiến trúc sư Bùi Quang Hạnh và Nguyễn Hữu Thiện. Ngày 23-12-1971, Thư viện Quốc gia Sài Gòn được khánh thành.
|
Các loại hình thư viện khác cũng được hình thành khá sớm: các thư viện khoa học trong các viện nghiên cứu, các thư viện các cơ quan chính phủ, thư viện trong các trường đại học, các trường phổ thông, thư viện của các tổ chức, đoàn thể xã hội. Hội Thư viện Việt Nam (của miền Nam trước 1975) được thành lập năm 1958 theo Nghị định số 709 ngày 12-1-1958 và với sự bảo trợ của Hội Thư viện Hoa kỳ, đã gia nhập Hiệp hội Thư viện Quốc tế (IFLA). Sau khi loại bỏ được ảnh hưởng của thực dân Pháp, chính phủ Hoa Kỳ bắt đầu tiến trình Mỹ hóa nền văn hóa miền Nam , trong đó có Mỹ hóa sự nghiệp thư viện. Tổ chức "Phát triển Thư viện" với tên gọi USAIDLDA (Usaid Library Development Activity) được thành lập trong Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, với nhiệm vụ xây dựng tại miền Nam hệ thống thư viện kiểu Mỹ.
|
Ngay sau ngày 30-4-1975, Thư viện Quốc gia Sài Gòn được Ban Quân quản của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tiếp quản nguyên vẹn. Thư viện này liên tục hoạt động và luôn được coi là một trong những thư viện lớn của cả nước. Từ đó đến nay, Thư viện Quốc gia Sài Gòn được thay đổi các tên gọi sau:
* Thư viện Quốc gia II - TP. Hồ Chí Minh theo Quyết định số 1018/VH/QÐ ngày 01-11-1976 do Bộ trưởng Bộ Văn hóa Nguyễn Văn Hiếu ký. Thư viện trực thuộc Bộ Văn hóa. * Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh (TV KHTH TP.HCM) theo Quyết định số 57/QÐ-UB ngày 14-04-1978 do Phó Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh Văn Ðại ký về việc hợp nhất Thư viện Quốc gia II và Thư viện Khoa học Kỹ thuật. Thư viện trực thuộc Sở Văn hóa Thông tin TP. Hồ Chí Minh và chịu sự chỉ đạo phối hợp của Ban Khoa học và Kỹ thuật thành phố về phương hướng, nội dung hoạt động khoa học kỹ thuật. |
VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ
Thư viện Có Tổng diện tích khuôn viên: 7.007 m2. Tiếp giáp 4 đường: Nam kỳ Khởi Nghĩa, Lê Thánh Tôn, Nguyễn Trung Trực, Cổng chính đường Lý Tự Trọng, số 69. Tổng mặt bằng kiến trúc cơ sở gồm hai khối:
- Khối I: Dãy nhà dài 71m x 23m, gồm 1 tầng hầm, 1 trệt và 2 lầu.
- Khối II: Cao 43 m, gồm 14 tầng để làm kho chứa sách, báo tạp chí.
· VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG
1. Thư viện Khoa học Tổng hợp là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh có chức năng thu thập, bảo quản, tổ chức khai thác và sử dụng chung các tài liệu được xuất bản tại thành phố và nói về thành phố, các tài liệu trong nước và "ngoài nước phù hợp với đặc điểm, yêu cầu xây dựng và phát triển thành phố về chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Thư viện Khoa học Tổng hợp có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách Nhà nước và được mở tài khoản ở Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Tên giao dịch, đối ngoại của Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh là "General Sciences Library of HoChiMinh City
· CÁC HOẠT ÐỘNG CHÍNH
- Cho mượn về nhà
- Giải đáp thông tin trực tiếp hay bằng điện thoại
- Triển lãm sách, báo theo chuyên đề
- Sao chụp, in ấn tài liệu
- Biên soạn thư mục theo yêu cầu của các cơ quan, cá nhân trong cả nước
- Tổ chức, tham dự hội nghị, hội t
thảo chuyên đề.
- Quản lý và hướng dẫn nghiệp vụ cho thư viện quận huyện.
- Tăng cường phong trào đọc sách tại các cơ sở
- Soạn thảo các tài liệu hướng dẫn tra cứu
- Thông tin Văn hóa Khoa học kỹ thuật bằng dạng tập và pano
- Biên soạn tờ Thông tin Thư viện phía Nam, một số thư mục
- Hỗ trợ nghiệp vụ cho các thư viện tỉnh phía Nam
- Hướng dẫn thực tập cho sinh viên Khoa Thư viện
- Thông tin các trường Đại học
- Hướng dẫn các đoàn khách tham quan thư viện
- Giúp các cơ quan, xí nghiệp trong thành phố tổ chức thư viện.
- Tham gia giảng dạy tại các Khoa Thư viện Thông tin của các trường Cao đẳng và Ðại học.
THỦ TỤC CẤP THẺ
Bộ phận cấp thẻ làm việc tại quầy cổng ra vào (69 Lý Tự Trọng, Quận 1)
* Thời gian làm thẻ :
Sáng từ: 7h30 - 12h00
Chiều từ: 13h00 - 16h30
Chiều từ: 13h00 - 16h30
* Ðối tượng được cấp thẻ thư viện:
- Trẻ em từ 5 tuổi đến 15 tuổi.
- Người lớn : mọi công dân Việt Nam.
- Người nước ngoài đang sinh sống, làm việc và học tập tại Việt Nam
CÁC LOẠI THẺ VÀ CHI PHÍ:
Biểu phí thẻ:
- Thẻ đọc: 20.000 đồng + 10.000 đồng (phí phát hành thẻ) /thẻ.
- Thẻ mượn: 10.000 đồng + 10.000 đồng (phí phát hành thẻ) /thẻ.
- Thẻ liên kết (đọc & mượn): 30.000 đồng + 10.000 đồng (phí phát hành hẻ)/thẻ.
- Thẻ thanh thiếu niên: 20.000 đồng + 10.000 đồng (phí phát hành thẻ) /thẻ.
- Thẻ doanh nhân: 500.000 đồng /thẻ + 10.000 đồng (phí phát hành thẻ) /thẻ.
- Gia hạn thẻ: theo biểu phí các loại thẻ như trên (nhưng không tính phí phát hành thẻ nếu thẻ còn trong tình trạng tốt) /thẻ /năm.
Để sử dụng các dịch vụ của thư viện, bạn đọc nên làm thẻ thư viện. Mua phiếu đăng ký làm thẻ tại quầy (điền đầy đủ các thông tin được yêu cầu) và sẽ được chụp ảnh tại chỗ (miễn phí). Đối với những bạn đọc có sẵn file hình thẻ, các bạn có thể đem theo file hình thẻ được chép sẵn trong USB hoặc đĩa CD và gửi cho nhân viên cấp thẻ khi đến làm thủ tục.
Thẻ sẽ được trả sau 30 phút kể từ lúc bạn đọc nộp phiếu đăng ký làm thẻ (không tính trường hợp mất điện và máy hư).
Đối với bạn đọc là người cao tuổi (60 tuổi trở lên) sẽ được miễn giảm phí phát hành thẻ.
- GIỜ HOẠT ĐỘNG
: : THỜI GIAN ĐÓNG CỬA- Khối phục vụ bạn đọc đóng cửa ngưng phục vụ vào thứ hai hàng tuần và các ngày nghỉ lễ.- Khối Kỹ thuật - Nghiệp Vụ & Hành chính làm việc từ thứ hai đến thứ sáu, nghỉ thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ.
|
: : THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG
|
* KHỐI PHỤC VỤ: Phục vụ từ thứ ba đến chủ nhật hàng tuần
Giờ hoạt động chi tiết khối phục vụ: |
+ Các phòng Đọc:
Phục vụ liên tục từ thứ ba đến Chủ Nhật, nghỉ phục vụ ngày thứ hai và các ngày lễ
* Giờ mở cửa: từ 7:30 đến 17:00 (thứ ba đến thứ sáu).
từ 9:00 đến 17:00 (thứ bảy & chủ nhật).
+ Phòng mượn, Báo-Tạp chí:
Phục vụ liên tục từ thứ ba đến Chủ Nhật, nghỉ phục vụ ngày thứ hai và các ngày lễ
* Giờ mở cửa: từ 7:30 đến 19:00 (thứ ba đến thứ sáu).
từ 9:00 đến 17:00 (thứ bảy & chủ nhật)
|
+ Các kho tài liệu:
Phục vụ liên tục từ thứ ba đến Chủ Nhật, nghỉ phục vụ ngày thứ hai và các ngày lễ * Giờ mở cửa: từ 7:30 đến 17:00 (thứ ba đến thứ sáu).
từ 9:00 đến 17:00 (thứ bảy & chủ nhật).
|
+ Trung tâm máy tính:
Phục vụ liên tục từ thứ ba đến Chủ Nhật, nghỉ phục vụ ngày thứ hai và các ngày lễ
* Giờ mở cửa: từ 7:30 đến 17:00 (thứ ba đến thứ sáu).
từ 9:00 đến 17:00 (thứ bảy & chủ nhật).
|
+ Phòng Đọc tài liệu đặc biệt:
Phục vụ liên tục từ Thứ ba đến Thứ bảy, nghỉ phục vụ ngày Chủ nhật, Thứ hai và các ngày lễ
* Giờ mở cửa: từ 9:00 đến 17:00.
|
+ Bộ phận cấp thẻ: Phục vụ từ thứ ba đến Chủ Nhật, nghỉ phục vụ ngày thứ hai và các ngày lễ.
* Giờ mở cửa: - Thứ ba đến thứ sáu: Sáng: 7:30 đến 12:00.
Chiều: 13:00 đến 16:30.
- Thứ bảy & chủ nhật: từ 9:00 đến 17:00.
|
+ Phòng Đọc dành cho bạn đọc Khiếm thị: Phục vụ từ thứ hai đến Thứ năm, nghỉ phục vụ ngày Thứ sáu, Thứ bảy, Chủ nhật và các ngày lễ.
* Giờ mở cửa: 7:30 đến 16:30.
|
* KHỐI KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ VÀ HÀNH CHÁNH:
Làm việc từ thứ hai đến thứ sáu, nghỉ thứ bảy, Chủ nhật và các ngày lễ. |
Tất cả các phòng thuộc khối kỹ thuật, nghiệp vụ và hành chánh
|
Giờ làm việc: - Buổi sáng từ 7:30 đến 11:30 - Buổi chiều từ 13:00 đến 17:00 |
CÁC NGÀY KHÔNG PHỤC VỤ ĐỌC GIẢ TRONG NĂM: |
Tết Dương lịch
Tết Nguyên đán Giỗ tổ Hùng Vương (Mùng 10/3 Âm lịch) Ngày Giải phóng miền Nam 30/04 Ngày Quốc tế Lao động 1/5 Kiểm kê hàng năm Ngày Quốc khánh 2/9 |
Thư viện khoa học tổng hợp TP Hồ Chí Minh
|
Thứ hai, 19/01/2015 - 11:02 PM (GMT+7)
|
Nhiều bạn đọc nước ngoài tìm kiếm tài liệu quý tại Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố. |
Từng gắn bó với Thư viện khoa học tổng hợp (KHTH) TP Hồ Chí Minh thời sinh viên, sau gần 30 năm trở lại, tôi vẫn không khỏi choáng ngợp vì khối tài nguyên tri thức quý giá của nhân loại và những điều độc đáo khác đang ẩn mình nơi đây. |
Thư viện KHTH TP Hồ Chí Minh tọa lạc tại số 69 đường Lý Tự Trọng với bốn mặt tiền giữa trung tâm quận 1. Địa điểm này trước kia là xưởng đúc tiền, sau là Khám lớn Sài Gòn (xây dựng năm 1886). Đến năm 1953 khám này bị phá bỏ và xây Trường đại học Văn khoa (1948 - 1967) rồi Thư viện Quốc gia Sài Gòn. Thư viện Quốc gia Sài Gòn do kiến trúc sư Bùi Quang Hạnh và Nguyễn Hữu Thiện thiết kế, kiến trúc sư Lê Văn Lắm làm cố vấn, được khởi công xây dựng năm 1968 và hoàn thành vào năm 1971.Thư viện được xây dựng với kiến trúc hiện đại kết hợp tính dân tộc. Sau giải phóng, Thư viện Quốc gia Sài Gòn đổi tên thành Thư viện Quốc gia II; năm 1978 đổi thành Thư viện KHTH TP Hồ Chí Minh. Số hóa tài liệu cổ Giám đốc Thư viện KHTH TP Hồ Chí Minh Bùi Xuân Đức cho biết, sau khi tiếp quản vào năm 1975, ngoài phục vụ người đọc ở thành phố, thư viện còn đưa sách đến vùng biên giới Tây Nam, căn cứ Dương Minh Châu, thủy điện Trị An để phục vụ.Thư viện cũng là chỗ ký gửi tài liệu của UNESCO, Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Lương nông quốc tế (FAO), Trung tâm Nguyên tử quốc tế (IAEA) và có quan hệ nghiệp vụ với hơn 43 thư viện, trường đại học của 16 quốc gia cho nên một lượng sách quý đã được bổ sung. Theo Giám đốc Bùi Xuân Đức, không tính báo, tạp chí, tài liệu cổ in trên da, ấn bản phim, sách nói dành cho người kiếm thị…, chỉ riêng sách thì thư viện đã có hơn nửa triệu ấn phẩm, trong đó có nhiều tài liệu quý như bộ sưu tập khá đầy đủ xuất bản phẩm in ở Ðông Dương cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20; các tài liệu xuất bản trong vùng tạm chiếm, những năm kháng chiến chống Pháp và Mỹ, có những cuốn in bằng chữ Nho và Pháp ngữ đã ngót ngét 300 năm cực kỳ giá trị vì nó là độc bản. Thăm lại “chốn xưa” một thời, không gian Thư viện vẫn còn nguyên nét cũ. Thời chúng tôi đến Thư viện chỉ biết tranh nhau đọc và chép.Ngày nay, bên cạnh mỗi bạn đọc, ngoài sách báo còn có cả máy tính xách tay, điện thoại thông minh để có thể chụp lại một hình ảnh hoặc một đoạn văn mà họ thích.Phòng đọc bây giờ sang hơn xưa, có phòng riêng dành cho doanh nhân, phòng nghiên cứu sinh, phòng nghe, xem tài liệu bằng thiết bị điện tử. Theo Phó Giám đốc Thư viện KHTH TP Hồ Chí Minh Vĩnh Quốc Bảo, thư viện ngày nay không chỉ là nơi chứa sách báo mà còn là một tổ chức xuất bản các ấn phẩm đặc biệt phục vụ người khiếm thính, khiếm thị, tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề, giới thiệu tác phẩm mới, đặc biệt là phục chế, số hóa các tài liệu cổ quý hiếm bằng kỹ thuật hiện đại. Cũng theo ông Vĩnh Quốc Bảo, từ năm 1990 đến nay, Thư viện đã tiến hành tự động hóa một số chức năng, thành lập phòng đa phương tiện (Multimedia) nhằm phục vụ nhu cầu thông tin điện tử, phim ảnh, phòng đọc khiếm thị, studio sản xuất sách nói, xe “TV Internet lưu động” đầu tiên của Việt Nam, phòng đọc sách Hán Nôm và mới nhất là góc đọc sách điện tử trên máy tính bảng. Trân trọng tri thức Hiện tại, Thư viện KHTH TP Hồ Chí Minh có 32.244 bạn đọc được cấp thẻ. Trong năm 2014, các thủ thư ở đây đã phục vụ hơn 1,5 triệu lượt bạn đọc với 4,3 triệu lượt tài liệu giấy và 31.750 lượt tài liệu điện tử. Trong số độc giả của Thư viện, không ít người đã gắn bó với chốn này gần nửa thế kỷ.Ông Lâm Tấn Minh, ngụ đường Võ Thị Sáu (quận 3) nhớ lại: “Năm 1971, khi Thư viện xây xong tôi đã thường xuyên có mặt, bây giờ tôi vẫn tuần hai buổi đều đặn đến đây, thói quen đọc sách báo ở Thư viện đã ngấm vào máu từ lâu lắm rồi”. Sinh viên Triệu Thị Linh (Trường đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh) cho biết, Thư viện là nơi học bài lý tưởng, sinh viên đến đây còn được các cô thủ thư giúp tìm kiếm tài liệu để học rất dễ dàng. Trao đổi ý kiến với chúng tôi, kỹ thuật viên Phòng bảo quản tài liệu của thư viện Ngô Quang Lãm cho hay, công việc sao chụp, in, số hóa các tài liệu cũ đã được khoảng bảy năm. Tài liệu chủ yếu là chữ Hán Nôm và hiện đã có hơn 100.000 bản đã được phục chế thành công. Phần lớn là những sắc phong, hương ước, bản đồ, gia phả rất cũ xưa của các thư viện, bảo tàng, tổ chức xã hội, của người dân trên khắp mọi miền đất nước, Việt kiều hợp tác với Thư viện thực hiện. Sản phẩm của công việc phục chế một phần lưu trên mạng dưới dạng hình ảnh, một phần in thành sách trên giấy dó.“Để phục chế những trang sách cổ đạt chất lượng, Nhà nước vừa mới đầu tư hàng chục tỷ đồng mua máy móc.Công việc cực nhọc như vậy nhưng chủ yếu là để phục vụ xã hội” - ông Ngô Quang Lãm cho biết thêm. Chị Nguyễn Thị Ánh Hoa, một kỹ thuật viên khác, chia sẻ: Công việc sao chép, phục chế tài liệu cũ đòi hỏi sự tỉ mỉ, đặc biệt là các loại ấn phẩm đã cũ nát, mờ rách. Cái khó nhất là làm sao ấn phẩm sau khi hoàn tất phải giống như thật. Để làm được như vậy, đòi hỏi phải có kỹ năng chuyên nghiệp… Phòng đọc Hán Nôm mới ra đời nhưng có khá nhiều độc giả là nghiên cứu sinh người nước ngoài. Thủ thư Nguyễn Thị Lê Ninh kể, phòng đọc này hiện có 2.000 ấn phẩm và đều là tài liệu quý. Bạn đọc là người nước ngoài đến đây đa số là nghiên cứu sinh thạc sĩ và tiến sĩ, có người đi hơn nửa vòng Trái đất để tra cứu tài liệu vì ở nhiều nước không có. Phòng sản xuất tài liệu cho người khiếm thị nằm dưới tầng hầm của Thư viện, do hai chuyên gia đều là người khiếm thị điều hành. Anh Trương Phước Khải, sinh năm 1981, quê Hậu Giang, là người khiếm thị nhưng đã có bằng cử nhân Quản lý giáo dục của Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh và hiện là người quán xuyến in ấn tất cả các loại tài liệu học tập mà thế giới có như sách nói, sách hình nổi xem qua thiết bị điện tử. Thường ngày, Khải lặng lẽ ngồi bên chiếc máy tính dưới tầng hầm của Thư viện để làm ra những ấn phẩm độc đáo mà hàng chục nghìn người khiếm thị trong nước và nhiều nước đang sử dụng.Mang lại niềm vui sống cho những người cùng cảnh ngộ và Khải cũng đã được “trả công” bằng một tình yêu sáng trong như pha lê từ một thủ thư lành lặn và dễ thương cùng làm việc chung cơ quan. Trong không gian tĩnh lặng dưới hầm nhà Thư viện, không giấu niềm hạnh phúc, Khải thì thầm với tôi: Đời anh đang rất vui bởi hai điều, đó là được làm ra những cuốn sách cho người khiếm thị đọc và được vợ… yêu! |
THẾ VĨNH |
---------------
Phát Triển Thư Viện Tại Miền Nam Trước 1975 - LEAF-VN
www.leaf-vn.org/Phat-Trien-TV-1975.pdf
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.