Thứ Năm, 19 tháng 2, 2015

Rừng Người Thượng – Henri Maitre

Rừng Người Thượng – Henri Maitre


rung nguoi thuong
Rừng người Thượng xuất bản lần đầu tiên bằng tiếng Việt, được viết dựa trên những ghi chép của Maitre ở cao nguyên và nghiên cứu thư viện sau khi ông trở về, trình bày một cách khách quan những gì ông nhìn thấy: về rừng núi, và trên hết là con người sống trong đó. Dù sao trong khi thực hành công việc học thuật ông cũng không thể tránh khỏi những chủ quan nhất định của thời đại của mình, bởi những khoảng trống trong hiểu biết của ông, chế độ chính trị đương thời, và sự khan hiếm những nghiên cứu đi trước: công trình của mỗi học giả, trong một mức độ nào đó, chính là nỗ lực vượt ra khỏi những chủ quan của chính mình. Thế nhưng, xem xét kỹ phương pháp luận của ông (trong đó có nhiều phương pháp mang tính cách tân ở Đông Nam Á đương thời) cho phép chúng ta kết luận rằng đó là một cuộc kiếm tìm chân lý khoa học nghiêm túc và chân thành, với kỹ năng cao. Kết quả – giờ đây cuốn sách này đã gần trăm tuổi – chính là và vẫn là một nghiên cứu tổng quát không chỉ đầu tiên mà còn chất lượng nhất về Tây Nguyên trong số những gì đã xuất bản. Chất lượng công trình của ông đạt đến đỉnh cao để chúng ta có thể nói rằng ông là người đi đầu trong cuộc hành trình cũng như trong khoa học và những người khác cũng chỉ là người đến sau. Đôi chỗ trong hai phần đầu, trong lúc liên hệ đến những khó nhọc của hành trình, ông đã phô trương “niềm kiêu hãnh” là người châu Âu đầu tiên đặt chân lên miền đất này. Thông qua những nỗ lực trí tuệ thể hiện trong tác phẩm được dịch ra ở đây, có phần khiêm tốn hơn, ông gắng đảm bảo sao cho những nhà nghiên cứu cao nguyên trong tương lai sẽ phải đi theo những dấu chân khoa học của mình.
Trước hết và trên hết, Rừng người Thượng dựa trên sự kết hợp giữa hai phương pháp khoa học: nghiên cứu thực địa và khảo cứu tư liệu. Điều này thể hiện rõ ngay từ cấu trúc của tác phẩm, chia làm ba phần: hai phần đầu mang tính chủ quan và dựa trên quan sát, phần thứ ba mang tính khoa học và phân tích. Nhưng ngay ở trong phần III, những tư liệu thu thập được trong cuộc khảo sát của ông cũng được so sánh đối chiếu với những công trình đã xuất bản của những nhà du hành, những chuyên luận lịch sử và những sách sử bản địa đã được dịch sang tiếng Pháp.
Thứ hai là, cuốn sách không chỉ cho chúng ta một cái nhìn lướt qua cao nguyên trong một thời điểm lịch sử cụ thể, như những công trình của những nhà du hành khác. Chương một của phần III là một nghiên cứu địa lý hoàn chỉnh về vùng Tây Nguyên và nam Trường Sơn. Chương hai là một nỗ lực nhằm phân loại người Thượng thành những nhóm ngôn ngữ-dân tộc một cách khoa học. Và chương ba là một công trình độc đáo về hợp thể lịch sử, dẫn tới công trình lịch sử-dân tộc đầu tiên được viết về vùng cao nguyên Việt Nam, Cambodge và Lào. Công trình Những người con của núi (Sons of the Mountains) của Gerald Cannon Hickey, được giới phê bình ở Hoa Kỳ hoan nghênh ngay sau khi xuất bản vào năm 1982, dựa vững chắc trên mô hình, cả về phương pháp lẫn nguồn, của phần III về lịch sử trong phần III: so sánh hai cuốn sách với nhau cho thấy rõ Hickey vay mượn nhiều cấu trúc từ công trình của Maitre.
Như vậy là, dựa trên nguồn tài liệu ít hơn nhiều so với những gì chúng ta có ngày nay, Maitre gắng đạt được một nghiên cứu tổng hợp không chỉ về một dân tộc ở một vùng hoặc một nơi chốn cụ thể, mà về tất cả các dân tộc ở miền cao nguyên và trong mọi thời kỳ lịch sử, đặt trong bối cảnh tự nhiên của họ: núi rừng. Đơn cử một trong những thành tựu chính mà ông đạt được, đó là thiết lập nên hệ phân loại ngôn ngữ-dân tộc cơ bản cho cư dân trong vùng. Sự phân loại này đã được phát triển và cải thiện thông qua nghiên cứu trong thế kỷ 20, và công trình của Maitre chỉ là một điểm khởi đầu. Thế nhưng hậu thế chưa hề phủ nhận phương pháp cũng như tiếp cận của ông đối với chủ đề này.
Với những ý nghĩa trên, đóng góp của phần III cho hiểu biết khoa học của chúng ta về cao nguyên thực là đáng kể. Tất nhiên không tránh khỏi những khiếm khuyết và thiếu sót. Chẳng hạn, Maitre không phân tích một chút nào về niềm tin tôn giáo của người Thượng. Có những lúc vị thế của ông với tư cách một viên chức chính phủ đã lấn vào nghiên cứu, làm lệch lạc đi những quan điểm trong đó. Đánh giá của ông về một số nhân vật quan trọng trong xã hội người Thượng khác với ngày nay. Nhưng bất luận những khiếm khuyết này, công trình khoa học của Maitre vẫn được dẫn dắt chủ yếu bởi phương pháp khoa học.
Tên sách: Rừng người Thượng
Tác giả: Henri Maitre
Dịch giả: Lưu Đình Tuân
Bìa cứng: 369 trang
Khổ sách: 16 x 24 cm
Giá bìa: 95.000 VNĐ
Nhà xuất bản Tri thức, tháng 01/2009
http://bookaholic.vn/rung-nguoi-thuong-henri-maitre/ 

Rừng người thượng - Les Jungles Moi


+++++

"Có thể nói rằng, đây là một trong số ít ỏi những cuốn sách cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về khu vực núi rừng miền Trung và cao nguyên phía Tây trên nhiều phương diện như địa lý tự nhiên, sinh thái, nhân văn… Đây là những ghi chép rất có giá trị của Henri Maitre trong cuộc “du hành” của mình ở khu vực miền núi nam Đông Dương và công bố vào năm 1912 tại Paris dưới tên gọi Les Jungle Moi. Sau khi cuốn sách này được chuyển ngữ sang tiếng Việt, nhiều cuộc toạ đàm giới thiệu sách đã được tổ chức tại Hà Nội bởi E.F.E.O và nhóm cộng tác của họ. Có lẽ không cần phải giới thiệu thêm gì nữa về công trình rất nổi tiếng này của Maitre, bởi nó có thể xem là công cụ cho những ai nghiên cứu về Tây Nguyên (một cách gọi khác của cao nguyên phía Tây)" - By BOI LAC GIA.
+++++
"Rừng người Thượng xuất bản lần đầu tiên bằng tiếng Việt, được viết dựa trên những ghi chép của Maitre ở cao nguyên và nghiên cứu thư viện sau khi ông trở về, trình bày một cách khách quan những gì ông nhìn thấy: về rừng núi, và trên hết là con người sống trong đó. Dù sao trong khi thực hành công việc học thuật ông cũng không thể tránh khỏi những chủ quan nhất định của thời đại của mình, bởi những khoảng trống trong hiểu biết của ông, chế độ chính trị đương thời, và sự khan hiếm những nghiên cứu đi trước: công trình của mỗi học giả, trong một mức độ nào đó, chính là nỗ lực vượt ra khỏi những chủ quan của chính mình. Thế nhưng, xem xét kỹ phương pháp luận của ông (trong đó có nhiều phương pháp mang tính cách tân ở Đông Nam Á đương thời) cho phép chúng ta kết luận rằng đó là một cuộc kiếm tìm chân lý khoa học nghiêm túc và chân thành, với kỹ năng cao. Kết quả – giờ đây cuốn sách này đã gần trăm tuổi – chính là và vẫn là một nghiên cứu tổng quát không chỉ đầu tiên mà còn chất lượng nhất về Tây Nguyên trong số những gì đã xuất bản. Chất lượng công trình của ông đạt đến đỉnh cao để chúng ta có thể nói rằng ông là người đi đầu trong cuộc hành trình cũng như trong khoa học và những người khác cũng chỉ là người đến sau. Đôi chỗ trong hai phần đầu, trong lúc liên hệ đến những khó nhọc của hành trình, ông đã phô trương "niềm kiêu hãnh" là người châu Âu đầu tiên đặt chân lên miền đất này. Thông qua những nỗ lực trí tuệ thể hiện trong tác phẩm được dịch ra ở đây, có phần khiêm tốn hơn, ông gắng đảm bảo sao cho những nhà nghiên cứu cao nguyên trong tương lai sẽ phải đi theo những dấu chân khoa học của mình.
Trước hết và trên hết, Rừng người Thượng dựa trên sự kết hợp giữa hai phương pháp khoa học: nghiên cứu thực địa và khảo cứu tư liệu. Điều này thể hiện rõ ngay từ cấu trúc của tác phẩm, chia làm ba phần: hai phần đầu mang tính chủ quan và dựa trên quan sát, phần thứ ba mang tính khoa học và phân tích. Nhưng ngay ở trong phần III, những tư liệu thu thập được trong cuộc khảo sát của ông cũng được so sánh đối chiếu với những công trình đã xuất bản của những nhà du hành, những chuyên luận lịch sử và những sách sử bản địa đã được dịch sang tiếng Pháp.
Thứ hai là, cuốn sách không chỉ cho chúng ta một cái nhìn lướt qua cao nguyên trong một thời điểm lịch sử cụ thể, như những công trình của những nhà du hành khác. Chương một của phần III là một nghiên cứu địa lý hoàn chỉnh về vùng Tây Nguyên và nam Trường Sơn. Chương hai là một nỗ lực nhằm phân loại người Thượng thành những nhóm ngôn ngữ-dân tộc một cách khoa học. Và chương ba là một công trình độc đáo về hợp thể lịch sử, dẫn tới công trình lịch sử-dân tộc đầu tiên được viết về vùng cao nguyên Việt Nam, Cambodge và Lào. Công trình Những người con của núi (Sons of the Mountains) của Gerald Cannon Hickey, được giới phê bình ở Hoa Kỳ hoan nghênh ngay sau khi xuất bản vào năm 1982, dựa vững chắc trên mô hình, cả về phương pháp lẫn nguồn, của phần III về lịch sử trong phần III: so sánh hai cuốn sách với nhau cho thấy rõ Hickey vay mượn nhiều cấu trúc từ công trình của Maitre.
Như vậy là, dựa trên nguồn tài liệu ít hơn nhiều so với những gì chúng ta có ngày nay, Maitre gắng đạt được một nghiên cứu tổng hợp không chỉ về một dân tộc ở một vùng hoặc một nơi chốn cụ thể, mà về tất cả các dân tộc ở miền cao nguyên và trong mọi thời kỳ lịch sử, đặt trong bối cảnh tự nhiên của họ: núi rừng. Đơn cử một trong những thành tựu chính mà ông đạt được, đó là thiết lập nên hệ phân loại ngôn ngữ-dân tộc cơ bản cho cư dân trong vùng. Sự phân loại này đã được phát triển và cải thiện thông qua nghiên cứu trong thế kỷ 20, và công trình của Maitre chỉ là một điểm khởi đầu. Thế nhưng hậu thế chưa hề phủ nhận phương pháp cũng như tiếp cận của ông đối với chủ đề này.
Với những ý nghĩa trên, đóng góp của phần III cho hiểu biết khoa học của chúng ta về cao nguyên thực là đáng kể. Tất nhiên không tránh khỏi những khiếm khuyết và thiếu sót. Chẳng hạn, Maitre không phân tích một chút nào về niềm tin tôn giáo của người Thượng. Có những lúc vị thế của ông với tư cách một viên chức chính phủ đã lấn vào nghiên cứu, làm lệch lạc đi những quan điểm trong đó. Đánh giá của ông về một số nhân vật quan trọng trong xã hội người Thượng khác với ngày nay. Nhưng bất luận những khiếm khuyết này, công trình khoa học của Maitre vẫn được dẫn dắt chủ yếu bởi phương pháp khoa học." - NXB Tri thức.
 +++++


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.